Luận văn Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch lữ hành Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp còn chưa coi trọng công tác Marketing du lịch, ít đầu tư vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch, đặc biệt trên thị trường nước ngoài như tham gia các hội chợ triển lãm du lịch, khảo sát nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và tạo lập đối tác, nguồn khách, nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của du khách ở từng thị trường cụ thể. Công tác Marketing còn bị đồng hoá với hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp chưa có phòng Marketing hay Thị trường riêng mà gộp chung vào phòng Kinh doanh. Cũng có những doanh nghiệp mặc dù được cấp giấy phép lữ hành quốc tế nhưng thực tế chưa từng bước chân ra khỏi biên giới quốc gia để tìm thị trường, không có chiến lược Marketing cụ thể nào, nguồn khách nước ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế khác gửi đến hoặc lượng khách du lịch tự do và người nước ngoài đã vào trong nước. Kết quả là ít khách hàng, hiệu quả kinh doanh thấp. Dù được chính phủ và Tổng cục du lịch khuyến khích nhưng hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, những doanh nghiệp này thường không chủ động được về nguồn khách mà phụ thuộc phần lớn vào các hãng lữ hành nước ngoài, do đó lợi nhuận bị chia sẻ và thường bị đối tác chèn ép trong hoạt động kinh doanh.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch lữ hành Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng Tàu, nhiều hướng dẫn viên du lịch thường xuyên tự nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Nhiều địa phương đã tổ chức các phong trào thi đua như Hội thi hướng dẫn viên giỏi Hà Nội 1998, Hội thi hướng dẫn viên du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm tiền đề để Tổng cục du lịch tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch toàn quốc lần thứ I, lần thứ 2 năm 2000, 2001. Đây là hoạt động rất có ích không chỉ đối với bản thân những người làm công việc hướng dẫn mà các doanh nghiệp lữ hành cũng có điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tạo dựng được uy tín ở trong và ngoài nước. Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành Hiện nay hoạt động du lịch nói chung và du lịch lữ hành nói riêng được Nhà nước quản lý theo hai cấp: Tổng cục du lịch và các Sở Du lịch, Thương mại – Du lịch. Tổng cục du lịch là cơ quan trực thuộc chính phủ quản lý mọi hoạt động du lịch trên cả nước. Chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục thể hiện rõ qua những hoạt động như sau: Ban hành các nghị định, thông tư chỉ đạo và hướng dẫn thi hành các pháp lệnh, nghị định, chỉ thị của Chính phủ về hoạt động du lịch; Làm công tác tham mưu cho Chính phủ, soạn thảo các nghị định, quy chế về hoạt động du lịch, các quy hoạch du lịch, chiến lược phát triển du lịch quốc gia; Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Du lịch và Sở Thương mại - Du lịch; Tổ chức các hoạt động hợp tác du lịch quốc tế, tham gia ký kết các hiệp định hợp tác du lịch; Theo dõi, lập chế độ báo cáo thống kê đánh giá tình hình hoạt động du lịch trong cả nước; Phối hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức và điều phối thực hiện các chương trình, sự kiện du lịch có quy mô toàn quốc; Chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Thương mại – Du lịch địa phương, các cơ quan cấp dưới bám sát hoạt động các doanh nghiệp du lịch và nhanh chóng đề ra phương hướng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Hoạt động của Tổng cục du lịch về cơ bản mang tính chất vĩ mô, định hướng và tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các hoạt động kinh doanh du lịch. Các Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố thuộc phạm vi trách nhiệm. Chức năng quản lý nhà nước của Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch được thể hiện qua những hoạt động sau: Xây dựng mạng lưới quản lý, giám sát hoạt động các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch trên địa bàn; Xây dựng chế độ báo cáo định kỳ; Phối hợp hoạt động với các ban, ngành địa phương và các tỉnh bạn triển khai công tác quy hoạch du lịch; Tổ chức các lớp, khoá đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ du lịch; Quảng bá, tuyên truyền cho các sự kiện văn hoá, hội chợ, liên hoan du lịch; Thể chế hoá các văn bản pháp quy của Nhà nước về du lịch để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch; Xử lý các sai phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch; Tổ chức thường kỳ các hội nghị, hội thảo hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch để kịp thời tháo gỡ khó khăn trước mắt và định hướng các giải pháp dài hạn. Hoạt động của Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch thiên về quản lý vi mô, bám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động du lịch lữ hành Trong những năm gần đây của thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển du lịch. Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề cập nhiều tới du lịch như một trong những định hướng phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng IX chỉ rõ: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh liên minh hợp tác với các nước.” Để cụ thể hoá quyết tâm đó, cơ sở pháp lý của công tác định hướng, phối hợp liên kết ngành lãnh thổ, kiểm tra giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch đang được từng bước hoàn thiện. Bắt kịp với tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới, đứng trước những khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính châu á 1997-1998 đặt ra, Chính phủ và Tổng cục du lịch đã kịp thời ban hành, điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao hiệu quả thực hiện. Năm 1998, Quy chế 229 về hoạt động du lịch 1998 do Tổng cục du lịch ban hành đã góp phần quan trọng trong việc chặn đứng xu thế để tuột nguồn khách du lịch vào tay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam phục hồi dần lượng du khách quốc tế trong thời gian vừa qua. Pháp lệnh du lịch được ban hành ngày 20/2/1999, là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng đi vào nề nếp. Trong năm 2000 và 2001, một loạt Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch (NĐ 27/2001 và TT 04/2001), về cơ sở lưu trú du lịch (NĐ 39/2001), về văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tại Việt Nam, về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra du lịch (NĐ 47/2001), về chế độ xử phạt hành chính các sai phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch (NĐ 50/2001) đã được ban hành. Tổng cục du lịch đã hoàn thiện dự thảo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010” để đệ trình Chính phủ xem xét, đồng thời, đang tập trung soạn thảo Nghị định quản lý các khu tuyến điểm du lịch và Quy chế về Quỹ phát triển du lịch. Những cố gắng này của Chính phủ và Tổng cục du lịch đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Công tác cải cách hành chính cũng đang được xúc tiến nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính phiền nhiễu đối với doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng như các thủ tục quản lý và lệ phí xuất nhập cảnh tạo điều kiện dễ dàng cho khách du lịch. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam Kết quả kinh doanh Về doanh thu Trước tiên, chúng ta hãy có một cái nhìn chung về tổng doanh thu của các công ty du lịch lữ hành Việt Nam trong thời kỳ 1997-2001. Năm 1997 và 1998, các doanh nghiệp lữ hành hoạt động kém hiệu quả chỉ đạt được được doanh số tương ứng là 700 và 640 tỷ đồng. Bước sang năm 1999, tình hình kinh doanh du lịch lữ hành đã có cải thiện đáng kể đạt doanh thu 1560 tỷ đồng. Những năm tiếp theo, 2000 và 2001, doanh thu các doanh nghiệp lữ hành vẫn tiếp tục tăng trưởng lên mức 1740 và 2050 tỷ đồng. Bảng 4: doanh thu du lịch lữ hành 1997-2001 1997 1998 1999 2000 2001 Doanh thu (đơn vị: tỷ đồng) 700 640 1560 1740 2050 Tăng giảm (%) hàng năm 13,82% -8,57% 143,75% 11,54% 17,82% (Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch) Nhìn vào biểu đồ dưới đây, ta thấy doanh thu du lịch lữ hành năm 1998 có giảm nhẹ 8,57% so với năm 1997 (còn năm 1997 vẫn đạt mức tăng trưởng hàng năm 13,28%). B1. Tình hình doanh thu khu vực du lịch lữ hành Nguyên nhân của hiện tượng này là do cuộc khủng hoảng tài chính châu á bùng nổ cuối năm 1997 và bắt đầu có những tác động đến du lịch Việt Nam vào đầu năm 1998. Tuy vậy, các hoạt động kinh doanh lữ hành Việt Nam không chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ cuộc khủng hoảng này như ngành du lịch các nước khác trong khu vực. Một phần do tình hình chính trị, xã hội nước ta tương đối ổn định, mặt khác, đồng Việt Nam chưa phải là đồng tiền hoàn toàn tự do chuyển đổi nên không bị lôi vào vòng xoáy phá giá như các đồng tiền khu vực khác. Vì vậy, tác động của cuộc khủng hoảng 97-98 tới du lịch lữ hành Việt Nam chủ yếu là gián tiếp do gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ những nước có thế mạnh về du lịch như Thái Lan, Malaysia… khi các quốc gia này ra sức đầu tư và quảng bá mạnh mẽ cho du lịch nhằm cải thiện cán cân thanh toán vốn đã thâm hụt nặng nề, tạo đà khôi phục lòng tin các nhà đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, một lượng không nhỏ du khách quốc tế đến Việt Nam từ chính các nước ít nhiều chịu tác động khủng hoảng như Nhật, Đài Loan, Trung Quốc… cũng cắt giảm hoạt động du lịch bởi khó khăn kinh tế. Năm 1999, nhờ Chính phủ đã kịp thời đưa ra những chính sách đúng đắn, cải thiện từng bước môi trường pháp lý cho kinh doanh du lịch cũng như cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tích cực và tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành đã có điều kiện giảm chi phí, thu hút khách du lịch dần trở lại với Việt Nam. Kết quả là doanh thu du lịch lữ hành đã tăng vọt tới 143,75% so với năm 1998. Hai năm tiếp theo, các doanh nghiệp lữ hành đã duy trì mức tăng trưởng đều đặn với tốc độ 11,54% và 17,82%. Về lượng khách Nếu chỉ tính khách sử dụng dịch vụ du lịch ở Việt Nam, không phân biệt nước ngoài hay trong nước, thì năm 1997, ngành du lịch Việt Nam đón tiếp 10,12 triệu lượt người; năm 1998, 11,12 triệu người; năm 1999, 12,481 triệu; năm 2000 là 13,34 triệu; năm 2001, 13,98 triệu. Mức tăng trưởng về lượng khách hàng năm của các công ty du lịch lữ hành trong 5 năm 1997-2001 là 26%; 8,86%; 12,24%; 6,88%; 4,8%. Như vậy, trong giai đoạn này, số lượng khách du lịch tại Việt Nam liên tục tăng. Bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á 97-98, tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 1998 chỉ giảm chút ít xuống 8,86% so với 26% năm 1997. Tuy nhiên, nếu như cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ 97-98 dường như không ảnh hưởng nhiều đến lượng khách thì một xu hướng bất lợi khác đã hình thành. Chúng ta có thể thấy liên tục trong 3 năm 1999-2001, tốc độ tăng trưởng về khách đã giảm dần. Điều này biểu hiện sức hấp dẫn đối với khách du lịch của Việt Nam còn chưa cao. Các chương trình, địa điểm du lịch chưa có nhiều đổi mới về hình thức cũng như nội dung đang dần trở nên đơn điệu, nhàm chán trong con mắt du khách quốc tế. Nếu không có các biện pháp kịp thời, trong vài năm tới, sự phát triển của ngành du lịch sẽ phải chững lại. Về cơ cấu khách, ta sẽ xét đến lượng khách quốc tế và nội địa. Có thể thấy rằng, năm 1998, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (-11,37%) trong tình hình chung ảm đạm của ngành du lịch khu vực Đông Nam á nhưng trong 2 năm sau đó đã hồi phục lại với mức tăng khá cao (17,17% và 20,16%). Tuy nhiên, đến năm 2001, tốc độ tăng lượng khách quốc tế chỉ còn 8,88% một phần do sự kiện 11/9 tại Mỹ ảnh hưởng đến toàn bộ nền du lịch thế giới. Bảng 5: Lượng khách du lịch ở Việt Nam 1997-2001 1997 1998 1999 2000 2001 Khách du lịch quốc tế 1715 1520 1781 2140 2330 Tăng giảm hàng năm 6,72% -11,37% 17,17% 20,16% 8,88% Khách du lịch nội địa 8500 9600 10700 11200 11650 Tăng giảm hàng năm 30,77% 12,94% 11,46% 4,67% 4,02% Tổng số khách 10215 11120 12481 13340 13980 Tăng giảm hàng năm 26% 8,86% 12,24% 6,88% 4,8% (đơn vị: nghìn người) (Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch) B2. Lượng khách du lịch năm 1997-2001 So với khách quốc tế, lượng khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn (năm 2001, gấp 5 lần). Vì vậy, sự tăng trưởng liên tục về khách nội địa là nguyên nhân chính khiến tổng số khách du lịch tại Việt Nam duy trì được xu hướng đi lên bất chấp những biến động về lượng khách quốc tế. Năm 1997, số khách nội địa tăng nhanh đột biến (30,77%) nhưng trong 4 năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng lại giảm dần từ 12,94% xuống còn 4,02%. Điều này cho thấy du lịch lữ hành trong nước đang cần được quan tâm đầu tư hơn nữa để khuyến khích nhu cầu đi du lịch của gần 80 triệu người trong thị trường du lịch nội địa. Tình hình khai thác khách hàng Về cơ cấu khách du lịch quốc tế Cơ cấu khách hàng có thể được đánh giá theo tiêu chí họ sử dụng phương tiện vận chuyển nào vào Việt Nam. ở đây, ta xét 3 hình thức vận tải: đường không, đường bộ và đường biển. Bảng 6: Lượng khách du lịch theo phương tiện giao thông 1997 1998 1999 2000 2001 Đường không 1033743 873690 1022073 1113140 1294465 Đường bộ 550414 489274 571749 770908 750973 Đường biển 131480 157164 187932 256052 284612 (Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch, đơn vị: người) B3. Tỷ trọng khách du lịch theo phương tiện giao thông Nhìn vào bảng biểu và sơ đồ trên, ta thấy phương tiện vận chuyển đường hàng không là con đường chủ yếu dẫn du khách quốc tế vào nước ta, chiếm tỷ trọng 56%. Khách đến Việt Nam bằng đường này phần lớn là du khách các nước Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ. Tiếp đến là đường bộ, chiếm 32%. Đây là phương thức du lịch phổ biến của du khách các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia thông qua các tỉnh biên giới của nước ta. Cuối cùng là đường biển, chiếm 12%, thường là khách du lịch từ các nước trong khối ASEAN như Philipines, Indonesia, Singapore… Nếu đánh giá lượng du khách đến Việt Nam qua tiêu chí mục đích du lịch, ta có những mục đích chính sau: nghỉ ngơi và du lịch thuần tuý, đi du lịch kết hợp với công việc, đi thăm thân nhân. Bảng 7: Lượng khách theo mục đích du lịch 1997 1998 1999 2000 2001 Du lịch, nghỉ ngơi 691402 598930 837550 1138200 1225161 Đi công việc 403175 291865 266001 491646 395158 Thăm thân nhân 371849 300985 337086 399962 390229 Các mục đích khác 249211 328348 341117 181572 319502 (Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch) B4. Lượng khách du lịch theo mục đích Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy rằng lượng khách đến Việt Nam vì mục đích du lịch thuần tuý là chủ yếu (trên 50%) và có xu hướng không ngừng tăng lên. Du khách đi vì các mục đích khác như công việc, thăm thân nhân,… có tăng lên về mặt số lượng nhưng gần đây có xu hướng chững lại đồng thời tỷ trọng cũng giảm nhẹ. Điều này khẳng định thế mạnh của du lịch Việt Nam nằm ở các điểm du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng khai thác các ưu thế về tài nguyên thiên nhiên chỉ là một khía cạnh trong kinh doanh du lịch, nước ta còn có thể phát triển nhiều loại hình khác như du lịch vì mục đích thể thao mạo hiểm, nghiên cứu tìm hiểu văn hoá, hay tham gia các hội nghị hội thảo. Nếu đánh giá lượng khách vào Việt Nam theo mùa vụ mà cụ thể là 12 tháng trong năm, dựa vào sơ đồ dưới đây, ta thấy rằng tính chất mùa vụ trong du lịch ở Việt Nam không rõ ràng lắm và thay đổi theo từng năm. B5. Lượng khách du lịch theo các tháng trong năm Bảng 8: Lượng khách theo tháng 1997 1998 1999 2000 Tháng 1 157688 147002 148559 156073 Tháng 2 189291 152966 159807 200330 Tháng 3 126775 127277 155703 172341 Tháng 4 163895 133747 149391 187874 Tháng 5 130102 121908 142975 187093 Tháng 6 158826 123700 140959 185616 Tháng 7 125033 107183 140188 177287 Tháng 8 153757 123664 157228 190207 Tháng 9 114050 112990 133408 155205 Tháng 10 113206 115806 139758 163627 Tháng 11 140240 117460 159299 179101 Tháng 12 142774 136425 154479 185346 (Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch, đơn vị: người) Du khách thường chọn thời điểm đến nước ta du lịch vào mùa nóng (từ tháng 4 - tháng 7) và mùa lạnh (từ tháng 11 – tháng 1). Các địa điểm du lịch được du khách quốc tế ưa chuộng vào mùa nóng phần lớn ở vùng biển như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tầu với khí hậu nhiệt đới còn về mùa lạnh thường nằm ở vùng đồi núi như Sapa, Đà Lạt với khi hậu ôn đới mát mẻ. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp du lịch lữ hành đa dạng hóa, tiếp cận và khai thác các loại hình du lịch mới như du lịch thể thao, mạo hiểm, văn hoá… thì có thể sớm khắc phục được tình trạng lượng khách biến đổi theo mùa vụ. Về khai thác khách theo tour Theo đánh giá chung, khi tham gia một tour bình thường, trung bình một khách du lịch quốc tế phải trả một khoản chi phí là: 60 -88USD/ ngày (không tính vé máy bay). Trong khi đó, mức chi của một khách nội địa vào khoảng 200 000 đồng/ngày. Tính ra, khoản doanh thu (đã trừ khoản chi trả cho dịch vụ sử dụng của các doanh nghiệp khác) các hãng lữ hành có được từ mỗi khách du lịch là: 5 –10 USD/ngày. Điều này cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp du lịch lữ hành vẫn mang nặng tính môi giới thuần tuý, chưa có sự đầu tư đáng kể vào cơ sở vật chất như phương tiện vận tải, nhà hàng, khách sạn… để kinh doanh. Một khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thường đi theo những tour du lịch xuyên Việt qua những điểm du lịch lớn của nước ta như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh… và thời gian lưu trú trung bình từ 6,8 đến 7,1 ngày (xem bảng biểu dưới đây). Có thể dễ dàng nhận thấy rằng với một hành trình như thế mà thời gian lưu trú chỉ có vậy là quá ngắn, chưa đủ để du khách có thể tham quan cảm nhận được hết những vẻ đẹp thiên nhiên và con người tại những địa phương đã đi qua. Mặt khác, khách cũng ít có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Điều này có thể giải thích một phần vì cơ sở hạ tầng du lịch nước ta còn yếu, các điểm vui chơi giải trí chưa nhiều. Do đó, sức hấp dẫn của khu du lịch còn hạn chế và khó có thể giữ du khách ở lại lâu hơn. Bảng 9: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch 1997 1998 1999 2000 2001 Thời gian lưu trú 6,8 6,8 7,0 7,0 7,1 (đơn vị: ngày) Khách du lịch trước khi quyết định tới một quốc gia cần phải nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết về đất nước đó. Theo một nghiên cứu, 52% du khách có thông tin về Việt Nam qua bạn bè; 40% qua tạp chí, sách báo, guide book; chỉ có 8% được cung cấp thông tin từ các hãng lữ hành quốc tế. Như vậy, hoạt động thông tin, tuyên truyền quảng cáo của bản thân các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam cũng như của cả ngành du lịch còn chưa mang lại hiệu quả, chưa tạo được hình ảnh sâu rộng về Việt Nam trong con mắt bạn bè nước ngoài. Ngoài ra, ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành nội địa, có tới 70% khách du lịch tự quyết định lấy hành trình của mình trong khi chỉ 30% được các doanh nghiệp du lịch lữ hành tư vấn lựa chọn các tour du lịch. Thị trường Về các thị trường chính Từ 1997 đến 2001, các thị trường du lịch lớn của nước ta nhìn chung vẫn tăng trưởng khá đều đặn và không có những biến động đáng kể. Trong số đó, Trung Quốc đứng ở vị trí trí hàng đầu, chiếm 28,88% tổng lượng khách du lịch quốc tế. Điều này cũng dễ hiểu vì Trung Quốc là nước đông dân, lại có 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam chung đường biên giới với nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch đường bộ và du lịch biên giới phát triển. Bảng 10: Lượng khách từ các thị trườn du lịch lớn 1997 1998 1999 2000 2001 Trung Quốc 405389 420743 484102 626476 672846 Mĩ 147982 176578 210377 208642 230470 Đài Loan 156068 138529 173920 212370 200061 Nhật 124862 95258 113514 152755 152755 Pháp 81513 83371 86026 86492 99700 Anh 47491 39631 43863 56355 64673 Thái Lan 18526 16474 19410 26366 31789 (Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch, đơn vị: người) Những thị trường lớn chỉ xếp sau Trung Quốc là Mỹ, chiếm 9,9%; Đài Loan, chiếm 9,59%; Nhật, chiếm 6,56%; Pháp, chiếm 4,28%; Anh, chiếm 2,28%. Điều đáng chú ý là thị trường khách du lịch từ những nước láng giềng của chúng ta, các quốc gia ASEAN, lớn nhất là Thái Lan, chỉ chiếm có 1,36%. Nguyên nhân một phần vì các nước ASEAN đều có thế mạnh về du lịch và sự cạnh tranh trong lĩnh vực này rất quyết liệt Nhưng tình hình này cũng phản ánh chúng ta chưa khai thác được ưu thế về vị trí địa lý của Việt Nam có khoảng cách khá gần với các nước ASEAN, đồng thời lại ở địa thế cửa ngõ giao thông hàng hải của khu vực châu á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho phát triển du lịch xuyên biên giới và đường biển. Về các khu vực thị trường chính Các khu vực thị trường khách du lịch lớn của nước ta gồm có Đông á, Châu Âu, Bắc Mỹ, ASEAN và Nam Thái Bình Dương. Trong đó, khu vực Đông á có lượng khách đông nhất, chiếm 47,25% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Khu vực này bao gồm 3 trong số những thị trường du khách lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Bảng 11: Lượng khách từ các khu vực thị trường lớn 1999 2000 2001 Đông á 814869 1045053 1100829 Châu Âu 234006 258205 302050 Bắc Mỹ 241468 239487 266433 ASEAN 167281 265338 239884 Nam Thái Bình Dương 67811 73447 90982 (Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch, đơn vị: người) Tiềm năng thu hút khách du lịch từ khu vực này còn rất lớn nhờ quan hệ kinh tế cũng như văn hoá-xã hội đang được thắt chặt hơn giữa các quốc gia này với Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Đài Loan cũng như Hàn Quốc đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư vì vậy hình ảnh về đất nước xinh đẹp của chúng ta dần trở nên quen thuộc đối với người dân những nước này và thu hút họ đến tham quan du lịch. Khách du lịch từ khu vực Đông á thường không vì mục đích du lịch thuần tuý mà kết hợp với các chuyến công tác, tìm hiểu thị trường, trong đó có cả thị trường du lịch mà nước ta hiện này còn thiếu về vốn và yếu về cơ sở hạ tầng. Qua những chuyến du lịch này có thể mở ra khả năng hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam với các đối tác Đông á nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đất nước. Châu Âu, với một số thị trường lớn như Anh, Pháp, đứng hàng thứ hai sau Đông á, chiếm 12,96% tổng số khách đến Việt Nam. Khu vực Bắc Mỹ, chỉ tính Mỹ và Canada, đứng hàng thứ ba, chiếm 11,43% thị phần khách du lịch quốc tế của Việt Nam. Khác với khách đến từ Đông á, du khách châu Âu và Bắc Mỹ thường vì mục đích du lịch thuần tuý, nhằm khám phá vẻ đẹp tự nhiên vùng nhiệt đới cũng như nền văn hoá phương Đông huyền bí, khác hẳn với đất nước họ. Hơn thế nữa, khách du lịch từ khu vực này thường có mức chi tiêu nhiều nhất, đòi hỏi các tiện nghi du lịch như khách sạn, nhà hàng… có chất lượng cao và tham gia những hành trình xuyên Việt có thời gian tương đối dài. Do đó, đối với khá nhiều doanh nghiệp du lịch lữ hành thì đây là đối tượng khách hàng đem lại doanh thu cao nhất và là mục tiêu hàng đầu cho các chiến dịch quảng cáo giới thiệu các tour du lịch mới. Các quốc gia ASEAN tuy gần với chúng ta về mặt địa lý nhưng chỉ là khu vực thị trường lớn thứ tư, chiếm 10,3%. Trong đó, khách du lịch chủ yếu đến từ các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore thông qua đường bộ, đường biển. Du khách khu vực ASEAN không chi tiêu nhiều cho các tour du lịch và thời gian lưu trú của họ thường là ngắn. Điều này không phải là xa lạ bởi vì các nước ASEAN đều có thế mạnh về du lịch và cảnh quan tự nhiên cũng như nền văn hoá tương đối gần gũi về những nét chung. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu hợp tác du lịch trong khối được đẩy mạnh và tiến tới hình thành một thị trường du lịch xuyên khu vực thì du khách từ các nước ASEAN sẽ là một nguồn khách hàng đáng kể đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Khu vực Nam Thái Bình Dương tuy chỉ chiếm tỷ lệ khách khá nhỏ, khoảng 3,9% nhưng lại là thị trường có tiềm năng lớn. Cùng với sự phát triển của quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với những quốc gia trong khu vực như Australia, New Zealand, khách du lịch từ các nước này sẽ ngày càng nhiều hơn. Giá cả - giá thành Cơ cấu giá cả tour du lịch gồm có chi phí di chuyển, hướng dẫn, thăm quan – vui chơi giải trí, chi phí ăn uống, lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) và cuối cùng là lợi nhuận dự tính của doanh nghiệp lữ hành. Trong đó, những chi phí như di chuyển, hướng dẫn, ăn uống hay lưu trú tính trên một khách một ngày thường không thay đổi nhiều vì khi lên chương trình lập tour du lịch thì doanh nghiệp đã xác định sẵn những đơn vị cung cấp những dịch vụ đó và giá cả những dịch vụ doanh nghiệp sử dụng ngoài này ít thay đổi để đảm bảo ổn định trong kinh doanh. Không như vậy, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí là biến đổi. Doanh nghiệp lữ hành có thể sắp xếp số lượng các chương trình tham quan, giải trí một cách tuỳ ý, miễn là hấp dẫn được khách. Mặt khác, du khách có thể chi nhiều hơn so với chương trình đã định cho các hoạt động này nếu họ muốn. Do đó, đây là một nguồn thu có tiềm năng lớn đối với các doanh nghiệp lữ hành. Hơn thế nữa, hoạt động này còn làm cho nội dung tour du lịch phong phú, đa dạng hơn, tạo không khí hào hứng và hoà nhập của du khách tại điểm du lịch. Theo thống kê, với giá một tour trung bình có độ dài thông thường tính cho mỗi hành khách trong một ngày là 356 USD, thì giá thành tour này sẽ vào khoảng 339 USD và lãi gộp của doanh nghiệp lữ hành khoảng 17 USD. Trong giá thành, chi phí cho di chuyển là 58 USD, cho hướng dẫn 22 USD, cho tham quan văn nghệ và giải trí 42 USD, cho ăn uống 104 USD, cho lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) 113 USD. B6. Tỷ trọng các thành phần cấu tạo nên giá tour trọn gói Như vậy, trong cơ cấu giá cả một tour du lịch của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay, chi phí cho ăn uống và lưu trú đã chiếm tới 60% giá bán. Các chi phí như di chuyển, hướng dẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể, tương ứng là 16,29% và 6,18%. Một điều đáng lưu ý là chi cho hoạt động tham quan vui chơi giải trí chỉ chiếm có 11,8% và có thể thấy rằng các doanh nghiệp lữ hành hiện đang bỏ ngỏ nguồn thu lớn này. Nguyên nhân ở chỗ: các điểm vui chơi giải trí ở nước ta còn thiếu và kém hấp dẫn. Đồng thời các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ nặng về khai thác theo kiểu “ăn sẵn” những chương trình thăm quan giải trí đã có mà chưa chú tâm tìm tòi, sáng tạo những cái mới, đặc biệt từ truyền thống văn hoá và phong tục tập quán các vùng, miền. Các sản phẩm du lịch lữ hành Trong thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành đã có nhiều cố gắng phát triển những loại hình du lịch truyền thống như: tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các cảnh quan nổi tiếng của Việt Nam từ những Di sản văn hoá thế giới được UNESCO bầu chọn như Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, thị xã cổ Hội An đến những danh thắng khác như: Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang… là những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch, cả trong nước lẫn quốc tế nhất trong thời gian qua, đồng thời tạo nên những nét chính khắc hoạ diện mạo đất nước ta trong con mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lữ hành đã mạnh dạn mở những tour du lịch thử nghiệm các loại hình du lịch mới như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lễ hội, du lịch thể thao và mạo hiểm… Các lễ hội dân gian, cùng làng văn hoá đã được dần khôi phục ở vài nơi như Đồng bằng Bắc Bộ bước đầu thu hút khách du lịch. Đặc biệt, sự kiện du lịch - văn hoá “Festival Huế” tổ chức lần đầu năm 2000 đã gây được tiếng vang và trở thành hoạt động du lịch thường niên. Du lịch sinh thái cũng đang trong giai đoạn thí điểm với những tour về miệt vườn Nam Bộ. Du lịch thể thao được chú ý với các giải đua xe đạp xuyên Đông Dương. Cuộc thi Raids Gauloise tổ chức tháng 5/2002 là một thử nghiệm đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam với hình thức du lịch mạo hiểm. Một loại hình du lịch đặc thù còn khá mới mẻ với Việt Nam là MICE (hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện) hiện thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lữ hành khi sắp tới Việt Nam đăng cai nhiều cuộc hội nghị quốc tế quy mô từ nhỏ đến lớn phục vụ các hoạt động ngoại giao, giao lưu văn hoá, khoa học và giáo dục. Một sản phẩm du lịch lữ hành đặc biệt khác có tiềm năng phát triển mạnh mẽ là mở các tour du lịch cho người Việt Nam đi ra nước ngoài. Các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia là những điểm đến ưa thích của du khách Việt Nam với độ dài trung bình của vào khoảng 3-5 ngày/ tour ngắn và 9-10 ngày/ tour dài. Thu nhập người dân trong nước ngày càng được cải thiện cùng với chi phí du lịch vừa phải (200 USD cho tour đi Thái Lan hoặc 500 USD cho tour đi Trung Quốc) đang là nhân tố đáng kể kích thích nhu cầu đi du lịch nước ngoài. Chất lượng phục vụ Hoạt động du lịch lữ hành Việt Nam gần đây đã phát triển mạnh mẽ với doanh thu và lượng khách du lịch đều tăng với tỷ lệ hai con số. Tuy nhiên, khi nói về hiệu quả thực tế của sự phát triển đó, một điều đáng bàn đến là chất lượng các tour du lịch qua con mắt của khách du lịch quốc tế đã từng đến nước ta. Trong số hơn 2 triệu du khách nước ngoài hàng năm, có tới 85% là đến Việt Nam lần đầu. Một mặt, đó là sự khẳng định cho sức hấp dẫn của hình ảnh du lịch Việt Nam trên thế giới, nhưng mặt khác, điều này cho thấy sức hấp dẫn của các cảnh quan và dịch vụ du lịch nước ta chỉ thu hút được du khách quốc tế trong lần đầu. Tỷ lệ khách quay lại quá thấp (15%) chỉ cho thấy một hình ảnh đất nước Việt Nam mới lạ chứ chưa thực sự hấp dẫn để có thể giữ chân được khách du lịch. Có thể nêu thêm một vài số liệu để minh hoạ, 17% du khách đánh giá cơ sở hạ tầng của nước ta kém, đường xá xấu, nhất là đường vào các khu du lịch văn hoá - thắng cảnh như Mỹ Sơn, Tam Cốc-Bích Động. Các dịch vụ bổ sung cho du lịch như liên lạc viễn thông còn quá đắt so với mức chung của khu vực. 25% khách đánh giá các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh phiền hà, tốn quá nhiều thời giờ và làm ảnh hưởng rất nhiều đến hứng thú của du khách khi đến Việt Nam. Dù vậy, vẫn có một điểm sáng cho tình hình chung khi 80-90% du khách đánh giá khách sạn, các dịch vụ khác đạt yêu cầu. Minh chứng cho điều này là nhiều khách sạn nước ta đã được xếp hạng đạt tiêu chuẩn quốc tế và đủ khả năng đón tiếp các đoàn khách sang trọng cũng như các cuộc hội nghị lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một phần vì các doanh nghiệp lữ hành không chú trọng mở những tuyến điểm du lịch mới mà chỉ tranh giành với nhau những tour du lịch sẵn có. Chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành nhiều khi trùng lặp tương tự nhau. Sự trùng lặp này đã kéo dài nhiều năm khiến khách hàng cảm thấy hình ảnh Việt Nam thật đơn điệu, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có ngần nấy điểm du lịch và ít có điều mới lạ hấp dẫn để họ phải quay lại du lịch trong lần sau. Một nguyên nhân khác khiến thời gian lưu trú của khách ngắn vì ở các địa điểm du lịch hiện nay còn quá thiếu những khu vui chơi giải trí, để khách du lịch tiêu khiển sau khi đã thăm thú hết những danh lam thắng cảnh của địa phương. Nếu chỉ nói về khía cạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên thì tour du lịch của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay vẫn nặng về tham quan, ngắm cảnh, do đó không tạo được nhiều sức hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách. Các hoạt động đi kèm với du lịch thiên nhiên như thể thao, khám phá mạo hiểm chưa được tổ chức thường xuyên và trên quy mô lớn. Trong khi đó, nhìn chung các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ tập trung khai thác vẻ đẹp thiên nhiên chứ chưa quan tâm đến mặt văn hoá. Còn khá nhiều nét đẹp về nền văn nghệ dân gian, phong tục tập quán từng vùng và từng dân tộc sinh sống trên địa bàn đó chưa được tập hợp, khảo sát để đưa vào chương trình du lịch trong khi nguồn tài nguyên nhân văn này mới thực sự là sức hấp dẫn lâu bền và đa dạng phong phú, thể hiện được bản sắc Việt Nam mà không nơi nào có được. Như vậy, có thể nói các doanh nghiệp lữ hành còn rất nhiều việc cần làm để không chỉ thu hút khách du lịch tới Việt Nam mà còn giữ chân họ ở lâu hơn và khiến họ phải quay lại nước ta nhiều lần nữa Hoạt động Marketing du lịch Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp du lịch lữ hành đã có nhiều cố gắng quảng cáo xúc tiến tour và các sản phẩm du lịch khác. Một mặt, các phương pháp truyền thống như in ấn, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi giới thiệu về bản thân doanh nghiệp và thông tin về những chương trình du lịch đã có hoặc mới tung ra thị trường của doanh nghiệp vẫn được sử dụng thường xuyên thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Các doanh nghiệp lữ hành cũng tích cực tham gia các hội chợ triển lãm du lịch nhằm tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường khách du lịch nước ngoài cũng như tìm hiểu và ký kết hợp đồng với các hãng lữ hành quốc tế. Có thể kể ra một số hội chợ triển lãm du lịch lớn thường được các doanh nghiệp lữ hành tìm đến tham dự như: ITB ở Berlin, Đức; JATA Congress and Show ở Tokyo, Nhật Bản; Hongkong International Travel Expo ở Hồng Kông; World Travel Market ở London, Anh; Saon du Tourisme hoặc Top Resa ở Paris, Pháp. Không chỉ có vậy, những cuộc hội chợ triển lãm này còn giúp hình ảnh du lịch Việt Nam cùng các chương trình, lễ hội du lịch lớn trong năm được phổ biến rộng rãi đến du khách quốc tế. Trong năm 2000, diễn ra một sự kiện quan trọng của hoạt động Marketing du lịch nước ta: Tổng cục du lịch đã phát động chương trình: “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Chương trình này là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Một thời gian dài trước đây, hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp du lịch lữ hành mang nặng tính tự phát, lộn xộn, mạnh ai nấy làm. Các du khách quốc tế thường chỉ nhận được những thông tin lẻ tẻ, vụn vặt, không nhất quán về đất nước và con người Việt Nam qua các tour du lịch đơn lẻ mà các doanh nghiệp lữ hành cung cấp. Bộ mặt về du lịch Việt Nam trong con mắt khách du lịch nước ngoài do đó thực sự chỉ là những mảnh rời rạc ghép nối từ hình ảnh mỗi doanh nghiệp du lịch lữ hành và các địa phương mà thôi. Thông qua chương trình: “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới”, lần đầu tiên hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp lữ hành được định hướng về nội dung và hỗ trợ về cơ chế, chính sách và tài chính để tạo được một hình ảnh thống nhất về du lịch Việt Nam. đồng thời vẫn giữ được bản sắc riêng cho bản thân doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở các biện pháp quảng cáo và xúc tiến truyền thống, các doanh nghiệp lữ hành đang dần ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và Internet. Nhiều doanh nghiệp đã lập website như www.dulichvn.org.vn; www.vietnamtourism.com; để giới thiệu các thông tin cần thiết về doanh nghiệp, các chương trình du lịch mới cũng như tiện ích để khách hàng tiện liên lạc và đặt mua tour qua mail. Nhờ có hệ thống thương mại điện tử này mà các doanh nghiệp đã giảm được đáng kể các chi phí quảng cáo, giao dịch. Nếu như trước kia, việc giao dịch được tiến hành thông qua các đại lý du lịch hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài với phương tiện chủ yếu là fax và thư tín thương mại rất tốn kém về thời gian và tiền bạc thì nay, một nhân viên phòng Marketing du lịch có thể gửi rất nhiều thư chào tour và liên lạc đàm phán với khách hàng trong thời gian rất ngắn. Số lượng khách hàng của doanh nghiệp lữ hành nhờ đó cũng tăng lên kéo công việc làm ăn ngày càng phát triển. 3. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam Về tổ chức và quản lý mạng lưới kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam. Cơ chế chính sách nhà nước với hoạt động du lịch lữ hành Một số thủ tục hành chính về nhập cảnh xuất cảnh còn nhiều phiền hà dù đã được cải tiến nhiều. Giá một số dịch vụ bổ trợ cho du lịch như lệ phí visa, liên lạc viễn thông còn cao hơn khá nhiều so với mức trung bình trong khu vực. Tình trạng độc quyền ở một số ngành gây cản trở cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Hàng không Việt Nam do được độc quyền, nên giá vé máy bay nội địa cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, thường xuyên chậm chuyến, huỷ các chuyến bay, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam, đối xử bất bình đẳng với các hãng lữ hành trong việc đặt chỗ, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Một ví dụ điển hình là nếu các hãng lữ hành đã xác nhận chỗ mà thông báo huỷ thì bị phạt nhưng khi Hàng không tự ý huỷ chuyến bay đã thoả thuận thì lại không hề đền bù gì cho các hãng lữ hành. Việc áp dụng luật thuế VAT còn nhiều bất cập, một số thuế suất dịch vụ du lịch chưa phù hợp, gây trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành. Chính sách thuế, chính sách ưu đãi của nhà nước về vốn và đầu tư đối với ngành Du lịch còn ít được quan tâm. Các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính sách tiền lương còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tích luỹ vốn, đổi mới phương tiện và công nghệ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Một số chủ trương chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện thống nhất, đồng bộ giữa các ngành và địa phương. Trong đó, chính sách thống nhất giá cả đang được các doanh nghiệp lữ hành rất quan tâm, bởi cơ chế hai giá hiện nay đối với nhiều dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch, phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa khách du lịch quốc tế và nội địa, đã tạo nên hình ảnh không đẹp về du lịch Việt Nam. Dù vậy, việc thực hiện chính sách một giá này còn chậm trễ ở nhiều địa phương, cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Các thủ tục xuất nhập cảnh phải đơn giản hoá hơn nữa, đặc biệt là đối với các chương trình xuyên Đông Dương, Thái – Lào – Việt và các chương trình du lịch hợp tác với một số các nước khác trong khu vực. Du khách tham gia các tuyến du lịch này, dù theo đường biên giới hay đường biển hiện vẫn gặp một số khó khăn trong việc xin visa nhập cảnh hoặc quá cảnh. Thực tế này đang cản trở những nỗ lực liên kết ngành du lịch các nước ASEAN lại với nhau tạo nên những tour du lịch phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Cơ chế quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành Công tác quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoat động kinh doanh du lịch lữ hành còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành du lịch như Tổng cục du lịch và các Sở Du lịch, Sở Thương mại – Du lịch địa phương còn yếu kém, chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn. Trong nhiều trường hợp, Tổng cục du lịch can thiệp quá sâu vào ngành du lịch địa phương dẫn đến sự bị động, thiếu tự chủ của các Sở Du lịch, Thương mại – Du lịch đồng thời còn xảy ra tình trạng “tiền hậu bất nhất” trong các chính sách về du lịch ở địa phương. Ngược lại, do thiếu những hướng dẫn cụ thể từ phía Tổng cục du lịch nên mặc dù “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” đã được Chính phủ phê duyệt nhưng việc thực hiện ở các địa phương còn lộn xộn, thậm chí sai lệch so với Quy hoạch theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Điều này cản trở nghiêm trọng sự phát triển lâu dài và bền vững của du lịch nước ta. Bên cạnh đó, sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng về du lịch đã để hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng bát nháo trong một thời gian dài. Nhiều doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế nhưng vẫn hoạt động sai chức năng. Nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện nhưng vẫn tiến hành kinh doanh du lịch lữ hành hoặc lén lút hoặc công khai. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch lữ hành không được các Sở Du lịch, Thương mại – Du lịch tiến hành thường xuyên, có hiệu quả. Tinh hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch lữ hành Cạnh tranh quốc tế Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ngay trong khu vực ASEAN và trên thế giới trong khi khả năng cạnh tranh của chính các doanh nghiệp du lịch lữ hành nước ta còn nhiều hạn chế cả về vốn, kinh nghiệm và năng lực. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tuy đã phục hồi lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế 97-98 nhưng đã có xu hướng chững lại trong những năm gần đây. Nguyên nhân khách quan là từ bối cảnh kinh tế chính trị của thế giới hiện nay có nhiều xáo trộn. Cuộc khủng hoảng tài chính châu á vừa qua hay nguy cơ khủng hoảng năng lượng, công nghệ cao và suy thoái kinh tế toàn cầu đang đe doạ nhiều nền kinh tế, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Các quốc gia ASEAN đang đầu tư mạnh mẽ và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phục hồi đất nước sau khủng hoảng. Họ liên tiếp mở nhiều chiến dịch quảng bá lớn cho du lịch nước mình cũng như tạo thuận lợi tối đa để các doanh nghiệp lữ hành có thể chào mời những tour du lịch giá hạ nhưng rất hấp dẫn. Điều này tạo sức ép cạnh tranh rất lớn và đặt ngành du lịch lữ hành Việt Nam trước nguy cơ để mất những nguồn khách quốc tế quan trọng từ châu Âu và Bắc Mỹ. Tình hình chính trị thế giới bất ổn kể từ sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 cùng với hàng loạt vụ nổ bom đẫm máu tại khu du lịch nổi tiếng Bali (Indonesia) và Manila (Philipines) trong tháng 10/2002 càng góp phần làm ảm đạm thêm bức tranh du lịch lữ hành. Nhiều đoàn khách du lịch nhất là từ các nước phát triển đã huỷ các chuyến du lịch và hoãn những dự định du lịch đến Việt Nam vì lý do an ninh, khi mà hầu hết chuyến bay đến Việt Nam phải quá cảnh qua những nước Hồi giáo. Những cuộc kiểm tra hành khách đi máy bay gắt gao, thủ tục cấp visa được thắt chặt cũng khiến việc đi du lịch khó khăn hơn. Tuy vậy, một số tia hy vọng cho du lịch lữ hành Việt Nam lại loé lên khi cuối năm 2002, Việt Nam được bình chọn là điểm đến an toàn nhất của khu vực châu á - Thái Bình Dương. Tổng cục du lịch đang dự kiến tung ra khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến an toàn và thân thiện” song song với “Việt Nam - điểm đến của hiên niên kỷ mới”. Cùng với các chiến dịch quảng cáo mới trên phương tiện truyền thông nước ngoài như CNN (Mỹ) hay TV5 (Pháp), Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch hơn so với mặt bằng chung khu vực trong thời gian tới. Cạnh tranh trong nước Trong bối cảnh cạnh tranh du lịch quốc tế đang rất quyết liệt thì ngay trên thị trường nội địa, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh lữ hành cũng diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành và đi vào cuộc sống. Môi trường kinh doanh lữ hành còn nhiều lộn xộn. Tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, núp bóng, bán chức năng đang diễn ra tràn lan nhưng ngày càng tinh vi và phức tạp. Một số doanh nghiệp cạnh tranh thiếu lành mạnh, trốn thuế, phá giá, gây náo loạn thị trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc khác. Không chỉ có vậy, hành vi hạ giá tour để lôi kéo khách hàng bằng cách giảm chất lượng dịch vụ du lịch còn gây cho khách quốc tế ấn tượng không tốt về du lịch Việt Nam. Nhiều tổ chức, cá nhân không có giấy phép vẫn kinh doanh lữ hành quốc tế, mượn danh núp bóng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế khác để kinh doanh trái phép. Một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tự ý thành lập nhiều trung tâm du lịch mà không được phép của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, buông lỏng để các trung tâm này hoạt động phi pháp. Điều này đã tạo điều kiện cho các hãng lữ hành nước ngoài lợi dụng ép giá cũng như can thiệp sâu hơn vào hoạt động các doanh nghiệp Việt Nam, gây ra nhiều khó khăn trong kinh doanh lữ hành. Dẫn tới tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó không thể bỏ qua vai trò quản lý của nhà nước. Công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động lữ hành còn nhiều buông lỏng, chưa được tiến hành thường xuyên, triệt để. Việc xử lý không nghiêm các vi phạm cũng tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trái phép, coi thường kỷ cương phép nước. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành triển khai Pháp lệnh du lịch chậm ra đời đã phần nào ảnh hưởng đến công tác này. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng tình trạng cạnh tranh khốc liệt và không bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành bắt nguồn từ chính sự bị động và kém nhanh nhạy của các doanh nghiệp lữ hành. Cơ sở của cạnh tranh trong bất kỳ ngành nào cũng dựa trên giá cả và sản phẩm nhưng hiện nay nhìn vào tình hình kinh doanh lữ hành thì dường như các doanh nghiệp mới chú trọng vào việc giảm giá mà chưa tìm cách đa dạng hoá sản phẩm du lịch của mình. Các tour du lịch của các doanh nghiệp lữ hành thường na ná như nhau, không có tính đặc trưng rõ rệt, không khai thác và phát huy được triệt để lợi thế của mỗi vùng du lịch. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào những cố gắng giảm giá tour để tranh giành khách nhất định sẽ dẫn tới chất lượng các dịch vụ thành phần không thể đảm bảo được. Hậu quả là doanh nghiệp vừa chịu thiệt hại về mặt kinh tế do doanh thu thấp vừa mất uy tín với khách hàng. Như vậy, muốn cải thiện môi trường kinh doanh du lịch lữ hành thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược cạnh tranh của mình. Về chất lượng tour du lịch. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chất lượng sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành chưa cao. Một trong những yếu điểm lớn nhất là các loại hình tour du lịch còn kém phong phú, đa dạng, độc đáo, chưa mang đậm bản sắc dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam thường chủ yếu tham gia những tour đi thăm những cảnh quan nổi tiếng trên tầm quốc tế như: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế. Những hành trình có tính chất sinh hoạt văn hoá như hoà mình vào các lễ hội dân gian, các hoạt động văn nghệ truyền thống: quan họ, ca trù, chèo… hay về với thiên nhiên như thăm các miệt vườn, vườn chim vùng Tây Nam Bộ còn ít và chưa trở thành hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp. Vì vậy, các tour du lịch mà doanh nghiệp lữ hành Việt Nam chào mời khách quốc tế thường lặp lại, đơn điệu. Du khách nước ngoài sau khi đến nước ta không có nhiều người quay lại bởi chương trình năm sau chẳng có mấy nội dung mới mẻ. Hiện nay, có một bộ phận khách nước ngoài vào Việt Nam đi lẻ, mà chúng ta thường gọi là “Tây ba lô”, chứ không tham gia tour của doanh nghiệp lữ hành. Ngoài lý do, nội dung chương trình của các doanh nghiệp lữ hành còn chưa hấp dẫn và gò bó khách phải đi theo đoàn, còn phải kể đến vấn đề giá cả. Giá cả các tour du lịch vẫn chưa tương xứng với chất lượng mặc dù đã giảm nhiều so với vài năm trước do cạnh tranh khốc liệt. Một số dịch vụ như thuê phòng khách sạn, liên lạc viễn thông hay đi máy bay tuyến nội địa, giá còn cao và phân biệt đối xử với người nước ngoài. Tour du lịch mà các doanh nghiệp lữ hành hiện đang chào mời thường là ngắn ngày, chạy theo số lượng các điểm tham quan, chứ không chú trọng nhiều đến chất lượng các hoạt động du lịch của khách tại điểm đó. Du khách tham gia những tour này có cảm giác “cưỡi ngựa xem hoa”, không đảm bảo tính chất nghỉ ngơi, giải trí cần thiết của một chuyến du lịch. Ngược lại, ở một số tour, du khách lại phàn nàn rằng họ không biết sử dụng những thời gian rảnh rỗi, không đi theo đoàn vào việc gì ngoài mua sắm đồ lưu niệm trong khi những khu vui chơi giải trí tại các điểm du lịch còn rất thiếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của toàn bộ chuyến đi. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài yếu tố khách quan là cơ sở hạ tầng du lịch nước ta (trừ hệ thống khách sạn, nhà hàng) yếu kém còn do các doanh nghiệp lữ hành còn bị động trong việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như khảo sát bổ sung những tuyến du lịch mới, những chương trình mới hấp dẫn để đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí trong khi khả năng về vốn cũng như nhân lực còn hạn chế. Mặt khác, thiết kế được một tour du lịch mới rất khó khăn nhưng lại dễ dàng bị các doanh nghiệp lữ hành khác nhái lại bắt chước theo gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp chủ sở hữu chính đáng sản phẩm du lịch đó. Vì vậy, chỉ có một số ít doanh nghiệp lữ hành, thường là liên doanh với nước ngoài hoặc thuộc sở hữu nhà nước mới dám đầu tư vào công tác nghiên cứu thiết kế tour du lịch mới. Về công tác Marketing du lịch Nhiều doanh nghiệp còn chưa coi trọng công tác Marketing du lịch, ít đầu tư vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch, đặc biệt trên thị trường nước ngoài như tham gia các hội chợ triển lãm du lịch, khảo sát nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và tạo lập đối tác, nguồn khách, nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của du khách ở từng thị trường cụ thể. Công tác Marketing còn bị đồng hoá với hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp chưa có phòng Marketing hay Thị trường riêng mà gộp chung vào phòng Kinh doanh. Cũng có những doanh nghiệp mặc dù được cấp giấy phép lữ hành quốc tế nhưng thực tế chưa từng bước chân ra khỏi biên giới quốc gia để tìm thị trường, không có chiến lược Marketing cụ thể nào, nguồn khách nước ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế khác gửi đến hoặc lượng khách du lịch tự do và người nước ngoài đã vào trong nước. Kết quả là ít khách hàng, hiệu quả kinh doanh thấp. Dù được chính phủ và Tổng cục du lịch khuyến khích nhưng hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, những doanh nghiệp này thường không chủ động được về nguồn khách mà phụ thuộc phần lớn vào các hãng lữ hành nước ngoài, do đó lợi nhuận bị chia sẻ và thường bị đối tác chèn ép trong hoạt động kinh doanh. Ngoài nhận thức về Marketing chưa đúng, các doanh nghiệp lữ hành cũng bị hạn chế về vốn. Việc lập văn phòng đại diện du lịch để nghiên cứu thị trường ở nước ngoài rất tốn kém mà hiệu quả không thể chỉ trong một sớm một chiều mà có được. Nhiều doanh nghiệp trông chờ vào sự hỗ trợ về mặt tìm kiếm thị trường của chính phủ thông qua các tham tán thương mại ở nước ngoài nhưng hiện nay, hoạt động của những cơ quan ngoại giao này còn cứng nhắc, không đáp ứng được yêu cầu. Trên bình diện chung, hoạt động Marketing của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hướng ra thị trường nước ngoài còn mang tính tự phát, thiếu chiến lược tổng thể. Mỗi doanh nghiệp tự xây dựng chương trình quảng cáo và thể hiện theo cách riêng. Do đó không thể gây được ảnh hưởng tổng thể tới du khách để họ có ấn tượng sâu đậm về Việt Nam, không thể lẫn được với bất cứ quốc gia nào khác. Để làm được điều này các doanh nghiệp khó có thể tự làm được vì xây dựng hình ảnh chung tốt đẹp cho du lịch Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành du lịch và các ban ngành khác như: Văn hoá- Thông tin, Thương mại, Ngoại giao… Về chất lượng đội ngũ làm du lịch Lực lượng cán bộ làm công tác du lịch lữ hành hiện nay tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn trong tình trạng yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, chưa theo kịp sự phát triển của ngành du lịch. Phần lớn không được đào tạo chính quy mà từ chuyên môn khác được chuyển sang. Công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ du lịch lữ hành chưa được quan tâm và nâng lên ngang tầm với vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế. Cả nước hiện nay chỉ có cơ sở đào tạo chuyên ngành lớn nhất là Trường trung cấp du lịch và các khoa Du lịch tại các trường đại học khác. Đội ngũ hướng dẫn viên phần nhiều chưa được đào tạo về nghiệp vụ, chưa chủ động trau dồi kiến thức chung và ngoại ngữ. Việc cấp thẻ hướng dẫn viên chuyên nghiệp là một yêu cầu rất bức xúc trong tình hình hiện nay nhằm tạo điều kiện cho việc lập lại trật tự kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu đối với một hướng dẫn viên chuyên nghiệp quá ngặt nghèo, đòi hỏi phải có bằng cấp chuyên môn tại cơ sở đào tạo quy định. Trong khi đó, hệ thống trường đào tạo, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo bồi dưỡng hướng dẫn viên chưa được tiêu chuẩn hoá. Chất lượng đào tạo hướng dẫn viên của một số cơ sở còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, lực lượng hướng dẫn viên hiện tuy nhiều nhưng số lượng đáp ứng được yêu cầu về hướng dẫn viên chuyên nghiệp còn quá ít.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4 - Chuong II.doc
  • doc1 - Muc luc.doc
  • doc2 - Loi noi dau.doc
  • doc3 - Chuong I.doc
  • doc5 - Chuong III.doc
  • doc6 - Ket Luan.doc
  • doc7 - Tai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan