Luận văn Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học nhóm với nội dung vận dụng thực tế - Ứng dụng vào chương tĩnh học vật rắn sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao

MS: LVVL-PPDH057 SỐ TRANG: 109 NGÀNH: VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì sự năng động và sáng tạo của con người là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại, sự phát triển nhanh hay chậm của xã hội. Để nước ta có thể hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới, sánh ngang với các cường quốc năm châu đòi hỏi ngành Giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới mạnh mẽ, nhanh chóng để đào tạo ra những con người có đủ trình độ, năng lực sáng tạo, sự năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và khả năng hội nhập để làm chủ đất nước trong tương lai. Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã chỉ rõ và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ PP giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các PP tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS ”[39] Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (ban kèm quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá PP giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học PP tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động tích cực của HS, sinh viên trong quá trình học tập, ”[38] Ở nước ta, trong một thời gian dài nền giáo dục tồn tại tình trạng truyền thụ một chiều thầy đọc trò ghi. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã thực hiện các chương trình đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó mà hiệu quả đạt được chưa cao. “Khi dự xong lớp bồi dưỡng ai cũng gật gù khen PP mới là hay nhưng về trường không áp dụng được” hay “ tình trạng dạy giỏi trong các giờ thao giảng, còn để áp dụng đại trà thì không thể thực hiện được.”[15] Ở trường THPT hiện nay, việc đổi mới PP trong dạy học nói chung cũng như đổi mới PPDH VL nói riêng đã được thực hiện ở một số nơi nhưng vẫn rơi vào các tình trạng nêu trên. Con người trong xã hội ngày nay đòi hỏi “không phải là thâu tóm cho họ tất cả mọi tri thức mà phải coi trọng việc dạy PP, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời” [3]. Do đó, nhiệm vụ của một người GV là phải không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các PP mới để có những tiết dạy nhằm giúp cho HS có thể chiếm lĩnh được các tri thức một cách tự giác, có khả năng suy nghĩ độc lập và có năng lực làm việc tập thể để hoà nhập với xã hội của nền tri thức mới. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình, nhiều GV cũng đã học hỏi và áp dụng các PP giảng dạy khác nhau, lựa chọn các PP cho phù hợp với từng nội dung và đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, Chúng tôi cũng đã quan sát thấy trong quá trình giảng dạy VL 10 THPT, nhiều GV vẫn còn sử dụng các PPDH truyền thống một cách tràn lan, không hợp lí. Chẳng hạn như khi khảo sát việc giảng dạy và kết quả học chương “Tĩnh học vật rắn” SGK VL 10 nâng cao, chúng tôi thấy có rất nhiều vấn đề. Đây là chương có nội dung gắn liền với thực tế, có nhiều ứng dụng rộng rãi, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Đa số GV dạy chương này chủ yếu là để HS có thể biết được “nó là như thế”. Thực chất là sau khi học xong, các em không vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng, ví dụ như: cân bằng, mất cân bằng, phân tích và tổng hợp lực, khi va chạm thực tế. Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi chọn đề tài “Tích cực hoá hoạt động học tập của HS thông qua việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế - Ứng dụng vào chương Tĩnh học vật rắn, SGK VL 10 nâng cao”. PPDH nhóm đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, không chỉ trong nhà trường mà còn thường xuyên được sử dụng trong các ngành kinh tế kĩ thuật để huấn luyện kĩ năng hợp tác trong công việc cho nhân viên. Ở nước ta, xu hướng dạy học nhóm cũng đã dần xuất hiện ở các trường phổ thông và đại học, tuy chưa nhiều và chưa thường xuyên. Ngoài những tác dụng “thời sự” về phong cách làm việc, dạy học nhóm sẽ làm HS tích cực học tập hơn, sôi động hơn và đặc biệt là cơ hội rất tốt để HS có thể trao đổi nhiều về các nội dung thực tế và ứng dụng (như PGS.TS Lê Phước Lộc đã viết trong giáo trình Lí luận dạy học của mình). Thông qua một chương cụ thể ở lớp 10, chúng tôi muốn vận dụng thử nghiệm lại ý nghĩa này để tìm ra một cách làm hợp lí, một kết quả cụ thể và khả quan của một trong những PPDH tích cực đang phổ biến hiện nay. Như ở tên của đề tài, việc làm của chúng tôi có thể sẽ mang một ý nghĩa khái quát cho toàn bộ việc dạy học nói chung, trong dạy học VL nói riêng. Song do thời gian và một số hạn chế khác, chúng tôi chỉ nghiên cứu thử nghiệm cho chương “Tĩnh học vật rắn” lớp 10 – chương trình nâng cao. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng PPDH tích cực với các nội dung vận dụng thực tế nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của HS, nâng cao hứng thú học tập từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học VL ở trường THPT hiện nay. 3. Giả thuyết khoa học Nếu các bài học VL được thiết kế theo hướng tăng cường các yếu tố thực tế và được tổ chức dưới hình thức trao đổi nhóm thì có thể phát huy tính tích cực học tập của HS. 4. Khách thể và đối tượng Khách thể nghiên cứu là hai thành tố: - Về con người: HS lớp 10 trường THPT. - Về nội dung: chương “Tĩnh học vật rắn” SGK VL 10 nâng cao. Đối tượng trực tiếp được quan sát là việc tổ chức dạy học của GV và hoạt động học nhóm của HS trong các giờ học trong và ngoài trường trong quá trình dạy và học chương “Tĩnh học vật rắn” lớp 10 nâng cao. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở một số trường trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long về việc tổ chức dạy học nhóm và sẽ thực nghiệm nội dung chương “Tĩnh học vật rắn” SGK VL 10 nâng cao ở 4 lớp HS của trường chúng tôi. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, khai thác các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, tìm kiếm nguồn gốc của vấn đề dạy học nhóm (dạy học hợp tác), một số vấn đề về tâm sinh lí HS. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nghiên cứu thêm các nghị quyết của Đảng, một số chủ trương, hướng dẫn công tác đổi mới PPDH của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục. - Các tài liệu VL học xung quanh nội dung vật rắn và ứng dụng, nghiên cứu thực tế kĩ thuật và đời sống .cũng là một nhiệm vụ trực tiếp để làm phong phú thêm cho tài liệu thực nghiệm sư phạm. - Để có những kết quả mong muốn, sau khi chuẩn bị lí thuyết và nội dung thực nghiệm, chúng tôi chọn nơi thực nghiệm để tiến hành quan sát, điều tra và kiểm tra trước thực nghiệm – cơ sở để so sánh sự tiến bộ của HS lớp thực nghiệm – và sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm, lấy số liệu. Trong quá trình thực nghiệm dạy học, chúng tôi cũng tiến hành quan sát lớp học để có những bằng chứng thực tế hỗ trợ cho các kết luận sau thực nghiệm. 7. PP nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các PP nghiên cứu chủ yếu sau: 7.1. PP nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu cơ sở lí luận tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới PPDH hiện nay ở trường THPT. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của bộ môn VL ở trường THPT hiện nay. - Nghiên cứu vai trò của PP học nhóm trong việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Những nghiên cứu này nhằm đúc kết một cách làm phù hợp với nhà trường Việt Nam, có cơ sở để vận dụng cho đề tài. 7.2. PP quan sát: Quan sát thái độ học tập của HS thể hiện như thế nào khi chưa thực hiện mục tiêu của đề tài, khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài. Để xác định tính khả quan của đề tài, có nhận được sự tích cực học tập của đa số HS hay không. 7.3. PP điều tra thăm dò - Thăm dò, trao đổi ý kiến với GV bộ môn, HS ở các trường THPT để nắm bắt thực trạng của việc học nhóm trong dạy học VL ở trường THPT hiện nay. - Xây dựng các phiếu điều tra để có cơ sở cho việc cần thiết phải đổi mới PPDH VL hiện nay ở trường THPT. 7.4. PP thực nghiệm sư phạm - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của luận văn, cụ thể là làm nổi bật vai trò của PP học nhóm trong việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong giờ học môn VL. - Hai lần lấy số liệu quan trọng là: tiền thực nghiệm và cuối thực nghiệm. 7.5. PP thống kê toán học Sử dụng PP thống kê để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. 8. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài - Hoạt động học bao gồm tất cả các hoạt động trong và ngoài giờ học của HS dưới sự chỉ đạo của người thầy nhằm các mục tiêu chiếm lĩnh tri thức khoa học, thông qua đó các em học được phương pháp làm việc và suy nghĩ của các nhà khoa học, tư duy của các em được phát triển. - Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm được đặc trưng ở khát vọng ham hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. - Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm chuyển vị trí người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. - Học hợp tác (học nhóm) là việc sử dụng những nhóm nhỏ, qua đó HS cùng nhau làm việc để mở rộng tối đa việc học của họ và của cả các thành viên khác trong nhóm. - PPDH là cách thức tiến hành hoạt động dạy học dưới sự chỉ đạo của GV, nhằm làm cho HS tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học. - Dạy học nêu vấn đề: PPDH nêu vấn đề là một kiểu PP chuyên biệt, theo một cấu trúc mà trong đó mọi hoạt động của thầy đều thể hiện sự chỉ đạo của GV thông qua trao đổi, gợi ý, hỗ trợ để HS có thể cùng thầy hoặc tự lực tìm kiếm lời giải của bài toán nhận thức. - Động cơ: Động cơ là sự giác ngộ cho một mục đích để hoạt động. Nó kích thích được nhận thức, qui định hành động để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người. - Động lực: cái thúc đẩy làm cho biến đổi và phát triển. - Nhiệm vụ khám phá: Nhiệm vụ khám phá là một tình huống do GV đặt ra dưới dạng một câu hỏi hay một yêu cầu cho HS (cá nhân hoặc nhóm) có khả năng giải quyết nhanh bằng sự nỗ lực cao tại một thời điểm nào đó trong giờ học mà lời giải đúng sẽ kết nối với nội dung tiếp theo của bài giảng. - Thực tế: những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội hoặc phạm vi nào đó. 9. Cấu trúc tổng thể luận văn Luận văn có cấu trúc như sau: MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU Phần 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Chương 2: Soạn thảo tiến trình dạy một số bài học trong chương “Tĩnh học vật rắn” theo hướng tổ chức nhóm Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Phần 3: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học nhóm với nội dung vận dụng thực tế - Ứng dụng vào chương tĩnh học vật rắn sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm - Đa số các HS được hỏi đều thích học vật lí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc TNSP môn học này. - HS thỉnh thoảng vẫn được tổ chức học nhóm dưới dạng 1 tổ 1 nhóm nên các em đã được làm quen với PPDH dạy học mới này, tạo thuận lợi cho việc giao nhiệm vụ (trong đó có các câu hỏi vận dụng thực tế) cho nhóm học tập ít thành viên. - Đa số GV được hỏi đều trả lời, thỉnh thoảng có tổ chức cho HS học nhóm nhưng sử dụng PPDH này thường bị “cháy giáo án” chỉ trừ trường hợp những bài ngắn. Nhưng nếu chúng ta phân phối thời gian cho các nhóm trao đổi một cách hợp lí cùng với việc yêu cầu HS chuẩn bị kĩ bài ở nhà để phần nào HS dễ hiểu có thể lướt qua,…thì việc dạy học nhóm sẽ đạt kết quả tốt hơn. + Sau thực nghiệm: - Đa số HS đều thấy rằng việc học vật lí được trao đổi để giải quyết các nhiệm vụ học tập đặc biệt là các câu hỏi vận dụng thực tế thì thích hơn, các em thấy mình hiểu bài nhanh hơn, không khí lớp học vui vẻ hơn và tự tin hơn vì ai cũng được nêu ý kiến của mình. - GV thấy rằng ý thức thái độ học tập của HS tốt hơn, các em hăng hái tham gia tranh luận với các bạn cùng nhóm và các nhóm khác khi thảo luận trước lớp. GV cho rằng mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho giáo án theo PPDH này nhưng kết quả đạt được rất khả thi và hoàn toàn có thể thực hiện được. 3.5.5. Kiểm định giả thuyết thống kê Qua phân tích kết quả kiểm tra thì các lớp TN có kết quả cao hơn các lớp ĐC. Việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế có thực sự mang lại kết quả học tập tốt hơn cho HS không hay có sự ngẫu nhiên nào đó? Nếu ta áp dụng các phương pháp mới thì kết quả có tốt hơn phương pháp cũ không? Để trả lời các câu hỏi tương tự như trên, chúng ta đề ra giả thuyết thống kê hay giả thuyết không Ho. - Kiểm định giả thuyết Ho: “Sự khác nhau giữa các giá trị trung bình cộng của các lớp TN và các lớp ĐC là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa là α = 0.05”. - Giả thuyết đối H1: “Điểm trung bình của các lớp TN cao hơn điểm trung bình của các lớp ĐC là có ý nghĩa”. Chúng ta tính đại lượng kiểm định: TN ÑC TN ÑC TN ÑC n ×nX -X t = × s n + n 2 2 TN TN ÑC ÑC TN ÑC s (n -1) + s (n -1) s = n + n - 2 + Nếu t > αt thì sự khác nhau giữa TNX và XÑC là có ý nghĩa. + Nếu t > αt thì sự khác nhau giữa TNX và XÑC là không có ý nghĩa. [4] Từ bảng số liệu 3.4 tính được 7.13 6.47 67 68 t 3.8 3 67 68       2.54(67 1) 3.45(68 1) 3 67 68 2 s        - Giá trị tới hạn αt =1.96 khi kiểm định hai phía, với α = 0.05 và bậc tự do f = 133 [tra bảng II, 5] - Vì (t = 3.8) > ( αt =1.96)  giả thuyết Ho bị bác bỏ. Tức là, điểm trung bình của các lớp TN cao hơn điểm trung bình của các lớp ĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 0.05. Như vậy, kết quả TNSP đã được kiểm định chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. * Từ việc phân tích số liệu quan sát, điều tra và TNSP chúng tôi kết luận - Không khí học tập sôi nổi hơn HS có điều kiện để nêu lên những suy nghĩ của mình nên cũng tự tin hơn, các nhóm dần biết cách tổ chức, phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm, đoàn kết hơn (bổ sung và bảo vệ lí lẽ của nhóm mình,…), đa số HS tập trung tham gia thảo luận các nhiệm vụ do GV giao, tích cực đặt các câu hỏi liên quan thực tế. - HS các lớp TN có kết quả học tập cao hơn các lớp ĐC. Chứng tỏ rằng các lớp TN nắm vững kiến thức hơn các lớp ĐC. - Giả thuyết nêu ra đã được kiểm chứng là đúng đắn. - Việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế đã góp phần nâng cao chất lượng học tập, và có thể áp dụng rộng rãi hình thức tổ chức dạy học này. Tóm tắt chương 3 Để tránh sự ngẫu nhiên trong kết luận về kết quả thực nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định t – Student để kiểm định sự bằng nhau của hai trung bình cộng (là hai điểm trung bình cộng của hai nhóm TN và ĐC) với mức ý nghĩa α = 0,05. Quá trình TNSP bước đầu đã đạt được một số kết quả sau: - Tiết học sử dụng PPDH nhóm với các nội dung vận dụng thực tế gây được hứng thụ cho HS hơn. Tính tích cực tự lực của HS được phát huy. Số HS tham gia phát biểu nhiều hơn, số lượng hoạt động của HS tăng lên so với hình thức dạy học truyền thống. Sự trao đổi, tiến hành thí nghiệm, tranh luận trong nhóm về kết quả thí nghiệm về lập luận đưa ra phương án, ứng dụng thực tiễn của bài toán diễn ra sôi nổi. - Ngay từ tiết đầu tiên TNSP thì tất cả các thành viên của các nhóm đều đã tham gia trao đổi nhưng do HS chưa quen với PPDH mới này nên kết quả đạt được chưa cao, còn mất nhiều thời gian để giải quyết một vấn đề. Khả năng thích ứng với tiết học sử dụng PPDH nhóm được HS tiếp nhận một cách nhanh chóng, tăng dần theo các tiết dạy. - Qua phân tích điểm số từ các bài kiểm tra cho thấy kết quả học tập của các lớp TN được nâng cao. Đồng thời kết quả kiểm định cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, chứng tỏ tính khả thi của luận văn. Phần 3 KẾT LUẬN Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học theo nhóm với các nội dung vận dụng thực tế ứng dụng vào chương Tĩnh học vật rắn” chúng tôi rút ra những kết quả sau đây:  Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức học nhóm nhằm làm tích cực hoá hoạt động học tập của HS, cụ thể: - Tổ chức học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế có nhiều tác dụng tích cực về mặt tâm lí trong việc phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS. Đồng thời, tạo môi trường làm việc nhóm góp phần phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực làm việc tập thể của HS đáp ứng nhu cầu phát triển chung của nước ta hiện nay. - Dạy học nhóm là một trong các PPDH hiện đại được quan tâm hiện nay. Nó sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp đồng bộ, linh hoạt với các PPDH hiện đại khác và các PPDH truyền thống. - Tìm hiểu về thực trạng chung của việc sử dụng các PPDH hiện đại đặc biệt là việc tổ chức dạy học nhóm hiện nay ở trường THPT để có cơ sở cho TNSP.  Qua nghiên cứu chương trình, SGK, chúng tôi đã phân tích cấu trúc của chương “Tĩnh học vật rắn” để hiểu rõ ý đồ SGK, phát hiện những khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy học từ đó xây dựng hệ thống các nhiệm vụ học tập định hướng phù hợp với HS và nội dung chương trình nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí ở trường THPT.  Thực nghiệm sư phạm với mục đích kiểm tra lại giả thuyết khoa học mà luận văn đã đề ra. Để chuẩn bị cho tiến trình này chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò để chọn mẫu. Trên cơ sở đó chúng tôi chuẩn bị các giáo án mẫu một số bài chương “Tĩnh học vật rắn” chương trình vật lí 10 nâng cao THPT gồm 4 bài sử dụng PPDH nhóm để tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Hệ thống các bài này được áp dụng vào quá trình dạy học nhằm củng cố, vận dụng kiến thức rèn luyện kĩ năng thao tác tư duy sáng tạo cho HS. Tuỳ vào từng phần các nhiệm vụ thực tế có thể được trao ở đầu bài, giữa hay cuối bài,…  Tiến hành tổ chức TNSP để kiểm tra giả thuyết mà luận văn đặt ra. TNSP đã được tiến hành ở trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.  Để tránh sự ngẫu nhiên trong kết luận về kết quả thực nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định t – Student để kiểm định sự bằng nhau của hai trung bình cộng (là hai điểm trung bình cộng của hai nhóm TN và ĐC) với mức ý nghĩa α = 0,05.  Qua phân tích kết quả điều tra, quan sát và điểm số từ các bài kiểm tra cho thấy ý thức học tập của các lớp TN được nâng lên, kết quả học tập của các lớp TN cũng cao hơn. Đồng thời kết quả kiểm định cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, chứng tỏ tiến trình dạy học mà luận văn soạn thảo là khả thi và có thể áp dụng rộng rãi. Chúng tôi thấy rằng sự tin cậy của các số liệu còn ở mức chưa cao. Có nhiều lí do: - Thời gian thực nghiệm còn quá ít, số bài TN cũng còn ít. - HS của chúng tôi còn rất bỡ ngỡ với cách tổ chức trao đổi trong giờ học. Số liệu quan sát cho thấy các em tiến bộ nhưng hơi chậm. Tuy nhiên đổi lại, chúng tôi đã bắt đầu biết như thế nào là công việc chuẩn bị và tổ chức một đợt thực nghiệm giáo dục. Đây là kết quả rất quan trọng mà theo tôi, một GV THPT cần có. HS của chúng tôi chưa quen hẳn với PPDH mới song tôi tin chắc rằng nếu liên tục tổ chức dạy học có những nhiệm vụ trao đổi thú vị, có nội dung thực tế phù hợp, sẽ kích thích các em và tạo cho các em những kĩ năng mới, kĩ năng trao đổi trong giờ học. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các kết quả mà cuộc TNSP đã có. Đặc biệt, tôi sẽ triển khai tiếp công việc khó học này ra các chương khác của VL 10 cũng như các phần nội dung VL THPT khác. Tôi tin rằng, với những kiến thức và kĩ năng đã có được, trước mắt sẽ hoàn thiện các bảng nhiệm vụ trao đổi nhóm có nội dung thực tế để thực hiện tiếp đề tài này một cách thiết thực và rộng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Ánh, Hoàng Văn Việt (2003), Giáo trình vật lí đại cương, NXBĐHSP Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm (2005), Lí luận dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB ĐHSP. 3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Tài liệu bồ dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Châu (số tháng 03 – 2009), “Dạy học hợp tác”, Dạy và học ngày nay, Tạp chí của trung ương hội khuyến học Việt Nam. 5. Hoàng Chúng, Phương pháp thống kê toán học trong giáo khoa học giáo dục, NXB Giáo dục 1982. 6. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2004), Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHSP. 7. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tào (2001), Từ điển giáo dục, NXB Từ điển bách khoa. 8. Trần Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 9. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh. 10. Kharlamop, I.F (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tấn Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Vật lí 10 nâng cao – SGK, NXB Giáo Dục. 12. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tấn Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Vật lí 10 nâng cao – SGV, NXB Giáo Dục. 13. Lê Ngọc Lan (1999), Tâm lí học, NXB Giáo dục Hà nội. 14. Langué (2005), Những bài tập hay về thí nghiệm vật lí, NXB Giáo dục. 15. Lê Nguyên Long (12/7/2003), “Nên nhìn nhận việc đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian qua như thế nào?”, Báo Giáo dục và thời đại. 16. Lê Phước Lộc (2000), Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Cần thơ. 17. Lê Phước Lộc (2000), Lí luận dạy học, Đại học Cần thơ. 18. Lê Phước Lộc (2006), Những cơ sở để thiết kế các nhiệm vụ thảo luận nhóm trong PPDH hợp tác, Đại học Cần thơ. 19. Lê Phước Lộc (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, Đại học Cần thơ. 20. Lê Phước Lộc, Tài liệu hướng dẫn soạn giáo án, Đại học Cần Thơ. 21. Lê Phước Lộc, Nguyễn Thị Hồng Nam (2004), Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 8 năm hợp tác khoa học giáo dục với Hà Lan. 22. Marzano, Robert J, Pickering, Debra J, Pollock, Jane E, Các phương pháp dạy học hiệu quả,NXB Giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh. 23. Muraviep, A.V (1978), Dạy thế nào cho HS tự lực nắm kiến thức VL, NXB Giáo dục. 24. Nguyễn Thị Hồng Nam (2006), Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học, Đại học Cần thơ. 25. Hà Thế Ngữ, Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQGHN 2001. 26. PE – REN – MAN, I.A.I (2002), Vật lí vui quyển 1,NXB Giáo dục. 27. PE – REN – MAN, I.A.I (2001), Cơ học vui,NXB Giáo dục. 28. Putnam, JoAnne W. “Học hợp tác và chiến lược hoà nhập”, Univerity of Maine at Presque Isle. 29. Đinh Thị Thái Quỳnh, Nghiên cứu tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần cơ học lớp 6 THCS theo hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo, Luận án tiến sĩ giáo dục học năm 2009. 30. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông,NXB ĐHSP Hà Nội. 31. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội. 32. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 33. Phạm Hữu Tòng (2005), Lí luận dạy học vật lí 1 NXB ĐHSP. 34. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục. 35. Lê Trọng Tường, Nguyễn Thị Thanh Hương (2004), Cơ học NXB ĐHSP. 36. Thái Văn Vịnh (2003), Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “mắt và các dụng cụ quang học lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh. 37. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành, Đại từ điển Tiếng việt, NXB Văn hoá thông tin. 38. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII, NXB Sự thật. 39. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (Tiền thực nghiệm) VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT Trường THPT: ........................................................... lớp: ............................................. (Các em vui lòng gạch chéo vào ô mà các em chọn) 1/ Trong giờ học vật lí, các em thấy:  Rất thích  Thích  Không thích 2/ Các em được tổ chức học nhóm:  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi 3/ Trong giờ học Vật lí, được tổ chức nhóm các em thấy:  Thích học hơn  Bình thường  Không thích 4/ Số thành viên trong mỗi nhóm học tập là:  = 8 5/ Các câu hỏi vận dụng thực tế được cho:  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi 6/ Các câu hỏi vận dụng thực tế do:  GV giải  GV hướng dẫn giải  HS tự giải Xin cảm ơn em! (Xem kết quả điều tra ở phụ lục số 5 trang P6) PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN (Tiền thực nghiệm) VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT Nam, nữ:......................................................................................................................... Năm sinh: ................................................ Số năm giảng dạy: ......................................... Công tác tại trường THPT: ...................... ...................................................................... (Xin thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây và vui lòng gạch chéo vào ô mà thầy cô cho là hợp lí) 1/ Các câu hỏi vận dụng thực tế thầy (cô) thường cho  Sau mỗi nội dung bài học  Cuối bài  Về nhà 2/ Khi cho các câu hỏi vận dụng thực tế thầy (cô) thường hoàn thành giáo án  Đúng giờ  Trễ giờ  Tuỳ vào từng bài 3/ Thầy (cô) thường tổ chức dạy học nhóm với số lượng HS  <= 4 HS/ nhóm  5 đến 8 HS/ nhóm  Tổ/ nhóm 4/ Các câu hỏi vận dụng thực tế thường  HS tự giải  GV hướng dẫn  GV giải 5/ Thầy cô vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học nhóm cho học sinh trong quá trình dạy học: Thuận lợi: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Khó khăn: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin cảm ơn thầy (cô)! (Xem kết quả điều tra ở phụ lục số 5 trang P6) PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (Sau thực nghiệm) VỀ VIỆC TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM VỚI CÁC NỘI DUNG VẬN DỤNG THỰC TẾ TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT Họ và tên: .................................................................. nam, nữ: ...................................... Trường THPT: ........................................................... lớp: ............................................. (Các em vui lòng gạch chéo vào ô mà các em chọn) NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1/ So với học lý thuyết, có các câu hỏi thực tế các em thấy hiểu bài:  Nhanh hơn  Bình thường  Chậm hơn 2/ So sánh giáo viên giảng bài và các em thảo luận nhóm tự rút ra kết luận, các em thấy hiểu bài:  Nhanh hơn  Bình thường  Chậm hơn 3/ Các em thấy việc học tập đạt hiệu quả hơn khi số học sinh trong một nhóm:  = 8 4/ Kết quả kiểm tra của các em sau khi được tổ chức học nhóm:  Cao hơn  Bình thường  Thấp hơn 5/ Các em vui lòng cho biết mình có những thuận lợi và khó khăn gì khi tham gia học nhóm: Thuận lợi: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Khó khăn: ....................................................................................................................... Xin cảm ơn em! (Xem kết quả điều tra ở phụ lục số 5 trang P6) PHỤ LỤC 4 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN (Sau thực nghiệm) VỀ VIỆC TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM VỚI CÁC NỘI DUNG VẬN DỤNG THỰC TẾ TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT Nam, nữ:......................................................................................................................... Năm sinh: ................................................ Số năm giảng dạy: ......................................... Công tác tại trường THPT: ...................... ...................................................................... (Xin thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây và vui lòng gạch chéo vào ô mà thầy cô cho là hợp lí) NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1/ Qua việc tổ chức dạy học nhóm thầy cô nhận thấy ý thức, thái độ học tập của học sinh:  Tốt hơn  Bình thường  Kém hơn 2/ Sử dụng hệ thống câu hỏi có nội dung vận dụng thực tế, học sinh tham gia xây dựng bài:  Nhiều hơn  Bình thường  Ít hơn 3/ Thời gian chuẩn bị giáo án cho bài giảng có tổ chức học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế thầy cô thấy:  Lâu hơn  Bình thường  Nhanh hơn 4/ Qua kiểm tra thầy cô thấy kết quả học tập của lớp có tổ chức học nhóm so với các lớp khác:  Cao hơn  Như nhau  Thấp hơn 5/ Theo thầy cô khả năng thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận ở các nhóm học sinh là:  Hoàn toàn được  Có thể được  Không được 6/ Thầy cô vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học nhóm cho học sinh trong quá trình dạy học: Thuận lợi: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Khó khăn: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin cảm ơn thầy (cô)! (Xem kết quả điều tra ở phụ lục số 5 trang P6) PHỤ LỤC 5 BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Bảng P5.1: Kết quả điều tra tiền thực nghiệm (Phụ lục 1) A. Đối với HS Câu hỏi Số HS lựa chọn mức độ/ Tổng số HS được hỏi Các em được tổ chức học nhóm Thường xuyên: 3/135 Thỉnh thoảng: 111/135 Hiếm khi: 21/135 Được tổ chức học nhóm các em thấy Rất thích: 26/135 Thích: 97/135 Không thích: 12/135 Số thành viên trong mỗi nhóm =8: 135/135 Các câu hỏi vận dụng thực tế được cho Thường xuyên: 0 Thỉnh thoảng: 128/135 Hiếm khi: 7/135 Các câu hỏi vận dụng thực tế do GV giải: 68/135 GV hướng dẫn: 52/135 HS tự giải: 14/135 B. Đối với GV (Phụ lục 2) Câu hỏi Số GV lực chọn mức độ/Tổng số GV được hỏi Các câu hỏi vận dụng thực tế thầy (cô) cho Sau mỗi nội dung bài học: 1/6 Cuối bài: 3/6 Về nhà: 2/6 Khi cho các câu hỏi vận dụng thực tế thầy (cô) hoàn thành giáo án Đúng giờ: 0/6 Trễ giờ: 4/6 Tuỳ vào từng bài: 2/6 Thầy (Cô) tổ chức dạy học nhóm với số lượng HS <= 4: 0 5 đến 8: 0 Tổ/ nhóm: 6/6 Các câu hỏi vận dụng thực tế HS tự giải: 1/6 GV hướng dẫn: 5/6 GV giải: 0/6 Bảng P5.2: Kết quả điều tra sau thực nghiệm (Phụ lục 3) A. Đối với HS Câu hỏi Số HS lựa chọn mức độ/ tổng số HS được hỏi So với học lý thuyết có các câu hỏi vận dụng thực tế các em thấy hiểu bài Nhanh hơn: 100/135 Bình thường: 23/135 Chậm hơn: 12/135 So sánh GV giảng bài và các em thảo luận tự rút ra kết luận các em thấy hiểu bài Nhanh hơn: 86/135 Bình thường: 17/135 Chậm hơn: 42/135 Các em thấy việc học đạt hiệu quả hơn khi số HS trong nhóm =8: 5/135 B. Đối với GV (Phụ lục 4) Câu hỏi Số GV lựa chọn mức độ/tổng số GV được hỏi Ý thức thái độ của HS Tốt hơn: 6/6 Bình thường: 0/6 Kém hơn: 0/6 HS tham gia xây dựng bài Nhiều hơn: 6/6 Bình thường: 0/6 Ít hơn: 0/6 Thời gian chuẩn bị giáo án Nhanh hơn: 0/6 Bình thường: 0/6 Lâu hơn: 6/6 Khả năng các nhóm thảo luận và rút ra kết quả Hoàn toàn được: 5/6 Có thể được: 1/6 Không được: 0/6 PHỤ LỤC 6 BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT (Kết thúc chương) MÔN: VẬT LÍ 10 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Nêu điều kiện cân bằng của một vật rắn có mặt chân đế? Một cái kiềng 3 chân được đặt trên mặt phẳng ngang như hình vẽ P6.1 Hãy lí giải khả năng cân bằng của nó. Câu 2: (3 điểm) Một thanh cứng AB = 1m, có khối lượng không đáng kể, được treo nằm ngang nhờ hai lò xo giống nhau (Hình P6.2) Độ cứng của hai lò xo tương ứng k1=100N/m, k2=150N/m. Hai đầu còn lại của lò xo được treo cố định vào tường. a) Hỏi phải treo một vật nặng có khối lượng 6kg vào điểm nào của thanh để thanh vẫn nằm ngang? b) Xác định độ lớn của các lực (Lấy g = 10m/s2)? Câu 3: (3 điểm) Thanh AB có khối lượng không đáng kể (hình P6.3) tựa vào tường ở A, dây BC không dãn nằm ngang, tại B treo vật có khối lượng m = 2kg (cho g = 9,8m/s2), oα = 45 . Tìm độ lớn phản lực N của thanh và lực căng T của dây ? Câu 4: (2 điểm) Để đẩy một cuộn giấy có trọng lượng P = 300N, bán kính R lên một bậc thềm độ cao h, người công nhân nhà in đã tác dụng vào cuộn giấy một lực theo phương ngang và có giá đi qua trục O của nó. Cho biết 1 3 h R . Hãy xác định độ lớn tối thiểu của lực tác dụng để cuộn giấy có thể leo lên bậc thềm? A B Hình P6.1 Hình P6.2 Hình P6.3 C  A B O h F  Hình P6.4 PHỤ LỤC 7 BẢNG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA (Kết thúc “chương Tĩnh học vật rắn”) A. LỚP THỰC NGHIỆM STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM TIỀN TN ĐIỂM SAU TN 1 Lê Bảo Anh 7 7 2 Bùi Thuý Anh 6 7 3 Hồ Thanh Bằng 8 9 4 Nguyễn Chung Ngọc Bích 8 8 5 Nguyễn Thị Hồng Cẩm 4 6 6 Nguyễn Thị Mỹ Cẩm 7 7 7 Tô Thị Chi 5 6 8 Dương Văn Chinh 7 8 9 Lê Ngọc Minh Cường 8 7 10 Nguyễn Ngọc Dung 8 9 11 Ngô Tâm Thục Đoan 8 7 12 Dương Thị Mỹ Đức 6 8 13 Trần Hoàng Thuỳ Dương 5 8 14 Trần Mỹ Duyên 7 9 15 Nguyễn Văn Hải 5 4 16 Hoàng Phan Hồng Hạnh 5 5 17 Nguyễn Thành Hiếu 5 6 18 Nguyễn Văn Huệ 7 6 19 Phạm Minh Hưng 8 10 20 Nguyễn Quang Khiêm 7 8 21 Trần Đăng Khôi 7 7 22 Phan Ngọc Như Khương 9 9 23 Nguyễn Vĩnh Khương 8 8 24 Nguyễn Thị Kim Liên 7 7 25 Hàng Duy Linh 5 6 26 Lê Phương Linh 8 9 27 Nguyễn Thị Thảo Linh 5 5 28 Dương Huy Hoàng Lộc 6 8 29 Nguyễn Ngọc Lợi 6 7 30 Phạm Xuân Minh 7 9 31 Huỳnh Việt Hiếu Minh 9 8 32 Nguyễn Nhật Minh 8 7 33 Đinh Kiều Nga 6 7 34 Lê Đình Huệ Ngân 6 4 35 Ngô Hiếu Nghĩa 5 6 36 Lê Kim Ngân 3 4 37 Lê Phương Nghi 8 10 38 Nguyễn Thị Ánh Ngoan 5 7 39 Lý Hồng Ngọc 2 3 40 Phan Bảo Ngọc 5 7 41 Phùng Như Ngọc 5 7 42 Phạm Trần Bảo Nguyên 4 6 43 Trần Bảo Nhân 4 6 44 Đỗ Anh Nhật 6 6 45 Nguyễn Thị Yến Nhi 6 7 46 Võ Trần Cẩm Nhung 3 3 47 Vũ Thị Thanh Phát 5 6 48 Trần Kim Phụng 6 8 49 Lưu Bửu Phương 7 8 50 Võ Quan Tâm 9 10 51 Tăng Phước Tân 10 8 52 Phan Thanh Thảo 7 7 53 Nguyễn Đình Minh Thảo 5 6 54 Phan Thu Thảo 5 7 55 Nguyễn Huyền Thơ 6 8 56 Nguyễn Thị Anh Thư 7 8 57 Lạc Minh Thư 8 9 58 Trần Gia Thuận 8 7 59 Lê Ngọc Mỹ Tiên 4 6 60 Trần Mỹ Tiên 7 10 61 Ngô Quế Trâm 7 7 62 Nguyễn Minh Tuấn 8 9 63 Phạm Phương Tuyền 8 7 64 Trần Phương Uyên 3 5 65 Lê Nguyễn Thảo Uyên 6 9 66 Võ Tất Vinh 9 7 67 Phạm Thị Hoàng Yến 10 8 B. LỚP ĐỐI CHỨNG STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM ĐC TIỀN TN ĐIỂM ĐC 1 Trần Đức Anh 5 4 2 Lê Thị Bé Bảy 3 3 3 Nguyễn Văn Bình 6 7 4 Võ Minh Chánh 7 7 5 Trần Minh Châu 7 8 6 Hồ Thị Kim Chi 7 6 7 Lương Ngọc Duyên 8 8 8 Bùi Ngọc Hà 6 5 9 Lý Ngọc Hân 4 3 10 Lê Văn Hiếu 3 6 11 Nguyễn Văn Hiếu 5 6 12 Nguyễn Văn Hiếu 5 5 13 Lý Huy Hoàng 6 5 14 Dư Minh Huân 7 7 15 Trần Minh Huân 5 6 16 Tô Cẩm Huỳnh 4 5 17 Trần Hữu Khánh 4 9 18 Võ Đăng Khoa 8 9 19 Nguyễn Thị Trúc Linh 8 7 20 Dương Ánh Linh 9 8 21 Nguyễn Hữu Lộc 3 2 22 Nguyễn Thành Luân 9 9 23 Châu Nguyễn Vỉ Minh 5 4 24 Nguyễn Bá Nam 7 6 25 Ngô Lê Ngọc Ngân 7 8 26 Nguyễn Trọng Nghĩa 8 7 27 Nguyễn Chí Nghĩa 5 5 28 Nguyễn Trọng Nghĩa 6 2 29 Lê Huỳnh Bảo Ngọc 6 7 30 Châu Thành Nhân 10 8 31 Nguyễn Thị Nhiên 9 7 32 Lê Thị Bích Như 7 6 33 Mai Hoài Phúc 3 7 34 Ngô Mai Thiên Phúc 7 8 35 Nguyễn Minh Phụng 9 9 36 Nguyễn Duy Phương 6 7 37 Lê Nguyễn Minh Phương 4 4 38 Nguyễn Thị Ngọc Phượng 8 8 39 Nguyễn Thị Trúc Phương 8 7 40 Trần Đình Quyển Quân 9 8 41 Trần Dũng Sĩ 2 4 42 Phạm Hùng Thanh Tâm 9 9 43 Tống Ngọc Tâm 6 6 44 Trần Minh Tâm 8 9 45 Lê Nguyễn Minh Tâm 8 8 46 Nguyễn Hoàng Thái 7 7 47 Nguyễn Thị Hồng Thắm 8 9 48 Phan Lê Xuân Thảo 8 7 49 Nguyễn Đinh Phương Thảo 8 7 50 Võ Hồng Anh Thư 7 8 51 Nguyễn Hữu Thuần 6 9 52 Đỗ Văn Thuận 9 7 53 Trần Văn Qưới Tiến 5 8 54 Nguyễn Hữu Tín 4 4 55 Võ Nguyễn Thoại Trâm 8 7 56 Nguyễn Ngô Đoan Trang 7 7 57 Nguyễn Thị Thu Trang 8 8 58 Nguyễn Lê Tùng 8 7 59 Nguyễn Thị Mộng Tuyền 3 4 60 Lê Ngọc Phương Uyên 6 7 61 Trần Hồng Uyên 10 9 62 Lê Ngọc Phương Uyên 7 6 63 Nguyễn Hương Tường Vi 6 6 64 Phạm Thế Vinh 6 4 65 Phạm Thế Vinh 6 6 66 Lương Khánh Vũ 8 6 67 Nguyễn Anh Vũ 7 6 68 Phan Như Ý 5 2 PHỤ LỤC 8 MẪU HƯỚNG DẪN QUAN SÁT (Dùng cho cộng tác viên) Bài:…………………………………...Lớp:………………………………….. GV dạy:…………………………........Người quan sát:……………………… Bắt đầu:…………………………........Kết thúc lúc:………………………… Nội dung ghi Ghi bảng Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Thời gian *Vào lớp: Vui 5 4 3 2 1 lạnh * Kiểm tra bài cũ: +HS thuộc bài/ HS được KT: +HS làm bài/ HS được KT: * Vào bài: + Nối tiếp + Kể chuyện + Tình huống + Hay 5 4 3 2 1 * Hào hứng 5 4 3 2 1 * Trật tự 5 4 3 2 1 * Thái độ HS 5 4 3 2 1 Đề mục 1. 2. * Nói: + Âm lượng 5 4 3 2 1 + Đúng, rõ 5 4 3 2 1 +Thời gian: + + + + (phút) *Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và HS: *Câu hỏi thảo luận: Rõ: 5 4 3 2 1 * Câu hỏi liên hệ thực tế * Phương tiện: biểu bảng ; Tranh ; TN . * Nói: + Âm lượng 5 4 3 2 1 + Đúng, rõ 5 4 3 2 1 +Thời gian: + + + + (phút) *Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và HS: *Câu hỏi thảo luận: Rõ: 5 4 3 2 1 * Câu hỏi liên hệ thực tế * Phương tiện: biểu bảng ; Tranh ; TN . * Nói: +Âm lượng 5 4 3 2 1 + Đúng, rõ 5 4 3 2 1 * Trật tự 5 4 3 2 1 * Số HS xin phát biểu: * Số HS trong nhóm tham gia thảo luận * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: * Trật tự: 5 4 3 2 1 * Số lần trò xin phát biểu: * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: * Trật tự: 5 4 3 2 1 3. 4. 5. +Thời gian: + + + + (phút) *Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và HS: *Câu hỏi thảo luận: Rõ: 5 4 3 2 1 * Câu hỏi liên hệ thực tế * Phương tiện: biểu bảng ; Tranh ; TN . * Nói: + Âm lượng 5 4 3 2 1 + Đúng, rõ 5 4 3 2 1 +Thời gian: + + + + (phút) *Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và HS: *Câu hỏi thảo luận: Rõ: 5 4 3 2 1 * Câu hỏi liên hệ thực tế * Phương tiện: biểu bảng ; Tranh ; TN . * Nói: +Âm lượng 5 4 3 2 1 + Đúng, rõ 5 4 3 2 1 +Thời gian: + + + + (phút) *Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và HS: *Câu hỏi thảo luận: Rõ: 5 4 3 2 1 * Câu hỏi liên hệ thực tế * Phương tiện: biểu bảng ; Tranh ; TN . * Số lần trò xin phát biểu: * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: * Trật tự: 5 4 3 2 1 * Số lần trò xin phát biểu: * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: * Trật tự: 5 4 3 2 1 * Số lần trò xin phát biểu: * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: Củng cố +Bằng b.tập ; bằng giải thích Đọc trước bài giảng ; Liên quan thực tế ; Ra nhiệm vụ về nhà: Bài tập có h.dẫn ; Tham khảo mở rộng ; khác Nhận xét chung * Chữ viết bảng: + Đẹp 5 4 3 2 1 xấu + Cẩn thận 5 4 3 2 1 cẩu thả * Vẽ hình: Vẽ sẵn ; Vẽ bảng + Đẹp 5 4 3 2 1 ; xấu + Cẩn thận 5 4 3 2 1 cẩu thả Thái độ học của HS: 5 4 3 2 1 ; Giờ giảng có ấn tượng: ; Không *HS tự ghi ; không ghi Trò được hoạt động5 4 3 2 1 * Trò vẽ theo ; không vẽ * Trò chờ đọc để chép Hướng dẫn ghi: - Ghi thời gian từng đoạn của bài giảng vào cột cuối bên phải. - Ghi thời gian nói (giảng, giải thích) của GV giữa các hoạt động vào giữa các dấu cộng để tính tỉ lệ thời gian nói của thầy và hoạt động của trò trong một tiết. - Khoanh tròn các số 5 4 3 2 1 hoặc đánh dấu (điền số, chữ) vào với các mức độ tương ứng. - Mặt sau ghi các câu hỏi và các ghi chú khác để phân tích PHỤ LỤC 9 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU QUAN SÁT Bảng P9.1. Bảng số liệu quan sát hoạt động của thầy: Bài 26 27 28 29 Vào lớp Vui 5 4 3 2 1 lạnh     Kiểm tra bài cũ Số HS thuộc bài/ Số HS được KT 0 1/1 1/1 1/1 Số HS làm bài/ Số HS được KT 0 67/67 67/67 67/67 Vào bài Nối tiếp x Kể chuyện Tình huống x x x Hay Mục 1 Âm lượng 5 4 3 2 1 3 3 3 4 Đúng, rõ 5 4 3 2 1 4 4 4 4 Thời gian + + + Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và trò 1 2 0 Số HS giơ tay phát biểu 39 96 0 Câu hỏi thảo luận 1 0 1 Câu hỏi liên hệ thực tế 0 0 0 Số thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 4/4 0 4/4 Rõ 5 4 3 2 1 3 3 3 3 Biểu bảng x 0 x Tranh x x x TN x x x Mục 2 Âm lượng 5 4 3 2 1 4 4 4 Đúng, rõ 5 4 3 2 1 4 4 4 Thời gian + + + Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và trò 1 1 2 Số HS giơ tay phát biểu 55/67 24 46 Câu hỏi thảo luận 0 1 1 Câu hỏi liên hệ thực tế 0 0 0 Số thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 0 4/4 4/4 Rõ 5 4 3 2 1 0 3 3 Biểu bảng 0 x x Tranh 0 x x TN 0 x 0 Mục 3 Âm lượng 5 4 3 2 1 4 4 4 Đúng, rõ 5 4 3 2 1 4 4 4 Thời gian + + + Số câu hỏi trao đổi trao đổi trực tiếp thầy và trò 2 0 0 Số HS giơ tay phát biểu 112 0 0 Câu hỏi thảo luận 1 1 1 Câu hỏi liên hệ thực tế 1 2 0 Số thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 4/4 4/4 4/4 Rõ 5 4 3 2 1 3 3 3 Biểu bảng x 0 0 Tranh 1 0 TN x 0 0 Mục 4 Âm lượng 5 4 3 2 1 4 4 Đúng, rõ 5 4 3 2 1 4 4 Thời gian + + + Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và trò 0 Số HS giơ tay phát biểu 0 Câu hỏi thảo luận 1 1 Câu hỏi liên hệ thực tế 0 1 Số thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 4/4 4/4 Rõ 5 4 3 2 1 3 4 Biểu bảng x 0 Tranh x 0 TN x 0 Mục 5 Âm lượng 5 4 3 2 1 4 4 Đúng, rõ 5 4 3 2 1 4 4 Thời gian + + + Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và trò 1 0 Số HS giơ tay phát biểu 45 Câu hỏi thảo luận 1 1 Câu hỏi liên hệ thực tế 1 1 Số thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 4/4 4/4 Rõ 5 4 3 2 1 3 3 Biểu bảng x 0 Tranh x 0 TN x 0 Mục 6 Âm lượng 5 4 3 2 1 4 Đúng, rõ 5 4 3 2 1 4 Thời gian + + + Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và trò 0 Số HS giơ tay phát biểu 0 Câu hỏi thảo luận 2 Câu hỏi liên hệ thực tế 1 Số thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 4/4 Rõ 5 4 3 2 1 3 Biểu bảng 0 Tranh 0 TN 0 Mục 7 Âm lượng 5 4 3 2 1 4 Đúng, rõ 5 4 3 2 1 4 Thời gian + + + Số câu hỏi trao đổi trực tiếp thầy và trò 1 Số HS giơ tay phát biểu 67 Câu hỏi thảo luận 0 Câu hỏi liên hệ thực tế 1 Số thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 0 Rõ 5 4 3 2 1 3 Biểu bảng x Tranh x TN x Củng cố +Bằng b.tập +Bằng giải thích +Đọc trước bài giảng +Liên quan thực tế +Ra nhiệm vụ về nhà x x x x +Bài tập có hướng dẫn +Tham khảo +Mở rộng Khác x x x x Nhận xét chung * Chữ viết bảng: + Đẹp 5 4 3 2 1 + Xấu + Cẩn thận 5 4 3 2 1 4 4 4 4 4 4 4 4 * Vẽ hình: + Vẽ sẵn +Vẽ bảng + Đẹp 5 4 3 2 1 + Xấu + Cẩn thận 5 4 3 2 1 + Cẩu thả x 4 4 x 4 4 x 4 4 x 4 4 *Thái độ học của HS: 5 4 3 2 1 Giờ giảng có ấn tượng 4 x 4 x 4 x 4 x Không Bảng P9.2. Bảng số liệu quan sát hoạt động của HS: Bài 26 27 28 29 Vào lớp * Hào hứng 5 4 3 2 1 5 5 5 5 * Trật tự 5 4 3 2 1 5 5 5 5 Vào bài * Thái độ HS 5 4 3 2 1 5 5 5 5 Mục 1 * Trật tự: 5 4 3 2 1 1 4 2 2 * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 4 4 5 4 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: 0 0 0 1 Mục 2 * Trật tự: 5 4 3 2 1 4 2 2 2 * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 0 4 5 4 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: 0 0 1 1 Mục 3 * Trật tự: 5 4 3 2 1 1 2 4 4 * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 5 4 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: 1 1 0 0 Mục 4 * Trật tự: 5 4 3 2 1 2 2 2 * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 4 5 4 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: 1 1 1 Mục 5 * Trật tự: 5 4 3 2 1 2 2 * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 4 5 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: 0 1 Mục 6 * Trật tự: 5 4 3 2 1 2 * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 5 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: 1 Mục 7 * Trật tự: 5 4 3 2 1 2 * Số HS trong nhóm tham gia trao đổi 4/4 * Thảo luận sôi nổi: 5 4 3 2 1 5 * Hoạt động khác (ghi chữ) * Số câu hỏi của HS: 1 Nhận xét chung *HS tự ghi ; không ghi x x x x Trò được hoạt động 5 4 3 2 1 4 4 4 4 * Trò vẽ theo không vẽ x x x x * Trò chờ đọc để chép PHỤ LỤC 10 Các GA được trình bày dưới đây đã được sử dụng trong đợt TNSP vừa qua của chúng tôi, ngoại trừ GA bài “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm”, chúng tôi đã đưa vào minh chứng ở chương 2. P9.1/ Bài “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song” 1. Mục tiêu a.Kiến thức - Tổng hợp được hai lực đồng quy tác dụng lên cùng một vật rắn, suy luận dẫn đến điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song. - Trình bày được thí nghiệm minh họa. b.Kĩ năng - Giải bài tập, giải thích được các hiện tượng cân bằng trong thực tế. - Thực hiện thí nghiệm và nhận xét kết quả. - Làm việc nhóm. 2. Yêu cầu đối với HS - Ôn lại quy tắc hình bình hành, lực tác dụng lên chất điểm. - Tích cực làm thí nghiệm, làm việc nhóm. 3. Phương pháp dạy học - Trao đổi nhóm - Nêu vấn đề - khám phá 4. Phương tiện dạy học - Phiếu học tập. - Lực kế, vật rắn hình nhẫn, một số vật rắn phẳng mỏng (đã chuẩn bị ở bài trước) . Kiểm tra bài cũ: - Ý nghĩa của việc xác định trọng tâm của vật rắn? Trong rạp xiếc, các diễn viên đi thăng bằng trên dây thường cầm một cây dài nằm ngang hoặc một chiếc quạt to mở rộng. Việc làm đó có ý nghĩa gì? Mở đầu bài dạy: (Nói về một số sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến bài học mới để vào bài) Hoạt động học Hoạt động dạy Lưu bảng (vecto trượt, qui tắc hình bình hành) (-Trượt hai lực trên giá - Áp dụng quy tắc hình bình hành.) (Trao đổi kiến thức toán học, quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy) (Đọc SGK đoạn 1) (Cách tổng hợp hai lực đồng qui) (mô tả và làm TN) 1. Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy - Xét 1 2F ,F   => lên một vật rắn, giá cắt tại I. Δ Đ (F và F’ khác nhau, tổng hợp hai lực đồng quy thành một lực duy nhất) (- Giả thiết vật cân bằng - Quy tắc hình bình hành. - Lực thứ ba phải cân bằng với hợp lực của hai lực đồng quy. - Ba lực đồng quy => đồng phẳng) (trọng tâm tại O tâm của nhẫn, đối xứng tâm) (Giá của hợp lực trùng với đường dây dọi, 12F P ) (lực tác dụng lên vật đặt trên mặt phẳng nghiêng trọng lực P  có tâm G, phản lực N  và lực ma sát msF  , trượt trọng lực và phản lực trên giá, 3 lực đồng phẳng và đồng quy) (dùng dây buộc treo bóng (Yêu cầu nêu kết quả và nhận xét) So sánh độ lớn của lực F và F’ trong hai trường hợp hình 27.1, 27.2 SGK. (chuyển ý: nhắc về điều kiện cân bằng của chất điểm) (Đọc SGK đoạn 2) Nếu vật chịu tác dụng của hai lực đồng quy như trên và chịu thêm tác dụng của lực thứ ba thì lực đó phải như thế nào để vật cân bằng. (Ghi ý chính) Xác định trọng tâm O của vòng nhẫn? (Mô tả và làm thí nghiệm) (Yêu cầu cho kết quả và nhận xét) B3 (Đọc SGK đoạn 3) B4 (Cần treo một bóng đèn không có cột thì chúng ta thực hiện bằng cách nào, điều kiện ?) - Trượt hai lực trên giá => điểm đặt của hai lực là I. - Áp dụng quy tắc hình bình hành: 1 2F = F + F    2. Cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song a. Điều kiện cân bằng 1 2 3F + F = -F    hay 1 2 3F + F + F = 0    b.Thí nghiệm minh hoạ 3. Ví dụ Q ? Q ? V V Δ Đ ? ? Đ ? N  P  msnF  Hình 2.16 P9.2/ Bài “Quy tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song” 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Trình bày được thí nghiệm tìm hợp lực của hai lực song song. - Suy luận từ thí nghiệm quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều, khái quát hợp nhiều lực. - Xác định được các vị trí của trọng tâm, phân tích được một lực thành hai lực song song tuỳ theo điều kiện của từng bài toán. - Phân biệt được quy tắc hợp hai lực song song trái chiều và ngẫu lực. b. Kĩ năng - Giải bài tập, giải thích được các hiện tượng cân bằng trong thực tế. - Thực hiện thí nghiệm và nhận xét kết quả. - Làm việc nhóm. 2. Yêu cầu đối với HS - Tích cực làm thí nghiệm, làm việc nhóm. 3. Phương pháp dạy học - Trao đổi nhóm - Nêu vấn đề - khám phá 4. Phương tiện dạy học - Phiếu học tập. - Bảng phụ. - Dụng cụ thí nghiệm (các quả cân, giá treo, thước đo, bút màu, dây treo). Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Hãy mô tả thí nghiệm hình 2.17 a phía dưới. Thí nghiệm này đưa đến kết luận gì ? (học sinh khá). ( Trả lời đúng: Trọng lượng của vật cân bằng với hợp của lò xo hai lực kế.) đèn lên, ba lực cân bằng) ( Xác định các lực tác dụng như hình tương tự cho các vị trí khác) B5 (Đoạn có dây văng) Củng cố So sánh điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song ? Nhiệm vụ về nhà Thực hiện yêu cầu B7 Giải bài tập 1, 2, 3 SGK Q B ? 3P  2P  1P  3N  2N  1N  1T  2 T  3T  2T  1T  P  Mở đầu bài dạy (Hỏi tiếp, sau khi học sinh trả lời được). (- Nếu dịch chuyển điểm M và N lại gần nhau thì hợp lực của chúng sẽ được vẽ như thế nào? ( Hình 2.17 b). - Tiếp tục dịch chuyển cho hai lực kế song song nhau (Hình 2.17 c) thì hợp lực của F1 và F2 sẽ được vẽ như thế nào, giá trị của nó có tính được không ? Ở ví dụ trên, học sinh sẽ gặp khó khăn khi F1 và F2 không còn đồng quy nữa mà là song song nhau. Không tổng hợp được tạo tình huống vào bài mới. ) Hoạt động học Hoạt động dạy Lưu bảng (- Treo thước AB, treo các chùm quả cân như hình. - Đánh dấu vị trí thước AB. - Bỏ hai chùm quả cân xuống thay bằng một chùm quả cân. Di chuyển chùm quả cân đến đúng vị trí thước AB được đánh dấu. - Độ lớn lực sẽ P bằng tổng độ lớn hai lực P1, P2 ) ( P  cùng chiều với 1 2,P P   , độ lớn P=P1 + P2) C1 (Đọc SGK đoạn 1) Hãy mô tả thí nghiệm và phán đoán kết quả? (mô tả và làm thí nghiệm) (Yêu cầu ghi kết quả và nhận xét) (Đó cũng là nội dung của quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều) 1. Thí nghiệm tìm hợp lực của hai lực song song 2. Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều a) Quy tắc (SGK trang 128) 1 2 2 1 F d = F d Q Δ ? Δ ? Hình 2.18 P F1 F2 P F1 F2 P F1 F2 a/ b/ c/ P N M M N M N Hình 2.17: Diễn biến từ kiểm tra bài cũ đến tình huống mở bài (Tìm lần lượt các hợp của hai lực đến khi còn một lực chính là lực tổng hợp của các lực. - Trọng tâm nằm trong, trên, ngoài vật. - Có vô số cách phân tích một lực thành hai lực song song.) (Lực thứ ba cân bằng với hợp lực của hai lực) (- Giống: song song ngược chiều - Khác: song song trái chiều tổng hợp được hợp lực F = F3 – F2, ngẫu lực không tổng hợp được lực và hai lực có cùng độ lớn) (Đọc SGK đoạn 2) (Chừa 10 dòng về nhà ghi) - Giá của hợp lực nằm trong mặt phẳng của hai lực Từ việc xác định hợp lực của hai lực khái quát lên hãy xác định hợp lực của nhiều lực. Trọng lực của vật rắn là hợp lực của nhiều lực nhỏ đặt lên từng phần tử nhỏ đặt lên vật rắn (quy tắc tổng hợp lực song song cùng chiều) (Chuyển ý) Dựa vào quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều để suy luận điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song. (Chừa 6 dòng về nhà ghi) C4 (Đọc SGK đoạn 4 và 5 so sánh đặc điểm giống và khác của hai lực song song trái chiều và ngẫu lực) Dựa vào điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song. Hai lực bằng nhau tổng hợp lực có độ lớn bằng 0 và ở xa vô cực là điều lý tưởng ta không xét ở đây. Hệ hai lực như vậy gọi là ngẫu lực. b) Hợp nhiều lực - Tìm lần lượt hợp lực của 1 2,F F   = 1R  , 1R  với 3F  được 2R  ,…đến khi còn nF  c) Lí giải về trọng tâm của vật rắn d) Phân tích một lực thành hai lực song song => Có vô số cách phân tích một lực thành hai lực song song. e) Bài tập vận dụng 3. Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song 1 2 3F +F +F = 0    1 2 2 1 F d = F d 4. Quy tắc hơp hai lực song song trái chiều - Có độ lớn : F = F3 – F2 - Giá của hợp lực nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần ' 3 2 ' 2 3F F d d  V Đ ? ? ? ? Đ O2 2F  O O1 F  d2 d1 h1 z 1 2F + F   2F  1F  (HS A nặng hơn HS B, PA>PB, A B B A P d = P d => để cân bằng dB>dA ) (chừa 10 dòng về nhà ghi) C5 (Dựa vào những kiến thức đã học hãy chỉ cho bạn cách chơi an toàn) Củng cố bài học 1. Dựa vào điểm nào của quy tắc hợp lực hai lực song song để suy ra điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song ? 2. Phân biệt sự giống, khác nhau giữa trường hợp áp dụng quy tắc song song ngược chiều và ngẫu lực ? Nhiệm vụ về nhà Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 và bài tập 1,2,3 trang 131 SGK. Làm theo yêu cầu C7 5. Ngẫu lực - Hai lực 1 2F , F   có giá song song, ngược chiều, cùng độ lớn gọi là ngẫu lực. - Momen ngẫu lực: M = F.d (N.m) P9.3/ Bài “Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định” 1. Mục tiêu a.Kiến thức - Phân biệt được cánh tay đòn (khoảng cách từ trục quay đến giá của lực) và khoảng cách giữa hai giá của lực. - Phân biệt được momen ngẫu lực (VR tự do) và momen của lực (có trục quay cố định). - Trình bày được thí nghiệm, suy luận để xác định được điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. b.Kĩ năng - Giải bài tập, giải thích được các hiện tượng cân bằng trong thực tế. - Thực hiện thí nghiệm và nhận xét kết quả. - Làm việc nhóm. 2. Yêu cầu đối với HS - Tích cực làm thí nghiệm, làm việc nhóm. 3. Phương pháp dạy học 1F  3F  2F  d2 d3 F  ? B - Trao đổi nhóm - Nêu vấn đề - khám phá 4. Phương tiện dạy học - Phiếu học tập. - Bảng phụ. - Dụng cụ thí nghiệm: Đĩa có trục quay cố định, các quả cân, dây treo, giá đỡ, thước đo. Kiểm tra bài cũ: Trình bày quy tắc hợp hai lực song song. Nêu một số ví dụ? Mở đầu bài dạy: (HS trình bày 2 ví dụ về điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song cũng là ứng dụng cho bài học mới này.) Hoạt động học Hoạt động dạy Lưu bảng (Quay cánh cửa với lực tác dụng theo các hướng khác nhau.) (Cửa quay, quay mạnh, quay yếu, cửa không quay) (lực tác dụng và khoảng cách từ trục quay đến chỗ tay ta tác dụng lực). (Treo vật, đĩa quay, treo thêm vật (ở vị trí khác )để đĩa cân bằng có thể hai đại lượng này có độ lớn bằng nhau.) (Hãy mô tả thí nghiệm) Tác dụng lực theo phương vuông góc với cửa thì cửa quay, gần trục quay cửa quay yếu để cửa quay mạnh phải tác dụng lực lớn, xa trục quay cửa quay mạnh không cần tác dụng lực lớn. Vậy, tác dụng làm quay cửa phụ thuộc vào những yếu tố nào? Khoảng cách từ trục quay đến giá gọi là cánh tay đòn. (Chuyển ý: Đặc trưng cho tác dụng làm quay đó là đại lượng nào nghiên cứu phần tiếp theo) D2 (Mô tả thí nghiệm và dự đoán kết quả) (Yêu cầu thực hiện thí nghiệm ghi kết quả và nhận xét) Tích là hai đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay đĩa 1. Nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay cố định - Lực không làm quay khi: có giá // hoặc cắt trục quay. - Lực làm quay khi: có phương  trục quay. => Tác dụng của lực càng lớn khi lực càng lớn và cánh tay đòn càng dài. 2. Momen của lực đối với một trục quay a) Thí nghiệm Q ? Đ ? Δ ? V Δ (F1d1 = Fd) (- Hai đĩa cân treo ở hai đầu của đòn cân. - Một đĩa để các quả cân, một đĩa để vật cần cân. Khi cân thăng bằng trọng lượng của vật bằng trọng lượng của quả cân) (Lực, cánh tay đòn, cánh tay đòn ngắn thì lực sẽ lớn) (Thúng phía trước nặng hơn thúng phía sau FA>FB theo điều kiện cân bằng của vật rắn quanh trục cố định FAdA = FBdB. Để thúng nằm ngang thì dB>dA tức đặt vai trên đòn gánh gần thúng phía trước hơn.) A của lực và được gọi là momen của lực (Momen lực) (Chừa 3 dòng về nhà ghi) (Hai đại lượng bằng nhau về độ lớn) (Chừa 5 dòng về nhà ghi) Từ kết quả thí nghiệm hãy suy luận điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định? (Đọc SGK đoạn 4) - Cấu tạo của cân đĩa. - Cách cân vật D4 D5 Củng cố bài học - So sánh momen ngẫu lực của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song và momen lực của một vật rắn có trục quay cố định đối với một điểm bất kì? - Ý nghĩa của quy tắc momen. Nhiệm vụ về nhà -Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 và làm bài tập 1,2,3,4 trang 136 SGK -Thực hiện yêu cầu D6 b) Momen của lực M = F.d (N.m) F: lực tác dụng (N) d: cánh tay đòn (m) 3. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định (SGK) M1 + M2 +….= 0 4. Ứng dụng a. Cân đĩa b. Cuốc chim PHỤ LỤC 11 Bảng P11.1. Bảng tính các giá trị tiền TN TN (X=6,40) iX if iX - X 2 i(X - X) 2 i if (X - X) 2 1 -4,40 19,36 19,36 3 3 - 3,40 11,56 34,68 4 4 - 2,40 5,76 23,04 Δ ? ? ? 5 14 - 1,40 1,96 27,44 6 11 - 0,40 0,16 1,76 7 14 0,60 0,36 5,04 8 14 1,60 2,56 35,84 9 4 2,60 6,76 27,04 10 2 3,60 12,96 25,92 N = 67 2 i if (X -X) = 200 ĐC ( X=6,51) iX if iX - X 2 i(X - X) 2 i if (X - X) 2 1 -4,51 20,34 20,34 3 5 -3,51 12,32 61,60 4 5 -2,51 6,30 31,50 5 8 -1,51 2,28 18,24 6 12 -0,51 0,26 3,12 7 13 0,49 0,24 3,12 8 15 1,49 2,22 33,30 9 7 2,49 6,20 43,40 10 2 3,49 12,18 24,36 N = 68 2 i if (X -X) = 239 Bảng P11. 2. Bảng tính các giá trị sau TN TN (X=7,13) iX if iX - X 2 i(X - X) 2 i if (X - X) 3 2 - 4,13 17,06 34,11 4 3 - 3,13 9,8 29,39 5 3 - 2,13 4,54 13,61 6 12 - 1,13 1.28 15,32 7 20 - 0,13 0,017 0,34 8 14 0,87 0,76 10,6 9 9 1,87 3,5 31.47 10 4 2,87 8,24 32,95 N = 67 2 i if (X -X) = 168 ĐC (X=6,47) iX if iX - X 2 i(X - X) 2 i if (X - X) 2 3 - 4,47 19,98 59,94 3 2 - 3,47 12,04 24,08 4 7 - 2,47 6,1 42,7 5 5 - 1,47 2,16 10,8 6 12 - 0,47 0,22 2,65 7 18 0,53 0,28 5,05 8 12 1,53 2,34 28,09 9 9 2,53 6,4 57,6 N = 68 2 i if (X -X) = 230

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH057.pdf
Tài liệu liên quan