Luận văn Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ ở làng nghề xã Kim Lan - Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Từ những kết quả nghiên cứu và khái quát về làng nghề gốm sứ trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, tôi rút ra kết luận như sau: Sự hình thành và phát triển làng nghề gốm sứ là một tất yếu khách quan, nó gắn bó hữu cơ với nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội và công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển làng nghề gốm sứ là một nhiệm vụ có tính chiến lược, có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong địa bàn huyện. Mặt khác, sự phát triển của làng nghề gốm sứ là bộ phận cơ bản nhất cấu thành lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Trong quá khứ cũng như hiện tại, nó chính là một yếu tố Bảng hiện tập trung nhất bản sắc dân tộc. Làng nghề gốm sứ phát triển đã đóng góp khá quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã. Các sản phẩm do làng nghề sản xuất ra, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đời sống dân cư nông thôn và cho xuất khẩu. Sản phẩm làm ra đã kết hợp được một cách hài hoà kinh nghiệm cổ truyền với công nghệ hiện đại để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao. Trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống hàng ngày của nông dân. Sự phát triển của làng nghề là hình thức tốt nhất huy động nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế địa phương, là cách giải quyết hữu hiệu nhất việc làm cho người lao động. Hơn nữa trong thực tế qua làng nghề hiện nay do đất chật người đông, con đường hợp lý và hiệu quả nhất là dựa trên thế mạnh của làng nghề gốm sứ trong xã, đi từng bước từ thủ công lên công nghiệp. Đồng thời, kết hợp yếu tố gốm sứ với kỹ thuật hiện đại, làm cho sản phẩm ngày càng tinh xảo hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và có sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to lớn của làng nghề cần phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích hỗ trợ, giúp đỡ tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách vốn, đầu tư, tài chính tín dụng và bảo vệ môi trường sinh thái,

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ ở làng nghề xã Kim Lan - Huyện Gia Lâm – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng, các hộ sản xuất ngành nghề trong làng nghề được tiếp cận với rất nhiều chủng loại sản phẩm nhưng chỉ có HTX và các hộ chuyên sản xuất là thực hiện khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm, số ít các hộ gia công và kiêm sản xuất nông nghiệp làm được khâu này và nếu làm được thì cũng chỉ là những sản phẩm đơn giản như: b¸t ,lä phÇn th« ch­a nung … 4.1.8.2. Chất lượng sản phẩm Sản phẩm của làng nghề chủ yếu được làm bằng ®Êt nung ë nhiÖt ®é 12000C do đó tuổi thọ của sản phẩm rất cao và được chia ra làm hai loại bình dân và cao cấp. Loại sản phẩm bình dân là những sản phẩm phục vụ sinh hoạt và thường được bán tại chỗ. Loại sản phẩm cao cấp là những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao và thường bán cho các khách hàng trong giới thượng lưu và để xuất khẩu. Ngoài chất lượng sản phẩm về độ bền sử dụng thì sản phẩm của làng nghề còn có chất lượng về nghệ thuật, độ tinh xảo của nghề nghiệp. Trong năm 2008 vừa qua làng nghề Kim lan đã có những sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm cho các hàng thủ công mỹ nghệ của Hµ Néi như lọ hoa , bộ tranh tứ linh, tranh tứ quý, chËu hoa c¸c lo¹i và đã được các khách hàng đón nhận thông qua các hợp đồng sản xuất và số lượng tiêu thụ. Qua quá trình điều tra và tìm hiểu các hộ sản xuất ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, độ tinh xảo nghề nghiệp, qua quá trình điều tra và tìm hiểu các hộ sản xuất ra những sản phẩm thì không có hộ nào trong làng nghề gửi sản phẩm của mình đăng ký chất lượng sản phẩm hoặc tạo thương hiệu sản phẩm vì đây là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang lại lợi nhuận nhiều. 4.1.8.3. Tình hình hợp tác liên kết trong sản phẩm Qua điều tra làng nghề cho thấy, HTX và các hộ chuyên sản xuất là những đối tượng hoạt động độc lập còn lại số đông các hộ gia công và kiêm sản xuất nông nghiệp lại hoạt động có mối quan hệ phụ thuộc nhau, nhưng trong quá trình sản xuất thì các hộ chuyên sản xuất và HTX có những mối quan hệ sản xuất với nhau. Hiện nay trong làng nghề có rất nhiều hình thức hợp tác giữa các hộ với nhau. - Hình thức hợp tác về tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ với nhau, hợp tác xã với các hộ sản xuất; HTX, hộ sản xuất với cá nhân thu mua và bán hàng. - Hình thức hợp tác về sản xuất. - Hình thức hợp tác về cung cấp nguyên vật liệu. - Hình thức hợp tác về sở hữu sản phẩm. Trong các hình thức hợp tác và liên kết hiện nay trong làng nghề thì hình thức hợp tác trong sản xuất được thể hiện rõ nét và có mối liên kết giữa các hộ với nhau, đặc biệt là những hộ gia công, hộ kiêm sản xuất nông nghiệp với các hộ chuyên sản xuất và HTX thông qua những hợp đồng gia công và ngược lại. Các hộ chuyên sản xuất và HTX có mối quan hệ với các cá nhân và hộ thu mua, cung cấp nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất ngành nghề thông qua những hợp đồng về cung cấp nguyên vật liệu. Hình thức quan hệ về sở hữu sản phẩm là một hình thức quan hệ mà chỉ có các hộ sản xuất những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, độ tinh xảo của sản phẩm mới biết vì mối quan hệ này được các hộ coi như là một bí quyết về nghề nghiệp trong sản xuất ngành nghề. 4.1.8.4.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn quyết định của cả quá trình sản xuất kinh doanh, nó chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố: chất lượng, mẫu mã, giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng, sự cạnh tranh và cơ chế chính sách của Nhà nước. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu được chia ra theo các loại như sau: hàng phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng gia công cho các nhà máy, công ty và hàng có tính nghệ thuật cao. Việc tiêu thụ sản phẩm đối với các hộ tuỳ thuộc vào sự quan hệ, tìm hiểu thông tin về thị trường của các chủ hộ, đối với HTX, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là gia công cho các nhà máy, công ty thông qua các hợp đồng sản xuất. Phương thức thanh toán của họ là tiền hàng, nguyên liệu - hàng hoá. Sản phẩm của HTX và của các hộ tiêu thụ chủ yếu ở ngoài tỉnh như: Hải Dương,Nam Định, Hµ TÜnh, Nghệ An, Thanh Hoá ,vµ mét sè tØnh phÝa nam… một phần được tiêu thụ trong huyện và tỉnh. Với các hộ chuyên sản xuất thì các sản phẩm dân dụng bán theo các đơn đặt hàng của các khâu trung gian, giao dịch qua điện thoại thoả thuận về giá cả, số lượng, mẫu mã … Khâu trung gian sẽ chở nguyên liệu và đổi hàng, còn các sản phẩm mỹ nghệ thì được bày bán tại cửa hàng của họ, giá cả được bán theo chôc hoặc theo chiếc tuỳ theo nhu cầu mua của khách hàng. Các hàng mỹ nghệ đảm bảo tính nghệ thuật thì giá rất cao, thấp nhất là 200.000 đồng/sản phẩm, cao nhất có sản phẩm lên đến hàng chục triệu đồng. Sản phẩm mỹ nghệ có một đặc điểm là càng để lâu càng có giá trị, càng thu hút được khách hàng sành chơi, nhưng có điều bất lợi là chu chuyển vốn của hộ để tái sản xuất. Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các hộ chưa thực sự đa dạng, tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác, thị trường chủ yếu là thị trường trong n­íc quen thuộc, tổ chức tiêu thụ còn thụ động, phụ thuộc, các sản phẩm mẫu mã vẫn còn dập khuôn. Vì vậy trong những năm tới các nhóm hộ cần tìm những thị trường mới, sản xuất ra những sản phẩm mẫu mã phù hợp với thị trường, người tiêu dùng và giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. 4.1.8.5.Kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 14: Doanh thu bình quân một cơ sở sản xuất trong làng nghề năm 2008 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Cơ sở sản xuất Kiêm sản xuất nông nghiệp HTX Hộ SX chuyên Gia công 1 Đồ dân dụng 39,6 15,27 1,46 0,81 2 B¸t ®Üa c¸c lo¹i 4,74 0,24 0,17 0,09 3 Êm chÐn c¸c lo¹i 0,12 0,08 0,66 4 ChËu hoa c¸c lo¹i 79,2 15,99 0,69 0,38 5 Sø c¸ch ®iÖn 8 0,44 0,4 0,22 6 Lọ hoa 234 26,46 4,56, 2,5 7 Hµng sø x©y dùng 652 40,3 28,16 15,5 8 Hµng gi¶ cæ 11 0,63 0,44 0,25 9 Tranh tứ linh 18,17 11,07 0,77 0,43 10 Tranh tứ quý 13,77 10,72 0,5 0,27 11 Men mÇu 24,45 1,18 0,84 0,47 12 Thu khác 4,16 0,23 0,3 0,17 Tổng 1089,09 122,65 38,37 21,88 Nguồn: Số liệu điều tra Có thể nói rằng hoạt động của các hộ trong làng nghề rất phong phú và đa dạng nên khó có thể đánh giá một cách toàn diện sâu sắc. Do vậy, trên cơ sở điều tra trực tiếp các hộ và tham khảo ý kiến của các vị lãnh đạo xã, chúng tôi tổng hợp doanh thu bình quân của các hộ trong làng nghề như sau: Trong tổng doanh thu của các hộ được chia thành 3 loại, thu từ sản xuất ngành nghề, thu từ sản xuất nông nghiệp và các nguồn thu khác. Đối với HTX doanh thu bình quân cao nhất là HTX ở làng nghề gốm sứ Kim Lan đạt 1089,09 triệu đồng năm 2008, trong đó thu từ sản xuất ngành nghề chiếm hơn 96% tổng doanh thu, nguồn thu chính của HTX từ sản phẩm chËu trång c©y và lọ hoa đạt 888 triệu đồng vì đây là hai loại sản phẩm sản xuất chính và có giá bán cao của HTX. Đối với các hộ sản xuất ngành nghề có tổng doanh thu lớn nhất là các hộ chuyên sản xuất ngành nghề đạt 122,65 triệu đồng/năm, bình quân mỗi tháng thu từ 10 đến 11 triệu đồng; phần lớn doanh thu là từ hoạt động ngành nghề ngoài ra thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu, các hộ chuyên sản xuất ngành nghề cũng tập trung sản xuất những sản phẩm có giá thành cao như lọ hoa và hµng x©y dùng ,chËu tr«ng c©y c¶nh. Hộ có thu nhập thấp nhất trong hoạt đồng ngành nghề là họ kiêm sản xuất nông nghiệp 21,88 triệu đồng/năm. Đó cũng là một điều dễ nhận thấy vì công việc chính của các hộ này là sản xuất nông nghiệp ngoài ra các hộ tận dụng những thời gian không phải là mùa vụ để đi làm thuê hoặc nhận gia công những sản phẩm của các hộ chuyên sản xuất và HTX. Nếu so sánh doanh thu giữa hoạt động ngành nghề và sản xuất nông nghiệp thì doanh thu từ hoạt động ngành nghề của hộ sản xuất chuyên gấp 3 đến 4 lần so với các hộ gia công và gấp 5 đến 6 lần so với hộ kiêm sản xuất nông nghiệp. Nếu so sánh giữa các hộ với nhau thì hộ nào chuyên sản xuất thì có doanh thu cao hơn. Như vậy, trong Bảng 14 về doanh thu bình quân của một cơ sở sản xuất ngành nghề trong làng nghề gốm sứ trong đó doanh thu không tính tiền công lao động của gia đình và doanh thu của các cơ sở sản xuất chính từ hoạt động ngành nghề. Đối với các nhóm hộ tham gia sản xuất ngành nghề thì hộ nào sản xuất nhiều sản phẩm và những sản phẩm có giá trị cao thì hộ đó có doanh thu cao và ngược lại. Trong các nhóm hộ sản xuất ngành nghề thì ngoài doanh thu từ hoạt động sản xuất ngành nghề còn có thu từ sản xuất nông nghiệp, lượng doanh thu này chiếm từ 10-15% trong tổng doanh thu đối với các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp. 4.1.8.6.Chi phí sản xuất Bảng 15: Chi phí cho sản xuất bình quân của cơ sở sản xuất trong làng nghề năm 2008 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số lượng HTX SX chuyên Gia công Kiêm SX nông nghiệp I Sản xuất ngành nghề 1 Đồ dân dụng 27,69 11,39 0,95 0,5 2 B¸t ®Üa c¸c lo¹i 3,31 0,17 0,11 0,06 3 Êm chÐn c¸c lo¹i 0,08 0,55 0,04 4 ChËu hoa c¸c lo¹i 5,54 3,67 0,45 0,25 5 Sø c¸ch ®iÖn 5,6 0,29 0,26 0,1 6 Lọ hoa 163,65 24,27 2,96 1,6 7 Hµng sø x©y dùng 459,68 37,1 18,28 10,4 8 Hµng gi¶ cæ 7,7 0,42 0,28 0,1 9 Tranh tứ linh 12,7 1,72 0,5 0,29 10 Tranh tứ quý 9,65 0,48 0,3 0,17 11 Men mÇu 15 0,79 0,54 0,31 II Sản xuất nông nghiệp III Chi khác 2,915 0,15 0,15 0,11 Tổng 713,44 80,53 25,33 13,93 Nguồn: Số liệu điều tra Chi phí sản xuất bình quân của các hộ chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanh thu, chiếm khoảng 65 đến 67%. Qua phân tích số liệu ở Bảng 15 chi phí sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất thì cơ sở sản xuất có chi phí lớn nhất cho sản xuất ngành nghề là cơ sở chuyên sản xuất ở làng nghề gốm sứ Kim Lan là 80,53 triệu đồng/năm chiếm 65,6% tổng doanh thu, cơ sở có chi phí ít nhất cho sản xuất ngành nghề là hộ kiêm sản xuất nông nghiệp 13,93 triệu đồng/năm. Đối với HTX thì chi phí bình quân HTX/năm là 713,44 triệu đồng chiếm 65,5% tổng doanh thu của HTX. Trong tổng chi phí của các hộ và HTX trong làng nghề thì ngoài chi phí cho sản xuất các sản phẩm còn có các chi phí khác như mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, trả công lao động. Để chứng minh điều này, qua điều tra cho thấy các cơ sở sản xuất tính tất cả các chi phí cho sản phẩm làm ra trong đó có cả tính tỷ lệ % hao mòn máy móc là 1%/giá trị sản phẩm. Tương tự như vậy, đối với việc mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân các cơ sở sản xuất cũng tính chi phí theo sản phẩm, do đó nếu tính tổng chi phí cho sản phẩm thì chiếm 2/3 giá trị sản phẩm. Như vậy, chi phí sản xuất của các cơ sở sản xuất phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các sản phẩm, ngoài ra chi phí của các cơ sở sản xuất còn có chi phí cho sản xuất nông nghiệp, nhưng những khoản chi phí này chỉ chiếm từ 10% đến 15% tổng chi phí của các cơ sở sản xuất, cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như lọ hoa hay chËu trång c©y thì chi phí cho những sản phẩm này là rất lớn. Điển hình như HTX ở làng nghề thì chi phí sản xuất hai loại sản phẩm này là 623,33 triệu đồng/năm và của hộ chuyên sản xuất ở làng nghề thì chi phí cho hai loại sản phẩm nói trên là 61,37 triệu đồng/năm. 4.1.8.7.Lợi nhuận Bảng 16: Lợi nhuận bình quân của cơ sở sản xuất trong làng nghề năm 2008 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số lượng HTX SX chuyên Gia công Kiêm SX nông nghiệp I Sản xuất ngành nghề 1 Đồ dân dụng 11,91 10,68 0,51 0,1924 2 B¸t ®Üa c¸c lo¹i 1,42 0,08 0,56 0,0228 3 Êm chÐn c¸c lo¹i 0,4 0,02 0,0152 4 ChËu hoa c¸c lo¹i 2,38 0,33 0,24 0,0896 5 Sø c¸ch ®iÖn 2,4 5,14 0,14 0,052 6 Lọ hoa 70,35 2,2 0,6 0,592 7 Hµng sø x©y dùng 192,32 18,3 9,9 3,6992 8 Hµng gi¶ cæ 3,3 0,21 0,15 0,06 9 Tranh tứ linh 5,47 0,35 0,27 0,1008 10 Tranh tứ quý 4,12 0,24 0,17 0,0664 11 Men mÇu 0,65 0,39 0,29 0,1104 II Sản xuất nông nghiệp III Thu khác 1,25 0,07 0,15 0,0392 Tổng 295,57 38,02 13,5 5,04 Nguồn: Số liệu điều tra Lợi nhuận bình quân của một hộ trong làng nghề được thể hiện qua Bảng 16, qua đó cho thấy lợi nhuận giữa các hộ có sự khác nhau rõ rệt. Đối với các HTX, lợi nhuận bình quân tính trên HTX đạt 295,57 triệu đồng/năm. Đối với các hộ thì hộ chuyên sản xuất ngành nghề có lợi nhuận cao hơn so với các hộ khác trong làng nghề, hộ chuyên sản xuất trong làng có mức lợi nhuận cao nhất đạt 38,02 triệu đồng/hộ/năm và hộ có lợi nhuận thấp nhất là hộ kiêm sản xuất nông nghiệp đạt 5,04 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy, lợi nhuận của các hộ trong làng nghề phản ánh tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ, lợi nhuận của các hộ cũng tỷ lệ thuận với việc sản xuất sô số lượng sản phẩm có giá trị của từng sản phẩm, đối với những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều lợi nhuận thì đòi hỏi các hộ phải đầu tư nhiều nguồn lực, các sản phẩm đầu tư ít về nguồn lực thì đem lại lợi nhuận thấp. Vì vậy, các hộ chuyên sản xuất đã mạnh dạn đầu tư sản xuất ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, kết quả là các hộ đó có lợi nhuận cao hơn nhiều lần đối với các hộ gia công sản phẩm và kiêm sản xuất nông nghiệp. 4.1.8.8.Hiệu quả sản xuất * Hiệu quả kinh tế Bảng 17: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của cơ sở sản xuất trong làng nghề năm 2008 Chỉ tiêu Số lượng HTX SX chuyên Gia công Kiêm SX nông nghiệp Thu nhập/tổng doanh thu 0,3 0,33 0,35 0,33 Thu nhập/tổng chi phí 0,42 0,49 0,54 0,49 Doanh thu/tổng chi phí 1,42 1,49 1,54 1,49 Thu nhập/Vốn 0,31 0,3 0,53 0,97 Thu nhập/Lao động/tháng 970.000 450.000 390.000 300.000 Nguồn: Số liệu điều tra Hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ trong làng nghề ta dùng một số chỉ tiêu phản ánh và được thể hiện như sau: - Thu nhập/tổng doanh thu - Thu nhập/tổng chi phí - Doanh thu/tổng chi phí - Thu nhập/vốn - Thu nhập/lao động/năm Qua số liệu phân tích ở Bảng cho thấy, ở làng nghề gốm sứ Kim Lan, bình quân một đồng doanh thu của các cơ sở sản xuất thu được thì chỉ có 0,33 đồng lợi nhuận. Với chỉ tiêu đánh giá đối với một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất ngành nghề của cơ sở sản xuất trong làng nghề thì các cơ sở sản xuất trong làng nghề thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này của các cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ đạt 0,49 đồng lợi nhuận, đối với HTX là 0,42đồng và đối với các hộ là 0,51đồng lợi nhuận. So sánh chỉ tiêu giữa thu nhập và đồng vốn bỏ ra thì trong làng nghề bình quân đạt và đối với các hộ trong làng thì hộ chuyên sản xuất là 0,3, hộ gia công là 0,53 và hộ kiêm sản xuất nông nghiệp là 0,97 lần. Trong năm 2008 thu nhập bình quân của một lao động trong làng nghề khá cao, thu nhập cao nhất của một lao động/tháng là những lao động trong HTX đạt 970 nghìn đồng, lao động có mức thu nhập thấp nhất là những lao động trong các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp bình quân cũng chỉ đạt 300 nghìn đồng/tháng. Lao động trong các hộ chuyên sản xuất và gia công trong làng nghề đạt 490 đến 500 nghìn đồng/tháng. Qua đây chúng ta nhận xét một cách khách quan rằng hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề của cơ sở sản xuất trong làng nghề năm qua đã đem lại thu nhập đáng kể cho các cơ sở sản xuất đặc biệt là thu nhập của lao động ngành nghề. * Hiệu quả về xã hội: Thứ nhất, các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề của các nhóm hộ gia đình đã góp phần giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình nông dân. Các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề sử dụng lao động bằng 130% thời gian lao động của hộ thuần nông. Thứ hai, các hộ tham gia sản xuất, kinh doanh ngành nghề có thu nhập cao hơn gấp 6 đến 10 lần so với các hộ thuần nông, điều đó cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề góp phần đáng kể vào chương trình xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn hiện nay, tạo cơ sở góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Thứ ba, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, sự phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề của các hộ gia đình nông dân trong những năm gần đây đã tạo cho nông thôn bộ mặt mới. Cơ cấu kinh tế nông thôn được thay đổi, tỷ trọng thu nhập tăng từ hoạt động ngành nghề trong tổng thu nhập được tạo ra ở địa phương thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động ở nông thôn. Sự phát triển ngành nghề của các hộ nông dân đang từng bước thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ tư, việc sản xuất, kinh doanh ngành nghề của các hộ bên cạnh đem lại giá trị kinh tế cao còn có giá trị về bản sắc dân tộc. Nhiều sản phẩm, bí quyết nghề nghiệp làm thủ công đã được lưu truyền cho đời sau. Như vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề của các hộ gia đình vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 4.1.9.Các vấn đề xã hội liên quan đến phát triển làng nghề 4.1.9.1. Tình hình về đào tạo, truyền dạy nghề Trong mỗi làng nghề có rất nhiều dòng họ, mỗi dòng họ đều có một bí quyết gia truyền cho sản phẩm khác nhau. Kinh nghiệm gia truyền đó người ngoài không thể biết được và cũng không được truyền cho người học việc hoặc lao động làm thuê trong làng nghề. Bên cạnh việc đào tạo về văn hoá đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thì việc đào tạo cho các lao động trong làng nghề đang đặt ra đối với mỗi cấp chính quyền địa phương. Qua điều tra thực tế, hầu hết các lao động chưa qua một trường lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày hoặc dài ngày, trong tỉnh và của Nhà nước, mà chủ yếu các lao động được học nghề tại các cơ sở đi làm thuê, đi học việc. Do đó nhu cầu đào tạo nghề cho lao động của làng nghề rất lớn. Qua phỏng vấn trực tiếp các lao động làm nghề của làng nghề từ những lao động trong các khâu đơn giản đến những người có trình độ tay nghề cao thì mong muốn của họ là rất muốn Nhà nước, huyện mở các lớp đào tạo, dạy nghề cho họ, qua đây họ được cấp chứng chỉ chứng nhận cho họ đã được học qua lớp đào tạo về nghề để khi xin việc hoặc đi làm thuê trong làng nghề được dễ dàng hơn. 4.1.9.2.Vấn đề môi trường Trong làng nghề, cơ sở sản xuất của các hộ đều năm xen kẽ trong các khu dân cư, vấn đề rác thải, tiếng ồn, nước thải ảnh hưởng đến nước sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các hoá chất và các bôi ,khÝ thải ra ngoài là một vấn đề bức xúc trong làng nghề hiện nay. Sự ô nhiễm môi trường đó được thể hiện qua nghiên cứu như sau: Hµng cho vµo lß ®èt, luôn luôn tiếp xúc với các lò lửa nhiệt độ cao hàng nghìn độ c, các kim loại nặng do nóng chảy xảy ra ảnh hưởng tới không những người lao động trực tiếp mà cả cộng đồng dân cư sinh sống trong làng. Người hít vào các khí độc có thể bị bệnh lao, phổi, ảnh hưởng thần kinh, thị lực giảm… Chất thải rắn từ các lò nung (xỉ than, m¶nh bao hµng vì …) gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Tiếng ồn do các thợ thủ công gia công sản phẩm ảnh hưởng tới giấc ngủ và thính giác của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em. Cường độ lao động nặng nhọc, căng thẳng gây ra các bệnh nghề nghiệp, bệnh lao lực đối với người lao động. Sự phát triển tự phát của các cơ sở sản xuất, các hộ gai đình xen lẫn khu dân cư gây nên sự quá tải về đường điện phục vụ cho sinh hoạt dẫn tới cháy, nổ, chập điện … 4.1.9.3. An ninh, chính trị xã hội trong làng nghề Tình hình an ninh, chính trị của làng nghề cơ bản được đảm bảo, làng nghề đều nằm dưới sự quản lý của an ninh xã. Trong làng nghề có tổ dân quân tự vệ, tất cả các đường giao thông trục chính trong làng nghề đều có điện thắp sáng từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng. Tệ nạn xã hội cờ bạc, nghiện hút cũng có xuất hiện nhưng đã kịp thời bị ngăn chặn. 4.1.10. Đánh giá chung * Thuận lợi Vị trí địa lý của làng nghề là một yếu tố thuận lợi, làng nghề có đường giao thông liên huyện và liên tỉnh chạy qua, gần trung tâm huyện và tiếp giáp hai tỉnh Hưng Yên và B¾c Ninh đang có thế mạnh về phát triển công nghiệp . Với vị trí địa lý như vậy, làng nghề có điều kiện thuận lợi cho cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá. Trong làng nghề hiện nay thì có tới 80% tổng số hộ tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề, qui mô của các hộ thì phụ thuộc vào nguồn lực của từng hộ, số lao động tham gia sản xuất trong làng nghề rất đông. Cơ sở hạ tầng trong làng nghề được cải thiện, đã có đường bê tông đến các ngõ xóm, nguồn điện cung cấp cho sản xuất ngành nghề đã được đảm bảo. Qua điều tra trực tiếp phỏng vấn một số làm nghề lâu năm thì các hộ đều thể hiện rõ sự tôn trọng được học làm nghề do cha ông truyền lại và sự tâm huyết nhiệt tình dạy nghề cho thế hệ sau, đây là một điều rất thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề đặc biệt là những chủ hộ có cơ sở sản xuất lớn. * Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của làng nghề Khó khăn thường gặp của hộ trong làng nghề qua điều tra cho thấy khó khăn của họ là vấn đề về vốn dành cho sản xuất, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh ngành nghề của các hộ trước mắt phải đòi hỏi có một lượng vốn lớn, trong khi đó điểm xuất phát của các hộ là đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nếu vay vốn để sản xuất thì việc vay vốn của các hộ cũng không thể đủ đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất vì vậy các hộ sản xuất với qui mô nhỏ. Đất đai để mở rộng qui mô sản xuất của các hộ trong làng nghề trong thời gian tới rất khó khăn. Hiện huyện và xã đã có qui hoạch điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của xã để giải quyết vấn đề về đất đai của các cơ sở sản xuất. Song việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn. Tuy một số sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại những thị trường khó tính trong nước, ngoài nước nhưng nhìn chung đó cũng chỉ là những sản phẩm kh¸ch hµng nhá lÎ đặt, còn nhìn chung vẫn chưa ổn định, cho đến nay làng nghề chưa có biện pháp tiếp thị tích cực, mặc dù các hộ cũng nhận thức được vấn đề này, chủ yếu là thị trường trong n­íc, khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế vì thông tin chưa đáp ứng kịp, nên sản phẩm của các hộ gia đình thường bị các tư thương mua với giá rẻ. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho làng nghề cũng là một vấn đề khó khăn cho các hộ sản xuất hiện nay, vì nguồn nguyên liệu không phải là tại chỗ, nó tuỳ thuộc phần lớn vào các nhµ cung t­ nh©n cÊp, giá cả thì không ổn định, trong khi đó nguyên liệu chất đốt cũng là một vấn đề cần xem xét tới. Nguồn điện cung cấp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề hiện nay mặc dù đã được cải tạo nhưng việc cung cấp điện còn nhiều khó khăn, máy móc thiết bị của các cơ sở sản xuất hoạt động chủ yếu bằng nguồn điện mà nguồn điện cung cấp cho làng nghề là không đủ đặc biệt là trong giờ cao điểm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối, nhiều cơ sở sản xuất phải sản xuất vào ban đêm cũng chính vì phụ thuộc vào nguồn điện. Trình độ văn hoá của các chủ hộ, của các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề còn hạn chế, đa số các chủ cơ sở sản xuất chỉ học hết cấp II, một phần rất nhỏ là tốt nghiệp cấp III. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất, kinh doanh của làng nghề. Vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải trong làng nghề là một vấn đề cấp bách và cần xử lý nghiêm có quy mô, tổ chức và chất lượng. Chính sách, Nhìn chung các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề của các hộ gia đình trong làng nghề được tự do phát triển theo khả năng của mỗi hộ gia đình, đã có nhiều bước phát triển tích cực góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân các hộ và cho cả xã hội. Nhưng do tính tự phát cao nên không tránh khỏi khó khăn khi hoạt động như vấn đề về đất đai, nhà xưởng, vấn đề thu mua nguyên vật liệu, vấn đề vay vốn để sản xuất,…Do hoạt động tự phát nên gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên như tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là sản xuất không có thông tin về thị trường, không có mối liên kết để giải quyết thị trường nên sản phẩm làm ra có lúc không tiêu thụ được hoặc không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng, Trong những năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân nhìn chung cơ sở hạ tầng ở địa phương được cải thiện đáng kể nhất là giao thông, thuỷ lợi, chợ, bưu chính viễn thông đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngành nghề của các hộ gia đình .Song để trở thành một bộ phận của công nghiệp nông thôn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn thì cơ sở hạ tầng của toàn bộ địa bàn cũng như của các hộ gia đình hiện nay trên địa bàn nghiên cứu chưa thể đáp ứng được. Sự cạnh tranh, Thị trường hoạt động của các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn hiện nay vốn rất nhỏ hẹp và sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nhập ngoại. Trong bản thân làng nghề gốm sứ trên địa phương cũng có sự cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm và thị trường. 4.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHÒ KIM LAN 4.2.1. Định hướng phát triển nghề gốm sứ Để thúc đẩy phát triển làng nghề gốm sứ cần có những định hướng đúng đắn để phát triển sản xuất và các dịch vụ của các hộ gia đình nông dân vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương như: về vị trí địa lý, nguồn lực, tài nguyên, nhân lực,… Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của làng nghề, phát triển làng nghề phải xuất phát từ các quan điểm: Phát triển làng nghề vừa khôi phục các nghề gốm sứ vừa tạo ra các ngành nghề mới. Phải gắn với thị trường tiêu thụ, với nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ và nguồn lao động tại chỗ để góp phần nâng cao mức sống cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Có chương trình phát triển một số nghề để thu hút lao động tại chỗ, khuyến khích một bộ phận nông dân chuyển sang hoạt động ngành nghề và dịch vụ. Củng cố thị trường cũ, phát triển thị trường trong và ngoài tỉnh và tham gia thị trường xuất khẩu. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo tay nghề cho thế hệ sau và chương trình đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, đổi mới công nghệ thiết bị. Phát triển làng nghề gốm sứ phải gắn với nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế của xã và của huyện. Phát triển làng nghề gốm sứ trong xã trên cơ sở những lợi thế so sánh của các hộ gia đình, địa phương và nhu cầu của thị trường. Phát triển làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.Do tính chất sản xuất gốm sứ là sản xuất là sản xuất thủ công,nên chính quyền các cấp tạo điều kiện và khuyến khích người dân đầu tư vào khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Khuyến khích người dân nên phát triển loại hình sản xuất theo qui mô hộ là hợp lý nhất vì: qui mô sản xuất theo hộ đáp ứng được điều kiện về mặt bằng sản xuất, vốn , trình độ quản lý, phát huy được các tinh hoa trong làng nghề ,từ đó tạo ra sự đa dạng về sản phẩm , phong phú về chủng loại. Chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm . Phát triển làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường và xử lý rác thải. 4.2.2. Những giải pháp phát triển làng nghề gốm sứ 4.2.2.1. Giải pháp về đất đai Trong làng nghề hiện nay thì nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành nghề là rất lớn, để mở rộng qui mô sản xuất của cơ sở đất đai, để giới thiệu sản phẩm phải có diện tích cửa hàng…Vì vậy đất đai rất cần thiết cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ. Để thấy được nhu cầu thuê đất của các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề chúng tôi tiến hành điều tra các chủ hộ và rút ra được nhận định như sau: nhu cầu thuê đất của các hộ tuỳ thuộc vào qui mô sản xuất và mục đích sử dụng khác nhau, đối với các hộ có qui mô sản xuất lớn thì nhu cầu thuê nhiều đất là để phục vụ sản xuất như dành cho kho bãi, đất làm nhà xưởng, các hộ sản xuất qui mô nhỏ thì nhu cầu thuê đất chủ yếu là muốn có một diện tích từ khoảng 20 đến 30 m2 ở gần đường giao thông, chợ hay các trung tâm huyện khác để bán hàng. Để giải quyết được hết những nhu cầu về đất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ là rất khó vì quĩ đất của địa phương còn hạn chế, tiền thuê đất để bán hàng thì rất đắt do đó dẫn đến tình trạng cơ sở sản xuất nào có nhiều tiền thì thuê được nhiều diện tích đất. Qua số liệu điều tra của Bảng cho thấy nhu cầu thuê đất để làm cửa hàng thì 100% các cơ sở đều có nhu cầu thuê, còn thuê đất để làm nhà xưởng và kho bãi thì chủ yếu là hợp tác xã và các hộ chuyên sản xuất. Bảng 18: Nhu cầu thuê đất sản xuất TTCN của các cơ sở sản xuất Cơ sở SX ĐVT Nhà xưởng Cửa hàng Kho bãi HTX m2 1500 100 250 Chuyên SX m2 1000 50 250 Nguồn: Số liệu điều tra Hiện nay cơ sở sản xuất của hợp tác xã không nằm xen kẽ cùng với khu dân cư vì họ đi thuê đất để sản xuất, còn lại phần lớn cơ sở sản xuất các hộ trong làng nghề nằm xen kẽ cùng với dân cư vì diện tích sản xuất ngành nghề của các hộ chủ yếu là sử dụng những diện tích đất vườn và đất ở của mình vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân cư như vấn đề về vệ sinh môi trường, rác thải, tiếng ồn và thời gian sinh hoạt của các hộ dân cư bị đảo lộn. Vì vậy, huyện Gia Lâm và xã Kim Lan đã quy hoạch điểm công nghiệp của địa phương để phát triển công nghiệp nông thôn tập trung thì cần nhanh chóng giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông và kéo điện ra điểm công nghiệp để hợp tác xã và các hộ sớm có điều kiện thuê đất để phát triển sản xuất. 4.2.2.2. Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề gốm sứ Đối với nghề gốm sứ, vấn đề đào tạo và truyền dạy nghề đi đôi với việc tồn tại và lưu truyền của làng nghề đó. Vì vậy, nghề gốm sứ trên địa bàn xã cần phải có chiến lược đào tạo và truyền dạy nghề cho con em mình, cho những người có tâm huyết với nghề đó. Hàng năm, chính quyền địa phương cùng với các nghệ nhân của làng nghề trên địa bàn xã tổ chức các cuộc thi tay nghề, mời các cơ quan có thẩm quyền quyết định và công nhận các cấp bậc tay nghề sau mỗi cuộc thi. Đối với các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm, kỹ thuật tinh xảo trong nghề cần tạo điều kiện cho họ về chính sách, chế độ cho họ trong việc truyền dạy nghề. Qua phân tích thực trạng của hộ trong làng nghề thì nhu cầu về lao động trong làng nghề là rất lớn đặc biệt là những lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, kinh nghiệm sản xuất. Qua điều tra phỏng vấn các cơ sở sản xuất ngành nghề trong làng nghề có nhu cầu về lao động là những hộ chuyên sản xuất và hợp tác xã thì các chủ sản xuất rất muốn thuê lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao để và sẵn sàng thuê dài hạn có mức thù lao xứng đáng, nếu tính bình quân một cơ sở sản xuất có nhu cầu thuê lao động là từ 3 đến 4 lao động. Đứng trước tình hình nhu cầu thuê lao động có trình độ tay nghề cao của các hộ trong làng nghề hiện nay về phía lãnh đạo địa phương cần có chính sách, giải pháp để đào tạo nghề cho các lao động trong làng nghề, những chủ trương chính sách đó phải được điều tra khảo sát nhu cầu học của lao động để tránh tình trạng nội dung đào tạo nghề không phù hợp với nhu cầu của lao động học nghề, kết hợp cùng với các trung tâm dạy nghề của tỉnh, chương trình khuyến công của tỉnh để đào tạo lao động cho nghề gốm sứ. Đối với các chủ cơ sở sản xuất có kinh nghiệm lâu năm cần mở rộng qui mô truyền dạy nghề cho thế hệ sau kể cả những lao động đến học việc và làm thuê. trước mắt là trung tâm dạy nghề của huyện Gia Lâm cần liên kết với HTX DVCNN Kim Lan để mở những lớp dạy nghề ngắn hạn cho người lao động của xã Kim Lan và các xã trong huyện. Bảng 19: Nhu cầu về lao động và trình độ lao động của các cơ sở sản xuất Cơ sở SX Trình độ VH của lao động Số LĐ thuê Cấp I Cấp II Cấp III ĐH và trên ĐH HTX 9 28 14 1 28 Chuyên SX 15 106 19 0 72 Gia công 21 50 9 0 47 Nguồn: Số liệu điều tra Ngày nay lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao trên mọi lĩnh vực. Phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những lĩnh vực đòi hỏi người quản lý, kinh doanh phải có trình độ quản lý theo kịp được với những yêu cầu khi tham gia thị trường, nó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của một quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trình độ của người lao động ở nông thôn, đặc biệt trong làng nghề cũng được nâng lên, điều này phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi bản thân người lao động, phải nâng cao trình độ học vấn kết hợp với nâng cao trình độ tay nghề. Qua điều tra, một điều nổi bật là các chủ cơ sở sản xuất hay các chủ hộ tuổi đời từ 35 đến 50 tuổi thì trình độ về học vấn đại đa số chỉ học hết cấp II, có một số chủ hộ chỉ học hết cấp I trước kia ( thời bao cấp) biết đọc và biết viết . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức khi tham gia các lớp đào tạo về quản lý kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật, khai thác, khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin hiện đại để tìm kiếm thị trường. Trong những năm gần đây, việc sử dụng lao động dư thừa trong nông thôn ở làng nghề đã làm rất tốt, không những sử dụng hết lao động trong gia đình mà các hộ, chủ cơ sở sản xuất còn thuê thêm lao động, nhưng nhìn chung lao động ở làng nghề là lao động phổ thông chiếm phần lớn, do đó mức lương được hưởng còn rất thấp. Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương cần chú ý xem xét, nếu như chúng ta qui hoạch phát triển đối với làng nghề, bên cạnh qui hoạch về sản xuất thì việc qui hoạch về con người, nhất là những chủ cơ sở sản xuất cũng rất đáng quan tâm và cùng với sự cố gắng của các chủ cơ sở, người lao động trong làng nghề. 4.2.2.3. Giải pháp về vốn Vốn sản xuất trong làng nghề gốm sứ là một yếu tố quyết định đến qui mô sản xuất của cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thực tế điều tra trong lang nghề gốm sứ thì nguồn vốn dành cho sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của các hộ chủ yếu là nguồn vốn tự có chiếm tới 67,7% số còn lại tuỳ thuộc vào từng chủ cơ sở sản xuất, có cơ sở sản xuất vốn rất thiÕu, có cơ sở sử dụng vốn lại bị thua lỗ nhưng điều cần thiết nhất đối với các chủ hộ trong làng nghề gốm sứ là khi họ cần vốn cho sản xuất thì họ vay ai ngoài nguồn vốn tự có của gia đình. Nguồn vốn vay của các tổ chức ngân hàng thì rất hạn chế về số lượng và thời hạn vay, do đó các chủ cơ sở sản xuất thường đi vay vốn của các cá nhân, anh em bạn bè và các tổ chức khác, vì vậy dẫn đến tình trạng cho vay với lãi suất cao. Những điều đó là qui luật của các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề đều có nguyện vọng muốn được tiếp xúc với tất cả các nguồn vốn của địa phương để phát triển sản xuất. Huyện Gia Lâm có thể thông qua quỹ khuyến công hỗ trợ cho các hợp tác xã và các chủ hộ một phần lãi suất để họ được vay vốn với lãi suất ưu đãi là 0,65%/năm. 4.2.2.4. Giải pháp về thị trường Đối với các làng nghề thì thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn, nó quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của làng nghề. Thực trạng phát triển làng nghề cho thấy các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết đầu ra cho sản phẩm, sự biến động thăng trầm của làng nghề phần lớn do thị trường quyết định. Củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, muốn vậy sản phẩm của làng nghề trên địa bàn xã Kim Lan phải không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng, mẫu mã, đồng thời các hộ gia đình, các tổ sản xuất phải năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội để giới thiệu sản phẩm của mình như: triển lãm, công tác tiếp thị, thăm quan giới thiệu sản phẩm,…Muốn có được những sản phẩm đứng vững trên thị trường thì việc tạo ra những sản phẩm đó không phải là đơn giản, từ các việc tưởng chừng đơn giản như s¶n xuÊt nh÷ng mÉu ®· cã, đến sáng tạo ra những sản phẩm có trình độ tay nghề cao, tính nghệ thuật đặc sắc và mang đậm bản sắc dân tộc thì các chủ hộ, cơ sở sản xuất phải đầu tư một lượng vốn khá lớn. Phải biết kết hợp các khâu trong sản xuất một cách tinh tế để giảm các chi phí khác và thị trường tiêu thụ sản phẩm phải ổn định. Vì thế làng nghề trước hết phải biết tự phát huy nội lực của mình về vốn, thị trường. Củng cố các thị trường gốm sứ, tìm kiếm các thị trường thông qua các cuộc triển lãm, tham gia hội chợ, xuất khẩu sản phẩm. Để tiếp cận thị trường một cách tốt hơn nữa, làng nghề cần củng cố lại hệ thống tiếp thị đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất lớn, quảng cáo sản phẩm của mình, thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra cần tổ chức đa dạng các kênh tiêu thụ, mở rộng hệ thống đại lý tiêu thụ hạn chế áp lực cạnh tranh trong bán hàng gây chia cắt làng nghề. 4.2.2.5. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào và điện phục vụ sản xuất ngành nghề Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho các hộ sản xuất trong các làng nghề hiện nay chủ yếu gồm những nguyên liệu như (§Êt ,men,mÇu ), chất đốt ( than, củi, Gas…), nguồn điện phục vụ cho sản xuất. Trong các nguồn nguyên liệu chính đó thì nguồn nguyên liệu ®Êt men, chÊt ®èt và nguồn điện phục vụ cho sản xuất được các chủ cơ sở sản xuất rất quan tâm. Nguồn nguyên liệu ®Êt men được cung cấp chính cho các chủ cơ sở sản xuất chủ yếu là các hé kinh doanh nhá lÓ, ngoài ra các chủ cơ sở sản xuất không có nguồn cung cấp nguyên liệu nào lâu dài và ổn định, trong khi đó các chủ cơ sở muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài vào thì giá rất đắt và phải nhập khẩu với số lượng lớn thì họ lại không đủ vốn. Thực tế cho thấy nguồn nguyên liệu ®Êt ,than hiện nay đang bị những tư nhân vì lợi nhuận đã thu lại để bán sang Trung Quốc với giá cao hơn bán cho làng nghề. Đây là một trong những khó khăn nhất của làng nghề vì nếu nguyên liệu đầu vào không đáp ứng đủ cho sản xuất thì sản xuất sẽ bị ngừng trệ hoạt động, chính vì thế các chủ cơ sở sản xuất cũng chỉ biết trông chờ và hy vọng vào các hộ nhá lÎ mà chưa tìm ra được giải pháp mang tính lâu dài và ổn định. 4.2.2.6. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong làng nghề gốm sứ Sản phẩm của làng nghề gốm sứ trên địa bàn xã được tạo ra bằng công cụ thủ công và bằng tay là chủ yếu, điều đó có nghĩa là sản phẩm gèm sø mang tính , mộc mạc, tinh xảo,…Nhưng để có được sản phẩm như thế, thì một số công đoạn đầu trong việc cung cấp nguyên liệu của làng nghề trên địa bàn xã là rất vất vả và nặng nhọc, như nghiÒn luyÖn xÐo vß,…Ngày nay, với khoa học công nghệ phát triển thì vận động các hộ, tổ sản xuất từng bước áp dụng những máy móc để có thể thay thế những việc nặng nhọc và độc hại đó. Vấn đề môi trường, rác thải của làng nghề gốm sứ thải ra là một vấn đề cần quan tâm của mọi người dân, nhất là những người dân trong làng nghề gốm sứ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến không những lao động trong làng nghề mà còn ảnh hưởng tới các vùng lân cận, như: nguồn nước, không khí bụi,…Không những thế môi trường, rác thải của làng nghề gốm sứ còn ảnh hưởng đến lượng khách thăm quan, du lịch trong làng nghề, chất lượng sản phẩm,…Do đó, mỗi làng nghề trên địa bàn huyện phải có kế hoạch xử lý rác thải, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong làng, ký hợp đồng vệ sinh với các tổ chức cá nhân về vệ sinh môi trường nông thôn, hàng tháng, hàng quí định kỳ phải tổng kết vệ sinh trong làng nghề và kiểm tra hệ số môi trường, an toàn vệ sinh cho phép. Đối với các cơ sở mới thành lập xưởng để sản xuất thì đòi hỏi phải có hệ thống cống, rãnh tiêu thoát rác thải một cách an toàn và hợp lý trước khi thải ra các sông, ngòi, ao hồ. Đối với các cơ sở sản xuất lâu đời, làng nghề cần có biện pháp giải quyết môi trường như xây dựng lại hệ thống thoát nước trong làng nghề, chi phí do các hộ làm nghề đóng góp tuỳ theo qui mô sản xuất và được chính quyền thôn đứng ra giải quyết. Không nên sử dụng nước ở các ao, giếng đào trong làng nghề để ăn, uống mà phải sử dụng các nguồn nước sạch khác như nước giếng khoan với độ sâu từ 80m đến 100m hoặc hệ thống nước sạch từ công ty cung cấp. Đối với các kim loại nặng và xỉ than cần xử lý thật tốt trước khi thải ra ngoài, tránh tình trạng thải ra cả khu vực như ao, hồ, đồng ruộng mà chưa xử lý thì hậu quả rất nặng hay thẩm thấu xuống đất và ô nhiễm tầng nước ngầm. Thành lập các đôi tự quản các đoạn đường làng, xây dựng các thùng rác. Đối với làng nghề cần đề nghị với chính quyền địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các lao động và người dân đang sinh sống trong làng nghề. 4.2.2.7. Mối quan hệ trong sản xuất và xã hội trong làng nghề gốm sứ Trong làng nghề gốm sứ của xã mối quan hệ bao chùm hơn cả là mối quan hệ giữa chủ và thợ, ngoài ra cũng có một số quan hệ khác như các hộ gia đình, tổ sản xuất nhưng chỉ mang tính quan hệ chưa có tính gắn kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi đề xuất ngoại trừ khi có những đầu tư khác để nâng cao qui mô, trình độ hoạt động của làng nghề ở nông thôn mà các hộ gia đình làm nghề cần có mối quan hệ với nhau trong việc cung cấp đầu vào, hợp tác với nhau trong các công đoạn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, vốn,…thì cần nghiên cứu xác định và tổ chức hình thức hợp tác cho phù hợp. Cùng với phát triển công nghiệp nhiều vấn đề xã hội công nghiệp sẽ phát sinh làm phá vỡ thuần phong mỹ tục, nảy sinh các tệ nạn xã hội, diễn ra sự phân hoá giàu nghèo. Do đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lao động về gốm sứ gia đình, lòng yêu quê hương đất nước, về pháp luật, về phòng chống các tệ nạn xã hội. Có chính sách hỗ trợ những người lao động gặp hoàn cảnh bất lợi trong cuộc sống và tổ chức sản xuất. Để giảm bớt các khâu lao động thủ công nặng nhọc, tận dụng thời gian lao động, giải phóng một phần sức lao động thì việc áp dụng những tiến bộ khoa học về máy móc thiết bị vào sản xuất trong làng nghề là một việc cần làm, nhưng áp dụng như thế nào, áp dụng vào khâu nào, sản phẩm nào thì không phải chủ cơ sở sản xuất hay chủ hộ nào cũng có đủ kinh nghiệm để làm. Do đó, làng nghề cần có mối quan hệ chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong sản xuất, tư vấn cho nhau về sử dụng máy móc thiết bị. Ngoài mối quan hệ về sản xuất các hộ và các tổ chức sản xuất trong làng nghề cần hợp tác với nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm để hạn chế tình trạng người bán không được hàng, người thì không có hàng bán. Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho việc qui hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong cơ sở, vai trò gương mẫu của các Đảng viên, có chính sách ưu đãi để thu hút những lao động có trình độ tay nghề cao và những người có trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh làm việc trong các cơ sở sản xuất. 4.2.2.8. Một số giải pháp chung khác Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn đã được nghị quyết của Đảng nhấn mạnh nhưng trong thực tế vẫn chưa phát triển phù hợp với nhu cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài những nguyên nhân khách quan mang lại như chúng ta có xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nông dân và nông thôn nước ta còn nghèo, thiếu vốn sản xuất, dân trí chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong trang thiết bị máy móc và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của thị trường, thì vẫn còn những nguyên nhân chủ quan. Do đó, để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn thì mỗi cán bộ Đảng viên cần phải ý thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển ngành nghề ở nông thôn, các cấp chính quyền cần tổ chức thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch, kế hoạch để phát triển ngành nghề nông thôn, tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kịp thời tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước. Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu và khái quát về làng nghề gốm sứ trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Thµnh phè Hµ Néi, tôi rút ra kết luận như sau: Sự hình thành và phát triển làng nghề gốm sứ là một tất yếu khách quan, nó gắn bó hữu cơ với nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội và công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển làng nghề gốm sứ là một nhiệm vụ có tính chiến lược, có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong địa bàn huyện. Mặt khác, sự phát triển của làng nghề gốm sứ là bộ phận cơ bản nhất cấu thành lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Trong quá khứ cũng như hiện tại, nó chính là một yếu tố Bảng hiện tập trung nhất bản sắc dân tộc. Làng nghề gốm sứ phát triển đã đóng góp khá quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã. Các sản phẩm do làng nghề sản xuất ra, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đời sống dân cư nông thôn và cho xuất khẩu. Sản phẩm làm ra đã kết hợp được một cách hài hoà kinh nghiệm cổ truyền với công nghệ hiện đại để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao. Trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống hàng ngày của nông dân. Sự phát triển của làng nghề là hình thức tốt nhất huy động nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế địa phương, là cách giải quyết hữu hiệu nhất việc làm cho người lao động. Hơn nữa trong thực tế qua làng nghề hiện nay do đất chật người đông, con đường hợp lý và hiệu quả nhất là dựa trên thế mạnh của làng nghề gốm sứ trong xã, đi từng bước từ thủ công lên công nghiệp. Đồng thời, kết hợp yếu tố gốm sứ với kỹ thuật hiện đại, làm cho sản phẩm ngày càng tinh xảo hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và có sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to lớn của làng nghề cần phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích hỗ trợ, giúp đỡ tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách vốn, đầu tư, tài chính tín dụng và bảo vệ môi trường sinh thái,… 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Chính quyền địa phương Cần có qui hoạch mang tính chất dài hạn, có kế hoạch cụ thể để kết hợp được nhiều nguồn lực cùng hợp tác thúc đẩy phát triển đối với nghề gốm sứ trong xã. Có chính sách hỗ trợ các hộ mạnh dạn đầu tư chuyển hẳn sang làm nghề và thành lập các tổ chức sản xuất kinh doanh như công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác,… Kết hợp với các trường dạy nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động theo nhu cầu của làng nghề. Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề xã hội trong làng nghề như chăm sóc sức khoẻ cho lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, rác thải. Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã, đặc biệt là giao thông nông thôn trong làng nghề gốm sứ trong xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu của sản phẩm. Đáp ứng đủ nguồn điện phục vụ cho sản xuất trong làng nghề nhất là vào các vụ mùa. Phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã, phát huy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong xã, trong làng nghề và nhiệm vụ gương mẫu của các đảng viên trong các chi bộ cơ sở. 5.2.2. Đối với làng nghề Thực hiện đúng các qui định của pháp luật về phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề. Chủ động tìm hiểu kiến thức để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý, khả năng nhận biết thị trường, tìm kiếm thị trường. Chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh như: vốn, thiết bị máy móc, đất đai, lao động, hình thức tổ chức sản xuất của mình để phù hợp với nguồn lực sản xuất của hộ. nên có một Website để giới thệu sản phẩm. Tham gia tích cực các lớp đào tạo về tay nghề, quản lý do huyện, tỉnh mở. Xây dựng các mối quan hệ sản xuất giữa các nhóm hộ tốt hơn nữa để chủ động trong sản xuất kinh doanh và giúp đỡ nhau cùng phát triển./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2002), Nghị quyết Trung ương số 05/NQ-TW, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Báo cáo tình hình phát triển Công nghiệp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007 của 15 tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ. Nghị quyết số 01 -NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ TP Hµ n«i về phát triển nghề và làng nghề. Báo cáo kết quả hoạt động của ngành công nghiệp năm 2006 - 2007 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng (tháng 12 năm 1999), Kỷ yếu đề tài cấp Nhà nước KHXH, Hà Nội. Đỗ Đức Chính (1997), Cách mạng xanh, cách mạng trắng và phát triển nông thôn ở Ấn Độ, Tạp chí nghiên cứu lý luận, trang 35-39. Đặng Ngọc Dinh (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 157. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 95-96. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 92. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 43. Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ Việt Nam, (tháng 8 năm 1996), Hà Nội, trang 123. Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ Việt Nam, (tháng 8 năm 1996), Hà Nội, trang 122-123. Kết quả điều tra ngành nghề nông thôn Việt Nam, (1997), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguyễn Thiệu Luận (2001), Tiềm năng và thực trạng các làng nghề gốm sứ Việt Nam, Hội chợ triển lãm - hội thảo Expo HCV tại hội trường thống nhất TP Hồ Chí Minh. Mác-Ăng Ghen (1993), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 23, 657. Mác-Ăng Ghen (1994), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 20, 232. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ( ngày 24/11/2000), Một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Quyết định số 29/2007 QĐ-UBND của UBND TP quy định về tiêu chuẩn làng nghề. Lê Văn Tâm - Nguyễn Trường Sơn (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 66-67. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3, trang 411-412. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3, trang 420. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3, trang 565-566. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3. Tạp chí Công nghiệp - Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công nghiệp, Số 1 năm 2007. Tài liệu Điều tra dân tộc học tại địa phương -. Bùi Văn Vượng, Phát triển môi trường thể chế cho ngành nghề ở nông thôn Việt Nam, Hội thảo khoa học về môi trường thể chế cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, Hà Nội. Tài liệu điều tra tại địa phương. MỤC LỤC PHẦN I:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn Hoàn Chỉnh Hải KT 35.doc
Tài liệu liên quan