Luận văn Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội

- Từng bước hình thành môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là đối với công nghiêp chế biến nông sản, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ khoa học kỹ thuật khác bảo đảm các yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. - Nhà nước cần xác định và thực hiện chiến lược đào tạo một đội ngũ chủ trang trại trẻ có văn hoá cho nền nông nghiệp trong tương lai cần song song với hoạt động khuyến nông. Cơ cấu kiến thức đào tạo có thể là 60% kỹ thuật thực hành về nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản thích hợp với từng vùng nông nghiệp sinh thái cụ thể và 40% kỹ sư kinh tế - xã hội và quản lý kinh doanh nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Các trường giáo dục cộng đồng phải mở rộng ra ở từng vùng nông nghiệp sinh thái hình thành trên cơ sở các trường trung học trong vùng thuộc các tỉnh để họ có thể trở thành những cán bộ khuyến nông cơ sở, phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn có uy tín trong mạng lưới khuyến nông tự nguyện. Trong vai trò vừa là chủ trang trại giỏi vừa là các cán bộ khuyến nông có uy tín, họ mới thực sự là người sáng lập và quản lý có hiệu quả các trang trại theo hướng đúng nghĩa của nó. - Về đất đai, muốn kinh tế trang trại phát triển trang trại sản xuất hàng hoá, trước hết phải thực hiện tốt chính sách đất đai, trong đó nhanh chóng giao đất ổn định lâu dài cho người nông dân, khuyến khích người nông dân tập trung tích tụ ruộng đất để thúc đẩy từ sản xuất tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá thực hiện phương châm “Ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó ” để nâng cao hiệu quả lao động. Đối với vùng đất đai hoang hoá, đồi núi trọc, bãi bồi ven sông cần nhiều vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng mới trở thành đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, Nhà nước có thể cho thuê đất với giá bằng 0 trong 30 năm hoặc 50 năm, không giới hạn diện tích sau khi đã thẩm định dự án đầu tư tạo lập trang trại dưới bất kỳ các loại hình doanh nghiệp nào.

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tăng, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động. 3.1.2. Những quan điểm về phát triển kinh tế trang trại . Sự phát triển của kinh tế trang trại trong những năm vừa qua đã góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, đã thực sự đem lại sự giầu có và cải thiện, nâng cao đời sống cho nhiều gia đình, góp phần thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo. Đó là nhờ đường lối do Đảng khởi xướng, lãnh đạo thực hiện. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế trang trại trong cơ chế thị trường cũng đang phát sinh, bộc lộ ở sự phát triển trang trại còn mang nhiều dấu ấn của sự tự phát, tự thân vận động. Quan điểm nhận thức, sự chỉ đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phuơng còn tỏ ra lúng túng, chưa thật sự nhất quán. Vì thế việc tiếp tục nghiên cứu và thống nhất về những quan điểm cơ bản đối với sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa rất quan trọng cả vể lý luận và nhận thức tư tưởng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu ban hành những chủ trương, xác định hướng đi đúng đắn và đề xuất giải pháp khuyến khích kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ. Phát triển kinh tế trang trại trong điều kiện cơ chế thị trường cần quán triệt một số quan điểm chủ yếu sau: - Phát triển kinh tế trang trại là phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Phát triển kinh tế trang trại là tiếp tục hoàn thiện và đổi mới quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. - Phát triển kinh tế trang trại là đẩy lùi, xoá bỏ dần tình trạng lạc hậu hướng tới nền nông nghiệp hiện đại. - Phát triển kinh tế trang trại là từng bước đưa nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa tham gia hội nhập vào thị trường trong nước, và thị trường quốc tế. - Phát triển kinh tế trang trại là khuyến khích nông dân làm giầu, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, giữ gìn an ninh quốc phòng. - Phát triển kinh tế trang trại là phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ cạnh quan môi trường sinh thái. 3.1.3. phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào. 3.1.3.1. Phương hướng chung về phát triển nông nghiệp CHDCND Lào. Để thực hiện đường lối đổi mới, phát triển đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế - xã hội vững chắc hơn, đất nước yên ổn về chính trị và trật tự về xã hội, an ninh quốc phòng; bảo đảm cho kinh tế phát triển hơn những năm qua như GDP tăng lên, tỷ lệ lạm phát giảm xuống, thu ngân sách và đầu tư tăng lên; khuyến khích sản xuất có lợi thế để xuất khẩu, phấn đấu giảm sút tỷ lệ gia đình nghèo đói còn ít hơn năm trước và cải thiện nâng cao đời sống dân cư tiến bộ, phát triển văn hoá - xã hội văn minh, giữ nét phong tục truyền thống tốt đẹp, tăng cường quan hệ bạn bè và hợp tác với các nước trên thế giới Đảng và Nhà nước có đề nghị và chính sách theo phương hướng như sau: - Xoá bỏ tinh trạng tự cung, tự cấp, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nhanh chóng xoá bỏ quảng canh, đầu tư thâm canh cây lương thực, tăng tỷ cây công nghiệp, cây ăn quả, đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính, phát triển ngành thuỷ sản; vừa khai thác; vừa nuôi trồng và bảo vệ rừng, đưa nông nghiệp thành một ngành kinh tế mũi nhọn. - Xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản để xuất khẩu. - Phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh trong nông nghiệp, trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển kinh tế hộ và khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại cho từng vùng và từng giai đoạn phát triển. 3.1.3.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào. * Phương hướng sản xuất Mô hình phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào, đa dạng, phong phú được biểu hiện ở phương hướng sản xuất của các trang trại. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai, thời tiết khí hậu, tập quán canh tác, yêu cầu thị trường... các chủ trang trại xác định và triển khai thực hiện phương hướng sản xuất kinh doanh có lợi nhất. Hai dạng mô hình phát triển kinh tế đã được hình thành trong thực tế ở các địa phương: tập trung chuyên canh và phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp với các lĩnh vực sản xuất chính là: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản. - Mô hình trang trại trồng trọt: trên cơ sở những diện tích hiện có, tiến hành thực hiện thâm canh, áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật - công nghệ, cải tiến khâu làm đất, cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng, đưa giống mới thay thế giống cũ, đưa năng suất lúa ở các vùng dựa vào nước mưa lên 3,6 tấn/ ha và vùng chủ động tưới tiêu là 4,47 tấn/ha. Đồng thời, với việc thâm canh năng suất phải khai hoang mở rộng thêm 100.000 ha, phấn đấu năm tới đạt 2 triệu tấn thóc, 66.000 tấn ngô, chủ yếu ở vùng Long Ngừm và năm 2010 đạt 3,5 - 4 triệu tấn thóc, bảo đảm tiêu dùng trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu. - Mô hình trang trại cây công nghiệp: trước mắt cần tập trung phát triển một số cây công nghiệp chiến lược ở các vùng trọng điểm như: cà phê ở cao nguyên Bo Li Vên, đồng bằng Chăm Pa Sắc, cánh kiến trắng ở tỉnh Luống Phra Bang, U Đôm Xay, Phổng Xả Ly; một số cây có đường, cây có dầu và một số loại cây làm nguyên liệu cho công nghiệp như: thuốc lá, bông... Phấn đấu đạt sản lượng 200.000 tấn mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường; 72.000 tấn thuốc lá, 12.000 tấn bông và 15.000 tấn cà phê vào năm tới. - Mô hình trang trại chăn nuôi: Lào có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển đại gia súc theo quy mô lớn, nhất là ở vùng cao nguyên Xiêng Khoảng, Na Kai, Huyện Pạc Xòng (thuộc cao nguyênn Bo Li Vên), những năm tới cần tăng cường quy hoạch, đầu tư, hướng dẫn nông dân phát triển chăn nuôi một cách đa dạng, tập trung vào những loại chăn nuôi có điều kiện phát triển trên ở từng vùng bảo đảm đưa đàn bò từ 1.145.900 con năm 1995 lên 1.550.000 con, đàn lợn từ 1.723.600 con lên 2.000.000 con vào năm tới. Rieng đối với đàn gia cầm phát triển mạnh ở đô thị và các vùng ven đô. - Mô hình trang trại lâm nghiệp: Lào là một nước có diện bình quân đầu người cao nhất thế giới, rừng đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống và phát triển kinh tế, trong những năm tới phấn đấu trồng rừng là 134.000 nghìn ha, tập trung vào 7 địa điểm chiến lược mà đã đực xác định. Trang trại kinh doanh trồng rừng có chính sách khuyến khích thích hợp. - Mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Lào không có thế mạnh về đánh cá bắt hải sản như Việt Nam, Thái Lan...hoặc một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, Lào có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Diện tích mặt nước như: sông ngòi, đầm, ao, hồ...là tiềm năng to lớn cho phép đẩy mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm tới cần mở rộng ngành nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình trang trại, theo chương trình và nuôi cá tại gia đình. * Phương hướng phát triển Trong những năm tới, để góp phần phát triển nông nghiệp ở CHDCND Lào theo hướng sản xuất hàng hoá bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nền nông nghiệp. Kinh tế trang trại cần phải phát triển theo hướng như sau: + Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại phải đạt đến trình độ cao, gắn kết chặt chẽ ổn định sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông sản trên thị trường. Nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước, sự phát triển của công nghiệp, là nhân tố kích thích mạnh mẽ làm cho sản xuất trang trại ngày càng gia tăng. Vậy sản xuất kinh doanh trang trại đòi hỏi phải có trình độ cao để có sản phẩm chất lượng tốt, cạnh tranh được với sản phẩm khác trên thị trường. Xu thế gắn chặt sản xuất với tiêu thụ là xu thế phổ biến ở các nước trên thế giới. Xu thế này được thể hiện một số trang trại thuộc một vài lĩnh vực kinh doanh của các Huyện, nhưng còn chưa rõ nét. Đây là một xu thế tất yếu trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp ở CHDCND Lào trước hết là các trang trại không thể đi theo xu hướng này, bởi vì đi lên sản xuất hàng hoá thì sản xuất với tiêu thụ sản phẩm phải gắn kết với nhau trong một chương trình khép kín chứ không thể tách rời, hai khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay còn được thực hiện một cách bấp bênh. Để đạt được điều đó, nên sản xuất phải đầu tư và trang bị một hê thống cơ sở vật vật chất kỹ thuật mới, đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn định, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này không thể đạt được với kiểu sản xuất tiểu nông phân tán mà chỉ có thể đạt được đối với phương thức sản xuất của trang trại thực thụ với quy mô nhất định và mức vốn đầu tư thoả đáng. Đồng thời phải giải quyết tốt vấn đề thị trường đảm bảo cho sản phẩm đầu ra có một thị trường ổn định và lâu dài. + Các trang trại ở CHDCND Lào phải phát triển theo hướng quy mô nhỏ nhưng năng lực sản xuất lớn. Phương thức hình thành và phát triển trang trại ở CHDCND Lào sẽ không dựa trên việc mở rộng diện tích đất đai nông nghiệp của từng trang trại mà phát triển theo hướng quy mô ruộng đất nhỏ nhưng năng lực sản xuất lớn với quy mô tập trung(vốn, lao động,..) lựa chọn kinh doanh những ngành nghề có thu nhập lớn. Do đó trong hiện tại và tương lai cần phát triển các trang trại ở dạng trồng rau xanh, cây ăn quả, cây cảnh, hoa và đồng thời hình thành các trang trại chăn nuôi lợn theo phương thức thâm canh quy mô tương đối lớn như: chăn nuôi bò sữa, lợn, gà công nghiệp...theo phương thức thâm canh phát triển mạnh các trang trại thuỷ sản. Cần đưa các trang trại đi vào khai thác những thế mạnh mang tíng đặc thù của nước CHDCND Lào. Có thể là hoa, cây cảnh, sản phẩm chăn nuôi đặc sản lợi thế về chất lượng sản phẩm được kiểm soát chủ yếu biểu hiện ở việc đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm trong tất cả của các khâu trong quá trình sản xuất (thịt sạch, rau sạch...). + Phát triển kinh tế trang trại ở nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cần gắn với phát triển các hình thức liên kết kinh tế giữa các trang trại, liên kết với các tổ chức cung ứng dịch vụ đầu vào, chế biến tiêu thụ sản phẩm... tạo cơ sở cho các trang trại nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sự liên kết giữa các trang trại bao gồm cả liên kết hợp tác trong sản xuất cũng như ctrong quá trình tiêu thụ. Để phát triển sự liên kết hợp tác này, ngoài hướng dẫn có sự trợ cấp cần thiết từ phía cơ quan quản lý chức năng để thúc đẩy các hình thức liên kết hợp tác giữa các trang trại ra đời và phát triển. Trên cơ sở từng bước thực hiện việc phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, việc chuyển nhượng tập trung đất đai sẽ được tăng cừơng. Lúc đó các trang trại có khả năng mở rộng thêm diện tích. Điều đó cần lưu ý là quá trình tập trung tích tụ đất đai phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động. Muốn lao động tích tụ tập chung ruộng đất vượt quá tốc độ chuyển dịch kinh tế và tạo thêm việc làm sẽ có nguy cơ bần cùng hoá đại bộ phận nhân dân, phân hoá giầu giầu nghèo trong vùng. + Phát triển kinh tế trang trại theo hướng huyên môn hoá, dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng sẵn có của nước CHDCND Lào. Thực hiện đầu tư thâm canh, đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ góp tăng năng suát lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. + Phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào là phải gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng các vùng, các lĩnh vực, các lãnh thổ... Muốn vậy, song song với việc phát triển kinh tế của từng vùng, Huyện....cần phải chú trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản ... quy mô vừa và nhỏ từ đó góp phần tạo việc làm và thu nhập không chỉ cho lao động gia đình mà còn cho lao động cộng đồng. 3.2. các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào. Hình thức, bước đi, tốc độ phát triển của kinh tế trang trại phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại rất đa dạng, tinh tế và phức tạp. Khuyến khích kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, phát huy những mặt mạnh, những yếu tố tích cực và hạn chế, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực của kinh tế trang trại, những chính sách và giải pháp phải đi sâu nghiên cứu, phân tích bản chất của mối quan hệ nhằm giải quyết được những mau thuẫn, những trở ngại lớn nhất, những vấn đề bức bách nhất đang đặt ra đối với kinh tế trang trại cả về lý luận và thực tiễn. * Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của ngoại thành Hà Nội: - Phát triển kinh tế trang trại phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số vùng kinh tế và một số ngành sản xuất có nhu cầu và khả năng phát triển nhiều kinh tế hàng hoá trước, và dần từng bước mở rộng ra các ngành và các vùng khác. - ở vùng đồng bằng (ĐB) trung tâm phải phát triển các trang trại trồng lúa gạo. Trang trại trồng hoa nên phát triển ở cần đô thị, thành phố lớn,... để đảm bảo cho việc tiêu thụ một cách thuận lợi. Trang trại trồng rau phải phát triển ở các vùng đồng bằng, ven sông nơi mà thuận lợi cho việc tưới tiêu, để bảo đảo cho việc tiêu thụ các sản phẩm làm ra đó thì nên tập trung ở vùng xung quanh đô thị,... - Cùng với việc phát triển kinh tế trang trại đã nói trên với một cách thuận lợi thì kết cấu hạ tầng để phục vụ cho sản xuất (như tưới tiêu, ...), vận chuyển các sản phẩm tươi sống cho nơi tiêu thụ,... phải phát triển, nâng cao và cải thiện những gì đã có rồi như: Hệ thống giao thông, mạng lưới điện, công trình thuỷ lợi phục vụ vào sản xuất nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng phải tăng lên nhất là công trình thuỷ nông. - Trước hết phải phát triển kinh tế hộ một cách toàn diện khuyến khích các hộ sản xuất để thoát khỏi từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, có ý phấn đấu vươn lên làm giầu, vận động theo hướng cơ chế thị trường. Vì theo sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam phần lớn đều xuất phát từ kinh tế hộ nông dân sản xuất được tập trung ruộng đất. Các chủ trang trại đa số xuất thân từ các hộ nghèo, có tích luỹ vốn, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ hoặc thông qua học hỏi những người làm trước thì phải theo, từ đó dần dần trở thành các trang trại gia đình. - Các trang trại không hoạt động đơn độc khép kín như các hộ tiểu nông, mà nhu cầu quan hệ với mạng lưới dịch vụ đầu vào, đầu ra trong quá trình sản xuất không thể thiếu được, nó là một khâu quan trọng để nâng đỡ cho các trang trại tồn tại và phát triển không ngừng. - Trong quá trình phát triển công nghiêp hoá từ thấp đến cao, đòi hỏi kinh tế trang trại phải nâng cao ưu thế cạnh tranh của nông sản làm ra trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo kinh nghiệm Việt Nam thì phải có chính sách khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các trang trại và nâng cao trình độ khoa học công nghệ của các trang trại, mà khâu quyết định là để đạt được yêu cầu này là phải khuyến khích tích tụ ruộng đất, tăng quy mô trang trại, giảm số lượng trang trại, trước hết là các trang trại nhỏ. - Phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế và kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. - Phải phát triển kinh tế trang trại ở vùng nông - công nghiệp có năng suất lao động và tỷ suất hàng hoá cao, có thị trường rộng lớn, đa dạng và sức mua mạnh. Phát triển kinh tế trang trại phải dựa trên cơ sở tập trung hoá và chuyên môn hoá cao. Dựa trên những kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội và thực tiển phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh qúa trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại như sau: 3.2.1. đất đai. Nước CHDCND Lào có diện tích 236.800 km2.. Trong dịên tích đất tự nhiên có 16.000.000 ha đất đồi núi và rừng, 4.000.000 ha đất nông nghiệp, 700.000 ha đất đồng cỏ và 100.000 ha đất ao hồ. Tiềm năng đất đai , thời tiết khí hậu...Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Điều đó rất thích hợp với phát triển mô hình sản xuất kinh doanh trong trong nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn nông thôn, đặc biệt là phát triển theo mô hình kinh tế trang trại. Phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần tích cực để khai thác có hiệu quả nguồn tiềm năng đất đai to lớn này, tiến tới định hình một nền nông nghiệp bền vững, giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái cho cả vùng, cả nước. Hoạt động trên địa bàn nông thôn, trong lĩnh vực nông nghiệp nên đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với các tranng trại. Phải đạt tới quy mô nhất định về ruộng đất, trang trại mới hình thành, sản xuất kinh doanh của chủ trang trại mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Đất đai là mối quan hệ hàng đầu đối với các hộ nông dân nói chung kinh tế trang trại nói riêng và cũng là vấn đề đang nổi cộm nhất hiện này đối việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới về chính sách ruộng đất nhằm tạo điều kiện cho các loại mô hình sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh tế trang trại. Những vấn đề này cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Muốn giải quyết tốt vấn đền đất đai cho trang trại cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau: - Khuyên khích các trang trại khai thác và sử dụng đất đai đầy đủ và hợp lý bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai một cách bền vững và lâu daì. - Tạo điều kiện tập trung đất đai và đất đai thực sự trở thành một yếu tố quan trọng và vận động theo xu hướng sản xuất kinh doanh hàng hoá. - Thúc đẩy đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá. - Đưa đất đai còn hoang hoá vào phát triển kinh tế trang trại. - Hợp pháp hoá về mặt pháp lý để các chủ trang trại yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. - Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai. Để đạt các mục tiêu trên, trước hết về phía Nhà nước phải có giải pháp phù hợp cần thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất là: Cần hoàn chỉnh việc quy hoạch đất đai theo các huyện, khu vực và lãnh thổ ở CHDCND Lào để làm cơ sở cho chính quyền giao đất cho các trang trại. Trong điều kiện phát triển kinh tế trang trại, quy hoạch đất đai sẽ giúp các chủ trang trang trại khác có hiệu quả đất đai, tránh tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi dẫn đến lãng phí đất đai, phá hoại môi trường sinh thái. Thứ hai là: Thực hiện tập trung đất đai và mức hạn điền. Khuyến khích tập trung đất đai để hình thành trang trại, các hộ nông dân phải tích tụ tập trung đất đai đến một quy mô nhất định mới có điều kiện sản xuất hàng hoá. Việc tập trung đất đai phải được tiến hành một cách thận trọng phải có sự quản lý kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương tránh tự phát. Trên thực tế, CHDCND Lào có diện tích đất đai bình quân đầu người rất lớn so với dân số trong nước nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, khả năng để lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp còn rất thuận lợi, nên Nhà nước phải khuyến khích tập trung ruộng đất phát triển kinh tế trang trại theo các vấn đề sau: + Hoàn thiện các văn bản pháp quy về đất đai, có chính sách về đất đai cho phát triển kinh tế trang trại hợp lý. + Tích tụ ruộng đất thông qua đấu thầu, thuê khoán của hợp tác xã (HTX) và chính quyền địa phương. + Tích tụ ruộng đất thông qua thuê của tư nhân, dự án... + Tích tụ ruộng đất theo dòng họ. Thứ ba là: Tiến hành kiểm kê cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất, đảm bảo mọi diện tích đều có chủ sử dụng đích thực. Cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các trang trại yên tâm đầu tư. Thực hiện giao đất ổn định, lâu dài, đảm bảo cho trang trại có 5 quyền sử dụng đát là điều kiện cơ bản để trang trại khai thác có hiệu quả sức sản xuất của đất đai, không sử dụng hoặc sử dụng chưa đủ khả năng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả cần có các biện pháp thu hồi giao cho các trang trại hoặc người khác sử dụng. Thứ tư là: Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, làm được điều này sẽ giúp cho hộ nông dân đi vào sản xuất tập trung, đồng thời là tiền đề để kinh tế hộ đi lên kinh tế trang trại. Giải quyết tình trạng này phải thuyết phục nông dân tự nguyện và phải có phương pháp làm đúng đắn và thích hợp. Cần khuyến khích các hộ chuyển đổi ruộng đất trước khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Trước hết, phải có kế hoạch lâu dài đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, lãnh thổ.. , Từ đó có kế hoạch chuyển đổi đất đai thích hợp khắc phục tình trạng đất đai manh mún. Thứ năm là: Thừa nhận về mặt pháp lý đất đai là một hàng hoá đặc biệt để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả. 3.2.2. Vốn. Vốn là nguồn lực hết sức quan trọng đối với kinh tế trang trại. Nó là chìa khoá ban đầu là khâu then chốt để hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Thưc tế vốn đầu tư của các trang trại ở CHDCND Lào nhìn chung là chưa lớn, nguồn vốn hầu hết là vốn tự có chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn vay khác. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có số vốn lớn hơn kinh tế hộ. Hầu hết các trang trại đang có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng một số trang trại ở CHDCND Lào thật sự là chưa tha thiết lắm với việc vay vốn của ngân hàng vì thủ tục vay còn rờm rà, thời điểm, thời hạn vay chưa hợp lý với chu kỳ sản xuất nông nghiệp và còn ngắn. Còn một số trang trại thì rất lo ngại đến việc vay vốn, không dám vay mượn thì sợ là đến lúc trả không đủ khả năng để bù lại những khoản đó, bởi vì độ rủi ro trang trại sản xuất nông nghiệp nói chung, trong trang trại nói riêng là khá cao. Nhiều khi thắng lợi đã nhìn thấy trước mắt bỗng nhiên bị mất trắng chỉ vì cơn bão trái mùa, hạn hán, mưa lũ, bão lụt, sâu bệnh vv... có thể ập đến bất cứ lúc nào. Sự bấp bênh trao đảo của thị trường, giá cả cũng vượt quá tầm trống của các chủ trang trại làm họ có thể bị khánh kiệt, trắng tay trong thời gian ngắn (thường là những trang trại ở vùng sâu vùng xa, trung du, miên núi... ở phía bắc Lào). Do vậy cần giải quyết những vấn sau: - Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực có trang trại đòi hỏi chi phí lớn, cần phải có sự hỗ trợ từ vốn ngân sách của địa phương và Nhà nước một phần nào đó, như là hỗ trợ kỹ thuật, huy động nguồn lực các trang trại với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm ”. - Nhà nước cần phải thực hiện các cơ chế cho các chủ trang trại vay theo nhiều hình thức: Thời hạn cho vay phải phù hợp với đất và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tức là cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm, thậm chí có thể thời hạn cho vay vốn lớn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh, vì chủ trang trại phải mua sắm vật tư trước. Lựa chọn thời điểm thích hợp bán sản phẩm, về lãi suất vốn vay cần được ưu đãi. Tăng quỹ cho vay của ngân hàng để các chủ trang trại vay vốn, lượng vốn cho vay của từng trang trại phụ thuộc vào quy mô, yêu cầu của từng loại cây trồng, vật nuôi, nhu cầu sử dụng vốn và lượng vốn hiện có. Công nhận có tư cách pháp nhân một cách thông thoáng hơn, để chủ trang trại huy động vốn công khai bình đẳng hợp pháp và có thế chấp tại ngân hàng. Khuyến khích những người có vốn ở thành thị và địa phương đầu tư làm kinh tế trang trại. - Nhà nước cần phải sớm chính sách và biện pháp về bảo hiểm đối với vật nuôi cây trồng. Để giúp các trang trại hạn chế, khắc phục rủi ro, sớm ổn định sản xuất sau thiệt hại. * Tóm lại: Muốn có vốn đến với từng vùng, từng hộ nông dân để phát triển kinh tế trang trại cần có sự đồng bộ từ Nhà nước đến địa phương và các cấp các ngành, các ngân hàng nhất là ngân hàng nông nghiệp phải tăng cường hoạt động với cơ chế cho vay thuận lợi hình thành và tổ chức tín dụng hợp tác xã ưu tiên cho kinh tế trang trại. Vốn đầu tư cân tập trung cho các vùng trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quy hoạch các vùng sản xuất chuyên môn hoá. Tập trung đầu tư cho kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản của các huyện, cho vùng chuyên canh chè, cho vùng cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Nhà nước cần phải thực hiện cơ chế chính sách cho chủ trang trại vay theo dự án đầu tư đã dược cấp có thẩm quyền phê duyệt, lãi suất vốn vay đầu tư 0,81%/tháng, thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh theo loại sản phẩm như cơ chế tín dụng đầu tư áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Vay đầu tư theo hình thức này sẽ có điều kiện ràng buộc chủ trang trại có nghĩa vụ tạo ra vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Đối với vung sâu, vùng cao, những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc có ý trí và khả năng sản xuất có quy mô lớn, ngoài việc ưu tiên giao đất ở những địa bàn thuận lợi, đề nghị Nhà nước giao cho ngân hàng người nghèo ưu tiên cho những hộ này vay đầu tư lập trang trại, tạo mô hình và hường dẫn nông dân trong vùng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp 3.2.3. nhân lực. CHDCND Lào có dân số là 5.218.000 người (năm 2000), tốc độ tăng dân số 2,3%, tong đó sức lao động là 2.350.000 người với tốc độ tăng là 3,0%. Lao động nông nghiệp chiếm 80,0%, tỷ lệ người biết chữ là 70%. Số nhân khẩu và số lao động bình quân của một trang trại là chưa biết vì chưa được điều tra tổng kết lại các trang trại trên phạm vi cả nước. Nguồn nhân lực của trang trại bao gồm 2 vấn đề: Số lượng và chất lượng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, nguồn nhân lực có vai trò to lớn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cùng với xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, lực lượng lao động của trang trại bao gồm cả số lượng và chất lượng các thành viên trong trang trại và lao động làm thuê. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần có các biện pháp cơ bản như sau: - Nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý và khoa học - kỹ thuật của chủ trang trại, đây là giải pháp rất quan trọng cho phát triển kinh tế trang trại. Cần thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao năng lực của chủ trang trại thông qua hệ thống khuyến nông. Cần xác định chủ trang trại là những mắt xích quan trọng trong hệ thống khuyến nông này, vừa là tấm gương vừa là đi trước trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vừa có thể truyền bá kiến thức cho các chủ trang trại khác và hộ nông dân, vì vậy chính quyền lên đứng ra gắn kết giữa các trang trại với các hộ nông dân và các trang trại với nhau, giúp nhau phát triển kinh tế. Hiện nay, cả nước của CHDCND Lào chưa có kế hoạch và chương trình đào tạo các chủ trang trại và các hộ nông dân, vì vậy Nhà nước nên hỗ trợ tích cực đối với vấn đề này. - Phát triển nguồn nhân lực làm thuê cho các trang trại trên cơ sở thực hiện chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Đồng thời cần có những chương trình và hỗ trợ tốt việc đào tạo cho phù hợp với bộ phận lao động làm thuê nhất là bộ phận lao động kỹ thuật - Nghiên cứu phổ biến quy trình tuyển dụng lao động làm thuê với kinh tế trang trại theo dúng luật hiện hành. Hợp pháp hoá hoạt động kinh doanh của trang trại. Kể cả Đảng viên có tham gia phát triển kinh tế trang trại, hướng dẫn chủ trang trại ký hợp đồng thoả thuận với người lao động, một mặt đảm bảo hoạt động của chủ trang trại được thuận lợi. Mặt khác đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tiền công lao động. 3.2.4. thị trường. Không có thị trường tự do, kinh tế trang trại không thể phát triển. Tình trạng cấm chợ, ngăn sông, chia cắt thị trường đã được bãi bỏ nhưng đối với chủ trang trại vẫn gặp nhiều khó khăn ách tắc như: Thiếu những dự báo thông tin thị trường kịp thời, chính xác để ra quyết định đúng đắn và hầu hết các trang trại đều gặp phải khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Lập nghiệp bằng phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào một số nơi còn cách biệt với bên ngoài do điều kiện vị trí địa lý, địa hình hiểm trở, giao tthông khó khăn, lại chưa dày dạn, từng trải trên thương trường, mối quan hệ giao lưu hiểu biết tình hình thị trường trong nước và ngoài nước còn hạn chế. Để khắc phục mâu thuẫn này, Nhà nước phải sớm hình thành hệ thống tổ chức dự báo thị trường, thông qua các trung tâm khuyến nông, các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác tình hình thị trường trong nước và ngoài nước cho nông dân một cách công khai, rộng rãi. Nhà nước có vai trò quan trọng đối với thị trường cung cấp, cung ứng các yếu tố đầu vào như: Giống, vốn, kỹ thuật sản xuất ...Cần củng cố vị thế của Nhà nước thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, hệ thống kinh doanh xuất khẩu vật tư nông nghiệp. Mục đích chủ yếu của củng cố này là chống lũng đoạn thị trường của một số yếu tố vào sản xuất chủ yếu cho các trang trại. Đối với thị trường nông sản đầu ra, Nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế trang trại theo: - Tập trung sức phát triển các doanh nghiệp chế biến ở các vùng chuyên môn hoá lớn. Phát triển công nghiệp chế biến ở vùng trọng điểm để tiêu thụ sản phẩm tại chỗ, làm tăng giá trị sản phẩm, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh hoạt động chế biến ngay tại gia đình để cung cấp ngyuên liệu sơ chế cho nông nghiệp và dễ bảo quản, vận chuyển dễ hơn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư phương tiện vận tải, kho chứa để nhanh chóng giải quyết tình trạng sản phẩm ứ đọng tại nơi sản xuất trong mùa vụ thu hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp hoạt động dịch vụ thương mại ở nông thôn để tạo nhiều luồng hàng phân phối tiêu thụ sản phẩm ra khắp thị trường trong nước và xuất khẩu. - Nhà nước cần tăng cường có chính sách, biện pháp giúp đỡ hỗ trợ các trang trại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước vầ khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản; hướng dẫn các trang trại đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tích cực chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu v.v...là những giải pháp tích cực để giúp các trang trại tháo gỡ những khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động dịch vụ thương mại, cung cấp vật tư máy móc, công cụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp. Đối với các trang trại nuôi trồng thuỷ sản cần coi trọng nâng cao chất lượng thuỷ sản và công nghệ chế, bảo quản để sử dụng sản phẩm tươi. Đa dạng hoá các loại sản phẩm thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên và rộng lớn của thành phố và các vùng lân cận. 3.2.5. khoa học - công nghệ - môi trường. Đây là một trong những vấn đề tiếp xúc nhất đối với kinh tế trang trại ở CHDCND Lào, là giải pháp vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài để đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao. Do vậy, Nhà nước cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, ứng dụng và gắn bó với thực hiện các chính sách giải pháp về khoa học, công nghệ, môi trường là chính sách đầu tư cho nghiên cứu, bố trí, quy hoạch phân vùng sản xuất, cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cho phát triển công nghiệp thương mại. Để đạt được điều đó, thì phải lưu ý và giải quyết những vấn đề sau đây: - Đầu tư thoả đáng từ ngân sách cho phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm có chất lượng cao, tìm ra và áp dụng công nghệ mới tronng canh tác, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Trước hết là các loại rau, hoa quả, thuỷ sản tươi sống trên các vùng chuyên canh. - Khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng thời có lực lượng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại một cách hợp lý. - Khuyến cáo cho các trang trại biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng kinh tế. - Nhà nước cần đầu tư các vườn ươm, nhân giống các loại cây con, các giống cá... gắn với các vùng để cung cấp về giống tốt cho nhân dân. Tổ chức các dịch vụ kỹ thuật như: dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi, giống...cho các trang trại theo nhiều hình thức. - Bên cạnh đó cần xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống khuyến nông cơ sở, khuyến nghề đến các vùng, lãnh thổ, các xã. Đây một vấn đề không thể thiếu được đối với sự phát triển của kinh tế trang trại ở CHDCND Lào. - Có quy hoạch các khu chăn nuôi, khu giết mổ gia súc và quy định cụ thể vệ sinh môi trường, đồng thời hướng dẫn các trang trại kết hợp phát triển sản xuất kinh doanh với thực hiện các quy định bảo vệ môi trường sinh thái. Có biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp và trang trại vi phạm. Đối với các trang trại vừa mới thành lập hoặc đang chuẩn bị thành lập trang trại thì cần phải có phương hướng cụ thể để bảo vệ môi trường sinh thái tươi xanh, sạch đệp. 3.2.6. thuế. Chính sách thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng nếu được quy định hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển và khuyến khích trang trại phát triển sản xuất hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường. Chính sách thuế đối với kinh tế trang trại ở CHDCND Lào nói chung, và ở các lĩnh vực nông nghiệp nói riêng đang tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết những vấn đề sau: + Có chính sách miễn giảm thuế trong mức hạn điền. + Phần diện tích vượt quá hạn điền, Nhà nước tính thuế phải nộp ở mức phù hợp với điều kiện của từng khu vực, từng vùng để tạo thêm thuận lợi cho phát triển trang trại. Mặt khác Nhà nước nên tăng mức hạn điền trồng cây lâu năm và có thể miễn nộp thuế đối với chủ trang trại trong một số năm kể cả từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. 3.2.7. cơ sở hạ tầng. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn có ý nghĩa quan trọng, to lớn đối với việc phát triển kinh tế nói chung và trang trại sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng. Các yếu tố quan trọng nhất là hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện và cơ sở nông thôn. Thực trạng về cơ sở hạ tầng về nông nghiệp, nông thôn ở HDCND Lào còn yếu kém và lậc hậu, các công trình được xây dựng lâu nay đã xuống cấp hư hỏng cần phải nâng cấp và tu bổ. Để tạo điều kiện cho các trang trại phát triển sản xuất đạt năng suất cao nhất thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, đồng thời chủ trang trại có trách nhiệm, nghĩa vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đối với địa bàn, Nhà nước cần có chính sách: Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối cùng với vốn đầu tư của các trang trại xây dựng hệ thống kênh mương, đường dẫn nước, đáp ứng cho yêu cầu thâm canh, của trang trại và hộ gia đình trong vùng. Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là trợ giúp kỹ thuật, huy động nguồn lực đóng góp của các trang trại, theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” đễ xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn: Giao thông, điện lưới, nước sinh hoạt,.. Riêng với các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá vùng biên cương. ...nhằm khuyến khích các hộ có vốn lập trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá tập trung theo quy hoạch, Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. 3..2.8. công nghệp chế biến. Công nghiệp chế biến sau khi thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị và chất lượng sản phẩm, nông nghiệp, thuỷ sản. Để công nghiệp chế biến đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của trang trại trong những năm trước mắt cũng như lâu dài, cần giải quyết các công việc liên quan đến bản thân các trang trại Do nhu cầu thường xuyên đa dạng của các thị trường thành thị, ngoại thành... trong nước và ngoài nước thì công nghiệp chế biến có vai trò rất quan trọng trong viẹc bảo quản (chất lượng an ninh lương thực, thực phẩm, giữ được lâu các sản phẩm nông sản,...), đóng gói (bao bì, mầu mã và tính đa dạng của sản phẩm ). Để đáp ứng nhu cầu đó thì trước hết là: Nhà nước và chính quyền thành phố cần thực hiện việc quy hoạch phát triển vùng chuyên canh, đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở chế biến, và tu bổ những nhà máy đã có và phải có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ và trang bị công nghệ mới đối với những cơ sở chế biến hiện có đanng hoạt động và có khả năng phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biên nhằm tăng nhanh khối lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo điều kiện để các doanh nghiệp của mình cạnh tranh với thị trường thế giới. Thứ hai là: chính sách khuyến khích phát triển cônng nghiệp chế biến nhỏ và vừa ở nông thôn với nhiều hình thức đa dạng, Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ nông dân khôi phục và hiện đại hoá các ngành truyền thống, mở mang nghề mới, phục vụ thiết thực cho sản xuất, xuất khẩu và đời sống. Hướng phát triển công nghiệp chế biến ở nông thôn bao gồm: các ngành chính như xay xát gạo, chế biến màu thành bột; chế biến thức ăn chăn nuôi; sơ chế chè để cung cấp cho nhà máy chè và chế biến chè xanh tiêu dùng nội địa; thu hái, xát tươi, phơi khô cà phê, sơ chế, bảo quản tạm thời rau, quả; chế biến bằng cơ giới nấu thủ công để cung cấp cho nhà máy tinh luyện đường; chế biến lâm sản, chế biến thuỷ sản - hải sản. 3.2.9. QUảN lý Nhà nước. Kinh tế trang trại là một tất yếu khách quan thể hiện xu hướng mới của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở CHDCND Lào theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với nhu cầu thị trường. Thực tế kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất mới hình thành nhất ở CHDCND Lào nhưng đã có những tác động tích cực về kinh tế - xã hội nông thôn, vùng xa, vùng cao,.. như nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm. Phát triển kinh tế trang trại phải có sự tham gia quản lý của Nhà nước trong việc chỉ đảo đối với kinh tế trang trại như sau: * Hướng dẫn các xây dựng quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại. Trên cơ sở quy hoạch chung xác định phương hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế phù hhợp với điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, có thị trường tiêu thụ và có khả năng cạnh tranh. Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước cho cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất cung ứng cây con,v..v..đảm bảo tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại. * Hỗ trợ các trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông sản hàng hoá; tổ chức các hợp tác xã trang trại, thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết giữa các thị trường và doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng lực quản lý - kinh doanh đối vơi chủ trang trại và nâng cao tay nghề của người lao động. * Tăng cường công tác đào tạo các chủ trang trại thông qua mở các lớp huấn luyện về quản lý và chuyển giao công nghệ, tổ chức thực hiện tốt công tác khuyến nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho các chủ trang trại tham quan học tập tiếp cận kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Khuyến khích trang trại đổi mới công nghệ sản xuất hàng hoá có sự cạnh tranh trên thị trường . - Các địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thi hành phát luật lao động ở các trang trại. Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, ưu tiên cho các chủ trang trại vay vốn thuộc các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp...để mở rộng quy mô sản xuất thu hút lao động nghèo trong vùng. - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với trang trại: các Bộ, ngành cần có các hướng dẫn với kinh tế trang trại theo chức năng nhiệm vụ của ngành mình. Uỷ ban nhân dân các địa phương tăng cường công tác điều tra, kiểm soát, tổ chức tổng kết đúc rút khinh nghiệm các mô hình trang trại tiên tiến để tuyên truyền phổ biến rộng; tạo điều kiện cho chủ trang trại tham quan học tập lẫn nau. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, tạo được nhiều việc làm, hỗ trợ nhiều hộ nghèo đói, khó khăn vươn lên sản xuất ổn định. Kết luận. Qua nghiên cứu đề tài về “ Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội ”, trong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động nông thôn, thu hút được nhiều những người ở thành thị ra nông thôn để tiến hành sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại. Kinh tế trang trại đã làm tăng thêm thu nhập cho ngân sách của Nhà nước nói chung và làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân nói riêng, cuộc sống của người lao động nông dân được nâng cao và cải thiện từng bước. Kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng đã được hình thành và phát triển trên tất cả các vùng, các lãnh thổ,...với nhiều loại hình và quy mô khác nhau, đang tỏ ra là đơn vị tổ chức kinh doanh trong nông nghiệp phù hợp với thời kỳ này và có hiệu quả. Kinh tế trang trại đã tham gia tích cực vào việc khai hoang, phục hoá vùng đất đai trống, đồi núi trọc, vùng đất đồng bằng, ven sông,...trở thành lực lượng xung kích trong sản xuất hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho công nghiêp chế biến. Các trang trại trên đã tập trung sản xuất chuyên môn hoá trên cơ sở phát triển tổng hợp, đa dạng vừa tận dụng tối đa các nguồn lực sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Các mô hình trang trại trên đã tỏ rõ hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái cao hơn kinh tế hộ sản xuất chuyên môn hoá độc canh. Quy mô kinh doanh và quy mô đất đai của các trang trại ở Việt Nam bị giới hạn bởi khả năng kiểm soát, các quá trình sản xuất - sinh học của người lao động trong các trang trại mà trước hết là chủ trang trại. Do vậy, sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng còn ở mức nhỏ bé, nhất là do đất chật, người đông. Ngay cả ở nước CHDCND Lào hiện nay, trong thời kỳ bắt đầu công nghiêp hoá, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là phù hợp với yêu cầu của công nghiêp hoá. Nông nghiệp phải sản xuất nhiều nông sản hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế của thời kỳ công nghiêp hoá. Qua đó, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam cho thấy, kinh tế trang trại có nhu cầu và khả năng phát triển ở tất cả các vùng kinh tế và các ngành sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp. CHDCND Lào có nền kinh tế thị trường chưa phát triển, nền nông nghiệp vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ các kinh doanh nông nghiệp có quy mô vừa, nhỏ bé và lớn dưới các hình thức tổ chức khác nhau như đã trình bày và đánh giá ở trên. Trong quá trình sản xuất - sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện bởi các trang trại gia đình và doanh nghiệp cá nhân kinh doanh nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong khuôn khổ khả năng kiểm soát, điều kiện thực tế của người chủ trang trại. Còn các quá trình chế biến, tiêu thụ nông sản phẩm, cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp được các doanh nghiệp và các tổ chức dịch vụ - tiêu thụ khác,... đảm nhiệm. Những địa điểm tiêu thụ đó hiện là điển hình xuất sắc của mô hình liên kết kinh tế này. Sự liên kết kinh tế theo mô hình này tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn đích thực trong nông nghiệp có sự cạnh tranh cao. Chúng hoàn toàn xa lạ với mô hình sản xuất tự cung tự túc trước đây. Các giải pháp trên đây nằm trong tổng thể của hệ thống giải pháp có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiêp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của các giải pháp đối với việc phát triển nói trên thì cần phải thực hiện một số kiến nghị như sau: - Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối việc phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng phải dựa vào cơ sở thực tiễn của đất nước trong mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Chú ý việc phát triển kinh tế đối ngoại vừa tranh thủ nhập thiết bị khoa học - kỹ thuật, vừa mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá. - Nhà nước phải sớm nghiên cứu quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, trọng tâm theo hướng chuyên canh, phát huy thế mạnh của từng vùng, tạo điều kiện tiền đề xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiêp chế biến và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật. - Có chính sách đầu tư hợp lý nhằm phát triển cơ sở hạ tầng hướng vào phát triển kinh tế trang trại có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, phải có chính sách khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất hàng hoá theo các ngành có lợi thế so sánh với quy mô khác nhau. Trước mắt, phải nghiên cứu phương án bảo đảm lương thực cho những vùng trồng cây công nhiệp, trồng rừng, trồng các loại cây khác...để người dân yên đầu tư tâm sản xuất. - Từng bước hình thành môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là đối với công nghiêp chế biến nông sản, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ khoa học kỹ thuật khác bảo đảm các yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. - Nhà nước cần xác định và thực hiện chiến lược đào tạo một đội ngũ chủ trang trại trẻ có văn hoá cho nền nông nghiệp trong tương lai cần song song với hoạt động khuyến nông. Cơ cấu kiến thức đào tạo có thể là 60% kỹ thuật thực hành về nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản thích hợp với từng vùng nông nghiệp sinh thái cụ thể và 40% kỹ sư kinh tế - xã hội và quản lý kinh doanh nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Các trường giáo dục cộng đồng phải mở rộng ra ở từng vùng nông nghiệp sinh thái hình thành trên cơ sở các trường trung học trong vùng thuộc các tỉnh để họ có thể trở thành những cán bộ khuyến nông cơ sở, phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn có uy tín trong mạng lưới khuyến nông tự nguyện. Trong vai trò vừa là chủ trang trại giỏi vừa là các cán bộ khuyến nông có uy tín, họ mới thực sự là người sáng lập và quản lý có hiệu quả các trang trại theo hướng đúng nghĩa của nó. - Về đất đai, muốn kinh tế trang trại phát triển trang trại sản xuất hàng hoá, trước hết phải thực hiện tốt chính sách đất đai, trong đó nhanh chóng giao đất ổn định lâu dài cho người nông dân, khuyến khích người nông dân tập trung tích tụ ruộng đất để thúc đẩy từ sản xuất tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá thực hiện phương châm “Ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó ” để nâng cao hiệu quả lao động. Đối với vùng đất đai hoang hoá, đồi núi trọc, bãi bồi ven sông cần nhiều vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng mới trở thành đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, Nhà nước có thể cho thuê đất với giá bằng 0 trong 30 năm hoặc 50 năm, không giới hạn diện tích sau khi đã thẩm định dự án đầu tư tạo lập trang trại dưới bất kỳ các loại hình doanh nghiệp nào. - Về cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp trung ưng là cơ quan ban hành kiểm tra và thực hiện pháp luật, chính sách của cấp dưới. Vậy cần phân cấp quyền thực thi pháp luật, chính sách cho cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp tỉnh và huyện. Trong những năm qua việc xét duyệt dự án đầu tư, giao đất, tài trợ ...do cơ quan quản lý hành chính cấp trung ưng trực tiếp xét duyệt nên không có cơ quan nào kiển tra việc làm đúng sai của họ. Hơn nữa việc xét duyệt quá lâu và tốn kém làm cho nhà đầu tư mệt mỏi, chán nản. Vậy, việc thẩm định, phê duyệt dự án, hoặc giao đất, giá thuê đất, áp dụng chính sách tài chợ ..., cần giao cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đối với dự án lớn, và cho uỷ ban nhân dân (UBND) huyện đối với dự án vừa và nhỏ (như: 1tỷ Kíp tiền Lào). Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp trung ưng (TW) chỉ thực hiện quyền ban hành pháp luật, chính sách và kiểm tra thực hiện của cấp tỉnh và cấp huyện. Tài liệu tham khảo. 1) Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH, HĐH) ở Việt Nam. NXB chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2000. 2) Giáo trình kinh tế nông nghiệp (TĐHKTQD Hà Nội). NXB nông nghiệp Hà Nội năm 1996. 3) Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn (Hội khoa học kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp). NXB nông nghiệp năm 1995. 4) Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB nông nghiệp Hà Nội năm 1993. 5) Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ưng, trung tâm thông tin - tư liệu ). NXB thống kê Hà Nội năm 2002. 6) Trang trại gia đình ở Việt Nam và thế giới. NXB chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1995. 7) Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp (TĐHKTQD Hà Nội). NXB thống kê Hà Nội năm 2001. 8) Các văn bản pháp luật về kinh tế trang trại. NXB chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2001. 9) Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam bước vào thế kỷ XXI. NXB nông nghiệp Hà Nội năm 2001. 10) Chyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “ Thời đại kinh tế tri thức ”(Nghiên cứu viện cao cấp bậc 4 của trung tâm kinh tế học và phát triển thuộc viện khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh). NXB thống kê năm 2001. 11) Kinh tế trang trại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà nội năm 2001. 12) Báo cáo đánh giá tình hình sau một năm thực hiện Nghị quyết số 03/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn, Hà Nội ngày 14/7/2001. 13) Báo cáo bước đầu tình hình và chủ trương, giải pháp phát triển trang trại các tỉnh phía Bắc. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội ngày 25/5/1999. 14) Báo cáo thực trạng kinh tế và giải pháp phát triển trang trại ở ngoại thành Hà Nội của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, ngày 13/3/2001. 15) Tạp chí kinh tế nông nghiệp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà Nội. Số 3(21)/2000 và số 7 (25)/2000. 16) Một số tiền đề thúc đẩy phát triển nghiệp CHDCND Lào theo hướng sản xuất hàng hoá, “ Tạp chí kinh tế nông nghiệp" (Tạp chí của Lào) Số 6(24). Viêng Chăn - năm 2000. 17) Kinh tế hộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp CHDCND Lào,“ Tạp chí kinh tế nông nghiệp" (Tap chí Lào), Số 4(22). Viêng Chăn - năm 2000. 18) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010, 2020 và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005) lần thứ V. 19) Kinh tế Lào và quá trình chuyển dịch cơ cấu. NXB khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội năm 1999. 20) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2000-2001 của Quốc Hội lần thứ VI (khoá IV). Viêng Chăn năm 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29835.doc
Tài liệu liên quan