Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế

ề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Da giầy Hà Nội” là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh về chất lượng sản phẩm của công ty Da giầy Hà Nội. Những hiểu biết của em về thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai lầm, những duy lý của lý thuyết kém thực tế. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức và sự am hiểu của các quy luật cũng như các triết lý kinh tế có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót mong được thầy cô chỉ bảo thêm.

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bộ. Do vậy, dễ dàng tạo nên một chất lượng ổn định cho các sản phẩm. Tuy vậy, về chất lượng sản phẩm cũng còn chịu một số những ảnh hưởng và những tác động khác. Các ảnh hưởng này có thể nằm trong các yếu tố chứa đựng trong sản phẩm nhưng cũng có thể là do các yếu tố ngoại lại khác gây nên. + Yếu tố nguyên vật liệu. Nguồn nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là da sống như: da trâu, da bò, da lợn… Các loại da này được thu mua từ các cơ sở giết, mổ quốc doanh và tư nhân. Cũng có thể mua da muối, đã qua sơ chế từ các nơi xa vận chuyển tới hoặc da tươi ở các tỉnh gần như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định… Do tính chất tươi sống của nguyên vật liệu, nên việc thu mua rất khó khăn và phức tạp, cần được bảo quản và phân loại theo khối lượng của từng tấm da (các vết sẹo, lỗ thủng, vết dao khi mổ…). Trong khi thu mua, người bán hàng thường để da ướt và có khi lấm đất cát, vì vậy, tỷ lệ hao mòn rất lớn đòi hỏi việc thu mua phải theo một tiêu chuẩn về khấu hao nhất định. Sau khi thu mua cần phải đưa vào kho bảo quản, tránh tình trạng da bị ôi thiu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các loại hoá chất dùng cho công nghệ thuộc da cũng có rất nhiềuloại khác nhau và được phân theo từng khâu trong quá trình thuộc da. - Hoá chất ở khâu chuẩn bị thuộc da là các loại chất hoạt động bề mặt như vôi,sulfua, men tẩy lông, men làm mềm, các muối axit vô cơ và hữu cơ khác. - Hoá chất ở khâu thuộc là các muối vô cơ, phổ biến là muối chrou, các Tamin thực vật được chiết xuất từ vỏ cây và các bộ phận khác như rễ, củ, lá… - Hoá chất ở khâu hoàn thành ướt gồm: Tamin thực vật, động vật cho dầu, các loại phẩm cho việc thuộc da. - Hoá chất ở khâu hoàn thành khô là các chất tạo màng,pigmen mầu, chất độn, chất làm bóng. Ngoài ra, còn một số loại hoá chất khác. Trên đây là các loại nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm về da. Ngoài các sản phẩm về da và giầy da trên, Công ty còn sản xuất ra các loại giầy vải phục vụ xuất khẩu, nên cũng còn dùng các loại nguyên vật liệu khác phục vụ cho sản xuất giầy vải. Các loại nguyên vật liệu cho sản phẩm giầy vải chủ yếu bao gồm các loại vải, cao su đế, chỉ may và các loại phụ phẩm khác. Để đảm bảo tốt chất lượng cho các sản phẩm giầy vải này, vấn đề thu mua và bảo quản nguyên vật liệu cũng phải được quan tâm đúng mức. Do vải và các loại chỉ khâu, cao su đều là các loại nguyên vật liệu dễ hư hỏng, ẩm mốc và đặc biệt là đẽ bắt lửa, do đó việc bảo quản cần thực hiện ở những nơi khô ráo, nhiệt độ phù hợp và xa các nơi có lửa. Công việc này đòi hỏi phải được chấp hành tuyệt đối theo quy định. + Các loại máy móc, trang thiết bị. Các loại máy móc, trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực da giầy do tính chất đặc thù của nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Tính chất đặc thù này thể hiện ở các cách bố trí trong dây chuyền sản xuất, các mô hình và các quy trình sản xuất khác nhau. Do số lượng các công đoạn sản xuất trong một quy trình sản xuất ra sản phẩm là rất lớn, do vậy, số lượng và chủng loại các loại máy móc dùng trong sản xuất cũng rất đa dạng, đòi hỏi một sự quản lý tốt và đồng bộ. Nếu không sẽ dễ gây ra các sai phạm do sự xáo trộn trong các bước của các bán thành phẩm qua các giai đoạn. +Tính đặc thù của lao động. Do tính chất của lao động trong ngành may mặc nói chung và ngành da giầy nói riêng có sự khác biệt và đặc trưng riêng so với lao động trong các ngành khác. Nên chất lượng sản phẩm trong Công ty còn chịu ảnh hưởng của tính chất đặc trưng này. Nét nổi bật trong tính chất lao động của Công ty Da giầy Hà Nội là số lượng công nhân huy động vào trong một dây chuyền sản xuất là khá đông. Điều này xuất phát từ chính những đặc điểm về công nghệ và sản phẩm của công ty. Đó là việc sử dụng công nghệ cần nhiều lao động, chuyên môn hoá cho từng vị trí, từng khâu trong dây chuyền sản xuất nên đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định ở từng khâu. Điều này không phải là dễ thực hiện do trình độ tay nghề của từng công nhân và do tinh thần, thái độ lao động của mỗi người trong cả dây chuyền sẽ khác nhau. Sơ đồ 2: Mô hình hoá quy trình sản xuất giầy vải. Mũ giầy Cao su, tinh chất, phụ da Sơ luyện cán bẹ Hỗn luyện ra tấm Ra hình Bán thành phẩm cao su Nguyên liệu ; vải, keo Bôi dính vải keo Cắt các chi tiết May ráp Gò ráp Lưu hoá giầy Khí nén điện Hơi Nước Thành phần Phân loại Thu hoá KCS đóng gói Nhập kho, xuất hàng + Các yếu tố khác. Ngoài các yếu tố trên thuộc nhóm yếu tố về nguyên vật liệu, công nghệ có ảnh hưởng tới chất lượng các sản phẩm của công tuy thì còn tồn tại một số yếu tố mang tính ngẫu nhiên khác. Đó là do sự hỏng hóc và không ổn định trong hoạt động của các loại máy móc, thiết bị sản xuất như nhiệt độ không đều, trong các nối lưu hoá, áp suất không ổn định trong các máy nén khí… 2. Các yếu tố thuộc về quản lý. 2.1 Các yếu tố quản lý chung: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được quán triệt theo kiểu cơ cấu trực tuyến, chức năng. Để tránh tình trạng tập trung qúa mức, chồng chéo hoặc bỏ sót nên các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp với các xí nghiệp thành viên. Sự phân cấp này được phân theo các hệ thống trực tuyến sau đây: + Hệ thống trực tuyến: bao gồm các quản đốc trong ban giám đốc, ban giám đốc các xí nghiệp, các quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng… + Hệ thống chức năng: Các phòng chức năng của công ty, các phòng ban ( bộ phận ) quản lý các xí nghiệp, các phân xưởng. Việc phân cấp bộ máy quản lý theo các hệ thống trên là nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách có tổ chức, có tính khoa học và đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh bộ phận này bao gồm cả vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các sai sót trong quá trình làm việc, phấn đấu thực hiện và duy trì việc làm đúng ngay từ đầu theo tinh thần của ISO-9002, tránh lãng phí. Có thể nói, đối với Công ty Da giầy Hà Nội, sự ảnh hưởng của cơ chế quản lý đến chất lượng sản phẩm là rất lớn. Bởi công ty đã và đang thực hiện việc quản lý chất lượng theo ISO-9002. do vậy, giữa các phòng ban, bộ phận quản lý trong công ty có một mối liên hệ mật thiết với nhau và trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chất lượng của các loại sản phẩm đầu ra. Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức của công ty Da giầy Hà Nội Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh tế Phòng kinh doanh Phòng Xuất nhập khẩu Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức Trợ lý giám đốc Phòng chất lượng Trung tâm kỹ thuật mẫu Văn phòng Phòng kế hoạch Liên doanh Việt Hà - Tungsinh Xí nghiệp Giầy vải Xí nghiệp cao su Xí nghiệp cơ điện Xí nghiệp giầy da 2.2) Yếu tố quản lý chất lượng sản phẩm. Trong các yếu tố thuộc quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty Da giầy Hà Nội thì yếu tố quản lý chất lượng có một tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến chất lượng các sản phẩm da giầy của công ty. Sở dĩ như vậy, là bởi vì đây là một lĩnh vực quản lý, mặc dù còn khá mới mẻ nhưng nó đã tỏ ra có vị trí quan trọng trong hệ thống toàn công ty và trong việc hình thành và quyết định chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng về mặt khái niệm tức là các hoạt động có định hướng vào tất cả các mặt, các khâu nhằm mục đích đảm bảo một cách tốt và có hiệu quả nhất về chất lượng các sản phẩm. Như vậy, với khái niệm trên thì việc hình thành chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào các quyết định và biện pháp thuộc về quản trị chất lượng. Mối liên hệ phụ thuộc này mang tính chất nhân quả và tính chất này đã nói lên một cách đầy đủnhâts những ảnh hưởng và tác động của công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong Công ty Da giầy Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ nói chung. Đối với Công ty Da giầy Hà Nội, do đà triển khai và áp dụng hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002, nên công ty đã ý thức rõ được những ảnh hưởng từ phía quản lý chất lượng của các loại sản phẩm. Chính sách chất lượng của Công ty Da giầy Hà Nội được thực hiện và đảm bảo thực hiện như sau: Công ty Da giầy Hà Nội cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo duy trì và phát triển liên tục về chất lượng sản phẩm của công ty, huy động tất cả các thành viên cũng như mọi nguồn lực cùng tham gia xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9002. Để thực hiện chính sách và tôn chỉ chất lượng đã nêu trên, công ty đã áp dụng và duy trì một số hệ thống chất lượng bao gồm các mức: + Mức 1: Sổ tay chất lượng Sổ tay chất lượng xác định các chính sách chất lượng, các mục tiêu chất lượng, phân công trách nhiệm, quyền hạn và viện dần các thủ tục bằng văn bản. +Mức 2: Các thủ tục chất lượng. Thủ tục chất lượng mô tả các biện pháp kiểm soát và điều phối những hoạt động có liên quan đến các yếu tố tiêu chuẩn TCVN ISO-9002 ( ISO 9002/1994) được thực hiện tại công ty. + Mức 3: Hướng dẫn công việc. Các hướng dẫn công việc bao gồm việc đưa ra các chuẩn mực tay nghề, các hướng dẫn thực hiện công việc và chuẩn mực các tiêu chuẩn kỹ thuật, kế hoạch chất lượng và các quy định của Nhà nước. + Mức 4: Các hồ sơ chất lượng. Hồ sơ chất lượng chứng minh kết quả thực hiện của hệ thống chất lượng được thể hiện bằng văn bản. Khi cần thiết, công ty sẽ xây dựng các kế hoạch chất lượng có thể dưới dạng kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm. Hệ thống tiêu chuẩn ISO- 9002/1994 có 19 yêu cầu được đánh số từ 4.1 đến 4.20 như trong quy định tiêu chuẩn cụ thể như sau: 4.1: Trách nhiệm của lãnh đạo. 4.2: Hệ thống chất lượng. 4.3: Xem xét hợp đồng. 4.4: Kiểm soát, thiết kế( Không có). 4.5: Kiểm soát tài liệu và dữ liệu. 4.6: Mua sản phẩm. 4.7: Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp. 4.8: Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm. 4.9: Kiểm soát quá trình. 4.10: Kiểm tra và thử nghiệm. 4.11: Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm. 4.12:Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm. 4.13: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp. 4.14: Hành động khắc phục va phòng ngừa. 4.15: Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng. 4.16: Kiểm soát hồ sơ chất lượng. 4.17 Đánh giá chất lượng nội bộ. 4.18: Đào tạo. 4.19 Dịch vụ. 4.20: Kỹ thuật thống kê. Công ty Da giầy Hà Nội hiện đang có một trung tâm kỹ thuật mẫu, đây chính là trung tâm thiết kế ra các loại sản phẩm. Đó là điều kiện thuận lợi để công ty nâng cấp trung tâm và hoàn thiện nhiệm vụ của khâu thiết kế. Do công ty đã nhận được chứng chỉ ISO-9002, vì vậy, thực hiện được khâu thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế thì hính là công ty đã áp dụng ISO- 9002 và việc xin chứng nhận ISO-9002 sẽ đưa công ty lên một bớc phát triển mới. III.Thực trạng về chất lượng sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội. Thực trạng về chất lượng sản phẩm. Công ty Da giầy Hà Nội với các sản phẩm chủ yếu bao gồm các loại giầy vải, giầy da, các sản phẩm da và keo công nghiệp, cùng một số các phụ phẩm khác…Trong các sản phẩm trên, loại sản phẩm chính và mang tính mũi nhọn, chuyên ngành của Công tychủ yếu là các loại sản phẩm giầy vải,các loại giầy da. Sản phẩm xuất khẩu thuộc chủng loại trên chủ yếu là giầy vải. Vì lí do trên, khi đề cập đến chất lượng sản phẩm ở Công ty thường người ta chỉ đề cập đến chất lượng ở các sản phẩm giầy vải và giầy da. Có thể nói,cùng với sự ra đời của tên gọi Công ty như ngày nay, các loại sản phẩm về da giầy đã nhanh chóng khẳng định được ưu thế và tìm ra cho mình một chỗ đứng thích hợp trên thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường khó tính như thị trường EU, Bắc mỹ…Do vậy, để có thể xâm nhập và trụ vững được trên các thị trường này đòi hỏi các sản phẩm của công ty phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như về mẫu mã và giá cả…trên các thị trường trên. Đối với các sản phẩm giầy da, do sử dụng nguyên liệu truyền thống cho nên nhìn chung công ty đã có một sự ổn định về chất lượng trong sản xuất. Tuy nhiên, tính chất của sản phẩm là một mặt hàng giầy dép cao cấp và cũng là một mặt hàng mang tính thời trang. Do vậy trên các thị trường, sản phẩm của công ty đã bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới. Hiện nay ở công ty các sản phẩm giầy da được tiêu thụ ở thị trường trong nước và khu vực. ở các thị trường giàu tiềm năng khác, các sản phẩm này còn chưa tìm được chỗ đứng cho mình. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đó là do yếu tố công nghệ của công ty quy định. Các sản phẩm da do quy định của công nghệ thuộc da với trình độ chưa cao nên chất lượng so với các sản phẩm cạnh trnh cùng loại còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu về độ dày, mỏng, về độ bóng bền, về màu sắc… Ngoài ra do công nghệ sản xuất còn chưa kịp đổi mới so với nhu cầu của thị trường và so với công nghệ sản xuất giầy vải nên việc sản xuất thường hay mắc phải các lỗi kỹ thuật về sản phẩm và cho ra các loại sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính. Mặt khác, do công ty mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất mà chưa thực sự quan tâm đến khâu thiết kế sản phẩm, do vậy, mẫu mã, chủng loại của các loại giầy da còn mang tính chất đơn điệu. Kiểu dáng chưa phù hợp với các yêu cầu về thời trang, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Với các loại sản phẩm giầy vải: do mới được đầu tư mua mới công nghệ sản xuất nên chất lượng của các loại sản phẩm này khá cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nước ngoài. Đối với các sản phẩm này, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm tăng liên tục và đã thu hút được sự chú ý của ban lãnh đạo của công ty. Trong những năm gần đây, do việc đẩy mạnh tiêu thụ các loại sản phẩm giày vải ở các thị trường nước ngoài đã thu được một số kết quả nhất định nên công ty đã sản xuất được các sản phẩm giầy vải mang tính chiến lược và là một sản phẩm chủ yếu của công ty. Giá trị xuất khẩu của công ty liên tục được gia tăng cũng chủ yếu do việc xuất khẩu các loại sản phẩm giày vải. Đạt được thành quả trên đây chủ yếu là do chất lượng của các sản phẩm giầy vải. Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, với đặc điểm của các loại nguyên vật liệu mang tính thống nhất cao, các sản phẩm giầy vải đã tiếp cận được với các đòi hỏi của thị trường và đã tìm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm này vẫn còn một số tồn tại nhất định, chủ yếu nằm trong khâu sản xuất sản phẩm. Các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng tiêu thụ sản phẩm này vẫn còn nhiều điểm bất lợi trong công ty. Các ý kiến này tập trung chủ yếu vào các lỗi trong quá trình sản xuất của công ty. Đó là các lỗi cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như các dạng lỗi do gò lệch, tẩy hụt, bong vải, méo mũi, khoá mất hoa… Năm 2000, xuất phát từ những dạng lỗi trên, cùng với những đặc điểm, tính chất ngành nghề, công ty Da giày Hà Nội đã đi vào thử nghiệm và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO – 9002 trong Xí nghiệp giày vải và trong toàn công ty. Điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm được nâng cao và ổn định, giữ vững được thị trường tiêu thụ và mở rộng ra các thị trường khác. Doanh số bán ra hàng năm liên tục tăng cao so vơi năm trước. Việc giữ vững và mở rộng thêm được một số thị trường đã phần nào khẳng định được vị trí của các loại sản phẩm của công ty cùng với chất lượng tương ứng với nó. Đây là một thành công và đồng thời cũng là một kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo và toàn công ty trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chí của ISO – 9002. 2 Thực trạng về hệ thống quản lý chất lượng. Trong thời đại ngày nay, chất lượng sản phẩm không còn là một yếu tố của sự lựa chọn mà là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự tồn vong của các doanh nghiệp, dù cho doanh nghiệp ấy hoạt động dưới bất cứ hình thức nào, quản lý vận hành theo cơ chế nào. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đối với các doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển, thì không phải là việc đáp ứng đựợc hay không các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm sản xuất ra như trong cơ chế cũ, cơ chế quản lý kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp, mà là việc duy trì được hoạt động của doanh nghiệp, có thể trả lương và tạo công ăn việc làm cho người lao động và có thể tích luỹ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi không phải ở số lượng sản phẩm sản xuất mà chính là ở số lượng sản phẩm được bán ra hay đó là doanh số bán, sau đó là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc chủ yếu vào việc các sản phẩm bán ra có được khách hàng và thị trường chấp nhận hay không, điều này không chỉ phụ thuộc vào giá bán mà còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, trước sức ép của thị trường và của các đối thủ cạnh tranh, các đòi hỏi và yêu cầu về chất lượng ngày một nâng cao và không ngừng đổi mới. Quá trình xây dựng. ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và trước thực tế đó, ở công ty, ngay từ năm 1999, Công ty Da giày Hà Nội đã tiến hành triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002. Do không phải là đơn vị đầu tiên trong ngành da giầy xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý này, nên công ty đã nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và rút gọn được thời gian xây dựng và áp dụng xuống 1 năm. Ngày 24/10/2000. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9002. Hệ thống chất lượng của công ty hiện nay đang được tiếp tục duy trì và cải tiến liên tục. Quá trình nghiên cứu và xây dựng hệ thống ISO-9002 của công ty được thể hiện như sau: Sơ đồ 4 : Quá trình nghiên cứu và xây dựng hệ thống ISO-9002 của Công ty Da giày Hà Nội. Chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lượng Thành lập ban chỉ đạo áp dụng ISO Thiết lập chính sách, mục tiêu chất lượng Xác định trách nhiệm của kênh thông tin Xác định lại các hoạt động sẽ được kiểm soát Xây dựng danh sách các thủ tục Chỉ định trách nhiệm viết thủ tục Viết thủ tục Phê duyệt thủ tục Thực hiện Đánh giá chất lượng nội bộ Xin đánh giá và cấp chứng nhận Nhận thực của nhân viên Tuyên bố chính sách Cơ cấu tổ chức, mô tả công việc Cấu túc hệ thống Danh mục tài liệu Đào tạo về viết tài liệu Cập nhật danh mục thủ tục Cải tiến chất lượng Đào tạo chuyên gia đánh giá chất lượng nội bôj Liên tục đào tạo và cũng cố nhận thức của nhân viên Bước vào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9002, lãnh đạo công ty đã tạo đièu kiện cho các phòng ban nói chung và cho các bộ phận kỹ thuật nói riêng tham gia vào các đợt học tập, hội thạo về chất lượng. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng để nâng cao sự hiểu biết về nghiệp vụ, về công tác xây dựng hệ thống hồ sơ, tài liệu chất lượng, quản lý qua trình và quản lý sản phẩm. Trong quá trình xây dựng hệ thống này, từ quyết định của lãnh đạo công ty đã chỉ định ra đại diện lãnh đạo về chất lượng, thành lập ban chỉ đạo áp dụng ISO-9002, thành viên của ban chỉ đạo này phải là người có đủ uy tín và quyền lực, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc xây dựng và áp dụng ISO-9002. Đó là các trưởng phòng của các phòng chức năng. Từ đó công ty lập ra phòng ISO trực thuộc sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Phòng ISO có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ, tài liệu…sắp xếp, tổ chức lại các cuộc họp đánh giá về chất lượng, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận khác về việc thực hiện các thủ tục của hệ thống chất lượng ISO-9002. Việc xây dựng sổ tay chất lượng là một trong những thành công nhất của công ty trong quá trình xây dựng hệ thống chất lượng. Sổ tay chất lượng đã đưa ra các chính sách chất lượng của công ty như sau: “ Công ty Da giày Hà Nội cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng’’. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển liên tục về chất lượng, công ty huy động tất cả các thành viên cung mọi nguồn lực tham gia xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002. Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002 ở Công ty Da giày Hà Nội. Thành phần tham gia xây dựng hệ thống. Nhận thức được tầm quam trọng của quản lý quá trình trong quản lý chất lượng, nên để thực hiện và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9002, Công ty Da giày Hà Nội đã tổ chức cho tất cả các cán bộ, công nhân viên chức và người lao động cùng tham gia xây dựng. Trong đó, cơ bản và mang ý nghĩa quyết định nhất là ban lãnh đạo công ty. Đó là người khởi xướng đồng thời cũng là người trực tiếp chỉ đạo, quan sát viẹc thực hiện này. b. Tiến trình thực hiện của công việc. Tiến trình thực hiện của công ty có thể được tóm tắt trong một số các bước chính sau: + Quyết định của ban lãnh đạo công ty lựa chọn tiêu chuẩn ISO-9002 là mục tiêu phấn đấu để đạt được chất lượng trong quản lý và bắt đầu thực hiện hệ thống này từ năm 1999. + Tổ chức các khoá đào tạo về ISO-9002, cách thức xây dựng các văn bản và đánh giá chất lượng nội bộ. Các khoá đào tạo này do chuyên gia của Tổng cục tiêu chuẩn định lượng chất lượng giảng dạy. + Lập kế hoạch biên soạn các tài liệu cơ bản. + 20/8/1999, ban hành sổ tay chất lượng trong đó bao gồm các chính sách chất lượng và 18 thủ tục. + 24/9/1999, các thủ tục, hướng dẫn công việc, các biểu mẫu được hoàn chỉnh và được phê duyệt bởi giám đốc công ty. + Triển khai thực hiện các thủ tục với các nội dung cụ thể. + Sửa chữa, điều chỉnh và khắc phục những vấn đề chưa thoả đáng. + Làm hồ sơ xin cấp chứng nhận. Ngày 24/10/1999. Công ty Da giày Hà Nội được cấp giấy chứng nhận phù hợp với hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002. Bảng 6 : Các thủ tục của hệ thống chất lượng của Công ty Da giày Hà Nội Yêu cầu trong ISO-9002 Thủ tục HTCL 4.1 4.2 4.3A 4.3B 4.4 4.5 4.5 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14A 4.14B 4.15 4.16 4.17 4.18A 4.18B 4.19 4.20 Xem xét của lãnh đạo Hệ thống chất lượng Xem xét hợp đồng Thủ tục chế thử mẫu Kiểm soát thiết kế Kiểm soát tài iệu và dữ liệu Thủ tục mua hàng Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm Kiểm soát quá trình Kiểm tra và thử nghiệm Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Hành động khắc phục và phòng ngừa Giải quyết khiếu nại của khách hàng Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản, giao hàng Kiểm soát hồ sơ chất lượng Đánh giá chất lượng nội bộ Tuyển dụng lao động Đào tạo Dịch vụ Kỹ thuật thống kê HS-TT01 HS-TT02 HS-TT03A HS-TT03B Ko áp dụng HS-TT05 HS-TT06 HS-TT07 HS-TT08 HS-TT09 HS-TT10 HS-TT11 HS-TT12 HS-TT13 HS-TT14A HS-TT14B HS-TT15 HS-TT16 HS-TT17 HS-TT18A HS-TT18B Ko áp dụng HS-TT20 c.Tiến hành đánh giá và chứng nhận. Yêu cầu đánh giá nội bộ Lập trình đánh giá và lập đoàn đánh giá Lập kế hoạch đánh giá Thông báo cho bên được đánh giá Họp khai mạc Tiến hành đánh giá Họp kết thúc Báo cáo đánh giá Yêu cầu hành động khắc phục Lập kế hoạch hành động khắc phục Kiểm tra xác nhận Kết thúc hồ sơ Trước khi bên thứ ba đến đánh giá để cấp chứng nhận thì công ty phải tiến hành đánh giá nội bộ. Đây là công việc rất quan trọng trong hệ thống ISO-9002. Công ty có thể định kỳ đánh giá chất lượng của hệ thống mà không cần mời tổ chức đến đánh giá chứng thức. Mục đích của việc đánh giá nội bộ là khi phát hiện ra sự không phù hợp thì cần tiến hành các hành động khắc phục. Hành động khắc phục này yêu cầu phải điều tra nguyên nhân, xem xét hành động và kiểm soát nhằm đảm bảo hành động cần thiết được thực hiện. Đánh giá nội dung cũng đòi hỏi rằng hành động cần thiết được thực hiện có hiệu quả. Quá trình đánh giá chất lượng nội bộ được thực hiên qua sơ đồ sau: Yêu cầu đánh giá nội bộ Lập trình đánh giá và lập đoàn đánh giá Lập kế hoạch đánh giá Thông báo cho bên được đánh giá Họp khai mạc Tiến hành đánh giá Họp kết thúc Báo cáo đánh giá Yêu cầu hành động khắc phục Lập kế hoạch hành động khắc phục Kiểm tra xác nhận Kết thúc hồ sơ Những kết quả ban đầu khi áp dụng ISO-9002 a. Về chất lượng sản phẩm: Hiệu quả quản lý chất lượng trước hết được biểu hiện thông qua kết quả về chất lượng và nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống. Sau một năm áp dụng và xây dựng hệ thống quản trị chất lượng ISO-9002, nhờ có sự nỗ lực của ban lãnh đạo và các phòng ban, các xí nghiệp trong Công ty Da giày Hà Nội đã được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu và đã được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận, tin dùng. b. Kết quả về tiêu thụ và mở rộng thị trường: Cùng với việc công ty đã nhanh chóng thích nghi, chuyển hướng kịp thời trong sản xuất kinh doanh, đầu tư đúng hướng thì công tác quản lý chất lượng, phát huy được năng lực nội bộ, năng lực sáng tạo và tư tưởng đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên đã góp phần không nhỏ vào thành công trong công việc duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty. Từ đó, công ty luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, dẫn đầu thực hiện nguyên tắc gắn sản xuất với thị trường. Nhờ sự cố gắng đó, công ty đã có một thị trường tương đối ổn định và ngày càng mở rộng ra thị trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn, ta có thể xem xét bảng so sánh sau: Bảng 7: Tình hình xuất nhập khẩugiầy ở Công ty Da giày Hà Nội trước và sau khi áp dụng ISO-9002 Chỉ tiêu 1999 2000 Tỷ lệ tăng Số lượng ( Đôi) Giá trị (USD) Số lượng (Đôi) Giá trị (USD) 4/2 (%) 5/3 (%) 1 2 3 4 5 6 7 Tổng giá trị XNK -Giầy vải -Giầy da 231.488 228.363 3125 450.323 430.948 19.375 628.181 581.495 109.686 1.105.170 783.067 322.103 271 255 3510 245 182 1662 Tổng kim ngạch XK Giầy vải Đức Thuỵ Sỹ Hungary Pháp Hà Lan Italia Bỉ Anh Giầy da Thuỵ Điển Anh Newzeland Australia 189.362 189.362 98.571 67.920 22.871 368.950 368.950 246.843 69.958 52.149 564.566 518.49 148.518 179.125 10.000 85.160 51.500 10.280 12.648 21.264 46.017 4.008 38.964 1.572 1.527 3.924.870 3.772.767 340.392 1.433.000 10.300 1.808.704 90.125 23.699 13.280 53.330 152.103 44.621 48.812 1.886 56.784 298 274 1064 1023 Tổng kim ngạch NK 269.000 907.250 337 Qua bảng trên ta thấy, so với năm trước khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002, số lượng khách hàng năm 2000 tăng một lượng đáng kể. Nếu như năm 1999, công ty chỉ có ba khách hàng quốc tế cho sản phẩm giầy vải và giầy da chủ yếu là gia công thì đến năm 2000, số lượng khách hàng đã tăng lên đến 11 khách hàng. c. Kết quả kiểm tra kiểm soát quá trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002: Nhờ có hệ thống kiểm tra chặt chẽ, xuyên suốt từ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất mà công ty đã hạn chế được rất nhiều các trục chặc sai lỗi phát sinh từ nguyên vật liệu đến quá trình sản xuất, giảm tỷ lệ sai hỏng đồng thời đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng cố chất lượng cao. Khi bắt đầu xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO-9002, thì các hoạt động sản xuất của công ty chưa bắt nhịp được với hệ thống này, việc kiểm tra, kiểm soát quá trình chưa được chính xác và khoa học hơn nữa, công nhân lao động chưa có tinh thần tự giác. Do đó sản phẩm làm ra thường bị mắc phải trên 30 dạng lỗi với tổng số lỗi là 1252 đối với quá trình sản xuất giâỳ vải. Cụ thể như sau : Bảng 8 STT Dạng lỗi Tổng lỗi STT Dạng lỗi Tổng lỗi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Gò lệch Tẩy hụt bong vải Viền khác mầu Lộ cao su Thiếu keo Rách Hỏng viền Hỏng chỉ gót Chưa chín Tẩy bẩn Vệ sinh công nghiệp Méo mũi Khoá mất hoa Khong may pho gót Gõ nhấm tem Lỗi bím ngoài Ngược viền Viền vàng bím Không lưỡi gà 9 207 3 93 32 97 8 224 3 149 49 8 30 4 23 1 1 9 1 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 Hỏng bím Tẩy hỏng Lộ mút tẩy Nhăn tẩy May lên tem Hỏng khóa Tẩy không ni số Hỏng đế Hở chân gò ố vàng Bong tẩy Rẩy mực lên mũ vải Nhăn pho gót May sửa hỏng Xờm tẩy Pho gót bẩn Không quay gót Lệch gót Rầy keo 502 2 12 89 54 19 2 1 2 45 49 6 5 1 4 5 7 1 1 2 Tổng lỗi 1252 Sau khi được cấp giấy chứng nhận ngày 24/10/2000 thì quá trình sản xuất đã bắt đầu đi vào nề nếp. Lúc này mọi công nhân trong công ty đã được đào tạo và nghe giảng các kiến thức về ISO, về những lợi ích sẽ đạt được và trách nhiệm phải làm khi thực hiện ISO-9002. Từ việc thay đổi nhận thức của công nhân lao động và quá trình kiểm soát được thực hiện chặt chẽ hơn nên đến năm 2001, các dạng lỗi đã được giảm đáng kể chỉ còn lại 13 dạng lỗi với tổng số lỗi la 347 đối với quá trình sản xuất giầy vải. Số liệu cụ thể như sau: Bảng 9: STT Dạng lỗi Số lỗi STT Dạng lỗi Số lỗi 1 2 3 4 5 6 7 Hỏng viền Phồng bọt ố vàng Hỏng đế Rách Ngược quai cài Nhỏ đế 17 10 40 58 186 1 9 8 9 10 12 12 13 Không lại mũi chỉ Không pho mũi Pho gót hỏng Keo cao Hỏng khoá Ngấm keo 1 1 7 11 4 2 Tổng lỗi 347 Như vậy, thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát quá trình thường xuyên, công tác quản lý chất lượng ở công ty đã tác động đến nhận thức của công nhân về vấn đề chất lượng làm cho họ thấy được đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Chính vì vậy, công ty đã hạn chế được phần nào những tác động xấu đến chất lượng. Những tồn tại và khó khăn về chất lượng sản phẩm tại công ty Da giầy Hà Nội. a. Về chất lượng sản phẩm: Mặc dù đã được cải thiện nhiều và đã được người tiêu dùng ở một số thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận, nhưng nhìn chung chất lượng sản phẩm của công ty còn thấp hơn so với chất lượng sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh như Thượng Đình, Thuỵ Khuê. Mặt khác do trình độ kỹ thuật công nghệ còn ở mức hạn chế và do các ảnh hưởng của các nhân tố khách quan cũng như chủ quan khác, giá thành sản phẩm và do đó giá bán sản phẩm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh còn nhiều điểm bất lợi. Nhờ áp dụng và triển khai một cách tương đối hệ thống quản lý chất lượng nên việc kiểm soát các lỗi trong quá trình sản xuất đã được thắt chặt hơn nên số các dạng lỗi và tổng lỗi mắc phải đã được hạn chế và kiểm soát. Mặc dù vậy, số các dạng lỗi và tổng lỗi này vẫn còn ở mức cao so với yêu cầu tinh thần của ISO, gây ra tình trạng lãng phí và làm tăng các chi phí về chất lượng và các chi phí cho quản lý khác. Ngoài ra, trong mỗi loại sản phẩm sản xuất ra, chất lượng lại không đều và ổn định, gây khó khăn cho khách hàng và làm giảm uy tín của công ty. Đó chính là những tồn tại và khó khăn lớn nhất đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có biện pháp giải quyết triệt để và hiệu quả. b. Về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm: Ngoài những thành tựu to lớn đã đạt được, trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9002 của công ty còn tồn tại một số những khó khăn và thiếu sót, ảnh hưởng không ít đến chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất của cạnh tranh. Là một doanh nghiệp Nhà nước, nên số lượng cán bộ công nhân viên tương đối đông, vừa xây dựng vừa triển khai thực hiện ISO-9002 trong suốt thời gian ngắn, nên trong quá trình triển khai, thực hiện còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần tiếp tục được bổ sung, khắc phục cho hoàn chỉnh. Hệ thống văn bản, thủ tục đã được xây dựng nhưng còn nặng nhiều về hình thức. Việc tính toán các chi phí về chất lượng còn bị xem nhẹ, do vậy chưa thấy được những thiệt hại do vi phạm gây ra một cách cụ thể. Hiệu quả của các khoá đào tạo về ISO còn thấp hơn so với đòi hỏi mà hệ thống này đặt ra. Các công cụ thống kê chưa được sử dụng rộng rãi, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tỷ lệ hỏng sản phẩm cao. Trung tâm kỹ thuật mẫu đã được đầu tư xong vẫn còn sơ sài, hiệu quả hoạt động chưa cao. Hiện nay, trung tâm mới chỉ làm nhiệm vụ sao chép, chế thử mầu chứ chưa thiết kế chính. Nhu cầu đầu tư cho trung tâm kỹ thuật mẫu vẫn đang tiếp tục được đặt ra. Công ty cần phân bố nguồn vốn đầu tư để nâng cấp trang bị hơn nữa cho trung tâm để có khả năng chế thử cao hơn, tạo ra những mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tiến tới việc tự thiết kế, từ đó phát triển áp dụng ISO-9001, tạo ra một bước tiến mới cho toàn công ty. Chương III Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Da giày Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. 1.1 Rà soát lại việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO-9002. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là một đòi hỏi không thể thiếu trong thời đại cạnh tranh hiện nay. Đối với công ty Da giày Hà Nội, để việc sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và vị thế cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt là trên thị trường khu vực quốc tế thì vấn đề chất lượng sản phẩm có một ý nghĩa hết sức to lớn quyết định đến sự thành bại của công ty trước xu hướng hội nhập và hợp tác. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hiệu quả cạnh tranh và sản xuất kinh doanh, công ty cần thiết phải thực hiện một cách triệt để, toàn diện và thống nhất một số biện pháp sau: 1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9002. Bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2000, công ty Da giày Hà Nội đã chính thức áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002. Tính hiệu quả không chỉ thể hiện trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn trong cả sản xuất kinh doanh của hệ thống quản lý này đã được chứng minh trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với công ty Da giầy Hà Nội, những thành công bước đầu của việc áp dụng hệ thống này đã chỉ rõ những lợi ích của ISO-9002. Số lượng thị trường và thị phần không ngừng được mở rộng, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh liên tục gia tăng. Mặc dù vậy, theo các phân tích ở chương II, hiệu quả hoạt động của hệ thống này chưa cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho chất lượng sản phẩm ở công ty Da giầy Hà Nội vẫn chưa đạt tới một mức độ mong đợi. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty thì biện pháp đầu tiên và mạnh nhất chính là việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lí chất lượng nói chung và hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 nói riêng. Hệ thống ISO-9002 được xây dựng và áp dụng trong công ty Da giầy Hà Nội dựa trên cơ sở nhiều những yếu tố, các hoạt động chi tiết khác nhau. Do việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9002 ở công ty Da giầy Hà Nội cần gắn với những công việc, biện pháp cụ thể sau: Rà soát lại việc xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ISO-9002 Việc xây dựng và triển khai áp dụng ISO-9002 ở công ty Da giầy Hà Nội được chuẩn bị trong vòng suốt một năm từ 1999 đến 2000. Thời gian chuẩn bị này chính là để công ty thực hiện các hoạt động như sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp với tinh thần của ISO và chuẩn bị cho các mặt về vật chất khác như cải tạo nhà xưởng, xây dựng các kho tàng, bến bãi …Đây là một đòi hỏi không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn áp dụng cho công ty mình hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002. Những đòi hỏi và yêu cầu trong khâu chuẩn bị này có thể bao gồm các mặt sau: - Xây dựng các phòng ban chức năng, tổ chức việc xây dựng và vận hành hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. Đối với công ty Da giầy Hà Nội, chức năng này thuộc về phòng ISO nay đổi tên thành phòng QC. Phòng QC chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc kỹ thuật của công ty. Phòng thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn công ty trên các mặt như: Hoạch định thực hiện, kiểm tra, hoạt động điều chỉnh và cải tiến…Thông qua việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, phòng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng cạnh tranh và cải thiện vị thế của công ty trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Phổ biến những tinh thần cơ bản nhất của ISO-9002 tới từng thành viên trong doanh nghiệp. - Xây dựng các mối liên hệ giữa các phòng ban chức năng và với các bên cung ứng… Ngoài ra còn những yêu cầu và kĩ thuật khác…Trong quá trình xây dựng do thời gian chuẩn bị ngắn nên công tác xây dựng ở một số khâu, một số điểm trong công ty còn gặp nhiều những trục trặc về mặt kỹ thuật và quản lý. Ví dụ: Công tác đào tạo và quản lý chưa thực sự được xem xét như là một vấn đề nghiêm túc trong việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002. Do vậy, biện pháp và công việc cần làm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002 trong Công ty là tiến hành rà soát và kiểm tra lại, tiến tới khắc phục và sửa chữa một cách triệt để những sai phạm trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002. Phương hướng cụ thể là: +Xem xét lại quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng hệ thống ISO -9002 Công tác chuẩn bị phải được thực hiện trên cơ sở của tính hiệu quả cũng như tính kinh tế cho việc triển khai áp dụng sau này. Mục đích của việc xem xét này là loại bỏ những việc làm, những vấn đề mang tính chất máy móc không cần thiết. Như vậy, việc xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc triển khai áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9002 cần phải được thực hiện một cách linh hoạt tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh về tính chất sản phẩm , tính chất ngành nghề cũng như lao động và quản lý trong toàn Công ty. Hệ quả của việc này là phải loại bỏ một số bộ phận hoạt động không hiệu quả và bổ xung vào đó những thiếu sót trong quá trình xây dựng. + Triển khai áp dụng hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng ISO - 9002 phải được thực hiện trên cơ sở của sự chuẩn bị một cách đầy đủ nhất về vật chất và kỹ thuật. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhất là trong giai đoạn đầu việc triển khai phải được thực hiện thống nhất trong toàn công ty cũng như trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. ý nghĩa chính của việc xem xét lại quá trình triển khai là tìm ra những bước thực hiện không hiệu quả và khoa học từ đó đưa ra cách khắc phục và sửa chữa kịp thời. Xem xét lại và hợp lí hoá các loại hồ sơ, thủ tục. Đối với các mô hình quản trị chất lượng nói chung và đối với hệ thống ISO nói riêng, cac loại hồ sơ và thủ tục về chất lượng đóng một vai trò quan trọng. Trước hết, đối với các khách hàng thì các loại hồ sơ và thủ tục này được coi như là một dấu hiệu pháp lý để khẳng định và đảm bảo một mức chất lượng mang tính chất cam kết của người cung ứng hàng hoá. Ngoài ra, trong công ty, các loại hồ sơ và thủ tục chất lượng cũng còn là một công cụ có hiệu quả và mang tính triệt để nhất trong việc theo dõi và kiểm soát sự hoạt động của qúa trình. Sự hoạt động của qúa trình là một trong tám nguyên tắc của hệ thống qúa trình chất lượng ISO-9002. Mặt khác, các loại hồ sơ, thủ tục về chất lượng cũng là nơi ghi nhận các lỗi trong qúa trình sản xuất để từ đó tìm cách và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa các sai hỏng trong toàn bộ qúa trình. Hiện nay, ở Công ty Da giầy Hà Nội, các hệ thống văn bản, thủ tục và hồ sơ chất lượng đã được xây dựng đầy đủ nhưng còn mang nặng tính hình thức và đối phó bắt buộc, hiệu quả áp dụng còn thấp. Việc tuân thủ một cách tuyệt đối theo các thủ tục đã xây dựng của hệ thống chất lượng là chưa đạt yêu câù. Trong qúa trình áp dụng, do cố ý hoặc sơ ý nhiều trường hợp đã không tuân thủ đúng các yêu cầu mà các thủ tục đưa ra, nên hiệu quả áp dụng không cao, trách nhiệm không rõ ràng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý chất lượng trong hệ thống quản trị chất lượng ISO-9002, nhất thiết cần phải hoàn chỉnh và hợp lí hoá các loại hồ sơ, thủ tục. Để làm được điều này cần tiến hành: - Tuyên truyền và phổ biến cho các thành viên trong công ty hiểu được vai trò quan trọng của các thủ tục và hồ sơ chất lượng. Từ đó giúp họ xem xét các loại hồ sơ này như là một mảng, một vấn đề không thể thiếu được trong cấu trúc của toàn bộ hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý chất lượng nói riêng. - Các cán bộ lãnh đạo, các trưởng phòng chức năng và các giám đốc xí nghiệp phải luôn thấy được vai trò của các loại hồ sơ, thủ tục chất lượng và xem xét nó như một bằng chứng tốt nhất cho việc đảm bảo chất lượng từ các phân xưởng, các bộ phận và các xí nghiệp sản xuất. - Ngoài ra, để các loại hồ sơ, thủ tục về chất lượng này mang tính hợp lý và thực tế cao thì việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện chúng, đảm bảo tính khoa học, tính thực tế cũng là một yêu cầu, một đòi hỏi không thể thiếu. 1.3 Bổ sung và hoàn thiện nhận thức của cán bộ công nhân viên. Trong các nguyên tắc của ISO-9002 thì sự tham gia của mọi người là một nguyên tắc cơ bản và không thể thiếu đảm bảo cho việc thức hiện thành công hay thất bại cuả hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002. Về thực chất, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của mọi người chính là việc huy động mọi thành viên trong công ty tham gia vào các hoạt động và đảm bảo cho các hoạt động này có được chất lượng và hiệu quả cao nhất. Đói với công ty Da giầy Hà Nội, mặc dù đã được cấp chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 từ năm 2000 nhưng hiệu quả hoạt động của hệ thống này chưa cao. Đó là do công ty chưa xây dựng được nhận thức đúng đắn và đầy đủ tới từng thành viên, từng người lao động trong công ty về lợi ích cũng như các nguyên tắc và các biện pháp để thực hiện thành công hệ thống này. Để xây dựng và nâng cao nhận thức của các thành viên trong công ty thì công tác đào tạo giáo dục có một vai trò quan trọng và đẩm bảo đầy đủ nhất về mặt nhận thứ này. Trước mắt và cả lâu dài, công ty phải thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện và đào tạo, tổ chức các buổi giảng dạy của các chuyên gia trong lĩnh vực chất lượng tới các thành viên trong công ty. Các khoá đào tạo này trước tiên phải được tiến hành với sự tham gia nghiêm túc của các thành viên trong công ty và phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố kĩ thuật vật chất cần thiết. Để việc đào tạo có hiệu quả thì cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Giám đốc Công ty họp với các trưởng phòng ban chức năng và nêu rõ tính bức thiết của vấn đề đào tạo tới các phòng ban chức năng và sau đó là tới các thành viên khác trong công ty. Kêu gọi sự tham gia của tất cả thành viên trong công ty vào các khoá học, huấn luyện về tinh thần và kỹ năng cần thiết của ISO-9002. Có các chính sách khuyến khích hợp lý bằng vật chất bên cạnh sự bắt buộc tham gia của mọi thành viên trong công ty vào các khoá huấn luyện đào tạo. Bên cạnh việc mở các lớp, các bài giảng chính thức về ISO-9002 và về vấn đề quản lý chất lượng, công ty cần thực hiện bổ sung các kênh đào tạo không chính thức như các buổi nói chuyện chuyên đề, in ấn các tài liệu…. Mặt khác thông qua những cá nhân, những thành viên có trách nhiệm hoặc những cá nhân có ý thức hơn về ISO-9002 để chuyền tải những hiểu biết này đến các thành viên khác. 1.4 Tăng cường kiểm tra kiểm soát theo hướng chuyên sâu toàn diện: Kiểm soát quá trình, đó là một đòi hỏi của ISO-9002 mang tính nguyên tắc. Thực tế của quá trình sản xuất luôn luôn đòi hỏi những nguyên tắc này bởi quá trình sản xuất được tạo ra bởi các khâu, các công đoạn và các điểm sản xuất. Mỗi công đoạn hay mỗi điểm sản xuất là do tính chất của sản phẩm, do đặc điểm về tính chất chất kỹ thuật mà luôn xảy ra các biến động và sản xuất gây nên tình trạng suy giảm về chất lượng và sự ổn định về mặt chất lượng. Vì lí do đó trong mỗi khâu, mỗi công đoạn của quá trình sản xuất này cần phải có một sự kiểm soát theo hướng chuyên sâu theo từng công đoạn và chi tiết sản phẩm. Mặt khác, mỗi điểm kiểm soát này phải có sự liên hệ với điểm kiểm soát khác rộng khắp cho cả quá trình sản xuất. Ngoài các công cụ kiểm tra kiểm soát mang tính chất cơ lý kỹ thuật thì các công cụ thống kê được xem như là công cụ phổ biến và không thể thiếu trong việc kiểm tra kiểm soát chất lượng quá trình Đối với Công ty Da giày Hà Nội, các công cụ được dùng trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm hiện nay phổ biến là công cụ thống kê. Mặc dù vậy, công cụ thống kê ở đây vẫn chưa được sử dụng theo đúng nghĩa của nó. Các công cụ được sử dụng chủ yếu ở công ty là biểu đồ ishikawa, biểu đồ Pareto. Tuy nhiên việc sử dụng này còn mang nặng tính hình thức và đối phó tức thời. Vì vậy, để hoàn thiện hơn hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh hướng về chất lượng sản phẩm, công ty cần coi các công cụ thống kê như là một yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc kiểm tra, kiểm soát quá trình. Xây dựng ý thức cho mọi thành viên lao động trong công ty. Một ý thức hướng về chất lượng và lợi ích mà chất lượng và hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 mang lại. Mỗi thành viên trong công ty phải coi đó như là mục đích của hành động. Mức độ ý thức cao hơn của các thành viên trong công ty sẽ tạo thành văn hoá công ty, ở công ty Da giầy Hà Nội. Đó chính là nét văn hoá hướng vào việc tạo ra tinh thần làm việc có hiệu quả và chất lượng cao trong tất cả các hoạt động, mọi khâu của quá trình sản xuất. Ngoài ra các quan niệm và nhận thức cũ chỉ coi chất lượng là vấn đề kỹ thuật đơn thuần. Do vậy cần phải đổi mới các quan niệm và nhận thức về chất lượng này cho không chỉ các thành viên trong công ty mà còn ở các nhà cung ứng và các khách hàng của Công ty. 2.Tăng cường đổi mới và cải tiến công nghệ. Khuyến khích các phát minh, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nội bộ công ty và tranh thủ từ bên ngoài: Chất lượng sản phẩm được quyết định phần lớn bởi công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Vì vậy đối với công ty Da giầy Hà Nội, để nâng cao chất lượng sản phẩm lên một trình độ mới cần phải tiến hành cải tiến, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị. Để cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất, công ty cần đề ra chính sách và chỉ tiêu thực hiện. Chiến lược phải có mục tiêu phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng hànhg hoá do doanh nghiệp sản xuất ra. Mặt khác các chiến lược và đổi mới công nghệ còn phải bám vào các khả năng, các mặt hạn chế của trình độ kỹ thuật, cũng như về trình độ quản lý của công ty. Tăng cường đổi mới và cải tiến công nghệ, công ty cần tiến hành những công việc sau: Khuyến và động viên kịp thời bằng cả vật chất và tinh thần đến các bộ phận, phòng ban, các phân xưởng sản xuất nhằm tìm kiếm các sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất chất lượng, hạn chế tỷ lệ phế phẩm và các lỗi mắc phải. Đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng mức độ hoàn thành công việc ở mỗi vị trí khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể với mỗi mức gia tăng khác nhau về năng suất, chất lượng người công nhân sẽ được hưởng một khoản lợi nhuận nhất định nào đó của công ty. Mức độ này tuỳ thuộc vào điều kiện của công ty. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong các phân xưởng, các xí nghiệp và trong toàn công ty về các phát minh cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ính cho công ty. Các phong trào thi đua và phạm vi thi đua phải hướng vào một cách toàn diện đến các mặt của công ty từ khâu nhập nguyên vật liệu, sắp xếp bố trí các loại máy móc thiết bị, phân luồng dòng sản xuất theo dây truyền, các cách thức để tổ chức kiểm tra, kiểm soát quá trình… đến các biện pháp, các sáng kiến kỹ thuật khác. 3. Tuyển dụng và đào tạo lao động. Song song với các biện pháp quản lý và kỹ thuật khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyển dụng đào tạo vào công ty Da giầy Hà Nội có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó xuất phát từ các định hướng quản lý con người của doanh nghiệp và xuất phát từ chính đòi hỏi của hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002 mà công ty đang áp dụng và từ thực tế khách quan trong qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc đào tạo không chỉ phục vụ mục đích lợi nhuận trước mắt về lao động mà còn cả mục tiêu tương lai, đáp ứng mục tiêu sản xuất cũng như các mục tiêu về chất lượng khác của doanh nghiệp ở mỗi sản phẩm và trên mỗi loại xu thế của hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Như vậy việc tuyển dụng và đào tạo lao động của công ty Da giầy Hà Nội cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau: Tuyển dụng và đào tạo cần phải thực hiện theo các mục tiêu chiến lược của công ty về thị trường, về sản phẩm, về các điều kiện sản xuất kinh doanh khác. Việc tuyển dụng đào tạo cần phải được thực hiện theo nhu cầu về lao động, về cơ cấu biến động lao động của công ty đặc biệt trong trường hợp việc sản xuất của công ty mang tính thời vụ cao. Kết luận Chất lượng sản phẩm là một yếu tố nền tảng, là cơ sở vững chắc tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng là một đòi hỏi bức xúc hiện nay trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của thế giới. Đó là một yêu cầu khách quan của thời đại. Công ty Da giầy Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã được thành lập từ lâu nhưng có thể nói hoạt đông sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty mới thực sự bắt đầu từ những năm sau khi đổi mới của Đại hội Đảng VI. Trong suốt những năm qua, công ty đã sớm biết thích ứng và linh hoạt trong điều kiện mới của sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Và đặc biệt là hiện nay, trước xu thế hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế quốc tế, chứng chỉ về quản lý chất lượng sản phẩm ISO-9002 của công ty là một trong những minh chứng cho sự phát triển này. Trong tương lai với sự phát triển của mình, một hướng đi mới phù hợp với các điều kiện khách quan và tạo ra cho mình một bước phát triển mới. Đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Da giầy Hà Nội” là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh về chất lượng sản phẩm của công ty Da giầy Hà Nội. Những hiểu biết của em về thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai lầm, những duy lý của lý thuyết kém thực tế. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức và sự am hiểu của các quy luật cũng như các triết lý kinh tế có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót mong được thầy cô chỉ bảo thêm. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, GS - TS Nguyễn Đình Phan đã giúp đỡ em hoàn thiện bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng QC và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Da giầy Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cũng như bài viết này. Tài liệu tham khảo 1. Chất lượng là thứ cho không : Philip Grossby 2. TQM và ISO-9000 : Nguyễn Quang Toản 3. Quản trị chất lượng : Nguyễn Quang Toản 4. chất lượng, năng suất và sức cạnh tranh : Hoàng Mạnh Tuấn 5. Các tạp chí Thời báo kinh tế, báo Lao động… Các năm 1999,2000,2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33876.doc
Tài liệu liên quan