Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tại quận 12 – TP. Hồ Chí Minh

2.4 Đối với Hiệu trưởng các trường THPT - Hiệu trưởng các trường cần tăng cường tổ chức giao lưu để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trong việc tổ chức thao giảng giữa các trường hiện nay đa phần chú ý vào việc giảng dạy trên lớp, các môn học văn hóa, không tổ chức giao lưu, dự giờ các tiết HĐGD NGLL, do đó để giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, Hiệu trưởng các trường cần đưa HĐGD NGLL vào chương trình giao lưu kinh nghiệm các trường. - Để quản lý tốt HĐGD NGLL, Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu trên, thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. Sau mỗi lần tổ chức cần rút kinh nghiệm, đánh giá kịp thời. - Hiệu trưởng cần dành kinh phí thích đáng cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL.

pdf112 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tại quận 12 – TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch có sự hướng dẫn cụ thể về thời gian tổ chức, cách tổ chức, cho lực lượng giáo viên. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân cụ thể, có như vậy giáo viên sẽ hiểu được mục đích, yêu cầu của hoạt động và có trách nhiệm của cá nhân trong khâu tổ chức hoạt động này. - Tổ chức các tiết HĐGD NGLL mẫu để các GVCN dự, sau đó tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm để trao đổi kinh nghiệm tổ chức, cách tổ chức nhằm giúp giáo viên có định hướng về cách tổ chức tiết HĐGD NGLL cho lớp mình quản lý. - Đầu năm học phải có sự thống nhất các kế hoạch trong nhà trường về thời gian tổ chức, bộ phận quản lý, chỉ đạo để khi thực hiện sẽ diễn ra đồng bộ, không bị chồng chéo. - Kế hoạch tổ chức HĐGD NGLL phải được thực hiện đầu năm học và triển khai đến tất cả CBQL, giáo viên trong trường để chủ động sắp xếp thời gian hoạt động cho phù hợp. - Thường xuyên làm phong phú, làm mới về nội dung và hình thức tổ chức HĐGD NGLL để giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơn. Đối với học sinh - Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, GVCN phải thường xuyên tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng, tình cảm, nhu cầu học sinh để có sự điều chỉnh về nội dung và hình thức tổ chức cho phù hợp để có tác động tốt đến từng đối tượng học sinh nhằm đạt được mục tiên giáo dục. - Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, Đoàn thanh niên, GVCN phải có sự tuyên truyền, giải thích, giáo dục ý thức, thái độ, động cơ tham gia HĐGD NGLL và tầm quan trọng của hoạt động này cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, . - Phải thay đổi hình thức và nội dung tổ chức HĐGD NGLL, làm cho hoạt động này phong phú, hấp dẫn về nội dung, hình thức tổ chức nhằm làm cho học sinh cảm thấy yêu thích, lôi cuốn tham gia tích cực góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động. Đối với Cha Mẹ học sinh Trong quá trình giáo dục, một lực lượng không thể thiếu đó chính là giáo dục gia đình. Cha Mẹ học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo dục đạt kết quả cao, là lực lượng gần gũi học sinh hàng ngày ngoài giờ học chính thức tại trường. Do đó chúng ta cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của Cha Mẹ học sinh về tầm quan trọng của HĐGD NGLL. Các biện pháp cụ thể như: - Đầu năm phải tổ chức Đại hội Cha Mẹ học sinh và bầu được Ban đại diện Cha Mẹ học sinh của trường. Từ đó duy trì các các cuộc họp của Ban đại diện với nhà trường định kỳ hàng tháng. Qua đó Hiệu trưởng sẽ tuyên truyền, khuyến khích và vận động Ban đại diện Cha Mẹ học sinh của trường, Ban chấp hành chi hội các lớp khuyến khích, động viên con em mình tham gia tích cực HĐGD NGLL. - Hàng tháng khi tổ chức các HĐGD NGLL, GVCN mời Ban chấp hành chi hội lớp cùng dự các tiết HĐGD NGLL của lớp để Cha Mẹ học sinh thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, cùng tham gia với học sinh, đó chính là nguồn động viên học sinh tham gia tích cực. - Nhà trường có hướng dẫn, chỉ đạo GVCN thông báo các kết quả theo dõi về tình hình học tập, kỷ luật của học sinh, thông báo các lịch hoạt động ngoại khóa, HĐGD NGLL của trường cho phụ huynh biết để phụ huynh phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động, cũng như phân phối thời gian học tại nhà hợp lý để học sinh có điều kiện tham gia các hoạt động của nhà trường. 3.4.2 Đổi mới nội dung tổ chức HĐGD NGLL a. Mục tiêu của biện pháp Nội dung của HĐGD NGLL rất phong phú và đa dạng, chúng phục vụ cho các mục tiêu giáo dục toàn diện, bổ sung và khắc phục những nhược điểm của hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp. Nội dung chương trình HĐGD NGLL là nhằm phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội. Nội dung chương trình các HĐGD NGLL nhằm cập nhật những thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng thời tạo cơ hội cho các em phát triển các khả năng của mình trong các HĐGD NGLL. Do đó, hiệu trưởng cần đổi mới nội dung tổ chức HĐGD NGLL cho thích hợp với giáo viên, học sinh và điều kiện cho phép của nhà trường, địa phương. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Nội dung chương trình HĐGD NGLL được xây dựng trên cơ sở của yêu cầu về nội dung giáo dục THPT theo điều 28 Luật giáo dục có nêu: “Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh” [5, trang 22]. • Căn cứ vào yêu cầu về nội dung, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nội dung HĐGD NGLL cấp THPT được chia theo 10 chủ đề hoạt động trong 12 tháng, đó là: - Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. - Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. - Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. - Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng. - Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp. - Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác. - Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ - Tháng 6R R-7-8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. • Ban chỉ đạo HĐGD NGLL và giáo viên phải nắm chắc nội dung hoạt động của từng chủ đề từng tháng, mỗi chủ đề có mục tiêu giáo dục riêng, từ mục tiêu đó định hướng giáo viên trong việc xây dựng nội dung cho hoạt động của chủ đề tháng.  Cách thực hiện: - Từ nội dung hoạt động theo chủ đề hàng tháng, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL định kỳ hàng tháng họp để bàn thống nhất nội dung tổ chức HĐGD NGLL phù hợp với đơn vị của mình, nên tích hợp thêm một số nội dung cần thiết trong xã hội hiện nay mà giáo viên, học sinh, phụ huynh quan tâm để nội dung tổ chức thêm phần phong phú kích thích học sinh nhiệt tình tham gia. - Từ nội dung chủ đề hoạt động từng tháng, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL cần xây dựng kế hoạch hướng dẫn cụ thể, các nội dung cần tích hợp vào, hướng dẫn thực hiện để giáo viên chủ động cụ thể hóa thành nội dung cho hoạt động của từng tuần, đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động từng tuần với nhau, giáo viên phải lựa chọn những hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của tuần, của tháng. - Giáo viên các lớp có thể xây dựng kế hoạch triển khai HĐGD NGLL theo hình thức 1 tháng làm 1 lần. - Sau mỗi chủ đề hàng tháng, GVCN và học sinh lớp phải có tổng kết xem nội dung tháng đó lớp mình đã triển khai đầy đủ chưa, phù hợp không, có phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia chưa, cần thêm những nội dung gì?... Các ý kiến đóng góp này nộp về cho Ban chỉ đạo HĐGD NGLL để Ban chỉ đạo có hướng điều chỉnh thích hợp cho chủ đề tháng tiếp theo. 3.4.3 Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL a. Mục tiêu của biện pháp Yêu cầu của phương pháp giáo dục THPT theo điều 28 Luật giáo dục có nêu: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm cùa từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.” [5, trang 23]. Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL phải phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh phải thực sự giữ vai trò chủ thể của hoạt động với sự giúp đỡ, định hướng của GVCN để thực hiện có hiệu quả các HĐGD NGLL. Qua quá trình khảo sát thực tế tại các trýờng, hiện nay các trýờng chýa có sự ðổi mới nhiều trong các hình thức tổ chức HĐGD NGLL, các hình thức đa số được lặp đi, lặp lại gây ra sự nhàm chán cho học sinh, chính vì thế cần phải đối mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL trong nhà trường THPT. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL phải phù hợp với tình đặc điểm, điều kiện của nhà trường, địa phương, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, phương pháp tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt sao cho thích hợp được với học sinh, với giáo viên và phù hợp với điều kiện cho phép. • Phải đa dạng hóa các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phương pháp đã quá quen thuộc với học sinh gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. • Phải lựa chọn những phương pháp tổ chức cho phù hợp với nội dung của tuần, của tháng. Những phương pháp này có thể thay đổi hoặc được nhắc lại ở mỗi chủ đề tháng. Điều đó có tác dụng giúp học sinh thực hiện các HĐGD NGLL một cách linh hoạt và chủ động hơn. • HĐGD NGLL phải khai thác và phát huy được tiềm năng của gia đình, các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào tổ chức hoạt động cho học sinh.  Cách thực hiện: Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL rất đa dạng và phong phú, chúng ta nên áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. - Hàng năm khi xây dựng xong kế hoạch HĐGD NGLL của trường trong một năm học, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL nên tổ chức một buổi tập huấn cho GVCN, Cán bộ lớp, Cán bộ đoàn các phương pháp áp dụng tổ chức HĐGD NGLL như: phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, trò chơi, hoạt động nhóm nhỏ, diễn đàn. Hướng dẫn GVCN xây dựng cấu trúc của các hoạt động theo chủ đề tháng, có thể gợi ý một cấu trúc của chủ đề tháng gồm: o Tên chủ đề. o Mục tiêu giáo dục của chủ đề. o Nội dung hoạt động của chủ đề. o Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể: + Tên hoạt động và thời gian hoạt động. + Mục tiêu hoạt động. + Nội dung hoạt động. + Công tác chuẩn bị. + Tổ chức hoạt động. + Kết thúc hoạt động:  Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm về ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện.  Ý kiến học sinh về kết quả hoạt động.  Ban giám khảo,hoặc cố vấn cho ý kiến đóng góp.  Vài tiết mục văn nghệ, trò chơi, câu đó góp vui.  GVCN, PHHS phát biểu. - Từ kế hoạch năm, Ban chỉ đạo cho xây dựng kế hoạch tháng và triển khai về cho GVCN, trong kế hoạch này nên có một số gợi ý về nội dung, phương pháp tổ chức và thống nhất thời gian tổ chức. GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động cho đơn vị lớp mình, phân chia các thành viên trong lớp thực hiện. Giao nhiệm vụ cho đội ngũ Cán bộ lớp sẽ giúp các em tạo thế chủ động khi điều hành hoạt động. Điều đó giúp phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng đáp ứng trong mọi tình huống của học sinh. Cán bộ lớp sẽ chủ động trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân với phương châm “Lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp tham gia”. - Ban chỉ đạo có phân công kiểm tra tình hình các lớp chuẩn bị hoạt động đến đâu rồi, GVCN có kế hoạch kiểm tra học sinh trong lớp thực hiện đến đâu, có khó khăn gì không sau đó đóng góp ý kiến xây dựng cho hoàn chỉnh kế hoạch, các phương pháp tổ chức nhằm đạt kết quả cao trong việc tổ chức HĐGD NGLL. 3.4.4 Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD NGLL a. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho Hiệu trưởng, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL quản lý, chỉ đạo và triển khai tốt HĐGD NGLL của nhà trường; đồng thời đổi mới hình thức tổ chức để HĐGD NGLL phong phú về các hình thức tổ chức giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng HĐGD NGLL. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • HĐGD NGLL ở trường THPT rất đa dạng và phong phú, song do những nhu cầu thực tiễn mà hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua 3 hình thức tổ chức cơ bản sau đây: Tiết chào cờ đầu tuẩn; Tiết hoạt động tập thể của lớp hàng tuần; Hoạt động giáo dục theo chủ đề hàng tháng. • Các hình thức tổ chức HĐGD NGLL trong nhà trường THPT có thể kể đến như: o Tổ chức thi tìm hiểu về địa phương, đất nước, con người, tập quán, lối sống của các dân tộc trong nước và trên thế giới. o Tổ chức tham quan, cắm trại, du lịch đến các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử o Tổ chức các hoạt động nhân đạo. o Tổ chức ngày hội hóa trang theo các dân tộc trong nước và trên thế giới; Sưu tầm văn, thơ, ca dao phản ánh lối sống, truyền thống, phong tục tập quán, cách ứng xử của các dân tộc. o Tổ chức trồng cây, chăm sóc cây, xây dựng cảnh quan học đường, phòng học Xanh – Sạch – Đẹp. o Tham gia tuyên truyền về dân số, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống ô nhiễm môi trường • Tất cả các hình thức tổ chức HĐGD NGLL kể trên, được cụ thể hóa thành các chủ đề hoạt động từng tháng trong năm học.  Cách thực hiện: - Hiện nay các trường qua khảo sát đều nhận thấy HĐGD NGLL nên tổ chức một buổi sinh hoạt riêng và tổ chức liên tục 2 tiết/1 tháng để đảm bảo thời gian tổ chức, đầy đủ các nội dung triển khai, phương pháp tổ chức phong phú. - Tùy theo chủ đề hoạt động từng tháng, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL có thể hướng dẫn GVCN có hình thức tổ chức phù hợp, có thể ta tổ chức dưới sân trường, tại lớp học, tại hội trường hay mở rộng ra bên ngoài nhà trường. - Theo từng chủ đề của tháng có thể áp dụng một số hình thức tổ chức như: Hội diễn – Thi đấu; Hội thảo – Diễn đàn; Sinh hoạt tập thể; Tham quan dã ngoại. - Hiệu trưởng các trường có biện pháp khuyến khích, khen thưởng, động viên GVCN, học sinh các lớp thay đổi hình thức tổ chức cho phong phú nhằm cuốn hút học sinh tham gia nâng cao chất lượng HĐGD NGLL. 3.4.5 Nâng cao năng lực tổ chức HĐGD NGLL cho giáo viên và học sinh a. Mục tiêu của biện pháp Sự thành công trong công tác tổ chức HĐGD NGLL phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức của đội ngũ trong nhà trường, đặc biệt là năng lực của GVCN và học sinh. Theo đánh giá thực trạng ở chương 2, khó khăn hiện nay trong công tác tổ chức HĐGD NGLL đó chính là năng lực của đội ngũ GVCN, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đoàn thanh niên và các thành viên trong trong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL. Do đó, Hiệu trưởng của các trường cần có các biện pháp bồi dưỡng tích cực để nâng cao năng lực tổ chức HĐGD NGLL cho đội ngũ giáo viên và học sinh trong trường. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGD NDLL và các tiểu ban còn có những hạn chế như: chưa đầu tư nhiều trong công tác chỉ đạo, quản lý, sinh hoạt của Ban chỉ đạo chưa đi vào nề nếp và có chất lượng, sắp xếp kế hoạch chưa khoa học, họ còn tập trung nhiều cho công tác giảng dạy là chính. Do đó bồi dưỡng các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL về năng lực tổ chức, quản lý các HĐGD NGLL có nề nếp, có chất lượng, thường xuyên liên tục là yêu cầu cấp thiết. • GVCN còn hạn chế trong khâu sắp xếp để thực hiện các chỉ đạo của Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, họ làm việc chưa khoa học, hợp lý, còn ngại khó khăn, thiếu các kỹ năng sinh hoạt tập thể, trong quản lý và chỉ đạo học sinh thực hiện còn nhiều lúng túng. Do đó, cần bồi dưỡng đội ngũ GVCN về vai trò nhiệm vụ của HĐGD NGLL trong yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh, năng lực tổ chức các hoạt động để lực lượng này mau chóng thích ứng với công tác tổ chức HĐGD NGLL cho lớp mình. • Còn Cán bộ Đoàn thanh niên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như khả năng tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể với qui mô toàn trường, chưa tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong trường để thực hiện các hoạt động, chưa tham mưu và phối hợp với lãnh đạo nhà trường nhịp nhàng, chặt chẽ, năng lực tổ chức HĐGD NGLL còn nhiều hạn chế. Do đó, Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo HĐGD NGLL phải có kế hoạch bồi dưỡng cho lực lượng này, để phát huy được tính tích cực, sáng tạo, và nhạy bén trong công tác tổ chức HĐGD NGLL. • Ngoài ra cần bồi dưỡng cho các học sinh nòng cốt của các lớp.  Cách thực hiện: - Hàng năm tổ chức cho các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, khối trưởng chủ nhiệm tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức HĐGD NGLL do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - Hàng tháng khi thực hiện các chủ đề, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL cần có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể, chi tiết tổ chức để GVCN thuận lợi và dễ dàng trong khâu tổ chức. - Đầu năm học tổ chức tiết HĐGD NGLL mẫu, mời tất cả các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, GVCN, cán bộ Đoàn, cán bộ lớp cùng dự. Sau đó tổ chức họp rút kinh nghiệm tổ chức, để lắng nghe các ý kiến đóng góp của các thành viên, từ đó lực lượng này học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong khâu tổ chức. - Cần có các kế hoạch, chỉ định các nội dung cơ bản cần sinh hoạt trong các giờ: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, tiết HĐGD NGLL, khuyến khích và khen thưởng các GVCN có các hình thức tổ chức phong phú, sáng tạo trong các hoạt động nhằm tạo sự yêu thích của học sinh khi tham gia. - Vân động và hướng dẫn GVCN soạn giáo án thực hiện tiết HĐGD NGLL, và hàng tháng có sự phân công kiểm tra, đôn đốc cho công việc này. - Khi phân công GVCN thực hiện phải tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN khi tổ chức như: Thời gian tổ chức, các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, . 3.4.6 Đổi mới công tác quản lý HĐGD NGLL a. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho Hiệu trưởng quản lý tốt HĐGD NGLL của nhà trường; đồng thời quá trình quản lý, chỉ đạo không bị chồng chéo lẫn nhau. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Sau khi đã đề ra kế hoạch HĐGD NGLL cần phải có một tổ chức chịu trách nhiệm chính về HĐGD NGLL ở nhà trường THPT. Tổ chức này chính là Ban chỉ đạo HĐGD NGLL do Hiệu trưởng hoặc 1 Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên gồm : + Bí thư Chi bộ. + Đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường. + Bí thư Chi đoàn giáo viên. + Đại diện GVCN các khối lớp. + Đại diện Hội cha mẹ học sinh. + Một số trợ lý của Hiệu trưởng về HĐGD NGLL. • Ban chỉ đạo HĐGD NGLL phân công, định ra chế độ sinh hoạt để chỉ đạo, quản lý HĐGD NGLL. • Ban chỉ đạo chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của trường đồng thời phải kết hợp chặc chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường. • Người Hiệu trưởng cần nắm vững khả năng tối đa của các lực lượng sư phạm trong và ngoài nhà trường có khả năng tổ chức và quản lý HĐGD NGLL của giáo viên và học sinh.  Cách thực hiện: - Qua tìm hiểu tại một số trường vẫn còn tình trạng chưa thành lập Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, việc quản lý, chỉ đạo Hiệu trưởng còn giao khoán cho một số thành viên như Cán bộ phụ trách đoàn (TLTN), hay thành lập Ban chỉ đạo chỉ mang tính hình thức, hoạt động của Ban chỉ đạo này rất kém. - Khi thành lập xong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL, Ban chỉ đạo cần tổ chức hoạt động theo thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Trung ương đoàn ký ngày 15/10/1998: “ Ban chỉ đạo giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó; Tổ chức thực hiện những hoạt động lớn, quy mô trường và thực sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động; Tổ chức hướng dẫn GVCN và Cán bộ đoàn, lớp tiến hành các có hiệu quả; Giúp HIệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả giáo dục của hoạt động.”. - Ban chỉ đạo HĐGD NGLL nên chú ý vào tình hình thực tế tại trường để xây dựng lực lượng quản lý, kiểm tra như: Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đánh giá các hoạt động của các lớp học; Tổ chuyên môn theo dõi, đánh giá sự tham gia của các giáo viên bộ môn, GVCN; Tổ chức thành lập thành các 5 tiểu ban nhỏ phụ trách các 5 nội dung HĐGD NGLL. - Khi đã có Ban chỉ đạo, điều quan trọng là Ban chỉ đạo phải tổ chức hoạt động có nề nếp, phân công cụ thể từng thành viên trong ban. Duy trì họp giao ban hàng tháng, có đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động của tháng trước và bàn kế hoạch sắp tới. 3.4.7 Phát triển các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL a. Mục tiêu của biện pháp Nhà trường chủ động huy động sự đóng góp từ nhiều phía: cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, Cha Mẹ học sinh, các mạnh thường quân, cơ quan kết nghĩa, học sinh cũđể có nguồn kinh phí tài chính nhằm tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Cần phải có kế hoạch tận dụng tất cả những cơ sở vật chất, thiết bị sẵn có của trường, đồng thời biết khai thác tiềm năng cơ sở vật chất của xã hội để phục vụ cho tổ chức HĐGD NGLL. • Hiệu trưởng phải xây dựng và tổ chức một kế hoạch dài hạn về tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị cho trường, phải xác định rõ đâu là nguồn kinh phí hỗ trợ, các trang thiết bị được hỗ trợ của đóng góp cho việc sửa sang cơ sở nhà trường. Kế hoạch này được cụ thể hóa mỗi năm và trang bị, sửa chữa từ năm một để khi thực hiện xong kế hoạch là ta có một cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho HĐGD NGLL. • Phải trang bị các thiết bị tối thiểu để triển khai nội dung HĐGD NGLL như: Sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, hệ thống âm thanh, sách, báo, tài liệu hướng dẫn tổ chức HĐGD NGLL,  Cách thực hiện: Trong thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường còn thiếu rất nhiều, nhiều trường không có sân bãi để tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể có tính quy mô lớn. Tuy nhiên, các trường phải biết sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị mà trường đã có phục vụ cho HĐGD NGLL và người HIệu trưởng cần có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động này. Nguồn kinh phí dành cho việc này rất lớn, nếu chúng ta không tranh thủ sự hỗ trợ từ các lực lượng bên ngoài thì nhà trường khó trang bị được cơ sở vật chất, thiết bị cho trường, do đó ta cần huy động sự đóng góp từ nhiều phía: Nhà nước, Cha Mẹ học sinh, các mạnh thường quân, các cơ quan kết nghĩa, - Hiệu trưởng nhà trường phải là một nhà ngoại giao giỏi, phải tranh thủ vận động chính quyền tại địa phương, các mạnh thường quân, các cơ quan kết nghĩa, hỗ trợ kinh phí, thiết bị phụ vụ công tác dạy học trong trường. - Phải dự toán kinh phí chi tiêu nội bộ cho chặt chẽ, phải có sự tiết kiệm trong chi để dành được một phần kinh phí cho việc trang bị, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị. - Phải có kế hoạch bảo quản và khai thác tốt các cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của trường. - Định kỳ kiểm tra, kiểm kê tài sản của nhà trường nhằm phát hiện kịp thời các thiết bị bị hư, thiếu, để có kế hoạch tu sửa và mua sắm thêm. - Xây dựng được nguồn quỹ dành cho HĐGD NGLL từ các nguồn quỹ hiện có của trường như: Quỹ tự có, quỹ Hội Cha Mẹ học sinh, quỹ khuyến học, quỹ tài trợ của các mạnh thường quân, các cơ quan xí nghiệp, 3.4.8 Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội a. Mục tiêu của biện pháp Để đảm bảo tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức tổ chức HĐGD NGLL , nhà trường phải tăng cường phối hợp các lực lượng, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các lực lượng nhằm thúc đẩy HĐGD NGLL trong nhà trường. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Ban chấp hành Đoàn trường là tổ chức đại diện của học sinh có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động Đoàn trong nhà trường đồng thời phối hợp với nhà trường tổ chức tốt HĐGD NGLL. • Nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và các lực lượng khác tham gia phối hợp tổ chức các HĐGD NGLL. • Phối hợp với các lực lượng Đoàn thể như: Hội cựu chiến binh, Công đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho học sinh • Gia đình vừa là một tế bào của xã hội vừa là một thành tố trong cộng đồng giáo dục NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI. Nhà trường mặc dầu đóng vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục nhưng cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo. Phối hợp với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh trong công tác giáo dục và hỗ trợ kinh phí cho công tác khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia hoạt động này.  Cách thực hiện: - Hàng tháng khi thực hiện chế độ họp giao ban của nhà trường, nên đưa kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên vào kế hoạch hoạt động chung hàng tháng của trường, lịch hoạt động tuần của trường, Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN quan tâm xây dựng Chi đoàn lớp thành một lực lượng nòng cốt của lớp học, là lực lượng nòng cốt trong tổ chức chương trình HĐGD NGLL của lớp mình. - Thông qua Chi bộ nhà trường, Bí thư đoàn trường và trợ lý thanh niên làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với Quận đoàn để lập kế hoạch hoạt động Đoàn trong năm phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, nhằm làm các kế hoạch không bị chồng chéo nhau trong quá tŕnh tổ chức. - Sự phối hợp với Cha Mẹ học sinh được thực hiện thông qua Ban đại diện Cha Mẹ học sinh nhà trường và từng lớp, tùy theo tính chất của hoạt động để yêu cầu Ban đại diện hỗ trợ, có thể là vật chất hay mời dự các tiết HĐGD NGLL của các lớp, qua đó Cha Mẹ học sinh nắm được tình hình hoạt động, học tập của con em mình và nhận thức được tầm quan trọng của HĐGD NGLL trong nhà trường. Qua việc dự giờ, tham gia của Cha Mẹ học sinh vào tiết HĐGD NGLL cũng là nguồn động viên tinh thần giáo viên và học sinh, đó chính là thể hiện sự quan tâm của gia đình, cùng nhà trường phối hợp giáo dục học sinh.Đó cũng là những điều kiện có thể khai thác và phát huy tác dụng giáo dục, nhất là khi gia đình đã tổ chức thành Hội Cha Mẹ học sinh có khả năng phối hợp với nhà trường thì sức mạnh đó càng tăng lên gấp bội. Đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động học tập rèn luyện trong thời gian học sinh học tập ở nhà. - Nhà trường cũng cần tổ chức một số buổi thảo chuyên đề tùy theo tình hình từng trường, để có dịp giáo viên và Cha Mẹ học sinh trao đổi các kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục học sinh. 3.4.9 Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng a. Mục tiêu của biện pháp Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng là một chức năng rất quan trọng trong công tác quản lý. Nó giúp cho Hiệu trưởng chỉ đạo tốt kế hoạch tổ chức HĐGD NGLL của trường, đồng thời khi làm tốt công tác này chắc chắn chất lượng HĐGD NGLL trong nhà trường sẽ được nâng cao. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Kiểm tra nhận thức, tính thần thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật, tình đoàn kết, sự chủ động sáng tạo trong hoạt động. • Kiểm tra việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh. • Kiểm tra công việc có trong kế hoạch. • Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động phản ánh được mức độ đạt dược của học sinh về khối lượng công việc, số lượng học sinh tham gia hoạt động, về sản phẩm hoạt động do chính các em làm ra. • Đánh giá về nhu cầu hứng thú, nguyện vọng của học sinh. Nếu hoạt động đáp ứng được nhu cầu, nguyên vọng phù hợp với hứng thú và khả năng của học sinh thì sẽ phát huy được tiềm năng sẵn có của học sinh. • Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng để phát hiện, điều chỉnh các kế hoạch tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo sự hứng thú từ phía giáo viên và học sinh tham gia.  Cách thực hiện: Qua phân tích thực trạng cho thấy, các nhà trường chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng của công tác tổ chức HĐGD NGLL, đa số các trường giao cho tổ chức Đoàn thanh niên và một vài thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL theo dõi, và kiểm tra chủ yếu là kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp hạng thi đua. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL người CBQL cần thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá, vì đây là hoạt động giáo dục nên kiểm tra không chỉ nhìn vào kết quả của hoạt động mà cần kiểm tra cả một quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động đang diễn ra, xem xét tinh thần, thái độ của Thầy và Trò khi tham gia. Trong quá trình kiểm tra đánh giá phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hoạt động. Cụ thể: - Phải thành lập Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, Ban chỉ đạo phải hoạt động nề nếp, có lịch sinh hoạt cụ thể hàng tháng. Trưởng Ban chỉ đạo có sự phân nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và xây dựng các tiểu ban phụ trách theo nội dung chương trình của HĐGD NGLL và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của các tiểu ban. Chúng ta có thể phân chia 5 tiểu ban chỉ đạo theo 5 nội dung như: o Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật. o Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động tìm hiểu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ học tập. o Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động lao động công ích, lao động sản xuất – hướng nghiệp. o Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động văn hóa – nghệ thuật. o Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động thể dục thể thao, quốc phòng, tham quan du lịch. - Trong quá trình kiểm tra chúng ta có thể áp dụng một số kỹ thuật kiểm tra:  Phân công các thành viên đi dự giờ một số hoạt động cụ thể của các lớp.  Quan sát các hoạt động của giáo viên và học sinh.  Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án và một số sản phẩm của hoạt động.  Ta có thể trao đổi, trò chuyện trực tiếp cùng học sinh, giáo viên. - Sau khi tổ chức kiểm tra xong, các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL cần tổng hợp tất cả phiếu kiểm tra và từ đó có đánh giá. Ngay phiên họp Hội đồng sư phạm tháng kế tiếp, Ban chỉ đạo tổ chức đánh giá HĐGD NGLL, cần rút kinh nghiệm về các hình thức tổ chức hoạt động, các phương pháp tổ chức hiệu quả, những ưu điểm, khuyết điểm còn tồn tại, kế hoạch cần bổ sung. 3.4.10 Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời a. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho Hiệu trưởng chỉ đạo tốt kế hoạch HĐGD NGLL của trường, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời sẽ là nguồn động lực giúp cho giáo viên, học sinh tham gia tích cực hoạt động và nâng cao được chất lượng của HĐGD NGLL. b. Nội dung và cách thực hiện  Nội dung: • Tổ chức khen thưởng đột xuất, định kỳ cho những tập thể, cá nhân thực hiện tốt HĐGD NGLL. • Trích một phần kinh phí trong quỹ khen thưởng của trường dành cho khen thưởng HĐGD NGLL. • Phải có sự khen thưởng đúng lúc, đúng thời điểm nhằm khuyến khích, động viên những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt công việc. Giải quyết công việc ôn hòa, nhã nhặn để giáo viên và học sinh phát huy hết tính tích cực trong công tác của mình. • Bảo đảm đánh giá đúng người, đúng việc, công bằng và công khai trước tập thể, tạo sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.  Cách thực hiện: - Hàng tháng sau khi tổ chức rút kinh nghiệm xong cần có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt có hiệu quả để khuyến khích tinh thần nhằm động viên họ. - Qua kiểm tra, đánh giá chúng ta phát hiện được nhân tố có các biện pháp, hình thức, nội dung tổ chức phong phú hay mới lạ tạo sự thu hút học sinh, chúng ta nên mời báo cáo trong Hội đồng sư phạm hoặc những buổi báo cáo chuyên đề để nhân rộng mô hình thực hiện, và có biện pháp khen thưởng ngay để tuyên dương họ, từ đó các thành viên khác thấy được sự tín nhiệm của nhà trường đối với các nổ lực của họ, họ sẽ phấn đấu hơn góp phần tạo sự phong phú, hấp dẫn về nội dung, hình thức tổ chức HĐGD NGLL trong trường. - Trong tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm, nhà trường cần phải có phần điểm thưởng cho những cá nhân, tập thể làm tốt công tác này. - Trong đánh giá thi đua cuối năm cần có khen thưởng riêng cho mảng hoạt động này. Tóm lại, để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL trong nhà trường, Hiệu trưởng, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL cần thực hiện đồng bộ các biện pháp được đề xuất trên. Với các biện pháp này sẽ giúp cho người Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo hoạt động quản lý một cách khoa học HĐGD NGLL, phát huy được sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào việc tổ chức HĐGD NGLL, đảm bảo tính phong phú, đa dạng về nội dung cũng như hình thức tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGD NGLL. 3.5 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD NGLL 3.5.1 Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Thống kê kết quả khảo sát thực tiễn tại các trường THPT tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL được trình bày trong bảng 2.17. Cụ thể như sau:  Về tính cần thiết (đồng ý rất cần thiết và cần thiết): Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 93% - Học sinh: 96.3%); Đổi mới nội dung tổ chức HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 100% - Học sinh: 92.6%); Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 98.3% - Học sinh: 93.8%); Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 100% - Học sinh: 96.3%); Nâng cao năng lực tổ chức HĐGD NGLL cho giáo viên và học sinh (CBQL: 100% - Giáo viên: 94.5% - Học sinh: 93.3%); Đổi mới công tác quản lý HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 97.2% - Học sinh: 91.6%); Phát triển nguồn lực tài chính, CSVC, thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 94.5% - Học sinh: 95%); Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng trong và ngoài nhà trường (CBQL: 100% - Giáo viên: 98.3% - Học sinh: 92.6%); Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng (CBQL: 100% - Giáo viên: 100% - Học sinh: 94.3%); Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời (CBQL: 100% - Giáo viên: 99.4% - Học sinh: 97%). Bảng 3.1 Ý kiến tính khả thi và tính cần thiết về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD NGLL TT NỘI DUNG Đối tượng Số lượng và tỷ lệ Tính cần thiết Tính khả thi Rất c.thiết Cần thiết Không cần Rất k.thi Khả thi Không k.thi 1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và HS về HĐGD NGLL CBQL SL 15 17 0 15 17 0 % 46.9 53.1 0.0 46.9 53.1 0 GV SL 60 110 11 68 109 4 % 32.2 60.8 6.1 37.6 60.2 2.2 HS SL 166 223 15 167 224 13 % 41.1 55.2 3.7 41.3 55.4 3.2 2 Đổi mới nội dung tổ chức HĐGD NGLL CBQL SL 16 16 0 16 16 0 % 50.0 50.0 0.0 50.0 50.0 0 GV SL 71 110 0 69 112 0 % 39.2 60.8 0.0 38.1 61.9 0 HS SL 163 211 30 168 216 20 % 40.4 52.2 7.4 41.6 53.5 5 3 Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL CBQL SL 17 15 0 17 15 0 % 53.1 46.9 0.0 53.1 46.9 0 GV SL 68 110 3 68 111 2 % 37.6 60.8 1.7 37.6 61.3 1.1 HS SL 179 200 25 181 203 20 % 44.3 49.5 6.2 44.8 5.2 5 4 Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD NGLL CBQL SL 16 16 0 16 16 0 % 50.0 50.0 0.0 50.0 50.0 0 GV SL 65 116 0 62 119 0 % 35.9 64.1 0.0 34.3 65.7 0 HS SL 179 210 15 181 214 9 % 44.3 52.0 3.7 44.8 53 2.2 5 Nâng cao năng lực tổ chức HĐGD NGLL cho GV và HS CBQL SL 14 18 0 12 20 0 % 43.8 56.3 0.0 37.5 62.5 0 GV SL 51 120 10 56 123 2 % 28.2 66.3 5.5 30.9 68.0 1.1 HS SL 120 257 27 152 231 21 % 29.7 63.6 6.7 37.6 57.2 5.2 6 Đổi mới công tác quản lýHĐGD NGLL CBQL SL 10 22 0 10 22 0 % 31.3 68.8 0.0 31.3 68.8 0 GV SL 45 134 5 45 135 1 % 24.9 74.0 2.8 24.9 74.6 0.6 HS SL 124 246 34 124 246 34 % 30.7 60.9 8.4 30.7 60.9 8.4 7 Phát triển nguồn lực tài chinh, CSVC, thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL CBQL SL 10 22 0 8 24 0 % 31.3 68.8 0.0 25.0 75.0 0 GV SL 47 124 10 53 126 2 % 26.0 68.5 5.5 29.3 69.6 1.1 HS SL 146 238 20 146 239 19 % 36.1 58.9 5.0 36.0 59.2 4.7 8 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng trong và ngoài nhà trường CBQL SL 8 24 0 12 20 0 % 25.0 75.0 0.0 37.5 62.5 0 GV SL 56 122 3 56 121 4 % 30.9 67.4 1.7 30.9 66.9 2.2 HS SL 144 230 30 145 234 25 % 35.6 56.9 7.4 35.9 57.9 6.2 9 Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng CBQL SL 20 12 0 18 14 0 % 62.5 37.5 0.0 56.3 43.8 0 GV SL 72 109 0 72 109 0 % 39.8 60.2 0.0 39.8 60.2 0 HS SL 161 216 27 161 218 25 % 39.9 53.5 5.7 39.9 54.0 6.2 10 Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời CBQL SL 20 16 0 18 14 0 % 62.5 37.5 0.0 56.3 43.8 0 GV SL 82 98 1 82 98 1 % 45.3 54.1 0.6 45.3 54.1 0.6 HS SL 213 179 12 213 180 11 % 52.7 44.3 3.0 52.7 44.6 2.7  Về tính khả thi (đồng ý rất khả thi và khả thi): Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 97.8% - Học sinh: 96.8%); Đổi mới nội dung tổ chức HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 100% - Học sinh: 94.5%); Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 98.9% - Học sinh: 94.5%); Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 100% - Học sinh: 97.8%); Nâng cao năng lực tổ chức HĐGD NGLL cho giáo viên và học sinh (CBQL: 100% - Giáo viên: 98.9% - Học sinh: 94.8%); Đổi mới công tác quản lý HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 99.4% - Học sinh: 91.6%); Phát triển nguồn lực tài chính, CSVC, thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL (CBQL: 100% - Giáo viên: 98.9% - Học sinh: 95.3%); Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng trong và ngoài nhà trường (CBQL: 100% - Giáo viên: 97.8% - Học sinh: 93.8%); Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng (CBQL: 100% - Giáo viên: 100% - Học sinh: 93.8%); Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời (CBQL: 100% - Giáo viên: 99.4% - Học sinh: 97.3%). Qua kết quả trên cho thấy hầu hết CBQL, giáo viên và học sinh đều đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGD NGLL mà người nghiên cứu đã đề xuất. Nói cách khác, nhà trường cần phải thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL. 3.5.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp 3.5.2.1 Thuận lợi:  Được sự quan tâm chặt chẽ và có sự đóng góp nhất định đến công tác giáo dục của nhà trường từ nhiều phía: các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, Cha Mẹ học sinh.  Nhận được sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.  CBQL của các trường đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt, tâm huyết với nghề.  Lãnh đạo của 3 trường rất quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính để triển khai các hoạt động.  Giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, một số giáo viên vượt chuẩn về chuyên môn, lực lượng giáo viên trẻ chiếm nhiều, rất năng nổ và nhiệt tình trong công tác.  Học sinh của 3 trường đa số yêu thích và nhiệt tình tham gia HĐGD NGLL. 3.5.2.2 Khó khăn:  Cơ sở vật chất, trang thiết bị một số trường còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Có một trường không có phòng Hội trường, không có sân bãi rộng rãi để tổ chức sinh hoạt tập thể toàn trường.  Cách đánh giá của Ban chỉ đạo HĐGD NGLL còn mang tính hình thức chưa khuyến khích được giáo viên tổ chức và học sinh tham gia.  Một số CBQL, giáo viên và học sinh chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐGD NGLL trong nhà trường, trong việc giáo dục toàn diện học sinh.  Xung quanh bên ngoài các trường còn nhiều hoạt động tiêu cực, các trò chơi bạo lực, game online không lành mạnh lôi kéo học sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong nhà trường.  Nhận thức của giáo viên có chuyển biến nhưng do áp lực của hoạt động dạy học và điều kiện sống của giáo viên nên họ chưa tham gia hết mình với hoạt động này.  Tài liệu hướng dẫn về tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể còn thiếu. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN HĐGD NGLL chính là con đường để phát triển năng lực trong mỗi cá nhân học sinh, tạo ra một môi trường để học sinh rèn năng lực hành động, một kỹ năng sống quan trọng của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc nhìn nhận đúng về HĐGD NGLL sẽ giúp cho các cấp quản lý dành nhiều sự đầu tư cho việc chỉ đạo hoạt động này ở trong nhà trường, giúp đội ngũ giáo viên có thái độ tích cực và sáng tạo khi tham gia tổ chức hoạt động ở trường, tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lượng tổ chức HĐGD NGLL. Từ nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhằm tìm ra các biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận của công tác quản lý HĐGD NGLL. Qua nghiên cứu phần lý luận đầy đủ và có hệ thống đã giúp cho tác giả có cơ sở để phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 – TP.Hồ Chí Minh. Về phần lý luận: Luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản của HĐGD NGLL ở trường THPT, quản lý giáo dục và quản lý HĐGD NGLL. Đồng thời trong luận văn cũng tập trung nghiên cứu những qui định về nội dung quản lý HĐGD NGLL. Nghiên cứu phần lý luận đã giúp cho tác giả có cơ sở để nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐGD NGLL ở trường THPT, từ đó có đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGD NGLL của các trường. Về phần thực tiễn: Luận văn đã khảo sát thực trạng HĐGD NGLL và công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 – TP.Hồ Chí Minh bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy các trường có nhiều cố gắng, đầu tư cho công tác quản lư HĐGD NGLL, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên ở các trường vẫn còn một số nguyên nhân làm cho HĐGD NGLL trong nhà trường chưa được thực hiện tốt như:  Một số bộ phận CBQL, giáo viên nhận thức chưa đúng về HĐGD NGLL vì vậy chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho việc quản lý và tổ chức hoạt động này trong nhà trường.  Giáo viên còn hạn chế về nãng lực, kỹ nãng tổ chức.  Thiếu kinh phí, cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều, phương tiện hỗ trợ HĐGD NGLL còn thiếu.  Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường hiện nay về HĐGD NGLL chưa phù hợp, chưa thực sự thúc đẩy tinh thần người tổ chức, tham gia.  Thiếu các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời nhằm động viên giáo viên, học sinh.  Chỉ đạo của cấp trên về HĐGD NGLL chưa rõ ràng, hợp lý.  Giáo viên còn chịu nhiều áp lực về đầu tư cho dạy học văn hóa.Thời gian học tập của học sinh quá nhiều. Tâm lý của giáo viên và học sinh còn nặng về chế độ thi cử, chỉ chú trọng các môn học trên lớp, ít chú ý đến các HĐGD NGLL.  Còn nhiều PHHS chưa khuyến khích con em tham gia, nhiều lúc còn cấm tham gia vì sợ ảnh hưởng đến quá trình học tập trên lớp. Qua quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và xuất phát từ yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đào tạo những người năng động, sáng tạo, giỏi về chuyên môn, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, do đó để HĐGD NGLL giữ được vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo của nhà trường, các trường cần cải tiến công tác quản lý HĐGD NGLL theo hướng thực hiện các chức năng quản lý chung và quản lý HĐGD NGLL một cách linh hoạt, phù hợp với hoạt động này. Đề tài đã đưa ra 10 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL:  Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về HĐGD NGLL.  Đổi mới nội dung tổ chức HĐGD NGLL.  Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL.  Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD NGLL.  Nâng cao năng lực tổ chức HĐGD NGLL cho giáo viên và học sinh.  Đổi mới công tác quản lý HĐGD NGLL.  Phát triển nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL.  Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục: NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH – XÃ HỘI.  Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm hàng tháng.  Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời. Các biện pháp đã được khảo nghiệm qua ý kiến của 32 CBQL, 181 giáo viên và 404 học sinh của các trường THPT tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các ý kiến đều đồng ý các biện pháp đưa ra là có tính khả thi và cần thiết. 2. KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hiện nay trong nhà trường THPT học sinh được học và được giáo dục theo một chương trình toàn diện, nhưng chế độ đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh và chế độ thi tuyển hiện nay khiến các trường chỉ tập trung chuyên sâu về hoạt động dạy trên lớp, ít quan tâm đến HĐGD NGLL, do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cải tiến lại cách đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh và chế độ thi tuyển. - Cần có chế độ tăng cường kinh phí, cung cấp trang thiết bị cho các trường nhằm phục vụ công tác giảng dạy cũng như phục vụ cho HĐGD NGLL. - Cải tiến chế độ tiền lương hiện nay để giáo viên có thể sống được từ đồng lương thực tế, từ đó giáo viên an tâm và đầu tư nhiều cho các hoạt động trong trường. 2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo - Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo cần duy trì và tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên trong đó chú ý nhiều đến bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGD NGLL. - Trong quá trình kiểm tra đánh giá toàn diện trường THPT, bên cạnh việc đi sâu vào thanh tra hoạt động trên lớp, cần đi sâu vào thanh tra quản lý và tổ chức HĐGD NGLL của các trường, điều này giúp các trường có sự quan tâm nhiều hơn tới quản lý tổ chức HĐGD NGLL. - Hàng năm nên tổ chức Hội nghị tổng kết HĐGD NGLL của các trường, tổ chức báo cáo kinh nghiệm của các trường tổ chức tốt hoạt động này cho các trường khác học tập kinh nghiệm. - Có chế độ khen thưởng xứng đáng cho các trường, các Hiệu trưởng đã tổ chức tốt HĐGD NGLL. 2.3 Đối với các trường Sư phạm - Trong chương trình đào tạo của các trường Sư phạm phải có học phần giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức các HĐGD NGLL cho các giáo sinh. - Chú ý bồi dưỡng các kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, kỹ năng sinh hoạt tập thể, và nhất là kỹ năng thiết kế và tổ chức HĐGD NGLL cho các giáo sinh trẻ để họ có đầy đủ năng lực khi tốt nghiệp và khi về các trường công tác giảng dạy họ có đủ khả năng tổ chức các HĐGD NGLL. 2.4 Đối với Hiệu trưởng các trường THPT - Hiệu trưởng các trường cần tăng cường tổ chức giao lưu để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trong việc tổ chức thao giảng giữa các trường hiện nay đa phần chú ý vào việc giảng dạy trên lớp, các môn học văn hóa, không tổ chức giao lưu, dự giờ các tiết HĐGD NGLL, do đó để giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, Hiệu trưởng các trường cần đưa HĐGD NGLL vào chương trình giao lưu kinh nghiệm các trường. - Để quản lý tốt HĐGD NGLL, Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu trên, thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. Sau mỗi lần tổ chức cần rút kinh nghiệm, đánh giá kịp thời. - Hiệu trưởng cần dành kinh phí thích đáng cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ quận 12 (2009), Lịch sử Đảng bộ quận 12, Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 2. Bộ GD&ĐT (2008), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020. 3. Bộ GD&ĐT (2002), Chương trình trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường THPT. 5. Bộ GD&ĐT (2005), Luật Giáo dục 2005. 6. Bộ GD&ĐT (2008), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 10, 11, 12, Sách giáo viên, Nhà xuất bản giáo dục. 7. Bộ GD&ĐT (2007), Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, Nhà xuất bản giáo dục. 8. Bộ GD&ĐT (2008), Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008 – 2009, Nhà xuất bản giáo dục. 9. Bộ GD&ĐT (2009), Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 10. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 11. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 12. Đặng Vũ Hoạt (2001), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục. 13. Mai Quang Huy (2007), Tổ chức, quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Trần Thị Hương và các tác giả (2009), Giáo trình giáo dục học đại cương và giáo dục học phổ thông, Trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh. 15. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khao học giáo dục, Hà Nội. 16. Hồ Văn Liên (2006), Bài giảng chuyên đề quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. 17. Hồ Văn Liên (2007), Bài giảng Quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. 18. Hồ Văn Liên (2009), Đề cương bài giảng quản lý HĐGD NGLL ở các trường trung học cơ sở , Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. 19. A.S. Macarencô (1984), Giáo dục người công dân, Nhà xuất bản Giáo dục. 20. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục. 21. Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo. 22. Trung Nguyên (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giao thông vận tải. 23. Phan Thị Tố Oanh (2000), Phương pháp viết tổng kết kinh nghiệm, báo cáo khoa học, Trường Cán bộ quản lý TP.HCM. 24. Trần Thị Tuyết Oanh (2008), Giáo trình Giáo dục học tập 1&2, Nhà xuất bản đại học Sư phạm. 25. Ngô Đình Qua (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm TP.HCM. 26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW1. 27. Quận ủy 12 (2009), Báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2009. 28. Viên Chấn Quốc (2001), Luận về cải cách giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục. 29. Sách giáo dục NGLL các khối 10, 11, 12, Nhà xuất bản giáo dục. 30. Tạp chí Giáo dục. 31. Tạp chí Giáo dục và phát triển. 32. Đỗ Thiết Thạch, Bài giảng xã hội hóa giáo dục và công tác phối hợp của Hiệu trưởng đối với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, Trường Cán bộ quản lý Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nhà xuất bản giáo dục. 34. Nguyễn Thị Hoàng Trâm, Bài giảng về quản lý HĐGD NGLL ở trường THPT, Trường Cán Bộ quản lý Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Ủy ban nhân dân quận 12 (2009), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009. 36. Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 37. 0TU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5905.pdf
Tài liệu liên quan