LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp"
MS: LVDL-DLH004
SỐ TRANG: 126
NGÀNH: Địa lý
CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học
NĂM: 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng Châu Á gió mùa, là một trong những quốc gia nổi
tiếng về nông nghiệp, đặc biệt có hai vựa lương thực thực phẩm lớn nhất đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long.
An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lợi thế
rất lớn về nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm đến 75% diện tích đất tự nhiên chủ
yếu là đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Hai tuyến sông này cùng hệ thống
kênh rạch chằng chịt, ao hồ rộng lớn, hàng năm có một thời gian khá dài ngập trong
mùa nước nổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển mạnh ngành nông
nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng khai thác thủy sản.
Song song với nghề nông, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở An
Giang có từ lâu đời, góp phần cải thiện được bữa ăn hàng ngày cho nhân dân đồng
thời giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn. Hiện
nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH
- HĐH) để tiến tới hội nhập kinh tế thế giới thì ngành nông nghiệp An Giang nói
chung và thủy sản An Giang nói riêng không đơn thuần là đánh bắt, khai thác, nuôi
trồng theo quy luật tự nhiên nữa, mà ngư dân An Giang phải kết hợp vừa tận dụng ưu
thế về tiềm năng điều kiện tự nhiên sẵn có vừa tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi
trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại hơn, đạt hiệu quả kinh tế hơn. Trong
những năm gần đây An Giang đã chú ý phát triển thủy sản phát huy một trong nhiều
thế mạnh về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai
loài thủy sản đặc trưng thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá
trị kinh tế cao nên đã thu hút rất nhiều nông dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao, thu nhiều ngoại tệ và ngày càng khẳng định là một trong
những ngành phát triển mạnh, có hiệu quả, dẫn đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của tỉnh.
Thực tế An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực mà còn vươn
lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên,
vì lợi nhuận trước mắt nên đã xuất hiện phong trào NTTS trong tỉnh một cách ồ ạt
không có quy hoạch, do đó làm cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng
giảm và môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, sau vụ kiện chống phá
giá cá tra, cá basa của Mỹ đã gây khó khăn đối với ngành thủy sản An Giang. Ngành
thủy sản ở An Giang cần phát triển bền vững với sự quản lý chặt chẽ về kế hoạch sản
xuất, phân vùng nuôi trồng song song với thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy
sản và bảo vệ môi trường nước để phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, chất
lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh và tạo uy tín cho hàng thủy
sản An Giang nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung trên con đường hội nhập
kinh tế thế giới. Do đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Thủy sản An Giang: Hiện
trạng phát triển, định hướng và giải pháp” - để nghiên cứu nhằm phát huy lợi thế của
tỉnh trong phát triển thủy sản và hạn chế những tác động tiêu cực của thủy sản An
Giang đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KT-XH) đã có tác động đến
ngành kinh tế thủy sản.
- Đánh giá khái quát thực trạng phát triển của ngành thủy sản của tỉnh An
Giang.
- Luận văn hướng vào phân tích, đánh giá hiện trạng phát tiển ngành thủy sản
An Giang và đồng thời đề ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển
ngành thủy sản tỉnh An Giang phát huy lợi thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
đem lại hiệu quả kinh tế cao về mặt KT - XH và môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân của Việt
Nam và của tỉnh An Giang.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ở An
Giang.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển của ngành thủy sản An Giang.
- Định hướng phát triển thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, từ
đó đề ra các giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang.
4. Giới hạn của đề tài
Đề tài luận văn nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang
trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu, từ
đó đề ra các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện cho thời gian tới. Đặc biệt,
đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số loài thủy sản nước ngọt như cá tra, cá ba sa và
tôm càng xanh. Đồng thời, luận văn nghiên cứu sự phát triển thủy sản phân bố ở khắp
các địa phương trong tỉnh trong giai đoạn từ 1996 - 2005.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên và
phát triển NTTS trong các vùng nước ngọt nội địa, nước lợ ven biển và nước biển.
Do đó, thủy sản đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm tiêu dùng, hàng
hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Nhờ vậy, giá trị sản xuất và
kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng.
ĐBSCL là một vùng có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển NTTS nhất ở
nước ta. Trong hơn 20 năm qua, NTTS ở ĐBSCL đã khẳng định là một ngành sản
xuất mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các
vùng ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa
ngành nghề.
NTTS ở ĐBSCL đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở
thành một trong những ngành sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan
trọng của nhiều tỉnh. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày
càng cao, trở thành nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần
nâng cao giá trị xuất khẩu.
Cùng với Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang là tỉnh nằm trong vùng
trọng điểm số một về NTTS nước ngọt hàng hóa của cả nước. Hiện nay, vùng này đã
trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng thủy sản nước ngọt lớn nhất Việt Nam với
các mặt hàng xuất khẩu chính như cá tra, cá basa, cá lóc được xuất dưới nhiều
dạng.
Nhưng sự phát triển sản xuất tự phát, nên NTTS ở ĐBSCL nói chung và An
Giang nói riêng đã gặp nhiều khó khăn: thị trường tiêu thụ và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối
với người sản xuất, hơn nữa làm cho môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, các vấn đề
về nguồn nhân lực và thức ăn cho chăn nuôi cũng gây nên những khó khăn cản trở rất
lớn đối với sự phát triển NTTS của An Giang.
Tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL
còn rất lớn, song về lâu dài việc phát triển NTTS phải được tính toán trên cơ sở phát
triển bền vững. Sự phát triển bền vững phải được thực hiện ở cả 3 mặt: kinh tế, xã hội
và môi trường. Từ đó cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để phát triển
NTTS trong những giai đoạn tiếp theo.
Do đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủy
sản Việt Nam, ĐBSCL cũng như An Giang, như:
- “Chương trình phát triển NTTS Việt Nam thời kỳ 1999 - 2010” - do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/1999 ngày 08/12/1999.
- Đề án “Quy hoạch tổng thể KT - XH ngành thủy sản thời kỳ 2000 - 2010” -
của Bộ Thủy sản.
- Đề tài Khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam” - của PGS-TS Võ Thanh Thu (chủ biên) cùng nhóm tác
giả thuộc Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
- “Quy hoạch phát triển NTTS ở ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm
2020” - Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản.
- Một số bài tham luận có liên quan đến thủy sản tại Hội thảo khoa học “Vì sự
phát triển vùng ĐBSCL”
+ “Để NTTS xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở ĐBSCL” - của
PGS.TS Hà Xuân Thông - Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
+ “Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát triển ĐBSCL” - của
Bộ Thủy sản.
+ “Khoa học công nghệ trong sự phát triển thủy sản bền vững ở ĐBSCL” -
của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hòa - Viện nghiên cứu NTTS II.
+ “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản - Những
sản phẩm chủ lực của ĐBSCL hiện nay” - của TS. Trần Xuân Hiển - Trường Chính
trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang.
+ “Những bước phát triển mới trong kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp vùng
ĐBSCL - Một số giải pháp chủ yếu” - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học xã hội vùng
Nam Bộ.
- “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn vùng ĐBSCL” - Nguyễn Thanh Phương - Tại Hội thảo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL ở Cần Thơ, 11/2002.
- Về phía tỉnh An Giang thì có:
+ “Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020” - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang (Sở NN & PTNT An
Giang).
+ “Phát triển công nghệ chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang” - Luận văn
Thạc sĩ Khoa học kỹ thuật (KHKT) - Lưu Vĩnh Nguyên - Phó ban Tuyên giáo tỉnh
An Giang.
- Ngoài ra còn có rất nhiều công trình, các luận văn, bài viết của sinh viên
trong và ngoài tỉnh nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến thủy sản như kỹ thuật
nuôi, vấn đề xuất khẩu, vấn đề thị trường
Các đề tài nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi thực
hiện luận văn “Thủy sản An Giang: Hiện trạng phát triển, định hướng và giải pháp”.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Địa lý học là khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa mang
tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lý còn mang tính thời đại, nó luôn biến đổi
phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ KHKT. Do đó khi tiến hành
nghiên cứu thực hiện đề tài “Thủy sản An Giang: hiện trạng phát triển, định hướng và
giải pháp”, tác giả luận văn đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên
cứu của Địa lý học nói chung và địa lý KT-XH nói riêng để hoàn thành đề tài của
mình.
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Địa lý kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ
thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy khi
nghiên cứu vấn đề này tỉnh An Giang được coi là một hệ thống KT-XH thống nhất,
được xem xét đánh giá quá trình phát triển KT-XH của tỉnh và sự kết hợp hài hòa với
vùng ĐBSCL và cả nước.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Địa lý KT-XH là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ KT-
XH liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các nguồn lực
nhằm phát triển KT-XH của tỉnh An Giang chúng ta phải xem xét nó trong một chỉnh
thể chung của vùng và cả nước; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển với việc
nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời tìm kiếm
những mặt tối ưu, định ra các biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành thủy
sản dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh.
6.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Là một ngành thủy sản cũng như những ngành kinh tế khác luôn luôn vận
động và phát triển, tùy theo từng giai đoạn có các nguồn lực có thế mạnh khác nhau
tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Đánh giá chiều hướng phát triển, sự thay
đổi của ngành qua từng giai đoạn trong quá khứ, hiện tại cho phép chúng ta dự báo
viễn cảnh cho sự phát triển kinh tế trong tương lai.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp toán
học, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, Đề tài còn sử
dụng những phương pháp riêng đặc trưng của địa lý học như: phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp bản đồ - biểu đồ, thực địa. Trong đó đề tài đặc biệt có ứng
dụng phần mềm Map Info để thành lập các bản đồ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp để phát triển thủy sản An Giang giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2702 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng thủy sản khai thác thì càng ngày giảm đi để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên,
sản lượng năm 2006 là 49.893 tấn, năm 2010 là 44.543 tấn và năm 2020 là 33.558
tấn.
Như vậy, sản phẩm NTTS tăng nhanh hơn là do An Giang có nhiều lợi thế để
phát triển NTTS như đã phân tích ở phần 2.2 và còn một nguyên nhân nữa là do nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước tăng nhanh do sức ép của dân số. Trong khi
đó, sản phẩm khai thác ngày càng có chiều hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do
việc khai thác của ngư dân đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên,
một số loài thủy sản có nguy cơ không còn xuất hiện nữa hoặc ít dần đi nhất là trong
mùa nước lũ, do đó tỉnh có chỉ đạo trong tương lai giảm việc khai thác để bảo vệ và
phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Tóm lại, NTTS có vai trò rất quan trọng và ngày càng chiếm ưu thế trong
cung cấp thực phẩm thủy sản cho con người (ở An Giang nuôi thủy sản là nguồn
cung cấp nguyên liệu chính cho xuất khẩu, tiêu thụ nội địa).
Vì vậy, giai đoạn 2006 - 2010 diện tích và sản lượng NTTS có tốc độ tăng
trưởng nhanh. Đặc biệt, sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với diện tích, do đẩy
mạnh phát triển công nghệ nuôi theo hướng thâm canh, kết hợp với áp dụng KHKT,
công nghệ sản xuất giống cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh và trình độ của
người NTTS ngày càng được nâng cao,…
Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng NTTS trung bình năm giai đoạn 2006 - 2010
(theo loại thủy sản)
Đơn vị: %
Đối tượng Diện tích Sản lượng
Cá tra
Tôm
Cá khác
Thủy sản khác
15,5
24,4
11,1
27,6
22,4
23,5
21,3
42,1
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của
Sở NN & PTNT An Giang.
* GTSX ngành thủy sản
Theo kế hoạch thì đến năm 2010 GTSX thủy sản tăng gấp 5 lần so với năm
1996, tăng 3,5 lần so với năm 2000 và 2,1 lần so với năm 2005. Tầm nhìn đến năm
2020 thì gấp 2 lần so với 2010 với tốc độ tăng trung bình 19,6%/năm (cao hơn so với
giai đoạn 2001 - 2005 là 11,27%/năm).
0%
25%
50%
75%
100%
2006 2007 2008 2009 2010 2020
Giá trị sản phẩm nuôi trồng Giá trị sản phẩm khai thác
Giá trị dịch vụ thủy sản
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
của Sở NN & PTNT An Giang.
* Chế biến xuất khẩu
Đầu tư nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến.
Gia tăng tỷ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, EU và tiêu chuẩn Việt Nam.
Chuyển dần xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế sang sản phẩm tinh chế bằng
công nghệ tiên tiến (sản phẩm giá trị gia tăng).
Đầu tư nâng công suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến của những nhà
máy hiện có, nâng tổng công suất chế biến toàn tỉnh trên 70.000 tấn đến cuối năm
2005. Ngoài ra kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản mới ở KCN Bình Long
(huyện Châu Phú), KCN Bình Hòa (huyện Châu Thành), nâng tổng công suất chế
biến thủy sản toàn tỉnh lên trên 130.000 tấn/năm đến năm 2010.
Bảng 3.11. Dự án đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản ở An Giang đến năm
2010
Đơn vị: triệu đồng.
STT Tên dự án đầu tư Địa điểm đầu tư Công suất Dự kiến vốn
01 Đầu tư 4 nhà máy chế biến thủy sản
KCN
Bình Long
5.000
tấn/năm/NM 200.000
02 Đầu tư 6 nhà máy chế biến thủy sản
KCN
Bình Hòa
5.000
tấn/năm/NM 300.000
03
Đầu tư 2 nhà máy
chế biến sản phẩm
GTGT từ thủy sản
KCN
Bình Hòa
3.000
tấn/năm/NM 44.000
04
Đầu tư nhà máy chế
biến sản phẩm từ
GTGT thủy sản
KCN
Bình Long
3.000
tấn/năm/NM 15.000
Tổng
Cộng 13 nhà máy
58.000
tấn/năm 559.000
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 của Sở NN & PTNT An Giang.
Với sự đầu tư cho công nghệ chế biến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu ước đạt
280 triệu USD, với tốc độ tăng trung bình trên 30%/năm và là ngành có kim ngạch
xuất khẩu cao (chỉ sau cây lúa).
* Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang năm 2006 -
2010
Ngày 27/10/12005, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt Chương trình bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010. Đây là chương
trình thực hiện theo Quyết định số 131/2005/QĐ-TTg ngày 16/07/2004 của Thủ
tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 131). Mục tiêu và nội dung chương trình
được giới thiệu khái quát như sau:
- Sử dụng an toàn hệ sinh thái và môi trường nước mặt, chú ý đưa nước vào
các vùng đê bao để phát triển các loài thủy sinh vật. Khai thác bền vững nguồn lợi
thủy sản tự nhiên trong các thủy vực. Đảm bảo mục tiêu khai thác thủy sản ổn định
50.000 - 60.000 tấn/năm, tăng giá trị thủy sản khai thác.
- Tổ chức khoanh vùng các nơi trồng rừng, thực hiện điều tiết chất lượng
nước để bảo vệ rừng tràm và khai thác thủy sản. Tổ chức quản lý khai thác và bảo tồn
các loài thủy sản trong các khu hệ rừng hiện có.
- Triển khai Luật Môi trường, rà soát và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về
bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tỉnh, hạn chế tối đa tác hại ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng
cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm soát, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ
nguồn lợi thủy sản chung trong công cộng.
- Đối với một số giống loài thủy sản tự nhiên bị giảm sút về sản lượng hoặc
có nguy cơ diệt chủng sẽ có kế hoạch thả giống nhằm tái tạo nguồn lợi tự nhiên.
Bảng 3.12. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh
An Giang
Số
TT Tên Dự án Địa điểm
Qui mô
công suất
Ước vốn
đầu tư
(triệu đồng)
01 Dự án vùng nuôi tôm càng xanh (Châu Phú: 450 ha; Chợ Mới: 45 ha)
205 ha 20.000
02 Dự án nuôi tôm càng xanh huyện Châu Thành
Xã Vĩnh Hanh,
Vĩnh Thành, Vĩnh
Hanh
345 ha 14.657
03 Dự án nuôi cá tra ao hầm chất lượng cao
3.000
04 Dự án xây dựng trung tâm bảo tồn nguồn gen thủy sản quý hiếm
5.000
05 Dự án nâng cao chất lượng nuôi thủy sản
3.000
06 Đề án "Đào tạo huấn luyện nhân lực xây dựng vùng NTTS an toàn chất Toàn tỉnh 733
lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn
quốc tế SQF"
07
Đề án "Đào tạo huấn luyện kỹ năng
nuôi thủy sản an toàn chất lượng
thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế
SQF 1000 cho ngư dân và lao động
nghề cá tỉnh An Giang"
Toàn tỉnh 4.958
08 Dự án khu bảo tồn Bắc Vàm Nao H. Phú Tân 5.000
09 Dựa án thủy lợi phục vụ NTTS vùng tứ giác Long Xuyên
H. Châu Phú, Châu
Thành, Thoại Sơn 50.000
10 Dự án thủy lợi phục vụ thủy sản vùng giữa sông Tiền - sông Hậu
H. An Phú, Tân
Châu, Phú Tân, Chợ
Mới
30.000
11 Dự án khai thác hai vùng giữa sông Tiền - sông Hậu
12 Dự án nuôi tôm - H. Phú Tân Bình Thạnh Đông - Tân Trung 65 ha 2.426
13 Dự án nuôi tôm - H. Thoại Sơn ĐịnhThành - PhúThuận 528 ha 18.480
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 của Sở NN & PTNT An Giang.
3.2. Hệ thống các giải pháp
3.2.1. Các giải pháp trực tiếp
3.2.1.1. Đối với nuôi trồng thủy sản
* Giải pháp về giống
Được xác định là một trong những khâu then chốt ảnh hưởng xuyên suốt quá
trình nuôi, là yếu tố quyết định hiệu quả của nghề nuôi cá thâm canh thông qua giá trị
sản phẩm đầu ra và chi phí đầu vào. Do đó muốn phát triển ngành thủy sản cần phải
đầu tư thích đáng công nghệ sản xuất giống. Có hai vấn đề đặt ra cần phải đảm bảo:
- Thứ nhất: về số lượng con giống, bằng cách:
+ “Xã hội hóa” công tác sản xuất giống nhằm đảm bảo cung cấp đủ cho
nhu cầu sản xuất, trên cơ sở mở rộng thêm các trại giống, khuyến khích các cá nhân
và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống trên cơ sở chịu sự kiểm tra, kiểm soát, quản
lý chặt chẽ việc sản xuất giống trong dân, nhất là giống nhập nội, giống trước khi thả
nuôi để tránh sự lai tạp, dịch bệnh, cũng như bảo tồn nguồn gen thuần chủng. Mặc
khác phải có chính sách hỗ trợ cụ thể như vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lỗ, miễn
giảm thuế thu nhập, tập huấn và chuyển giao công nghệ sản xuất, hướng dẫn các biện
pháp phòng chống dịch bệnh… để khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân
củng cố và mở rộng qui mô.
+ Đa dạng về chủng loại song song với đầu tư công nghệ sản xuất cá loại cá
truyền thống như cá tra, cá basa, cá rô phi đơn tính, cần phải nghiên cứu sản xuất các
loại giống khác có giá trị xuất khẩu cao như tôm càng xanh, cá chẽm, cá bông lau, cá
chạch lấu, cá thát lát, cá bống tượng,…
- Thứ hai: về chất lượng con giống
+ Thành lập dự án sản xuất giống nhân tạo, Sở NN & PTNT, phối hợp với
Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường và các Viện, Trường, các Nhà Khoa học,
Chuyên gia giỏi trong và ngoài nước tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất giống.
+ Việc sản xuất giống thủy sản phải tuân thủ quy trình thao tác kỹ thuật sản
xuất do Bộ Thủy sản quy định, đảm bảo chất lượng giống (có nơi sản xuất cố định,
nguồn nước dồi dào, chất lượng nước phù hợp tiêu chuẩn nước dùng cho NTTS,
nguồn gốc cá bố, mẹ dùng để nuôi thuộc trại gốc, tốt, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
chất lượng giống, có hệ thống xử lý nước thải trong quá trình sản xuất giống ra môi
trường).
+ Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống bằng các biện pháp cấp
chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng đã qua tập huấn về sản xuất giống, quy định
bắt buộc các cơ sở sản xuất giống phải đăng ký nhãn hiệu, nơi sản xuất và chịu trách
nhiệm về chất lượng con giống do mình sản xuất.
+ Sở NN & PTNT An Giang chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt việc
sản xuất giống của các trại sản xuất giống gốc, giống tốt. Nâng công suất cải tiến quy
trình công nghệ sản xuất giống đối với Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy
sản An Giang để trở thành đơn vị đầu đàn trong việc cung cấp giống đạt tiêu chuẩn
chất lượng cho người nuôi.
* Giải pháp về công nghệ nuôi
Tổ chức điều tra, lập các thiết kế mẫu, hướng dẫn ngư dân kỹ thuật, xây dựng
vùng nuôi đúng tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực. Lựa
chọn loại hình nuôi (lồng bè, ao hầm, đăng ven, luân canh trên đất ruộng) và hình
thức nuôi (bán thâm canh, thâm canh,…) thích hợp, trên cơ sở phân tích khoa học và
kinh nghiệm thực tiễn của ngư dân, nhằm phát huy tối đa lợi thế và hạn chế thấp nhất
những rủi ro.
Tăng cường hướng dẫn ngư dân ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ
nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất gắn với thực hiện các chỉ tiêu về: giảm giá thành, sử
dụng thức ăn công nghiệp để tăng chất lượng và rút ngắn thời gian nuôi, tạo ra
nguyên liệu sạch, hạn chế tác động môi trường và phòng chống dịch bệnh. Tổ chức
nhiều điểm trình diễn các mô hình nuôi thủy sản để ngư dân biết được hiệu quả của
việc sử dụng thức ăn công nghiệp.
Ứng dụng công nghệ sạch trong NTTS:
- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm những điển hình quy trình kỹ thuật
trong và ngoài nước. Phổ biến những quy trình kỹ thuật hiệu quả cao cho ngư dân
thông qua các hệ thống thông tin đại chúng, qua công tác khuyến ngư, trong đó chú
trọng nâng cao chất lượng thí nghiệm của các mô hình trình diễn.
- Áp dụng rộng rãi các chương trình sản xuất sạch trong mô hình đa canh
nhằm tạo nguồn nước tốt cho tôm, cá sinh trưởng nhanh, tạo ra sản phẩm sạch, chất
lượng cao, giá thành ngày càng hạ và đạt hiệu quả ngày càng tăng, từng bước tiến tới
nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững môi trường.
- Xây dựng chương trình nuôi thủy sản sạch và bền vững theo tiêu chuẩn
quốc tế SQF 1000CM - tiêu chuẩn an toàn và chất lượng áp dụng cho nông hộ gồm 10
bước. Qua 3 năm thực hiện đến nay đã hoàn thành 9/10 bước, còn lại một bước cuối
cùng của quy trình nuôi sạch là triển khai quy trình cho nông hộ và cấp chứng nhận
đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM. Lợi ích cơ bản của hộ nuôi khi được cấp chứng nhận
SQF 1000CM là:
Thứ nhất: Yên tâm về chất lượng cá nuôi của mình.
Thứ hai: Các doanh nghiệp sẽ tự tìm đến các cơ sở để ký hợp đồng tiêu thụ.
Thứ ba: Hiệu quả nuôi sẽ tăng lên đáng kể, bởi trong quá trình nuôi chúng
ta đã kiểm soát và ngăn ngừa hữu hiệu dịch bệnh, điều này có ý nghĩa cho việc giảm
chi phí sử dụng thuốc, giảm hao hụt, cũng như tăng giá trị cá.
* Giải pháp về phòng trị bệnh
Đây là khâu yếu nhất trong quy trình nuôi thủy sản, do đó giải quyết khó khăn
này cán bộ khuyến ngư, cán bộ thuộc ngành thủy sản phải tăng cường giúp đỡ hướng
dẫn người nuôi cách phòng trị bệnh có hiệu quả, đồng thời thường xuyên mở các lớp
tập huấn phòng trị bệnh cho người dân. Mặt khác, các cơ quan có chức năng phải
thường xuyên liên kết với Viện, Trường, các công ty sản xuất thuốc thú y thủy sản
mục đích nghiên cứu phòng trị những bệnh mới, sản xuất các loại thuốc mới phục vụ
cho người nuôi.
Cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra các đại lý thuốc thú y thủy sản,
nhằm ngăn chặn việc sử dụng các loại thuốc trong “danh mục cấm” phòng trị bệnh
cho các đối tượng nuôi thủy sản.
Đầu tư trang thiết bị để kiểm nghiệm chất kháng sinh, hóa chất dùng trong
nuôi trồng và chế biến thủy sản, xác định một số loại bệnh gây tác hại đối với thủy
sản nuôi. Phối hợp với các Viện, Trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân chọn
giống tốt, giống sạch bệnh và các biện pháp phòng ngừa, chữa trị một số loại bệnh
gây hại đối với thủy sản nuôi.
* Giải pháp về thức ăn
Hiện tại ở An Giang chỉ có một nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Công
ty Afiex với công suất 100 tấn/ngày, do đó chỉ cung cấp khoảng 10% sản lượng thức
ăn công nghiệp cho nhu cầu nuôi. Theo định hướng sản lượng nuôi thủy sản năm
2010 là 420.000 tấn cá thương phẩm, như vậy thì toàn bộ lượng thức ăn cả công
nghiệp và tự chế biến từ tấm cám của tỉnh sẽ không đảm bảo được nhu cầu nuôi. Cho
nên có 2 giải pháp tối ưu để giải quyết lượng thức ăn cho nhu cầu nuôi thủy sản:
- Một là: nhập tấm cám từ các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên
Giang, nhập các loại thức ăn công nghiệp từ các nước khác như Đức, Pháp, Mỹ,…
nhưng lưu ý về giá cả vì nó có thể gây khó khăn cho người nuôi do cầu vượt quá
cung làm đẩy giá thức ăn lên cao.
- Hai là: mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy chế biến thức ăn thủy
sản sẵn có, đồng thời kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến mới để tăng công suất chế
biến, nhưng giá thành thức ăn phải có xu hướng giảm thì mới được người nuôi chấp
nhận.
Bảng 3.13. Các dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn thủy sản năm 2006 -
2010 tại An Giang
STT Tên dự án đầu tư Địa điểm Công suất
(tấn/năm)
Dự kiến vốn
(triệu đồng)
01
Đầu tư 3 nhà máy chế
biến thức ăn thủy sản.
KCN Bình Hòa -
Châu Thành.
30.000 135.000
02
Đầu tư 3 nhà máy chế
biến thức ăn thủy sản.
KCN Bình Long -
Châu Phú.
20.000 90.000
Tổng cộng 50.000 225.000
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 - Của Sở NN & PTNT An Giang.
Ngoài ra việc bố trí các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản cũng phải lưu ý
đến vùng nguyên liệu (gần về không gian để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển
nguyên liệu), gắn nhà máy chế biến thành phẩm với nhà máy chế biến thức ăn để tận
dụng phụ phẩm thủy sản (sản xuất bột cá từ phụ phẩm thủy sản).
* Giải pháp về khuyến ngư
Chất lượng hàng hóa thủy sản xuất khẩu là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng
đến sức cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, song song với việc nâng cao sản
lượng, chất lượng cá nguyên liệu cũng cần được quan tâm đến, công tác khuyến ngư
thực hiện đạt hiệu quả tốt trên các mặt trọng tâm.
Củng cố và tổ chức mạng lưới khuyến ngư từ tỉnh, huyện đến cơ sở để huấn
luyện ngư dân ứng dụng khoa học vào sản xuất, nhất là kỹ thuật sản xuất sản phẩm
sạch. Tuyên truyền, vận động ngư dân không sử dụng thuốc kháng sinh, không sử
dụng thuốc kích thích tăng trưởng thuộc danh mục cấm để sản phẩm thủy sản An
Giang có cơ hội xâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường có sức mua lớn và ổn định
trên phạm vi trong và ngoài nước.
Thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi về thông tin thị trường, hội thảo
chuyên đề, xây dựng các mô hình trình diễn,… để kịp thời chuyển giao đến ngư dân
những tiến bộ khoa học, công nghệ mới về NTTS, chọn lựa, chuyển giao những kỹ
thuật phù hợp với trình độ ngư dân và triển vọng phát triển thủy sản của địa phương.
Triển khai nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm và mô
hình sản xuất đạt hiệu quả cao của những hộ nuôi điển hình để phát động rộng rãi
trong nhân dân.
Nâng cao ý thức nhân dân về bảo vệ môi trường. Tổ chức các lớp huấn luyện
ngắn hạn định kỳ cho ngư dân và thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường và kỹ
thuật phòng trị bệnh cá.
Thường xuyên theo dõi môi trường nước trong ao nuôi của dân để kịp thời có
cảnh báo về môi trường nguồn nước, vận động ngư dân tăng cường sử dụng thức ăn
công nghiệp trong nuôi trồng để hạn chế tác động đến nguồn nước, không sử dụng
hóa chất độc hại để giữ gìn nguồn lợi thủy sản tự nhiên, cân bằng môi trường sinh
thái.
Giúp ngư dân định hướng sản xuất, thay đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường, ứng dụng KHKT, đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất ra
nguyên liệu thủy sản. Hướng dẫn ngư dân thực hiện sản xuất theo kế hoạch, xóa dần
thói quen mang tính tự phát, giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh.
3.2.1.2. Đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Sở NN & PTNT An Giang., Sở Khoa học
Công nghệ - Môi trường, các Đoàn thể, Hội nghề cá, các cơ quan Thông tin đại
chúng.v.v… đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến ngư đến ngư dân hiểu rõ nguy
hại làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản. Giúp vốn cho ngư dân nghèo chuyên làm nghề
đánh bắt, câu lưới có thêm việc làm khác để ổn định đời sống, nhằm hạn chế tối đa
việc đánh bắt cá con, cá non.
Củng cố cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường
kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong dân. Xử phạt nghiêm những
hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo tinh thần Chỉ thị 01-TC/TTg
của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 986-QĐ/UB của UBND tỉnh An Giang về
quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó tăng cường kiểm tra (xử phạt) ngăn
chặn khai thác thủy sản một cách bừa bãi.
Đồng thời thực hiện tốt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 được UBND tỉnh An Giang phê duyệt ngày
27/10/2005 dựa trên Quyết định 131/2005/QĐ-TTg ngày 16/07/2004 của Thủ tướng
Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 131). Do đó cần phải:
- Khai thác thủy sản tự nhiên đúng mùa vụ, sử dụng ngư cụ khai thác phù hợp
và kích thước mắt lưới đúng qui định.
- Hạn chế cường độ khai thác thủy sản đối với các loại ngư cụ được phép khai
thác.
- Tuyệt đối nghiêm cấm việc sử dụng xung điện, hóa chất, chất độc, lưới có
kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản.
3.2.1.3. Giải pháp về công nghệ chế biến
Trong chế biến thủy sản, An Giang là một trong những địa phương đầu tư cho
công nghệ chế biến đi trước công nghệ nuôi, sản phẩm chủ yếu dựa vào
vùng sản xuất nguyên liệu.
Để thực hiện được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010 đạt 280 triệu
USD, An Giang cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản, nâng cấp và xây dựng nhà máy
chế biến với công nghệ tiên tiến đồng thời tạo vùng nguyên liệu. Tức là mỗi nhà máy
chế biến phải tạo được cơ sở cung cấp nguyên liệu ổn định cho kế hoạch chế biến hàng
năm, hạn chế dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng các nhà máy cạnh tranh mua bán nguyên
liệu ở khắp nơi, làm tăng chi phí thu gom, tăng giá thành sản phẩm. Việc quy hoạch
xây dựng nhà máy, các cơ sở chế biến thủy sản phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu
để rút ngắn thời gian, không gian vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển.
Chuyển dần xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế sang sản phẩm tinh chế bằng công
nghệ tiên tiến (sản phẩm giá trị gia tăng). Do đó cần phải đầu tư:
- Đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ mới và hiện đại.
- Đầu tư mua sắm thêm các thiết bị chuyên dùng.
- Đầu tư các thiết bị chuyên dùng cho việc vệ sinh an toàn chất lượng.
- Cải tiến mẫu mã bao bì đóng gói hàng thủy sản.
- Đầu tư các thiết bị cho sản xuất nước mắm, mắm và mặt hàng khô.
- Đầu tư trang thiết bị cho chế biến đồ hộp.
- Phát triển công nghệ sau thu hoạch hàng thủy sản.
Gia tăng tỉ trọng các nhà máy áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng, an toàn,
bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế như:
- An toàn: HACCP, SQF 1000,…
- Chất lượng: ISO 9000, SQF 2000,…
- Môi trường: ISO 14001,…
Phương án tổ chức sắp xếp hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản của tỉnh
phải gắn liền với việc quy hoạch của vùng ĐBSCL. Theo đó trong tương lai, chạy dọc
theo Quốc lộ 91 từ Châu Đốc đến Cần Thơ sẽ phát triển
trung tâm chế biến thủy sản nước ngọt đặc biệt là cá tra, cá basa.
Như vậy ngoài việc nâng công suất và đầu tư cải tiến thiết bị công nghệ chế
biến cho các nhà máy sẵn có, An Giang còn kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thủy
sản mới ở KCN Bình Long (Châu Phú), KCN Bình Hòa (Châu Thành), nâng tổng công
suất chế biến thủy sản toàn tỉnh lên trên 130.000 tấn/năm vào năm 2010.
3.2.1.4. Giải pháp thị trường
*Giải pháp về lưu thông phân phối
Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu
hợp lý bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho ngư dân với giá cả hợp lý, trang bị tủ
cấp đông để bảo đảm hàng hóa tại các chợ đầu mối lớn nhằm nâng cao khả năng tiêu
thụ hàng tươi sống trên thị trường nội địa.
Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong tiêu thụ
sản phẩm NTTS, để người dân an tâm và ổn định sản xuất theo kế hoạch.
Về lâu dài nên tiến hành xây dựng chợ thủy sản hoặc trung tâm giao dịch
thủy sản để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và ngư dân với khách hàng tiêu
dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ và thu mua thủy sản nguyên liệu
phục vụ chế biến.
*Giải pháp về thị trường trong và ngoài nước
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản ở An Giang trên thị trường
trong và ngoài nước bằng cách:
- Nâng cao chất lượng: giảm tỷ trọng hàng sơ chế, tăng cường các sản
phẩm đã qua chế biến, làm tăng giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng sản phẩm sạch lên 50%
bằng quy trình sạch từ giống - nuôi - chế biến theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế về chất lượng con giống, thức ăn, thuốc kích thích tăng trưởng, chữa bệnh,
quy trình nuôi, quy trình chế biến. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia
hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP,…), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm
hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất
lượng. Khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng
hàng hóa tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.
- Tăng chủng loại và cải tiến mẫu mã: đây là một trong những vấn đề tồn
tại lớn làm hạn chế khả năng phát triển mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng của An
Giang trên thị trường. Các sản phẩm vốn không chỉ khiêm tốn về số lượng, chủng
loại mà còn rất thua kém các sản phẩm cùng loại của các nước về bao bì đóng gói
(quá thô sơ, không bảo đảm độ bền chắc, kém hấp dẫn...). Do vậy, các sản phẩm thủy
sản chưa xâm nhập vào thị trường bán lẻ ở nước ngoài và ngay cả thị trường trong
nước bằng các bao bì như hiện nay.
Do đó, phải đầu tư các thiết bị chuyên dùng cho bao bì đóng gói như chế
tạo các khay nhựa xếp EPS, tạo các bao bì bằng các loại vật liệu bao gói thực phẩm
mới, cần tự động phát hiện và loại bỏ những gói sản phẩm thiếu trọng lượng, máy
phát hiện và loại bỏ những tạp phẩm, lẫn kim loại.
Đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư kỹ thuật công nghiệp cao, có
trình độ tay nghề cao tạo nên những bao bì đóng gói...đặc trưng thủy sản nước ngọt
An Giang, đáp ứng thị hiếu, tâm lý, tập quán người tiêu dùng chứ không phải đáp ứng
sở thích của người sản xuất.
Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cá tra, basa xuất khẩu là mặt hàng chủ
yếu của vùng - chiếm ít nhất 60% kim ngạch xuất khẩu, ngoài ra cần đa dạng hóa mặt
hàng theo chiều dọc - gia tăng tỷ trọng tinh chế và theo chiều ngang - mở rộng danh
mục xuất khẩu thủy sản: tôm, cá đông lạnh khác như cá lóc, cá he để có thể ổn định
sản xuất ngay khi có biến động mạnh về đầu ra.
- Định giá cạnh tranh xuất khẩu: dựa trên các nguyên tắc:
Thứ nhất, cân nhắc kỹ vì giá quá thấp sẽ dễ dàng bị áp giá thuế chống phá giá
dẫn tới mất thị trường, đồng thời gây thiệt hại về lợi nhuận kinh doanh do chi phí
không thể giảm thiểu.
Thứ hai, điều tra nghiên cứu kỹ giá của đối thủ cạnh tranh, trước hết là giá nội
địa tại thị trường nhập khẩu bởi các sản phẩm tương đương nhau về chất lượng, mẫu
mã thì sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ thắng thế cạnh tranh, được người tiêu dùng
ưa chuộng hơn.
Thứ ba, tuỳ vào mùa vụ để nâng hay giảm giá để duy trì thị phần.
Thứ tư, giá xuất khẩu cần quán triệt nhiều nhân tố ảnh hưởng như giá thành sản
phẩm tính ở mức sản xuất trung bình thế giới, nguyên liệu “đầu vào”, chi phí nhân
công, tính mùa vụ, chu kỳ kinh doanh, đồng tiền thanh toán, biến động của tỷ giá,
chính sách phá giá đồng tiền để khuyến khích xuất khẩu của các Chính phủ, thuế
trừng phạt, đối kháng, đầu cơ tích trữ dìm giá, thiên tai, dịch bệnh, chi phí quảng
cáo…
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản
trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối
tác để có sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và
xu hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để có kế hoạch sản xuất kinh
doanh phù hợp.
4.2.1.5. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất
Không thể hội nhập trong điều kiện sản xuất manh mún, mà phải liên kết
lại với nhau giữa các thành phần kinh tế, liên kết giữa bốn nhà (ngư dân, doanh
nghiệp, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý). Sự liên kết này chỉ thật sự có hiệu quả khi
có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên tham gia, đặc biệt là sự liên kết giữa doanh
nghiệp và ngư dân (Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản, HTX thủy sản, CLB
thủy sản,…) thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ.
Tăng cường chất lượng hoạt động của các CLB, hội nghề cá để thật sự là tổ
chức đại diện, là cầu nối giữa ngư dân với doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước,
trên cơ sở tôn trọng cam kết chung để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia
và hoạt động có hiệu quả. Từ đó làm nền tảng cho sự gắn kết bền vững trong việc
thực hiện kế hoạch phát triển lâu dài ngành thủy sản An Giang.
Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng
tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao
thông, chợ, nhà máy,…) phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Sắp xếp lại doanh nghiệp theo chủ trương, định hướng của tỉnh để làm tốt
chức năng là cầu nối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, là khâu
làm gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu. các doanh nghiệp cần chủ động xác định thị
trường, chọn lựa công nghệ, định rõ hướng đầu tư và xây dựng các phương án đổi
mới công nghệ, gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến.
4.2.1.6. Các giải pháp về bảo vệ môi trường
Theo định hướng đến năm 2010 thì ngành thủy sản sẽ phát triển với tốc độ rất
nhanh, do vậy để bảo vệ an toàn môi trường, cần thực hiện những khâu sau:
- Xây dựng các mô hình nuôi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có hệ thống xử lý
chất thải, vệ sinh và phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi. Về lâu dài, cần xây
dựng các trạm quan trắc để quản lý thường xuyên môi trường nguồn nước, kịp thời
cảnh báo về môi trường và dịch bệnh, nhất là đối với các vùng sản xuất trọng điểm.
Cần có hệ thống kênh thoát nước riêng biệt phục vụ cho vùng nuôi thủy sản ao hầm
tập trung.
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tiếp tục thực hiện kiểm tra, nghiêm cấm
việc khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt để bảo vệ môi trường và nguồn lợi
thủy sản. Nếu ao nuôi có mầm bệnh thì phải xử lý triệt để trước khi thải nước ra sông
rạch, tổ chức dịch vụ thu gom rác từ ao hầm và lồng bè, lắp đặt cầu vệ sinh tự hoại
cho 100% số bè nuôi.
- Nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản cần phải được xử lý (không
gây ô nhiễm) trước khi thải ra môi trường (sông, kênh rạch,…).
- Đối với các cơ sở chế biến truyền thống (nghề làm nước mắm, mắm các
loại, khô cá...) đều ít nhiều gây ô nhiễm môi trường, dù sản xuất theo phương án công
nghệ nào cũng đều phát sinh ra mùi hôi, thối, khó chịu do biến đổi các nguyên liệu.
Tỉnh cần có qui hoạch tập trung vào các làng nghề cá để kiểm soát, phát triển nâng
cao chất lượng sản phẩm, cùng với chính sách và biện pháp ràng buộc bằng luật về
môi trường, điều kiện tối thiểu về sản xuất, không gây ảnh hưởng môi trường và cảnh
quan đô thị.
Mục đích của các giải pháp này nhằm phát triển ngành NTTS ổn định và bền
vững.
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ
3.2.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Đi đôi với thực hiện tốt hệ thống chính sách đã có, cần căn cứ vào điều kiện
thực tế nảy sinh trong từng thời kỳ mà có đề xuất những chủ trương, chính sách thích
hợp. Chú trọng các chính sách về khuyến khích đầu tư để tạo điều kiện, môi trường
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và hạn chế rủi ro, chú trọng các chính sách nhằm
khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng KHKT, công nghệ mới vào sản xuất.
Các giải pháp cụ thể:
* Về tín dụng và thuế
Cần mở rộng tín dụng với các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là lãi suất cho vay ưu
đãi hợp lý đối với vốn vay trung và dài hạn, nhằm khuyến khích các cơ sở chế biến, NTTS
thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo chiều sâu, tăng hiệu quả kinh tế.
Để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy
sản xuất khẩu cần có chính sách thuế thỏa đáng.
- Thực hiện chính sách miễn, giảm với tỷ lệ và thời gian hợp lý đối với các cơ
sở, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến mới thành lập và những cơ sở, doanh nghiệp thực
hiện chủ trương di dời cơ sở sản xuất chế biến ra khỏi khu vực dân cư; trước mắt cần miễn
giảm các loại thuế trước bạ, thuế doanh thu, thuế xuất khẩu.
- Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại để khuyến khích các
cơ sở đổi mới công nghệ, nhanh chóng nâng lên trình độ chế biến tinh và sâu. Miễn thuế
nhập khẩu nguyên liệu vật tư phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
* Về vốn đầu tư phát triển sản xuất
Ngân sách cấp kinh phí để thực hiện một số đề tài về nâng cao chất lượng sản
phẩm thủy sản như: giải pháp sản xuất sản phẩm sạch, ảnh hưởng của chất lượng nước
đến cá nuôi ao, giải pháp nâng cao chất lượng giống thủy sản, hạn chế sử dụng kháng sinh
trong phòng trị bệnh cá,…
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước: cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong xin cấp giấy phép đầu tư; xây
dựng hoàn cảnh cơ sở hạ tầng kinh tế của tỉnh (đường, điện, nước...); xúc tiến nhanh việc
hình thành các khu công nghiệp theo qui hoạch; giảm giá thuê đất thấp hơn mức khu vực;
ưu đãi các khoản thuế theo từng mục đích đầu tư.
Tăng cường đối ngoại để mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Tranh thủ
nguồn vốn vay dài hạn của Ngân hàng Phát triển Châu Á, vốn viện trợ, giúp đỡ của các
Tổ chức Quốc tế vào phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đào tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
phòng trừ dịch bệnh cho các loài thủy sản, khuyến ngư.v.v.
Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động rộng rãi
các nguồn vốn trong các tầng lớp nhân dân để bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Bảng 3.14. Ước vốn đầu tư NTTS 2004 - 2010
Đơn vị: triệu đồng.
Hạng mục Tổng số Phân theo nguồn vốn
Vốn dân Vốn vay
Vốn đầu tư sản xuất NTTS 816.669
490.001 326.668
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 -
Của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang.
3.2.2.2. Giải pháp về huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản
Nhân lực trong lĩnh thủy sản cần có các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, khai
thác có hiệu quả con giống, áp dụng đúng kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và khai thác
thủy sản trong tư nhân. Ngoài ra, còn cần có hiểu biết về môi trường, về hệ sinh thái, tính
đa dạng sinh học để trong quá trình sản xuất và khai thác không làm ô nhiễm môi trường,
không làm cạn kiệt tài nguyên mất cân bằng sinh thái và tính đa dạng sinh học của các loài
cá.
Do đó để đáp ứng nhu cầu phát triển, đưa nhanh KHKT vào sản xuất để gia tăng
số lượng, chất lượng sản phẩm thủy sản, cần quan tâm:
- Xây dựng hoàn chỉnh chương trình quản lý chất lượng sản phẩm để làm cơ sở
huấn luyện cán bộ khuyến ngư và ngư dân nhằm thực hiện nghiêm việc sản xuất sản phẩm
sạch. Tổ chức huấn luyện về khuyến ngư cần có chương trình, thời gian huấn luyện thích
hợp và cấp giấy chứng nhận cụ thể. Quan tâm huấn luyện về trình độ thực thi pháp luật, về
thị trường và đạo đức, kỹ thuật sản xuất sản phẩm sạch và các biện pháp bảo vệ môi
trường sản xuất.
- Đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến ngư về trình độ nắm bắt thông tin và
phân tích thị trường để giới thiệu và hướng dẫn ngư dân kế hoạch sản xuất gắn với nhu
cầu thị trường. Chọn lựa quảng bá, chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với trình độ và
triển vọng phát triển của địa phương, tạo thêm cơ hội phát triển công việc làm.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại cán bộ khuyến ngư, để
cán bộ làm công tác khuyến ngư thạo về lý thuyết, giỏi về thực hành. Sử dụng đa dạng các
hình thức khuyến ngư, đặc biệt phải giải quyết tốt về quy trình, công nghệ ở các mô hình
trình diễn kỹ thuật, để các mô hình đó phải kết hợp nhuần nhuyễn công nghệ truyền thống
và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng NTTS An Giang.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực sinh học,
kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy sản. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ
thuật có khả năng triển khai và ứng dụng tốt. Chọn lựa con em tại địa phương nơi có nghề
nuôi thủy sản phát triển, có khả năng trình độ để đào tạo thành những kỹ thuật viên am
tường địa bàn hoạt động, biết làm việc và có hiệu quả.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị, xuất
nhập khẩu, quản lý kinh doanh… cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Đào tạo huấn luyện cho 60.000 ngư dân và lao động nghề cá trên địa bàn tỉnh
về kỹ thuật thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế được các nước nhập khẩu
chấp nhận. Ngoài ra, đào tạo huấn luyện và nâng cao tay nghề cho các nhà sản xuất giống
thủy sản, ngư dân và cán bộ thủy sản ở huyện, tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo nơi điểm nóng có sự cố kỹ thuật như: bệnh cá,
các yếu tố môi trường mà KHKT có thể khắc phục được. Chuyển giao đại trà cho nông
dân các mô hình sản xuất mới thông qua trình diễn của hộ dân có trình độ, đây là phương
pháp tốt nhất để nông dân tiếp cận và tiếp thu nhanh những tiến bộ KHKT.
- Thực hiện chính sách ưu đãi trong đào tạo, thu hút sử dụng lực lượng có tay
nghề cao, các chuyên gia KHKT trong và ngoài tỉnh có trình độ, am tường lĩnh vực thủy sản
để góp sức xây dựng phát triển ngành thủy sản ở An Giang.
- Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức
thường xuyên thi thợ giỏi ''Bàn tay vàng'' ngành chế biến thủy sản.
- Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng
nguồn nhân lực thủy sản. Ngoài ra, cần quan tâm trợ giúp kỹ thuật và tài chính của cộng
đồng quốc tế để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu
thủy sản ở An Giang.
3.2.2.3. Giải pháp về bảo đảm an toàn và phát triển giao thông đường thủy
Nuôi cá bè, nuôi bãi bồi là một hình thức hoạt động có liên quan đến đường thủy
nội địa, vì thế phải chấp hành các quy định pháp luật liên quan về trật tự an toàn giao thông
đường thủy nội địa; vị trí neo đậu bè phải thuộc vùng nước được quy định để NTTS. Tại
các khu vực NTTS, các hộ NTTS có trách nhiệm lắp đặt và duy trì tín hiệu đường thủy nội
địa.
3.2.2.4. Giải pháp chiến lược phát triển nông thôn
Nâng cao mặt bằng dân trí của nông dân “trí thức hóa nông dân”. Trình độ dân trí
cao sẽ có ý thức về bảo vệ môi trường, đảm bảo sản xuất đúng kỹ thuật, nâng cao sản lượng
và chất lượng sản phẩm.
Mở rộng hợp tác hóa sản xuất:
- HTX kiểu mới.
- Công ty cổ phần nông thôn.
- Các tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp.
- Trang trại.
- Liên kết hợp tác bốn nhà: Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà quản lý và
Nhà nông.
Tiến hành CNH - HĐH nông thôn.
KẾT LUẬN
An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về tự nhiên và điều kiện KT - XH cho
phát triển một nền nông nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cơ cấu nông nghiệp
An Giang đã có sự chuyển dịch rõ rệt và thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của tỉnh đề ra. Thủy sản An
Giang phát triển đồng bộ cả lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo tồn, song
chế biến thủy sản là khâu mang tính chất quan trọng nhất cho sự phát triển toàn bộ
của ngành. Vì thông qua khâu này, con cá đã trở thành những loại sản phẩm khác
nhau, do đó giá trị hàng hóa tăng lên đáng kể, góp phần đáng kể vào nguồn thu ngoại
tệ của tỉnh.
Mặc dù trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn nhưng những thành
tựu của ngành thủy sản An Giang đạt được trong thời gian qua là rất to lớn. Thủy sản
đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, từ đó thúc đẩy sự phát triển KT-
XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH và phát huy các thế mạnh
của tỉnh. Đồng thời phát triển thủy sản còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao
chất lượng cuộc sống của dân cư.
An Giang có một số loài thủy đặc sản có giá trị như cá tra, cá basa, phát huy
thế mạnh thủy sản là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của
tỉnh. Do đó, định hướng phát triển thủy sản trong giai đoạn tới thực sự vừa là một cơ
hội nhưng cũng vừa là một thách thức. Cơ hội vì theo định hướng đó, kim ngạch xuất
khẩu (chủ yếu là cá tra, cá basa) của tỉnh sẽ tăng lên rất nhiều lần, nâng cao vị trí của
An Giang trong vùng ĐBSCL, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nhưng phát triển thủy sản của tỉnh An Giang trên thực tế cũng đã đặt ra nhiều vấn đề
cần thiết phải giải quyết trong quá trình phát triển ngành thủy sản nhằm phát triển
bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Những thách thức đó là vấn đề thị
trường (cạnh tranh thị trường trong xu thế toàn cầu hóa), vấn đề môi trường (ô nhiễm
môi trường), bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển thủy sản bền vững. Từ đó cũng
ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, tổ chức lại sản xuất sao cho hợp lý để đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Với thành tựu mà ngành thủy sản An Giang đã đạt được trong thời gian qua,
nhờ vào những tiềm năng to lớn sẵn có, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp
lãnh đạo và năng lực quản lý được nâng cao và sự liên kết phối hợp hoạt động nhịp
nhàng của các Sở, Ban ngành có liên quan. Đặc biệt là sự lao động cần cù, sáng tạo
của những người sản xuất bao gồm cả ngư dân và lực lượng công nhân của các nhà
máy, chắc chắn rằng ngành thủy sản An Giang sẽ ngày càng phát triển, chắc chắn sẽ
hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng KT -
XH của tỉnh, góp phần đáng kể vào công cuộc CNH - HĐH đất nước của Đảng và
Nhà nước ta, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thủy sản (1999), Đề án “Quy hoạch tổng thể Kinh tế xã hội ngành thủy sản
thời kì 2000 - 2010”, Hà Nội.
2. Bộ Thủy sản (2001), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2000 và
phương hướng biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2001 của ngành thủy sản, Hà Nội.
3. Bộ Thủy sản (2004), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2003 và
phương hướng biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2004 của ngành thủy sản, Hà Nội.
4. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 và
phương hướng biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2005 của ngành thủy sản, Hà Nội.
5. Bộ Thủy sản (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng
bằng sông Cửu Long”, Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát
triển Đồng bằng sông Cửu Long , Cần Thơ.
6. Bộ Thủy sản (12/2004), Báo cáo tại Hội nghị “Chất lượng và Thương hiệu cá tra –
Basa Việt Nam”, An Giang.
7. Chính phủ (22/9/1997), Chỉ thị số 20 CT/TW Về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo
hướng CNH - HĐH.
8. Chính phủ (10/11/1998), Nghị quyết số 06 - NQ/TW Về một số vấn đề phát triển nông
nghiệp và nông thôn.
9. Chính phủ (8/12/1999), Quyết định số 224/1999/QĐ/TTg Về phê duyệt chương trình
phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010.
10. Chính phủ (15/6/2000), Nghị quyết 19/2000/NQ-CP Về một số chủ trương và chính
sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
11. Chính phủ (11/2000), Thông tư 05/2000/TT-BTS Hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết
19/2000/ NQ-CP ngày 15/6/2000.
12. Chính phủ (04/02/2005), Quyết định 219/QĐ-BTS Phê duyệt chương trình hành động
của ngành thủy sản về chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam 2005 -
2010.
13. Chính phủ (04/05/2005), Nghị định 59/2005/NĐ-CP Về điều kiện kinh doanh ngành
thủy sản.
14. Chính phủ (11/10/2005), Nghị định 128/2005/NĐ-CP Về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thủy sản đến mọi tầng lớp nhân dân.
15. Cục thống kê An Giang (2004), Niên giám thống kê, An Giang.
16. Cục thống kê Tp.Cần Thơ (2004), Niên giám thống kê, Tp.Cần Thơ.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh An Giang lần thứ VI, An Giang.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh An Giang lần thứ VII, An Giang.
21. Biên Giang (2005), “ Những giải pháp gì để cần và đủ cho sự tăng trưởng bền vững
ngành Thủy sản An Giang năm 2005 và một số năm trước mắt”, Bản tin AFA của
Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, ( Số đặc biệt mừng Xuân 2005),
trang 6 -7.
22. Hoàng Hà (2005), “ Thủy sản An Giang một năm khởi sắc”, Tạp chí Thủy sản,
(Số 1/2005), trang 16 - 17.
23. Đỗ Hữu Hạnh (2005), “Năm 2004 ngành thủy sản tiếp tục phát triển”, Tạp chí
Thủy sản, (Số 1/2005), trang 4 - 6.
24. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hoà (11/2004), “ Tham luận tại hội thảo khoa học
Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Khoa học công nghệ trong sự
phát triển thủy sản bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ.
25. Minh Hiển (2005), “Thủy sản An Giang sẽ tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
trong thời gian tới”, Bản tin AFA của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An
Giang, ( Số đặc biệt mừng Xuân 2006), trang 2.
26. TS Trần Xuân Hiển (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển
vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của gạo và thủy sản - Những sản phẩm chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay, Cần Thơ.
27. Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (29/12/2005), Báo cáo Hoạt
động năm 2005 và nhiệm vụ năm 2006, An Giang.
28. Lê Hoàng (2005), “Về chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam”, Tạp
chí Thủy sản, (Số 1/2005), trang 9 - 10.
29. GS - TS Vũ Tự Lập (2003), Địa lí tự nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư
phạm, Hà Nội.
30. Lê Thị Ngọc Linh (2003), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và An ninh
lương thực của Tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
31. Lưu Vĩnh Nguyên (2001), Phát triển công nghệ chế biến thủy sản ở tỉnh An
Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Nguyễn Thanh Phương (11/2002), Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tham luận tại Hội thảo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, Cần Thơ.
33. Sở Khoa học và Công nghệ An Giang (12/2004), Giới thiệu các mô hình nuôi
trồng thủy sản có hiệu quả trong và ngoài tỉnh, An Giang.
34. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang (1/2006), Báo cáo tổng kết sản
xuất thủy sản giai đoạn 2001- 2005. Những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại,
An Giang.
35. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang (10/2005), Điều chỉnh quy
hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, An
Giang.
36. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang (2005), Điều chỉnh quy hoạch
nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến
37. Nguyễn Văn Thành (2005), “Kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng
thủy sản giai đoạn 2000 - 2005”, Tạp chí Thủy sản, (Số 12/2005), trang 7 - 10.
38. GS - TS Lê Thông (chủ biên), TS Nguyễn Văn Phú, PGS - TS Nguyễn Minh Tụê
(3/2004), Địa lý Kinh tế xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà
Nội.
39. PGS - TS Hà Xuân Thông (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát
triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Để nuôi trồng thủy sản xứng đáng là
ngành kinh tế mũi nhọn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ.
40. PGS - TS Võ Thanh Thu (chủ biên) cùng nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh (2002), Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm Thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
41. TTXVN (cập nhật 24/01/2006), Thủy sản – Ngành kinh tế mũi nhọn.
42. Thanh Tuấn (2005), “Ăn cá basa rất có lợi cho sức khoẻ”, Bản tin AFA của Hiệp
hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, (Số đặc biệt mừng Xuân 2006), trang
28.
43. UBND Tỉnh An Giang (2000), An Giang 25 năm xây dựng và phát triển, An
Giang.
44. UBND Tỉnh An Giang (9/2005), Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010
Tỉnh An Giang, An Giang.
45. UBND Tỉnh An Giang (27/10/2005), Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010, An Giang.
46. Nguyễn Thị Vân (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng
Đồng bằng sông Cửu Long”, Những bước phát triển mới trong kinh tế nông -
lâm - ngư nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Một số giải pháp chủ yếu,
Cần Thơ.
47. Viện KHXH vùng Nam Bộ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Thành uỷ - UBND Tp.
Cần Thơ (11/2004), Hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Quyển 2 Những vấn đề kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tp. Cần
Thơ.
48. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản (10/2006), "Quy hoạch phát
triển NTTS ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm 2020", Hà Nội.
49. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản (1/1997), Dự thảo chương
trình phát triển "Đẩy mạnh sự phát triển và tăng trưởng ngành NTTS", Hà
Nội.
50. Đỗ Xuân (2005), “Qua 5 năm phát triển Thủy sản - Cần giải quyết những vướng
mắc hiện nay”, Bản tin AFA của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An
Giang, (Số đặc biệt mừng Xuân 2006), trang 9 -10.
51. www.fistenet.gov.vn (cập nhật 26/01/2006), “Mô tả một số loại ngư cụ tiêu biểu”.
52. www.fistenet.gov.vn (cập nhật 26/01/2006), “Những chặng đường phát triển của
nghề cá Việt Nam”.
53. www.fistenet.gov.vn (cập nhật 26/01/2006), Số liệu tổng hợp “Năng lực sản xuất
thủy sản”.
Phụ lục 2
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ
TRONG MÙA NƯỚC NỔI
1. Mô hình nuôi cá ao hầm
Diện tích nuôi: 250 – 300m2
Cải tạo ao: 1,5 – 2 triệu đồng
Con giống: 1 – 2 triệu đồng (thường sử dụng giống cá tra, trê, rô)
Thức ăn: 10 – 15 triệu đồng
Công chăm sóc, thu hoạch: 1,5 triệu đồng
Tổng chi phí: 15 – 20 triệu đồng.
Thu hoạch: 25 – 26 triệu đồng
Lãi bình quân: 5 triệu đồng
2.Mô hình nuôi cá lồng bè
Diện tích nuôi: 20 – 30m2
Chi phí bè: 1,5 – 2 triệu đồng
Con giống: 4 – 5 triệu đồng
Thức ăn: 35 – 40 triệu đồng
Công chăm sóc: 1,5 triệu đồng
Tổng chi phí: 40 – 47 triệu đồng.
Thu hoạch: 50 – 60 triệu đồng
Lãi: 8 - 15 triệu đồng
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Phụ lục 3
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM
TRONG MÙA NƯỚC NỔI
1. Mô hình nuôi tôm trong chân ruộng
Diện tích nuôi: 1 ha
Cải tạo ao: 9 – 10 triệu đồng
Con giống: 7 – 8 triệu đồng (sử dụng giống từ thiên nhiên hoặc nhân tạo)
Thức ăn: 15 triệu đồng
Công chăm sóc, thu hoạch: 2 - 3 triệu đồng
Tổng chi phí: 36 – 38 triệu đồng.
Thu hoạch: 48 – 50 triệu đồng
Lãi bình quân: 10 - 15 triệu đồng
2. Mô hình nuôi tôm đăng quầng
Diện tích nuôi: 3000 - 4000m2
Con giống: 2,8 - 3 triệu đồng (sử dụng giống từ thiên nhiên hoặc nhân tạo)
Thức ăn: 2 - 3 triệu đồng
Công chăm sóc, thu hoạch: 1 - 2 triệu đồng
Tiền vật tư: 1 triệu đồng
Tổng chi phí: 4 – 5 triệu đồng.
Thu hoạch: 14 – 15 triệu đồng
Lãi bình quân: 8 -10 triệu đồng
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
PHỤ LỤC 4 - MÔ TẢ MỘT SỐ LOẠI NGƯ CỤ TIÊU BIỂU
ANNEX 3 - ILLUSTRATION FOR TYPICAL TYPES OF FISHING GEARS
1. Lưới kéo - Trawl
a. Lưới kéo sào– Beam trawl
b. Lưới kéo đơn tầng đáy có tăng gông - Bottom otter trawl with booms
c. Lưới kéo đôi tầng đáy – Bottom pair trawl
2 • Lưới vây– Purse seine
3. Lưới rê– Gill net
a. Lưới rê tầng đáy– Bottom gill net
b Lưới rê 3 lớp – Trammel net
4 • Câu– Hook and Line
a.. Câu tay - Hand line
b • Câu vàng– Long line
5 - Lưới vó– Lift net
a. Lưới vó xách tay – Portable lifnet
b. Lưới vó bè – Raft lift net
c. Lưới vó mành – Lift net
d.Lưới dây rút chì một tàu - Luring lift net, one boat
e. Lưới dây rút chì bốn tàu - Luring lift net, four boats
f. Lưới pha xúc - Stick held dip net
6 • Bẫy– Trap
a. Sáo, Lò , Đăng– Bamboo stake trap
b. Lồng bẫy – Trap
7 • Lưới chụp– Cast net
a • Lưới chụp mực – Stick held falling net
8.Te đẩy – Scoop net
9. Nghề cào sò - Dredging
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH004.pdf