Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, từ việc phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số nước tiêu biểu trên thế giới, luận văn đã tập trung tổng hợp, phân tích một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của thuế GTGT nhằm hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra. Cụ thể là:
1. Trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học và logic, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết chung về thuế và thuế GTGT, đặc biệt đã chỉ rõ tính ưu việt của sắc thuế hiện đại này nhằm làm cơ sở lý luận cho những phân tích và đánh giá về thuế GTGT.
2. Chọn lọc phân tích tình hình áp dụng thuế GTGT của một số nước tiêu biểu, khái quát các bài học về quá trình tạo lập môi trường áp dụng, về công tác điều hành quản lý, về các điều kiện khác có liên quan đưa ra các kinh nghiệm tham khảo cho việc hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam.
3. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện thuế GTGT ở Việt Nam, luận văn đã chỉ rõ những hạn chế cơ bản và đề ra một số giải pháp trong việc hoàn thiện môi trường cũng như hoàn thiện Luật cùng các công cụ hỗ trợ khác nhằm hoàn thiện thuế GTGT phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với nền kinh tế - tài chính khu vực và quốc tế.
Việc chọn lựa đề tài xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, từ việc lúng túng trong việc thực thi Luật thuế GTGT của các doanh nghiệp cũng như tình trạng vi phạm pháp luật trong việc hoàn thuế GTGT gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong thời gian qua và mong muốn góp một số ý kiến trong việc hoàn thiện Luật thuế GTGT ở nước ta, tạo một sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp đồng thời hạn chế bớt tình trạng vi phạm phạm luật trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tuy nhiên đây là vấn đề mới mẻ còn nhiều ý kiến tranh luận, trước một thực tế cụ thể gắn liền với thời gian và tính phức tạp của nền kinh tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
134 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng hoá chịu thuế TTĐB vào đối tượng chịu thuế GTGT sẽ mang lại một số thuận lợi sau: Thứ nhất sẽ làm cho doanh nghiệp được quyền khấu trừ thuế GTGT đầu vào, làm cho thuế GTGT được nối lại sự liên hoàn mà trước đây đã bị gián đoạn. Thứ hai, vì những HH-DV chịu thuế TTĐB là những HH-DV không thiết yếu, không khuyến khích sản xuất, tiêu dùng nên đưa vào diện đối tượng chịu thuế là hợp lý, vừa phù hợp với qui định của các quốc gia trên thế giới vừa đảm bảo cho nguồn thu của NSNN trong điều kiện chúng ta phải cắt giảm dần thuế NK như hiện nay. Hơn nữa, cần bỏ việc khấu trừ khống với tỷ lệ 1% đối với những cơ sở kinh doanh mua hàng hoá chịu thuế TTĐB về kinh doanh, một hình thức khấu trừ mang tính áp đặt, duy ý chí không đảm bảo tính khoa học.
Ta có một ví dụ minh hoạ sau:
Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu trong nước hiện tại qui định thuế suất thuế TTDDB là 45%, giả sử giá bán một bao thuốc lá loại này trên thị trường là 6.000đồng.
Thuế TTĐB = 6.000/ (1 + 0,45) x 0,45 = 1.832 đồng
Giá bán chưa có thuế TTĐB = 6.000 - 1.862 = 4.138 đồng
Khi đánh thuế GTGT thuế suất 10% và giữ nguyên giá bán trên thị trường, thì giá bán chưa có thuế GTGT = 6.000/ (1 + 0,1) = 5.454,5đ
Thuế GTGT = 6.000 - 5.454,5 = 545,5 đồng
Gọi thuế suất thuế TTĐB là t, ta có: 5.454,5/(1 + t) = 4.138đồng Þ t = 31,8%.
Như vậy, nếu chỉ thu thuế TTĐB, số thuế thu được trên 1 bao thuốc lá là 1.862 đồng, khi chuyển sang thu cả hai loại thuế thì số thuế phải nộp là: 545,5 + (5.454,5 – 4.138) = 1.862 đồng. Vậy tổng số thuế phải nộp của các đơn vị kinh doanh là không đổi.
Nếu bao thuốc lá này được bán cho một doanh nghiệp khác, họ bán ra với giá chưa có thuế GTGT là 6.000 đồng (mua vào với giá chưa có thuế GTGT là 5.454,5 đồng). Khâu tiếp theo này, thuốc lá không chịu thuế TTĐB nữa mà chỉ chịu thuế GTTT và giả sử vẫn với thuế suất 10%, ta có: Thuế GTGT phải nộp = 6.000 x 10% - 545,5 = 54.5 đồng.
Từ ví dụ này ta thấy rằng: Cùng với việc thay đổi như đã trình bày ở trên, luật thuế TTĐB cũng phải có những thay đổi cần thiết như vấn đề hạ thuế suất thuế TTĐB để sao cho tổng nghĩa vụ về thuế (bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB) không có biến động lớn nhưng doanh nghiệp vẫn có quyền khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Một số dịch vụ xuất khẩu (trừ dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài).
Trong quá trình thúc đẩy hội nhập quốc tế hiện nay, Nhà nước nên đưa các dịch vụ xuất khẩu vào diện chịu thuế GTGT, áp dụng thuế suất 0% và được hoàn thuế như hàng hoá xuất khẩu. Bởi trong bối cảnh toàn cầu hoá thì các hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc biệt là dịch vụ xuất khẩu đã tạo ra những GTGT đáng kể, nên việc đưa các hoạt động này vào diện chịu thuế GTGT là cần thiết và hợp lý, phù hợp cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn, đồng thời cũng tăng khả năng cạnh tranh của các dịch vụ này trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, dịch vụ là một loại hàng hoá vô hình rất khó xác định nên khó kiểm soát được thực tế có xuất khẩu hay không, vì vậy rất có thể bị lợi dụng để được hoàn thuế đầu vào khống làm thất thoát tiền của NSNN. Vì vậy, trước mắt chỉ nên áp dụng thuế GTGT đối với những dịch vụ có thể vật chất hoá được. Bên cạnh đó cần có qui định rõ ràng và chặt chẽ về việc xác định tính thực tế xuất khẩu của dịch vụ như ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài, nơi được cung cấp dịch vụ, hoá đơn, các chứng từ liên quan, xác nhận thanh toán qua ngân hàng...
+ In các loại sách báo tạp chí:
Việc chuyển các sản phẩm in từ đối tượng được miễn thuế GTGT
sang đối tượng chịu thuế GTGT vừa đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT vừa đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường cạnh tranh.
+ Thu hẹp đối tượng chịu thuế là các hộ kinh doanh cá thể:
Sở dĩ hiện nay có hai phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp; qui định khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ ấn định, qui định hai loại hoá đơn (hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng) là xuất phát từ việc xác định đối tượng nộp thuế GTGT quá rộng, đặc biệt trong đó đối tượng nộp thuế GTGT là hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn. Qua thực tiễn áp dụng các qui định được coi là hệ quả phái sinh của việc qui định đối tượng nộp thuế GTGT đã gây nhiều sự hỗn độn trong đời sống kinh tế. Vì vậy để loại bỏ bớt những qui định này, Nhà nước nên thu hẹp đối tượng nộp thuế GTGT bằng cách qui định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể như nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Việt Nam có trên 1500 nghìn hộ kinh doanh (chiếm gần 90% đối tượng nộp thuế GTGT) với qui mô nhỏ, trình độ quản lý kinh doanh và hạch toán thấp, chưa có đủ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, số thuế GTGT nộp của các đối tượng này chỉ chiếm gần 20% tổng số thu về thuế GTGT. Họ chủ yếu kinh doanh thương mại ở khâu bán lẻ cuối cùng đến người tiêu dùng, nộp thuế GTGT theo phương pháp tính thuế trực tiếp, việc xác định thuế GTGT để tính cho các đối tượng này không có đủ căn cứ nên phải tính thuế theo tỷ lệ phần trăm ấn định trên doanh thu hoặc ấn định mức thuế khoán ổn định từ sáu tháng đến một năm. Nếu quản lý không tốt, mức thuế khoán không sát với doanh thu thực tế sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, gây thất thu cho NSNN. Giải quyết vấn đề này, hầu hết các nước trên thế giới áp dụng ngưỡng tính thuế, đưa các cơ sở kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng tính thuế sẽ chuyển sang áp dụng thuế khoán ấn định trên doanh thu, còn những hộ kinh doanh cá thể còn lại bắt buộc phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán chứng từ hoá đơn để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ HH-DV không mang tính thương mại:
Việc đưa hàng hoá đặc biệt như các bộ phận nhân tạo dùng cho người bệnh, người tàn tật; chân tay giả, van tim…để chữa bệnh (trước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%) vào đối tượng được miễn thuế GTGT thể hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người bệnh, người tàn tật vì những đối tượng tiêu dùng trong trường hợp này đã được xác định và sự ưu đãi này có thể đến được người tiêu dùng cuối cùng là người tàn tật...
Tại khoản 9 điều 4 qui định “hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim tài liệu” thuộc đối tượng được miễn thuế. Tuy nhiên, những hoạt động như thế nào được coi là không nhằm mục đích kinh doanh và lý do vì sao các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim tài liệu lại không phải chịu thuế GTGT. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này nhằm tìm kiếm lợi nhuận như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khác và thực tế những năm gần đây đã cho thấy đây là những ngành siêu lợi nhuận. Vì vậy việc miễn thuế cho những đối tượng này là chưa đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa các tổ chức cá nhân SX-KD trong nền kinh tế.
- Về thuế suất:
Lý luận về thuế cũng như thực tiễn áp dụng thuế GTGT đã chứng minh rằng nếu thuế GTGT càng ít thuế suất thì càng dễ áp dụng. Áp dụng thuế GTGT với một thuế suất thống nhất khắc phục được nguy cơ gian lận trốn và tránh thuế sinh ra từ việc nhập nhằng về thuế suất vì nếu chỉ còn một thuế suất thì các doanh nghiệp sẽ không còn cơ hội để đánh tráo giữa thuế suất cao và thuế suất thấp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh nhiều HH-DV chịu các mức thuế suất khác nhau. Thực tế áp dụng thuế GTGT ở nước ta đã cho thấy nhiều doanh nghiệp khi tính thuế đầu vào được khấu trừ đã tìm cách luồn thuế GTGT đầu vào bằng cách tính ở mức thuế suất cao để được khấu trừ nhiều thuế GTGT, ngược lại khi tính thuế đầu ra sẽ áp dụng mức thuế suất thấp nhằm giảm số thuế GTGT phải nộp, dẫn đến không chính xác trong việc xác định mức độ nghĩa vụ thuế GTGT. Mặt khác chi phí quản lý thuế do thực hiện việc hoàn thuế cũng rất cao . Song do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, hiệu quả thấp. Để tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo luật thuế phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời dần điều chỉnh về một mức thuế suất thống nhất, thuế suất thuế GTGT hiện nay nên điều chỉnh theo hướng vẫn lựa chọn hệ thống nhiều thuế suất, nhưng số lượng giảm xuống hai mức thuế suất dương là 5% và 10% (không tính mức thuế suất 0%). Trong tương lai, sẽ chỉ áp dụng một mức thuế suất 10%.
Quy định áp dụng mức thuế suất 0% cho cả dịch vụ xuất khẩu. Nhưng xuất phát từ thực tiễn quản lý của Nhà nước nên trước mắt chỉ áp dụng mức thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu có thể vật chất hoá được.
Đối với mức thuế suất 5% chỉ áp dụng cho một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu còn đại bộ phận các hoạt động cung ứng HH-DV khác đều áp dụng thuế suất 10%.
Bỏ mức thuế suất 20%, bởi vì đây là mức thu quá cao và thực tế cũng chỉ áp dụng đối với một số hoạt động rất hạn chế. Hơn nữa, việc áp dụng thuế suất 20% đối với dịch vụ môi giới thực tế là không có hiệu quả vì thuế suất cao gấp đôi các dịch vụ khác đã làm cho các đối tượng nộp thuế tìm cách biến tấu chuyển sang hình thức dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn... để hưởng thuế suất thấp hơn.
- Phương pháp tính thuế:
Qua thực tiễn áp dụng thuế GTGT cho thấy phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT đã không có mấy tác dụng mà thậm chí còn phản ánh sai lệch nghĩa vụ thuế GTGT cũng như bản chất của thuế GTGT và đưa đến nhiều hậu quả phái sinh tiêu cực khác. Mặt khác phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT chỉ tồn tại trên phương diện lý thuyết, ít có ý nghĩa thực tế. Hơn nữa nếu luật thuế GTGT xác định lại đối tượng nộp thuế bằng cách đưa ra ngưỡng chịu thuế GTGT thì phương pháp tính thuế này không còn lý do để tồn tại. Vì vậy, luật thuế chỉ cần qui định một phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.
- Khấu trừ thuế:
Điểm khác biệt cơ bản giữa thuế GTGT với các loại thuế khác đó là cơ chế khấu trừ thuế. Vì vậy khấu trừ thuế là một nội dung hết sức quan trọng
của luật thuế GTGT, nên luật thuế GTGT cần xác định cụ thể các vấn đề sau:
+ Để đảm bảo về mặt pháp lý cũng như bản chất liên hoàn của thuế GTGT, luật thuế cần chuẩn hoá các qui định về nguyên tắc khấu trừ thuế nhằm tạo kỷ cương trong khấu trừ thuế, hạn chế việc gian lận, lợi dụng để chiếm đoạt tiền của NSNN, cụ thể:
Chỉ khấu trừ thuế đầu vào cho các hoạt động chịu thuế GTGT.
Có thu mới khấu trừ, không khấu trừ khống.
Mua HH-DV không có hoá đơn chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp thì không được khấu trừ.
+ Qui định rõ nguyên tắc xác định số tiền được khấu trừ: Số tiền có quyền khấu trừ là số thuế đầu vào tính trên một sản phẩm HH-DV mua vào và còn tuỳ thuộc vào nghiệp vụ đó được khấu trừ toàn bộ hay một phần.
+ Qui định cụ thể các căn cứ xác định số thuế được khấu trừ, cụ thể đó là hoá đơn GTGT khi mua hàng; biên lai nộp thuế trong trường hợp nhập khẩu hoặc phiếu xuất kho trong trường hợp HH-DV doanh nghiệp tự cung ứng.
+ Để đảm bảo quyền đòi lại thuế của doanh nghiệp, cần qui định hình thức khấu trừ vào số thuế phải nộp ở kỳ sau trong trường hợp nghiệp vụ chịu thuế GTGT bị huỷ bỏ hoặc không được trả tiền, tức thuế GTGT đã trả vào lúc diễn ra hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng sau đó bị huỷ bỏ hoặc không được trả tiền.
Bên cạnh những điểm cần chuẩn hoá, luật thuế GTGT nên bỏ những qui định khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ đối với trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá thuộc diện nộp thuế TTĐB.
- Hoàn thuế:
Để hạn chế bớt việc lợi dụng cơ chế hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền của NSNN, trước hết tất cả các trường hợp được hoàn thuế GTGT phải qui định cụ thể chính xác trong luật thuế GTGT, không để tình trạng như hiện nay cũng là đối tượng được hoàn thuế nhưng có đối tượng được qui định trong luật, có đối tượng lại được qui định ở các văn bản dưới luật.
Nên thu hẹp diện được hoàn thuế, chỉ áp dụng cho các đối tượng xuất khẩu HH-DV và doanh nghiệp mới thành lập có đầu tư mới tài sản cố định.
Nếu còn qui định cơ sở kinh doanh trong ba tháng liên tiếp trở lên có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế ra thì nên qui định một ngưỡng nhất định mới được hoàn thuế, nếu dưới ngưỡng thì tiếp tục cho chuyển kỳ sau để khấu trừ, nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của cả cơ quan thuế lẫn đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, cũng nên điều chỉnh thời gian qui định từ 3 tháng liên tiếp lên một năm. Lý do vì các trường hợp thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra chỉ là cá biệt và xảy ra trong một thời gian nhất định do doanh nghiệp có giá trị HH-DV mua vào lớn hơn giá trị HH-DV bán ra, nhưng nếu tính theo một chu kỳ sản xuất kinh doanh thì sẽ không phát sinh trường hợp này.
Nên đưa ra khỏi diện được hoàn thuế đối tượng là các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, các tổ chức sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân nước ngoài để mua HH-DV tại Việt Nam. Bởi vì việc qui định các đối tượng hoàn thuế không thể căn cứ vào nguồn gốc tài chính. Còn vì lý do khuyến khích hay ưu đãi trong việc sử dụng các nguồn vốn này thì nên áp dụng các cơ chế khác.
- Kê khai, nộp thuế GTGT:
Tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế là yếu tố then chốt cơ bản quyết định sự thành công của quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế. Đặc biệt với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế cũng như sự phong phú của các loại hình kinh doanh khác nhau trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các đối tượng nộp thuế đã tăng lên rất nhiều về số lượng thì sự tự giác nộp thuế càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì vậy đa số các nước trên thế giới đều qui định đối tượng nộp thuế tự kê khai và nộp thuế theo kê khai của mình thay cho việc cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế. Qui định này phù hợp với mục tiêu hiệu quả trong quản lý thuế. Bởi thực hiện cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế sẽ chuyển trách nhiệm pháp lý cho đối tượng nộp thuế về những thông tin trong tờ khai thuế của họ và với qui định xử phạt phù hợp sẽ góp phần tăng cường ý thức tuân thủ nghiêm luật thuế. Bên cạnh đó cơ chế này cũng sẽ làm rút ngắn đi thời gian nộp thuế vào NSNN, và điều quan trọng hơn cả là đảm bảo tính tích cực chủ động của đối tượng nộp nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, một yếu tố hết sức cơ bản để đảm bảo tập trung nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng đây là một “con dao hai lưỡi”. Để hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình kê khai nộp thuế này, cần qui định bắt buộc hình thức nộp thuế qua Ngân hàng, hạn chế hình thức thanh toán bằng tiền mặt, vừa đảm bảo thu thuế nhanh chóng, thuận tiện vừa tạo điều kiện để Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, phải có những chế tài phạt thật nghiêm khắc đối với những trường hợp gian lận thuế như truy thu và phạt gấp đôi số thuế đã gian lận, nếu nghiêm trọng thì có thể truy tố trước pháp luật…
- Quyết toán thuế:
Khi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế vào NSNN thì việc quyết toán thuế trở nên hết sức quan trọng và nó không còn mang tính chất thủ tục hành chính nữa. Đặc biệt trong trường hợp quyết toán không theo định kỳ hàng năm (quyết toán khi đóng mã số thuế) tức khi có quyết định giải thể, phá sản doanh nghiệp, chia, tách, sáp nhập... thì việc quyết toán thuế còn liên quan đến việc giải phóng nghĩa vụ thuế.
3.2.2: Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi thuế GTGT:
Để nâng cao hiệu quả của thuế GTGT trong đời sống kinh tế bên cạnh việc sửa đổi và bổ sung luật thuế cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế thực thi thuế cũng như các vấn đề khác liên quan:
3.2.2.1: Hoàn thiện bộ máy hành chính thuế:
Để đáp ứng được các mục tiêu của cải cách thuế bước II, bộ máy hành chính quản lý thuế cần phải nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ thu, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các luật thuế và chế độ thu phù hợp với nội dung, yêu cầu cải cách hệ thống thuế. Nhằm đạt được mục tiêu đó, trước mắt vẫn giữ mô hình cơ quan thuế trực thuộc Bộ Tài chính nhưng cần phải tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý thuế theo hướng nâng cao vị trí độc lập của ngành thuế bằng việc bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan thuế, đặc biệt là Tổng cục thuế phù hợp với nội dung quản lý Nhà nước về thuế trong điều kiện hiện nay, cũng như tính tự chịu trách nhiệm của Tổng cục thuế trước Bộ Tài chính. Cụ thể là:
- Để nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu thuế, bộ máy quản lý thuế ở địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc song trùng lãnh đạo. Tuy nhiên, cần thiết phải qui định rõ nội dung, giới hạn song trùng lãnh đạo, đảm bảo chính quyền địa phương lãnh đạo, cơ quan thuế thực thi đúng pháp luật của Nhà nước.
- Về phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế: nên phân cấp Cục và cấp Chi cục trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, Tổng cục không nên trực tiếp quản lý bất kể một đối tượng nộp thuế nào. Cấp Cục trực tiếp quản lý các doanh nghiệp, Chi cục chủ yếu quản lý hộ kinh doanh cá thể. Trong giai đoạn đầu một số doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã chuyển đổi… quá nhỏ, lại ở quá xa Cục thuế thì Cục thuế có thể uỷ nhiệm cho Chi cục quản lý.
- Về tổ chức bộ máy văn phòng Tổng cục thuế: để tạo điều kiện giám sát và hỗ trợ 620 Chi cục trưởng và trên 600 trưởng phòng ở 61 cục thuế (đây là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong bộ máy quản lý thuế), văn phòng Tổng cục thuế cần phải có 3 cấp: Tổng cục, Vụ và Phòng.
- Ngoài ra, mô hình tổ chức ngành thuế nên thay đổi theo hướng tập trung vào đối tượng nộp thuế và xây dựng theo mô hình chức năng: cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế, thu thuế, thanh tra, kiểm tra, xử lý cưỡng chế thuế, cơ sở dữ liệu thông tin quản lý thuế. Việc chuyển đổi từ mô hình quản lý chủ yếu theo sắc thuế hiện nay sang mô hình quản lý theo chức năng cần được thực hiện dần từng bước, phù hợp với tiến trình cải cách các luật thuế. Cụ thể trước mắt ở Tổng cục thuế vẫn cần thiết quản lý theo đối tượng: quốc doanh, đầu tư nước ngoài, ngoài quốc doanh kết hợp với sắc thuế. Tổ chức bộ máy của Cục thuế cần thiết phải kết hợp giữa chức năng và đối tượng. Đối với cấp Chi cục nên tổ chức kết hợp giữa địa bàn và chức năng.
- Kinh nghiệm các nước cho thấy rằng khi chuyển sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế thì việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế đều hình thành và được chú trọng phát triển, vì vậy ngoài những vấn đề về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý thuế, trong bộ máy hành chính thuế cần thành lập phòng tư vấn thuế. Đồng thời để đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính thuế cần phải có đội ngũ cán bộ công chức thuế giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo kĩ năng làm việc, kĩ năng quản lý, có trình độ tin học và ngoại ngữ. Do đó công tác đào tạo cán bộ thuế cần được chú trọng vào những công việc như xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo chuyên ngành thuế cho từng ngạch công chức, từng loại công chức thống nhất trong cả nước và tập trung đào tạo cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế. Để đáp ứng được những yêu cầu này trong bộ máy quản lý thuế mà cụ thể là ở Tổng cục thuế cần thành lập Trung tâm bồi dưỡng cán bộ thuế và phát triển thành Trường đào tạo cán bộ thuế Nhà nước.
3.2.2.2: Cải cách mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế .
Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và luôn được quy định trong luật thuế. Đặc biệt khi thực hiện mô hình quản lý thuế tối ưu và hiện đại là mô hình tổ chức theo các chức năng thì chức năng thanh tra kiểm tra lại càng giữ một vai trò quan trọng. Để đảm bảo cho cơ chế tự kê khai nộp thuế hoạt động hiệu quả, chức năng thanh tra, kiểm tra càng cần phải được tăng cường. Trong đó mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế và gian lận thương mại để trốn và lậu thuế cũng như giảm xuống mức thấp nhất sự chênh lệch giữa số thuế đối tượng tự kê khai và số thuế phải nộp theo luật thuế. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Toà án, Viện kiểm sát … trong việc quản lý thuế GTGT. Trong tình hình hiện nay cần chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu qua đường biên giới đất liền sang Trung Quốc, tăng cường biện pháp quản lý giám sát chặt chẽ việc xác nhận hàng hoá thực tế xuất khẩu, chặn đứng hiện tượng quay vòng hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu khống.
3.2.2.3. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế bằng công cụ tin học.
Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, quản lý thuế bằng công cụ tin học được đặt ra như một tất yếu và đây là bước đột phá lớn của ngành thuế. Hiện tại lưc lượng chuyên làm công tác máy tính ở các địa phương còn mỏng, các cục thuế chưa thành lập phòng hoặc tổ máy tính mà hoạt động chung với phòng kế hoạch - kế toán - thống kê với số lượng khoảng từ 2 đến 3 cán bộ nên công việc hết sức vất vả nhất là đối với các tỉnh có địa bàn hành chính rộng, có số thu lớn và có nhiều chi cục trực thuộc ở cách xa. Hơn nữa, hầu hết đội ngũ cán bộ chi cục làm công tác máy tính được chuyển từ các bộ phận khác sang nên việc sử dụng máy tính còn nhiều hạn chế, dễ gây sai sót trong viêc quản lý thuế.
Về trang thiết bị máy tính các cơ quan quản lý thuế được cung cấp tương đối đầy đủ, song sự phân phối thiết bị mang tính chất cào bằng, ở những địa phương có địa bàn rộng, số thu lớn cần nhiều máy tính thì không đủ máy tính, còn những địa bàn số thu ít lại thừa máy tính hoặc sử dụng không đúng mục đích hoặc không phát huy hết tính năng của máy tính dẫn đến sự khập khiễng lớn trong việc sử dụng máy tính
Các phần mềm ứng dụng trong công tác truyền tin ở một số nơi được sử dụng chưa có hiệu quả, chức năng truyền tin hiện nay chỉ thực hiện để truyền dữ liệu mã số thuế và báo cáo nhanh từ cục thuế về Tổng cục thuế, còn lại công việc truyền dữ liệu từ chi cục về cục hầu như chưa được thực hiện. Có một số địa phương măc dù đã được trang bị đầy đủ máy tính cấu hình cao, có modem truyền tin nhưng ít khi thực hiện việc thông tin theo đường truyền tin.
Ngoài các vấn đề nêu trên thì công tác đào tạo cán bộ làm công tác tin học những năm trở lại đây tuy đã được Tổng cục Thuế quan tâm, nhưng chất lượng chưa cao, nhiều khoá học chỉ mang tính chất giới thiệu chương trình không đi sâu thực tế nên việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn còn khó khăn.
Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chuyên ngành như các chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lý hoá đơn, tính thuế, theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế… vì đây là các chương trình quản lý chính theo đặc thù của ngành thuế. Công việc truyền số liệu cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế.
Thứ hai, Ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa giới hành chính rộng, có số thu lớn nhằm giảm bớt công việc thủ công, phát triển tin học một cách đồng bộ đến tất cả các địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế.
Thứ ba, Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tin học, phải tiến hành đào tạo thường xuyên và chất lượng đào tạo phải được đặt lên hàng đầu, nên đào tạo theo nhiều trình độ khác nhau như đào tạo các cán bộ theo trình độ cao để có thể thiết kế hoặc quản lý các dự án tin học lớn trong ngành, đào tạo cán bộ quản lý và triển khai ứng dụng, đào tạo cán bộ sử dụng chương trình ứng dụng cho cán bộ không chuyên hiện đang làm việc ở các phòng ban khác.
Thứ tư, Thực hiện nối mạng giữa cơ quan thuế với đối tượng nộp thuế và cơ quan quản lý chức năng khác để luôn có đầy đủ những thông tin và dữ liệu cần thiết giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, phục vụ cho công tác quản lý thuế. Cụ thể phải thiết kế cơ sở dữ liệu chung, thống nhất cho ngành thuế. Cơ sở dữ liệu này là các thông tin liên quan đến hoạt động SX-KD (cụ thể là hóa đơn chứng từ, văn bản được số hoá) của các doanh nghiệp, được cập nhật thường xuyên, kịp thời vào mạng. Cơ quan quản lý thuế không cần đến tận nơi mà dựa trên cơ sở dữ liệu này vẫn có thể kiểm tra, kiểm soát được hoạt động SX-KD, số thuế đã nộp, phải nộp của các cơ sở kinh doanh, từ đó mới xét hoàn thuế tránh trường hợp thuế không nộp mà vẫn được hoàn.
Công nghệ thông tin ứng dụng trong công tác điều hành và quản lý thuế là một lĩnh vực tương đối mới và còn rất nhiều phức tạp, vì vậy cần phải có những giải pháp để phát huy những yếu tố tích cực, từng bước thực hiện chủ trương ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành, từng bước hiện đại hoá công tác hành thu góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính thuế trong giai đoạn tới.
3.2.2.4. Tăng cường công tác quản lý chứng từ, hoá đơn GTGT.
Hoá đơn GTGT là căn cứ pháp lý để xác định cụ thể phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế GTGT, như xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước và số thuế GTGT được hoàn. Để hạn chế bớt các hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng chứng từ hoá đơn ở nước ta hiện nay cần đẩy mạnh các biện pháp sau:
Thứ nhất, cùng với việc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in là việc đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát loại hoá đơn này. Nhưng chúng ta cũng cần phải thấy rằng, trong cơ chế vận hành của thuế GTGT thì hoá đơn GTGT có một vị thế pháp lý khác so với những hoá đơn thông thường, nó không chỉ đơn thuần là hình thức pháp lý để thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, mà hoá đơn GTGT “phải được coi như một loại ấn chỉ đặc biệt có giá trị ngang tiền”. Trong thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong gần ba năm qua đã chứng minh rằng, nhờ sự in ấn giả, mua bán vòng vèo, ghi chép gian lận hoá đơn GTGT mà có những doanh nghiệp không cần phải “lao tâm khổ tứ” trong hoạt động kinh doanh mà vẫn đem lại những “món hời khổng lồ” thông qua cơ chế khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT. Trong những trường hợp này hoá đơn GTGTđã nghiễm nhiên trở thành những ấn chỉ có giá trị ngang tiền nhưng có “mệnh giá ” vô hạn. Vì vậy việc cần đặt ra những chế tài nghiêm khắc riêng có cho hoá đơn GTGT trong những trường hợp vi phạm là vô cùng cần thiết khi áp dụng cơ chế cho doanh nghiệp tự in hoá đơn.
Cuối cùng, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là cơ chế kiểm tra, giám sát việc tự in, quản lí và sử dụng hoá đơn tự in cũng như điều kiện phương tiện vật chất kĩ thuật để thực hiện sự kiểm tra, giám sát này. Bởi một thực tế đã cho thấy rằng: nếu ở đâu và khi nào công tác quản lí không tương xứng với yêu cầu quản lí thì ở đó sẽ là một hiểm hoạ lớn đối với nền kinh tế. Nếu chúng ta cho phép tất cả các doanh nghiệp đều được quyền tự in hoá đơn và khuyến khích quyền này trong khi chúng ta không thể và cũng chưa có điều kiện kiểm tra, giám sát chặt chễ được thì rất có thể sẽ đem lại những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy cũng đã có rất nhiều người lo ngại rằng việc cho doanh nghiệp tự in hoá đơn trong điều kiện hiện nay rất có thể chỉ là “tảng băng chìm thay cho tảng băng nổi mà thôi”.
Mặc dù xung quanh việc cho phép doanh nghiệp tự in hoá đơn còn tồn tại nhiều sự khác nhau trong nhận thức, song một điều chắc chắn rằng là sẽ hạn chế được nạn hoá đơn giả ở nước ta hiện nay. Bởi những hoá đơn này sẽ gắn liền với những giá trị tự thân của doanh nghiệp, đưa lại cho doanh nghiệp những giá trị tinh thần nhất định nên tất yếu doanh nghiệp sẽ có ý thức cao trong việc quản lí, sử dụng các hoá đơn tự in. Mặt khác việc cho các doanh nghiệp tự in hoá đơn và quản lý sử dụng hoá đơn của mình sẽ đảm bảo cơ chế mở rộng quyền gắn liền với trách nhiệm - một cơ chế hiện nay đang được đặc biệt coi trọng trong quản lí kinh tế. Nhưng một vấn đề khác lại được đặt ra, không ai có thể dám chắc rằng việc cho doanh nghiệp tự in hoá đơn giảm bớt sự gian lận và trốn thuế GTGT. Chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn là hoàn toàn đúng nhưng vấn đề không dừng ở lại đó mà điều cơ bản là cần phải có một cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với việc in và sử dụng loại hoá đơn này.
Thứ hai: Nhà nước cần công bố giá trị pháp lý của hoá đơn bán hàng đối với nguời tiêu dùng HH-DV, đồng thời khuyến khích các biện pháp kinh tế cho nguời tiêu dùng nhận hoá đơn khi mua hàng. Thực tiễn qua ba năm triển khai Luật thuế GTGT ở nước ta đã phát sinh khá nhiều vướng mắc, trong đó một vấn đề lớn nổi lên là tình trạng người tiêu dùng không lấy hóa đơn khi mua hàng và một số doanh nghiêp đã lợi dụng điều này để tranh thủ khấu trừ thuế hoặc xin hoàn thuế bằng thủ đoạn hợp thức hoá chứng từ đầu vào, gây nhiều khó khăn cho công tác thu thuế và hạn chế tính ưu việt của thuế GTGT. Tuy nhiên ở nước ta những kinh nghiệm trên dường như rất có ít tác dụng và thực tế cũng chưa có luật nào qui định về trách nhiệm phục vụ khách hàng tiêu dùng gắn với việc xuất hoá đơn bán hàng. Những biện pháp khuyến khích người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng chưa được chú ý đúng mức. Ngược lại, người không chịu thuế GTGT là các doanh nghiệp lại rất muốn lấy hoá đơn nhiều hơn thực tế phát sinh nhằm xin hoàn thuế khống của Nhà nước. Nguyên nhân chính chủ yếu là lợi ích của các bên tham gia là Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng chưa có những vị trí đúng với vai trò của họ. Nhiều doanh nghiệp do theo đuổi mục đích lợi nhuận nên họ không ngần ngại khai khống thuế GTGT đầu vào để xin hoàn thuế. Người tiêu dùng là người “thực sự ” nộp thuế GTGT nhưng không có lợi ích gì hơn khi lấy hoá đơn so với không lấy hoá đơn. Nhà nước là người thu thuế nhưng nhờ doanh nghiệp thu hộ, và còn thiếu các cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh tế phát sinh. Mâu thuẫn ở đây chủ yếu là giữa doanh nghiệp và Nhà nước để phân định số thuế phải nộp. Người chịu thuế là người tiêu dùng không tham gia mạnh mẽ vào quy trình này do đó không thể nắm chắc các doanh nghiệp có thực sự nộp đủ số thuế mà người tiêu dùng trả cho nhà nước hay không? Trên thực tế, không thể nào kiểm soát hoàn toàn tình trạng trên bằng các biện pháp hành chính như kiểm tra hoá đơn, hô hào người tiêu dùng lấy hoá đơn mua hàng… mà cần phải sử dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề kinh tế (ví dụ như quay xổ số hóa đơn GTGT với các giải cao như Đài Loan đã làm…) nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT và phát huy ưu điểm của thuế GTGT. Vì vậy, đây cũng là giải pháp có tính khả thi trong điều kiện người tiêu dùng chưa có ý thức, thói quen lấy hoá đơn khi mua hàng. Bởi điều này buộc các doanh nghiệp có ý thức hơn trong khi xuất hoá đơn và sự tin tưởng của người tiêu dùng vào hoá đơn của người bán, mặt khác khi người tiêu dùng có thêm quyền lợi họ sẵn sàng thực hiện quyền lợi này bằng cách lấy hoá đơn khi mua hàng. Hơn nữa từ chính những giải pháp này Nhà nước đã trao quyền giám sát nộp thuế cho người tiêu dùng là người thực sự phải nộp thuế, nên đã giúp cơ quan thuế có điều kiện điều tra xác minh căn cứ tính thuế khi cần thiết, góp phần chống thất thu thuế có hiệu quả.
3.2.2.5. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế (Dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế)
Tư vấn bao gồm nhiều loại: tư vấn quản lý, tư vấn kỹ thuật, tư vấn xây dựng, tư vấn tài chính, tư vấn pháp lý… Tư vấn thuế là một bộ phận tư vấn tài chính và cũng có thể coi tư vấn thuế là một bộ phận tư vấn pháp lý bởi vì luật thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung.
Đối với các doanh nghiệp, thông qua tư vấn thuế, chủ doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mình. Từ đó chủ doanh nghiệp có thể hạch toán một cách đầy đủ các chi phí và tính toán một cách chính xác tiền lãi thu được của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoặc mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tư vấn thuế còn có vai trò đào tạo, bổ sung, cập nhật thường xuyên những kiến thức về thuế cho chủ doanh nghiệp thay đổi mặt hàng, phương thức sản xuất kinh doanh. Tư vấn thuế đôi khi còn có vai trò làm đại diện cho nhà doanh nghiệp (khi được chủ doanh nghiệp uỷ quyền ) giao dịch với cơ quan thuế để thực hiện các trình tự, thủ tục trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong vai trò này nhà tư vấn thay mặt cho chủ doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan thuế như: viết tờ khai thuế, tính các khoản thuế phải nộp, thực hiện các thao tác để làm nghĩa vụ thuế thay cho chủ doanh nghiệp.
Xét trên phạm vi toàn xã hội, tư vấn thuế là kênh thông tin hai chiều giữa khách thể quản lý và chủ thể quản lý. Tư vấn thuế giúp giải thích, tuyên truyền các chính sách, pháp luật thuế để nâng cao nhận thức của mỗi người đối với nghĩa vụ thuế, qua đó cơ quan thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác theo luật định, tạo điều kiện duy trì trật tự kỷ cương xã hội. Vì vậy tư vấn thuế là công việc cần thiết khách quan, một công việc phải tiến hành thường xuyên của cơ quan thuế.
Đặc biệt hiện nay quy trình quản lý thu thuế đã có những thay đổi lớn theo hướng: Đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính và nộp thuế vào NSNN thì vai trò của tư vấn thuế càng được khẳng định. Bởi trong thực tiễn, các đối tượng nộp thuế không phải ai cũng có trình độ hiểu biết về pháp luật thuế đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các luật thuế. Do đó phát triển công tác tư vấn thuế cho các đối tượng nộp thuế là một nhu cầu tất yếu khách quan của đối tượng nộp thuế.
Tuy nhiên công tác tư vấn thuế hiện nay vẫn chưa được đặt đúng vị trí của nó trong hệ thống hành chính thuế và trong đời sống KT-XH. Trong hệ thống tổ chức bộ máy thuế, bộ phận làm công tác tư vấn thuế (dịch vụ công) chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng nộp thuế và của toàn xã hội. Tư vấn thuế với danh nghĩa là một dịch vụ tư thì hầu như chưa phát triển một cách có tổ chức. Chưa có một công ty nào, một chuyên gia tư vấn nào hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Hiện nay trong cả nước có khoảng hơn 200 công ty tư vấn tài chính, 24 công ty kiểm toán thuộc tất cả các thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán, xác định cơ cấu tài chính, định giá tài sản doanh nghiệp còn hoạt động tư vấn thuế chưa được chú trọng khai thác.
Mặt khác các đơn vị tư vấn thuế chủ yếu tập trung các thành phố nên các đối tượng nộp thuế ở nhiều địa phương khác ít có điều kiện tiếp cận. Các chuyên gia tư vấn thuế không chỉ thiếu về số lượng mà năng lực tư vấn cũng còn là một vấn đề bất cập. Thực tế này khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc về thuế mà không biết hỏi ai.
Bên cạnh đó hình thức dịch vụ tư vấn thuế còn đơn điệu, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tư vấn đa dạng của doanh nghiệp. Các hình thức tư vấn thông qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại chưa áp dụng phổ biến như tư vấn qua điện thoại, fax, qua mạng Internet…nội dung tư vấn cũng mới chỉ dừng lại ở việc thông tin về thuế suất, thủ tục đăng ký, kê khai nộp thuế. Tư vấn thuế chưa thực sự thể hiện tính chất của một quá trình hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu lập sổ sách kế toán, nhập hoá đơn chứng từ, tính toán mức và các khoản thuế phải nộp, giúp lành mạnh hoá các quan hệ tài chính doanh nghiệp .
Vì vậy, việc thúc đẩy công tác tư vấn thuế phục vụ cho công tác thu, nộp thuế tại Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao hơn nữa vai trò của thuế trong nền kinh tế.
Để hình thành và phát triển công tác tư vấn thuế ở Việt Nam, trước hết Nhà nước cần sớm ban hành luật về tư vấn trong đó có tư vấn thuế.
Thứ hai, thành lập một bộ phận (phòng) chuyên trách làm công tác tư vấn thuế (dịch vụ công) nằm trong hệ thống tổ chức của bộ máy ngành thuế từ Trung ương đến cơ sở và cần xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý này trong bộ máy quản lý thuế.
Thứ ba, khuyến khích thành lập dịch vụ tư vấn thuế dưới dạng dịch vụ tư. Các trung tâm tư vấn tư này hoạt động theo phương thức kinh doanh, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình trước pháp. Các trung tâm này có thể do các luật sư, các nhà chuyên môn thành lập và tổ chức hoạt động.
Thứ tư, đẩy mạnh các hình thức tư vấn thuế thông qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại như qua fax, qua mạng Internet cùng với sự mở rộng phạm vi của nội dung tư vấn thuế cũng như nâng cao chất lượng của tư vấn thuế để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đối tượng nộp thuế.
Ngoài những giải pháp trên thì việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đối tượng nộp thuế và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thuế để thiết lập và củng cố kỉ cương về thuế cần được tiến hành thường xuyên. Bởi thực tế của đời sống KT-XH đã cho thấy, nếu kỉ cương lỏng lẻo thì khó có thể đưa đến bất cứ sự thành công nào dù lớn hay nhỏ. Vì vậy để có những thành công nhất định trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng cần đặc biệt coi trọng việc thiết lập và củng cố kỷ cương về thuế. Vấn đề này là cả một quá trình “cam go” và phụ thuộc chủ yếu vào ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế và sự “liêm chính, chí công” của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế. Hiện nay một thực tế đáng lên án và phải đặc biệt quan tâm đó là, không ít cán bộ thuế và cán bộ hải quan đã tha hoá biến chất trước sự cám dỗ của đồng tiền, thông đồng tiếp tay cho các đối tượng có hành vi gian lận trong việc hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của NSNN. Đây là biểu hiện của sự “xuống cấp” trong nhân cách đạo đức và nghề nghiệp cần chặn đứng và xử lý nghiêm minh. Vì vậy không thể không tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ công chức thuế và hải quan cũng như đối tượng nộp thuế để củng cố tính kỉ cương trong lĩnh vực thuế.
Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT, ngoài việc cần phải có một cơ chế bảo đảm mang tính chất công quyền, tức việc kiểm soát, điều chỉnh từ phía nhà nước thì sự bảo đảm bằng cơ chế tự kiểm soát của thương trường là hết sức quan trọng như kiểm toán, giám định, ngân hàng, bảo hiểm… Tất nhiên khi nền kinh tế đã phát triển đủ mạnh thì cơ chế tự kiểm soát của thương trường ngày càng được hình thành một cách rõ nét và khẳng định được vị thế của mình, song vấn đề là ở chỗ cần tạo ra những yếu tố cần thiết để nhanh chóng xác lập được một cơ chế tự kiểm soát của thương trường trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa đủ mạnh, để dần dần từng bước giảm bớt sự can thiệp không cần thiết của công quyền vào các quan hệ thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, từ việc phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số nước tiêu biểu trên thế giới, luận văn đã tập trung tổng hợp, phân tích một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của thuế GTGT nhằm hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra. Cụ thể là:
1. Trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học và logic, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết chung về thuế và thuế GTGT, đặc biệt đã chỉ rõ tính ưu việt của sắc thuế hiện đại này nhằm làm cơ sở lý luận cho những phân tích và đánh giá về thuế GTGT.
2. Chọn lọc phân tích tình hình áp dụng thuế GTGT của một số nước tiêu biểu, khái quát các bài học về quá trình tạo lập môi trường áp dụng, về công tác điều hành quản lý, về các điều kiện khác có liên quan đưa ra các kinh nghiệm tham khảo cho việc hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam.
3. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện thuế GTGT ở Việt Nam, luận văn đã chỉ rõ những hạn chế cơ bản và đề ra một số giải pháp trong việc hoàn thiện môi trường cũng như hoàn thiện Luật cùng các công cụ hỗ trợ khác nhằm hoàn thiện thuế GTGT phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với nền kinh tế - tài chính khu vực và quốc tế.
Việc chọn lựa đề tài xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, từ việc lúng túng trong việc thực thi Luật thuế GTGT của các doanh nghiệp cũng như tình trạng vi phạm pháp luật trong việc hoàn thuế GTGT gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong thời gian qua và mong muốn góp một số ý kiến trong việc hoàn thiện Luật thuế GTGT ở nước ta, tạo một sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp đồng thời hạn chế bớt tình trạng vi phạm phạm luật trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tuy nhiên đây là vấn đề mới mẻ còn nhiều ý kiến tranh luận, trước một thực tế cụ thể gắn liền với thời gian và tính phức tạp của nền kinh tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Ái, Thuế Nhà nước, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 1996.
David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbuch, Kinh tế học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994.
Bộ Tài chính, Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện các luật thuế mới
(1994 - 2002)
Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Tập 1+ 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
Bộ Tài chính, Những điều cần biết về thuế GTGT, Nxb Tài chính, Hà Nội, 1998.
Bộ Tài chính, Tờ trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
Christopher J. Heady and Pradeep. K. Mitra, Chính sách thuế trong những nền kinh tế XHCN đang điều chỉnh: Trường hợp Trung Quốc, 1/1992
Học viện Tài chính, Chính sách thuế của Nhà nước trong tiến trình hội nhập, Nxb Tài chính, Hà Nội 2002.
Robert J.Gordon, Kinh tế học vĩ mô, Nxb KH-KT, Hà Nội 1994.
Học viện Tài chính, Đề án cải cách thuế giai đoạn 2001-2010.
Học viện Tài chính, Tạp chí nghiên cứu Tài chính - Kế toán, các số năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003.
Phan Thị Tuyết Hằng, Thuế và cải cách thuế ở Việt Nam, luận án PTS, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 1994.
Đàm Văn Huệ, Hoàn thiện những điều kiện áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án TS, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2001
Trần Đình Hảo, Nguyễn Thị Thương Huyền, Pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2003.
E.Wayne Nafziger, Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
Nguyễn Xuân Nhạt, Những giải pháp hoàn thiện thuế gián thu ở Việt Nam, Luận án PTS, Trường Đại học Tài chính-Kế toán, Hà Nội 1995.
Nguyễn Xuân Nhạt, Thuế Trị giá gia tăng và mô hìhn áp dụng tại Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội 1997.
Roberts Pindyck, Daniel L. Rubineld, Kinh tế học vĩ mô, Nxb KH-KT, Hà Nội, 1994.
Micheal P.Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997.
Toàn cầu hoá kinh tế và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Indonesia.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Hungary.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Nhật Bản.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Singapore.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Thuỵ Điển.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Pháp.
Tổng cục thuế, Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 2001.
Tổng cục thuế, Đề án cải cách thuế giai đoạn 2001-2010.
Tổng cục thuế, Tạp chí Thuế Nhà nước, các số năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003.
Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2002, Nxb Thống kê, 2003.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế và Tài chính công, Nxb Thống kê, 2002.
Viện Khoa học Tài chính, Cải cách thuế của thế giới và Việt Nam, Nhà in Bộ Tài chính, 1989.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC HH-DV KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ GTGT.
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra.
Sản phẩm muối.
Hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB không phải nộp thuế GTGT ở khâu đã chịu thuế TTĐB.
Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu làm TSCĐ theo dự án đó.
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
Dịch vụ tín dụng, quĩ đầu tư.
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
Dịch vụ y tế.
Hoạt động văn hoá, triểm lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, phát hành và chiếu phim nhựa, phim VIDEO tài liệu, sản xuất phim.
Dạy học, dạy nghề.
Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn NSNN.
In, xuất bản và phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành,sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh ảnh tuyên truyền cổ động, in tiền.
Dịch vụ công cộng về vệ sinh thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ.
Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá nghệ thuật, công trình công cộng.
Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ.
Hoạt động tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sạch khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng.
Hàng nhập khẩu thuộc dạng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng, đồ dùng, hàng hoá theo tiêu chuẩn miễn trừ, ngoại giao, miễn thuế.
Hàng hoá chuyển khẩu quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam.
Hàng hoá phục vụ cung ứng trực tiếp cho các phương tiện vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ.
Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa qua chế tác.
Một số sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến.
Hàng hoá, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước qui định.
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC HH-DV VÀ CÁC MỨC THUẾ SUẤT
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hoá và dịch vụ:
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và thuốc kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
Thiết bị và dụng cụ ytế; bông và băng vệ sinh ytế;
Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
Giáo cụ dùng để giảng dạy, học tập;
Đồ chơi cho trẻ em; sách khoa học-kỹ thuật, sách văn học-nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sách văn bản pháp luật thuộc diện không chịu thuế GTGT theo qui định của luật thuế GTGT;
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến gồm cả con giống, cây trồng, hạt giống;
Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống;
Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;
Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;
Thức ăn gia súc, gia cầm và thứh ăn cho vật nuôi khác;
Dịch vụ khoa học kỹ thuật;
Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mức thuế suất 10% là thuế suất phổ thông áp dụng đối với HH-DV không thuộc thuế suất 0%, 5%, 20%.
Mức thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ:
Vàng, bạc, đá quí do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra;
Khách sạn, du lịch, ăn uống;
Xổ số kiến thiết và cá loại hình xổ số khác;
Đại lý tàu biển;
Dịch vụ môi giới.
PHỤ LỤC 3:
NHỮNG NƯỚC ÁP DỤNG THUẾ GTGT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ THUẾ SUẤT TÍNH THEO PHẦN TRĂM
TT
TÊN NƯỚC
THỜI GIAN
MỨC VÀ SỐ LƯỢNG THUẾ SUẤT BAN ĐẦU
MỨC VÀ SỐ LƯỢNG THUẾ SUẤT TÍNH ĐẾN THÁNG 10/1994
ANGIERI
1992
7; 13; 21; 40
7; 13; 21; 40
ACHENTINA
1975
16
18; 26; 27
ACMENIA
1992
28
20
ÁO
1973
8; 16
10; 20; 32
AGIECBAIZAN
1992
28
20
BĂNG LADÉT
1991
15
15
BELARUTS
1992
28
25
BỈ
1971
6; 14; 18
1; 6; 12; 20.5
BENIN
1991
18
18
BÔLIVIA
1973
5; 10; 15
14.92
BRAXIN
1967
15
9; 11
BUNGARI
1994
18
18
BUKINAPHASO
1993
10; 15
15
CANADA
1991
7
7
CHILÊ
1975
8; 20
18
TRUNG QUỐC
1994
13; 17
13; 17
CÔLÔMBIA
1995
4; 6; 10
8; 14; 20; 35; 45
COTXTARICA
1975
10
8
COTDIVOA
1960
8
5; 11; 20
SIP
1992
5
8
CH SÉC
1993
5; 23
5; 23
IXRAEN
1976
8
6.5; 17
KAZACXTAN
1992
28
13; 20
KENIA
1990
17; 20; 40; 50
5; 18; 40
TRIỀU TIÊN
1977
10
2; 3.5; 10
ĐAN MẠCH
1967
10
25
ĐÔMINICA
1983
6
6
ECUADO
1970
4; 10
6
EAXANVADO
1992
10
10
EXTONI
1992
10
18
PHIJI
1992
10
10
PHẦN LAN
1994
22
9; 12; 22
PHÁP
1968
6.4; 13.6; 20; 25
2.1; 5.5; 18.6
GABONG
1995
18
GRUDIA
1993
28
14
ĐỨC
1968
5; 10
7; 15
GRENADA
1987
30
5; 27.5
HY LẠP
1978
6; 18; 36
4; 8; 18
GOATEMALA
1983
7
7
HAITI
1982
7
10
HONDURAT
1976
3
7; 10
HUNGARY
1989
15; 25
10; 25
AIXƠLEN
1990
14; 24.5
14; 24.5
INDONESIA
1985
10
10
AILEN
1972
5;.26; 16.37; 30.26
12.5; 21
ITALIA
1973
6; 12; 18
4; 9; 12; 19
ZAMAICA
1991
10
12.5
NHẬT
1989
3; 6
3; 4.5
KIGHIDY
1992
28
20
LATVIA
1990
10; 12; 14
18
LITVA
1994
18
18
LUYTXAMBUA
1992
2; 4; 8
3; 6; 12; 15
MALAYSIA
1992
10; 35; 55; 85
10; 20; 40
MALI
1994
10; 17
10; 17
MANTA
1990
15
15
MEHICO
1989
10
10
MONDOVA
1992
28
14; 15; 20
MÔNG CỔ
1993
10
10
MAROC
1986
7; 12; 14; 19; 30
7; 14; 19
HÀ LAN
1969
4; 12
6; 17.5
NIUDILAN
1986
10
12.5
NICARAGOA
1975
6
5; 6; 10
NIGIE
1986
8; 12; 18
17
NAUY
1970
20
22
PAKIXTAN
1990
12.5
15
PANAMA
1977
5
5; 10
PARAGOAY
1993
12
10
PÊRU
1976
3; 20; 40
18
PHILIPPIN
1988
10
10
BA LAN
1993
7; 22
7; 22
BỒ ĐÀO NHA
1986
8; 16; 30
5; 16; 30
RUMANI
1993
18
18
NGA
1992
28
10; 20
XENEGAN
1980
7; 20; 30
SINGAPORE
1994
3
3
XLOVAC
1993
5; 23
6; 25
NAM PHI
1991
10
14
TÂY BAN NHA
1986
6; 12; 33
3; 6; 15
XRILANCA
1995
5; 20
THUỴ ĐIỂN
1969
2.04; 6.38; 11.1
12; 21; 35
THUỴ SĨ
1995
2; 6.5
ĐÀI LOAN
1986
5
5; 15; 25
TAJIKIXTAN
1992
28
20
THÁI LAN
1992
7
7
TRINIDA
1990
15
15
TUYNIDI
1988
6; 17; 29
6; 17; 29
THỔ NHĨ KỲ
1985
10
1; 8; 15; 23
TUỐCMÊNIA
1992
28
20
UCRAINA
1992
22; 28
28
ANH
1973
10
17.5
URUGOAY
1968
5; 14
12; 22
UZƠBÊKIXTAN
1992
30
20
VÊNÊDUÊLA
1993
10
10
TÂY XAMOA
1994
10
10
Nguồn: Alan A. Tait - IMF, 1996
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37186.doc