Luận văn Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" MS: LVDL-DLH011 SỐ TRANG: 149 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng Tháp là tỉnh nằm ở ĐBSCL với thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua, thực hiện nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp từng bước có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, tính đa dạng của nông sản, đạt hiệu quả cao về mặt KT-XH và môi trường. Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhưng việc khai thác các lợi thế để phát triển nông nghiệp và tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa xứng với tiềm năng hiện có. Để góp phần thực hiện và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn liền với nhu cầu thị trường, từng bước phát triển nông nghiệp với qui mô lớn, tập trung theo hướng CNH, HĐH; tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn đảm bảo về số lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong xu thế hội nhập. Nghiên cứu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh để đưa ra các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH đạt hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần nâng cao đời sống KT-XH tỉnh Đồng Tháp. Trong quá trình học sau đại học, chuyên ngành địa lý học tác giả luận văn luôn mong mỏi tìm hiểu đóng góp sức mình vào việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển KT- XH tỉnh nhà, chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích đề tài Tổng quan cơ sở lý luận cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng CNH, HĐH. Đưa ra những định hướng và các giải pháp cụ thể góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. 3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và vận dụng vào việc nghiên cứu, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp từ năm 1995 đến năm 2006. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng phát triển và nghiên cứu những giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp theo hướng CNH, HĐH. 3.2. Giới hạn đề tài Thời gian nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh từ năm 1995 - 2006; định hướng và giải pháp chuyển dịch đến năm 2020. Phạm vi lãnh thổ của đề tài tập trung toàn bộ 11 huyện, thị và thành phố của tỉnh Đồng Tháp. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nông nghiệp đã tập trung khoảng 80% dân số với trên 50% lao động tham gia sản xuất. Nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và chiếm 20,4% trong cơ cấu GDP cả nước (2006). Nền nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm sau Đổi mới, Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập lương thực, nhưng từ năm 1989 đến nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thế giới. Bên cạnh cây lúa, nông nghiệp nước ta đã sản xuất nhiều loại nông sản với sự phong phú đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Cùng với cả nước, ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc để vươn lên trở thành vùng trọng điểm LTTP của cả nước với những thế mạnh về: sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng và nâng cao dần chất lượng để tăng mức cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp, hàng năm tỉnh đã sản xuất ra một số sản phẩm chủ lực như lúa gạo, thủy sản, trái cây, hoa kiểng, gia súc, gia cầm Số lượng và chất lượng các sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu ngày càng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển và đóng góp đáng kể vào chương trình an ninh lương thực của quốc gia. Chính vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp như: Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử. Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH ở Việt Nam - Đồng chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Bích – PTS. Chu Tiến Quang. Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp – TS. Lê Hưng Quốc. Một số bài tham luận có liên quan trong hội thảo “Vì sự phát triển ĐBSCL”: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm – ngư vùng ĐBSCL - Bộ NN&PTNT. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại ĐBSCL – TS. Trương Thị Minh Sâm - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Một số giải pháp trong sản xuất gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ở ĐBSCL – TS. Nguyễn Minh Châu - Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực đồng ĐBSCL – TS. Dương Văn Chín - Viện lúa ĐBSCL. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản – những sản phẩm chủ lực của ĐBSCL hiện nay - TS. Trần Văn Hiển - Trường chính trị Tôn Đức Thắng, An Giang. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở ĐBSCL - Trần Văn - Bộ phận địa phương, Ban kinh tế Trung ương. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL những năm đầu thế kỉ XXI - Nguyễn Thị Minh Châu - Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Những bước phát triển mới trong kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp vùng ĐBSCL - Một số giải pháp chủ yếu - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Bên cạnh đó, có các công trình nghiên cứu về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp: Đề án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010 - Sở NN&PTNT. Quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 - Sở NN&PTNT. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 - Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nông nghiệp Đồng Tháp - Những thành tựu và định hướng phát triển từ nay đến 2010 – Lê Văn Thôi - Sở NN&PTNT. Ngoài ra còn rất nhiều đề tài, các luận văn thạc sĩ, bài viết trong và ngoài tỉnh liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả khi thực hiện luận văn. 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm hệ thống Cơ cấu nông nghiệp là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các hợp phần tạo thành, đồng thời mỗi hợp phần lại là một hệ thống nhỏ hơn bao gồm nhiều hợp phần khác. Chính vì vậy, cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp có liên quan chặt chẽ với cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL và cả nước. Hệ thống cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp gồm hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi, với cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. Do vậy, khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và xem xét mối tương quan, sự tác động đối với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL và cả nước. 5.2. Quan điểm lãnh thổ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp được xem như một thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh. Trong đó các yếu tố tự nhiên, KT-XH có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau tạo những thế mạnh riêng cho tỉnh và cho từng vùng trong tỉnh. Các nhân tố đó tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và các vùng trong tỉnh. Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh, tác giả đưa ra những định hướng, giải pháp để khai thác các lợi thế của tỉnh và từng vùng trong tỉnh nhằm thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. 5.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung có sự biến chuyển theo thời gian và không gian. Khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cần quán triệt quan điểm lịch sử viễn cảnh để thấy được quá trình hình thành, phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ đó, xác định đúng đắn sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp trong hiện tại và định hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp trong tương lai. 5.4. Quan điểm tổng hợp Sự phát triển nông nghiệp chịu sự tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên, KT-XH. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và chi phối lẫn nhau. Chính vì vậy trong sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp, tác giả cần phân tích, đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển và chuyển dịch từ đó đưa ra những định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt những tiềm năng của địa phương. 5.5. Quan điểm sinh thái bền vững Sinh vật tồn tại và phát triển phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển của sinh vật có giới hạn nếu đến một ngưỡng nào đó, cơ thể sinh vật thích nghi thì sẽ tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng. Ngược lại, nếu các chỉ tiêu sinh học thay đổi quá mức, cơ thể sinh vật không thể thích nghi do đó sẽ bị suy giảm năng suất, chất lượng hoặc sinh vật không thể tồn tại. Ngoài ra, sự phát triển nông nghiệp có hiệu quả còn nhờ vào sự phát triển nhiều giống loài, cây con (sự phong phú nguồn gen). Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần bảo tồn độ phì nhiêu của tài nguyên đất, bảo vệ chất lượng nước và giữ gìn sự phong phú các nguồn gen; đồng thời cần có kỹ thuật canh tác thích hợp; hạn chế đến mức thấp nhất sự suy thoái môi trường; mang lại hiệu quả cao về mặt KT–XH và môi trường. 6. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như phương pháp thu thập và xử lí tài liệu, phương pháp toán học, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp chuyên gia. Đề tài còn sử dụng phương pháp đặc trưng của địa lý học như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp bản đồ, phương pháp thực địa. Đặc biệt trong đề tài có sử dụng phần mềm Map Info để thành lập các bản đồ. 7. Cấu trúc luận văn Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung có bố cục 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận chung Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Chương 3: Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

pdf149 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức góp phần thực hiện có hiệu quả cho hoạt động kinh tế nông nghiệp của địa phương trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Cần có chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao, chuyên viên KHKT có trình độ chuyên môn cao, các nhà quản lý giỏi, xây dựng một lực lượng lao động có trình độ KHKT trong hoạt động nông – lâm – ngư để làm nồng cốt cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trong xu thế chuyển dịch lao động theo hướng tích cực, chỉ tiêu phấn đấu đến 2010 giảm tỉ trọng dân số hoạt động nông nghiệp xuống 57,9%, 2020 còn 28,7%; tăng tỉ trọng dân số hoạt động phi nông nghiệp lên 42,1%; 71,3%. Về cơ cấu dân số giữa nông thôn và đô thị thì từ 2005, 2010, 2020 giảm tỉ trọng dân số nông thôn từ 82,7% xuống 79,0%; 68,5%; tăng tỉ trọng dân số đô thị từ 17,3% lên 21,0%; 31,5%. Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về dân số tỉnh Đồng Tháp Số dân (người) Cơ cấu (%) Các chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 2005 2010 2015 2020 Dân số 1654680 1732927 1809066 1884643 100 100 100 100 Dân số hoạt động nông nghiệp 1217062 1003365 741717 540893 73,6 57,9 41,0 28,7 Dân số hoạt động phi nông nghiệp 437618 729562 1067349 1343751 26,4 42,1 59,0 71,3 Dân số đô thị 285606 364514 476405 593687 21,0 21,0 26,3 31,5 Dân số nông thôn 1369074 1368413 1332661 1290956 82,7 79,0 73,7 68,5 (Nguồn: Báo cáo Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp 08/2007 và tính toán của tác giả) Để thực hiện xu hướng chuyển dịch lao động theo hướng trên cần đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến LTTP, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống để chế biến các nông sản với nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. Khi chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh thực hiện đúng hướng thì sẽ tạo nên một nguồn nguyên liệu phong phú cung ứng kịp thời cho các cơ sở chế biến. 3.3.3. Định hướng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật Cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc nhằm góp phần vận chuyển kịp thời các nông sản đến nơi chế biến, thị trường tiêu thụ giúp người dân có điều kiện cập nhật thông tin; kịp thời hỗ trợ sản xuất hoặc có cơ hội tìm thị trường và quảng bá thương hiệu trên các trang web. Về giao thông vận tải, phấn đấu đến 2020 mật độ đường ôtô của tỉnh đạt 1,2 - 1,3 km/km2, nâng cấp các tuyến QL.54, ĐT.848, ĐT.853, ĐT.845, ĐT.846; cùng với sự hình thành tuyến N1, N2, cầu Bắc Cao Lãnh, cầu Vàm Cống sẽ tạo điều kiện cho sự giao lưu kinh tế Đồng Tháp với vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xây dựng thêm một phân cảng tại Sa Đéc, mở rộng cảng Cao Lãnh sau 2015, xây dựng thêm cảng sông Tân Thành , Hồng Ngự; xây dựng bến phà Sa Đéc – huyện Cao Lãnh, mở rộng thêm một số tuyến giao thông thủy quan trọng là một trong những định hướng phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh. Ngành điện lực có sự nỗ lực rất cao phấn đấu đến năm 2010 số hộ sử dụng điện tăng lên 98% và 100% vào năm 2017; tổng dung điện tăng từ 324,6 MVA năm 2005 lên 597 MVA năm 2010; 1.365,6 MVA năm 2020 đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện đời sống dân cư nông thôn và góp phần đắc lực cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Ngành thông tin liên lạc tiếp tục đầu tư, nâng cấp với chỉ tiêu về mật độ máy điện thoại cố định và di động trên 100 dân đạt 10,3 năm 2005 tăng lên 34,9 năm 2010; 134,8 năm 2020; mật độ thuê bao internet trên 100 dân đạt từ 3,5 – 5 dân năm 2010, lên 40 dân năm 2020. Điều đó góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đắc lực cho các ngành kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Về CSVCKT phục vụ nông nghiệp phấn đấu đến năm 2020 trên 90% diện tích canh tác được trang bị 800 trạm bơm điện, chú trọng kiên cố hóa kênh mương với tổng khối lượng đào đắp duy tu khoảng 131 triệu m3 đất, tiến tới tự động hóa tưới tiêu tại các khu nông nghiệp, công nghiệp kỹ thuật cao. Chủ động trong việc phân khu thủy lợi cho các vùng nuôi tập trung, tiến tới quy hoạch hệ thống cấp và tiêu nước riêng biệt phục vụ cho sản xuất. 3.3.4. Định hướng về việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Đồng Tháp là tỉnh khó khăn của khu vực ĐBSCL, các điều kiện về CSVCKT & CSHT, hoạt động nghiên cứu phục vụ cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH còn hạn chế. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các ngành mà tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế như nông – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến LTTP, công nghiệp chế tạo máy móc để góp phần cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như sản xuất máy gặt đập liên hợp, lò sấy để đảm bảo chất lượng sản phẩm thu hoạch trong mùa mưa, dịch vụ thương mại; CSHT như giao thông vận tải, điện, nước. Nếu thực hiện có hiệu quả việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực trên thì sẽ phát triển mạnh được kinh tế của tỉnh nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung theo hướng CNH, HĐH. 3.3.5. Định hướng việc mở rộng thị trường Tiếp tục phát triển thị trường nội tỉnh nhất là thị trường nông thôn thông qua việc nâng cấp, mở rộng và xây mới một số chợ; kiện toàn bộ máy quản lý chợ nhằm đảm bảo việc giao lưu hàng hóa thuận lợi. Đặc biệt là việc quản lý các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán thực phẩm tươi sống có nguồn gốc, chú trọng kinh doanh mua bán các nông sản sạch đảm bảo vấn đề “an toàn thực phẩm”. Ưu tiên xây dựng các trung tâm thương mại cấp tiểu vùng như Sa Đéc, Hồng Ngự, Lấp Vò, Mỹ An, Mỹ Thọ; chợ đầu mối gạo và trái cây, chợ sỉ có khả năng tiếp nhận và cung cấp hàng hoá cho các chợ lân cận. Cần mở rộng thị trường xuất nông sản sang các tỉnh, thành phố lân cận như Long Xuyên, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh,…và xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, Singapo, Mỹ, EU, Campuchia,…Điều quan trọng trong khâu xuất các nông sản cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước thông qua việc kiểm tra chấp hành pháp luật, các quy định về xuất khẩu với sự cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo chất lượng hàng hóa để giữ uy tín trên thị trường. Cần xây dựng đội ngũ chuyên viên cho công tác dự báo thông tin thị trường giá cả nông sản kịp thời để phục vụ cho nông dân và hộ sản xuất, phát triển mối quan hệ hợp tác giữa người sản xuất – doanh nghiệp – Nhà nước để tạo ra cán cân cung – cầu phù hợp. Đây là “một bài toán không đơn giản” đòi hỏi Nhà nước có những chủ trương, chính sách và giải pháp hữu hiệu để góp phần tích cực trong việc hỗ trợ nông dân chủ động sản xuất các nông sản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. 3.3.6. Định hướng sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 3.3.6.1. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành Trong giai đoạn trước mắt đến năm 2010 và hướng tới năm 2020 ngành nông nghiệp Đồng Tháp chủ yếu tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm chủ lực với mục tiêu chính là hiệu quả và chất lượng nhằm hình thành và phát triển ổn định các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm hàng hóa tập trung, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các sản phẩm chủ lực có tính chiến lược và đặc thù của tỉnh là lúa, rau đậu, xoài, quýt hồng, hoa kiểng, thịt heo, thịt bò và thủy sản. Trồng trọt sản xuất tập trung theo chiều sâu đảm bảo chất lượng, hiệu quả, giá thành hạ để tiến tới phát triển bền vững và ổn định. Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng một số sản phẩm chính của ngành trồng trọt tỉnh Đồng Tháp Diện tích ha Sản lượng tấn Loại 2005 2010 2020 2005 2010 2020 Cây hàng năm Lúa Ngô Khoai lang Rau đậu thực phẩm Đậu tương Vừng Hoa kiểng Cây lâu năm Cây ăn quả Dừa 467677 5614 409 7936 11467 2581 180 19821 497 437000 7500 600 11000 12500 3000 220 22500 480 411700 125000 1000 15000 14500 4000 350 30000 450 2606442 35790 6409 123096 24039 3075 153722 2548 2509300 48750 10200 176000 28750 3900 200000 2530 2457670 87500 20000 248000 39150 6000 275000 2480 (Nguồn: Báo cáo Sở NN&PTNT Đồng Tháp 09/2007) Cây lúa tiếp tục giảm về diện tích từ 467.677 ha năm 2005 xuống 437.000 ha năm 2010, 411.700 ha năm 2020; lần lượt sản lượng giảm xuống 260.6442 tấn 2.509.300 tấn 2.457.670 tấn; năng suất tăng từ 5,57 tấn/ha lên 5,74 tấn/ha 5,97 tấn/ha. Cần tập trung sản xuất và cung ứng giống có năng suất chất lượng cao đặc biệt là các giống lúa đặc sản, tăng cường công tác khuyến nông, tạo điều kiện cơ giới hoá trong sản xuất từ khâu làm đất, gieo mạ, thu hoạch và phơi sấy sản phẩm, trong từng khâu phấn đấu đạt từ 80 - 100%. Hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung với qui mô sản xuất lớn như vùng Hồng Ngự, vùng Cao Lãnh; sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao, chủ động trong việc phòng trừ dịch bệnh. Hoa màu như ngô, khoai lang cũng được chú trọng tăng về diện tích và sản lượng để cung cấp lương thực phục vụ cho người dân, nguyên liệu cho ngành chế biến lương thực, chế biến thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Ngô diện tích tăng từ 5.614 ha năm 2005 lên 7.500 ha năm 2010, 125 ha năm 2020; sản lượng tăng từ 35.750 tấn năm 2005 lên 48.750 tấn năm 2010, 87.500 tấn năm 2020. Ngô phân bố chủ yếu tại các vùng ven sông Tiền thuộc các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình. Khoai lang có diện tích tăng từ 409 ha năm 2005 lên 600 ha năm 2010, 1.000 ha năm 2020. Sản lượng tăng từ 6.409 tấn năm 2005 lên 10.200 tấn năm 2010, 20.000 tấn năm 2020. Khoai lang phân bố chủ yếu ở Châu Thành, Lai Vung. Rau đậu được trồng nhằm cung cấp thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng và cải thiện bữa ăn cho người dân, đặc biệt nhu cầu này ngày càng cao do sự gia tăng dân số, cùng với sự tập trung dân ngày càng đông ở các đô thị như hiện nay. Trước vấn đề an toàn về thực phẩm nên việc sản xuất rau đậu sạch là một trong những chương trình trọng điểm được quan tâm. Diện tích rau đậu tăng từ 7.936 ha năm 2005 lên 11.000 ha năm 2010, 15.000 ha năm 2020; sản lượng rau đậu tăng từ 123.096 năm 2005 lên 176.000 tấn năm 2010, 248.000 tấn năm 2020. Rau đậu phân bố chủ yếu ở TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Lai Vung, Châu Thành, thị xã Sa Đéc. Đậu tương, vừng là loại cây công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, riêng đậu nành còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn thủy sản. Chính vì vậy, đậu tương là loại cây trồng được phát triển trong tương lai do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, diện tích năm 2005 là 11.467 ha tăng lên 12.500 ha năm 2010, 14.500 ha năm 2020, sản lượng tăng từ 24.039 tấn năm 2005 lên 28.750 tấn, 39.150 tấn năm 2020. Phân bố chủ yếu ở TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Lấp Vò. Cây vừng diện tích tăng từ 2.581 ha năm 2005 lên 3.000 ha năm 2010, 4.000 ha năm 2020, sản lượng đạt 3.075 tấn năm 2005 lên 3.900 tấn năm 2010, 6.000 tấn năm 2020. Cây vừng phân bố chủ yếu ở Lai Vung, Lấp Vò. Hoa kiểng là loại cây đặc trưng lâu đời, là thế mạnh của tỉnh và ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Nên việc hình thành thương hiệu với du nhập, lai tạo giống mới, tiếp nhận và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giữa các nhà nghiên cứu với người sản xuất là vấn đề càng được quan tâm. Sản xuất hoa kiểng tập trung mở rộng tại TX Sa Đéc và phát triển ở TP. Cao Lãnh. Đây là mặt hàng chủ lực của tỉnh, diện tích tăng từ 180 ha năm 2005 lên 220 ha năm 2010 và 350 ha năm 2020. Cây ăn quả là sản phẩm chủ lực của tỉnh với các mặt hàng có uy tín trên thị trường như quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành,...Chính vì vậy, cần tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh về thương hiệu và hiệu quả sản suất, từng bước tiếp cận và sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng “sản phẩm sạch” phát triển các loại hình cây ăn trái kết hợp khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất. Diện tích cây ăn quả tăng từ 19.821 ha năm 2005 lên 22.500 ha năm 2010, 30.000 ha năm 2020; sản lượng đạt 153.722 tấn năm 2005 lên 200.000 tấn năm 2010; 275.000 tấn năm 2020. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng mở rộng diện tích một số cây mà thị trường có nhu cầu như dưa hấu, sen, ấu, nấm rơm, một số loại cây ăn quả khác bưởi, mận, táo, … và thu hẹp diện tích một số cây như dừa, đay, cói, thuốc lá, … Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh gắn liền với nhu cầu thị trường, ưu tiên phát triển những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế với sự đa dạng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường và gắn với lợi nhuận thu được cao. Đồng thời, thu hẹp dần việc sản xuất các sản phẩm giá trị kinh tế thấp, nhu cầu thị trường hạn chế. Chăn nuôi từng bước phát triển để khai thác đúng mức tiềm năng của tỉnh; góp phần đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính tạo thế cân đối với trồng trọt trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, chú trọng vệ sinh phòng dịch và cải thiện môi trường nuôi. Bảng 3.5. Qui mô gia súc, gia cầm tỉnh Đồng Tháp Loại Đơn vị tính 2005 2010 2020 Trâu con 1271 1500 2000 Bò con 28111 40000 65000 Lợn con 317348 420000 600000 Gia cầm 1000 con 3100, 1 4500 7500 Trong đó: Vịt, ngan 1000 con 2026, 4 2925 4950 Gà 1000 con 1073, 7 1575 2550 Vật nuôi khác con 6878 10000 15000 (Nguồn: Báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp 09/2007) Đàn trâu tăng từ 1.271 con năm 2005 lên 1.500 con năm 2010, 2.000 con năm 2020 chủ yếu để lấy thịt. Bò tăng từ 28.111 con năm 2005 lên 40.000 con năm 2010, 65.000 con năm 2020 chủ yếu để lấy thịt, sữa. Lợn tăng từ 317.348 con năm 2005 lên 420.000 con năm 2010, 600.000 con năm 2020 chủ yếu đề lấy thịt. Biểu đồ 3.1. Cơ cấu gia cầm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005-2020 Gia cầm tăng từ 3.100.100 con năm 2005 lên 4.500.000 con năm 2010, 7.500.000 con năm 2020; trong đó chủ yếu là thủy cầm là chủ yếu chiếm trên 65,0%, gà chiếm tỉ trọng khoảng 34 - 35%, chăn nuôi chủ yếu là để lấy thịt, trứng. Cần nhân rộng các mô hình nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học bền vững, hình thức chăn nuôi tập trung theo qui mô trang trại và công nghiệp để đảm bảo khâu tiêu chuẩn và phòng chống dịch bệnh hữu hiệu. Thủy sản thực hiện theo thông tư số 02/2006/TT-BTS của Bộ thủy sản về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản phổ biến các danh mục thuốc, hóa chất cấm sử dụng trong ngành thủy sản. Từng bước đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hậu cần thủy sản đi vào ổn định dưới sự quản lý và điều hành của Nhà nước. Nuôi trồng thủy sản cần tiến tới thực hiện các quy trình nuôi an toàn, đạt hiệu quả cao, giá thành hạ nhằm tận dụng tiềm năng - lợi thế phát triển thủy sản, gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Nuôi trồng thủy sản dưới hình thức đa dạng như mở rộng diện tích nuôi ao hầm, nuôi công nghiệp bán công nghiệp trên khu vực bãi bồi, nuôi đăng quầng, nuôi bè trên sông, nuôi xen canh trên ruộng lúa vào mùa lũ. Diện tích nuôi trồng tăng từ 3.648 ha năm 2005 lên 6.900 ha năm 2010, 10.600 ha năm 2020; lồng bè cũng tăng từ 300 cái năm 2005 lên 350 cái năm 2010 và 400 cái năm 2020; kết hợp với diện tích lúa nuôi vào mùa lũ với diện tích 1.250 ha năm 2000, 2.500 ha năm 2020, các sản phẩm nuôi chính là cá tra, cá lóc, cá rô, ca mè, cá điêu hồng, tôm càng xanh. Bảng 3.6. Chỉ tiêu sản phẩm nuôi trồng và khai thác thủy sản tỉnh Đồng Tháp Hạng mục 2005 2010 2020 Nuôi trồng thủy sản: Diện tích (ha) Lồng bè (cái) Kết hợp với lúa (ha) Sản lượng Sản lượng nuôi (tấn) Sản lượng khai thác (tấn) 3648 300 - 115136 10954 6900 350 1250 266200 11000 10600 400 2500 390000 10000 (Nguồn: Báo cáo Sở NN&PTNT Đồng Tháp 9/2007) Sản lượng nuôi trồng tăng từ 115.136 tấn năm 2005 lên 266.200 tấn năm 2010, 390.000 tấn năm 2020. Sản lượng đánh bắt có khuynh hướng giảm với 10.954 tấn năm 2005 lên 11.000 tấn năm 2010 và 10.000 tấn năm 2020. Lâm nghiệp của tỉnh chủ yếu là tràm – loại cây phù hợp với hệ sinh thái đất nhiễm phèn thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười, do hiệu quả kinh tế có xu hướng giảm so với các loại cây trồng khác nên việc duy trì diện tích rừng tràm trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong xu hướng phát triển bền vững cần ổn định diện tích rừng hiện có đi đôi với trồng rừng mới, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, tăng cường trồng cây phân tán để tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan môi trường. Tiến tới ổn định diện tích rừng khoảng 14.654 ha giai đoạn 2010 - 2020, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 4.722 ha, rừng sản xuất 6.718 ha và rừng đặc dụng là 3.214 ha. 3.3.6.2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế Theo xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn đến 2010 và 2020 là sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa tập trung, tạo ra khối lượng hàng hóa đảm bảo về số lượng và chất lượng, đảm bảo phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực như hiện nay, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, việc củng cố và nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế tập thể là rất cần thiết. Vì loại hình kinh tế tập thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyên môn hóa, tạo sự gắn kết giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến bộ KHKT, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển mới các HTXNN khi có đủ điều kiện theo luật HTX. Sự gia tăng thêm nhanh hay chậm của các HTXNN phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất và lợi nhuận thu được. Dự kiến số HTXNN tăng 2%/năm đạt 154 vào 2010, 182 vào năm 2020. Đối với các tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, cần tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tiến tới thành lập HTXNN. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với thành phần kinh tế tư nhân như kinh tế trang trại, các doanh nghiệp trong nông nghiệp để các loại hình kinh tế này phát triển về qui mô, chất lượng nông sản, tạo mối quan hệ gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ. 3.3.6.3. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ Để thực sự khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong giai đoạn trước mắt và lâu dài cần tập trung sản xuất theo những định hướng sau: Vùng Cao Lãnh với đất đai và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, có vùng trũng Đồng Tháp Mười, có lợi thế phát triển 2 – 3 vụ trong năm. Vùng có cơ sở để đẩy mạnh việc thâm canh, tăng năng suất trong việc khai thác tổng hợp lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, sen, cây ăn trái, hoa kiểng, nuôi cá trên các ao hầm, bãi bồi; nuôi tôm cá trên ruộng vào mùa lũ. Vùng sản xuất lúa chiếm diện tích chủ yếu trong diện tích nông nghiệp, diện tích lúa 2 – 3 vụ chiếm 77,4% năm 2010, 2020 chiếm 70,2% so với diện tích đất nông nghiệp. Ngoài ra, vùng còn sản xuất hoa màu, lúa màu, lúa – tôm cá, sen, tràm thuộc huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười. Vùng chuyên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc xen lúa - màu theo mô hình 1 lúa - 1 màu, 2 màu - 1 lúa, 2 lúa - 1 màu tập trung vùng ven sông Tiền hoặc các cù lao, cồn thuộc huyện Thanh Bình, TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh. Vùng lúa – tôm, lúa – cá chủ yếu nuôi tôm, cá trên ruộng trong mùa lũ khoảng 300 – 500 ha ở huyện Thanh Bình, 500 – 800 ha ở huyện Cao Lãnh, 500 – 800 ha ở huyện Tháp Mười. Vùng chuyên canh cây ăn trái diện tích 7.000 – 8.000 ha vùng ven sông Tiền của TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh; một phần diện tích phía Nam của huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh. Vùng hoa kiểng chủ yếu ở TP. Cao Lãnh. Vùng trồng sen: diện tích là 2.500 – 3.000 ha tại huyện Tháp Mười, Cao Lãnh. Vùng chủ yếu phát triển chăn nuôi heo và gia cầm, đang hình thành và phát triển bò lai sind. Vùng còn tập trung nuôi tôm cá trên các bãi bồi, ao hầm tại huyện Cao Lãnh, Thanh Bình và TP. Cao Lãnh; nuôi tôm trên ruộng ở Thanh Bình, Tháp Mười và huyện Cao Lãnh... Vùng Hồng Ngự đây là vùng ngập sâu vào mùa lũ với lợi thế trồng lúa và khai thác thủy sản vào mùa lũ. Vùng sản xuất lúa năm 2010 chiếm 89,5%, 2020 chiếm 82,3% diện tích đất nông nghiệp của vùng, với cây lúa là cây trồng chủ yếu. Ngoài ra, vùng còn sản xuất hoa màu, lúa – tôm – cá, tràm, nuôi cá tra trên ruộng thuộc huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông. Vùng chuyên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, xen lúa – màu tập trung vùng ven sông Tiền hoặc trên các cù lao của huyện Hồng Ngự, Tam Nông. Vùng lúa – tôm, lúa – cá, khả năng phát triển năm 2010 là 150 ha ở Hồng Ngự, 200 ha ở Tân Hồng, 1.000 ha ở Tam Nông; năm 2020 đạt 500 ha ở Hồng Ngự, 500 ha ở Tân Hồng và 3.000 ha ở Tam Nông. Cây ăn trái như ổi, xoài, nhãn ở Tân Hồng. Vùng chăn nuôi gia cầm chủ yếu là vịt đàn, trâu bò với qui mô lớn. Vùng phát triển mạnh như cá trên các ao hầm, nuôi cá bè, ươm cá giống. Vùng Sa Đéc đây là vùng có diện tích canh tác ít hơn hai vùng Cao Lãnh và vùng Hồng Ngự và có khuynh hướng thu hẹp tập trung phát triển các ngành phi nông nghiệp. Vùng sản xuất có diện tích nhỏ hơn so với các vùng khác, năm 2010 chiếm 42,9%, 2020 chiếm 31,5% so với diện tích đất nông nghiệp của vùng, tập trung ở huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Vùng chuyên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc xen lúa – màu tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và các sông rạch như chuyên canh màu ở huyện Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung; rau sạch ở các vùng ven TX Sa Đéc và các thị trấn. Vùng lúa – tôm, lúa – cá: nuôi trên ruộng trong mùa lũ ở huyện Lấp Vò. Vùng chuyên canh cây ăn trái ven sông Tiền, sông Hậu ở các huyện thị của vùng. Vùng trồng nấm rơm tập trung các xã phía Nam ven sông Hậu thuộc huyện Lai Vung, Lấp Vò với diện tích 500 – 800 ha. Vùng hoa kiểng tập trung tại thị xã Sa Đéc thuộc xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây và Tân Khánh Đông; hình thành khu công nghệ cao chuyên sản xuất hoa kiểng cung cấp cho thị trường trong nước và vươn ra xuất khẩu. Vùng phát triển mạnh chăn nuôi heo, bò, gia cầm, trong đó nuôi heo gắn với nghề sản xuất bột gạo truyền thống ở Sa Đéc, Châu Thành. Vùng phát triển nuôi trồng thủy sản trên các bãi bồi ven sông, ao hầm với hình thức nuôi công nghiệp thuộc các huyện Lấp Vò, Châu Thành, TX Sa Đéc, Lai Vung. 3.3.7. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá Trong ngành trồng trọt cần tạo điều kiện thúc đẩy cơ giới hoá vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo xạ, tưới tiêu, công nghệ sau thu hoạch, phơi sấy; tuỳ từng khâu phấn đấu đạt từ 80 – 100%. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì tổn thất trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch ở Đồng Tháp khoảng 10% sản lượng lúa (vụ Đông Xuân là 9,1%, vụ Hè Thu 10,7% và vụ Thu Đông là 10,5%), gây thiệt hại sau thu hoạch từ khâu gặt lúa, gom lúa, suốt lúa, phơi sấy, tồn trữ vào xây xát. Hiện tại toàn tỉnh có 385 lò sấy, 392 máy gặt đập xếp dãy phục vụ 10% diện tích. Kế hoạch 2006 – 2008 tỉnh đầu tư thêm 247 máy gặt xếp dãy, 18 máy gặt đập liên hợp, 110 máy sấy, tổng vốn 10 tỷ đồng trong đó tỉnh cho vay 60% lãi suất 0%, còn 40% vốn nhà đầu tư. Bên cạnh đó cần cơ giới hoá khâu vận chuyển sơ chế, bảo quản và chế biến nông sản là khâu thiết yếu trong giai đoạn trước mắt và tương lai. Có như vậy thì sản phẩm nông nghiệp đảm bảo được chất lượng và cung cấp cho thị trường trong thời gian lâu dài. Đối với Đồng Tháp, về định hướng chung thì công nghiệp chế biến giữ vị trí chủ yếu cho ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, từng bước đầu tư theo chiều sâu thay thế dần các thiết bị lạc hậu, với các ngành mũi nhọn của tỉnh là chế biến nông – thủy – súc sản, đồ uống từ trái cây, …. Phấn đấu 2020 ngành công nghiệp chế biến LTTP chiếm 49,5% trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, đăng ký thương hiệu cụ thể như: nem Lai Vung, chiếu Định Yên, làm bột Sa Đéc,…. Để phục vụ cho ngành chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cần tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: ngô, đậu nành, nhưng điều quan trọng là có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất – nhà cung ứng nguyên liệu và nhà tiêu thụ. Từng bước phấn đấu xây dựng khu nông nghiệp kỹ thuật cao ở TP. Cao Lãnh để cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; khu nông nghiệp công nghệ cao chuyên sản xuất cung ứng hoa, cây kiểng ở thị xã Sa Đéc. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống tư nhân về quy trình kỹ thuật, nguồn giống có chất lượng, vốn, … để phát huy vai trò của thành phần kinh tế này cung cấp nguồn giống cho nhu cầu sản xuất của địa phương. Nhìn chung, trong quá trình sản xuất nông nghiệp nếu được chú trọng từ các khâu: cung cấp giống tốt, quy trình sản xuất được ứng dụng tiến bộ KHKT, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng nông sản; sơ chế hoặc chế biến sản phẩm với mẫu mã đa dạng về hình thức, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì sản phẩm nông nghiệp của Đồng Tháp sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu, quảng bá thương hiệu qua mạng lưới công nghệ thông tin và công tác dự báo thị trường. Có như vậy, sản xuất nông nghiệp của Đồng Tháp thực sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường. 3.4. Một số giải pháp: 3.4.1. Quy hoạch tổng thể và vùng nông nghiệp ổn định Dựa trên định hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 là “phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – thương mại dịch vụ và nông nghiệp kỹ thuật cao, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH vùng ĐBSCL”; cùng với lợi thế của từng vùng kinh tế của tỉnh, công tác quy hoạch tổng thể và vùng nông nghiệp cần dựa trên cơ sở tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích; không chỉ đa dạng hóa, chuyên môn hoá sản xuất mà còn phải tiến hành theo chiều sâu trong sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và vùng sản xuất nông nghiệp, Đồng Tháp được quy hoạch thành ba vùng: Vùng Cao Lãnh là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và được chia thành hai tiểu vùng: Khu vực phía Tây là vùng ven sông Tiền, các cù lao trên sông với nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp đa dạng gồm lúa, rau màu, trái cây, phát triển mạnh thủy sản trên các bãi bồi; hình thành vùng chuyên canh với qui mô tập trung tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Khu vực này có khu công nghiệp Trần Quốc Toản, đô thị trung tâm TP. Cao Lãnh, TT Thanh Bình, Mỹ Thọ; Siêu thị Đồng Tháp, chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp, chợ đầu mối gạo Thanh Bình. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Khu vực phía Đông chủ yếu là chuyên canh lúa, chuyên canh sen, chăn nuôi; phát triển lâm nghiệp; với đô thị tập trung là TT Mỹ An là cửa ngỏ của tỉnh hướng vào Đồng Tháp Mười, có các điểm du lịch Gò Tháp, Xẻo Quýt, Gáo Giồng cùng với tuyến đường N2 – đường Hồ Chí Minh khi hoàn thành sẽ tác động tích cực đến việc cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho du khách, cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Vùng Hồng Ngự là vùng có thế mạnh về nông nghiệp và dịch vụ thương mại với hai tiểu vùng: Khu vực phía Tây dọc theo sông Tiền và các vùng cù lao chủ yếu phát triển lúa màu, nuôi cá bè, nuôi cá ven các bãi bồi, khai thác thủy sản trong mùa lũ. Đô thị Hồng Ngự đang được nâng cấp, TT An Long, cửa khẩu Thường Phước, cảng Hồng Ngự là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại – dịch vụ, là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Khu vực phía Đông chủ yếu là vùng chuyên canh lúa, chăn nuôi đại gia súc, nuôi tôm cá trong mùa lũ và phát triển lâm nghiệp. Ở đây có vườn quốc gia Tràm Chim, Giồng Găng; cửa khẩu Dinh Bà; TT Sa Rài; là cơ sở để phát triển thương mại – dịch vụ và du lịch cho vùng Vùng Sa Đéc với cơ cấu nông nghiệp đa dạng như lúa, rau màu, trái cây, hoa kiểng, phát triển thủy sản trên các bãi bồi. Vùng có khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Sông Hậu; cảng Sa Đéc, Cảng Tân Thành, Siêu thị Vinatex, chợ đầu mối gạo Sa Đéc, đô thị Sa Đéc, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Đây là điều kiện quan trọng để chế biến nông sản, cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho thị trường trong và ngoài tỉnh vươn ra xuất khẩu. 3.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp Về mặt thủy lợi cần bổ sung, nâng cấp, cải tạo hệ thống kênh nội đồng, quy hoạch mạng lưới thủy lợi cho từng vùng nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hoàn chỉnh hệ thống các công trình đầu mối kiểm soát lũ. Xây dựng các trạm bơm điện tại các chốt quan trọng để phục vụ cho việc tưới và tiêu nước. Kiên cố hóa mạng lưới kênh mương, bờ bao chống lũ để đảm bảo cho sản xuất của các nhà vườn. Công tác thủy lợi được coi là cơ sở quan trọng phục vụ cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Vì vậy, công tác quy hoạch mạng lưới thủy lợi phải tiến hành song song với quy hoạch sản xuất nông nghiệp; chính sự đồng bộ này sẽ tạo điều kiện tưới, tiêu nước, tạo môi trường mặt nước cần thiết cho việc nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó việc đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng mạng lưới giao thông thuộc các tuyến giao thông thủy - bộ, tại các đầu mối giao chính của tỉnh là một yêu cầu cấp thiết được ngành giao thông tỉnh đầu tư trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Trong tương lai, với sự đầu tư của Trung ương hoàn thành tuyến đường N1, N2 - đường Hồ Chí Minh, cầu Bắc Cao Lãnh, cầu Vàm Cống sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng thu hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân đặc biệt là dân cư nông thôn. Ngành điện lực của tỉnh phấn đấu nâng cao tổng dung lượng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây là giải pháp cần thực hiện đồng bộ với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Ngành thông tin liên lạc hoàn thiện và hiện đại hóa, phát triển mạng lưới thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường trên mạng internet, tăng cường city web cho tỉnh và ngành kinh tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà sản xuất nông nghiệp nhanh chóng tiếp cận với tiến bộ KHKT, ứng dụng cộng nghiệ mới trong sản xuất và quảng bá sản phẩm trên mạng để có cơ hội tìm kiếm thị trường. 3.4.3. Chính sách về vốn Dự báo giai đoạn 2006 - 2020 vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư lên tới 18.605 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn chủ yếu quy động từ các thành phần kinh tế chiếm 96, 4%. Chính vì vậy, tỉnh cần có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào những ngành kinh tế mà địa phương có tiềm năng và lợi thế như nông ngư nghiệp các công nghiệp chế biến LTTP, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo các loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như máy bơm nước, máy gặt đập, lò sấy. Trong đó, chính sách cung ứng và đào tạo lao động, xây dựng CSHT, xây dựng nhà ở cho công nhân, chính sách tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, chính sách xúc tiến đầu tư, trên cơ sở phù hợp với các quy định luật pháp và trong thẩm quyền của tỉnh. Có chính sách đầu tư tập trung hoàn chỉnh nhanh hệ thống CSHT, đầu tư mới và nâng cấp mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, điện, thông tin liên lạc. Thực hiện “chính sách 7 sẵn sàng” cho mọi trường hợp huy động vốn trong và ngoài nước như sẵn sàng về thông tin, về đất, về lao động, về viễn thông, về giao thông – điện - nước, về nhà ở cho công nhân và về hỗ trợ vốn - thuế. 3.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; tỉnh cần có chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp như nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý theo nền kinh tế thị trường, hiểu biết về pháp luật,…Phát triển mạnh mạng lưới khuyến nông để kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết về kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, sơ chế hoặc chế biến sản phẩm nông nghiệp cho người sản xuất. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn làm lực lượng nồng cốt cho các cơ sở nông nghiệp tại các địa phương. Cần chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề đặc biệt là các ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp, các ngành nghề truyền thống chế biến các sản phẩm nông nghiệp của địa phương tại các trường phổ thông hoặc các tầng lớp thanh niên. Bên cạnh đó, tỉnh còn có một hệ thống các cơ sở dạy nghề tại các huyện thị, trường Cao đẳng nghề, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Đại học Đồng Tháp; là điều kiện quan trọng để đào tạo đội ngũ lao động trong nông nghiệp đảm bảo về số lượng, chất lượng, năng động với cơ chế thị trường. 3.4.5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cho nông nghiệp Phát huy năng lực hoạt động của các trung tâm kỹ thuật nông nghiệp tại các huyện, thị trên cơ sở lai tạo, nhân giống nhằm cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản với năng suất, chất lượng cao. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, kiểm soát các cơ sở nhân giống của tư nhân để cung ứng cho người sản xuất đảm bảo về chất lượng với năng suất và hiệu quả cao; liên kết với các trung tâm giống tại các tỉnh lân cận, khu vực, quốc gia hoặc nhập giống ngoại với năng suất chất lượng cao để cung ứng cho nông dân. Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng việc thành lập trung tâm công nghệ cao sản xuất giống cây, con tại TP. Cao Lãnh, sản xuất giống hoa kiểng tại TX Sa Đéc. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như sản xuất các loại giống cây, con có chất lượng cao; các tiến bộ KHKT trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản; xử lý các chất thải để đảm bảo môi trường cho nuôi trồng thủy sản; các kỹ thuật phòng trị các dịch bệnh, sâu bệnh cho sản xuất nông, ngư. 3.4.6. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ thị trường Nhà nước cần có những chính sách giúp đỡ, hỗ trợ nông dân về giống, vốn, kỹ thuật canh tác, đẩy mạnh khâu chế biến để tạo ra sản phẩm đa dạng có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh theo hướng CNH, HĐH thị trường là vấn đề cần được quan tâm của nông dân, họ sản xuất “ cái mà thị trường cần”. Nếu giải quyết tốt vấn đề thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, ổn định và mở rộng thị trường là yếu tố quyết định đối với việc sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là làm sao thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, ước đoán được nhu cầu của thị trường trong hiện tại và tương lai. Có như vậy, sẽ giúp cho người sản xuất chủ động sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất những biến động của thị trường làm ảnh hưởng sản xuất. 3.4.7. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững chính là mục tiêu vươn tới của tỉnh Đồng Tháp nói riêng mà còn là tiêu chí phấn đấu của khu vực ĐBSCL, của Việt Nam và toàn thế giới. Song để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững, trước mắt địa phương cần tập trung khai thác các tiềm năng và sử dụng nguồn lao động nông thôn đạt hiệu quả kinh tế cao, quan tâm thường xuyên đến việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, khôi phục những cảnh quan truyền thống vốn có tiêu biểu cho hệ sinh thái của vùng. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, phù hợp với hệ sinh thái đặc trưng từng vùng, hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa cao gắn liền với công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến. Sản phẩm làm ra đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Phát triển đồng bộ CSVCKT & CSHT để phục vụ ngày càng cao nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, từng bước cải thiện và nâng cao mức sống của người dân nông thôn. Muốn tiến tới một nền nông nghiệp bền vững, điều trước mắt là phải nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất gắn kết với ý thức sản xuất “các sản phẩm sạch” hiệu quả cao và ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Đây chính là vấn đề cốt lõi mà địa phương cần thực hiện trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. KẾT LUẬN Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp với các sản phẩm chủ lực như lúa, gạo, cây ăn quả, thủy sản, hoa kiểng, rau đậu,…Số lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp ngày càng giữ vị trí cao trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây chính là kết quả tất yếu của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong thực tế sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản, có sự chuyển biến còn chậm do sự thiếu đồng bộ về cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tư, tư tưởng của một bộ phận nông dân chưa thực sự đổi mới theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung với qui mô lớn và biến động về giá cả thị trường. Nhận thấy rõ vai trò, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong hiện tại và tương lai, Đại hội Đảng lần VIII của tỉnh đã xác định “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả nền sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH”. Cần nhanh chóng chuyển đổi, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên cơ sở giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở áp dụng đồng loạt các giải pháp về giống, vốn, chuyển giao công nghệ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản, phát triển CSVCKT&CSHT, về cơ cấu chính sách, về bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Đây là chủ trương đúng đắn, tác động sâu sắc đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Nhưng muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực của Nhà nước và nhân dân tỉnh Đồng Tháp cùng với việc ban hành những chủ trương, giải pháp phù hợp. Hy vọng rằng đến năm 2020, nền nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong việc xây dựng vùng trọng điểm LTTP ĐBSCL trở thành vùng sản xuất hàng hoá chất lượng cao của cả nước. Để thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng CNH, HĐH tác giả có một số kiến nghị cụ thể: - Nhà nước cần tổ chức sản xuất nông nghiệp thành những vùng tập trung với qui mô lớn, phát triển mô hình HTXNN, kinh tế trang trại tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu KHKT và công nghệ: cơ khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, sinh học hóa, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Nhà nước cần có những chính sách hữu hiệu để thu hút sự đầu tư vốn trong và ngoài nước trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp nhằm huy động mọi nguồn lực tập trung cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. - Nhà nước cần có chính sách quản lý việc tiêu thụ nông sản thông qua việc thu mua, chế biến bảo quản, ưu đãi vốn vay để người dân an tâm trong sản xuất. - Tạo điều kiện liên kết chặt “bốn nhà”: nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà kinh doanh trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tư tưởng-văn hoá Trung ương (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2. Ban Tư tưởng-văn hoá Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (31/1/2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển – Email: dangcongsan@.cpv.org.vn. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (11/2004), “Tham luận tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông-lâm nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 5. Nguyễn Văn Bích, PTS. Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Châu (11/2004), “Tham luận tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Các giải pháp quy hoạch và sản xuất hoa quả chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu, Cần Thơ. 7. Nguyễn Thị Minh Châu, “Tham luận tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỷ XXI, Cần Thơ. 8. Dương Văn Chín (11/2004), “Tham luận tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 9. Cục thống kê Đồng Tháp (2000), Niên giám thống kê Đồng Tháp 2000, TP.Hồ Chí Minh 10. Cục thống kê Đồng Tháp (2005), Niên giám thống kê Đồng Tháp 2005, TP.Hồ Chí Minh 11. Cục thống kê Đồng Tháp (2006), Niên giám thống kê Đồng Tháp 2006, TP.Hồ Chí Minh 12. Châu Ngọc Hà (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và những định hướng, luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. 13. Mai Hà (1999), Hỏi và đáp về công nghiệp hoá, hiện đại hoá – NXB Thanh niên, Bến Tre. 14. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Đặng Văn Phan (1995), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (tập 1) – NXBGD. 15. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên), Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 16. Trần Kiều Hương (2005), Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nhiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, luận văn thạc sĩ khoa học địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 17. Bùi Chí Hữu (11/2004), “Tham luận tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Một số giải pháp trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 18. Phạm Chí Năng (12/2004), Điều tra nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy lịch sử và địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp 19. Đặng Văn Phan (chủ biên), PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn (1995), Thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Lê Hưng Quốc (2003), Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Trần Thành Quang (2000), Những cơ hội đầu tư ở Đồng Tháp đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỉ XXI, NXB Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh. 23. Trương Thị Minh Sâm (11/2004), “Tham luận tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Các giải pháp kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (9/2007), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Đồng Tháp. 25. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Đề án quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010, Đồng Tháp. 26. Sở Kế hoạch và Đầu tư (8/2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Đồng Tháp. 27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (các số 1, 2, 3, 4 năm 2005, 2006; số 1 năm 2007), Bản tin Nông nghiệp và nông thôn Đồng Tháp, Đồng Tháp. 28. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “thời đại kinh tế tri thức”, NXB Thống kê, Hà Nội. 30. Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Đồng Tháp (2005), Đồng Tháp tiềm năng và cơ hội đầu tư, Đồng Tháp, Email: tmdldt@.hcm.vnn.vn 31. Lê Thông chủ biên (2006), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam-tập 6, NXB Giáo dục, Hà Nội. 32. Thời báo tài chính (2004), Phát triển công nghiệp nông thôn. 33. Tỉnh Ủy Đồng Tháp (28/11/2005), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh trình Đại hội đại biểu lần VIII của Đảng bộ tỉnh, Đồng Tháp. 34. UBND tỉnh Đồng Tháp (30/12/2005), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001 – 2005, phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2006 – 2010, Đồng Tháp. 35. UBND tỉnh Đồng Tháp (14/3/2007), Báo cáo sơ kết 5 năm (2001-2005) thực hiện Nghị quyết số 15 – NQ/TW Hội nghị trung ương 5 (khoá IX) về việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp thời kì 2001 – 2010. 36. Nguyễn Thị Vân (2004), “Tham luận tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Những bước phát triển mới trong kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số giải pháp chủ yếu, Cần Thơ. 37. Phụ lục 1. Số đơn vị hành chính diện tích và dân số tỉnh Đồng Tháp năm 2006 Đơn vị Số xã Số phường, thị trấn Diện tích (km2) Dân số (người) Toàn tỉnh TP. Cao Lãnh TX Sa Đéc Huyện Tân Hồng Huyện Hồng Ngự Huyện Tam Nông Huyện Thanh Bình Huyện Tháp Mười Huyện Cao Lãnh Huyện Lấp Vò Huyện Lai Vung Huyện Châu Thành 119 7 3 8 15 11 12 12 17 12 11 11 23 8 6 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 374 107 60 311 332 474 341 528 491 246 238 246 1 667 804 151 027 103 211 81 473 224 619 99 047 162 444 128 184 206 194 181 502 164 552 165 551 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2006) Phụ lục 2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Đồng Tháp Chỉ tiêu 2000 2005 2006 Tổng số (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng số - Ngân sách Nhà nước - Vốn tín dụng - Vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước - Vốn khác 360.138 100 81,6 13,3 0,0 5,1 938.680 100 69,7 13,3 12,7 4,3 1.001.054 100 78,4 12,9 6,9 1,8 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2006) Phụ lục 3: Lượng nhiệt, mưa tỉnh Đồng Tháp năm 2006 8 0.3 55.3 65.7 145.2 190.4 200.6 189.9 358.8 274.3 12.8 30.6 24.3 25 25.6 26.4 28.1 27.6 27.1 27.1 27.3 27.4 26.7 26.6 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 22 23 24 25 26 27 28 29 lượng mưa Nhiệt độ mm 0C Phụ lục 4. Kim ngạch xuất nhập khẩu Đồng Tháp giai đoạn 1995 – 2006 Đơn vị: 1000 USD Năm Tổng kim ngạch XNK Xuất khẩu Nhập khẩu 1995 2000 2005 2006 114 200 174 278 394 818 554 194 49 106 87 218 167 403 234 582 65 094 87 060 227 415 319 612 (Nguồn: Niên giám Thống kê Tỉnh Đồng Tháp 1995 -2006) Phụ lục 5. Danh mục các dự án trọng điểm phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp STT Tên dự án Địa điểm Quy mô 1 Nông nghiệp phát triển quýt hồng (sản phấm đạt tiêu chuẩn GAP) Huyện Lai Vung, huyện Châu Thành 2200 - 2500 ha 2 Phát triển xoài chất lượng cao (xoài cát chu, xoài cát Hòa lộc,…) Huyện Cao Lãnh, TP.Cao Lãnh 4000 - 5000 ha 3 Đầu tư nâng cao hiệu quả kinh tế vườn “VAC” Huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh, Tháp Mười, TP.Cao Lãnh 10000 – 15000 ha 4 Đầu tư các cơ sở nhân giống cây trồng (cây ăn quả, lúa…) Trại giống thuộc trung tâm giống nông nghiệp tại các huyện thị Trại giống 5 Vùng sản xuất sen tập trung Huyện Tháp Mười, Cao Lãnh 500- 1000 ha 6 Phát triển vùng hoa kiểng tập trung TX Sa Đéc và TP. Cao Lãnh 750- 100ha 7 Phát triển rau sạch TX Sa Đéc, Lai Vung, Châu Thành, TP.Cao Lãnh 1500 - 2000 ha 8 Sản xuất lúa thơm và gạo sạch Huyện Tân Hồng Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng Ngự, Tam Nông 25000 - 30000 ha 9 Phát triển đa dạng hóa cây trồng trên đất trồng lúa Huyện, thị và thành phố của tỉnh 20000 - 25000 ha 10 Mô hình trồng trọt của trung tâm khuyến nông 11 huyện, thị thành phố của tỉnh 150 – 200 mô hình 11 Vùng chăn nuôi vịt trang trại khép kín an toàn sinh học Huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng 1,0 – 1,5 triệu con 12 Cơ sở sản xuất giống gia cầm, gia súc Trại giống trực thuộc trung tâm giống của tỉnh 13 Xây dựng cơ sở vật chất - trang thiết bị cho hệ thống cơ sở thú y Các cơ sở trạm thú y các huyện thị 14 Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm 11 huyện thị và thành phố tỉnh Đồng Tháp 100 – 120 mô hình 15 Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung 1 - 2 điểm huyện, thị 15 – 20 điểm Thuỷ sản 16 Vùng nuôi cá tra tập trung bằng công nghệ sinh học ven sông Tiền Huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Lấp Vò 500 – 600 ha 17 Nuôi cá đồng (cá lóc, cá rô,…) Huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh 9000 – 1000 ha 18 Cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt Huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười, Thanh Bình 15 – 20 cơ sở 19 Mô hình nuôi thuỷ sản thích hợp từng thuỷ lực Các huyện, thị, thành phố của tỉnh 100 – 200 mô hình 20 Nuôi thuỷ sản trong mùa lũ Các huyện thị thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) 1500 – 2000 ha (Nguồn: Quy hoạch phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến 2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH011.pdf