- Kiểm tra mức độ chính xác, cân đối về mặt số học của số liệu biểu mẫu thống kê. Khi kiểm tra tính toán cân đối ngang dọc trong một biểu, đồng thời chú ý tính thống nhất của một chỉ tiêu giữa các biểu: số liệu các chỉ tiêu trong biểu thống kê các loại đất theo mục đích sử dụng phải phù hợp với biểu thống kê diện tích đất tự nhiên; phải trùng khớp giữa số liệu trong các biểu thống kê với số liệu trong báo các thuyết minh phân tích.Sau khi kiểm tra xong kết quả thống kê, kiểm kê của cấp xã, phòng địa chính huyện nghiệm thu hồ sơ của cấp xã tiến hành tổng hợp biểu cấp huyện. Sở địa chính huyện nghiệm thu hồ sơ cấp huyện tiến hành tổng hợp biểu cấp tỉnh
46 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thành công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đất có rừng cây tự nhiên đạt một trong hai tiêu chuẩn sau đây:
- Rừng có trữ lượng gỗ bình quân từ 25 m3/ ha trở lên.
- Rừng có độ tán che ³ 0,3 (diện tích tán cây có độ che phủ 30% diện tích đất rừng ).
Người ta chia diện tích rừng tự nhiên thành 3 nhóm khác nhau: Đất rừng tự nhiên sản xuất, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên đặc dụng.
+Diện tích đất có rừng sản xuất: là toàn bộ diện tích đất rừng tự nhiên đang được khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo để sản xuất kinh doanh qua khai thác sản phẩm.
+ Diện tích đất có rừng phòng hộ: là diện tích đất rừng tự nhiên dùng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, chắn gió, chắn cát và chắn sóng ven biển.
+ Diện tích đất có rừng đặc dụng: là diện tích đất rừng tự nhiên được các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng vào các mục đích chuyên dụng như: nghiên cứu thí nghiệm khoa học, rừng bảo tồn thiên nhiên, vườn rừng quốc gia, rừng di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh…
* Đất có rừng trồng
Diện tích rừng trồng là diện tích được quy hoạch để trồng rừng hiện đã trồng cây lâm nghiệp có thể đã phát triển thành rừng hoặc mới trồng. Cũng như rừng tự nhiên, rừng trồng cũng có thể phân chia thành các loại rừng trồng sản xuất, rừng trồng phòng hộ và rừng trồng đặc dụng.
* Đất ươm giống cây lâm nghiệp
Diện tích đất đang làm vườn ươm các giống cây trồng lâm nghiệp để phục vụ phát triển trồng rừng cũng được tính là diện tích đất lâm nghiệp.
c. Đất chuyên dùng
Đất chuyên dùng là phần đất đai đang dược sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nhà ở. Đất chuyên dùng được phân chia thành các loại đất chủ yếu sau đây:
* Đất xây dựng
Đất xây dựng là một phần diện tích đất đai sẽ được sử dụng vào các mục đích xây dựng, hoặc trên đó đã có những công trình xây dựng không dùng cho mục đích nhà ở. Đất xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau :
+ Đất xây dựng các công trình công nghiệp: bao gồm toàn bộ diện tích đất trên đó xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình phục vụ và diện tích khuân viên. Đối với các khu công nghiệp, toàn bộ diện tích bên trong hàng rào, kể cả diện tích khoảng không đều được tính vào diện tích đất xây dựng công nghiệp.
+ Đất dùng vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại: là toàn bộ diện tích xây dựng các công trình và khuân viên đi kèm của các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại như trung tâm thương mại, chợ, các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các khu sân bay.
+ Đất trụ sở cơ quan: là toàn bộ diện tích đất đai dùng cho xây dựng các khu công sở làm việc của các cơ quan chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội các cơ quan ngoại giao.
+ Đất cơ sở y tế: là toàn bộ diện tích đất xây dựng và khuân viên của các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám chữa bệnh, trạm xá của các địa phương.
+ Đất trường học: là toàn bộ diện tích đất đai thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo như trường đại học, trường cao đẳng trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề các trường phổ thông, các trường mẫu giáo và trường mầm non.
+ Đất các công trình thể dục, thể thao: bao gồm toàn bộ diện tích đất dùng cho các công trình thể dục, thể thao như sân vận động, sân bóng, bể bơi, bãi tập, nhà thi đấu…
+ Đất dùng cho các công trình xây dựng khác: như đất xây dựng các công viên, các quảng trường, các tượng đài kỷ niệm, các chùa, nhà thờ, đền thờ…
* Đất giao thông
Đất giao thông là toàn bộ diện tích đất đai dùng cho xây dựng các công trình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường giao thông nội bộ trong các khu dân cư, đường giao thông trên đồng ruộng. Bên cạnh diện tích đất đai dành cho xây dựng hệ thống đường sá, đất giao thông còn bao gồm diện tích đất đai dành cho xây dựng hệ thống giao thông tĩnh như các bến bãi, các điểm đỗ xe.
* Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
Là toàn bộ diện tích đất đai dùng cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng không phải nông – ngư nghiệp. Đất thuỷ lợi bao gồm ba loại chính sau đây
+ Kênh mương: là toàn bộ diện tích đất xây dựng các kênh mương dẫn nước để tưới hoặc tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của các khu dân cư.
+ Đê đập: là toàn bô diện tích đất dùng để xây dựng các đê sông, đê biển, các đập ngăn nước. Trong các trường hợp đê được kết hợp làm đường giao thông thì vẫn tính diện tích đất vào diện tích đất thuỷ lợi.
+ Mặt nước chuyên dùng: là diện tích xây dựng các hồ chứa nước phục vụ thuỷ lợi, thuỷ điện, các hồ nước trong các khu đô thị để cải tạo môi trường, cảnh quan; đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng không phải là nông – ngư nghiệp.
* Đất di tích lich sử văn hoá và danh lam thắng cảnh: là toàn bộ diện tích đất, mặt nước xây dựng và khuôn viên của các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử đã được nhà nước quy hoạch, công nhận xếp hạng. Diện tích đất rừng thuộc các khu di tích lịch sử không tính vào diện tích đất văn hoá lịch sử mà tính vào diện tích đất rừng đặc dụng.
+ Đất sử dụng cho quốc phòng an ninh: là toàn bộ diện tích đất đai thuộc quy hoạch cho các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng vào các mục đích, quốc phòng an ninh gồm:
Đất đóng quân, trang trại của các đơn vị vũ trang (không tính diện tích các đơn vị đã giao cho các hộ gia đình xây dựng nhà ở riêng). Đất sử dụng làm các căn cứ không quân, hải quân và các căn cứ quân sự khác.
Đất sử dụng làm các công trình phòng thủ quốc gia trận địa và các công trình đặc biệt.
Đất sử dụng làm các cảng quân sự.
Đất sử dụng cho các công trình công nghiệp, khoa học, kĩ thuật phục vụ cho quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế (không kể đất sản xuất nông, lâm nghiệp do các lực lượng vũ trang quản lý sử dụng)
Đất sử dụng làm kho tàng lực lượng vũ trang.
Đất sử dụng làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí.
Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang
Đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình quốc phòng và an ninh khác.
* Đất dùng cho thăm dò khai thác khoáng sản: Là toàn bộ diện tích đất hầm mỏ khoáng sản các loại đang được khai thác. Nếu một khu đất được điều tra phát hiện có mỏ khoáng sản nhưng thực tế chưa tổ chức khai thác thì vẫn tính đất đó theo hiện trạng sử dụng.
* Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: Là toàn bộ diện tích đất đang sử dụng làm gạch ngói, đồ gốm và diện tích đất đang khai thác nguyên liệu làm gạch, ngói, đồ gốm; các mỏ khai thác đá, cát, đất sét làm vật liệu xây dựng.
* Đất làm muối: là toàn bộ diện tích đất đai đang được sử dụng làm muối gồm toàn bộ diện tích cánh đồng phơi muối và bể lắng và bãi chứa.
* Đất nghĩa địa nghĩa trang: Là toàn bộ diện tích đất dùng làm nghĩa địa và đất xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ
* Đất chuyên dùng khác: là diện tích các loại đất đai chuyên dùng khác chưa được tính đến ở 9 loại trên, như diện tích làm bãi thải công nghiệp, bãi rác, bãi khai thác gỗ lâm nghiệp…
d. Đất ở:
Đất ở là đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của các hộ gia đình và cá nhân. Đất ở được chia ra làm hai khu vực: đất ở nông thôn và đất ở đô thị.
* Đất ở nông thôn
Đất ở nông thôn là toàn bộ diện tích xây dựng nhà ở tập thể hoặc của hộ gia đình, cá nhân và các công trình phụ liên quan như bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, sân, chuồng trại chăn nuôi gia súc, nhà xưởng sản suất tiểu thủ công nghiệp hoặc dịch vụ gắn liền với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong các khu dân cơ nông thôn và nhà ở riêng lẻ
* Đất ở đô thị
Đất ở đô thị là toàn bộ diện tích xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu nhà ở và khuôn viên của hộ gia đình, cá nhân, các khu tập thể của tất cả các đơn vị, cơ quan tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang... nằm trong phạm vi quy định của vùng đô thị
e. Đất chưa sử dụng:
Đất chưa sử dụng là diện tích đất chưa được đưa vào bất kể mục đích sử dụng nào như nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng hay nhà ở. Đất chưa sử dụng bao gồm một số loại chủ yếu sau :
* Đất bằng chưa sử dụng
Là toàn bộ diện tích tương đối bằng phẳng (có độ dốc dưới <5o) từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc trước đây sử dụng nhưng đã bỏ hoang trên 3 năm. Diện tích đất bằng chưa sử dụng bao gồm :
+ Đất cồn cát, bãi cát: là toàn bộ diện tích các cồn cát, bãi cát dọc bờ biển, bờ sông từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
+ Đãi bồi ven sông ven suối: là diện tích đất do phù sa bồi đắt nằm ở ven sông, ven suối từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
+ Đất bãi bồi ven biển: Là diện tích đất được đắp bởi phù sa nằm ở ven bừ biển từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
+ Đất bằng chưa sử dụng khác: Là diện tích đất gò, sình lầy, nhiễm phèn, nhiễm mặn và các loại đất bằng từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
* Đất đồi núi chưa sử dụng:
Đất đồi núi chưa sử dụng là toàn bộ diện tích đất đồi, núi đất có độ dốc >5o từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm. Đất đồi núi chưa sử dụng bao gồm các loại sau đây :
+ Đất có cỏ, lau lách: là lớp đất được bao phủ lớp thực vật gồm :cỏ tự nhiên, lau lách, chuối rừng…từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
+ Đất có cỏ xen cây lùm bụi: là lớp đất được bao phủ bởi lớp thảm thực vật gồm: cỏ tự nhiên, lau lách, chuối rừng xen lẫn các cây lùm bụi hoặc một số ít thân cây gỗ mọc rải rác (mật độ thấp hơn <1000cây/ha)...từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng đã bỏ hoang trên 3 năm
+ Đất có cây lùm bụi xen cây thân gỗ rải rác: là diện tích đất có các cây lùm bụi xen lẫn thân cây gỗ mọc rải rác (mật độ nhiều hơn 1000 cây /ha )nhưng chưa đạt tiêu chuẩn đất có rừng, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: là toàn bộ diện tích đất đồi núi bị xói mòn trơ sỏi đá không có thảm thực vật bao phủ hoặc có không đáng kể, từ trước đến nay chưa sử dụng nhưng đã bỏ hoang trên 3 năm
* Đất có mặt nước chưa sử dụng
Đất có mặt nước chưa sử dụng là toàn bộ diện tích ao, hồ, đầm, phá sông cụt, thùng đào, thùng đấu...từ trước đến nay không sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng hiện đang bỏ hoang từ trên 3 năm. Đất mặt nước chưa sử dụng bao gồm :
+ Đất ao hồ thùng đào, thùng đấu: là toàn bộ diện tích các ao hồ thùng đào, thùng đấu có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 5 ha, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
+ Hồ đầm phá: là toàn bộ diện tích hồ đầm phá, sông cụ… được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo có diện tích lớn hơn 5 ha, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm
* Sông suối:
Sông suối là toàn bộ diện tích các con sông con suối tự nhiên (kể cả các sông đào không thuộc công trình thuỷ lợi )nằm trên địa phận ranh giới hành chính của địa phương
* Núi đá không có rừng cây là toàn bộ diện tích núi đá không có rừng cây và không nằm trong phạm vi các mỏ khai thác đá
* Đất chưa sử dụng khác:
Đất chưa sử dụng khác là toàn bộ diện tích các loại đất chưa sử dụng khác ngoài các chỉ tiêu đã nêu ở trên
Toàn bộ các loại đất chưa sử dụng trên đây còn được phân chia thành diện tích đất mỗi loại có khả năng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp
III. KháI nịêm, đặc đIểm và ý nghĩa của thống kê đất đai
1. Khái niệm về thống kê đất đai:
Thống kê đất là một bộ phận của thống kê học, chuyên đi sâu nghiên cứu các mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất đai
2. Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai:
Đặc điểm cơ bản nhất của thống kê đất đai là phải dựa trên cơ sở bản đồ. Thống kê đất đai muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đo đạc lập bản đồ để tính diện tích thửa đất tuy có vị trí cố định nhưng trong quá trình sử dụng do tác động của con người và thiên nhiên luôn có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể…vì vậy cần thường xuyên chỉnh lý bản đồ, sổ sách địa chính cho phù hợp với thực địa.
Đặc điểm thứ hai là số liệu thống kê đất đai có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ. Số liệu thống kê phải gắn liền với cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể, công tác thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất. Kết quả công tác đăng ký đất càng tốt và sự phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất càng đồng bộ thì giá trị pháp lý của số liệu thống kê đất càng nâng cao.
Các đặc điểm trên làm cho việc thực hiện công tác thống kê đất cần nhiều lao động, vật tư kĩ thuật thời gian, kinh phí. Người làm công tác thống kê đất phải được đào tạo có có trình độ chuyên môn đầy đủ mới có thể thực hiện được. Đặc điểm này đã quyết định chỉ có nghành địa chính mới có thể thực hiện được công tác thống kê một cách chính xác, khoa học và đầy đủ.
ý nghĩa của thống kê đất đai trong công tác quản lý đất đai
Việc thực hiện công cuộc đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang làm biến đổi sâu sắc các quá trính phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như việc bảo vệ môi trừơng sinh thái ở nước ta. Quá trình đó đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phân bố, quản lý và sử dụng đất đai. Các nhu cầu trên đây làm biến động cả về loại đất đai và đối tượng sử dụng. Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý tài nguyên đất, phải thực hiện thống kê đất đai để nắm được sự biến động đó và trên cơ sở đó góp phần xác định những giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai một cách hữu hiệu trong giai đoạn mới của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Điều 13 Luật Đất đai năm 1993 đã khẳng định: thống kê đất đai là một trong những nội dung quản lý về đất đai với mục đích:
a. Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai
Như phần vai trò của đất đai đối với đời sống kinh tế - xã hội đã khẳng định, đất đai là điều kiện tồn tại quan trọng bậc nhất của loài người. Vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng muốn quản lý đất đai để hướng đất đai phục vụ theo yêu cầu của mình. Để đạt được mục đích đó yêu cầu nhà nước phải thực hiện quản lý đất đai. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 1992 đã quy định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” vì lợi ích quốc gia và của mỗi người trong xã hội. Luật đất đai năm 1993 cũng đã quy định những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Do yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai là vừa quản lý chặt chẽ đất đai vừa đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, mang lại hiệu quả cao, nên thống kê đất đai trước hết phải tổng hợp đầy đủ số liệu diện tích đất đai và phân tích phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, cũng như phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất do sự tác động của Luật đất đai và hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, để từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung pháp luật, chính sách cho phù hợp.
b. Phục vụ kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân
Số liệu thống kê quĩ đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bố các lực lượng sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý lực lượng sản xuất vào việc khai thác các khả năng của đất đai. Số liệu thống kê đất đai là cơ sở cần thiết phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất hàng năm của các ngành, các địa phương nhằm sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất. Số liệu thống kê đất đai còn là căn cứ cho việc tính thuế sử dụng đất và phục vụ các ngành khác.
III. Yêu cầu nhiệm vụ của thống kê đất đai
1.Yêu cầu của thống kê đất đai
a. Chính xác:
Yêu cầu này đòi hỏi các số liệu điều tra thu thập được phải phản ánh trung thực tình hình khách quan, không trùng lặp, thiếu, thừa, không tuỳ tiện thêm bớt. Yêu cầu chính xác cũng đòi hỏi khi xác định chỉ tiêu loại đất đai và loại đối tượng sử dụng đất phải đúng với hướng dẫn quy định, đồng thời còn cần phải tính toán tổng hợp biểu mẫu chính xác làm căn cứ tin cậy cho việc phân tích thống kê và xây dựng kế hoạch.
Đầy đủ :
Thu thập tài liệu, số liệu đúng với nội dung quy định, không bỏ xót chỉ tiêu loại đất nào. Yêu cầu này cũng đòi hỏi phải tổng hợp đầy đủ các biểu mẫu theo quy định.
Kịp thời:
Điều tra thu thập đúng thời điểm, tổng hợp và nộp những biểu mẫu báo cáo đúng thời gian quy định. Có như vậy số liệu mới phát huy được tác dụng cao và có cơ sở đề xuất các chủ trương, biện pháp đúng đắn phù hợp thực tế khách quan.
Ba yêu cầu trên đây đều quan trọng và luôn bổ sung cho nhau. Tuỳ điều kiện cụ thể từng nơi, từng lúc mà đề ra mức độ cụ thể cho từng yêu cầu để đạt được mục đích của mỗi kỳ thống kê.
2. Nhiệm vụ của thống kê đất đai
Thống kê đất đai có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
a. Xác định quy mô đất đai của các đơn vị kinh tế, của các đơn vị hành chính và các vùng kinh tế.
b. Nghiên cứu đất đai theo các thành phần kinh tế.
c. Xác định quy mô, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo việc quản lý và sử dụng đất đai của các cấp quản lý.
d. Đảm bảo cho việc cải tạo và bảo vệ đất đai đạt kết quả, nâng cao chất lượng và sự biến đổi các loại đất đai.
e. Thu thập tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất đai và định giá đất trong nền kinh tế thị trường.
f. Phân tích quá trình sử dụng đất đai, phát hiện khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo sự bền vững về môi trường sinh thái.
Thực hiện được những nhiệm vụ trên đây sẽ góp phần quan trọng vào việc quản lý sử dụng và bảo vệ có hiệu quả, đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên đất đai vô cùng quý.
IV. hình thức và phương pháp thống kê đất đai
1. Hình thức thống kê đất đai
Để thực hiện mục đích đề ra, ở nước ta hiện nay có 2 hình thực thống kê đất đai :
a. Báo cáo thống kê định kỳ
Là hình thức tổ chức thống kê đất đai thường xuyên định kỳ theo nội dung, phương pháp, chế độ báo cáo đã quy định thống nhất.
Hiện nay việc thống kê đất đai được tiến hành một năm một lần, việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần theo quy định tại điều 35 Luật Đất đai năm 1993, với chế độ báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai được ban hành theo quyết định số 375/QĐ/ĐC ngày 16 – 5 – 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
b. Điều tra thống kê chuyên về đất
Là hình thức tổ chức điều tra thống kê đất đai không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch, nội dung, phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.
Hình thức này được áp dụng khi chưa có quiy định về báo cáo thống kê định kỳ và khi cần nghiên cứu sâu về một nội dung nào đó mà trong báo cáo định kỳ không có.
Ví dụ: Cuộc điều tra thống kê tình hình cơ bản về đất trong cả nước theo quyết định 169/CP ngày 24 - 6 - 1997 của Hội đồng Chính phủ.
Việc điều tra thống kê đánh giá hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức trong nước thực hiện theo chỉ thị 245/TTg ngày 22 - 4 - 1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất và cho thuê đất.
2. Phương pháp thống kê đất đai:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập tư liệu hình thành nên các số liệu thống kê về đất đai. Tuỳ theo điều kiện về nguồn dữ liệu và khả năng thu thập thông tin, các số liệu thống kê về đất đai sẽ được hình thành bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp:
a. Phương pháp thống kê trực tiếp
Phương pháp thống kê trực tiếp là phương ppháp hình thành nên các số liệu thống kê về đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ và đăng ký đất đai. Như vậy, điều kiện để thực hiện thống kê trực tiếp là phải có các hồ sơ địa chính; các căn cứ và cơ sở để thực hiện thống kê là các bản đồ và hồ sơ địa chính được hình thành và cập nhật ở cấp cơ sở, nên công việc thống kê phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên.
* Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký đất ban đầu
ở các xã, phường đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các dữ liệu phục vụ thống kê đất coi như đầy đủ. Căn cứ để thực hiện thống kê là sổ mục kê đất đã được kiểm tra và nghiệm thu. Căn cứ vào các số liệu tổng hợp trong các biểu ở cuối sổ mục kê đất để sao chép và tổng hợp thành số liệu phù hợp với các thông tin yêu cầu trong các biểu thống kê đất.
Đối với các xã ở thời điểm đăng ký đất ban đầu cách xa thời điểm thống kê, trong khoảng thời gian đó trên thực tế có một số biến động về đất đai nhưng trong sổ sách, hồ sơ địa chính và bản đồ chưa được cập nhật kịp thời, các số liệu chưa được điều chỉnh và các biến động thường xuyên chưa được theo dõi… thì các dữ liệu trong hồ sơ địa chính không phù hợp với thực địa. Trong trường hợp này, trước khi thực hiện thống kê đất đai phải chỉnh lý bản đồ sổ sách bằng cách: mang bản đồ ra thực địa đối chiếu, chỉnh lý hình thể, loại đất, đo đạc và tính lại diện tích; sau đó chỉnh lý lại sổ sách đối với các thửa đất có biến động về hình thể, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng, chủ thể sử dụng... và tổng hợp lại trong sổ mục kê đất. Các dữ liệu ở sổ mục kê đất sau khi được chỉnh lý phù hợp với hiện trạng sử dụng đất mới được đưa vào các biểu thống kê đất. Những số liệu về sự biến động đất đai thu được sau khi được chỉnh lý phù hợp với hiện trạng sử dụng đất mới được đưa vào các biểu thống kê đất. Những số liệu về sự biến động đất đai thu được sau khi điều chỉnh sẽ được đưa vào biểu thống kê tình hình biến động đất đai.
* Thống kê đất đai qua kết quả đăng ký biến động thường xuyên sau khi đăng ký ban đầu
Việc đăng ký, quản lý biến động thường xuyên về đất đai là nguồn tư liệu hết sức quan trọng để thực hiện thống kê số lượng và thống kê biến động đất đai giữa hai thời kỳ. Căn cứ trực tiếp để thực hiện thống kê biến động về đất đai là sổ theo dõi biến động đất đai cấp xã, phường. Trước khi tiến hành thống kê, cần kiểm tra, rà soát lại bản đồ, sổ sách địa chính đối chiếu với thực địa để phát hiện những bỏ sót biến động thực tế chưa chỉnh lý, phản ánh trên bản đồ sổ sách. Trên thực tế có nhiều biến động về loại đất, mục đích sử dụng, chủ thể sử dụng nhưng người sử dụng đất không khai báo và đăng ký biến động. Những biến động này cần được chú ý điều chỉnh khi đối chiếu bản đồ và sổ sách địa chính với thực địa trước khi tiến hành các công việc thống kê.
Sau khi có đầy đủ các thông tin về tình hình biến động đất đai giữa hai thời kỳ thống kê, tiến hành phản ánh tất cả các thông tin về biến động mỗi loại đất vào bảng theo dõi biến động đất đai, tổng cộng các dòng và các cột để có được các số liệu về biến động tăng và biến động giảm trong kỳ. Sau khi có đầy đủ các số liệu về biến động tăng hay giảm của các loại đất đai cần thống kê, tiến hành lập bảng thống kê tình hình biến động đất đai giữa hai kỳ điều tra. Các số liệu ở cột đầu kỳ được lấy ra từ bảng số liệu thống kê kỳ trước; các số liệu ở cột biến động tăng, giảm được lấy ra từ bảng theo dõi biến động đất đai trong kỳ, số liệu ở cột cuối kỳ được tính từ ba cột trước
DTcuối kỳ =DTđầu kỳ + DTtăng trong kỳ - DTgiảm trong kỳ
* Thống kê đất đai từ kết quả đo đạc, lập bản đồ nhưng chưa đăng ký ban đầu, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Có những vùng toàn bộ diện tích đất đai đã được đo đạc, lập bản đồ nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, để có số liệu đưa vào biểu mẫu thống kê cần thực hiện lập sổ mục kê đất tạm thời để tổng hợp các thông tin từ các bản đồ đo đạc. Nếu có những biến động đất đai từ khi đo đạc lập bản đồ đến khi lập sổ mục kê tạm thời thì cần đôí chiếu để điều chỉnh các thông tin trên bản đồ cho phù hợp với thực địa rồi mới lập sổ mục kê tạm thời. Những số liệu thống kê thu được qua việc lập sổ mục kê đất tạm thời chỉ phản ánh hiện trạng về quỹ đất và sử dụng đất chứ chưa có đủ cơ sở pháp lý về chủ thể sử dụng đất cũng như mục đích sử dụng đất.
Những phương pháp thống kê trực tiếp như trình bày trên đây có ưu điểm nổi bật là cung cấp cho chúng ta số liệu thống kê khá chính xác, được thiết lập từ cấp cơ sở và phù hợp với những biến động đất đai trên thực địa. Tuy nhiên, nếu các nguồn thông tin ban đầu, các tài liệu hồ sơ địa chính không đầy đủ, hoặc công việc thống kê không đủ điều kiện để tiến hành đồng loạt từ các cấp cơ sở mà chỉ cần tổng hợp để có thông tin về một loại đất đai nào phục vụ cho mục đích chuyên biệt thì phương pháp thống kê trực tiếp không thể áp dụng. Trong trường hợp này người ta phải sử dụng đến phương pháp thống kê gián tiếp.
b. Phương pháp thống kê gián tiếp
Phương pháp thống kê gián tiếp là phương pháp dựa vào các số liệu trung gian sẵn có để tính toán ra các số liệu thống kê đất đai. Phương pháp này nhìn chung không chính xác và thiếu cơ sử pháp lý. Tuy vậy nó là phương pháp duy nhất để xác định được các số liệu thống kê về đất đai đối với những nơi chưa có điều kiện tiến hành đo đạc lập bản đồ, hoặc các thông tin biến động trong kỳ không được đăng ký, quản lý, theo dõi và cập nhật. Nó cũng là phương pháp được sử dụng để xác định các số liệu thống kê của một vùng hoặc cả nước mà không cần, hoặc không có điều kiện tiến hành tuần tự các bước thống kê trực tiếp từ cơ sở.
Phương pháp thống kê gián tiếp phải sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn số liệu khác nhau. Nguyên tắc chung trong việc khai thác các thông tin từ các nguồn số liệu này là:
- Phải kiểm tra hoàn thiện số liệu để loại bỏ các số liệu bất hợp lý, các số liệu không đủ tin cậy, những số liệu mâu thuẫn giữa các nguồn khác nhau.
- Ưu tiên sử dụng các nguồn số liệu chất lượng cao, có độ tin cậy và được đa số các ngành tin dùng.
- Phải khống chế và cân đối các loại đất đai trong vùng bằng tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính vẫn sử dụng từ trước đến nay hoặc diện tích tính được dựa trên bản đồ địa giới.
Các nguồn số liệu có thể sử dụng làm căn cứ tính toán
- Biểu thống kê diện tích đất đai của kỳ báo cáo trước. Nguồn số liệu này thường được sử dụng làm cơ sở gốc để tính toán. Trên cơ sở số liệu gốc, căn cứ vào các số liệu biến động của từng loại đất để chỉnh lý số liệu gốc thành số liệu của kỳ báo cáo.
Những nguồn số liệu bổ sung chỉnh lý là:
- Số liệu giao đất theo Nghị định 64/CP và nghị định 02/CP
- Số liệu kiểm kê thống kê rừng
- Số liệu thu thuế sử dụng đất
- Số liệu giao đất ở đất chuyên dùng
- Số liệu khai hoang dựa vào sản xuất nông nghiệp hoặc trồng rừng
- Các nguồn số liệu khác có liên quan đến quỹ đất đai các loại
Sau khi thu thập được các nguồn số liệu về biến động diện tích các loại đất đai trong kỳ, tiến hành lập bảng cân đối biến động đất đai để tính diện tích đất đai các loại của kỳ báo cáo.
V. NộI DUNG THốNG KÊ ĐấT ĐAI
1. Thống kê đất đai theo mục đích sử dụng
a. Thống kê đất nông nghiệp
Hiện nay việc thống kê đất nông nghiệp ở nước ta là thống kê theo hiện trạng sử dụng. Vì vậy đất tuy đã được quy hoạch cho nông nghiệp nhưng thực tế chưa sử dụng vào nông nghiệp thì không được thống kê trong đất nông nghiệp.
Trong diện tích đất trồng cây hàng năm, người ta còn theo dõi riêng diện tích đất trồng từng loại cây trồng hàng năm. Tuỳ theo mục đích thống kê và nghiên cứu người ta có thể phân chia chi tiết diện tích đất trồng các loại cây khác nhau.
Những năm gần đây, để quản lý việc sử dụng tốt hơn đất sản xuất nông nghiệp ở các vùng đồi núi cũng như nhằm hạn chế việc phá rừng để lấy đất trồng cây lương thực, trong thống kê đất nông nghiệp người ta còn đưa thêm chỉ tiêu thống kê về đất nương rẫy.
Dưới đây là bảng mẫu thống kê diện tích đất nông nghiệp
Thống kê diện tích đất nông nghiệp:
(Đến ngày … tháng … năm… )
Đơnvị tính:Ha
Loại đất
Mã số
Tổng số
Phân loại
Ghi chú
A
B
1
2
3
Tổng diện tích đất nông nghiệp
02
1. Đất trồng cây hàng năm
03
1.1 Đất ruộng lúa, màu
04
1.1.1 Ruộng 3 vụ
05
1.1.2Ruộng 2 vụ
06
1.1.3 Ruộng 1 vụ
07
1.1.4 Ruộng chuyên mạ
08
1.2 Đất nương rẫy
09
1.2.1 Nương trồng lúa
10
1.2.2 Nương rẫy khác
11
1.3 Đất trồng cây hàng năm
12
1.3.1 Đất chuyên màu
13
1.3.2 Đất trồng cây công nghiệp hàng năm
14
1.3.3 Đất chuyên rau
15
1.3.4 Đất chuyên trồng cói
16
1.3.5 Đất trồng cây hàng năm khác
17
2. Đất vườn tạp
18
3. Đất trồng cây lâu năm
19
3.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
20
3.2 Đất trồng cây ăn quả
21
3.3 Đất trồng cây lâu năm khác
22
3.4 Đất vườn ươm cây giống
23
4. Đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi
24
4.1 Đất đồng cỏ trồng
25
4.2 Đất đồng cỏ tự nhiên cải tạo
26
5. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
27
5.1 Chuyên nuôi cá
28
5.2 Chuyên nuôi tôm
29
5.3Nuôi trồng thuỷ sản khác
30
b. Thống kê đất lâm nghiệp
Dưới đây là bảng mẫu về thống kê diện tích đất lâm nghiệp:
Thống kê diện tích đất lâm nghiệp
(Đến ngày…tháng…năm)
Đơn vị tính:Ha
Loại đất
Mã số
Tổng số
Phân loại
Ghi chú
A
B
1
2
3
Tổng diện tích đất lâm nghiệp
1. Rừng tự nhiên
1.1Đất có rừng sản xuất
1.2Đất có rừng phòng hộ
1.3 Đất có rừng đặc dụng
2. Rừng trồng
2.1 Đất có rừng sản xuất
2.2 Đất có rừng phòng hộ
2.3Đất có rừng đặc dụng
3. Đất ươm giống cây lâm nghiệp
Cột A- Các loại đất: tuỳ theo mục đích thống kê, người ta có thể thêm các chỉ tiêu thống kê chi tiết hơn vào 3 nhóm đất lâm nghiệp nói trên.
Cột 1 - Tổng số: ghi tổng diện tích đất đai mỗi loại hiện có tại thời điểm thống kê.
Cột 2 – Phân loại: tuỳ theo mục đích thống kê mà người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu phân loại khác nhau. Nếu muốn nắm tình hình quản lý sử dụng đất rừng của các chủ sử dụng đất người ta có thể phân loại theo các chủ sử dụng và quản lý như: hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh với nước ngoài, Uỷ ban nhân xã quản lý, các tổ chức khác; nếu muốn thống kê tình hình giao đất rừng người ta có thể phân chia theo các chỉ tiêu như đất rừng đã được giao, đất chưa giao… nếu muốn lắm tình hình biến động nhười ta có thể chia ra thành các chỉ tiêu: diện tích đầu kỳ, biến động tăng, giảm trong kỳ, diện tích cuối kỳ.
c. Thống kê đất chuyên dùng :
Dưới đây là bảng mẫu về thống kê diện tích đất chuyên dùng:
thống kê diện tích đất chuyên dùng
(Đến ngày… tháng …năm …)
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Mã số
Tổng số
Phân loại
Ghi chú
A
B
1
2
3
Tổng diện tích đất chuyên dùng
02
1. Đất xây dựng
03
1.1 Đất các công trình công nghiệp
04
1.2 Đất dùng vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại
05
1.3 Đất trụ sở cơ quan
06
1.4 Đất các cơ sở y tế
07
1.5 Đất trường học
08
1.6 Đất các công trình thể dục, thể thao
09
1.7 Đất dùng cho công trình xây dựng khác
10
2. Đất giao thông
11
3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
12
3.1Kênh, mương
13
3.2Đê đập
14
3.3 Mặt nước chuyên dùng
15
4. Đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
16
5.Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh
17
6.Đất dùng cho thăm dò khai thác khoáng sản
18
7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng
19
8. Đất làm muối
20
9. Đất nghĩa trang nghĩa địa
21
10. Đất chuyên dùng khác
22
Cột A – Các loại đất: tuỳ theo mục đích thống kê, người ta có thể thêm các chỉ tiêu thống kê chi tiết hơn vào 10 nhóm đất chuyên dùng nói trên.
Cột 1 – Tổng số: ghi tổng diện tích đất đai mỗi loại hiện có tại thời điểm thống kê.
Cột 2 – Phân loại: Tuỳ theo mục đích thống kê mà người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu phân loậi khác nhau. Nếu muốn nắm tình hình quản lý sử dụng đất của các chủ sử dụng người ta có thể phân loại theo các chủ thể sử dụng đất và quản lý như hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh với nước ngoài, uỷ ban nhân xã quản lý, các tổ chức khác.
d. Thống kê đất ở:
*Thống kê đất ở nông thôn:
Trước đây, đất ở được thống kê chung vào đất khu dân cư nông thôn. Gần đây, khi chúng ta thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất dân cư nông thôn đẫ được tách riêng thành 2 loại: Đất ở và đất vườn hoặc đất có mục đích sử dụng khác theo hiện trạng. Một số nơi chưa tách riêng đất ở và diện tích đất khác trong khuôn viên của từng hộ thì khi thống kê phải tách riêng phần đất ở. Việc tách riêng đất ở được thực hiện như sau:
Nếu diện tích khuôn viên bằng hoặc nhỏ hơn diện tích thổ cư quy định của địa phương thì toàn bộ diện tích khuôn viên là diện tích đất ở.
Nếu diện tích khuôn viên lớn hơn diện tích quy định đất thổ cư của địa phương thì phần diện tích đất ở được tính theo mức quy định của địa phương, phần còn lại được thống kê theo hiện trạng sử dụng. Trường hợp thực tế đất ở đang được sử dụng lớn hơn mức quy định của địa phương thì cũng thống kê diện tích đất ở theo diện tích thực tế sử dụng. Việc các hộ gia đình có nhiều thửa đất trong khu dân cư thì những thửa đất có nhà ở thì sẽ được thống kê như những hộ có một thửa đất, những thửa đất không có nhà ở thì thống kê theo hiện trạng sử dụng đất.
* Thống kê đất ở đô thị
Đối với các hộ sử dụng đất ở gắn liền với khuôn viên thì thống kê như sau:
Đối với các hộ có nhà ở và khuôn viên nằm trong khu vực nội thành, thị trấn, thị xã đã xây dựng theo quy hoạch đã hình thành ổn định thì thống kê toàn bộ diện tích nhà ở và khuôn viên (kể cả khuôn viên của các khu biệt thự) vào chỉ tiêu đất đô thị.
Đối với các khu vực đô thị chưa phát triển (kể cả nôị thành nội thị) hiện trạng sử dụng đất vẫn giống như làng xóm, ấp thì thống kê diện tích đất ở giống như cách thực hiện quy định đối với đất ở nông thôn.
e. Thống kê đất chưa sử dụng
Dưới đây là bảng mẫu về thống kê diện tích đất chưa sử dụng
Cột A Các loại đất chưa sử dụng: tuỳ theo mục đích thống kê, người ta có thể thêm các chỉ tiêu thống kê chi tiết hơn vào 5 nhóm đất chưa sử dụng nói trên.
Cột 1 - Tổng số: ghi tổng diện tích mỗi loại đất chưa sử dụng hiện có tại thời điểm thống kê.
Cột 2 - thống kê diện tích đất chưa sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân do Nhà nước giao hoặc cho thuê nhưng hiện nay còn bỏ hoang chưa đưa vào sử dụng.
Cột 3 - Thống kê diện tích đất chưa sử dụng của các tổ chức hộ gia đình, cá nhân bao chiếm giữ phần nhưng hiện nay còn bỏ hoang chưa đưa vào sử dụng.
Cột 4,5,6,7,8,9: thống kê diện tích đất chưa sử dụng kể cả có chủ và chưa có chủ, có khả năng trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng. Nếu một lô đất có khả năng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì chỉ thống kê vào một trong các cột trên theo mục đích đã được xác định trong quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch sử dụng đất ở đại phương. Nếu chưa có quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch sử dụng đất thì xếp lô đất đó vào cột có khả năng sử dụng phù hợp và có hiệu quả nhất.
f. Thống kê tổng diện tích đất tự nhiên:
Thống kê tổng diện tích đất tự nhiên là thống kê tổng hợp và đầy đủ nhất về tổng diện tích đất đai tất cả các loại của một vùng, một đại phương. Thống kê tổng diện tích đất tự nhiên bao giờ cũng phải thực hiện trước để thấy được hoàn cảnh về tình hình của đất đai của vùng. Thống kê tổng diện tích tự nhiên được trình bày cuối cùng sau khi chúng ta đã có đầy đủ các khái niệm và thống kê các loại đất đai.
Cột A- Các loại đất: ghi lần lượt các chỉ tiêu chính về 5 loại đất đai: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Trong mỗi loại, người ta chỉ thống kê theo một số chỉ tiêu chính.
Cột 1 – Tổng số: ghi tổng diện tích đất đai của mỗi loại hiện có tại thời điểm thống kê.
Cột 2 phân loại: tuỳ theo mục đích thống kê mà người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu phân loại khác nhau. Nếu muốn quản lý tình hình sử dụng đất đai của các chủ sử dụng đất người ta có thể phân loại theo các chủ sử dụng và quản lý như hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh với nước ngoài, uỷ ban nhân dân xã quản lý, các tổ chức khác; nếu muốn thống kê tình hình giao đất người ta có thể phân chia theo các chỉ tiêu đất đã được giao, đất chưa giao, đất thầu khoán.... nếu muốn nắm tình hình biến động người ta có thể chia ra thành các chỉ tiêu: diện tích đầu kỳ, biến động tăng, giảm trong kỳ, diện tích cuối kỳ.
Thống kê tổng diện tích tự nhiên
(Đến ngày…tháng…năm)
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Mã số
Tổng số
Phân loại
Ghi chú
A
B
1
2
3
Tổng diện tích
1
I. Đất nông nghiệp
2
1. Đất trồng cây hàng năm
3
1.1 Đất ruộng lúa,luấ màu
4
1.2 Đất nương rẫy
5
1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
6
2. Đất vườn tạp
7
3. Đất trồng cây lâu năm
8
4. Đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi
9
5. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
10
II. Đất lâm nghiệp
11
1. Đất có rừng tự nhiên
12
1.1 Đất có rừng sản xuất
13
1.2 Đất có rừng phòng hộ
14
1.3Đất có rừng đặcdụng
15
2. Đất có rừng trồng
16
2.1 đất có rừng sản xuất
17
2.2 Đất có rừng phòng hộ
18
2.3 Đất có rừng đặc dụng
19
3. Đất ươm giống cây công nghiệp
20
III.Đất chuyên dùng
21
1. Đất xây dựng
22
2. Đất giao thông
23
3.Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
24
4.Đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
25
5. Đất dùng cho quốc phòng an ninh
26
6.Đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản
27
7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng
28
8. Đất làm muối
29
9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
30
10. Đất chuyên dùng khác
31
IV. Đất ở
32
1. Đất ở đô thị
33
2. Đất ở nông thôn
34
V. Đất chưa sử dụng
35
1. Đất bằng chưa sử dụng
36
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
37
3. Đất mặt nước chưa sử dụng
38
4. Sông suối
39
2. Thống kê đất đai theo vùng và đơn vị hành chính
Thống kê đất đai theo đơn vị hành chính là việc phân chia tổng diện tích đất đai từng loại của một vùng theo ranh giới các đơn vị hành chính trong vùng. Mục tiêu của thống kê đất đai theo đơn vị hành chính là nhằm thấy được sự phân bố đất đai theo vùng địa lý, theo các đơn vị hành chính kể từng đó có các định hướng khai thác sử dụng có hiệu quả cũng như thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về quỹ đất đai ở mỗi vùng.
Trên giác độ quản lý của cả nước, thống kê đất đai theo vùng thường được phân chia theo các vùng địa lý hoặc theo ranh giới hành chính cấp tỉnh. Việc thống kê đất đai theo vùng địa lý sẽ cho chúng ta biết được tiềm năng đất đai các loại. Ví dụ, cùng là đất ruộng lúa nhưng phân bố ở đồng bằng sông Hồng sẽ có tiềm năng và định hướng khai thác khác so với đất ruộng lúa phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc thống kê theo ranh giới hành chính cấp tỉnh chủ yếu giúp cho việc thực hiện mục đích quản lý nhà nước về sử dụng các loại đất đai đối với các tỉnh.
Trên giác độ quản lý của từng địa phương, thống kê đất đai theo vùng sẽ được thực hiện theo ranh giới hành chính cấp huyện (đối với thống kê đất đai cấp tỉnh) và thống kê ranh giới cấp xã (đối với đất đai cấp huyện. Cả hai phạm vi thống kê này đều quan trọng và nhằm mục đích giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các cấp về đất đai đối với đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý.
Bảng thống kê đất đai phân theo đơn vị hành chính, các chỉ tiêu thống kê về các loại đất cũng bao gồm các chỉ tiêu chính về 5 loại đất đai: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Trong mỗi loại, người ta chỉ thống kê theo một số chỉ tiêu chính. Thông thường các chỉ tiêu thống kê được sử dụng khi thống kê tổng diện tích tự nhiên. Các chỉ tiêu thống kê theo cột bao gồm cột tổng diện tích đất đai mỗi loại hiện có tại thời điểm thống kê của toàn vùng (nó bằng tổng của các cột sau cộng lại). Các cột còn lại tương ứng số đơn vị hành chính trong vùng cần thống kê. Nếu thống kê theo vùng địa lý thì mỗi cột là một vùng địa lý, nếu thống kê theo ranh giới hành chính cấp tỉnh thì mỗi thỉnh là mỗi cột; nếu thống kê theo đơn vị hành chính cấp huyện thì mỗi cột một huyện trong tỉnh; nếu thống kê theo đơn vị hành chính cấp xã thì mỗi cột là mỗi xã trong huyện.
3. Thống kê theo đối tượng sử dụng đất
Thống kê theo đối tượng sử dụng đất là nhằm giúp nhà nước thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với người sử dụng đất; người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Việc xác định đối tượng sử dụng đất để thực hiện các chỉ tiêu thống kê căn cứ vào cơ sở pháp lý do nhà nước quy định đối với chế độ quản lý đất đai, như quyết định giao đất, cho thuê đất, các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương. Về thực chất, căn cứ pháp lý để thống kê đất đai cho các đối tượng sử dụng khác nhau là căn cứ vào kết quả đăng ký đất đai.
Đối tượng thống kê là người sử dụng đất, bao gồm: các hộ gia đình và cá nhân, các tổ chức kinh tế, các đơn vị nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, uỷ ban nhân dân cấp xã, các đối tượng và tổ chức khác như lực lượng vũ trang, và đất chưa giao cho thuê sử dụng.
Trong bảng thống kê đất đai cho các đối tượng sử dụng, các chỉ tiêu thống kê theo dòng có thể liệt kê tên các loại đất, mức độ chi tiết hoặc đi sau vào một loại đất nào đó tuỳ theo mục đích của điều tra thống kê. Các chỉ tiêu theo cột bao gồm cột tổng diện tích và các cột phân chia theo đối tượng sử dụng, lần lượt là các cột: hộ gia đình, cá nhân; các tổ chức kinh tế, nước ngoài và liên doanh với nước người; uỷ ban nhân dân xã quản lý; các đối tượng khác; đất chưa giao cho thuê sử dụng.
4.Thống kê theo hạng đất và thổ nhưỡng
Việc thống kê chất lượng đất đai là một nội dung tương đối phức tạp, song nó lại có vai trò hết sức quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng hợp lý đất đai. Trong các ngành không sử dụng đất đai như là một tư liệu sản xuất (như công nghiệp và xây dựng) mà đất đai chỉ là địa bàn, là nền tảng các hoạt động để các hoạt động này diễn ra, thì đất đai chỉ ảnh hưởng dến kết quả hoạt động của các ngành này (do vị trí và đại hình của đất đai quyết định). Trong khi đó, đối với các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đất đai được sử dụng như một tư liệu sản xuất chủ yếu và quan trọng nhất, kết quả sản xuất của cá ngành này do chất lượng của đất đai quyết định. Do vậy, khái niệm chất lượng đất đai nói chung được sử dụngchủ yếu để đánh giá các đặc tính của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp. Về mặt sinh hoá và cấu thành đất, người ta chia đất đai thành các loại đất khác nhau; về mặt sức sản xuất của đất, người ta phân thành các hạng đất.
*Thống kê theo hạng đất
Hạng đất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sức sản xuất của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp. Sức sản xuất của đất đai do nhiều nhân tố quy định như: tính chất lý hoá, độ phì nhiêu, địa hình, sự tác động của thời tiết khí hậu và nguồn nước, vv....Ngoài những yếu tố thuộc về nội tại và ngoại cảnh, sức sản xuất của đất đai còn phụ thuộc vào những yếu tố kinh tế – xã hội như trình độ canh tác và sử dụng đất. Những yếu tố kinh tế xã hội có thể làm thay đổi những yếu tố sinh hoá và độ phì nhiêu của đất, từ đó làm thay đổi sức sản xuất của đất đai. Do vậy để đánh giá sức sản xuất của đất đai làm căn cứ phân chia hạng đất, người ta sử dụng tổng hợp nhiều tiêu chí. Những căn cứ chủ yếu để phân hạng đất là chất đất, vị trí của đất, đại hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tưới tiêu. vv..., đồng thời phải dựa vào năng suất thực tế của đất đai, ngược lại năng suất thực tế của đất đai là kết quả của việc khai thác các yếu tố trên. Những căn cứ phân hạng đất như trên là các chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau về chất, không thể cộng chung lại để so sánh tìm ra hạng đất. Để khắc phục tình trạng này người ta thực hiện việc tính điểm cho mỗi tiêu chí của đất đai sau đó tính tổng số điểm của mỗi mảnh đất, căn cứ vào số điểm đạt được để phân hạng đất.
Như trên đã nêu, chỉ tiêu sức sản xuất của đất đai là một chỉ tiêu tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành và các yếu tố này luôn luôn thay đổi. Do vậy việc phân hạng đất cũng chỉ mang tính chất tương đối và thống kê theo phân hạng đất cũng phải thay đổi thường xuyên. Luật thuế sử dụng đất năm 1993 quy định: Đất trồng cây hàng năm và đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được phân thành 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được phân thành 5 hạng. Hạng đất để tính thuế được giữ ổn định trong 10 năm, trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng nhà nước đầu tư lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, Chính phủ sẽ điều chỉnh, hạng đất để tính thuế.
*Thống kê theo thổ nhưỡng
Thống kê theo thổ nhưỡng là cơ sở quan trọng làm căn cứ tính toán quy hoạch các phương án bố trí sản xuất, cây trồng và các phương án cải tạo, sử dụng đất phù hợp với quỹ đất đai hiện có mỗi vùng. Để thực hiện thống kê theo loại đất, người ta phải căn cứ vào các tiêu chí phân loại đất đai tính theo thổ nhưỡng, kết cấu thành phần đất và nông hoá, được căn cứ vào nhiều tiêu thức như: nguồn gốc đất mẹ hình thành đất (đất feralitit, đất bazan...); thành phần cơ giới của đất (đất cát, đất thịt, đất phù sa...); theo hàm lượng chất dinh dưỡng của đất (giàu, trung bình, nghèo các chất đạm, lân, kali...); theo độ chua, kiềm (ph)..vv..Các đặc trên được thu thập thông qua việc xét nghiệm phẫu diện đất và lập bản đồ thổ nhưỡng. Khi tiến hành thống kê, có thể căn cứ vào bản đồ thổ nhưỡng và đối chiếu với thực địa để thu được các số liệu thống kê phù hợp với thực tế các loại đất đai.
VI. Thống kê biến động về đất đai
1. Những loại biến động về đất đai
Đất đai nói chung do thiên nhiên tạo ra và tồn tại vĩnh viễn độc lập với sự tồn tại và hoạt động của xã hội loài người. Tuy nhiên, từng loại đất đai cụ thể lại không phải là yếu tố tồn tại vĩnh viễn mà nó luôn luôn biến động theo thời gian dưới sự tác động của các điều kiện tự nhiên và các hoạt động của xã hội loài người. Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự biến động của đất đai, đứng trên giác độ quản lý sử dụng đất, người ta thường quan tâm đến những nội dung biến động về mục đích sử dụng các loại đất đai và biến động về đối tượng sử dụng đất
*Những biến động do sự thay đổi mục đích sử dụng đất
Sự thay đổi về mục đích sử dụng đất sẽ dẫn đến sự chuyển biến đất đai từ loại này sang loại khác tạo nên sự biến động về quỹ đất đai mỗi loại. Như vậy tất cả các loại đất đều có thể diễn ra sự biến động tăng, giảm qua thời gian
Dưới đây là những biến động cơ bản thường xảy ra và đưa đến kết quả làm thay đổi tăng giảm đất đai các loại đất đai có liên quan
Nội dung thay đổi mục đích sử dụng
Kết quả biến động các loại đất
Biến động tăng
Biến động giảm
1 Khai hoang, cải tạo các vùng đất hoang hoá, đất có khả năng nông nghiệp ở các vùng núi, vùng ven biển, bãi bồi ven sông. .. Đưa vào sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
2 Một số diện tích đất lâm nghiệp được khai phá để trồng các loại cây nông nghiệp
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
3. Một số diện tích đất chuyên dùng như đất xây dựng nay phá bỏ công trình di dời đi nơi khác; đất khai thác khoáng sản đã khai thác xong hoặc không khai thác nữa; Đất dành làm vật liệu xây dựng nay không sản xuất nữa… đưa vào sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp
Đất chyên dùng
4. Điều chỉnh địa giới hành chính của các vùng: ranh giới các xã, các huyện các tỉnh hoặc các vùng
Làm tăng cùng loại đất của vùng mở rộng ranh giới
Làm giảm cùng loại đất của vùng thu hẹp ranh giới
5. Xây dựng các công trình, làm đường giao thông, xây dựng công trình hồ đập công trình thuỷ lợi sử dụng vào sản xuất vật liệu xây dựng… trên đất sản xuất nông nghiệp
Đất chyên dùng
Đất nông nghiệp
6. Phát triển khu nhà ở, các khu đô thị trên diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp
Đất đô thị
Đất nông nghiệp
7. Đất nông nghiệp bỏ hoang trên ba năm
Đất chưa sử dụng
Đất nông nghiệp
8. Xây dựng các công trình, làm đường giao thông, xây dựng công trình hồ đập công trình thuỷ lợi sử dụng vào sản xuất vật liệu xây dựng… trên đất sản xuất lâm nghiệp
Đất chyên dùng
Đất lâm nghiệp
9. Rừng và đất rừng bịkhai phá trở thành đất trống, đồi núi trọc trên ba năm
Đất chưa sử dụng
Đất lâm nghiệp
Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
Đất lâm nghiệp
Đất chưa sử dụng
............
Những biến động trên đây có thể diễn ra do sự thay đổi điều chỉnh về quy hoạch và được phép của các cấp có thẩm quyền. Tất cả những biến động đó là những biến động hợp pháp và được thống kê ngay vào bảng thống kê sự biến động đất đai cũng như thống kê tăng giảm các loại đất có liên quan. Trên thực tế, ở những nơi công tác quản lý đất đai cấp cơ sở không được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên thì thường diễn ra những biến động bất hợp pháp. Đó là những biến động do người sử dụng đất tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được phép của các cấp có thẩm quyền. Những biến động này nếu phù hợp với quy hoạch hiện thời hoặc quy hoạch sẽ điều chỉnh, sau khi được các cấp có thẩm qyền thừa nhận thì sẽ thống kê vào bảng thống kê sự biến động đất đai cũng như thống kê tăng giảm các loại đất có liên quan. Nếu những thay đổi không phù hợp với quy hoạch, không được các cấp quản lý có thẩm quyền chấp nhận thì không đưa vào thống kê biến động đất đai
*Thống kê biến động về chủ thể sử dụng đất
Thống kê những biến động về chủ thể sử dụng đất nhằm mục đích giúp cho các nhà quản lý nắm bắt kịp thời những thay đổi trong quan hệ sử dụng đất đai để có biện pháp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai đối với nhà nước
Những thay đổi về chủ thể sử dụng đất thường do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, những thay đổi về quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhà nước về đất đai đang sử dụng, như thay đỏi về hợp đồng thuê đất, thay đổi về quyết định giao quyền sử dụng đất, hoặc thu hồi đất đang sử dụng để chuyển cho chủ thể khác, vvv.... Đây là những thay đổi diễn ra theo những quyết định có giá trị pháp lý của các cơ quan có thẩm quyền do vậy tất cả những biến động này được đưa ngay vào bảng thống kê sự biến động đất đai giưã các chủ thể sử dụng đất. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến những thay đổi về chủ thể sử dụng đất là sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra thường xuyên, và trong nhiều trường hợp sự chuyển nhượng đó không được đăng ký khai báo với các cấp có quản lý có thẩm quyền, nhất là sự chuyển nhượng diễn ra trong nội bộ khu dân cư giữa cá nhân với nhau.
2. Bảng cân đối về sự biến động đất đai
Để theo dõi và cân đối sự biến động của đất đai, người ta sử dụng bảng cân đối về sự biến động đất đai. Bảng cân đối biến động đất đai là một bảng vuông có các chỉ tiêu dòng và cột giống nhau. Các dữ liệu trên dòng phản ánh sự biến động giảm của các loại đất đai trên dòng đó, các dữ liệu trên cột phản ánh sự biến động tăng loại đất đai này
Dưới đây xin nêu một ví dụ mẫu về bảng theo dõi biến động đất đai
Bảng theo dõi biến động đất đai
(Thời kỳ từ .............đến .............)
Đơn vị tính: Ha
Các chỉ tiêu
Biến động trong kỳ
Cộng giảm trong kỳ
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
Đất nông nghiệp
xxxxx
Đất lâm nghiệp
xxxxxx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33877.doc