Luận văn Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre

Qua nghiên cứu luận văn đã đạt được những kết quả: Từ thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bến Tre, cho thấy: - Tỉnh có nguồn lao động dồi dào là một thuận lơi lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động. - Chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, cơ cấu lao động đang làm việc còn mất cân đối, nhất là giữa thành thị và nông thôn. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra dự báo nguồn lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong những năm tới để có giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn lao động và sử dụng lao động trong tương lai. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và sử dụng hợp lí lao động tỉnh Bến Tre.

pdf121 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hơn là một yêu cầu cấp bách; song tốc độ tăng trưởng phải gắn với nâng cao chất lượng phát triển, thể hiện ở sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Chất lượng và tính bền vững của sự phát triển đòi hỏi phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; coi đó là trọng tâm của thời kì 5 năm 2015 – 2020. * Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2015 – 2020 đó là: - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 đưa GDP tăng gấp hai lần so với năm 2015, nhịp độ tăng GDP bình quân trong năm năm 2015 – 2020 là 13% năm. GDP bình quân đầu người đạt trên 2.800 USD/ người/ năm. - Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế thủy hải sản và kinh tế vườn theo chiều sâu một cách bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông- lâm- ngư 29%, công nghiệp và xây dựng 28% và dịch vụ 43%. Bảng 3.1 : Dự báo cơ cấu khu vực kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2020 Đơn vị: % Năm Khu vực kinh tế 2011 2015 2020 Nông – lâm – ngư nghiệp 45 30,3 29 Công nghiệp – xây dựng 22 27,4 28 Dịch vụ 33 42,3 43 Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Biểu đồ 3.1: Dự báo cơ cấu khu vực kinh tế tỉnh Bến Tre (2010 – 2020) - Vận dụng và thực hiện thông thoáng các chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư của nước ngoài cùng với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. tăng cường Năm 2011 22% 33% 45% Năm 2015 30,3%42,3% 27,4% Nông - lâm - ngư Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Năm 2020 29% 43% 28% các giải pháp phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, xem xuất khẩu là nhiệm vụ hết sức quan trọng để tiêu thụ hàng hóa và tăng giá trị sản phẩm. phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2015 – 2020) đạt 2.280 triệu USD, tăng bình quân khoảng 20% năm. - Khai thác đúng và đủ các nguồn thu để nâng cao hơn nữa khả năng huy động vào ngân sách; thực hành tiết kiệm, dành tỉ lệ hợp lí để chi cho đầu tư phát triển. phấn đấu trong năm năm 2015 – 2020 tổng thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh đạt 7.554 tỉ đồng, tăng bình quân 12,5% năm. Huy động khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. tập trung phục vụ phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn; xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; triển khai các dự án trọng điểm, giải quyết cơ bản các yêu cầu về giao thông, thông tin liên lạc, điện sinh hoạt, nước ngọt, nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt đời sống dân cư. Phấn đấu đến năm 2020, số hộ sử dụng điện đạt 100%, 100% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, thực hiện tốt các chính sách giáo dục đào tạo, thu hút mạnh nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lí và cán bộ khoa học kỹ thuật; tập trung đào tạo lao động có tay nghề; giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. tăng cường quản lí tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Tạo chuyển biến trong đầu tư, phát triển toàn diện các hoạt động văn hóa. quan tâm chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, phấn đấu hạ tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5%, lao động qua đào tạo đạt trên 55%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 7% (theo tiêu chí mới). - Tăng cường xây dựng lực lượng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn, đề cao ý thức cảnh giác chống khủng bố, phá hoại chống diễn tiến hòa bình; chủ động phòng chống hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông. tập trung giải quyết cơ bản khiếu kiện của công dân, không để xảy ra điểm nóng, khiếu kiện đông người, vượt cấp. 3.3. Dự báo nguồn lao động và định hướng giải quyết lao động – việc làm tỉnh Bến Tre 3.3.1. Dự báo số lượng nguồn lao động tỉnh Bến Tre Nguồn lao động là lực lượng sản xuất rất quan trọng của xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu dự đoán nguồn lao động có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Bảng 3.2. Dự báo nguồn lao động Bến Tre giai đoạn 2011 – 2020 Đơn vị: người Năm Chỉ tiêu 2011 2015 2020 Dân số 1.260.046 1.287.641 1.295.005 Dân số thành thị 126.004 209.855 259.001 Dân số nông thôn 1.134.042 1.077.756 1.036.004 Lao động đang làm việc 757.112 772.584 777.003 Lao động Nông – Lâm - Ngư 421.257 381.282 310.801 Dân số trong độ tuổi lao động 846.404 848.500 850.753 Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Phòng Tuyên truyền - Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Bến Tre Qua bảng dự báo nguồn lao động Bến Tre giai đoạn 2011- 2020, số người trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Trong vòng 10 năm tăng 4.349 người, do dân số Bến Tre tăng chậm và có xu hướng ổn định. Dân số thành thị sẽ tăng vào năm 2020 (dự đoán dân thành thị chiếm 20% dân số của tỉnh vào năm 2020), điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa của tỉnh trong vòng 10 năm tới. Để vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bến Tre được hiệu quả và vững chắc. Tỉnh cần coi trọng dự báo về số lượng nguồn lao động và nhu cầu lao động, việc làm trong tỉnh, dự báo về cơ cấu cung lao động. Đây là một cơ sở quan trọng đảm bảo xây dựng kế hoạch tổng thể về giải quyết việc làm đúng đắn. Hiện nay tỉnh Bến Tre mới thực hiện dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 2010 – 2015. Nhằm đào tạo lao động theo nhu cầu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 Đơn vị: người Chỉ tiêu Tổng nhu cầu lao động Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiêp nhà nước Doanh nghiệp có vốn nước ngoài Doanh nghiệp ngoài nhà nước Lao động phổ thông 39.496 7.940 11.926 19.630 Công nhân kỹ thuật 60.716 12.040 192 48.484 Trung cấp 8.304 4.060 0 4.244 Cao đẳng – Đại học 16.350 11.394 74 4.822 Tổng số 124.866 35.434 12.192 77.240 Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu Sở Lao Động Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre Qua bảng phân tích dự báo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, các ngành trong các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiêp - xây dựng; dịch vụ đến năm 2015 ở tỉnh Bến Tre có thể thấy rằng nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn. Nhu cầu lao động là công nhân kĩ thuật chiếm 48,6%, nhu cầu có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 13,1%, trình độ trung cấp chiếm 6,6%, lao động phổ thông chiếm 31,6%. Trong thời gian tới các khu công nghiệp đi vào hoạt động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp, xây dựng, chế biến thủy hải sản, chế biến thực phẩm sẽ có nhu cầu cao về lao động, Ở các nhóm nghề như: cắt gọt kim loại, kĩ thuật sắt (nguội, hàn), kỹ thuật điện, điện tử, xây dựng, điện lạnh có nhu cầu công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề từ bậc 3 trở lên. Do vậy, khả năng thiếu lao động có tay nghề là rất lớn. Tỉnh cần có những giải pháp hữu hiệu đào tạo lao động kĩ thuật có tay nghề cung cấp cho nhu cầu của xã hội. Ngoài đào tạo những lao động có kĩ thuật cũng cần tập trung đào tạo lao động cho các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch với nhóm nghề nữ công gia chánh, nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên du lịch và các nhóm nghề thuộc các ngành nông - lâm - ngư nghiệp như trồng trọt, bảo vệ thực vật, thú y, nuôi trồng thủy hải sản. 3.3.2. Định hướng giải quyết vấn đề lao động việc làm tỉnh Bến Tre 3.3.2.1. Giai đoạn 2010 – 2015 Xuất phát từ định hướng kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre có thể xác định định hướng giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2015 như sau: Thứ nhất, tiếp tục giải quyết việc làm kết hợp với hạ thấp tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, có kế hoạch điều tiết tỉ lệ tăng dân số cơ học một cách hợp lí, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 30.000 lao động trong độ tuổi lao động, đưa 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2011; hạ tỉ lệ thất nghiệp xuống còn khoảng 3 đến 4%. nâng tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn lên 85% vào năm 2015. Đào tạo lại nghề cho bình quân 20.000 lao động/ năm. Thứ hai, tập trung ưu tiên giải quyết việc làm cho đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không đầy đủ, không ổn định. Đặc biệt ưu tiên giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, lao động có việc làm nhưng thu nhập thấp, các gia đình thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thứ ba, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới. Thứ tư, tập trung giải quyết việc làm theo hướng ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển các ngành nghề chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm chế biến nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ cho những ngành nghề đó. Đây là những ngành có ưu thế của Bến Tre đồng thời là những ngành sử dụng nhiều lao động. Thứ năm, giải quyết việc làm thông qua việc thu hút vốn đầu tư từ ngoài tỉnh, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu tư vốn phát triển sản xuất ở những ngành sử dụng nhiều lao động và tuyển dụng lao động tại chỗ. Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khảu lao động phải được coi là một hướng giải quyết việc làm tích cực và có hiệu quả. Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu lao động mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu lao động. Thứ bảy, giải quyết việc làm cho người lao động cần tập trung vào hướng nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo của người lao động. Theo đó, hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề từ sơ cấp, trung cấp đến đại học với cơ cấu và tỉ trọng các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Xây dựng hệ thống các trường cao đẳng, đại học đa ngành. Xác định trọng tâm đào tạo giáo dục là thực hiện phổ cập nghề nghiệp cho người lao động và tri thức hóa đội ngũ lao động, phấn đấu xây dựng một trường đại học tại Bến Tre. Chú trọng hình thành nhiều trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp kết hợp với tư vấn việc làm tại các thị trấn, thị tứ; hình thành các trung tâm đào tạo lại và đào tại nâng cao tại các khu công nghiệp, khu đô thị. Nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề, tăng cường mối liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề với thị trường lao động, với hệ thống dịch vụ và xúc tiến việc làm. hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đào tạo các cấp (giáo dục phổ thông, đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp - cao đẳng - đại học, đào tạo lại - đào tạo việc làm tại các doanh nghiệp và các khu công nghiệp) với cơ cấu và bước đi phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. hình thành và phát triển hệ thống đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho xuất khẩu lao động để thu ngoại tệ và tạo việc làm. Tập trung đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về những ngành nghề ở nông thôn thông qua các lớp khuyến nông, khuyến ngư, tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết hợp chặc chẽ giữa đào tạo và tư vấn, xúc tiến việc làm, đặc biệt có chế độ chính sách ưu tiên cho tầng lớp dân nghèo nông thôn - đô thị và các lao động có trình độ cao. Thứ tám, tranh thủ các nguồn tài trợ của tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài để đầu tư các kết cấu hạ tầng ở nông thôn, các dự án phát triển xã hội ở các cộng đồng dân cư, các dự án tạo việc làm, các dự án tham gia xóa đói giảm nghèo, các dự án đầu tư phát triển công tác dạy nghề, các dự án hổ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.3.2.2. Giai đoạn 2015- 2020 Để đảm bảo thắng lợi mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII đề ra trong lĩnh vực lao động, việc làm và giải quyết việc làm giai đoạn 2010- 2020 phải đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ sau: - Trong 5 năm giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động, bình quân mỗi năm khoảng từ 25.000 đến 30.000 lao động. trong đó chương trình xuất khẩu lao động đạt 4000 đến 5000 lao động, bình quân mỗi năm khoảng 1000 lao động/ năm, giới thiệu việc làm từ khoảng 3.500 đến 4.000 lao động trên một năm, đến năm 2020 đạt khoảng từ 18.000 đến 20.000 lao động. - Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề đến năm 2020 tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, nâng tổng số lao động qua đào tạo khoảng trên 250.000 người, mở rộng quy mô đào tạo nghề thông qua các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh và các trung tâm dạy nghề các huyện, thị hoặc đào tạo qua các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, các làng nghề, các cơ sở kinh doanh,Mở rộng ngành nghề đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề trong đó gồm có các nghề như: nuôi trồng và chế biến thủy sản, chăn nuôi, thú y, trồng trọt, công nhân kĩ thuật điện, cơ khí, xây dựng để có được đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. - Tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao đội ngũ giáo viên thông qua việc tập huấn, cử đi dự học nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Tiếp nhận và xây dựng chính sách ưu đãi cho đội ngũ giáo viên kế thừa.- Tập trung xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho các trường dạy nghề trong thời gian sớm nhất để từng bước nâng trường nghề thành trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề theo luật giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung, đồng thời tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề trọng điểm theo qui hoạch “ mạng lưới dạy nghề” đã được Ủy ban tỉnh phê duyệt.- Triển khai qui hoạch mạng lưới đào tạo nghề của tỉnh sao cho đến năm 2020 đảm bảo nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kì đổi mới và hội nhập. - Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tác động đến giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là 13% năm). Tạo từ khoảng 12.000 đến 15.000 chỗ làm mới cho người lao động ở các ngành nghề, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển cở sở hạ tầng kinh tế- xã hội, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. - Thực hiện có hiệu quả các công trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm, đặc biệt coi trọng việc khai thác tiềm năng phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được tỉnh qui hoạch. - Thực hiện chính sách di dân đi vùng kinh tế mới nhằm sắp xếp lại dân cư, lao động và đất đai theo qui hoạch, đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. - Thực hiện những biện pháp tích cực để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao nguồn nhân lực, có chính sách thu hút lao động đã được qua đào tạo đến làm việc tại những vùng có điều kiện khó khăn. - Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp, người lao động và nhà nước, nhằm mở rộng thị trường, giải quyết các trường hợp rủi ro bất khả kháng. - Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, dịch vụ việc làm cho người lao động, cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nắm bắt kịp thời, chính xác. 3.4. Các giải pháp điều chỉnh số lượng, nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lí lao động ở Bến Tre. 3.4.1. Các giải pháp trực tiếp chất lượng và số lượng lao động. Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2010 – 2020 thì mỗi năm tỉnh có thể giải quyết cho khoảng 25.000 đến 30.000 lao động. với tốc độ tăng dân số tự nhiên chậm của tỉnh như hiện nay thì tỉnh có thể cung cấp thêm đủ chỗ làm cho lao động. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là nguồn lao động ở Bến Tre có chất lượng thấp, số lao động qua đào tạo còn dưới 50% số người trong độ tuổi lao động. Vì vậy đòi hỏi chính quyền của tỉnh cần có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tương lai. 3.4.1.1. Xã hội hóa công tác dạy nghề nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Xã hội hóa dạy nghề là một chủ trương lớn của nhà nước, nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Để thực hiện xã hội hóa về dạy nghề, cần thực hiện các giải pháp sau. Tỉnh cần tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dạy nghề công lập để làm nồng cốt cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giải quyết việc làm cho nhân dân. Ưu tiên vào những ngành nghề đào tạo khó huy động nguồn lực từ xã hội. Có chính sách khuyến khích hoạt động dạy nghề. Thực hiện tốt công tác quản lí nhà nước về dạy nghề cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người dân tham gia dạy nghề. Tỉnh cần xây dựng và thực hiện một số chương trình trọng điểm của tỉnh về đào tạo lao động kỹ thuật, đào tạo giáo viên dạy nghề, xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo đào tạo lao động kỹ thuật. Đây là một trong những giải pháp then chốt nhằm khai thác các nguồn lực của các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế để cùng với tỉnh đào tạo lao động kĩ thuật. Trong điều kiện ngân sách, cơ sở của tỉnh còn hạn hẹp thì mở rộng xã hội hóa trong đào tạo lao động kỹ thuật càng quan trọng. Hiện nay, đào tạo lao động kĩ thuật do các trường, cơ sở dạy nghề công lập thực hiện đã được chú trọng và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào hướng này kết quả sẽ rất hạn chế. Tỉnh cần tập trung vào phát triển các cơ sở lao động đào tạo lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện liên doanh, liên kết với nước ngoài trong đào tạo lao động kĩ thuật nhất là nhân viên kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kĩ thuật tin học, vận hành máy móc thiết bị tự động, sửa chữa lắp đặt các thiết bị hiện đại; công nghệ cao; cần đưa thêm thanh niên đi đào tạo kĩ thuật ở nước ngoài. Các cơ sở dạy nghề công lập dựa trên cơ sở nhu cầu đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhu cầu của nhân dân. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước đồng thời tiếp cận thị trường lao động, mở rộng quy mô đào tạo, thu hút người lao động học nghề kết hợp với giải quyết việc làm. Đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập, tỉnh cần đầu tư nguồn kinh phí và nguồn nhân lực để mang lại hiệu quả kinh tế cao, do đó, đối với các dự án đầu tư trên lĩnh vực dạy nghề được hưởng chính sách ưu đãi khuyến khích của tỉnh. Những doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp cần được hỗ trợ chi phí đào tạo lao động. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ chi phí cho người học nghề ở các làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện tham gia dạy nghề, truyền nghề. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích học nghề cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách người có công, người tàn tật, nông dân, tạo cơ hội cho những đối tượng này được học nghề và tìm được việc làm phù hợp với mình. Tỉnh cần tạo mọi điều kiện để dạy nghề tư thục phát triển. Các cơ sở dạy nghề tư thục có đủ điều kiện tham gia thực hiện chỉ tiêu đào tạo của nhà nước. Các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề: khuyến khích các doanh nghiệp tham gia để phục vụ sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình nhất là cho các đơn vị có đủ điều kiện, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và đào tạo nghề đáp ứng ngu cầu của xã hội. đối với các làng nghề, khuyến khích các làng nghề tham gia đào tạo nghề, truyền nghề theo năng lực, hỗ trợ cho những làng nghề mà thị trường lao động cho nhu cầu sử dụng để duy trì những làng nghề truyền thống của địa phương. Tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia dạy nghề, thực hiện vai trò quản lí theo pháp luật và thúc đẩy công tác xã hội hóa dạy nghề phát triển. 3.4.1.2. Đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm ở tỉnh Bến Tre, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Các cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, là nơi tạo điều kiện cho cung, cầu lao động gặp nhau. việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị trên cần tập trung vào các nội dung sau: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề, đầu tư xây dựng trường nghề của tỉnh. Tập trung ưu tiên đào tạo những ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, đào tạo nghề trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nhằm tăng nhanh qui mô lao động qua đào tạo nghề và xác lập hợp lí tỉ trọng lao động nông nghiệp qua đào tạo trong những năm tới. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện, kết hợp với các ngành chức năng, các đoàn thể, ủy ban nhân dân các xã phường, thi trấn tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyển giao kiến thức khoa học kĩ thuật cho người quản lí và lao động trực tiếp sản xuất. xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương thức giảng dạy theo hướng trang bị cho học sinh có đầy đủ kiến thức khoa học theo chuyên ngành, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực hành nghề nghiệp, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động. Mở rộng khai thác ngành nghề mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Song song với việc mở rộng dạy nghề tại chỗ, tỉnh cần có kế hoạch tăng cường liên kết với các tỉnh khác như Tiền Giang, long An, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các khu công nghiệp các khu chế xuất để đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên Bến Tre. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp về các loại hình nghề nghiệp hoặc công việc, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề cần tăng cường liên kết với các trường cao đẳng, đại học là nơi có tiềm lực và chuyên môn sâu trong việc mở các lớp đào tạo chuyên môn theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các trung tâm cần tăng cường liên hệ với các doanh nghiệp, mối quan hệ tốt giữa các trung tâm và các doanh nghiệp là ván đề sống còn đối với hoạt động của mỗi trung tâm. Các trung tâm đào tạo nghề phải thường xuyên cập nhật các thông tin về nghề nghiệp và các kĩ năng liên quan trong từng doanh nghiệp. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng là trên địa bàn tỉnh cần phân định rõ ràng giữa các trung tâm dạy nghề để tránh tình trạng trùng lắp thông tin. Điều này cần có sự điều phối chỉ đạo của Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đối với các trung tâm và tỉnh cần đặt ra qui chế yêu cầu các doanh nghiệp không được cung cấp cùng một thông tin cho quá nhiều trung tâm, hạn chế tình trạng dư thừa lao động. Các trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện tuyên truyền rộng rãi thông tin về những cơ sở dạy nghề, trung tâm được phép hoạt động trong lĩnh vực này để người lao động được biết và liên hệ. Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ chuên môn về dạy nghề và giới thiệu việc làm đối với cán bộ nhân viên của các đơn vị. Đẩy mạnh một số công tác trọng yếu trong lĩnh vực dịch vụ việc làm như: tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề. Tập trung mọi biện pháp đẩy mạnh các hoạt động nắm bắt cung cầu lao động trên thị trường và trong từng doanh nghiệp, thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp lao động có đủ trình độ, năng lực đáp ứng cho người sử dụng lao động ở mỗi thành phần kinh tế. Tỉnh cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, đáp ứng theo nhu cầu ngày càng cao của công việc. Nên có sự liên kết giữa các trung tâm giới thiệu việc làm với các tỉnh lân cận để giới thiệu việc làm ở tỉnh khác cho lao động Bến Tre. Nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, công ty liên kết hợp tác với các cơ sở dạy nghề phù hợp với thị trường lao động. Với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu lao động, các cơ sở dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm, người sử dụng lao động lựa chọn được những lao động có đủ trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất, qua đó tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó đặt ra những yêu cầu mới, những nhiệm vụ rất lớn đối với các cơ sở dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm. Cần tạo ra sự chuyển biến mới về chất trong các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề và cung ứng lao động. 3.4.1.3. Đẩy mạnh đào tạo kiến thức chuyên môn cho chủ sử dụng lao động, nhằm nâng cao chất lượng lao động Trong quá trình tạo và giải quyết việc làm cho người lao động hiện nay, đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, về kinh tế thị trường cho các chủ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng và là một trong những giải pháp có tính chất cấp bách có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp cần hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh một cách thiết thực cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và những người muốn trở thành chủ doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp và giúp đỡ các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định các phương án kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn. Thành lập các câu lạc bộ của các nhà doanh nghiệp trẻ theo địa phương, khu vực hoặc theo ngành nghề kinh doanh để vừa trao đổi kinh nghiệm, vừa hỗ trợ, tư vấn, bổ sung kiến thức cần thiết cho các nhà kinh daonh trẻ. Đội ngũ chủ doanh nghiệp được đào tạo một cách cơ bản, hệ thống sẽ là nhân tố quan trọng làm thay đổi các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội để mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động. Đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức ngoại ngữ, quan hệ giao tiếp nhằm thay đổi tư duy kinh tế cho người sử dụng lao động cũng như người lao động tìm được tiếng nói chung và cùng nhau hợp tác mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. 3.4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội và tăng khả năng sử dụng lao động * Khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế xã hội tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để giải quyết nhu cầu của lao động.Kinh tế Bến Tre hiện nay vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, sản lượng của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cây lúa, mía, nuôi tôm, cá. Cho nên cần phải tiếp tục phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng đi thích hợp nhằm tận dụng hết lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh là điều hết sức cần thiết. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư của nước ngoài, tạo cơ hội cho người lao động. Tỉnh cần có chính sách hợp lí để thu hút sự đầu tư của nước ngoài vì hiện nay thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ. * Khuyến khích mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất công nghiệp, dịch vụ Việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ là biện pháp tốt để giải quyết vấn đề mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Vận dụng các hình thức đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu cụm công nghiệp trọng điểm. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ phục vụ cho nhu cầu sơ chế tại chỗ nhằm cung cấp nguyên liệu có chất lượng cho công nghiệp chế biến tập trung. Có chính sách khen thưởng hợp lí đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được lao động và đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động. * Xây dựng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí Để đảm bảo cho phát triển ổn định, bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tỉnh cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới da dạng hóa các loại hình việc làm vừa tạo nhiều chỗ làm việc vừa giúp cho lực lượng lao động Bến Tre đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Trong nông nghiệp Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông thôn, và phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề sinh vật cảnh và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó chuyển dần lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển và tạo thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, góp phần mở rộng các loại hình việc làm Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước) đang là yêu cầu cấp bách nhằm phát triển nông thôn. Thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến đầu tư, giải quyết phần nào số lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Xây dựng các cơ sở khoa học kĩ thuật (trạm trại, thực nghiệm, giống, thú y, kỹ thuật canh tác) ở từng huyện nhằm nâng cao năng suất, tạo thu nhập ổn định cho nông dân. * Trong công nghiệp Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế, ưu tiên những dự án sử dụng nhiều lao động. Đa dạng hóa hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Đảm bảo tính thống nhất, ổn định và minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đổi mới phương thức quản lí nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng các qui định của Luật Đầu Tư và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời có cơ chế quản lí phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động. * Trong ngành thương mại và dịch vụ Các ngành dịch vụ phát triển theo hướng đa dạng các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống chợ hiện đại đến năm 2020. Trong lĩnh vực du lịch tỉnh tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể đến năm 2020 và qui hoạch chi tiết các khu du lịch sinh thái như: Hưng Phong, Thới Thuận và xây dựng hạ tầng khu du lịch Cồn Phụng để thu hút khách du lịch và tạo thêm việc làm cho người lao động. * Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm Tổ chức cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm vay vốn để tạo thêm việc làm mới hoặc tự tạo thêm việc làm có hiệu quả hơn. Tổ chức cho các cơ sở sử dụng lao động vay vốn để bố trí việc làm cho những người thất nghiệp do các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu như các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản và việc áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động. * Xây dựng các chính sách bảo hiểm thất nghiệp Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo an toàn việc làm và đời sống cho người lao động, trực tiếp là người thất nghiệp, thiếu việc làm. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ và có phần hỗ trợ của nhà nước. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng chế độ khi thất nghiệp. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải độc lập với ngân sách quốc gia và do hội đồng quản lí quỹ điều hành. việc quản lí quỹ phải tập trung và có nhiều biện pháp bảo toàn tăng trưởng quỹ. Quỹ được sử dụng để chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp theo mức đóng góp của người tham gia, chi cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc và chi cho công tác quản lí. 3.4.3. Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động 3.3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động Tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân về luật người lao động Việc Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đưa chỉ tiêu xuất khẩu lao động thành một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các các huyện, thị xã, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong tỉnh, kịp thời nắm bắt những vướn mắc khó khăn, ngăn chặn kịp thời và xử lí nghiêm các hành vi vi phạm về xuất khẩu lao động. Lấy địa bàn xã, phường, thị trấn làm cơ sở để tuyển chọn người đi xuất khẩu lao động. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực chủ động khai thác tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường trọng điểm: Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sát với thực tế và số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, tổ chức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đã đăng ký. Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục tranh thủ nguồn vốn của Trung Ương phân bổ cho công tác xuất khẩu lao động. Phối hợp với các ngành chức năng đề xuất với Uỷ Ban nhân dân tỉnh xem xét cho hỗ trợ vay vốn đối với các đối tượng ngoài quy định của Ngân Hàng chính sách xã hội Việt Nam. Xem xét đề xuất phương án xử lí vốn vay đối với những rủi ro trong xuất khẩu lao động. Tỉnh cần xây dựng chính sách cho vay vốn đối với người nghèo nhất là vùng nông thôn tham gia xuất khẩu lao động, tạo cơ hội cho nguwoif nghèo tiếp cận và có việc làm ở ngoài nước, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. Có hình thức khen thưởng xứng đáng cho những doanh nghiệp làm tốt công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. * Xây dựng hệ thống thông tin lao động Tỉnh cần xây dựng một hệ thống thông tin lao động và thị trường lao động, nhằm đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy về nhu cầu sử dụng lao động. Các thông tin cần thiết về lao động có thể nhận dạng và đánh giá hoạt động của thị trường lao động theo không gian và thời gian xác định. Thông tin về thị trường lao động được cung cấp từ hệ thống là cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách, cơ quan quản lí nhà nước các cấp, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển đúng hướng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn. * Xây dựng sàn giao dịch việc làm Xây dựng sàn giao dịch việc làm và đưa sàn giao dịch vào hoạt động, tỉnh cần phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng và sự hỗ trợ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của Trung Ương, bố trí mặt bằng xây dựng, tổ chức biên chế hoạt động cấp kinh phí hoạt động, tốt nhất là giao cho trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh quản lí để thuận tiện hoạt động cũng như tận dụng những cơ sở vật chất hiện có. Để có những thông tin về lao động và thị trường lao động thật nhiều, đa dạng và hữu ích, cần duy trì hoạt động thường xuyên của sàn giao dịch, cập nhật thông tin thường xuyên của các doanh nghiệp, thị trường lao động, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người lao động cũng như các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó tỉnh cần có chính sách tạo điều kiện cho lao động Bến Tre có việc làm ở tỉnh khác. * Xây dựng chính sách thu hút nhân tài Xây dựng chính sách thu hút “chất xám”, khuyến khích những người có trình độ kỹ thuật cao và các nhà đầu tư đến tỉnh định cư bằng cách trả lương cao, hỗ trợ nhà ở, tạo điều kiện làm việc thoải mái để thu hút nhân tài trong và ngoài nước đến phục vụ tại tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó cũng có chính sách khuyến khích lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến vùng sâu công tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo thêm thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm ở nông thôn. * Hoàn thiện tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lí về lao động Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí lao động ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí lao động ở tỉnh Bến Tre. Sắp xếp lại hệ thống các cơ quan làm công tác quản lí lao động, với chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tránh chồng chéo và trùng lắp. Tăng cường về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí lao động ở các huyện và thành phố nhất là ở cấp cơ sở. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lí lao động. Đánh giá, chọn lọc lại cán bộ quản lí nhà nước về lao động việc làm. Đảm bảo bố trí cán bộ quản lí lao động việc làm phải có trình độ trung cấp trở lên. Tiểu kết chương 3 Từ quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre, từ kết quả dự báo về dân sô, nguồn lao động của tỉnh, luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lí lao động ở Bến Tre. Do đặc điểm của lao động Bến Tre hiện nay còn yếu về chất lượng. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng lao động là vấn đề đáng quan tâm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế một cách toàn diện hơn trong tương lai. KẾT LUẬN Nguồn lao động và sử dụng lao động là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu hiện nay đối với cả nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Thực tế nghiên cứu vấn đề sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh cho thấy, vấn đề sử dụng lao động là một vấn đề mang tính tổng hợp có liên quan tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Bến Tre thì chúng lại càng tác động với nhau mạnh mẽ hơn. Vì vậy nguồn lao động và sử dụng lao động không chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề mà còn là trách nhiệm của các cấp các ngành và của toàn xã hội. Qua nghiên cứu luận văn đã đạt được những kết quả: Từ thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bến Tre, cho thấy: - Tỉnh có nguồn lao động dồi dào là một thuận lơi lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động. - Chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, cơ cấu lao động đang làm việc còn mất cân đối, nhất là giữa thành thị và nông thôn. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra dự báo nguồn lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong những năm tới để có giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn lao động và sử dụng lao động trong tương lai. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và sử dụng hợp lí lao động tỉnh Bến Tre. Những hạn chế của luận văn: Tài liệu thống kê chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc dự báo và phân tích các yếu tố của nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động. Đây là vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên rất khó khăn phân tích và dự báo, đôi khi sự phân tích chỉ mang tính định tính. Nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Bến Tre là vấn đề phức tạp và có tác động đến nhiều người, do đó cần phải có sự quyết tâm cao và sự đồng thuận của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và tất cả mọi người. Với sự nghiên cứu nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động chúng tôi hy vọng rút ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế Bến Tre theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người, Nxb Chính trị Quốc gia. 2. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội. 4. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (1997), Thực trạng lao động – việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội. 5. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (2001), Thuật ngữ lao động – thương binh và xã hội, tập 1, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội 6. Chính Phủ Việt Nam/ Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước (1993), Qui hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long. 7. Vũ Huy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Cục thống kê Bến Tre (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2008. 9. Cục thống kê Bến Tre (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009. 10. Nguyễn Đình Cử (1997), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 11. Đàm Nguyễn Thùy Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Phạm Xuân Hậu (1997), Điạ lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 13. Trần Thị Bích Hằng (2000), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 14. Trần Đình Hoan – Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Quản lí nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội 16. Nguyễn Kim Hồng (1997), Giáo trình dân số học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 17. Châu Quang Hiền (2002), Bến Tre Tài nguyên - Môi Trường và Phát Triển, Sở VH - TT tỉnh Bến Tre. 18. Trần Hoàn Kim (1996), Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945-1995 và triển vọng đến năm 2020, Nxb Thống kê Hà Nội. 19. Trần Thị Tuyết Mai (1995), Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 20. Đặng Văn Phan - Nguyễn Kim Hồng (2007), Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục. 21. Đặng Văn Phan (2002) Tổ chức lãnh thổ, Nxb Giáo dục. 22. Đặng Văn Phan (2008) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục 23. Sở Lao Động Thương binh – Xã hội tỉnh Bến Tre (2009), Số liệu thực trạng giải quyết việc làm tỉnh Bến Tre năm 2009. 24. Phạm Thị Xuân Thọ (2007), Giáo trình địa lí đô thị, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 25. Lê Thông (2003), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục. 26. Trần Văn Thông (2005), Qui hoạch du lịch, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 28. Trường Cao Đẳng Lao động – Xã hội (2001), Nguồn nhân lực, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Minh Tuệ (1992), Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, Nxb Hà Nội. 30. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số và phát triển kinh tế xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 31. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục Hà Nội. 32. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009. 33. Tổng cục thống kê (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004. Và một số trang web: - svnhanvan.org. - vi wikipedia.org. - www.bentre.gov.vn. - www.sotnmt. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo huyện. Đơn vị: người Năm Đơn vị hành chánh 2005 2006 2007 2008 2009 Thành phố Bến Tre 14.467 14.381 14.746 15.334 15.263 Huyện Châu Thành 6.569 6.302 12.532 12.522 12.546 Huyện Chợ Lách 5.835 6.561 7.967 7.159 7.507 Huyện Mỏ Cày Nam 12.915 13.662 22.035 21.493 22.158 Huyện Mỏ Cày Bắc 2.836 Huyện Giồng Trôm 7.414 7.852 11.303 11.897 13.392 Huyện Bình Đại 6.836 7.585 8.761 9.565 11.656 Huyện Ba Tri 10.874 12.578 16.413 17.587 17.500 Huyện Thạnh Phú 7.756 6.883 7.966 8.362 8.252 Tổng số 72.666 75.804 101.723 103.919 111.110 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm Phụ lục 2 Nguồn lao động nông thôn, nông nghiêp phân theo trình độ chuyên môn năm 2006 Đơn vị: người Tổng số Chưa qua đào tạo Sơ cấp Công nhân kỷ thuật Trung cấp Cao đẳng Đại học Tổng số Đơn vị hành chánh 684.612 649.502 8.819 13.762 6.541 5.988 Thành phố Bến Tre 30.119 25.981 1.012 1.628 474 1.024 Huyện Châu Thành 90.521 85.184 1.238 2.134 1.103 862 Huyện Chợ Lách 79.192 74.750 1.411 1.565 634 832 Huyện Mỏ Cày 147.538 141.237 1.424 2.416 1.474 987 Huyện Giồng Trôm 94.505 90.294 837 1.761 903 710 Huyện Bình Đại 70.014 66.117 965 1.560 660 172 Huyện Ba Tri 101.462 96.927 1.476 1.687 874 498 Huyện Thạnh Phú 71.261 69.012 456 1.011 419 363 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Phụ lục 3 Số lao động trong các cơ sở cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo ngành kinh tế Đơn vị: người Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 72.666 75.804 101.723 103.919 111.110 Công nghiệp khai thác mỏ 2.214 2.447 3.054 3.174 3.552 Công nghiệp chế biến 20.619 22.543 23.397 24.284 24.188 Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước 24 28 21 22 49 Xây dựng 441 456 1.515 961 1.485 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 29.412 28.798 46.467 47.146 50.955 Khách sạn, nhà hàng 11.020 11.234 17.337 18.216 19.745 Vận tải kho bãi TTLL 5.343 6.487 5.277 5.175 5.794 Tài chính tín dụng 130 156 393 440 521 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản 720 776 1.069 910 854 Giáo dục và đào tạo 41 37 75 87 93 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 447 467 483 520 603 Văn hóa và thể thao 790 819 573 644 770 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 1.465 1.556 2.062 2.340 2.501 Phụ lục 4 Số lao động nữ trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2008 Đơn vị: người Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Phụ lục 5 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2008 phân theo huyện, thị Đơn vị: người Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thị xã Bến Tre 4.628 471 3.974 183 Huyện Châu Thành 4.430 184 3.202 1.044 Huyện Chợ Lách 505 - 505 - Huyện Mỏ Cày 1.235 - 1.235 - Huyện Giồng Trôm 166 - 166 - Huyện Bình Đại 231 - 231 - Huyện Ba Tri 144 - 144 - Huyện Thạnh Phú 1.132 - 1.132 - Tổng số 12.472 655 10.590 1.227 Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thị xã Bến Tre 12.250 1.355 10.474 421 Huyện Châu Thành 8.432 1.142 5.485 1.805 Huyện Chợ Lách 773 6 767 - Huyện Mỏ Cày 2.432 - 2.432 - Huyện Giồng Trôm 1.116 - 1.116 - Huyện Bình Đại 2.420 - 2.420 - Huyện Ba Tri 2.679 - 2.679 - Huyện Thạnh Phú 2.101 - 2.101 - Tổng số 32.203 2503 27.474 2.226 Phụ lục 6 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/ 12/ 2008 phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: người 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 18.901 20.033 21.040 26.526 32.203 Doanh nghiệp nhà nước 8.237 6.308 6.165 3.843 2.503 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 10.121 12.760 14.294 21.065 27.474 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 543 965 581 1.818 2.226 Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Phụ lục 7 Số lao động nữ trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/ 12/ 2008 phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: người 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 6.395 7.362 8.100 10.956 12.472 Doanh nghiệp nhà nước 3.245 2.911 2.588 1.494 655 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 2.899 3.950 5.208 8.329 10.590 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 251 501 304 1.133 1.227 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm Phụ lục 8 Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2008 Tổng số đơn vị: Người Lao động trong ngành Nông – lâm - ngư nghiệp Lao động trong ngành công nghiệp Lao động trong ngành dịch vụ Tổng số Huyện, thị 725.413 495.457 71.308 158.648 Thị xã 62.996 12.583 15.008 35.405 Châu Thành 91.595 55.410 12.899 23.286 Chợ Lách 70.664 57.103 4.669 8.892 Mỏ Cày 147.848 110.741 13.557 23.550 Giồng Trôm 101.017 72.892 6.298 21.827 Bình Đại 70.533 53.974 6.198 10.361 Ba Tri 107.319 73.739 7.853 25.727 Thạnh Phú 73.441 59.015 4.826 9.600 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm Phụ lục 9 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị: nghìn đồng 2002 2004 2006 2008 Toàn tỉnh 302,79 418,25 611,57 918,72 Thành thị 443,77 722,04 806,76 1.165,39 Nông thôn 293,00 388,06 590,89 891,44 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5892.pdf
Tài liệu liên quan