ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một thời gian dài diện tích rừng Việt Nam đã giảm đi liên tục
(năm 1943 là 14,3 triệu ha nhưng đến năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Tuy
nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng có xu hướng tăng rõ rệt (năm
1995 diện tích rừng toàn quốc tăng lên 12,61 triệu ha, độ che phủ đạt 37%,
trong đó rừng tự nhiên có 10,28 triệu ha, rừng trồng có 2,33 triệu ha) nhưng
chất lượng rừng ngày càng giảm sút, năng suất không cao và chất lượng rừng
còn chậm được cải thiện. Trước thực tế mất rừng và các nhu cầu sử dụng gỗ,
để đảm bảo an ninh môi trường cũng như nhu cầu phát triển bền vững của
đất nước, trong nhiều năm qua Chính phủ Việt Nam bằng nỗ lực của mình và
sự giúp đỡ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã đầu tư khá lớn vật tư,
tiền vốn để trồng rừng, phục hồi và phát triển rừng thông qua các chương
trình mục tiêu như: Chương trình 327, dự án 661 và các nguồn vốn khác .
Đồng thời đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng.
Đặc điểm cơ bản của rừng thứ sinh là: Cấu trúc rừng bị đảo lộn,
nhiều loài cây thứ sinh giá trị thấp tham gia vào tổ thành quần thụ bên cạnh
những cây gỗ nhỏ thuộc các loài thứ yếu ở tầng dưới tán của rừng "cũ", tán
rừng bị vỡ từng mảng do cây đứng phân bố không đều, màu rừng tuy còn
"màu xanh quyến rũ nhưng chủ yếu có khi do dây leo tạo nên". Sản lượng,
giá trị kinh tế của rừng kém, mật độ và tổng diện tích ngang (m2/ha) thấp,
phân phối cây theo cấp tuổi không ở trạng thái cân bằng, thiếu cây chủ yếu ở
nhiều cấp tuổi, cây bị sâu bệnh hại và hình dáng xấu chiếm một tỷ lệ đáng
kể. Triển vọng tái sinh rừng kém, loài cây mục đích chiếm tỷ lệ không đạt
yêu cầu trong lớp tái sinh, số cá thể đạt đến chiều cao khỏi bị ức chế (1-2m)
quá ít, cây tái sinh sinh trưởng trong hoàn cảnh kém thuận lợi do dây leo, bụi
rậm, cây xâm chiếm bột phát Vì vậy, trong một thời gian quá dài, chất và
lượng của rừng nếu không tác động có kỹ thuật sẽ không có những cải tiến
đáng kể . 6 .
Do đó việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là nhiệm vụ quan trọng trước
mắt và lâu dài, đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn những giải pháp tác động
có tính hiệu quả cao. Vì vậy, thực hiện công việc này bằng các giải pháp lâm
sinh như "khoanh nuôi xuc tiên tai sinh kêt hơp trông bô sung la môt giai
pháp lợi dụ ng triêt đê kha năng tai sinh , diên thê tư nhiên đê phuc hôi rưng
thông qua cac biên phap bao vê , biên phap ky thuât lâm sinh va trông bô
sung cân thiêt " 2trên cơ sở sinh vật học - sinh thái học lại càng cấp thiết.
Làm giàu rừng là kỹ thuật bổ sung, nâng cao số lượng cây có giá trị
kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hay xúc tiến tái sinh tự nhiên thường được áp
dụng cho các lâm phần có giá trị kinh tế thấp. Thực tế trong những năm qua
đã có nhiều loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng và làm
giàu rừng như: Re, Lát xoan, Muồng đen, Quế, Sao đen . đã trồng thành
công ở một số nơi.
Theo kết quả điều tra tại V-ên Quèc Gia Tam Đảo, hầu hết rừng ở đây
phong phú về tổ thành, nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhiều cây có
giá trị kinh tế thấp, mật độ tầng cây cao thưa, phân bố không đều. Tuy nhiên
mật độ cây tái sinh lại chiếm tỷ lệ cao và có một số loài có giá trị kinh tế cao
như: Lim xẹt, Re . Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp tác động như tái
sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên để làm giàu rừng. Vấn đề đặt ra là
phải lựa chọn, xác định loài cây phù hợp cũng như việc xây dựng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh để cải tạo và làm giàu rừng. Việc gây trồng các loài
cây ở vùng phân bố của chúng là dễ thành công, tuy nhiên nếu không biết
cặn kẽ và đầy đủ về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mỗi loài thì sẽ
không có đủ căn cứ để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng
chúng.
Lim
xẹt
(Peltophorum
tonkinensis
A.Chev)
thuộc
họ
Vang
(Caesalpiniaceae R.Br) phân bố nhiều ở Tam Đảo, là loài cây có khả năng
tái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể chọn làm cây
cải tạo rừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi. Gỗ Lim xẹt
có màu hồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng để
đóng đồ mộc và xây dựng nhà cửa. Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây
xanh đô thị. 5
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra và căn cứ vào một số đặc điểm cũng
như giá trị của cây Lim xẹt, tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm
sinh thái, sinh trưởng - phát triển của cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis
A.Chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái tại VQG Tam Đảo
– Vĩnh Phúc”. Mục đích là đề xuất các biện pháp bảo vệ cây Lim xẹt tái sinh
tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái để cải tạo và làm giàu rừng
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành khu vực 3:
Kết quả nghiên cứu về tổ thành các loài cây tái sinh ở khu vực 2 là
được thể hiện ở bảng 4.13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
Bảng 4.13. Tổ thành loài cây tái sinh khu vực 3
TT Loài cây Số
cây
đo
đếm
Tỷ lệ
%
TT Loài cây Số
cây
đo
đếm
Tỷ lệ
%
1 Thành ngạnh 96 14,88 27 Ngái lông 7 1,09
2 Lim xẹt 60 9,3 28 Kháo lưỡi nai 7 1,09
3 Mãi táp trơn 46 7,13 29 Dọc 6 0,93
4 Re gừng 37 5,74 30 Sảng 6 0,93
5 Ràng ràng hom 36 5,58 31 Nhãn rừng 6 0,93
6 Cuống vàng 26 4,03 32 Kháo vàng 5 0,76
7 Máu chó 20 3,1 33 Lọng bàng 5 0,76
8 Thanh thất 20 3,1 34 Hà nu 5 0,76
9 Kim sương 17 2,64 35 Trâm trai 4 0,62
10 Lim xanh 17 2,64 36 Đẻn 3 0,47
11 Nanh chuột 15 2,33 37 Re hương 3 0,47
12 Chẩn 14 2,17 38 Dung sạn 3 0,47
13 Ràng ràng mít 14 2,17 39 Găng gai 3 0,47
14 Sung 13 2,02 40 Trẩu 2 0,31
15 Chẹo tía 12 1,86 41 Bời lời 2 0,31
16 Trám chim 12 1,86 42 Cọc rào 2 0,31
17 Mãi táp lông 12 1,86 43 Côm tầng 2 0,31
18 Nhọ nồi 12 1,86 44 Xoan nhừ 2 0,31
19 Thẩu tấu 12 1,86 45 Trâm tía 2 0,31
20 Dẻ cuống 11 1,71 46 Gội nếp 2 0,31
21 Bưởi bung 11 1,71 47 Đại phong tử 2 0,31
22 Hồng rừng 11 1,71 48 Bứa 1 0,16
23 Mán đỉa 10 1,55 49 Bùm bụp 1 0,16
24 Hoắc quang 10 1,55 50 Re bầu 1 0,16
25 Dền 9 1,40 51 Kè sạn 1 0,16
26 Dung chè 8 1,24 52 Trai lý 1 0,16
Công thức tổ thành tầng cây tái sinh:
1,49 Tn +0,93Lxe + 0,71Mtt +0,57 Rg +0,56 Rrh +0,40 Cv+
0,31Mc+0,31Tth+ 0,26Ks+0,26Lx + …
Trong đó: Tn là Thành ngạnh; Lxe là Lim xẹt, Mtt là Mãi táp trơn, Rg là
Re gừng, Rrh là ràng ràng hom, Cv là Cuống vàng, Mc là Máu chó, Tth là
Thanh thất, Ks là Kim sương, Lx là lim xanh…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
Qua bảng 5.14 cho thấy: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở khu vực 3
cũng khá phức tạp, cũng có nhiều loài cây hỗn giao (645 cây). Số loài tham
gia vào cấu trúc rừng là 52 loài, số cây trung bình của 1 loài là 12 cây, với
mật độ cây tái sinh là 13.438 cây/ha. Các loài tham gia chính vào công thức
tổ thành là Thành ngạnh 1,49%; Lim xẹt 0,93%; Mãi táp trơn 0,71%; Re
gừng 0,57%; Ràng ràng hom 0,56%; … Như vậy tỷ lệ tái sinh giữa các loài
là tương đồi đồng đều.
Như vậy từ các công thức tổ thành trên cho thấy: Ở cả 3 khu vực
nghiên cứu, về cơ bản chúng giống nhau về thành phần loài cây, chẳng hạn
như: Máu chó, Trám chim, Re gừng, Lim xẹt, … là cây chiếm tỷ lệ cao và
đồng đều nhất trong cả 3 khu vực nhưng tỷ lệ tổ thành loài cây tái sinh của
khu vực 3 đồng đều hơn so với khu vực 1 và 2.
Mặc dù số lượng loài Lim xẹt tái sinh không nhiều nhưng do đây là đối
tượng nghiên cứu và nó cũng đứng trong hàng ngũ là cây tiên phong có triển
vọng phục hồi rừng nên có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích
hợp nhằm xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên loài cây này.
4.4.2. Số lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp
chiều cao:
Để thuận lợi cho việc tính toán và phân tích, đề tài sử dụng phần mềm
SPSS để kiểm tra sự thuần nhất số liệu trên các khu vực nghiên cứu bằng
tiêu chuẩn
2
theo công thức (3.4). Nếu thuần nhất có thể gộp số liệu trên
các khu vực nghiên cứu để tính toán, ngược lại nếu không thuần nhất thì ta
phải tiến hành tính riêng cho từng khu vực.
Giả thiết H0: Các mẫu quan sát ở 3 khu vực là thuần nhất, hay không
có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp của chiều cao. Giả thiết H0
được chấp nhận khi xác suất của
2
> 0,05 và bị bác bỏ khi xác suất
2
0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các giá trị quan sát về số lượng cây tái
sinh tự nhiên của lâm phần tại 3 khu vực trên nghiên cứu được thể hiện ở
phụ biểu 07.
Phụ biểu 07 cho giá trị
2
= 30,461 với bậc tự do k = 4 và xác suất
(Asymp. Sig 2-sided) của
2
= 0,000 nhỏ hơn 0,05. Vậy ta bác bỏ giả thuyết
H0, có nghĩa là có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chiều cao
của khu vực nghiên cứu.
Như vậy số lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng
cấp chiều cao ở 3 khu vực nghiên cứu trên là không thuần nhất, ta phải tính
toán riêng cho từng khu vực và được thể hiện ở bảng 4.14
Bảng 4.14. Số lƣợng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt
phân theo từng cấp chiều cao
K
V
Đối
tượng
Tổng số
(cây)
Số lượng cây tái sinh /ha của lâm phần và
Lim xẹt
Phân theo từng cấp chiều cao (cm)
< 100 101-
200
201-
300
301-
400
<500
1 Lim xẹt 834 313 229 146 83 63
Lâm
phần
10.729 3.313 2.145 1.875 1.813 1.583
2 Lim xẹt 563 209 187 83 42 42
Lâm
phần
8.396 2.833 2.438 1.729 834 562
3 Lim xẹt 1.250 0 0 125 250 417
Lâm
phần
13.438 1.917 2.229 3.146 3.417 2.729
Theo đánh giá về cây tái sinh của viện điều tra quy hoạch rừng được chia
làm 5 cấp và những cây tái sinh có chiều cao >100cm sẽ được đánh giá là cây
có triển vọng, cụ thể là:
Cấp 1: Mật độ cây tái sinh >12.000 cây/ha là tái sinh rất tốt.
Cấp 2: Mật độ cây tái sinh 8.001-12.000 cây/ha là tái sinh tốt.
Cấp 3: Mật độ cây tái sinh 4.001 – 8.000 cây/ha là tái sinh khá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
Cấp 4: Mật độ cây tái sinh 2.001- 4.000cây/ha là tái sinh trung bình.
Cấp 5: Mật độ cây tái sinh < 2.000 cây/ha là tái sinh kém.
Theo kết quả điều tra ở bảng 5.15 cho thấy: Tái sinh tự nhiên của lâm
phần ở khu vực 1 và 2 được đánh giá là tốt (cấp 2 >8.001cây/ha), khu vực 3
là rất tốt (>12.000cây/ha)
Ở khu vực 1 và 2 tôi thấy, số lượng cây tái sinh ở khu vực 1 cao hơn
số cây của khu vực 2 (ở khu vực 1 mật độ cây tái sinh là 10.729 cây/ha, khu
vực 2 mật độ cây tái sinh là 8.396 cây/ha). Số lượng cây triển vọng ở khu vực
1 cũng cao hơn so với khu vực 2. Từ đó có thể kết luận rằng khả năng tái sinh
của khu vực 1 cao hơn khu vực 2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của
lâm phần ở cả 2 khu vực đều giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Ở chiều
cao < 50cm, số lượng cây tái sinh tương đối cao (khu vực 1 có 3.313 cây
chiếm 30,88% tổng số 10.729 cây tái sinh của lâm phần; khu vực 2 có 2.833
chiếm 33,74% tổng số 8.396 cây tái sinh của lâm phần).
Tái sinh tự nhiên của Lim xẹt cũng rất khác nhau ở 2 khu vực, nhìn
chung ở khu vực 1 Lim xẹt tái sinh tốt hơn so với khu vực 2 (ở khu vực 1 mật
độ Lim xẹt tái sinh là 834 cây/ha chiếm 7,86%; khu vực 2 mật độ cây tái sinh
là 563 cây/ha chiếm 6,71% tổng số cây tái sinh của lâm phần). Tuy nhiên
Lim xẹt tái sinh chủ yếu ở chiều cao < 50cm (khu vực 1 có 313 cây chiếm
37,53%; khu vực 2 có 209 cây chiếm 37,12% tổng số cây Lim xẹt tái sinh).
Tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên có triển vọng ở khu vực 1 cao hơn so với
khu vực 2 (ở khu vực 1 tổng số cây Lim xẹt có chiều cao > 100m là 521 cây
chiếm 60,8% tổng số 843 cây Lim xẹt tái sinh; khu vực 2 là 354 cây chiếm
62,88% tổng số 563 cây Lim xẹt tái sinh).
Riêng khu vực 3 thì đây là kết quả của việc khai thác rừng quá mức,
rừng đã có thời gian phục hồi và xuất hiện một thế hệ cây tái sinh có đường
kính ngang ngực và đường kính tán nhỏ, những loại cây này đã bắt đầu vào
giai đoạn khép tán. Số lượng Lim xẹt tái sinh nhiều hơn so với 2 khu vực trên
(có khoảng 1.250 cây/ha chiếm 9,3% tổng số cây tái sinh của lâm phần), đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
là loài cây có triển vọng và trong tương lai sẽ tham gia vào tầng tán chính của
rừng nếu rừng phục hồi tốt.
Như vậy có thể kết luận rằng ở khu vực 3 tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh tự
nhiên có triển vọng cao hơn so với 2 khu vực trên, hay nói cách khác là điều
kiện ngoại cảnh ở khu vực 3 phù hợp cho cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên phát
triển.
4.4.3. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt:
Qua điều tra chất lượng cây tái sinh của cả 3 khu vực nghiên cứu.
Tương tự như phần trên, để kiểm tra sự thuần nhất của các giá trị quan sát về
các cấp chất lượng tái sinh của lâm phần và Lim xẹt, đề tài dùng tiêu chuẩn
2
theo công thức (3.4) dựa vào phần mềm SPSS để tính toán. Nếu thuần
nhất có thể gộp số liệu trên các khu vực nghiên cứu để tính toán, ngược lại
nếu không thuần nhất thì ta phải tiến hành tính riêng cho từng khu vực.
Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các giá trị quan sát về chất lượng cây tái
sinh tự nhiên của lâm phần tại 2 khu vực nghiên cứu được thể hiện ở phụ
biểu 08.
Phụ biểu 08 cho giá trị
2
= 39,395 với bậc tự do k = 4 và xác suất
(Asymp. Sig 2-sided) của
2
= 0,000 nhỏ hơn 0,05. Vậy ta bác bỏ giả thuyết
H0, có nghĩa là có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng
của khu vực nghiên cứu.
Như vậy số lượng cây tái sinh theo cấp chất lượng của cả 3 khu vực
nghiên cứu là không thuần nhất, ta phải tính toán riêng cho từng khu vực và
chất lượng cây tái sinh của lâm phần và lim xẹt được thể hiện ở bảng 4.15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
Bảng 4.15. Chất lƣợng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt
theo 2 khu vực
Khu vực
nghiên cứu
Đối tượng Chất lượng cây tái sinh (%)
Tốt Trung bình Xấu
1 Lim xẹt 25,13 56,80 18,07
Lâm phần 23,70 58,30 18,00
2 Lim xẹt 22,98 50,25 26,77
Lâm phần 22,73 53,17 24,10
3 Lim xẹt 26,45 61,93 11,62
Lâm phần 28,21 59,03 12,76
Qua bảng 4.15 cho thấy: Nhìn chung cây tái sinh của lâm phần và Lim
xẹt đều có cấp chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở cả 3 khu vực.
Đồng thời, khu vực 3 có tỷ lệ cây ở cấp chất lượng tốt cao hơn và tỷ lệ cây ở
cấp chất lượng xấu thấp hơn so với khu vực 1 và 2. Điều đó chứng tỏ khu vực
3 cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt.
Mặt khác ta thấy, ở cả 3 khu vực nghiên cứu tỷ lệ cây có cấp chất
lượng tốt của Lim xẹt đều cao hơn tỷ lệ cây có cấp chất lượng tốt của lâm
phần (khu vực 1 là 25,13% của Lim xẹt - 23,70% của lâm phần, khu vực 2 là
22,98% của Lim xẹt - 22,73% của lâm phần và khu vực 3 là 26,45% của Lim
xẹt – 28,21% của lâm phần ). Khu vực 3 tỷ lệ cây có cấp chất lượng xấu của
Lim xẹt thấp hơn của lâm phần (11,62% của Lim xẹt và 12,76 của lâm phần),
trong khi đó ở khu vực 1 và 2 tỷ lệ cây ở cấp chất lượng xấu của Lim xẹt cao
hơn tỷ lệ của lâm phần . Điều đó chứng tỏ ở khu vực 3 Lim xẹt tái sinh tự
nhiên tốt hơn so với khu vực 1 và 2.
4.4.4. Phân bố của Lim xẹt tái sinh tự nhiên:
Để nghiên cứu phân bố cây Lim xẹt tái sinh đề tài xác định tần suất
xuất Lim xẹt ở các ô điều tra dựa vào công thức (2-2), kết quả được thể hiện
ở bảng 4.16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
Bảng 4.16. Tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh
Khu vực
nghiên cứu
Số ô điều tra Số ô Lim xẹt
xuất hiện
Tần suất (%)
1 30 23 76,67
2 30 21 70,0
3 30 25 83,33
Nhìn vào bảng tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh ở các ô điều tra tôi
thấy, khu vực 1 có 23/30 ô xuất hiện Lim xẹt chiếm 76,67%, khu vực 2 xuất
hiện 21/30 ô chiếm 70%, khu vực 3 xuất hiện 25/30 ô chiếm 83,33%. Chứng
tỏ cây lim xẹt tái sinh ở khu vực 3 đều hơn so với khu vực 1 và 2.
4.4.5. Đặc điểm của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ.
4.4.5.1. Phân bố của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố của Lim xẹt tái sinh xung quanh
gốc cây mẹ được thể hiện ở bảng 4.17
Bảng 4.17.Tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ
Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2
Số ô
điều
tra
Số ô
xuất
hiện
Tần
suất
(%)
Số
lượng
(cây)
Số ô
điều
tra
Số ô
xuất
hiện
Tần
suất
(%)
Số
lượng
(cây)
Trong
tán
16 12 75,0
0
10 16 10 62,5 8
Mép tán 16 11 68,7
5
14 16 11 68,7
5
9
Ngoài
tán
16 12 75,0
0
13 16 11 68,7
5
12
Tổng 48 35 72,9
2
37 48 32 66,6
7
29
Qua bảng 4.17 cho thấy: Lim xẹt tái sinh tương đối đồng đều ở cả 3 vị
trí: Mép tán, trong tán và ngoài tán. Tuy nhiên ở mỗi khu vực khác nhau thì tỷ
lệ Lim xẹt tái sinh xuất hiện ở các vị trí cũng khác nhau.
Mặt khác, cả 2 khu vực có tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh ở cả 3 vị trí
đều lớn hơn 50% cho nên có thể nói rằng cây Lim xẹt tái sinh có phân bố
tương đối đồng đều ở cả trong tán, mép tán và ngoài tán.
4.4.5.2.Chất lượng của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
Qua điều tra chất lượng cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ ở khu vực
1 và 2 nghiên cứu, kết quả được thể hiện ở bảng 4.18
Bảng 4.18. Chất lƣợng của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ
Vị trí
Chất lượng cây tái sinh (%)
Khu vực 1 Khu vực 2
Tốt TB Xấu Tổng Tốt TB Xấu Tổng
Trong
tán
5,41 18,92 2,70 27,03 6,90 17,25 3,43 27,58
Mép tán 8,11 18,92 5,41 32,44 10,34 20,69 6,90 37,93
Ngoài
tán
10,80 24,32 5,41 40,53 10,34 17,25 6,90 34,49
Tổng 24,32 62,16 13,52 100 27,58 55,19 17,23 100
Để thuận tiện cho việc tính toán và phân tích, đề tài sử dụng phần mềm
SPSS để kiểm tra sự thuần nhất số liệu trên các khu vực nghiên cứu theo công
thức (3.4). Giả thiết H0 là các mẫu quan sát ở 2 khu vực là thuần nhất, hay 2
khu vực nghiên cứu không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp
chất lượng.Giả thiết H0 được chấp nhận khi xác suất (Asymp. Sig2-sided)
của
2
lớn hơn 0,05 và bị bác bỏ khi xác suất (Asymp. Sig2-sided) của
2
0,05. Kết quả được thể hiện ở phụ biểu 09.
Phụ biểu 09 cho thấy giá trị của
2
= 0,077 với bậc tự do là 2, xác suất
(Asymp. Sig2-sided) của
2
= 0,696 > 0,05. Vậy ta chấp nhận giả thiết H0, có
nghĩa là 2 khu vực nghiên cứu không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh
theo các cấp chất lượng, ta có thể gộp số liệu 2 khu vực nghiên cứu để nghiên
cứu ảnh hưởng của các vị trí xung quanh gốc cây mẹ đến chất lượng cây Lim
xẹt tái sinh. Số liệu sau khi gộp 2 khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng
4.19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
Bảng 4.19. Chất lƣợng của Lim xẹt tái sinh theo vị trí xung quanh gốc
cây mẹ chung cho cả 2 khu vực nghiên cứu
Vị trí Chất lƣợng cây tái sinh (%) Tổng
Tốt Trung bình Xấu
Trong tán 6,06 18,18 3,03 27,27
Mép tán 9,09 19,70 6,06 34,85
Ngoài tán 10,61 21,21 6,06 37,88
Tổng 25,76 59,09 15,15 100
Để phân tích sự khác nhau về chất lượng cây tái sinh tại các vị trí khác
nhau dưới tán cây mẹ. Đề tài sử dụng tiêu chuẩn
2
với giả thiết H0 là các
mẫu quan sát ở 3 vị trí là thuần nhất, hay không có sự khác nhau về tỷ lệ cây
tái sinh theo các cấp chất lượng của 3 vị trí nghiên cứu. Giả thiết H0 được
chấp nhận khi xác suất (Asymp. Sig2-sided) của
2
lớn hơn 0,05 và bị bác bỏ
khi xác suất (Asymp. Sig2-sided) của
2
0,05. Kết quả được thể hiện ở phụ
biểu 10.
Phụ biểu 10 cho thấy giá trị của
2
= 3,469 với bậc tự do là 4, xác suất
(Asymp. Sig2-sided) của
2
= 0.483 > 0,05. Vậy ta chấp nhận giả thiết H0.
Các mẫu quan sát ở 3 vị trí là thuần nhất, có nghĩa là không có sự khác nhau
về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng của 3 vị trí nghiên cứu hay nói
cách khác là chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên không phụ thuộc vào vị
trí xung quanh gốc cây mẹ.
4.4.6.Nguồn gốc của cây tái sinh:
Từ kết quả điều tra, số lượng và tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc ở
rừng Lim xẹt đang phục hồi tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái ở cả 3
khu vực nghiên cứu, kết quả được tổng hợp vào bảng 4.20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
Bảng 4.20. Số lƣợng và tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc
Khu
vực
Loài cây
n/ha
(cây)
Nguồn gốc
Hạt Chồi
N
(cây/ha)
Tỷ lệ
(%)
N
(cây/ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Lim xẹt 833 397 47,66 436 52,34
Máu chó 645 311 48,22 334 51,78
Trám chim 583 279 47,86 304 52,14
Chẹo tía 563 281 49,91 282 50,08
Vạng trứng 563 267 47,43 296 52,57
Re gừng 500 239 47,80 261 52,20
Xoan nhừ 458 219 47,82 239 52,18
Các loại khác 6583 3.167 48,11 3.416 51,89
Tổng 10.729 5.142 47,93 5.587 52,07
2
Máu chó 729 314 43,07 415 56,93
Lim xẹt 563 248 44,05 315 55,95
Trám chim 479 188 39,25 291 60,75
Re gừng 438 188 42,92 250 57,08
Sung 333 167 50,15 166 49,85
Mán đỉa 333 146 43,84 187 56,16
Trâm trai 271 104 38,38 167 61,62
Các loại khác 5250 2.083 39,68 3.167 60,32
Tổng 8.396 3.438 40,95 4.958 59,05
3
Re gừng 771 271 35,15 500 64,85
Cuống vàng 542 188 34,69 354 65,31
Máu chó 417 146 35,01 271 64,99
Trâm trai 354 146 41,24 208 58,76
Lim xẹt 292 104 35,62 188 64,38
Chẹo tía 250 63 25,20 187 74,80
Trám chim 250 83 33,20 167 66,80
Các loại khác 10.563 3.167 29,98 7396 70,02
Tổng 13.438 4.168 31,01 9.270 68,99
Nhận xét: Qua kết quả tính được ở biểu 4.20 cho thấy: Ở khu vực 1 có
10.729 cây, trong đó số cây có nguồn gốc tái sinh từ hạt là 5.142 cây chiếm
47,93%; tái sinh chồi có 5.587 cây chiếm 52,07%. Khu vực 2 có 8.396 cây,
trong đó số cây tái sinh từ hạt là 3.438 cây chiếm 40,95%, tái sinh chồi có
4.958 cây chiếm 59,05%. Khu vực 3 có 13.438 cây, trong đó số cây tái sinh
có nguồn gốc từ hạt là 4.168 cây chiếm 31,01%, tái sinh chồi có 9.270 cây
chiếm 68,99%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
Như vậy số cây có nguồn gốc tái sinh từ chồi biến động từ 5.188-9.270
cây/ha (chiếm 60,79-68,99%), nhìn chung đều lớn hơn so với số cây có nguồn
gốc tái sinh từ hạt biến động từ 3.208-4.479 cây/ha (chiếm 38,21-41,75%).
Điều này chứng tỏ, đây là trạng thái rừng thứ sinh nghèo kiệt đã bị khai thác
quá mức nên số cây mẹ để lại quá ít, chủ yếu là cây già cỗi, cong queo, sâu
bệnh, chất lượng kém, tán lá lệch, năng lực ra hoa kết quả, sản lượng và chất
lượng hạt giống kém. Một số loài khác mới được phục hồi từ tầng dưới hoặc
từ lớp cây tái sinh nhưng đường kính ngang ngực và đường kính tán nhỏ.
Chính vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng, phục hồi rừng phải nâng cao tỷ lệ
tái sinh hạt, đặc biệt đối với các loài cây mục đích, thông qua các biện pháp
tác động như: Tỉa thưa các loài phi mục đích, cây già cỗi, sâu bệnh, kém
phẩm chất, giữ lại những cây mẹ mục đích, tạo môi trường dinh dưỡng để
những cây mục đích sinh trưởng, phát triển, trồng bổ xung các loài cây có giá
trị kinh tế, chọn để lại số cây mẹ tốt để gieo giống tối thiểu là 25 cây/ha (quy
phạm phục hồi bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung),
chăm sóc, nuôi dưỡng, giữ lại chúng, để những cây mẹ này đáp ứng yêu cầu
gieo giống tại chỗ với năng suất và chất lượng cao.
4.5. Ảnh hƣởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trƣởng về chiều
cao của Lim xẹt tái sinh tự nhiên:
Trong sinh thái rừng và sinh thái học nói chung người ta coi sinh vật là
sản phẩm của hoàn cảnh. Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật
rừng phụ thuộc vào đặc điểm của hoàn cảnh. Vì vậy, để tác động vào hoàn
cảnh rừng nhằm làm thay đổi điều kiện hoàn cảnh là một trong những con
đường ngắn nhất để nâng cao năng suất, chất lượng của cây rừng nói chung
cũng như chất lượng tái sinh của cây rừng nói riêng. Tuy nhiên, những biến
đổi của điều kiện hoàn cảnh có thể ảnh hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu
cực đến thực vật. Do đó, để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
vào rừng có hiệu quả thì chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ của các
yếu tố hoàn cảnh, xem chúng có những ảnh hưởng như thế nào đến năng suất,
chất lượng của cây rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
Việc nghiên cứu mối quan hệ tác động của các yếu tố hoàn cảnh đến
chất lượng tái sinh của cây Lim xẹt là một nhiệm vụ rất quan trọng vì nó là cơ
sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng
của rừng, cũng như đảm bảo tỷ lệ thành rừng cao đối với rừng trồng loài cây
Lim xẹt.
Các yếu tố hoàn cảnh bao gồm rất nhiều nhân tố, nhưng trong phạm vi
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nhân tố là: ảnh hưởng của địa hình, ảnh
hưởng của độ tàn che, ảnh hưởng của đất đai, ảnh hưởng của cây bụi thảm
tươi.
4.5.1. Ảnh hưởng của địa hình:
Địa hình có liên quan chặt chẽ tới thổ nhưỡng, điều kiện tiểu khí hậu, là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố nguồn năng lượng mặt trời, tạo
nên các hướng phơi khác nhau, chế độ gió, mưa, nắng và nhiệt độ khác nhau,
tạo nên chế độ thoát nước khác nhau, quyết định đến quá trình hình thành đất.
Tuy địa hình không phải là nhân tố sinh thái, nhưng lại có tác dụng phân bố
lại nhân tố sinh thái trong không gian, sự thay đổi của địa hình, nhất là độ cao
so với mặt nước biển và hướng dốc có ảnh hưởng rất rõ đến tiểu khí hậu và
quá trình hình thành đất. Đặc biệt là ở những nơi có địa hình cao dốc, nước
thấm ít, độ ẩm đất thấp, nước chảy bề mặt nhiều, tốc độ dòng chảy lớn dẫn
đến đất bị xói mòn , rửa trôi…. ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của thực vật.
Từ kết quả điều tra số lượng và chất lượng của cây Lim xẹt tái sinh tự
nhiên theo hướng dốc tây nam cho thấy: Ở độ cao 156m, độ dốc 160có 60cây
(trong đó có 26,45% tốt -61,93% trung bình-11,62%xấu); ở độ cao 250m, độ
dốc 180có 40 cây (trong đó có 25,13% tốt -56,80% trung bình -18,07% xấu);
ở độ cao 300m, độ dốc 210có 27 cây (trong đó có 22,98%tốt -50,25% trung
bình -26,77% xấu). Như vậy số lượng và chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự
nhiên giảm dần theo độ cao và độ dốc của địa hình.
Tuy nhiên, độ cao so với mặt nước biển (giới hạn từ 156-300m) tại khu
vực nghiên cứu vẫn chưa ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng và chất lượng cây tái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
sinh vì sự biến đổi của các yếu tố khí hậu theo độ cao là chưa rõ, chúng vẫn
nằm trong giới hạn thích hợp với sinh trưởng- phát triển của Lim xẹt. Riêng
độ dốc của địa hình cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát
tán của hạt giống, cây mẹ thường bị lệch tán theo hướng dốc tây nam, do cây
mẹ nhận được nhiều ánh sáng nên số lượng và chất lượng quả tốt hơn, số
lượng cây con phân bố ở phía tây nam và đông nam là chủ yếu, đây cũng là
một nguyên nhân dẫn đến có sự khác nhau về chất lượng cây tái sinh. Ngoài
ra độ dốc cao cũng làm cho hạt giống bị thất thoát nhiều do không tiếp xúc
được đất… Vì vậy, trạng thái rừng Ic nơi có độ dốc 160 số lượng và chất
lượng của cây con tái sinh xuất hiện đều, nhiều và tốt hơn so với 2 khu vực
trên.
Sự phân bố số cây khác nhau giữa 3 khu vực trên còn có một nguyên
nhân nữa đó là, trước năm 2002 khu vực phân khu phục hồi sinh thái nằm
ngoài diện tích của rừng cấm Tam Đảo nên rừng ở đây đã bị phá hoại nhiều,
những cây gỗ có giá trị kinh tế đã bị khai thác kiệt và chỉ để lại những cây
cong queo, sâu bệnh, kém giá trị … đến nay tầng cây con tái sinh có triển
vọng đã sinh trưởng và phát triển thành rừng nhưng số lượng của cây giống
phân bố khác nhau nên khả năng gieo giống cũng khác nhau. Mặt khác độ tàn
che của rừng, tầng cây bụi thảm tươi, … cũng ảnh hưởng đến số lượng và
chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên.
4.5.2. Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao:
Ánh sáng là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng ảnh hưỏng
trực tiếp đến đời sống của cây trồng như: Sự hình thành lá, cành, kích thước,
hình dạng thân cây, ảnh hưởng đến sự tỉa thưa cành, tỉa thưa tự nhiên, sự phát
triển của cây bụi thảm tươi, sự phân hóa thảm mục, sự tăng trưởng và tăng số
lượng gỗ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của hạt giống thông qua việc
thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất… Đúng như
Bêch sơ nhà lâm sinh học người Đức đã từng nói:''Ánh sáng là chiếc đòn bẩy
mà nhà lâm sinh học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hướng có lợi
về kinh tế''.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64
Vì vậy, độ tàn che của rừng là yếu tố hoàn cảnh quan trọng ảnh hưởng
đến sinh trưởng của thực vật thông qua tác động đến hoàn cảnh chiếu sáng
dưới tán rừng. Để phân tích ảnh hưởng của độ tàn che đến số lượng của cây
Lim xẹt tái sinh ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê chiều cao cây tái
sinh và độ tàn che tầng cây cao, kết quả được trình bày ở bảng 4.21
Bảng 4.21. Số cây ở các cấp chiều cao theo từng độ tàn che
K
V
Độ tàn
che
Tổng
số
(cây)
Số lượng cây Lim xẹt tái sinh phân theo từng
cấp chiều cao (cm)
< 100 101-200 201-300 301-400
<500
1 0,45 40 15 11 7 4 3
2 0,53 27 10 9 4 2 2
3 0,37 60 0 0 13 25 22
Nhìn vào bảng 4.21, tôi thấy số lượng cây Lim xẹt tái sinh ở các độ tàn
che là không giống nhau. Ở độ tàn che 0,45 có 40 cây, ở độ tàn che 0,53 có 27
cây, ở độ tàn che 0,37 có 60 cây. Riêng ở khu vực 1 và 2, số cây Lim xẹt tái
sinh có triển vọng lại giảm dần theo từng cấp chiều cao. Ở độ tàn che 0,37 chỉ
xuất hiện những cây Lim xẹt tái sinh có triển vọng với chiều cao lớn hơn
200cm, còn ở độ tàn che từ 0,45 đến 0,53 xuất hiện ở tất cả các cấp chiều cao
và được thể hiện rõ nhất qua hình vẽ 4.3
0
5
10
15
20
25
30
<100 101-200 201-300 301-400 <500
0.37
0.45
0.53
Chiều cao cây tái sinh (cm)
Số cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
Hình 4.3: Biểu đồ số cây ở độ tàn che khác nhau theo các cấp chiều
cao
Điều đó chứng tỏ rằng, cây tái sinh nhỏ phân bố nhiều hơn ở những nơi
có độ tàn che cao (0,45-0,53) và cây tái sinh có chiều cao càng lớn phân bố ở
độ tàn che càng thấp (0,37), sự phân số cây theo từng độ tàn che này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của V.A.A.lecxcếp,1973; ông cho rằng: "Khi tuổi
lớp cây tái sinh tăng lên thì nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng theo. Các loài
cây ưa sáng yêu cầu ánh sáng lớn hơn, tái sinh của các loài cây này sẽ chết ở
điều kiện ánh sáng 10-20% ở tuổi nhỏ hơn (dưới 2 tuổi) và 25-30% ở tuổi lớn
hơn (5-10 tuổi)". Như vậy độ tàn che có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất
lượng của cây Lim xẹt tái sinh. Đây là một trong những đặc điểm cần thiết để
đề ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng, tạo điều kiện cho cây
tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt, nhất là trong quá trình thực hiện các giải
pháp xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng.
4.5.3.Ảnh hưởng của đất đai:
Trong cùng một điều kiện nhất định, đất có ảnh hưởng khá rõ đến khả
năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, thậm chí còn quyết định đến sự
phân bố và sinh tồn của một loài cây. Mỗi loài cây trồng đều có phạm vi thích
hợp và thích ứng với một số loại đất đai nhất định, trên đất thích hợp cây sinh
trưởng và phát triển tốt nhất, tuổi thọ, sức đề kháng với thiên tai và sâu bệnh
hại, sản lượng và chất lượng sản phẩm đều cao… Đúng như kinh nghiệm dân
giân đã từng nói: "Đất nào cây nấy".
Để phân tích ảnh hưởng của đất đai đến số lượng cây Lim xẹt tái sinh
tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã phân tích mẫu đất và đạt được kết
quả sau:
Ở khu vực 1, nồng độ PH (4,01-4,31), hàm lượng NH4
+
(3,14 -
0,91mg/100g), P2O5 (0,56-0,08mg/100g), K2O (12,33-5,16mg/100g), hàm
lượng mùn đạt (4,24-1,5%) có số cây Lim xẹt tái sinh là 40 cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
Ở khu vực 2, nồng độ PH (4,24 -4,62), hàm lượng NH4
+
(2,53 -
0,96mg/100g), P2O5 (0,41-0,04mg/100g), K2O (11,24-3,25mg/100g),hàm
lượng mùn đạt (3,86-1,97%) có số cây Lim xẹt tái sinh là 27 cây.
Ở khu vực 3, nồng độ PH (3,95-4,26), hàm lượng NH4
+
(1,93 -
0,2mg/100g), P2O5 (0,27-0,01mg/100g),K2O (10,16-1,35mg/100g),hàm lượng
mùn đạt (2,78-0,11%) có số cây Lim xẹt tái sinh là 60 cây.
Như vậy, số lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên không bị ảnh hưởng
bởi hàm lượng mùn, nồng độ PH và các chất hữu cơ trong đất. Cụ thể là ở khu
vực 1 và 2 số lượng cây Lim xẹt tái sinh đều ít hơn so với khu vực 3 (60cây),
mặc dù khu vực 3 đất chua, nghèo dinh dưỡng và có tầng mùn mỏng hơn. Sự
phân bố khác nhau giữa các cây này chủ yếu là do số lượng của cây giống
phân bố khác nhau nên khả năng gieo giống cũng khác nhau. Mặt khác độ tàn
che của rừng, tầng cây bụi thảm tươi, … cũng ảnh hưởng đến số lượng cây
Lim xẹt tái sinh tự nhiên.
Số lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi nhân tố
đất đai. Nguyên nhân là do đất dưới tán rừng tự nhiên nơi có Lim xẹt phân bố
đều là đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên nhiều loại đá như phiến thạch sét,
phiến thạch mica, đất ít đá nổi, đá lẫn, phân bố ở độ cao từ 156-300m, độ dốc
từ 16-210, hướng dốc theo phía Tây- Nam. Vì vậy sự biến đổi của các yếu tố
khí hậu, đất đai, thảm thực vật… là chưa rõ, chúng vẫn nằm trong giới hạn
thích hợp với sinh trưởng- phát triển của Lim xẹt.
4.5.4. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi và dây leo:
Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng của quần xã rừng, chúng
tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi lá rụng và hoạt động
của bộ rễ, làm phong phú thêm thành phần động vật, vi sinh vật rừng. Đồng
thời, có tác dụng, ngăn cản dòng chảy, cải tạo đất và giữ ẩm cho đất. Ngược
lại, cây bụi thảm tươi nếu mật độ quá dày, có chiều cao cao hơn tầng cây tái
sinh thì chúng lại là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây tái sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
Dây leo có đặc tính sinh thái là ưa sáng. Ngoài một số loài dây leo có
giá trị kinh tế làm dược liệu, còn lại phần lớn đều gây trở ngại cho sinh trưởng
và phát triển của cây rừng, nhất là cây non tái sinh. Cụ thể như sau:
Ở khu vực 1 điển hình là OTC số 6, mật độ cây bụi thảm tươi, dây leo
khá dày đặc chiếm 47,5% với chiều cao trung bình là 0,87m. Số cây con tái
sinh là 60cây/125m
2
trong đó có 21 cây tốt đạt 35%, 32 cây trung bình đạt
53,33% và 7 cây xấu đạt 11,67%.
Ở khu vực 2 điển hình là OTC số 5, mật độ cây bụi thảm tươi, dây leo
cũng khá dày đặc chiếm 40,5% với chiều cao trung bình là 0,63m. Số cây con
tái sinh là 67cây/125m
2
trong đó có 24 cây tốt đạt 35,82%, 32 cây trung bình
đạt 47,76% và 11 cây xấu đạt 16,42%.
Riêng khu vực 3, do cây tái sinh đã vượt qua lớp cây bụi thảm tươi
(
h
>1m) và có triển vọng tham gia vào tổ thành tầng cây cao nên chúng ít chịu
ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi so với 2 khu vực trên.
Qua kết quả quan sát, tôi thấy ở cấp chất lượng xấu phần lớn cây non
tái sinh bị dây leo cuốn quanh thân, lá nên cây thân cây thường bị cong queo,
lá không xanh đậm như các cây khác cùng loài, thậm chí có cây còn bị sâu
bệnh gây hại. Những cây có cấp chất lượng tốt chủ yếu đều đã vượt qua tầng
cây bụi thảm tươi. Điều đó chứng tỏ, cây bụi thảm tươi đã cạnh tranh nước,
ánh sáng,chất dinh dưỡng khoáng với cây tái sinh nói chung và cây non Lim
xẹt nói riêng, đồng thời chúng còn là vật nối đế các loài sâu bệnh hại gây
bệnh.
Mặt khác, số lượng loài cây tái sinh dưới lớp cây bụi thảm tươi rất
nhiều có ODB có tới 11- 12 loài cây khác nhau nhưng số lượng cây tái sinh
của 1 loài lại rất ít như Re bầu, Trâm trai, Lim xẹt, … chỉ có 1 cây/25m2.
Chứng tỏ cây bụi, thảm tươi dày đặc làm ảnh hưởng khả năng nảy mầm và
tiếp xúc đất của hạt giống.
Tóm lại, cây bụi thảm tươi có mật độ dày đặc, chiều cao lớn hơn tầng
cây tái sinh không những ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến mật độ và tỷ lệ cây
tái sinh như khả năng tiếp xúc đất và sức nẩy mầm của của hạt giống (nếu gặp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
thời tiết nóng ẩm hạt giống có thể bị thối) mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng của cây tái sinh như cạnh tranh nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng
khoáng … làm cho cây tái sinh còi cọc, cong queo, sức đề kháng sâu bệnh hại
kém, cây sinh trưởng chậm …, thậm chí chúng còn gây ra hiện tượng cháy
rừng về mùa khô nhất là những loài cây lá có chứa dầu... Do đó trong quá
trình nuôi dưỡng cần luồng phát cây bụi thảm tươi ở những nơi có nhiều cây
con tái sinh có triển vọng nhằm hoàn trả lại không gian dinh dưỡng cho cây
tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt
4.6. Đề xuất các biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên:
Do cây Lim xẹt có hình dáng đẹp, tán lá rộng, sinh trưởng nhanh, tái
sinh chồi và hạt tốt trên đất chua và nghèo dinh dưỡng, hoa màu vàng rất đẹp,
quả không mọng nước nên có thể trồng làm cây xanh đô thị, cải tạo rừng,
chống xói mòn đất.
4.6.1 Trồng rừng:
Thường được áp dụng ở những nơi rừng nghèo kiệt chỉ còn lác đác tầng
cây cao không có giá trị, thực bì chủ yếu là dây leo, cây bụi (nhất là ở trạng
thái IA, IB đất trống, cây bụi và trảng cỏ)cần thực hiện một số giải pháp làm
giàu rừng, có thể sử dụng loài Lim xẹt để làm giàu rừng theo rạch hoặc theo
băng.
4.6.1.1. Kỹ thuật thu hái , chế biến, bảo quản và kiểm nghiệm hạt giống:
7
- Thu hái:
Cây trồng từ 7-8 năm bắt đầu ra hoa, thường thu hái giống ở lâm phần
giống từ 10 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2-3 năm, ở những năm này tỷ lệ ra hoa
kết quả có thể đạt 80-90%, ở những lâm phần mất mùa chỉ đạt 5-10%. Sản
lượng trung bình của lâm phần 15 tuổi là 15kg/ha/năm. Thời gian thu hái từ
tháng 8-9, khi quả chín và có màu nâu hoặc xám đen, ở một số quả nứt hạt rơi
ra ngoài, hạt có màu cánh dán, bóng, cứng. Đặc biệt có thể thu hái vào lúc
lâm phần có từ 5-10% số cây có quả nứt, có thể trèo lên cây thu hái quả chín
hoặc nhặt hạt chín rơi rụng trên mặt đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69
- Chế biến:
Quả sau khi mang về phải phân loại, những quả chưa chín được ủ lại
thành đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm và phải
thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi dưới nắng
để tách hạt ra. Hạt được tiếp tục phơi 2-3 nắng, khi hạt đã khô sàng xảy sạch
và bảo quản.
Tỷ lệ chế biến: 8-10kg quả được 1 kg hạt. Số lượng hạt trong 1kg quả
là 9.500-11.000 hạt, hàm lượng nước sau chế biến đạt 8-10%, tỷ lệ nảy mầm
đạt >80%, độ thuần đạt >95%.
- Bảo quản hạt giống: Sau khi đã phơi khô, độ ẩm đạt 8-10%,có 2 cách bảo
quản:
Cách 1: Đựng hạt trong chum vại hoặc lọ thuỷ tinh có nút đậy kín được
cất ở những nơi thoáng mát. Cách này có thể duy trì sức sống của hạt 1-2 năm
với tỷ lệ nảy mầm suy giảm 15-20%.
Cách 2: Bảo quản trong túi PE ở nhiệt độ thấp, túi phải được hàn kín và
giữ ở nhiệt độ ổn định 5-100C, sau 1 năm tỷ lệ nảy mầm suy giảm không đáng
kể, cách này có thể duy trì được sức sống của hạt được vài ba năm.
- Xử lý hạt giống:
Xử lý hạt ngâm trong nước nóng 60-700C và để nguội dần sau 8-12 giờ,
nền kiểm nghiệm trên cát, nhiệt độ từ 20-300C, thời gian nảy mầm sớm nhất
là 7 ngày, thời gian kết thúc nảy mầm là 28 ngày sau khi gieo.
4.6.1.2 . Kỹ thuật gieo ƣơm và tiêu chuẩn cây con khi xuất vƣờn:
7
Vớt hạt đã xử lý cho vào túi vải ủ trong bao tải, mỗi ngày rửa lại 1 lần
đến khi hạt nứt đem gieo vào bầu có kích thước 12x 19cm, thành phần ruột
bầu 80% đất +20% phân chuồng hoai, tra hạt và lấp đất 0,5-1cm, nếu gieo
trên luống hoặc trên khay khi cây mạ có 2-3 lá thật thì nhổ cây vào bầu. Thời
gian gieo tháng 2-3 và tháng 9-10, thời gian nuôi cấy trong vườn ươm 7-12
tháng.
Chăm sóc cây: Luôn đảm bảo cho cây đủ ấm trong 3 tháng đầu, mỗi
ngày tưới 1 lần, lượng tưới từ 3-4 lít nước/m2, 15 ngày làm cỏ phá váng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%. Cây trong vườn
ươm cần che bóng ở độ che thích hợp là 50% ánh sáng tự nhiên, từ tháng thứ
5 giảm xuống 25%.
Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con, bằng thuốc boócđô pha nồng độ
0,5-1%, phun 1 lít 4m
2
.
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
Chiều cao tối thiểu 70-80 cm, đường kính cổ rễ đạt 5-7mm.
4.6.1.3. Nơi trồng:
Nên trồng Lim xẹt ở có độ cao tuyệt đối dưới 300m, độ dốc dưới 210.
Đất trồng Lim xẹt là đất Feralít đỏ vàng, phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét
và mica, nồng độ PH từ 3,95-4,62. Nhiệt độ bình quân năm là 23-240C, độ ẩm
không khí bình quân năm 81%, lượng mưa bình quân năm trên 1600mm, độ
tàn che < 45%. Có thể trồng hỗn giao với các loài cây như : Re, Trám chim,
Vạng trứng, Lim xanh, Bùm bụp … tuỳ theo từng mục đích kinh doanh.
4.6.2. Nuôi dƣỡng và làm giàu rừng:
- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng và các hệ sinh thái rừng hiện có tại phân khu
phục hồi sinh thái: trạng thái IIA, IIB và IC.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung:
Đối với trạng thái IIA và IIB: Điều chỉnh mật độ tầng cây cao, giữ lại
những cây gỗ lớn có phẩm chất tốt phân bố đều trên toàn diện tích. Phát luỗng
dây leo, cây bụi , thảm tươi ở những nơi rậm rạp. Đồng thời cần giữ lại và
nuôi dưỡng những loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao để gieo giống như Re,
Lim xẹt …, tỉa thưa một số loài cây gỗ tái sinh vừa và nhỏ kém giá trị có
phẩm chất kém, cong queo, sâu bệnh.
Đối với những khu rừng non phục hồi chưa ổn định (trạng thái IC) cần
phải tỉa thưa một số loài cây gỗ tái sinh vừa và nhỏ kém giá trị có phẩm chất
kém, cong queo, sâu bệnh như thành ngạnh, thẩu tấu… , xúc tiến tái sinh tự
nhiên với cây gỗ có giá trị kinh tế, cây con tái sinh có triển vọng tốt như Re,
Lim xẹt… đồng thời kết hợp trồng bổ sung Lim xẹt với một số loài cây khác
có giá trị như; Re, Lim xanh, Vạng trứng …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
5.1.1. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây Lim xẹt:
5.1.1.1. Đặc điểm nhận biết:
Theo kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu, Lim xẹt là cây gỗ nhỡ,
chiều cao có thể đạt 18-19m, đường kính D1.3 đạt 22-23cm.Thân tròn thẳng,
tán thưa, đường kính tán đạt trung bình là 5,64m, cành non phủ nhiều lông
màu nâu rỉ sắt, những cây già đã có hiện tượng vỏ bong vảy.
Lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7-16cm không có
tuyến. Cuống thứ cấp dài 12cm. Lá chét mọc đối hình trái xoan thuôn đều
gần tròn, đuôi nêm và hơi lệch, dài 1-2cm, rộng 0,5 – 1cm. Lá kèm nguyên.
Hoa tự chùm viên chùy ở lách lá gần đầu cành, nụ hình cầu, đường
kính dài 0,8-0,9cm, lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính gần đều đài hợp gốc xẻ
5 thùy, xếp lợp. Tràng 5 cánh màu vàng, có cuống ngắn; nhị 10 rời, vươn ra
ngoài hoa, gốc chỉ nhị phủ nhiều lông dài màu nâu gỉ sắt; vòi nhụy dài, đầu
nhị nguyên.
Quả đậu hình trái xoan dài, dẹt, mép mỏng thành cánh, dài 9-13cm,
rộng 2,5-3cm. Khi non quả màu tím, khi chín màu nâu bóng. Không tự nứt.
Hạt nằm chéo góc 450 trong quả, màu cánh gián, bóng và cứng.
Cây con tái sinh có chiều cao biến động 1<h<5,5m, đường kính đạt từ
2<d<17cm, thân tròn thẳng, phân cành thấp (có cây h =0,83 m đã có hiện
tượng phân cành), lá kép lông chim 2 lần chẵn, lá có màu xanh nhạt, cành
non phủ nhiều lông màu rỉ sắt, vỏ có nhiều vòng quanh thân. Lim xẹt có bộ
rễ chìm, rễ cọc ăn sâu dưới đất.
5.1.1.2. Đặc tính sinh học và sinh thái học:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
Lim xẹt là loài cây ưa sáng, tháng 1 cây bắt đầu rụng lá, tháng 4 cây
đâm trồi nảy lộc và ra hoa kết quả vào tháng 5-6, quả chín tháng 8-10. Cây
tái sinh thường mọc rải rác hoặ c đám nhỏ trong rừng thứ sinh phục hồi.
Lim xẹt phân bố nhiều ở Tam Đảo ở những nơi có độ cao <300m,
nhiệt độ bình quân năm là 23,70C, nhiệt độ tối cao bình quân là 41,50C, nhiệt
độ tối thấp bình quân là 3,20C, lượng mưa trên 1600mm/năm, độ ẩm tương
đối không khí đạt 81%.
Lim xẹt có thể tái sinh chồi và hạt tốt ở những nơi có độ tàn che nhẹ
(<0,6), trên đất Feralit điển hình phát triển trên nhiều loài đá như: Phiến sét,
Mica …, ở những nơi có tầng đất dày ( >100cm), ít đá nổi, đá lẫn, thành
phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, nồng độ PH thấp (PH:3,95-4,62).
Vì vậy, có thể chọn làm loài cây cải tạo rừng nghèo, hoặc khoanh nuôi trong
rừng đang phục hồi.
5.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng có Lim xẹt phân bố:
5.1.2.1. Cấu trúc tổ thành rừng:
Khu vực 1 có công thức tổ thành là:
1,09Bbu +0,64Lxe +0,61Rg + 0,55Ttr + 0,53Ds +
+0,49Ct + 0,44S +0,42Mđ+0,40Vt +......
Khu vực 2 có công thức tổ thành là:
1,01Ttr +0,82Lxe +0,53S +0,51Vt+ 0,48Rx +
+0,37Xn +0,32Bb +0,29Mc +…
Như vậy, cấu trúc tổ thành tầng cây cao ở 2 khu vực nghiên cứu (trạng
thái IIA, IIB) gồm nhiều loài cây hỗn giao và cấu trúc tổ thành ở khu vực 1
phức tạp hơn so với khu vực 2, số loài tham gia vào cấu trúc rừng của khu
vực 1 cũng cao hơn so với khu vực 2.
5.1.2.2. Cấu trúc tầng thứ của rừng:
- Tầng cây cao:
Chiều cao bình quân toàn rừng từ 7,96m đến 10,94m và giới hạn từ
5,00m đến 19,00m; trong khi đó chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 7,33m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
đến 13,75m giới hạn từ 5,00m đến 19,00m. Như vậy chiều cao bình quân của
Lim xẹt cao hơn chiều cao bình quân của toàn rừng, chứng tỏ Lim xẹt là loài
cây chiếm tầng ưu thế của rừng.
- Tầng cây tái sinh:
Chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 1,23m đến 1,78m và
giới hạn từ 0,27m-4,3m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 1,23m đến 1,82m
và giới hạn từ 0,27m đến 4,5m (khu vực 1), chiều cao của cây tái sinh bình
quân toàn rừng từ 1,29m đến 1,79m và giới hạn từ 0,24m-4,3m, chiều cao
bình quân của Lim xẹt từ 1,23m đến 1,83m và giới hạn từ 0,27m đến 4,3m
(khu vực 2), chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 2,12m đến 2,91
và giới hạn từ 2,15m-5,4m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 2,32m đến
2,87m và giới hạn từ 2,2m đến 5,3m (khu vực 3). Như vậy chiều cao bình
quân của Lim xẹt tái sinh cao hơn chiều cao bình quân của toàn rừng, chứng
tỏ Lim xẹt tái sinh là loài cây chiếm tầng ưu thế của rừng.
Trong kết cấu tầng tán của rừng vẫn chưa được hình thành rõ do rừng ở
đây đang trong giai đoạn từng bước phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác
chọn phức tạp của con người, vì thế rừng chưa đủ điều kiện đạt tới mức ổn
định, độ tàn che từ 0,37 đến 0,53 là phù hợp cho loài Lim xẹt tái sinh và phát
triển, do đó không cần phải tác động nhiều các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
như: Chặt thấu quang, dọn vệ sinh mà để rừng tự phục hồi tự nhiên.
- Tầng cây bụi, thảm tươi: Ở rừng xuất hiện những loại cây bụi như: Dớn đen,
trọng đũa, đắng cảy, kim sương, đom đóm, mía giò, cơm nếp, ké hoa vàng, cỏ
lào, sim, mua, … với chiều cao trung bình từ 1,23m đến 1,42m; độ che phủ
bình quân từ 33,5% đến 47,8%. Các loài thảm tươi như: Cỏ 3 cạnh, dương xỉ,
chít, gắm, bọt cua, cỏ tre, cỏ gà …với chiều cao trung bình từ 0,23m đến
0,41m; độ che phủ bình quân từ 24,7% đến 31,5%. Điều đó chứng tỏ, cây bụi
thảm tươi có mật độ dày, chiều cao bình quân lớn không những ảnh hưởng
hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp xúc đất của hạt giống và sức nẩy mầm của
chúng (nếu gặp thời tiết nóng ẩm hạt giống có thể bị thối) mà còn ảnh hưởng
rất lớn đến mật độ và tỷ lệ cây tái sinh, do đó trong quá trình nuôi dưỡng cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
luồng phát cây bụi thảm tươi ở những nơi có nhiều cây con tái sinh có triển
vọng nhằm hoàn trả lại không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh sinh trưởng và
phát triển tốt
5.1.2.3. Tương quan giữa D1.3 với HVN, DT của Lim xẹt:
-Tương quan giữa D1.3 và HVN được thể hiện bằng phương trình và
được mô phỏng bằng hình vẽ 5.1
HVN = 4956,168 + D1.3
-1,643
-Tương quan giữa D1.3 và DT được thể hiện bằng phương trình và được
mô phỏng bằng hình vẽ 5.1
DT = 6.139 + 1.037 * D1.3
5.1.3. Thành phần loài cây đi kèm:
Lim xẹt thường mọc rải rác cùng với các loài như: Re gừng, Trám
chim, Bùm bụp,Vạng trứng, Dung chè, Chẹo tía, Sung … Như vậy trong cấu
trúc rừng trồng rừng, làm giàu và phục hồi rừng ta có thể trồng Lim xẹt hỗn
giao với các loài trên, và có thể trồng theo tỷ lệ giảm dần theo các loài cây
như đã sắp xếp ở trên.
5.1.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt:
Khu vực 1 có công thức tổ thành:
0,78Lxe+ 0,60 Mc + 0,54Tc + 0,52 Ct + 0,52 Vc +
+0,46 Rg + 0,43Xn +0,35 Kt…
Khu vực 2 có công thức tổ thành:
0,87 Mc + 0,67 Lxe + 0,57 Tc + 0,52 Rg + 0,40 Mtt +
+ 0,38 Bb + 0,35S +0,32 Ct…
Khu vực 3 có công thức tổ thành:
1,49Tn +0,93Lxe + 0,71Mtt +0,57 Rg +0,56 Rrh +0,40Cv+
+0,31Mc+0,31Tth+ 0,26Ks+0,26Lxa + …
Ở khu vực 1 và 2 về cơ bản chúng giống nhau về thành phần loài cây,
số cây có giá trị chiếm tỷ lệ cao và tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ tổ thành
loài cây tái sinh của khu vực 1 đồng đều hơn so với khu vực 2. Riêng khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
3 cây cũng đa dạng về thành phần loài cây, song chủ yếu là cây có giá trị thấp
chiếm tỷ lệ tương đối cao như Thành ngạnh, thẩu tấu,… còn những cây có giá
trị như Re gừng, Lim xẹt… lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Tái sinh của lâm phần nơi có Lim xẹt phân bố ở khu vực nghiên cứu là
rất tốt từ 8.396 -13.438 cây/ha, số lượng cây tái sinh giảm dần khi chiều cao
cây tái sinh tăng lên, cây tái sinh của lâm phần có cấp chất lượng trung bình
chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Lim xẹt tái sinh ở khu vực 1 và 2 chiếm tỷ lệ từ 6,71-7,86% so với tổng
số cây tái sinh của lâm phần, chủ yếu ở cấp chiều cao <50cm, tỷ lệ cây có
triển vọng rất thấp. Riêng khu vực 3 tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh có triển vọng
cao nhất chiếm 9,3% tổng số cây tái sinh của lâm phần), đây là loài cây có
triển vọng và trong tương lai sẽ tham gia vào tầng tán chính của rừng nếu
rừng phục hồi tốt.
Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ là tương đối đồng đều ở cả 3
vị trí: Mép tán, trong tán và ngoài tán. Ở mép tán và ngoài tán Lim xẹt xuất
hiện nhiều. Chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên không phụ thuộc vào vị
trí xung quanh gốc cây mẹ.
Số cây có nguồn gốc tái sinh từ chồi biến động từ 5.188-9.270 cây/ha
(chiếm 60,79-68,99%), nhìn chung đều lớn hơn so với số cây có nguồn gốc
tái sinh từ hạt biến động từ 3.208-4.479 cây/ha (chiếm 38,21-41,75%). Điều
đó chứng tỏ, đây là rừng thứ sinh phục hồi, có nguồn gốc tái sinh bẳng chồi
là chủ yếu.
5.1.5. Ảnh hƣởng của yếu tố hoàn cảnh đến số lƣợng và chất lƣợng của
Lim xẹt tái sinh tự nhiên.
Độ cao so với mặt nước biển chưa ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng và
chất lượng của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên nhưng độ dốc và hướng phơi có
ảnh hưởng nhất định đến số lượng và chất lượng cây tái sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
Độ tàn che tầng cây cao (0,37-0,53) có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng
và chất lượng của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên, chiều cao của cây tái sinh
càng lớn thì yêu cầu độ tàn che càng giảm.
Tại khu vực nghiên cứu, số lượng và chất lượng của cây Lim xẹt tái
sinh tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng mùn, nồng độ PH và các
chất hữu cơ trong đất .
Cây bụi thảm tươi, dây leo có mật độ dày đặc, chiều cao lớn hơn tầng
cây tái sinh không những ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến mật độ và tỷ lệ cây
tái sinh như khả năng tiếp xúc đất và sức nẩy mầm của của hạt giống (nếu gặp
thời tiết nóng ẩm hạt giống có thể bị thối) mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng của cây tái sinh như cạnh tranh nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng
khoáng … làm cho cây tái sinh còi cọc, cong queo, sức đề kháng sâu bệnh hại
kém, cây sinh trưởng chậm …, thậm chí chúng còn gây ra hiện tượng cháy
rừng về mùa khô nhất là những loài cây lá có chứa dầu...
5.1.6. Đề xuất các biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên:
5.1.6.1. Trồng rừng:
-Kỹ thuật thu hái, chế biến, bảo quản, xử lý hạt giống, kỹ thuật gieo
ươm cũng như tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn được trích dẫn từ quyển:" Sổ
tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây trồng rừng"
7
- Nơi trồng: Nên trồng Lim xẹt ở có độ cao tuyệt đối dưới 300m, độ
dốc dưới 210. Đất trồng Lim xẹt là đất Feralít đỏ vàng, phát triển trên đá mẹ
phiến thạch sét và mica, nồng độ PH từ 3,95-4,62. Nhiệt độ bình quân năm là
23-24
0C, độ ẩm không khí bình quân năm 81%, lượng mưa bình quân năm
trên 1600mm, độ tàn che < 45%. Có thể trồng hỗn giao với các loài cây như :
Re, Trám chim, Vạng trứng, Lim xanh, Bùm bụp … tuỳ theo từng mục đích
kinh doanh.
5.1.6.2. Nuôi dƣỡng và làm giàu rừng:
- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng và các hệ sinh thái rừng hiện có: Trạng
thái IIA, IIB và IC.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
Đối với trạng thái IIA và IIB: Điều chỉnh mật độ tầng cây cao, giữ lại
những cây gỗ lớn có phẩm chất tốt phân bố đều trên toàn diện tích. Phát luỗng
dây leo, cây bụi , thảm tươi ở những nơi rậm rạp. Đồng thời cần giữ lại và
nuôi dưỡng những loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao để gieo giống như Re,
Lim xẹt …, tỉa thưa một số loài cây gỗ tái sinh vừa và nhỏ kém giá trị có
phẩm chất kém, cong queo, sâu bệnh.
Đối với những khu rừng non phục hồi chưa ổn định (trạng thái IC) cần
phải tỉa thưa một số loài cây gỗ tái sinh vừa và nhỏ kém giá trị có phẩm chất
kém, cong queo, sâu bệnh như thành ngạnh, thẩu tấu… , xúc tiến tái sinh tự
nhiên với cây gỗ có giá trị kinh tế, cây con tái sinh có triển vọng tốt như Re,
Lim xẹt… đồng thời kết hợp trồng bổ sung Lim xẹt với một số loài cây khác
có giá trị như; Re, Lim xanh, Vạng trứng …
5.2. Tồn tại:
Chưa có thời gian theo dõi liên tục mùa ra hoa kết quả của cây mẹ nên
chưa biết được khả năng gieo giống của cây mẹ hàng năm diễn ra như thế
nào.
Chưa có điều kiện để nghiên cứu các nội dung trong kỹ thuật tạo cây
con như: Theo dõi sức nảy mầm của hạt giống và các điều kiện ngoại cảnh
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm: Tình hình sâu bệnh
hại, ảnh hưởng của độ tàn che, phân bón …
Đề tài mới chỉ nghiên cứu định lượng được ảnh hưởng của một số nhân
tố sinh thái đến sinh trưởng của loài Lim xẹt tái sinh tự nhiên như độ tàn che,
độ cao so với mặt nước biển, đất đai và ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi.
Chưa định lượng được ảnh hưởng của độ pH, hàm lượng đạm, hàm lượng
P2O5, hàm lượng K2O trên phạm vi rộng hơn.
5.3. Kiến nghị:
Kết quả của đề tài có thể sử dụng để tham khảo trong các nghiên cứu tiếp
theo với loài Lim xẹt ở Tam Đảo và nơi khác.
Trong điều kiện đầy đủ hơn về kinh phí và thời gian, đề nghị tiếp tục
nghiên cứu theo hướng tăng dung lượng mẫu điều tra, mở rộng vùng nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
cứu, mở rộng phạm vi nghiên cứu để tăng mức độ tin cậy của các kết luận đã
đạt được. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm các nội dung trong kỹ thuật tạo cây
con vì loài Lim xẹt có thể trồng làm giàu rừng và phục hồi rừng tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6LV09_NL_LamhocPhamThiNga.pdf