Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007)

TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thái Nguyên là cầu nối giữa khu vực miền núi và miền xuôi, qua các thời kỳ lịch sử, đây là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân tộc. Do đó, sự giao lưu văn hoá diễn ra, đã đem lại những nét văn hoá phong phú và đa dạng cho Thái Nguyên. Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên đều giữ được những nét bản sắc riêng biệt của mình như: Điệu hát “pả dzung” trong các ngày lễ tết của người Dao, lễ cưới độc đáo của người Nùng Phàn Sình, truyền thống đan lát, dệt vải và điệu hát “sli ”, hát “lượn” của người Tày, Nùng . Dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá . Nhưng họ đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một cộng đồng, tạo thành một nền văn hoá đặc trưng của Thái Nguyên. Thái Nguyên là chiếc cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với vùng miền núi phía Bắc của Tổ quốc, là trung tâm vùng Việt Bắc, có bề dày lịch sử và văn hoá, giàu truyền thống cách mạng, vì vậy Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tiến trình lịch sử, các dân tộc ở Thái Nguyên đã đoàn kêt gắn bó cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc và bảo vệ giang sơn. Công sức của nhiều người, của nhiều thế hệ khác nhau đã cống hiến tạo nên một Thái Nguyên giầu truyền thống lịch sử, văn hoá với những địa danh nổi tiếng, những danh nhân văn hoá, những di tịch lịch sử được đánh giá cao. Các di tích lịch sử, các yếu tố văn hoá đó trải rộng khắp mọi vùng, miền của cả tỉnh, không đâu là không có. Đây chính là thế mạnh phục vụ thiết thực cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Những tiềm năng đó đã và đang được khơi dậy, nhưng cần được quan tâm, nghiên cứu, thông tin tuyên truyền rộng rãi hơn nữa, tạo dựng được mạng lưới du lịch rộng khắp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để cho du khách chỉ một lần đến với Thái Nguyên, sẽ không quên mảnh đất có truyền thống lịch sử lâu đời và đầy sắc thái văn hoá này. Là một giáo viên công tác tại Thái Nguyên, qua đề tài nghiên cứu này, bằng các phương pháp trực quan sinh động về lịch sử và văn hoá, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu quê hương xứ sở cho các em học sinh Thái Nguyên, đồng thời quảng bá cho du lịch tỉnh nhà, nêu lên được thực trạng và những giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Từ những lý do trên tôi chọn “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch, sử văn hoá (1995-2007)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ lịch sử. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC .7 1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội 7 1.2. Địa danh Thái Nguyên qua các thời kỳ lịch sử . 15 1.3. Truyền thống chống ngoại xâm . 17 Tiểu kết chương 1 23 Chương 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ 24 2.1. Thành phố Thái Nguyên 26 2.2. Đại Từ 29 2.3. Định Hoá - Phú Lương . 32 2.4. Đồng Hỷ - Võ Nhai 39 2.5. Phú Bình, Phổ Yên 44 Tiểu kết chương 2 54 Chương 3. MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN . 56 3.1. Thực trạng . 56 3.2. Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch Thái Nguyên . 67 Tiểu kết chương 3 80 KẾT LUẬN . 82 Tài liệu tham khảo 86 Phần phụ lục . 92

pdf116 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngơi. Đồng thời phải có bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà hàng phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách. Đây là những công trình cần được ưu tiên đầu tư ngay từ đầu tại các điểm du lịch. Ta có thể tranh thủ kêu gọi sự đầu tư của người dân địa phương, lấy người dân địa phương làm nòng cốt trong việc phục vụ khách du lịch cũng như huy động vốn từ dân trong xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ ngay tại điểm du lịch. Tuy nhiên những cơ sở này phải được quản lý chặt chẽ bởi Sở Văn hoá thể thao và Du lịch sở tại về hoạt động kinh doanh cũng như về vấn đề đào tạo lực lượng lao động. Cơ sở lưu trú cho khách tham quan có nhu cầu. Đó là hệ thống nhà nghỉ, khách sạn chất lượng cao phục vụ khách du lịch. Do đặc điểm du lịch Thái Nguyên là du lịch sinh thái kết hợp với du lịch lịch sử nên tại những điểm du lịch chỉ nên phát triển loại hình nhà nghỉ sinh thái, tận dụng những cơ sở vật chất vốn có của người dân (chủ yếu là nhà sàn như trường hợp du lịch sinh thái Ba Bể - Bắc Kạn). Hơn nữa, do các điểm du lịch phân tán nên nếu ta đầu tư quá nhiều về cơ sở lưu trú sẽ không đem lại nguồn lợi lớn, gây nên tình trạng lãng phí vốn trong điều kiện ngân sách tỉnh nhà dành cho du lịch rất hạn chế như ngày nay. Nếu đầu tư xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ, nhà sàn, chủ yếu ta nên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 sử dụng các nguồn nguyên liệu thiên nhiên như: gỗ, tranh, tre, nứa, lá... với quy mô vừa cho hợp lý với cảnh sắc thiên nhiên chung của vùng. Tuy nhiên, với những điểm du lịch lớn như Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên, lượng khách đông đảo và thường xuyên hơn cả thì vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng phải có một sự định hướng lâu dài. Đó là một cơ sở hạ tầng hoàn thiện với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ chất lượng cao, các nhà hàng đặc sản đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ đầu bếp lành nghề, hướng dẫn viên du lịch năng động, nhiệt tình để tạo thuận lợi và sự thích thú cho du khách. Với riêng trường hợp khu du lịch hồ Núi Cốc, các nhà nghỉ hiện đại nên phân bố ở khu vực bên ngoài điểm du lịch chính để khỏi làm mất cảnh quan tự nhiên của hồ như hiện nay. Còn khu vực trong điểm du lịch, vẫn có thể phát triển các loại hình dịch vụ nhưng chúng ta cố gắng càng gần với thiên nhiên càng tốt. Đối với các điểm du lịch xa trung tâm, xa thành phố, ta có thể khai thác những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc của các tộc người ở địa phương vào du lịch. Tại các điểm du lịch đó, có thể tổ chức cho khách đi đến các bản làng, tham gia vào cuộc sống sinh hoạt của người dân. Ngược lại, đối với các địa phương, phải có ý thức đưa những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người mình trở thành một sản phẩm của du lịch. Muốn như vậy, ngành du lịch địa phương phải có chiến lược đầu tư, quy hoạch cụ thể đối với từng cụm, điểm du lịch. Nhưng theo tôi, đây sẽ là một hướng phát triển khá triển vọng và sẽ đem lại những nguồn lợi lớn đối với du lịch Thái Nguyên nói riêng. Với những điểm du lịch gần trung tâm thành phố, nên tập trung vào xây dựng các trung tâm giải trí cho tất cả các đối tượng. Thêm vào đó là các trung tâm mua sắm hiện đại, nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng trong đó nhấn mạnh đến những sản phẩm đặc sản của địa phương. Qua đó, không những làm phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 phú thêm các loại hình dịch vụ mà còn góp phần quảng bá cho du lịch Thái Nguyên, đem lại nguồn lợi không nhỏ cho ngành dịch vụ này của địa phương. 3.5.5. Xây dựng các tuyến điểm, sản phẩm du lịch Để có được một định hướng phát triển lâu dài cho du lịch địa phương, ngành du lịch Thái Nguyên nên tổ chức một tổ công tác kỹ thuật, gồm các chuyên gia du lịch và chuyên gia lữ hành có hiểu biết và kinh nghiệm để tiến hành khảo sát, thực địa lại một cách chi tiết và tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh. Thêm vào đó, cần tiến hành công tác điều tra xã hội học đối với người dân trong tỉnh cũng như du khách ngoại tỉnh, khách nước ngoài để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của họ, từ đó mới có được những định hướng đúng đắn và có hiệu quả nhất. Đồng thời, trong quá trình tiến hành điều tra, khảo sát, ta phải kiên quyết nhìn vào những điểm yếu, những hạn chế lớn của du lịch tỉnh nhà trong thời gian qua để có được những sự chỉnh sửa hợp lý. Về các tuyến, điểm du lịch: Gắn liền du lịch Thái Nguyên với du lịch của vùng để từ đó khắc phục những hạn chế của mình, trên cơ sở đó khẳng định những nét đặc trưng, khác biệt của du lịch Thái Nguyên đối với các tỉnh bạn. Tuyến du lịch chính cần khai thác là Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang; Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Thái Nguyên - Lạng Sơn, Thái Nguyên - Hà Nội và các tỉnh phụ cận, Thái Nguyên với tiểu vùng du lịch Đông bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh)… Bên cạnh đó cần xây dựng các tuyến du lịch mạnh của địa phương như: Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên với các điểm tham quan chính là Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, đền thờ Đội Cấn, chùa Phủ Liễn. Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên đi Hồ Núi Cốc với các điểm du lịch: Làng nghề chè truyền thống Tân Cương, thắng cảnh Hồ núi Cốc, khu di tích Núi Văn, núi Võ, địa điểm thành lập Cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ, nơi thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên đi ATK Định Hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 với điểm du lịch chính là: Đền Đuổm, khu ATK Định Hoá. Tuyến du lịch thành phố Thái Nguyên đi Đồng Hỷ - Võ Nhai, với: Chùa Hang, động Linh Sơn, khu di tích khảo cổ học Thần Sa, khu Suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng, di tích rừng Khuôn Mánh. Tuyến du lịch Thành phố Thái Nguyên đi các điểm du lịch phía nam tỉnh với: Đình Hộ Lệnh, đình Phương Độ, đình Xuân La, đền Lục Giáp, chùa Ha… Đồng thời, có sự đầu tư thích hợp đối với các điểm du lịch nhỏ, lẻ vệ tinh. Sản phẩm du lịch là yếu tố có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài yếu tố phải phát triển cơ sở vật chất đồng bộ, tạo nguồn nhân lực tốt thì việc lựa chọn sản phẩm du lịch đặc thù sẽ là yếu tố quan trọng làm cho thị trường du lịch ngày càng phát triển mạnh. Thực trạng sản phẩm du lịch ở các khu du lịch hiện nay của Thái Nguyên chưa được phong phú nên chưa thu hút được du khách. Vì vậy, việc xây dựng sản phẩm cho du lịch Thái Nguyên phải đặc biệt chú ý đầu tư về nội dung, phải biết khéo léo khai thác bối cảnh lịch sử của di tích, biết thổi hơi thở của thời đại lịch sử vào di tích để du khách cảm nhận được những hoàn cảnh lịch sử vây quanh di tích lúc bấy giờ. Mặt khác, những người làm du lịch phải biết kết hợp các loại hình sản phẩm khác nhau để tăng tính sinh động hấp dẫn của sản phẩm chính. Nhiều di tích, hang động của tỉnh vừa là danh thắng, vừa là nơi chứa các dấu vết văn hoá nguyên thủy như khu di tích khảo cổ học Thần Sa, chùa Hang, động Linh Sơn… hiện còn hoang sơ cần được đầu tư, chỉnh trang thích hợp. Tuy nhiên cần đề phòng xu hướng “nghệ thuật hoá các di tích”, hoặc “bê tông hoá di tích” làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích. Trong những năm tới, Thái Nguyên cần lựa chọn, tạo sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm du lịch của mình gắn với vùng, điểm du lịch phù hợp. Căn cứ vào tiềm năng du lịch và thị hiếu của du khách khi đến với Thái Nguyên để hình thành các thể loại du lịch thích hợp, mà cơ bản là hai thể loại: Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, lịch sử. Từ đó có thể xác định sản phẩm du lịch có giá trị để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 bán cho du khách. Trong thời gian tới, sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên sẽ là: Du lịch sinh thái kết hợp với tham quan - nghỉ dưỡng cuối tuần, chủ yếu tập trung ở khu vực: Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên. Du lịch tham quan văn hóa - lịch sử: Cụm di tích hang Phượng Hoàng, khu di tích khảo cổ học Thần Sa (huyện Võ Nhai), cụm di tích ATK (Định Hóa), bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (trung tâm thành phố Thái Nguyên). Du lịch văn hóa, lễ hội: Khu di tích Đền Đuổm (Phú Lương), cụm đền, chùa ở thành phố (chùa Phủ Liễn đền Xương Rồng, chùa Đán, chùa Phố Hương…), đền chùa ở các huyện phía Nam tỉnh như Phú Bình, Phổ Yên… Du lịch tham quan quá cảnh đường bộ: Chủ yếu phân bố dọc Quốc lộ 3. Trên chặng đường quá cảnh này, ta có thể xen kẽ đưa các chương trình tham quan nông trường, các nhà máy sản xuất chè, nhà vườn của địa phương. Qua đó góp phần quảng bá cho đặc sản địa phương đến với du khách trong và ngoài nước. 3.5.6. Đối tƣợng khách Với bốn loại hình du lịch trên, khách của Thái Nguyên chủ yếu sẽ tập trung vào các đối tượng khách như: Khách du lịch Việt Nam đi theo đoàn vừa và lớn từ 15- 30 (khách/đoàn). Đây là loại khách ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhất là học sinh, sinh viên và những người hưu trí. Họ học hỏi, quan tâm đến lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc. Mức chi tiêu hạn chế và sinh hoạt mang tính tập thể là đặc trưng của đối tượng khách này. Họ đến từ mọi miền đất nước, tuy nhiên, chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Khách du lịch Việt Nam đi theo gia đình, theo nhóm hoặc theo cơ quan, đoàn thể đến tham quan và nghỉ ngơi trong những dịp lễ, tết, cuối tuần tại hồ Núi Cốc. Chương trình chính của họ là đi trong ngày hoặc nghỉ lại một đêm. Đối tượng khách này chủ yếu cũng đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Khách lữ hành quốc tế đi theo các tour vòng cung Đông Bắc do các hãng lữ hành quốc tế tổ chức. Trên hành trình của mình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 họ có thể ghé thăm Thái Nguyên, thăm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thăm hồ Núi Cốc và một số điểm du lịch khác. 3.5.7. Đào tạo nguồn nhân lực Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta phải khẳng định rằng con người là nhân tố quyết định, quan trọng nhất cho sự phát triển du lịch. Vì vậy, giải pháp hàng đầu là phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Đây là vấn đề có tính chất quyết định đối với sự thành bại của du lịch Thái Nguyên. Bởi nếu như ta chỉ chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà không quan tâm đúng mức đến vấn đề con người sẽ không đem lại hiệu quả cho du lịch trong tương lai. Cụ thể du lịch Thái Nguyên cần chú trọng vào những điểm chính sau trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực: Đối với nhân viên dịch vụ tại chỗ là người địa phương: Nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa cho người dân. Khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia vào khai thác du lịch, mở những lớp đào tạo du lịch cộng đồng để người dân có những kiến thức cơ bản nhất về hoạt động kinh tế mới mẻ này. Công tác này phải do Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch kết hợp với các dự án nước ngoài chủ trì. Tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề truyền thống cho đồng bào địa phương để làm ra những sản phẩm phục vụ cho du lịch như: Dệt thổ cẩm, đan lát, tổ chức các nhóm sinh hoạt văn nghệ truyền thống để phục vụ khách tham quan. Đây là mô hình đã khá thành công ở các tỉnh phía bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng... Huy động những nguồn lực địa phương vào khai thác du lịch: Nhà cửa, các sản phẩm đặc sản, các giá trị văn hóa truyền thống... có sự định hướng và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền. Đối với nhân viên phục vụ trực tiếp, chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ: Nâng cao nghiệp vụ du lịch, phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau với chất lượng tốt nhất. Cụ thể: Đào tạo lại toàn bộ đối với tất cả các nhân viên hiện thời đang phục vụ trong ngành du lịch tỉnh nhà. Có thể công việc này sẽ mất nhiều thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 gian cũng như kinh phí, nhưng với quan điểm "làm lại từ đầu” và mục đích xây dựng hình ảnh mới về du lịch Thái Nguyên, đây là việc cần làm và phải làm trong thời gian sớm nhất có thể. Nâng cao trình độ cho nhân viên về khả năng phục vụ khách, về năng lực giao tiếp với khách hàng, về khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tạo phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho tất cả nhân viên về trình độ, về trang phục, về năng lực phục vụ... Đối với đội ngũ lãnh đạo: Phải đào tạo, bồi dưỡng, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý du lịch có đủ đức, đủ tài, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt, chuẩn bị cho tương lai năm 2010 và năm 2020. Vì vậy cần phải: Nâng cao năng lực lãnh đạo thông qua các các hội thảo, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ vốn là một điểm rất yếu đối với những người làm dịch vụ ở Thái Nguyên. Mỗi người lãnh đạo phải có định hướng đúng đắn trong công việc cũng như những chiến lược phát triển cụ thể về đối tượng khách hàng, về các loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích đối với nhân viên cũng như khách hàng. 3.5.8. Chiến lƣợc quảng bá hình ảnh du lịch Thái Nguyên Công tác tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh Thái Nguyên trong mắt bạn bè quốc tế và trong nước những năm qua đã được thực hiện, xong trên thực tế, do tình hình khó khăn về tài chính, nên việc tuyên truyền, quảng bá của du lịch Thái Nguyên không được thường xuyên. Trong những năm tới, ngành du lịch Thái Nguyên nên tranh thủ khai thác mọi nguồn lực từ ngân sách, nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn để tuyên truyền mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thái Nguyên, nhằm thu hút sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước, hướng tới xây dựng một hình ảnh đa dạng về loại hình, phong phú về đối tượng du khách với chất lượng phục vụ và hiệu quả cao. Do đó, trong chiến lược quảng bá, đối tượng hướng tới của du lịch Thái Nguyên là khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, ta phải có sự liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài nước để có lượng khách ổn định và thường xuyên nhất. 3.5.9. Bảo vệ môi trƣờng Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trường. Sự suy giảm của môi trường cũng đồng nghĩa với việc hoạt động du lịch đi xuống. Ở các khu du lịch, ngoài sự hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của tự nhiên, con người, nét độc đáo của truyền thống văn hoá… thì chất lượng môi trường cũng là yếu tố quan trọng để lôi kéo sự quay trở lại của du khách. Vì vậy, muốn phát triển du lịch, phải hoàn thiện môi trường. Đây là một vấn đề đã và đang được xã hội nhìn nhận và đánh giá một cách hết sức khách quan. Được thiên nhiên ưu đãi và kế thừa những truyền thống lịch sử, văn hoá của một tỉnh miền núi Đông Bắc, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hoá… Tất cả đã tạo cho Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương giầu tiềm năng du lịch và thực sự hấp dẫn du khách với các địa danh nổi tiếng như: Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, ATK Định Hoá… Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của du lịch, tài nguyên du lịch của Thái Nguyên đang bị xuống cấp như: Lòng Hồ Núi Cốc có nơi bị thu hẹp và bị bẩn đi rất nhiều khi thời tiết thay đổi, biểu hiện của chất thải thường đóng thành mảng lớn trôi nổi dập dềnh những khi chuyển mùa… thêm vào đó là ý thức của người dân khi tham gia du lịch kém, dẫn tới việc xả rác bừa bãi, làm cho các khu du lịch trở nên kém hấp dẫn đối với du khách nhất là khách quốc tế. Từ thực tế nêu trên, để du lịch được hấp dẫn hay nói cách khác, để phát triển du lịch thì môi trường du lịch phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 được hoàn thiện và phải “ trong lành”. Môi trường du lịch chịu sự tác động bởi hành vi của rất nhiều chủ thể, kể cả các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các chủ thể không tham gia trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, môi trường du lịch chỉ có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu khi tất cả các chủ thể liên quan đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Du lịch Thái Nguyên cần hướng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia, đóng góp của của tất cả các bên liên quan: Các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Đối với các nhà quản lý: Cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về vai trò và nghĩa vụ quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và môi trường du lịch. Xây dựng, thực hiện các dự án về công tác bảo vệ môi trường du lịch, các dự án giáo dục cộng đồng về vai trò của ngành kinh tế du lịch. Đối với cộng đồng dân cư địa phương: Cần được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển du lịch bền vững như: Lập kế hoạch du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch và tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho họ được hưởng nhiều lợi ích hơn nữa từ các hoạt động du lịch. Đối với khách du lịch: Tăng cường hơn nữa các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia hoạt động du lịch, nhằm làm cho họ hiểu rõ được mối quan hệ qua lại, chặt chẽ giữa lợi ích của mình với công tác bảo vệ môi trường. Đối với toàn xã hội: Nâng cao nhận thức của người dân, giáo dục thế hệ trẻ có ý thức hướng về cội mguồn, tôn trọng lịch sử, có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử và cảnh quan môi trường. Kết hợp cả hai loại hình du lịch sinh thái và du lịch nhân văn để vừa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, vừa tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Tiểu kết chƣơng 3 Tài nguyên du lịch của Thái Nguyên đa dạng và phong phú, nếu biết khai thác tối ưu những tài nguyên đó, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch nhanh và bền vững, sẽ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mở rộng giao lưu văn hoá xã hội giữa các địa bàn trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nếu du lịch Thái Nguyên phát triển, sẽ thúc đẩy công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ công cộng, văn hoá giáo dục, y tế, thể thao… phát triển theo (do có tích luỹ cho xã hội) để tái sản xuất mở rộng, và bản thân doanh nghiệp hoạt động du lịch cũng có tích luỹ để phát triển, mở rộng sản xuất, đời sống cán bộ, công nhân viên hoạt động du lịch cũng được cải thiện. Đồng thời, du lịch phát triển còn góp phần đáng kể xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho những vùng sâu, vùng xa, vùng ATK thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, khắc phục dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giải quyết được vấn đề lớn về lao động. Nếu đầu tư thoả đáng các điều kiện cho phát triển du lịch sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ “Nông nghiệp - công nghiệp - Dịch vụ”, sang cơ cấu “Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” và đạt được những mục tiêu của Đại hội lần thứ XVII (2005) của Đảng bộ tỉnh đề ra về kinh tế, xã hội. Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng trong thời gian vừa qua, du lịch Thái Nguyên chưa có những đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh, thực tế hoạt động của ngành chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động du lịch còn non trẻ, hiệu quả khai thác chưa cao, thậm chí nhiều nơi còn chưa được khai thác (như tuyến Trung tâm thành phố Thái Nguyên đi các huyện phía Nam tỉnh), thiếu sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa các khu du lịch. Để biến những tiềm năng du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch danh thắng của Thái Nguyên thành nguồn lực hiện thực, ngành du lịch phải sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác, phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá được tiềm năng thương mại và du lịch trên phạm vi rộng. Đồng thời ngành du lịch phải thay đổi tư duy trong lĩnh vực du lịch về quan điểm phát triển du lịch, về quy hoach du lịch, về đầu tư du lịch, về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 KẾT LUẬN Khác với nhiều khu du lịch sinh thái khác trong cả nước, tài nguyên du lịch sinh thái của Thái Nguyên không chỉ đơn thuần một dạng. Đây là nơi “chụm đầu” của cả bốn rặng núi cánh cung đá vôi miền Đông Bắc, nên Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ… giống như “một vùng Hạ Long trên sóng lúa”! Các trái núi đá vôi lại được những tán rừng nguyên sinh che phủ nên cảnh quan càng trở nên huyền bí, kỳ thú, mang nhiều nét hoang sơ với những địa danh nổi tiếng như: Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, động Người xưa, thác Mưa rơi (Võ Nhai), hang Chùa hay Thác Khuôn Tát (Định Hoá) … Không những thế, Thái Nguyên lại còn có cả sườn phía đông dãy núi Tam Đảo đồ sộ, nơi có rừng quốc gia Tam Đảo rộng lớn, tạo nên những tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm, du lịch thể thao… hấp dẫn. Gần sát với chân dãy núi Tam Đảo là một khu du lịch “sơn thuỷ hữu tình” hồ Núi Cốc nổi tiếng… Kề với những vùng núi cao là san sát những khu đồi thấp đã trở thành những đồi chè búp xanh non mơn mởn và những đồi cây ăn quả sum suê hoa trái… Thái Nguyên còn có cả những cánh đồng chạy dài ven bãi sông hay những thung lũng lúa vàng men theo chân núi xanh rì, ở đó thấp thoáng những nhà sàn mái lá và dưới khe suối róc rách có những cọn nước ngày đêm cần mẫn quay vòng chuyển dòng nước mát cho những cánh đồng cao. Theo các nhà địa chất học, ở Thái Nguyên hình thành cả 4 nhóm với 15 kiểu cảnh quan hình thái địa hình, điều đó làm du khách từ phương xa tới luôn bị bất ngờ trước những cảnh sắc thiên nhiên khác nhau. Sự đa dạng về hình thái địa hình, đa dạng về sinh thái là điểm lợi thế của Thái Nguyên so với các điểm du lịch khác. Lợi thế nổi bật nhất của du lịch Thái Nguyên là về tài nguyên du lịch nhân văn. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 có tới 780 di tích được kiểm kê, trong đó có 12 di tích khảo cổ, 479 di tích lịch sử, 16 di tích kiến trúc nghệ thuật, 225 di tích tín ngưỡng, 40 di tích danh thắng. Đến nay đã có 36 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, 53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh, nhiều di tích đang được đề nghị xếp hạng. Tiêu biểu là khu di tích khảo cổ học Thần Sa (Võ Nhai), di tích Đền Đuổm (Phú Lương), khu di tích núi Văn, núi Võ (Đại Từ)… Trên đất Thái Nguyên có biết bao di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh như Khuôn Tát, Tỉn keo, Nạ Tra (Định Hoá), BảnVang, Đồng Quán (Võ Nhai)… Có biết bao nhân vật lịch sử gắn với các di tích ở Thái Nguyên như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… Có biết bao cơ quan, đoàn thể có di tích như cội nguồn của mình: Hội liên hiệp phụ nữ xóm Bản Quyền, Cục Điện ảnh Bản Bắc, Cục Quân nhu Thôn Đậu, Tổng cục Chính trị Đồng Rằm, Bộ Tổng tham mưu Đồng Đan… Ta hãy thử hình dung, biết bao con người đã từng có mặt tại những địa danh nổi tiếng đó của Thái Nguyên cùng hậu duệ muôn đời của họ, có biết bao cơ quan với lớp lớp thế hệ con cháu muốn biết cội nguồn của mình, bên cạnh nhu cầu du lịch ngày càng phát triển thì việc hành hương về cội nguồn lịch sử là một nhu cầu không nhỏ, biết khai thác tiềm năng ấy, du lịch sẽ trở thành một nguồn lực hiện thực không chỉ tính được bằng tiền bạc mà cao hơn cả đó những sức mạnh tạo nên phẩm cách con người. Thái Nguyên vừa là cái nôi, vừa là điểm hội tụ nền văn hoá đặc sắc của các dân tộc cư trú trong vùng Việt Bắc, lại vừa là nơi giao lưu hội nhập với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều đó đã tạo nên nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch văn hoá. Với những lợi thế về tài nguyên du lịch nói trên, Thái Nguyên có thể tạo được sức hút đối với nhiều du khách, đáp ứng được nhu cầu về sự lựa chọn, hưởng thụ nhiều loại sản phẩm du lịch khác nhau của du khách bốn phương … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Nếu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế hay Quảng Nam, Đà Lạt… tự nhận là những địa phương giầu tiềm năng du lịch bởi có thể kể ngay đến những địa danh luôn có sẵn trong các tour du lịch trong nước và Quốc tế như: Hạ Long, Mỹ Sơn, Đền Hùng, Quốc tử giám, Yên Tử… Thì nhìn vào thực trạng du lịch Thái Nguyên chúng ta phải buồn lòng nhận ra rằng: Du lịch Thái Nguyên còn quá khiêm tốn! Nhưng như cách diễn đạt “không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp” [31, tr.17] , giống như một cô gái, Thái Nguyên chưa biết làm đẹp cho mình, hay nói một các khác, dường như Thái Nguyên chưa ý thức được hết những tiềm năng du lịch của mình. Hoặc nói như nhà sử học Dương Trung Quốc “Du lịch Thái Nguyên còn giống một ai đó ngủ trong rừng nhưng đừng chờ ai đánh thức” [31, tr.19] Trong thời gian qua, sự phát triển của du lịch Thái Nguyên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hoá, lịch sử và vị trí địa lý. Tại Thái Nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh du lịch chưa đồng bộ, bên cạnh đó Thái Nguyên cũng chưa có loại hình kinh doanh lữ hành quốc tế, còn loại hình kinh doanh lữ hành - Đặc trưng chủ yếu của hoạt động du lịch vẫn ở dạng được chăng hay chớ, thiếu một hoạch định mang tính chiến lược lâu dài và một cách làm bài bản. Hiện nay ở Thái Nguyên mới chỉ có một số ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như: Dạ Hương, Đông Á, Sao Phương Đông… Trong khi đó, điều kiện ở Thái Nguyên cho phép có thể mở ra nhiều loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm hoặc du lịch lịch sử, văn hoá… Nhưng thực tế ngành du lịch Thái Nguyên vẫn duy trì hoạt động du lịch một cách đơn điệu, thiếu nhạy bén. Nguồn lợi to lớn mà ngành “công nghiệp không khói” mang lại là điều không thể phủ nhận. Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, trong thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã nghiêm túc đánh giá lại thực trạng của công tác du lịch và đề ra quyết tâm đến năm 2015 du lịch Thái Nguyên sẽ phát triển trở thành ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 kinh tế quan trọng của tỉnh và trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc. Bước đầu tỉnh đã xác định đầu tư, khai thác, phát huy tốt nguồn lực và tiềm năng du lịch của các địa phương trong toàn tỉnh, nâng cao chất lượng, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới, phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của từng địa phương về văn hoá, lịch sử cách mạng và về sinh thái thiên nhiên để thu hút khách du lịch. Đồng thời, tỉnh còn triển khai thi công các dự án xây dựng hạ tầng du lịch như: Đường giao thông, hệ thống điện, nước, sử lý rác thải… nhằm tạo ra diện mạo mới cho du lịch Thái Nguyên. Đặc biệt tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung đầu tư, hoàn chỉnh dự án trùng tu, tôn tạo khu du lịch ATK Phú Đình ( Định Hoá) và một số khu du lịch vành đai thuộc các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai… Mở rộng quan hệ với các tỉnh bạn để xây dựng thêm một số tour du lịch trong và ngoài nước… Tuy nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu, muốn thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh của du lịch địa phương, đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Thái Nguyên phải có hoạch định chiến lược đồng bộ cả về vốn đầu tư, nhân lực, cùng những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp. Nhưng quan trọng hơn cả là ngành du lịch Thái Nguyên phải thay đổi tư duy trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, chủ động tìm con đường đi cho riêng mình để từ đó bứt phá đi lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (2002), Nxb Thế giới. 2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá. 3. Nguyễn Thị Kim Anh (1999), ATK - Tiềm năng du lịch về cuội nguồn, khoá luận tốt nghiệp khoa Địa lý, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm. 4. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1970), Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Khu tự trị Việt Bắc (1975), Lịch sử Cứu quốc quân, Nxb Việt Bắc. 6. Ban tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên (1977), Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc (1947-1954), Kỷ yếu hội thảo khoa học. 7. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1978), Bác Hồ về với Bắc Thái, Nxb Công ty Văn hoá Thông tin Bắc Thái. 8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1980), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, tập 1 (1930-1954). 9. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập 1 (1920-1954), Nxb Sự Thật, Hà Nội. 10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936-1965). 11. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 2 (1965-2000). 12. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (2007), Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 13. Bảo tàng Thái Nguyên (2003), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Thái nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên. 14. Bộ văn hoá thông tin (2003), Sổ tay văn hoá thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb Bộ Văn hoá Thông tin Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Chiến (2006), Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên. 16. Chu Quang Chứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và văn hoá Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 17. Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại (2005), Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia. 18. Cục thống kê Bắc Thái (1985), Số liệu thống kê 1976-1984 tỉnh Bắc Thái, Nxb Thống kê, Hà Nội. 19. Cục thống kê Bắc Thái (1991), Số liệu thống kê kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Thái 1986-1990, Nxb Thống kê, Hà Nội. 20. Cục thống kê Thái Nguyên (1997), Niên giám thống kê Thái Nguyên 1990- 1996, Nxb Thống kê, Hà Nội. 21. Cục thống kê Thái Nguyên (2001), Niên giám thống kê Thái Nguyên 1996- 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 22. Cục Thống kê Thái Nguyên (2006), Niên giám thống kê Thái Nguyên 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 23. Cục thống kê Bắc Thái (2008), Niên giám thống kê Thái Nguyên 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội. 24. Ngô Thị Kim Doan (2004), Đình chùa nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 25. Trần Bá Đệ (2002), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 26. Trần Bá Đệ chủ biên (2002), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 27. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 28. Phạm Mỹ Đức (2008), Tiềm năng, hiện trạng, định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp khoa Địa lý, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm. 29. Echinard (1934), Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên. 30. Võ Nguyên Giáp (Hữu Mai thể hiện) (2001), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân. 31. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2001), Tạp chí Xưa và nay, số 105 - tháng 12-2001. 32. Nguyễn Văn Huyên (1996), Địa lý hành chính vùng Kinh Bắc, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 33. Ngô Huy Huỳnh (1962), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 34. Nguyễn Hữu Khánh (1998), Đất và người Thái Nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên 35. Hoàng Ngọc La (1995), Căn cứ địa Việt Bắc (1940-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Hoàng Ngọc La (2002), Văn hoá dân gian Tày, Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên. 37. Trịnh Trúc Lâm (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Nxb Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường, tỉnh Thái Nguyên. 38. Lịch sử Việt Nam (1971), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 39. Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Xuân Hùng (1997), Lịch sử ATK Định Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 40. Đỗ Văn Ninh (2002), Từ điển văn hoá Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 41. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hoá, Huế. 42. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường. 43. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010. 44. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2002), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2001, phương hướng, nhiệm vụ năm 2002 của ngành Du lịch Thái Nguyên. 45. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2003), Báo cáo tổng kết công tác Thương mại và Du lịch năm 2002, phương hướng, nhiệm vụ của ngành Thương Mại và Du lịch năm 2003. 46. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2003), Du lịch 6 tỉnh Việt Bắc với vùng du lịch Bắc Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học. 47. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2004), Báo cáo đánh giá hoạt động Du lịch Thái Nguyên năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004. 48. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (2005), Báo cáo đánh giá hoạt động Du lịch Thái Nguyên năm 2004, mục tiêu kế hoạch năm 2005. 49. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Báo cáo công tác Du lịch Thái Nguyên năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007. 50. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Quy hoạch phát triển Du lịch Thái Nguyên điều chỉnh bổ xung đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020. 51. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (2007), Tài nguyên du lịch Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 52. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2009), Sổ tay du lịch Thái Nguyên. 53. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên (2001), Núi Đuổm và Dương Tự Minh. 54. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên Đất và người. 55. Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Cự (2002), Đình làng Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 56. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. 57. Đồng Khắc Thọ (2003), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin, Thái Nguyên. 58. Trần Mạnh Thường (1999), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội 59. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái Nguyên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 60. Tổng cục du lịch (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2000. 61. Tổng cục du lịch, Bộ tài nguyên và môi trường (2003) Quy chế bảo vệ môi trường. 62. Tổng cục du lịch (2006), Hội thảo cộng đồng dân cư với nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên 63. Nguyễn Trãi (1960), Dư địa chí, Nxb Sử học, Hà Nội. 64. Trịnh Cao Tưởng (1989), Kiến trúc đình làng, Nxb Viện khảo cổ học, Hà Nội 65. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức năm du lịch Thái Nguyên 2007. 66. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Đề án chi tiết tổ chức tổ chức năm du lịch Thái Nguyên 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 67. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Kế hoạch chi tiết tổ chức năm du lịch Thái Nguyên. 68. UBND tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng kết năm du lịch Quốc gia 2007 tại Thái Nguyên. 69. Viện khoa học xã hội và nhân văn - Viện sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 70. Viện nghiên cứu Hán Nôm (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Trần Quốc Vượng (1976), Mùa xuân và phong tục Việt Nam, Nxb Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA CỦA THÁI NGUYÊN STT Tên di tích Số quyết định, thời gian 1. Di tích khảo cổ học thời đại đồ đá cũ, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. Số 147/VH-QĐ ngày 24/12/1982. 2. Di tích lịch sử và thắng cảnh Đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Số 774-QĐ/BT ngày 21/6/1993. 3. Di tích lịch sử Núi Văn, Núi Võ, xã Ký Phú, Văn Yên, huyện Đại Từ. Số 10- VHTT/QĐ ngày 9/2/1981. 4. Di tích lịch sử và nghệ thuật đền Lục Giáp, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên. Số 2619-QĐ/BT ngày 21/6/1993. 5. Di tích lịch sử: Một số địa điểm của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, thành phố Thái Nguyên. Số 2619-QĐ/Bt 27/8/1997. 6. Di tích lịch sử nơi thành lập cơ sở Đảng cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 1936, tại xã La Bằng, huyện Đại Từ. Số 05/1999-QĐ- BVHTT ngày 12/12/1994. 7. Di tích lịch sử địa điểm thành lập đội Cứu quốc quân II ngày 15/9/1941 tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai. Số 3211-QĐ/BT ngày 12/12/1994. 8. Di tích lịch sử địa điểm Căng Bá Vân, xã Bình Sơn, huyện Phổ Yên (nay là thị xã Sông Công) Số 3211-QĐ/BT ngày 12/12/1994 9. Di tích lịch sử cách mạng xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Số 2539-QĐ/BT ngày 27/12/1990. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 10. Cụm di tích lịch sử Kha Sơn, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình. Số 985-QĐ/VH ngày 7/5/1997. 11. Di tích lịch sử nhà tù Chợ Chu, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá. Số 253-QĐ/BVHTT ngày 25/12/1998. 12. Di tích lịch sử địa điểm thành lập cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Số 05/1999- QĐ/BVHTT ngày 12/2/1999. 13. Di tích lịch sử nơi thành lập Việt Nam giải phóng quân, xã Định Biên, huyện Định Hoá. Số 1034-QĐ/VH ngày 12/8/1993. 14. Di tích lịch sử một số địa điểm của An Toàn Khu (ATK) Trung ương, nơi ở và làm việc của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ. Số 10-VHTT/QĐ ngày 9/2/1981. 15. Di tích lịch sử địa điểm công bố ngày thương binh liệt sĩ toàn quốc (27/7/1947), xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Số 2205-QĐ/VH ngày 17/7/1997. 16. Di tích lịch sử địa điểm cơ quan Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam (1949-1954), xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Số 43/1999-BVHTT ngày 12/7/1999. 17. Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm khu công nghiệp gang Thép Thái Nguyên, phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên. Số 62/2003- QĐ/BVHTT ngày 27/11/2003. 18. Di tích lịch sử địa điểm thành lập hội nhà báo Việt Nam, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Số 74/2004-QĐ- BVHTT ngày 15/12/2004. 19. Di tích lịch sử địa điểm đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1952), xã Hợp Thành, huyện Phú Lương. Số 98/2004/QĐ- BVHTT ngày 25/12/2004. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 20. Di tích lịch sử địa điểm xưởng quân giới, nơi chế tạo thành công súng Bazôka (1947), thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. Số 98/2004/QĐ- BVHTT ngày15/12/2004. 21. Di tích lịch sử Đình đông, xã Tân Đức, huyện Phú Bình. Số 04/2006/QĐ- BVHTT ngày 17/1/2006 22. Di tích lịch sử nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại đồi Khau Tý (1947), xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Số 92/2006/QĐ- BVTT ngày 15/11/2006 23. Di tích lịch sử nơi thành lập Uỷ Ban hoà bình Việt Nam, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Số 91/2006/QĐ- BVHTT ngày 15/11/2006. 24. Di tích lịch sử nơi ở và làm việc của cơ quan Uỷ ban kiểm tra Trung ương, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Số 09/2006/QĐ- BVHTT ngày 17/9/2007. 25. Di tích lịch sử đồi Thành Trúc - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc (1954), xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ. Số 72/2006/QĐ- BVHTT ngày 28/9/2006. 26. Di tích lịch sử nơi báo Quân đội Nhân dân ra số đầu tiên (1950), xã định Biên, huyện Định Hoá. Số 91/2007/QĐ- BVHTTDL ngày 28/10/2007. 27. Di tích lịch sử đồi Pụ Đồn nơi phong quân hàm cấp tướng cho một loạt các tướng lĩnh Việt Nam. Số 1949/2009/QĐ- BVHTTDL ngày 26/5/2009 28. Di tích kiến trúc, nghệ thuật đình Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình. Số 774QĐ/BT ngày 21/6/1993. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 29. Di tích kiến trúc, nghệ thuật đình Hộ Lệnh, xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình. Số 04/2001- QĐ/BVHTT ngày 19/1/2001 30. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Xuân La, xã Xuân Phương huyện Phú Bình. Số 53/2001/QĐ- BVHTT ngày 28/12/2001. 31. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Úc Kỳ, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình. Số 98/2004/QĐ- BVHTT ngày 15/12/2004 32. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ha, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình. Số 98/2004/QĐ- BVHTT ngày 15/12/2004 33. Di tích lịch sử và danh thắng hang Phượng Hoàng, hang và suối Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Số 3211QĐ/BT ngày 12/12/1994. 34. Di tích thắng cảnh động Linh Sơn, xã Linh sơn, huyện Đồng Hỷ. Số 07/1999- QĐ/BVTT ngày 26/2/1999. 35. Di tích thắng cảnh chùa Hang, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ. Số 08/1999- QĐ/BVHTT ngày 26/2/1999. 36. Di tích thắng cảnh thác Khuôn Tát, xã Phú Đình, huyện Định Hoá. Số 53/2001/QĐ Nguồn: [Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên] Tổng số 36. Trong đó: - Di tích lịch sử: 2 -Di tích khảo cổ: 1 - Di tích kiến trúc nghệ thuật: 5- Danh lam thắng cảnh: 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ DANH THẮNG XẾP HẠNG CẤP TỈNH STT Tên di tích đã xếp hạng Số quyết định, thời gian 1. Di tích lịch sử và thắng cảnh chùa Hang, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá. Số 181/UB-QĐ ngày 31/3/1994. 2. Di tích lịch sử chùa Phú Mỹ, xã Lương Phú, huyện Phú Bình. Số 1718/UB-QĐ ngày 22/7/2004. 3. Di tích lịch sử địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Số 1720/QĐ-UB ngày 22/7/2004. 4. Di tích lịch sử và nghệ thuật đền Giá, xã Đông Cao, huyện Phổ Yên. Số 2777/QĐ-UB ngày 12/11/2004. 5. Di tích lịch sử địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường thiếu nhi Rẻo cao khu tự trị Việt Bắc. Số 2779/QĐ-UB ngày 12/11/2004. 6. Di tích lịch sử, văn hoá chùa Đồi Cao, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên. Số 2775/QĐ-UB ngày 12/11/2004. 7. Di tích lịch sử, văn hoá đình Thù Lâm, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Số 2774/QĐ-UB ngày 12/11/2004. 8. Di tích lịch sử, văn hoá đền Đồng Thụ, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Số 2774/QĐ-UB ngày 12/11/2004. 9. Di tích lịch sử, văn hoá đền Đan Hà, xã Thành Công, huyện Phổ Yên. Số 2773/QĐ-UB ngày 12/11/2004. 10. Di tích lịch sử, văn hoá đền, chùa Na Thức, xã Phú Lạc, huyện Đại Từ. Số 2502/QĐ-UB ngày 8/11/2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 11. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tây Phúc, xã Tân Phú, huyện Phổ Yên. Số 1719/QĐ-UB ngày 22/7/2004. 12. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình và chùa Úc Sơn, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình. Số 175/QĐ-UB ngày 27/1/2005. 13. Di tích lịch sử văn hoá đình và chùa Phi Long, xã Tân Đức, huyện Phú Bình. Số 176/QĐ-UB ngày 27/1/2005. 14. Di tích lịch sử văn hoá đình, đền và chùa Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Phú Bình. Số 177/QĐ-UB ngày 27/1/2005. 15. Di tích lịch sử nền ngôi nhà 8 mái làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hoá, nơi đặt trường Đảng Nguyễn Ái Quốc trong kháng chiến chống Pháp. Số 100/QĐ-UB ngày 16/4/1980. 16. Di tích lịch sử Bãi Đu (nay thuộc thị trấn Đu), huyện Phú Lương, nơi khai sinh Đại đoàn Quân Tiên phong (308). Số 100/QĐ-UB ngày 16/4/1980. 17. Di tích lịch sử nơi chiếc máy bay thứ 1.000 của Mỹ bị đơn vị pháo 210 bắn rơi trên miền Bắc tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. Số 100/QĐ-UB ngày 16/4/1980. 18. Di tích lịch sử văn hoá đình Phù Hương, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên. Số 08/QĐ-UB ngày 4/1/2007. 19. Di tích lịch sử văn hoá đền, đình Đồng Tâm, xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ. Số 07/QĐ-UB ngày 4/1/2007. 20. Di tích lịch sử trận địa pháo cao xạ 100 ly, xóm Quang Vinh, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên. Số 100/QĐ-UB ngày 16/4/1980 21. Di tích lịch sử đình và chùa Lũ Yên, xã Đào Xá, huyện Phú Bình. Số 200/QĐ-UBND ngày 25/1/2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 22. Di tích lịch sử kè Lũ Yên, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến kiểm tra chống hạn (1958) Số 201/QĐ-UBND ngày 25/1/2006. 23. Di tích lịch sử văn hoá đình Giã Thù và chùa Di, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Số 202QĐ-UBND ngày25/1/2006. 24. Di tích lịch sử địa điểm thành lập đội Cứu quốc quân Phạm Hồng Thái và chùa Thiên Tây Trúc, xã Quân Chu, huyện Đại Từ Số 202/QĐ-UBND này 25/1/2006. 25. Di tích lịch sử văn hoá đình Phúc Duyên, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên. 202/QĐ-UBND ngày 25/1/2006. 26. Di tích lịch sử văn hoá chùa Hồng Long, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. Số 2499/QĐ-UBND ngày8/11/2006. 27. Di tích lịch sử chùa Bá Xuyên, phường Lương Sơn, thị xã Sông Công. Số 10/QĐ-UBND ngày 4/1/2007. 28. Di tích lịch sử cơ quan Nông vận và Hội nông dân cứu quốc Việt Nam, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Số 11/QĐ-UBND ngày 4/1/2007. 29. Di tích lịch sử nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Long, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Số 5/QĐ-UBND ngày4/1/2007. 30. Di tích lịch sử địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường chính trị tỉnh Thái Nguyên. Số 06/QĐ-UBND ngày 4/1/2007. 31. Di tích lịch sử khu lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên. Số 2500/QĐ-UBND ngày 8/11/2006. 32. Di tích lịch sử văn hoá đình Bảo Nang, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ. Số 09/QĐ-UBND ngày 4/1/2007. 33. Di tích lịch sử địa điểm thành lập chi bộ Đảng, Số 370/QĐ-UBND Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. ngày 28/2/2007. 34. Di tích lịch sử văn hoá đình Cù Vân và đền Bãi Chè, xã Cù Vân, huyện Đại Từ. Số 251/QĐ-UBND ngày1/2/2008. 35. Di tích lịch sử văn hoá đền Gốc Sấu, thành phố Thái Nguyên. Số 70/QĐ-UBND ngày14/1/2008. 36. Di tích lịch sử đền Long Giàn, huyện Đồng Hỷ. Số 69/QĐ-UBND ngày 14/1/2008. 37. Di tích lịch sử văn hoá đình, chùa làng Quyên Hoá, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình. Số 2309/QĐ-UBND ngày20/9/2008. 38. Di tích lịch sử đình chùa Đại Lễ, huyện Phú Bình. Số 2466/QĐ-UBND ngày 13/10/2008. 39. Di tích lịch sử văn hoá đình chùa An Châu, huyện Phú Bình. Số 2462/qĐ-UBND ngày13/10/2008. 40. Di tích lịch sử địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công ty nhiệt điện Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên. Số 2463/QĐ-UBND ngày 13/10/2008. 41. Di tích lịch sử văn hoá đình chùa Trung Đài, xã Phù Vân, huyện Đại Từ. Số 2461/QĐ-UBND ngày 13/10/2008. 42. Di tích lịch sử địa điểm thanh niên xung phong Lưu Xá. Số 2460/QĐ-UBND ngày 13/10/2008. 43. Di tích lịch sử văn hoá đền Mẫu, phường Phố Cò, thị xã Sông Công. Số 2783/QĐ-UBND ngày 16/11/2008. 44. Di tích lịch sử Bác Hồ về thăm trường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên. Số 3342/QĐ-UBND ngày 24/12/2008. 45. Di tích lịch sử văn hoá đình, Số 178/QĐ-UBND Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 chùa Triều Dương, huyện Phú Bình ngày 21/1/2009 46. Di tích lịch sử văn hoá đình Lộng, huyện Phú Bình. Số 177/QĐ-UBND ngày 21/1/2009 47. Di tích lịch sử văn hoá đình chùa Xuân Trù, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Số 237/QĐ-UBND ngày 3/2/2009. 48. Di tích lịch sử văn hoá đình Thanh Giang, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên. Số 263/QĐ-UBND ngày 3/2/2009. 49. Di tích lịch sử địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm tổ Đảng, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai. Số 239/QĐ-UBND ngày 3/2/2009. 50. Di tích lịch sử địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Vang, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai. Số 238/QĐ-UBND ngày 3/2/2009. 51. Di tích lịch sử đền Hích, huyện Đồng Hỷ. Số 369/QĐ-UBND ngày 28/2/2007. 52. Di tích lịch sử đền Lũa, xã Tân Đức huyện Phú Bình. Số 635/QĐ-UBND ngày 30/3/2009. 53. Di tích lịch sử văn hoá đền Trình, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. Số 2465/QĐ-UBND ngày 13/10/2008. Nguồn: [Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên] Tổng số di tích: 53 Trong đó: - Di tích lịch sử: 24 -Thắng cảnh: 1 - Di tích kiến trúc nghệ thuật: 3 -Di tích lịch sử văn hoá: 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 b¶n ®å hµnh chÝnh tØnh th¸i nguyªn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 b¶n ®å du lÞch tØnh th¸i nguyªn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 khu di chØ kh¶o cæ häc thÇn sa nói v¨n - nói vâ ®¹i tõ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 h ang ph•îng hoµng h å nói cèc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 ®Òn ®uæm - phó l•¬ng ®Òn lôc gi¸p- pHỔ yªn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 rõng khu«n m¸nh Th¸c khu«n t¸t Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 ®Òn thê ®éi cÊn Ngµy 6/12/1953 t¹i tØn keo - phó ®×nh - ®Þnh ho¸. Hå Chñ tÞch chñ to¹ héi nghÞ bé chÝnh trÞ quyÕt ®Þnh më chiÕn dÞch ®iÖn biªn phñ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 l¸n lµm viÖc cña b¸c hå t¹i khu«n t¸t - phó ®×nh ®Þnh ho¸ B¶o tµng v¨n ho¸ c¸c d©n téc viÖt nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 nhµ t•ëng niÖm b¸c hå t¹i atk - ®Þnh ho¸ nhµ t•ëng niÖm b¸c hå trong ngµy héi lång tång - ®Þnh ho¸ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Chïm ¶nh khai m¹c n¨m du lÞch quèc gia vÒ thñ ®« giã ngµn chiÕn khu viÖt b¾c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc345.pdf
Tài liệu liên quan