Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thông qua đó các quốc gia có được nguồn ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xã hội đất nước, hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Với tầm quan trọng như vậy, xuất khẩu được đặt vào vị trí trung tâm, làm đòn bẩy chủ lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu trở thành nhiệm vụ chiến lược quốc gia trong suốt thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, tất cả các Bộ, ngành và đặc biệt là sự thực hiện của tất cả các Công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Với yêu cầu đặt ra, Công ty TNHH Thương mại Quang Dũng Miền Bắc đã và đang tìm cho mình hướng đi đúng đắn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu làm tăng lợi nhuận cho Công ty, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, phục vụ các chương tình kinh tế của Đảng và nhà nước đề ra.
Trên đây, luận văn của em đã được trình bầy vai trò, ảnh hưởng và thực tiễn về hoạt động kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc ở Công ty TNHH THương mại Quang Dũng Miền Bắc. Em hy vọng sau thời gian thực tập tại Công ty em sẽ tích luỹ được kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản tạo điều kiện phát huy được những kiến thức đã tích luỹ ở trường.
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Quang Dũng Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan hệ kinh tế song phương giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Với xu hướng toàn cầu nền kinh tế hiện nay nhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành. nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế cũng được ký kết với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào các liên minh kinh tế và các hiệp định thương mại ấy sẽ là một tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Nếu không chính nó lại trở thành vật cản đối với việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó.
Tóm lại có được các mối quan hệ quốc tế mở rộng, bến vững và tốt đẹp sẽ tạo
những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia.
3. Các yếu tố chính trị, chính phủ, pháp luật
ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán quốc tế. Các Công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của Chính phủ liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế hiện hành. Khi hoạt động kinh tế quốc tế nói chung, kinh doanh xuất khẩu nói riêng các nhà kinh doanh luôn phải lưu ý: Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế (thủ tục và các quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định về quản lý ngoại tệ ... ). Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn. Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu như: Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1950 hay luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương, INCOTERMS 2000 ...
4. Các yếu tố khoa học công nghệ
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng cao và mẫu mã đa dạng hơn. Nhờ đó chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài và có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Yếu tố khoa học công nghệ là một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất, tăng sức cạnh tranh bền vững cho hàng xuất khẩu của bất kỳ quốc gia nào
Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ có tác động làm tăng hệ quả của công tác này. Điều thấy rõ nhất, là nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, tin học mà các đơn vị ngoại thương có thể đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác qua điện thoại, điện tín ... giảm được chi phí đi lại.
Bên cạnh đó khoa học công nghệ còn có tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, bao gói, bảo quản hàng hoá, quảng cáo tiếp thị và kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng ... Đó là những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu.
chương ii: thực trạng hoạt động xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc ở công ty TNhh thương mại quang dũng miền bắc
i. khái quát về công ty tnhh thương mại quang dũng miền bắc
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Quang Dũng Miền Bắc, là một doanh nghiệp có hệ thống hạch toán độc lập, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng Thương mại và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0102 020449 ngày 30 tháng 1 năm 1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Công ty được thành lập bởi bà: Cao Thị Cẩm Tú ( Giám đốc Công ty), ông Lý Anh Dũng và bà Diệp Hữu Linh Lan.
Tên giao dịch: The Northern Quang Dung Trading Company Limited;
Tên viết tắt: Northern Quang Dung Co .,Ltd;
Trụ sở chính: A11, Tầng 3, Khách Sạn Horizon, 40 Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội;
SĐT (văn phòng): 7332471;
Fax (văn phòng): 7332470.
Ngành, nghề kinh doanh:
- Mua bán thức ăn gia súc, giống vật nuôi; nguyên liệu, thức ăn bổ sung dùng nuôi trồng thuỷ sản;
- Đại lý ký gủi hàng hoá, dịch vụ thương mại; Kinh doanh nhà, tư vấn xây dựng ( Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình), thi công xây lắp công trình xây dựng, cho thuê kho bãi, mua bán xe ô tô, mua bán hoá chất ( Trừ hoá chất nhà nước cấm), máy nông nghiệp; Cho thuê văn phòng, mua bán máy điện thoại, máy fax, tổng đài nội bộ đến 32 số và phụ kiện, mua bán thiết bị viễn thông- điện lực- cấp nước và phụ kiện;
- Mua bán máy vi tính ( trừ máy in màu), thiết bị nguồn, thiết bị chống sét, lắp đặt bảo trì, bảo dưỡng thiết bị viễn thông, thiết bị may thêu công nghiệp và dân dụng. Hạt nhựa, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết
bị chăn nuôi, phân bón;
- Mua bán thuỷ sản; nông sản thực phẩm, lương thực./.
Trên đây là một danh mục nganh nghề đăng ký kinh doanh Thương mại rất rộng, bao quát khá nhiều mặt hàng nhưng doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong từng thời gian khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ để đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thức ăn gia súc của Công ty là xuất phát từ nước ta là một nước nông nghiệp, có khả năng cung cấp nguyên liệu thức ăn gia súc cho hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cũng như khả năng cạnh tranh về giá thành cao. Chính vì vậy, cho đến nay, sau gẩn 8 năm hoạt động, trong 4 ngành nghề kinh doanh, Công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc. Một số hoạt động khác như đại lý ký gửi hàng hoá, dịch vụ thương mại hay tư vấn xây dựng cho thuê kho bãi, hầu như Công ty không có khả năng triển khai vì một phần do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thủ tục hành chính nước ta còn rườm rà, chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu của ngành nghề kinh doanh. Mặt khác, lý do chủ yếu là Công ty mới thành lập, quy mô nhỏ nên việc phát triển ngành nghề kinh doanh này chưa đem lại hiệu quả cao.
Tuy vậy, một số ngành nghề như: Mua bán lương thực, hàng trang trí nội thất hay thức ăn bổ sung dùng nuôi trồng thuỷ sản đang có triển vọng tăng mạnh do mục tiêu chung của Công ty là hướng xuất khẩu vào những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, tận dụng được những nguồn lực sẵn có ở trong nước (điều kiện đất đai màu mỡ, nhiều sông ngòi, kênh rạch, khí hậu nhiệt đới) nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Để thực hiện tốt mục tiêu, chiến lược kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài thì tổ chức bộ máy quản lý quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một cơ cấu tổ chức quản lý tinh gọn, hợp lý sẽ khuyến khích người lao động trong công ty làm việc có chất lượng và năng suất cao, giảm thiểu được thời gian chết và những chi phí không hợp lý khác. Hiện nay, Công ty tổ chức quản lý theo hệ thống dọc gồm 3 bộ phận chính là: Bộ phận tổ chức hành chính, Bộ phận kế hoạch và thị trường và Bộ phận kế toán. Các Bộ phận này làm việc dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc.
Sơ đồ: Phần Phụ lục, trang36
Giám đốc Công ty:
- Điều hành toàn bộ công việc của Công ty từ việc tổ chức lao động đến việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh của Công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm về quyền hạn, nghĩa vụ trước pháp luật về việc chấp hành các quy định của nhà nước cũng như của Công ty.
- Thay mặt Công ty ký kết và thỏa thuận các hợp đồng kinh tế và các văn bản giao dịch. Đồng thời tổ chức thu thập, xử lý thông tin giúp Công ty trong việc xây dựng kế hoạch hằng năm.
Phó giám đốc: Do giám đốc bổ nhiệm, là trợ thủ và thay mặt giám đốc khi vắng mặt giám đốc, là người trực tiếp truyền đạt mọi mệnh lệnh và quyết định của Giám đốc tới từng phòng ban.
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu và thừa hành nhiệm vụ do Giám đốc giao:
- Quản lý toàn bộ nguồn vốn, các tài liệu, số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, tổng kiểm kê tài sản hàng năm theo định kỳ của Nhà nước.
- Hoàn thành tốt công tác báo cáo về tài chính và nộp các khoản ngân sách cho Nhà nước theo quy định.
- Tính toán các thương vụ kinh doanh của các đơn vị, cơ sở trực thuộc đưa ra các phương án khả thi để bảo lãnh vay ngân hàng trong hoạt động sản xuất thuận lợi.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và thừa hành nhiệm vụ do Giám đốc giao:
- Tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh,
công tác quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Cân đối tiền lương, tuyển lao động ngắn hạn và dài hạn, điều chỉnh lao động
giữa các đơn vị, giải quyết, quyết định cho cán bộ công nhân viên thôi việc về hưu,
nghỉ mất sức, kỷ luật...
- Căn cứ vào chế độ chính sách của Nhà nước để giải quyết các vấn đề cụ thể
và chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, ...
Phòng kế hoạch và thị trường: Tham mưu, thừa hành nhiệm vụ do Giám đốc giao:
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm từ các số liệu báo
cáo định kỳ của các bộ phận khác trong công ty, từ tình hình thực tế của thị trường,
xây dựng phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch dài hạn.
- Có kế hoạch cung ứng vật tư cho các đơn vị theo kế hoạch.
- Có trách nhiệm về chất lượng và bảo quản vật tư trong kho, quản lý tốt các kho của Công ty.
- Nghiên cứu và tìm kiếm các biện pháp mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hoá của Công ty.
Các phòng nghiệp vụ: Có vai trò thi hành việc sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng theo kế hoạch của Công ty. Công ty có 3 phòng nghiệp vụ chức năng:
- Phòng NV1: kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc.
- Phòng NV2: kinh doanh xuất khẩu máy nông nghiệp, thiết bị chăn nuôi.
- Phòng NV3: kinh doanh xuất khẩu nông sản, thực phẩm.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như hiện nay của Công ty là tương đối hợp lý. Một mặt giữ nguyên chế độ một thủ trưởng, chỉ có Giám đốc là người có quyền ra quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, phát huy được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc chuẩn bị các quyết định, đồng thời hướng dẫn, tư vấn, kiểm tra đối với các đơn vị thực hiện quyết định.
3. Nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ, liên doanh, liên kết đầu tư trong và ngoài nước, ... theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương mại.
- Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chấp hành luật pháp của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đơn vị
trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Trong số năm nội dung trên, nội dung công tác nghiên cứu thị trường, liên doanh, liên kết đầu tư thị trường trong và ngoài nước của Công ty còn nhiều hạn chế. Một mặt do kinh phí của Công ty còn eo hẹp, trang thiết bị và phương tiện làm việc còn nghèo nàn gây nên những khó khăn đáng kể cho hoạt động chuyên môn, xúc tiến thương mại. Mặt khác, khâu chuẩn bị khách hàng, đối tác tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Công ty còn yếu do đó chưa thực sự phát huy được tác dụng của việc mở rộng thị trường, góp phần tăng trưởng xuất khẩu. Thậm chí một số chương trình khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm chưa được chuẩn bị kỹ, còn mang tính hình thức.
4. Nguồn nhân lực
Yêú tố con người luôn là linh hồn của mỗi doanh nghiệp, chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và sự phát triển của doanh nghiêp. Vì vậy để biết được sự phát triển của Công ty chúng ta cần xem xét tình hình lao động của Công ty qua bảng dưới đây.
Bảng 1: Số lượng công nhân viên trong Công ty (2003- 2005)
Chỉ tiêu
2004
2005
SL(người)
Tỷ trọng(%)
SL(người)
Tỷ trọng(%)
Lao động quản lý
Lao động nghiệp vụ
Lao động nghiên cứu
Lao động trực tiếp
9
20
5
5
23,08
51,28
12,82
12,82
7
26
8
9
14
52
16
18
Tổng
39
100%
50
100%
Nguồn: Báo cáo tài chính; Phòng Kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng. Nếu năm 2004 tổng số lao động của Công ty là 39 người thì năm 2005 tăng lên 50 người. ở đây cần nhấn mạnh sự giảm về số lượng lao động quản lý từ 23,08%( 2004) xuống còn 14%(2005), đây là kết quả của việc tinh giản bộ máy quản lý gọn nhẹ. Tuy nhiên lao động về nghiệp vụ , nghiên cứu và lao động trực tiếp đều tăng. Có sự gia tăng này do Công ty đang đứng trước những yêu cầu thực tế về nghiệp vụ chuyên môn, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và hoạt động nghiên cứu sản phẩm và thị trường. Tuy nhiên, công tác này đòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và nhạy bén với tình hình thực tiễn. Hiện Công ty có kế hoạch đưa nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài xong công tác này không được thường xuyên do nguồn vốn của Công ty còn eo hẹp.
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc của Công ty trong thời gian qua.
1. Tình hình nguồn vốn kinh doanh xuất khẩu
Tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho Công ty, nếu tổng nguồn vốn tăng, tài sản của doanh nghiệp được mở rộng, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh xuất khẩu. Với công ty TNHH thương mại Quang Dũng, nguồn vốn kinh doanh xuất khẩu năm 2005 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Nguồn vốn kinh doanh xuất khẩu của Công ty năm 2005
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1/1/2005
31/12/2005
Chênh lệch
GT
TT (%)
GT
TT (%)
GT
TT (%)
Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
- Nợ khác
13.404
11.502
1.884
75,80
65,14
10,65
14.802
13.063
1.739
74,75
65,97
8,78
1.398
1.543
-145
66,00
72,85
-6,85
Nguồn vốn CSH
- Nguồn vốn quỹ
- Nguồn vốn khác
4.280
4.154
126
24,20
23,43
0,71
5.000
4.902
98
25,25
24,76
0,49
720
748
-28
33,99
35,32
-1,32
Tổng
17.684
100
19.802
100
2.118
11,98
Nguồn: Báo cáo tài chính; Phòng kế toán
- Nguồn vốn chủ sở hữu: được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sức mạnh về vốn, tài chính, sức mạnh chung của doanh nghiệp. Với công ty TNHH Thương mại Quang Dũng Miền Bắc, nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2005 tăng 33,99% tương ứng với tăng 720 triệu, chứng tỏ sức mạnh về tài chính của Công ty ngày càng tăng.
- Nợ phải trả: của doanh nghiệp phản ánh tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần phải càng mở rộng thị trường và nâng cao vị trí của mình trên thương trường. Và nguồn vốn từ bên ngoài càng có ý nghĩa hơn.
Với Công ty, nguồn vốn từ bên ngoài chiếm tỷ trọng cao và tăng lên đáng kể. Cuối năm 2005, nguồn vốn của Công ty tăng 66,00%, tương ứng với tăng 1.398 triệu đồng so với đầu năm và chủ yếu là tăng nợ ngắn hạn. Như vậy tốc độ tăng nợ phải trả của Công ty tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn kinh doanh xuất khẩu. Từ đó cho thấy doanh nghiệp mở rộng kinh doanh chủ yếu là nhờ nguồn vốn từ bên ngoài.
- Tỷ suất tự tài trợ: (nguồn vốn chủ sở hữu / nợ phải trả) của Công ty là quá thấp; đầu năm 2005 là 24,20%, cuối năm là 25,25%. Điều này chứng tỏ Công ty thiếu vốn chủ sở hữu nghiêm trọng và hoàn toàn không chủ động về tài chính. Công ty sẽ rất rủi ro trong kinh doanh và nếu Công ty càng mở rộng quy mô bằng nguồn vốn từ bên ngoài thì rủi ro càng lớn, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của Công ty. Do đó để đảm bảo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu một cách vững chắc một mặt Công ty phải tăng vốn chủ sở hữu bằng tích lũy mặt khác tận dụng các nguồn vốn trong quá trình thanh toán với khách hàng và tranh thủ được các khoản tín dụng có lợi nhất cho mình về lãi suất, các điều kiện ràng buộc khác để giảm thiểu rủi ro kinh doanh chẳng hạn như: nợ dài hạn, các điều kiện thế chấp nhẹ ( có thể khai thác các nguồn nợ của khách hàng ứng trước)
2. Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu
2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch về tổng kim ngạch xuất khẩu
Bảng 3: Kế hoạch về tổng kim ngạch xuất khẩu (2003- 2005)
ĐVT : Triệu USD
Năm
Kế hoạch
Thực hiện
Vượt kế hoạch
% thực hiện kế hoạch
(1)
(2)
(3)
(4)=(3)-(2)
(5)=(3)/(2)
2003
2004
2005
2,0
3,1
3,6
2,7
3,3
5,4
0,7
0,2
1,8
135
106
150
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003- 2005; Phòng Kế hoạch và thị trường
Qua bảng 3, tình hình xuất khẩu của Công ty trong 3 năm 2003- 2005 luôn vượt mức kế hoạch đặt ra. Năm 2003, Công ty vượt mức kế hoạch là 35%. Năm 2004, do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước ta những năm gần đây ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong và ngoài nước. Hơn nữa sự tràn ngập của hàng Trung Quốc, sự biến động trên thị trường tiền tệ Châu Âu cũng làm giảm sức mua. Tuy nhiên, năm 2005, tình hình xuất khẩu của Công ty có được sự chuyển biến rõ rệt. Do Công ty mở rộng được thị trường xuất khẩu sang nhiều nước. Mặt khác, chính sách hướng xuất khẩu vào các mặt hàng không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch cũng như giải quyết nhiều lao động và các vấn đề xã hội được nhà nước quan tâm và đầu tư thích đáng, chính vì vậy Công ty xuất khẩu vượt mức kế hoạch đặt ra là 50%. Để đánh giá chi tiết tình xuất khẩu của Công ty, ta xem xét kế hoạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty.
2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu theo mặt hàng
Bảng 4: Kế hoạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty (2003- 2005)
ĐVT: Triệu USD
Mặt hàng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KH
TH
% KH
KH
TH
% KH
KH
TH
% KH
Khô đỗ
Bột xương thịt
Cám mì viên
Bột cá
Bắp vàng
Cám gạo viên
Hàng hoá khác
0,7
0,5
0,1
0,3
0,1
0,1
0,2
0,9
0,6
0,2
0,5
0,1
0,1
0,3
128,6
120
200
166,67
100
100
150
0,9
0,8
0,3
0,4
0,2
0,1
0,4
1,0
0,8
0,2
0,5
0,2
0,2
0,4
111
100
66,67
125
100
200
100
0,9
1,0
0,4
0,5
0,3
0,2
0,3
1,3
1,3
0,8
0,6
0,5
0,5
0,4
144
130
200
120
166,67
250
133
Tổng
2
2,7
135
3,1
3,3
106,45
3,6
5,4
150
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2003- 2005; Phòng kế hoạch và thị trường
Qua bảng 4 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa kế hoạch đặt ra so với thực tế xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty. Sở dĩ có như vậy là do công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty chưa xát với nhu cầu thực tế của thị trường, điều này có nghĩa là công tác nghiên cứu thị trường và phân tích nhu cầu tiêu dùng của Công ty không có hiệu qủa. Mặt khác do kế hoạch là được đặt ra từ trước, trong khi hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt trong giai đoạn này do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng ở gia súc trong khu vực đã dẫn đến việc lập kế hoạch đặt ra không xát với thực tế thực hiện.
3. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thức ăn gia súc chủ yếu
Bảng 5: Phần phụ lục, trang 37
Từ bảng 5, tình hình xuất khẩu các mặt hàng thức ăn gia súc chủ yếu của Công ty TNHH Thương mại Quang Dũng được tóm tắt như sau:
Năm 2003, tình hình xuất khẩu của Công ty tương đối khả quan, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.704.057 USD, trong đó phải kể đến hai mặt hàng là Khô đỗ và Bột xương thịt là hai mặt hàng truyền thống của Công ty, đã có bạn hàng tương đối ổn định là Brazil và Argentina đặt mua tương ứng với tỷ trọng là 32,48% và 30,18%.
Năm 2004, có thể nói đây là năm hoạt động xuất khẩu của Công ty kém hiệu quả nhất do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng ở gia súc đã tác động tới kim ngạch xuất khẩu của Công ty, với tổng kim ngạch là 3.314.981 USD, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 105,02% so với năm 2003. Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2004 đều giảm như : Cám mì viên từ mức đạt 199.194 USD năm 2003 xuống chỉ còn 101.537 USD năm 2004, tương đương với tốc độ giảm là 49,03%, mức giảm tuyệt đối là 97.657 USD. Đặc biệt là Bắp vàng giảm từ 85.900 USD xuống chỉ còn 8.049 USD với mức giảm tuyệt đối là 77.851 USD tương đương với tốc độ giảm là 90,63% so với năm 2003. Một số mặt hàng khác cũng giảm so với năm 2003 là 105.150 USD tương đương với tốc độ giảm là 16,73%.
Năm 2005, hoạt động xuất khẩu của Công ty đã có sự khôi phục trở lại, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng. Bột xương thịt tăng 744.414 USD tương đương với tốc độ tăng trưởng là 78,36%. Mặt hàng Khô đỗ tăng đạt 2.666.111 với mức tăng tuyệt đối là 1.210.017 USD, tăng 83,10% so với năm 2004. Mặt hàng Bắp vàng và Cám mì viên sau một năm suy giảm cũng đã có sự tăng trưởng, mức tăng tuyệt đối lần lượt là 6.973 USD và 98.390 USD tương đương với tốc độ tăng trưởng là 86,63% và 96,90%. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2005 đạt 5.466.087 USD, mức tăng tuyệt đối là 2.151.106 USD tương
ứngvới tốc độ tăng trưởng là 363,73%.
Ngoài ra, bên cạnh những con số thể hiện kim ngạch xuất khẩu trong năm, sự thành công hơn cả của Công ty chính là việc mở rộng thị trường, mở rộng được mối quan hệ kinh doanh với nhiều công ty trong và ngoài nước, đặc biệt là việc tạo được một uy tín và tiếng nói đáng tin cậy với bạn hàng. Kể từ đây Công ty đã tạo được một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của mình trong tương lai.
4. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây khá ổn định, kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường có xu hướng tăng lên
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty (2003- 2005)
ĐVT: USD
Thị trường xuất khẩu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
ấn Độ
Argentina
Brazil
EU
Indonesia
ả Rập
Hàn Quốc
Nhật
Hoa Kỳ
-
874.285
594.327
486.270
623.850
-
-
125.325
-
-
32,33%
21,98%
17,98%
23.04%
-
-
4,63%
-
22.219
983.000
700.621
476.427
623.110
-
11.824
200.926
296.854
0,67%
29,65%
21,13%
14,37%
18,80%
-
0,36%
6,06%
8,95%
132.178
1.000.800
817.496
935.783
1.043.856
300.067
124.748
435.000
676.159
2,42%
18,31%
14,96%
17,12%
19,10%
5,49%
2,28%
7,96%
12,37%
Tổng
2.704.057
100%
3.314.981
100%
5.466.087
100%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2003- 2005; Phòng Kế hoạch và thị trường
- Về mặt giá trị xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu trên từng thị trường của Công ty vẫn còn ở mức khá thấp, chỉ có một số thị trường như: Argentina, Brazil, EU, Indonesia là có mức kim ngạch xuất khẩu khá cao. Tiêu biểu là năm 2003, giá trị xuất khẩu trên thị trường Argentina là 874.285 USD, Brazil là 594.327 USD, Indonesia là 623.850 USD và thị trường EU là 486.270 USD. Còn lại thị trường Nhật Bản chỉ đạt 123.325 USD. Năm 2005, giá trị xuất khẩu trên từng thị trường này đã tăng lên lần lượt là 1.000.800 USD, 817.496 USD, 1.043.856 USD và 935.783 USD. Trong khi đó với những thị trường lớn như Nhật Bản, ấn Độ, Hoa Kỳ là những thị trường rất có tiềm năng thì Công ty lại chưa khai thác được. Chẳng hạn như tỷ trọng xuất khẩu sang ấn Độ - một thị trường có sức tiêu thụ lớn lại chỉ đạt 0,67% (2004) và 2,42% (2005), hay thị trường Nhật Bản, tỷ trọng xuất khẩu trung bình trong ba năm chỉ đạt 6,23%.
- Về mặt số lượng: Kể từ năm 2003 cho đến năm 2005, số lượng các thị trường mà Công ty có quan hệ buôn bán đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2003, Công ty chỉ có quan hệ với một số thị trường truyền thống thì đến năm 2004, Công ty đã mở rộng quan hệ sang thị trường ấn Độ, Hàn Quốc và đặc biệt là việc mở rộng sang thị trường Hoa Kỳ. Có thể nói năm 2005 là năm Công ty có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu thị trường xuất khẩu, Công ty mở rộng sang thị trường các Tiểu vương quốc ả rập với tỷ trọng 5,49%, thị trường Hoa Kỳ đạt 12,37%. Có sự chuyển đổi mạnh cơ cấu thị trường như vậy là do Công ty tham gia vào nhiều hội chợ triển lãm ở trong nước cũng như Quốc tế như: Hội chợ Việtnam Expo 2004, Hội chợ thương mại ASEAN 2004, Hội chợ ASEAN- Trung Quốc. Mặt khác, hoạt động của Bộ Thương mại trong các thoả thuận liên kết kinh tế giữa ASEAN với các nước ngoài khối, các khu vực mậu dịch tự do, … đã giúp Công ty mở rộng mối quan hệ với các nước.
- Thị trường tiềm năng: Mục tiêu hàng đầu của Công ty là thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ đặc biệt là khi Uỷ ban tài chính thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật S.3495 trao quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam. Đây không chỉ là chìa khoá mở rộng cửa WTO để Việt Nam tham gia một cách đầy đủ, ngang hàng bình đẳng với các nền kinh tế thành viên khác của WTO, mà còn mở ra trang sử mới của quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ. Đối với Công ty TNHH thương mại Quang Dũng Miền Bắc, đây là thị trường được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược mở rộng thị trường của Công ty từ nay đến năm 2010. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty chiếm 13,37% trong tông kim ngạch xuất khẩu theo thị trường. Dự kiến sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng lên chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005. Và đặc biệt, việc thành lập và đưa vào hoạt động trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Hoa Kỳ trong các thương vụ của Bộ Thương mại đã có tác động tích cực về xu hướng tăng mạnh tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các năm tiếp theo, nếu như không có biến động lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Do vậy, Công ty cần phải luôn xác định được thị trường nào là thị trường chiến lược.
5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty
Trong những năm qua công ty TNHH Thương mại Quang Dũng Miền Bắc đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Công ty thực hiện kinh doanh có lãi, đảm bảo nộp đủ ngân sách nhà nước, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
5.1. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng
Bảng 7: Hệ số hiệu quả theo mặt hàng năm 2005
ĐVT: Triệu đồng
Mặt hàng
Chi phí
Doanh thu
Hệ số hiệu quả
(1)
(2)
(3)
(5) = (3)/(2)
Khô đỗ
Bột xương thịt
Cám mì viên
Bột cá
Bắp vàng
Cám gạo viên
Hàng hóa khác
23.608
18.191
1.380
1.200
960
650
9.120
26.531
19.941
1.399
1.210
962
657
9.125
1,120
1,096
1,014
1,008
1,002
1,011
1,0005
Tổng
55.181
59.825
1,084
Nguồn: Báo cáo tài chính; Phòng Kế toán
Từ bảng ta thấy, chi phí mà Công ty bỏ ra cho các mặt hàng xuất khẩu có sự chênh lệch khá lớn. Riêng mặt hàng Khô đỗ và Bột xương thịt đã chiếm phần lớn tổng chi phí các mặt hàng xuất khẩu, chi phí lần lượt là 23.608 và 18.191 triệu đồng. Có sự chênh lệch này là do Khô đỗ và Bột xương thịt là hai mặt hàng chủ lực của Công ty, đem lại hiệu quả khá cao, HSHQ lần lượt là 1,120 và 1,096. Tiếp theo là mặt hàng Cám gạo viên có HSHQ đạt 1,011 mặc dù doanh thu chỉ đạt 657 triệu đồng, đặc biệt là Cám mì viên có HSHQ là 1,014; cho thấy trong những năm tới ngoài việc tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực, Công ty phát triển hơn nữa mặt hàng Cám mì viên và Cám gạo viên, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho Công ty.
5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Bảng 8: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty (2003- 2005)
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
Tốc độ tăng (lần)
2004/2003
2005/2004
Doanh thu
Chi phí
Nộp NSNN
Lợi nhuận thuần
TSLN/DT
Tr đồng
Tr đồng
Tr đồng
Tr đồng
%
38.627
37.015
3.578,8
202
0,523
47.151
44.059
4.120,6
170
0,360
59.825
56.181
5.644
317
0,531
1,22
1,19
1,15
0,84
0,69
1,30
1,28
1,36
1,86
1,48
Nguồn: Báo cáo Kết quả năm 2003- 2005; Phòng Kế hoạch và thị trường
Nhìn vào bảng 8 ta thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm 2003- 2005 nhìn chung đạt kết qủa khá, điều này được thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:
- Về doanh thu: Năm 2003, doanh thu của Công ty là 38.627 triệu đồng. Năm
2004, doanh thu của Công ty đạt 47.151 triệu đồng, tăng 1,22 lần so với năm 2003 với mức tăng tuyệt đối là 8.525 triệu đồng. Năm 2005, doanh thu của Công ty là 59.825 triệu đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2004.
- Về chi phí: Tương ứng với doanh thu tăng, chi phí qua các năm cũng tăng lên. Lần lượt qua các năm, chi phí của Công ty là 37.015 triệu, 44.059 triệu và 56.181 triệu đồng. Nguyên nhân cơ bản của sự gia tăng chi phí này là do khối lượng hàng hoá bán tăng, thị trường ngày càng mở rộng làm chi phí bán hàng, giao dịch vận chuyển tăng. Cụ thể là năm 2005, chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty là 56.181 triệu trong đó giá vốn hàng bán là 53.600 triệu chiếm 95,4% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng 1.719 triệu và chi phí quản lý doanh nghiệp là 862 triệu đồng.
- Về các khoản nộp NSNN: là các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác mà doanh nghiệp vào NSNN. Với Công ty, các khoản cần phải nộp là: thuế giá trị gia tăng bán hàng nội địa, thuế xuất khẩu, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2003, Công ty đóng góp cho NSNN 3.578,8 triệu đồng, năm 2004 các khoản nộp đã tăng lên 4.120,6 triệu đồng, tăng 1,15 lần so với năm 2003 với mức tăng tuyệt đối là 541,8 triệu đồng. Năm 2005 các khoản nộp NSNN là
5.644 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2004
- Về lợi nhuận: Năm 2003, lợi nhuận của Công ty là 202 triệu đồng. Năm 2004, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 170 triệu đồng. Sự giảm lợi nhuận này là do chi phí giao dịch, mở rộng thị trường của Công ty tăng lên, chính vì vậy, năm 2005, lợi nhuận của Công ty đã tăng lên đạt 317 triệu đồng, tăng 1,86 lần so với năm 2004 với mức tăng tuyệt đối là 147 triệu đồng.
- Về chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu: Người ta không chỉ xem tăng tuyệt đối lợi nhuận mà còn xem xét cả các tỷ suất doanh lợi tức là lợi nhuận so với chi phí, so với vốn kinh doanh, … Đó là chất lượng hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua các năm 2003, 2004 và 2005 TSLN/DT của Công ty lần lượt là: 0,523%; 0,360%; 0,531%. Trong hai năm 2003 và 2004, TSLN/DT của Công ty giảm từ 0,523% xuống còn 0,360%. Chính việc đầu tư vào việc mở rộng thị trường đã làm tăng chi phí của Công ty và ảnh hưởng tới TSLN/DT của năm 2004. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng năm 2003 so với năm 2004 chỉ đạt 0,69%. Tuy nhiên, đến năm 2005, TSLN/DT của Công ty đã tăng lên 0,531%, tốc độ tăng trưởng đạt 1,48%.
IIi. đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc của công ty tnhh thương mại quang dũng miền bắc
1. Những thành quả đạt được
Tuy là một Công ty mới thành lập, lợi nhuận không nhiều nhưng Công ty vẫn đảm bảo tăng trưởng qua các năm. Hàng năm, Công ty cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước, nộp thuế đầy đủ, chưa bao giờ chậm trễ.
Công ty có được những thành công như vậy la do có những ưu điểm sau:
- Công ty được lãnh đạo bởi một giám đốc trẻ, năng động, có trình độ chuyên
môn cao.
- Công ty hoạt động theo nguyên tắc coi tất cả thành viên như thành viên của một gia đình cùng nhau phấn đấu vì một mục tiêu chung là không ngừng nâng cao
thu nhập của mọi người và giảm thiểu tối đa thời gian làm việc không cần thiết. Chính nguyên tắc ấy đã gắn kết mọi người trong công ty lại với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoạt động đồng bộ, ăn ý, nhịp nhàng với nhau.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường bằng cách Công ty tham gia xuất khẩu dưới dạng liên doanh chế biến sản phẩm gia công và liên doanh với một số Công ty của Nhật Bản, ấn Độ trong đó, phía Công ty góp một phần nguyên liệu, sức lao động còn phía nước ngoài thì cung cấp dây truyền máy móc, dây truyền công nghệ. Đây là hình thức có triển vọng, tạo thuận lợi cho Công ty trong việc tìm kiếm thị trường giảm cạnh tranh với các công ty của Trung Quốc, các nước ASEAN cũng tham gia kinh doanh mặt hàng này. Để tăng năng lực cạnh tranh hơn nữa, Công ty chủ trương củng cố sản phẩm của mình về chất lượng, nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì đóng gói để thu hút được khách hàng khó tính và giàu có ở các nước Châu Âu và Châu á.
- Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chuyên môn và các thông tin thời tiết, thị trường trong và ngoài nước, hàng tuần công ty phát hành tuần tin nội bộ với nội dung phong phú và cần thiết cho khách hàng. Công ty cũng cung cấp các thông tin kỹ thuật về những sản phẩm mới sắp sửa đưa ra thị trường nước ngoài.
2. Những tồn tại cần khắc phục
- Do là một Công ty mới thành lập nên nguồn vốn và nhân lực còn hạn chế, rất khó khăn cho việc mở rộng quy mô hoạt động của công ty cũng như đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu biến đổi
của thị trường.
- Sản phẩm của công ty chủ yếu phân phối cho các thị trường truyền thống do công ty còn khá non trẻ, chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận với các thị trường khác. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường của Công ty mới được tiến hành trên quy mô nhỏ, chủ yếu là qua các bạn hàng làm ăn với Công ty.
- Phương hướng kế hoạch đặt ra cho hoạt động xuất khẩu của Công ty còn chưa xát với thực tế.
- Thủ tục hải quan, biểu thuế áp mã số thuế của nước ta còn hết sức rườm rà, qua nhiều khâu dẫn đến kéo dài thời gian xuất hàng.
chương iii: một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc ở công ty TNHH thương mại quang dũng miền bắc
I. phương hướng hoạt động xuất khẩu của công ty ở năm tới
Xuất phát từ thực trạng kinh tế đối ngoại, từ những dự báo kinh tế và thị trường thế giới, công ty TNHH Thương mại Quang Dũng Miền Bắc đã đưa ra những chiến lược phát triển Công ty cho năm tới vẫn là chính sách tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trước mắt, Công ty đưa ra phương hướng và nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2006 để hoàn thành chỉ tiêu đề ra cho cả năm.
Bảng 9: Kế hoạch xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2006
ĐVT: USD
Mặt hàng
KH
TH 6 tháng đầu
% so với cả năm
KH 6 tháng cuối
Khô đỗ
Bột xương thịt
Cám mì viên
Bột cá
Bắp vàng
Cám gạo viên
Hàng hoá khác
2.375.000
1.675.000
700.000
1.175.000
8.000
60.000
875.000
1.014.000
798.487
450.000
675.000
3.432
36.500
525.000
47,95
47,67
64,29
57,45
42,90
60,83
60,00
1.361.000
876.513
250.000
500.000
4.568
23.500
350.000
Tổng
6.868.000
3.502.419
51,00
3.365.581
Nguồn: Báo cáo tổng kết; Phòng Kế hoạch và thị trường
Trước tình hình khó khăn cả trong và ngoài nước, nhìn chung chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu mà Công ty đưa ra cho 6 tháng cuối năm 2006 là khá khiêm tốn so với những gì mà Công ty đã đạt được trong mấy năm gần đây. Giá hàng nguyên liệu thức ăn gia súc sụt giảm ( tham khảo biểu đồ, trang 38), do có sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc và của các nước Đông Nam á, gây nên rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam trong đó có Công ty TNHH Thương mại Quang Dũng Miền Bắc. Bởi đây là hai thị trường lớn, có nguồn lao động dồi dào, chính phủ của các nước này đang tập trung chuyên môn hoá vào các hoạt động sử dụng nhiều lao động và cố gắng đổi mới để giảm bớt tương quan lao động dồi dào – nguồn vốn sở hữu còn hạn chế trong hoạt động của cá nhân người lao động nhằm góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác, do có sự tham gia của nhiều nước xuất khẩu với nhiều sản phẩm khác nhau đã ảnh hưởng đến tâm lý của người mua về mẫu mã, chất lượng sản phẩm (hàng giả, hàng kém chất lượng), dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt kéo theo sự giảm giá nguyên liệu thức ăn gia súc. Song với những gì đã đạt được trong 6 tháng đầu năm Công ty có quyền hy vọng hoàn thành được chỉ tiêu đề ra trong 6 tháng cuối năm. Dưới đây là những nội dung chủ yếu của phương hướng và chiến lược phát triển Công ty cho những năm tới:
1. Về kim ngạch xuất khẩu.
Cái mốc cuối cùng để từ đó đưa ra phương hướng, mục tiêu cho việc phát triển Công ty cho những năm tiếp theo là năm 2005 vừa qua với kim ngạch xuất khẩu đạt 5.466.087 USD, Công ty phấn đấu trong năm tới (2007), kim ngạch xuất khẩu là 8,5 triệu USD, tức là gấp 1,57 lần so với năm 2005 . Nhìn chung đây là một con số nằm trong khả năng thực hiện của Công ty. Bởi nhà nước đang khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước bằng cách giảm thuế quan xuất khẩu, tăng cường đẩy mạnh liên doanh, liên kết nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của nước ngoài áp dụng vào quy trình sản xuất. Mặt khác trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, Công ty có nhiều điều kiện tham gia vào nhiều hội chợ triển lãm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng mối quan hệ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho Công ty.
2. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu.
Như đã phân tích ở trên, ngoài thị trường mục tiêu hàng đầu của Công ty là thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty tiếp tục khai thác bề rộng và bề sâu ở thị trường khu vực EU. Thị trường này đang chiếm 17,12% và dự định vào năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 25%. Một khu vực thị trường nữa cũng nằm trong chiến lược mở rộng thị trường của Công ty là Đông Âu. Bởi đây là khu vực thị trường gồm các nước Xã hội chủ nghĩa cũ có nhu cầu thị trường tương đối ổn định và không quá khó tính. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam trước đây đều đã ít nhiều có quan hệ buôn bán với các nước Đông Âu. Ngược lại đã từ lâu đây là các nước có quan hệ hữu hảo với Việt Nam, đã có thói quen tiêu dùng một số hàng hoá của Việt Nam. Với một thị trường lớn và có nhiều thuận lợi như vậy chắc chắn không thể bỏ qua. Để có được những phương hướng đó ngoài việc Công ty đang tăng cường xúc tiến thương mại bằng cách tham gia vào nhiều hội chợ triển lãm, duy trì củng cố mối quan hệ với bạn hàng, Công ty còn nghiên cứu kỹ về môi trường kinh tế- chính trị- pháp luật của các bạn hàng làm điều kiện tiền đề cho việc thương thảo hợp đồng.
3. Về mặt hàng xuất khẩu.
Nhân tố quyết định quy mô, nhịp độ hàng hoá là cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Vì thế, Công ty phấn đấu đến năm 2010 thay đổi một bước lớn cơ cấu xuất khẩu với các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đó là, ngoài hai mặt hàng truyền thống là Khô đỗ và Bột xương thịt, Công ty tiếp tục tăng sản lượng xuất khẩu mặt hàng Cám mì viên và Cám gạo viên vì hai mặt hàng này đem lại hiệu quả kinh doanh cao, góp phần làm tăng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Và đồng thời bổ sung thêm một số sản phẩm xuất khẩu khác là Bột váng sữa, Bột cá, Lysine. Bên cạnh đó, Công ty cũng xác định việc đổi mới cơ cấu xuất khẩu phải tính đến những nhân tố cơ bản như thị trường, khả năng sản xuất trong nước và hiệu quả kinh doanh bởi:
- Thị trường: thị trường quyết định mặt hàng mà Công ty sẽ bán ra là mặt hàng gì, chính vì vậy ngoài việc khai thác, chế biến ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, giá cả phải chăng, Công ty còn cần phải tìm ra những mặt hàng đang có nhu cầu cao, tìm hiểu quy định về hạn ngạch, thuế để có những quyết định kịp thời đem lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty. Đối với từng thị trường khác nhau đòi hỏi yêu cầu về sản phẩm là khác nhau. Chẳng hạn đối với thị trường EU, Nhật Bản, thì chất lượng hàng xuất khẩu phải cao, bao bì đóng gói phải đẹp và thuận tiện cho việc sử dụng. Đối với thị trường Indonesia thì vấn đề quan tâm là giá cả. Bên cạnh đó, Công ty phải thông tin kịp thời về sản phẩm mới cho khách hàng một cách nhanh nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường tại thời điểm đó. - Về khả năng sản xuất: Công ty có thuận lợi trong công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu như một mạng lưới chân hàng tương đối rộng. Các nguồn hàng nay chủ yếu được lấy từ các vùng nông thôn, ngoại thành, chính vì vậy mà giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, việc chuyên chở về nơi sản xuất không đòi hỏi phương tiện cao. Đây là một thế mạnh rất lớn cho Công ty
- Công ty đánh giá cao hiệu quả kinh doanh: hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của vấn đề đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu. Hàng xuất khẩu càng đem lại hiệu quả cao, Công ty tăng thêm tích luỹ và đầu tư vào công nghệ cho ra đời những sản phẩm mới có chất
lượng hơn, cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực càng tăng.
ii. một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc ở Công ty tnhh thương mại quang dũng miền bắc
1. Về phía Công ty
1.1. Huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
- Huy động từ các ngân hàng thông qua hình thức vay. Hiện nay, Công ty
đang vay ngân hàng khoảng 30% tổng số vốn kinh doanh. Dự kiến sang những năm tới khoản vay này có thể lên tới 45%, dùng để đầu tư vào máy móc, trang thiết bị cho việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Mặc dù có nhiều khó khăn để tiếp cận nguồn vốn này nhưng Công ty vẫn phải coi đây là nguồn vốn quan trọng nhất để khai thác. Hiện nay, ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay nên rất thuận lợi cho các Công ty vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng để thu mua hàng hoá chế biến xuất khẩu.
- Huy động vốn từ cán bộ, nhân viên Công ty. Tận dụng nguồn vốn này mặc dù Công ty có thể trả lãi suất cao hơn một chút so với lãi suất ngân hàng nhưng lại thu được lợi về nhiều mặt:
+ Thời hạn thanh toán nợ cho cán bộ nhân viên không bị khắt khe như ở các ngân hàng, Công ty có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, không phải chịu sức ép mạnh mẽ từ phía ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán.
+ Khi cán bộ nhân viên bỏ vốn ra cho Công ty vay thì tự họ sẽ nâng cao tinh
thần trách nhiệm của mình đối với hoạt động của Công ty.
- Công ty phải tự huy động vốn từ chính lợi nhuận tích luỹ được. Đây là nguồn cơ bản lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh của Công ty.
Ngoài việc huy động vốn từ các nguồn hàng trong nước thì vay vốn nước ngoài cũng là giải pháp quan trọng và có hiệu quả mà Công ty cần lưu ý là nguồn vốn nước ngoài có ưu điểm là rất lớn nhưng huy động lại khó vì các chủ nợ nước ngoài thường đòi hỏi các Công ty phải có những bảo đảm đáng tin cậy như tài sản thế chấp, tình hình sản xuất, xuất khẩu của Công ty.
Việc huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua hình thức sau:
- Vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của Công ty, đặc biệt là khách hàng có khối lượng mua lớn, các bạn hàng quen thuộc (Brazil, Indonesia, EU) có mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên để vay vốn từ các khách hàng này, điều quan trọng là Công ty phải thường xuyên bảo đảm được các hợp đồng đã ký kết về khối lượng và chất lượng hàng hoá theo đúng yêu cầu.
- Tận dụng nguồn vốn của bạn hàng thông qua thanh toán trả chậm khi nhập hàng hoặc xin ứng vốn trước khi xuất hàng. Đây là hình thức huy động vốn nước ngoài có tính khả thi cao mà không phải mất khoản tiền lãi vốn vay. Song đòi hỏi Công ty phải có uy tín cao, nguồn hàng ổn định và kèm theo chất lượng cao.
Tăng cường công tác đầu tư, liên doanh liên kết với các đối tác. Việc hợp tác kinh doanh không chỉ chú ý đến đối tác trong nước hay nước ngoài, Công ty đều phải tỉnh táo lựa chọn đối tác đáng tin cậy để vừa giải quyết được khó khăn vừa bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp.
1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên.
Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên đòi hỏi Công ty phải bỏ một khoản chi phí khá lớn song hiệu quả mà nó mang lại rất cao, quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh chính vì vậy Công ty cần:
- Thường xuyên gửi cán bộ có năng lực đi học tập, nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh ở trong và ngoài nước.
- Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao
được trình độ nghiệp vụ xuất khẩu.
- Có chế độ khuyến khích thưởng phạt vật chất nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong Công ty.
1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
- Hướng thứ nhất: Thành lập một bộ phận chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường, có nghiệp vụ kỹ thuật Marketing, có nghiệp vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để chủ động tìm bạn hàng, hiểu biết về uy tín của khách hàng, bạn hàng, đặc biệt quan hệ làm ăn lâu dài với họ. Thông qua đó nắm được chính xác chế độ chính sách, pháp luật của từng nước, nắm rõ uy tín về tài chính, cơ sở vật chất và tình hình kinh doanh của bạn hàng cần giao dịch, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn
của người đứng tên giao dịch của đối tác.
- Hướng thứ hai: Tổ chức thiết lập cơ quan đại diện cả công ty tại nước ngoài. Điều này sẽ giúp cho công ty giám sát việc thực hiện hợp đồng của khách hàng, bạn hàng nước ngoài, nắm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Việc nghiên cứu thị trường qua đại diện nhằm giải quyết không chỉ đơn thuần vấn đề xác định rõ yêu cầu của thị trường mà còn có tác dụng giúp cho công ty lựa chọn bạn hàng và mặt hàng có hiệu quả.
- Hướng thứ ba: Nắm bắt thông tin về thị trường thông qua cá hình thức thông tin gián tiếp qua Bộ Thương mại, các vụ, thậm chí cả hình thức gián điệp (nếu cần). Mạnh dạn sử dụng đội ngũ cộng tác viên, có chế độ thưởng phạt thích hợp thoả đáng, có thể là 0,5% giá trị hợp đồng cho ai dẫn được khách vào ký kết hợp đồng ngoại thương.
1.4. Công ty nên xây dựng các kế hoạch xuất khẩu chi tiết bao gồm:
- Khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường quốc tế: đó là sản phẩm và giá bán của công ty có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trong thị trường quốc tế như thế nào?
- Báo cáo năng lực sản xuất: xác định khả năng xuất khẩu của công ty và lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Báo cáo chi tiết nghiên cứu thị trường: bao gồm các vấn đề về giá, bao bì, các kênh phân phối, các luật định và hạn chế, các vấn đề về văn hoá xã hội.
- Kế hoạch thực hiện chi tiết: bao gồm nguồn nhân lực, thị trường mục tiêu, chi phí và giá sản xuất, bao bì và tiếp thị...
2. Về phía nhà nước
2.1. Chính sách về thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng hoá xuất khẩu. Đây là công cụ được áp dụng đối với một số ít mặt hàng xuất khẩu bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thông qua chính sách khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Với công ty TNHH Thương mại QuangDũng Miền Bắc, mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh đáng được hưởng lãi suất thấp nhất và không loại trừ miễn giảm thuế thu kim ngạch hàng năm để khuyến khích xuất khẩu mặt hàng có ý nghĩa này do nước ta có nhiều thuận lợi về nguồn hàng từ nông nghiệp nhiệt đới.
2.2. Chính sách hải quan
Quản lý hàng xuất khẩu qua hải quan chặt chẽ nhưng phải thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Chính vì vậy, quản lý hải quan cũng cần phải cải tiến nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế như áp dụng hệ thống HS cho biểu thức hải quan, một số điều khoản của Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hoà thủ tục hải quan, cải tiến tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo khuyến nghị của Liên hợp quốc. Do đặc thù mặt hàng xuất khẩu của Công ty là nguyên liệu thức ăn gia súc nên số lượng thường nhỏ lẻ, việc kiểm soát mất nhiều thời gian, hiện nay hải quan đã thực hiện phân luồng trong kiểm tra hàng hoá, áp dụng các thiết bị hiện đại trong quản lý hải quan, giảm thời gian giải phóng hàng từ 3- 4 ngày so với trước đây. Để hỗ trợ xuất khẩu, kiểm tra hải quan còn được thực hiện ngay tại nơi tập kết hàng, các phiền hà về thủ tục hải quan được giảm bớt.
2.3. Cung cấp thông tin, tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho Công ty nhanh nhất
Ngày nay tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp rất thiếu thông tin về thị trường và tri thức khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc tìm hiểu thị trường nước ngoài vì họ không biết phải tìm kiếm thông tin ở đâu. Vì vậy nhà nước, bộ thương mại, các cơ quan đầu ngành cần giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc thâm nhập và tìm hiểu thị trường nước ngoài bằng cách:
- Cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin cần thiết về thị trường, khoa học công nghệ để các doanh nghiệp xác định được những chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng biến động của thị trường thế giới
- Cung cấp thông tin về diễn biến kinh tế cũng như chính trị của các nước trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu của các công ty của Việt Nam nói chung và công ty TNHH Thương mại Quang Dũng Miền Bắc nói riêng để có kế hoạch đối phó kịp thời với những thay đổi đó.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu thông qua mạng www.vietrade.gov.vn của cục xúc tiến thương mại và mạng www.vinanet.org.vn của trung tâm thông tin thương mại và các ấn phẩm của Bộ thương mại.
kết luận
Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thông qua đó các quốc gia có được nguồn ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xã hội đất nước, hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Với tầm quan trọng như vậy, xuất khẩu được đặt vào vị trí trung tâm, làm đòn bẩy chủ lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu trở thành nhiệm vụ chiến lược quốc gia trong suốt thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, tất cả các Bộ, ngành và đặc biệt là sự thực hiện của tất cả các Công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Với yêu cầu đặt ra, Công ty TNHH Thương mại Quang Dũng Miền Bắc đã và đang tìm cho mình hướng đi đúng đắn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu làm tăng lợi nhuận cho Công ty, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, phục vụ các chương tình kinh tế của Đảng và nhà nước đề ra.
Trên đây, luận văn của em đã được trình bầy vai trò, ảnh hưởng và thực tiễn về hoạt động kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc ở Công ty TNHH THương mại Quang Dũng Miền Bắc. Em hy vọng sau thời gian thực tập tại Công ty em sẽ tích luỹ được kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản tạo điều kiện phát huy được những kiến thức đã tích luỹ ở trường.
Phần phụ lục
Bảng tham khảo: Giá trị xuất khẩu của cả nước 7 tháng đầu năm
ĐVT: Triệu USD
Mặt hàng
Ước tính 7 tháng đầu năm 2006
% so với cùng kỳ năm 2005
Dầu thô
Than đá
Dệt, may
Giày dép
Túi xách, ví, mũ, ô dù
Điện tử, máy tính
Thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm gốm sứ
Sản phẩm kim loại quý
Dây điện và cáp điện
Sản phẩm nhựa
Xe đạp và phụ tùng
Gạo
Cà phê
Rau quả
Cao su
Hạt tiêu
Hạt điều
Chè
Sản phẩm gỗ
Thuỷ sản
4920
498
3362
2087
301
900
114
163
83
366
252
79
906
655
152
635
129
264
55
1078
1736
122,4
135,4
132,1
122,3
108,5
119,8
106,3
116,1
120,4
137,7
130,1
81,4
94.6
129,4
111,4
213,2
144,3
100,4
130,1
126,6
125,5
Nguồn: Báo cáo thống kê; Tổng cục thống kê
sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
giám đốc
phó
giám đốc
phó
giám đốc
phó
giám đốc
phòng
kế toán
phòng kế hoạch và thị trường
Phòng
hành chính
kế
toán
tổng
hợp
kế
toán
viên
thủ
quỹ
phòngnv3
phòngnv2
phòng
nv1
nhân
viên
nhân
viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36695.doc