Luận văn Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. Em càng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người dân và đối với việc quản lý về đất đai của nhà nước. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực sự đã tạo ra những chuyển biến trong ý thức sử dụng đất và trách nhiệm của nhà nước trong quản lý đất đai. Đối với người dân họ thật sự yên tâm để đầu tư, sản xuất và xây dựng các công trình trên thửa đất đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận. Với nhà nước đó là cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các vụ tranh chấp khiếu nại khi người sử dụng đất kiện tụng và Nhà nước có thể tăng nguồn thu cho Ngân sách thông qua việc thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước có thể quản lý quỹ đất đai chặt chẽ và sử dụng quỹ đất đai một cách hiệu quả nhất. Có thể nói công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và chính trị xã hội, khoa học, kỹ thuật Huyện Nam Đàn nói riêng và cả nước nói chung đã và đang đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. So với cả nước và các huyện trong tỉnh thì huyện Nam Đàn đạt kết quả tương đối cao. Tuy nhiên kết quả cấp giấy chứng nhận chưa thực hiện đồng bộ trên các loại đất. Đất nông nghiệp gần như đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận, đã đạt 98,41% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong khi đất ở đô thị chỉ đạt 67,22% diện tích đất ở đô thị, và đất lâm nghiệp kết quả còn thấp chỉ đạt 61,44%. Để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện phải có những chính sách, chủ trương chỉ đạo đến từng xã, tranh thủ sự giúp đỡ của Sở tài nguyên và môi trường để đẩy nhanh công tác này. Khắc phục những khó khăn vướng mắc bằng các phương pháp đã đề ra. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận trên mọi loại đất.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3679 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường lối của huyện. UBND huyện thành lập hội đồng đăng ký đất đai để giúp UBND các xã trong việc xét duyệt đơn đăng ký đất một cách khách quan công bằng, đúng đối tượng. a. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệpcủa Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Với việc tổ chức thực hiện như vậy những năm qua kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của huyện đạt được kết quả như sau: Bảng 5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình của huyện Nam Đàn ( Tính đến ngày 06/12/2007) STT Tên đơn vị xã phường, thị trấn Tổng diện tích (ha) Tổng số hộ SDĐ Số hộ kê khai đăng ký (hộ) Số hộ đã cấp (hộ) Diện tích đã được cấp (ha) Số hộ còn lại (hộ) Diện tích còn lại (ha) Tỷ lệ % số hộ đã cấp Tỷ lệ % diện tích đã cấp 1 Nam Nghĩa 322,03 947 947 947 322,03 0 0 100,00 100,00 2 Nam Thái 316,59 585 585 585 316,59 0 0 100,00 100,00 3 Vân Diên 531,26 2.240 2.230 2.185 515,21 55 16,05 97,54 96,98 4 Thị Trấn 73,25 178 178 178 73,25 0 0 100,00 100,00 5 Xuân Hoà 448,65 1.282 1.282 1.262 438 20 10,65 98,44 97,63 6 Nam Tân 302,64 866 866 866 302,64 0 0 100,00 100,00 7 Nam Lộc 440,25 1.060 1.060 1.044 430,57 16 9,68 98,49 97,80 8 Nam Anh 495,86 1.499 1.499 1.499 495,86 0 0 100,00 100,00 9 Nam Xuân 436,08 1.345 1.345 1.345 436,08 0 0 100,00 100,00 10 Hùng Tiến 643,52 1.999 1.990 1.959 625,64 40 17,88 98,00 97,22 11 Kim Liên 789,3 2.682 2.670 2.646 775,7 36 13,6 98,66 98,28 12 Nam Thượng 212,73 469 469 469 212,73 0 0 100,00 100,00 13 Nam Cát 459,35 1.319 1.319 1.319 459,35 0 0 100,00 100,00 14 Xuân Lâm 489,47 1.650 1.650 1.622 482,16 28 7,31 98,30 98,51 15 Khánh Sơn 583,47 2.458 2.455 2.401 572,93 57 10,54 97,68 98,19 16 Nam Trung 398,47 1.232 1.230 1.186 381,59 46 16,88 96,27 95,76 17 Nam Kim 794,34 2.129 2.129 2.059 779,15 70 15,19 96,71 98,09 18 Hồng Long 332,41 968 968 968 332,41 0 0 100,00 100,00 19 Nam Phúc 359,34 606 606 596 350,41 10 8,93 98,35 97,51 20 Nam Cường 137,17 1.211 1.211 1.211 137,17 0 0 100,00 100,00 21 Nam Giang 472,05 1.183 1.180 1.139 453,16 44 18,89 96,28 96,00 22 Nam Lĩnh 465,62 1.363 1.360 1.343 455,78 20 9,84 98,53 97,89 23 Nam Thanh 765,81 1.800 1.800 1.769 752,92 31 12,89 98,28 98,32 24 Nam Hưng 314,37 756 756 756 314,37 0 0 100,00 100,00 Toàn huyện 10.584,03 31.827 31.785 31.354 10.415,7 473 168,33 98,51 98,41 Nguồn số liệu được thu thập tại phòng Địa Chính huyện Nam Đàn Qua bảng kết quả trên có thể nói rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn tương đối hoàn thiện. Toàn huyện có 11 xã đã cấp được 100% giấy chứng nhận đó là: Nam Nghĩa, Nam Thái, Thị Trấn, Nam Tân, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Thượng, Nam Cat, Hồng Long, Nam Cường, Nam Thanh. Sở dĩ các xã này thu được kết quả như trên là do các xã này có số hộ sử dụng đất ít nên dễ dàng cho việc thống kê diện tích, không xảy ra tình trạng tranh chấp, lẫn chiếm đất đai giữa những người sử dụng. Ngoài ra sự năng động của cán bộ địa chính xã cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Những hộ chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thống kê theo bảng sau: Bảng 6: Những trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An ( tính đến ngày 6/12/2007) S T T Tên xã Số hộ Không đủ điều kiện cấp GCN (hộ Diện Tích Nguyên nhân không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chưa kê khai Hành làng BV đê điều Lấn chiếm Tranh chấp Nguyên nhân khác 1 Vân Diên 55 16,05 10 16 9 12 8 2 Xuân Hoà 20 10,65 7 5 8 3 Nam Lộc 16 9,68 5 6 5 4 Hùng Tiến 40 17,88 9 13 8 10 5 Kim Liên 36 13,6 12 3 7 14 6 Xuân Lâm 28 7,31 19 9 7 Khánh Sơn 57 10,54 3 21 8 6 19 8 Nam Trung 46 16,88 2 14 6 18 6 9 Nam Kim 70 15,19 29 9 16 16 10 Nam Phúc 10 8,93 4 6 11 Nam Giang 44 18,89 3 12 8 21 12 Nam Lĩnh 20 9,84 3 7 5 5 13 Nam Thanh 31 12,89 5 10 16 Toàn huyện 473 168,33 42 112 75 107 137 Nguồn số liệu được thu thập tại phòng Địa Chính Huyện Nam Đàn Tổng số 31.785 hộ kê khai đăng ký đã cấp được 31.390 hộ, đây là những hộ đủ điều kiện, không vi phạm lấn chiếm, tranh chấp. Còn lại 473 hộ chưa cấp, trong đó có 42 hộ là không kê khai đăng ký, hầu hết những hộ này là những thương nhân buôn bán nhỏ, họ thiếu ý thức trách nhiệm trong việc kê khai đăng ký. Còn 395 hộ không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những hộ nằm rải rác ở các xã, 2 xã có số lượng tồn đọng nhiều nhất là xã Vân Diên (50 hộ) và xã Khánh Sơn (57 hộ). Việc tồn đọng này là do nhiều nguyên nhân khác nhau: Chuyển nhượng sai thẩm quyền, sai tên trong giấy tờ liên quan, thống kê các năm trước còn sai sót, một số hộ không muốn nhận giấy để trả lại ruộng, một số hộ đất nằm trong hành làng bảo vệ đê điều và các công trình khác. Phòng đăng ký quyền sử dụng đất kết hợp với các xã giải quyết những tồn đọng này. Thực hiện Chỉ thị số 02 ngày 5 tháng 4 năm 2001 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết 10 ngày 1 tháng 03 năm 2001 của Huyện về việc dồn điền đổi thửa, giảm bớt manh mún về ruộng đất nên trong năm 2002 và 2003 huyện đã tổ chức cho 27.670/27.674 hộ sản xuất nông nghiệp tham gia thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Đạt 99,98% chỉ còn một số hộ thuộc xã Vân Diên không thực hiện chuyển đổi. Sau chuyển đổi ruộng đất huyện tiến hành cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sử dụng đất. Tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành hai giấy, giấy chứng nhận đất ở riêng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp riêng. Tuy nhiên trong việc cấp đổi này huyện chưa đạt kết quả cao. Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy trình số 1193 ngày 15/5/2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, kết quả đã cấp đổi được 150 hộ trên tổng số 31.827 hộ. Như vậy có thể nói kết quả đạt được còn rất thấp và hầu như là chưa thực hiện được. Hiện nay huyện đang có những giải pháp nhất định để hoàn thành công tác này cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. b, Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. + Đất ở nông thôn. Căn cứ vào Luật đất đai của nước CHXHCNVN ban hành ngày 14/7/1993 Căn cứ vào luật tổ chức HĐND các cấp ban hành ngày 21/6/1994. Căn cứ vào đề nghị của UBND các xã Căn cứ vào Nghị định 64/CP của Thủ tướng Chính Phủ, huyện Nam Đàn đã tiến hành đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn cho các hộ trong huyện và đã thu được kết quả như sau: Bảng 7: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn của Huyện Nam Đàn (tính đến ngày 6/12/2007) S T T Tên đơn vị xã phường, thị trấn Tổng diện tích (ha) Tổng số hộ SDĐ Số hộ kê khai đăng ký (hộ) Số hộ đã cấp (hộ) Diện tích đã được cấp (ha) Số hộ còn lại (hộ) Diện tích còn lại (ha) Tỷ lệ % số hộ đã cấp Tỷ lệ % diện tích đã cấp 1 Nam Nghĩa 17,91 963 963 963 17,91 0 0 100,00 100,00 2 Nam Thái 15,21 585 585 585 15,21 0 0 100,00 100,00 3 Vân Diên 46,00 2.251 2.229 2.190 43,89 61 2,11 97,29 95,41 4 Xuân Hoà 26,30 1.351 1.321 1.291 24,24 60 2,06 95,56 92,17 5 Nam Tân 17,32 879 879 873 17,11 6 0,21 99,32 98,79 6 Nam Lộc 20,16 1.089 1.080 1.047 19,19 42 0,97 96,14 95,19 7 Nam Anh 35,36 1.521 1.500 1.480 34,31 41 1,05 97,30 97,03 8 Nam Xuân 31,17 1.384 1.376 1.316 29,74 68 1,43 95,09 95,41 9 Hùng Tiến 41,02 2.211 2.200 2.122 39,27 89 1,75 95,97 95,73 10 Kim Liên 53,16 2.998 2.978 2.900 51,13 98 2,03 96,73 96,18 11 Nam Thượng 15,94 469 469 469 15,94 0 0 100,00 100,00 12 Nam Cát 26,76 1.389 1.380 1.380 26,53 9 0,23 99,35 99,14 13 Xuân Lâm 32,32 1.698 1.688 1.649 31,23 49 1,09 97,11 96,63 14 Khánh Sơn 44,96 2.486 2.470 2.440 43,73 46 1,23 98,15 97,26 15 Nam Trung 30,35 1.287 1.267 1.239 29,32 48 1,03 96,27 96,61 16 Nam Kim 54,50 2.179 2.169 2.103 52,49 76 2,01 96,51 96,31 17 Hồng Long 19,70 1.176 1.170 1.166 19,51 10 0,19 99,15 99,04 18 Nam Phúc 15,37 844 844 844 15,37 0 0 100,00 100,00 19 Nam Cường 25,00 1.284 1.270 1.220 23,89 64 1,11 95,02 95,56 20 Nam Giang 31,30 1.281 1.266 1.221 29,54 60 1,76 95,32 94,38 21 Nam Lĩnh 36,39 1.383 1.369 1.341 35,13 42 1,26 96,96 96,54 22 Nam Thanh 33,67 1.811 1.802 1.785 33,09 26 0,58 98,56 98,28 23 Nam Hưng 25,02 757 757 750 24,67 7 0,35 99,08 98,60 Toàn Tỉnh 694,89 33.276 33.032 32.374 672,44 902 22,45 97,29 96,77 Nguồn số liệu được thu thập tại phòng Địa Chính huyện Nam Đàn Qua biểu thống kê trên có thể thấy rằng tất cả các xã trong huyện đều đã tiến hành đăng ký đất đai, không có xã nào là chưa triển khai. Toàn huyện có tổng số hộ sử dụng là 33.276 hộ trong đó co 33.023 hộ thực hiện kê khai đăng ký. Số hộ đã được cấp giấy là 32.374 hộ chiếm 97,29% tổng số hộ sử dụng, như vậy có thể nói rằng công tác cấp gíấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn đã gần hoàn thành. Còn lại một số hộ chưa kê khai đăng ký đa phần là nông dân nông nghiệp đơn thuần do chưa ý thức được tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi vậy họ xem thường và không kê khai, có người còn cho rằng, có giấy chứng nhận thì phải mất tiền để lấy giấy về. Một số hộ đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số là do chuyển nhượng sai thẩm quyền, một số nữa là do diện tích thực tế lớn hơn diện tích đất được cấp.Số hộ còn lại không được cấp là do đất có tranh chấp lẫn chiếm, nằm trong hành lang bảo vệ đường dây điện… Mặc dù kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện là như vậy nhưng hầu hết các giấy chứng nhận của các hộ đều phải lưu lại ở các xã. Chỉ có những hộ cần giấy để làm tài sản thế chấp cho Ngân Hàng thì lấy còn lại không hộ gia đình nào cầm về. Biểu 8: Những trường hợp không đủ đièu kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn của huyện Nam Đàn (Tính đến 6/12/2007) S T T Tên xã Số hộ không đủ điều kiện cấp GCN (hộ Diện Tích (ha) Nguyên nhân không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chưa kê khai Hành làng BV đê điều Lấn chiếm Chuyển nhượng sai thẩm quyền Nguyên nhân khác 1 Vân Diên 61 2,11 22 20 12 7 2 Xuân Hoà 60 2,06 30 13 9 8 3 Nam Tân 6 0,21 4 2 4 Nam Lộc 42 0,97 9 4 8 21 5 Nam Anh 41 1,05 21 6 5 9 6 Nam Xuân 68 1,43 8 23 9 11 17 7 Hùng Tiến 89 1,75 11 21 12 15 30 8 Kim Liên 98 2,03 20 25 17 9 27 9 Nam Cát 9 0,23 9 10 Xuân Lâm 49 1,09 10 21 8 10 11 Khánh Sơn 46 1,23 16 11 7 12 12 Nam Trung 48 1,03 20 15 6 7 13 Nam Kim 76 2,01 10 19 23 24 14 Hồng Long 10 0,19 6 4 15 Nam Cường 64 1,11 14 18 21 11 16 Nam Giang 60 1,76 15 16 19 10 17 Nam Lĩnh 42 1,26 14 12 9 7 18 Nam Thanh 26 0,58 9 11 6 19 Nam Hưng 7 0,35 7 Toàn huyện 902 22,45 244 123 175 154 206 Nguồn số liệu được thu thập tại phòng Địa Chính Huyện Nam Đàn +Đất ở đô thị. Thị Trấn Nam Đàn là khu trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện Nam Đàn. Theo thống kê của Phòng Địa Chính đến ngày 12/11/2007 thì tổng diện tích đất ở đô thị là 18,76 ha. Là một thị trấn mới thành lập nên công tác quản lý nhà nước về đất đai còn buông lỏng, chưa đạt hiệu quả cao. Dân cư trong thị trấn chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều nơi, chủ yếu là công nhân viên chức nhà nước trong huyện. Cùng với quá trình CNH-HĐH dân cư thành thị có xu hướng tăng lên rất mạnh, với diện tích bé và tốc độ di chuyển ra khu đô thị nhanh như hiện nay làm cho giá đất ở đô thị tăng lên, nhu cầu về đất ở ngày càng cao. Tình trạng tranh chấp, lẫn chiếm đất đai là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy để bình ổn đất đai ở đô thị thì công tác cấp giấy chứng nhận đất ở đô thị phải được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở đô thị đến ngày 15/4/2007 được thống kê theo bảng sau: Biểu 9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Đô thị của Huyện Nam Đàn (Tính đến ngày 6/12/2007) STT Tên đơn vị Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Hộ đã đăng ký (hộ) Số hộ chưa đăng ký(hộ) Kết quả đã cấp Số hộ kê khai mà chưa được cấp Số hộ (hộ) DT (ha) Số giấy số hộ cấp được (%) Diện tích cấp được (%) 1 Làm Sơn 200 2,22 165 35 138 1,74 138 69,00 78,38 27 2 Mai Hắc Đế 230 2,86 199 31 170 2,13 170 73,91 74,48 29 3 Sa Nam 105 1,67 89 16 64 0,97 64 60,95 58,08 25 4 Xuân Hoà 96 1,23 87 9 75 0,86 75 78,13 69,92 12 5 Yên Khánh 121 1,97 102 19 84 1,29 84 69,42 65,48 18 6 Phan Bội Châu 102 1,86 91 11 81 0,91 81 79,41 48,92 10 7 Ba Hà 163 2,12 137 26 116 1,56 116 71,17 73,58 21 8 Quang Trung 143 2,02 118 25 110 1,43 110 76,92 70,79 8 9 Đan Nhiệm 108 1,56 90 18 82 0,99 82 75,93 63,46 8 10 Tây Hồ 80 1,25 70 10 70 0,73 70 87,50 58,40 0 Toàn huyện 1.348 18,8 1.148 200 990 12,61 990 73,44 67,22 158 Nguồn số liệu được thu thập tại phòng Địa Chính Huyện Nam Đàn Theo số liệu thống kê bảng trên thì kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị của huyện Nam Đàn đạt được chưa cao. Khối thực hiện kết quả cao nhất là Tây Hồ nhưng cũng mới chỉ đạt 87,5% so với số hộ kê khai đăng ký. Các khối còn lại kết quả cấp giấy chứng nhận còn thấp so với yêu cầu. So với kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở nông thôn thì kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị còn thấp. Biểu 10: Những trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất ở đô thị của Huyện Nam Đàn (tính đến 6/12/2007) S T T Tên đơn vị Số hộ không đủ điều kiên cấp giấy (hộ) Diện tích (ha) Nguyên nhân không được cgcn quyền sử dụng đất Chưa kê khai Lấn chiếm Tranh chấp Chuyển nhượng sai Nguyên nhân khác 1 Lam sơn 62 0,48 35 9 6 12 2 Mai Hắc Đế 60 0,73 31 5 7 6 11 3 Sa Nam 41 0,7 16 5 3 8 9 4 Xuân Hoà 21 0,37 9 12 5 YênKhánh 37 0,68 19 4 5 9 6 Phan Bội Châu 21 0,95 11 6 4 7 Ba Hà 47 0,56 26 7 10 4 8 Quang Trung 33 0,59 25 3 5 9 Đan Nhiệm 26 0,57 18 2 6 10 Tây Hồ 10 0,52 10 Toàn huyện 358 6,15 200 41 25 68 24 Nguồn: Phòng Địa chính huyện Nam Đàn Qua bảng số liệu ta thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là do chuyển nhượng sai thẩm quyền. Sở dĩ kết quả chưa cao là do các nguyên nhân sau: -Thị trấn chưa có sơ đồ giao đất - Đất ở đô thị giá cả rất cao nên xảy ra nhiều tranh chấp, khó giải quyết. -Thị Trấn Nam Đàn phân bố chủ yếu dọc bên bờ Sông Làm và dọc theo chân “Đê 42” nên số hộ vi phạm hành làng bảo vệ đê điều rất nhiều, hiện nay chưa giải toả được. - Những năm trước UBND chú trọng vào việc cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, đất ở nông thôn mà ít chú trọng đến đất ở đô thị do đất ở đô thị có nhiều vấn đề phức tạp khó giải quyết dẫn đến tình trạng ỷ lại của cán bộ Địa Chính. c. Kết qủa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An . Toàn huyện có tổng diện tích đất được quy hoạch lâm nghiệp theo quyết định 114/QĐ-UB là 7.414,57 ha. Tiến hành cùng với việc quy hoạch đất lâm nghiệp và để việc giao đất, sử dụng đất thật sự đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân và phù hợp với chính sách đổi mới quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với việc sủ dụng đất lâm nghiệp. Thực hiện Nghị Định 02/CP cuả Chính Phủ và Quyết định 202/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc khoán, bảo vệ rừng. Sau đó Bộ lâm nghiệp có hướng dẫn số 06 ngày 18 tháng 6 năm 1994 để tránh triển khai thực hiện Nghị định 02/CP của Chính Phủ, huyện Nam Đàn đã tiến hành giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, phòng địa chính đã tiến hành đăng ký đất đai cho 15 xã có đất lâm nghiệp đó là: Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Vân Diên, Nam Thượng, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lĩnh, Nam Giang, Nam Tân, Nam Lộc, Nam Kim, Khánh Sơn, Kim Liên. Kết quả cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp được thể hiện ở biểu sau: Bảng 11: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm Nghiệp của huyện Nam Đàn (Tính đến ngày 6/12/2007) S T T Tên xã Số đối tượng, diện tích đã giao Dt đất LN do nông lâm trường quản lý, SD (ha) Tổng DT đất LN đã giao (ha) Chưa cấp giấy chứng nhận Đã cấp GCN Số đối tượng (hộ, TC) Diện tích (ha) Số hộ Diện tích (ha) 1 3 4 5 6 7 8 1 Nam Hưng 1.164 2 527 144 637 527 2 Nam Nghĩa 492,6 2 383,22 76 109,38 338,22 3 Nam Thái 529.9 2 144,9 143 385 144,9 4 Nam Thanh 567,4 2 8,43 376 558,97 18,43 5 Vân Diên 365,3 2 265,89 69 99,41 265,89 6 Nam Thượng 187,1 174 187,1 Chưa TK Chưa TK 27,1 7 Nam Xuân 382,4 216 382,4 Chưa TK Chưa TK 72,8 8 Nam Anh 348,6 127 348,6 Chưa TK Chưa TK 229,1 9 Nam Lĩnh 180,8 22 180,8 Chưa TK Chưa TK 24,9 10 Nam Giang 583,07 334 583,07 Chưa TK Chưa TK 257,5 11 Nam Tân 358,5 169 358,5 Chưa TK Chưa TK 67,64 12 Nam Lộc 1.087,2 1 338,5 171 748,70 338,5 13 Nam Kim 348,1 1 27,23 414 320,87 27,23 14 Khánh Sơn 751,6 102 751,6 Chưa TK Chưa TK 601,6 15 Kim Liên 68 1 68 Chưa TK Chưa TK 68 Toàn huyện 7.414,57 1.161 4.560,24 1.393 2.859,33 3.016,81 Nguồn số liệu được thu thập tại phòng Địa Chính huyện Nam Đàn Qua biểu thống kê ta thấy: Số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.393 hộ với diện tích 2.859,33 ha chiếm 38,56% tổng diện tích đất của toàn huyện. Số đối tượng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải giao lại là 1.153 đối tượng với diện tích là 4.555,24 ha chiếm 61,44%. Như vậy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của huyện tuy đã triển khai thực hiện nghiêm túc nhưng vẫn chưa thu được kết quả cao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp là do địa hình của Nam Đàn đồi núi, không bằng phẳng, phức tạp nên công tác đo đạc không thực hiện được. Để tiến hành được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thì đòi hỏi phải có công tác đo đạc bản đồ, hiện nay huyện Nam Đàn chưa áp dụng các phương pháp đo đạc bản đồ như hiện nay. Một phần do kinh phí, một phần do trình độ cán bộ địa chính còn hạn chế, chưa được đào tạo để có thể sử dụng các công cụ đo đạc kỹ thuật. Đó là một vấn đề lớn và phải tìm ra các giải pháp thực hiện để hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. 2.5. Đánh giá thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về công tác tổ chức thực hiện: Sau khi có luật đất đai năm 1993 và một số Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính Phủ nhằm nâng cao tính pháp lý của công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Huyện Nam Đàn trong giai đoạn này đã tổ chức thực hiện rộng khắp và theo đúng quy định, quy phạm, chủ trương, chính sách của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tuy nhiên ở các cơ sở đội ngũ cán bộ địa chính trình độ hiểu biết về chuyên môn chưa cao, thiếu hẳn đội ngũ cán bộ đo đạc, thành lập bản đồ ở các địa phương. Cán bộ địa chính xã và những người trong tổ đo đạc chưa được đào tạo qua trường lớp, chủ yếu là đo bằng phương pháp thủ công truyền thống nên số liệu chênh lệch nhiều giữa các năm gây khó khăn cho công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận sau này. Kết quả sau hơn 10 năm thực hiện cũng đã thu được một số kết quả khả quan. -Về đất nông nghiệp: Cho đến nay huyện đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hầu hết các xã và kết quả đạt 98,51%. Chỉ còn tồn tại một số hộ nằm rải rác ở các xã là do một số nguyên nhân như: tự ý chuyển mục đích sử dụng, đất không có nguồn gốc…Những trường hợp đó cũng đang được giải quyết nhanh gọn. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay của huyện là việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ra khỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Hiện nay huyện đang thực hiện theo quy trình 1193/TNMT-ĐKTK của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An. Tuy đã tiến hành nhưng toàn huyện vẫn chưa thu được kết quả và hầu như chưa thực hiện được. Vấn đề cấp đổi giấy chứng nhận đang là vấn đề mà huyện đang quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay chưa thực hiện được là do nguyên nhân chính sau: công tác đo đạc lại ruộng đất sau khi dồn điền đổi thửa có nhiều sai lệch nhiều so với trước kia. Gây ra nhiều tranh cãi, người dân chưa đồng tình ủng hộ. Sở Tài Nguyên và Môi trường đã có những công văn, chị thị hướng dẫn việc thực hiện vấn đề nay nhưng nhìn chung các huyện chưa thực hiện được, người dân chưa thật sự hài lòng. Vì vậy mà công tác này còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. - Đối với đất ở nông thôn: Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đạt 98,03%, số hộ tồn đọng nằm rải rác ở một vài xã. Sở dĩ kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn thực hiện có kết quả cao như vậy là do huyện đã tập trung triển khai sớm, đất ở nông thôn ít có tranh chấp, lấn chiếm, các hộ dân cũng đã ý thức được tầm quan trọng của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Đối với đất ở đô thị và đất lâm nghiệp thì kết quả cấp giấy chứng nhận chưa cao. Mới chỉ đạt 54,54% (Đối với đất lâm nghiệp) và đạt 73,44% (đối với đất ở đô thị). Kết quả chưa cao này là do huyện ít quan tâm đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai loại đất này. Tuy nhiên cũng phải nói đến vấn đề khách quan mang lại là hiện nay dân số đô thị ngày một tăng lên trong khi diện tích đất không đổi, giá đất tăng lên rất cao đã nảy sinh ra nhiều vấn đề như tranh chấp, lẫn chiếm, đất không rõ nguồn gốc…Dân cư thị trấn chủ yếu là dân nhập cư từ các nơi về nên tình hình quản lý cũng phức tạp và khó khăn hơn. Ngoài ra địa bàn thị trấn của huyện Nam Đàn phân bố dọc theo ven sông Lam, rất nhiều hộ gia đình nằm trong hành làng bảo vệ đê điều nhưng do trước kia không quản lý về vấn đề này nên người dân đã định cư xây dựng nhà kiên cố. Việc di dời chỗ ở cho những hộ gia đình này đang là vấn đề khó khăn của huyện. Do việc quản lý đất đai trước kia còn buông lỏng nên không có căn cứ pháp lý rõ ràng để giải quyết những vấn đề này. Đối với đất lâm nghiệp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cao do nguyên nhân chính là việc đo đạc bản đồ hết sức khó khăn với diện tích lớn và địa hình không bằng phẳng. Kinh phí đo đạc đòi hỏi nhiều nhưng ngân sách của huyện còn hạn chế. Tuy nhiên có những nguyên nhân tồn tại chung làm cho tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn còn chậm: +Tổ chức bộ máy và cán bộ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tuy đã thành lập nhưng số lượng người chưa đủ và thậm chí còn thiếu trầm trọng, cán bộ địa chính chưa được đào tạo qua trường lớp nên khi làm việc còn nhiều thiếu sót, chưa vận dụng được hệ thống tin học vào trong công việc. + Kinh phí cho công tác đăng ký cấp GCN QSD đất còn hạn chế. Máy móc phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận còn lạc hậu, kém chất lượng. +Công tác đo đạc, lập bản đồ chưa thựa hiện tốt nên còn gây khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. + Công tác cấp giấy chứng nhận chưa được thực hiện đồng bộ giữa các loại đất. + Một thời gian buông lỏng công tác quản lý đất đai nên có nhiều trường hợp vi phạm nhưng đến nay chưa có các văn bản hướng dẫn giải quyết: bán đất sai thẩm quyền, xã thu tiền sử dụng đất nhưng không nộp cho ngân sách... + Việc nắm bắt luật đất đai của người dân còn nhiều hạn chế, một số người dân chưa có ý thức trong việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho việc ghi mục đích sử dụng đất. Tuy kết quả cấp giấy chứng nhận trên tất cả các loại đất chưa thật sự cao nhưng so với kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tỉnh Nghệ An thì Nam Đàn là một trong những huyện đạt kết quả tương đối cao. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán bộ địa chính trong huyện và sự quan tâm, đầu tư chỉ đạo của Đảng và Chính Phủ. Việc đẩy nhanh tiến độ rất được các ngành địa chính quan tâm, vấn đề chất lượng hồ sơ cũng rất được chú trọng, việc tăng cường kiểm tra giám sát đối với các xã ngày càng chú trọng. Huyện đã xây dựng được một hệ thống bản đồ địa chính chính quy đó là cơ sở để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận nhanh gọn. Mặt khác công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước tới người dân được đông đảo quần chúng ủng hộ. Trong những năm qua ban lãnh đạo của cơ quan địa chính trong huyện liên tục có sự tổng kết và đúc rút kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm rút ngắn công đoạn và thời gian thực hiện nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy trình. Từ những tổng kết đó ban lãnh đạo sẽ có những điều chỉnh cụ thể đối với những đơn vị hành chính của huyện, đồng thời có sự khích lệ động viên đối với những đơn vị làm tốt và kiểm điểm đối với những đơn vị làm chưa tốt. Những vấn đề cần hoàn thiện để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. - Tổ chức bộ máy: Hiện nay huyện Nam Đàn đã có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhưng đội ngũ cán bộ còn ít chưa đáp ứng được khối lượng công việc lớn. Và hạn chế lớn nhất nữa là cán bộ địa chính chưa có trình độ chuyên môn để sử dụng hệ thống tin học vào công việc - Các xã cán bộ địa chính chưa có trình độ chuyên môn, hầu hết chưa qua đào tạo về quản lý đất đai, lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác như: thống kê, thuỷ lợi, giao thông…nên việc triển khai phổ biến đến người dân còn chậm. -Chưa bảo đảm kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận: Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận mang tính sự nghiệp công, cần nhiều kinh phí cho đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính, song kinh phí đầu tư từ ngân sách của huyện còn hạn chế. Vì vậy mà cơ sở vật chất dùng để tổ chức đăng ký chưa có để đáp ứng cho công tác cấp giấy chứng nhận như: máy đo đạc, máy in, máy photo còn chưa hiện đại. -Do một thời gian buông lỏng việc quản lý đất đai nên tình trạng vi phạm pháp luật đất đai như lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng, giao đất sai thẩm quyền..một số hộ đã tự động bán đất nông nghiệp cho các tổ chức làm gạch ngói gây khó khăn trong việc viết mục đích sử dụng của đất đai, một số xã bán đất sai thẩm quyền trước khi luật đất đai ra đời đến nay chưa có các công văn, chỉ thị để giải quyết những trường hợp này. -Vấn đề lớn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp là đến nay chưa thực hiện được do công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cho đất lâm nghiệp chưa thực hiện được. Địa hình phức tạp nên không thể đo bằng phương pháp thủ công nhưng phương pháp ứng dụng kỹ thuật hiện đại như: đo vẽ bằng ảnh hàng không thì huyện chưa có đủ điều kiện để triển khai thực hiện. -Một số ngưòi dân chưa nắm bắt, hiểu biết về pháp luật đất đai nên còn chống đối và không tự giác kê khai đăng ký. Phổ biến luật đất đai đến đại chúng là một việc hết sức cần thiết nhưng hiện nay chưa thực hiện được. -Đến nay huyện chưa có hệ thống máy móc đo đạc hiện đại nên việc đo vẽ bản đồ còn thụ động, phụ thuộc vào tỉnh nhưng đến nay tỉnh cũng chưa tiến hành đo đạc đất lâm nghiệp cho huyện nên công tác cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp kết quả còn thấp. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN. I-Yêu cầu, phương hướng và mục tiêu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 1. Yêu cầu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, nhà ở…Nhưng với một quỹ đất đai có giới hạn cho mỗi địa phương thì đòi hỏi phải có kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Để đảm bảo yêu cầu về quản lí và sử dụng đất đạt hiệu quả cao thì công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc thể hiện ở cả số lượng và chất lượng giấy được cấp. Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất đều phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Cùng với sự ra đời của luật đất đai năm 2003 công tác quản lý đất đai của huyện Nam Đàn đã đi vào nề nếp, việc đăng ký cấp giấy chứng nhận đất đai của huyện Nam Đàn đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều tồn đọng và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. Đây là nhiệm vụ cần hoàn thành trong những năm tiếp theo. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý quan trọng đối với cả người sử dụng và người quản lý nên đòi hỏi phải có tính chính xác cao về: diện tích, chủ sử dụng, nguồn gốc của thửa đất, mục đích sử dụng của thửa đất…Vì vậy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ yêu cầu về số lượng là phải cấp hết mà còn yêu cầu về chất lượng đó là sự chính xác, rõ ràng và có đủ cơ sở pháp lý. Các thông tin về thửa đất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác trên giấy chứng nhận. Và các thông tin này phải được xác nhận của địa phương để đảm bảo tính pháp lý. Đất đai là tài sản dễ xảy ra tranh chấp việc giải quyết các tranh chấp về đất đai đang là một vấn đề khó khăn do không có giấy tờ pháp lý chính xác, hoặc sai sót trong quá trình ghi chép. Vì vậy yêu cầu về chất lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho việc giải quyết các vấn đề về đất đai sau này được dễ dàng hơn. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện đồng thời cho tất cả các loại đất: Đất nông nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp. Mỗi loại đất đều có tầm quan trọng nhất định trong nền kinh tế, để thống nhất việc quản lý quỹ đất đai của địa phương thì yêu cầu phải thực hiện việc quản lý trên tất cả các loại đất. Có một số địa phương chỉ tập trung vào việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở mà không chú trọng đến đất lâm nghiệp. Đó là nguyên nhân làm cho tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm lại. Vì vậy phải thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tất cả các loại đất để đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý đất đai. 2-Phương hướng và mục tiêu của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ tổng kết kết quả cấp giấy chứng nhận những năm qua huyện Nam Đàn đã có những phương hướng và mục tiêu cho những năm tới như sau. - Giải quyết triệt để các vướng mắc, tồn đọng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyết tâm đến cuối năm 2010 sẽ giải quyết hết các tồn đọng những năm trước đây. - Tiến hành đo đạc lại diện tích đất nông nghiệp sau chuyển đổi, đo đạc đất lâm nghiệp để giao cho hộ gia đình. Hiện nay toàn huyện đã có 13 xã được đo đạc bản đồ còn chưa đo đạc lại. Trong năm nay huyện phấn đấu hoàn thành công tác đo đạc bản đồ để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và tiến hành cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân. - Sau khi hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phấn đấu đến năm 2015 đưa hệ thống tin học vào trong quản lý đất đai, bản đồ được số hoá, các thông tin về thửa đất được lưu trữ trong hệ thông thông tin hiện đại. II-Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Để đạt được những yêu cầu, phương hướng và mục tiêu trên đây, trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn có thể thực hiện một số giải pháp chủ yếu như sau: 1. Giải quyết triệt để những trường hợp còn tồn đọng lâu nay. Những tồn trường hợp tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chủ yếu là do việc tranh chấp, khiếu nại. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai diễn ra rất nhiều và giải quyết các vấn đề này rất khó khăn và đòi hỏi cán bộ địa chính phải có đủ trình độ chuyên môn. Tuỳ vào từng trường hợp mà đề ra các cách giải quyết khác nhau, tuy nhiên cơ sở để giải quyết các vấn đề này phải đúng và phù hợp với quy định của luật đất đai. Để giải quyết tranh chấp và khiếu nại một cách nhanh gọn thì cán bộ địa chính phải là người có trách nhiệm cao. Khi nhận được đơn thư khiếu nại thì cán bộ địa chính xem xét, kiểm tra trực tiếp hiện trạng, điều kiện cụ thể của thửa đất và tiến hành nghiên cứu quy định trong luật đất đai để áp dụng giải quyết cho từng trường hợp. Nếu UBND xã không đủ năng lực để giải quyết thì đơn khiếu nại về tranh chấp phải được chuyển lên cấp huyện. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kết hợp với cán bộ địa chính xã, UBND xã xem xét, bàn bạc cách giải quyết. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ vào luật đất đai, các Nghị Định của Chính Phủ, các chỉ thị, thông tư của Sở tài nguyên và Môi trường để giải quyết. Với những diện tích đất tồn đọng khác chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải tiến hành giải quyết nhanh không kéo dài thời gian. Có nhiều trường hợp vi phạm và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Đất nằm trong quy hoạch, đất nằm trong hành làng bảo vệ các công trình, đất không rõ nguồn gốc, đất của hộ gia đình cá nhân do xã giao sai thẩm quyền, đất sử dụng không phù hợp với quy hoạch… Một số trường hợp chưa được quy định trong luật đất đai thì phải trình UBND tỉnh, xin ý kiến của Tỉnh về những trường hợp này. Để giải quyết các tồn đọng, tranh chấp khiếu nại thì phải bám sát luật đất đai và những quy định cụ thể của từng địa phương. Một số diện tích đất không rõ nguồn gốc hay chưa xác định được chủ sở hữu thì xã đứng ra đăng ký. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại phải công khai minh bạch,có thể giải quyết trực tiếp, có thể trả lời bằng các đơn thư cho người sử dụng đất … Đối với những thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng, chưa có chủ thì UBND xã nên đứng tên đăng ký trong giấy chứng nhận. 2. Có giải pháp thực hiện đối với từng loại đất Mỗi loại đất có những khó khăn khác nhau trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì vậy giải pháp được đưa ra với từng loại đất cụ thể. Đối với đất nông nghiêp và đất lâm nghiệp: Đặc điểm của đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ít có tranh chấp nên công tác cấp giấy chứng nhận dễ dàng hơn. Vấn đề quan trọng nhất với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp là công tác đo đạc lại diện tích cho từng loại đất sẽ giúp cho việc cấp giấy chứng nhận tiến hành nhanh gọn và có hiệu quả. Sau khi đo đạc thì vấn đề tổ chức thực hiện được làm như các phương pháp đã đề ra. Đối với đất ở: Đất ở có nhiều vấn đề khó khăn như tranh chấp trong gia đình, khiếu nại, tranh chấp giữa những người sử dụng…giấy tờ về trao đổi mua bán và các khế ước thế chấp Ngân hàng…Do tính phức tạp như vậy mà cán bộ địa chính ngại ngùng trong công tác cấp giấy chứng nhận. Vì vậy đối với loại đất này phải tập trung lực lượng và nguồn lực để tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tránh tình trạng khó khăn thì để lại sau mà phải thực hiện đồng bộ trên tất cả các loại đất. 3.-Đối với hệ thống hồ sơ và đo đạc bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính là cơ sở để những người thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ để ghi diện tích, vị trí của từng thửa đất vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay một số địa phương chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ đã đo đạc từ lâu đã có nhiều biến động nên thiếu sự chính xác, không phản ánh đúng hiện trạng của thửa đất. Huyện Nam Đàn cũng không nằm ngoài tình trạng này,nhất là sau khi thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” diện tích sau khi dồn điền đổi thửa có nhiều sai lệch so với trước kia nên bản đồ địa chính đã đo đạc không còn phù hợp nữa, yêu cầu phải đo đạc lại tất cả các thửa đất để thành lập bản đồ mới. Đảm bảo cho công tác cấp đổi lại giấy chứng nhận tiến hành nhanh hơn và chính xác hơn. Hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Nam Đàn chưa thực hiện được là do chưa đo đạc được diện tích đất lâm nghiệp để giao cho hộ gia đình, cá nhân. Nguyên nhân của việc không đo đạc là do địa hình của huyện Nam Đàn khá phức tạp, hiểm trở không đo được theo phương pháp thủ công đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại và kỹ thuật đo đạc tiên tiến nhất như: máy toàn đạc điện tử, xây dựng bản đồ từ ảnh hàng không... Hạn chế này phải được khắc phục trên cả 2 vấn đề là: Kinh phí cho việc đo đạc và trình độ chuyên môn của cán bộ. + Về kinh phí: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được trích phí từ ngân sách của huyện, kinh phí này còn quá hạn hẹp để phục vụ cho công tác này. Vì vậy máy móc thiết bị phục vụ cho công tác này còn chưa đầy đủ và hiện đại. Mỗi huyện nên trang bị cho văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công việc. + Về trình độ chuyên môn: Có máy móc và thiết bị hiện đại nhưng người sử dụng không đủ trình độ hiểu biết để áp dụng thì cũng không giải quyết được công việc. Vì vậy phải đòi hỏi đào tạo trình độ hiểu biết, nắm bắt công nghệ cho cán bộ. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay công tác quản lý đất đai không chỉ dừng lại ở việc quản lý trên giấy tờ mà phải ứng dụng tin học vào việc quản lý. Hệ thống tin học sẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng và tiện lợi hơn. Các thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận được lưu trữ trong hệ thống máy móc khi cần kiểm tra sẽ rất nhanh chóng và tiện lợi, khi có những biến động, sửa đổi cũng được điều chỉnh rất nhanh chóng. 4.Kiện toàn bộ máy đăng ký quyền sử dụng đất từ huyện đến xã. Bộ máy nhà nước thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ở cấp xã có cán bộ địa chính. Để công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành nhanh gọn và kịp thời thì yêu cầu đầu tiên là cán bộ phải đủ nhân lực, đủ số lượng , phải kiện toàn từ cấp huyện đến cấp xã. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải có ít nhất là 9 cán bộ mới có thể đáp ứng được khối lượng công việc nhiều như vậy. Ngoài mặt số lượng thì nâng cao trình độ cho cán bộ là một việc làm rất cần thiết, cán bộ địa chính cấp huyện phải được đào tạo qua trường lớp, đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đất đai. Phải thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ địa chính xã, có thể luân chuyển các bộ địa chính xã ở các địa phương để giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau. Với những xã trình độ cán bộ địa chính cón yếu kém thì huyện phải thường xuyên kiểm tra giám sát, hướng dẫn cụ thể cho họ. Công việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện từng bước từ cấp xã đến cấp huyện vì vậy để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận thì yêu cầu phải thực hiện nhanh gọn và triệt để từ những bước đi đầu tiên. Như vậy việc nâng cao trình độ cho cán bộ địa chính cấp xã là việc làm hết sức cần thiết và có vai trò quyết định đến việc đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 5. Đối với công tác tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổ chức thực hiện: Học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác huyện Nam Đàn tổ chức thực hiện triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ cấp xã. Huyện tổ chức thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu” từng xã một, cán bộ huyện huy động lực lượng về từng xã để tập trung chỉ đạo giúp cho xã đó hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận và làm đúng theo qua định của pháp luật. Tránh tình trạng để cho cán bộ địa chính xã tự làm sẽ gây ra nhiều sai sót, một số cán bộ địa chính xã không nắm bắt được pháp luật nên làm không đúng theo quy định, khi cấp huyện về thanh tra kiểm tra phát hiện sai sót lại phải tiến hành sửa đổi,làm lài từ đầu làm mất thời gian, công sức và tiền của. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện một cách nghiêm túc tránh tình trạng làm theo phong trào như trước đây, chỉ chạy theo thành tích mà không quan tâm đến chất lượng. Có thể xem đây là việc làm mang tính quyết định trong việc quản lý đất đai của huyện. Phải thường xuyên thanh tra, giám sát việc thực hiện để tránh sai sót và mập mờ trong quản lý. Thủ tục cấp giấy chứng nhận càng đơn giản, gọn nhẹ thì nhân dân mới hăng hái thực hiện. Vì vậy cần giảm bớt những thủ tục rườm ra gây phiền hà cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện việc kê khai đăng ký. Giấy chứng nhận trả cho người sử dụng phải đúng thời gian quy định tránh tình trạng kéo dài làm mất ất lòng tin của nhân dân. Tổ chức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận phải công khai minh bạch tránh gây hiểu nhầm cho nhân dân. Các thủ tục hướng dẫn cho người dân nên được trình bày rõ ràng và công bố rộng rãi đến tận từng người sử dụng. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vói các Bộ, ngành, cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục về đất đai. Tuy đã có chương trình chỉ thị nhưng đến nay công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai đến người dân chưa thật sự hiệu quả. Do hạn chế trong việc hiểu biết về luật đất đai nên một số ngưòi dân đang xem nhẹ và chưa có ý thức chấp hành việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay huyện Nam Đàn đã có những hình thức phổ biến luật đất đai đến người dân như: tuyên truyền phổ biến hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật đất đai cho nhân dân, đào tạo tập huấn cho cán bộ cơ sở….Công tác này không phải chỉ thực hiện một vài lần mà phải được tiến hành thường xuyên liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng. 6. Vấn đề chính sách của địa phương. -Công tác quy hoạch, kế hoạch của địa phương. Để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì toàn huyện nên có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ổn định lâu dài. Căn cứ vào quy hoạch để quy định mục đích sử dụng cho mỗi thửa đất, tránh tình trạng đất giao cho người sử dụng mà không giám cấp giấy chứng nhận vì chưa rõ đất đó có nằm trong quy hoạch hay không. Hoặc những thửa đất đã được cấp giấy nhưng nay đất này lại chuyển sang mục đích sử dụng khác làm tốn kinh phí và thời gian cho công tác cấp đổi, chỉnh lý các biến động về đất đai. -Chính sách để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện là vấn đề về kinh phí. Hàng năm huyện trích một phần kin phí từ Ngân sách của huyện để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Ngân sách của huyện một phần được thu từ thuế sử dụng đất đai, thuế chuyển nhượng, tiền sử dụng đất…Ngoài ra số tiền này không chỉ phục vụ cho mỗi công tác cấp giấy chứng nhận mà còn phục vụ cho công tác quản lý đất đất đai, công tác quy hoạch của địa phương. -Chính sách tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân: Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào quyết định số 13/2003/ QĐ –TTg ngày 17 tháng1 năm 2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật đất đai từ năm 2003 đến năm 2007. Tuy đã có chương trình chỉ thị từ lâu nhưng đến nay công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai đến người dân chưa thật sự đạt hiệ quả. Do hạn chế trong việc hiểu biết về pháp luật nên một số người dân đang xem nhẹ và chưa có ý thức chấp hành việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay huyện Nam Đàn đã có những hình thức phổ biến luật đất đai đến người dân như: Tuyên truyền phổ biến hàng ngày trên hệ thống truyền thanh, tổ chức các cuộc tìm hiểu về luật đất đai cho nhân dân, đào tạo tập huấn cho cán bộ cơ sở….Công tác này không phải chỉ thực hiện một vài lần mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dụng thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng. Chính sách thu hút nhân tài: Một thực tế hiện nay con em trong huyện không muốn về làm việc tại địa phương vì cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công việc còn lạc hậu, nghèo nàn, lương bổng có nhiều hạn chế... Vì vậy để thu hút những người có trình độ đào tạo thì phải có những chính sách phù hợp. III. Một số kiến nghị 1.Kiến nghị với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An. -Sở tài nguyên và Môi trường phải có những kiến nghị lên Chính phủ về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai. Để cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành nhanh gọn và đạt theo yêu cầu đề ra thì hệ thống pháp luật luôn được xem là mẫu chốt của mọi vấn đề, nó là cở sỏ để thống nhất việc quản lý đất đai của các địa phương trong cả nước. Hệ thống pháp luật có rõ ràng thì việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai mới thực sự có hiệu quả và công bằng. Hiện nay nước ta nói chung và huyện Nam Đàn nói riêng đang thực hiện các quy định về quản lý đất đai theo luật đất đai năm 2003, tuy nhiên việc áp dụng luật đất đai ở các địa phường có những khó khăn nhất định, một số vấn đề cụ thể để giải quyết các vấn đề về đất đai của địa phương trong luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng. Cán bộ địa chính cũng như người dân trình độ chưa cao trong khi luật quy đinh còn khó hiểu nên việc tiếp cận với pháp luật đang là một trở ngại, vì vậy yêu cầu luật về đất đai phải sát với thực tế hơn. Huyện Nam Đàn hiện nay có một số diện tích đất các xã đã bán đất sai thẩm quyền, một số trường hợp đã nộp tiền giao đất cho UBND xã nhưng UBND xã lại không nộp cho huyện, những trường hợp này hiện nay tỉnh chưa có quy định cụ thể để giải quyết nên vấn còn tồn đọng. Như vậy có thể thấy rằng hệ thống văn bản pháp luật co vai trò quyết định trong việc đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các quy định trong luật đất đai phải đồng bộ giữa các ngành các cấp. Luật đất đai năm 2003 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cấp mỗi thửa một giấy như vậy sẽ rất khó khăn với những địa phương ruộng đất manh mún, nhiều thửa. - Tỉnh phải sớm có kế hoạch đo đạc diện tích đất lâm nghiệp cho các huyện để huyện tiến hành giao đất rừng cho người dân. 2.Kiến nghị với UBND huyện Nam Đàn -Phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác quản lý đất đai, huyện phải có chủ trương đường lối, chính sách rõ ràng. - UBND huyện phải đầu tư thêm kinh phí để phục vụ cho công tác này, đầu tư mua thêm trang thiết bị cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Phải thường xuyên tập huấn đào tạo cho cán bộ địa chính, phải có chính sách để thu hút người có trình độ chuyên môn, một thực tế hiện nay là sinh viên các trường Đại học không muốn về công tác tại các phòng ban của huyện vì điều kiện làm việc và thu nhập chưa thật sự thu hút. - Đối với người dân phải có chính sách vừa mềm vừa rắn để buộc họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. Em càng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người dân và đối với việc quản lý về đất đai của nhà nước. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực sự đã tạo ra những chuyển biến trong ý thức sử dụng đất và trách nhiệm của nhà nước trong quản lý đất đai. Đối với người dân họ thật sự yên tâm để đầu tư, sản xuất và xây dựng các công trình trên thửa đất đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận. Với nhà nước đó là cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các vụ tranh chấp khiếu nại khi người sử dụng đất kiện tụng và Nhà nước có thể tăng nguồn thu cho Ngân sách thông qua việc thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước có thể quản lý quỹ đất đai chặt chẽ và sử dụng quỹ đất đai một cách hiệu quả nhất. Có thể nói công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và chính trị xã hội, khoa học, kỹ thuật… Huyện Nam Đàn nói riêng và cả nước nói chung đã và đang đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. So với cả nước và các huyện trong tỉnh thì huyện Nam Đàn đạt kết quả tương đối cao. Tuy nhiên kết quả cấp giấy chứng nhận chưa thực hiện đồng bộ trên các loại đất. Đất nông nghiệp gần như đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận, đã đạt 98,41% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong khi đất ở đô thị chỉ đạt 67,22% diện tích đất ở đô thị, và đất lâm nghiệp kết quả còn thấp chỉ đạt 61,44%. Để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện phải có những chính sách, chủ trương chỉ đạo đến từng xã, tranh thủ sự giúp đỡ của Sở tài nguyên và môi trường để đẩy nhanh công tác này. Khắc phục những khó khăn vướng mắc bằng các phương pháp đã đề ra. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận trên mọi loại đất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1,PGS.TS Ngô Đức Cát năm 2000 Giáo trình “ Kinh tế tài nguyên đất”-Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2,Luật đất đai của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003 3, Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai 4, Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 5, UBND huyện Nam Đàn, Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2006, năm 2007, định hướng kế hoạch năm 2008. 6, UBND Tỉnh Nghệ An Quyết Định 146/2007 ngày 19/12/2007, 7, UBND Tỉnh Nghệ An Quy trình số 1193 8, UBND Huyện Nam Đàn Báo cáo thi hành luật đất đai ngày 20/10 năm 2007 9, Một số văn bản, quy trình liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà nước, Bộ tài nguyên và Môi trường và Sở tài nguyên và Môi trường Tỉnh Nghệ An. 10, Vũ Thị Thảo- Bài giảng: Quản lý nhà nước về đất đai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10667.doc
Tài liệu liên quan