Luận văn Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp, TTCN gắn với nguồn nước vùng Đồng bằng Sông Hồng

Vùng ĐBSH là một vùng có vị trí địa lý thuận lợi và quan trọng, là cửa ngõ vịnh Bắc Bộ có hải cảng, sân bay và hệ thống giao thông thuận lợi, có thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai trong số bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, là một trong hai vựa lúa lớn nhất trong cả nước và là một trong cái nôi văn hoá lâu đời của dân tộc. Do đó vùng có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển và bảo vệ tổ quốc nói chung, phát triển kinh tế nói riêng. Kinh tế vùng ĐBSH sau những năm đổi mới đã có những bước phát triển mạnh, nhiều nghề truyền thống được khôi phục và nhiều nghề mới ra đời. Kinh tế phát triển theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp và TTCN được xác định là những ngành mũi nhọn. Vì vậy vấn đề quy hoạch và phát triển công nghiệp, TTCN trong vùng rất được quan tâm.

doc75 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp, TTCN gắn với nguồn nước vùng Đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tài nguyên vô hạn có thể tái sinh vô điều kiện, tất cả các dòng sông chỉ chịu tải được ở mức độ nhất định. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước, của vùng. 1.2. Nguồn tài nguyên nước ngầm. Tầng nước ngầm của ĐBSH rất phong phú, được đánh giá là có chất lượng tốt được phân bố như sau: Thứ nhất: Tầng chứa nước không áp - trầm tích holoxen: phân bố rộng rãi trên phần lớn diện tích vùng, tầng chứa nước chủ yếu là cát, cát pha, chiều dầy từ 7m- 19m. Thành phần hoá học của nước chủ yếu là nước nhạt khoáng hoá thấp, hàm lượng sắt hơi cao(5-10mg/l). Hiện nay các giếng khoan UNICEP phần lớn dùng ở tầng chứa này. Thứ hai: Tầng chứa áp lực yếu-trầm tích Plectoxen: lớp chủ yếu là cát, cát pha, cuội sỏi chiều dầy từ 15- 20m. Thành phần hoá học gồm nước nhạt, khoáng hoá tương đối cao, nước mềm, hàm lượng sắt vừa, NO2 và NH4 cao. Thứ ba: Là tầng chứa nước áp lực - trầm tích cuội sỏi pleixtoxen chiều dầy lớp chứa nước 2,9- 69,5m trung bình 30,5m. Lớp nước áp lực có quan hệ mật thiết với lớp nước áp lực thấp đồng thời có quan hệ thuỷ lực với các dòng sông. Theo điều tra cho những năm có lượng nước trung bình thì trừ lượng nước ngầm ở một số địa phương như sau: Biểu 4: Điều tra trữ lượng nước ngầm cho năm nước trung bình STT Địa điểm Trữ lượng Đơn vị 1 Hà Nội 18,92 m3/s 2 Hà Đông 3,66 m3/s 3 Vân Lâm 1,59 m3/s 4 Từ Sơn 0,83 m3/s 5 Hải Dương 0,33 m3/s 6 Hải Phòng 0,34 m3/s 7 Thái Bình 2,07 m3/s 7 Ninh Bình 1,04 m3/s 9 Phủ Lý 1,03 m3/s 10 Hưng Yên 3,46 m3/s Tổng trữ lượng nước ngầm trong vùng theo như các nhà nghiên cứu đưa ra là 25- 30 m3/s (tương đương 2160000- 2592000 m3/ngày đêm) nhưng phân bố không đều. Thành phố Hà Nội có trữ lượng nước rất lớn 18- 92m3/s trong khi đó thành phố Hải Dương chỉ có trữ lượng 0,33m3/s. Nếu xét trên quan hệ giữa ngành sản xuất và vấn đề cấp nước thì tồn tại một số khó khăn. Như Thái Bình là một tỉnh thuần nông, công nghiệp và TTCN còn có bước phát triển chậm so với vùng, lại có nguồn nước mặt dồi dào nguồn nước có trữ lượng lớn. Trong khi đó các thành phố Hải Phòng, Hải Dương đông dân cư, công ngiệp và TTCN phát triển mạnh rất cần nguồn nước lớn và sạch thì lại không có. Các con sông ở hai thành phố này chất lượng nước xấu, nước ngầm trữ lượng nhỏ. Do đó về lâu dài các nhà quy hoạch cần chú ý đến việc gắn quy hoạch phát triển công ngiệp và TTCN với quy hoạch sử dụng nguồn nước. Về chất lượng nguồn nước ngầm: Chất lượng nguồn nước ngầm vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá là tốt. Tuy nhiên tại một số vùng đã thấy xuất hiện hiện tượng bị ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong khu vực. Như tại các khu vực Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai(Hà Nội) chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng Hg+, Fe2+, Mg2+, NH4+, vượt tiêu chuẩn cho phép. Do đó chúng ta cần sớm xem xét và khắc phục tình trạng này, tránh ô nhiễm trên diện rộng. 2. Khả năng khai thác và sử dụng nguồn nước của vùng hiện nay và những năm tới. 2.1 Vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước Hiện nay lượng nước bình quân đầu người vùng ĐBSH rất cao đạt trên 17000m3/năm cao nhất trong toàn quốc và cao gấp hơn 3 lần trung bình thế giới. Mặc dù vùng ĐBSH đang là vùng kinh tế phát triển đứng thứ hai sau vùng Nam Bộ nhưng so với thế giới nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé, do đó nhu cầu về nước chưa cao. Hiện nay nhu hằng năm của vùng là 311,792m3/s (khoảng 500- 600m3/s/năm) trong khi đó nguồn nước mặt cung cấp toàn vùng là 3530,0m3/s. Như vậy hệ số khai thác mới đạt 8,83% lượng nước được cấp. Do đặc điểm nguồn nước của ĐBSH như đã nói ở trên là phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, vì vậy lượng nước sủ dụng chỉ đạt 8,83% tổng lượng nước được cấp nhưng vào những tháng mùa khô đặc biệt là tháng 3 tỷ lệ sử dụng lại vượt mức cho phép 30%. Biểu 5:Điều tra cân đối nguồn nước trên một số vùng Stt Tên sông Nguồn nước Nhu cầu sử dụng Hệ số(%) 1 Sông Hồng 1220 m3/s 734,5 m3/s 62,7 2 Sông Thái Bình 200 m3/s 49,975 m3/s 24,99 3 Sông Luộc 107 m3/s 29,3 m3/s 27,4 4 Sông Trà Lý 68,2 m3/s 28,46 m3/s 41,70 5 Sông Đáy 230 m3/s 26,25 m3/s 11,6 6 Sông Ninh Cơ 120 m3/s 8,21 m3/s 6,67 Như vậy trong quá trình quy hoạch nguồn nước vấn đề cân đối sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả cao nhất, không làm ảnh hưởng đến hoạt động, sản xuất của các ngành trong đó có công ngiệp và TTCN là rất quan trọng. Hiện nay lượng nước khai thác phục vụ ba lĩnh vực chính nước sinh hoạt, nước tưới tiêu, nước cho công ngiệp và TTCN vùng ĐBSH như sau: Thứ nhất: Nước phục vụ sinh hoạt khoảng 1,5.109 m3/ năm bằng khoảng 12,3% lượng nước mặt hàng năm của sông Hồng, bằng khoảng 2,5% lượng nguồn nước(nước mặt + nước ngầm) ĐBSH. Thứ hai: Phục vụ nước tưới tiêu lớn gấp 6-7 lần lượng nước sinh hoạt tức là khoảng 8,83.109 m3/năm. Thứ ba: Phục vụ nước cho công ngiệp và TTCN, với một lượng nhỏ hơn rất nhiều 0,65.109 m3/năm. Biểu 6: Công suất khai thác nước tại các địa phương vùng ĐBSH. (đơn vị: m3/s) STT Địa phương Tổng công suất C/suất nước mặt C/suất nước ngầm 1 Hà Nội 6,51 6,51 2 Hải Dương 1,05 0.23 0,82 3 Hà Tây 0,69 0,69 4 Ninh Bình 1,59 0.88 0,71 5 Hưng Yên 0,103 0.023 0,08 6 Hải Phòng 3,07 1.25 1,82 7 Thái Bình 1,69 0.23 1,46 8 Nam Định 3,54 0.64 2,86 9 Nam Hà 0,568 0,568 Tổng 18,361 3,293 15,068 (Nguồn văn phòng dự án quy hoạch ĐBSH) Trên đây là là lượng nước khai thác phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động công ngiệp và TTCN là chủ yếu. Ngoài ra trong vùng còn có 31 hệ thống thuỷ nông với tổng công suất 283 m3/s. Theo dự báo trong những năm tới nhu cầu về sử dụng nước có một số biến đổi, đặc biệt là nước cho các khu đô thị(ước tính đến năm 2010 tổng lượng nước cho các khu đô thị trong vùng là 25,341 m3/s) tăng gấp 2 lần lượng nước hiên nay. Từ những số liệu trên ta đưa ra được kết luận: Hiện nay vùng có nền công ngiệp mới phát triển, số thành thị các khu công ngiệp và các điểm tập trung dân cư chưa có nhiều nên lượng nước dùng cho công ngiệp và TTCN và sinh hoạt đạt giá trị quá bé nhỏ so với nguồn nước tự nhiên. Việc khai thác và sử lý nước còn manh mún và thiếu đồng bộ chưa có tính hệ thống. Một số lớn đơn vị công nghiệp, TTCN và dân cư còn sử dụng nước sông ngòi, ao hồ một cánh trực tiếp, số ít đước sử dụng nước máy(khai thác từ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm). Nước máy mới chỉ có ở các thành phố, thị xã và số ít thị trấn. Hiên nay lớn nhất như thành phố Hà Nội với 14 nhà máy và 12 trạm cấp nước cục bộ, mới khai thác được 5,4 m3/s (chỉ tính trong nội thành Hà Nội) bao gồm cả nước cho các khu công ngiệp và nước sinh hoạt. Với công suất này rất nhiều nơi trên địa bàn thành phố còn bị thiếu nước. Trong những năm tới khi nền kinh tế phát triển mạnh, các ngành công ngiệp và TTCN được mở rộng nhu cầu về nước sẽ tăng lên rất lớn. Theo tính toán sơ bộ trong 10- 15 năm tới nước sử dụng trong công ngiệp sẽ tăng lên khoảng 3- 5 lần hiện nay và bằng 60 -70% tổng lượng nước ngầm ổn định cấp cho các hệ thống sông. Nếu không có biện pháp sử lý kịp thời ngăn chặn việc gây ô nhiễm nước. Tài nguyên nước bị suy giảm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển không chỉ của công ngiệp TTCN mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội và sức khoẻ của nhân dân. 2.2 Những tồn tại trong vấn đề cấp nước hiện nay của vùng ĐBSH Hiện nay hiệu quả đầu tư và sử dụng các công trình cấp nước quá thấp, nhất là ở các khu đô thị. Tính đến tháng 2 năm 2000 vùng ĐBSH có 38 nhà máy nước, và 25 trạm nước cục bộ với tổng công suất khoảng hơn 1,6.106m3/ngày đêm, tỷ lệ thất thoát hơn 50% so với công suất thiết kế. Tiêu chuẩn nước sạch nhiều nơi chưa được đảm bảo, trừ một số nhà máy có công nghệ nước ngoài trợ giúp như nhà máy nước Phần Lan ở Hà Nội và Hải Phòng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là: Thứ nhất: đầu tư thiếu đồng bộ giữa nguồn nước, nhà máy xử lý và hệ thống đường ống: Thành phố Hà Nội: Có 140,3 km đường ống chính, trong đó 54 % là lắp đặt trước năm 1985, có nơi lắp đặt từ năm 1945. Đường ống phân phối có 53,5 % lắp đặt trước năm 1985 và 46,5 % lắp đặt sau năm 1985, riêng ống nhỏ dẫn vào nhà thì cũ nát, quản lý tuỳ tiện gây thất thoát và lãng phí nhiều. Thành phố Hải phòng: Do đường ống cũ nát bị dò rỉ quá nhiều, tỷ lệ đường ống bị dò rỉ của đường ống dẫn chính là 31 %, đường ống phân phối là 16 %,tỷ lệ van nước dò rỉ là 52 %. Một số nhà máy sử dụng khai thác nước mặt như ở Hưng Yên, Thái Bình, hàng năm phù sa bù lấp làm hạn chế công suất trạm bơm chỉ còn 40 % so với công suất thiết kế,... Thứ hai: Công tác quán lý kém Tình trạng bao cấp quá nặng làm cho giá nước hầu như không phản ánh được giá trị của hàng hoá. Từ đó dẫn đến chất lượng khai thác nước của các nhà máy nước ngày càng xuống cấp không đủ vốn để khôi phục tái sản xuất giản đơn. Các biện pháp quản lý kém hiệu lực như tỷ lệ đặt đồng hồ đo nước vào hộ sử dụng ở Hà Nội đạt 50%, ở Hải Phòng đạt 30%, Hải Dương 15 - 20%,... làm cho lượng nước thất thoát lớn, nhà nước thất thu và người tiêu dùng thiếu trách nhiệm. Thứ ba: Đầu tư cho ngành nước còn hạn chế. Vốn đầu tư trong nước chỉ bằng xấp xỉ 2% so với vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vốn đầu tư nước ngoài nhỏ giọt, biện pháp huy động kém. Kết luận: Nguồn nước ĐBSH dồi dào nhưng chưa được quan tâm khai thác và bảo vệ hợp lý. Nguồn nước sử dụng trong vùng chủ yếu là nước là nguồn nước mặt các dòng sông, với phương tiện cấp nước thô sơ lạc hậu. Các dòng sông vừa là nguồn cung cấp nước vừa là nguồn nhận phế thải. Nguồn nước phong phú nhưng phân bố không đều công suất khai thác của các nhà máy còn quá nhỏ, tình hình cung cấp nước yếu kém, lượng nước thất thoát lãng phí quá lớn. Do đó nếu không có biện pháp hữu hiệu, sẽ không đáp ứng đượng nhu cầu nước cho phát triển kinh tế - xã hội vùng nói chung và công ngiệp, tiểu thủ công ngiệp nói riêng trong những năm tới. Đồng thời nếu không có quy hoạnh hợp lý sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước cục bộ, ô nhiễm môi trường trong vùng. Dự báo nhu cầu về nước cho công nghiệp, TTCN trong những năm tới Trong những năm tới nhu cầu về nước cho vùng ĐBSH nói chung và công nghiệp, TTCN nói riêng tăng mạnh. Dự báo trong 10 đến 15 năm nữa nhu cầu về nước tăng 2 đến 3 lần nhu cầu nước hiện nay. Hiện nay nhu cầu nước của vùng là 10,98.109m3/ngày đêm trong 10 - 15 năm tới nhu cầu nước của vùng từ 21,96.109 đến 32,94.109m3/ngày đêm. Theo báo cáo của viện nghiên cứu chiến lược thuộc bộ kế hoạch đầu tư, chỉ tiêu nhu cầu nước sạch cho nông thôn vùng ĐBSH năm 2000 trung bình là 40l/người/ngày đêm, năm 2005 trung bình là 50l/người/ngày đêm, và năm 2010 trung bình là 60l/người/ngày đêm. Tỷ lệ dân được hưởng nước sạch theo chỉ tiêu trên tương ứng là 50% năm 2000, 70% năm 2005, và 85% vào năm 2010. Nhu cầu về nước cho công nghiệp, TTCN sẽ tăng từ 0,65.109m3/năm (năm 2000) nên đến 0,93.109m3/năm (năm 2005) và năm 2010 là 1,35.109/năm. Nhu cầu về nước cụ thể của một số khu công nghiệp như sau: STT Khu công nghiệp Giai đoạn I Giai doạn II Đơn vị 1 Nam Thăng Long 20000 20000 ( m3/ ngày đêm) 2 Bắc Thăng Long 43000 43000 ( m3/ ngày đêm) 3 Đông Anh 12000 12000 ( m3/ ngày đêm) 4 Sóc Sơn 11000 40000 ( m3/ ngày đêm) 5 Chí Linh 40000 40000 ( m3/ ngày đêm) 6 Gia Lâm 50000 50000 ( m3/ ngày đêm) 7 NOMURA- Hải Phòng 18000 14000 ( m3/ ngày đêm) 8 Minh Đức - Bến Rưng 36000 36000 ( m3/ ngày đêm) 9 Hải Phòng ( m3/ ngày đêm) 10 Đình Vũ 37500 37500 ( m3/ ngày đêm) 11 Đồ Sơn 88000 ( m3/ ngày đêm) 12 Cái Lân 60000 ( m3/ ngày đêm) 13 Kiến An 40000 ( m3/ ngày đêm) 14 Hoà Lạc 84000 ( m3/ ngày đêm) 15 Hà Tây ( m3/ ngày đêm) 16 Xuân Mai 40000 ( m3/ ngày đêm) 17 Mê Linh 24000 ( m3/ ngày đêm) (Nguồn: DSI) Như vậy tỷ trọng nước cho công nghiệp, TTCN không nhiều nhưng đòi hỏi phải có chất lượng tốt, vì nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất. Trong khi hiện nay các nhà máy nước công xuất nhỏ, số lượng ít, nước xử lí cho chất lượng còn thập. Để đảm bảo cho tương lai phát triển của công nghiệp,TTCN ngay từ bây giờ phải đầu tư đúng mức cho hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn nước. Khi phương án quy hoạch phát tiển công nghiệp được thực hiện kéo theo sự ra đời và phát triển của các khu đô thị mới. Do đó nhu cầu về nước không đơn thuần chỉ phục vụ cho công nghiệp, mà còn phục vụ cho sinh hoạt của người dân. Nên khi tiến hành xem xét quy hoạch nguồn nước phải chú ý đến nhu cầu nước của các địa phương, đặc biệt là khu đô thị, khu trung tâm. Nhu cầu về nước của các đô thị vùng ĐBSH như sau: (đơn vị: m3/ngày đêm) stt Địa phương Năm 2000 Năm 2010 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Hưng Yên Hà Tây Ninh Bình Hà Nam Nam Định Thái Bình 537000 300000 39000 10000 51000 58000 1000 62000 20000 806000 532000 150000 49000 186000 210000 51000 196000 64000 (Nguồn: Vụ xây dựng cơ bản thuộc UBKH nhà nước) Trong những năm tới sẽ xuất hiện nhiều nhà máy nước và nhiều trạm cung cấp nước cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Chất lượng nước cũng không ngừng được cải thiện. Các nhà máy, các tram cung cấp nước phải phân bố hợp lý ngần các khu công nghiệp, khu đô thị và mang tình chất mạng. Đây vừa là đòi hỏi khách quan cũng là nhu cầu chủ quan trong quá trình phát triển công nghiệp,TTCN vùng ĐBSH. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị Để có giải pháp và sử dụng hữu hiệu cho vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước đối với công nghiệp và TTCN không phải là mục tiêu tự thân mà là sự thống nhất giữa các mục tiêu: Lợi nhuận -Thu nhập-Việc làm-Tăng trưởng. Người lao động quan tâm đến có việc làm, có thu nhập thoả đáng, doanh nghiệp quan tâm tới khả năng cạnh tranh, lợi nhuận của mình. Nhà nước quan tâm đến việc phát triển bền vững xã hội. Thoả mãn tất cả các mục tiêu trên là không thể có được, cần xác định thứ tự ưu tiên từng mục tiêu, từng cơ sở cụ thể xuất phát từ khách quan, từ định hướng phát triển của vùng, của đất nước. Trong quá trình xem xét và phân tích đề tài trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị như sau: Giải pháp : 1.Gắn quy hoạnh phát triển công nghiệp và TTCN với quy hoạnh sử dụng nguồn nước. 1.1. Mục đích Mục đính của quy hoạnh nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, chống nhiễm bẩn nguồn nước, phòng chống lũ lụt, ngăn mặn, phòng chống sa mạc hoá và cạn kiệt. Tức là điều hoà đất và nước. Đồng thời giúp cho các ngành công nghiệp và TTCN có nguồn nước ổn định, đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Quy hoạnh còn giúp cho các ngành có sự phân bố hợp lý.Tạo sự thuận lợi về thị trường -nguồn lao động - nguồn tài nguyên,... giúp cho công nghiệp TTCN phát triển tốt hơn Như vậy mục đích bao trùm của việc gắn quy hoạnh công nghiệp - TTCN với quy hoạnh sử dụng nguồn nước là sự phát triển bền vững của xã hội nói chung của vùng nói riêng trong đó có ngành công nghiệp và TTCN. 1.2. Căn cứ đưa ra giải pháp Để có căn cứ đưa ra giải pháp tôi dựa vào mục tiêu tổng quát của quy hoạnh nguồn nước vùng ĐBSH, dựa vào quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, dựa vào quy hoạch cụ thể của ngành công nghiệp, TTCN và toàn bộ thực trạng đã nêu ở chương II cụ thể như sau: 1.2.1 Căn cứ vào mục tiêu tổng quát của quy hoạch nguồn nước vùng ĐBSH Mục tiêu tổng quát của quy hoạch nguồn nước vùng ĐBSH đó là: Làm cơ sở khoa học cho việc quản lý và chỉ đạo về cấp nước sạnh cho sinh hoạt nông thôn, bảo đảm cấp đầy đủ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất Khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường. Giảm tỷ lệ bệnh tật, nâng cao sức khoẻ cho người dân trong vùng, tiết kiệm thời gian lấy nước để tăng cường cho các hoạt động kinh tế khác. Trong quá trình tính toán nhu cầu về nước của vùng được chia làm hai khu vực: khu vực nông thôn và khu vực đô thị. Khi nghiên cứu và điều tra nhu cầu về nước cho khu vực đô thị cần gắn với quy hoạch công nghiệp đô thị. Khi nghiên cứu điều tra nước cho nhu cầu nước cho khu vực nông thôn phải gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn. Để làm tốt điều này phải có sự hợp tác chặt chẽ của các cấp, ngành, các viện và sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. 1.2.2 Căn cứ vào quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH Quan điểm phát triển vùng ĐBSH trong những năm tới như sau: Một là phải đạt được tốc độ phát triển nhanh trên cơ sở đảm bảo ổn định về kinh tế xã hội và bền vững môi trường. Hai là phát triển kinh tế trong vùng phải đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân. Nghĩa là phải đạt được sự phát triển một cách toàn diện, cân đối, nhịp nhàng. Ba là mở cửa ra bên ngoài nhằm hợp tác hiệu quả với các vùng nội địa và quốc tế. Đấy mạnh hơn nữa sản xuất hàng hoá đồng thời phải thích ứng cao với biến động của thị trường. Cuối cùng đảm bảo hiện đại hoá, tránh nguy cơ tụt hậu. Chuyển nhanh nền kinh tế từ chủ yếu khai thác tài nguyên sang chủ yếu khai thác khoa học, công nghệ và lao động kỹ thuật cao. Đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở xử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển tiềm lực khoa học kỹ thuật và môi trường. 1.2.3 Căn cứ vào mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội ĐBSH trong những năm trước mắt (2000 - 2010) Mục tiêu cụ thể phát triển như sau: Tập trung sức đẩy nhanh, phát triển tiểu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phát triển nhanh tuyến kinh tế công nghiệp dọc đường 5 và đường 18. Hoàn chỉnh nâng cấp kết cấu hạ tầng trên địa bàn toàn vùng. Chú trọng nâng cấp quốc lộ 10, thúc đẩy phát triển kinh tế phần phía nam và phần ven biển. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, làm cho công nghiệp nhanh chóng chiếm vị trị chủ đạo trong nền kinh tế vùng. Phát triển mạnh dịch vụ du lịch. Phát huy, giữ gìn, không ngừng bồi bổ và làm phong phú tài nguyên. Bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Phát triển nhanh kinh tế biển trước hết là tập trung vào các ngành hải sản, vận tải thuỷ, dầu khí. Quy hoạnh tốt các khu đô thị,các khu dân cư. Quy hoạnh đời sống văn hoá xã hội theo hướng giữ gìn và phát huy truyền thống của vùng, xây dựng cuộc sống văn minh hiện đại. Giữ gìn môi trường kinh tế, sinh thái, xã hội trong lành. Đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng. Một số chỉ tiêu của vùng đến năm 2010 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế như sau: Từ 2000-2005 tăng 11,23%/ năm Từ 2005-2010 tăng 13,41% GDP năm 2010 dự kiến đạt 235556 tỷ GDP bình quân đầu người dự kiến năm 2010 là 1194 USD/ người / năm cao hơn bình quân cả nước là 21,38% 1.2.4 Căn cứ vao quy hoạnh ngành công nghiệp và TTCN. Đối với quy hoạnh phát triển công nghiệp: Thực hiện phát triển công nghiệp nhiều thành phần. Chọn bước đi thích hợp để phát triển công nghiệp nặng. Tập trung mũi nhọn phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng. Cơ sở phát triển công nghiệp vùng dựa vào năng lực nội sinh. Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trong nước trên cơ sở trang thiết bị và công nghệ do ta tạo ra, thay thế từng bước công nghệ ngoại nhập. Phát triển công nghiệp gắn với quá trình đô thị hoá. Những ngành công nghiệp lựa chọn làm khâu đột phá của vùng ĐBSH là công nghiệp chế biến(nông lâm, thuỷ sản, xi măng), công nghiệp cơ khí, điện tử, các khu công nghiệp tập trung kỹ thuật cao Trong giai đoạn 2000-2005 tập trung vào lắp ráp máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, giai đoạn 2005-2010 tập trung phát huy các khu công nghiệp Đối với quy hoạch phát triển ngành TTCN: Kết hợp hài hoà giữa phân tán và tập trung quan tâm phát triển doanh nghiệp nông thôn(đặc biệt ở thị tứ, thị trấn) tạo thành vệ tinh cho các khu đô thị lớn, hình thành mạng lưới toả ra khắp vùng. Kết hợp hài hoà giữa các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tính bí truyền cao với các sản phẩm cần nhiều lao động Phát triển sản xuất đi đôi với tiết kiệm sử dụng hợp lý năng lượng, nguyên liệu và bảo vệ môi trường. Sản phẩm của TTCN mở rộng cho cả 3 loại thị trường trong nước, ngoài nước và du lịch. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức khuyến khích sự liên kết giữa các khu vực. Trên đây là những căn cứ để đưa ra quy hoạch cụ thể của nước cho công nghiệp và TTCN vùng ĐBSH. Trong quy hoạch cụ thể này ta phân ra làm hai quy hoạch nhỏ đó là nước cho công nghiệp đô thị và nước cho công nghiệp nông thôn. 1.3. Giải pháp 1.3.1 Giáo dục tư tưởng Trong quá trình tiến hành quy hoạch phải cho các đối tượng thấy rằng: Nhu cầu về nước cho các khu công nghiệp là rất lớn. Cũng như điện và kết cấu hạ tầng, nước là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp. Do đó các ngành công nghiệp phải coi nước như là một yếu tố đầu vào của sản xuất, cũng có nghĩa phải quan tâm đồng thời đến quy mô và chất lượng nguồn nước cho ngành mình. Nước là một loại tài nguyên tái sinh nhưng không phải là một loại tài nguyên vô hạn. Khi nguồn nước khai thác quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra cạn kiệt nguồn nước, cây cối bị cằn cỗi, đất đai bị sa mạc hoá. Chính vì vậy việc bảo vệ tài nguyên nước cũng có tầm quan trọng như bảo vệ các nguồn tài nguyên khác, rừng, biển, khoáng sản,... Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng, trong đó các cơ quan chủ quản về nước đóng vai trò lãnh đạo. Để bảo vệ tài nguyên nước nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu nước cho công nghiệp, TTCN,... các đơn vị chủ quản về nước cùng với ngành công nghiệp và cơ quan sản xuất phải có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở pháp lý để đi đến những thoả thuận thống nhất trong quá trình thực thi. Riêng đối với ngành công nghiệp và các cơ sở sản xuất để thuận lợi cho quá trình hoạt động thì ngay từ khi nghiên cứu xây dựng các khu công nghiệp, các nhà đầu tư phải quan tâm thăm dò tới nguồn nước. Bố trí các khu công nghiệp gần nguồn nước hoặc thuận tiện việc cung cấp nước cho các nhà máy. Đối với các cơ quan chủ quản ngành nước, phải xây dựng được hệ thống chuẩn về chất lượng nguồn nước, chuẩn thải, các văn bản về giấy tờ cho việc sử dụng nước cho các đối tượng nói chung và công nghiệp nói riêng. 1.3.2 Đề xuất giải pháp A. Giải pháp quy hoạch nước cho công nghiệp đô thị Vùng ĐBSH với chín tỉnh thành phố sẽ hình thành nên bốn đô thị cấp I là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Ninh Bình. Hình thành nên năm đô thị cấp II là các thị xã Thái Bình, Hưng Yên, Nam Hà, Hà Đông, và thành phố Hải Dương. Các khu đô thị này có quan hệ mật thiết với các khu công nghiệp. Các thị trấn thị tứ được hình thành từ các trung tâm nông thôn và có mối quan hệ mật thiết với các ngành công nghiệp, TTCN nông thôn. Các đô thị và các trung tâm vùng ĐBSH tập trung phát triển thành ba cụm: Cụm đô thị phía Tây Bắc lấy Hà Nội làm trung tâm, cụm đô thị phía Đông lấy Hải Phòng làm trung tâm và cụm đô thị phía Nam lấy Nam Định làm trung tâm, cụ thể như sau: Cụm Hà Nội: Bố trí các xí nghiệp công nghiệp cao, các xí nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường, ở cụm Hà Nội có các khu công nghiệp tập trung: Sài Đồng với hai tiểu khu I(50- 60 ha) và II(350 ha), Đông Anh(92 ha), Sóc Sơn với hai tiểu khu: Sân bay Nội Bài(100 ha), quốc lộ 3(900 ha), Nam cầu Thăng Long(220 ha), Bắc cầu Thăng Long(280 ha). Tuyến dường 21 A có: Khu công nghiệp Hoà Lạc(450-1000 ha), khu Xuân Mai(300 - 500 ha), Sơn Tây(200 ha), Vĩnh Yên(200 ha), Mê Linh - Xuân Hoà(100 ha), Bắc Ninh(300 ha). Cụm đông bắc: bố trí các xí nghiệp cơ khí nặng, may mặc, gốm sứ, luyện kim, cơ khí mỏ. Có các khu công nghiệp: phả lại(500 ha), Chí Linh(500 ha), Mạo Khê(1500 ha), Hạ Long(600 ha), Vật Cách - Quán Toan(400-450 ha), đường 14(1000 ha), Đình Vũ(1400 ha), Kiến An - An Tràng(200 - 300 ha), Minh Đức- Bến Rừng(400 ha). Cụm phía Namc: Tập trung vào các ngành công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản và thuỷ hải sản. Có các khu công nghiệp: Tam Điệp(500 ha), Ninh Bình(200 ha), Nam Định(100 ha), Phủ Lý(100 ha), Thái Bình(100 ha). Quy hoạch nước cho các cụm như sau: Quy hoạch nước cho cụm Tây Bắc: Hạn chế khai thác nguồn nước mặt, tập trung khai thác hiệu quả nguồn nước gầm, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất công nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân. Nâng cấp, mở rộng quy mô và phạm vi khai thác của các nhà máy hiện đang hoạt động. Như nhà máy nước Hà Đông hiện đang khai thác với công xuất 0,26m3/s trong khi trữ lượng nước ở đây là 3,66 m3/s. Hay nội thành Hà Nội với 14 nhà máy chính khai thác 5,04m3/s trong khi trữ lượng nước là 13,92m3/s. Nhà máy nước Sơn Tây khai thác 0,1m3/s trong khi trữ lượng nước ở đây là 2,5m3/s,... Do đó các nhà máy đều có thể nâng công xuất nên nhiều lần trong những năm tới. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô hoạt động của các nhà máy nước hiện nay cần bố trí đặt thêm các trạm khai thác mới: Trạm khai thác nước ở Văn Lâm (trữ lượng 1,59m3/s) phục vụ cho khu công nghiệp Sài Đồng, Đài Tư, Hanel. Trạm khai thác nước ở Từ Sơn (trữ lượng 0,83m3/s) phục vụ cho khu công nghiệp Bắc Ninh, Đông Anh. Trạm khai thác nước ở Hoà Lạc phục vụ cho khu công nghiệp Xuân Mai, Láng - Hoà Lạc. Trạm khai thác ở Nội Bài phục vụ cho khu công nghiệp Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long và khu sân bay Nội Bài. Khi các nhà máy nước được đưa vào hoạt động sẽ giúp cho các khu công nghiệp có nguồn nước bảo đảm bảo phục vụ sản xuất. Ngoài ra các nhà máy nước còn cung cấp nước sinh hoạt cho dân trong vùng và tương lai còn sử dụng phục vụ nông nghiệp. Quy hoạch nước cho cụm Đông Bắc: Tăng cường khai thác nguồn nước mặt (đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất của vùng), triệt để tận dụng khai thác nguồn nước ngầm. Nâng cao chất lượng nước và công xuất của các nhà máy đang hoạt động. Đặt thêm các trạm khai thác mới như trạm khai thác nước mặt ở kênh Đình Vũ phục vụ khu công nghiệp Kiến An - An Tràng. Đặt trạm khai thác ở Đồn Sơn lấy nước từ sông Bạch Đằng phục vụ cho khu công nghiệp Minh Đức - Bến phà Rừng. Đặt trạm khai thác nước mặt ở Phả Lại phục vụ cho khu công nghiệp Chí Linh. Đặt các điểm khai thác nước ngầm ở Đông triều (trữ lượng 1.9m3/s), Đình Vũ (1,82m3/s), Đồ Sơn (0,32m3/s) phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Quy hoạch nước cho cụm phía nam: Trong tương lai đây là cụm đô thị có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá phát triển mạnh. Quy hoạch nước cho cụm này cần chú ý các vấn đề sau: Tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nguồn nước ngầm thay thế nguồn nước mặt, để không chỉ phục vụ sản xuất công nghiệp, TTCN và sinh hoạt mà còn phục vụ cả nông nghiệp, tránh tình trạng quá tải của các dòng sông vào mùa khô. Đặt các nhà máy khai thác nước ở Ninh Bình và Nam Định cần kết hợp với quy hoạch đô thị Tại Ninh Bình: Đặt các nhà máy nước ở Tam Điệp, Tam Sơn phục vụ cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Hiên nay ở đây đã có hai nhà máy nước nhưng công suất nhỏ (0,32m3/s), cần được đầu tư nâng câp. Đồng thời đặt nhà máy nước ở thị xã Ninh Bình phục vụ sản xuất công nghiệp, phục vụ sinh hoạt người dân (trữ lượng nước ở thị xã Ninh Bình là 1,04m3/s). Tại Nam Định: Cần nâng cấp và sử dụng hiệu quả hai nhà máy nước đang hoạt động là nhà máy khai thác nước ngầm công suất 2,86m3/s và nhà máy khai thác nước mặt (nguồn nước sông Hồng) công suất 0,68m3/s. Các thị xã Hà Nam, Thái Bình, cũng cần phải tăng cường khai thác nguồn nước ngầm. Hiện nay Thái Bình mới khai thác nguồn nước mặt công suất 0,23m3/s và một nhà máy nước với công suất 1,24m3/s, trong khi trữ lượng nước thăm dò là 2,07m3/s. Trong những năm tới cần đặt thêm nhà máy nước ở Thái Thuỵ phục vụ cho khu công nghiệp cảng Diêm Điền. B. Quy hoạch nước cho nông thôn Khi quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn gắn với quy hoạch nguồn nước của vùng ĐBSH không thể tách rời yếu tố sinh hoạt của người dân trong vùng. Thực chất quy hoạch cấp nước cho công nghiệp nông thôn ĐBSH là một phần của quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt cho nông thôn vùng ĐBSH. Hiện nay có khoảng 40% dân số nông thôn vùng ĐBSH được cấp nước sạch. Các địa phương trong vùng phấn đấu đến năm 2005 có 70% số dân được hưởng nước sạch, năm 2010 có 85% và năm 2015 là 100%. Trong đó phương thức cấp nước tập trung đạt 40% năm 2005, 50% năm 2010 và 75% năm 2015. Đề suất phương án cấp nước sạch cho nông thôn vùng ĐBSH như sau: Phương án 1 Khai thác nguồn nước ngầm, ưu tiên phát triển các loại hình cấp nước tập trung với quy mô lớn và vừa. Giữ nguyên các công trình cấp nước nhỏ lẻ hiện có, đồng thời cải tạo bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm được yêu cầu về chất lượng nước sạch nông thôn áp dụng những công nghệ tiên tiến trong khai thác và sử dụng cũng như cung cấp nguồn nước cho nhân dân. Tập trung hoá cao độ nhằm đón đầu sự phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn tới. Trong quá trình tập trung hoá có tính đến bảo vệ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Phương án 2 Tuỳ vào đặc điểm của mỗi vùng về phân bố dân cư, phân bố công nghiệp nông thôn để khai thác và quản lý nguồn nước. Có nghĩa là hạn chế việc cấp nước tập trung quy mô lớn trên diện tích rộng. Mà ưu tiên khai thác loại hình vừa và nhỏ cho phạm vi làng xã. Đồng thời vẫn giữ nguyên các công trình cấp nước nhỏ lẻ hiện có. Đánh giá hai phương án Phương án này thuận lợi với tính chất hộ, cụm gia đình vì đầu tư nhỏ, quản lý sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên xét về mặt phát triển kinh tế xã hội thì phương án này không tối ưu bằng phương án I Vì mỗi vùng, mỗi địa phương có đặc điểm riêng, có tính chất hoạt động sản xuất riêng. Do đó phải năng động trong việc áp dụng hai phương án trên để đem lại hiệu quả cao nhất cho xã hội 2. Đề xuât phương án hoạt động của ngànhnước. Phương án thứ nhất Phát triển đồng bộ ngành công nghiệp và ngành nước, trên quan điểm đây là hai ngành độc lập, nhưng có vai trò bổ trợ cho nhau. Hai ngành đều phát triển theo cơ chế thị trường xoá bỏ bao cấp, mở rộng dịch vụ hướng tới sự hiệu quả và vững bền về mặt tài chính Đối với ngành công nghiệp sản phẩm là các loại hàng hoá thì đối với ngành nước sản phẩm là nước sạch. Hay nói khác đi nước có giá trị như những loại hàng hoá kinh tế khác, không loại trừ các yếu tố độc quyền và giá cả của nó được quy định bởi thang chất lượng Như vậy ngành nước sẽ bán nước cho các cơ sở theo giá thoả thuận giữa các bên, không có sự can thiệp của chính phủ. Hoạt động kinh doanh của ngành nước có quyền lợi, nghĩa vụ như những ngành khác. Điều này sẽ thúc đẩy ngành nước phát triển năng động và hiệu quả hơn. Đánh giá phương án I Khi thực hiện phương án này sẽ xuất hiện hàng loạt nhà máy khai thác và cung cấp nước theo nhu cầu thị trường(mà ở đây là nhu cầu sản xuất công nghiệp và dân cư). Như vậy quy hoạch các nhà máy nước phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp. Ngược lại các khu công nghiệp muốn sử dụng nguồn nước có chất lượng, giá thành lại rẻ thì trước khi phát triển phải tham khảo đến sự phân bố của nguồn nước. Điều quan trọng hơn là khi thực hiện phương án này chúng ta sẽ quản lý được cả nguồn nước đầu vào và đầu ra của các nhà máy xí nghiệp. Đồng thời để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, bền vững nhất, tự bản thân ngành nước phải có trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn nước. Thực chất của phương án này là tạo mối quan hệ ràng buộc quản lý lẫn nhau giữa hoạt động công nghiệp và TTCN và hoạt động khai thác sử dụng nguồn nước. Gắn lợi ích thiết thực của các ngành với nhau để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các ngành. Phương án thứ hai Quy hoạch phát triển gắn với quy hoạch nguồn nước. Các cơ sở công nghiệp tự khai thác nước cung cấp cho chính mình dưới sự quản lý của cơ quản chủ quản. Đánh giá phương án II Phương án này chỉ có thể áp dụng cho các khu công nghiệp mới, các khu chế xuất các khu công nghiệp đặc thù,... Vì nhu cầu nước cho hoạt động sản xuất trong các khu là rất lớn, có điều kiện sử lý nước sạch và nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Những đối với các khu công nghiệp cũ nằm trong nội thành lại rất khó khăn. Do quy mô sản xuất của các đơn vị nhỏ, lại nằm xen kẽ với các khu dân cư, nguồn nước tại các cơ sở nằm chung với nguồn nước sinh hoạt của người dân thành phố. Nếu cho phép các cơ sở tự do khai thác nước sẽ dẫn đến tình trạng không quản lý được nguồn nước sạch, nguồn nước thải gây cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước chủ yếu là nước ngầm. Vì vậy không thể chọn giải pháp này cho các khu công nghiệp nội thành Phương án ba Nếu xét toàn diện các khu công nghiệp tập trung trong toàn thành phố mang lại hiệu quả kinh tế xã hội không cao, có chiều hướng giảm mạnh trong những năm tới, nếu không có biện pháp quy hoạch và cải tiến kịp thời. Ví dụ như thành phố Hà Nội với 9 khu công nghiệp tập trung trong nội thành chỉ tạo ra 10-15% giá trị sản lượng công nghiệp thành phố. Trong khi đó các khu công nghiệp này lại chiếm một diện tích khá lớn(256 ha). Mặt khác các chất thải của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường thành phố, điều này đặc biệt đúng với môi trường nước. Vì vậy hoạt động của các khu công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân đô thị, ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, ảnh hưởng đến các ngành liên quan như du lịch, y tế, giao thông vận tải,... Để cải thiện tình hình trên ta đưa ra phương án ba như sau: Tăng cường vốn đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực cấp nước hiện có, mở rộng phạm vi cấp nước, xây dưng thêm các nhà máy cấp nước mới, chú trọng xây dựng tại các khu ngoại thành theo nguồn nước cho phép làm cơ sở hạ tầng để di chuyển các khu công nghiệp cũ, lạc hậu ra khỏi thành phố(Ví dụ như các khu công nghiệp trong nội thành Hà Nội có thể chuyển về Xuân Mai, Đông Anh hay Gia Lâm). Đánh giá phương án III Phương án được thực hiện sẽ giúp cho việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân thành phố thuận lợi hơn rất nhiều. Hơn nữa khi di chuyển các khu công nghiệp ra khỏi thành phố sẽ giảm phần lớn tác nhân gây ô nhiễm môi trường, giúp cho sức khoẻ của người dân được cải thiện đáng kể. Phương án này mang tính chiến lược không những đối với những đô thị phát triển trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng. Mà còn rất quan trọng, có tầm nhìn xa mang tính đón đầu đối với các khu đô thị mới. Như vậy phương án này tối ưu hơn hai phương án trên rất nhiều. Nó giải quyết 3 vấn đề đó là quy hoạch để bảo vệ tài nguyên nước, quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch phát triển đô thị. Tuy nhiên để đạt được lợi ích kinh tế xã hội ngày một tốt hơn, các nhà quy hoạch cần kết hợp sáng tạo giữa 3 phương án nêu trên trong quá trình thực hiện quy hoạch 3. Kết luận Mọi giải pháp đều có tính tương đối. Nhưng ta nên thống nhất quan điểm: Nước là một loại hàng hoá có giá trị kimh tế và cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội, cho sản xuất, cho dịch vụ, và cho tiêu dùng. Vấn đề nghiên cứu quy hoạch nguồn nước và phát triển ngành nước phải đặt trong biện pháp tài chính nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, đồng thời phải theo các quan điểm địa chất, thuỷ văn, kỹ thuật, kinh tế.Từ đó cân đối các yếu tố để lựa chọn phương pháp tối ưu để tiến hành quy hoạch. II. Các kiến nghị Hoàn thiện hệ thống chính sách Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước không đơn thuần chỉ là việc làm đối với nguồn nước đầu vào mà còn cần làm với cả nguồn nước đầu ra(nước thải). Kiểm soát được lượng nước thải và nồng độ thải là rất khó khăn nhưng có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ môi trường sống cho con người nói chung và cho môi trường nước nói riêng. Hiện nay nhiều tỉnh, huyện chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp, TTCN mà đang trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, thử nghiệp con đường đi cho mình. Chưa xác định rõ được ngành nghề lợi thế, những ngành được ưu tiên mà chủ yếu là dân kinh doanh tự phát theo khả năng của mình. Do vậy khi sản xuất công nghiệp và TTCN bung ra thì nhiều vấn đề không kiểm soát nổi trong đó có ô nhiễm môi trường. Do đó ngay từ bây giờ các giải pháp và chính sách về môi trường phải được xây dựng hoàn chỉnh như mọi chính sách khác 1.1 Đảng và nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống quan điểm chính sách đối với việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng. Quan điểm chính sách khai thác bảo vệ tài nguyên nước phải được cụ thể hoá và chi tiết hơn. Việc phân ngành, phân cấp quản lý càng chi tiết bao nhiêu thì hiệu quả bảo vệ và quản lý càng thuận lợi bấy nhiêu. ở đây cần làm rõ vai trò của nước đối với công nghiệp TTCN. Từ đó đưa ra trách nhiệm và nghĩa vụ của công nghiệp và TTCN trong việc khai thác, bảo vệ nguồn nước. Trách nhiệm đó được thông qua công cụ là thuế như tài nguyên, lệ phí thải,... Đồng thời cũng phải quy định thật cụ thể phạm vi, quy mô khai thác của từng nguồn nước và phạm vi, quy mô và tiêu chuẩn thải của từng đơn vị công nghiệp,TTCN. 1.2 Khi xây dựng các chính sách, các điều luật về tài nguyên nước phải có cái nhìn chính xác về vai trò, đặc điểm của nước. Xây dựng trên cơ sở chung là luật tài nguyên và cơ sở riêng dựa vào vai trò và đặc điểm của nước đối với mỗi lĩnh vực. Riêng đối với công nghiệp và TTCN Hoạt động luôn có sự phát triển biến động không ngừng do đó phải luôn điều chỉnh, bổ sung để tăng cường hơn nữa vai trò của chúng trong việc quản lý nguồn nước và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là: Rà soát đánh giá lại các chế định, tiếp tục nghiên cứu để sớm ban hành các văn bản pháp luật mới đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển các ngành công nghiệp và TTCN trong ngắn hạn và định hướng dài hạn Nghiên cứu để xây dựng hệ thống pháp luật môi trường nói chung và môi trường nước cho công nghiệp vàTTCN nói riêng có được sự tương đồng với pháp luật môi trường của các nước trong khu vực và trên thế giới. Cải tiến quy trình xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật môi trường nói riêng theo hướng nâng cao tính cụ thể, chi tiết, rõ ràng, một nghĩa trong các luật và pháp lệnh, hạn chế ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật để nâng cao tính hiệu quả tính thời gian, trùng lặp giữa các văn bản pháp luật, khắc phục những mâu thuẫn. ở địa phương, tỉnh, huyện hạn chế việc ban hành các ban hành các nghị quyết, quyết định mang tính chất chung chung, hoặc sáng chế những văn bản trái với các văn bản pháp luật của trung ương. Tăng cường soạn thảo các chỉ thỉ nhằm thực thi các văn bản pháp luật của TW trong phạm vi của điạ phương, đồng thời kiểm tra việc thực hiện chúng một cách thường xuyên. 1.3. Đổi mới, củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ quan hành pháp, nâng cao năng lực tri thức pháp luật cũng như năng lực và phẩm chất thực hành pháp luật của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, đặc biệt ở cấp địa phương. Cùng với việc cải cách nền hành chính quốc gia, cần nghiên cứu để đổi mới, tinh giảm, củng cố kiện toàn các cơ quan hành pháp trong lĩnh vực môi trường, cải tiến đơn giản hoá các thủ tục, hạn chế các việc kiểm tra chồng chéo trùng lặp giữa các cơ quan nhà nước đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặt khác cần nâng cao ý thức pháp luật, từng bước tạo tập quán tuân thủ pháp luật trong các tầng lóp dân cư, các đơn vị hoạt động sản xuất,... 1.4 Trong quá trình thực thi các chính sách rất cần sự năng động,sáng tạo nhằm đạt được lợi ích cao nhất cho xã hội. 2. Tìm các giải pháp về KHKT trong xử lý nước thải Phải tìm các biện pháp sử lý tổng hợp, sử dụng quay vòng dùng lại và triệt để tiết kiệm. Các biện pháp tổng hợp chống ô nhiễm bẩn môi trường cần được chú ý quan tâm nghiên cứu, sớm đi vào thực tiễn. Lựa chọn các hình thức đổi mới công nghệ thích hợp nhằm đổi mới nhanh và có hiệu quả. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng giảm hoặc loại bỏ chất thải, hoàn thiện các kỹ thuật làm sạch và trung hoà các cặn bã công nghiệp TTCN. Nâng trình độ từ kỹ thuật thủ công, cơ khí hoá bộ phận ở trình độ thấp là chính lên trình độ cơ khí hoá với phạm vi rộng hơn, ở trình độ cao hơn, thực hiện hoá học hoá và sinh học hoá ngằm làm sạch nguồn nước và tái sử dụng nguồn nước cho hoạt động kinh tế. Như sử dụng Bioga lấy khí đốt hay lên men, nấm, lọc ở các ao hồ để nuôi cá,... áp dụng KHKT nhiều trình độ trong xử lý nước thải công nghiệp, TTCN trong các khu vực. Đây là vấn đề quan trọng, linh động trong việc xử lý nước thải, và mỗi cơ sở mỗi địa phương có đặc điểm khác nhau, mặt khác trong mỗi vùng lại có những sản xuất khác nhau. Do đó kết hợp xử lý nước thải như thế nào cho hiệu quả là bài toán khó, rất cần các nhà khoa học tham gia thực hiện Cần tích cực đầu tư, áp dụng công nghệ không ít gây ô nhiễm cho công nghiệp và TTCN như dùng lò Tuynal thay lò đứng trong nung gạch, ngói, dùng ga thay dầu làm chất đốt thay than trong nung gốm sứ,... Nhà nước có quy định về nồng độ chất thải cho phép có trong nước của các nhà máy, xí nghiệp trước khi thải ra sông, hồ đặc biệt đối với các nhà máy hoá chất, các nhà máy sản xuất nông sản phẩm, các khu công nghiệp. Các làng nghề nước thải thường thải chung với nước thải sinh hoạt và chăn nuôi, do đó lượng nước thải ra rất lớn. Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải là vấn đề mà chúng ta cần phải hết sức quan tâm và lưu ý. Hệ thống ở các ngõ, xóm cần phải được xây dựng lại. Loại cống thoát nước đơn giản nhất là loại cống có nắp hoặc không có nắp đậy. Cống tròn bê tông hoặc bê tông cốt thép đặt trong các khu vực đặc biệt như đi qua khu tập trung đông dân cư, khu vực nhiều nước bẩn. Cống thoát nước phải đủ lớn, dễ thoát nước và không làm mất vệ sinh. Hệ thống thoát nước chung với đập tràn thoát nước để xả nước ra các sông suối, kênh mương gần nhất. 3. Xây dựng hồ chứa nước Tài nguyên nước vùng ĐBSH bao gồm nước mặt và nước dưới đất trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho thấy rằng việc dư thừa và phân bố không đều trong năm của lượng mưa đã gây ra nhiều tai hoạ lớn cho Việt Nam. Đây chính là một khía cạnh môi trường rất quan trọng của tài nguyên trong vùng. Xây dựng hồ chứa nước là một trong những giải pháp quan trọng trong việc sử dụng tổng hợp nguồn nước. Hồ chứa có tác dụng to lớn trong việc phòng chống lũ, chống lụt, cấp nước, phát điện, bảo vệ sức khoẻ, phát triển nghề cá, du lịch, và giao thông vận tải thuỷ. Cho đến nay hồ chứa vẫn là biện pháp duy nhất để điều tiết dòng chảy trong năm và nhiều năm. việc chủ động cắt giảm lượng nước trong mùa lũ, tăng lượng nước cho mùa cạn có thể đi đến giải quyết tận gốc rễ nạn lụt và nạn thiếu nước. Hồ chứa còn có tác dụng làm tăng nguồn nước ngầm, cải tạo khí hậu cho những vùng xung quanh. 4. Kết hợp quy hoạch giữa đô thị công nghiệp và nguồn nước Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với quá trình đô thị hoá. Các khu công nghiệp sẽ dần dần hình thành nên các trung tâm kinh tế. Bước đầu nước mới chỉ của các khu công nghiệp sau đó sẽ là của các khu đô thị mới. Do đó khi quy hoạch công nghiệp cũng cần phải kết hợp quy hoạch các khu đô thị. Đồng thời khai thác và sử dụng nguồn nước không chỉ là vấn đề trước mắt mà phải là vấn đề lâu daì. Không mang tính đơn lẻ mà là sự kết hợp hài hoà nhiều yếu tố. 5. Kết hợp hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và hướng phát triển lâu dài Quy hoạch phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch nguồn nước là vấn đề cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên không thể một sớm một chiều có thể làm ngay được. Do đó vấn đề trước mắt hiện nay là làm sao sớm khắc phục những tồn tại như thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước,... Phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng và đưa luật môi trường trở thành công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. 6. Tăng cường khai thác nguồn nước ngầm Nguồn nước ngầm vùng ĐBSH đồi dào, phong phú, lại có chất lượng tốt và độ ổn định cao do đó cần tăng cường khai thác nguồn nước ngầm cho các hoạt động của người dân trong vùng. Từ sinh hoạt đến sản xuất công nghiệp và TTCN, hoạt động du lịch, và cả sản xuất nông nghiệp. Làm tốt điều này sẽ giúp chúng ta được sử dụng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn, đảm bảo hơn cho sức khoẻ cộng đồng và tránh được tác động xấu của thiên nhiên,... Kết luận Vùng ĐBSH là một vùng có vị trí địa lý thuận lợi và quan trọng, là cửa ngõ vịnh Bắc Bộ có hải cảng, sân bay và hệ thống giao thông thuận lợi, có thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai trong số bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, là một trong hai vựa lúa lớn nhất trong cả nước và là một trong cái nôi văn hoá lâu đời của dân tộc. Do đó vùng có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển và bảo vệ tổ quốc nói chung, phát triển kinh tế nói riêng. Kinh tế vùng ĐBSH sau những năm đổi mới đã có những bước phát triển mạnh, nhiều nghề truyền thống được khôi phục và nhiều nghề mới ra đời. Kinh tế phát triển theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp và TTCN được xác định là những ngành mũi nhọn. Vì vậy vấn đề quy hoạch và phát triển công nghiệp, TTCN trong vùng rất được quan tâm. Đi đôi với việc phát triển kinh tế phải kết hợp với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Khi công nghiệp và TTCN ngày càng phát triển thì mức độ phát thải càng cao, tiềm năng gây ô nhiễm càng lớn. Một trong những môi trường bị tác động lớn nhất là môi trường nước. Nước không chỉ đơn thuần là môi trường sống của con người mà còn là nguồn tài nguyên quý giá có vai trò quan trọng đối với hoạt phát triển của con người. Do đó ngay từ bây giờ để phát triển công nghiệp và TTCN - ngành mũi nhọn của vùng - thì việc nghiên cứu giải pháp quy hoạch nước cho công nghiệp, TTCN là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho vùng, cho xã hội. Phụ Lục Bảng1: Nhu cầu về nước của một số khu công nghiệp tập trung vùng ĐBSH STT Địa phương Giai đoạn I Giai doạn II Đơn vị(m3/ ngày đêm) 1 Nam Thăng Long 20000 20000 (m3/ ngày đêm) 2 Bắc Thăng Long 43000 43000 (m3/ ngày đêm) 3 Đông Anh 12000 12000 (m3/ ngày đêm) 4 Sóc Sơn 11000 40000 (m3/ ngày đêm) 5 Chí Linh 40000 40000 (m3/ ngày đêm) 6 Gia Lâm 50000 50000 (m3/ ngày đêm) 7 NOMURA- Hải Phòng 18000 14000 (m3/ ngày đêm) 8 Minh Đức - Bến Rưng 36000 36000 (m3/ ngày đêm) 9 Hải Phòng (m3/ ngày đêm) 10 Đình Vũ 375000 375000 (m3/ ngày đêm) 11 Đồ Sơn 88000 (m3/ ngày đêm) 12 Cái Lân 60000 (m3/ ngày đêm) 13 Kiến An 40000 (m3/ ngày đêm) 14 Hoà Lạc 84000 (m3/ ngày đêm) 15 Hà Tây (m3/ ngày đêm) 16 Xuân Mai 40000 (m3/ ngày đêm) 17 Mê Linh 24000 (m3/ ngày đêm) (Nguồn số liệu thống kê 2000) Bảng2. Tổng sản phẩm trong nước 1995 - 2000 tính theo giá hiện hành Tổng nhà nước Nông lâm, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1995 228892 62219 27,18% 65820 28,76% 100853 44,06% 1996 272036 75514 27,76% 80876 29,73% 115646 42,51% 1997 313623 80826 29,71% 100595 32,08% 132202 42,15% 1998 361010 93072 25,77% 117299 32,49% 150645 41,73% 1999 399942 101723 25,78% 137959 34,49% 160260 40,08% (Nguồn số liệu thống kê năm 2000) Bảng 3. Giá trị sản suất công nghiệp vùng ĐBSH 1999 Theo giá so sánh 1994 đơn vị: tỷ đồng Stt ĐBSH 1999 A B C Tổng 1 Hà Nội 7309.1 4221.4 1568.8 13099.3 2 Hải Phòng 2303.9 2977.7 1207.3 6488.9 3 Hà Tây 387.2 627.2 1276.8 2291.2 4 Hải Dương 1862.1 139.2 600.5 2601.8 5 Hưng Yên 126.0 601.6 347.9 1075.5 6 Hà Nam 455.6 258.1 713.7 7 Nam Định 839.0 8.2 469.0 1316.2 8 Thái Bình 312.7 0.1 977.8 1290.6 9 Ninh Bình 232.8 0.5 189.5 422.8 Tổng ĐBSH 13828.4 8575.9 6895.7 29300 Cả Nước 72604.3 58019.0 36342.0 166965.3 Tỷ lệ % 19.046 14.78 18.974 17.548 Nguồn số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam năm 1975- 2000 Bảng 4. Tình hình khai thác nước tại các địa phương đơn vị: m3/ s Stt Địa phương Nước mặt Nước ngầm Hà Nội 5,04 2 Hà Đông 0,26 3 Sơn Tây 0,18 4 Gia Lâm 1,47 5 Vĩnh Phúc 2,37 1,47 6 Bắc Ninh 0,04 7 Hải Phòng 1,25 1,82 8 Thái Bình 0,23 2,06 9 Ninh Bình 0,07 2,24 10 Hưng Yên 0,023 0,85 11 Hải Dương 0,23 0,46 12 Bắc Giang 0,04 0,82 13 Nam Định 0,68 0,82 (Nguồn DSI) Bảng 5: Giá trị sản xuất 1995 - 1999 phân theo địa phương đơn vị: tỷ đồng Stt Địa phương 1995 1996 1997 1998 1999 1 Hà Nội 8479 9495.1 10810.7 12205.9 13099.3 2 Hải Phòng 3155.4 3779.9 4945.3 5681.5 6488.9 3 Hà Tây 1569.7 1777.3 1944.4 2097.8 2291.2 4 Hải Dương 1601.8 1895.1 2431.5 2694.0 2601.8 5 Hưng Yên 302.7 328.3 496.9 711.1 1075.5 6 Hà Nam 251.1 282.4 314.8 422.2 713.7 7 Nam Định 962.5 990.4 1079.7 1228.0 1316.2 8 Thái Bình 985.7 1062.4 1160.8 1238.3 1290.6 9 Ninh Bình 282.6 312.9 35705 425.9 442.8 10 ĐBSH 17590.5 19923.8 23541.6 26704.7 29300.0 11 Cả nước 103374.7 118096.6 134419.7 151223.3 166965.3 Nguồn: Số liệu thống kê năm 2000 Bảng 6: Số cơ sở sản xuất 1995 - 1998 phân theo địa phương đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Số liệu thống kê năm 2000 Stt Địa phương 1995 1996 1997 1998 1 Hà Nội 18002 17825 16621 14831 2 Hải Phòng 12176 12698 10531 10678 3 Hà Tây 57808 57275 56907 48339 4 Hải Dương 21412 22111 21198 18987 5 Hưng Yên 11337 11709 13761 12656 6 Hà Nam 16569 16566 14697 14510 7 Nam Định 26506 26515 26632 25975 8 Thái Bình 69504 66963 57176 52942 9 Ninh Bình 10322 10195 11906 11864 10 ĐBSH 243636 241857 229429 210782 11 Cả nước 615374 626129 617805 592948 Bảng 7: Tỷ trọng giá trị của các vùng so với toàn quốc(1995- 1999) trong sản xuất công nghiệp đơn vị % STT Vùng 1995 1996 1997 1998 1999 1 Đồng bằng Sông Hồng 17,015 16.87 17.513 17.659 17.548 2 Đồng Bắc 6.658 6.603 6.683 6.956 6.891 3 Tây Bắc 0,31 0.308 0.296 0.326 0.329 4 Bắc Trung Bộ 3.584 3.375 3.274 3.208 3.148 5 Duyên Hải Nam Trung Bộ 4.809 4.728 4.823 4.760 4.747 6 Tây nguyên 0.628 0.618 0.600 0.561 0.595 7 Đông Nam Bộ 50.005 50.965 50.753 50.928 51.799 sô Đồng Bằng Sông Cửu Long 11.837 11.138 10.635 10.190 9.531 (Số liệu thống kê Việt Nam năm 2000) Bảng 8: Giá trị sản xuất công nghiệp các vùng trong toàn quốc(1995-1999) theo giá so sánh năm 1994 đơn vị: tỷ đồng STT Vùng 1995 1996 1997 1998 1999 1 Đồng bằng Sông Hồng 17590.5 19923.8 23541.6 26704.7 29300 2 Đồng Bắc 6882.8 7798.6 8983.9 10520.3 11505.9 3 Tây Bắc 320.5 364.4 398.3 493.7 550.6 4 Bắc Trung Bộ 3705.2 3986.2 4401.5 4852.5 5257.5 5 Duyên Hải Nam Trung Bộ 4972 5584 6484 7198.9 7926.6 6 Tây nguyên 649.6 731.0 807.4 848.7 994.2 7 Đông Nam Bộ 51693.2 60188.2 68222.6 77015.8 86486.9 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 12236.9 13154 14296.4 15409.9 15914.2 (Số liệu thống kê Việt Nam năm 2000)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV606.doc
Tài liệu liên quan