Phát triển sản xuất rau an toàn ở Văn đức – Gia Lâm – Hà Nội hiện nay là một vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường (Nội thành, các tỉnh bạn và xuất khẩu); lợi thế của người sản xuất và tiêu dùng, góp phần thực hiện một nền nông nghiệp sạch và bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng ven đô.
Qua nghiên cứu hiện trạng tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Văn Đức em thấy: Điều kiện tự nhiên, môi trường ở Văn Đức cũng như các cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, mương máng,.), phong tục tập quán và trình độ canh tác rau của người sản xuất ở Văn Đức có đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất rau an toàn. Trong những năm qua, (từ năm 1996 – nay) thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội kết hợp với lợi thế của mình xã Văn Đức đã tiến hành sản xuất rau an toàn và đã thu được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế gây khó khăn cho sản xuất rau an toàn của xã. Trước tình hình đó, trong những năm tới, xã Văn Đức cần tìm ra các nguyên nhân và thực hiện một số giải pháp nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn cho thành phố, các tỉnh bạn và có xuất khẩu.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS. PHẠM VĂN KHÔI, cán bộ giảng dạy khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, trường đại học KTQD-Hà Nội, được sự giúp đỡ của các bác, các cô chú phòng chính sách và xây dựng nông thôn mới- sở NN&PTNT Hà Nội, ban chỉ đạo chương trình rau an toàn hợp tác xã Văn Đức,. Qua đây, cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn và các cơ quan đã giúp em hoàn thành luận văn này.
98 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển giao kĩ thuật thì ít nhất phải có 2 điều kiện. Đó là, nội dung buổi họp phải ngắn gọn và có tiền bồi dưỡng bằng một ngày công lao động. Như vậy, đây cũng là một vấn đề hết sức khó khăn gây ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn.
* Phía người tiêu dùng.
- Tâm lí người tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng rau an toàn: tâm lí người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất rau an toàn. Chỉ khi người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm rau an toàn thì sản phẩm sản xuất rau an toàn mới phát triển. Theo điều tra thì hầu hết họ không tin tưởng vào chất lượng rau an toàn do các nguyên nhân sau:
+ Việc quản lí lưu thông rau, kiểm tra chất lượng rau an toàn chưa được làm thường xuyên, chưa có phương tiện kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm rau an toàn và phương tiện chuyên dùng, do vậy chưa thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng.
+ Chưa gắn trách nhiệm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sản phẩm không có bao bì, nhãn mác ghi địa chỉ nơi sản xuất nên tâm lí và độ tin cậy của người tiêu dùng chưa cao, chưa thuyết phục.
+ Người sản xuất không chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố ngộ độc do ăn phải rau có thuốc bảo vệ thực vật và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những tồn tại trên cộng với việc chưa phân định rạch ròi giữa rau an toàn và rau không an toàn trên thị trường khiến cho người tiêu dùng hoài nghi, thiếu yên tâm.
Như vậy, tâm lí người tiêu dùng là hoàn toàn chưa tin tưởng vào chất lượng rau an toàn. Đây cũng là một trở ngại lớn đối với việc phát triển rau an toàn của xã Văn Đức – Gia Lâm. Đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền có văn bản pháp lí để đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng.
- Thị trường rau an toàn chưa ổn định: Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng rau an toàn đã có bước chuyển biến mới, nhiều cửa hàng bán rau được mở ra và tạo điều kiện trao đổi, lưu thông rau an toàn được rễ ràng hơn. Nhưng thị trường tiêu thụ rau Hà Nội cũng đặt ra nhiều bất cập, cần phải tháo gỡ:
+ Chưa có các giải pháp đồng bộ về thị trường tiêu thụ các sản phẩn rau an toàn do nhà nước quản lý như: không có chợ đầu mối tập trung các sản phẩm rau an toàn; chưa có nhiều cửa hàng chuyên bán rau an toàn, cơ sở chế biến rau... nên tỉ lệ rau an toàn được tiêu thụ rất hạn chế.
+ Sức mua rau an toàn của người nông dân còn nhiều hạn chế. Do tâm lí người tiêu dùng đã phân tích ở trên.
+ Điều kiện giao lưu hàng hoá từ nơi sản xuất đến tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống cửa hàng có tư cách pháp nhân còn quá mỏng chưa có phương tiện chuyên dùng cho việc vận chuyển rau an toàn.
Hiện nay, nhu cầu rau an toàn ngày càng tăng với sản lượng sản xuất ra có thể vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Mặc dù vậy, việc tiêu thụ rau an toàn vẫn xảy ra tình trạng ế ẩm, không tiêu thụ được. Nguyên nhân là do chất lượng rau không được bảo đảm. Đòi hỏi các cấp các ngành có liên quan và uỷ ban nhân dân xã cần có biện pháp để nâng cao thương hiệu rau an toàn do xã mình sản xuất ra.
* Chi phí kiểm nghiệm, phân tích chất lượng rau an toàn còn cao:
Để tiêu thụ rau an toàn một cách dễ dàng với khối lượng lớn thì cần phải tạo niềm tin của khách hàng và rau an toàn. Nhưng để biết được đó là rau an toàn thì cần phải có cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng rau và phải bỏ ra một khoản chi phí từ 20- 25 nghìn đồng cho một mẫu rau tuỳ theo chỉ tiêu phân tích. Do vậy người sản xuất phải bán rau an toàn với giá cao thì mới bù đắp được chi phí sản xuất. Đây là vấn đề khó khăn trong tiêu thụ với chi phí kiểm nghiệm, phân tích rau an toàn cao đã làm cho việc kiểm tra chất lượng chỉ ở một số loại rau hạn chế và không liên tục.
4.3. Hiệu quả của việc sản xuất rau an toàn ở Văn Đức.
* Hiệu quả về mặt kinh tế.
Xét về mặt hiệu quả kinh tế chúng ta xem xét ở góc độ lợi nhuận, giá trị sản xuất, thu nhập,...của việc sản xuất rau an toàn của xã Văn Đức – Gia Lâm. Đối với việc sản xuất rau an toàn có ý nghĩa kinh tế lớn đến người nông dân xã Văn Đức (thể hiện ở biểu 18).
Biểu 18: Cơ cấu giá trị ngành sản xuất rau an toàn của xã Văn Đức.
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số tiền (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Thu nhập ngành nông nghiệp
8,9
100,00
9,713
100,00
12,343
100,00
Thu nhập ngành trồng trọt (tỷ đồng)
5,952
66,87%
7,554
77,77
8,891
72,03
Thu nhập ngành rau an toàn
2,33
26,17%
3,34
34,38
3,937
31,89
(Nguồn: Thống kê xã Văn Đức)
Chỉ tính riêng năm 2002 tổng sản lượng rau an toàn đã đạt 5,813 tấn với giá trị sản xuất đạt 11,6 tỷ đồng và thu nhập thu được là 3,937 tỷ đồng chiếm 31,89% giá trị của ngành nông nghiệp và chiếm 21,5 % tổng thu nhập toàn xã. Như vậy, việc sản xuất rau an toàn ở Văn Đức đã góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị thu nhập của toàn xã.
Ngoài ra, tổ chức sản xuất rau an toàn còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt: tăng tỷ trọng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như các loại rau cao cấp, giảm tỷ trọng các loại cây trồng cũ, có giá trị kinh tế thấp như ngô. Bởi vậy, năm 2000 diện tích gieo trồng rau là 167,76 ha đã tăng lên 283,2 ha năm 2002 và làm cho lợi nhuận thu được từ sản xuất rau an toàn của xã tăng từ 2,33 tỷ đồng, chiếm 26,17% giá trị ngành nông nghiệp (năm 2000) lên 3,937 tỷ đồng, chiếm 31,89% giá trị ngành nông nghiệp (năm 2002).
Như vậy, việc sản xuất rau an toàn đã góp phần làm tăng thu nhập của hộ nông dân. Cần phải có biện pháp tổ chức tốt, có hiệu quả sản xuất rau an toàn của xã để đến năm 2005 dự kiến có khoảng 6,4 tỷ đồng lợi nhuận từ sản xuất rau an toàn đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập xã.
* Hiệu quả xã hội.
Sản xuất rau an toàn góp phần tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động và hàng trăm lao động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm rau ở địa phương. Bởi yêu cầu của sản xuất rau an toàn là đòi hỏi tăng sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh và các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)... Do vậy, đòi hỏi một lượng lớn công lao động (lớn hơn rất nhiều so với sản xuất rau đại trà).
Xoá bỏ thời gian nông nhàn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm ngèo.
Góp phần thúc đẩy sản xuất rau hàng hoá phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, nâng cấp.
Nâng cao trình độ nhận thức và ý thức cho người lao động làm nghề trồng rau trong xã.
* Hiệu quả môi trường.
Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do:
- Tổ chức sản xuất rau an toàn đã sử dụng và khai thác tiềm năng đất đai, nguồn nước và các nguồn lực khác một cách hợp lý.
- Hạn chế đối đa việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học và độc hại.
Duy trì cân bằng sinh thái quần thể sinh vật, bảo vệ thiên địch giúp cho cây phát triển tốt. Tác dụng có được là do áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn làm giảm sử dụng thuốc trừ sâu hoá học và thay vào đó ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc.
Tóm lại: qua việc phân tích thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn ở Văn Đức – Gia Lâm trong những năm gần đây có thể rút ra các kết luận sau:
Xã Văn Đức – Gia Lâm có đủ điều kiện để phát triển sản xuất rau an toàn. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2000 – 2002 sản xuất đã có những bước phát triển khá rõ về quy mô, năng suất và chất lượng rau.
Tuy vậy, trong tổ chức và phát triển sản xuất rau an toàn ở Văn Đức – Gia Lâm còn nhiều hạn chế, khó khăn làm cho hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa kích thích người sản xuất phát triển sản xuất rau an toàn. Bởi vậy, cần phải có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức – Gia Lâm.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức – Gia Lâm trong thời gian tới.
1. Căn cứ tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm.
1.1. Quan điểm về phát triển rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm.
Phát triển rau an toàn của Văn Đức- Gia Lâm phải quán triệt quan điểm phát triển hiệu quả và bền vững, bảo vệ cảnh quan và cải tạo môi trường, môi sinh. Sản xuất rau hiện tại còn phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng đến sản xuất rau trong tương lai. Để quán triệt quan điểm này cần tăng cường sản xuất rau cao cấp, rau an toàn, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, và nước tưới theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn.
1.2. Dự báo một số vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất rau an toàn .
1.2.1. Dân số Hà Nội.
Tổng dân số Hà Nội hiện nay là khoảng 3.500.000 người, dự kiến đến năm 2005 là khoảng 3.900.000 người (trong đó dân đô thị 1.600.000 người, dân ngoại thành là 1.300.000 người và khoảng 1.000.000 người từ các tỉnh khác về sinh sống và khách vãng lai).
1.2.2. Nhu cầu rau xanh đến năm 2010.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thị trường quyết định sản xuất, thị trường rau bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước. Nhu cầu của cả hai thị trường này là rất lớn.
- Theo tài liệu dự báo đến 2010 dân số nước ta sẽ có 95.000.000 người, du khách quốc tế sẽ có 8.000.000 người và nhu cầu rau sẽ là 8,5 triệu tấn trong đó dân số đô thị tiêu dùng 3 triệu tấn (theo biểu 18).
Biểu 19: dự báo nhu cầu rau giai đoạn 2005- 2010.
Diễn giải
Đơn vị
Năm
2005
2010
1. Nhu cầu cả nước
Nghìn tấn
7530
10.380
- Nội tiêu
Nghìn tấn
6230
8500
-Xuất khẩu
Nghìn tấn
1300
1880
2. Tổng nhu cầu của Hà Nội
Tấn
314165
362288
Nội thành
Trong đó: nhu cầu rau an toàn
Tấn
Tấn
204776
163821
213416
192075
-Chế biến và xuất khẩu
Tấn
4000
5500
(Nguồn: Theo tài liệu của FAO)
- Thị trường ngoài nước theo tài liệu của FAO trong 10 năm gần đây, nhu cầu rau quả tươi của thế giới tăng nhanh: 3,6% cho giai đoạn 1990-2000 đây là triển vọng mở ra cho phát triển sản xuất rau xuất khẩu của cả nước. Bởi vậy, mà nước ta không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập với khu vực thế giới, ngày càng có nhiều khách nước ngoài đặt mua rau quả Việt Nam với khối lượng lớn như: chuối tươi, vải hộp, dứa,... và nhiều sản phẩm khác.
Như vậy nhu cầu rau quả của thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng. Đặc biệt nhu cầu rau an toàn đang là nguyện vọng của toàn dân đã là yếu tố kích thích sản xuất rau an toàn ở Văn Đức - Gia Lâm phát triển.
2. Phương hướng tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm.
2.1. Định hướng chung.
Mục tiêu chung của ngành rau quả Việt Nam giai đoạn 2005-2010 chủ yếu nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người với số lượng ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng tăng, phấn đấu đưa mức tiêu dùng rau lên 90 Kg/người/năm. Khai thác điều kiện lợi thế của vùng sinh thái tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và tiêu thụ tươi phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Quán triệt nghị quyết 15 của bộ chính trị và Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ khoá XIII của thành uỷ đã đặt ra: “Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên xây dựng vành đai cây xanh, rau an toàn phục vụ đời sống và đảm bảo môi trường”.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật nông thôn từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó chú trọng phát triển rau an toàn tiến tới việc xã hội hoá thực hiện quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn nhằm có các sản phẩm rau xanh đạt chỉ tiêu là rau an toàn, cung cấp cho người dân đô thị.
Đối với phát triển sản xuất rau giai đoạn 2000-2010 trong dự án phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm có nêu là tập trung phát triển sản xuất rau an toàn, rau cao cấp, nâng cao giá trị sản phẩm, tiến tới xây dựng các vùng chuyên canh, từng bước ứng dụng công nghệ chế biến rau quả.
2.2. Định hướng của xã Văn Đức- Gia Lâm.
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang sản xuất các sản phẩm có thị trường tiêu thụ sản phẩm và có giá trị kinh tế cao, phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống.
Khai thác triệt để vùng đất canh tác của xã là đất bãi bồi ven sông, tích cực trồng cây rau màu và cây vụ đông.
Đẩy mạnh chương trình trồng rau an toàn đến năm 2005 đạt diện tích chuyên trồng rau an toàn của xã là 159,5 ha chiếm 55,8% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng rau an toàn được nâng lên 460 ha.
Trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển ngành rau của cả nước, của thành phố Hà Nội, của huyện Gia Lâm; định hướng mục tiêu phát triển rau an toàn của xã Văn Đức, căn cứ vào yếu tố nội lực: khả năng đất đai, lao động, khả năng đầu tư, nhịp độ phát triển nông nghiệp và phát triển rau hàng hoá, chủ trương cao cấp hoá sản phẩm nông nghiệp, nhu cầu thị trường, cạnh tranh, xu thế tiêu dùng trong tương lai. Xã Văn Đức có phương hướng và mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn của xã giai đoạn 2005-2010 như sau:
- Để đáp ứng nhu cầu thị trường với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, sản lượng ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng phong phú, tăng nhanh sản xuất rau an toàn và rau chế biến.
- Đưa sản xuất rau của xã trở thành ngành sản xuất hàng hoá qui mô tập trung với lưu thông phân phối và chế biến dự trữ với kĩ thuật tiến bộ được thu hái và sử lí theo tiêu chuẩn. Lấy sản xuất rau an toàn làm mũi nhọn.
- Tăng sản xuất rau cao cấp, rau an toàn với chất lượng cao cung cấp cho thị trường nội thành và khách sạn để thay thế cho rau nhập khẩu.
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm trong thời gian tới.
Thực trạng tổ chức sản xuất rau ở Văn Đức- Gia Lâm cho thấy để đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn hơn nữa cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Vì các vấn đề kinh tế- xã hội có liên quan chặt chẽ, ràng buộc với nhau, do vậy khi giải quyết một vấn đề này cũng sẽ liên quan đến một vấn đề khác. Trong khuôn khổ luận văn, em chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu một mặt nhằm khắc phục các mặt tồn tại, mặt khác nhằm tạo ra sức mạnh mới cho phát triển ngành sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm. Sau đây là một số biện pháp cần thực hiện:
3.1. Qui vùng diện tích trồng rau an toàn.
Xã Văn Đức là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, những năm qua Văn Đức đã biết khai thác lợi thế của mình là có vùng đất canh tác là vùng đất bãi nằm bên cạnh con Sông Hồng. Do đó, xã đã phát triển trồng cây rau, màu. Đặc biệt là tổ chức sản xuất trồng rau an toàn của xã rất thuận lợi. Tuy vậy, tình hình sản xuất rau an toàn của xã những năm gần đây còn hạn chế về qui mô, sản xuất mới chỉ thực hiện trên qui mô nhỏ bé, manh mún. Có một số vùng rau an toàn vẫn còn trồng xen với đất ngô do đó mà chưa phát huy hết tiến bộ khoa học kĩ thuật, qui trình sản xuất rau an toàn tiến hành gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc sản xuất rau an toàn vẫn còn manh mún, không tập trung gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn là hết sức tốn kém và không hiệu quả. Bởi vậy, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở Văn Đức là cần thiết và cấp bách. Trước mắt, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thay thế nhập khẩu, bảo vệ sức khoẻ con người tiến tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Kế hoạch bố trí vùng trồng rau an toàn của xã được tăng dần qua các năm dựa trên sự hoàn thiện về công tác thuỷ lợi và năng lực sản xuất của nông dân; dựa vào tình hình thực tế, căn cứ vào thổ nhưỡng, môi trường, không khí,... Dự kiến đến năm 2005 diện tích trồng rau an toàn sẽ là 159,5 ha tăng gần gấp 2 lần năm 2000 (80 ha). Đất trồng rau an toàn của xã chủ yếu được trồng trên đất có hệ thồng tưới tiêu tốt và được bố trí ở địa bàn thuận lợi.
Biểu 20: dự kiến qui hoạch diện tích gieo trồng rau an toàn đến năm 2005 của xã Văn Đức- Gia Lâm.
Năm
Chỉ tiêu
Hiện trạng
2003
2004
2005
Diện tích gieo trồng
283,2
369
425
460
Hệ số lần trồng
2,36
2,52
2,59
2,62
Do đặc điểm của Văn Đức là hàng năm có 1 đến 2 tháng mùa lũ (tháng 7, 8) thường ảnh hưởng đến sản xuất, cho nên vào thời điểm này chỉ sản xuất rau an toàn ở những chân ruộng cao và thường là các loại rau ăn lá.
Cơ cấu mùa vụ sản xuất được các hộ bố trí trồng xen gối giữa các loại rau khác nhau rất đa dạng để nhằm mục tiêu tạo ra thu nhập cao nhất.
Các điều kiện để thực hiện qui hoạch: đất đai, nguồn nước, không khí, cơ sở hạ tầng... ở Văn Đức được coi là khá thuận lợi:
- Đất trồng rau an toàn: 100% là đất bãi, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt tương đối tươi xốp...
- Nước tưới cho khu vực trong đồng: cơ bản đáp ứng về số lượng, về chất lượng nước tưới cũng tương đối tốt do 100% nước tưới lấy từ sông Hồng.
- Hệ thống giao thông thuận lợi có đủ điều kiện để vận chuyển giống, phân bón, sản phẩm đến nơi sản xuất và tiêu thụ.
Theo số liệu của viện nghiên cứu rau quả, tổng vốn đầu tư cho 1 ha rau an toàn là 200 triệu đồng bao gồm hệ thống xây dựng thuỷ lợi, hệ thống lọc nước, cải tạo đất... với số vốn như vậy cần có sự hỗ trợ của nhà nước, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố, chính quyền địa phương và sự huy động đóng góp của người dân, các tổ chức có thể đảm bảo tốt các yêu cầu sản xuất rau an toàn ở vùng qui hoạch.
3.2. Giải pháp kĩ thuật trong sản xuất rau an toàn của xã Văn Đức.
Để việc sản xuất rau an toàn của xã đạt hiệu quả thì trước tiên tư tưởng lãnh đạo xã phải thấy việc tổ chức sản xuất rau an toàn qui mô cả xã là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, của Hội đồng nhân dân. Từ đó Đảng bộ chỉ đạo các ngành ban trong xã vào công cuộc vận động toàn dân. Xây dựng Nghị quyết từ Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, phân công nhiệm vụ cụ thể.
Phân công lực lượng vận động và tổ chức thực hiện. Xác định rõ vai trò của khuyến nông cơ sở, công tác HTX là 2 lực lượng nòng cốt.
Uỷ ban nhân dân ban hành các qui định tại địa phương về sản xuất rau an toàn và giao cho các ban chủ nhiệm- ban quản trị HTX là người tổ chức giám sát và tổ chức thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lí.
Mở các cuộc vận động đến từng chi bộ, xóm, các ngành. Nên chọn một số hộ nông dân tiên tiến để tổ chức trình diễn tổng hợp các biện pháp sinh học và canh tác. Các hộ nông dân tham gia trình diễn phải tuân thủ các qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn, mặt khác sẽ đền bù thoả đáng nếu năng suất rau không đạt mức bình quân của vùng.
Cán bộ kĩ thuật phải bám sát địa bàn để một mặt cung cấp cho người tham gia trình diễn các thông tin khoa học cần thiết, mặt khác theo dõi đúng qui trình sản xuất đề ra.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tập huấn cho người sản xuất bằng nhiều hình thức dễ hiểu, hấp dẫn người sản xuất nắm chắc quy trình kĩ thuật sản xuất và qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, thường xuyên phổ biến những kiến thức về tiến bộ khoa học kĩ thuật mới cho người sản xuất.
Thông tin các tác hại của việc sản xuất rau không an toàn cho nông dân hiểu rõ, khi sản xuất rau không an toàn thì tác hại trước nhất là người sản xuất phải gánh chịu vì bị tiếp xúc nhiều nhất với thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, phân bón mà nhất là phân bón tươi.
Hướng dẫn kĩ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân. Thông qua các buổi tập huấn chuyên đề của ban khuyến nông và HTX, các lớp quản lí dịch hại tổng hợp.
Thường xuyên thông báo qui định của uỷ ban nhân dân về việc cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục cho rau và các qui định về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, xã Văn Đức cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh và truyền hình Việt Nam, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, tạp chí NN & PTNT, báo Hà Nội mới,...về các lợi ích của việc sử dụng rau an toàn, các địa điểm sản xuất và bán rau an toàn của xã nhằm tăng độ tin cậy của người tiêu dùng.
Tiếp tục mở các lớp tập huấn, hướng dẫn các hộ gia đình sản xuất rau an toàn trên toàn xã về qui trình sản xuất rau an toàn. Trước mắt cần tập trung vào các hộ sản xuất tại khu dư án 30 ha.
Để có được sản phẩm rau an toàn thì ngoài điều kiện môi trường sản xuất rau không bị ô nhiễm cần phải thực hiện sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kĩ thuật sản xuất rau, có thực hiện như vậy thì việc tổ chức sản xuất rau an toàn mới đạt kết quả cao và đảm bảo sản phẩm là rau an toàn.
3.2.1. Giống: hạt giống là loại vật tư kĩ thuật đặc biệt quan trọng trong sản xuất rauvì có đủ hạt giống, hạt giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được thời vụ, mới thực hiện được kế hoạch sản xuất, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
* Tổ chức tốt dịch vụ về giống:
- Giống rau nhập nội rất đắt. Ví dụ: giống đậu Hà Lan, nông dân phải mua 150 nghìn đồng/kg mà muốn gieo 1 sào bắc bộ cần 1- 1,5 kg giống. Do đó chi phí quá đắt so với thu nhập của hộ nông dân. Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ giá giống rau nhập khẩu cho nông dân.
- Thông qua mạng lưới cung cấp giống của công ty giống đến hợp tác xã dịch vụ ở xã, mặt khác để đảm bảo chủ động và có giống tốt cho sản xuất ở tầm vĩ mô nhà nước cần đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống và sản xuất trong nước:
+ Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Trung tâm kĩ thuật rau quả Hà Nội: tiếp tục tổ chức sản xuất các giống rau gốc: cà chua, cải củ,... và khảo nghiệm thêm một số rau mới. Tất cả các giống đều phải có quy trình cụ thể cho từng loại cây.
+ Đối với các cơ quan trung ương:
Viện nghiên cứu rau quả, công ty giống cây trồng trung ương: tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm các giống rau mới, rau chất lượng đặc biệt là rau vụ hè khi đưa vào sản xuất phải có qui trình cụ thể cho từng loại cây.
Các công ty: Trang Nông, Bông Sen,... bán các loại giống rau phải qua khảo nghiệm, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng.
- Biện pháp giống ở tầm vi mô cần tập trung vào vấn đề tổ chức chuyên môn khâu giống. Hợp tác xã Văn Đức cần tổ chức cho một số hộ gia đình có khả năng và có kinh nghiệm làm cây giống để chuyên gieo và cung cấp giống cho các gia đình trong địa bàn xã hoặc các vùng lân cận. Tổ chức khâu giống tại hợp tác xã giúp hộ chủ động hơn về giống, tạo điều kiện cho sản xuất đi vào chuyên môn hoá và chuyển sang sản xuất hàng hoá qui mô lớn một cách ổn định vững chắc. Việc cung cấp giống tại chỗ còn có lợi về mặt kĩ thuật, đó là cây giống sẽ khoẻ và có tỉ lệ sống cao hơn nên tiết kiệm được giống, tiết kiệm được chi phí sản xuất và đảm bảo nguồn giống tốt hơn so với mua ngoài thị trường tự do.
* Giải quyết cơ cấu giống: sản lượng và cơ cấu giống rau không đồng đều ở các vụ, trồng rau của xã Văn Đức. Đặc biệt là vụ hè chủng loại còn ít do vậy cần phải sử dụng các giống mới có thể trồng được nhiều vụ, áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác để trồng rau trái vụ. Cụ thể:
- Sử dụng các giống rau cao cấp chất lượng: suplơ, ớt ngọt, đậu quả, cà chua,... giống phục vụ chế biến: dưa chuột bao tử, ngô bao tử, cà các loại..., giống theo mùa vụ: su hào, cải bắp,... đặc biệt là rau vụ hè bố trí cơ cấu rau: cải các loại ( cải ngọt, cải xanh, cải bó xôi,...), cà chua chịu nhiệt, đậu quả các loại...
- Các giống trên phải có độ thuần cao, tỉ lệ nảy mầm đảm bảo, cần được bố trí cơ cấu hợp lí rải vụ để sản xuất rau an toàn của xã nhằm có đủ các sản phẩm rau quanh năm cung cấp cho thị trường.
- Biện pháp kĩ thuật trồng rau cao cấp, rau vụ hè: xã Văn Đức cần cố gắng đầu tư để có nhà lưới, dàn che, để gieo ươm cây giống và che mưa, nắng áp dụng qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng phân hoai mục.
Tóm lại: giải quyết khâu giống là nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau chuyển dịch cơ cấu rau theo hướng cao cấp hoá sản phẩm nông nghiệp. Để thực hiện vấn đề này vừa phải kết hợp cả việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất và nhập nội giống vừa phải tổ chức chuyên môn hoá khâu giống ở các hộ gia đình.
3.2.2. Biện pháp kĩ thuật canh tác.
Nông dân xã Văn Đức cần nghiêm túc thực hiện qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn do Sở Khoa học công nghệ môi trường ban hành, qui trình phòng trừ dịch hại IPM, đặc biệt lưu ý ở các khâu sau:
* Đất trồng rau an toàn: rau an toàn được trồng trên các vùng đất đã được xã qui hoạch. Đất cao, thoát nước phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau. Đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày từ 30-40 cm. Vùng trồng rau phải xa đường quốc lộ, xa khu công nghiệp, bệnh viện. Đất có thể chứa một lượng kim loại nặng nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại.
Như vậy, so với qui trình sản xuất rau an toàn thì đất hiện tại của xã Văn Đức- Gia Lâm là tương đối tốt nhưng vẫn có ảnh hưởng xấu đến sản xuất rau an toàn do ảnh hưởng của 2 tháng ngập lụt. Bởi vậy để mở rộng sản xuất rau an toàn thì phải cải tạo đất cho phù hợp với qui trình sản xuất là một vấn đề cần giải quyết sớm. Cải tạo đất ở xã Văn Đức theo các hướng sau:
- Phải có một hệ thống thuỷ lợi tốt để tưới tiêu một cách hợp lí.
- Phải chú trọng công tác phủ đất bằng cách gieo trồng liên tục các loại cây đặc biệt là cây họ đậu để cải tạo đất.
- Chú trọng thực hiện các chế độ luân canh cây trồng một cách khoa học.
- Tăng cường bón vôi đặc biệt là sau khi ngập lụt xong
* Bố trí cơ cấu thích hợp, đảm bảo chế độ luân canh: muốn có rau thu hoạch quanh năm cần có cơ cấu cây trồng thích hợp có nhiều rau trong lúc giáp vụ, còn chính vụ phải có nhiều rau ngon. Bố trí luân canh giữa các cây rau khác họ, cây có cùng một loại sâu bệnh,... do vậy, cần trồng rải vụ quanh năm; sử dụng giống, cây rau giống có chất lượng.
* Phân bón: xã Văn Đức trong những năm qua đã thực hiện không bón phân chuồng tươi cho rau, 100% sử dụng phân đã hoai mục và tro bếp để bón lót. Nhưng bên cạnh đó, người sản xuất rau cũng sử dụng với khối lượng lớn phân vô cơ N, P, K và bón không cân đối dẫn đến tình trạng rau được sản xuất ra với năng suất chưa cao và chất lượng còn chưa đảm bảo. Do đó, trong những năm tới, mặc dù biết rau là loại cây ngắn ngày nhưng lại cho khối lượng sản phẩm rất lớn, năng suất cao do vậy cây rau cần được bón nhiều phân kể cả phân hữu cơ lẫn vô cơ. Ban chỉ đạo sản xuất rau an toàn của xã đã hướng dẫn cho bà con nông dân sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh,... để bón lót. Những loại phân đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận cho phép sử dụng như: phân của xí nghiệp chế biến rác thải Cầu Diễn, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân Thiên Nông,... đồng thời cần bón cân đối các loại phân vô cơ N, P, K tuỳ theo từng loại cây thì mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm rau không vượt qua mức dư lượng cho phép ( đặc biệt là hàm lượng nitrat).
* Nước tưới:
- Vai trò của nước đối với rau: khác với cây trồng khác, yêu cầu về nước đối với rau là đặc biệt quan trọng. Cây rau muốn tạo ra một sản phẩm chất khô cần phải có 300-400 phần nước. Do đó, thiếu nước rau chóng già cỗi, nhiều sơ, có thể bị đắng. Nhiều nước làm giảm nồng độ đường và các chất tan trong rau. Ngoài ra còn làm cho cây rau yếu, giảm sức chống chịu sâu bệnh và khả năng chịu hạn.
- Như vậy rau đặc biệt nhạy cảm đối với nước, nó chỉ có thể thiếu nước trong thời gian rất ngắn ( 2-3 ngày) thậm chí 24 giờ nguyên nhân là rau có bộ rễ nông nên không thể hút nước ở các tầng sâu của đất và rễ của rau có lực hút mao quản yếu so với các loại cây khác. Cây rau cần được cung cấp nước thường xuyên và đều đặn với khối lượng nhỏ. Nước tưới có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với cây rau, là yếu tố quyết định để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm rau. Nhờ đảm bảo chế độ nước mà cây rau mới sinh trưởng và phát triển bình thường cho năng suất và chất lượng tốt.
- Nghiên cứu thuỷ lợi ở Văn Đức cho thấy rằng khó khăn về thuỷ lợi đã hạn chế qui mô sản xuất rau an toàn. Nguồn nước quá xa ruộng và nguồn điện quá xa máy nên sử dụng máy bơm còn hạn chế, nông dân phải tát nước thủ công. Do vậy, vấn đề thuỷ lợi cần được giải quyết tốt sẽ tăng năng suất chất lượng rau. Cần cải tạo nâng cấp một số trạm bơm đã sử dụng qúa lâu, không đáp ứng yêu cầu hiện tại, cần kiên cố hoá hệ thống kênh mương cấp I và từng bước kiên cố hoá các tuyến kênh mương cấp II để có thể cung cấp đầy đủ nước tưới cho các vùng bãi trồng rau an toàn của xã. Xây dựng thêm các tuyến kênh mương phục vụ tưới tiêu nước cho các vùng có khả năng sản xuất rau an toàn và cho năng suất cao.
- Nguồn nước tưới: Xã sử dụng nguồn nước tưới chủ yếu là nước sông Hồng. Ngoài ra, trong những năm tới xã cần xây dựng thêm một số giếng khoan để tưới cho rau an toàn.
- Phương pháp tưới: Xã Văn Đức cần áp dụng các biện pháp tưới khoa học như: tưới phun mưa là cách phổ biến nhất cho nghề trồng rau, cách tưới này có thể làm thay đổi được cả tiểu khí hậu cho ruộng rau đặc biệt khi thời tiết nắng nóng; tưới ngầm là dùng ống dẫn cứng ( nhựa hay kim loại) có đục sẵn lỗ theo khoảng cách nhất định, đặt trong lòng luống rau ở phía dưới hoặc bên cạnh nơi trồng cây rau, khi tưới chỉ cần bơm nước vào các ống dẫn tưới trực tiếp cho gốc cây rau. Cách tưới này tiết kiệm nước, giữ được kết cấu đất, phù hợp với rau ưa nhiệt, nhưng cần đầu tư lớn. Tất cả các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật cần dùng nước để pha thì phải dùng nước sạch để pha.
* Bảo vệ thực vật: Đây là khâu quan trọng sản xuất rau an toàn, do vậy sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức- Gia Lâm cần được thực hiện nghiêm ngặt quy trình dịch hại tổng hợp (IPM), chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với kí sinh thiên địch, kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất là 15 ngày, khuyến khích sử dụng chế phẩm BT, các chế phẩm thảo mộc, kí sinh thiên địch (ong mắt đỏ) để phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (trồng giống chống chịu sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng,... ), sử dụng các biện pháp cơ học như: dùng lao động để bắt sâu, bẫy bướm, nhổ bỏ một số cây nào đó, kiểm dịch thực vật; sử dụng các biện pháp sinh học như: dùng côn trùng có ích tiêu diệt côn trùng có hại (ong mắt đỏ, ong bắt càng, kiến vàng,... ). Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi phát hiện sớm, tập trung phòng trừ sớm.
* Nhà lưới: để chủ động trong khâu gieo trồng đảm bảo đúng thời vụ, chủ động phòng chống nắng, mưa, gió bão, hoặc phòng chống sâu bệnh thì cần nhà lưới hoặc dàn, vòm che.
- Đối với nước ta, sản xuất rau trong nhà lưới trên nền đất kĩ thuật canh tác tiên tiến đã áp dụng thành công ở Đà Lạt. Sản xuất trong nhà lưới có phủ luống bằng màng mỏng PVE hiện nay đang được áp dụng ở Đà Lạt là bước đột phá trong canh tác rau hiện nay. Phủ màng mỏng PVE hạn chế được cỏ dại, sâu bệnh qua đó giảm công làm cỏ, dùng thuốc sâu giúp nông dân tăng chất lượng và sản lượng rau. Sản xuất trong nhà lưới tạo điều kiện sản xuất rau quanh năm và rau cao cấp cung cấp cho nhu cầu của khách sạn. Sản xuất rau trong nhà lưới còn có tác dụng sản xuất được những loại rau không thích hợp với trồng ngoài trời, nhằm đa dạng hoá sản phẩm rau trên thị trường.
- Đối với xã Văn Đức- Gia Lâm, đưa biện pháp sản xuất rau trong nhà lưới vào sản xuất là biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thâm canh vào giai đoạn 2000 – 2010 mà huyện Gia Lâm đã đề ra trong dự án phát triển tổng thể kinh tế – xã hội và thực hiện nhanh chóng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mà trong báo cáo của ban chấp hành Đảng bộ Gia Lâm khoá XVIII tại Đại Hội Đảng bộ lần thứ XVIII nhiệm kì 2001 – 2005 đã đề ra nhằm tạo ra thế mạnh mới trong sản xuất rau. Đây là giải pháp hữu hiệu để khắc phục triệt để tình trạng sản xuất rau không an toàn hiện nay và tạo nguồn rau an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Vì vậy, đến cuối năm 2003, xã Văn Đức sẽ xây dựng nhà lưới cho 4000 m2 ở khu Tám Mão để trồng cà chua.
Tóm lại: đưa biện pháp trồng rau trong nhà lưới vào sản suất là cần thiết để phù hợp với xu thế phát triển, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá cho ngành trồng rau, tạo điều kiện tốt cho nông dân để họ phát triển thành tầng lớp lao động có kĩ thuật, khắc phục triệt để tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm rau. Để thực hiện biện pháp này cần có sự quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo của nhà nước và các cấp các ngành ở địa phương.
* Thu hoạch sản phẩm: rau phải được thu hoạch đúng độ chín, bỏ lá già, héo.
Trên đây là một số giải pháp về yêu cầu kĩ thuật sản xuất rau an toàn. Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên thì việc sản xuất rau an toàn sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau.
3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiến bộ kĩ thuật.
Một trong những nhân tố đảm bảo sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện,...), các tiến bộ kĩ thuật phải được đảm bảo. Để thực hiện được giải pháp này, xã cần vận động nhân dân đóng góp kinh phí để cùng Huyện, Thành phố xây dựng hệ thống mương, đường bê tông, nhà lưới tại khu dự án 30 ha rau an toàn gồm:
* Hệ thống mương nội đồng:
- Mương nhánh nổi có nắp bê tông kết hợp đường đi lại là 2120 m.
- Mương chính ở khu Ruộng 4 dài 750 m có nắp đậy kết hợp làm đường đi.
* Xây dựng giao thông phục vụ sản xuất khu dự án 30 ha dài 1400 m rộng 3 m đổ bê tông.
* Xây dựng bể rửa rau có cầu lên xuống, có giếng khoan. Các công trình trên đã được báo cáo trong dự án làm nhà lưới, trạm bơm Quán Đỏ dự toán kinh phí đầu tư 300 triệu dồng.
Đề nghị Huyện, Thành phố giúp đỡ kinh phí xây dựng hệ thống mương Kim Đức từ Kim Lan về Văn Đức. Xây máng bê tông khu bãi nổi phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô sang trồng rau là 50 ha.
3.4. Sơ chế, chế biến.
Các sản phẩm rau an toàn của xã trước khi đi bán đến người tiêu dùng cần được thực hiện sơ chế và có thể là chế biến nhằm đảm bảo độ an toàn cho rau. Đây cũng là một biện pháp nhằm gắn trách nhiệm giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
- Sơ chế: được sơ chế tại nơi sản xuất do HTX Văn Đức, cá nhân sản xuất thực hiện như: cắt bỏ gốc già, lá úa, lá già, rửa đóng thùng hoặc sọt có gắn tên,địa chỉ nơi sản xuất,chủng loại rau, số lượng cân,... sau đó, các sản phẩm rau an toàn này lại được chuyển tiếp về các xưởng hoặc các chợ đầu mối để tiếp tục sơ chế như:rửa sạch, đóng theo các loại kích cỡ, bao bì, theo đơn đặt hàng và nhu cầu của cửa hàng, nhu cầu tiêu dùng,..
- Chế biến: xã Văn Đức chưa có cơ sở chế biến, nhưng trong những năm tới xã cần đầu tư để xây dựng các cơ sở chế biến, các thiết bị phục vụ chế biến nhằm tăng giá trị dinh dưỡng trong rau an toàn và đáp ứng nhu cầu chủng loại phong phú đa dạng các sản phẩm chế biến.
3.5. giải pháp về dịch vụ kĩ thuật.
Cần thiết phải quản lý chặt chẽ các loại phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau an toàn. Phòng kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lâm phải kí hợp đồng với các nhà sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu kịp thời cung cấp cho nông dân thông qua các tổ chức dịch vụ của HTX.
Bởi vậy, đối với xã Văn Đức cần quy hoạch dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp nhất thiết là phải thu về một mối, nhằm tổ chức hợp lý dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ chuyên dùng với giá cả phù hợp, cung cấp thông tin khoa học kĩ thuật, thị trường để tăng khả năng thâm nhập thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách bền vững.
3.6. Giải pháp về tổ chức và quản lý rau an toàn.
Mô hình sản xuất và quản lý rau an toàn:
UBND xã Văn Đức
Ban chỉ đạo chương trình rau an toàn
Vùng sản xuất rau an toàn 30 ha
Vùng sản xuất rau an toàn khác
Giám sát QLKT, kiểm tra chất lượng ssssss
Sơ chế, bảo quản, chế biến
Hệ thống tiêu thụ
* Xã Văn Đức trên cơ sở qui hoạch vùng sản xuất rau an toàn của thành phố:
- Xây dựng các dự án phát triển vùng sản xuất rau an toàn của xã, trong đó tiến hành quy hoạch thiết kế và đầu tư đồng bộ từ hệ thống kênh mương tưới tiêu, hệ thống giao thông, hệ thống điện, phương tiện vận chuyển chuyên dùng, nhà lưới,..
- áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến như: sử dụng giống mới, giống có chất lượng cao, quanh năm; sử dụng nilông che phủ mặt đất; áp dụng các chế phẩm, phân bón vi sinh.
- Thành lập ban chỉ đạo chương trình rau an toàn của xã để chỉ đạo, giám sát sản xuất trên địa bàn đặc biệt là khâu lưu thông và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nguồn nước,...
- Gắn việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn bằng cách thành lập thêm các nhóm sản xuất, HTX sản xuất – tiêu thụ, nâng cao năng lực hoạt động các nhóm, HTX; có bao bì nhãn mác riêng cho sản phẩm rau an toàn của xã sản xuất ra.
* Ban chỉ đạo chương trình rau an toàn của xã.
- Giám sát và thường xuyên tổ chức giám sát việc nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất nông nghiệp, kiên quyết xử lý các hộ vi phạm, sẵn sàng huỷ bỏ lô hàng thuốc không đúng quy định.
- Mở cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp của xã như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại,... một cách đầy đủ và đúng đắn cho nông dân.
- Tổ chức xây dựng mô hình điểm, lấy một xóm cho tổ chức sản xuất mô hình, nhất thiết phải làm cho tốt,có thể phải làm nhà lưới để cung cấp rau rải vụ quanh năm. Chú ý hướng dẫn tốt, quản lý tốt để đảm bảo mô hình phải thành công rõ nét, hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ rau thuận tiện.
- Từ mô hình điểm có hiệu quả, phổ biến tuyên truyền vận động và yêu cầu tất cả các hộ có sản xuất rau trong xã phải đăng kí cam kết thực hiện đúng quy định.
- Tổ chức rút kinh nghiệm và mở rộng toàn xã áp dụng đúng qui định qui trình sản xuất rau an toàn.
3.7. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ rau an toàn.
Trong thời gian qua, thị trường rau an toàn Hà Nội đã chịu sự chi phối các điều kiện như: điều kiện trao đổi hàng hoá bất lợi cho nông dân, ắch tắc về thị trường. Nếu không có giải pháp hữu hiệu tức thời và cơ bản thì không thể nói tới sự phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả của sản xuất rau an toàn.Vì vậy, việc định hình và thực thi một chính sách thị trường rõ ràng, có tính khả thi cao và đảm bảo lợi ích của người nông dân là rất cầc thiết. Và sau đây là một số giải pháp về tiêu thụ rau an toàn:
- Quy hoạch mạng lưới chợ bán buôn,bán lẻ: chợ bán buôn là nơi tập kết sản phẩn của vùng để từ đó vận chuyển và phân phối đi các nơi trong và ngoài vùng. Hiện nay chợ bán buôn ở nước ta thực chất mới chỉ là các tụ điểm bán tạm thời trên các ngả đường vào thành phố. Vì vậy nhà nước cần có qui hoạch và xây dựng chợ bán buôn. Hiện nay, Văn Đức chưa có một chợ bán buôn, bán lẻ nào, người nông dân bán rau an toàn của mình ngay trên các đường làng do một nhóm tư thương tổ chức thu mua hoặc người nông dân tự đem sản phẩm của mình vào trong thành phố gây nhiều khó khăn cho sản xuất rau an toàn trong xã. Bởi vậy, huyện Gia Lâm cần nghiên cứu xây dựng chợ bán buôn rau cho xã Văn Đức để nông dân trong xã có địa điểm bán thuận lợi, bảo đảm vệ sinh, văn minh, lịch sự, góp phần xây dựng nông thôn mới, đưa thương mại dịch vụ vào phục vụ nông thôn, đưa nông thôn tiến kịp thành thị.
- Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn có tổ chức: để giải quyết ắch tắc trong khâu tiêu thụ sản phẩm cần phải hướng vào tiêu thụ có tổ chức, hình thành hiệp hội những người trồng rau, HTX tiêu thụ, tổ hợp tác tiêu thụ để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Các tổ chức này sẽ đảm nhận việc thu gom, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói các sản phẩm đủ tiêu chuẩn tươi bán buôn cấp I cho tư thương buôn chuyến, hoặc có điều kiện sẽ vận chuyển đến thị trường bán buôn ở thành phố, các cơ sở chế biến, siêu thị. Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm: nhà tập kết sản phẩm, bao bì đóng gói, phương tiện bốc dỡ, ... Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn để khuyến khích hình thành các tổ chức kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như tiêu thụ rau an toàn.
- Tổ chức hợp lí kênh tiêu thụ rau an toàn: hình thành các kênh tiêu thụ có tổ chức nhằm khắc phục tình trạng tự phát, đưa sản xuất và lưu thông đi vào chuyên môn hoá. Do vậy, trong thời gian tới Thành phố kết hợp với Huyện hướng dẫn hỗ trợ để tổ chức mạng lưới tiêu thụ bằng cách xây dựng các cửa hàng, kiốt bán rau an toàn ở các điểm đông dân cư:
+ Tổ chức nhà nước đảm nhận.
+ Tư nhân có điều kiện và tự nguyện tham gia.
+ HTX tiêu thụ rau an toàn ở nơi sản xuất rau an toàn.
Các tổ chức này sẽ kí hợp đồng với người sản xuất và thu mua, vận chuyền đưa vào các đại lý, các quầy rau an toàn trong thành phố, các chợ nội thành. Để làm được việc này thì các tổ chức cần có các phương tiện chuyên dùng gồm: xe chuyên dùng, các khay đựng rau bằng nhựa, các túi đựng rau, ... các năm sau đó, đại bộ phận rau được sản xuất theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn thì chủ yếu sẽ là HTX tiêu thụ, các hộ gia đình tự tiêu thụ và một phần là chủ tư nhân.
Các cửa hàng rau an toàn phải đăng kí kinh doanh, chuyên kinh doanh rau an toàn, có bao bì, nhãn hiệu ghi rõ nơi sản xuất và đảm bảo chất lượng. Có như vậy người tiêu dùng mới tin tưởng vào rau an toàn. Người bán hàng phải am hiểu về rau an toàn và chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng về những sản phẩm cửa hàng mình bán ra.
- Phát huy vai trò của thương nghiệp quốc doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, có thể cùng hợp tác đầu tư hoặc bao tiêu một phần sản phẩm làm ra.
- Đa dạng hoá thành phần tham gia tiêu thụ sản phẩm rau an toàn nhưng phải có chứng nhận và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Trên địa bàn Hà Nội hiện có 60 chợ xanh, tại mỗi chợ này cần thiết phải xây dựng ít nhất một quầy bán rau an toàn. Đảm bảo rau người sản xuất phải được tiêu thụ với giá cả phù hợp với người tiêu dùng và kích thích người sản xuất. Mỗi quầy bán rau an toàn cần có kho chứa sản phẩm, quầy bán và các vật dụng cần thiết khác.
- Ngoài ra, xã Văn Đức cần tổ chức hội nghị khách hàng cho các đơn vị bộ đội, trường học, các cơ quan đóng trên địa bàn xã nhằm giới thiệu sản phẩm rau an toàn của xã và qui trình sản xuất rau mà xã đang áp dụng. Thông qua đó các đơn vị sẽ đặt hàng và tạo điều kiện cho thông tin mở rộng thị trường.
- Cần tăng cường truyền tin, tuyên truyền quảng cáo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, bảo hộ người tiêu dùng trong tiêu dùng rau an toàn, tạo ra lớp người tiêu dùng mới, tuyên truyền tác hại của rau không an toàn và tác dụng của rau an toàn đối với sức khoẻ con người.
3.8. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với phát triển sản xuất rau an toàn.
Để phát triển sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả thì không những nó là kết quả của yếu tố tự thân mà còn là kết quả các yếu tố tác động của nhà nước như cơ chế, chính sách và các biện pháp. Hai nhóm nhân tố này tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của sản xuất rau an toàn. Nhưng để sản xuất rau an toàn phát triển phù hợp, hiệu quả cao hơn thì cần phải tạo ra các động lực kinh tế quan trọng. Những động lực này sẽ là điều kiện là những đầu tàu kéo sự phát triển của rau an toàn. Động lực đó là khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa nông dân và mọi người làm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn từ đó thúc đẩy sản xuất rau an toàn phát triển.
Trong những năm qua để đảm bảo sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả nhà nước đã ban hành “ pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật”, ban hành các qui định cấm không được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam. Sở Khoa học công nghệ và môi trường ban hành qui trình kĩ thuật một số loại rau, qui định về đăng kí kinh doanh rau an toàn... nhưng việc thực hiện còn chưa nghiêm túc lên việc sản xuất rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó trong thời gian tới, nhà nước phải có những biện pháp kiểm tra giám sát một cách nghiêm túc để xử lí các hành vi vi phạm qui định nhằm đảm bảo cho viêc sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả cao.
Hiện tại các văn bản qui định cho sản xuất rau an toàn còn mang tính chất tạm thời, thí điểm. Do đó, trong thời gian tới nhà nước cần có chính sách cụ thể qui định cách thức tổ chức, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Bên cạnh các văn bản qui định về tổ chức sản xuất rau an toàn, nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích, sử dụng đòn bẩy kinh tế như: tín dụng, lãi suất ưu đãi,... để thúc đẩy nông dân sản xuất rau an toàn như:
- Chính sách đầu tư cho sản xuất:
+ Kết cấu hạ tầng phục vụ vùng rau an toàn (đường điện, đường giao thông, kênh mương,...) đầu tư 100% vốn ngân sách (đầu tư theo dự án của các huyện, xã được phê duyệt).
+ Hỗ trợ xây dựng các cơ sở (nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vận chuyển...) với 60% vốn ngân sách theo dự án được duyệt.
+ Đầu tư 100% vốn ngân sách cho thiết bị kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm.
+ Hỗ trợ ngân sách cho tập huấn kĩ thuật, tiếp thu giống mới, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật mới theo chính sách khuyến nông hiện hành, hỗ trợ đầu tư cho công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Chính sách hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ sản phẩm: có các địa điểm để nông dân vận chuyển rau an toàn đến bán.
+ Đầu tư 50% ngân sách để lập quĩ bảo hiểm xã hội cho sản xuất rau an toàn, hỗ trợ rủi ro trong sản xuất, 50% do người sản xuất đóng góp.
- Chính sách cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng: chuyển ruộng trồng cây kém hiệu quả như ngô sang trồng rau an toàn. khuyến khích các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa cho nhau để có vùng sản xuất tập trung. Chính sách giảm 50% thuế đất cho vùng sản xuất rau an toàn.
- Về vốn tín dụng:
Đối với các vùng sản xuất rau an toàn với qui mô lớn theo hướng tập trung được thành phố hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua sắm thiết bị, vật tư (nhà lưới, thiết bị tưới, giống, thuốc bảo vệ thực vật,...) với lãi suất từ trên 0,5% tháng trở nên được thành phố hỗ trợ, từ 0,5% tháng trở xuống người vay vốn chi trả
- Vốn vay ưu đãi:
Vùng sản xuất rau an toàn tập trung được ưu tiên vay vốn ưu đãi theo qui định hiện hành, đặc biệt ưu đãi vay nguồn kinh phí từ quĩ khuyến nông, quĩ hỗ trợ phát triển.
- Chính sách khuyến nông và phát triển dân trí:
Khuyến khích và hỗ trợ các gia đình mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng cường kinh phí phổ biến qui trình sản xuất rau an toàn và quản lí dịch hại tổng hợp.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả cao. Các biện pháp này đã và đang được thực hiện tại xã Văn Đức- Gia Lâm nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm tới các biện pháp này được thực hiện trong điều kiện thuận lợi thì chắc chắn rằng nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm.
Kết luận và kiến nghị.
1. Kết Luận.
Phát triển sản xuất rau an toàn ở Văn đức – Gia Lâm – Hà Nội hiện nay là một vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường (Nội thành, các tỉnh bạn và xuất khẩu); lợi thế của người sản xuất và tiêu dùng, góp phần thực hiện một nền nông nghiệp sạch và bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng ven đô.
Qua nghiên cứu hiện trạng tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Văn Đức em thấy: Điều kiện tự nhiên, môi trường ở Văn Đức cũng như các cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, mương máng,...), phong tục tập quán và trình độ canh tác rau của người sản xuất ở Văn Đức có đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất rau an toàn. Trong những năm qua, (từ năm 1996 – nay) thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội kết hợp với lợi thế của mình xã Văn Đức đã tiến hành sản xuất rau an toàn và đã thu được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế gây khó khăn cho sản xuất rau an toàn của xã. Trước tình hình đó, trong những năm tới, xã Văn Đức cần tìm ra các nguyên nhân và thực hiện một số giải pháp nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn cho thành phố, các tỉnh bạn và có xuất khẩu.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Khôi, cán bộ giảng dạy khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, trường đại học KTQD-Hà Nội, được sự giúp đỡ của các bác, các cô chú phòng chính sách và xây dựng nông thôn mới- sở NN&PTNT Hà Nội, ban chỉ đạo chương trình rau an toàn hợp tác xã Văn Đức,... Qua đây, cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn và các cơ quan đã giúp em hoàn thành luận văn này.
2. Kiến nghị.
Để tổ chức sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Văn Đức đạt kết quả cao, bảo đảm sức khoẻ cộng đồng, có kiến nghị:
2.1. Đối với nhà nước, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Có kế hoạch ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, sơ chế bảo quản, các tiến bộ kĩ thuật, thông tin tuyên truyền, đào tạo.
Ban hành các chính sách cho sản xuất rau an toàn:
- Hoàn thiện, bổ sung thêm các qui trình kĩ thuật cho tất cả các loại rau an toàn.
- Có chính sách khuyến khích hỗ trợ cho người sản xuất trồng rau an toàn thông qua chương trình khuyến nông cho vay vốn ưu đãi, tập huấn kĩ thuật.
- Có chính sách, qui định để quản lí chặt chẽ việc sản xuất và lưu thông rau an toàn từ môi trường, qui trình sản xuất cho tới bao gói sản phẩm, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện một số dự án:
- Dự án đầu tư xây dựng khu sơ chế rau an toàn tại chợ đầu mối của huyện Gia Lâm do sở thương mại Hà Nội là chủ đầu tư.
- Dự án kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn ( của sở y tế Hà Nội) thực hiện năm 2003.
Tiếp tục cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu về rau an toàn đặc biệt là các vấn đề rau thu hoạch, sơ chế, bảo quản chế biến.
2.2. Đối với uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, uỷ ban nhân dân xã Văn Đức.
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn, tổ chức nhiều lớp tập huấn kĩ thuật và thị trường, tổ chức tốt dịch vụ khâu giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tìm kiếm thị trường giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn.
Thành lập ban chỉ đạo chương trình sản xuất rau an toàn của huyện để giám sát, tổ chức thực hiện qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn.
Thành lập ban chỉ đạo chương trình sản xuất rau an toàn của xã để giám sát kiểm tra, phổ biến kiến thức cho nông dân.
2.3. Đối với hộ gia đình trong xã Văn Đức.
Cần thực hiện triệt để qui trình sản xuất rau an toàn.
Tài liệu tham khảo.
1. Trần Khắc Thi- kĩ thuật trồng rau an toàn, NXB nông nghiệp 2001.
2. Bùi Thị Gia- Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm-Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội 2001.
3. Tạp chí NN&PTNT 3/2001.
4. Tạp chí đo lường chất lượng 10/2000.
5. Tạp chí nông nghiệp- công nghiệp- thực phẩm 8/1995.
6. Thời báo kinh tế Việt Nam số 82/2002.
7. Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam số 61/2001.
8 Tạp chí nông nghiệp- công nghiệp- thực phẩm số 12/2001
9. Tạp chí NN&PTNT số12/2000
10. Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng 10/2002
11. Đề án tổ chức sản xuất và sơ chế rau an toàn giai đoạn 2002-2005 trên địa bàn Hà Nội.
12. Báo cáo kết quả sản xuất rau an toàn 1996-2001 trên địa bàn Hà Nội.
13. Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn- NXB thống kê 2001.
14. Kinh tế nông nghiệp- NXB thống kê 2001
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29738.doc