Luận văn THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NTTS HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Hộ cần nâng cao hơn nữa về kiến thức NTTS trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như học hỏi các hộ sản xuất giỏi khác. Sau thu hoạch hộ cần phải khử trùng bằng thuốc diệt tạp và vôi bột, sau đó phơi nắng ít nhất 3 ngày và có thể bón thêm một ít phân vô cơ như lân, đạm rồi mới cho nước vào ao nuôi. Trong quá trình nuôi nên thay nước nhiều lần, đảm bảo điều kiện cho cá sinh trưởng và phát triển ổn định. Hộ cần mạnh dạn đầu tư thêm con giống, nên mua con giống đảm bảo tại các trung tâm giống, tăng cường lượng thức ăn tinh. Trong khi nuôi cần phải dựa vào thời tiết, màu nước, mật độ cá, cơ cấu cá thả để có một lượng thức ăn tinh, thô phù hợp; nên ủ các chất thải từ chăn nuôi, và rắc thêm vôi bột và lân trước khi đưa xuống ao; tăng lượng thức ăn tinh, thường xuyên thay nước trong ao nuôi. Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu giá cả, biết thế mạnh từng loại cá trên thị trường để hướng xác định giống nuôi phù hợp. Tham gia học hỏi kinh nghiệm NTTS của các hộ điển hình tiên tiến để có thêm kinh nghiệm sản xuất cho mình.

doc114 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NTTS HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng tương ứng đi theo chất lượng của chúng. Bảng 4.10: Kết quả sản xuất bình quân với 4 loại cá chủ yếu ở các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Loại hình nuôi So sánh (lần) Quảng canh (1) Quảng canh cải tiến (2) Bán thâm canh (3) 2/1 3/2 3/1 1. Năng suất + Cá trắm Kg/sào 28,34 32,14 42,5 1,13 1,32 1,50 + Cá trôi Kg/sào 9,51 10,65 23,46 1,12 2,20 2,47 + Cá chép Kg/sào 9,86 11,24 13,72 1,14 1,22 1,39 + Cá mè Kg/sào 12,26 13,58 25,13 1,11 1,85 2,05 2. Đơn giá + Cá trắm 1000đ/kg 21,24 21,58 21,47 1,02 0,99 1,01 + Cá trôi 1000đ/kg 16,54 18,26 17,61 1,10 0,96 1,06 + Cá chép 1000đ/kg 27,13 28,34 28,57 1,04 1,01 1,05 + Cá mè 1000đ/kg 14,52 15,13 15,47 1,04 1,02 1,07 3. Kết quả sản xuất + Cá trắm 1000đ/sào 601,94 693,58 912,48 1,15 1,32 1,52 + Cá trôi 1000đ/sào 157,30 194,47 413,13 1,24 2,12 2,63 + Cá chép 1000đ/sào 267,50 318,54 391,98 1,19 1,23 1,47 + Cá mè 1000đ/sào 178,02 205,47 388,76 1,15 1,89 2,18 Tổng 1000đ/sào 1204,76 1412,06 2106,35 1,17 1,49 1,75 Tổng doanh thu 1000đ/sào 1352,46 1687,34 2362,28 1,25 1,40 1,75 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2009) Do có sự khác nhau về năng suất, giá bán nên doanh thu 4 loại cá tương ứng với 3 hình thức nuôi là khác nhau, trong đó doanh thu của hộ nuôi bán thâm canh cao nhất 2,11 triệu/sào, cao gấp 1,49 lần và 1,75 lần so với hai hộ còn lại. Từ đó đặt ra một vấn đề là đối với các hộ nuôi quảng canh cần có sự táo bạo trong đầu tư và ý chí vươn lên làm giàu, và cũng cần có sự quan tâm đúng mực của chính quyền địa phương để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ mang tính bền vững của ngành NTTS huyện nhà. 4.2.7 Hiệu quả kinh tế ở các hình thức NTTS Khi nghiên cứu đánh giá sự phát triển của một ngành nào đó, HQKT đạt được cao hay thấp sẽ thể hiện ngành đó phát triển hay kém phát triển, đặc biệt là sự phát triển về chiều sâu. Do khó khăn trong việc xác định chính xác khấu hao tài sản cố định bởi các nguyên nhân: các hộ bán thâm canh NTTS có thời gian nuôi khá lâu nên hộ không thể nhớ rõ chi phí đào ao, kè bờ (nếu có) là bao nhiêu và hầu như hàng năm các hộ đều tiến hành hút bùn, tu sửa lại bờ ao do đó gây khó khăn cho việc xác định khấu hao các tài sản. Vì vậy, trong tính thu nhập hỗn hợp(MI) chúng tôi loại bỏ khấu hao tài sản cố định. Khi tiến hành đánh giá HQKT của hộ NTTS theo 3 hình thức nuôi thông qua chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp bình quân trên một đồng chi phí là yếu tố chủ yếu vì chỉ tiêu này nói lên rằng: Khi hộ đầu tư một đồng thì thu được bao nhiêu đồng (gồm cả công lao động gia đình). Và HQKT của các hình thức NTTS được thể hiện thông qua bảng 4.10. Qua bảng ta thấy: Hộ nuôi bán thâm canh có doanh thu và chi phí bình quân trên một sào cao nhất. Doanh thu bình quân của hộ nuôi bán thâm canh đạt 2,36 triệu/sào cao gấp 1,40 lần và 1,75 lần so với hai hộ còn lại. Tuy nhiên khi xét về chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp mặc dù có chi phí cao hơn hẳn so với hai hộ còn lại nhưng hộ nuôi bán thâm canh vẫn có được MI cao nhất đạt 1,54 triệu/sào cao gấp 1,28 lần và 1,49 lần so với hai hộ còn lại. Bảng 4.11: Hiệu quả NTTS ở các nhóm hộ điều tra (Bình quân/sào) Chỉ tiêu ĐVT Loại hình nuôi So sánh (lần) Quảng canh (1) Quảng canh cải tiến (2) Bán thâm canh (3) 2/1 3/2 3/1 Doanh thu 1000đ 1352,46 1687,34 2362,28 1,25 1,40 1,75 CPTX 1000đ 314,17 483,53 819,71 1,54 1,70 2,61 MI 1000đ 1038,29 1203,81 1542,57 1,16 1,28 1,49 Công lao động gia đình Công 19 21 25 1,11 1,19 1,32 * Một số chỉ tiêu MI/lao động gia đình 1000đ/công 54,65 57,32 61,70 1,05 1,08 1,13 MI/đồng chi phí Lần 3,30 2,49 1,88 0,75 0,76 0,57 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2009) Điều này được giải thích do doanh thu của hộ cao hơn nhiều so với doanh thu của hai hộ còn lại. Khi xét MI/lao động gia đình, thì hộ nuôi bán thâm canh có chỉ tiêu này cao nhất 61,70 ngàn đồng cao gấp 108 lần và 1,13 lần so với hai hộ còn lại. Có thể thấy hao phí nhiều nhất là thời gian cho cá ăn hàng ngày của hộ, hộ nuôi quảng canh thường cho cá ăn theo cách truyền thống: cắt cỏ, thải chất thải của lợn; trong khi hộ nuôi bán thâm canh bên cạnh các loại thức ăn trên còn phải cho thêm thức ăn tinh vì thế mà thấy được công lao động của hộ bán thâm canh cao nhất sau đến hộ nuôi quảng canh cải tiến và cuối cùng là hộ nuôi quảng canh. Khi xét MI/đồng chi phí, mặc dù đầu tư nhiều nhất, doanh thu đạt được cao nhất nhưng các hộ nuôi bán thâm canh có MI/đồng chi phí thấy nhất, điều này được giải thích thông qua việc đầu tư của hộ vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do đó hộ cần phải thay đổi về mật độ con giống, cơ cấu, cho thức ăn tinh đúng thời điểm. Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến các hộ nuôi quảng canh dù đầu tư không thực sự nhiều nhưng với môt trường nước luôn đảm bảo, điều kiện tự nhiên trong lành nên khá thuận lợi cho việc phát triển đàn cá, và họ lại không cần đầu tư về hệ thống ao nuôi kè bờ chỉ mất tiền thuê thầu nên do vậy mà MI/đồng chi phí của họ cao hơn. 4.2.8 Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của hộ + Một số nét về thị trường tiêu thụ: Các sản phẩm thủy sản được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ của huyện. Đặc biệt, được tiêu thụ trong các buổi chợ phiên họp vào cuối tuần hoặc thứ năm hàng tuần. Vào dịp cuối năm, việc tiêu thụ diễn ra nhộn nhịp hơn, không chỉ tiêu thụ ở trong địa bàn huyện mà còn đưa ra các huyện thị lân cận để tiêu thụ trong đó chợ Biển là một trong những thị trường sôi động và nhộn nhịp nhất. Nhìn một cách tổng thể, việc tiêu thụ sản phẩm là khá phong phú: có thể tiêu thụ trong huyện, ngoài huyện, và ngay tại ao nuôi. Sơ đồ 4.1: Sơ đồ phân phối sản phẩm thủy sản Người bán buôn địa phương Người thu gom địa phương Người bán lẻ địa phương Người tiêu dùng Người bán lẻ Bán buôn ngoài địa phương Người bán lẻ Hộ NTTS (1) (2) (3) 18% 12% 70% Các tác nhân tiêu thụ và giá bán các loại sản phẩm: Đối với nhóm hộ nuôi quảng canh chủ yếu tiêu thụ ngay tại gia đình, hoặc trên địa bàn sinh sống; họ thường bán cho các lái buôn trong và ngoài vùng, và bán lẻ cho các hộ dân sống xung quanh. Riêng đối với hộ nuôi bán thâm canh, do phương pháp thu hoạch sản phẩm khác mà có nhiều hộ tự mang đi tiêu thụ. Do vậy, khâu tiêu thụ sản phẩm thủy sản diễn ra khá sôi động nhất là dịp cuối năm với các tác nhân tham gia: Nhà sản xuất là các hộ NTTS, người thu gom bán buôn địa phương, thu gom nơi khác, người bán lẻ. Trong đó, khẳng định vai trò của phụ nữ, các chị luôn là người thu gom, người bán buôn, bán lẻ có mặt hầu hết ở các chợ lớn, chợ làng, từng ngõ ngách, từng thôn xóm để tiêu thụ sản phẩm. Qua sơ đồ 4.1 có thể thấy hộ NTTS chủ yếu tiêu thụ theo 3 hình thức chủ yếu: (1): bán trực tiếp cho người tiêu dùng, người tiêu dùng ở đây chủ yếu là các hộ sống gần hộ là các bà con, láng giềng. (2): bán cho các lái buôn ở trong địa phương và sau đó các lái buôn này bán cho các người bán lẻ hoặc người tiêu dùng. (3): bán cho các lái buôn ngoài địa phương sau đó các lái buôn này đi bán cho người bán lẻ. Trong các hình thức tiêu thụ đó thì hình thức thứ (1) là chủ yếu nhất chiếm đến 70% lượng thủy sản tiêu thụ. Còn hai hình thức còn lại có tỷ lệ đóng góp thấp hơn chiếm 30%. Sở dĩ có điều đó là do việc bán ở kênh (1) thường đem lại giá cao hơn không chịu ép giá như ở kênh (3) và cũng không phải thu nợ như khi bán ở kênh (2), vì thế mà các hộ nuôi trồng luôn muốn bán làm sao vừa thu hồi được vốn nhanh và sao cho đạt được hiệu quả cao nhất như mong muốn. + Số lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ hàng năm của hộ Xuất phát từ nhu cầu thực phẩm cho cuộc sống ở các khu vực nông thôn nói chung, khu vực nông thôn miền núi nói riêng, các hộ gia đình luôn quan tâm tìm cách sản xuất tạo ra rau quả, vật nuôi… tạo nguồn thức ăn cho gia đình mình. Nhất là khi thu nhập của các hộ nông dân Sơn Động còn ở mức thấp thì phần thu nhập dành riêng cho tiêu dùng thực phẩm rất ít hoặc không có. Thay vì đi mua, các hộ tự cung, tự cấp cho mình và vườn cây ao cá, chuông trại đã đi vào tiềm thức mọi người, là nguồn thức ăn chủ yếu cho nhân dân. Mấy năm trở lại đây, phong trào làm kinh tế, sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã trở thành phổ biến ở nông thôn Việt Nam, song với các hộ nông dân Sơn Động vẫn còn nhiều ảnh hưởng bởi lối sản xuất cũ. Do đó mà sản lượng sản xuất ra không dành 100% cho tiêu thụ mà còn một phần rất lớn dành cho tiêu dùng gia đình, có hộ đã tiêu thụ đến 15-20% tổng sản lượng. Đây là nét đặc trưng của NTTS Trung du-miền núi, sản xuất không phải là sản xuất hàng hóa hoàn toàn mà nó vừa giúp hộ tăng thu nhập, vừa giúp hộ cải thiện mức sống, phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Bảng 4.12: Sản lượng sản phẩm thủy sản bình quân của các hộ nuôi trồng Chỉ tiêu Quảng canh Quảng canh cải tiến Bán thâm canh SL(Kg) CC(%) SL(Kg) CC(%) SL(Kg) CC(%) I.Tổng sản lượng 2272,20 100,00 2142,65 100,00 543,66 100,00 1. Sản lượng để tiêu thụ 1975,83 86,96 1785,52 83,33 472,74 86,96 - Kênh 1 1383,08 70,00 1142,73 64,00 359,28 76,00 Kênh 2 355,65 18,00 374,96 21,00 70,91 15,00 Kênh 3 237,10 12,00 267,83 15,00 42,55 9,00 2. Sản lượng để tiêu dùng nội bộ 296,37 13,04 357,13 16,67 70,92 13,04 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2009) Qua bảng ta thấy: Kênh 1 vẫn là kênh tiêu thụ chính của các hộ nuôi, hộ nuôi quảng canh chiếm tới 70% sản lượng tiêu thụ, hộ nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh lần lượt là 64% và 76%. Tiếp theo là kênh 2 với mức tiêu thụ của cá hộ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh lần lượt là: 18%, 21%; 15%. Kênh thứ 3 có lượng tiêu thụ thấp nhất, hộ nuôi quảng canh là 12%, hai hộ nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh lần lượt là 15% và 9%. Bên cạnh đó, các nhóm hộ đều tiêu dùng một sản lượng nhất định dao động từ 15 – 20%. Trong đó, hộ nuôi quảng canh cải tiến tiêu dùng nội bộ nhiều nhất chiếm 16,67% trong tổng sản lượng, hai hộ còn lại có mức tiêu dung như nhau 13,04%. Việc các hộ sử dụng nguồn thủy sản sản có của gia đình có tác dụng to lớn trong việc chi phí sinh hoạt cũng như cải thiện bữa ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho hộ, qua đó dần dần hướng tới cải thiện cuộc sống xóa đói giảm nghèo cho các hộ nuôi thủy sản. 4.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành NTTS ở huyện Sơn Động Việc phân tích tình hình NTTS ở huyện Sơn Động cho ta thấy được thực tế sản xuất của hộ, những yếu kém tồn tại, những cơ hội, lợi thế cũng như thách thức mà huyện và hộ NTTS sẽ phải đương đầu. Từ đó tận dụng cơ hội và điểm mạnh mà huyện và hộ có, đồng thời khắc phục điểm yếu và né tránh những thách thức. Đây cũng cơ sở để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển đi lên của ngành NTTS ở huyện Sơn Động. 4.3.1 Điểm mạnh (1) Về điều kiện tự nhiên: Huyện Sơn Động là thượng nguồn sông Lục Nam. Trên địa bàn huyện có 3 con sông chính gặp nhau ở Yên Định, đó là sông Cẩm Đàn, sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ 2 xã Thanh Sơn và Thanh Luận và nhánh chính sông Lục Nam bắt nguồn từ 2 xã Hữu Sản và An Lạc. Ngoài ra còn rất nhiều khe suối, khe nhỏ nằm xen kẽ ở hầu hết các đồi núi ở các xã. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các dải thung lũng hẹp và các con suối lớn nhỏ, mật độ suối khá dày, có rất nhiều các hồ đập lớn nhỏ chứa nước, toàn huyện có 65 hồ đập lớn. Đây được xem là nguồn tài nguyên nước rất quý giá để phát triển chăn nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, huyện còn tiếp giáp với hai tỉnh là Lạng Sơn và Quảng Ninh cùng hai huyện của tỉnh Bắc Giang là Lục Nam, Lục Ngạn từ đó tao điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa sản phẩm cũng như có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sau này. (2) Về điều kiện kinh tế xã hội: Những năm qua, UBND huyện phối hợp cùng phòng NN&PTNT luôn quan tâm giúp đỡ các hộ NTTS về cả kỹ thuật nguồn vốn. Đã tạo điều kiện cho hộ tiếp cận nhiều nguồn vốn vay ưu đãi thông qua Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT… đồng thời tổ chức các đợt tập huấn về giống, kỹ thuật cho người chăn nuôi. Huyện cũng đã quy hoạch nuôi ở những vùng có tiềm năng nhất như xã An Lập, xã Vĩnh Khương, xã Long Sơn; là những xã có tiềm năng về nguồn nước để phát triển chăn nuôi thủy sản. Nhiều công trình xây dựng hồ chứa nước do chính phủ tài trợ cho huyện được xây dựng góp phần lớn cung cấp nước cũng như hộ có thể nhận thầu diện tích mặt nước để phát triển ngành thủy sản. Trên địa bàn huyện có nhiều cửa hàng bán lẻ đầu vào ở các xã luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ cho hộ về thức ăn và thuốc thú y, có nhiều đại lý còn cho hộ nợ đến lúc thu hoạch mới trả nên có cũng là một thuận lợi để hộ yên tâm phát triển. (3) Truyền thống và kinh nghiệm NTTS của hộ: Có thể nói nghề nuôi cá đã có ở huyện từ rất lâu. Qua phỏng vấn thì một số hộ cho biết họ nuôi cá đã được hàng chục năm trời; khi đó họ tân dụng những ao tù tích nước do mưa sau đó đi vớt cá giống ở sông, ruộng về thả xuống ao. Do vậy mà kinh nghiệm của họ rất sâu và do chính bản thân họ tự đúc rút ra. Vì vậy, nếu được tập huấn thêm về kỹ thuật, giống thì chắn chắn họ sẽ tiếp thu nhanh chóng, đây được xem là lợi thế cho các chuyên viên, cán bộ khuyến nông của huyện khi hướng dẫn hộ. 4.3.2 Điểm yếu (1) Thiếu vốn để sản xuất: Trong quá trình điều tra, nhiều hộ cho biết khó khăn mà họ gặp phải là thiếu vốn để mở rộng đầu tư. Nhiều hộ cho biết mặc dù được vay vốn của ngân hàng nhưng theo họ lãi suất vẫn còn cao, thời gian cho vay còn ngắn do vậy hộ vẫn chưa yên tâm để sản xuất. Và nếu hộ có vay thì phải đầu tư vào sản xuất lúa, trồng rừng nên để đầu tư mỗi nuôi cá thì không thể đủ. Thiếu vốn nên hộ không những có khả năng mở rộng diện tích mà đầu tư về giống cũng như các đầu vào còn rất khó khăn. (2) Tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn: Rất nhiều hộ nhận định, việc nuôi cá gặp khó khăn thì việc bán cũng gặp khó. Do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đường sá đi lại khó khăn nên việc đem cá đi tiêu thụ hết sức bất lợi. Nếu để tư thương vào tận nơi mua thì bị ép giá, bị bán với giá thấp hơn nhiều nếu tự đem ra chợ bán. Đối với hàng xóm, láng giềng việc bán cá còn phải bán chịu nên rất khó thu hồi vốn được ảnh hưởng xấu cho việc phát triển những vụ nuôi tiếp theo. (3) Trình độ lao động còn thấp: Do là huyện miến núi, nên các chủ hộ có trình độ học vấn không cao, rất ít chủ hộ có trình độ hết cấp 3. Do vậy, việc tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất cũng như sự mạnh dạn trong việc đầu tư phát triển bị hạn chế rất nhiều. Mặc dù kinh nghiệm nuôi cá của hộ là rất tốt, tuy nhiên chủ yếu là do tự đúc rút nên nhiều kinh nghiệm vẫn chưa phù hợp với sản xuất hàng hóa. Hầu hết các hộ đều xả chất thải của lợn xuống ao trực tiếp, không hộ nào sử dụng hầm bioga, các hộ cho ăn chủ yếu căn cứ theo giống thả và mùa, mùa mưa cho ăn nhiều hơn mùa khô. Do đó lượng thức ăn dư thừa sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí và các vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm cho nước trong ao bị sánh có màu xanh đậm là môi trường không tốt cho cá sinh trưởng và phát triển. (4) Việc quy hoạch vùng nuôi còn thiếu đồng bộ: Dù huyện đã quy hoạch vùng nuôi ở các xã nhưng chưa đi kèm biện pháp đồng bộ; đặc biệt là đường giao thông, hệ thống thủy lợi. Về mùa mưa, giao thông đị lại rất khó khăn, nhiều hệ thống kênh mương trong vùng nuôi đã xuống cấp mà chưa được tu sửa. Các vùng nuôi được quy hoạch nhưng không phải hộ nào cũng NTTS, điều này gây khó khăn trong công tác dồn điền đổi thửa, nhiều hộ muốn có đất NTTS nhưng không có đất ở vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, nguồn nước nuôi cá ở một số hộ đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác quặng đồng ở một số cơ sở sản xuất. Vì vậy, việc quy hoạch cần được xem xét thật phù hợp, đảm bảo ngành NTTS phát triển một cách bền vững. (5) Hoạt động khuyến ngư mà cụ thể là việc tập huấn kỹ thuật còn yếu chưa thực sự hiệu quả. Nhận thấy việc tập huấn kỹ thuật NTTS hiện nay còn thiếu và yếu, các hình thức tổ chức khá đơn điệu. Rất nhiều đợt tập huấn chỉ mang tính lý thuyết, không thu hút được sự tham gia của các hộ. Bên cạnh đó thì chưa có nhiều đợt tổ chức tham quan mô hình sản xuất của nhiều hộ sản xuất giỏi. Các kiến thức mà hộ có được từ tập huấn kỹ thuật thường không được vận dụng vào mà chỉ để biết, nếu có thì cũng vận dụng rất ít. 4.3.3 Cơ hội (1) Thị trường tiêu thụ được mở rộng: Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong và ngoài nước, người dân có cuộc sống ngày một tốt hơn, kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cả về chất lượng, số lượng, mẫu mã và độ an toàn. Hiện nay thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng; việc tiếp giáp với 2 tỉnh: Lạng Sơn và Quảng Ninh có thể xem là các thị trường mới đầy tiềm năng. Bên cạnh đó các hộ cũng được tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến trong NTTS, đặc biệt là các nguồn con giống có chất lượng và nguồn thức ăn tổng hợp. (2) Tiếp cận được với nhiều nguồn vốn vay mới: Nền kinh tế nước nhà vừa hội nhập sâu rộng hơn với thế giới do đó mà Việt Nam được bạn bè, các tổ chức quốc tế tài trợ giúp đỡ nhiều hơn trong các họat động phát triển nông thôn và XĐGN. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có nguồn vốn vay ưu đãi của Thụy Điển, Việt - Đức… giúp ích rất lớn cho các hộ đang còn gặp nhiều khó khăn về vốn. (3) Tiếp cận được nhiều hơn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và cách tổ chức quản lý sản xuất. Nếu như trước đây, việc NTTS của hộ chủ yếu dựa vào nguồn con giống tự nhiên và thức ăn thô, chưa áp dụng cách nuôi công nghiệp thì hiện nay hộ đã mạnh dạn áp dụng cách nuôi bán thâm canh và thâm canh giúp năng suất cao hơn, sản lượng cá tăng và rút ngắn thời gian thu hoạch trong một vụ nuôi. (4) Thông tin thị trường đầy đủ hơn: Với hệ thống đài truyền thanh, truyền hình của huyện cùng với hệ thống phát thanh loa đài ở các thôn bản trong xã được trang bị đầy đủ. Cộng thêm hầu hết các hộ đã có tivi và đài thì các hộ nuôi trồng thủy sản sẽ nắm bắt được tốt hơn giá cả trên thị trường, hạn chế tình trạng bị tư thương ép giá, được tiếp cận với các đầu vào rẻ hơn, chất lượng tốt hơn qua đó giảm chi phí trong sản xuất. Việc thông tin thị trường đầy đủ sẽ giúp xác định được đối tượng nuôi là gì, thị hiếu của người tiêu dùng qua đó đáp ứng được kịp thời nhu cầu của xã hội đồng thời nâng cao được hiệu quả trong sản xuất của hộ. 4.3.4 Thách thức (1) Nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm: Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều cơ sở, nhà máy khai thác quặng đồng, khai thác than đều đổ nước thải trực tiếp ra sông, và có nhiều lò đốt gạch thủ công. Điều này làm cho nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Ngành NTTS phụ thuộc rất nhiều vào môi trường nước tự nhiên từ các sông ngòi, kênh rạch và nếu không có những biện pháp ngăn chặn và quy hoạch lại vùng NTTS kịp thời thì sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành trong thời gian tới. (2) Giá vật tư, đầu vào tăng cao: Cùng với sự biến động chung của nền kinh tế, sự tăng giá của các đầu vào là tất yếu đặc biệt là các đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp thường tăng khá mạnh. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến phát triển nông nghiệp nói chung cũng như ngành NTTS nói riêng. Bên cạnh đó thì còn có sự trái ngược: Trong khi giá các đầu vào tăng mạnh thì giá các sản phẩm NTTS thì tăng lên không đáng kể, từ đó làm cho thu nhập của các hộ ngày càng giảm đi. Riêng đối với những hộ mua chịu thì sẽ phải trả giá cao hơn rất nhiều tại thời điểm thanh toán. (3) Dịch bệnh bùng phát: Hiện nay công tác phòng trừ dịch bệnh của các hộ nhìn chung chưa tốt, nhiều hộ sau vụ thu hoạch không xử lý ao nuôi hoặc không phòng bệnh cho cá lúc mới thả. Thêm vào đó là nguy cơ nguồn nước ngày một bị ô nhiễm, thì càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cá nuôi. Nhiều hộ khi cá mắc bệnh thì vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, trong khi vẫn chưa nhờ đến cán bộ thú y tư vấn và chữa trị. (4) Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, sản phẩm thay thế: Bên cạnh sản phẩm NTTS thì có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế; hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm của địa phương chỉ mới tiêu dùng nội bộ, thông qua các lái buôn bán lẻ tạo các chợ. Tuy nhiên, khi yêu cầu về độ an toàn cao hơn và sở thích ngày một phong phú, nhu cầu trở nên phong phú hơn thì sẽ đe dọa trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của hộ nuôi. Bảng 4.13: Ma trận SWOT trong phân tích ngành NTTS huyện Sơn Động Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh(S): S1: Về điều kiện tự nhiên S2: Về điều kiện kinh tế xã hội S3:Truyền thống và kinh nghiệm NTTS của hộ Điểm yếu(W): W1: Thiếu vốn để sản xuất W2: Tiêu thụ sản phẩm khó khăn W3: Trình độ lao động còn thấp W4: Việc quy hoạch vùng nuôi còn thiếu đồng bộ Cơ hội(O): O1: Thị trường tiêu thụ được mở rộng O2: Tiếp cận được với nhiều nguồn vốn vay mới O3: Tiếp cận được nhiều hơn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật O4: Thông tin thị trường đầy đủ hơn Kết hợp S – O - Huyện cần tạo điều kiện giúp đỡ phát triển NTTS cả chiều rộng và chiều sâu - Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới - Khuyến khích tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ NTTS Kết hợp W – O - Tạo điều kiện thuận lợi để hộ tiếp cận nguồn vay ưu đãi. - Cung cấp thông tin đầy đủ về biến động giá cả qua đài truyền thanh, truyền hình Thách thức(T): T1: Nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm T2: Giá vật tư, đầu vào tăng cao T3: Dịch bệnh bùng phát T4: Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, sản phẩm thay thế Kết hợp S – T - Cơ quan chức năng cần vào cuộc để bảo vệ môi trường sinh thái - Tập trung đầu tư nguồn con giống cho năng suất cao, chi phí giảm - Có biện pháp hợp lý xử lý nguồn nước và phòng chống dịch bệnh Kết hợp W – T - Hoàn thiện hệ thống thủy lợi kênh mương đảm bảo phục vụ sản xuất NTTS - Hoàn thiện các hệ thống cung cấp đầu vào: giống, thức ăn, thuốc thú y phục vụ phát triển NTTS 4.4 Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS ở huyện Sơn Động 4.4.1 Định hướng phát triển Trong hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020”. Bộ đã cùng với các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm, Sở NN&PTNT… đưa ra chiến lược, định hướng phát triển ngành thủy sản từ nay cho đến năm 2020: Thứ nhất: Ngành thủy sản phấn đấu phát triển với mục tiêu trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu với các chỉ số tăng trưởng năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 – 5,0 tỷ USD; năm 2015, sản lượng tăng 2,76% năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD với khối lượng thành phần xuất khẩu đạt 1,8 tỷ tấn/4,7 tấn nguyên liệu thủy sản, chiến 74,6%. Thứ hai: Định hướng phát triển sẽ dựa theo nguyên tắc tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an ninh xã hội và an toàn sinh thái. Kết hợp chặt chẽ phát triển thủy sản với quốc phòng. Thứ ba: Mặc dù ngành vẫn còn nhiều bất cập, rủi ro và không bền vững nên cần chú trọng về chất lượng và giá trị hơn mở rộng về diện tích và tổng sản lượng, chủ động sản xuất giống thủy sản đối với các loài nuôi chủ lực; đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Đồng thời, toàn ngành chủ trương tập trung phát triển công nghệ, mở rộng quy mô nuôi thâm canh, bán thâm canh, công nghiệp cho các đối tượng phục vụ xuất khẩu. Thứ tư: Về thị trường và xúc tiến thương mại: củng cố, phát triển các thị trường chính; tìm kiếm mở rộng thị trường tiềm năng, nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng để cải tiến và đa dạng hóa hàng hóa, sản phẩm thủy sản. Phối hợp chặt chẽ trong quản lý, sản xuất giữa 4 khu nhà và lồng ghép vấn đề “tam nông” nhằm hạn chế rủi ro về thị trường và nguồn vốn sản xuất. Và cuối cùng, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương rà soát lại diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo các điều kiện cho các vùng nuôi bán thâm canh và thâm canh, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh việc mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái; điều chỉnh quy mô sản xuất cá theo thị trường, các địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi đầu tư nâng cao năng lực các các cơ sở sản xuất giống chất lượng và sạch bệnh, đủ cho sản xuất. Mặt khác, các tỉnh còn đầu tư hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tập trung, phát triển các hình thức liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp. Căn cứ với định hướng phát triển ngành NTTS cả nước, với truyền thống NTTS của nhân dân địa phương trên cơ sở thấy rõ tiềm năng cũng như thế mạnh từng tiểu vùng của mình, Sơn Động đã xác định NTTS như một nghề chính cần được sự quan tâm và phát triển. Do đó đã và đang xây dựng một vùng chuyên canh cá trên địa bàn. Mở rộng diện tích, nuôi trồng thủy sản, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản, dự báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh… là mục tiêu xuyên suốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2020. Tăng cường đưa TBKT vào sản xuất, đẩy mạnh năng suất vật nuôi, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đưa dần sản lượng thủy sản nuôi trồng lên cao, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và lao động chưa có việc làm. Để đạt được các mục tiêu trên, phòng nông nghiệp huyện Sơn Động đã phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và phê duyệt các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho NTTS: các công trình giao thông nông thôn, xây dựng các trại giống Nhà nước, khuyến khích trại giống tư nhân… Nhờ có hướng đi đó mà các hộ NTTS ở Sơn Động cũng đã có cho mình mục tiêu rõ ràng để vào cuộc. Việc làm đầu tiên là thực hiện đắp bờ, ngăn nước, tạo cơ sở vững chắc cho NTTS, chuyển diện tích cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang NTTS, xác định con giống phù hợp mà các loại giống truyền thống được coi trọng, có đầu tư nuôi các loại cá mới cho năng suất, phẩm chất cao. Các hộ đang dần biết được kỹ thuật nuôi với từng hình thức nuôi, với từng vùng, từng diện tích, hướng tới đầu tư thâm canh. 4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu Để đảm bảo cho ngành NTTS huyện Sơn Động phát triển mạnh mẽ khai thác một cách có hiệu quả, thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện và đạt được những mục tiêu đề ra, thì trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 4.3.2.1Giải pháp về hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi Trên cơ sở vùng nuôi đã được quy hoạch cụ thể tại từng xã, huyện cần tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông, điện ra đến khu vực nuôi. Khơi thông, mở rộng, tu sửa các kênh mương, xử lý nghiêm những hộ làm gạch cũng như các cơ sở sản xuất, khai thác than, quặng ở xã An Lập, Vĩnh Khương, Giáo Liêm cố tình gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng xấu đến các hộ NTTS. Quản lý chặt chẽ việc mở rộng cũng như thu hẹp diện tích, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trao đổi quyền sử dụng đất để hình thành nên vùng nuôi tập trung. Trong mỗi khu vực nuôi cần quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho NTTS và gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Khai thác mặt nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các hình thức nuôi phù hợp. Cụ thể: Đối với các ao đào, đập khe dốc trung du; với địa hình là miền núi khe dốc nhiều, vào mùa mưa thường bị thiếu nước ở các ruộng chân đồi, nhân dân từ ngàn xưa đã biết đắp đập, ngăn nước tạo các công trình thủy lợi cho đồng ruộng. Hiện nay các đập này do UBND ở các xã như An Lập, Long Sơn, Chiên Sơn quản lý cho thầu, các hộ đang nuôi với hình thức quảng canh là chủ yếu, cho năng suất, sản lượng thấp. Thời gian tới cần đầu tư thâm canh bằng cách cho ăn các loại thức ăn xanh, tinh bột, đồng thời bón phân tạo thức ăn tự nhiên cho cá, có thể nuôi kết hợp cá - vịt hay tận dụng trồng rau trên bờ hay có thể áp dụng mô hình VAC cho loại ao này. Đối với hồ chứa, sông suối ở Long Sơn, Chiên Sơn: Từ sau chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tập thể sang cơ chế lấy hộ làm đơn vị sản xuất cơ bản thì vấn đề nuôi cá trong các vực nước lớn gặp nhiều khó khăn, cụ thể do thuế, vốn, khó quản lý nên hầu hết các loại hình mặt nước này của huyện Sơn Động cũng như tiểu vùng bị bỏ hoang hoặc khoán trắng khai thác tự nhiên đang dần làm giảm nguồn lợi. Những diện tích này cũng có một số nơi nuôi cá nhưng hình thức chính là quảng canh lạm dụng việc khai thác tự nhiên. Do vậy, cần phải quy hoạch lại đối với những diện tích này một cách phù hợp để ngành NTTS phát triển đúng hướng như mục tiêu đã đề ra. 4.2.2.2 Giải pháp về chính sách vốn, tín dụng Việc đầu tư và phát triển nhiều hay ít thường phụ thuộc vào lượng vốn; hiện nay nhu cầu về vốn của các hộ nông dân ở Sơn Động là rất lớn. Nhiều hộ có nhu cầu về vốn nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ, có chăng thủ tục vay khó khăn, lâu được vay, lãi suất cao, thời hạn vay ngắn. Do đó các hộ rất khát khao được vay ưu đãi với thời gian dài để dần dần mở rộng đầu tư, mở rộng quy mô. Thực tế, NTTS trên địa bàn theo hình thức quảng canh đang chiếm phần lớn, để mục tiêu của hộ cũng như định hướng của phòng nông nghiệp thành hiện thực thì bên cạnh việc xác định nhu cầu về vốn để có chủ trương, chính sách đáp ứng kịp thời. Cần tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi của Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân và vay vốn được ở Ngân hàng Chính sách xã hội. Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho các hộ NTTS, mở rộng diện vay và tăng mức vốn vay cho mỗi hộ đồng thời cắt bỏ nhiều thủ tục rườm rà không cần thiết. Cần có nhân viên của các cơ quan tín dụng cấp trên cũng như các nhân viên dự án phát triển NTTS (chương trình hợp tác Việt Nam-Thụy Điển) giám sát chặt chẽ quá trình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng cơ sở để hộ NTTS thực sự được vay vốn theo đúng lãi suất ưu đãi cũng như lượng vốn vay mà mình được hưởng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của địa phương nên khuyến khích các hộ NTTS kết hợp thành lập hội, câu lạc bộ để họ giúp đỡ nhau kịp thời trong sản xuất, vì sản xuất nông nghiệp luôn mang tính chất mùa vụ, do vậy mà nhu cầu về vốn cũng mang tính thời vụ. Cán bộ khuyến nông và tổ chức cho vay cũng cần phải thường xuyên theo dõi và khuyến cáo với người vay vốn để hộ đầu tư như thế nào có hiệu quả nhất, tránh tình trạng vay vốn chỉ phục vụ cho sinh hoạt hoặc đầu tư lãng phí, kém hiệu quả. 4.2.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông, khuyến ngư và đào tạo trình độ kỹ thuật NTTS cho hộ nông dân. Địa phương cần tập trung tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư mà các hộ NTTS đang quan tâm như: phòng trừ dịch bệnh, sử dụng thức ăn tổng hợp, xử lý chất thải của chăn nuôi, xử lý nguồn nước ô nhiễm. Không chỉ riêng các cán bộ khuyến nông mà cần huy động cả những cá nhân, tổ chức, hộ sản xuất giỏi làm công tác tuyên truyền trong các yêu cầu mà hộ NTTS đang cần. Cần khuyến cáo hộ nuôi nên mua giống ở các trung tâm giống để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, cho năng suất cao, nên mạnh dạn đầu tư các giống mới mà nhu cầu thị trường đang cần như cá vược, cá chim. Khuyến cáo cho người dân chọn đúng hãng thức ăn tổng hợp, thời điểm cho ăn thích hợp, nên căn cứ vào màu nước, nhiệt độ môi trường và mật độ nuôi cũng như cơ cấu nuôi. Hỗ trợ các hộ nên xây dựng hầm biogas, hoặc ủ kỹ chất thải của lợn trước khi cho cá ăn. Trong công tác tuyên truyền kỹ thuật, nên hạn chế các đợt tập huấn lỹ thuyết, mà không phải thông qua các lớp tập huấn đầu bờ “cầm tay chỉ việc”, có thể xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương với một số hộ làm mẫu. Thông qua hệ thống phát thanh của xã, thường xuyên tuyên truyền về cách làm mới mang lại hiệu quả cao, không chỉ hộ nuôi ở các địa phương khác mà ngay cả hộ nuôi trong xã, định kỳ tổ chức các đợt tham quan các ao nuôi tham quan các ao nuôi khi mô lớn, ao nuôi công nghiệp, các trang trại kết hợp ở các địa phương khác. Tuyên truyền rộng rãi và vận động đông đảo các hộ tham gia tích cực các đợt tập huấn. Có thể phối hợp với các trường đại học, các trung tâm giống để chuyển giao kỹ thuật và đưa các giống mới vào sản xuất và đào tạo lực lượng lao động trực tiếp của các hộ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. 4.2.2.4 Giải pháp về kỹ thuật Giải pháp này yêu cầu các hộ nuôi làm tốt các khâu từ việc xác định giống loài nuôi đến chăm sóc thu hoạch, tiêu thụ. Cụ thể theo các chỉ số kỹ thuật sau: + Xác định hình thức, mật độ loại nuôi: Do trên địa bàn có nhiều loại cỏ xanh, lá, rau bèo, thêm vào đó nguồn phân chuồng do chăn nuôi cung cấp đáng kể, trồng trọt vườn đồi đối với các loại ngũ cốc có thể cung cấp thức ăn tinh bột: sắn, ngô, cám… Hơn nữa do ao có thể tạo sâu, nguồn nước tiện lợi, nên có thể áp dụng hình thức nuôi ghép cá trắm với cá mè, rô phi, trôi, chép theo tỷ lệ trắm cỏ 50%, mè 20%, trôi 18%, chép 5%, nếu nuôi ghép cá chim trắng có thể thả với mật độ 72-108 con/sào. Tỷ lệ ghép trên có thể tận dụng thức ăn ở từng tầng nước: đáy, giữa, trên cùng. + Về biện pháp giải quyết thức ăn nuôi cá: “Chăn nuôi kết hợp” đối với các ao nhỏ hộ gia đình, gần nhà; để có phân chuồng nuôi 1 sào cá thịt có thể nuôi thường xuyên 1 lợn thịt hoặc 30-40 vịt đẻ hay 50-70 gà đẻ. Tận dụng các sản phẩm phụ của nông nghiệp: cám các loại, bã đậu, rượu, tận dụng đất trồng rau, cỏ xanh ngay trên bờ ao, trong vườn nhà cùng với việc tận dụng nước thải do chăn nuôi cung cấp bằng hệ thống mương máng an toàn, thích hợp, tránh rò rỉ gây ô nhiễm. + Việc chuẩn bị ao nuôi: Để phòng bệnh cho cá, đồng thời tạo nguồn thức ăn tự nhiên tốt, khâu chuẩn bị ao nuôi rất quan trọng, sau mỗi lần thu hoạch việc cải tạo ao phải được tiến hành đảm bảo: làm cạn ao, vét bùn sâu thêm, san phẳng đáy, sửa chữa cống, phát quang bờ. Tẩy ao bằng vôi bột từ 28.8 – 36kg vôi/sào nếu vụ trước cá bị bệnh thì lượng vôi tẩy cao hơn từ 72-108kg/sào. Qua phỏng vấn các hộ về việc xử lý, cải tạo đều biết họ đã thực hiện các công việc này đúng định kỳ nhưng lượng vôi ít (khoảng 10-20kg/sào). Tuy nhiên hộ vẫn chưa thực hiện bón lót phân chuồng và phân xanh gây màu, các hộ cần bón lót khoảng 90-108kg phân chuồng và 90-108kg phân xanh cho 1 sào. Sau đó lấy nước vào ao sâu 0.4-0.5m ngâm ao 2-3 ngày, vớt hết các cỏ rác trong ao, lấy thêm nước cho đủ 1.2m trước khi thả cá. + Về chất lượng cá giống: Tỷ lệ nuôi sống cũng như năng suất và phẩm chất cá phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống, các hộ cần chọn cá khỏe mạnh bơi lội hoạt bát, toàn than trơn bong, không rách vây, không tróc vẩy, không dị hình theo quy cỡ chuẩn. Trên địa bàn huyện không có trại giống, cá giống được vận chuyển từ huyện Lạng Giang đến với cự ly tương đối xa, do đó các hộ phải hết sức cẩn thận khi chọn mua giống. Thời vụ thả cá giống thích hợp vào đầu mùa xuân (tháng 2-3 dương lịch), thả đủ số lượng trong khoảng 5-7 ngày đầu, không nên kéo dài thời gian thả trong cùng một ao. + Biện pháp về quản lý chăm sóc ao ruộng nuôi: Đối với hình thức nuôi ghép tùy theo cơ cấu thành phần đàn cá nuôi và năng suất cần đạt mà bổ sung thức ăn trong ngày hợp lý, đảm bảo bằng 2-3% khối lượng cá trong ao. Đối với những ao, ruộng ở xa những khu chăn nuôi gia súc, gia cầm… sau khi thả cá giống mỗi tuần bón phân chuồng từ 36-54 kg/sào, cách bón: Mùa đông đem phân hòa nước té đều khắp ao, mùa hè đem phân đổ đống ở góc ao. Bên cạnh đó cần bổ sung nước mới đảm bảo trong ao từ 1.2 đến 2.5 m, thăm ao thường xuyên với chế độ ngày 2 lần (sang, chiều), kiểm tra đột xuất khi có mưa to, gió lớn, khi cá có hiện tượng nổi đầu cần chú ý. Ngoài ra đối với ruộng cá – lúa cần theo dõi tình hình sâu bệnh lúa và nhất thiết phải có liều trông cá. + Về phòng bệnh cho cá: “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” cần được xác định là phương châm trong NTTS. Thực hiện dọn tẩy ao bằng vôi, kiểm tra nguồn nước vào ao nuôi, tắm nước muối nồng độ 3% cho cá giống trước khi thả, thăm ao thường xuyên là cách phòng bệnh hiệu quả. + Thu hoạch cá: Sau khi nuôi cá được 4-5 tháng hoặc khi được giá nên thu tỉa cá lớn, nếu có cá giống lớn thả bù ngay (thích hợp với quy mô hộ gia đình), khi thu hoạch toàn bộ cá phải tháo bớt nước, dùng lưới kéo 2-3 mẻ rồi mới tháo cạn ao bắt hết cá. Đối với hình thức luá – cá trước khi thu hoạch phải chuẩn bị đủ mọi phưưong tiện mới tháo hoặc bơm cạn cho cá rút từ từ xuống hết mương. 4.2.2.5 Giải pháp về thị trường Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện sống còn trong NTTS. Và các mặt hàng thủy sản hiện nay của địa phương mới chỉ tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống. Các tư thương mua của các hộ nuôi và bán cho người tiêu dùng hoặc các tư thương khác mang tiêu thụ nơi khác. Với tình trạng tiêu thụ như vậy và sự thiếu thông tin về giá của hộ nên dẫn đến tình trạng tư thương ép giá, người chịu thiệt vẫn là người nuôi trồng. Do vậy, các cơ quan chức năng địa phương cần tuyên truyền kịp thời những biến động về giá cả cho người nuôi, và hướng dẫn hộ nên nuôi thả sao cho tận dụng những thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng cao, hộ bán được giá cao. 4.2.2.6 Hoàn thiện công tác trao đổi quyền sử dụng đất cho nông dân Các cơ quan chức năng của địa phương cần phải nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và cấp quyền sử dụng đất đai cho các hộ, để hộ có tài sản thế chấp khi vay vốn. Hướng dẫn và giám sát chặt chẽ để điều chỉnh và giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình chuyển đổi. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trao đổi quyền sử dụng đất cho nhau để tập trung những vùng nuôi lớn. Tăng cường tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về pháp luật nói chung và về nông nghiệp và NTTS nói riêng để người dân hiểu và thực hiện tốt, đảm bảo cho quá trình phát triển NTTS thành công. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang là huyện miền núi song vẫn có những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển ngành NTTS nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt sau khi có sự hỗ trợ kinh tế đối với phát triển các huyện nghèo của chính phủ, cơ hội đầu tư phát triển NTTS có hiệu quả kinh tế cao là rất lớn. Mặc dù chỉ thu được một vụ trong năm nhưng hiệu quả kinh tế thu được từ NTTS khá cao đóng góp phần không nhỏ vào thu nhập của các hộ nông dân tại địa phương. Hiện nay các hộ nông dân NTTS ở huyện Sơn Động còn gặp phải những khó khăn nhất định. Sự giảm sút của chất lượng giống do trong quá trình tuyển chọn của người dân còn mang tính thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật chọn giống. Sự thay đổi về kỹ thuật canh tác như: Lịch thời vụ, chế độ cho ăn, chế độ thủy lợi, thời gian thu hoạch…Sự thay đổi thất thường của điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, của dịch bệnh…Sự nhiễm bẩn nguồn nước do sản xuất gạch, khai thác quặng đã lâu nhưng chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc của chính quyền địa phương. Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại khác, đồng thời giá cả lại biến động thất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định. Điều đó đã dẫn đến hiệu quả kinh tế trong NTTS còn thấp, chưa đồng đều giữa các nhóm hộ nuôi trồng. Để nâng cao hiệu quả, phát triển ngành NTTS một cách hợp lý chúng tôi đưa ra một số định hướng và giải pháp. Đối với các hộ nông dân cần: sử dụng giống do các trạm giống nhà nước cung cấp nếu sử dụng giống tự sản xuất cần có khâu chọn giống đúng kỹ thuật đảm bảo đặc tính tốt của giống và cần đảm bảo quản giống tốt, có sự đầu tư đầy đủ và phù hợp các yếu tố thức ăn, thuốc thú y, lao động … Đối với chính quyền địa phương: cần có chính sách đầu tư thủy lợi phù hợp giúp đảm bảo công tác tưới tiêu các hộ NTTS, có chính sách phân chia ruộng đất giúp các hộ nông dân tập trung diện tích canh tác thuận lợi đầu tư và chăm sóc NTTS, cần mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ thuật giúp phổ biến kỹ thuật đến các hộ nông dân, có chính sách hỗ trợ cho vay vốn giúp các hộ thuận lợi vay vốn đầu tư vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ giúp các hộ NTTS tiêu thụ sản phẩm dễ dàng có thể bán với giá cao. Qua đó rút ra kết luận, phát triển NTTS đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các hộ nông dân tại địa phương. Tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng nếu có sự đầu tư hợp lý và được sự quan tâm của chính quyền địa phương thì phát triển NTTS sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với huyện Cần rà soát lại công tác quy hoạch vùng nuôi, xây dựng mới và hoàn thện đường giao thông, điện ra đến vùng nuôi. Cần phải mở rộng, thường xuyên nạo vét tu bổ các kênh mương và các con sông chảy qua địa bàn, kết hợp tốt giữa công tác thủy lợi phục vụ cho trồng lúa, NTTS và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân chuyển quyền sử dụng đất cho nhau để hình thành nên những ao nuôi có quy mô lớn thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Tạo điều kiện, hướng dẫn cho hộ vay vốn được dễ hơn và với các nguồn vốn vay ưu đãi, thủ tục đơn giản, lãi suất thấp, và quan tâm hơn nữa đến các hộ nghèo để họ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay thoát nghèo. Đồng thời cần có những khuyến cáo đối với bà con trong sử dụng vốn vay. Cần phối hợp tốt giữa các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư, hội nông dân, hội phụ nữ …Trong hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức kỹ thuật cho bà con trong hoạt động NTTS. Phải có biện pháp khắc phục kịp thời các nguồn nước bị ô nhiễm ở các ao và các kênh mương. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho NTTS, dự báo tốt tình hình thiên tai, dịch bệnh đảm bảo niềm tin cho nhân dân nói chung và các hộ NTTS nói riêng yên tâm sản xuất cũng như đầu tư phát triển. 5.2.2 Đối với các hộ Hộ cần nâng cao hơn nữa về kiến thức NTTS trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như học hỏi các hộ sản xuất giỏi khác. Sau thu hoạch hộ cần phải khử trùng bằng thuốc diệt tạp và vôi bột, sau đó phơi nắng ít nhất 3 ngày và có thể bón thêm một ít phân vô cơ như lân, đạm rồi mới cho nước vào ao nuôi. Trong quá trình nuôi nên thay nước nhiều lần, đảm bảo điều kiện cho cá sinh trưởng và phát triển ổn định. Hộ cần mạnh dạn đầu tư thêm con giống, nên mua con giống đảm bảo tại các trung tâm giống, tăng cường lượng thức ăn tinh. Trong khi nuôi cần phải dựa vào thời tiết, màu nước, mật độ cá, cơ cấu cá thả để có một lượng thức ăn tinh, thô phù hợp; nên ủ các chất thải từ chăn nuôi, và rắc thêm vôi bột và lân trước khi đưa xuống ao; tăng lượng thức ăn tinh, thường xuyên thay nước trong ao nuôi. Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu giá cả, biết thế mạnh từng loại cá trên thị trường để hướng xác định giống nuôi phù hợp. Tham gia học hỏi kinh nghiệm NTTS của các hộ điển hình tiên tiến để có thêm kinh nghiệm sản xuất cho mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Kim Chung (1997). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Thái Thanh Dương (2005). Thủy sản Việt Nam – Những chặng đường phát triển. Nguồn www.fistenet.gov.vn. Nguyễn Thị Minh Hiền (2006). Bài giảng Kinh tế phát triển. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Bùi Thị Huyền (2000). ‘ Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở Bàng La-Đồ Sơn-Hải Phòng ’, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Duy Khoát (2002). Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hữu Ngoan (2005). Giáo trình thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Hòa Thanh (2002). Đẩy mạnh điều chỉnh kết cấu có tính chất chiến lược, xúc tiến việc PTBV nghề cá Trung Quốc, Thông tin KHCN thủy sản, số 3/2002. Nguyễn Thị Thiêm (2002). ‘ Thực trạng và những giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ ’, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Mai Thùy Trang (2006). Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh. Nguồn www.chungta.com/desktop.aspx/kinhdoanh-QTKD/Chien-Luoc/Phan_tich_SWOT/. UBND huyện Sơn Động (2006, 2007, 2008). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phương hướng và nhiệm vụ. UBND huyện Sơn Động. Quy hoạch Phát triển kinh tế xã hội của huyện Sơn Động giai đoạn 2010 -2020. Kim Văn Vạn (2006). Bài giảng Nuôi trồng thủy sản đại cương. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Thị Hồng Vân (2003). ‘ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam ’, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đỗ Văn Viện (1997). Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. áp?targetID=5070 PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN Bảng câu hỏi số: _______ Người phỏng vấn: ______________________ Ngày phỏng vấn: _____________ Địa chỉ:________________________________________________________________ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ 1. Họ và tên chủ hộ (người được phỏng vấn):_____________________________________ 2. Giới tính: 1 – Nam 2 – Nữ 3. Tuổi: 4. Trình độ học vấn cao nhất: 1 Không biết chữ 1 Cấp I 1 Cấp II 1 Cấp III 1 Trung cấp, CĐ, ĐH 5. Loại hộ (theo chuẩn nghèo 2005): 1 Nghèo 1 Trung bình 1 Khá 1 Giàu 6. Nguồn thu nhập chính của hộ: STT Các hoạt động Mức độ (theo thứ tự 1 là quan trọng nhất) Ghi chú 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi (gia súc, gia cầm) 3 Nuôi trồng thủy sản(cá) 4 Đi làm thuê 5 Thương mại dịch vụ 6 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp 7. Số lao động của hộ(bao gồm cả người được phỏng vấn):____Trong đó lao động nông nghiệp:___ 8. Tổng diện tích đất của hộ (m2):________ Trong đó đất nông nghiệp (m2):____ II. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA HỘ TRONG NĂM 2008 10. Ông (bà) nuôi trồng thủy sản từ năm nào?_____ 11. Lý do lựa chọn nuôi trồng thủy sản? _____________________________________________________________________________________________________________________________________ Nguồn lực đất cho nuôi trồng thủy sản 12. Diện tích đất mặt nước của hộ (m2)?______________ 13. Diện tích đất có thể NTTS của hộ(m2) ?______________ TT Diện tích sở hữu (m2) Điều kiện về nguồn nước Gia đình Đi thuê 1 2 3 4 5 Điều kiện về nguồn nước : 1: chủ động ; 2: bán chủ động ; 3: không chủ động Tình hình sử dụng lao động và vốn 14. Số người tham gia nuôi trồng thủy sản (người) ?______________ Trong đó: Thuộc gia đình :___________________ Thuê ngoài :______________________ Số người được tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản :_________ 15. Ông bà có vay vốn cho nuôi trồng thủy sản không ? 1 Có 1 Không 16. Cơ cấu vốn nuôi trồng thủy sản (%) : Tự có_______ Đi vay:____ 17. Tình hình vay vốn cho sản xuất? Khoản vay (1000đ) Nguồn vay Lãi suất (%) Thời hạn % vốn được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất cho nuôi trồng thủy sản 18. Ông (bà) có những loại tư liệu gì phục vụ nuôi trồng thủy sản ? TT Loại tài sản Đơn vị tính Số lượng Nguyên giá Năm mua Ghi chú 1 Hệ thống ao, hồ m2 2 Máy bơm Cái 3 Lưới Cái 4 Nhà trông coi Cái 5 Thuyền Cái … Nguồn vật tư khác cho nuôi trồng thủy sản 19. Ông (bà) mua giống chủ yếu ở đâu (đánh thứ tự 1, 2, 3…)? 1 Đại lý giống 1 Công ty giống 1 HTX 1 Khác, ghi rõ_____________ 20. Theo ông bà chất lượng giống như thế nào? 1 Tốt 1 Trung bình 1 Kém 21. Ông bà thuốc phòng và trị bệnh cho cá ở đâu ? 1 Đại lý thuốc thú y ngoài chợ 1 HTX 1 Khác, ghi rõ________________ 22. Theo Ông (bà), giá cả thuốc phòng và trị bệnh cho cá có ổn định không ? 1 Có 1 Không 1 Không biết Kết quả nuôi trồng thủy sản 23. Chi phí, thu nhập cho một diện tích nuôi trồng thủy sản ? Khoản mục ĐVT Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá I. Sản lượng - Mè Kg - Chép Kg - Trôi Kg - Trắm Kg II. Chi phí TG 1000đ Chi phí vật chất - Giống 1000 đ + Mè 1000 đ + Chép 1000 đ + Trôi 1000 đ + Trắm 1000 đ - Thức ăn + Cám ngô Kg + Cám gạo Kg + Thức ăn tổng hợp Kg + Thức ăn xanh(thô) Kg + Phân chuồng Kg - Thuốc phòng và trị bệnh cho cá 1000đ - Vôi bột 1000đ - Chi phí khác 1000đ Chi phí dịch vụ + Vệ sinh ao nuôi(nạo vét, hút bùn) m2 + Đắp kè, bờ m2 + Chi phí lãi suất 1000đ - Thuê vận chuyển (nếu có) 1000d Chi phí công lao động hộ + Nuôi Công + Chăm sóc Công + Vận chuyển Công + Bảo quản Công Khác 1000 đ III. THU HOẠCH TIÊU THỤ 50. Hình thức tiêu thụ cá của hộ? Bán buôn (%):____Bán lẻ (%): ____ 51. Nơi tiêu thụ: 1 Tại ao/hồ 1 Ngoài chợ 1 Nơi khác (ghi rõ)________ 52. Đối tượng tiêu thụ cá chính? 1 Đại lý 1 Người thu gom 1 Bán lẻ tại chợ 1 Bán cho HTX 1 Khác (Ghi rõ) : _________________________ 53. Ông (bà) có ký kết hợp đồng tiêu thụ không ? 1 Có 1 Không 54. Tiêu thụ cá có dễ không ? 1 Dễ 1 Bình thường 1 Khó 55. Giá bán các sản phẩm cá so với giá cá bình thường trước đây như thế nào ? 1 Cao hơn 1 Như trước 1 Thấp hơn 56. Ông bà có muốn xây dựng nhãn hiệu sản phẩm cho cá của gia đình không? 1 Có 1 Không 1 Không biết 57. Nếu muốn tại sao?_______________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________58. Nếu không tại sao?______________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________Iv. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 59. Ông (bà) có nhận được hỗ trợ gì cho nuôi trồng thủy sản không ? 1 Có 1 Không 60. Nếu có, hỗ trợ gì ? Hỗ trợ gì Ai hỗ trợ Nhận xét chất lượng (Tốt, trung bình, kém) Giống cá Thuốc thú y Kỹ thuật (qua tập huấn) 62. Ông/Bà có được tham gia các buổi tập huấn về nuôi trồng thủy sản không? Lần tập huấn Thời gian tập huấn (ngày) Nội dung tập huấn Đơn vị tổ chức tập huấn % áp dụng được vào thực tiễn 1 2 3 4 5 63. Nếu không, Tại sao? 1 Không được tập huấn 1 Bận công việc 1 Không muốn tham gia 1 Khác (Ghi rõ nguyên nhân):_______________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 64. Nếu không ứng dụng, Tại sao?: _________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 67. Những khó khăn bảo quản chế biến?____________________________________ _________________________________________________________________________ 68. Những khó khăn trong tiêu thụ? 1 Thị trường 1 Giá 1 Khác (ghi rõ):_________________________________________ 69. Ông/Bà có đề xuất hoặc kiến nghị gì với địa phương, Nhà nước về nuôi trồng thủy sản không? _________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________Xin cảm ơn Ông/Bà!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuctap.doc
Tài liệu liên quan