Tổng công ty dệt may Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo để các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời với nhu cầu thế giới. Tổng công ty cần tổ chức tốt việc cung cấp thông tin để doanh nghiệp lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh ngành dệt may trên thị trường thế giới. Đồng thời, cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vấn đề đào tạo nguồn nhân lực về tiếp thị, marketing, quảng cáo nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu thay đổi chủa khách hàng trên các thị trường. Tổng công ty dệt may Việt Nam cũng cần kết hợp tốt hơn nữa với các haọt động của Nhà nước nâng cao vai trò của mình, nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp chống lại các rào cản trong việc thâm nhập thị trường quốc tế.
Đặc biệt cũng cần quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện thông qua các tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tổ chức giới thiệu sản phẩm dệt may ở các nước trong các hội chợ triển lãm, các cuộc giao lưu Ngoài ra, các thương vụ ở nước ngoài cần cung cấp thông tin chính xác về thị trường với các đặc điểm chính về kinh tế, xã hội, quy định pháp luật, các chính sách thương mại, chế độ ưu đãi trong thuế quan Trong các hoạt động này, đại diện các ngành tại thương vụ ở các nước nhập khẩu đặc biệt là ở các thị trường lớn như Mỹ với đầy tiềm năng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi chính đây là nguồn cung cấp những thay đổi kịp thời về tỷ giá hối đoái, quy định hải quan, hạn ngạch để doanh nghiệp ứng phó kịp thời. Đây cũng chính là phương thức tiếp thị tốt hơn bằng cách giới thiệu sản phẩm dệt may, tìm hiểu nhu cầu , thị hiếu, xu hướng thời trang, các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu với giá rẻ
Trên đây là một số giải pháp nhằm thúc đẩy hàng dệt may xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ nói riêng. Mỹ là thị trường lớn và khó tính với rất nhiều biến động, tìm ra được cách thức hiệu quả nhất để xuất khẩu sang đó không phải là vần đề đơn giản. Nhưng hy vông rằng với một số biện pháp trên sẽ giúp công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng và các công ty dệt may nói chung nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình sang thị trường Mỹ trong thời gian tới và cả trong tương lai.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Đây là hai hình thức được công ty cổ phần may Thăng Long sử dụng mang lại doanh thu lớn nhất. Số liệu cụ thể được thông qua bảng sau:
Bảng 9: Tỷ trọng xuất khẩu theo hình thức gia công và FOB.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu (USD)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (USD)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (USD)
Tỷ trọng (%)
Tổng doanh thu xuất khẩu
26.234.569
100
21.930.365
100
35.920.025
100
Trị giá gia công
3.116.667
11,88
2.587.783
11,8
3.523.754
9,81
Giá trị FOB
23.117.902
83,12
19.342.583
88,2
32.396.271
90,19
Nguồn: phòng Kế hoạch thị trường
Từ bảng ta thấy, tỷ trọng xuất khẩu hàng trực tiếp qua các năm không ngừng tăng cao. Như năm 2003, hình thức này chiếm 83,12% thì sang năm 2004 tăng lên 88,2% tiếp tới năm 2005 đã tăng lên 90,19%. Đây là những con số đáng mừng vì xuất khẩu qua FOB sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn, doanh ngiệp sẽ chủ động hơn.
Hàng năm số lượng hàng hóa gia công cũng tiếp tục tăng, mặc dù hình thức gia công không mang nhiều lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên hiện nay hình thức này vẫn được sử dụng nhiều do giá trị thể hiện của chúng. Gia công giúp đảm bảo sự ổn định trong sản xuất kinh doanh cho công ty. Việc lợi dụng giá nhân công rẻ ở trong nước, tao công ăn việc làm cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu vốn do không mất tiền nhập nguyên phụ liệu, không phải lo liệu về đầu ra và đầu vào, có điều kiện tiếp xúc với đối tác nước ngoài, tiếp thu công nghệ tiên tiến.
2.2. Đánh giá vai trò của các hình thức.
Với bất kỳ hình thức nào cũng có những thuận lợi khó khăn riêng của nó. Hai hình thức kể trên, công ty cũng gặp rất nhiều khó nhăn cần phải vượt qua như:
Nguồn thông tin về thị trường và khách hàng của công ty còn thiếu và còn yếu. Công ty chưa có bộ phận riêng chuyên sâu nghiên cứu thị trường. Công ty chưa đổi mới máy móc một cách đồng bộ để đáp ứng những đơn đặt hàng xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi chất lượng cao. Mạng Internet - một công cụ hữu cụ hữu hiệu để tìm các bạn hàng mới vẫn chưa được công ty sử dụng thường xuyên, cập nhật.
- Nguồn nguyên liệu: chủ yếu công ty phải nhập khẩu nguyên phụ liệu vì trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng xuất khẩu trực tiếp. Do đó mà công ty mới chỉ tiếp cận với những khách hàng trung bình chứ chưa tiếp cận được với những khách hàng cao cấp. Việc nhập khẩu những nguyên liệu đắt giá đôi khi cũng gặp những trắc trở cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng của công ty. Công ty cũng không chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước cũng chính vì lẽ đó mà cho đến nay công ty chỉ sử dụng chủ yếu nguyên liệu của khách hàng gia công.
Ngoài ra, công ty còn có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ tay nghề không cao, trình độ chuyên môn chưa đồng bộ nên rất khó khăn trong việc đáp ứng kịp thời yêu cầu khắt khe của những thị trường khó tính trên thế giới.
Hình thức xuất khẩu FOB cũng đòi hỏi vốn rất lớn khiên công ty phải di vay và trả lãi khá cao. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra, các hoạt động khác như Marketing còn yếu, khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh chưa cao, không lường trước được những rủi ro, yêu cầu khắt khe của khách hàng…cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay, mục tiêu của công ty cổ phần may Thăng Long là tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ thông qua hai hình thức này. Đây là những khó khăn chung mà công ty cần khắc khục để xuất khẩu tốt hơn, hiệu quả hơn không những thị trường Mỹ mà ở tất cả các thị trường khác nữa.
III. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ.
1. Đặc điểm thị trường và khách hàng Mỹ.
Ngành dệt may thì thị trường với dân số đông, thu nhập cao xu hướng thời trang phát triển mạnh là một thị trường lý tưởng. Có thể nói Mỹ là thị trường hội tụ đầy đủ các yếu tố này. Với dân số khoảng 300 nghìn người, tỷ lệ dân số sống ở thành thị cao, thu nhập quốc dân tính trên đầu người trên 30.000 USD/ năm. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng đều qua các năm càng làm tăng niềm tin của người tiêu dùng, đồng thời duy trì tiêu dùng ở mức độ cao. Trong suốt thập kỷ 90, mức tiêu thụ hàng dệt may ở mỹ tăng 15%/năm. Trong năm 2000, tổng mức tiêu thụ hàng dệt may ở mỹ khoảng 89 tỷ USD, năm 2001 tăng lên 13% so với năm trước đó. Đến nay, múc tiêu thụ hàng may măc ở Mỹ khoảng 157tỷ USD.
Người Mỹ dành khá nhiều thời gian cho mua sắm quần áo. Trung bình một năm mỗi người Mỹ sẽ đi mua quần áo khaỏng 22 lần. So với Đông Âu: 17 lần, Châu Á- 13lần, Mê hicô – 10 lần, và Châu Mỹ La Tinh- 8 lần mới thấy hết nhu cầu về may mắc của người Mỹ đang dẫn đầu thế giới. Tổng chi phí cho quần áo của một người Mỹ trong một năm khoảng 1,004 tỷ USD đứng thứ 4 trên thế giới. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Hơn nữa, Mỹ là quốc gia đa chủng tộc với nhiều màu da khác nhau, nhiều lối sống đa dạng, điều này đã khiếnthị trường Mỹ trở thành một trung tâm tiêu thụ lớn trên thế giới.
Công ty cổ phần may Thăng Long đã tích cực tìm kiếm thị trường. Từ chỗ chỉ có quan hệ với các nước XHCN đến nay thị trường của công ty đã vươn xa hơn trên 40 nước trên thế giới chủ yếu là Nhật, EU, Mỹ…Đặc biệt thị trường Mỹ đang được công ty chú trọng.
2. Phân tích xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ.
Công ty cổ phần may Thăng Long tồn tại rất lâu trên thị trường với rất nhiều sản phẩm nhưng trong đó áo sơ mi vẫn là mặt hàng có uy tín nhất. Trước đây, mỗi năm công ty xuất khoảng 300.000 sản phẩm qua các nước Đông Âu và Pháp. Gần đây, giá gia công tăng hay giá bán sơ mi cao hơn và các chất liệu vải cotton, vải jean, vải visco… làm tăng chất lượng sản phẩm lên rất nhiều, kiểu dáng cũng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên được khách hàng ưa chuộm.
Công ty luôn chú trọng phát triển thị trường, và Mỹ là một lựa chọn chủ đạo. Điều này được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu qua các năm của công ty. Cụ thể, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10:Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ theo mặt hàng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Loại sản phẩm
Doanh thu (USD)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (USD)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (USD)
Tỷ trọng (%)
Dệt kim
10.997.973
41,92
11.278.031
42,31
14.525.341
40,44
Quần jean
5.621.924
22,19
7.3321.856
19,71
9.327.090
25,97
Sơ mi
7.303.451
27,84
8.973.258
31,8
8.906.418
24,8
Quần áo
37.071
0,52
98.207
0,45
185.045
0,52
Áo jăcket
1.974.150
7,53
2.259.013
5,73
2.976.131
8,27
Tổng KNXK
26.234.569
100
28.930.365
100
35.920.025
100
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường.
Từ bảng trên ta thấy,kim ngạch xuất khẩu qua thị trường Mỹ qua các năm không ngừng tăng cao. Năm 2005 tăng gấp 28,76% năm 2004 và năm 2004 tăng gấp 20,41% năm 2003. Có kết quả này là nhờ việc tăng không ngừng của các mặt hàng xuất khẩu. Cụ thể như sau:
Biểu thể hiện doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ 2003-2005
Áo sơ mi chiếm doanh thu khá cao trong tổng kim ngạch, tỷ trọng năm, năm 2004 là 31,8% cao hơn năm 2003 (27,84%). Tuy nhiên, trong năm 2005 tỷ trọng của áo sơ mi giảm xuống mặc dù doanh thu vẫn tăng so với các năm. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty nên những giảm sút ảnh hưởng rất lớn đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hay doanh thu của toàn công ty. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần xem xét lại về vấn đề mẫu mã, chất lượng sản phẩm này nhằm đẩy mạnh khối lượng xuất khẩu.
Quần bò cũng là mặt hàng chủ lực đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ. Doanh thu và tỷ trọng của sản phẩm này qua các năm không ngừng tăng cao. Đó là do sự đáp ứng kịp thời các mẫu mốt, các yêu cầu đặt hàng của công ty trước khách hàng.
Hàng dệt kim cũng đóng góp khá nhiều vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty và chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng năm 2004 là 42,31% tăng lên so với năm 2003 nhưng trong năm 2005 ty trọng này lại giảm xuốngchỉ còn 40,44%. Đây cũng là một trong những mặt hàng chủ đạo của công ty nên cũng cần những biện pháp cải thiện để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Mặt hàng áo jacket các loại là một trong những mặt hàng chính của công ty. Đây là một trong những mặt hàng sẽ thành chủ lực trong tương lai nhưng hiện tại sản phẩn này vẫn đóng góp chưa cao vào tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2003 là 1.974.150 USD chiếm tỷ trọng 7,53% sang năm 2004 số lượng đã tăng lên 2.259.365 sản phẩm chiếm tỷ trọng là 5,73%. Nhưng đến năm 2005 thì tỷ trọng này đã tăng lên 8,72% so với tổng kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 2.976.131 USD. Chính vì tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của mặt hàng này chưa cao nhưng lại tăng dần qua các năm do vậy công ty càng phát huy hưon nữa mặt hàng này để duy trì và phát triển lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Quần áo các loại khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khối lượng hàng xuất khẩu qua thị trường Mỹ, đó là những mặt hàng không thông dụng mà dành cho một số khách hàng đặc biệt nên khối lượng xuất khẩu không cao.
Qua bảng trên ta thấy được sơ bộ tình hình xuất khẩu công ty những năm vừa qua. Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn rất nhiều vướng mắc đặt ra yêu cầu công ty phải có những chính sách phù hợp để đậy mạnh khối lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đó vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ của công ty đối với bản thân và đối với Nhà nước.
3. Tình hình cạnh tranh.
Để thâm nhập vào thị trường Mỹ yêu cầu đặt ra đối với mỗi công ty là phải có những chính sách, chiến lược thích hợp để xâm nhập. Với bản thân mình công ty cổ phần may Thăng Long cũng đã tìm ra những cách thức phù hợp nhất để đưa sản phẩm thâm nhập thị trường Mỹ- một thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng.
3.1. Cạnh tranh bằng giá.
Việt Nam là một nước có giá nhân công rẻ mạt nhất thế giới, người lao động cần cu khéo léo. Chính yếu tố này đã tạo thuận lợi cho công ty chọn giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh để xâm nhập vào thị trường Mỹ.
Những mặt hàng có chi phí thấp, giá thành hạ trong điều kiện công ty không có khả năng marketing trực tiếp thì đó là một thuận lợi. Đặc biệt trong điều kiện hiện tại của công ty đó là công nghệ còn hạn chế, trình độ kinh doanh quốc tế chưa cao, chất lượng sản phẩm còn khiêm tốn nên cạnh tranh bằng giá hết sức quan trọng.
3.2 Cạnh tranh bằng thời hạn giao hàng.
Công ty cổ phần may Thăng Long là một công ty có quy mô tương đối lớn với rất nhiều xí nghiệp thành viên, xí nghiệp phụ trợ, các chi nhánh ở địa phương và là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam nên công ty có khả năng đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng của khách hàng đúng, đảm bảo thời hạn. Đây là yếu tố làm tăng tính cạnh tranh đối với sản phẩm của công ty trên thị trường Mỹ vì các đơn đặt hàng của khách hàng tại Mỹ yêu cầu rất chặt chẽ về thời hạn giao hàng. Tuy vậy, những sản phẩm FOB do công ty phải tự lo nguyên liệu đầu vào và yêu cầu rất nhiều vốn đây là hạn chế đối với công ty vì khả năng công ty rất hạn chế về vốn nên ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn giao hàng. Đây cũng là nhược điểm mà công ty cần khắc phục để đáp ứng tốt hơn cho khách hàng đảm bảo yêu cầu tiến độ.
3.3 Cạnh tranh bằng sản phẩm.
Với các loại sản phẩm như các loại áo jacket, quần áo jean, áo sơ mi, hàng dệt kim …công ty sản xuất rất nhiều chủng loại. Và đây chính là mặt mạnh của công ty đó là khả năng sản xuất được hầu hết các chủng loại theo yêu cầu của khách hàng. Công ty có thể sử dụng mặt này để làm một yếu tố cạnh tranh của mình bởi khả năng thỏa mãn những đòi hỏi của khách hàng và cạnh tranh với đối thủ khác. Ngoài ra công ty còn phải chú ý tới những sản phẩm ưu thế của mình như áo jacket, quần áo jean, áo sơ mi. Các mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty (chiếm 51% tổng doanh thu) và đem lại lợi nhuận cao cho công ty (chiếm 62% tổng lợi nhuận ).
Hơn nữa nhu cầu về áo jacket, áo sơ mi và đồ jean trên thị trường Mỹ là rất lớn. Năm 2004, Mỹ nhập 4,2 tỷ USD cho sản phẩm áo jacket, 3.5 tỷ USD cho áo sơ mi, 4.5 tỷ cho quần áo jean.
3.4 Cạnh tranh bằng sản phẩm cấp thấp và cấp trung bình.
Do hiện tại dây chuyền công nghệ của công ty chưa đồng bộ và hiện đại nên việc sản xuất các mặt hàng chất lượng cao gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên công ty chỉ có thể xân nhập thị trường Mỹ bằng những sản phẩm có chất lượng trung bình và cấp thấp còn những sản phẩm cấp cao không thể cạnh tranh được với các nước giàu truyền thống như Nhật, Anh, các nước Nics, Trung Quốc…đang chiếm lĩnh thị trường. Mà những sản phẩm cấp cao đòi hỏi yêu cầu phải có công nghệ hiện đại, tay nghề công nhân giỏi, bí quyết nguyên phụ liệu cao cấp và có mối quan hệ truyền thống với khách hàng. Những yêu cầu đó gần như hiện nay công ty không đáp ứng được. Đó cũng là hạn chế của công ty cần khắc phục.
4. Xuất khẩu theo các khu vực của thị trường Mỹ.
Nước Mỹ là một nước lớn với diện tích bằng nửa Nga, bằng khoảng 1/3 Châu Phi, bằng khoảng ½ Nam Mỹ, rộng hơn Trung Quốc và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần. Nước Mỹ có 53 bảng được chia thành 8 miền lớn., tại mỗi miền lại có lối sống, phong tục khác nhau. Hiện tại, công ty cổ phần may Thăng Long không phân bố sản phẩn của mình vào các miền một cách đồng loạt mà chỉ tập trung vào khoảng 3 miền chính có đặc điểm tiêu dùng sản phẩm phù hợp với tính năng sử dụng từng loại sản phẩm của công ty. Việc ổn định thị trường miền này cùng với việc nghiên cứu thị trường sẽ tạo đà cho công ty tiếp tục mở rộng thị trường sang các miền khác. Hiện tại ta có bảng thống kê sau:
Bảng 11: Đặc điểm tiêu dùng hàng may mặc tại các khu vực nước Mỹ.
Các miền nước Mỹ
Đơn vị
Số lượng xuất khẩu
Đặc điểm sản phẩm
Tây Nam
Chiếc
9.500.000
Đẹp, sang trọng
Trung Tây
Chiếc
6.000.000
Tiện dùng, thuận lợi
Nam
Chiếc
7.500.000
Bình dân, bền
Các miền còn lại
Chiếc
5.500.000
Đa dạng
Tổng số
Chiếc
28.500.000
Nguồn: Tổng hợp phòng kế hoạch thị trường.
Từ bảng trên ta thấy, miền Tây Nam được công ty chú trọng đặc biệt và đây là thị trường lớn nhiều tiềm năng. Miền này chạy dài từ bang Texas đến bang Califonia tập trungnhững thành phố nổi tiếng như Los Angeles, Hollywood, San Fancisco…đặc biệt những nơi này tập trung nhiều Việt Kiều sinh sống. Đây chính là lức lượng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm của công ty và qua đó quảng bá sản phẩm tới các cộng đồng người khác ở Mỹ. Do đó yêu cầu đối với các sản phẩm tại thị trường này là phải đẹp và sang trọng.
Miền Nam là trung tâm nông nghiệp của Mỹ với bạt ngàn đồn điền. Vùng này cũng có nhu cầu khá lớn về các sản phẩm dệt may nhưng không đòi hỏi cao về mẫu mã mà chỉ cần phù hợp với việc sản xuất nông nghiệp mà đặc điểm chủ yếu là yêu cầu các sản phẩm phải bền.
Đối với miền Trung Tây, nới đây tập trung rất nhiều những viện nghiên cứu, những trường đại học danh tiếng những doanh nhân năng động thì nhu cầu sản phẩm may mặc đối với họ là yêu cầu tiện dụng không quá cầu kỳ.
5. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
5.1. Những thành tựu.
Hiện nay, công ty đã có quan hệ với trên 40 bạn hàng ở các nước nhưng Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của công ty. Để đạt được như vậy công ty cần rất những cố gắng và những biện pháp cụ thể. Và sau đây là một số các kết quả mà công ty đã thực hiện được:
Để đáp ứng yêu cầu của luật pháp Mỹ đó là các quy định về nhãn mác hàng hóa phải được đăng ký tại cục Hải quan Mỹ. Công ty đã xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, thay đổi theo mùa, thời vụ, không in nhái mẫu các hàng khác, tuân thủ sở hữu trí tuệ.
Công ty còn cam kết thực hiện chịu trách nhiệm đối với sản phẩm có ý gây thhiệt hại cho người tiêu dùng. Công ty cam kết và thực hiệ sản xuất sản phẩm không có độc hại với người tiêu dùng. Vì vậy những sản phẩm của công tykhông dùng những sản phẩm dệt có thuốc nhuộm Azô làm nguyên liệu cho may xuất sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, công ty còn thực hiện một số cam kết khác như: may quần jean không có chất indigo, trong cúc không pha niken…
Hiện tại công ty đang thực hiện quản lý chất lượng theo những tiêu thức trong tiêu chuẩn SA8000. Đây là tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội đối với người lao động. SA8000 là một trong 3 tiêu chuẩn cần thiết để xuất khẩu hàng hóa nói chung vào thị trường Mỹ (3 tiêu chuẩn này gồm ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 ). Riêng với sản phẩm dệt may còn thên tiêu chuẩn WRAB (tiêu chuẩn của hiệp hôi dệt may Mỹ), tiêu chuẩn này cũng gần giống tiêu chuẩn SA 8000 chỉ thêm một số tiêu thức chấm điểm. Với công ty cổ phần may Thăng Long tiêu chuẩn này được đánh giá khá cao.
Công ty còn đang hợp tác liên doanh với tập đoàn WINMAX (Hồng Kông) để mở xưởng giặt mài quần jean xuất khẩu sang Mỹ. Đây là mặt hàng rất được thị trường Mỹ ưa chuộm. Sự hợp tác này giúp công ty đáp ứng tốt hơn về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm với nhu cầu của thị trường Mỹ. Điều này phù hợp với hiện trạng của công ty. Việc liên doanh sẽ giúp công ty có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ với số lượng lớn đồng thời mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp nước bạn và học hỏi kinh nghiệm của các công ty khác.
Tại thị trường Mỹ, công ty cũng đang nghiên cứu dự án hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ để lập văn phòng đại diện của công ty. Đây cũng là bước đi táo bạo của công ty trong quá trình xâm nhập thị trường Mỹ.
Công ty cổ phần may Thăng Long có quy mô sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng có thể đáp ứng được đơn đặt hàng của khách hàng. Hiện tại, mỗi năm công ty sản xuất trên 5 triệu sản phẩm các loại. Cùng với với các công ty vệ tinh ở các địa phương và các công ty liên doanh công ty luôn đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng lớn của Mỹ ( Mỗi đơn đặt hàng đều có số lượng khoảng 25.000 tá). Ngoài ra, với chí phí nhân công giá rẻ, sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Đây là yếu tố cơ bản mà công ty tận dụng để cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Công ty còn có ưu thế trong các sản phẩm quần áo jean, áo jacket các loại, áo sơ mi nam đây là các sản phẩm kinh doanh FOB rất hiệu quả. Đây cũng là lợi thế của công ty vì nhu cầu những sản phẩm này ở thị trường Mỹ là rất lớn.
Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002. Đây là giấy phép thông hành để sản phẩm của công ty đi vào thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Mỹ.
Công ty cổ phần may Thăng Long là một trong những công ty xuất khẩu hàng đầu của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Với bề dày hoạt động và nhiều kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài may Thăng Long sẽ từng bước khẳng định mình trong làng dệt may và trên thị trường thế giới.
5.2. Những tồn tại.
Hiện nay, tuy đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường, trong lòng của người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó công ty cổ phần may Thăng Long vẫn còn tồn tại những khó khăn thách thức cần vượt qua. Đó là mnhững tồn tại, những mặt yếu kém của công ty trong quá trìng xâm nhập thị trường mà đặc biệt là thị trường Mỹ. Có thể qua một số mặt sau:
Tuy đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực Marketing nhưng đây vẫn còn là điểm yếu của doanh nghiệp. Do thiếu vốn mà vấn đề đầu tư cho quảng cáo và giới thiệu sản phẩm còn yếu, nghiên cứu thiết kế mẫu sơ sài, tìm kiếm khách hàng còn mang tính thụ động, chủ yếu vẫn do khách hàng tự tìm kiếm đến công ty và mẫu mã do khách hàng tự yêu cầu. Hệ thống thu thập thông tin chưa được kịp thời đồng bộ, thiếu thông tin đặc biệt thông tin giá cả, cung cầu trên thị trường…điều này gây khó khăn trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả.
Về máy móc, các thiết bị của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ những năm 1989-1990, chủ yếu để bổ xung thay thế những máy móc thiết bị đã cũ không thể sử dụng được, thiếu đồng bộ. Việc đầu tư cho máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của công ty. Đây cũng là hạn chế ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ.
Về vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của công ty rất thấp. Sau khi được cổ phần hóa công ty đã được bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh nhưng mới chỉ đáp ứng một phần cho hoạt động kinh doanh. Nếu thực hiện theo phương thức gia công thì vốn lưu động cần sử dụng trong sản xuất kinh doanh là rất ít và nguyên phụ liệu là do khách hàng gửi sang. Nếu thực hiện theo phương thức FOB thì lượng vốn lưu động cần rất lớn do công ty phải chuẩn bị hết từ khâu đầu vào đến đầu ra. Nhiều đơn đặt hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn do phải trả lãi ngân hàng nên lợi nhuận đạt mức thấp, thậm chí còn gặp khó khăn trong thanh toán từ phía khách hàng hoặc thời hạn may không hợp lý làm tăng them áp lực mà công ty phải đương đầu. Ngoài ra, nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ, marketing còn rất hạn chế ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
Trình độ kinh doanh quốc tế vẫn còn hạn chế. Mặc dù công ty đã có nhiều lỗ lực trong việc hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài nhưng kỹ năng giao dịch, đàm phán vẫn càn nhiều yếu kém, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của công ty trong các hợp đồng giao dich.
Ngoài ra, thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, nhu cầu thay đổi rât lớn và việc nắm bắt các nhu cầu đó còn chưa kịp thời. Nói cách khác, sự biến động nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách hàng vẫn con là hạn chế đối với công ty.
Mặt khác, luật pháp của nước Mỹ ở mỗi bang đều có những điểm không thuần nhất, không tương đồng với nhau nhưng công ty chưa có cán bộ nắm bắt thành thạo luật từng bang. Đây cũng chính là nỗi bất cập của của công ty trên con đường đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Như vậy, tuy công ty đã đạt được nhiều thành tựu nhưng những tồn tại cũng còn nhiều vấn đề đáng nói. Vậy cơ hội nào để công ty cổ phần may Thăng Long có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Câu trả lời đó là việc tận dụng tốt những cơ hội đang được tạo ra và có các giải pháp giải quyết các khúc mắc đang còn tồn tại hay không? Điều đó phụ thuộc phần lớn vào ban lãnh đạo và toàn thể công ty để cùng tìm ra con đường thâm nhập và phát triển trên thị trường Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung.
Trên đây là một số phân tích về tình hình hoạt động của công ty cổ phần may Thăng Long trong thời gian qua đặc biệt là tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. Với kết quả đạt được đó là thành quả cố gắng của toàn bộ các cán bộ công nhân trong thời gian qua. Tuy cũng cong nhiều bất cấp, hạn chế nhưng cần phải khẳng định với kết quả đạt được công ty cổ phần may Thăng Long xứng đáng với sự tin yêu và tín nhiệm của khách hàng trong nước và quốc tế.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
I. Phương hướng và mục tiêu của công ty.
1. Chiến lược phát triển của công ty.
Năm 2006 mở ra một giai đọan mới trong kế hoạch 5 năm lần thứ 5 giai đoạn 2006- 2010. Vì vậy, trên cơ sở nhận thức được bối cảnh quốc tế trong giai đoạn hiện nay và theo chiến lược của toàn ngành, công ty đã đặt ra những mục tiêu, phương hướng phát triển phù hợp với năng lực cũng như đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình mới. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ lãi đối với phương thức gia công xuất khẩu là 3- 6%, trong khi tỷ lệ lãi theo phương thức FOB là 5- 8%.
Từ con số trên ta thấy, phát triển theo định hướng chuyển dần sang xuất khẩu theo phương thức FOB không chỉ là đòi hỏi mang tính tất yếu mà còn là yêu cầu mang tính cạnh tranh của toàn ngành dệt may nói chung và của công ty nói riêng trong việc muốn nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩn của mình. Việc lựa chọn phương thức xuất khẩu hợp lý cũng đồng thời là tiền đề để công ty thực hiện các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài tiếp theo như thâm nhập qua hợp đồng và đầu tư.
2. Mục tiêu xuất khẩu của công ty.
2.1. Mục tiêu xuất khẩu chung.
Chiến lược “tăng tốc” phát triển và định hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng công ty dệt may Việt Nam là định hướng chung cho sự phát triển toàn diện. Là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty cổ phần may Thăng Long cũng luôn tuân thủ những định hướng của toàn ngành và có kế hoạch cho riêng bản thân mình.
Bảng 12: Mục tiêu về sản lượng và mặt hàng đến năm 2010.
Đơn vị:Sản phẩm (Chiếc)
STT
Mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Áo sơ mi
650.000
790.000
840.000
1.000.000
2
Quần áo jean
180.000
205.000
265.000
300.000
3
Quần âu
90.000
110.000
175.000
200.000
4
Váy các loại
300.000
390.000
450.000
500.000
5
Áo jacket
70.000
79.000
90.000
100.000
6
Quần áo khác
98.000
120.000
180.000
200.000
Tổng
1.388.000
1.694.000
2.000.000
2.300.000
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường.
Mục tiêu của Công ty là hoàn toàn có thể thực hiện được khi mà chiến lược tăng tốc phát triển của toàn ngành đã mở ra những cơ hội mới cho các công ty may nói riêng và công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng. Một khi ngành dệt được đầu tư với các chương trình phụ liệu đầu vào cho ngành may trong chiến lược phát triển của Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty sẽ có nguồn nguyên phụ liệu đầu vào trong nước cung cấp với nhiều thuận lợi về giá, về thời gian vận chuyển quan trọng nhất là nguồn cung cấp ổn định, không phụ thuộc vào phía đối tác nước ngoài đồng thời tránh được những khó khăn trong khâu vận chuyểnvà nhập nhẩu. Đó là điều kiện quan trọng để công ty đẩy nhanh việc sản xuất xuất khẩu theo phương thưc FOB tăng tỷ trọng bán theo phương thức FOB năm 2006 là 41% và 50,5% vào năm 2010. Cùng với việc tăng tỷ trọng bán theo phương thức FOB trong tổng doanh thu, công ty cũng chú trọng tập trung vào sản xuất các sản phẩm bán nội địa. Các mức cũng không ngừng tăng năm 2006 mức tỷ trọng doanh thu nội địa tăng lên 10,44% và vào năm 2010 sẽ tăng 15,5% coi thị trường nội địa là một thị trờng quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.
2.2. Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thị trường Mỹ luôn là thị trường hứa hẹn đối với công ty. Trong thời gian tới công ty cần xúc tiến tìm đối tác mới thông qua văn phòng đại diện thương mại của Tổng công ty dệt may Việt Nam đặt tại Newyork. Công ty cũng có bảng mục tiêu của trong thời gian tới.
Bảng 13: Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
(Đơn vị: Triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu
3,7
4,25
4,8
5,3
6,1
Trị giá gia công
1,6
1,7
1,75
1,8
1,9
Trị giá FOB
2,1
2,65
3,05
3,5
4,2
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường.
Mục tiêu trên đã được ban lãnh đạo của công ty nghiên cứu một cách kỹ lưỡng dựa trên những phân tích thực trạng của công ty cùng với những biến đổi thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ theo chiều hướng thuận lợi cho công ty. Đây là những mục tiêu hoàn toàn có thể thực hiện được nếu công ty biết khai thác triệt để những lợi thế vốn có của mình.
3. Phương hướng thực hiện.
Trên cơ sở những mục tiêu ở trên, công ty đã đề ra các phương hướng thực hiện một cách cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện hoạt động sản xuất, nâng cao hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện lựa chọn và phát triển các phương thức thâm nhập thị trường Mỹ một cách hợp lý. Đó là các biện phấp sau:
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần theo hướng tinh giản và năng động.
Xây dựng các biệ pháp cụ thể để đạt các chỉ tiêu đã đăng ký.
Đưa nhanh các đơn vị hạ tầng mới đầu tư vào hoạt động, tận dụngtối đa công suất hiện có để sản xuất và đáp ứng xuất khẩu đặc biệt các đơn đặt hàng sang thị trường Mỹ.
Mở rộng thị trường “ phi hạn ngạch” để đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên.
Tích cực, chủ động liên doanh, liên kết với các đơn vị trong ngành để hợp tác sản xuất và xuất khẩu với giá cạnh tranh.
Trên đây là một số phương hướng để công ty hoạt động trong thời gian tới. Nhưng để thực hiện được kế hoạch đã đặt ra cần rất nhiều sự giúp đỡ và các biện pháp cụ thể để hoàn thành kế hoạch. Tìm ra những biện pháp và thực hiện tốt chúng đó chính là mục đích của ban lãnh đạo và là mong muốn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
II. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ.
1. Giải pháp về thị trường.
Công ty cần phải đầu tư tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường mà mình định hướng tới đặc biệt là thị trường Mỹ. Hiểu rõ các luật định, các rào cản thương mại mới, nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, các quy định của chính phủ, nhất là các thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…Riêng đối với thị trường Mỹ, hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường vẫn áp dụng hạn ngạch. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tập trung khai thác có hiệu quả nhất bằng cách tăng giá trị các mã hàng xuất khẩu có hạn ngạch, đồng thời tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chưa bị khống chế. Công ty cổ phần may Thăng Long nên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường cập nhật những thay đổi trong nhu cầu may mặc của người dân Mỹ để kịp thời lên kế hoạch sản xuất phù hợp. Để phục vụ việc nghiên cứu thị trường, trong thời gian tới công ty cần thực hiện một số công việc sau:
- Lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Đây là công việc đầu tiên quan trọng nhằm đảmm bảo hoạt động nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Mặt khác, thị trường Mỹ là một thị trường thay đổi thị hiếu liên tục với tốc độ chóng mặt vì vậy khâu nghiên cứu thị trường là khâu vô cùng quan trọng. Ngân sách này có thể trích từ 10% từ lợi nhuận thu được hàng năm của công ty.
- Yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của bất kỳ một công việc nào. Do đó, công ty cần phải tiến hành đào tạo các cán bộ giỏi, năng động, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hiểu rõ thị trường.
Hiện nay, công ty chưa có kế hoạch đầu tư thích ứng cho các công cụ, thiết bị máy móc để hoạt động cho bộ phận này. Cần có các thiết bị máy móc hiện đại để thu thập thông tin một cách chính xác nhất, hoàn chỉnh nhất.
Tuy đã có quan hệ với các bạn hàng ở Mỹ nhưng công ty nên tiếp tục đầu tư để đảm bảo các mối quan hệ này bằng cách đáp ứng đầy đủ và chính xác các hợp đồng của khách hàng, cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp, những ưu tiên cho những khách hàng đặt hàng với số lượng lớn, khách hàng lâu năm.
Để đạt được những kết quả chính xác và thiết thực từ thị trường công ty nên thành lập riêng một bộ phận để chuyên môn nghiên cứu hoạt động này. Bộ phận này sẽ tập trung nghiên cứu thị trường về các chỉ tiêu như doanh số tiêu thụ, mức chi bình quân cho hoạt động may mặc, sở thích, nhu cầu về mẫu mốt, các xu hướng thời trang trong thời gian tới của thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng… Các chỉ tiêu này phải được cấp nhật thường xuyên và doanh nghiệp nên có các chính sách ưu đãi hoạt động này. Vì chính hoạt động này giúp doanh nghiệp có thể đi trước đón đầu đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất nhu cầu của khách hàng.
2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lực
Con người là yếu tố chính làm nên tất cả các thành quả, vì vậy đào tạo con người là điều kiện tất yếu để đưa đến thành công. Chú ý công tác đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo và sử dụng chuyên viên bán hàng có trình độ, nắm vững luật lệ về xuất nhập khẩu. Đặc biệt, họat động chủ yếu của công ty phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nên việc cử các cán bộ sang học hỏi công nghệ cao của các nước có ngành dệt may phát triển và các cán bộ xuất nhập khẩu về việc tìm hiểu thị trường, học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu và các phương thức xuất khẩu để đạt hiệu quả cao nhất. Trong điều kiện hạn chế của đào tạo trong nước, công ty cần có sự đầu tư đưa cán bộ ra nước ngoài đào tạo và kết hợp với hoạt động khảo sát thị trường về lâu dài. Được như vậy, công ty sẽ có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực cả về chuyên môn và kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế. Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên để đảm bảo họ an tâm công tác đặc biệt chú ý tới vấn đề thu nhập, tăng cường sự đoàn kết trong tập thể, nội bộ công ty nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn SA 8000 và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Cách thức quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế
Sản phẩm có thương hiệu riêng tự khẳng định được vị trí của mình trên thương trường là niềm mong mỏi của toàn bộ các công ty, doanh nghiệp nói chung. Công ty cổ phần may Thăng Long cũng không nằm ngoài số đó. Khi đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thương trường thì việc tiếp cận những thị trường mới là điều dễ dàng, thuận lợi. Đặc biệt, với công ty cổ phần may Thăng Long để nâng cao hiệu quả xuất khẩu FOB, sản phẩm của mình sản phẩm của mình phải được kinh doanh bằng nhãn mác của mình trên thị trường quốc tế. Muốn vậy, công ty phải tập trung những vấn đề sau:
Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu của sản phẩm may. Trước hết cần có việc hợp tác với các Viện Mốt thời trang, hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt của nước ngoài để đẩy mạnh quá trình hội nhập vào thị trường thế giới.
Phải có kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa của doanh nghiệp. Đây là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài cùng với cự phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Bởi trong giai đoạn hiện nay, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tinh thần doanh nghiệp xây dựng được vững chắctừ đó doanh nghiệp mới có khả năng tạo được dấu ấn riêng đối với khách hàng, nâng cao uy tín đối với đối tác làm ăn.
Tổ chức tôt công tác tiếp thị đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Hiện nay, ở Việt Nam việc đăng ký nhãn hiệu vẫn chưa được phổ biến dẫn tới tình trạng bị lấy mất thương hiệu trên thị trường quốc tê hay xuất khẩu chủ yếu qua các trung gian hoặc gia công cho các nước. Vì vậy, công ty cần khẳng định mình trên thị trường quốc tế thông qua thương hiệu của chính bản than mình. Mặc dù việc đăng ký thương hiệu rất tốn kém lên tới vài ngàn USD nhưng đó cũng là việc cần thiết phải làm nếu công ty muốn khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế.
Mặc dù, xâm nhập thị trường thế giới là niềm mong mỏi của tất cả các côngty may. Nhưng hiên nay, trên thị trường thế giới chỉ có vài chục hang may của các nước Italia, Pháp, Đức, Anh, Mỹ ở 4 trung tâm thời trang lớn New york, Lon Don, Paris, Milan là được lưu hành rộng rãi tại hầu hết các thị trường thế giới. Vì thế, công ty cũng không nên đầu tư xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường Mỹ mà nên tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa “ thương hiệu doanh nghiệp” sản xuất và xuất khẩu có uy tín về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, có khả năng giao hàng nhanh và có trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội….nhằm mục tiêu thu hút đơn đặt hàng lớn, ổn định và giá cả phù hợp.
Để thực hiện các mục tiêu này, công ty phải chú ý đầu tư thích đáng vào hoạt động này dưới nhiều hình thức, đặc biệt là hoạt động tham gia vào mạng thông tin toàn cầu Internet nhằm tạo được nguồn tin cho hoạt động xuất khẩu ổn định và rộng lớn, đồng thời tăng cường quảng cáo thương hiệu các sản phẩm may mặc của mình. Đây là hình thức đầu tư cho tương lai nên công ty cần chú trọng hơn nữa.
Công ty cũng cần chú trọng đặt các đại lỹ ở nước ngoài để từng bước xâm nhập, xây dựng một hệ thống phân phối có chiều sâu. Để thực hiện giải pháp này công ty có thể phối hợp, liên hệ với các cơ quan xuc tiến thương mại hoặc các cơ quan thương vụ ở thị trường Mỹ như Bộ Thương mại, phòng Thương mại và công nghệp Việt Nam (VCCI), Đại sứ quán…
Ngoài ra, công ty nên tích cực hơn nữa trong việc tham gia các hội chợi triển lãm được tổ chức trong và ngoài nước. Tại đây, công ty có thể tìm kiếm đối tác của mình, bạn hàng, tìm các nguồn hàng phù hợp mặt khác thúc đẩy việc xây dựng quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
4. Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, sản phẩm của công ty may Thăng Long đã một phần khẳng địn được tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế bằng chất lượng và thời hạn giao hàng đúng của mình. Song, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là sau 1/1/2005, khi hạn ngạch dệt may và các hàng rào phi thuế quan bị rỡ bỏ thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh phi giá cả như cạnh tranh về chất lượng hàng hóa trong nhiều trường hợp lại trở thành yếu tố quyết định. Do đó, công ty cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các biện pháp:
+ Kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn. Công ty cũng phải chú trọng công tác bảo quản nguyên liệu và thành phẩm đúng quy định tránh xuống cấp do nguyên liệu sợi vải là những thành phần hút ẩm mạnh, dễ bị hư hỏng.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng quy định về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu của bên đặt hàng cung cấp về mẫu hàng, mã hàng, qui cách kỹ thuật, nhãn mác, cách đóng gói, bao bì… nhằm giữ uy tín với khách hàng.
+ Tuân thủ theo nguyên tắc kiểm tra đầy đủ các quy trình chất lượng trước khi xuất khẩu. Để đảm bào hàng xuất khẩu, một hệ thống kiểm tra bắt buộc là một biện pháp cần thiết. Hệ thống quản lý chất lượng hàng xuát khẩu của Đài Loan bằng cách phân các doanh nghiệp theo các nhóm kiểm tra đột xuất (nhóm A), kiểm tra định kì (nhóm B), kiểm tra bắt buộc (nhóm C) có sự điều chỉnh giữa các nhóm theo kết quả giám định thực tế từng giai đoạn.
Trong tương lai, cần phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động trong thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro tổn thất và suy giảm chất lượng thành phẩm. Đây cũng là một biện pháp để đảm bảo yêu cầu về thời gian giao hàng cho đối tác nước ngoài.
5. Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất xuất khẩu, công ty cũng cần phải chú trọng hơn nữa việc xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, hiện đại hóa máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao…nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực sẽ nâng cao năng suất lao động, giẩm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, làm tốt công tác này, công ty có thể tạo được sự tin tưởng từ phía đối tác nước ngoài, hấp dẫn các nguồn đầu tư trực tiếp. Thông qua đó, công ty có thể học hỏi kinh nghiệm từ trình độ quản lý tiên tiến, những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây chính là cơ sở cho các hoạt động đầu tư và liên doanh ở nước ngoài của công ty.
6. Nâng cao hiệu quả các yếu tố đầu vào.
Trong ngành dệt may, các nguyên vật liệu luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng, thời hạn giao hàng từ đó quyết định trực tiếp tới uy tín, thương hiệu của sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với sự sống còn của doanh nghiệp vì vậy quan tâm tới yếu tố đầu vào là yêu cầu bắt buộc đối với các bộ phận trong doanh nghiệp. Ngoài ra, đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào giúp doanh nghiệp giao hàng đúng, đủ quy định, chính xác với hợp đồng. Đầy là một yếu tố cạnh tranh phi giá cả của doanh nghiệp.
Để thực hiện được điều này doanh nghiệp nên có quan hệ với các bạn hàng cung ứng các nguyên liệu đầu vào bằng các hợp đồng. Ngoài ra, liên tục cập nhật các loại nguyên vật liệu mới để theo kịp với các nhu cầu luôn thay đổi của thị trường. Các nguyên liệu cần đầy đủ, đảm bảo bằng các biệ pháp kiểm tra chặt chẽ, tạo các bạn hàng cung cấp ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo tốt nguyên liệu cho sản xuất liên tục.
Ngoài ra, công ty cũng nên theo dõi và mở các cuộc thi tiết kiệm, sáng tạo trong việc tận dụng các nguyên vật liệu để nâng cao ý thức tiết kiệm của công nhân và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất.
Công ty cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt yều cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu theo đúng quy trình, đúng mẫu hàng tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, qui cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói, bao bì… nhằm giữ uy tín với khách hàng.
7. Xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn.
Xây dựng chiến lược là hoạt động bắt buộc đối với sự phát triển trong tương lai. Trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động trên cơ sở chương trình triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và của Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) về nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Công typhải tự thiết lập cho mình những kế hoạch dài hạn théo đó đưa ra những dự báo về thị trường, về khác hàng, về xu hướng thời trang, về sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế…Muốn thực hiện các dự báo trên một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ, chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất theo mặt hàng, tin học hóa phương thức quản lý để tăng hiệu suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, công ty còn có thể chuyển đổi dần từ hình thức xuất khẩu gia công sang hình thức xuất khẩu FOB nhăm thu được giá trị gia tăng cao hơn. Công ty cần phải thiết lập chiến lược sản phẩm phù hợp với từng thị trường, từng giai đoạn. Công ty nên chú trọng việc đầu tư tìm hiểu nhu cầu thị trường tìm được mặt hàng được khách hàng ưa chuộm, phù hợp với từng thị trường. Công tác này giúp công ty đưa ra các quyết định kịp thời về việc tăng, giảm số lượng cho các mặt hàng cung cấp ở các thị trường khác nhau. Công ty cũng cần nâng cao khả năng thiết kế mẫu mới không phụ thuộc quá nhiều vào yêu cầu của khách hàng bằng cách cập nhật những thiết kế mẫu từ các trung tâm thời trang từ đó tìm ra các mẫu phù hợp với yêu cầu của thị trường, từ đó xác định được đẳng cấp của sản phẩm, hướng tới thị trường mục tiêu cụ thể, có chiến lược cạnh tranh rõ ràng về giá cả, chất lượng uy tín, thương hiệu và dịch vụ.
III. Điều kiện thực hiện các giải pháp.
1. Từ phía doanh nghiệp.
Hiện nay, do thị trường ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác ngày càng mở ra nhiều cơ hội nhưng cùng theo đó rất nhiều thách thức đối với doanh nghiệp cũng đặt ra rất nhiều vấn đề đối với doanh nghiệp. Để đạt được những chỉ tiêu đã đặt ra doanh nghiệp cần đề ra phương hướng thực hiện hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tạo điều kiện lựa chọn và phát triển thị trường với các phương thức xâm nhập một cách hợp lý.
Để thực hiện tốt các phương hướng đã đặt ra, công ty cần liên tục đổi mới các mẫu mã sản phẩm, cấp nhật đầy đủ thông tin về khách hàng về thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất, kịp thời nhất.
Ngoài ra, công ty cũng nên đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ thành thạo các ngiệp vụ của hoạt động xuất khẩu, nắm bắt nhanh nhậy các thông tin về thị trường, nhu cầu khách hàng để đưa ra các chính sách phù hợp cho từng thời kỳ, từng thị trường.
Công ty cũng cần tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho các cán bộ công nhân để nâng cao tình thần hăng hái làm việc bằng các chính sách thưởng phạt rõ ràng, hợp lý. Tổ chức các cuộc thi để tìm ra biện pháp tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất đồng thời cổ vũ được tinh thần làm việc nhân viên trong toàn công ty.
2. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền.
2.1. Đối với Nhà nước.
Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách, việc thiết lập các quan hệ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Đầu tiên có thể nói tới hoạt động tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nhanh, đầy đủ các yêu cầu về thời hạn giao hàng. Đây là khâu rất quan trọng đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, tạo diều kiện cho doanh nghiệp giao hàng đúng thời hạn là biện pháp hỗ trợ xuất khẩu thiết thực nhất của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Để thực hiện được điều trên Nhà nước cần:
+ Đơn giản hóa các thủ tục nhập nguyên vật liệu, nhập mẫu hàng, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công mà hiện tại thủ tục cho hoạt động này vẫn còn rất rườn rà gây mất rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp còn dẫn tới việc mất hợp đồng, chậm hợp đồng…gây thiệt hại cho doanh nghiệp rất lớn.
+ Nhà nước cũng cần đơn giản hóa thủ tục hải quan ở nghiệp vụ xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Cần thanh lọc bộ phận hải quan tránh hiện tượng sách nhiễu gây khó dễ cho doanh nghiệp trong các nghiệp vụ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp hoàn chỉnh các nghiệp vụ nhanh chóng và thuận tiện nhất.
+ Cũng cần đơn giản hóa các thủ tục hoàn thuế nhập khẩu, xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Hoạt động này giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động xuất khẩu và thu hồi được vốn nhanh hơn cho hoạt động đầu tư cho họat động kinh doanh mới. Và có thể cho phép doanh nghiệp xuất khẩu nộp VAT đối với nguyên liệu đầu vào sau khi xuất khẩu thay vì phải nộp ngay khi hàng về giúp doanh nghiệp tăng lượng vốn kinh doanh.
+ Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu trong nước cũng là vấn đề rất cần quan tâm, chính vì vậy Nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu trong nước với các hoạt động như xây dựng quỹ thưởng xuất khẩu có 5% cho các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu nội địa và ưu tiên hạn ngạch cho các doanh nghiệp để khuyên khích tỷ lệ nội địa hóa, đạt mục tiêu 50% (năm 2006). Ngoài ra, Nhà nước cũng tạo điều kiện cho ngành bông bằng cách đầu tư về giống, vốn, khoa học kỹ thuật, có giải pháp quy hoạch tổng thể để có vùng nguyên liệu ổn định. Ngoài ra, cũng nên đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất sợi tơ tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên phụ liệu nhập khẩu.
+ Nhà nước cũng cần tăng cường, phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức kinh tế trong khu vực nhằm thu hút các nguồn đầu tư, khách hàng và các ưu đãi thuế quan khác.
2.2. Đối với Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) và các thương vụ ở nước ngoài.
Tổng công ty dệt may Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo để các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời với nhu cầu thế giới. Tổng công ty cần tổ chức tốt việc cung cấp thông tin để doanh nghiệp lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh ngành dệt may trên thị trường thế giới. Đồng thời, cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vấn đề đào tạo nguồn nhân lực về tiếp thị, marketing, quảng cáo… nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu thay đổi chủa khách hàng trên các thị trường. Tổng công ty dệt may Việt Nam cũng cần kết hợp tốt hơn nữa với các haọt động của Nhà nước nâng cao vai trò của mình, nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp chống lại các rào cản trong việc thâm nhập thị trường quốc tế.
Đặc biệt cũng cần quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện thông qua các tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tổ chức giới thiệu sản phẩm dệt may ở các nước trong các hội chợ triển lãm, các cuộc giao lưu…Ngoài ra, các thương vụ ở nước ngoài cần cung cấp thông tin chính xác về thị trường với các đặc điểm chính về kinh tế, xã hội, quy định pháp luật, các chính sách thương mại, chế độ ưu đãi trong thuế quan…Trong các hoạt động này, đại diện các ngành tại thương vụ ở các nước nhập khẩu đặc biệt là ở các thị trường lớn như Mỹ với đầy tiềm năng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi chính đây là nguồn cung cấp những thay đổi kịp thời về tỷ giá hối đoái, quy định hải quan, hạn ngạch…để doanh nghiệp ứng phó kịp thời. Đây cũng chính là phương thức tiếp thị tốt hơn bằng cách giới thiệu sản phẩm dệt may, tìm hiểu nhu cầu , thị hiếu, xu hướng thời trang, các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu với giá rẻ…
Trên đây là một số giải pháp nhằm thúc đẩy hàng dệt may xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ nói riêng. Mỹ là thị trường lớn và khó tính với rất nhiều biến động, tìm ra được cách thức hiệu quả nhất để xuất khẩu sang đó không phải là vần đề đơn giản. Nhưng hy vông rằng với một số biện pháp trên sẽ giúp công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng và các công ty dệt may nói chung nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình sang thị trường Mỹ trong thời gian tới và cả trong tương lai.
KẾT LUẬN
Thị trường Mỹ luôn là một thị trường hấp dẫn với đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức với những biến đổi, những rào cản…và thâm nhập, tồn tại và phát triển trong nó cần có một sự nỗ lực rất lớn. Bài viết trên đã trình bày một số vấn đề có tính lý luận chung về xuất khẩu của hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói chung và thực trạng xuất khẩu của công ty cổ phần may Thăng Long và một số giải giáp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩn trên thị trường. Tuy nhiên, với lợi thế sẵn có của mình cộng với khả năng, kinh nghiệm của gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trong công cuộc chinh phục thị trường Mỹ của mình công ty đang đứng vững và ngày càng phát triển vững chắc trên thị trường này.
Sau thời gian thực tập để nghiên cứu chuyên đề này cùng với những kiến thức đã học được em đã hiểu sâu hơn về ngành dệt may Việt Nam và những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh hay vần đề xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Những kiến thức đó sẽ là vốn quý giúp em trong quá trình hoàn thành đề án cũng như trong công việc trong tương lai.
Do trình độ cung với thời gian có hạn vấn đề nghiên cứu còn nhiều thiếu sót và chưa được hoàn chỉnh, nhiều sự phân tích, đánh gia còn chưa được thấu đáo, lỹ lưỡng. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến, sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, các cán bộ trong công ty cùng các bạn để chuyên đề này sát thực hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn tài liệu tại công ty:
- Kỷ yếu 45 năm hoạt động của công ty cổ phần may Thăng Long.
Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của công ty cổ phần may Thăng Long từ 2002- 2005(Phòng kế toán).
Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần may Thăng Long từ năm 2002- 2005 (Phòng kế hoạch thị trường).
Quyết định thành lập.
Trang web của công ty.
Nguồn tài liệu bên ngoài.
Giáo trình Kinh tế thương mại
Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại
Giáo trình Marketing thương mại
Vũ Hữu Tửu – Kỹ thuậy nghiệp vụ ngoại thương
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ.(Bộ Tài chính Mỹ- Tổng cục Hải quan 10/2000)
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ những điều cần biết (Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ): Hà Nội 2005
Các luận văn các khoá trước.
+ Các phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài của công ty cổ phần may Thăng Long và định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ( Khoa Kinh tế quốc tế - Khóa 43)
+ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc tại thị trường EU của công ty cổ phần may Thăng Long (Khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp – Khóa 43)
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36330.doc