MS: LVVH-VHVN024
SỐ TRANG: 103
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2007
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp lịch sử – xã hội
4.2. Phương pháp so sánh
4.3. Phương pháp phân tích
5. Những đóng góp của luận văn
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Lê Lựu và nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.
1.2.1. Cơ sở thực tiễn của công cuộc đổi mới văn học nghệ thuật.
1.2.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.
1.3. Quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác văn học của Lê Lựu.
1.3.1. Quan điểm nghệ thuật.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác.
Chương 2: Sự đổi mới cảm hứng nghệ thuật của Lê Lựu trong bộ ba tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội , Sóng ở đáy sông
2.1. Cảm hứng bi kịch thay thế cho chất sử thi và cảm hứng ngợi ca.
2.1.1. Khái niệm cảm hứng - Cảm hứng bi kịch.
2.1.2. Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam trước và sau thời kỳ đổi mới.
2.1.3. Cảm hứng bi kịch thay thế cho chất sử thi và cảm hứng ngợi ca - những biểu hiện cụ thể trong bộ ba tiểu thuyết Thời xa vắng - Chuyện làng Cuội - Sóng ở đáy sông.
2.1.3.1. Bi kịch do hoàn cảnh.
2.1.3.2. Bi kịch trong bản thân mỗi cá nhân.
2.2. Sự nhận thức lại hiện thực trong "Thời xa vắng; Chuyện làng Cuội; Sóng ở đáy sông".
2.2.1. Nhận thức quan niệm duy ý chí.
2.2.2. Nhận thức chân thực những khía cạnh khác nhau của hiện thực trong xã hội lúc bấy giờ.
2.2.2.1. Nhận thức chân thực những hạn chế của đường lối chính sách.
2.2.2.2. Nhận thức thực trạng của sự bao che, cho qua.
2.2.2.3. Nhận thức chân thực về lối sống thực dụng, ích kỷ, sự biến chất tha hóa của con người trong xã hội hiện đại.
2.2.2.4. Nhận thức hiện thực ở nông thôn.
Chương 3: Những nỗ lực hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết của Lê Lựu
3.1. Kết cấu truyện.
3.1.1. Thủ pháp đồng hiện.
3.1.2. Hiện tượng phân rã cốt truyện.
3.1.3. Tình huống truyện.
3.1.4. Kết thúc truyện.
3.2. Giọng điệu trần thuật.
3.2.1. Giọng điệu hài hước, trào tiếu.
3.2.2. Giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương.
3.2.3. Giọng phê phán, lên án tố cáo.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
1. Tóm tắt tiểu thuyết Thời xa vắng
2. Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông
3. Tóm tắt tiểu thuyết Chuyện làng Cuội.
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh, hoặc là ai có nỗi ấm ức thấy sốt ruột quá phải nói bung ra...Thành ra anh lại luôn luôn
trở thành người quan trọng trong gia đình..." [107, tr.117-118]. Miêu tả cảnh đám ma ông
đồ cũng là một trong những đoạn vừa hài hước, hóm hỉnh vừa sinh động." ...Nhưng cũng
còn cơ man nào là người không biết từ huyện xã nào ngơ ngác và thậm thụt, cung kính và
cười cợt, nghênh ngang và khúm núm, họ là vô số người chưa biết cụ đồ là ai, cũng không
phải vì lòng ngưỡng mộ một gia đình cách mạng, một cuộc sống mẫu mực hoặc vì sự yêu
mến thân thiết người em, người con cụ. Họ đi đám chỉ vì không đi sẽ không tiện. Thành ra
không phải họ đi đưa đám cụ đồ mà là đưa đám ông Hà đã về làm bí thư huyện uỷ được
nửa năm nay và đưa đám anh Tính uỷ viên trực phụ trách nội chính của uỷ ban hành chính
huyện....Họ phải liếc mắt xem thắp hương và khấn vào lúc nào, đứng ở đâu để ông Hà
hoặc anh Tính chứng kiến nỗi lòng đau khổ, cung kính của họ: " Con là Trần Văn Đật phó
chủ nhiệm phụ trách chăn nuôi thôn Thượng, xã Hồng thuỷ kính viếng linh hồn cụ đồ sống
khôn chết thiêng chút lòng thành nhỏ mọn của con...". Tút Tam Thanh và chục bó hương
dâng lên trước mặt, anh khấn rồi quỳ sụp xuống lễ ba lễ: đứng dậy, hai mắt đỏ hoe anh lẩy
bẩy đặt lên bàn thờ chổ đã chồng chất hương hoa... vẫn cúi đầu vẻ đau đớn nhưng trong
bụng đã có thể chắc chắn về cái đơn xin hai nghìn ngói đang nằm chỗ Tính ... và nếu cần,
anh sẽ " khấn" lại tên tuổi của anh để Tính khỏi quên”[107, tr.198-199].
Không chỉ Thời xa vắng, giọng điệu hài hước hóm hỉnh còn được nhà văn sử dụng
đậm nét trong hai tác phẩm về sau. Ơ Chuyện làng Cuội, chất giọng này lại chiếm vị trí
chủ đạo. Chúng ta có thể nhận thấy trên từng trang viết. Chẳng hạn, đoạn miêu tả cảnh dân
làng Cuội chào đón quan tỉnh trưởng về thăm làng: "Từ nửa đêm, dân các làng đã được
thúc ra miếu ông Cuội điểm mục xem đã đủ đầu người được phân bổ chưa? Điểm mục
xong, phải xếp hàng thử. Đứng thử, ngồi thử, hoan hô thử, vẫy cờ thử, cả nhỡ khi bí quá
không chịu được, cũng phải thử cách đi đái, đi ỉa trước mặt quan như thế nào mà không
lộn xộn, không được để quan thấy...Các cụ già tưởng chỉ giống trẻ con hay dỗi, hoá ra cả
cái bệnh đi đái cũng giống nhau. Các cụ đứng khoanh tay, trẻ con thì cầm cờ vàng ba sọc
đỏ quay đi, "tương" ngay bờ cỏ rồi vội vàng nhét nó vào chỗ cũ, quay lại thản nhiên như
không hề có chuyện gì xảy ra. Cả các cụ và các cháu đều làm việc đó bốn năm lần mà vẫn
chưa thấy quan lớn "[106, tr.145-146]. Đoạn miêu tả đội Quyền, một cán bộ cốt cán của
cuộc cải cách ruộng đất cũng là một đoạn khá hài hước, làm bật nổi sự ngu dốt của nhân
vật này:"Thằng tướng Ca-di và thằng Tắc xi đã thua thì nay thằng A XuHao có to đến mấy
thì to cũng không xui thằng Ngô Đình Diệm đánh được ta. Đấy nó là như thế....Đảng ta rất
sản xuất (có tiếng nhắc là sáng suốt. Anh đội Quyền nghiêm mặt lại) Tôi nói là Đảng rất
sản xuất lãnh đạo ... Anh vừa nói xong thì ở một góc nào đó có tiếng nói to -Thưa đội, nên
nói phong kiến và đế quốc, Pháp và Nhật, vì nước Pháp ở bên Tây mà nước Nhật ở bên
đông, hai nước này khác nhau đấy ạ"[106, tr190, 191]. Đoạn miêu tả cảnh dân làng Cuội
theo sự chỉ đạo của bí thư đảng uỷ bán chuối cũng đầy sự tếu táo: "Nghe đâu chuyện đó có
được thường vụ và uỷ ban "rút kinh nghiệm". Thế là hết chuyện thứ nhất theo cách nói của
anh đội Quyền thì "Đấy, nó là như thế"[106, tr.421-422]. Đoạn miêu tả anh chàng duyệt
sách, duyệt nhạc, duyệt tranh, duyệt thơ văn của các nhà văn, nhà báo, nhạc sỹ, hoạ sỹ mà
trình độ thì chỉ: "Thằng nhà thơ lại đọc thơ của tay Nguyễn Du nào đấy làm thơ ca ngợi
con gái dám trèo tường đi quan hệ bất chính. Nghe rất uỷ mị sướt mướt có tính chất khêu
gợi chuyện nam nữ lăng nhăng. Hành động của chúng không những sặc mùi phản động mà
còn phá hoại tinh thần và ý chí của hàng mấy chục nam nữ thanh niên ngồi nghe ", vì vậy,
nhân vật này đi đến kết luận "Chú xem tay Nguyễn Du nó công tác ở đâu nên có công văn
của huyện uỷ đề nghị trên xử lý tay này không có thì nguy hiểm lắm" [106, tr. 403-404].
Có thể nói, với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tếu táo, Lê Lựu đã miêu tả, phản ánh
sự việc một cách sinh động, điều này tạo nên sự riêng biệt trong phong cách trần thuật của
nhà văn.
3.2.2. Giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương
Ngoài giọng hài hước hóm hỉnh tạo nên những trang viết "sắc ngọt", "lém lỉnh", Lê
Lựu còn trần thuật với chất giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương. Chất giọng này thường là
trần thuật những suy nghĩ của nhân vật và chính giọng điệu mang tính suy tư triết lý đã
góp phần làm cho sức khái quát của tác phẩm sâu sắc hơn.
Qua tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, để phản ánh quan
niệm duy ý chí một thời và những hậu quả đau đớn của quan niệm ấy mang lại, nhà văn đã
trần thuật với giọng điệu triết lý, ngậm ngùi xót thương. Với một cái nhìn sắc bén, một trái
tim yêu đời, yêu người, ông băn khoăn và nhận ra những bước đi chệch choạc trong công
cuộc cải cách ruộng đất. Vì vậy, cũng bằng giọng điệu ấy, ông viết: "Ngày đi làm, đêm về
ngủ đều phải nghĩ, phải nhẩm cho thuộc. Nghĩ mãi nhập tâm mãi, khi tố ai cũng thấy như
mình đang lên đồng, người như mê đi không còn thấy ông bà, bố mẹ, không thấy vợ
chồng, con cái, anh em ruột thịt. Không thấy họ hàng bạn bè, xóm làng quê quán. Không
có trước có sau, trên dưới, không có tình yêu và những kỷ niệm, không có tình nghĩa và ơn
huệ. Những ông bà "đồng" khổ chủ tâm niệm chỉ có đấu tranh giai cấp. Chỉ có sự độc ác
và nỗi đau khổ. Chỉ có những âm mưu thủ đoạn và những biện pháp chống trả. Chỉ có một
mất, một còn và không thể đội trời chung. Chỉ có tình yêu giai cấp và tình yêu tranh đấu.
Chỉ có bần cố và những kẻ độc ác. Chỉ có chiến thắng của giai cấp bần cố và sụp đổ của
giai cấp địa chủ tham tàn độc ác. bần cố là tất cả. Bần cố như đức chúa trời ngự trị cả
muôn loài. Cứ như là kinh thánh" [106, tr.206]. Đấy là những suy nghĩ sâu sắc, những
chiêm nghiệm lâu dài đầy tâm huyết bật ra thành lời. Điệp ngữ "chỉ có" lặp đi lặp lại trong
cùng một kiểu cấu trúc câu làm cho sự khẳng định càng thêm mạnh mẽ, chắc nịch như một
chân lý.
Giọng triết lý, ngậm ngùi chua xót tiếp tục rải đều trên trang viết: "Đến lúc này ông
lại không thể nào ngờ khi đọc lá thư "tổng" Lỡi gửi cho con Huyền và câu chuyện ông
đang nghe kể, nó nghiêm trọng đến thế. Khắp người ông như tê dại đi, đau đớn quá. Nó
độc ác và man rợ quá, khiến ông phải tự hỏi: Nó là cái gì? Ở đâu ra? Ông đang ở trong nhà
ông Từ làng Cuội vào những năm chín mươi này hay lạc giữa thời hoang dã, giữa nanh
vuốt của những bầy thú hung dữ nào???" [106, tr. 498]. Cũng có thể là sự triết lý chiêm
nghiệm: "Sự văn minh của nền khoa học thực nghiệm biến con người thành những vật
chất biết nói, sống căng cứng trong một cơ chế tinh vi hết sức lạnh lẽo dửng dưng với con
người. Biến tình cảm con người thành những hiệu qủa có thể sờ nắn được, tính đếm lỗ lãi
được" [106, tr.498 – 499]. Hoặc là những suy nghĩ của nhân vật: "Hừ, đời hay thật. Kẻ hèn
nhát không dám đánh mất cái gì thì được tất cả. Người sẵn sàng đánh đổi tất cả cho một
cái gì thì chỉ còn thân tàn ma dại"[107, tr.116].
Những suy tư về cuộc sống trong văn xuôi thời kỳ này thường quan tâm đến nhân
cách, nhân phẩm của con người trong xã hội bị tha hoá. Nó phản ánh thái độ của nhà văn
trước hiện thực cuộc sống. "Một lòng tốt bị phản bội! Một nhân tâm bị chà đạp! Một chân
lý bị vò xé? Tại sao nó lại đến mức này? Nó sa đoạ từ bao giờ?" [106, tr.508]. Đấy, Lê
Lựu cứ hay dùng lối điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và những câu văn ngắn liên tiếp khi cần
diễn tả những xót đau hay phẫn nộ của mình. Chính ngữ điệu day dứt, dằn vặt ấy khiến
cho bi kịch cuộc đời của nhân vật càng thêm sâu sắc.
Như vậy, để phản ánh những bi kịch của nhân vật và nhận thức lại hiện thực, Lê Lựu
đã không bỏ qua chất giọng triết lý pha lẫn ngậm ngùi xót thương nhằm phản ánh những
số phận éo le của nhân vật cũng như hiện thực của một thời "xa vắng" chưa xa.
3.2.3. Giọng phê phán, lên án, tố cáo
Trong khi nhận thức lại hiện thực và phản ánh những tấn thảm kịch, Lê Lựu cũng đã
sử dụng giọng điệu phê phán mang tính lên án, tố cáo những gì cổ hủ lỗi thời, những gì
thuộc quan điểm duy ý chí, những gì đẩy đưa khiến con người biến chất, tha hoá... Trong
Thời xa vắng, nhà văn day dứt: "Những gì thuộc tình cảm riêng tư phải được tìm hiểu,
phải tìm nhiều cách mà hiểu, phải kiên trì nhẫn nại và có khi phải nhẫn nhục gian khổ mới
hiểu hết con người, nếu mình muốn hiểu và thực tâm giúp họ. Vội vàng thô thiển kết luận
nhân cách người khác, rèn giũa người khác để đạt được mục đích cá nhân mình, có khi
giết người ta mà mình vẫn phởn phơ như mình không hề can dự, không có tội tình, quá
lắm là chỉ nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm [107, tr. 99].
Giọng điệu phê phán, lên án, tố cáo đặc biệt được sử dụng khi trần thuật nhằm phê
phán hậu quả của quan niệm duy ý chí: "Nhưng các anh có nghĩ các anh đã giết chết một
tâm hồn trong sáng, một niềm tin, một tình yêu của một con người với cách mạng, với
quân đội, với xã hội tươi đẹp của chúng ta không?... Khi mình rút kinh nghiệm thì đã kết
thúc một con người, đã đẩy một con người từ tốt sang xấu, từ yêu thương sang thù ghét, có
khi đã hết cả đời người ta rồi còn gì...Nhưng không được bắt người khác thích thú với cái
mình thích thú, ghét bỏ cái mình ghét bỏ. Yêu ghét ai đều do người khác chỉ huy. Người
chỉ huy yêu ai lập tức tất cả xúm vào người đó, cố áp mình vào cái danh dự của người ấy
để đựơc chú ý, được chứng tỏ là mình cũng tân tiến, cũng thức thời, cũng đồng cảm yêu
mến với chỉ huy. Chỉ huy ghét ai thì tìm cách xa lánh, ghét bỏ người ta, ấy là chưa kể nhân
"giậu đổ thì bìm bìm leo lên"{107, tr.158}. Giọng văn ấy khi phê phán thì gay gắt thậm
chí chì chiết, nhưng khi nói về cuộc sống, nỗi khổ của những con người bình thường thì
trở nên nhân hậu, thiết tha thể hiện ước muốn nâng đỡ con người: "Thú thật tôi rất buồn
cái cách "sống hộ" người khác, được gọi là tập thể quan tâm như thế. Hãy đòi hỏi ở mỗi
con người sự cống hiến cao nhất khi xã hội cần, tập thể cần. Đến khi tập thể quan tâm đến
người ta thì cũng phải quan tâm đến cái người ta cần, chính người ta đói, người ta khát,
chứ không phải mình quan tâm cái mình muốn ở người ta" [107, tr.160-161]. Giọng điệu
này tiếp tục được sử dụng trong những lời nhân vật đối thoại với nhau: "Chính bản thân
anh chất đầy cách sống của một anh làm thuê. Sẵn cơm thì ăn, sẵn việc thì làm, chỉ hong
hóng chờ chủ sai bảo chứ không dám quyết đoán định đoạt một việc gì. Lúc bé đã đành,
khi học hành đỗ đạt anh đủ tư cách làm một công dân, một người chiến sỹ tại sao anh
không dám chịu trách nhiệm về nhân cách của anh? Sao anh không dám nói thẳng
rằng...Kẻ bị trói buộc không dám cựa mình giẫy giụa, chỉ hong hóng chờ đợi, thấp thỏm
cầu may" [107, tr. 214]. Thiếu Mai đã có lý khi nhận xét : "Lê Lựu tỏ ra hiểu nhân vật
mình đến tận chân tơ kẽ tóc, đến tận cùng những ngọn ngành sâu thẳm nhất của tình cảm,
suy nghĩ. Xót xa cho cuộc đời Sài bao nhiêu, tác giả lại giận dữ và lên án cách sống, cách
ứng xử thiếu bản lĩnh của anh ta bấy nhiêu. Ngòi bút của Lê Lựu nghiêm khắc mà chân
tình, trách cứ thấm thía nhưng lại đầy tình yêu thương. [104, tr. 577]. Có lẽ chính chất
giọng lên án, phê phán tố cáo trong trần thuật khiến cho bạn đọc cảm nhận và thấu hiểu
một cách sâu sắc về thời đại đã qua. Nhà văn qủa tài tình khi cho ta thấy không khí của
một "thời xa vắng". Điều này chính nhà văn từng khẳng định trong bài Hỏi chuyện tác giả
và tìm hiểu tác phẩm: "Qua văn chương, người ta muốn hiểu thời chúng ta đang sống là
như thế nào? Người ta muốn nhận thức đúng thực chất các quan hệ xã hội con người đã
sống một quãng đời lắm sôi động, nhiều biến cố vừa qua và bây giờ"[104, tr. 548]. Có lẽ,
chính cách nhìn hiện thực một cách sâu sắc và nhuần nhị đã đem đến những cảm hứng
mới, giọng điệu mới cho tác giả. Những trang viết giản dị hồn nhiên, sinh động và chân
thực rất hấp dẫn.
Như vậy, trong thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết Lê Lựu không chỉ đổi mới cách nhìn hiện
thực mà còn có những chuyển biến đáng chú ý về mặt nghệ thuật thể hiện. Khách quan mà
xét thì những chuyển biến đó chưa hẳn là những đột phá thực sự và toàn diện nhưng nó
cũng cho thấy những đóng góp tích cực của nhà văn trong việc đổi mới văn học. Với bộ ba
tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, nhà văn đã tìm hướng đi
riêng cho mình. Một hướng đi phù hợp với quy luật và sự phát triển, đổi mới của cuộc
sống trong thời đại mới.
KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy chính những thay đổi quan niệm về cách nhìn hiện thực, con người
cũng như những nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật khiến tác phẩm của Lê Lựu thời kỳ đổi
mới đã góp phần tích cực trong việc đổi mới nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trên
những trang viết của nhà văn, ta thấy ông không thoát ly khỏi những đặc điểm của tiểu
thuyết truyền thống. Nhưng quả thực, ông đã không ngừng cố gắng làm mới cách viết của
mình. Chính vì vậy, Lê Lựu được giới nghiên cứu đánh giá cao. Bảo Ninh, nhà văn thuộc
thế hệ tiếp theo khẳng định một cách sâu sắc rằng: "Cánh cửa mà Lê Lựu đã mở ra cho
tiểu thuyết thời Đổi Mới tuy đã cũ nhưng mà vẫn vô cùng mới đối với các nhà văn lứa kế
sau ông. Những quan niệm về tiểu thuyết có thể đúc rút được từ Thời xa vắng cũng không
lạ thường gì song với những người viết văn trẻ tuổi hồi đó thì vẫn có tác dụng gần như sự
bừng tỉnh" [126].
Trước hết, về mặt nghệ thuật, chúng ta thấy rõ, dường như chuyển động đằng sau
các sự kiện, sự việc là dòng tư tưởng, là những chiêm nghiệm mà ông muốn gửi gắm tới
bạn đọc. Đặc biệt, những tư tưởng ấy được người cầm bút khéo léo đưa vào giữa các dòng,
các chương, giữa các sự kiện, chi tiết ngồn ngộn của đời sống. Do vậy, ta có thể có cảm
giác :"Văn Lê Lựu không chuốt, mộc mạc và không phải là không có những câu què hoặc
trúc trắc, thậm chí có câu ngữ pháp chưa chỉnh... " [104, tr. 581], thế nhưng chính giọng
văn phù hợp với nội dung miêu tả, phản ánh lại đem đến hiệu quả không ngờ. Có lẽ, "câu
văn lùa thùa, có khi rối như bún nhưng lại rất được" ấy của nhà văn lại là "sự thách đố với
cách đặt câu quá mạch lạc gãy gọn do sự thấm nhuần ngữ pháp của một ngôn ngữ phương
Tây tạo ra"[104, tr.603]. Điều này một lần nữa được Trần Đăng Khoa nhấn mạnh: "Văn
Lê Lựu cuốn hút, đọc không nhạt. Ngay cả những truyện vào loại xoàng xoàng, người đọc
vẫn thu lượm được một cái gì đấy, có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh, hoặc một nét
phác hoạ tính cách nhân vật" [104, tr.659]. Đồng thời, chính sự độc đáo của chủ đề, hình
tượng nghệ thuật sinh động có sức khái quát cao đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho từng tác
phẩm. Vì vậy, tìm đến với những sáng tác của Lê Lựu nói chung và bộ ba tác phẩm Thời
xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông nói riêng, người ta có thể quên văn mà nhớ
chuyện đời. Có được sự thành công ấy bởi Lê Lựu hiểu rõ cần phải trả lại "bản chất vốn
có" cho văn chương. Ông đã viết với tất cả tâm huyết, gan ruột của mình. Ông đau đáu suy
ngẫm về những vấn đề đặt ra qua cuộc đời nhân vật với một cái nhìn sâu sắc và một ngòi
bút đầy trách nhiệm. Ông nhìn thấu đáo với một tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu người. Do
vậy, sự việc được phản ánh trong tác phẩm rất khách quan, không thêm bớt tô vẽ và đặc
biệt là không cay cú. Phơi bày những mặt trái, lên án, tố cáo sự giả dối, nhận chân sự băng
hoại đạo đức, sự tha hoá của con người để từ đó, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con
người ở mọi thời đại.
Về mặt nội dung, ta thấy rằng, với cái nhìn sắc bén, Lê Lựu thực sự đã có những
đóng góp to lớn cho nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Những tác phẩm thời kỳ đổi mới
đặc biệt là Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông... đã đối thoại được với cuộc
sống. Hơn thế nữa, những nhân vật như Giang Minh Sài (Thời xa vắng ), bà Đất, Lưu
Minh Hiếu...(Chuyện làng Cuội), Núi, bố Núi... (Sóng ở đáy sông) vừa mang những nét
riêng lại vừa mang tính khái quát sâu sắc đặc điểm của một lớp người thuộc thời xa vắng.
Lê Lựu đã viết hết mình, trọn vẹn, đằm thắm nhưng không kém phần bản lĩnh. Yêu ghét
rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách của nhân vật. Lê Hồng Lâm thật có lý khi
khẳng định:" Ở một mức độ nào đó, Lê Lựu đã tạo ra những nhân vật điển hình cho những
hoàn cảnh điển hình" [104, tr.703].
Đến với tác phẩm của Lê Lựu thời kỳ đổi mới, bạn đọc sẽ có những lúc cảm thấy
mình dường như là nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời nhiều lúc lại có cảm giác bắt gặp
họ ở đâu đó xung quanh làng xóm mình, anh em, bạn bè hay thậm chí chính mình....Cho
nên không có giá trị nào, không có sự ban thưởng nào, không có hạnh phúc nào lớn hơn
đối với nhà văn khi nhân vật đi vào lòng bạn đọc. Có thể nói, mặc dù vẫn giữ những yếu
tố truyền thống nhưng Lê Lựu đã thực sự tạo nên sự hấp dẫn riêng trên những trang viết
của mình. Ông tạo ra sự cuốn hút vì những tác phẩm của ông có sự sáng tạo mới mẻ so với
dòng tiểu thuyết trước đây. Ông dám nhìn thẳng và nói thật. Ông không đi vào những đề
tài bao quát rộng lớn mang tầm vóc của một thời đại hào hùng mà tập trung xoáy sâu, khai
thác từng số phận cá nhân. Trong Thời xa vắng, nhà văn đi đến tận cùng tính cách của
nhân vật, ông luôn tỏ ra mình là người hiểu nhân vật đến tận "chân tơ kẽ tóc". Trong
truyện Sóng ở đáy sông, tác giả tập trung đi vào diễn biến tâm lý của nhân vật “hắn”. Với
“hắn”, Lê Lựu đã thể hiện trái tim hết sức nhạy cảm của mình. Trái tim của người nghệ sĩ
dường như không cầm lòng trước những biến cố cuộc đời, trước những thăng trầm mà
“hắn” phải trải qua. Nhà văn đã tinh tế lý giải từng bi kịch. Với Sài, bi kịch của anh một
phần do quan niệm duy ý chí, do tư tưởng "yêu hộ, sống hộ" người khác, phần nữa là do
chạy theo những cái "không phải của mình, không thuộc về mình". Với bà Hiêu Đất, tấn bi
kịch lại do chính lòng thương, tình yêu vô bờ của một người mẹ. Với Núi, bất hạnh của
anh lại chính là do sự lạnh lùng vô cảm của người cha vô trách nhiệm. Bằng những số
phận riêng, cuộc đời riêng, nhà văn đã soi chiếu hiện thực dưới nhiều chiều kích khác nhau.
Những trang tiểu thuyết của ông vì thế, ánh hào quang dường như nhạt dần và có khi mất hẳn. Thay vào đó là chất đời
tư của mỗi số phận, mỗi cuộc đời với những lấm lem đời thường nhất. Và đấy chính là một trong những điều mới mẻ
mà Lê Lựu đóng góp cho nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Thuỵ An (2006), Cảm hứng bi kịch trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi
mới (86-96), Luận văn thạc sỹ văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
2. Vũ Tuấn Anh (1995), "Đổi mới văn học vì sự phát triển", Tạp chí Văn học (4).
3. Lê Phương Anh (1961), "Góp ý kiến nhận định về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng
Thuỷ", Văn học (4).
4. Lại Nguyên Ân (1986), "Văn xuôi gần đây- diện mạo và vấn đề", Văn nghệ quân
đội (1).
5. Lại Nguyên Ân (1989), "Mấy nhận thức về đổi mới trong văn nghệ", Văn nghệ số
42,43.
6. Lại Nguyên Ân(1986), "Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua", Tạp chí Văn học (1).
7. Lại Nguyên Ân (1986), "Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8 - Một nền sử
thi hiện đại", Văn học (5).
8. M. Bakhtin (2003), Phạm Vĩnh cư tuyển chọn và dịch, Lý luận và thi pháp tiểu
thuyết, Nxb Hội nhà văn.
9. Lê Huy Bắc (1996), " Đồng hiện trong văn xuôi", Văn học (6).
10. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Văn học (9).
11. Mai Huy Bích (1987), "Trở lại với tiểu thuyết "Thời xa vắng" - Hôn nhân - gia đình
- xã hội qua một cuốn tiểu thuyết, Văn nghệ số 21.
12. Nguyễn Thị Bình (1996), "Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau
1975", 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8, Nxb Đại học quốc
gia HN.
13. Nguyễn Thị Bình (1996), "Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau
1975, khảo sát trên nét lớn", Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Hà Nội.
14. Ngô Vĩnh Bình (1994), Nửa thế kỷ những nhà văn mang áo lính, báo SGGP Chủ
nhật ra ngày 25/12.
15. Ngô Ngọc Bội (1987), Đổi mới tư duy là một cuộc cách mạng tự thân, Văn nghệ số
5.
16. Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (1989), "Văn học trong sự nghiệp đổi mới",
báo Nhân dân 28/10.
17. Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (1990), "Về tình hình sáng tác văn học hiện
nay", báo Văn nghệ số 30, ngày 28/7.
18. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1975), Những bức thư của Ban chấp hành Trung
ương Đảng gửi các Đại hội Văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Nghị
quyết 05 về văn hoá, văn nghệ.
20. Nông Quốc Chấn (1989), Đổi mới trong văn học, Văn nghệ số 37, 16/09.
21. Nguyễn Minh Châu (1983), Vài suy nghĩ về tiểu thuyết, Văn nghệ số 39.
22. Nguyễn Minh Châu (1987) "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
hoạ, Văn nghệ (49 - 50).
23. Trần Cương (1995), "Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 80", Văn
học (4).
24. Huy Cận (1990), "Nhiệm vụ của văn học nghệ thuật trong giai đoạn cách mạng hiện
nay", Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
25. Nguyễn Thị Chiến (1992), "Tính bi kịch xã hội qua hình tượng người phụ nữ trong
thơ ca thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX", Văn học (2).
26. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng, Nxb GD, HN.
27. Hoàng Diệu (1988), "Mấy ghi nhận từ đời sống văn học năm 1987", Văn nghệ quân
đội (4).
28. Đinh Trí Dũng (1992), "Bi kịch tự ý thức, nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của
Nam Cao", Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
29. Đinh Xuân Dũng (1990), "Đổi mới văn xuôi chiến tranh", Văn nghệ (51).
30. Đinh Xuân Dũng(1996), "Văn học Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn của sự
phát triển", 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng 8, Nxb Đại học
Quốc gia HN.
31. Đinh Xuân Dũng (1987), Vài suy nghĩ về những cuộc tranh luận văn học gần đây,
Văn nghệ số 29.
32. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội
nhân dân.
33. Triều Dương (1989), "Đánh giá đúng thực trạng văn học, bình tĩnh tiếp tục công
cuộc đổi mới", Văn nghệ (41).
34. Đỗ Đức Dục (1990), Vai trò của văn học trong việc “Đổi mới con người”, Tuổi trẻ
chủ nhật số 5.
35. Lê Duẩn (1997), Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, Nxb
Văn hoá, Hà Nội
36. DOROTHY BREWSTER và ANGUS BURRELL(1971), Tiểu thuyết hiện đại,
Dương Thanh Bình dịch, Ủy ban dịch thuật phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn
hoá xã hội.
37. Hà Minh Đức (1991), "Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới", Nxb
sự thật, Hà Nội.
38. Hà Minh Đức (2002), "Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới", Văn học (7).
39. Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Trần Bạch Đằng (1991), "Văn học Việt Nam và vấn đề con người trong chiến
tranh", Văn nghệ quân đội (7).
41. Trần Bạch Đằng (1988), "Tiếp tục con đường đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật",
Văn nghệ số 50.
42. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, HN.
43. Phan Cư Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
44. Phan Cư Đệ (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Phan Cư Đệ (1984), Tác phẩm và chân dung, Nxb Văn học, Hà Nội.
46. Phan Cư Đệ (1972), "Về những tiểu thuyết gần đây của nhà văn quân đội", Văn
nghệ quân đội số 12.
47. Trần Trọng Đăng Đàn (1974), "Từ Dấu chân người lính nghĩ đến những cuốn tiểu
thuyết lớn xứng đáng với dân tộc với thời đại", Tạp chí Văn học số 3.
48. Trần Thanh Đạm (1989), "Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương
hiện nay", Văn nghệ số 1.
49. Nguyễn Khoa Điềm (1994), "Một vài cảm nhận về đời sống văn chương hôm nay",
Văn nghệ số 35.
50. Trần Độ (1993), "Cảm nhận về một nền văn nghệ mới đang ra đời", Văn nghệ số 2.
51. Phạm Văn Đồng (1983), "Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ",
Nxb Văn học, Hà Nội.
52. Nguyễn Hà (2000), "Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau
thập niên 80", Văn học (3).
53. Nguyễn Hà (1998), "Điểm lại 15 năm văn học Việt Nam (1975 - 1990)", Bình luận
văn học, Niên giám 1997(1), Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp.HCM,
Nxb Khoa học xã hội, HN.
54. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn xuôi Việt Nam sau CMT8, Đề tài cấp Nhà nước, HN.
55. Hoàng Thị Hồng Hà (2003), Những đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam
cuối những năm 80 - đầu những năm 90, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKHXH và
NV Tp.HCM.
56. Lưu Thị Thu Hà (2004), "Hiện tượng phân rã cốt truyện trong Phiên chợ Giát" và
"Thân phận tình yêu", evan.com.vn.
57. Nam Hà, Viết về đề tài chiến tranh (1992), Văn nghệ số 33.
58. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb GD, HN.
59. Nguyễn Văn Hạnh (1987),"Văn học trên con đường đổi mới", Văn học (4).
60. Nguyễn Văn Hạnh (1987), "Đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ
thuật", Văn học (2).
61. Nguyễn Văn Hạnh- Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học - vấn đề và suy
nghĩ, Nxb Giáo dục, HN.
62. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
63. Nguyễn Văn Hạnh (1993), "Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách
nhìn về con người", Tạp chí Văn học số 3.
64. Lê Đức Hạnh (1999), Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
65. Hoàng Ngọc Hiến (1987), "Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu", Văn nghệ quân đội (4).
66. Hoàng Ngọc Hiến (1991), "Những nghịch lý của chiến tranh", Văn nghệ (15)
67. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học Xã hội và Nxb Mũi
Cà Mau.
68. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, HN.
69. Nguyễn Hoà (1989), "Suy nghĩ về vấn đề con người trong văn học viết về chiến
tranh", Văn nghệ (51).
70. Nguyễn Hoà (1994), Để văn học thực sự là văn học, Văn nghệ số 14.
71. Nguyễn Hoà (1990), Về một đoạn đường mới sau chiến tranh, Văn nghệ quân đội
(2).
72. Nguyễn Hoà (1987), "Suy tư từ một Thời xa vắng, Văn nghệ (49-50).
73. Thanh Hương (1995), "Trao đổi về văn xuôi mấy năm gần đây", Văn nghệ (44).
74. Mai Hương (1993), "Nhìn lại văn xuôi 1992", Văn học số 3.
75. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam 75 - 95,
Luận án phó tiến sĩ, Trường ĐH KHXH và NV Tp.HCM.
76. Lê Thị Hường (1994), "Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay",
Văn học (2).
77. Lê Thị Hường (1995), "Các kiểu kết thúc truyện ngắn hôm nay", Văn học số 2.
78. Nguyễn Thị Huệ (1998), "Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn
Kháng những năm 80", Văn học số 2.
79. Nguyễn Trí Huân (1994), "Những trang viết về người lính", Văn nghệ số 41.
80. Tố Hữu (1982), Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, Nxb sự thật, Hà
Nội.
81. Hêghen, Phan Ngọc dịch (1999), Mĩ học, tập 1, Nxb Văn học, HN.
82. Nguyễn Khải (1984), "Văn xuôi trước yêu cầu của cuộc sống mới", Văn nghệ quân
đội (1).
83. Nguyễn Khải (1988), "Nghề văn, nhà văn và Hội nhà văn", Văn nghệ số ra ngày 30
tháng 11.
84. Nguyễn Khải (1990), Những suy nghĩ về đổi mới văn nghệ, Văn nghệ số41.
85. Đỗ Văn Khang (2002), Mỹ học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia HN.
86. Đỗ Văn Khang (1989), "Văn nghệ cần tiếp tục đổi mới như thế nào", Văn nghệ (19).
87. Nguyễn Hoành Khung (1998), "Về nhân vật Chí Phèo' Nam Cao, tác giả và tác
phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
88. M.B.Khrapchenkô, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch (1978), Cá tính sáng tạo của nhà
văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà
Nội.
89. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 45 - 75, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
90. Chu Lai (1996), "Nhân vật người lính trong văn học", 50 năm văn học Việt Nam sau
Cách Mạng Tháng 8, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
91. Chu Lai (2004),"Viết về chiến tranh đôi điều suy ngẫm", Văn nghệ quân đội, số ra
tháng 8.2004.
92. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy ngĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới", Văn học (9).
93. Tôn Phương Lan (2004), "Truyện ngắn chiến tranh nhìn từ sự vận động của thể
loại", Nghiên cứu văn học (11).
94. Tôn Phương Lan (1995), Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, Văn nghệ quân đội
(6).
95. Phong Lê (1988), "Văn học và đời sống - hôm qua và hôm nay", Văn học(1).
96. Phong Lê (1990) (Chủ biên), Văn học học và hiện thực, Nxb Khoa học xã hội, HN.
97. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, HN.
98. Cao Tiến Lê (1985), Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay, Văn nghệ số 14, 15.
99. Nguyễn Văn Long (1985), Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
Văn nghệ quân đội số ra tháng 4.
100. Nguyễn Văn Long (2001), "Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách
Mạng Tháng 8", Nxb Giáo dục, HN.
101. Nguyễn Văn Lưu (1996), "Thử nhìn lại văn học Việt Nam sau 10 năm đổi mới",
Văn nghệ quân đội (6).
102. Phương Lựu (1991), "Góp bàn với một số truyện viết về sự hy sinh mất mát trong
chiến tranh", Văn nghệ quân đội (7).
103. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hoà -
Thành Thế Thái Bình (1997), Lí luận văn học (Tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo
dục, HN.
104. Lê Lựu (2003), Tạp văn, Nxb Văn hoá thông tin, HN.
105. Lê Lựu (2003), Sóng ở đáy sông, Nxb Hải Phòng.
106. Lê Lựu (2003), Chuyện làng Cuội, Nxb Văn học, HN.
107. Lê Lựu (2003), Thời xa vắng, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
108. Thiếu Mai (1987), "Nghĩ về một Thời xa vắng chưa xa", Văn nghệ quân đội (4).
109. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngô
Thảo(1987), Một thời đại văn học mới, NXB Văn học, HN.
110. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), Một cuộc nhận đường mới, Văn học (4).
111. Lê Thành Nghị (1991), "Qua những cuốn sách gần đây viết về chiến tranh", Văn
nghệ quân đội (52).
112. Lê Thành Nghị (1996), "Tiểu thuyết viết về chiến tranh mấy ý nghĩ góp bàn", 50
năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
113. Phan Huy Nghiêm (1997), "Thành công của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh trong
10 năm đổi mới văn học (1986 -1996)", Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp.
HCM.
114. Nguyên Ngọc (1990), "Hội thảo tình hình văn xuôi hiện nay", Văn nghệ(15).
115. Nguyên Ngọc (1992), "Văn học đổi mới và những bước đi hợp quy luật", Văn
nghệ (48).
116. Nguyên Ngọc (1988), "Văn xuôi sau 1975 thử thăm dò đôi nét về quy luật phát
triển", Văn học (4).
117. Nguyên Ngọc, Bài thuyết trình tại trường Đại Học Diderot -PariVII "Văn học Việt
Nam đang ở đâu" tp://Perso.wanadoo.fr/iendan.
118. Lã Nguyên (1988), "Văn học nghệ thuật trong bước ngoặt chuyển mình", Tạp chí
Văn học (4).
119. Phạm Xuân Nguyên (1991), "Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết", Văn học (2).
120. Phạm Xuân Nguyên (1992), "Văn học hôm nay có gì mới", Văn học(6).
121. Vương Trí Nhàn (1987), "Một đóng góp vào việc nhận diện con người Việt Nam
hôm nay (Trở lại với tiểu thuyết "Thời xa vắng"), Văn nghệ (49-50).
122. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau CMT8, Nxb Đại học Quốc
gia, HN.
123. Nhiều tác giả (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb.
Sự thật, Hà Nội.
124. Nhiều tác giả: Lê Quang Trang- Nguyễn Trọng Hoàn (1996), Những vấn đề văn
hoá Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
125. Võ Văn Nhơn (1998), "Cảm hứng anh hùng và cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết
viết về chiến tranh xuất bản sau 1975", Bình luận văn học - Niên giám 1997
126. Bảo Ninh (2005), "Hiệu ứng thời xa vắng". Báo Văn nghệ trẻ, số 47- 2005".
127. Đỗ Hải Ninh (2006), Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu văn
học số 7- 2006.
128. Huỳnh Như Phương (1991), "Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hoá nền
văn học", Văn học (4).
129. Huỳnh Như Phương (1993), "Văn học đang nhìn lại chính mình", Văn học (1).
130. Huỳnh Như Phương (1983), "Cảm hứng phê phán trong văn chương hiện nay",
Văn nghệ (24)
131. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, Nxb Hội nhà văn.
132. N.Poxpêlop (1998), (Trần Đình Sử dịch), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
133. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, HN.
134. Trần Đình Sử (1987), Tự sự học một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư
phạm, HN.
135. Trần Đình Sư (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và Đại
học, HN.
136. Trần Đình Sử (2000), Mấy vấn đề quan niệm của văn học Việt Nam thế kỷ XX,
Nxb Giáo dục, HN.
137. Trần Hữu Tá (1989), "Về vấn đề định hướng của văn học trong tình hình hiện
nay", Văn học, (5).
138. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, Thành phố Hồ Chí
Minh.
139. Nguyễn Đình Thi (1998), Chuyện văn - Chuyện đổi mới trong văn học, Văn nghệ
quân đội, (11).
140. Bùi Việt Thắng (1990), "Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người- Nhân đọc
Người mẹ tội lỗi", Văn nghệ quân đội ,(7).
141. Bùi Việt Thắng(1996), "Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau
1975", 50 năm văn học Việt Nam sau CMT8, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
142. Bùi Việt Thắng (1991), "Văn xuôi gần đây và quan niệm con người", Văn học (6).
143. Bích Thu (1995), "Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống
môtip chủ đề", Văn học (4).
144. Bích Thu (1996), "Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975", Văn học (9).
145. Lý Hoài Thu (2001), "Tiểu thuyết - tầm vóc hiện thực và số phận con người", Văn
nghệ quân đội (2)
146. Toạ đàm về tiểu thuyết (1990): Góc tăm tối cuối cùng" Khuất Quang Thuỵ, Báo
Văn nghệ số 11, ngày 17/03.
147. Lê Anh Trà, Nguyễn Văn Phú (1968), "Về vấn đề bi kịch và cái chết của người
anh hùng cách mạng trong thời đại chúng ta", Văn học(9).
148. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, Tp.HCM.
149. Lê Ngọc Trà (Chủ biên), Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương (1994), Mỹ học đại
cương, Nxb Văn hoá thông tin, HN.
150. Lê Ngọc Trà (2002),"Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới", Văn học (2).
151. Lê Ngọc Trà (1987),"Văn nghệ và chính trị", Văn nghệ, số ra ngày 19/12.
152. Lê Ngọc Trà (2003), Thách thức của sáng tạo, Nxb Thanh Niên, TP.HCM.
153. Lê Ngọc Trà (1980), Tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học - báo Văn
nghệ số 34.
154. Lý Hoàn Thục Trâm (1993), Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam những
năm 80, Luận văn tốt nghiệp cử nhân khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Tổng
hợp Tp.HCM.
155. Hà Xuân Trường (1991), "Có sự đổi mới thực sự trong văn học", Văn nghệ số 49.
156. Hoàng Thị Văn (1999), "Dấu ấn chiến tranh trong thân phận những con người đã
đi qua chiến tranh", Kỷ yếu khoa học, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM.
157. Hoàng Thị Văn (2001), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập
niên 90, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
158. Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá văn nghệ (Từ Đại hội VI đến
Đại hội VII),(1993), Nxb Sự thật, HN.
159. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1987), Nxb Sự thật, HN.
160. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
PHỤ LỤC
TÓM TẮT 3 TIỂU THUYẾT
CỦA LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Thời xa vắng
Nhân vật chính của truyện là Giang Minh Sài. Do hủ tục lạc hậu nên mới 10 tuổi đầu
Sài đã được bố mẹ hỏi cho một cô vợ hơn mình 3 tuổi.
Có lẽ bi kịch cuộc đời của anh bắt đầu từ đây. Sài có vợ nhưng Sài không yêu vợ. Dù
cha mẹ có khoá cửa cho hai người ở chung phòng đi chăng nữa thì cả 5 đêm liền Sài đều
ngủ dưới đất. Chén nước mắm nào mà Tuyết đã chấm vào thì không bao giờ Sài dùng nữa.
Thế nhưng vì không muốn mang tiếng “không đoàn kết với vợ”, Sài buộc phải sống hai bộ
mặt. Khi đứng trước đám đông, Sài luôn là một người gương mẫu, là người chồng yêu
thương vợ, còn khi chỉ còn lại một mình thì Sài đau đớn vô cùng.
Cuộc sống của Sài cứ thế trôi đi cho đến năm Sài 18 tuổi. Làng Hạ Vị ngập lụt, Sài
hăng hái giúp đỡ mọi người. Sau khi xong công việc, anh tìm đến thế giới riêng của mình
là sân thượng nhà ông tổng Lỡi. Tại đây, Sài đã gặp Hương, người bạn gái học chung lớp
mà cả 3 năm trời Sài không dám quay đầu nhìn xuống mặc dù trong lòng Sài thật sự rung
động trước vẻ đẹp của Hương. Giữa mênh mông sóng nước, hai người đã thổ lộ tình cảm
với nhau, họ ôm nhau ngủ suốt đêm và chỉ sực tỉnh dậy khi có tiếng động.
Tin Sài đã có vợ mà còn tằng tịu với con gái lan truyền đi khắp nơi đã được chú Hà
dập tắt. Sài trong mắt mọi người vẫn là người gương mẫu. Thế nhưng Sài không thể tiếp
tục sống bên người vợ không yêu, anh quyết định nghỉ học và xin nhập ngũ.
Ở đơn vị bộ đội, Sài phấn đấu rèn luyện, phấn đấu học thêm, được đi học đại học,
được bồi dưỡng để có thể trở thành đảng viên. Sài làm việc, học tập để quên đi tình yêu
giữa mình với Hương và cũng để quên đi rằng mình đã có một người vợ…Mọi người ở
đơn vị rất yêu quý Sài, đặc biệt là Hiểu và Hiền đều xem Sài như một đứa em. Ở đơn vị,
Sài hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc và đây chính là lý do khiến Sài được trở thành
đối tượng Đảng. Sài đã “yêu vợ” theo ý muốn của thủ trưởng, thế nhưng Sài vẫn không
được kết nạp Đảng vì lý lịch gia đình vợ còn Hương lại hiểu lầm nên đi lấy chồng.
Sài viết đơn xin đi B. Tại chiến trường ác liệt ấy, Sài đã lập nên nhiều chiến tích
oanh liệt. Tên tuổi của Sài vang dội khắp nơi. Về phần mình, Hương sau khi nghe Kim kể
chuyện đã hiểu những éo le mà Sài phải gánh chịu, chị vẫn theo dõi từng bước anh đi. ..
Hoà bình lập lại, Sài bắt đầu một cuộc sống mới. Sài bỏ Tuyết, hăm hở đến với tình
yêu mới. Những người thân khác khuyên can Sài vì Châu không hợp với anh. Thế nhưng
anh yêu một cách hối hả, yêu một cách mù quáng. Càng sống với nhau, cả hai đều cùng
nhận thấy người bạn đời của mình có quá nhiều sự trái ngược. Giữa hai người có khoảng
cách quá lớn về cá tính. Biết Sài là người rất mực thương yêu mình nhưng Châu lại không
thể chấp nhận người chồng quá đơn điệu nhàm chán, không có bản lĩnh để chỉ huy cô. Còn
Sài lúc nào cũng cảm thấy mình hụt hơi nhưng anh đều gồng mình lên để cố gắng vì sợ
mang tiếng đã một lần bỏ vợ. Quãng thời gian Sài sống với Châu là một quãng thời gian
tối tăm trong cuộc đời Sài. Những ngày tháng Châu bụng mang dạ chửa, Châu sinh con,
những ngày tháng con đau ốm… Sài lo lắng chăm sóc hết mình.Và đó cũng chính là
khoảng thời gian Sài đánh mất mình. Sài quyết định ly dị Châu khi cái kỷ vật cuối cùng-
chiếc ba lô đầy kỉ niệm với người bạn đã cứu mình thời chiến tranh - bị Châu cắt và ném
lăn lóc trên giường. Tấn bi kịch chưa buông tha anh, trước khi toà tuyên bố ly hôn, anh
mới biết sự thật đau lòng. Đứa con anh yêu thương không phải là con của anh.
Sài lên đường về quê, bắt đầu cuộc sống mới. Với sự thông minh, chăm chỉ, Sài đã
làm cho làng Hạ Vị "thay da đổi thịt" .
2. Chuyện làng Cuội
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời đầy đau khổ của bà Hiêu Đất. Chuyện bắt đầu và
kết thúc bằng cái chết của bà. Từ đấy, tác giả cho các nhân vật tái hiện lại dòng quá khứ
thông qua những mối tình.
Đất được xem là cô gái xinh đẹp nhất làng Cuội. Cô đã lọt vào mắt "xanh” Tổng Lỡi
– một kẻ giàu có, đầy quyền hành và đã có 3 bà vợ. Cô bị Tổng Lỡi hãm hiếp và hắn hứa
sẽ lấy cô làm vợ. Đất tin lời Tổng Lỡi. Thế rồi cô mang bầu. Tổng Lỡi không thực hiện lời
hứa mà đưa cô lên một vùng dân tộc thiểu số trên núi. Ở đấy, cô phải tự lo lấy tất cả. Năm
Hiếu được 10 tuổi, Đất đã dẫn con về làng Cuội – nơi cô sinh ra và lớn lên. Cô đã “hợp
thức hoá” lai lịch của mình bằng một câu chuyện “cô bỏ đi theo chồng – cha của cu Hiếu -
anh ấy đi bộ đội và đã hy sinh".
Đất là một người chịu thương chịu khó, cô không hề oán trách kẻ gieo tai hoạ cho
mình. Cô trải lòng mình âm thầm trên những dòng nhật ký. Sau trận lụt, làng Cuội thực sự
ấm trở lại vì Việt Minh về. Trong số đó có anh Kiêm, một chiến sỹ giàu lòng yêu nước.
Anh đã đến làng Cuội và thực sự thay đổi cuộc sống ở đây. Từ những em bé như Cu Hiếu
đến những ông lão như cu Từ…tất cả đều chộn rộn khí thế. Họ tập trung diệt giặc đói, giăc
dốt cho dân. Trước người phụ nữ “gái một con trông mòn con mắt”, Kiêm đã thực sự rung
động. Còn Đất, người con gái đã một lần lầm lỡ ấy vừa tha thiết lại vừa e dè. Thế rồi sau
khi có quyết định cho phép của đơn vị, họ đến với nhau. Hạnh phúc ngỡ như mỉm cười với
Đất, thế nhưng sau ngày cưới, họ lại phải xa nhau, Kiêm bị bắt . Dân làng Cuội khốn đốn.
Đất không là một ngoại lệ. Cô lại còn phải chịu bao đau đớn hơn vì nàng là vợ của “thằng
Việt Minh“ đầu sỏ. Hằng ngày chúng bắt chị lên trình diện trên bốt qua đêm để hai đứa
con bé dại ở nhà. Tỗng Lỡi lúc này lại làm quan lớn, hắn về làng, tìm mẹ con cô. Hắn bắt
bọn tay sai là từ nay không ai có quyền được bắt nạt cô và yêu cầu chúng lấy gạch đá từ
nhà hắn về xây dựng nhà dưới hình thức là động viên dân chúng cho mẹ con cô ở.
Hoà bình lập lại, hạnh phúc ngỡ như mỉm cười với người đàn bà tội nghiệp ấy. Thế
nhưng, chồng cô – anh Kiêm bị đưa ra đấu tố. (Người ta cho rằng Kiêm là kẻ phản động
bởi mặc dù những ngày tháng giặc ráo riết tìm kẻ Việt Minh để chém giết nhưng Tổng Lỡi
vẫn cho người xây căn nhà cho mẹ con cô. Và đây chính là lý do khiến người ta khép gia
đình cô vào một giai cấp khác, giai cấp bóc lột nông dân). Lúc này, ngay cả con dâu và
con trai cô cũng xa lánh. Chồng bị hàm oan mà chết, sau một thời gian, người ta nhận ra
những sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu kia, chồng cô được minh oan.
Hiếu ngày càng thăng quan tiến chức. Hai người em cùng mẹ khác cha với Hiếu
không được học đại học vì người ta sợ có lòng thù hằn Cách Mạng. Mai xung phong đi B.
Anh bị giặc tung tin đồn nhảm là theo giặc, do vậy, bà Đất bị mọi người xa lánh vì có con
đầu hàng giặc. Bà đau đớn không dám nhìn mặt ai. Đứa con trai út cũng xin ra trận để làm
sao cho mẹ vui lòng.
Hiếu đi lại với Nho, người đàn bà bên quán nước ven đường. Trong lúc Hiếu còn lo
sợ chạy đôn chạy đáo để thăng quan tiến chức thì được tin hai em trai đều hy sinh một
cách anh dũng trên chiến trường. Tin ấy đến tai bà Đất trong khi bà đang phát biểu về việc
học tập gương các bà mẹ anh hùng ở miền Nam…
Hiếu bỏ vợ, đổ mọi trách nhiệm lên đầu bà Đất. Bà vì con nên mang tiếng là người
ác độc.
Thời gian cứ thế trôi đi, trên con đường danh vọng, Hiếu vẫn luôn gặt hái được
những điều may mắn mặc dù hắn vẫn trải qua những sai lầm như việc mở rộng đường sá,
bán chuối… Trong hạnh phúc gia đình, hắn không hề gặp may. Hắn không lấy Nho –
người đàn bà một thời hắn đã ăn nằm mà lấy con gái của bà ta. Cuộc hôn nhân thứ hai này
cũng không mang lại hạnh phúc cho hắn bởi vợ hắn là một con đàn bà hư hỏng. Ả ăn nằm
với bạn trai của chồng ngay trong nhà. Hắn tìm cách trả thù cùng một lúc hai nỗi nhục
trong đời do hai người vợ gây ra bằng cách chiếm đoạt người bạn gái của Huyền trong
một lần đi dưỡng sức ở nước ngoài. Đấy là con gái của kẻ thù ngày trước – con gái của đội
Lăng.
Về phần mình, vì thương cháu, vì hạnh phúc của con trai, bà Đất đã bao phen cắn
răng chịu đựng. Bà tận tuỵ lo cho con cho cháu trong những ngày vợ hắn sinh nở. Thế
nhưng chỉ một thời gian sau, khi con lớn, biết đi mẫu giáo là cô ta lại mặt nặng mày nhẹ
với mẹ chồng. Buộc bà phải về quê để cho con trai thoải mái. Bà đã phải chịu đựng cái
cảnh con dâu làm tình với trai khi con trai bà vắng mặt. Thương con, bà chấp nhận tất cả.
Bà chấp nhận cả những việc làm sai trái của Hiếu. Ngay cả việc Hiếu viết thư xin tiền
Tỗng Lỡi – người cha đích thực của hắn mà không bao giờ hắn dám nhìn nhận.
Thế rồi bà đã ra đi, đi mãi mãi vì sự phản bội của chính núm ruột của mình. Hắn xỉ
vả nhiếc móc bà thậm tệ. Bà đã chọn lấy cái chết đầy đau đớn. Bà chết trôi và người ta vớt
xác bà lên tại nơi đầm Cuội ngày xưa.
3. Sóng ở đáy sông
Hắn có tên là Núi. Hắn được sinh ra trong một gia đình khá đặc biệt. Mẹ hắn bản
thân la con ở, đã mang bầu trong thời gian bà chủ ở cữ. Vì thương tình
hoàn cảnh của mẹ hắn nên bà chủ đứng ra cưới mẹ hắn làm vợ hai cho chồng.
Gia đình bà cả sống ở tầng trên còn gia đình hắn sống ở tầng dưới. Tuy cùng sống
trong một ngôi nhà nhưng giữa tầng trên và tầng dưới hoàn toàn khác nhau. Mẹ hắn cùng
anh em hắn vừa là vợ, là con nhưng đồng thời lại là phận tôi tớ. Bản thân cha hắn cũng
phân biệt hai loại con mà loại như anh em hắn thì không thể có hy vọng gì.
Sau khi những mâu thuẫn ở tầng trên xuất hiện do anh An và anh Nam gây ra, cha
hắn đã cùng với anh Ý xuống tầng dưới ở với mẹ con hắn. Chiến tranh xảy ra, gia đình
hắn buộc phải di tản. Cha mẹ hắn ở lại thành phố còn anh em hắn phải về quê ngoại. Thay
mặt mẹ, một mình hắn phải đứng ra lo toan mọi thứ, từ tắm giặt, ăn uống, học hành cho
mấy đứa em. Tuy bận rộn nhưng về đây, hắn vẫn học giỏi nhất nhì xã. Bà con, thầy cô, bè
bạn ai cũng quý mến hắn. Mỗi lần cha mẹ hắn xuống thăm, người ta lại thi nhau kể về
những ưu điểm của hắn. Tại quê hương, hắn đón nhận mối tình đầu mãnh liệt với Hiền.
Hắn và Hiền đã quan hệ tình dục ngay đêm đầu tiên gặp nhau. Hiền có bầu, hai người bàn
tính chuyện cưới nhau nhưng theo tục lệ của làng thì hai người không thể lấy nhau vì có
quan hệ họ hàng xa. Hiền bỏ quê ra đi. Sau khi Hiền đi, hắn thực sự mất ăn mất ngủ,
muốn đi tìm Hiền nhưng điều kiện không cho phép. Chưa hết sự đau đớn này lại gặp phải
đau đớn khác. Mẹ hắn sau một lần sinh em bé đã không thể qua khỏi. Cha hắn thuê người
đưa xác mẹ hắn về quê chôn cất. Anh em hắn đau đớn xót xa. Sau khi mẹ hắn chết được
năm ngày, cha hắn từ biệt anh em hắn lên thành phố. Mẹ chết rồi, cha cắt hết khoản gạo
mà ngày trước mẹ đong thêm, mấy đứa em hắn đã khóc nấc nghẹn ngào vì từng đấy gạo
làm sao đủ ăn mà chúng thì đang tuổi ăn tuổi lớn. Thương em vô cùng, hắn nguyện từ nay
sẽ làm việc để nuôi em. Rồi hắn ngã bệnh vì suy nhược thần kinh. Hắn phải lưu ban. Vì
muốn chăm sóc mấy đứa em, hắn đã bỏ học. Hắn nói dối mọi người là được suất học bổng
trên Kinh Môn nhưng thực chất là làm “cửu vạn”. Tất cả số tiền kiếm được hắn mua gạo,
mua những đồ dùng cần thiết cho em.
Thế nhưng sau ba tháng, hắn bị tạm giam vì do vô tình liên quan với hai tên đào ngũ
chuyên trộm cắp. Cha hắn được mời đến để bảo lãnh cho hắn. Cha hắn rất bất ngờ trước
việc hắn bỏ học. Ngay giờ phút ấy, cha hắn từ hắn, không xem hắn là con và cũng không
thèm tìm hiểu vì sao hắn lại bỏ học. Ong chỉ cho hắn ở trong nhà khi ông có mặt. Khi ông
đi làm, hắn phải ra khỏi nhà. Về phần ăn uống hắn phải tự lo nên phải ăn vơ ăn vất cái gì
còn sót lại của người ta.
Để cho em đón một mùa xuân vui vẻ, hắn đã ra đi. Trong một đêm mưa phùn, hắn về
quê ngoại và thắp nhang cho mẹ, hắn cầu xin mẹ phù hộ bởi vì hắn có thể đi ăn cắp vì
không biết làm gì để có ăn.
Hắn có quyết định được vào làm ở nhà máy cá hộp. Trong thời gian chờ đợi, hắn trở
về thăm các em nhưng cha hắn không cho hắn ở nhà. Hắn bắt đầu cuộc đời của một thằng
“ăn cắp”. Hắn vào tù ra tội không biết bao nhiêu lần. Hắn chán cảnh tù đày, rất muốn trở
thành người giàu có. Hắn đi buôn nhưng không gặp may. Tại đây hắn gặp Mai – một ả
giang hồ. Hắn và Mai nghiễm nhiên trở thành vợ chồng. Thế nhưng ả đã lừa hắn để bỏ đi
với Hưng sẹo.
Hắn gặp lại Hồng – cô bạn gái của Hiền ngày xưa. Hồng là người chất phác, phúc
hậu. Hồng về ở với hắn. Hạnh phúc tưởng như mỉm cười với hắn bởi Hồng chăm sóc hắn
từng tý một. Thế nhưng, Mai bế con cùng hai ả giang hồ nữa xuất hiện. Chúng đánh đập,
mắng chửi Hồng thậm tệ, rồi đuổi Hồng ra khỏi nhà. Vì thương đứa con nên hắn không
thể đứng ra bảo vệ được cho Hồng. Sau khi Hồng đi, Mai - vợ hắn, tiêu xài hết tiền cũng
bỏ con lại cho hắn mà đi. Vì thương con còn nhỏ, hắn quyết tâm đi tìm Mai. Hắn thấy
Mai đang ngồi bên Hưng sẹo. Khi hắn bế lấy con đưa cho vợ hắn, vợ hắn quay ngoắt, thu
tay lại. Hắn sững sờ đau xót vì không ngờ, đến con mình đẻ ra mà ả tàn nhẫn đến vậy.
Rồi con bị ỉa chảy, nhờ bà tổ trưởng tổ nước sôi, con hắn được thoát chết. Bà con lối
xóm giúp đỡ hắn tận tình. Nhưng vì mưu sinh, hắn lại đi ăn cắp để lấy tiền mua sữa cho
con. Thế rồi nghe lời khuyên của bà tổ trưởng, hắn bồng con về gửi cho một người cậu họ
và đi buôn. Việc làm ăn của hắn lần này rất khá. Thế nhưng công an vẫn không quên vụ
móc túi bên bến Bính mà hắn gây ra. Một lần nữa hắn phải vào tù. Cha hắn sau khi nghe
em gái hắn cầu cứu, ông không những không giúp mà còn viết một cái đơn xin toà kết án
tù chung thân. Ơ trong tù lần này, hắn vô cùng lo lắng và đau xót. Hắn thương con vô
cùng. Còn đứa con gái bé bỏng tội nghiệp của hắn cũng vậy. Không thể ở người nhà ông
cậu họ xa, không thể ở với cô Biển, cũng không thể ở với cậu Uyên…Trong một lần mang
cháu lên gặp hắn tại nhà tù, bà đã để bé ở lại đấy. Vì thương tình, các giám thị đã cho phép
bé ở lại, chăm sóc và dạy dỗ để hắn yên tâm mà cải tạo. Cô bé chỉ tạm thời đến trại trẻ mồ
côi khi bác Minh Vũ hết án. Vì hạnh phúc và tương tai của con, hắn tu chí học nghề mộc.
Hắn học chăm chỉ và rất giỏi. Trong khoảng thời gian hắn ở tù, Hồng lên thăm và cho hắn
biết tin tức về mẹ con Hiền. Có địa chỉ con trai, hắn viết thư kể mọi ngọn ngành và giải
thích vì sao hắn ở tù. Hắn sung sướng khi nhận thư hồi âm của con hắn. Hơn thế nữa, hắn
lại được cả hai mẹ con Hiền lên thăm. Sau khi hết án, hắn được trại cho mượn một miếng
đất để mở xưởng mộc, vừa tạo điều kiện cho hắn, vừa tăng thu nhập cho trại.
Về phần cha hắn, sau khi anh Ý ly di vợ, mua một căn nhà 4 tầng cho ông ở. Rồi anh
Ý vỡ nợ bỏ trốn, căn nhà bị niêm phong, ông phải ở cái gian trước đây dành cho chó nằm.
Ông bị bán thân bất toại. Biển bàn với hắn là cho con gái hắn về hầu hạ ông bởi vì giờ
đây, bên người cha khắc nghiệt ấy chỉ có hai anh em hắn. Cha hắn quá sửng sốt và chết
ngay sau khi biết được đứa bé hằng ngày giúp mình ăn uống, tắm giặt, ỉa đái là con của
thằng Núi, đứa cháu nội mà trước đây ông ta từng ruồng bỏ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN024.pdf