MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Dương Hướng là một trong những cây bút tên tuổi của văn xuôi
đương đại Việt Nam. Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường, và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của
Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm
1991, một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau 5
năm đổi mới.
1.2. Không thuộc đội ngũ "tiền trạm" xuất hiện từ đầu những năm 80
như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh
Tuấn (sinh năm 1948) người cùng thế hệ với mình, Dương Hướng vào nghề
viết ở tuổi 40, bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà
chỉ 2 năm sau, với Bến không chồng (in 1990), nhận Giải thưởng Hội nhà văn
(1991), Dương Hướng bỗng trở thành một "tên tuổi" và quan trọng hơn, trở
thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu
những năm 90 của thế kỷ XX . Tác phẩm Bến không chồng đã đánh dấu một
bước "khởi động" quan trọng trong sự nghiệp sáng tác và là tác phẩm khẳng
định thành tựu mở đầu, đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao của văn
học thời kỳ đổi mới.
1.3. Trong khi Nguyễn Khắc Trường và Bảo Ninh, sau những thành
công rực rỡ được ghi nhận chưa có thêm tác phẩm nào lớn hơn, thì 15 năm
sau, Dương Hướng tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình bằng sự trở lại bởi
một tác phẩm bề thế hơn, như một sự tiếp nối và mở rộng Bến không chồng,
có tên Dưới chín tầng trời với quy mô về số trang, phạm vi bao quát đề tài, số
lượng nhân vật đông đảo . Điều đó là minh chứng cho một sức viết dồi dào,
bền bỉ và còn nhiều hứa hẹn .
1.4. Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời trong khoảng cách
15 năm, ghi nhận những thành công vượt bậc trên con đường nghệ thuật của
Dương Hướng. Tiểu thuyết Dưới chín tầng trời là bước đột phá so với thành
công ở Bến không chồng, không chỉ ở độ lớn về quy mô số trang, đề tài, nhân
vật mà còn cho thấy sự thay đổi lớn về tư duy nghệ thuật. Vẫn trung thành với
cấu trúc truyền thống nhưng không nô lệ vào truyền thống mà đã có sự cách
tân nhất định, Dưới chín tầng trời chắc chắn sẽ có sức thu hút trong tầm đón
đợi của độc giả.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn . 6
7. Cấu trúc luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu của
7
công cuộc đổi mới .
1.2. Những chuyển động trong đời sống văn học trước và sau 1986, trước
yêu cầu đổi mới
1.3. Những người viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi mới .
9
15
1.4. Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng.
Về Dương Hướng và quá trình sáng tác
30
Chương II
TỪ "BẾN KHÔNG CHỒNG", MỘT KHỞI ĐỘNG QUAN TRỌNG
TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA DưƠNG HưỚNG .
2.1. Chiến tranh trong nhận thức của Dương Hướng 32
2.1.1. Qua hình ảnh người lính thời hậu chiến . 32
2.1.2. Qua số phận người phụ nữ 41
2.2. Nông thôn qua các bước ngoặt cách mạng . 44
2.2.1. Bi kịch Cải cách ruộng đất 45
2.2.2. Bi kịch gia tộc, dòng họ . 50
2.3. Nghệ thuật tự sự trong Bến không chồng 53
2.3.1. Cốt truyện. . 53
2.3.2. Nhân vật . 57
2.3.2.1. Tập trung vào số phận con người 58
2.3.2.2. Nhân vật có số phận bất hạnh . 59
2.3.2.3. Nhân vật vừa là nạn nhân vừa là tội nhân . 62
Chương III
ĐẾN "DưỚI CHÍN TẦNG TRỜI", BưỚC BỨT PHÁ NGOẠN MỤC
CỦA DưƠNG HưỚNG TRÊN CON ĐưỜNG ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT
3.1. Biên độ phản ánh rộng, với xuất phát từ làng Đoài . 66
3.2. Sự mở rộng của các kiểu dạng nhân vật . 68
3.2.1. Hệ nhân vật trong gia tộc Hoàng Kỳ . 70
3.2.2. Nhân vật ở phía bên kia 74
3.2.3. Nhân vật "lên voi xuống chó" với số phận thay đổi theo sự thay đổi
của thời cuộc
75
3.2.4. Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân . 80
3.2.5. Nhân vật thánh thiện . 82
3.3. Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của người
trần thuật
83
3.4. Nghệ thuật kể chuyện . 86
KẾT LUẬN . 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết Dương Hướng (từ Bến không chồng dến Dưới chín tầng trời), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc lẫn khổ đau không xa lạ với chúng ta. Lần
theo hành trình và số phận của mỗi nhân vật, tất cả những con người ra đi từ
làng Đoài với nhiều nguyên cớ khác nhau, rồi trở về làng trong những thân
phận khác nhau, họ thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau, được và
mất là còn phụ thuộc vào thời vận... Sự mở rộng về không gian, thời gian qua
các bước ngoặt lớn của đất nước đã tác động rất mạnh đến bước ngoặt của
từng làng quê, từng gia đình, từng số phận của các nhân vật trong tác phẩm.
Thông qua họ, ta nhận ra vóc dáng của làng quê, đất nước mình trong từng
thời đoạn lịch sử của nó.
3.2. Sự mở rộng của các kiểu dạng nhân vật.
Như đã nói ở trên; Dương Hướng là gương mặt tiêu biểu trong công
cuộc đổi mới văn học. Sáng tác của ông nằm trọn trong giai đoạn văn học đổi
mới; kể từ sau 1986 đến thời điểm ra đời của Dưới chín tầng trời vào cuối
2007, thì lịch sử đã đi tiếp 20 năm; và trong thời gian đó văn học mở đầu thế
kỷ XXI đang trên đường tìm tòi, ráo riết theo hướng của chủ nghĩa hiện đại
hoặc hậu hiện đại phương Tây, như sự phá vỡ cốt truyện, nhân vật tính cách
được thay bằng nhân vật biểu tượng, thậm chí thủ tiêu nhân vật, chỉ còn là ký
hiệu, ngôn ngữ... Trở lại với Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, chúng ta
không nhận ra những thay đổi theo các dạng thức trên, nhưng không phải vì
vậy mà tác phẩm thiếu vắng những tìm tòi. Với 33 chương, cốt truyện không
tuân theo trật tự tuyến tính thời gian mà là theo sự lắp ghép và cấu trúc của
các khối đời, vừa độc lập với nhau, vừa xen cài vào nhau, điều đó cho thấy
Dương Hướng dù đã có những cách tân nhất định, song cơ bản vẫn trung
thành với cách viết truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Vậy thì điều gì đã làm nên thành công của ông ở tiểu thuyết này? Đó
chính là sự sống và sức sống của nhân vật trong tính cách và số phận của nó.
Bởi, nói đến tiểu thuyết là nói đến tính cách và số phận, nó chính là xương cốt
và da thịt của nhân vật.
Xây dựng một tiểu thuyết qua thế giới nhân vật là hướng đi quen thuộc
của tiểu thuyết truyền thống, được xây dựng trên sự giao thoa, sự đụng độ, sự
va đập trong quan hệ giữa các nhân vật và hệ nhân vật. Cùng với những
chuyển động, và biến đổi của đất nước, trong số phận của nhiều chục nhân vật
không có nhân vật nào không phải trải qua những va đập của lịch sử mà thay
đổi và biến dạng cả số phận, có khi là một rẽ ngoặt một trăm tám mươi độ, để
trở thành hoặc là nạn nhân hoặc là tội nhân; để được là chính nhân hoặc là
phế nhân; là thiện nhân hay ác nhân... tất cả làm nên một thế giới nhộn nhịp
và sống động trong Dưới chín tầng trời.
Có ý kiến cho rằng: "Dưới chín tầng trời, không có nhân vật chính mà
lịch sử mới là nhân vật chính và nó được hóa thân vào những cá nhân cụ thể,
những nhân vật hay kiếp người ”.
Có thể nói Dưới chín tầng trời là một tiểu thuyết xây cất được những tư
tưởng thời đại, thể hiện sinh động trong những số phận bi kịch - nhưng là
những bi kịch lạc quan.
Nói đến những bi kịch lạc quan trong Dưới chín tầng trời nhà phê bình
Hoàng Ngọc Hiến trong bài giới thiệu rất công phu và sâu sắc về thế giới
nhân vật đặt ở cuối cuốn tiểu thuyết với tiêu đề Cách nhìn của Dương Hướng
trong tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” cho rằng:
“Đây là cách nhìn truyền thống của phương Đông: thấy Dương trong
Âm; cái Sống trong cái Chết; cái Dũng trong cái Hèn; Phúc trong Họa; Thiện
trong Ác; Tích cực trong Tiêu cực…”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Dưới chín tầng trời là một tiểu thuyết toàn bích về những góc khuất
lịch sử, những góc khuất này đổ bóng lên nhiều nhân vật có tính cách, số
phận, để từ đó tạo ra những ám ảnh nghệ thuật. Bởi mỗi nhân vật Dưới chín
tầng trời là một thân phận trĩu nặng một vấn đề của nhân sinh thế sự.
3.2.1. Hệ nhân vật trong gia tộc Hoàng Kỳ.
Đó là gia hệ Hoàng Kỳ, gồm ba thế hệ nhân vật: Từ Hoàng Kỳ Bắc -
đời ông là địa chủ, qua Hoàng Kỳ Trung - đời cha, một sĩ quan quân đội, đến
Hoàng Kỳ Nam - đời con, một nhà văn, nhà báo. Một gia hệ chìm nổi theo
lịch sử.
Trước hết là nhân vật Hoàng Kỳ Bắc, một địa chủ có tài và có công đối
với làng Đoài. Có thể xem Hoàng Kỳ Bắc là nhân chứng của một giai đoạn
lịch sử bi thảm. Ông là “niềm kiêu hãnh của dân làng Đoài”, với cách sống
khoáng đạt, ngang tàng, lại có tư tưởng lớn: “dám làm ăn với cả người Pháp,
người Tàu”. Tháng ba ngày tám, Hoàng Kỳ Bắc buôn bán ngược xuôi, song
vẫn không quên về mở hội Rằm Trung thu cho người dân làng Đoài “Cả làng
Đoài ai cũng biết gia thế nhà Hoàng Kỳ Bắc mấy đời nay giàu có chỉ nhờ
trồng và mua gom thuốc lào đem đi khắp thiên hạ bán” (Tr45). Ông nổi tiếng
tài hoa, giỏi làm ăn buôn bán nơi thiên hạ. Ông cảm nhận được đất trời nắng
mưa hàng ngày, nhưng lại không lường được thế thái nhân tình, thời thế đổi
thay... Những sai lầm trong Cải cách ruộng đất; cách quy định thành phần giai
cấp máy móc; sự kỳ thị với những người làm ăn buôn bán lớn và giàu có, đã
đổ lên đầu ông bao tai họa,“Hoàng Kỳ Bắc không ngờ cuộc đời lại lộn nhào
mọi chuyện” (Tr54).
Hoàng Kỳ Bắc bị đem ra đấu tố và xử bắn còn bà vợ thì tự tử. Điều
đáng nói ở đây, người bắn ông lại chính là người ông từng cưu mang trong
hoàn cảnh “dân tình chết đói đầy đường đầy chợ” (Tr48).
Kết thúc số phận bi thảm của Hoàng Kỳ Bắc là do những sai lầm trong
Cải cách ruộng đất, là những sai lầm của con người mà lịch sử phải gánh chịu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Trớ trêu thay, những sai lầm mà Hoàng Kỳ Bắc phải chịu hậu quả lại
cũng chính là những sai lầm mà con trai ông là Hoàng Kỳ Trung đã tiến hành
ở các địa phương khác và cũng là những sai lầm mà Trần Tăng và Đào Kinh
đã tiến hành ở làng Đoài. Trở về nhà, “Hoàng Kỳ Trung mới kinh hoàng nhận
ra mình đã bị quả báo... không ngờ cách mạng lại đánh cả vào gia đình
mình” (Tr100). “Mọi nguyên nhân mất mát đau thương này Hoàng Kỳ Trung
hiểu hơn ai hết” (Tr99). “Giờ đây Hoàng Kỳ Trung lại được cấp trên đưa về
làm công tác sửa sai tại địa phương. Và Trần Tăng, biết đâu cũng lại về làm
sửa sai ở chính cái nơi mà Hoàng Kỳ Trung đã làm cải cách” (Tr100)*.
Song ở nhân vật này về cơ bản là một nhân vật anh hùng. Suốt cuộc đời
cầm súng là quá trình phấn đấu đi lên, bắt đầu từ một người lính tòng quân
sau trở thành sĩ quan cao cấp. Cũng như các thế hệ trong gia tộc, đời nào cũng
là niềm kiêu hãnh của dân làng, Hoàng Kỳ Trung bao giờ cũng là quân nhân
gương mẫu. Ở nhân vật này hội tụ tất cả những nét đặc sắc thường được nêu
lên ở những người cộng sản kiên cường là “ý chí sắt đá”, “giữ vững lập
trường, quan điểm đến cùng”, là “tấm gương tinh thần kiên trung, bất
khuất”, bị địch tra tấn dã man không khai nửa lời. Đó là những ưu điểm cần
thiết, là nét ưu tú ở con người này. Song không phải vì vậy mà tác giả đã
không ngần ngại vạch ra những khuyết điểm, kỳ quặc ở nhân vật như thói
quen “nói câu nào cũng dùng mệnh lệnh”(Tr340) của nghiệp nhà binh, có khi
được dùng cả khi ngủ với vợ. “Suốt cuộc đời bố lúc nào cũng nghĩ đến quân
lệnh, đến sơ đồ tác chiến và lập trường tư tưởng”(Tr341). Ông không cho
phép bất kỳ ai “nói ý kiến riêng của mình”. Lập trường, quan điểm luôn cứng
nhắc như một cỗ máy nằm trong guồng máy chiến tranh, lúc nào cũng chỉ
nhìn thấy có “địch” và “ta”, không phải ta thì là địch của những con người
lạnh lùng đến tàn nhẫn để thực thi các nhiệm vụ cách mạng.
Sai lầm lặp lại sai lầm. Những gì đã được áp dụng đối với Hoàng Kỳ
Bắc trong CCRĐ, rồi sẽ được Hoàng Kỳ Trung áp dụng với gia đình tư sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Đức Cường ở miền Nam sau 1975. Đức Cường - nhà tư sản dân tộc, có công
với cách mạng rồi sẽ bị Hoàng Kỳ Trung quy là “kẻ thù không đội trời
chung”. Lối quy kết vội vàng, bừa bãi là căn bệnh “ấu trĩ” trong nếp nhìn,
nếp nghĩ đã một thời được cánh trẻ gọi là “bôn” để chế giễu những cái ẩm
ương, cực đoan vô lối, áp đặt. Song dưới con mắt tinh tế của một tiểu thuyết
gia già dặn, tác giả đã phát hiện một Hoàng Kỳ Trung ẩn sau Hoàng Kỳ
Trung “bôn” đó là: Ông sớm phát hiện ra mặt trái của cách mạng và tìm cách
ứng xử khôn khéo với thời cuộc. Bên cạnh mặt lớn lao, hào hùng của cách
mạng là mặt trái vô cùng khủng khiếp. Bằng sự trải nghiệm bản thân và
chứng kiến thảm cảnh của chính gia đình mình trong thời Cải cách, Hoàng Kỳ
Trung “nuốt hận trong lòng”; ông luôn tự dằn lòng: "Thời thế thế thời phải thế”,
“không đi theo cách mạng thì lịch sử cũng nghiền nát”(Tr345), “làm người tử tế
còn phải nhận biết và chịu đựng cả lỗi lầm xấu xa tồi tệ của thời đại mình đang
sống”(Tr346). Ông sớm nhận ra: “Phong trào hợp tác xã nó giống như một cơn
lũ. Nó cuốn phăng đi mọi thứ của nhà nông đã tích cóp từ bao đời (Tr346).
Trước “cơn lũ” cuộc đời, Hoàng Kỳ Trung đã “không dám” chống
chọi, cách ứng xử hợp thời nhất của những con người do lịch sử để lại là phải
“nuốt hận” phải “chịu đựng”. Bởi vậy câu nói tưởng như là cửa miệng:
“Thời thế thế thời phải thế” của Hoàng Kỳ Trung lại là cái cách để ông giữ
cho “cơ ngơi, gia tộc" ông khỏi tan tành. Cách nói trên phải chăng là cách răn
đời trước mọi biến động của lịch sử.
Đến Hoàng Kỳ Nam thuộc thế hệ thứ ba, nên có cái nhìn tiến bộ hơn
Hoàng Kỳ Trung. Đây cũng là cái nhìn thực tế có tính quy luật, nhân bản của
Dương Hướng. Hoàng Kỳ Nam là nhân vật chủ đạo đi xuyên suốt chiều dài
cuốn tiểu thuyết. Nam có thể là nhân vật được tác giả gửi gắm, thổi vào cái
nhiệt hứng của một nhà văn chân chính như được đúc rút ra từ chính cuộc đời
hào hoa của người lính rồi chuyển sang nghề báo. Ở con người này, nhân cách
và cá tính tự do là hai nét nổi trội khiến cho cuộc đời anh gặp phải nhiều bi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
kịch rắc rối, song lại là niềm vui, niềm hạnh phúc mà anh kiếm tìm, rồi đợi
chờ nó suốt một thời trai trẻ. Cả trong làm báo cũng như cầm súng, con người
này cũng gặp nhiều bi kịch trắc ẩn, éo le. Song xét ở một phương diện nào đó
thì cuộc đời Hoàng Kỳ Nam lại là bi kịch lạc quan của con người một đời
phấn đấu và dám sống cho mình. Cuộc đời cầm súng của Nam là những hy
sinh. Xuất phát từ tính cách sống có thủy, có chung mà Nam đành lòng làm kẻ
“đổ vỏ” cho bạn mình là Đào Vương. Nam chấp nhận đóng vai ông bố hờ
thay Vương không một sự ca thán, cũng chính vì thế mà Nam bị dấu đen kỷ
luật nằm trong hồ sơ cuộc đời. Nam không được kết nạp Đảng và bị ông bố
Hoàng Kỳ Trung coi là một con người không bao giờ biết phấn đấu. Cuộc đời
cầm bút của Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn, anh phải viết “theo sự sắp
đặt của ông Tổng biên tập”. Cá tính tự do của một con người đầy đủ nhân
cách khiến Nam cảm thấy xấu hổ khi phải viết những bài văn dễ dãi, không
phải là chính kiến của mình, vì vậy anh quyết định bỏ nghề; còn trong cuộc
sống đời thường Nam gặp phải một bi kịch là lấy một người vợ anh chưa bao
giờ yêu. Nam cưới Tuyết cũng bởi sự ràng buộc từ cái lễ trầu cau phạt vạ sau
vụ Nam và Vương nấp trên cây sung nhìn trộm Tuyết tắm đêm trên ao đình
làng Đoài. Bởi vậy vào tuổi năm mươi, Nam quyết định ly hôn với Tuyết để
“thành người tự do một nửa”(Tr412). Thương Huyền - con gái nhà tư sản
Đức Cường mới đích thực là tình yêu của Nam. Vì thế anh quyết định bỏ
nghề báo để sống bên Thương Huyền “trở thành người tự do hoàn
toàn"(Tr412).
Như vậy, ý thức về nhân cách và cá tính tự do đã chi phối cuộc đời
Nam, thúc giục Nam đi đến những quyết định quan trọng trong đời là: bỏ vợ
và bỏ nghề. Cả hai việc hệ trọng này đã cướp đi sự tự do của tình yêu tuổi trẻ,
đến một lúc nào đó khi ý thức nhân cách và cá tính tự do của một con người
đầy trách nhiệm với mình đã thôi thúc anh tìm lại chính mình ở cái tuổi năm
mươi. Từ đây Nam được sống theo sự mách bảo của trái tim, được sống với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
người mình yêu và viết những gì mình muốn:“Nam âm thầm sống bên Thương
Huyền trong tâm trạng mơ hồ nửa hư nửa thực. Trong tâm trí Hoàng Kỳ Nam nảy
nở bao nhiêu chiêm nghiệm lớn lao về một cuốn tiểu thuyết mà Nam nung nấu.
Nam muốn nói riêng tiếng nói của mình, muốn có quan điểm riêng của mình”.
Với kiểu nhân vật là cả một gia tộc, trải qua ba thế hệ như gia hệ Hoàng
Kỳ đã phân tích ở trên cho thấy, bi kịch của con người nằm trong bi kịch lớn
của đất nước. Điều cốt yếu là mỗi cá nhân con người phải nhận ra và kiên
quyết sửa chữa, như Hoàng Kỳ Trung đến gần cuối đời mới nhận thức rõ: "Cả
cuộc đời này là một chuỗi sai lầm. Có những sai lầm mình nhìn ra, lại có
những sai lầm mình không nhận ra. Và có cả những sai lầm mình đã nhìn ra
nhưng lại không dám thừa nhận”(Tr352).
3.2.2. Nhân vật ở phía bên kia.
Loại nhân vật này được tác giả xây dựng trên mối mâu thuẫn gay gắt
giữa hai chiến tuyến. Họ là Đỗ Hiền, Hall, Bell - những người ở chiến tuyến
bên kia. Dương Hướng không giống các nhà văn khác mô tả trực diện cái ác
của kẻ thù, của chiến tranh - nguyên nhân mọi đau khổ của con người mà
dường như làm tăng phần khách quan cuộc sống, bằng cái nhìn đầy chất thế
sự, ông muốn đưa ra một sự công bằng trong cách“giải tỏa” qua cách kết
thúc số phận ở mỗi cuộc đời.
Nhân vật Đỗ Hiền không hẳn là nhân vật phản diện và chắc chắn không
phải là nhân vật chính diện. Người sĩ quan ngụy này là người dân làng Đoài,
có quan hệ gia tộc với Hoàng Kỳ Trung, trở thành nhân vật chiến bại, di tản
sang Mỹ, là đại diện cho phía địch. Nhưng sau 30 năm, thời thế lại tạo cho Đỗ
Hiền có cơ hội trở về quê hương trong vai một Việt kiều yêu nước.
Chiến tranh kết thúc, lý tưởng mà Đỗ Hiền theo đuổi bị đổ vỡ. Ngót 30 năm
sau, Đỗ Hiền trở về làng, nhận diện bà con. Con người một thời lầm lạc Đỗ
Hiền vẫn được người dân làng Đoài không mất hết niềm tin, đã dành cho một
chỗ đứng. Đỗ Hiền phản bội tổ quốc, nhưng giờ đây, để chuộc lại lỗi lầm đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
gây ra cho dân làng, cho đất nước trong quá khứ, Đỗ Hiền đã tình nguyện xin
làm con đường ra cánh Mả Rốt để người sống tiễn đưa người chết lên thiên
đàng và xây dựng lại ngôi chùa làng Đông... Đỗ Hiền đã làm lại những gì bị
phá bỏ dưới thời Trần Tăng. Ông dự định sẽ làm tiếp những việc làm mà Trần
Tăng đã phá bỏ hoặc còn chưa làm được... đó là một sự hối cải khi chưa quá
muộn màng.
Nhân vật Hall, từng làm phi công trong phi trường quân sự Mỹ, người
thực thi mệnh lệnh rải thứ chất độc giết người trên đất nước Việt Nam một
thời, một nhân chứng sống còn lưu giữ tất cả những mất mát đau thương, sau
một thời gian dài mới ngộ ra rằng: “Con người ta cũng thật lạ lùng, vừa phi
thường lại vừa tầm thường”(Tr23); “…Ai cũng có một thời ngây thơ khờ dại.
Có những dại khờ đáng yêu, lại có những dại khờ gây nên tội lỗi. Và cả những dại
khờ, những sai lầm chỉ của một người, nhưng làm suy vong cả một dân
tộc…”(Tr23); “Cả ông cả tôi, và cả trái đất này đều là nạn nhân của chiến tranh”.
Như thế, dưới góc nhìn theo cảm hứng sử thi một thời, nhân vật đối
kháng, đại diện phía bên kia chiến tuyến thường là hiện thân cho sự tàn bạo,
chà đạp lên quyền sống của con người. Soi vào cảm hứng thế sự đời tư họ lại
là hiện thân là nạn nhân của guồng máy chiến tranh phi nhân tính, họ dù là ai,
dù thắng hay thua, cũng là cái giá quá đắt mà con người ta phải trả cho
“những tư tưởng ngông cuồng và cả sự ngu dốt nữa”(Tr24). Cái điều mà sau
bao lâu con người mới có thời gian nhìn lại, để thành thật với lòng mình.
Cái chết của Bell - viên cố vấn Mỹ là một phần tất yếu nằm trong hậu
quả của chiến tranh, có thể xảy ra với bất cứ ai trong số họ, chỉ có lẽ phải mới
thuộc về chính nghĩa.
3.2.3. Nhân vật “lên voi xuống chó” với số phận thay đổi theo sự thay
đổi của thời cuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Dạng nhân vật có số phận thay đổi theo sự thay đổi của thời cuộc,
chiếm số lượng đông trong tác phẩm như các nhân vật: Đào Kinh, Đào Thanh
Măng, Thu Cúc, gia đình ông bà Đức Cường, gia đình bà Cháo.
Có thể nói, Dương Hướng đã dành nhiều tâm sức để xây dựng thành
công một nhân vật đi xuyên suốt một thế kỷ: Đào Kinh. Xuất thân tầng lớp
bần cố nông, với cái lý lịch khốn cùng dưới đáy xã hội, được gia đình Hoàng
Kỳ cưu mang thế mà cuối cùng bỗng trở thành “nhà tỉ phú” một doanh nhân
“đích thực”.
Kinh bước vào cuộc đời là một thằng cùng đinh mạt hạng của làng
Đoài, không mảnh đất cắm dùi. Thời thế đã không chiều lòng người, khiến
Kinh đã mấy lần có ý định bứt lên song lại bị vùi sâu hơn xuống tận đáy cảnh
bần hàn, nhếch nhác, tù tội. Đó là những chuỗi ngày đầy cay đắng. Tham gia
Cải cách, định tiến thân bằng con đường công danh thì bị Trần Tăng loại bỏ.
Mấy lần trắng tay rồi lại làm lại, Đào Kinh đã vươn lên thành biểu tượng của
thời mở cửa, góp phần không nhỏ làm nên gương mặt đổi thay của làng Đoài.
Nhưng điều mà tác giả Dương Hướng muốn gửi gắm qua nhân vật Đào
Kinh đó còn là những nỗi đau sâu kín, nỗi nhục ê chề về những lỗi lầm một
thời mông muội của Đào Kinh. Phải chăng cái thói hư danh của kẻ trắng tay,
ưa thích quyền lực, nhu nhược trước kẻ cầm quyền đã khoét một hố sâu vào
nỗi đau, để suốt cuộc đời Kinh phải đeo đẳng, phải nhớ ghi. Bắt được quả
tang cái thằng ngủ với vợ mình, cuối cùng lại phải chịu ơn nó. Một sự ngược
đời. Đào Kinh không thể thoát khỏi những ám ảnh ấy.
Số phận may mắn bắt đầu mở ra cho Kinh từ lúc gặp Mai (Mai Tàu)
người phụ nữ Trung Quốc, cập bến làng Đoài mua chuối kiếm kế sinh nhai.
Cánh cửa cuộc đời chưa hẳn đã rộng mở, sau mười ba năm phải ngồi tù, trở
lại với hai bàn tay trắng, Kinh phải bỏ bao công sức làm thuê cho mấy mẹ con
bà Cháo mua lại được căn phòng. Kinh gặp lại Măng, đứa con hờ mà Kinh
nuôi nấng suốt bao năm, nhiều mánh khóe trên thương trường, “mang dòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
máu lạnh lùng chứa đầy tư tưởng bá vương”(Tr399) của Trần Tăng, có thể
“quyết định được cả việc quốc gia đại sự”(Tr398) đã giúp Kinh thấm thía
nhận ra: “Tất cả những người rời làng Đoài ra đi, ai cũng khấm khá"(Tr401);
giống như Kinh bỏ làng ra đi là sự đoạn tuyệt với nghèo nàn, khổ nhục.
Một điều đáng chú ý là con đường Đào Kinh tiến tới là một nhà tỉ phú,
không qua con đường thi cử, học hành, không phấn đấu, không rèn luyện
trong một môi trường hoặc tổ chức cách mạng nào. Trường học của Kinh là
nhà giam, chợ búa, bến sông... là những nơi phải thể hiện máu mặt của dân
anh chị, đầy mưu mô chước quỷ để giành giật miếng ăn. Tuy nhiên, Đào Kinh
đã tiến một bước xa: từ một đứa con không rõ nguồn gốc, quê hương, sống
“cầu bơ cầu bất”, Đào Kinh bỗng trở thành một “tỉ phú”; “một nhân vật
trung tâm, của thời đại” làm nên “những điều kỳ diệu trong kinh tế”. Con
đường thành danh của Đào Kinh thực ra chỉ là một trong vô vàn con đường
mà công cuộc đổi mới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hiện đại hóa đã mở ra
đầu thế kỷ XXI. Song phải nói thêm, con đường thành công hay mạt vận của
mỗi con người không chỉ có vận may thôi mà còn cần đến cả ý chí làm giàu.
Với Đào Kinh ngoài vận may và ý chí còn phụ thuộc khá nhiều vào sự bảo kê,
tiếp tay của những kẻ có quyền, có chức như Măng và Trần Tăng. Hơn nữa,
Kinh - một doanh nhân tuy “trình độ i - tờ” nhưng biết cách trả tiền xứng đáng
nên trong tay có cả “một đội ngũ trí thức thứ thiệt”(Tr76)... tài giỏi thực sự, được
tuyển ra từ các trường danh tiếng, và “một đội ngũ cửu vạn tinh nhuệ thông thạo
trong nhiều lĩnh vực… võ nghệ cao cường”(Tr77)
Sự lên xuống của số phận Đào Thanh Măng cũng giống như ông bố
nuôi Đào Kinh và ông bố đẻ Trần Tăng, song có gì đó “mánh khóe” hơn
nhiều trong số họ. Từ một cô gái “chân lấm tay bùn” làng Đoài, Măng trở
thành nhân vật trung tâm của thời mở cửa, “một con điếm chính trị”, “có thể
sai khiến cả một bộ máy hoạt động theo ý đồ đen tối của mình” (Tr393, 394).
Măng “có thể thiết kế cho một thằng ngu dốt nhảy phóc một phát vào ghế này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
ghế nọ” và cũng “sẵn sàng hạ bệ tống khứ một vị bộ trưởng tài ba vào tù
hoặc về vườn”(Tr393). Đến cả Đào Kinh cũng phải thừa nhận đó “là dòng
máu bất tử của Trần Tăng đích thực” (Tr396), “Nó mà là con đẻ của ta giờ
này chắc cũng chỉ biết cắm mặt xuống đồng đất làng Đoài cày cấy mà
thôi”(Tr399). Thậm chí Đào Thanh Măng đành phải “hư hỏng ngay với kẻ
định cách chức Trần Tăng” để cứu ông và cũng là cứu lấy mối làm ăn của
mình. “Sự sa đọa do đồng tiền và quyền uy chế ngự” khiến con người đã phải
đánh mất mình. Với tính cách gian ngoan, táo tợn Măng biết dựa vào quyền
lực để kiếm tiền và dùng tiền để mua quyền lực. Tuy thế, ở người đàn bà này,
bên cạnh sự gian ngoan, đáo để tác giả còn nhận ra ở bên trong vẫn còn “chất
quê mùa” và “tốt bụng”. “Đào Kinh nhận ra ánh mắt nó chất chứa nỗi cô
đơn buồn chán của đời sống vật chất phù hoa”(Tr403).“Dưới con mắt của
một số người dân bạc mồm thì Măng dù “đánh đĩ nhưng có lòng”.
Cùng xếp trong nhóm những nhân vật này, có lẽ đáng thương hơn cả là
gia đình Đức Cường, một tư sản giàu có, có lòng yêu nước, bảo vệ cách
mạng, bỗng rơi vào tận đáy của sự bất hạnh. Mỗi thân phận các cá nhân trong
gia đình thương gia Đức Cường mang một nỗi đau riêng - Đó là bi kịch của
chiến tranh, và từ chiến tranh chyển sang hòa bình.
Cái đau muôn thủa của chiến tranh là người có công trong chiến thắng
lại chịu nhiều thiệt thòi, mất mát hơn cả. Đức Cường là một thương gia yêu
nước, ông đã làm tất cả để bày tỏ lòng nhiệt tình của mình với chính quyền,
với cách mạng: đã đổ xương máu, đổ tiền của mong tới ngày hòa bình; ông
đào hầm tiếp tế, nuôi giấu cán bộ cách mạng; vô tư đem hiến hai nhà máy cho
chính quyền thành phố mới tiếp quản những mong được cách mạng chiếu cố
đến hoàn cảnh gia đình ông có con trai đi lính ngụy, đứa con gái Thương
Huyền có con với người Mỹ (thực chất Thương Huyền đã phải chấp nhận ngủ
với kẻ thù để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Nhưng cuối cùng Thương Huyền vẫn phải chịu cảnh “đọa đày” dưới
cái nhìn soi mói, áp đặt cứng nhắc của một cán bộ cách mạng “kiên định lập
trường” là Thu Cúc - con của bà vú nuôi giúp việc. Thu Cúc đã biến Thương
Huyền thành nạn nhân giữa “hai làn đạn của cả hai phía”.
Song cái đau đớn nhất, kinh hoàng nhất, dữ dằn nhất là: Gia đình Đức
Cường trước 1975 giàu có bao nhiêu, đức độ bao nhiêu, kiêu hãnh, tự hào bao
nhiêu thì sau 1975 đành chấp nhận trắng tay: “Hai nhà máy kinh doanh liên
tiếp thua lỗ có nguy cơ phá sản” dù giờ không còn là của ông nữa, nhưng nó
là “công sức của cả đời ông đã lăn lộn với nó, giờ lâm vào cảnh lụi tàn ông
thấy đau đớn như chính mình bị mất mát những gì vô cùng quý giá”(Tr274).
“Mọi chuyện nó ào đến quá nhanh, quá bất ngờ và trớ trêu khiến ông bà Đức
Cường ngỡ ngàng”(Tr276). Và ông phải tự tử trong chính căn hầm nuôi giấu
cán bộ, để giải thoát cho mình khỏi nỗi đau trần thế; để ngày ngày khỏi phải
chứng kiến cảnh trái ngang của thời cuộc, của thế thái nhân tình. Ông chấp
nhận hy sinh cho con, cho cháu mà rốt cuộc không ai nói lời buông tha.
Thương Huyền phải ẵm đứa con thơ dại đi vùng kinh tế mới để gương mẫu
chấp hành chính sách, ông thương con mà không dám “chống chọi”; tòa nhà
chính của dinh thự Đức Cường đáng lẽ phải là của con trai Đức Thịnh, ông
cũng đã đem biếu bà Thu Cúc - phó Ban quân quản, để rồi ngày ngày ông vẫn
phải nghe từng tiếng nạng gỗ khắc khoải, nặng nề lê từng bước, tiếng xe ba
bánh của đứa con què quặt ra đường bán báo kiếm ăn. "Ông là kẻ thất bại
thảm hại nhất trên đời”; “Ông đã trở thành kẻ có tội với vợ con”(Tr279).
Ngoài các nhân vật trên, còn phải kể đến gia đình mấy mẹ con bà Cháo,
Muôi, Muỗng, Thìa, vốn là thành phần cốt cán trong Cải cách ruộng đất ở
làng Đoài, chịu nhiều vất vả khó khăn, ra biên giới làm ăn bằng vốn tự có
trong thời mở cửa. So với đám đông các nhân vật “giàu có” ở trên, họ không
phải là “đại gia” hay “tỉ phú” song “những kẻ bị coi rẻ như mẹ con bà Cháo,
giờ lại hả hê mát mặt”(Tr453).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Hay “đến như Đỗ Hiền, là một kẻ phản dân hại nước, ác ôn khét tiếng
trong chính quyền ngụy mà bây giờ lại có những nghĩa cử cao đẹp lạ thường,
làm cả đường, xây cả chùa cho dân”(Tr453).
Còn Thu Cúc là nhân vật không thể không nhắc tới, với lý lịch đẹp:
xuất thân thành phần cơ bản (con người vú nuôi đi ở cho ông bà Đức Cường),
dù không phải là người làng Đoài, nhưng tác động của Thu Cúc là không nhỏ
đối với số phận của những con người làng Đoài. Một con người góp phần làm
nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc, tuổi trẻ “nếm mật nằm gai”; “mặt sắt
da chì” đã tự nguyện hy sinh cho một lý tưởng cách mạng cao đẹp. Sau 1975,
ông bà Đức Cường tuyên bố “ủng hộ hai mẹ con chị tòa nhà chính của dinh
thự này để cho Thu Cúc lấy chồng”(Tr277). “Cô lấy chồng ở tuổi 39, 40, làm
lên chức phó chủ tịch thành phố, có xe riêng, có biệt thự Hoa Cúc vàng bốn
mùa hoa nở, bốn mùa có bồn nước với những vòi nước trắng bạc phun lên
cao một màu sương khói”. Sống trong biệt thự này, mẹ Thu Cúc, người vú
nuôi xưa kia cũng được nể trọng như một “mẫu hậu”. Ngược lại với Thu
Cúc, sau 1975 gần kề đó, trên mảnh đất này, gia đình Đức Cường đang tan
hoang, lụn bại thảm hại, gần như là đối cực với sự sung túc đầy đủ của Thu
Cúc. Điều đáng nói ở đây là “con người bên trong” khó nắm bắt của Thu
Cúc, nó biểu hiện ở sắc diện “lúc nào cũng khó đăm đăm”, “mặt cứ đanh
lại”; cử chỉ đầy “quyền uy”; ánh mắt “gai lạnh”, đặc biệt ở lời nói, cách nói
lúc nào cũng “lập trường”, “quan điểm” với những lý lẽ “tàn nhẫn” áp đặt
dùng để quy kết, trói buộc con người không hề một chút tình cảm: giọng nói
lúc nào cũng như “rít lên”; nghe thấy“lành lạnh” ngay cả khi “ngọt ngào”
cũng cảm thấy“rờn rợn”... Nhà văn, nhà báo Hoàng Kỳ Nam là người có điều
kiện hơn cả để hiểu con người Thu Cúc; họ gặp nhau luôn để đối đầu với vấn
đề số phận của Thương Huyền; Thu Cúc luôn tìm cách tách hai mẹ con
Thương Huyền ra, như “cho đi vùng kinh tế mới; sang Mỹ; hay đến nhà
thương điên”. Để rồi cuối cùng: “Nam linh cảm thấy, Thu Cúc đã cố tình làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
tan nát cả gia đình Thương Huyền”(Tr412). Ngay cả vú nuôi - mẹ Thu Cúc, dù
không máu mủ ruột rà với Thương Huyền, nhưng “bà cảm thấy có gì đó bất
nhẫn”(Tr283).
Thông qua việc xây dựng các nhân vật đa dạng về tính cách, số phận.
Dương Hướng như muốn “phác thảo” chân dung một thời đại mà trong đó
con người đóng những vai khác nhau trong một cuộc chơi lớn, trong những
biến động dữ dội của lịch sử. Dương Hướng không phán xét, không bào chữa
mà để cho nhân vật tự biểu hiện, tự sống sự sống khách quan của nó.
Điều gây ấn tượng là trong chương cuối của tác phẩm, có sự họp mặt
của mọi người dân làng Đoài; tất cả những ai ra đi, rồi trở về trên mảnh đất
quê hương làng Đoài để ăn mừng cho mọi “tai nạn” đã qua đi. Hình ảnh làng
Đoài trong đổi mới chính là hình ảnh thu nhỏ của đất nước trong thời hội nhập.
3.2.4. Nhân vật là sản phẩm của thời đại vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân.
Hầu hết các kiểu nhân vật này đều đóng vai trò quan trọng đối lịch sử;
với Dưới chín tầng trời đó là các tên tuổi: Đào Kinh, Trần Tăng, Đỗ Hiền,
Hoàng Kỳ Trung...
Thời Cải cách ruộng đất, Hoàng Kỳ Trung, Trần Tăng và Đào Kinh
được xem là những con người do lịch sử để lại. Họ phải gánh vác trên vai sứ
mệnh lịch sử to lớn, không thể là ai khác. Điểm giống nhau giữa họ là những
cán bộ cốt cán thực thi nhiệm vụ mà cách mạng giao cho, song khác nhau ở
chỗ: Hoàng Kỳ Trung đã nhìn ra mặt hạn chế của cách mạng, tuy nhiên cá
nhân ông không thể chống đỡ được "cơn lũ" lịch sử. Bởi vậy Hoàng Kỳ
Trung đành phải "chịu đựng", "chấp nhận" thảm hoạ gia đình mà Trần Tăng
và Đào Kinh đã gây ra cho ông bà Hoàng Kỳ Bắc. Và những sai lầm này lại
được Hoàng Kỳ Trung lặp lại một lần nữa khi ông một mực quy cho gia đình
ông bà Đức Cường và Thương Huyền "là kẻ thù không đội trời chung".
Nhân vật Trần Tăng một cán bộ cấp cao từ cơ sở rồi leo lên tỉnh và
trung ương, luôn có mặt ở hàng ghế đầu những hội nghị, luôn tham dự vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
những sự kiện quan trọng của cách mạng, suốt đời say sưa với quyền lực, bị
bố mẹ, vợ con nguyền rủa, bị dân làng nơi ông sinh ra đối xử ghẻ lạnh. Đi gần
hết cuộc đời ông mới nhận ra chính ông là kẻ thù to lớn, trực tiếp gây ra biết
bao cảnh tủi nhục, khiến mẹ con bà Cháo phải bỏ làng ra đi, vợ chồng con cái
bà phải chia rẽ; khiến cho Đào Kinh không còn đất dung thân phải chạy sang
Trung Quốc kiếm sống; phá tan gia tộc Hoàng Kỳ; phá tan chùa Đông, đình
Đoài... để đến bây giờ những kẻ từng có lúc bị xem là phản bội tổ quốc như
Đỗ Hiền xin được về xây dựng lại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế của họ, Dương Hướng cũng
chỉ ra mặt tích cực, đó là sự đóng góp công sức cho dân làng. Trần Tăng là
người gây ra nhiều tai hoạ cho người dân làng Đoài nhưng cũng là người bỏ
ra nhiều tâm lực cho mảnh đất này. Đào Kinh với những sai lầm trong Cải
cách ruộng đất, cuối đời ăn nên làm ra đã trở về xin lỗi dân làng và xây dựng
lại vùng đất quê hương. Đỗ Hiền là kẻ đứng ở bên kia chiến tuyến đã ăn năn,
xin chuộc lại lỗi lầm, xây dựng lại những gì mà trước kia Trần Tăng phá bỏ.
Với kiểu loại nhân vật này, Dương Hướng chỉ ra mặt tiêu cực tồn tại
song song với mặt tích cực trong mỗi con người. Họ là “tội nhân” nhưng cũng
là "nạn nhân" của lịch sử. Điều đó giúp cho ta có cái nhìn không thiên lệch về
các nhân vật, nói cách khác, nhân vật của ông không quá xấu, cũng không quá
tốt. Những gì họ gây ra là nằm trong những hạn chế không thể vượt qua của
thời đại, những "tai nạn" họ nhận cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bởi vậy,
cuộc gặp mặt của cả dân làng trong ngày hội ở chương cuối tác phẩm là cuộc
gặp mặt ăn mừng cái "tai nạn" qua đi, để bắt đầu một tương lai mới.
3.2.5. Nhân vật thánh thiện.
Trong số rất đông các nhân vật của Dưới chín tầng trời, Hoàng Kỳ
Nam, Hoàng Kỳ Trung, Yến Quyên được coi là nhân vật ít nhiều thánh thiện,
bởi ở họ tuyệt nhiên không có chất “điếm”, “lưu manh” nào - nói như nhà
phê bình Hoàng Ngọc Hiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Với nhân vật Hoàng Kỳ Nam sự thánh thiện tỏa ra từ lời nói đến việc
làm. Khi cầm súng cũng như cầm bút anh không có gì đáng chê trách. Tình
yêu của Nam với Thương Huyền từ đầu đến cuối tác phẩm là một mối tình
đắm đuối, ngoài nhục cảm. Trong thế giới thực dụng ngày nay, tình yêu đó có
thể xem là một mê sảng, lạc lõng. Bởi ở Nam cá tính tự do là điểm mạnh
nhằm phát triển năng lực nhân tính chứa đựng trong nhân cách, chính điều
này đã thúc đẩy Nam đi đến hai quyết định quan trọng trong cuộc đời là: “bỏ
vợ” để “thành người tự do một nửa”, và “bỏ nghề” để “thành người tự do
hoàn toàn”. Do vậy, vào tuổi 50, Nam ly hôn Tuyết - người vợ anh chưa từng
yêu, là sợi dây trói buộc Nam với những gì không phải là tự do của mình. Hay
trong hoạt động làm báo, Nam giống như một con rối viết theo sự sắp đặt của
ông Tổng biên tập, Nam thấy xấu hổ, khi phải viết lên những suy nghĩ không
phải của mình. Cá tính tự do trong sự nghiệp và tình yêu của con người một
khi đã bị hạn chế nó sẽ biến con người giống như một cỗ máy, bởi vậy, một
tâm hồn tự do đầy ý thức trách nhiệm đã dẫn Nam đi đúng con đường mà mình
đã chọn. Tình yêu tự do biến thành sức mạnh, thôi thúc anh tìm đến với Thương
Huyền, chăm sóc cho người yêu trong hoàn cảnh chỉ còn là thân tàn ma dại. Để
rồi số phận không hắt hủi tấm lòng bao dung của con người, Nam đã tìm lại
được Thương Huyền của anh ngày xưa.
Tiếp đó là nhân vật Hoàng Kỳ Trung, về cơ bản nhân vật này là con
người thánh thiện, ông trao cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh dân tộc. Tuy
cuộc đời có nhiều biến thiên do lịch sử, ông cũng bị mắc cạn trong khung
cảnh hỗn độn ấy, song là người biết nhìn xa trông rộng, ông đã nhìn thấy
những hạn chế của thời đại, của lịch sử. Do vậy, Hoàng Kỳ Trung vừa bị cuốn
theo dòng chảy, để mà vừa “chịu đựng”, vừa gắng giữ cho “cơ ngơi gia tộc”
ông không bị tan tành. Song ưu điểm lớn trong con người ông đó là sự bao
dung với những kẻ trước đây là kẻ thù của mình, ông cho tất cả là “tai nạn”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
của thời cuộc, nó có thể nhấn chìm bất kỳ ai, và con người chính là “nạn
nhân” của các “tai nạn” đó.
Còn Yến Quyên - vợ Hoàng Kỳ Trung, mẹ Hoàng Kỳ Nam chịu nhiều
bất hạnh trước hoàn cảnh xô đẩy song không bị cuốn trôi. Ở Yến Quyên là
vóc dáng hiền thục của người phụ nữ phương Đông truyền thống, chồng đi
biền biệt vẫn một mực kiên trinh chờ chồng, vừa chăm lo vừa chống đỡ trước
“cơn lũ” lịch sử ập đến gia tộc Hoàng Kỳ. Không chỉ có vậy, với “tấm lòng
bao dung, một tình yêu thật sự với người dân làng Đoài nghèo khổ”, Yến
Quyên giống như “những bông sen hồng thơm ngát giữa bùn đất”(Tr341)
luôn luôn sốt sắng với công việc của làng xã. Mặc dù là nạn nhân thảm
thương trong Cải cách ruộng đất, song Yến Quyên vẫn hăng say với phong
trào hợp tác, vừa góp công xây dựng nó, vừa sớm nhận ra những khiếm
khuyết của nó.
3.3. Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của
ngƣời trần thuật.
Nằm trong mạch chuyển động của văn học thời kỳ đổi mới, Dương
Hướng cũng như các nhà văn đương thời không lấy số lượng sự kiện làm mục
đích miêu tả, mà sự kiện được đưa vào tác phẩm là những sự kiện có tính chất
“điển hình”,“tiêu biểu” mang tính thời sự, in đậm những dấu ấn thời đại. Như
nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã xa gần nói đến trong phần cuối bài giới
thiệu: “một cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn sức sống và đời sống, nóng hổi những
tư tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước …”
Lâu nay một số người vẫn cho rằng thời đại sử thi trong văn chương
bây giờ đã “hết thời” để nhường chỗ cho văn chương đời thường. Nhưng trên
thực tế thì chất sử thi vẫn còn tồn tại, thậm chí phát triển song song với văn
chương đời thường. Ở cuốn tiểu thuyết mới này của Dương Hướng chất sử thi
vẫn còn thể hiện khá rõ nét. Tác phẩm mở ra với một thời gian dài (ngót nửa
thế kỷ) và một không gian rộng (khắp mọi miền đất nước, thậm chí mở ra cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
không gian rộng lớn ở nước ngoài) và bao gồm cả một gia hệ với ba lớp nhân
vật (Hoàng Kỳ Bắc, Hoàng Kỳ Trung đến Hoàng Kỳ Nam) gói trọn hình ảnh
đời sống trong tính “toàn vẹn”,“đa chiều”, “phức tạp”. Cái khéo léo đem lại
thành công cho nhà tiểu thuyết là biết tổ chức, đan cài lịch sử - sự kiện và lịch
sử - tâm hồn, điều đó đòi hỏi nhà văn phải có tay nghề cao trong xử lý chất
liệu, điều khiển nhân vật và cấu trúc tác phẩm. Dương Hướng đã làm được
điều đó.
Các sự kiện lớn đặt ra trong tác phẩm là những sự kiện có tính chất
“điển hình”, trở thành những biến cố lịch sử có tính chất “bước ngoặt” của
dân tộc như: Cuộc Cải cách ruộng đất; hai cuộc chiến tranh; hợp tác hoá nông
nghiệp, công cuộc đổi mới; đất nước thời mở cửa... đã được Dương Hướng
lựa chọn, chắt lọc thông qua nhiều kiểu loại nhân vật. Ví như Trần Tăng -
nhân vật đại diện cho kiểu người chạy đuổi theo quyền lực và tha hoá vì
quyền lực. Bước đường quan lộ của ông ta gắn liền với những biến cố lịch sử
của đất nước từ: Cải cách ruộng đất - chiến tranh - hoà bình và đổi mới xã hội.
Có thể nói, ở giai đoạn lịch sử nào của dân tộc cũng có mặt Trần Tăng. Trong
thời kỳ Cải cách ruộng đất Trần Tăng giống như một vị chúa tể, có quyền
sinh, quyền sát trong tay, Trần Tăng có thể trừ khử bất cứ ai, để phục vụ cho
mục đích ham muốn cá nhân. Gia đình Hoàng Kỳ là một trong số nạn nhân bi
thương nhất. Những sai lầm, ngu muội một thời khiến cho Trần Tăng cuối đời
vẫn không được sống yên thân, bị dân làng ghẻ lạnh, đến lúc sắp sang thế giới
bên kia Trần Tăng vẫn chìm trong cơn mộng mị hãi hùng của 45 năm về trước
như vừa mới xảy ra: “Không, ta không giết người, ta đâu muốn thế. Chẳng
qua do thời cuộc, do hoàn cảnh lịch sử mà ta là người thừa hành nhiệm vụ
mà thời đại giao cho”(Tr497).
Hay trong vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp, Trần Tăng cũng phải thừa
nhận: "Ngẫm lại từ cái thời ông còn làm chủ tịch huyện, rồi lên tỉnh, lên trung
ương tới giờ ông chẳng làm được gì tốt đẹp cho miền đất này. Cái dự án phiêu
lưu quai đê lấn biển của ông ngày ấy thất bại đau đớn. Cái dự án điên rồ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
ông phải trả giá quá đắt bằng mồ hôi công sức của hàng vạn con người chỉ vì sự
ngu dốt, cộng với cảm hứng chí háo danh của ông... Nhìn những con sông bạc
đầu từ biển xa liên tiếp xô vào bãi cát lúc này, ông cảm thấy rờn rợn”(Tr472).
Những sai lầm của Trần Tăng trong phong trào hợp tác hóa cũng được
Yến Quyên vạch ra: “Từ ngày có hợp tác xã, người nông dân dửng dưng với
đồng ruộng. Làm ăn chểnh mảng, ai cũng chỉ nghĩ làm thế nào để có nhiều
thóc”(Tr187); “Trông ngóng vào hợp tác xã, chưa hết mùa đã hết thóc, tháng
ba ngày tám đói rã họng”(Tr195). “Đó là cơ chế quan liêu hình thức của
thành tích… làm hư hỏng cả một thế hệ người nông dân xưa vốn cần cù một
nắng hai sương. Nông thôn ta đang bị phá vỡ dần gốc rễ nền móng tốt đẹp đã
có từ ngàn đời nay”(Tr193) “Điểm thì nhiều, nhưng thóc lại ít, dân bắt đầu
hoang mang, tháng ba ngày tám nhà nào cũng hết thóc đói vàng
mắt”(Tr116), “Thật ngược đời, đi làm hợp tác ngày công chỉ được lạng thóc,
cô Lùn bỏ đi mót ngày lại được năm cân”(Tr116). Hay để có thành tích chăn
nuôi giỏi, Đào Kinh sáng kiến: “Vận động tất cả các gia đình xã viên có lợn
tự giác dong đến thả vào trại lợn cho hợp tác mượn một ngày để chào mừng
đón đoàn cán bộ huyện về thăm quan”(Tr117).
Hay đến thời mở cửa, lợi dụng quyền lực và tiền bạc sẵn có trong tay,
Trần Tăng đã thăng tiến trên con đường quan lộ, không chỉ vậy còn đứng
đằng sau giúp Măng và Đào Kinh làm ăn phi pháp.
Như thế, sự tiếp cận đa chiều các sự kiện có tính bước ngoặt từ Cải
cách ruộng đất, đến những vấn đề sau đổi mới thể hiện thái độ khách quan của
người trần thuật. Dương Hướng giúp bạn đọc đi sâu vào các vấn đề nóng
bỏng của thời đại và chỉ ra căn nguyên của nó. Tất cả như một xâu chuỗi, nối
tiếp sự kiện này đến sự kiện khác như một dòng chảy. Dù dòng chảy lịch sử
có lúc đứt quãng nhưng cuộc sống con người vẫn nối tiếp.
3.4. Nghệ thuật kể chuyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Một trong những vấn đề quan trọng có tính “đột biến” từ tác phẩm Bến
không chồng đến Dưới chín tầng trời đó là sự mới lạ trong nghệ thuật kể
chuyện của tác giả, chuyển từ bản năng, chân phương (trong Bến không
chồng) tới sự hoà quyện giữa bản năng và trí tuệ trong tiểu thuyết mới này.
Đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu không ngừng để tích luỹ vốn sống,
và kinh nghiệm nghề nghiệp.
Nếu lối kể chuyện mộc mạc, chân phương truyền thống, mang lại cho
tác phẩm Bến không chồng vẻ đẹp giản dị, tự nhiên, thì đến Dưới chín tầng
trời đã có sự phá cách cốt truyện với lối kết cấu không theo tuyến tính thời
gian mà là sự lắp ghép, cấu trúc các khối đời, vừa độc lập, vừa xen cài vào
nhau, làm cho những tình huống, cảnh ngộ, biến cố, sự kiện, số phận con
người tưởng như không có quan hệ liên đới nhưng lại xích lại gần nhau, đặt
cạnh nhau, nối kết với nhau tạo nên mạch cốt truyện lôgíc, hấp dẫn. Đó là đặc
điểm của thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Nhờ đó tác phẩm được viết ra một
cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống. Sự lắp ghép này
luôn gắn với việc di chuyển điểm nhìn hết sức tinh tế, linh hoạt của người trần
thuật, làm cho mạch kể tưởng như rời rạc, phóng túng mà ngược lại rất chặt chẽ.
Khác cách mở đầu bằng các sự kiện diễn ra trong quá khứ của Bến
không chồng, Dưới chín tầng trời được mở đầu ở thời hiện tại và kết thúc
truyện lại trở về thì hiện tại, ở giữa là ngổn ngang bề bộn biết bao chuyện đời
đã diễn ra trong hơn nửa thế kỷ, giúp ta có cái nhìn trải rộng, nhưng rồi vẫn có
thể thu gom lại trong mấy chương cuối kết thúc truyện nói đến cuộc hội ngộ
của người dân làng Đoài, và phác ra viễn cảnh những “con đường mới”...
Điều đó chứng tỏ sự trải nghiệm của tác giả đã chạm được “độ chín” cần thiết
cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực. Phải chăng, đó là
thành quả của 15 năm ấp ủ, im lặng trong trăn trở để một ngày trở lại quyết
liệt bằng một tiểu thuyết bề thế, với cái tên đầy vĩ mô: Dưới chín tầng trời.
Tuy nhiên, cách kết thúc truyện bằng đám ma trên cánh đồng Mả Rốt ở
Dưới chín tầng trời lại giống như cái đám tang tiễn đưa Vạn trong Bến không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
chồng. Bởi cả hai cái chết của hai con người như một sự “hoá giải” cho biết
bao xót xa, lầm lạc. Cuộc tiễn đưa Trần Tăng và Vạn có một ý vị đặc biệt,
giống như cuộc tiễn đưa quá khứ, không theo lối“vui vẻ” như Mác nói. Bởi
sự “hoá giải” này như là một thông điệp gửi gắm cho những ai còn ở lại;
cách kết thúc bằng cái chết của một con người nhưng lại như bắt đầu mở ra
một chân trời mới, một cuộc sống mới có thể là một thế hệ khác đến sau họ,
có thể là từ đứa con của Hạnh trong Bến không chồng.
Với cái chết của Trần Tăng, ngoài ý nghĩa là một sự giải thoát bi kịch
cá nhân, nó còn được xem là một nhát cắt để dứt khoát giã từ một quá khứ có
nhiều lầm lạc, mở ra một chân trời mới cho người dân làng Đoài.
Điều đáng chú ý, ở chương cuối tiểu thuyết xuất hiện hình ảnh “Con
đường mới” như một biểu tượng bao hàm nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc Hiến
cho rằng:“… đó là biểu tượng vặt không hơn không kém”. Song thiết nghĩ, đó
là một tìm tòi, sáng tạo mới của Dương Hướng. Bởi một khi đã là biểu tượng
là có khả năng gây ấn tượng, nó sẽ trở đi trở lại và rồi đọng lại trong lòng
người đọc sau toàn cảnh chằng chịt các nẻo đi về của hai trục không gian và
thời gian. Dương Hướng không phán xét, ông chỉ “phác thảo” lại chân dung
thời đại mà chúng ta đã sống. Để cho mỗi người tự nhận mà phát xét lấy chính
mình.
Hơn nữa, theo tôi, với lối kết cấu truyền thống, kết thúc có hậu, hình
ảnh con đường mới, dù là giản đơn nhưng cũng là sự thoả đáng, có giá trị
nhân văn. Dù xã hội có biến thiên, con người trong đời sống dù ở giai tầng
nào, thì cuối đời mảnh đất quê hương quen thuộc vẫn dành cho họ sự bằng an
và là nơi yên nghỉ vĩnh hằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
KẾT LUẬN
1. Dương Hướng là một trong số gương mặt tiêu biểu của tiểu thuyết
đương đại Việt Nam, dù không thuộc lớp người viết đóng vai trò“tiền trạm”
như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu,
Nguyễn Huy Thiệp... Nối tiếp họ, ông đã có đóng góp xứng đáng trong tư
cách một nhà văn ở độ tuổi 60, chưa thật già, nhưng cũng không còn trẻ.
2. Sáng tác của Dương Hướng nằm trọn trong giai đoạn văn học đổi
mới tính từ 1986 cho đến 2007. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều, chỉ với
ba cuốn tiểu thuyết và hai tập truyện ngắn song sự thành công của tác phẩm là
kết quả đích thực có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi
đương đại.
3. Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời cho ta thấy diện mạo
phát triển chung của nền tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì chuyển giao giữa
hai thế kỷ. Có thể khẳng định: Dương Hướng là một trong số tác giả tiêu biểu
của văn học đổi mới, với khởi đầu là Bến không chồng, cái mốc mà 15 năm
trước đã từng giúp đưa cái tên Dương Hướng lên văn đàn, và với sự tiếp tục
trở lại bằng một tiểu thuyết bề thế, Dưới chín tầng trời như một bước phát
triển ngoạn mục trên tất cả các phương diện: từ biên độ phản ánh; sự mở rộng
các kiểu dạng nhân vật; cách nhận thức và đào sâu vào nhiều vấn đề nhân sinh
có ý nghĩa thời đại.
4. Tác phẩm Dưới chín tầng trời đã đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ
thuật theo xu hướng phát triển tiểu thuyết hiện nay ở sự đa dạng, phong phú
trên các phương diện của chất liệu, của chủ đề, của thế giới nhân vật... nhưng
về căn bản vẫn tuân thủ theo kiểu dạng tiểu thuyết truyền thống. Nó giống
như một cuộc đi tìm cái mới trong khuôn hình cổ điển, và đó là điều khiến
chúng tôi tin tác phẩm sẽ có được sự đón đợi của công chúng. Luận văn này
mong góp thêm một tiếng nói để hưởng ứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh, Đổi mới văn học vì sự phát triển. Tạp chí văn học tháng 4/1995.
2. Tạ Duy Anh (2002), Lão Khổ, NXB Văn hoá thông tin, H.
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (1996) : Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ
1986 đến nay, Luận án Tiến sĩ ĐHSP Hà Nội.
5. M.Bakhtin: (2003): Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn.
6. Nguyễn Văn Chung (2006) Tiểu thuyết Chu Lai thời kỳ đổi mới - Luận văn
Thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.
7. Nguyễn Minh Châu (1987) : Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh hoạ, Văn nghệ số 49-50.
8. Tuyển tập Nguyễn Minh Châu (1999), Nxb Văn Học.H.
9. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1,2, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
11. A.Rôp.Griê - Vì một nền tiểu thuyết mới, Nxb Hội nhà văn Việt Nam,H.
12. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Văn học - học văn, Trường Cao đẳng Sư phạm
TP Hồ Chí Minh, Trường viết văn Nguyễn Du.
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ
Văn học, Nxb Giáo dục - Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi
mới cách nhìn về con người. Tạp chí văn học số 3.
15. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995): Quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, NXB Hà Nội.
16. Lê Thanh Hùng (2006), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đổi mới
(giai đoạn 1980 - 1989) - ĐHSP Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
17. Lê Thị Hằng (2002): Một số đặc điểm của văn xuôi Việt Nam sau 1985 (qua
những truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu) - Luận văn Thạc sĩ - ĐHSP Vinh.
18. Dương Hướng (1989) - Gót Son.
19. Dương Hướng (1990) - Bến không chồng.
20. Dương Hướng (1991) - Trần gian đời người.
21. Dương Hướng (1995) - Người đàn bà trên bãi tắm.
22. Dương Hướng (1998) - Bóng đêm và mặt trời.
23. Dương Hướng (2007), Dưới chín tầng trời
24. Dương Hướng (2000), "Nỗi đau từ Bến không chồng", Báo Lao động (14/11).
25. Dương Hướng (2000), "Dấu ấn thầy văn, bạn văn", Báo Hạ Long (5/9).
26. Dương Hướng (2001), "Nhà văn của những Bến không chồng", Báo Tiền
phong online.com.vn (08/2).
27. Dương Hướng (2001), Trò chuyện với tác giả "Bến không chồng", Báo
Bình Định.com.vn (8/2).
28. Dương Hướng (2007), "Hãy cứ để cuốn sách bước ra cuộc đời", Báo Lao động (19/10).
29. Dương Hướng (2007), "Tác giả Bến không chồng trở lại", Báo Tuổi trẻ (30/11).
30. Dương Hướng (2007), "Người dám chơi đùa với áo cơm", Báo Thể thao
và Văn hóa cuối tuần (9/11).
31. Dương Hướng (2008), "Tản mạn về Dương Hướng", trannhuong.com.vn
(14/2).
32. Dương Hướng (2008), "Chuyện làm phim Bến không chồng"
33. Một số bài báo, Tạp chí, trang net xung quanh tiểu thuyết Bến không
chồng và Dưới chín tầng trời.
34. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng.
35. Ma Văn Kháng - Tiểu thuyết (2003); Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Nguyễn Khải - Văn xuôi một chặng đường (1963 - 1983) in trong Văn học
trong giai đoạn cách mạng mới.
37. Nhiều tác giả (1996), 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng 8,
Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
38. Nhiều tác giả (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển
học.
39. Lê Phú Khải (1988). Đọc "Cù Lao Tràm". Văn nghệ (4).
40. Tôn Phương Lan (1993), Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuận của Nguyễn Minh
Châu qua quan niệm nghệ thuật về con người, Văn học (6).
41. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn. H.
42. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Long, Lã Nhân Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975,
Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Lê Lựu (1985), ý kiến phát biểu trong cuộc trao đổi về truyện ngắn những
năm gần đây của Nguyễn Minh Châu, Văn nghệ (4), Nxb Hội nhà văn. Hà Nội.
45. Lê Lựu (2003), Thời xa vắng. NXB Hội nhà văn. Hà Nội.
46. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển,
Báo Nhân dân.
47. Bảo Ninh (1990), Nỗi buồn chiến tranh. NXB Hội nhà văn.
48. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 1975, thử thách thăm dò đôi nét về
quy luật phát triển, Văn học (4).
49. Nhà văn hiện đại Việt Nam (2007), Nxb Hội nhà văn Việt Nam, H.
50. Lã Nguyên (1991), “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới
tư duy nghệ thuật”, in trong Nguyễn Minh Châu - Con người và tác phẩm,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
51. Bùi Việt Thắng (2008), "Dưới chín tầng trời". Trannhuong.com.vn (14/2).
52. Lê Thị Thịnh (2007), Vị trí hai tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu và
“Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng trong tiến trình đổi mới văn
học - Luận văn Thạc sĩ - ĐHSP Vinh.
53. Đỗ Phương Thảo (2007) - Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn
Kháng - Luận án Tiến sĩ - Viện Văn học.
54. Trần Thị Phương Thảo (7/2008), “Dương Hướng sau Bến không chồng” -
Văn nghệ quân đội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
55. Nguyễn Khắc Trường (2006), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà
văn.
56. Nguyễn Thị Minh Thuỷ (2005) “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay”. Luận văn Thạc sĩ - ĐHSP Vinh.
57. Nguyễn Đình Thi "Văn học ta trong giai đoạn mới của cách mạng" - Báo
cáo của BCH Hội nhà văn Việt Nam - NXB tác phẩm mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_TTPT.pdf