Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km đường biên giới chung. Trải qua bao thăng trầm, thử thách của lịch sử, hai nước vẫn giữ vững được mối quan hệ láng giềng, hữu nghị với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Sau Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ III ngày 27 /7/2003, Chính phủ liên hiệp hiện nay gồm ba đảng, do ngài Hun Sen, phó chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia làm thủ tướng tiếp tục đưa đất nước Campuchia ổn định và phát triển, quan hệ với Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi. Trong bối cảnh đó, những năm vừa qua, quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện về nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại. Hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác của nhau, dựa vào nhau để cùng phát triển. Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng thứ ba của Campuchia sau Thái Lan và Singapore và đứng thứ sáu trong các nước buôn bán với Campuchia. Ngược lại, Việt Nam cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia với kim ngạch năm 2007 là 932 triệu USD. Cămpuchia đã chính thực gia nhập WTO 13/10/2004 (thành viên thứ 148) là một thắng lợi của Campuchia, vừa đặt ra những thách thức, vừa mở ra những cơ hội đối với Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ thông tin và vấn đề toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức cùng với thương mại điện tử đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng như Cămpuchia, trong đó có thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước là một yếu tố khách quan và vô cùng quan trọng. Nắm vững chủ trương, đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, tận dụng những thời cơ, lợi thế, tiềm năng nhiều mặt, khắc phục những khó khăn tạm thời, Việt Nam nhất định sẽ tìm được những cơ hội mới mẻ, những giải pháp thích hợp để mở rộng và thúc đẩy quan hệ thương mại với nước bạn Cămpuchia lên một tầm cao mới.
93 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và con đường xâm nhập qua biên giới Việt Nam sẽ càng thêm rộng mở.
Dưới đây là một số mặt hàng Cămpuchia xuất khẩu sang Việt Nam:
Hàng gỗ cao su: 8 tháng đầu năm 2007, Cămpuchia tiếp tục là thị trường cung cấp gỗ cao su nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam với khoảng 184 nghìn m3 gỗ, kim ngạch đạt 42 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ 2006. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Cămpuchia trung bình từ đầu năm 2007 đến nay trung bình ở mức 230 USD/m3-DAF, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2006 khoảng 10%. Nhìn chung, giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Cămpuchia từ đầu năm 2007 đến nay vẫn ổn định trong khoảng 220-240 USD/m3 – DAF. Đây là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn với giá khá ổn định. Hiện nay đã có những Công ty cao su thuê đất của Lào và Cămpuchia để trồng cây cao su lấy mủ cũng như gỗ nguyên liệu. Trong thời gian tới, đây sẽ là nguồn nguyên liệu khá ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ từ gỗ cao su.
Hàng nông sản: Hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia hưởng thuế suất 0% . Hàng nông sản nhập khẩu chưa qua chế biến do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ bằng hình thức bỏ vốn trực tiếp hoặc tự trồng tại các tỉnh của Cămpuchia giáp biên giới VN, sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Riêng đối với mặt hàng lúa gạo và thuốc lá được quy định miễn thuế theo số lượng, cụ thể: năm 2006 sẽ miễn thuế nhập khẩu 30.000 tấn gạo; năm 2007: 100.000 tấn; năm 2008 và các năm tiếp theo sẽ được thỏa thuận sau. Số lượng lá thuốc lá được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam bằng 0% cho năm 2006 là 1.000 tấn; năm 2007: 3.000 tấn.
2.4. Đánh giá kết quả quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Cămpuchia
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam sang Cămpuchia
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cămpuchia chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu của Cămpuchia, Việt Nam là nước bạn xuất khẩu lớn thứ ba sang Cămpuchia sau khi Thái Lan và Tung Quốc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Cămpuchia tăng lên qua các năm chẳng hạn năm 2000 đạt 141,6 triệu USD và tăng đến 711,5 triệu USD năm 2007.
Nếu so với các nước Việt Nam xuất khẩu thì chúng ta thấy rằng Việt Nam xuất siêu sang Cămpuchia.
Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia
Về mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng, phong phú và chủ yêu là mặt hàng Việt Nam có thể mạnh.
Mặt hàng nhập khẩu là toàn mặt hàng Cămpuchia có lợi thế. Từ các bảng thống kê trên đây, có thể thấy Việt Nam luôn đạt thặng dư cán cân buôn bán với Cămpuchia. Do nhiều điểm tương đồng về văn hoá, tâm lí nên mặt hàng Việt Nam dễ dàng được chấp nhận tại Cămpuchia. Thị trường Cămpuchia chấp nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tức là sản phẩm nào đúng tiêu chuẩn Việt Nam đều có thể đi vào thị trường Cămpuchia.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Cămpuchia
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia còn nhỏ bè, chưa tương xứng với tiêm năng của hai nước. Chẳng hạn tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia bằng 218,5 triệu USD năm 2007 và tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2006 đạt 62,68 tỷ USD.
So sánh tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Cămpuchia, rõ ràng các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho tầng lớp thu nhập thấp của Cămpuchia. Trong khi sức mua của lớp "nhà giàu" rất lớn thì lại chưa tranh thủ được.
Mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia
Về mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia còn có hạn chế về chất lượng, giá cả, thương hiệu, quản lý xuất nhập khẩu.
Việt Nam không chú ý xây dựng thương hiệu tại thị trường này, trong khi người Cămpuchia rất quan tâm đến vấn đề mẫu mã, thương hiệu và hàng hoá của các nước như Thái Lan hay Singapore khi tràn qua Cămpuchia thường đi đôi với những chương trình quảng bá sản phẩm rầm rộ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng đến thị trường Cămpuchia nhưng không hề theo dõi việc phân phối, đối tượng tiêu thụ…xảy ra như thế nào. Bên cạnh đó, một số mặt hàng của Việt Nam vẫn còn ẩn danh dưới nhãn hiệu của các nhà sản xuất nước khác, và ngược lại, nhiều hàng giả gắn mác Việt Nam bán ở Cămpuchia cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt Nam.
Phương thức thành toán
Về phương thức thành toán rất hạn chế về L/C. Trong quan hệ buôn bán thông thường, hai bên có thể thanh toán một cách đơn giản bằng tín dụng thư, bằng các công cụ hiện đại của ngân hàng, được bảo vệ bằng mọi qui định luật pháp quốc tế. Nhưng với buôn bán biên mậu, những phương tiện đó được sử dụng rất hạn chế.
Đến nay, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Cămpuchia vẫn chưa được thanh toán bằng tiền đồng, nếu thanh toán bằng USD phải có giấy phép thanh toán ngoại tệ. Việt Nam hiện nay cũng chưa có ngân hàng tại Cămpuchia cũng khó khăn cho doanh nghiệp 2 nước để thanh toán tiền hàng, cũng như bảo đảm cho sự tin cậy về buôn bán, đầu tư. Hình thức mở L/C trong thanh toán không phổ biến vì lãi suất và phí mở L/C tại Campuchia khá tốn kém. Do đó, buôn bán giữa hai nước đều không thông qua quan hệ ngân hàng mà chỉ trao đổi bằng đồng tiền tự do (Người mua thường thanh toán bằng 3 loại tiền: Việt, Riel và USD. Nếu là tiền riel thì đổi ở các điểm đổi tiền trong chợ Xuân Tô, Khánh Bình) .
Hình thức xuất khẩu
Hoạt động của hệ thống cơ sở bán buôn ở Cămpuchia còn hạn chế, hàng hoá nhập khẩu trên thị trường này chủ yếu vẫn đang được phân phối trong phạm vi hẹp. Mặt khác, do có một tỷ lệ hàng hoá không nhỏ xuất khẩu sang thị trường Cămpuchia, đặc biệt là xuất theo đường tiểu ngạch, không có thương hiệu, nên nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa khẳng định uy tín với phần đông người tiêu dùng Cămpuchia, đang bị các mặt hàng cùng loại từ Thái Lan, Trung quốc “qua mặt”.
2.4.2. Những điểm tồn tại và khó khăn
Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Cămpuchia trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc:
Cămpuchia còn thất thường, tệ tham nhũng phổ biến, nhất là trong lực lượng hải quan, công an và thuế vụ. Có những mặt hàng xuất nhập khẩu không phải đóng thuế nhưng một số nhân viên của những lực lượng này vẫn gây khó khăn để ăn đút lót mới cho hàng đi.
Vấn đề đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở của các khu vực kinh doanh biên giới hiện nay rất yếu kém. Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ qua biên giới rất khó khăn do nhiều tuyến đường bộ từ cửa khẩu vào nội địa Cămpuchia quá kém. Ví như đường quốc lộ Xà Xía đi Campốt đang xuống cấp nghiêm trọng, xe tải không đi được. Đường bộ từ cửa khẩu Mộc Bài đi Phnom Pênh vẫn rất xấu, gây phí vận chuyển quá cao làm gia tăng giá hàng hóa và mùa mưa không đi được. Thủ tục xây dựng khu kinh tế cửa khẩu còn quá nhiều khó khăn, thời gian chậm chạp, có khi phải xin phê duyệt quy hoạch xong cũng mất 3-4 năm.
Một mối lo ngại khác là nạn buôn lậu qua miền biên giới Tây Nam. Rạch ròi thì có đường biển, cửa khẩu, nhưng lại không có núi cao vực thẳm, lại ruộng liền bờ, sông tiếp sông, cho nên mùa khô cửu vạn, xe đạp, thuyền ghe dễ dàng ngang tắt, còn mùa mưa nước ngập mênh mang kiểm soát chẳng dễ chút nào. Vì vậy, các hiện tượng buôn bán hàng cấm, hàng giả vào Việt Nam và tuồn những hàng hóa Việt Nam cấm xuất khẩu ra nước ngoài cùng các hành vi gian lận thương mại khác rất phổ biến. Chúng ta hy vọng rằng khi buôn bán chính thống được rộng mở thì sẽ có thể lấn lướt tình trạng buôn lậu mà thôi.
Một vấn đề tồn tại khác là hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Cămpuchia còn khá ít. Trong khi Thái Lan đang tăng cường đầu tư vào thị trường này và các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ… đều có chiến lược đầu tư tại Cămpuchia. Đặc biệt là trong bối cảnh đã là thành viên của WTO, Cămpuchia sẽ trở thành một thị trường đầu tư rất hấp dẫn.
Sức mua của người dân Campuchia còn quá thấp, vì tỷ lệ người nghèo còn quá cao.
Trong khi ta muốn đưa thật nhiều hàng hoá vào thị trường Cămpuchia thì các nước có biên giới và có tiềm lực mạnh hơn ta cũng tìm mọi cách thúc đẩy hàng hoá vào thị trường Cămpuchia. Hệ thống thuế VAT, xuất nhập khẩu còn quá chênh lệch giữa hai nước, do vậy Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng lậu của Thái Lan, Singapore, Trung Quốc.
CHƯƠNG 3
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Triển vọng về phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới
3.1.1. Những diễn biến tích cực trong quan hệ thương mại hai nước
Nhận thức rõ những lợi ích trong quan hệ song phương Việt Nam- Cămpuchia, trong thời gian qua, cả hai Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Cămpuchia.
Hai bên ra thông báo chung cho biết, theo đề nghị của các tỉnh hữu quan, hai bên đã nhất trí trình lên hai Chính phủ xem xét việc nâng cấp và mở thêm các cửa khẩu để tạo thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế và văn hóa của hai nước. Theo đề nghị này, cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang, Việt Nam) - Phnom Den (Ta Keo, Cămpuchia) sẽ là cửa khẩu quốc tế; các cửa khẩu Bình Hiệp (Long An, Việt Nam) - Prey Voir (Svay Rieng, Cămpuchia); Dinh Bà (Đồng Tháp, Việt Nam) - Banteay Chakrey (Prey Veng, Cămpuchia); Kà Tum (Tây Ninh, Việt nam) - Chan Moul (Kompong Cham, Cămpuchia), Tràng Riệc (Tây Ninh, Việt Nam) - Da (Kompong Cham, Cămpuchia) và cửa khẩu Tống Lê Chân (Tây Ninh, Việt Nam) - Sa Tum (Kompong Cham, Cămpuchia) là những cửa khẩu chính. Ngoài ra, hai bên nhất trí mở cửa khẩu phụ thuộc tỉnh Long An, tiếp giáp với Sre Barang, thuộc tỉnh Svay Rieng, Cămpuchia.
Tính đến 2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 8 khu kinh tế cửa khẩu. Tổng diện tích của 8 khu kinh tế cửa khẩu này là 6.677 km2, dân số khoảng 1.455 ngàn người, chiếm 2,7% về diện tích và 5,2% về dân số các tỉnh biên giới Việt Nam - Cămpuchia. Các khu kinh tế cửa khẩu đã đóng góp 34,4% kim ngạch xuất nhập khẩu; 6% thu ngân sách; 10,2% thuế xuất nhập khẩu của 23 khu kinh tế cửa khẩu cả nước
Tỉnh An Giang cũng đang nâng cấp cửa khẩu Khánh Bình lên thành cửa khẩu quốc gia vì cửa khẩu này tính theo đường sông thì gần Phnom Pênh nhất, chỉ mất có 80km. Phía Cămpuchia cũng đang đầu tư làm một con đường nhựa rất tốt từ Phnom Pênh đến khu vực này. Tỉnh An Giang cũng đã xây xong một cây cầu, còn một cây cầu nữa cũng đang đề nghị cho tiếp tục đầu tư, hiện đã làm bến phà ở khu vực này để có thể giúp thông thương hai bên thuận lợi.
Hai bên nhất trí hợp tác giải quyết các vụ việc xảy ra trên biên giới giữa hai nước, trước hết là thông qua chính quyền địa phương của hai nước, đặc biệt là các tỉnh hữu quan, với tinh thần láng giềng thân thiện.
Hai bên cũng nhất trí chủ trương nối lại hoạt động của ủy ban liên hợp về biên giới càng sớm càng tốt để thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Cămpuchia.
Việt Nam và Cămpuchia đã tổ chức cuộc họp tại Phonom Pênh về công tác phối hợp chống buôn lậu và lưu thông hàng hóa trái phép qua biên giới giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Công Thương Cămpuchia.
Hai bên thống nhất về quan điểm chống buôn lậu qua biên giới và nhất trí cho rằng cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thương mại tại khu vực biên giới, tạo thuận lợi và khuyến khích nhân dân, thương nhân hai nước trao đổi hàng hóa tại các cửa khẩu mà hai nước đã thoả thuận. Hàng tháng, hai bên sẽ trao đổi thông tin và số liệu về tình hình trao đổi hàng hóa qua biên giới và những hiện tượng buôn lậu để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Hai bên cũng thống nhất sẽ họp mỗi năm một lần để đánh giá kết quả hợp tác chống buôn lậu và đề ra biện pháp thực hiện cho năm tiếp theo. Hai phía đoàn đã tổ chức chuyến đi tìm hiểu thực tế tại các cửa khẩu biên giới, trong đó có cửa khẩu Tịnh Biên giữa hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và tỉnh Takeo( Cămpuchia)
Quy chế biên mậu sẽ được Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Còn theo Ngân hàng ngoại thương Việt Nam thì một quy chế về thanh toán trong kinh doanh thương mại - dịch vụ với Cămpuchia sẽ sớm được ban hành.
Bộ Thương mại Việt Nam cũng thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp kinh phí tham dự Hội chợ Thương mại Việt Nam tại Cămpuchia. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tiếp xúc và tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các đối tác Cămpuchia. Hy vọng, sau các hoạt động xúc tiến này, nhiều loại hàng hóa của Việt Nam sẽ thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường Cămpuchia, một mặt khai thông hơn thị trường này, mặt khác tránh được sự lấn lướt của hàng Thái Lan và Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, mà Cămpuchia chính là một cửa ngõ để hàng nhập khẩu tràn vào thị trường Việt Nam. Phía Cămpuchia cũng rất hoan nghênh và hưởng ứng việc Việt Nam xúc tiến thương mại vào Cămpuchia.
Một trong những vướng mắc lớn của các doanh nghiệp là vấn đề thanh toán đã được giải quyết một phần. Văn phòng Chính phủ đã ký văn bản số 4434/VPCP-KTTH, đồng ý cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sang Cămpuchia thu ngoại tệ mạnh (USD) bằng tiền mặt được áp dụng thuế suất, thuế giá trị gia tăng bằng 0%, được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, với điều kiện doanh nghiệp phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép nộp USD vào tài khoản.
Chính phủ đã quyết định xây dựng hai khu kinh tế cửa khẩu là Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và khu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh. Trước mắt có thể cho phép thành phố Hồ Chí Minh liên kết với Tây Ninh xây dựng kho ngoại quan tại cửa khẩu Mộc Bài để thực thi chức năng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của khu kinh tế cửa khẩu. Khu chợ nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên có tới 420 hộ buôn bán sầm uất, cần nâng cấp thành Trung tâm thương mại của khu kinh tế cửa khẩu.
3.1.2. Một số lĩnh vực và mặt hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam
3.1.2.1. Các lĩnh vực đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Kiến trúc, xây dựng, dịch vụ kỹ thuật
Sau hơn 25 năm chiến tranh ác liệt, Cămpuchia đang bắt đầu xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị tàn phá, chủ yếu là nhờ vào sự trợ giúp quốc tế, do đó việc cải tạo, xây dựng mạng lưới đường bộ cũng như các dịch vụ kỹ thuật là yêu cầu hết sức cấp thiết. Có thể so sánh tốc độ xây dựng ở Phnom Pênh và các thành phố lớn của Cămpuchia cũng như ở Hà Nội, Hải phòng, Đà nẵng… của Việt Nam vậy, giống một công trường khổng lồ. Ở Phnom Pênh , ngành công nghiệp xây dựng hiện thu hút rất nhiều vốn đầu tư của nước ngoài. Rất nhiều công ty cung cấp vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, sơn... đang làm ăn khá thành công tại Cămpuchia.
Tạo việc làm và giao thông công cộng là ưu tiên của Chính phủ Cămpuchia và các nhà tài trợ. Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đang đẩy mạnh việc xây dựng đường bộ tại Cămpuchia. Ngoài ra, Chính phủ Cămpuchia cũng đề nghị một số công ty nước ngoài tham gia khôi phục hệ thống đường quốc lộ dưới hình thức BOT. Chính phủ Cămpuchia muốn nâng cấp các sân bay địa phương nhưng vì không có ngân sách nên cũng kêu gọi các nhà đầu tư tham gia nâng cấp các sân bay theo hình thức BOT.
Ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng đã phát triển nhanh chóng ở Cămpuchia với thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu lên tới 50 triệu USD/năm. Sắt thép và vật liệu xây dựng chiếm tới hơn 40% thị phần tại Cămpuchia. Con số này trên thực tế còn lớn hơn nhiều vì chưa tính đến các hoạt động nhập lậu. Nguồn vật liệu xây dựng chủ yếu là từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được đối tác, ký được hợp đồng, trúng thầu xây lắp, cung cấp vật liệu, trang thiết bị cho Cămpuchia như công ty vật liệu xây dựng Đức Hạnh đã tìm được đối tác và trúng thầu khai thác cát trên sông Mekong, Công ty xuất nhập khẩu nhựa Thành phố Hồ Chí Minh đã giành được hợp đồng cung cấp các ống nhựa PVC cho các công trình xây dựng, Công ty vật tư Bưu điện 2 đã liên hệ với các đối tác bưu điện và cử các chuyên viên sang để trao đổi thêm về chuyên môn, dự kiến thành lập văn phòng đại diện tại Phnom Pênh để tiến hành hợp đồng thiết lập các đường dây từ các tỉnh, huyện, xuống tới xã; Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn đã ký hợp đồng xây dựng trị giá 17,35 triệu USD…
- Nông nghiệp và chế biến lương thực - thực phẩm
Với mật độ dân cư thưa thớt và diện tích đất đai canh tác rộng lớn, từ xưa tới nay nguồn lợi chủ yếu của Cămpuchia nhờ vào lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng 77% dân số Cămpuchia làm nông. Chính phủ Cămpuchia có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nhưng Chính phủ thiếu ngân sách để xúc tiến các hoạt động trên phạm vi rộng lớn như vậy. Hầu hết các nhu cầu về thiết bị cho nông nghiệp như máy bơm nước, máy khoan, máy cày, máy xới đất, máy xay lúa, máy sấy lúa, bao bì, phân bón, thuốc trừ sâu, giống… hiện đều được hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân.
Cămpuchia còn có thể mở rộng thêm việc sản xuất lúa ở các vùng cao, tăng vụ, và một số dự án đầu tư dầu cọ, sắn, cao su, bông, điều. Việc tăng số lượng các cây trồng kéo theo những nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp ra đời làm tăng kim ngạch xuất khẩu và sự tiêu dùng trong nước. Giá một số sản phẩm nông nghiệp của Cămpuchia đang giảm trên thị trường thế giới như cao su - một mặt hàng đã được đầu tư và khuyến khích như một sự thay đổi sản phẩm nông nghiệp.
- Thiết bị và sản phẩm tiêu dựng
Người dân Cămpuchia có mức sống thấp vì vậy những mặt hàng có giá cả hợp lý sẽ được tiêu thụ rộng rãi hơn. Nhiều loại thực phẩm, hàng tiêu dùng mà các doanh nghiệp Việt Nam chiếm thị phần khá lớn chiếm 45%. COPACO, DACCO, Nhựa Hiệp Thành, Bình Minh, dầu Tường An, Mỹ phẩm Sài gòn, Hoá mỹ phẩm Phương Đông, Giấy Vĩnh Tiến, Bút bi Thiên Long, Nệm Kymdan, mì ăn liền Miliket do công ty Fosoca và Miliket hợp tác với công ty Samceun Cămpuchia sản xuất và cung ứng…ngoài ra Công ty Cơ khí Lữ Gia đã tặng 70 bộ đốn Magic Light và 21 bộ đốn đường cho thành phố Phnom Penh và đã bán hàng qua Cămpuchia 3 đợt với tổng giá trị 1,4 tỷ đồng.
- Y tế
Ngành y tế Cămpuchia đang rất lạc hậu và thiếu thốn cả nhân lực và vật lực. Do vậy, đầu tư vào lĩnh vực này đang được Chính phủ Cămpuchia ưu tiên và khuyến khích. Dược phẩm và thiết bị y tế chủ yếu được nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ nên giá cả cao không phù hợp với mức sống của phần lớn người dân Cămpuchia, bên cạnh đó đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn đang thiếu thốn trầm trọng và ít được đào tạo cơ bản.
Cămpuchia rất tín nhiệm các bác sỹ Việt Nam. Hiện nay, trung tâm Medic của Việt Nam đã mở rộng thành một trung tâm chẩn đoán y khoa tại Phnom Pênh và đang trên đà phát triển, trong thời gian tới sẽ nâng cấp thành bệnh viện đa khoa tại đây. Ngoài xét nghiệm và huấn luyện nguồn lực y tế cho phía Cămpuchia, trung tâm còn trực tiếp điều trị nội ngoại trú và kết hợp cơ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh để đưa cán bộ và đồng bào Cămpuchia sang khám chữa bệnh.
- Du lịch
Ba nước Đông dương Việt Nam - Lào - Cămpuchia rất có tiềm năng về du lịch. Cả ba nước đang đang nỗ lực xây dựng hệ thống du lịch của vùng thành một thể thống nhất. Sẽ thật tuyệt vời nếu du khách có thể tham quan cả Hà Nội, TP.HCM, Phnom Pênh, Vientian... chỉ trong một tour. Một vấn đề quan trọng đang đặt ra là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bởi nếu không có những tuyến giao thông tốt thì chúng ta chẳng thể bán bất cứ hàng hóa nào. Phải coi du lịch thực sự là một loại hàng hóa, trong đó chất lượng dịch vụ là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.
Nói riêng về du lịch Việt Nam - Cămpuchia, là hai nước láng giềng và đều có tiềm năng trong lĩnh vực du lịch nên việc hợp tác là rất thuận lợi nhưng giao thông vẫn còn khó khăn: đường bộ còn xấu, vé lại đắt và ít chuyến đi, đường thủy vẫn chưa thông dụng, đường hàng không còn ít chuyến bay trực tiếp. Ngoài ra, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đại diện du lịch trên đất Cămpuchia trong khi các nước xa hơn như Nhật, Thuỵ Sĩ….thì đã có văn phòng.
- Năng lượng
Những ngành dịch vụ công cộng của Cămpuchia không đáng tin cậy, đắt đỏ và chỉ cung cấp được cho các thành phố. Giá điện ở các tỉnh lẻ cao hơn mức giá 0,30USD/ kwh ở Phnom Pênh. Ở các vùng nông thôn, điện được cung cấp bởi bình ắc quy ô tô nạp lại, hoặc máy phát điện xách tay nhỏ. Ở Cămpuchia, nhu cầu về máy phát điện chạy bằng dầu diezel là rất lớn với mục đích là cung cấp nguồn năng lượng dự phòng, hoặc là nguồn điện cho các khu công nghiệp và các vùng chưa có điện lưới.
Bộ Công nghiệp và năng lượng Cămpuchia đã chuẩn bị một dự án phát triển năng lượng chi tiết bao gồm việc xây dựng một số nhà máy nhiệt điện. Cũng như các lĩnh vực cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, Chính phủ Cămpuchia không có ngân sách để thực hiện, nhưng các nhà đầu tư có thể tìm kiếm trong trang web của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á để tìm kiếm những dự án mới về ngành điện. Chính phủ Cămpuchia cam kết có trách nhiệm đối với sự sở hữu cả nhân và tài chính của các nhà máy năng lượng. Tuy nhiên việc được Chính phủ chấp nhận đối với các dự án này đang có nhiều khó khăn.
3.1.2.2. Các mặt hàng đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Xăng dầu các loại
Xăng dầu các loại nhập vào Cămpuchia theo hình thức chủ yếu là quá cảnh và tạm nhập, tái xuất, thanh toán trả chậm cho các công ty Việt Nam. Đây là mặt hàng có giá trị lớn để tăng kim ngạch nhưng đối với các mặt hàng này các công ty ở Cămpuchia còn nợ rất nhiều các công ty Việt Nam. Thời gian tới, cần chấn chỉnh, xem xét kĩ các đầu mối được cấp quota cũng như tạm nhập tái xuất… tránh để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, gian lận thương mại, rút ruột hàng triệu USD bán tại Việt Nam hoặc bị các doanh nghiệp Cămpuchia lợi dụng vốn, không thanh toán…
- Nguyên phụ liệu cho dệt may
Nguyên phụ liệu cho dệt may chiếm khoảng từ 600-650 triệu USD trong tổng nhập khẩu của Cămpuchia mà Cămpuchia hoàn toàn phải nhập vì chưa sản xuất được. Hiện nay, các công ty Việt Nam đã xuất sang Cămpuchia một số nguyên phụ liệu như tấm bông PE, các loại Mex, phéc-mơ-tuya và khuy nút nhựa, chỉ thêu, chỉ khêu. Ngoài ra, các sản phẩm mà Việt Nam cũng sản xuất được như chăn, màn, gối, và hàng may mặc cũng có thể xuất sang thị trường này. Năm 2005, Cămpuchia đã nhập từ Việt Nam 0,3 triệu USD các sản phẩm nguyên phụ liệu và dệt may. Tuy nhiên, hàng dệt may của Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với hàng của Thái Lan và Trung Quốc.
- Nhóm hàng hải sản
Khá nhiều loại hải sản và sản phẩm nước mắm của Việt nam rất được Cămpuchia ưa chuộng. Năm 2004, ta cũng xuất được 16 triệu USD và đến năm 2005 lại giảm còn 8 triệu USD.
- Gạo
Năm 2004, gạo của Việt Nam xuất sang Cămpuchia đạt gần 0,4 triệu USD, chủ yếu là cung cấp cho các tỉnh biên giới. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu là gạo Thái Lan.
- Nhóm hàng công nghệ cao
Mặc dù nhóm hàng điện máy và công nghiệp với công nghệ cao là độc quyền của các công ty lớn, nổi tiếng thuộc các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc..nhưng Việt Nam đã có hai mặt hàng chen chân được vào thị trường Cămpuchia là dây điện, cáp điện. Năm 2005, Việt nam đã xuất khẩu hai mặt hàng này sang Cămpuchia được 5,1 triệu USD.. Những mặt hàng này còn hứa hẹn nhiều tiềm năng khai thác.
3.1.3. Mục tiêu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam- Cămpuchia
3.1 3.1. Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Cămpuchia
Theo số liệu của Bộ Công thương Việt Nam, mục tiêu kim ngạch và các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt nam – Cămpuchia năm 2010 và 2015 như sau ( Bảng 3.1):
Bảng 3.1: Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Cămpuchia
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng
2007
711,5Triệu USD
218,5 Triệu USD
932 Triệu USD
Dự kiến 2010
1,9 Tỷ USD
550 Triệu USD
2,45 Tỷ USD
Dự kiến 2015
6,3 Tỷ USD
1,3 Tỷ USD
7,6 Tỷ USD
(Nguồn:
Theo Bộ Công thương vừa đưa ra dự thảo Đề án Phát triển thương mại với Cămpuchia giai đoạn 2007-2015, trong đó đề ra định hướng từ nay đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tăng khoảng 27%/năm. Dự kiến đến năm 2010, kim ngạch đạt khoảng 2,45 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Cămpuchia khoảng 1,9 tỷ USD và nhập khẩu từ Campuchia khoảng 550 triệu USD. Giai đoạn 2011-2015, kim ngạch tăng trung bình 25%, đến năm 2015 kim ngạch giữa hai nước đạt 7,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cămpuchia khoảng 6,3 tỷ USD và nhập khẩu từ Cămpuchia khoảng 1,3 tỷ USD.
3.1.3.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Cămpuchia
Bảng 3.2: Việt Nam nhập khẩu từ Cămpuchia năm 2005 và 2010:
(Đơn vị: triệu USD)
TT
Loại hàng
2005
2010
1
Cao su
30
50
2
Gỗ chế biến
5
7
3
Nông sản
3
7
4
Thiết bị phụ tùng
4
6
5
May mặc, phụ liệu
1
1,5
6
Thuốc lá
0,7
1
7
Điện tử
0,3
0.6
8
Hải sản
0,2
0.5
( Nguồn: Bộ Công thương)
Các mặt hàng gỗ, cao su, nông sản là mặt hàng tái nhập, tái xuất. Việt Nam biến sản phẩm nhập về thành nguyên liệu để tái sản xuất mặt hàng có mẫu mã đa dạng hơn, chất lượng cao hơn để có thể tái xuất lại cho Cămpuchia, hoặc xuất khẩu sang thị trường khác.
Bảng 3.3: Việt Nam xuất khẩu sang Cămpuchia giai đoạn 2005 và 2010
(Đơn vị: triệu USD)
TT
Loại hàng
2005
2010
1
Xăng dầu
100
200
2
Vật liệu xây dựng
8
20
3
Sắt thép
6
15
4
Hải sản
10
15
5
Phân bón
5
10
6
Nông sản
6
9
7
Rau hoa quả
4
8
8
Nhựa và SP
4
7
9
Xà phòng
4
6
10
Giầy dép
2
4
11
Tân dược
1.5
3
( Nguồn: Bộ Công thương)
Như đã phân tích các mặt hàng xuất khẩu có triển vọng ở mục trên đây, các mặt hàng trong bảng số trên này đều có thế mạnh và ưu thế, có thể cạnh tranh ngang ngửa với hàng của nước khác trên thị trường Cămpuchia. Việt Nam tập trung các mặt hàng nông sản, hải sản, hàng tiêu dùng, thuốc tên dược và đặc biệt là xăng dầu, mặt hàng mà ta đang chiếm ưu thế trên thị trường Cămpuchia.
3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Campuchia
3.2.1. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai nước
Bộ Thương mại cho rằng, trong thời gian tới đây, cần củng cố và tăng cường quan hệ kinh tế thương mại cấp nhà nước giữa hai bên. Theo đó, thường xuyên có sự trao đổi hợp tác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong thương mại. Về tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, biên phòng, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý với Cămpuchia, tạo điều kiện thông thoáng và có lợi nhất cho các doanh nghiệp trao đổi buôn bán qua biên giới hai nước. Chẳng hạn như sớm thiết lập các tổ chức tín dụng trung gian thay mặt chủ thể nhận hàng để thanh toán cho các nhà cung ứng của Việt nam; tăng cường quan hệ hợp tác giữa các tỉnh có chung biên giới, các huyện - xã giáp biên; tăng cường vai trò và hoạt động của Tiểu ban Hợp tác thương mại trong khuôn khổ ủy ban hợp tác liên Chính phủ giữa hai nước, qua đây thiết lập cơ chế trao đổi định kỳ giữa hai Bộ Thương mại để giải quyết những vướng mắc cũng như bàn biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.
Hiện thuế nhập khẩu của Cămpuchia còn quá cao, Việt Nam có thể đề nghị Campuchia cùng dành những ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu, vì như cơ chế giảm 50% thuế nhập khẩu như Việt Nam áp dụng với Lào. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, vì trong các năm qua Việt Nam thường xuất siêu sang thị trường Campuchia. Cần cải tiến thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh qua lại biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp hai nước tăng cường buôn bán. Cũng cần nghiên cứu cho pháp doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Campuchia được hưởng hoàn thuế VAT, đồng thời tránh hiện tượng "xuất khống" để hoàn thuế. Có thể áp dụng cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu sang Campuchia nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường này.
Phía Việt Nam cũng có thể hợp tác và thúc đẩy phía Cămpuchia trong việc nâng cao năng lực vận chuyển bên bạn vì hiện nay đường sá dọc tuyến biên giới của Cămpuchia cũng xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến vận chuyển hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này và ngược lại.
Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường mở rộng các dịch vụ trong các khu kinh tế cửa khẩu và đầu tư nhiều hơn cho hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Phnompenh.
Triển khai thoả thuận xúc tiến thương mại của hai Bộ Thương mại và thoả thuận của phòng thương mại hai nước, làm cơ sở cho việc thúc đẩy giao lưu hàng hoá, giới thiệu sản phẩm vào thị trường, tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp hai nước.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang dự các cuộc triển lãm-hội chợ tại Campuchia và ngược lại. Hai bên cần tổ chức hỗ trợ và thông tin, tiếp thị, cả kể việc tổ chức các cửa hàng bán hàng để thăm dò thị hiếu. Trong khi đợi các chính sách thông thoáng hơn thì nên có sự liên kết giữa phía Việt Nam và phía Campuchia để hình thành một đại lí phân phối liên quốc gia. Có vậy các doanh nghiệp mới bớt cảnh đơn phương độc mã khi phải len lỏi một mình qua biên giới.
Campuchia chỉ có 14,4 triệu dân nhưng là một thị trường khá hấp dẫn. Vấn đề quyết định của việc mua bán không chỉ là chất lượng hay giá thành sản phẩm mà còn là quảng bá thương hiệu. Hiện nay, hàng hoá của Thái Lan hay Trung Quốc khi tràn qua Campuchia thường đi đôi với những chương trình quảng bá sản phẩm rầm rộ bằng nhiều hình thức. Đây cũng là điểm yếu của hàng Việt Nam.
3.2.2. Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau
Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kim ngạch nêu trên, cần có chính sách thông thoáng, phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là:
Được hưởng chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Cămpuchia như được miễn hoặc giảm thuế VAT, thuế nhập khẩu tuỳ từng loại hàng.
Có chế độ chính sách khuyến khích để tiếp cận thương nhân, nhất là đối với các loại hàng và hợp đồng có trị giá xuất khẩu cao.
Giảm lãi suất vay vốn cho kinh doanh loại hàng, đặc biệt cho các tỉnh biên giới Cămpuchia và cũng không nên so sánh chúng với biên giới Lào, Trung Quốc vì mỗi nước có đặc điểm riêng khác nhau.
Tạo thuận lợi về thủ tục xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp và hàng hóa qua biên giới.
Cho các phương tiện vận tải hai nước được qua lại thuận lợi để công tác và vận chuyển hàng hoá, nhằm giảm chi phí trung gian không cần thiết.
Tập trung giải quyết các khó khăn, trở ngại để tổ chức được các triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Chính phủ Việt Nam cần sớm xúc tiến việc đàm phán để sớm ký kết Hiệp định Thanh toán với Campuchia, thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Ưu đãi thuế suất của hàng Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam, Việt Nam đồng ý dành cho Campuchia ưu đãi thuế suất một số hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%. Riêng đối với hai mặt hàng gạo và thuốc lá, chế độ hạn ngạch sẽ được áp dụng. Những ưu đãi về thuế suất này cũng phù hợp với tuyên bố chung của hai Thủ tướng Việt Nam và Campuchia tháng 10/2005.
Chính phủ Việt Nam cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm hàng hoá, hỗ trợ thông tin, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở văn phòng đại diện tại Campuchia. Nhà nước cần cải tiến và thuận lợi hóa quy trình thủ tục cấp phép mở chi nhánh văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm khuyến khích một số ngành đầu tư sản xuất ở mức độ phù hợp nhằm tránh thuế nhập khẩu của bạn, đồng thời tăng cường khả năng xâm nhập thị trường, ví như sản xuất thuốc tân dược, vật liệu xây dựng...
Những hỗ trợ về thông tin rất cần thiết, bao gồm thông tin kịp thời về diễn biến thị trường Campuchia, thông tin về chính sách pháp luật, thể chế kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp đối tác của doanh nghiệp Việt Nam, tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục mở chi nhánh, thủ tục hải quan. Kế đó là các kế hoạch hỗ trợ gián tiếp thông qua các hoạt động khảo sát và tham dự hội chợ triển lãm tại Campuchia bao gồm khảo sát thị trường, hội thảo gặp mặt doanh nghiệp hai nước, giới thiệu doanh nghiệp trưng bày hàng hoá tại các phòng trưng bày, tổ chức hội chợ và tuần lễ thương mại tại Cămpuchia.
Trên tầm nhà nước là cụ thể hoá những điều cam kết trong Hiệp định Thương mại mới ký năm 1998. Nói là mới vì vào các thập kỉ trước giữa Việt Nam và Cămpuchia đã từng có các văn kiện về trao đổi hàng hoá, nhưng vì nhiều lí do khác nhau cho nên gần như các văn kiện đó chỉ như là những biểu tượng về tình hữu nghị, kim ngạch hai chiều dẫm chân tại chỗ. Những cam kết trong Hiệp định thương mại năm 1998 cần được cụ thể hoá trong chương trình hằng năm, có địa chỉ thực hiện qua các kỳ họp uỷ ban liên chính phủ và đôn đốc tiến độ thực thi các chương trình đó. Bên cạnh việc thực hành hiệp định thương mại, cần triển khai các hiệp định đã ký hoặc ký mới về vận tải đường bộ, giao thông đường sông, quá cảnh, du lịch, hải quan, nông nghiệp.
Và một điều nhiều doanh nghiệp mong đợi đó là Ngân hàng Ngoại thương sớm đặt chi nhánh tại Campuchia hoặc liên doanh với ngân hàng bạn như Liên doanh về ngân hàng giữa Lào và Việt Nam đã triển khai, giúp việc thanh toán giữa các doanh nghiệp hai nước, thay dần việc trao đổi “tiền tươi” có nhiều rủi ro. Các khía cạnh liên quan tài chính, tín dụng cũng cần được giải quyết. Hiện Cămpuchia đã có hơn 6.000 mặt hàng các nước dành cho ưu đãi GSP và hưởng ưu đãi tối huệ quốc đối với Hoa Kỳ. Do đó, trong chừng mực nhất định nên có chính sách tương thích cho doanh nghiệp cả về ưu đãi tín dụng và thuế suất như là thuế lợi tức trong mấy năm đầu khai trương để hàng Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường này.
Tính đến nay, trên toàn tuyến có 151 chợ, trong đó có 114 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, 37 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Chợ ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang hoạt động sôi nổi và rất hiệu quả. Có 8 khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, với 6,677 km2, dân số khoảng 1.455 ngàn người, chiếm 2,7% về diện tích và 5,2% về dân số các tỉnh biên giới Việt Nam– Campuchia, vì vậy song hành với buôn bán lớn, cần phải tổ chức tốt việc trao đổi dân cư qua biên giới ở các chợ đường biên mà Việt Nam đã có Quy chế về chợ biên giới, theo đó những thương nhân người Việt Nam và người Campuchia cùng buôn bán trao đổi tại chợ cửa khẩu hàng sản xuất tại mỗi nước với trị giá không quá 500.000 đồng Việt Nam thì được miễn thuế mỗi người/lượt/ngày. Phát triển các chợ đó thành trung tâm giao dịch mua bán trong khu vực làm cơ sở để xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trở thành động lực thúc đẩy kinh tế vùng biên và thu hút các doanh nghiệp ở sâu trong nội địa.
Tận dụng mối quan hệ sâu rộng sẵn có với các bộ ngành liên quan đến thương mại đặc biệt là tạo dựng dần từng bước các doanh nghiệp Campuchia ủng hộ và tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Cămpuchia.
Lợi thế gần Campuchia, cần tập trung để tạo mọi điều kiện buôn bán đường biên và tiểu ngạch là chính và phát triển tốt hơn nữa lợi thế này, từng bước tiến tới mở rộng buôn bán chính ngạch lớn sau này.
Do điều kiện sản xuất của Việt Nam, hầu hết giá các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều cao hơn so với các nước láng giềng nên gặp nhiều khó khăn đưa hàng hoá chiếm lĩnh thị trường nước bạn từ sắt thép, xi măng, hàng tiêu dùng. Do vậy, ta cần nghiên cứu để có biện pháp, chính sách phù hợp với các tỉnh biên giới nhằm giảm thiểu giá các mặt hàng để đẩy mạnh vịêc đưa hàng Việt Nam vào thị trường Cămpuchia như hàng Trung Quốc vào Việt Nam.
Thông qua cơ chế ưu đãi, Nhà nước và các địa phương cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp, Tổng công ty xây dựng Việt nam tham gia đấu thầu các dự án xây dựng tại Cămpuchia, thông qua đó đưa nguyên vật liệu xây dựng và hàng hóa khác vào Campuchia thông qua chương trình dự án. Hàng hóa đi qua con đường này sẽ được giảm thuế, đồng thời tiêu thụ được khối lượng lớn và cho vay ưu đãi thực hiện các công trình thắng thầu tại Cămpuchia.
Thị trường Cămpuchia ít lợi nhuận mà khó khăn nhiều hơn các thị trường khác do vậy cũng mong được các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tập trung hết sức cho thị trường Cămpuchia về mọi mặt để đẩy mạnh buôn bán, đầu tư tạo điều kiện giữ vững an ninh biên giới lâu dài.
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, chống buôn lậu, giữ vững quốc phòng, an ninh biên giới.
Suy ngẫm từ câu nói dân gian rằng “ thứ nhất cự ly, thứ nhì cường độ” thì chín tỉnh Tây Nam của Việt Nam giáp biên giới Cămpuchia đều là những tỉnh có lợi thế, có sức mạnh. Tiềm năng dồi dào của châu thổ sông Cửu Long, Tây Nguyên và kể tới thành phố Hồ Chí Minh về kinh tế đã là một nhẽ, thì lợi thế ở đây là đường ô tô tới thủ đô Phnom Penh chỉ có 250 km và khi xong tuyến xa lộ xuyên Á phần lãnh thổ trên Việt Nam từ Mộc Bài đến ngã ba Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) thì càng thuận thông hơn, còn nếu đường bay Thành phố Hồ Chí Minh - thủ đô Phnom Penh chỉ mất khoảng 30 phút. Do vậy, cần tăng cường vai trò đầu cầu của các tỉnh, thành phố này, vừa thực hiện các cam kết Chính phủ, vừa hợp tác địa phương với địa phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Nhà nước cần tăng cường hơn nữa cho công tác an ninh biên phòng, chống buôn lậu dọc biên giới. Buôn lậu dọc biên giới giữa hai nước trong những năm vừa qua cũng như hiện nay rất lộn xộn, khó kiểm soát. Hàng cấm nhập khẩu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng trốn thuế ồ ạt vào nước ta qua con đường buôn lậu đang làm cho tình hình biên giới phức tạp, làm rối thị trường xuất nhập khẩu của ta. Lợi dụng buôn lậu, các phần tử chống đối nước ta có thể xâm nhập trái phép, hoặc mang theo hàng cấm, các văn hoá phẩm có nội dung chống đối nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, hoặc có nội dung đồi trụy…Do vậy, làm tốt công tác an ninh biên phòng và chống buôn lậu có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa hai nước, giữ vững an ninh biên giới và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vốn có giữa hai nước.
3.2.4. Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Cămpuchia
Mặc dù dân số không nhiều, nhưng Campuchia là thị trường nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi những điểm tương đồng trong thói quen tiêu dùng của người dân hai nước. Tuy nhiên, hiện nay, tại thị trường Cămpuchia, hàng Việt Nam mới chiếm khoảng rất lớn , hầu hết là đồ nhựa, đồ gia dụng, thực phẩm. Rất nhiều mặt hàng khác, kể cả giày dép của Biti’s vẫn còn đang chật vật tìm chỗ đứng vững chắc tại đây do vậy phải có sự cạnh tranh rất mạnh của các mặt hàng cùng chủng loại có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hàng Việt Nam xuất hiện tại thị trường Phnom Penh rất nhiều nhưng hàng giả, hàng nhái cũng không ít. Muốn đứng được tại thị trường này thì cần thiết phải dành lại thương hiệu Việt nam, phải cho người tiêu dùng thấy rằng hàng Việt Nam chính hiệu chất lượng cao chứ không phải nhái hiệu của ai hết.
Bên cạnh đó, chưa nhiều người dân ở Phnom Penh quen với hàng Việt Nam do họ chưa tiếp cận được với các mặt hàng này. Không sợ sản phẩm khó thâm nhập thị trường mà khó ở chỗ làm cách nào để người tiêu dùng dễ tiếp cận với sản phẩm. Tại siêu thị Anana, 1 trong 8 siêu thị lớn bày bán sản phẩm cà phê An Thái, khách mua hàng chủ yếu là người Khmer, nhưng rất ít người Khmer biết tiếng Anh và tiếng Việt. Do vậy, nhiều người đó không chọn mua cà phê An Thái, vì họ không đọc được chính những dòng chữ được in trên bao bì của sản phẩm.
Có lẽ, sản phẩm mang thương hiệu Việt nam được tiêu thụ mạnh nhất ở Phnompenh là sữa Vinamilk. Mỗi tháng, chỉ riêng mạng lưới phân phối tới các nhà bán lẻ khắp Phnom Penh cũng đã tiêu thụ lượng sữa trị giá khoảng 25.000 USD nhập khẩu từ Việt Nam. Trong thời gian tới, có thể thị phần của mặt hàng này sẽ tăng lên do hiệu quả quảng cáo trên truyền hình của Cămpuchia.
Không nhiều sản phẩm, thương hiệu Việt Nam có “cái nhìn chiến lược” qua hoạt động quảng cáo trên các kênh truyền hình của Cămpuchia như Công ty sữa Vinamilk. Mở kênh truyền hình Apsara TV vào lúc 11h30 trưa và 7h30 tối hàng ngày, quảng cáo sữa Vinamilk được phát đi, phát lại bằng tiếng Khmer. Đây chính là con đường ngắn và nhanh nhất để người tiêu dùng Cămpuchia biết, tin tưởng vào mặt hàng này. Tuy nhiên, rất ít hoạt động quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamik tại Phnompenh. Do có những đặc thù riêng về chính trị - xã hội, nên việc phát tờ rơi quảng cáo của các nhà bán lẻ bị hạn chế. Giá quảng cáo trên Balo, áp phích ngoài đường phố có giá không “mềm”, mỗi tháng 50 USD cho 1 tấm quảng cáo có diện tích 2 mét vuông. Ngoài lý do về chi phí quảng cáo, nhiều nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng thị trường Cămpuchia, nên chưa có một chiến lược dài hơi để quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
Người tiêu dùng Cămpuchia sẽ dễ tiếp cận với hàng hoá Việt Nam hơn, nếu thực sự họ biết trên bao bì sản phẩm đưa ra các thông số gì về sản phẩm. Bài học kinh nghiệm từ các sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan cho thấy, hầu hết sản phẩm của Thái Lan đều có những hướng dẫn viết bằng chữ Khmer, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Vì vậy, các nhà sản xuất nên dán thêm đề can bằng tiếng Khmer lên bao bì của tất cả các sản phẩm Việt Nam được tiêu thụ tại Cămpuchia.
3.2.5. Xây dựng kênh phân phối, bán lẻ tại thị trường Cămpuchia
Doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho được hệ thống các kênh phân phối, bán lẻ tại thị trường Cămpuchia để hàng Việt Nam thật sự "bám rễ" tại đây. Bộ trưởng Bộ thương mại Campuchia khuyên các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường này cần có văn phòng đại diện hoặc ít ra phải có một đầu mối.
Dưới đây là một số kinh nghiệm xây dựng kênh phân phối tại Cămpuchia :
- Tạo mối quan hệ thật tốt với chính quyền địa phương. Như đã đề cập ở trên, vì thế cần chú ý gây thiện cảm với các chức trách địa phương để họ tạo điều kiện thuận lợi cho mình.
- Tìm nhà phân phối là các công ty của người địa phương sẽ rất thuận lợi về nhiều mặt.
- Có văn phòng chính thức hoặc nhà phân phối chính thức để lo chuyện tiếp thị, quảng cáo, hậu mãi…, trên sản phẩm phải có dán tem, ghi địa chỉ của nhà phân phối tại Cămpuchia. Có như vậy các đại lý cấp hai sẽ rất an tâm bán hàng, người tiêu dùng cũng an tâm mua vì có địa chỉ để khiếu nại.
- Các bảng hiệu quảng cáo, nhãn hiệu phải có in tiếng Cămpuchia mới dễ tạo thiện cảm, dễ được chấp nhận.
3.2.6. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt nam
Để tránh tình trạng đơn phương độc mã tại một thị trường có nhiều sản phẩm tương tự nhau, các doanh nghiệp Việt Nam nên cùng phối hợp lại để tạo ra một lực lượng hùng mạnh, từ đó dễ dàng đưa hình ảnh của hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng Cămpuchia. Để họ thấy rằng, hàng Việt Nam có một hệ thống vững chắc, có sức mạnh, họ sẽ tin vào hàng Việt Nam hơn.
Trong thời gian qua, các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam tại Cămpuchia thủ đô Phnom Penh chính là những cơ hội quý báu để các doanh nghiệp có một định hướng nhất định về hợp tác, liên kết. Trong thời gian tới, có thể nghĩ đến một quy mô lớn hơn như xây dựng một Trung tâm thương mại Việt Nam tại Cămpuchia, kiểu như siêu thị Vinamart nhưng lớn hơn. Khi xây dựng được những cơ sở như thế, các hiện tượng hàng giả hàng nhái sẽ được loại bỏ, hình ảnh hàng Việt Nam sẽ được quảng bá với một cường độ và tính hệ thống cao.
Dân gian Việt nam có câu “ Buôn có bạn, bán có phường”, khi các doanh nghiệp cùng liên kết, hợp tác, bắt tay giúp đỡ nhau, họ sẽ có một nguồn vốn lớn hơn, sản phẩm sẽ đa dạng và không trùng chéo lên nhau, họ sẽ cùng chia sẻ kinh phí, các kinh nghiệm làm ăn, việc quảng bá sản phẩm sẽ có điều kiện phát triển rộng rãi hơn, việc vận chuyển, thủ tục hải quan…được thuận tiện, nhanh gọn hơn. Từ đó uy tín của các doanh nghiệp sẽ được củng cố, khách hàng sẽ đến với các sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn và thường xuyên hơn, do vậy mà hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
3.2.7. Một số giải pháp khác
- Tham gia đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng: Cămpuchia là nước đang có các khoản viện trợ nước ngoài khá lớn và nhiều nước mới đầu tư vào thị trường này. Các công ty Việt Nam có thể tham gia đấu thầu để nhận tái thiết các cơ sở hạ tầng, từ đó đưa máy móc sang thi công, cung ứng nguyên vật liệu mà Việt Nam sẵn có như ống nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và Việt Nam có thể chuyển giao công nghệ, cung cấp các chuyên gia, công nhân có tay nghề cao, nhưng chi phí lại có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và sẽ kéo theo nhiều hàng tiêu dùng cùng các dịch vụ đi kèm khác.
Vừa qua, Bộ Công thương Cămpuchia cũng đã đề ra giải pháp thông qua các cơ chế ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu các dự án xây dựng ở Campuchia, từ đó đưa nguyên liệu vật liệu xây dựng và hàng hoá khác vào Campuchia thông qua các chương trình dự án. Hàng hoá đi qua con đường này sẽ được giảm thuế, đồng thời tiêu thụ được khối lượng lớn, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán cho các doanh nghiệp. Song các dự án này đòi hỏi vốn lớn, nên Nhà nước cần có các chế độ ưu đãi để thực hiện các công trình thắng thầu ở Cămpuchia.
Chính phủ cần chủ động đưa các giải pháp có tính hệ thống nhằm chuyển hướng Campuchia từ thị trường tiêu thụ hàng hoá sang thị trường đầu tư, mở ra lộ trình mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trước xu thế hội nhập. Điều đó đòi hỏi phía Chính phủ phải có những phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, quyết đoán, nếu không thì sẽ mất cơ hội, mất thị trường đầu tư mà Việt nam đang có những lợi thế, tiềm năng nhất định.
- Thông qua Kiều bào Việt Nam tại Cămpuchia làm trung gian xuất khẩu: Kiều bào Việt Nam tại Campuchia có một số lượng khá lớn làm nghề buôn bán. Họ thông thạo tiếng Khmer, nắm chắc nhu cầu, sở thích, tâm lý tiêu dùng của người Cămpuchia. Đây là điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt nam thâm nhập vào Cămpuchia. Các doanh nghiệp Việt nam cần tạo mối quan hệ và hợp tác kinh doanh với các thương nhân, thương lái người Việt kiều và người Việt gốc Hoa tại Phnompenh và thông qua họ đưa hàng hóa sang Cămpuchia.
- Tái chế, tái xuất: Cămpuchia là nước có nhiều sản phẩm thô chưa tái chế như mủ cao su, đậu tương, hạt sen, đá quý…nên chăng các doanh nghiệp Việt Nam mua về tái chế, nâng cao phẩm cấp, hoàn thiện bao bì, nhãn mác để rồi tái xuất.
- Liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ: Các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với doanh nghiệp Cămpuchia hoặc với doanh nghiệp nước ngoài mở công xưởng sản xuất, chế biến để bán tại chỗ hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba.
- Tận dụng vị thế mới của bạn, đầu tư thay thế xuất khẩu sang nước thứ ba: Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mũi nhọn, Việt Nam có thể tận dụng vị thế mới của Campuchia bằng cách đầu tư vào nước này như một hình thức thay thế xuất khẩu chính ngạch, tránh rủi ro và bất trắc. Việt Nam có thể tận dụng Campuchia như một địa bàn lấy xuất xứ hàng hoá, tranh thủ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh qua đường Campuchia. Hiện nay Cămpuchia đang được hưởng nhiều ưu đãi về các mặt hàng nông sản, dệt may, giày da qua các hiệp định với Mỹ và Châu Âu. Trong lúc đó thì các ngành hàng Việt Nam có khả năng đầu tư tại Campuchia là mỳ ăn liền, nhựa, giày dép, chế biến gỗ, hạt điều. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt nam cần nắm bắt thời cơ này, tranh thủ đầu tư sản xuất các mặt hàng truyền thống của mình tại Cămpuchia một cách hợp lý.
KẾT LUẬN
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km đường biên giới chung. Trải qua bao thăng trầm, thử thách của lịch sử, hai nước vẫn giữ vững được mối quan hệ láng giềng, hữu nghị với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Sau Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ III ngày 27 /7/2003, Chính phủ liên hiệp hiện nay gồm ba đảng, do ngài Hun Sen, phó chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia làm thủ tướng tiếp tục đưa đất nước Campuchia ổn định và phát triển, quan hệ với Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi. Trong bối cảnh đó, những năm vừa qua, quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện về nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại. Hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác của nhau, dựa vào nhau để cùng phát triển. Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng thứ ba của Campuchia sau Thái Lan và Singapore và đứng thứ sáu trong các nước buôn bán với Campuchia. Ngược lại, Việt Nam cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia với kim ngạch năm 2007 là 932 triệu USD. Cămpuchia đã chính thực gia nhập WTO 13/10/2004 (thành viên thứ 148) là một thắng lợi của Campuchia, vừa đặt ra những thách thức, vừa mở ra những cơ hội đối với Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ thông tin và vấn đề toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức cùng với thương mại điện tử đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng như Cămpuchia, trong đó có thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước là một yếu tố khách quan và vô cùng quan trọng. Nắm vững chủ trương, đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, tận dụng những thời cơ, lợi thế, tiềm năng nhiều mặt, khắc phục những khó khăn tạm thời, Việt Nam nhất định sẽ tìm được những cơ hội mới mẻ, những giải pháp thích hợp để mở rộng và thúc đẩy quan hệ thương mại với nước bạn Cămpuchia lên một tầm cao mới.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối 16
Bảng 1.2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh 17
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Năm (2002-2007) 34
Bảng 2.2 : Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (2005- 2007) 41
Bảng 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (2005- 200 ) 42
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Cămpuchia (2000-2007) 47
Bảng 2.5: Các mặt hàng xuất khẩu (2003-2007) 49
Bảng2.6: Các mặt hàng nhập khẩu( 2003- 2007) 50
Bảng 2.7: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam–Cămpuchia (2000-2007) 54
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực giai đoạn (2004-2006) 56
Bảng 2.9: Tổng kim ngạch xuất Việt Nam sang Cămpuchia(2000-2007) 57
Bảng 2.10: Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Cămpuchia 58
(2001-2005) 58
Bảng 2.11: Tổng kim nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia(2000-2007) 61
Bảng 2.12: Cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Cămpuchia 62
Bảng 3.1: Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Cămpuchia 76
Bảng 3.2: Việt Nam nhập khẩu từ Cămpuchia năm 2005 và 2010: 76
Bảng 3.3: Việt Nam xuất khẩu sang Cămpuchia giai đoạn 2005 và 2010 77
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Năm (2000-2007) 34
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Cămpuchia (2000-2007) 47
Biểu đồ 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Cămpuchia (2000-2007) 55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33339.doc