Luận văn Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam

Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang đón nhận được sự quan tâm tin tưởng đầu tư của nhiều bạn hàng khắp châu lục. Với những gì mà Hàn Quốc đã và đang thực hiện, họ trở thành nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Bản thân Chính phủ Việt Nam cũng ý thức được cơ hội đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và FDI nói chung thông qua việc thay đổi nhiều chính sách, luật pháp, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài để đón nhận cơ hội và nguồn vốn đầu tư này. Tuy vậy, trong quá trình còn ngắn khi tham gia hội nhập quốc tế, cùng với vốn kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn ít so với nhiều quốc gia khác, những tồn tại trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài là điều không tránh khỏi: như sự thay đổi nhanh chóng luật pháp, thủ tục hành chính phiền hà Và chúng ta cũng đang đứng trước thực tế về thực trạng thu hút FDI Hàn Quốc: sự đầu tư không đồng đều giữa các địa phương, hay những tồn tại về quan hệ chủ thợ trong doanh nghiệp Nhưng sự tăng trưởng trong số vốn và số dự án của FDI Hàn Quốc, cũng như sự xuất hiện đầu tư của nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn là những tín hiệu vui cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Những biện pháp về luật pháp, chính sách, xúc tiến, cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết những gì còn đang tồn tại và gợi mở những phương án tháo gỡ những mặt còn chưa tốt của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về công tác xúc tiến đầu tư, các chính sách mới ưu đãi về thuê cơ sở hạ tầng…Những thay đổi tích cực, phù hợp này khuyến khích và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.3. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI. Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ hoặc khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI. Như, những ưu đãi về thuế của Chính phủ: chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp FDI (như tháng 8/2000, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ mức 5%, 7%, 10% được giảm xuống còn 3%, 5%, 7%). Hay gần đây, Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp quốc doanh. Doanh nghiệp không chỉ chịu sự quản lý của riêng Nhà nước như trước kia nữa, mà giờ đây có thể chịu sự quản lý của nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư. Cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh là một hình thức mới mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia đầu tư. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng để thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài, thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp hay: đền bù giải toả trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật; với các dự án ưu tiên, thành phố Hà Nội chịu một phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; với dự án đặc biệt, thành phố sẽ ứng trước tiền đền bù giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư hoàn trả lại sau. Từng bước từng bước một, Việt Nam đang có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 2.1. MỐI QUAN HỆ VIỆT – HÀN VÀ VAI TRÒ ĐẦU TƯ CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM. 2.1.1. Mối quan hệ Việt – Hàn. 2.1.1.1. Lịch sử quan hệ Việt – Hàn. Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước cùng ở Châu Á và khu vực Đông Á, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá và lịch sử. Lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ thế kỷ XIII. Nhưng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ của hai nước đã bị gián đoạn một thời gian dài. Tuy nhiên, mối quan hệ của hai nước thực sự khăng khít từ sau ngày 22/12/1992, khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ok ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ, mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Từ đây, hai nước bắt đầu tiến trình thực hiện bình thường hoá quan hệ, phát triển sự hợp tác hữu nghị hướng tới tương lai. Sau tuyên bố chung, hai nước đã ký được nhiều hiệp định có tính chất quan trọng thể hiện mối quan hệ hợp tác khăng khít của hai bên: Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật (tháng 2/1993); Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư - sửa đổi (tháng 9/2003); Hiệp định Thương mại (tháng 5/1993); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (tháng 5/1994); Hiệp định Vận tải biển (tháng 4/1995); Hiệp định Hải quan (tháng 3/1995); Hiệp định Khoa học - Công nghệ (tháng 4/1995); Hiệp định về việc Sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (tháng 11/1996); Hiệp định Miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (tháng 12/1998); Hiệp định về Hợp tác du lịch (tháng 8/2002)… Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam, nếu giai đoạn 1988- 1992, mới có 23 dự án với tổng số vốn đầu tư là 176,29 triệu USD thì sau năm 1992, số dự án và số vốn đầu tư có tăng lên, như năm 1996 với 51 dự án và số vốn là 940,26 triệu USD. Từ năm 1997-2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, nên FDI Hàn Quốc vào Việt Nam giảm hơn. Tuy vậy, từ năm 2000 trở lại đây đánh dấu sự trở lại của đầu tư Hàn Quốc với việc liên tục tăng lên cả về số lượng và chất lượng dự án. Riêng năm 2007, Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam với 432 dự án, và vốn đăng ký là 5,38 tỷ USD. Trong các năm gần đây, Hàn Quốc luôn giữ vị trí là nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam với số vốn và quy mô đầu tư lớn nhất. 2.1.1.2. Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam hiện nay. Trước kia, Hàn Quốc coi Trung Quốc là thị trường chiến lược của mình, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại việc tập trung đầu tư quá lớn ở một thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có sức cạnh tranh cao, đang cạn dần về tài nguyên và có thể có nhiều rủi ro xảy ra. Họ nghĩ đến đầu tư ở một nước khác có nhiều lợi thế hơn và để hạn chế được rủi ro trong đầu tư. Do có những điểm tương đồng về văn hoá và kinh tế của hai nước, cộng với việc Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định và kinh tế đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao, nên Việt Nam được nhiều nhà đầu tư của Hàn Quốc lựa chọn là thị trường chiến lược của mình. Từ trước đến nay, FDI Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở lĩnh vực công nghiệp nhẹ, tận dụng lợi thế Việt Nam có đội ngũ lao động đông và rẻ, đồng thời các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng muốn thăm dò thị trường. Nhưng một vài năm gần đây (từ năm 2000), FDI Hàn Quốc đang có một sự chuyển dịch đáng kể: gia tăng đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, công nghiệp nặng và các ngành có công nghệ cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. 2.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc với Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đang ngày càng tăng mạnh ở Việt Nam. Điều đó có vai trò vô cùng to lớn cho quá trình phát triển Kinh tế của Việt Nam. Vai trò to lớn này được biểu hiện trên các mặt sau đây: 2.1.2.1. Bổ sung nguồn vốn cho phát triển Nguồn vốn thu được từ đầu tư trực tiếp Hàn Quốc đang trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thực hiện đưa đất nước theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nguồn vốn này đang ngày một tăng lên. Chỉ tính riêng năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam đã xấp xỉ 5 tỷ USD chiếm 25% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu tính chung quãng thời gian từ 1988 tới nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc vào Việt Nam chiếm 16%. Đây là những con số có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước khi mà nước ta còn nghèo, nhiều dự án phát triển sẽ không đủ vốn nếu chỉ huy động nguồn vốn trong nước. 2.1.2.2. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là một bộ phận của đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, FDI Hàn Quốc nói riêng đã đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Trước đây, FDI Hàn Quốc trong thời gian tìm hiểu thị trường, chủ yếu tập trung đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ để tận dụng lợi thế lao động Việt Nam rẻ, đông và khéo léo, thì nay, bên cạnh duy trì việc đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, có một sự chuyển đổi tích cực trong luồng vốn FDI Hàn Quốc khi nhiều doanh nghiệp đầu tư ở lĩnh vực công nghiệp nặng và xây dựng, đặc biệt là xây dựng khu chung cư - văn phòng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào ngành Công nghiệp - Xây dựng ở Việt Nam đã có 1.472 dự án, đạt tỷ lệ 76,42% số vốn đầu tư, chiếm phần lớn số vốn đầu tư tính theo ngành. Điều đó cho thấy, ngành Công nghiệp - Xây dựng đã được các nhà đầu tư Hàn Quốc hết sức chú trọng và tập trung khai thác. 2.1.2.3. Góp phần tạo việc làm Một vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam là tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nhất là trong các lĩnh vực dệt, may mặc, sản xuất giầy dép…giải quyết bài toán cho hàng nghìn lao động ở điạ phương và các vùng lân cận khác. Tính đến nay, FDI Hàn Quốc đang tạo công ăn việc làm cho hơn 500 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc cũng mở ra những cơ hội cho người lao động Việt Nam được tiếp xúc với cách quản lý mới và máy móc thiết bị hiện đại. Nhiều người lao động nước ta đã được tuyển dụng vào các vị trí quản lý của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc và công nhân làm việc ở đây có tay nghề kỹ thuật ngày càng được nâng cao. 2.1.2.4. Góp phần tăng thu ngân sách: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng. Riêng 2 năm 2006 và 2007, khu vực này đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 – 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001- 2005. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QuỐC VÀO VIỆT NAM 2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành. Biểu 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo ngành (từ 1988 đến 4 tháng đầu năm 2008) NGÀNH DỰ ÁN VỐN ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN Số lượng (dự án) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Công nghiệp - Xây dựng 1.472 76,42 8.931.218.521 59,70 4.060.286.377 67,25 Nông – lâm - ngư nghiệp 108 5,60 216.290.868 1,45 129.048.475 2,14 Dịch vụ 346 17,98 5.812.503.182 38,85 1.847.479.873 30,61 Tổng số 1926 100 14.960.012.571 100 6.036.814.725 100 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nhìn chung, sau 20 năm thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, FDI Hàn Quốc có nhiều biến chuyển đáng mừng: tăng nhanh về tổng vốn đăng ký và cơ cấu cũng có sự biến động theo hướng tích cực. Hiện nay, Hàn Quốc đang đầu tư ở Việt Nam với 3 ngành chính: Công nghiệp - Xây dựng, Nông - lâm - ngư nghiệp, và Dịch vụ. 2.2.1.1. Ngành Công nghiệp - Xây dựng. Công nghiệp - Xây dựng là ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc lớn nhất Việt Nam hiện nay với 1.472 dự án và số vốn đăng ký đầu tư là 8,93 tỷ USD. Như vậy trong tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc ở cả 3 ngành, Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất của các dự án đầu tư, xấp xỉ 76,42% và với số vốn đầu tư cũng dẫn đầu khoảng 59,7%. Rõ ràng, ngành Công nghiệp - Xây dựng đang đóng góp cho Việt Nam một lượng vốn đáng kể. (Xem biểu 2) Một vài năm gần đây, số lượng các dự án đầu tư trong ngành Công nghiệp -Xây dựng đang tăng dần. Thời kỳ từ 1988-1995, số lượng các dự án đầu tư vào công nghiệp còn ít, do đây là thời kỳ đầu Việt Nam mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách, luật pháp của ta chưa đồng bộ, chưa thông thoáng và còn nhiều điều làm cho các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ và thăm dò. Đến thời kỳ từ 1996-2000, mặc dù đã có nhiều năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, song số lượng dự án cũng như số vốn đầu tư vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực năm 1997, nên số lượng dự án thời kỳ này dù có tăng so với thời gian trước, song cũng chưa nhiều. Đặc điểm nổi bật của các dự án thời kỳ trước năm 2000 là quy mô các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu là vừa và nhỏ. Sau năm 2000, với nhiều chính sách thông thoáng hơn, cùng với dòng vốn đổ vào đầu tư của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu tăng lên cả về số dự án, cả về lượng vốn cho mỗi dự án. Đặc biệt riêng năm 2007 đã có 297 dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam (xem biểu 3). Biểu 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong ngành Công nghiệp – Xây dựng (1988-2007) Năm 1988-1995 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số dự án 122 127 75 144 160 147 189 201 297 Tổng VĐT (1000USD) 1.314.661 1251930 159562 410609 460277 436518 552811 2057276 2173978 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đầu tư vào công nghiệp nhẹ. Trong ngành Công nghiệp - Xây dựng, tổng số dự án của lĩnh vực công nghiệp nhẹ là 900 dự án, chiếm 61,14% tổng số dự án với số vốn đầu tư đăng ký chiếm 38,85%, vốn thực hiện là 828 triệu USD, chiếm 36,90% (xem biểu 4).Riêng năm 2007, số vốn đầu tư trong công nghiệp nhẹ (708 triệu USD), gấp đôi số vốn đầu tư trong năm 2006 (370 triệu USD). Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, Hàn Quốc đầu tư nhiều vào may mặc, dệt, sản xuất giầy dép. Thời kỳ đầu, các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu để thăm dò thị trường và hầu hết các dự án đều có quy mô vừa và nhỏ. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp này muốn tận dụng nguồn lao động của nước ta là đông, rẻ, cần cù và khéo léo để giảm chi phí trong sản xuất. Sau một thời gian kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình: như tập đoàn Teachang - một liên doanh giữa tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực may mặc với tập đoàn Dệt may Việt Nam và công ty TNHH Thiên Nam - sau thời gian ổn định kinh doanh ở khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên) nay tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất sang tỉnh Nam Định với tổng công suất 30 triệu mét vải/ năm và tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam có chuyển hướng tích cực: tiếp tục duy trì đầu tư ở lĩnh vực Công nghiệp nhẹ, tăng cường đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, năng lượng và những lịch vực đòi hỏi công nghệ cao. Biểu 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong ngành Công nghiệp – Xây dựng (từ 1988-4/2008) LĨNH VỰC SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ ĐĂNG KÍ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN Số lượng (dự án) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) CN Dầu khí 3 0,20 134.000.000 1,50 250.928.719 11,18 CN Nhẹ 900 61,14 3.470.603.607 38,85 828.083.736 36,90 CN Nặng 426 28,94 3.797.658.108 42.52 1.095.476.985 48,82 CN Thực phẩm 36 2,44 204.788.486 2,29 26.248.041 1,18 Xây Dựng 107 7,28 1.324.168.320 14,84 42.884.176 1,92 Tổng 1.472 100 8.931.218.521 100 2.243.621.657 100 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đầu tư vào công nghiệp nặng. Nếu trước kia, công nghiệp nhẹ là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư Hàn Quốc, thì gần đây, những nhà đầu tư này tỏ ra quan tâm hơn tới đầu tư trong các lĩnh vực: công nghiệp nặng, năng lượng, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn và quy mô đầu tư lớn. Điển hình là dự án sản xuất gang thép của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) với số vốn đăng ký là 1,12 tỷ USD. Trong công nghiệp nặng, giai đoạn đầu mở cửa thị trường, những năm 1988-1995, lĩnh vực có 30 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 622 triệu USD, chủ yếu là các dự án đầu tư về linh kiện điện tử và sản xuất thép… Một vài năm gần đây, từ năm 2003, số dự án cho công nghiệp nặng tăng lên và cũng theo dòng vốn đầu tư của FDI Hàn Quốc, năm 2007 được coi là năm thu hút thành công các dự án cho công nghiệp nặng với 96 dự án và 532,45 triệu USD vốn đầu tư. Rõ ràng, công nghiệp nặng do FDI Hàn Quốc đang tạo ra những con số có ý nghĩa, góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và đang được tăng cường tại Việt Nam (xem biểu 5) Biểu 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực Công nghiệp nặng (từ 1988-2007). Năm 1988 - 1995 1996 -2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số dự án 30 44 25 23 47 57 43 57 96 Tổng vốn đầu tư (1000USD) 622628 398325 41251 116384 110491 148034 146419 1587050 532449 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đến nay, số dự án đầu tư vào công nghiệp nặng là 426 dự án, chiếm 28,94% số dự án trong toàn ngành với số vốn đầu tư xấp xỉ 3,79 tỷ USD, chiếm 42,52%. So với công nghiệp nhẹ, số lượng dự án đầu tư vào công nghiệp nặng chỉ chiếm một nửa số dự án, song số vốn đầu tư vào lĩnh vực đã phản ánh hiện trạng của đầu tư FDI Hàn Quốc hiện nay: đầu tư lớn về quy mô cho công nghiệp nặng. Vốn đầu tư thực hiện của công nghiệp nhẹ chiếm 36,90% và công nghiệp nặng chiếm 48,82% so với toàn ngành Công nghiệp - Xây dựng. Tỷ lệ vốn thực hiện khá cao, nó thể hiện việc đầu tư đang tiến triển tốt đẹp và cho thấy các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng trước những nỗ lực của nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (xem biểu 4). Đầu tư vào Xây dựng (xem biểu 4). Lĩnh vực xây dựng thời gian từ 1988- 4/2008 có 107 dự án đầu tư chiếm 7,28% số dự án toàn ngành Công nghiệp - Xây dựng và số vốn đầu tư là 1,32 tỷ USD chiếm 14,84%. Hiện nay, không chỉ công nghiệp nặng đang thu hút nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, mà xây dựng cũng đang tạo ra những chú ý đáng kể. Nhiều công ty có quy mô lớn đầu tư lớn trong xây dựng: Dự án xây dựng khu trung tâm Văn hoá - Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội) với số vốn 2,5 tỷ USD do tập đoàn Kumho Asiana - một trong 7 tập đoàn xây dựng lớn của Hàn Quốc hay dự án xây dựng tổ hợp văn phòng khách sạn Lanmark Tower với số vốn xấp xỉ 1 tỷ USD. Đầu tư vào dầu khí: Một điểm đáng chú ý trong ngành Công nghiệp - Xây dựng là số dự án đầu tư cho dầu khí chỉ chiếm một con số rất nhỏ 3 dự án/ 1.472 dự án toàn ngành với số vốn đầu tư chỉ là 134 triệu USD, nhưng vốn thực hiện lại vượt lên gần gấp đôi là 250 triệu USD. Nguyên nhân là số vốn đầu tư của ngành dầu khí chỉ là số vốn cam kết sẽ đầu tư còn thực tế các nhà đầu tư có thể dành nhiều vốn hơn cho hoạt động kinh doanh của mình trong lĩnh vực này. (Xem biểu 4) Nhìn chung, với 76,42% số dự án, cùng số vốn đầu tư chiếm 59,70% trong tổng vốn FDI Hàn Quốc, ngành Công nghiệp - Xây dựng đã thể hiện được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Sự tăng mạnh đầu tư vào công nghiệp nặng trong những năm gần đây đã thể hiện một xu hướng đầu tư kinh doanh mới của các nhà đầu tư Hàn Quốc: sự chuyển dịch đầu tư từ công nghiệp nhẹ sang những lĩnh vực đòi hỏi máy móc công nghệ cao. Sự chuyển dịch đầu tư này góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, qua tìm hiểu ngành Công nghiệp – Xây dựng, ta cũng thấy một thực trạng: dù đầu tư đang tăng lên cả về số lượng vốn đầu tư và số lượng dự án, song sự gia tăng này ở các lĩnh vực khác nhau đáng kể. Vì vậy, ngành Công nghiệp - Xây dựng cần có những hướng đi để thu hút đồng đều hơn và vào những lĩnh vực mang tính đột phá công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam từ vốn FDI của Hàn Quốc. 2.2.1.2. Ngành Dịch vụ. Kinh tế phát triển đã tạo ra thu nhập ngày càng cao của đại bộ phận dân cư, kéo theo yêu cầu có một cuộc sống đầy đủ khá giả hơn với những dịch vụ đa dạng và chất lượng cao. Nhận thức được vấn đề đó, dịch vụ gần đây đang là một trong những ngành thu hút vốn đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hàn Quốc đã đầu tư vào dịch vụ với 346 dự án, chiếm 17,98% và số vốn đầu tư là 5,81 tỷ USD chiếm 38,85 % trong toàn ngành, đã đưa dịch vụ thành ngành có sức thu hút đầu tư hấp dẫn lớn thứ 2 sau Công nghiệp - Xây dựng (xem biểu 2). Giai đoạn 1988-1995 là những năm đầu mở cửa thị trường, hoạt động dịch vụ của ta vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều, do vậy Hàn Quốc mới chỉ đầu tư vào Việt Nam 21dự án trong vòng 8 năm. Song, một trong những nguyên nhân chủ yếu vẫn là cơ sở hạ tầng yếu kém sau chiến tranh, nhiều lĩnh vực dịch vụ khác như du lịch, xây dựng - căn hộ, giao thông vận tải…chưa có cơ hội phát triển. Phải đến những năm đầu của thế kỷ 21, các hoạt động dịch vụ ở nước ta mới bắt đầu phát triển mạnh, tạo sức thu hút vốn FDI vào ngành này. Số dự án đầu tư trong ngành dịch vụ liên tục tăng lên đáng kể. Nhất là hai năm gần đây, số dự án của ngành dịch vụ năm sau tăng gấp đôi so năm trước. Như, năm 2005 có 33 dự án, thì năm 2006, số dự án đã tăng gấp đôi là 67 dự án và năm 2007 là 128 dự án (xem biểu 5). Tổng vốn đầu tư vào ngành Dịch vụ tính đến tháng 4/2008 là 5,8 tỷ USD chiếm 38,85% tổng số vốn FDI Hàn Quốc tại Việt Nam (xem biểu 2). Biểu 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong ngành Dịch vụ trong thời gian từ 1988 - 2007 Năm 1988 -1995 1996 -2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số dự án 21 30 11 14 18 20 33 67 128 Tổng vốn đầu tư (1000USD) 169327 863799 18418 23411 39745 64259 290154 1137476 3186386 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư) Xây dựng văn phòng - căn hộ. Trong ngành dịch vụ, xây dựng văn phòng - căn hộ hiện đang có 33 dự án với số vốn đầu tư là 2,99 tỷ USD chiếm 51,59% và số vốn thực hiện là 812, 18 triệu USD chiếm 43,96% so với toàn số vốn FDI Hàn Quốc đầu tư vào ngành dịch vụ. Hiện nay, khi tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, đời sống của người lao động cũng được nâng lên rất nhiều, nhu cầu về nhà ở và văn phòng tăng đột biến trong một vài năm gần đây. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của dân cư về một không gian có chất lượng và thẩm mỹ, thì nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã làm được điều đó. Nên khi cung từ phía doanh nghiệp FDI Hàn Quốc gặp cầu về nhà ở của người dân Việt, kết quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất thành công khi tham gia đầu tư ở lĩnh vực này Biểu 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong các lĩnh vực của ngành Dịch vụ (1988 – 4/2008) LĨNH VỰC DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VỐN THỰC HIỆN Số lượng (dự án) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Dịch vụ 170 49,13 431658365 7,42 145.737.327 7,88 GTVT-Bưu điện 43 12,42 351.697.028 6,05 175.313.590 9,48 Khách sạn-du lịch 37 10,69 680.363.183 11,70 246.004.738 13,32 Tài chính-ngân hàng 7 2,02 85,000,000 1,46 80.000.000 4,33 Văn hoá-Y tế-Giáo dục 49 14,16 319.489.398 5,49 125.154.860 6,77 XD khu đô thị mới 3 0,87 776.090.672 13,35 204.237.500 11,05 XD văn phòng – căn hộ 33 9,53 2.998.754.536 51,59 812.178.733 43,96 XD hạ tầng KCN-KCX 4 1,18 169.450.000 2.94 58.853.125 3,21 Tổng 346 100 5.812.503.182 100 1.847.479.873 100 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Khách sạn - du lịch. Bên cạnh văn phòng - căn hộ, khách sạn - du lịch cũng thể hiện được sức hẫp dẫn của mình với nhà đầu tư Hàn Quốc, với 37 dự án chiếm 10,69%, cùng số vốn đầu tư là 680,36 triệu USD tương đương 11,7%. Gần đây, lĩnh vực khách sạn -du lịch đã tạo được bước tiến lớn khi thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư lớn và có tiếng tăm của Hàn Quốc tham gia lĩnh vực này tại Việt Nam. Đó là: tập đoàn Keangnam, xây dựng cụm tháp đôi khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza, xây dựng tổ hợp khách sạn và văn phòng Landmark Tower với tổng số vốn 1 tỷ USD, công ty TNHH Deaha xây dựng khách sạn Daewoo tại Hà Nội với vốn đầu tư là 177,4 triệu USD… Vì tính hấp dẫn của lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp Hàn Quốc đăng ký vốn đầu tư là 11,7% trong tổng số vốn đầu tư cho ngành dịch vụ, song thực tế thực hiện lại chiếm 13,32%, cao hơn so với tổng vốn đầu tư. Có được điều này là do sự tích cực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam: nâng cấp các khu và dịch vụ du lịch, tổ chức nhiều hoạt động ở các điểm thu hút du lịch…và gần đây là chính sách miễn thị thực vào Việt Nam cho công dân Hàn Quốc, nên số lượng khách du lịch tăng đáng kể và thúc đẩy nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia đầu tư và triển khai nhiều hơn vào các dự án thuộc lĩnh vực này. Văn hoá - Y tế - Giáo dục: Văn hoá - Y tế - Giáo dục có số dự án khá lớn 49 dự án (chiếm 14,16% so với toàn ngành), song số vốn đầu tư còn hạn chế với 319,48 triệu USD chiếm 5,49%. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư vào lĩnh vực này chịu nhiều quy định nghiêm ngặt của nhà nước về đầu tư. 2.2.1.3. Ngành Nông – lâm - ngư nghiệp. Với 108 dự án, chiếm 5,6% số dự án và số vốn đầu tư đăng ký là 216,29 triệu USD chiếm 1,45% so với số vốn đầu tư của cả 3 ngành Công nghiệp – Xây dựng, Dịch vụ và Nông - lâm - ngư nghiệp, ta thấy rằng, đây chưa phải là một ngành hấp dẫn với các nhà đầu tư Hàn Quốc (xem biểu 2). Mặt khác, hầu hết các dự án đầu tư trong ngành này chỉ dừng lại mức vừa và nhỏ. Quy mô dự án bình quân là 2 triệu USD/ dự án. Đây là điểm cần phải suy nghĩ trong thu hút đầu tư vì một trong những thế mạnh của nước ta là Nông – lâm - ngư nghiệp với truyền thống hàng nghìn năm trồng lúa nước, những cánh đồng thích hợp cho cây lúa và hàng nghìn hecta đồi trồng cây, có nhiều điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho nuôi trồng thuỷ hải sản. Biểu 7: Đầu tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong các lĩnh vực của ngành Nông – lâm - ngư nghiệp (1988 - 4/2008). LĨNH VỰC DỰ ÁN VỐN ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ VỐN THỰC HIỆN Số lượng (dự án) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Nông - Lâm nghiệp 81 75 176.121.118 81,43 30.710.816 68,72 Thuỷ sản 27 25 40.169.750 18,57 13.981.010 31,28 Tổng 108 100 216.290.868 100 44.691.826 100 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong cơ cấu đầu tư vào ngành Nông - lâm - ngư nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp của các nhà đầu tư Hàn Quốc trong thời gian qua có 81 dự án chiếm 75% số dự án với số vốn đăng ký là 176,12 triệu USD chiếm 81,43%, số vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt 30,71 triệu USD chiếm 68,72% số vốn đầu tư trong ngành này. Vốn thực hiện của ngành nông - lâm nghiệp còn thấp do đây là ngành chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết, nên tính rủi ro trong đầu tư cao; thêm vào đó, các doanh nghiệp FDI nhận được ít khuyến khích hỗ trợ từ phía chính phủ của chính các doanh nghiệp này; cộng thêm giá thành của nông sản thấp chưa tạo được sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Về thủy sản, số dự án đầu tư trong lĩnh vực này bằng 1/3 số dự án của nông - lâm nghiệp, với 27 dự án và số vốn đầu tư là 40,17 triệu USD chiếm 18,57% bằng nửa số vốn của nông - lâm nghiệp. Điều đó được giải thích là: đây cũng là một lĩnh vực chịu chi phối của yếu tố thời tiết, chưa có nhiều chính sách khuyến khích thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhìn toàn ngành này thấy rằng, đầu tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam còn nhiều hạn chế vì đây là một ngành chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tự nhiên, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém, sản xuất chưa chuyên môn hoá… Nông nghiệp chưa có những dự án ưu tiên FDI cho các ngành trọng điểm. Với hai vựa lúa lớn của cả nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cùng nhiều năm canh tác trồng lúa nước và kinh nghiệm trồng cây ăn quả, cũng như hệ thống kênh rạch sông ngòi nội địa thích hợp cho ngư nghiệp, tiềm năng của ngành Nông - lâm- ngư nghiệp của ta còn rất lớn và cần có những biện pháp để thu hút đầu tư của nước ngoài. 2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực, tình hình đầu tư nước ngoài vào các địa phương ở Việt Nam cũng có những thay đổi đáng mừng (xem biểu 8). Các nhà đầu tư FDI Hàn Quốc đã xâm nhập ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam, không còn hiện tượng “ trắng” đầu tư ở các các tỉnh thành nữa. Dẫn đầu về thu hút đầu tư FDI Hàn Quốc là Thành phố Hồ Chí Minh với 576 dự án được đăng ký với số vốn là 3,12 tỷ USD (chiếm 20,83%). Đứng thứ 2 về thu hút đầu tư FDI Hàn Quốc là tỉnh Đồng Nai với 218 dự án và số vốn đầu tư là 2,39 tỷ USD (chiếm 15,97%). Và sau đó là Hà Nội với 206 dự án và số vốn đầu tư là 2,21 tỷ USD (tương đương 14,79%). Tổng số vốn đầu tư thực hiện của 3 địa phương lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 18,50%, Đồng Nai là 17,04% và Hà Nội hiện đang chiếm 15,72% số vốn đầu tư thực hiện của toàn quốc. Tính riêng 3 địa phương trên, số vốn đầu tư của FDI Hàn Quốc đã chiếm 51,6% so với tổng số vốn FDI Hàn Quốc cả nước. Bình Dương là tỉnh có số dự án lớn (333 dự án), chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, song số vốn đầu tư của tỉnh dưới 1 tỷ USD. Vì hầu hết các dự án đầu tư vào tỉnh có quy mô vốn trung bình và nhỏ lẻ. Bà Rịa - Vũng Tầu mới thu hút được 31 dự án đầu tư của Hàn Quốc vào tỉnh, song số vốn đầu tư rất lớn 1,22 tỷ USD. Chỉ riêng dự án đầu tư của tập đoàn thép Posco Hàn Quốc vào tỉnh năm 2006 đã là 1,12 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 4/ 2008, các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào đã thu hút được 1.347 dự án với 8,98 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 70% số dự án và 60% số vốn đầu tư. Các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tầu…cũng tạo thành trọng điểm thu hút đầu tư lớn FDI Hàn Quốc tại phía Nam. Biểu 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào các tỉnh thành Việt Nam (1988- 4/2008) ĐỊA PHƯƠNG DỰ ÁN ĐĂNG KÝ VỐN ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ VỐN THỰC HIỆN Số lượng (dự án) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (USD) Tỷ trọng (%) TP Hồ Chí Minh 576 29,90 3.116.614.376 20,83 508.376.334 18,50 Đồng Nai 218 11,32 2.389.715.937 15,97 468.292.905 17,04 Hà Nội 206 10,69 2.213.803.459 14,79 431.975.583 15,72 Bà Rịa-Vũng Tầu 31 1,61 1.224.254.667 8,18 14.470.908 0,53 Bình Dương 333 17,28 888.165.877 5,94 176.927.608 6,44 Hải Phòng 43 2,23 480.214.411 3,21 400.000 1,46 Hưng Yên 60 3,12 291.581.174 1,95 36.247.558 1,32 Hải Dương 30 1,55 121.360.520 0,81 23.699.234 0,86 Dầu khí 3 0,16 134.000.000 0,89 250.928.719 0,09 Sơn La 2 0,10 4.500.000 0,03 1.863.000 0,07 Lai Châu 1 0,05 12.710.000 0,85 - _ Tổng (cả nước) 1.926 100 14.960.012.571 100 2.747.964.393 100 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Các tỉnh phía Bắc đã thu hút được hơn 474 dự án đầu tư chiếm 24,6% số dự án và tổng vốn đầu tư là 4,46 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn đầu tư cả nước. Dẫn đầu về đầu tư FDI Hàn Quốc tại các tỉnh phía Bắc là Hà Nội, với số dự án chiếm 10,7% số dự án của cả nước và số vốn đầu tư chiếm 14,8% số vốn đầu tư FDI Hàn Quốc trên cả nước. Bên cạnh Hà Nội, một số tỉnh phía Bắc khác cũng có một lượng dự án lớn như Hưng Yên (60 dự án), Hải Dương (30 dự án), Hải Phòng (43 dự án)…Các tỉnh này đang tạo thành những khu công nghiệp trọng điểm của phía Bắc. Bên cạnh đó, một số tỉnh thành - nơi có điều kiện địa lý phức tạp và cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chưa thể tạo sức hút với đầu tư FDI Hàn Quốc: như Sơn La (2 dự án), hay Lai Châu (1 dự án). Năm 2007, Hàn Quốc đã có 416 dự án đầu tư và với số vốn đầu tư là 5,03 tỷ USD trên 30 tỉnh thành Việt Nam, đưa Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 hiện nay tại Việt Nam. Trong một vài năm gần đây, thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cả nước. Cũng trong năm 2007 này, số dự án vào bất động sản của thành phố tăng lên đáng kể, với sự tham gia của nhiều các doanh nghiệp “đại gia” từ Hàn Quốc như: Công ty TNHH Yo Woon Vạn Phúc xây dựng văn phòng - căn hộ với vốn đầu tư là 250 triệu USD, hay công ty liên doanh Pien - Đại Tín xây dựng văn phòng cao cấp - khách sạn với vốn đầu tư là 150 triệu USD. Nhìn chung, hiện nay Hàn Quốc đã tham gia đầu tư ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các dự án này tập trung ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, hoặc nơi có cơ sở hạ tầng tốt. 2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM. 2.3.1. Những kết quả đạt đã đạt được. 2.3.1.1. Về các dự án: Số lượng các dự án đầu tư đăng ký đang có những dấu hiệu thay đổi đáng mừng. Từ năm 2000 trở lại đây, số lượng dự án đầu tư Hàn Quốc tăng liên tục. Nếu trước đây, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, thì dần dần các dự án có quy mô lớn hơn, thậm chí nhiều dự án có quy mô rất lớn của những tập đoàn danh tiếng từ Hàn Quốc. Như tập đoàn Kumho Asiana - một trong 7 tập đoàn lớn và danh tiếng của Hàn Quốc đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam - cam kết tiếp tục đầu tư 4 tỷ USD cho một số dự án của Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là dự án xây dựng trung tâm văn hoá Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội) với tổng số vốn là 2,5 tỷ USD. 2.3.1.2. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ. Sự xuất hiện của những tập đoàn kinh tế lớn, siêu quốc gia đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả hai quốc gia, thúc đẩy sự phát triển hợp tác kinh tế một cách toàn diện hơn. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc ở Việt Nam đã có tác động lan toả tới các thành phần kinh tế thông qua sự liên kết, việc chuyển giao công nghệ tiên tiến và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp FDI Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp của ta. Sự lan toả này có thể theo chiều dọc, giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, hoặc theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp trong một ngành. Sự chuyển đổi xu hướng đầu tư từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và các ngành công nghệ cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển hạ tầng cơ sở của ta, đồng thời giúp Việt Nam có điều kiện cọ sát, học tập những kiến thức tiên tiến về quản lý và công nghệ mới từ các nước bạn. Có được những thành quả này là sự nỗ lực cả từ hai phía Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Về Việt Nam, chúng ta đã có nhiều cải thiện và tạo ra môi trường thông thoáng hơn trong đầu tư để thu hút các nhà đầu tư: đó là những quy định về điều kiện và thủ tục đăng ký đầu tư, ưu đãi tiền thuê đất, các sắc thuế…Về Hàn Quốc, họ cũng thể hiện những hoạt động tích cực, thể hiện mong muốn được tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Như gần đây, Hàn Quốc đã mở một trung tâm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp Hàn tại Việt Nam, đó là trung tâm Kotra. Hiện nay, Kotra đã có 7 trụ sở của mình trên toàn thế giới. Việc đặt một trụ sở của Kotra tại Việt Nam cho ta thấy được sự quan tâm đặc biệt của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Hơn nữa, giữa hai Chính phủ thường xuyên có những cuộc viếng thăm, trao đổi hợp tác lẫn nhau, và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giữa hai nước được giao lưu tìm cơ hội đầu tư. Chính từ những lý do này, mà ta đã đạt được những thành tựu lớn trong thu hút đầu tư của Hàn Quốc. 2.3.2. Những tồn tại trong thu hút FDI Hàn Quốc và nguyên nhân. 2.3.2.1. Những tồn tại trong thu hút FDI vào Việt Nam. Vốn thực hiện thấp. Giống như tình trạng chung của các dự án FDI đang triển khai tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc có vốn thực hiện còn thấp hơn số vốn cam kết đầu tư. Nhiều lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện dưới 5% như xây dựng hạ tầng KCN-KCX (xem biểu 8). Thêm vào đó, tiến độ thực hiện các dự án còn rất chậm, một phần do vướng mắc chính sách và thủ tục hành chính của ta. Phân bổ dự án đầu tư chưa đồng đều. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đã có mặt ở 45 tỉnh thành của Việt Nam, song sự phân bổ của các dự án đầu tư FDI Hàn Quốc cũng như FDI nước ngoài nói chung còn chưa có sự đồng đều giữa các địa phương. Các tỉnh thành có cơ sở hạ tầng phát triển thu hút được số lượng lớn các dự án. Còn ở những nơi, những địa phương không kịp chuẩn bị mặt bằng cho đầu tư, nhất là những tỉnh miền núi cơ sở hạ tầng còn thấp kém, số dự án đầu tư rất ít. Sự chênh lệch trong đầu tư, cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của các vùng kinh tế. Các tỉnh thành vốn đã phát triển ngày càng phát triển hơn, có cơ hội và được chú ý hơn. Trong khi nhiều tỉnh do cơ sở hạ tầng yếu kém, tuy có thế mạnh ở một số lĩnh vực nào đó, song không được chú ý thoả đáng, và tất nhiên tình hình đầu tư rất hạn chế. Sự không đồng đều trong đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc nói riêng vô tình đã tạo ra khoảng cách giầu nghèo giữa các vùng trong nước càng sắc nét và ảnh hưởng tới việc phân công lao động của các vùng, miền. Vì thế, Nhà nước và địa phương nên có những biện pháp để làm giảm sự chênh lệch này trong đầu tư. Bất cập trong quan hệ giữa chủ đầu tư và người lao động. Mối quan hệ giữa chủ đầu tư và người lao động còn nhiều bất cập do mâu thuẫn về lợi ích, trả lương, giờ làm. Tình trạng công nhân đình công, bỏ việc trong các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc còn nhiều. Và việc giải quyết từ phía doanh nghiệp và người lao động hay có sự can thiệp của địa phương xem ra chưa thoả đáng với nguyện vọng của người lao động. Tình trạng vi phạm luật đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn diễn ra. Nhiều cam kết về vấn đề môi trường, vấn đề liên quan đến người lao động…xem ra chưa được nhà đầu tư chú ý. Vì thế, có nhiều dự án bị tạm dừng giữa chừng. 2.3.2.2. Nguyên nhân. Sự tăng giá của những yếu tố sản xuất. Hiện nay, do biến động của thị trường thế giới, giá nguyên vật liệu liên tục tăng cao và sự khan hiếm của nguyên vật liệu tại Việt Nam (nguồn nguyên liệu của ta đang cạn dần) cộng thêm lạm phát lớn ở nước ta (theo báo cáo những tháng đầu năm 2008, lạm phát là 15,7%) làm cho giá thành sản phẩm tăng. Điều này ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của các sản phẩm do chi phí sản xuất tác động. Đứng trước vấn đề lạm phát ở Việt Nam, cùng những dấu hiệu đang giảm về nguồn nguyên vật liệu ở trong nước tác động mạnh đến các nhà đầu tư, buộc họ phải cân nhắc và xem xét kỹ khi đầu tư tại Việt Nam. Vấn đề về thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính còn khá rườm rà, gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai dự án, mất thời gian cho nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, nước nào giải quyết nhanh gọn vấn đề về thủ tục hành chính, càng dễ thu hút được đầu tư từ nước ngoài nhiều hơn. Theo điều tra của tập đoàn đầu tư ra nước ngoài (trụ sở tại Tokyo) năm 2003 thì 43% doanh nghiệp cho rằng khó khăn nhất ở Việt Nam là thủ tục hành chính. Trong khi đó, con số này ở Thái Lan là 13%, ở Philippin là 18%. Vấn đề về xúc tiến đầu tư của ta. Công tác xúc tiến đầu tư của ta chưa mạnh. Gần đây, công tác này đã được đa dạng hơn, song chất lượng thực tế lại chưa cao. Việc xuất hiện nhiều báo chí ấn phẩm, website quảng bá hình ảnh đất nước với nhà đầu tư đã ra đời. Tuy nhiên, các loại hình xúc tiến này còn nặng về tính hình thức, nội dung chưa cập nhật được với những diễn biến của tình hình trong nước và thị trường. Những trung tâm xúc tiến còn hoạt động rời rạc. Việc xúc tiến ở nước ngoài chủ yếu hoạt động là dựa vào phòng Thương mại ở Đại sứ quán. Vấn đề về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng cũng là một nguyên nhân làm giảm đầu tư ở một số tỉnh thành. Hiện nay các tỉnh tập trung đầu tư của FDI Hàn Quốc nói riêng, FDI nước ngoài nói chung, hầu hết là các tỉnh hoặc các khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt, điện đường trường trạm đủ khả năng cho sản xuất. Trong khi đó, nhiều tỉnh có tiềm năng song chưa có nguồn vốn thích đáng đầu tư cho cơ sở hạ tầng hay thiên tai khắc nghiệt nên chưa thu hút được đầu tư. Nhìn chung, từ những nguyên nhân trên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Những trở ngại và khó khăn này cũng chính là những thách thức lớn trong thu hút FDI vào Việt Nam.. Chỉ khi giải quyết được những thách thức này, Việt Nam mới có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc hiệu quả hơn. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 3.1. Nhóm giẢi pháp vỀ luẬt pháp và chính sách. 3.1.1. Tránh chồng chéo, xung đột giữa các Luật. Bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào khi tiến hành đầu tư ở một nước, họ đều phải tìm hiểu về hệ thống luật pháp, môi trường kinh doanh ở nước đó. Vì vậy, hệ thống pháp luật chính sách như một nhân tố đầu tiên thu hút đầu tư nước ngoài. Theo trung tâm xúc tiến đầu tư Kotra của Hàn Quốc, nhà đầu tư đang bị hấp dẫn bởi Việt Nam có môi trường kinh doanh ổn định và hệ thống chính sách ngày một hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên họ cũng nhận thấy những bất cập và chồng chéo trong bộ Luật của ta. Việc hoàn thiện Luật một sớm một chiều là điều rất khó. Song luật pháp của ta nên được nhất quán và tránh chồng chéo xung đột giữa các Luật Đầu tư và Luật chuyên ngành (như Luật đất đai, Luật lao động). Vì vậy, những nhà làm Luật phải dựa trên cơ sở thực tế đưa ra những hoạch định, những chính sách phù hợp, tạo sự thống nhất và phối hợp giữa các ban ngành liên quan, để Luật không bị chồng chéo, có thể gây cản trở nhau khi thực hiện các điều khoản của luật. 3.1.2. Tạo sự nhất quán và ổn định trong Luật. Việt Nam đang nỗ lực rất nhiều để mang lại cho nhà đầu tư các nước một bộ hệ thống luật pháp, chính sách nhất quán và ổn định. Song với kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp còn quá ít cho nên việc cần phải chỉnh sửa để hoàn thiện luật nhằm mục đích phù hợp với tình hình biến động của kinh tế, phù hợp với lợi ích của nhà đầu tư là không tránh khỏi. Nếu những thay đổi này diễn ra chóng vánh, liên tục sẽ gây tâm lý hoang mang bất ổn cho nhà đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cần có một tầm nhìn lâu dài hơn về Luật. Để có được điều này, việc thay đổi luật cần có sự tham khảo ý kiến, bàn bạc kỹ lưỡng, cân nhắc của các nhà đầu tư trong nước, các chuyên gia tư vấn, tham khảo ý kiến của các quốc gia đã thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.1.3. Có những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư. Hàn Quốc là đất nước đang giữ vị trí số 1 về đầu tư ở Việt Nam. Giữ chân các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như thu hút thêm các doanh nghiệp của họ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Vì vậy, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư. Hiện nay, chúng ta cũng đã thực hiện một số ưu đãi cụ thể với nhà đầu tư như: giảm thuế thu nhập của người lao động nước ngoài, giảm chi phí thành lập văn phòng đại diện, đơn giản hoá trong thủ tục hành chính…Trong quá trình đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc cho rằng: họ còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong khâu cơ sở hạ tầng và đăng ký giấy phép. Vì vậy, những chính sách ưu đãi trong khâu này là rất quan trọng. Trung ương và địa phương nên có những chính sách ưu đãi như: quy định số vốn đăng ký nào thì sẽ được giảm thủ tục trong đăng ký giấy phép, hay có những chính sách giảm thuế thuê cơ sở hạ tầng, hoặc miễn giảm bao nhiêu tiền thuê đất với số vốn đăng ký lớn, hoặc các dự án vào các tỉnh còn ít đầu tư của nước ngoài. 3.2. Nhóm giẢi pháp vỀ cẢi cách thỦ tỤc hành chính. Tại một cuộc hội nghị được tổ chức tháng 12/2007, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã bầy tỏ quan điểm và cho rằng thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà và họ phải mất một khoản phí cho “ phí quan hệ” trong khi đăng ký thủ tục hành chính. Vấn đề nổi cộm của thủ tục hành chính của ta là rắc rối và “hành là chính” gây mất thời gian và tâm lý không thoải mái cho nhà đầu tư. 3.2.1. Thủ tục hành chính đơn giản và minh bạch. Để cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam, thủ tục hành chính cần đơn giản gọn nhẹ và minh bạch. Nhà nước và các ban ngành nên thông báo công khai các quy trình tiến hành đầu tư trên báo đài hoặc các trang báo, website chuyên ngành. Thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” tránh gây mất thời gian cho nhà đầu tư, và tránh tình trạng tham nhũng do làm thủ tục hành chính theo nhiều cửa có thể gây ra. Một động thái mới giải quyết vấn đề thủ tục hành chính mà Nhà nước vừa đưa ra gần đây là phân cấp trong quản lý. Cách làm này đang được nhiều nhà đầu tư tán thành. 3.2.2. Chỉ dẫn cụ thể về thực hiện thủ tục hành chính. Các cơ quan quản lý cần có những chỉ dẫn cụ thể chính xác về quy trình làm thủ tục hành chính: quy trình cấp giấy phép, thuê cơ sở mặt bằng, cam kết kinh doanh…Xử lý nhanh chóng, dứt điểm các vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hành chính. Nhiều tỉnh đã thành lập các đường dây nóng để nhà đầu tư kịp thời phản ánh những vướng mắc trong quá trình làm thủ tục, những nhũng nhiễu mà cán bộ quản lý hành chính gây ra với nhà đầu tư. 3.3. Nhóm giẢi pháp vỀ cơ sỞ hẠ tẦng. 3.3.1. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng trước khi thu hút đầu tư. Sau những khó khăn về thủ tục hành chính, nhà đầu tư còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều “cửa ải”. Theo giám đốc trung tâm nghiên cứu thị trường Kotra cho biết: tiền thuê đất ở các khu công nghiệp gần Hà Nội đã tăng lên 60% trong đầu những năm 2007, lên tới 42-45USD/m²/ năm. Việc giá đất lên cao, chưa kể nhiều dự án đã được cấp phép song chưa có cơ sở hạ tầng để bắt đầu triển khai dự án đã đặt cả các nhà đầu tư và cả các cấp quản lý trước bài toán khó. Trước tình trạng này, Nhà nước đã khuyến cáo các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài nên có những công tác chuẩn bị trước khi tiến hành mời gọi nhà đầu tư: chuẩn bị đất đai, cơ sở hạ tầng, điện đủ khả năng sản xuất, tiến hành cưỡng bức xử lý với những trường hợp các dự án vi phạm pháp luật…Cũng giải quyết bài toán thiếu đất, nhà nước đã có những kế hoạch hỗ trợ và giúp đỡ các tỉnh bé, tận dụng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh, tạo cơ hội cho các tỉnh có thể thu hút được nhiều FDI hơn. 3.3.2. Chú trọng các yếu tố của sản xuất. Không chỉ đứng trước vấn đề đất đai cho xây dựng mà yếu tố trong sản xuất cũng chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc độc quyền điện của Tổng Công ty Điện lực hiện nay làm giá điện cao và gần đây việc thiếu điện ở các cơ sở liên tục diễn ra. Vì vậy, Nhà nước nên có những chính sách mở cửa “thị trường điện”, cho phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào thị trường này, đồng thời cho nghiên cứu thu hút đầu tư vào các dự án tìm ra năng lượng có thể thay thế bổ sung. 3.3.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng. Ở một số vùng kinh tế lớn, cơ sở hạ tầng tiếp tục được nâng cấp: giải quyết tình trạng tắc đường ở các đô thị mới, nâng cấp những cơ sở hạ tầng vốn có. Ở những vùng kinh tế còn chưa phát triển, nên chú trọng đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, xây dựng những con đường nối liền với các thành phố lớn. Nhiều tỉnh sẽ không đủ kinh phí để đầu tư xây dựng hạ tầng. Khắc phục tình trạng này, gần đây Hải Dương đã áp dụng biện pháp: để nhà đầu tư tự bỏ tiền xây dựng cơ sở hạ tầng của mình trước khi vào kinh doanh, gắn trực tiếp trách nhiệm của nhà đầu tư với cơ sở hạ tầng. 3.4. Nâng cao công tác xúc tiẾn đẦu tư. 3.4.1. Xác định lĩnh vực thu hút đầu tư trọng điểm. Hàn Quốc đang là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Để nâng cao chất lượng và đầu tư có hiệu quả, Việt Nam nên có một định hướng thu hút đầu tư cụ thể. Như trong một vài năm tới, Việt Nam cần tập trung và khuyến khích đầu tư FDI Hàn Quốc ở các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp nặng, kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực xây dựng (xây dựng sân bay hoặc cơ sở hạ tầng…). 3.4.2. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh đất nước qua các chuyến đi của các vị lãnh đạo, tổ chức các cuộc gặp mặt, trao đổi giữa doanh nghiệp hai nước, tổ chức tốt các cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc tế, hay giới thiệu về đất nước bên lề các hội nghị quốc tế. Theo ông Kim Woo Ho- giám đốc Kotra thì kết quả điều tra tâm lý nhà đầu tư Hàn Quốc, khó khăn trong thu thập thông tin với nhà đầu tư là 34,6% còn ngôn ngữ là 18,9%. Vì thế, việc mở rộng các hình thức đưa thông tin tới nhà đầu tư cũng là một cách thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay có nhiều website chuyên ngành và các ấn phẩm báo chí để quảng bá hình ảnh đất nước với hai ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh. Song những công cụ này còn mang nặng tính hình thức, nghèo nàn về nội dung và hình thức thể hiện, chưa đưa được thông tin đầu tư và tình hình kinh tế trong nước. Những trang website có tiếng Hàn xem ra còn thiếu tính cập nhật. Để nâng cấp thu hút đầu tư, các trang website và ấn phẩm này nên thường xuyên được quan tâm hơn nữa, cập nhật những thông tin diễn biến tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước cho nhà đầu tư. Bên cạnh những website và ấn phẩm tiếng Anh, cần hơn nữa những website tiếng Hàn và xây dựng đội ngũ tư vấn, giải quyết thắc mắc online tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các địa phương cũng có thể tạo những trang website, ấn phẩm riêng của mình để quảng bá hình ảnh của địa phương. 3.4.3. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến. Hiện nay, Việt Nam có 3 trung tâm xúc tiến đầu tư lớn cho 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, mỗi địa phương đều có những cơ quan xúc tiến riêng của mình. Như vậy, hệ thống xúc tiến của ta khá nhiều từ trung ương đến địa phương, nhưng việc hoạt động của các trung tâm này còn trùng lặp, tràn lan, gây lãng phí và không mang lại hiệu quả cao, ví dụ như việc tổ chức hội thảo xúc tiến tràn lan. Vì vậy, các trung tâm xúc tiến cần phối hợp nhịp nhàng để bổ sung thông tin và hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, các cơ quan này cũng cần phối hợp với Bộ Ngoại Giao để nắm bắt thông tin nhanh chóng. KẾT LUẬN Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang đón nhận được sự quan tâm tin tưởng đầu tư của nhiều bạn hàng khắp châu lục. Với những gì mà Hàn Quốc đã và đang thực hiện, họ trở thành nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Bản thân Chính phủ Việt Nam cũng ý thức được cơ hội đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và FDI nói chung thông qua việc thay đổi nhiều chính sách, luật pháp, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài…để đón nhận cơ hội và nguồn vốn đầu tư này. Tuy vậy, trong quá trình còn ngắn khi tham gia hội nhập quốc tế, cùng với vốn kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn ít so với nhiều quốc gia khác, những tồn tại trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài là điều không tránh khỏi: như sự thay đổi nhanh chóng luật pháp, thủ tục hành chính phiền hà …Và chúng ta cũng đang đứng trước thực tế về thực trạng thu hút FDI Hàn Quốc: sự đầu tư không đồng đều giữa các địa phương, hay những tồn tại về quan hệ chủ thợ trong doanh nghiệp…Nhưng sự tăng trưởng trong số vốn và số dự án của FDI Hàn Quốc, cũng như sự xuất hiện đầu tư của nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn là những tín hiệu vui cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Những biện pháp về luật pháp, chính sách, xúc tiến, cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết những gì còn đang tồn tại và gợi mở những phương án tháo gỡ những mặt còn chưa tốt của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam. Một lần nữa, em mong nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè, để luận văn cũng như những hiểu biết của em về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam được đầy đủ hơn hơn. Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế Đối ngoại (2005), Bộ Ngoại giao - Học viện quan hệ quốc tế Cục Đầu tư nước ngoài (2007) “Tổng quan 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, 20 năm đầu tư nước ngoài – Nhìn lại và hướng tới Cục Đầu tư nước ngoài (2007), Báo cáo tổng kết ĐTNN tại Việt Nam từ năm 1988 - 2007. Cục Đầu tư nước ngoài (2007), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam năm 2007, Hà Nội. Cục Đầu tư nước ngoài (2007), Báo cáo Tổng kết tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam tháng 12/2007, Hà Nội. Website của Viện nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam (2007), Cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc tại Việt Nam, Hà Nội Website của Viện nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam (2007), Phân bổ FDI Hàn Quốc theo vùng tại Việt Nam, Hà Nội Các trang website: : Website của Bộ Kế hoạch - Đầu tư : Website của Cục Đầu tư nước ngoài : Website của Bộ Tài Chính BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TIẾNG VIỆT CN Công nghiệp KCN - KCX Khu Công nghiệp- Khu chế xuất TNHH Trách nhiệm hữu hạn XD Xây dựng VĐT Vốn đầu tư TIẾNG ANH BCC- Blind Carbon Copy Hợp đồng hợp tác kinh doanh EU - European Union Liên minh Châu Âu FDI - Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài WTO - World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33409.doc
Tài liệu liên quan