Chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và nhà nước ta đã và đang thể hiện là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới. Làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Nó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người lao động, đời sống người dân ở nông thôn được từng bước cải thiện đáng kể, kinh tế nông thôn phát triển , tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng lên, đẩy nhanh việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển không những đem lại những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần gìn giữ , bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mang đậm nét đặc trưng của từng địa phương. Bên cạnh đó, tại những làng nghề truyền thống đang tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Trong đó vấn đề quản lý và sử dụng đất làng nghề cũng đang có nhiều bất cập, lộn xộn và manh mún. Và nó có tác động qua lại đối với những vấn đề tồn tại khác của việc phát triển làng nghề truyền thống . Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những vấn đề khác. Chính vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ về các mặt để làng nghề truyền thống phát triển bền vững trong những giai đoạn tiếp theo. Trong đó giải pháp quản lý và sử đất làng nghề truyền thống hợp lý phải được coi trọng, ưu tiên. Có nhiều làng nghề truyền thống đang rất phát triển ,song song với đó thì các vấn đề bất cập ở những làng nghề này cũng trở lên nghiêm trọng và bức xúc hơn. Điển hình kể đến là làng nghề truyền thống Bát Tràng. Kết quả của quá trình phát triển mạnh mẽ những năm gần đây của Bát Tràng được thể hiện trên rất nhiều mặt. Cùng với đó , những vấn đề bất cập tại Bát Tràng cũng đang tạo ra sức ép lớn, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của làng nghề
71 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách ngành nghề nông thôn .Tuy nhiên nó khác so với khu công nghiệp tập trung , CCNLN có quy mô nhỏ hơn , điều kiện và phương tiện xử lý môi trường , các cơ sở hạ tầng kém hơn. Các cơ sở của nó xuất xứ từ các hộ kinh tế gia đình , các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương làng nghề truyền thống .
Những năm qua, làng nghề truyền thống được khôi phục và có sự phát triển mạnh mẽ . Quy mô sản xuất không ngừng tăng lên .Có sự đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất là rất lớn và không ngừng tăng lên. Các cơ sở sản xuất ngày càng mở rộng quy mô trong khu dân cư gây sức ép quá tải cho khu dân cư, môi trường sống ô nhiễm nghiêm trọng , đời sống của người dân bị ảnh hưởng lớn. Quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu dân cư sinh sống , giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất phục vụ yêu cầu mở rộng, phát triển sản xuất, giúp cho đầu tư vào sản xuất nghề truyền thống có hiệu quả cao hơn…Từ thực tế sản xuất kinh doanh của những cụm công nghiệp làng nghề những năm qua ở tại một số địa phương đã thể hiện những ưu điểm và lợi ích rõ rệt của nó :
- Tạo điều kiện để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững nhờ cải thiện kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá , cung ứng điện, thông tin liên lạc …) ; giải quyết vấn đề môi trường do tách khu sản xuất khỏi khu dân cư và có phương án xử lý chất thải, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, tổ chức sản xuất theo lãnh thổ đã tạo động lực cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.
- Tạo mặt bằng cho mở rộng và tăng quy mô sản xuất của làng nghề . Trước đây, sản xuất ở các làng nghề được diễn ra tại các hộ gia đình, tại đây v
vừa sản xuất, vừa sinh hoạt ăn ở, do đó chật hẹp về diện tích gây cản trở cho phát triển sản xuất và ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống nhân dân. Hiện nay, thành lập cụm công nghiệp làng nghề vừa tạo điều kiện cho mở rộng quy mô sản xuất, vừa tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường : Nhờ vào cụm công nghiệp làng nghề nên đã có điều kiện để áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường như : gia tăng tỷ lệ diện tích trồng cây xanh trong cụm, xấy dựng hệ thống xử lý chất thải và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ trong sản xuất, kinh doanh của các làng nghề. Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề là chuyển từ sản xuất phân tán, manh mún sang sản xuất tập trung, do đó đã thúc đẩy và tạo điều kiện đổi mới công nghệ. Nhờ có cụm công nghiệp làng nghề nên có thể áp dụng các dây chuyền công nghệ mới, có công suất lớn hơn và hiện đại hơn. Thực hiện theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá hơn trong sản xuất.
- Giải quyết được nhiều việc làm hơn cho lao động ở nông thôn. Ở các cụm công nghiệp làng nghề, nhờ mở rộng quy mô sản xuất và kết hợp giữa sản xuất tập trung và phân tán nên đã cho phép thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn và thu nhập của người lao động được nâng cao. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp ngoài việc làm cho lao động tại chỗ còn thu hút khoảng 1/3 lao động từ các địa phương khác tới.
Như vậy, có thể coi cụm công nghiệp làng nghề là điểm nhấn, là khâu đột phá trong phát triển làng nghề ở trình độ mới và điều kiện mới : quy mô nâng lên, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế .
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quy hoạch sử dụng đất làng nghề , quy hoạch cụm công ngiệp làng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển , Bát Tràng đã có quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề .Vị trí nằm ở phía trong đê, đảm bảo yêu cầu xa khu dân cư, với tổng diện tích khoảng 16,03 ha . Cụm công nghiệp làng nghề Bát Tràng đã được xây dựng với sự hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của Thành phố Hà Nội. Mật độ xây dựng là 40%, hệ số sử dụng đất 0,48 lần và nhà có tầng cao trung bình là 1,2.Cụm này chia làm 17 lô. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ đảm bảo các tiêu chí về điện, nước, hệ thống xử lý chất thải và diện tích mặt bằng thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Việc thuê đất tại các cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp làng nghề vẫn còn gặp một số vướng mắc nên diện tích đất cho thuê vẫn chưa được lấp đầy. Mặc dù hiện nay theo tính toán thì diện tích được quy hoạch này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của các cơ sở sản xuất. Theo điều tra thì đa số các hộ sản xuất trong xã được hỏi đều mong muốn được thuê đất trong cụm công nghiệp làng nghề để mở rộng sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường nơi ở. Tuy vậy, có hộ đã thuê đất ở cụm công nghiệp làng nghề rồi vẫn duy trì sản xuất tại nơi ở để tận dụng diện tích đất ở không phải trả tiền thuê đất và tận dụng thời gian, lao động trong gia đình như trẻ em và người già. Cụ thể thì tại Cụm công nghiệp làng nghề Bát Tràng hiện vẫn chưa có sự phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý nội bộ cụm.
2.4 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bát Tràng
2.4.1 Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất và giải phóng mặt bằng tại Bát Tràng
Nhu cầu phát triển nghề truyền thống ở Bát Tràng không ngừng tăng lên. Trước đây khi thu nhập từ nghề truyền thống chưa cao, người dân vẫn còn kết hợp việc làm nghề với sản xuất nông nghiệp và thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp. Hiện nay khi nghề truyền thống phát triển, sản phẩm làng nghề được ưa chuộng trên thị trường trong nước và đã đạt được giá trị xuất khẩu cao khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Người dân có việc làm và thu nhập tăng lên cao từ việc làm nghề truyền thống và được coi là nguồn thu nhập chính . Tại Bát Tràng không còn hộ gia đình nào sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp không được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp . Nhu cầu về đất sản xuất kinh doanh lại rất lớn. Theo Quyết đinh 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của thủ tướng chính phủ , cho phép chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp để phát triển ngành nghề nông thôn .Vì vậy thành phố Hà Nội đã có chính sách ưu tiên cho phép chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích sản xuất kinh doanh nghề truyền thống tại làng nghề Bát Tràng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất này tại Bát Tràng đã diễn ra rất mạnh. Hiện nay quỹ đất nông nghiệp tại Bát Tràng là không còn nữa vì vậy việc mở rộng mặt bằng sản xuất là rất khó khăn. Trong khi đất nông nghiệp tại các xã giáp danh Bát Tràng còn nhiều. Chính vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất làng nghề Bát Tràng đã sử dụng cả diện tích đất của xã bên cạnh (Xã Đa Tốn).
Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề đã được thực hiện tại Bát Tràng. Việc thu hồi, giải phóng mặt bằng cũng gặp thuận lợi do nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình không còn . Và vì họ xác định được lợi ích của cụm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên do quỹ đất 5% của xã không còn, xã đã thực hiện việc đền bù bằng tiền. Việc đền bù này lúc đầu cũng gặp khó khăn do người dân cho rằng giá đền bù vẫn thấp.
2.4.2 Tình hình giao đất, cho thuê đất Tại Bát Tràng
Nhằm tạo điều kiện thu hút các cơ sở sản xuất trong khu dân cư di dời ra cụm công nghiệp làng nghề thuê đất để mở rộng mựt bằng sản xuất do địa phương quản lý, Bát Tràng đã đưa ra những chính sách khuyến khích , ưu đãi. Cụm công nghiệp làng nghề truyền thống sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Địa phương cho thuê dưới hình thức đấu giá quyền sử dụng đất 50 năm với giá sàn là 2 triệu đồng / m2. Các hộ cho rằng mức giá sàn như vậy là quá cao với thời hạn chỉ có 50 năm . Vì vậy địa phương lại giảm mức giá sàn xuống chỉ còn 1.500000đồng/ m2 với lô diện tích 1.200 m2 ; 1.800000đồng / m2 với lô diện tích 600 m2 ; 4 triệu đồng /m2 với lô trưng bày , giới thiệu sản phẩm diện tích 100m2. Trong khi phần lớn các cơ sở sản xuất muốn thuê đất tai cụm công nghiệp làng nghề là cơ sở sản xuất hộ gia đình , tiền lực về vốn của họ không lớn. Với diện tích phân lô từ 600m2 đên 1000m2, phải trả tiền thuê đất một lần. Như vậy người thuê đất phải chi trả một khoản tiền thuê lớn , họ sẽ không có khả năng chi trả hoặc sẽ không còn tiền để đầu tư mới vào sản xuất. Chính vì vậy người dân muốn được thuê đất lâu dài hoặc ít nhất cũng phải có thời hạn dài hơn 50 năm và muốn được trả tiền thuê đất hàng năm .
2.4.3 Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Bát Tràng
Nghề truyền thống ngày càng phát triển , sản xuất kinh doanh hiệu quả. Hầu hết các hộ gia đình đều sản xuất hoặc kinh doanh nghề truyền thống. Nhu cầu về mặt bằng sản xuất, sinh hoạt cũng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về vốn muốn mở rộng sản xuất, tăng tính chuyên môn hoá, tập trung hoá trong sản xuất. Cho nên họ muốn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chính vì vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Bát Tràng diễn ra khá mạnh. Nhu cầu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng mạnh , cho nên giá chuyển nhượng cũng được đẩy lên cao. Một phần cũng do nhu cầu về vốn để đầu tư vào sản xuất nhiều hộ đã chuyển nhượng quyền sử dụng một phần diện tích trong diện tích đất ở của mình. Tình trạng chuyển nhượng không đăng kí với UBND xã vẫn còn do người dân cho rằng thủ tục còn phức tạp và phải nộp mức lệ phí chuyển quyền sử dụng đất cao.
2.5 Tình trạng môi trường tại làng nghề truyền thống Bát Tràng
Tình trạng môi trường ở Bát Tràng cũng giống như ở những làng nghề phát triển khác . Song song với sự phát triển mạnh mẽ của nghề truyền thống, môi trường ở làng nghề Bát Tràng cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng . Trước thực trạng đáng báo động về ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Bát Tràng, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình : Hệ thống cơ sở hạ tầng như : đường giao thông, hệ thống cấp nước sạch, thoát nước thải … được nâng cấp,tu bổ. Các loại xe công nông đã bị cấm trên một số trục đường chính trong làng. Thực hiện việc trồng cây xanh ven trục đường chính và những nơi công cộng. Đặc biệt là việc đưa vào thực hiện sử dụng lò nung bằng ga thay vì nung than ở một bộ phận cơ sở sản xuất của làng đã giảm được 50-60% lượng khí bụi và khí CO2 và tiết kiệm được gần 30% chi phí so với lò đốt bằng than … Tuy nhiên, biện pháp này mới chỉ dững lại ở mức khiêm tốn do việc đầu tư cho một dây chuyền công nghệ nung lại rất tốn kém, trong khi đó hầu hết các cơ sở sản xuất ở Bát Tràng có quy mô nhỏ, chưa tập trung và chưa đầu tư nhiều về kinh phí. Bên cạnh đó, theo những nghệ nhân của làng thì trên thực tế những sản phẩm gốm đòi hỏi kỹ thuật thủ công thì chỉ có lò than mới đáp ứng được .
Ô nhiễm môi trường không khí : Lò nung truyền thống bằng than , hàng ngày thải vào không khí một lượng khói bụi rất lớn . Theo khảo sát của Sở Tài nguyên – Môi triường và Nhà đất Hà Nội , lượng bụi ở đây vượt quá mức tiêu chuẩn môi trường 3-3,5 lần , nồng độ khí CO2 , SO2 trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-2 lần. Không chỉ thải bụi, trung bình mỗi lò nung gốm bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường. Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước : Hệ thống thoát nước thải mặc dù đã được tu bổ , cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập . Hệ thống cống thoát nước ngầm dẫn nước thải sản suất và nước thải sinh hoạt chưa được tách riêng đều dẫn ra sông , đầm … Trong xã không còn nhiều ao vì đã bị lấp đi làm mặt bằng xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất… Còn một số những ao, đầm nhỏ cũng dần bị lấn ra . Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, thì mẫu nước thải ở làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Trong khi hệ thống nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của dân cư tại Bát Tràng lại là hệ thống nước ngầm .
Ô nhiễm tiếng ồn : Tại các cơ sở sản xuất ở các hộ gia đình do thiếu mặt bằng sản xuất nên máy móc thay thế một số công đoạn thủ công trước đây được đặt trong những không gian chật hẹp gây ra tiếng ồn lớn .
Người lao động làm việc trong các điều kiện không an toàn, Không có dụng cụ bảo hộ lao động . Thời gian lao động quá dài (10-12 h/ ngày) trong môi trường ô nhiễm không khí do bụi , ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng . Trong khuôn viên đất ở chật hẹp, vừa sản xuất, vừa sinh hoạt, người dân phải gánh chịu những hậu quả do chính mình tạo ra. Ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân sống và làm việc tại làng nghề , làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dân cư mơi đây. Các bệnh thường mắc phải là bệnh về hô hấp, viêm da, dị ứng, đau mắt hột…Tỷ lệ ngườu mắc bệnh ung thư cũng nhiều hơn các địa phương khác, phần lớn là ung thư phổi .
Nói tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Bát Tràng mặc dù đã có nhiều biện pháp khắc phục nhưng vẫn trong tình trạng báo động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường tại đây nhưng chủ yếu vẫn là do sự phát triển tự phát, lộn xộn của các cơ sở sản xuất trong khu dân cư. Cần phải có những biện pháp cụ thể tác động trên nhiều mặt để giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường ở làng nghề truyền thống. Trong đó cần phải kể đến giải pháp về quản lý, sử dụng đất hợp lý ở làng nghề .
2.6 Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng.
2.6.1. Ưu điểm :
- Chính sách về đất đai đã được chú trọng hơn và kết hợp với các chính sách khác nhằm thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển .
- Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng tương đối đồng bộ so với các làng nghề khác trong vùng và thực hiện sự kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. Tạo điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh mẽ .
- Là một trong những địa phương đi đầu thực hiện xây dựng quy hoạch chi tiết không gian làng nghề truyền thống . Quy hoạch có tính chất riêng , đặc trưng cho làng nghề truyền thống . Đã thực hiện quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề cách xa khu dân cư nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trương và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh . Lựa chọn vị trí cụm công nghiệp làng nghề phù hợp , đảm bảo xa khu dân cư , thuận tiện về giao thông , giao lưu hàng hóa .
- Thực hiện quy hoạch tổng thể không gian làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch làng nghề mang bản sắc văn hoá dân tộc . Phù hợp với định hướng phát triển của địa phương . Thực hiện tôn tạo , trùng tu những công trình tín ngưỡng như đình , đền, chùa , miếu mạo. Thực hiện bảo tồn những ngôi nhà cổ , những lò cổ và một số công trình có giá trị về lịch sử và văn hoá khác...Nhằm bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống .
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Tình trạng xây dựng nhà ở , cơ sở sản xuất kinh doanh tự phát , không phép, lấn chiếm đất giao thông , đất công cộng trong khu dân cư vẫn xảy ra do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở chưa t ương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ , nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc lãnh đạo và quản lý làng nghề truyền thống.
- Việc phân biệt được đất sản xuất kinh doanh và đất ở , khu sản xuất kinh doanh và khu dân sinh rất khó khăn do các hộ sản xuất tận dụng mọi không gian có thể trên diện tích đất ở để mở rộng mặt bằng sản xuất . vì vậy gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát . Diện tích đất sản xuất kinh doanh chưa đủ đáp ứng nhu cầu .
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối đồng bộ nhưng do tốc độ phát triển mạnh của nghề truyền thống khiến cho hệ thống này bị xuống cấp nhanh chóng. Các biện pháp đưa ra nhằm hạn chế tình trạng xuống cấp này vẫn chưa triệt để . Hệ thống lưới điện , cấp nước , hệ thống thông tin liên lạc vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
- Quy hoạch chi tiết không gian làng nghề truyền thống Bát Tràng còn mang tính hình thức , chất lượng thực hiện quy hoạch chưa cao ; chưa có dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng và thường hợp thức hoá thực tế ; Chưa có sự thống nhất cao giữa các ngành, còn để tình trạng tự phát cục bộ và còn lúng túng trong việc thực hiện quy hoạch khu dân cư. Do quy hoạch thiếu sự tham gia của người dân ; Trong quá trình xây dựng quy hoạch chưa thực hiện một cách kỹ lưỡng việc điều tra , rà soát , tổng hợp , phân tích và dự báo các vấn đề liên quan .Thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề còn chậm ; chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất và chưa thực sự cải thiện được ô nhiễm môi trường . Năng lực chuyên môn của địa phương còn yếu , phải nhờ đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch. Quy hoạch đất khu sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề chỉ chiếm 1/3 là ít . Do diện tích dành để xây dựng cơ sở hạ tầng quá lớn.
- Xây dựng cụm công nghiệp làng nghề nhưng vẫn còn để tình trạng chậm tiến độ do thiếu vốn. Khi xây dựng xong vấn đề quản lý cụm công nghiệp làng nghề vẫn còn nhiều vướng mắc . Do chưa có quy định rõ ràng về việc thành lập và tổ chức ban quản lý trong quá trình xây dựng cụm công nghiệp làng nghề và sau khi nó đưa vào hoạt động . Quá trình cho thuê đất tại cụm công nghiệp vẫn còn gặp nhiều trở ngại , chưa thống nhất về giá thuê đất và thời hạn thuê . Chưa có những chính sách ưu đãi triệt để giúp cho người dân có điều kiện thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Các chính sách về đất đai khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , đầu tư phát triển mở rộng sản xuất nhưng thực tế chưa có chính sách bồi thường , hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, giá bồi thường còn thấp trong khi đó giá cho thuê đất lại cao, chưa tạo điều kiện cho các hộ chuyển mục đích sử dụng đất và việc thực thi chưa nghiêm túc .
- Quỹ đất nông nghiệp tại Bát Tràng hiện tại không còn do việc chuyển đổi mụch đích sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy gây khó khăn cho việc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Trong khi nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng .
- Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh của nghề truyền thống ;các cơ sở sản xuất hình thành tự phát trong khu dân cư ; những khâu sản xuất ô nhiễm vẫn chưa được di dời hết ra xa khu dân cư để vào khu sản xuất tập trung ; Hệ thống cơ sở hạ tầng dần bị xuống cấp…
2.7 Nhu cầu và tiềm năng về đất đai để phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng
2.7.1. Tiềm năng và lợi thế để phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng
Làng nghề Bát Tràng hội tụ rất nhiều lợi thế để phát triển. Những lợi thế thế đó cần được tận dụng và được đánh giá đúng để có đinh hướng phát triển cho làng nghề này trong những giai đoạn sau .
* Lợi thế vị trí để mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển làng nghề truyền thống
- Xã Bát Tràng nằm sát sông Hồng , là một làng ven đô của thành phố Hà Nội, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Vị trí địa lý thuận lợi , có lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng … Tạo ra lợi thế về giao lưu kinh tế , văn hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư để mở rộng và phát triển làng nghề truyền thống .
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa , địa hình đa dạng , đât dai phì nhiêu, nguồn nướ dồi dào đã tạo ra một lợi thế về nguồn nguyên liệu tiềm năng phong phú.
Hệ thống sông , ngòi, ao, hồ đầm khá dày đặc , tạo khả năng lưu thông lớn.
- Dân số đông, nguồn lao động khá dồi dào và trẻ . Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bình quân đất canh tác trên đầu người thấp , đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy có lượng lao động nông thôn dư thừa là rất lớn.
- Quỹ đất nông nghiệp tại Bát Tràng hiện tại không còn , khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích sản xuất kinh doanh nghề truyền thống .Nhưng ở các xã bên cạnh thì quỹ đất nông nghiệp vẫn còn nhiều và có khả năng chuyển đổi . Nếu có thể giải quyết được khó khăn về thẩm quyền quản lý hành chính , được sự thông qua , phê duyệt của cấp quản lý cao hơn thì sẽ tạo ra tiềm năng mặt bằng cho sản xuất kinh doanh nghề truyền thống.
* Lợi thế về phát triển làng nghề truyền thống theo hướng phát triển gắn liền với dịch vụ , du lịch.
Với vị trí địa lý thuận lợi , cơ sở hạ tầng khá phát triển, có những nét văn hoá truyền thống đặc trưng, có những công trình tham quan nổi tiếng như Đình làng Bát Tràng , Những ngôi nhà cổ, những lò gốm cổ …Với nghệ thuật tinh hoá của nghề gốm , sản phẩm mang những nét văn hoá đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc… Bát Tràng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch làng nghề . Và phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với phát triển du lịch đang là một trong những định hướng phát triển trong chiến lược phát triển kinh tê- xã hội của làng nghề này.
Nhu cầu phát triển nghề truyền thống ngày càng lớn dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá và xu hướng đô thị hoá đang diễn mạnh mẽ . Đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu về các dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao. Là một làng ven đô, có sự thuận lợi về giao thông để giao lưư kinh tế , xã hội , văn hoá với các vùng khác . Nhất là hiện nay khi cầu Thanh Trì được hoàn thành thì càng thuận lợi hơn. Qua trình đô thị hoá đang diễn ra manh mẽ, tác động mạnh tới Làng nghề ven đô Bát Tràng . Chính vì vậy tiềm năng để phát triển thành đô thị rất lớn đòi hởi quy hoạch chi tiết không gian làng nghề cần coi trọng và xem xét điểm này .
2.7.2 Nhu cầu sử dụng đất để phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng
- Đất ở và khu dân cư ngày càng trở lên chật chội do sự phát triển tự phát của những cơ sở sản xuất trong khu dân cư, do tăng dân số cơ học , mật độ dân cư ngày càng cao , gây sức ép lớn về đất khu dân cư. Nhu cầu giãn dân ra những khu dân cư mới là rất lớn.
- Đất sản xuất kinh doanh: Nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh nghề truyền thống rất lớn. Hầu hết các hộ được hỏi đều mong muốn có thêm đất để mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghề gốm là nghề đòi hỏi có mặt bằng lớn, trong khi quỹ đất trong khuôn viên đất ở của các hộ sản xuất rất hẹp. Nhiều khâu trong sản xuất gốm truyền thống gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng , đòi hỏi phải di dời ra khu sản xuất tập trung cách xa khu dân cư. Cụm công nghiệp làng nghề đã được xây dựng tại Bát Tràng nhưng theo điều tra thì các hộ được hỏi đều trả lời rằng diện tích được thuê ở cụm công nghiệp làng nghề vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tính cho giai đoạn phát triển sắp tới.
- Giao thông và cơ sở hạ tầng: Mặc dù thành phố Hà nội kết hợp với người dân cùng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp về hệ thống giao thông trong xã và hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ. Nhưng do sự phát triển nhanh , mạnh làm cho các hệ thống này đã bị xuống cấp. Nhu cầu nâng cấp , mở rộng , làm mơi đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng ở Bát Tràng còn rất lớn mới cao thể đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong giai đoạn tới. Điều này cũng đặt ra nhu cầu lớn về đất đai .
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG
3.1 Giải pháp về sử dụng hợp lý đất làng nghề truyền thống Bát Tràng
Trước những thực trạng về quản lý và sử dụng đất , cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề truyền thống Bát Tràng ,cần có những giải pháp hợp lý nhằm phát triển bền vững làng nghề truyền thống mà không làm mất đi giá trị truyền thống vốn có của nó. Khi nghề truyền thống bị tách ra khỏi làng thì có nghĩa nó không còn mang tính chất truyền thống nữa . Bởi nghề truyền thống luôn gắn liền với địa danh của làng. Nhưng vẫn cần phải kiên quyết tách những khâu sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư và đưa ra cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch xa khu dân cư. Đối với khuôn viên đất ở của các hộ gia đình cần phải có sự bố trí , sắp xếp lại không gian cho hợp lý , đảm bảo các điều kiện sinh hoạt và sản xuất kinh doanh hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh sống của khu dân cư . Cần có sự phân khu để thực hiện quản lý cho hiệu quả . Làng nghề Bát Tràng sẽ phân làm 4 khu : Khu cần bảo tồn ( làng Cổ với những di tích , những công trình cổ …) ; Khu cần chỉnh trang , tu sửa, cải tạo; Khu cần mở mới và di dân; Khu sản xuất tập trung ( Cụm công nghiệp làng nghề ).
- Đối với đất khu dân cư : Cần kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt trong khu dân cư , đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn về mật độ xây dựng , tầng cao trung bình và chất lượng xây dựng theo đúng quy hoạch. Tránh tình trạng xây dựng tự phát , không phép . Những hộ nào lấn chiếm đất công , đất giao thông cần có biện pháp cứng rắn như phá dỡ. Phá bỏ bớt những nhà xây kém giá trị và lộn xộn. Cần cải tạo lại không gian ở và sinh hoạt cho hợp lý, tránh tình trạng tạm bợ không đảm bảo thoáng khí, gây ô nhiễm môi trường sống. Thực hiện trông cây xanh xen lẫn trong khuôn viên đất ở, tạo môi trường thông thoáng. Đối với những hộ gia đình có diện tích ở và sản xuất quá chật cần được dãn dân ra khu đất giãn dân mới.
- Đối với những khâu sản xuất gây ô nhiễm như khâu gia công thô, nghiền trộn đất, khâu xếp lò và nung …cần được kiên quyết tách rời khu dân cư và đưa vào khu sản xuất tập trung ( cụm công nghiệp làng nghề ). Bằng những ưu đãi về giá thuê đất, điều kiện thuê, thời hạn thuê … khuyến khích các cơ sở sản xuất di dời ra cụm công nghiệp làng nghề nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong khu dân cư và thực hiện sản xuất chuyên môn hoá cao hơn và đầu tư hiệu quả hơn. Khuyến khích các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ , thiết bị , máy móc ở những khâu gây ô nhiễm bằng cách hỗ trợ về vốn. Đồng thời không cho phép mở rộng hoặc mở mới mặt bằng cơ sở sản xuất trong khu dân cư . Chỉ cho phép sản xuất trong khuôn viên hộ gia đình những khâu chi tiết , nhỏ lẻ không ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.
- Hệ thống giao thông đã được đầu tư xây dựng tương đối đông bộ nhưng với nhu cầu phát triển mạnh nên bị xuống cấp nhanh chóng. Cần phải đầu tư cải tạo , nâng cấp lại. Cần mở mới một số những con đường chính dẫn ra bến tập kết nguyên liệu hoặc hàng hóa. Thực hiện trồng cây xanh ven những trục đường chính . Không cho phép các hộ sản xuất kinh doanh chất đống những phế phẩm , xỉ lò … bên đường tránh tình trạng tắc nghẽn và gây ô nhiễm . Hệ thống cống thoát nước thải cần được cải tạo lại, nhất là ở đường trong ngõ . Hệ thống bến tàu , thuyền tại các bên tập kết hàng hoá , nguyên liệu và cả bến đón khách du lịch bằng đường sông cần được quan tâm cải tạo, nâng cấp . Hệ thống cấp nước sạch cần được xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu . Vì cung cấp nước sạch là hệ thống nước ngầm. Nên cần xây dựng hệ thống lọc đủ tiêu chuẩn vì nước ngầm ở đây theo khảo sát cũng bị ô nhiễm. Chợ làng nghề đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, cần sắp xếp lại không gian cho hợp lý để tiện cho việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm và phục vụ cho khách du lịch. Những hàng, quán bán đồ ăn , uống phục vụ khách du lịch ở khu cổng chợ cần phải được sắp xếp cho vào một khu tập trung , tránh tình trạng dựng lều tạm lấn chiếm một phần đường gây tắc nghẽn.
- Cần trùng tu, cải tạo và mở rộng những công trình tín ngưỡng như đình chùa, miếu mạo. Tại làng Cổ, những ngôi nhà cổ, những lò nung cổ, những cơ sở sản xuất cổ có giá trị về kiến trúc và văn hóa làng nghề truyền thống…cần được gìn giữ và tôn tạo. Nhằm gìn giữ được bản sắc văn hoá làng nghề truyền thống và phục vụ cho phát triển du lịch .
3.2 Giải pháp về công tác quy hoạch tại Bát Tràng
Làng nghề Bát Tràng đã được xây dựng quy hoạch chi tiết không gian làng nghề truyền thống đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn 2000-2010. Đánh giá kết quả thực hiện sau đó điều chỉnh lại cho hợp lý với thực tế . Chuẩn bị kế hoạch lập quy hoạch cho giai đoạn mới. Cần xem xét, đánh giá từ tổng thể đến chi tiết để có được dự báo chính xác nhất về nhu cầu phát triển từ đó xây dựng quy hoạch cho phù hợp .Cần thực hiện điều tra , rà soát, phân tích kỹ lưỡng các thông tin thu thập được phục vụ cho thành lập quy hoạch. Xác định rõ về vị trí và diện tích của quỹ đất hiện có để quy hoạch. Xác định rõ cơ cấu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau. Quy hoạch sử dụng đất làng nghề cần phải có sự thống nhất , đồng bộ với các quy hoạch khác. Cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân. Và cần phải gắn với bản đồ địa chính.
Quy hoạch làng nghề cho giai đoạn mới cần thể rõ hơn mục tiêu gắn với phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của làng nghề . Làng nghề Bát Tràng có khả năng lớn về du lịch. Khi xây dựng quy hoạch cần tính toán để phục vụ tốt cho phát triển du lịch. Cần phải khôi phục và quy hoạch lại khuôn viên của làng, cải tạo lại cơ sở hạ tầng và các khu vui chơi giải trí. Trùng tu các đền, đình, chùa, khu di tích lịch sử, các công trình cổ của làng cổ. Phát triển các hoạt động văn hoá truyền thống như ngày hội làng, ngày giỗ tổ nghề…Bên cạnh đó các dịch vụ phục vụ du lịch cũng cần được xem xét phát triển như nhà nghỉ , hàng ăn…
Quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ; cần tính toán nhu cầu , mở rộng cả về chất lượng và số lượng. Đặc biệt coi trọng hệ thống xử lý môi trường.
3.3 Giải pháp về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
* Cần thực hiện điều chỉnh để có thể tạo điều kiện sử dụng quỹ đất nông nghiệp của xã lân cận để chuyển đổi mục đích sử dụng làm đất sản xuất kinh doanh.
Quỹ đất nông nghiệp của xã đã hết. Các xã lân cận thì quỹ đất nông nghiệp còn nhiều và có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng . Cần có sự điều chỉnh của cơ quan quản lý thành phố, của huyện Gia Lâm và có sự phối kết hợp giữa chính quyền các xã có liên quan tạo điều kiện thực hiện đền bù , chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đó sang mục đích sản xuất kinh doanh.
* Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ giao đất , cho thuê đất , thu hồi đất cho các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh .
- Cần kéo dài thời gian thuê đất cho các hộ sản xuất tại Cụm công nghiệp làng nghề trên 50 năm hoặc cho thuê lâu dài để các hộ yên tâm đầu tư vào xây dựng cơ sở sản xuất , trang thiết bị máy móc hiện đại .
- Cần xem xét tính toán lại các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm để đưa ra giá thuê mặt bằng hợp lý. Cần tạo điều kiện để các hộ trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất hàng năm trong một thời gian nhất định khoảng 10 năm rồi sau đó trả tiền thuê đất một lần cho thời gian còn lại khi sản xuất ở cụm công nghiệp làng nghề của cơ sở sản xuất đó di vao ổn định . Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần đưa ra những ưu đãi về giá thuê đất để khuyến khích các hộ sản xuất thuê đất tại cụm công nghiệp làng nghề . Hỗ trợ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Việc phân lô trong cụm công nghiệp làng nghề cần được tính toán lại cho phù hợp với khả năng đáp ứng vốn để thuê của các hộ sản xuất.
- Cần nghiêm cấm các hộ gia đình thuê đất sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp làng nghề chuyển gia đình đến ở, sinh hoạt tại đây.
- Cần xem xet rút ngắn thủ tục cấp giấy chứng nhận một cách hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có giấy chứng nhận để yên tâm đầu tư sản xuất và có thể thế chấp ngân hàng vay vốn đầu tư cho sản xuất .
3.4 Giải pháp về môi trường làng nghề truyền thống Bát Tràng
Trên thực tế, người dân sống và làm việc tại làng nghề Bát Tràng nhận thức rõ về tình trạng môi trường sống của họ. Họ đã có những biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nơi ở của mình. Nhưng những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, nhỏ lẻ trong phạm vi hộ gia đình .Hiện tại vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang là vấn đề nan giải . Đã có nhiều cuộc khảo sát được thực hiện để chỉ ra những con số báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Làng nghề truyền thống muốn phát triển bền vững cần phải đạt được cả ba mục tiêu về kinh tế , xã hội và môi trường .
Để đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề truyền thống Bát Tràng cần có những giải pháp đồng bộ về quy hoạch không gian làng nghề, về công nghệ sản xuất , về hệ thống xử lý chất thải , truyền truyền giáo dục phổ biến pháp luật về môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân. Trong đó những giải pháp về quản lý và sử dụng đất hợp lý cũng nằm trong nhóm giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện một cách đồng bộ cùng với giải pháp về quản lý và sử dụng đất hợp lý . Đặc biệt coi trọng những giải pháp tạo mặt bằng sản xuất , giảm sức ép lớn trong khu dân cư. Tăng cường những chính sách khuyến khích phát triển cụm công nghiệp làng nghề với đúng mục tiêu quy hoạch và xây dựng của nó . Thực hiện giãn dân ra khu dân cư mới. Kiểm soát chặt chẽ về sử dụng đất và xây dựng ở khu dân cư mới này, tránh tình trạng lại có thêm nhưng khu dân cư ô nhiễm mới. Cần tao quỹ đất để trồng cây xanh xen vào khu dân cư .
- Công nghệ sản xuất: Cần đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ tiến tiến đảm bảo an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét vấn đề lựa chọn giữa cách làm thủ công truyền thống và công nghệ mới để dù cho du có thay thế công nghệ cũng không làm mất đi nét truyền thống , đặc trưng của sản phẩm . Việc thay thế lò nung dùng nhiên liệu là ga đã thể hiện rõ ưu điểm nhất là về mặt giảm thải , ô nhiễm môi trường so vơi lò nung bằng than . Chính vì vậy cần khuyến khích sử dụng lò nung bằng ga . Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình xây dựng hệ thống lò nung mới thông qua quỹ bảo vệ môi trường của xã do dân đóng góp.
- Quản lý môi trường: Đối với làng nghề truyền thống Bát Tràng , chính quyền xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường . Cần có sự tham gia của người dân trong ban quản lý môi trường của xã để nâng cao hơn nữa trách nhiễm của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống của mình .Thực hiện chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường: Thu gom rác thải, bố trí bãi rác hợp lý, thực hiện kế hoạch vét cống thoát nước…Tiến hành thu lệ phí môi trường theo các hộ sản xuất ; các khoản thu lệ phí môi trường và xử phạt môi trường được sử dụng để duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương.
Cần thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môit trường và những chính sách liên quan của địa phương. Sử dụng những biện pháp hành chính thích hợp đối với những trường hợp cố ý làm trái , gây ô nhiễm nghiêm trọng . Cộng đồng dân cư có thể của từng xóm, từng thôn xây dựng hương ước trên cơ sở những quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường , hương ước sẽ đưa ra những điều cấm, những điều phải thực hiện và những điều nay đã được sự nhất trí của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó cũng đưa ra quy địn biểu dương khen ngợi , động viên kịp thời cho các cá nhân , tổ chức , hộ gia đình .
- Giáo dục môi trường : Pháp luật và các chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường cần được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm giá dục ý thức tuân thủ , chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ đó, giúp nhân dân có được ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống của mình ,bảo vệ sức khoẻ của gia đình và cộng đông xung quanh . Giúp người dân là lực lượng chính cho công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường thông qua các tổ chức, hội như hội phụ lão , hội phụ nữ , đoàn thanh niên…
3.5 Giải pháp về cơ chế chính sách của nhà nước
Nhà nước cần có những chính sách đồng bộ về các mặt để khuyến khích khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Những chính sách về quản lý, sử dụng đất làng nghề truyền thống cần được quy định cụ thể không để nó chỉ được nêu ra chung chung trong các chính sách khác. Cần đưa ra những quy định tiêu chuẩn trong cụm công nghiệp làng nghề . Quy định về vấn đề thành lập, thực hiện của ban quản lý cụm công nghiệp làng nghề .
Ngoài việc hoàn thiện và thực thi những giải pháp, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các hộ sản xuất về vấn đề liên quan đến đất đai , nhà nước cũng cần có những chính sách và giải pháp về các mặt khác. Và cần có sự thực thi đồng bộ giữa các chính sách với nhau như các chính sách và giải pháp về thị trường tiêu thụ; các chính sách, giải pháp về vốn, về kỹ thuật công nghệ, về lao động; chính sách về thuế; những chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư tại các làng nghề.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và nhà nước ta đã và đang thể hiện là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới. Làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Nó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người lao động, đời sống người dân ở nông thôn được từng bước cải thiện đáng kể, kinh tế nông thôn phát triển , tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng lên, đẩy nhanh việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển không những đem lại những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần gìn giữ , bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mang đậm nét đặc trưng của từng địa phương. Bên cạnh đó, tại những làng nghề truyền thống đang tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Trong đó vấn đề quản lý và sử dụng đất làng nghề cũng đang có nhiều bất cập, lộn xộn và manh mún. Và nó có tác động qua lại đối với những vấn đề tồn tại khác của việc phát triển làng nghề truyền thống . Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những vấn đề khác. Chính vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ về các mặt để làng nghề truyền thống phát triển bền vững trong những giai đoạn tiếp theo. Trong đó giải pháp quản lý và sử đất làng nghề truyền thống hợp lý phải được coi trọng, ưu tiên. Có nhiều làng nghề truyền thống đang rất phát triển ,song song với đó thì các vấn đề bất cập ở những làng nghề này cũng trở lên nghiêm trọng và bức xúc hơn. Điển hình kể đến là làng nghề truyền thống Bát Tràng. Kết quả của quá trình phát triển mạnh mẽ những năm gần đây của Bát Tràng được thể hiện trên rất nhiều mặt. Cùng với đó , những vấn đề bất cập tại Bát Tràng cũng đang tạo ra sức ép lớn, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của làng nghề. Việc quản lý , sử dụng đất đai ở Bát Tràng trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn tình trạng manh mún, lộn xộn và tự phát. Sức nóng của sự phát triển đang tạo ra sức ép đối với quỹ đất hạn hẹp của địa phương. Nhu cầu về mặt bằng sản xuất tăng cao , người sản xuất không còn đất để xây dựng cơ sở sản xuất , phải tận dụng khuôn viên đất ở của hộ gia đình làm mặt bằng sản xuất. Tạo áp lực lớn cho khu dân cư , làm cho khu dân cư ngày càng trở lên lộn xộn, khó kiểm soát. Và nhất là gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư , ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân sinh sống và làm việc tại làng nghề. Là một trong những làng nghề được làm thí điểm lập quy hoạch chi tiết không gian làng nghề để nhân rộng ra các địa phương khác. Tuy nhiên do là địa phương đi đầu nên quy hoạch không tránh khỏi những điểm chưa đạt cần phải điều chỉnh. Quy hoạch vẫn chưa sát với thực tế, có điểm còn đi sau hợp thức hoá thực tế. Quy hoạch của các ngành vẫn chưa có sự đồng bộ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa dự báo chính xác nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng , nhất là mục đích xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề còn chậm và còn nhiều vấn đề vướng mắc trong những quy định về giá thuê đất , thời gian thuê đất ; về các quy đinh quản lý cụm công nghiệp làng nghề. Cụm công nghiệp được xây dựng với một trong những mục tiêu chính đó là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả đầu tư. Nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm môi trường tại Bát Tràng vẫn chưa được cải thiện đáng kể … Xem xét , đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của một làng nghề để nhận thức rõ hơn tình trạng chung đang tồn tại ở các làng nghề truyền thống. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể chi tiết cho việc quản lý và sử dụng hợp lý đất làng nghề truyền thống Bát Tràng và qua đó có được những giải pháp cơ bản áp dụng cho các làng nghề truyền thống khác. Trong đó cần nhấn mạnh, giải pháp về chính sách của nhà nước , của từng địa phương là rất quan trọng . Và cần có sự phối kết hợp giữa các nhóm chính sách một cách đồng bộ .
II.Kiến Nghị
Những giải pháp nêu trên nhằm giải quyết những vẫn đề thực trạng về quản lý và sử dụng đất tại làng nghề truyền thống Bát Tràng và từ đó có được những hướng giải quyết cơ bản cho những vấn đề chung nổi cộm ở các làng nghề truyền thống khác. Để tăng tính khả thi cho các giải pháp đã nêu trên , em xin có một số kiến nghị :
Một là Cần phải xây dựng quy trình , nội dung quy hoạch sử dụng đất riêng cho làng nghề truyền thống . Nó mang sắc thái , đặc thù riêng của quy hoạch sử dụng đất làng nghề truyền thống với việc duy trì , phát triển , bảo tồn nghề truyền thống , đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển , hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái , tận dụng những di tích lịch sử đầu tư phát triển theo hướng dịch vụ -du lịch,…Cần phải xây dựng được bộ chỉ tiêu , tiêu chí , định mức sử dụng đất riêng cho các làng nghề truyền thống . Cần có phương án khắc phục và bảo vệ môi trường , cần hoàn thiện các chính sách về thuế ô nhiễm và lệ phí môi trường , xây dựng một chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường ở mức chi tiết cho từng loại làng nghề truyền thống , cần chú trọng đầu tư và xã hội hoá nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề truyền thống .
Hai là Nhà nước cần có chính sách tôn vinh , ưu đãi , trọng dụng các nghệ nhân, khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề và dạy nghề cho thế hệ sau . Việc tôn vinh các nghệ nhân của làng nghề truyền thống là một yêu cầu đặt ra đối với việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Nghệ nhân không phải là người lao động bình thường , ở họ ngoài tài ba khéo léo của đôi bàn tay , họ còn giữ trong mình cả những bí quyết , những kỹ thuật cha truyền con nối và cả những tài hoa , co khi xuất thần , khó giải thích bằng lời. Đây là những “ Báu vật nhân văn sống ” , bởi bản thân họ đã là một tài sản văn hoá , nắm giữ những giá trị văn hóa của cộng đồng , của dân tộc và có thể của cả nhân loại. Ngoài sự sáng tạo , nghệ nhân còn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau .Vì vậy cần đưa ra các hình thức tôn vinh các nghệ nhân , tạo điều kiện cho các nghệ nhân tham khảo kinh nghiệm quốc tế , giới thiệu cho các nghệ nhân những kỹ năng mới, kỹ năng thị trường . Tôn vinh các nghệ nhân cũng chính là một yêu cầu bảo tồn những giá trị văn hoá phi vật thể của làng nghề truyền thống .
Ba là Cần tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội làng nghề gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng , sinh hoạt tinh thần của các làng nghề truyền thống. Tục thờ tổ nghề và lễ hội làng nghề truyền thống được cư dân trong làng và xã hội coi trọng . Thờ tổ nghề là một nét văn hoá truyền thống chứa đựng ý nghĩa lịch sử xã hội , đời sống và con người. Cùng với tục thờ tổ nghề là các lễ hội văn hoá dân gian đa dạng và phong phú phản ánh đặc trưng của làng nghề truyền thống , của cơ cấu , của những quy lệ của làng nghề truyền thống.
Bốn là Ngoài chính sách và giải pháp về quản lý , sử dụng đất đai , để duy trì, bảo tồn và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian tới , Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện và thực thi đồng bộ các chính sách và giải pháp như:
+ Chính sách và giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề trong đó có thị trường trong nước và thị trường nước ngoài . Trong đó tổ chức tốt công tác thông tin , phát triển thị trường là yếu tố quyết định . Nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực hơn cho các làng nghề truyền thống trong việc tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm . Cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước , cần có các biện pháp tác động , khuyến khích , tạo điều kiện để nâng cao sức mua của người dân và du khách với sản phẩm truyền thống . Tìm hướng đi mới cho sản phẩm làng nghề ví dụ như cũng là những sản phẩm gốm của làng nghề truyền thống Bát Tràng nhưng nó phục vụ cho các ngành công nghiệp , dịch vụ khác như sản phẩm phích điện bằng gốm. Cần có sự liên doanh , liên kết của các cơ sở sản xuất , các doanh nghiệp … trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ , tránh tình trạng mạnh ai người ấy làm tạo ra sự lẻ tẻ không hiệu quả . Giải quyết tốt công tác thông tin thị trường , mở rộng các hình thức giao dịch như sử dụng mạng Internet, hỗ trợ thành lập những trang web nhằm giới thiệu sản phẩm , thực hiện giao dịch. Cần có chính sách để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống. Phát triển du lịch làng nghề cũng là cách tiếp cận gián tiếp đến với thị trường trong và ngoài nước.
+Chính sách và giải pháp về tạo vốn bằng các hình thức huy động vốn từ nguồn vốn tự có; từ hệ thống ngân hàng , tín dụng; từ nguồn ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương ; từ thị trường tài chính phi chính thức… Nhà nước có thể có những hình thức ưu đãi , hỗ trợ về vốn , về điều kiện vay vốn như lãi suất thấp, về kì hạn trả nợ đối với các cơ sở sản xuất nghề truyền thống. Cải thiện môi trường đầu tư , đưa ra các chính sách ưu đãi hợp lý nhằm thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư có nhu cầu và có khả năng. Nhằm tạo ra những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn , thực hiện chuyên môn hoá cao và đạt hiệu quả sản xuất .
+ Chính sách và giải pháp về kỹ thuật và công nghệ bằng cách kết hợp công nghệ truyền thống (quan trọng nhất đối với làng nghề truyền thống) với đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại vào một số khâu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm ô nhiễm môi trường . Cần hỗ trợ những hộ sản xuất về vốn , về đào tạo để tiếp cận với những công nghệ mới thay thế một số khâu lao động thủ công.
+ Chính sách và giải pháp về lao động trong đó bao gồm sử dụng lao động , truyền nghề và đào tạo tay nghề, về thị trường lao động. Cần có những chính sách thu hút lao động tại chính làng nghề ở tại làng làm nghề truyền thống và những lao động thuộc khu vực lân cận. Cần có hình thức đào tạo , truyền nghề hợp lý tạo ra lượng lao động có tay nghề cao và sáng tạo trong quá trình làm nghề truyền thống. Nuôi dưỡng , định hướng cho thế hệ mới , thế hệ con cháu theo học những ngành nghề phục vụ cho nghề truyền thống . Ví dụ như người dân Bát Tràng đã định hướng , cho con cái theo học về mĩ thuật , quản trị kinh doanh…
+ Chính sách và giải pháp về thuế và khuyến khích đầu tư .
+ Chính sách và giải pháp về nguồn nguyên liệu trong đó có nguồn nguyên liệu tại chỗ , trong nước và nhập khẩu .
Đồng thời Nhà nước cần hỗ trợ các làng nghề truyền thống xây dựng , quản trị thương hiệu và xét cấp , bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm nghề truyền thống .
+ Cần kiện toàn tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước cho tương xứng với tầm quan trọng của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Các cấp chính quyền cần có một cơ quan chuyên trách riêng để theo dõi và quản lý nhằm giúp đỡ các làng nghề truyền thống phát triển. Cơ quan đó ở cấp huyện hoặc tỉnh được gọi là Ban quản lý và phát triển làng nghề truyền thống trực thuộc UBND huyện hoặc UBND tỉnh, ở Trung ương chí ít phải là Cục đặt trong Văn phòng Chính Phủ .
PHỤ LỤC
Bảng 01: Tình hình dân số , lao động , thu nhập tại Bát Tràng
Tổng dân số(người
Mật độ dân số
(người/Km2)
Tổng
số hộ (hộ)
Tổng số cơ sở sản xuất
(CSSX)
Tổng LĐ sx nghề TT
(laođộng)
Trong đó LĐ thuê
(lao động)
Thu nhập bình quân/ LĐ
(1000đ)
7.191
4.384
1.665
243
2.077
1.602
1.200
Bảng 02: Hiện trạng sử dụng một số loại đất tại Bát Tràng
STT
Loại Đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ so với DTTN
(%)
Trong đó
Bình quân / người(m2/người)
Bình quân /hộ(m2/hộ)
1
DTTN
164,03
100
2
Đất nông nghiệp
0
0
0
0
3
Đất khu dân cư
164,03
100
228,10
991,12
4
Đất ở
44,22
26,96
61,49
267,19
5
Đất công cộng
38,08
23,22
52,96
230,09
5
Đất giao thông
28,71
17,51
6
Đất chợ
0,3
0,18
7
Đất di tích LSVH
0,47
0,28
Nguồn: Viện nghiên cứu Địa chính
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V,VI,VII, VIII, IX và lần thứ X.
Nghị quyết lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX , Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX.
Luật Đất Đai 1993, Luật đất đai sửa đổi bổ sung một số điều năm 1998, năm 2001và Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn .
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP.
Các văn bản , quy định về tiêu chí làng nghề , ngành nghề truyền thống , làng nghề truyền thống .
Bùi Văn Vượng (1998) “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc , 1998.
Mai Thế Hởn (2003) ,Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hóa , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Lê Đình Thắng (1995) ,“Phát triển làng nghề truyên thống ở Hà Bắc” , nhà xuất bản Nông nghiệp .
“Báo cáo khảo sát làng nghề truyền thống vùng Châu thổ sông Hồng ” , Đại học Kinh tế quốc dân , năm 1999.
Đặng Kim Chi (2003) , “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam ”, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Viện nghiên cứu Địa chính, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật các năm 2005, 2006,2007.
Các báo cáo , số liệu kinh tế - xã hội, Địa chính, Chính quyền xã Bát Tràng.
Báo cáo khảo sát phát triển nông thôn Hàn Quốc , Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía đơn vị thực tập tốt nghiệp và của thầy giáo hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc phòng Khoa học công nghệ thuộc Viện nghiên cứu Địa chính và giáo viên hướng dẫn GS.TSKH Lê Đình Thắng đã hướng dẫn và giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn chính quyền xã Bát Tràng và người dân tại đây đã tạo điều kiện giúp em có thể tìm hiểu được nhưng thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, cũng như có được những kiến thức thực tế bổ ích phục vụ cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33219.doc