TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ chưa từng thấy của các phương tiện thông tin đại chúng, một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là sự xuất hiện của Internet. Nó là một phương tiện không thể thiếu của nhân loại, một dịch vụ “nhanh, gọn, tiện ích”, không những thế, Internet đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (parket switching) dựa trên một giao thức liên mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu, cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ.
Sự ra đời của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng như đời sống học tập của sinh viên Đại học Bình Dương trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn hiện nay. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này ngoài những mặt tích cực, Internet còn mang đến rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống của họ.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng công cụ bảng hỏi và công cụ phỏng vấn sâu đối với nhóm sinh viên được chọn và nhiệt tình tham gia trả lời. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin, tài liệu sẵn có như báo, tạp chí, Internet và một số phương pháp liên ngành khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết nhóm tham gia trả lời đánh giá Internet có vai trò rất quan trọng đối với đời sống học tập của họ, mục đích chính mà những sinh viên này tham gia vào mạng Internet là phục vụ cho nhu cầu học tập, giải trí và tìm kiếm việc làm. Qua đó cho thấy nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên Đại học Bình Dương hiện nay là rất cao và Internet đang dần trở thành người bạn thân thiết đối với họ.
Đa số họ tiếp cận với mạng Internet là do tự bản thân học hỏi, tìm hiểu trong khi đó rất ít người được hướng dẫn trước từ gia đình, nhà trường hay những người có kinh nghiệm.
Trong môi trường Đại học đang có nhiều thay đổi trong cách dạy và cách học, sinh viên phải tự tham gia vào hoạt động học tập của mình, thầy cô giáo đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên. Do đó, nhu cầu sử dụng Internet phục vụ cho việc học tập của sinh viên ngày càng cao và đa dạng. Việc sử dụng Internet để phục vụ cho hoạt động học tập ngày càng được nhiều người quan tâm nhiều hơn, nhất là đối với những người bước vào những năm học cuối và sinh viên nữ.
Mục đích giải trí luôn được nhóm tham gia trả lời câu hỏi ưu tiên hàng đầu với hoạt động chính vẫn là chat, email, chơi games, nghe nhạc, xem phim và viết blog. Đối với nhiều sinh viên việc giải trí chỉ là hoạt động khi họ học hành căng thẳng và muốn giảm stress, nhưng cũng có nhiều người, nhất là những sinh viên đang học ở năm thứ nhất và năm thứ hai, trong đó chủ yếu là nam cho biết việc giải trí là hoạt động chính của họ khi tham gia vào mạng, còn việc học tập thì chỉ khi nào có bài tập hoặc giáo viên yêu cầu.
Việc làm là một nhu cầu thiết yếu đối với sinh viên Đại học Bình Dương hiện nay. Kết quả cho thấy rằng, đa số những người tham gia trong cuộc nghiên cứu đều rất quan tâm đến vấn đề việc làm trên mạng, nhiều người biết về những trang web cung cấp thông tin về việc làm trên mạng. Nhưng chỉ những người học năm thứ ba và năm thứ tư thực sự tìm hiểu việc làm và nhiều sinh viên năm thứ tư tham gia tuyển dụng với mục đích khi ra trường sẽ có việc làm.
Chính những điều hữu ích và thú vị mà Internet mang lại cho sinh viên. Do đó, Internet thật sự có những tác động mạnh mẽ đến đời sống và học tập của họ trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
Tiện ích mà Internet mang lại cho sinh viên Đại học Bình Dương hiện nay là rất lớn: Nó giúp cho họ có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thông tin cách nhanh nhất, tiện lợi trong quá trình học tập và mang lại kết quả cao. Bên cạnh đó Internet giúp giải tỏa những căng thẳng, stress trong học tập, có thêm niềm vui, sự tự tin trong cuộc sống, có thể gặp gỡ, nói chuyện với người thân, bạn bè phương xa, giao lưu kết bạn với nhiều người không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới, tạo được những mối quan hệ giúp những người này có nhiều cơ hội làm việc khi ra trường.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, sự xâm nhập của các trang web xấu, những hình ảnh xấu, đồi trụy, thô tục, những trò games bạo lực, kích thích trí tò mò và ham muốn khám phá của những sinh viên trẻ tuổi, làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng. Bởi nhiều người áp dụng những lối sống, cách cư xử, hành vi sai lệch ở trong những trò chơi, những trang web xấu đó ra ngoài đời sống thực của bản thân và với mọi người. Việc truy cập Internet mà không đúng mục đích học tập hay giải trí lành mạnh còn làm cho họ mất nhiều thời gian, bỏ học, trốn học, ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe, và những hậu quả khác. Bởi một khi đã nghiền vào các trò chơi games hoặc những trang web không lành mạnh sẽ khó mà dứt ra được.
Từ những kết quả trên, khóa luận đưa ra một số khuyến nghị mang tính chất tham khảo với hi vọng Internet trở thành công cụ hữu ích cho mọi người:
Có biện pháp ngăn chặn những trang web đen, mang tính chất phản tác dụng, những trò chơi có tác động làm ảnh hưởng đến đời sống lành mạnh của sinh viên Đại học Bình Dương hiện nay.
Tổ chức, hướng dẫn cho sinh viên tiếp xúc và làm quen với Internet. Để họ biết được những mặt lợi và mặt hại của loại phương tiện truyền thông này.
Nhà trường có nhiều hoạt động ngoại khóa hơn cho sinh viên tham gia để tránh tình trạng sinh viên lấy Internet làm bạn những lúc rảnh rỗi.
Bên cạnh đó cần có sự tham gia giám sát chặt chẽ của các cơ quan an ninh mạng trong việc ngăn chặn những trang web đen, những trò chơi không lành mạnh. Thiết nghĩ đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi phải có nhiều tâm huyết, công sức, cũng như thời gian.
Điều quan trọng nhất chính là ý thức của sinh viên khi tham gia vào mạng Internet, việc sử dụng Internet như thế nào để Internet có thể mang lại cho người sử dụng những hiệu quả tối đa. Trở thành công cụ hữu ích cho mọi người, là nơi để giúp họ đạt được thành công trong học tập, trong công việc và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
PGS TS: Phó Giáo Sư Tiến Sỹ
TSKH: Tiến Sỹ Khoa Học
TS: Tiến Sỹ
ThS: Thạc Sỹ
SV: Sinh Viên
ĐHQGHN: Đại Học Quốc Gia Hà Nội
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
THPT: Trung Học Phổ Thông
WWW: World Wide Web
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế giới
NXB: Nhà Xuất Bản
NXB Tp.HCM: Nhà Xuất Bản Thành phố Hồ Chí Minh
TG: Thời gian
PVS: Phỏng vấn sâu
TH: Trường hợp
N: Số người (ý kiến) tham gia trả lời
n: Tổng thể mẫu chọn
mean: Trung bình
minimum: Nhỏ nhất
maximum: Lớn nhất
NHỮNG BẢNG BIẾU, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
I. Bảng biểu:
Bảng số liệu thống kê tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam 13
II. Biểu đồ:
Biểu đồ 1: Biểu đồ về tình hình sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong thanh niên Việt Nam 1
Biểu đồ 2: Khoa sinh viên tham gia trả lời đang học 34
Biểu đồ 3: Loại máy tính được sinh viên sử dụng để vào mạng 50
Biểu đồ 4: Thời gian sinh viên lên mạng dành cho học tập và giải trí theo giới tính. 53
Biểu đồ 5: Người hướng dẫn sinh viên sử dụng mạng Internet. 54
Biểu đồ 6: Sinh viên truy cập mạng khi. 62
Biểu đồ 7: Mạng giải trí trên Internet có đáp ứng được nhu cầu giải trí của sinh viên. 65
Biểu đồ 8: Sinh viên có biết các trang Web Sex 66
Biểu đồ 9: Nguồn thu nhập của sinh viên. 72
III. Bảng số liệu:
Bảng 1: Năm học và giới tính của sinh viên tham gia trả lời. 34
Bảng 2: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của Internet theo giới tính. 38
Bảng 4: Lí do Internet đóng vai trò quan trọng đối với sinh viên 39
Bảng 5: Sinh viên hay cập nhật kiến thức từ các nguồn .42
Bảng 6: Mục đích truy cập mạng Internet của sinh viên theo giới .43
Bảng 7: Mức độ truy cập Internet của sinh viên theo năm học. 47
Bảng 9: Thời gian mỗi lần lên mạng của sinh viên theo năm học . .52
Bảng 11: Đánh giá của sinh viên về lợi ích của Internet đối với nhu cầu học tập .56
Bảng 12: Các trang Web sinh viên hay sử dụng để tìm kiếm thông tin cho học tập
theo năm. 57
Bảng 13: Trả lời của sinh viên về việc có vào mạng Internet cho các công việc sau
chia theo năm. 59
Bảng 14: Mức độ vào mạng với mục đích học tập của sinh viên đối với các vấn đề
sau phân theo giới tính. 60
Bảng 15: Các hoạt động sinh viên hay lên mạng giải trí theo giới tính. 63
Bảng 16: Sinh viên đã từng truy cập vào những trang web sex theo năm học .67
Bảng 17: Bạn cùng phòng hay cùng lớp có rủ sinh viên truy cập vào những trang
web sex. 69
Bảng 18: Sinh viên quan tâm đến tìm việc trên mạng .71
Bảng 19: Mức độ vào mạng để tìm việc làm của sinh viên theo năm học. 73
Bảng 20: Đánh giá của sinh viên về tính khả thi khi tìm việc trên mạng Internet. 75
Bảng 21: Những khó khăn khi sinh viên tìm việc thông qua mạng Internet. 77
Bảng 22: Đánh giá tác động của Internet đối với sinh viên 79
Bảng 23: Đánh giá tác động tích cực của Internet đối với sinh viên. 82
Bảng 24: Đánh giá tác động tiêu cực của Internet đối với sinh viên 85
KHUNG PVS
Khung số 1 46
Khung số 2 53
Khung số 3 65
Khung số 4 67
Khung số 5 68
Khung số 6 76
Khung số 7 80
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2. Đối tượng - Khách thể - Phạm vi nghiên cứu 3
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.2.2. Khách thể nghiên cứu 3
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu 4
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
1.3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 4
1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể 4
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 5
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 6
1.4.3. phương pháp xử lý số liệu 6
1.4.4. Một số phương pháp liên ngành khác 6
1.5 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
1.5.1. Ý nghĩa lí luận 6
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
1.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 7
1.7 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đề tài 8
1.7.1 Những thuận lợi 8
1.7.2 Những khó khăn 8
1.8 Kết cấu của khóa luận 8
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Internet trên Thế giới và Việt Nam 10
2.1.1 Thời kì phôi thai 10
2.1.2 Thời kì bùng nổ lần thứ nhất của internet 11
2.1.3 Bùng nổ lần thứ hai với sự xuất hiện của www 12
2.1.4 Thời kì phổ biến của Mạng không dây 12
2.2 Thực trạng sử dụng Internet 13
2.3 Các đề tài nghiên cứu liên quan 15
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN 21
3.1 Cách tiếp cận và Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu 21
3.1.1 Cách tiếp cận lối sống 21
3.1.2 Lý thuyết toàn cầu hóa 23
3.2 Một số khái niệm 26
3.3 Mô hình khung phân tích và Giả thuyết nghiên cứu 32
3.3.1 Khung phân tích 32
3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 32
3.4 Mô tả mẫu nghiên cứu 33
3.5 Mô tả địa bàn nghiên cứu 35
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1 Vai trò của Internet và nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên 37
4.1.1 Đánh giá của sinh viên về vai trò của Internet 37
4.1.2 Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay 41
4.2 Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên hiện nay. 49
4.2.1 Tình hình sử dụng Internet của sinh viên hiện nay. 49
4.2.2 Nhu cầu sử dụng Internet cho việc học tập của sinh viên. 56
4.2.3 Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên cho việc giải trí. 63
4.2.4 Nhu cầu sử dụng Internet cho việc tìm việc làm của sinh viên. 70
4.3 Những tác động tích cực và tiêu cực của Internet đối với đời sống học tập của sinh viên. 79
4.3.1 Tác động tích cực của Internet. 80
4.3.2 Tác động tiêu cực của Internet. 84
4.4 giải pháp 90
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
Kết luận 93
Một số khuyến nghị 96
GIỚI HẠN CỦA KHÓA LUẬN 99
TÀI LIỆUTHAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 103
PHỤ LỤC 1 103
PHỤ LỤC 2 116
PHỤ LỤC 3 118
PHỤ LỤC 4 154
182 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5804 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yến chẳng hạn, những trò mà hành động, và… nói chung là mấy trò mà bây giờ games cũng có games sex nữa, những cái đó nó không có tốt, tại vì khi chơi vào các bạn sẽ nghiền hoặc là đam mê không dứt ra được. ùhm sau này mà chơi games nhiều những trò như vậy sẽ tập cho người ta cái tính hung bạo lên, thì không có tốt.
Hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về tình trạng nghiền các trò chơi games của sinh viên?
Đáp: Một số bạn học tôt thì cũng có chơi games nhưng mà học biết cách tổ chức và quản lí thì giờ chơi và học của mình. Còn có nhiều bạn thì chơi nhiều, buổi tối các bạn hầu như không có đi học hay là đi học ít thì chủ yếu là ở nhà chơi games thôi.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về một người quá nghiền vào Internet mà lại bỏ bê việc học tập?
Đáp: Điều đó thì dĩ nhiên là không tốt rồi, tại vì vừa ảnh hưởng đến học tập của mình và cả gia đình mình nữa, gia đình phải đóng tiền các thứ cho mình đi học mà mình lại chơi games không có học tập gì thì là người bất hiếu.
Hỏi: Bạn nghĩ tình trạng đó thì nên khắc phục như thế nào?
Đáp: Mình nghí là để khắc phục tình trạng đó thì là do chính bản thân của mỗi người thôi, bản thân của mỗi một người thôi, thứ hai nữa là do gia đình, thứ ba là các bạn, những người bạn thân giúp đỡ khuyên bảo chứ không nên cấm tại vì nếu càng cấm thì người ta sẽ lại càng thích vào hơn.
Hỏi: Vậy bạn có biết về chat sex không?
Đáp: Chat sex hả, mình có biết, có đọc qua rất nhiều nhưng mà mình chưa bao giờ vào. Và người bạn của mình thì cũng chưa thấy ai tham gia vào trang web này, còn những người khác thì mình không biết.
Hỏi: Bạn có hay thấy các thông tin trên mạng nhắc đến vấn đề này không?
Đáp: Có, mình nghe rất nhiều, có một số tờ báo nói về vấn đề này nhiều lắm.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về nhận định Internet có những mặt tích cực và tiêu cực đối với đời sống sinh viên?
Đáp: Mình sẽ nói về tiêu cực trước và tích cực sau.
Về tiêu cực, khi mà các bạn chơi games ví dụ không có tiền thì các bạn sẽ đến có thể là cầm điện thoại trong tiệm cầm đồ có thể cầm cả xe máy nữa để có tiền chơi games. Trong Internet cũng có một số trang web đồi trụy như một số phim sex, những thứ đó mà các bạn xem thì sẽ kích thích các bạn, sẽ ảnh hưởng rất nhiều về nhân cách, lối sống như hiện nay là sống cung chẳng hạn. sống chung trước hôn nhân. Mình thấy như thế là không nên, mình thì mình thích truyền thống hơn.
Tích cực, thì mình thấy đối với sinh viên thì có khá nhiều vì trên mạng thì có nhiều thông tin bổ ích và những điều mà tốt cho việc mình cần làm. Hoặc là một số chương trình mới mà nó chưa phổ biến trên tivi thì cập nhật thông tin rất là nhanh, nói chung là rất nhiều.
Hỏi: Bạn nhắc đến vấn đề tiêu cực đó là sinh vên sống chung trước hôn nhân khi bị tác động của Internet. Vậy nó ảnh hưởng như thể nào?
Đáp: Có nghĩa là khi mà bạn xem một bộ phim sex nào đó nó sẽ kích thích bạn, vì tuổi của bạn thì nhu cầu sinh lí rất là lớn. vì thế khi mà mình xem những bộ phim đó, mình có người yêu rồi thì muốn hưởng cảm giác sống chung như thế nào.
Hỏi: Suy ngĩ của bạn về như thế nào là trang web đen?
Đáp: Trang web đen không phải là mỗi sex không đâu, nó có khá nhiều mặt giống như là trang web phản nước chẳng hạn, đó là trang web đen.
Hỏi: Vậy thì sinh viên có hay vào những trang web này để xem thông tin không?
Mình nghĩ là chắc khó kiếm được lắm, hoặc là có biết đến thì cũng ít người vào lắm.
Hỏi: Mỗi tháng bạn được trợ cấp bao nhiêu từ gia đình? Số tiền đó có đủ cho bạn trang trải cho cuộc sống học tập xa nhà không?
Đáp: Mình được gia đình gởi cho 1 triệu, mình thấy là đủ, con gái mà.
Hỏi: Bạn thấy số tiền dành cho Internet có tốn kém không?
Đáp: Mình thấy không tốn kém nhiêu hết vị phòng mình có 4 người mà mỗi tháng het 6 chục thì mỗi người góp vào một ít nên cũng thoải mái.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về nhu cầu tìm việc làm trên mạng của sinh viên hiện nay?
Đáp: Mình nghĩ là cũng có ít người tìm hiểu trên đó lắm, thường chỉ có những ngừoi sắp ra trường mới có nhu cầu tìm hiều về cái đó thôi. Tại vì trên các trang web việc làm trên mạng thì ít có công việc bán thời gian dành cho sinh viên lắm.
Hỏi: Vậy theo bạn tại sao sinh viên lại không có nhu cầu tìm việc trên mạng?
Đáp: Ví các bạn sinh viên đang học thì các bạn muốn tìm việc làm ở gần chỗ học tập để vừa đi học vừa đi làm. Trên trang web tìm việc làm thì có một số nơi rất là xa và không thể đáp ứng được điều kiện đó của sinh viên. Nên là nhu cầu tìm việc làm thì chỉ có những sinh viên đã ra trường thôi, còn sinh viên đang học thì thường đi xung quanh những nơi mình gần với nơi ở hoặc nơi học thôi.
Hỏi: Bạn đã từng tham gia tuyển dụng trên mạng lần nào chưa nếu có thì kết quả như thế nào?
Đáp: Mình chưa tham gia lần nào nhưng mà mình đã tham khảo nhiều.
Hỏi: Có nghĩa là bạn cũng có biết nhiều về trang web tìm việc làm trên mạng?
Đáp: Mình cũng biết mọt số trang web.
Hỏi: Vậy thì bạn thấy với số lượng việc làm đăng tải trên các trang web trên mạng có giúp các bạn sinh viên thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm việc làm không?
Đáp: Mình thấy thường thì cũng không chắc chắn lắm, chủ yếu các bạn đến trung tâm giới thiệu việc làm thì nó đúng hơn, hoặc là có ai đó giới thiệu.
Hỏi: Theo bạn Internet có quan trọng đối với đời sống học tập của bạn không?
Đáp: Dĩ nhiên là rất quan trọng chứ, vì mình học tin mà.
Hỏi: Vậy đối với các ngành khác thì có quan trọng không?
Đáp: Đối với các ngành khác thì nó cũng rất quan trọng.
Hỏi: Theo bạn thì nguồn thông tin trên mạng Internet có đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của các bạn sinh viên không? Và bạn đánh giá về mức độc chân thực của nó như thế nào?
Đáp: Khi bạn muốn tìm hiểu về một vần đề hay một đề tài nào đó thì nó sẽ cho mình rất nhiều thông tin, nhiều trang khác nhau. Vì thế mà khi tìm hiểu thì mình cần phải tham khảo, những trang nào thông tin rõ ràng, được nhiều người công nhận thì hãy truy cập và tham khảo kĩ hơn.
Hỏi: Đóng góp của bạn giúp cho sinh viên sử dụng Internet tốt hơn?
Đáp: Những người bạn khi mà thấy bạn mình nghiền chơi games quá hay truy cập trang web xấu thì nên khuyên bạn mình, còn những cài già mà mình không biết thì nên học hỏi.
Hỏi: Có khi nào bạn bị nhắc nhở khi vào mạng không?
Đáp: Có, khi mình vào mạng nghe nhạc hay hát quá nhiều thì bị các bạn trong phòng nhắc nhở còn học bài thì chẳng ai nhắc nhở cả.
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Biên bản phỏng vấn sâu (trường hợp 4)
Khoa công nghệ sinh học
Sinh viên năm 3
Giới tính Nam ; 21 tuổi
Hỏi: Bạn hãy cho biết một vài suy nghĩ của bạn về Internet không?
Đáp: Internet thì nó có những cái thuận lợi, những cái bất cập mà người ta đang đề cập tới nè. Thí dụ Internet như thế nào và cái… cho nó phù hợp, truy cập trâng web nào và thu thập thông tin nào cho nó hợp lí. Và những trang web xấu thì mính có nên tránh nó hay không. Việc truy cập Internet thì giúp ích cho việc học tập của chúng ta như thế nào nhất là những sinh viên mà cần về tài liệu hay là lĩnh vực mà mình học cũng như lĩnh vực mà mình muốn tìm hiểu thêm.
Hỏi: Bạn có thể cho biết tại sao bạn truy cập mạng Internet?
Đáp: ừhm, em thì thường hay lên mạng để tìm kiếm thông tin hoặc là làm bài thuyết trình hay là cần những cái báo cáo, cái đề tài họ hay porst lên mạng.
Hỏi: Mục đích mà mỗi lần bạn truy cập Internet chủ yếu là gì?
Đáp: Dạ, chủ yếu là về tìm tài liệu về thông tin, chứ ít.., ít có nghe nhạc.
Hỏi: Bạn cảm thấy khả năng truy cập Internet của bạn như thế nào?
Đáp: Khả năng của em thì cũng biết khỏang 4 năm rồi nhưng mà em không có sử dụng, Internet thì em mới biết nhưng mà em cũng ít lên, ít sử dụng, chỉ thỉnh thoảng thôi ạh.
Hỏi: Ai là người hướng dẫn cho bạn biết cách sử dụng Internet?
Đáp: Dạ, em thì không có ai hướng dẫn, em chỉ tìm hiểu và đọc sách thì em lên thôi.
Hỏi: Vậy khi truy cập Internet thì bạn hay vào những trang nào?
Đáp: Dạ, có trang việc làm này, với cái trang mà hay về tài liệu như bách khoa toàn thư. Em hay lên để mà đọc các thông tin, các đề tài thôi chứ em cũng ít lên.
Hỏi: Tại sao bạn lại hay vào những trang đó?
Đáp: Em lên trang đó để mà tìm hiểu thông tin cho mình, kiến thức nó rộng nên vào đó mà học hỏi thêm nhiều cái hay.
Hỏi: Àh bạn có thể cho mình biết suy nghĩ của bạn về nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay như thế nào không?
Đáp: Dạ, nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay thì cũng… có nhiều người thì họ lên để mà tìm tài liệu hay là tra cứu thông tin. Còn cũng nhiều người lên để mà chơi games hoặc là chát hoặc là nghe nhạc gì đó. Cũng rất nhiều cái.. cái… mỗi bạn thì có một nhu cầu sử dụng khác nhau.
Hỏi: Vậy theo đánh giá chung của bạn thì xu hướng hiện nay mà các bạn sinh viên hiện nay lên mạng là gì?
Đáp: Theo em thấy thì mục đích chính mà sinh viên hiện nay lên mạng thường là để chơi games online và nghe nhạc là nhiều hơn.
Hỏi: Vậy còn học tập thì thế nào?
Đáp: Dạ, ít lắm ạh.
Hỏi: Bạn thấy tình hình sử dụng Internet trong lớp của bạn hiện nay như thế nào?
Đáp: Đối với khoa của em hiện nay hay phải làm bài thuyết trình, nên chắc mấy bạn cũng hay lên tìm tài liệu. ờh hay làm đề tài hay là làm báo cáo để thuyết trình chẳng hạn.
Hỏi: Các thầy cô dạy bạn có hay yêu cầu sinh viên lên mạng tìm kiếm những thông tin cho môn học không?
Đáp: Dạ, thầy cô thì chỉ hướng dẫn thôi, thầy cô nói phải lên mạng để mà tìm hiểu thêm kiến thức nó bao la, nên phải lên mạng để mà học hỏi nhiều cái rộng hơn.
Hỏi: Bạn có thể kể ra một vài môn học mà thầy cô yêu cầu hoặc là gợi ý cho các bạn lên mạng tìm tài liệu không?
Đáp: Dạ có môn xử lý chất thải, xử lí chăn nuôi hay là động chất học, àh sức khỏe môi trường….
Hỏi: Rồi khi mà tìm hiểu những thông tin cho học tập thì bạn hay vào những trang web nào để khai thác thông tin này?
Đáp: Em hay lên trang bách khoa toàn thư, là thư viện hay là lên google để mà đánh cái mục mà thầy cô cho mình làm.
Hỏi: Bạn có thường xuyên lên mạng không?
Đáp: Dạ không, tại vì phòng em thì không có máy tính nên cũng ít lên mạng.
Hỏi: Vậy thì mỗi lần lên mạng đã đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin cho bạn chưa?
Đáp: Theo em nghĩ thì chưa ạh, bởi vì thông tin trên mạng thì rộng lơn mà lâu lâu em mới lên mạng, thường mối lần lến mạng khoảng 2 hoặc 3 tiếng, trong tuần thì khoảng một hai ngày gì đó.
Hỏi: Bạn có suy nghĩ như thế nào về tình trạng nghiền các trò chơi games hiện nay của sinh viên?
Đáp: Àh, suy nghĩ về cái tình trạng mà chơi games thì nó hay bị hư hỏng, kiểu như là bị tha hóa nhiều cái. Vì mấy bạn chơi thì thức ngày đêm rồi nhiều khi không có tiền thì về trộm cắp, lừa ai đó để lấy tiền chơi. Thấy, cái đó thì như một cái vấn nạn mà Internet đang cần được xử lí.
Hỏi: Riêng đối với sinh viên của trường đại học Bình Dương, bạn đánh giá như thế nào về tình trạng này?
Đáp: Ùhm cái đánh giá chung của sinh viên đại học Bình Dương thì em thấy. có nhiều bạn cũng hay chơi games, àh lớp em thì có mấy bạn không có đi học vì chơi games, chơi games là nhiều. nhưng mà em thấy để đánh giá chung như thế nào thì cũng… khó mà biết được.
Hỏi: Vậy bạn có thể cho biết là nhu cầu sử dụng Internet của các bạn nam và các bạn được không?
Đáp: Nhìn chung thì mỗi bạn lên, có bạn sở thích hay lên nghe nhạc hay là chơi games cũng có bạn lên để tìm tài liệu. đối với nữ thì em thấy hay lên mạng nghe chạc với lại chát, còn nam thì lên xem phim hoặc là xem cái, chơi những trò games bạo lực hơn.
Hỏi: Bạn có so sánh như thế nào về mục đích lên mạng phục vụ cho học tập và giải trí giữa các bạn nam và các bạn nữ không?
Đáp: Cái đó thì nhìn chung không thể đánh giá được. mỗi người lên một kiểu, cái khó là không thể biết được lên khi nào lên tìm tài liệu hay là nghe nhạc hay là giải trí, tìm việc làm …
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về nhận định là các bạn nữ lên mạng để tìm kiếm thông tin học tập nhiều hơn các bạn nam?
Đáp: Dạ, thì chắc vấn đề đó cũng đúng, nó nghiêng về phái nữ nhiều hơn
Hỏi: Tại sao vậy?
Đáp: Dạ thì, các bạn nữ thường siêng học hơn hay là việc học họ đặt nặng hơn, coi trọng nhiều hơn. Còn nam thì chơi games nhiều hơn.
Hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về một người mà quá nghiền Internet đến mức bỏ bê học tập?
Đáp: đó là một việc mà không thể chấp nhận được, làm cho sức khỏe không tốt và làm cho suy nghĩ của bạn đó dễ bị ảo tưởng. chỉ nghĩ đến games và những trò chơi ảo tưởng trên mạng, còn ham mê games như thế thì bạn không thể nào mà tiếp thu những bài học ở lớp được.
Hỏi: Theo bạn tình trạng đó nên khắc phục như thế nào?
Đáp: Để khắc phục tình trạng đó thì phải giảm thiểu nhưng cái games bạo lực, hoặc là những trò chơi làm cho các bạn say mê và quản lí của gia đình nhiều hơn. Nó cũng đánh vào tâm lí của mỗi bạn, mỗi bạn thì có suy nghĩ khác nhau về bạn bề thì nên khuyên bào và các bạn thì tự cố gắng mà khắc phục.
Sinh viên vào đây với mục đích chính là học tập, khi à các bạn ý thức được mục đích nào là quan trọng hơn thì các bạn sẽ cố gắng làm được.
Hỏi: Có nhận định là Internet có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với đời sống của sinh viên hiện nay, bạ nghĩ như thế nào về nhận định đó?
Đáp: Về cái ảnh hưởng tích cực thì nó giúp cho những ai mà tìm hiểu thông tin thì nó được rộng hơn, được nhiều thứ hiểu biết và kiến thức thí nó rộng hơn.
Còn tiêu cực thì các trang web đen, hình ảnh thì nó không có lành mạnh lắm thí mấy bạn hay lên cái trang web đó thì nó không tốt.
Nói chung là nó cũng có những mặt lợi và mặt hại.
Hỏi: Vậy thì bạn nghĩ như thế nào về câu nhận định như thế này?
Đáp: Nhận định này thì hoàn toàn đúng, đúng là tìm hiểu thông tin. Về tiêu cực thì những trang web đồi trụy mà các bạn hay lên để mà học theo, ảnh hưởng đến đời sống của các bạn.
Hỏi: Bạn có biết trang web đen là trang web như thế nào không?
Đáp: Theo em nghĩ là những trang web cấm lên
Hỏi: Vậy các bạn sinh viên có hay truy cập những trang web này không?
Đáp: Theo em nghĩ là cắc cũng có một số bạn hay lên, những trang web đen là những trang web mà hay giấu thì mấy bạn lại hay tò mò muốn biết.
Hỏi: Vậy bạn có biết về các trang web sex không?
Trang web thì em không biết những em nghĩ trên mạng gõ thì nó cũng ra đầy, những trang web đó thì có nhiều nhưng mà em chưa có truy cập.
Hỏi: Trong lớp của bạn có nhiều người truy cập không?
Đáp: Chắc là cũng có vài bạn lên, thậm chí trong usb mà mấy bạn còn để những hình ảnh hay là những đoạn video.
Hỏi: Tại sao mà một số bạn đó lại truy cập những trang web này không?
Đáp: Vì cái nhu cầu hay là vì cái tò mò của mấy bạn làm mấy bạn hay lên để mà coi hay là xem như thế nào. Thường em nghe mấy bạn muốn xem coi nó như thế nào.
Hỏi: Những tác hại khi xem những trang web đó là như thế nào bạn?
Đáp: Những tác hại về những trang web xấu hay những trang web đen thì nó ảnh hưởng những tư tưởng của mấy bạn. mấy bạn hay nghĩ lệch lạc và có thể dẫn đến những suy nghĩ và những hành động nó đen tối.
Hỏi: Ý kiến của bạn về việc ngăn chặn những trang web này ?
Đáp: Việc đó thì cần những người biết để ngăn chặn nó, cấm porst lên mạng những đoạn video, những trang web xấu. mỗi bạn sinh viên cũng cần ý thức được những ảnh hưởng xấu của các trang web đó.
Hỏi: Bạn có suy nghĩ như thế nào về việc định hướng của nhà trường cho sinh viên trong việc sử dụng Internet?
Đáp: Theo em nghĩ là nên cho các bạn tìm hiểu những thông tin cần thiết cho việc học tập hay là cho việc nghiên cứu và các lĩnh vực khácvề giải trí hay là những trang web có ích.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về việc tìm việc làm trên mạng Internet?
Đáp: Àh cài tìm việc làm đó thì nó cũng giúp cho mình tìm việc, mình không cần đến tận địa điểm hay là trung tâm giới thiệu việc làm mà mình chỉ cần ngồi vào mạng tìm, tiết kiệm thời gian và việc đi lại dễ dàng hơn.
Hỏi: Theo bạn tính khả thi của việc tìm việc trên mạng hiện nay như thế nào?
Đáp: Theo em nghĩ thì việc đáp nhu cầu việc làm của sinh viên là ít và hiếm, và thường thì sinh viên làm trái nghề. Xin việc ở trên mạng thì cũng gặp trở ngại như nộp hồ sơ rồi, số điện thoại như thế nào, liên lạc với ai là người để mình nộp hồ sơ.
Hỏi: Đánh giá của bạn về nhu cầu tìm việc làm của các bạn sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4?
Đáp: Theo em nghĩ thì năm 3 và năm 4 thì cần nhiều việc làm hơn vì mấy bạn năm đầu vào thì mấy bạn chủ yếu là học và học như thế nào cho phù hợp với phương pháp học ở đại học
Hỏi: Bạn đã từng tham gia tuyển dụng tìm việc ở trang web nào trên mạng chưa?
Đáp: Trên mạng thì em chưa có tham gia tuyên dụng.
Xin chân thành cảm ơn bạn nhiều!
Biên bản phỏng vấn sâu sinh viên (trường hợp 5)
Khoa Ngữ văn
Sinh viên năm 4
Giới tính Nam; 23 tuổi
Hỏi: Bạn có thể cho biết lý do mà bạn sử dụng Internet là gì không ?
Đáp: Theo mình thì internet là một kênh thông tin không thể thiếu đối với sự hiểu biết của mối người, nó rất hữu ích trong nhiều việc như: tìm kiếm thông tin, giải trí …
Hỏi: Bạn có thể cho biết lý do mà bạn sử dụng Internet là gì không ?
Đáp: Lý do à, có nhiều lý do lắm, chẳng hạn như: mình lên để xem phim, nghe nhạc, chơi game, đọc báo, tải chương trình, hay tìm kiếm thông tin, tài liệu chẳng hạn.
Hỏi: Bạn truy cập Internet với mục đích gì?
Đáp: Như mình đã nói đó, thì để giải trí, hay tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin đó mà.
Hỏi: Khả năng sử dụng Internet của bạn như thế nào?
Đáp: Nói về khả năng à cái đó mình cũng thuộc vào dạng tạm được, nhiều thì không rành lắm, nhưng những cái cơ bản mình hầu như biết hết.
Hỏi: Bạn sử dụng Internet từ khi nào? Cách đây bao nhiêu năm?
Đáp: Mình sử dụng cũng khá lâu rồi, chừng 4 hay 5 năm gì đó.
Hỏi: Trước khi bạn biết sử dụng Internet bạn có được ai hướng dẫn không? Ai là người đã giúp bạn biết cách sử dụng Internet?
Đáp: Hồi đó lúc đầu mình mới sử dụng thì chủ yếu là nhìn người khác rồi nhớ, còn khi nào bí quá thì mình hỏi người quản lý tiệm nét à.
Hỏi: Bạn hay vào những trang nào khi truy cập Internet?
Đáp: Trang web mà t hay truy cập à, cũng nhiều lắm. nếu là kênh thông tin thì t hay chọn một số trang như: dantri.com.vn, 24h.com.vn, tuoitre.com.vn, bongda.com.vn. cong giải trí thì có một số trò chơi online đó mà.
Hỏi: Tại sao bạn lại vào những trang đó?
Tại sao mình vào những trang này à, thì có lẽ mình cũng đã quen rồi, với lại nó thông dụng và nhiều cái hay trong đó nữa.
Hỏi: Theo bạn, các bạn sinh viên ngày nay có nhu cầu sử dụng Internet như thế nào?
Đáp: Vấn đề này mình cũng không rành nữa, vì mình thấy mỗi sinh viên có nhu cầu cũng như sở thích khác nhau, nhưng có lễ là khá cao, vì internet rất nhiều cái hay trong đó mà. Có lẽ ai cũng nghĩ như mình thôi.
Bạn có thể biết mục đích họ sử dụng Internet là gì không?
Đáp: Àh về mục đích họ sử dụng chắc cũng là tìm kiếm thông tin, tìm tài liệu vào việc học, chơi game, nghe nhạc, xem phim …
Hỏi: Bạn thấy tình trạng sử dụng Internet của các bạn sinh viên trường Đại học Bình Dương hiện nay như thế nào?
Đáp: Cái này mình không rõ đâu, chỉ biết chung chung là cũng nhiều vậy à!
Hỏi: Bạn có thể cho biết việc sử dụng Internet trong lớp của bạn hiện nay như thế nào không?
Đáp: Có lẽ do đặc thù ngành học mà mình rất hay lên mạng để tìm kiếm thông tin, chứ không lên mạng thì biết làm gì để ra hang mớ thông tin mà mình không biết chứ. Chắc các bạn trong lớp mình cũng vậy thôi, mặc dù không phải ai cũng thường lên như vậy.
Hỏi: Thường thầy cô trên lớp hay yêu cầu các bạn làm bài trên mạng như thế nào?
đáp: Vấn đề này rất hay xảy ra chứ, thường mỗi môn học có một yêu cầu riêng về việc tìm kiếm thông tin, nhưng hầu như tụi mình đều phải lên mạng để tìm đọc hay tham khảo. đó có lẽ cũng là cái hay của ngành học tụi mình.
Hỏi: Bạn có hay sử dụng Internet phục vụ cho việc học tập của bạn không?
Đáp: Mình cũng rất hay sử dụng internet để dành cho việc học. tuy không bằng khoảng thời gian dành cho chơi game hay giải trí khác. Nhưng nói chung là tạm được. hì.
Hỏi: Một ngày bạn thường dành bao nhiêu thời gian cho việc vào Internet?
Đáp: Đối với mình, hồi trước thì mình hay lên mạng lắm vì lúc đó phòng mình có mạng mà, nhưng khoảng thời gian gần đây thì ít hơn rối, mối ngày trung bình chắc khoảng 2h một ngày đó.
Hỏi: Theo đánh giá của bạn thì khoảng thời gian đó đã đáp ứng được nhu cầu học tập và giả trí của bạn chưa?
Đáp: Vậy là ít rồi đó, chứ hồi trước thường lên 4-5 tiếng lận. đối với khoảng thời gian đó chắc cũng tàm đủ, vì mình lên khi nào mình cảm thấy chán hay đã đủ thông tin cần tìm là mình nghỉ thui à.
Hỏi: Bạn thấy tình trạng nghiền các trò chơi games của sinh viên hiện nay như thế nào?
Đáp: Hiện nay, không chỉ riêng mình cảm thấy, mà hầu như trên các phương tiện truyền thông đại chúng đều đề cập đến tình trạng vì quá mê game mà nhiều học sinh, sinh viên lâm vào hoàn cảnh bi đát. Việc học hành thì trể nải, sức khỏe giảm nhiều, tốn thời gian và tiền bạc nữa chứ. Các bạn sinh viên ở đây cũng nhiều người nghiền lắm đó. Có lần mình buồn quá không biết làm gì mình có ra tiệm nguyên một đêm đến sáng mới thấy có rất nhiều bạn đang chơi game đến sáng lun. Lúc đó mình mới thấm cảnh thức trắng nguyên đêm là như thế nào. Sợ quá!!!
Hỏi: Riêng đối với sinh viên đại học bình dương thì bạn đánh giá thế nào về tình trạng này?
Đáp: Nếu giờ mình chỉ nhìn vào thực tế một lần mình chơi qua đêm là chưa đủ, nhưng theo mình biết thì sinh viên trường Đại Học Bình Dương chơi game cũng dữ lám đó. Không thua kém ai đâu! Như vậy là không tốt chút nào cho việc học hành và sức khỏe của các bạn. vì có ai nghiền chơi game mà học tốt đâu chứ!
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào khi một người quá nghiện vào Internet mà bỏ bê học tập?
Đáp: Đối với mình, mình thấy chơi game là không xấu, thậm chí là rất tốt để giải trí, xả stress. Nhưng nếu quá nghiện game là mình không thích rồi, tương lai của người đó cũng chẳng sảng sủa là bao đâu.
Hỏi: Theo bạn tình trạng đó nên khắc phục như thế nào?
Đáp: mình thấy là để khắc phục tình trạng này, có lẽ cũng không quá khó nhưng cũng không đơn giản đâu, cái chính là do bản thân của chính người đó thui, còn gia đình và những người khác khuyên hay nhắc nhở chỉ là yếu tố phụ mà thui. Khi người đó tự nhận ra những cái hại mà quá nghiền game đem lại thì người đó cũng sẽ tự rời xa nó mà thui!
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về nhận định “Internet có những mặt tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của sinh viên” bạn có thể làm rõ nó ảnh hưởng tích cực như thế nào và tiêu cực như thế nào đến đời sống học tập của snh viên hiện nay không?
Đáp: Về nhận định này thì t hoàn toàn đồng ý. Vì ngoài những mặt lợi mà internet mang lại cho các bạn sinh viên thì nếu các bạn quá nghiền thì nó sẽ là con dao hai lưỡi hại lại chính các bạn và cả tương lai về sau nếu không thoát khỏi tình trạng này.
Hỏi: Bạn hãy cho biết suy nghĩ của bạn về trang web đen?
Đáp: Web đen à, nếu nói như vậy nhiều người sẽ không hiểu rõ lắm, đó là trang web sex. Đây không phải là vấn đề xa lạ đối với nhiều người, bản thân mình cũng đã vào rồi chứ, và mình thấy hầu như các bạn nam đều vào xem, không ít thì nhiều thôi, còn các bạn nữ có chứ không phải là không có. Nhưng ít hơn. Việc sinh viên truy cập vào những trang này là không ít, có thể do tò mò, có thể do được chỉ bảo, sở thích … mà họ vào thôi, còn rất nhiều lý do mà mình chưa rõ lắm. việc ngăn chặn tình trạng này không phải đơn giản đâu, mình cũng không biết biện pháp nào là hiệu quả nữa, có lẽ do bản thân người đó thui, chứ cấm dựa vào pháp luật dư luận cũng hiệu quả nhưng mình nghĩ khgoong được nhiều đâu.
Hỏi: Mỗi tháng bạn được nhận bao nhiêu trợ cấp từ gia đình? Số tiền được trợ cấp từ gia đình có đủ trang trải cho cuộc sống học tập của bạn không?
Đáp: Mối tháng mình nhận được khoảng 3 triệu, với số tiền này cũng đủ cho mình sử dung, nhưng đôi lúc cũng thiếu hụt nữa, mà nếu là con trai thì vấn đề đó là chuyện thường thấy đó mà. Nhất là khi có bạn gái thì hay thiếu lắm.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về tìm việc làm trên mạng?
Đáp: Việc tìm kiếm việc làm thêm trên mạng hiên nay cũng rất phổ biến. vì nhu cầu giữa người cần việc và người tuyển dụng là khá nhiều mà. Việc tìm việc trên mạng vừa giảm chi phí đi lại, giảm thời gian nữa, nếu thấy hợp với yêu cầu của người tuyển dụng thì lúc đó mới đến nơi xin việc. như vậy tỉ lệ có việc làm hợp với bản thân sẽ cao hơn.
Hỏi: Bạn đã từng tham gia tuyển dụng thông qua mạng chưa? Kết quả như thế nào?
Đáp: Mình à, mình chưa bao giờ tham gia tuyển dụng trên mạng, nhưng mình có tham khảo cho biết. vì sau khi ra trường mình cũng sẽ làm theo phương á này mà.
Hỏi: Bạn có đóng góp gì giúp cho sinh viên sử dụng Internet cho học tập và giải trí tốt hơn?
Đáp: Hiện tại mình không biết nên đóng góp gì nữa, mình chỉ có điều muốn nói là: đã là sinh viên, có học vấn, có tri thức thì phải biết những gì cần sử dụng để cho internet là công cụ hỗ trợ cho bản thân mình tốt nhất.
Hỏi: Bạn có hay bị nhắc nhở khi vào mạng Internet không?
Đáp: Mình hầu như không bị nhắc nhở trong việc có lên mạng không, vì khi nào cần là mình lên à.
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Biên bản phỏng vấn sâu sinh viên (trường hợp 6)
Khoa quan trị kinh doanh
Sinh viên năm 2
Giới tính Nữ; 21 tuổi
Hỏi: Em đã sử dụng Internet từ khi nào?
Đáp: Ờ… hình như là hồi lớp 7 hay lớp 8 gì đấy chị ạh.
Hỏi: Vậy em sử dụng Internet với mục đích gì?
Đáp: Dạ, em lên để đọc tin tức thôi.
Hỏi: Thế thì theo quan niệm riêng của em Internet là như thế nào?
Đáp: Dạ, em nghĩ là nó cũng bổ ích lắm, nhưng mà trừ một vài mặt thôi.
Hỏi: Em có thể nói rõ nó có ích như thế nào không?
Đáp: Như là đôi khi mình cần một vấn đề gì đó tì có thể lên google hoặc là gì đó để gõ vào. Truy cập xem vấn đề đó nó như thế nào để mình hiểu hơn…
Hỏi: Có lí do quan trọng nào mà em hay vào mạng Internet không?
Đáp: Thường thì em hay lên đọc tin tức thôi chứ ít lên để chát hay lên để làm gì khác.
Hỏi: Thế Internet giúp ích như thế nào cho việc học tập của em?
Đáp: Àh, em có thể lên để tra tìm tài liệu, đọc tài liệu, có thể biết thêm nhiều thông tin và em hay dùng no để coppy tài liệu học cho thi cử.
Hỏi: Em thấy khả năng sử dụng Internet của mình thế nào?
Đáp: Dạ, cũng bình thường lắm, tại vì đôi khi lên mạng cũng có một số cái mình không biết. Ví dụ như đôi khi có một số hướng dẫn trên đó nhưng không biết cách vào nên nói chung là em sử dụng cũng không rành lắm.
Hỏi: Trước khi mà em biết sử dụng Internet thì có ai hướng dẫn em không?
Đáp: Hầu như là không có rồi chị ạh, em tự mày mò hết đó.
Hỏi: ồh vậy àh, vậy trang nào mà em hay vào nhất?
Đáp: Em hay vào nhất là trang về mạng xã hội, vì nó có nhiều thông tin về giới trẻ, xã hội… nhiều lắm chị.
Hỏi: Vậy em quan tâm tới vấn đề nào nhất?
Đáp: Ùmh tất nhiên là giới trẻ nhất rồi. Có những cái nói về tuổi trẻ, những cái nói về sinh viên hiện nay. Những thông tin “hot” như là trào lưu, mặt tốt, mặt xấu gì đó.
Hỏi: Theo đánh giá khách quan của em thì nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay như thế nào?
Đáp: Em thấy hầu hết tất cả sinh viên ở các phòng trọ đều có nối mạng Internet. em thấy là khá phổ biến, có phòng trọ có đến 3, 4 cái máy tính nối mạng luôn đó chị.
Hỏi: vậy em thấy các bạn sử dụng Internet như thế nào?
Đáp: Chủ yếu là các bạn chơi games, xem phim thôi còn học tập thì rất ít.
Hỏi: Khi học trên lớp thầy cô có hướng dẫn các em cách sử dụng Internet hay cách lên lấy tài liệu như thế nào không?
Đáp: Thường thì thầy cô hay cho tài liệu trên lớp, thỉnh thoảng cũng có cho một trang web gì đó để mình có thể lên dowload tài liệu hoặc xem. Còn việc hướng dẫn vào sử dụng như thế nào thì không có.
Xin chân thành cảm ơn em!
Biên bản phỏng vấn sâu sinh viên (trường hợp 7)
Khoa công nghệ thông tin
Sinh viên năm 4
Giới tính Nam; 23 tuổi.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về Internet?
Đáp: mình thấy Internet là một cái để kết nối nhiều mấy tính với nhau mà thông quan việc kết nối máy tính thì những người sử dụng nó có thể liên lạc được với nhau hoặc là lên đó để tìm hiểu thông tin mà họ cần và có thể giúp họ trong việc học tập. Ngoài ra còn giúp họ giải trí giống như nghe nhạc xem phim hay chơi games.
Hỏi: Bạn có hay truy cập mạng Internet không?
Đáp: Đối với mình là sinh viên công nghệ thông tin thì cái việc lên mạng Internet giống như một việc làm thường xuyên hàng ngày nó xảy ra.
Hỏi: Vậy mục đích mà bạn lên mạng Internet thường xuyên là gì?
Đáp: Thường mình lên Internet dành cho vấn đề học tập nhiều hơn, tìm hiểu thông tin, những gì giúp mình trong bài vở, học tập. Một phần là dùng để giải trí giống như việc nghe nhạc, xem phim, chơi gmaes.
Hỏi: Trước khi bạn biết sử dụng Internet bạn đã được hướng dẫn chưa?
Đáp: Àh lúc đó thì mình có đi học tin học về tin học A để biết về cách sử dụng máy tính còn về cách sử dụng Internet thì tự mình phải khám phá thôi chứ không có ai chỉ dẫn cho cả.
Hỏi? Vậy hồi học phổ thông bạn có học tin không?
Đáp: Ùh trong trường thì không có học mà mình học ở bên ngoài.
Hỏi: Theo bạn thì các bạn sinh viên hiện nay có nhu cầu sử dụng Internet như thế nào?
Theo mình các bạn sinh viên ngày nay có nhu cầu có nhu càu sử dụng rất cao. Phần lớn là đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn, một phần nhỏ nữa là đáp ứng nhu cầu về giải trí cho các bạn sau những giờ học căng thẳng.
Hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về mục đích sử dụng Internet của sinh viên hiện nay?
Đáp: Về cái nhìn chung đối với các bạn sinh viên trong việc sử dụng mạng Internet hiện nay thì mình thấy học tập là nhiều hơn. Nhưng một phần nào đó thì các bạn cũng có mục đích là chơi games, giải trí, một số bạn còn gặp một số vấn đề trong việc giải trí như việc nghiện chơi games chẳng hạn.
Hỏi: Vậy thì bạn thấy tình hình sử dụng Internet của sinh viên trường mình như thế nào?
Đáp: Thì mình thấy đa số các bạn mỗi phòng trong kí túc xá thường có 1 máy nối mạng và các bạn thường sử dụng mạng sau những giờ học.
Hỏi: Còn trong lớp bạn thì sao?
Đáp: Đối với lớp mình đa số các bạn đều có máy tính và đều có mạng, hàng ngày thì các bạn đều sử dụng Internet phục vụ cho học tập và giải trí của các bạn.
Hỏi: Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc vào mạng?
Đáp: Thì chắc khoảng hơn 10 tiếng mỗi ngày.
Hỏi: Hơn 10 tiếng, vậy bạn đã phân bổ thời gian đó như thế nào?
Đáp: Thường mình dành khoảng 2/3 thời gian cho việc học, tìm hiểu các thông tin trên mạng và thời gian còn lại là giải trí.
Hỏi: Khi vào mạng giải trí bạn thường vào những trang nào?
Đáp: Chủ yếu là nghe nhạc như mp3.
Hỏi: Bạn thấy những trang giải trí có đáp ứng được nhu cầu của bạn không?
Đáp: Những trang nhạc thì nó cung cấp nhạc cho giải trí thôi còn các thông tin thì chắc là quá ít.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về trang Web đen?
Đáp: Về trang Web đen thì mình có biết và cũng nghe nói nhiều. những trang này nó cung cấp những video hay những cái khác mà có nội dung thường thì người ta nói là đồi trụy hay chỉ để phục vụ cho các đối tượng lớn tuổi.
Hỏi: Vậy đã khi nào mà bạn tuy cập vào các trang đó chưa?
Đáp: Cũng có đôi lúc, có những đường link người ta gởi trên yahoo thì mình có click vào nhưng mở lên thấy vậy thì tắt ngay.
Hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về ảnh hưởng của trang Web này đến học sinh, sinh viên?
Đáp: Mình nghĩ đối với học sinh hay sinh viên, ở lứa tuổi mới lớn thì họ có những tò mò và một cái nữa là hiếu kì khi mà họ vào những trang đó thì có thể gây cho họ những tác động xấu giống như là họ nghiện. Từ đó sẽ dẫn đến những hành động mà họ không thể nào điều khiển được bản thân mình, gây ra những việc đáng tiếc. Do đó tốt nhất à không nên vào nhũng trang đó.
Hỏi: Theo đánh giá của bạn thì Internet quan trọng như thế nào đối với đời sống học tập của sinh viên?
Đáp: Đối với bản thân mình, Internet như là một phần của cuộc sống vậy. Khoảng vài ngày mà không có Internet thì cảm giác như là rất khó chịu. còn về vấn đề phục vụ cho học tập thì mình thấy cũng rất quan trọng vì hiện nay tất cả mọi tài liệu, rất nhiều tài liệu được đưa lên Internet và được phổ biến cho mọi người nên việc sử dụng Internet là rất quan trọng.
Hỏi: Bạn nghĩ như thế nào về tình trạng nghiện các trò chơi games của sinh viên hiện nay?
Đáp: Mình thấy một phần nhỏ các bạn rất thích game online và có như là “cày games ngày đêm” khi mà các bạn chơi games thì việc học tập của các bạn hay bị bỏ bê và rồi có thể gây ra những chuyện đáng tiếc.
Hỏi: Vậy bạn có biết trường hợp nào mà sinh viên nghiền chơi game online dẫn đến những hậu quả đáng tiếc không?
Đáp: Àh, cũng có, mình cũng có biết một số trường hợp các bạn chơi mà không nghĩ đến những hậu quả sau này, ngay cả những người sắp ra trường rồi mà vẫn vậy. Mình có một đứa bạn cùng phòng tên A, lúc đầu a vào mạng chỉ để đọc tin tức và báo chí, với khoảng thời gian rất hợp lí. Nhưng dần dần A lao vào chơi một số trò games mạo hiểm, chơi hàng tuần, hàng tháng một trò games. A bắt đầu bỏ học một vài buổi đầu sau đó bỏ học cả tuần, rất ít khi A lên trường. Ăn rồi sáng ngủ dậy, A mở máy tính và ngồi chơi games cho đến 1, 2 giờ sáng mới chịu đi ngủ. Đến ngày thi A cũng không thèm quan tâm, cứ như vậy cho đến nay luôn, năm cuối rồi mà A nợ đến hơn 10 môn chưa trả nên bị cấm thi tốt nghiệp. Mình nghĩ, chắc cũng còn rất nhiều người nghiền giống như A nữa đó
Hỏi: Bạn có biện pháp nào khắc phục tình trạng này không?
Ờh, mình nghĩ là cuộc sống sinh viên xa nhà thì các bạn rất tự do nên việc ham mê chơi game thì không có ai quản thúc được. Cho nên mình nghĩ là nên có một biện pháp nào đó giúp các bạn hiểu biết nhiều về lợi và hại của máy tính nhiều hơn thì việc chơi game sẽ giảm được.
Đối với bản thân các bạn thì các bạn nên chia thời gian làm việc trong ngày giống như là lập ra một kế hoạch cho mình. Các bạn nên áp dụng đúng thời gian đó và tự bản thân cố gắng giảm thời gian giải trí trên mạng.
Hỏi: Bạn có quan tâm đến việc làm thêm trên mạng không?
Đáp: có chứ, lúc trước mình đã tìm thử và đăng tuyển một số hồ sơ trên mạng, thử tìm việc làm trên đó. Mình thấy có một số anh chị khi đăng kí tìm việc trên mạng thì được phỏng vấn và cũng tìm được việc làm phù hợp, còn mình thì chỉ đăng lên thôi chứ chưa giám đi phỏng vấn.
Hỏi: Bạn có thể cho biết đánh giá của bạn về việc sử dụng Internet của sinh viên các năm 1, 2, 3 và năm 4 không?
Đáp: Theo đánh giá của mình thì các bạn năm đầu thương sử dụng Internet cho mục đích giải trí là chủ yếu. Nhưng càng về các năm học sau thì do nhu cầu học tập cao nên các bạn sử dụng Internet cho mục đích học tập là nhiều hơn.
Riêng về vấn đề việc làm thì mình thấy trên trường nay có nhiều cuộc hội thảo về việc làm, mình nghĩ là những cái đó nó tốt hơn là tìm việc trên mạng bởi vì cơ hội có được việc làm sẽ rất ít.
Hỏi: Bạn thấy nhu cầu sử dụng Internet của các bạn nam và nữ sinh viên như thế nào?
Đáp: Mình thấy nam sử dụng Internet thì thích chơi games giải trí hơn là các bạn nữ. Còn nữ thường chỉ đọc báo, nghe nhạc hoặc xem phim. Về vấn đề học tập thì như mình thấy các bạn nữ sử dụng Internet cho việc học tập chưa được tốt và nhanh nhạy như các bạn nam đâu, cả việc tìm kiếm thông tin hay tài liệu cũng vậy.
Hỏi: Bạn có đóng góp gì cho việc cải thiện tình hình sử dụng Internet của sinh viên được tốt hơn?
Đáp: Đóng góp áh, mình nghĩ là các bạn nên phân bổ thời gian sử dụng mạng hợp lí hơn trong việc sử dụng thời gian như thế nào cho việc học tập, giải trí và các việc khác.
Xin chân thành cảm ơn bạn!
PHỤ LỤC 4
Các bảng số liệu sử dụng trong đề tài
Bảng 1: Năm học và giới tính của sinh viên tham gia trả lời
n=194
Sinh viên năm
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ
N
Tỷ lệ
N
Tỷ lệ
Năm 1
24
50.0%
24
50.0%
48
100.0%
Năm 2
24
50.0%
24
50.0%
48
100.0%
Năm 3
25
51.0%
24
49.0%
49
100.0%
Năm 4
24
49.0%
25
51.0%
49
100.0%
Tổng
97
50.0%
97
50.0%
194
100.0%
Bảng 2: Khoa Sinh viên đang học tham gia trả lời
n =194
Khoa
N
Tỷ lệ %
Quản trị kinh doanh
57
29.4
Tin học
44
22.7
Công nghệ sinh học
35
18.0
Ngữ văn
58
29.9
Tổng
194
100.0
Bảng 3: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của Internet theo giới tính. n=194
Vai trò của Internet trong cuộc sống
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ%
N
Tỷ lệ%
N
Tỷ lệ%
Rất cần thiết
62
63.9%
53
54.6%
115
59.3%
Cần thiết
32
33.0%
41
42.3%
73
37.6%
Không cần thiết lắm
3
3.1%
3
3.1%
6
3.1%
Tổng
97
100.0%
97
100.0%
194
100.0%
Bảng 4: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của Internet theo năm học
n= 194
Sinh viên năm
Vai trò của Internet trong đời sống sinh viên
Tổng
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết lắm
Năm 1
N
33
12
3
48
Tỷ lệ %
28.7%
16.4%
50.0%
24.7%
Năm 2
N
30
17
1
48
Tỷ lệ %
26.1%
23.3%
16.7%
24.7%
Năm 3
N
25
23
1
49
Tỷ lệ
21.7%
31.5%
16.7%
25.3%
Năm 4
N
27
21
1
49
Tỷ lệ %
23.5%
28.8%
16.7%
25.3%
Tổng
N
115
73
6
194
Tỷ lệ %
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Bảng 5: Lí do Internet đóng vai trò quan trọng đối với sinh viên.
n= 194
Sinh viên năm
Lí do Interrnet đóng vai trò quan trọng
Giúp nắm bắt thông tin chính trị xã hội nhanh chóng
Giúp cho việc học tập và giải trí
Tìm kiếm tài liệu trên mạng dễ dàng, nhanh chóng
Năm 1
N
28
12
8
Tỷ lệ %
58.3%
25.0%
16.7%
Năm 2
N
21
17
10
Tỷ lệ %
43.8%
35.4%
20.8%
Năm 3
N
25
14
10
Tỷ lệ
51.0%
28.6%
20.4%
Năm 4
N
34
7
8
Tỷ lệ %
69.4%
14.3%
16.3%
Tổng
N
108
50
36
Tỷ lệ %
55.7%
25.8%
18.6%
Bảng 6:Sinh viên hay cập nhật kiến thức từ các nguồn.
n= 194
Kiến thức hay cập nhật từ
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Tivi
58
59.8%
46
48.4%
104
54.2%
Đài phát thanh, radio
37
38.1%
38
40.0%
75
39.1%
Mạng Internet
88
90.7%
87
91.6%
175
91.1%
Những cuộc họp, hội thảo của các tổ chức xã hội
18
18.6%
14
14.7%
32
16.7%
Từ bạn bè, người thân
54
55.7%
57
60.0%
111
57.8%
Từ các nguồn khác
14
14.4%
13
13.7%
27
14.1%
Tổng
97
277.3%
95
268.4%
192
272.9%
Bảng 7: Mục đích truy cập mạng Internet của sinh viên theo giới.
n= 194
Mục đích truy cập Internet
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Học tập
84
86.6%
90
93.8%
174
90.2%
Giải trí
85
87.6%
80
83.3%
165
85.5%
Tìm kiếm việc làm
26
26.8%
27
28.1%
53
27.5%
Các hoạt động khác
17
17.5%
14
14.6%
31
16.1%
Tổng
97
218.6%
96
219.8%
193
219.2%
Bảng 8: Mức độ truy cập Internet của sinh viên theo năm học.
n=194
Sinh viên năm
Mức độ truy cập Internet
Tổng
Hàng ngày
Mỗi tuần 1- 2 ngày
Mỗi tuần 3- 4 ngày
Mỗi tháng 1 ngày
Trên mỗi tháng 1 ngày
Năm 1
N
25
9
7
3
4
48
Tỷ lệ %
52.1%
18.8%
14.6%
6.3%
8.3%
100.0%
Năm 2
N
21
11
7
4
5
48
Tỷ lệ %
43.8%
22.9%
14.6%
8.3%
10.4%
100.0%
Năm 3
N
25
10
9
2
3
49
Tỷ lệ %
51.0%
20.4%
18.4%
4.1%
6.1%
100.0%
Năm 4
N
30
9
5
1
4
49
Tỷ lệ %
61.2%
18.4%
10.2%
2.0%
8.2%
100.0%
Tổng
N
101
39
28
10
16
194
Tỷ lệ %
52.1%
20.1%
14.4%
5.2%
8.2%
100.0%
Bảng 9: nơi sống của sinh viên có nối mạng Wifi
n=194
Nơi Sv đang ở có nối mạng Internet hoặc Wifi
N
Tỷ lệ %
Có
143
74.1
Không
46
23.8
Không biết
4
2.1
Tổng
193
100.0
Bảng 10: Loại máy tính được sinh viên sử dụng để vào mạng.
n= 194
Loại máy tính hay dùng để vào mạng
N
Tỷ lệ %
Laptop của bạn
43
22.2
Máy bàn của bạn
67
34.5
Máy mượn
16
8.3
Máy của nhà trường
1
0.5
Máy ở tiệm net
67
34.5
Tổng
194
100.0
Bảng 11: Thời gian mỗi lần lên mạng của sinh viên theo năm học.
n=194
Thời gian mỗi lần lên mạng
Năm
Tổng
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Dưới 30 phút
2
4.2%
5
10.4%
1
2.0%
1
2.0%
9
4.6%
Từ 30 - 60 phút
18
37.5%
10
20.8%
10
20.4%
11
22.4%
49
25.3%
Từ 60 - 90 phút
6
12.5%
17
35.4%
9
18.4%
13
26.5%
45
23.2%
Từ 90 - 120 phút
8
16.7%
2
4.2%
6
12.2%
8
16.3%
24
12.4%
Trên 120 phút
14
29.2%
14
29.2%
23
46.9%
16
32.7%
67
34.5%
Tổng
48
100.0%
48
100.0%
49
100.0%
49
100.0%
194
100.0%
Bảng 12: Thời gian sinh viên lên mạng dành cho học tập và giải trí theo giới tính.
n=194
Giới tính
Thời gian bạn giành cho việc học tập trên mạng (phút/ lần)
Thời gian bạn giành cho việc giải trí trên mạng (phút/ lần)
Nam
Mean
80.72
86.85
N
97
94
Minimum
0
0
Maximum
600
1400
Nữ
Mean
62.84
55.78
N
97
96
Minimum
0
0
Maximum
300
540
Tổng
Mean
71.78
71.15
N
194
190
Minimum
0
0
Maximum
600
1400
Bảng 13: Thời gian sinh viên biết sử dụng Internet.
n= 194
Sv biết sử dụng Internet từ khi
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Cách đây 1 năm
9
9.3%
9
9.3%
18
9.3%
Cách đây 2 năm
5
5.2%
9
9.3%
14
7.2%
Cách đây 3 năm
12
12.4%
15
15.5%
27
13.9%
Cách đây 4 năm
17
17.5%
23
23.7%
40
20.6%
Cách đây hơn 4 năm
54
55.7%
41
42.3%
95
49.0%
Tổng
97
100.0%
97
100.0%
194
100.0%
Bảng 14: Người hướng dẫn sinh viên sử dụng mạng Internet.
n=49
Sv biết cách sử dụng Internet từ
N
Tỷ lệ %
Người trong gia đình
9
4.6
Thầy cô giáo
21
10.8
Bạn bè
73
37.6
Chủ tiệm net
9
4.6
Tự học
80
41.2
Người khác
2
1.0
Tổng
194
100.0
Bảng 15: Đánh giá của sinh viên về lợi ích của Internet đối với nhu cầu học tập.
n = 194
Lợi ích của Internet trong học tập
Sinh viên năm
Tổng
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Hiểu biết thêm nhiều kiến thức bổ ích
45
95.7%
45
95.7%
46
95.8%
44
91.7%
180
94.7%
Kết quả học tập tốt hơn
26
55.3%
25
53.2%
19
39.6%
25
52.1%
95
50.0%
Tiếp thu bài trên lớp nhanh hơn
23
48.9%
19
40.4%
17
35.4%
14
29.2%
73
38.4%
Học bài đỡ vất vả hơn
25
53.2%
17
36.2%
17
35.4%
19
39.6%
78
41.1%
Không giúp được gì cho bạn
1
2.1%
1
2.1%
1
2.1%
3
6.3%
6
3.2%
Khác
1
2.1%
1
2.1%
1
2.1%
3
1.6%
Bảng 16 : Các trang Web sinh viên hay sử dụng để tìm kiếm thông tin cho học tập theo năm.
n = 194
Sinh viên năm
Sinh viên hay vào trang nào sau đây để tìm kiếm thông tin cho học tập
Tổng
Google.com
Yahoo.com
Các trang Web
Khác
Năm 1
N
44
2
2
48
Tỷ lệ %
91.7%
4.2%
4.2%
100.0%
Năm 2
N
43
2
3
48
Tỷ lệ %
89.6%
4.2%
6.3%
100.0%
Năm 3
N
42
6
1
49
Tỷ lệ %
85.7%
12.2%
2.0%
100.0%
Năm 4
N
46
1
2
49
Tỷ lệ %
93.9%
2.0%
4.1%
100.0%
Tổng
N
175
5
13
1
194
Tỷ lệ %
90.2%
2.6%
6.7%
.5%
100.0%
Bảng 17: Trả lời của sinh viên về việc có vào mạng Internet cho các công việc sau chia theo năm.
n=194
Sinh viên năm
Tổng
năm 1
năm 2
năm 3
năm 4
Vào mạng Internet để tìm kiếm thông tin cho việc làm luận văn hay tiểu luận
có
N
27
33
32
40
132
Tỷ lệ %
20.5%
25.0%
24.2%
30.3%
100.0%
không
N
20
15
11
4
50
Tỷ lệ %
40.0%
30.0%
22.0%
8.0%
100.0%
Vào mạng Internet để trao đổi học tập với bạn bè qua chat, Email
có
N
37
36
44
40
157
Tỷ lệ %
23.6%
22.9%
28.0%
25.5%
100.0%
không
N
10
12
2
6
30
Tỷ lệ %
33.3%
40.0%
6.7%
20.0%
100.0%
Vào mạng Internet để trao đổi với giáo viên qua chat, Email
có
N
22
23
36
37
118
Tỷ lệ %
18.6%
19.5%
30.5%
31.4%
100.0%
không
N
25
24
7
8
64
Tỷ lệ %
39.1%
37.5%
10.9%
12.5%
100.0%
Vào mạng Internet để phục vụ mục đích học tập khác
có
N
8
4
8
3
23
Tỷ lệ %
34.8%
17.4%
34.8%
13.0%
100.0%
không
N
27
20
7
12
66
Tỷ lệ %
40.9%
30.3%
10.6%
18.2%
100.0%
Bảng 18: Mức độ vào mạng với mục đích học tập của sinh viên đối với các vấn đề sau phân theo giới tính.
n =194
Giới tính
Tổng
nam
nữ
Mức độ vào mạng Internet để tìm kiếm thông tin cho việc làm luận văn hay tiểu luận
Chưa bao giờ
N
7
11
18
Tỷ lệ %
38.9%
61.1%
100.0%
Thỉnh thoảng
N
32
24
56
Tỷ lệ %
57.1%
42.9%
100.0%
Thường xuyên
N
25
33
58
Tỷ lệ %
43.1%
56.9%
100.0%
Rất thường xuyên
N
23
22
45
Tỷ lệ %
51.1%
48.9%
100.0%
Mức độ vào mạng Internet để trao đổi học tập với bạn bè qua chat, Email
Chưa bao giờ
N
13
14
27
Tỷ lệ %
48.1%
51.9%
100.0%
Thỉnh thoảng
N
34
34
68
Tỷ lệ %
50.0%
50.0%
100.0%
Thường xuyên
N
31
30
61
Tỷ lệ %
50.8%
49.2%
100.0%
Rất thường xuyên
N
12
16
28
Tỷ lệ %
42.9%
57.1%
100.0%
Mức độ vào mạng Internet để trao đổi với giáo viên qua chat, Email
Chưa bao giờ
N
5
4
9
Tỷ lệ %
55.6%
44.4%
100.0%
Thỉnh thoảng
N
14
11
25
Tỷ lệ %
56.0%
44.0%
100.0%
Thường xuyên
N
45
38
83
Tỷ lệ %
54.2%
45.8%
100.0%
Rất thường xuyên
N
23
36
59
Tỷ lệ %
39.0%
61.0%
100.0%
Mức độ vào mạng Internet để phục vụ mục đích học tập khác
Chưa bao giờ
N
3
2
5
Tỷ lệ %
60.0%
40.0%
100.0%
Thỉnh thoảng
N
2
3
5
Tỷ lệ %
40.0%
60.0%
100.0%
Thường xuyên
N
4
10
14
Tỷ lệ %
28.6%
71.4%
100.0%
Rất thường xuyên
N
32
24
56
Tỷ lệ %
57.1%
42.9%
100.0%
Bảng 19: Sinh viên truy cập mạng khi.
n = 194
Bạn truy cập mạng Internet để học tập khi
Tổng
Giáo viên yêu cầu
N
16
Tỷ lệ %
8.2%
Cần tài liệu làm luận văn, tiểu luận
N
66
Tỷ lệ %
34.0%
Học nhóm
N
14
Tỷ lệ %
7.2%
Lúc nào rảnh thì truy cập
N
89
Tỷ lệ %
45.9%
Khác
N
9
Tỷ lệ %
4.6%
Tổng
N
194
Tỷ lệ %
100.0%
Bảng 20:Các hoạt động sinh viên hay lên mạng giải trí theo giới tính.
n =194
Sinh viên lên mạng giải trí
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
Chơi games
N
59
37
96
Tỷ lệ %
60.8%
38.5%
49.7%
Nghe nhạc, xem phim
N
91
88
179
Tỷ lệ %
93.8%
91.7%
92.7%
Chát
N
72
60
132
Tỷ lệ %
74.2%
62.5%
68.4%
Gởi mail
N
59
53
112
Tỷ lệ %
60.8%
55.2%
58.0%
Tìm bạn tán gẫu
N
28
16
44
Tỷ lệ %
28.9%
16.7%
22.8%
Viết blog
N
35
32
67
Tỷ lệ %
36.1%
33.3%
34.7%
Ý kiến khác
N
19
17
36
Tỷ lệ %
19.6%
17.7%
18.7%
Bảng 21: Mạng giải trí trên Internet có đáp ứng được nhu cầu giải trí của sinh viên.
n = 194
Các trang Web giải trí có cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin
N
Tỷ lệ %
Có
117
60.6
Không
36
18.7
Khó trả lời
29
15.0
Không biết
11
5.7
Tổng
193
100.0
Bảng 22: Sinh viên có biết các trang Web Sex.
n = 194
Bạn có biết các trang web sex
Có
N
90
Tỷ lệ %
46.4%
Không
N
104
Tỷ lệ %
53.6%
Tổng
N
194
Tỷ lệ %
100.0%
Bảng 23 : Sinh viên đã từng truy cập vào những trang web sex theo năm học.
n = 194
Bạn đã từng truy cập các trang web sex
Sinh viên năm
Tổng
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Chưa bao giờ
N
22
14
5
14
55
Tỷ lệ %
61.1%
53.8%
20.0%
53.8%
48.7%
Thỉnh thoảng
N
13
12
20
11
56
Tỷ lệ %
36.1%
46.2%
80.0%
42.3%
49.6%
Thường xuyên
N
1
1
Tỷ lệ %
3.8%
.9%
Rất thường xuyên
N
1
1
Tỷ lệ %
2.8%
.9%
Tổng
N
36
26
25
26
113
Tỷ lệ %
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Bảng 24 : Bạn cùng phòng hay cùng lớp có rủ sinh viên truy cập vào những trang web sex.
n = 194
Bạn cùng lớp hay cùng phòng có rủ Sv truy cập các trang web sex
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Có
31
39.2%
2
5.7%
33
28.9%
Không
48
60.8%
33
94.3%
81
71.1%
Tổng
79
100.0%
35
100.0%
114
100.0%
Bảng 25: Sinh viên quan tâm đến tìm việc trên mạng .
n = 194
Sinh viên năm
Sinh viên quan tâm đến việc làm trên Intermet
Tổng
Có
Không
Năm 1
N
28
20
48
Tỷ lệ %
58.3%
41.7%
100.0%
Năm 2
N
29
19
48
Tỷ lệ %
60.4%
39.6%
100.0%
Năm 3
N
35
14
49
Tỷ lệ %
71.4%
28.6%
100.0%
Năm 4
N
36
13
49
Tỷ lệ %
73.5%
26.5%
100.0%
Tổng
N
128
66
194
Tỷ lệ %
66.0%
34.0%
100.0%
Bảng 26: Nguồn thu nhập của sinh viên.
n=194
Nguồn
N
Tỷ lệ %
Gia đình
146
75.3%
Làm thêm
14
7.2%
Gia đình và làm thêm
32
16.5%
Từ nguồn khác
2
1.0%
Tổng
194
100.0%
Bảng 27: Mức độ vào mạng để tìm việc làm của sinh viên theo năm học.
n= 194
Sinh viên năm
Mức độ sinh viên hay vào những trang tìm việc làm
Tổng
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Năm 1
N
1
28
7
36
Tỷ lệ %
2.8%
77.8%
19.4%
100.0%
Năm 2
N
1
15
16
32
Tỷ lệ %
3.1%
46.9%
50.0%
100.0%
Năm 3
N
7
21
8
36
Tỷ lệ %
19.4%
58.3%
22.2%
100.0%
Năm 4
N
9
23
8
40
Tỷ lệ %
22.5%
57.5%
20.0%
100.0%
Tổng
N
18
87
39
144
Tỷ lệ %
12.5%
60.4%
27.1%
100.0%
Bảng 28: Đánh giá của sinh viên về tính khả thi khi tìm việc trên mạng Internet.
n = 194
Sinh viên năm
Tính khả thi của việc vào mạng Internet tìm việc
Tổng
Rất dễ tìm việc
Dễ tìm việc
Khó tìm việc
Hoàn toàn không tìm được việc
Năm 1
N
8
15
12
35
Tỷ lệ %
22.9%
42.9%
34.3%
100.0%
Năm 2
N
7
16
9
1
33
Tỷ lệ %
21.2%
48.5%
27.3%
3.0%
100.0%
Năm 3
N
3
17
12
4
36
Tỷ lệ %
8.3%
47.2%
33.3%
11.1%
100.0%
Năm 4
N
5
23
11
1
40
Tỷ lệ %
12.5%
57.5%
27.5%
2.5%
100.0%
Tổng
N
23
71
44
6
144
Tỷ lệ %
16.0%
49.2%
30.6%
4.2%
100.0%
Bảng 29: Những khó khăn khi sinh viên tìm việc thông qua mạng Internet.
n = 194
Sinh viên năm
Khó khăn khi tìm việc trên mạng Internet của sinh viên
Tổng
Công việc dành cho sinh viên đang học ít
Đời hỏi trình độ không đúng thực tế
Thông tin nhà tuyển dụng không đầy đủ
Khác
Năm 1
N
15
8
8
1
32
Tỷ lệ %
46.9%
25.0%
25.0%
3.1%
100.0%
Năm 2
N
14
11
6
31
Tỷ lệ %
45.2%
35.5%
19.4%
100.0%
Năm 3
N
24
5
4
1
34
Tỷ lệ %
70.6%
14.7%
11.8%
2.9%
100.0%
Năm 4
N
25
8
5
1
39
Tỷ lệ %
64.1%
20.5%
12.8%
2.6%
100.0%
Tổng
N
78
32
23
3
136
Tỷ lệ %
57.4%
23.5%
16.9%
2.2%
100.0%
Bảng 30: Đánh giá tác động của Internet đối với sinh viên.
n = 194
Đánh giá tác động của Internet đối với đời sống của sinh viên hiện
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Tích cực
18
18.6%
6
6.3%
24
12.4%
Vừa tích cực vừa tiêu cực
77
79.4%
90
93.8%
167
86.5%
Ý kiến khác
2
2.1%
2
1.0%
Tổng
97
100.0%
96
100.0%
193
100.0%
Bảng 31: Đánh giá tác động tích cực của Internet đối với sinh viên.
n = 194
Ảnh hưởng tích cực của Internet
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Giảm stress
86
89.6%
90
92.8%
176
91.2%
Rèn luyện trí thông minh
39
40.6%
37
38.1%
76
39.4%
Kết thêm bạn bè
53
55.2%
37
38.1%
90
46.6%
Kiếm thêm thu nhập
19
19.8%
7
7.2%
26
13.5%
Ý kiến khác
10
10.4%
9
9.3%
19
9.8%
Bảng 32: Đánh giá tác động tiêu cực của Internet đối với sinh viên.
n = 194
Ảnh hưởng tiêu cực của Internet
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
N
Tỷ lệ %
Tốn nhiều thời gian
65
67.7%
58
59.8%
123
63.7%
Ảnh hưởng đến sức khỏe
49
51.0%
42
43.3%
91
47.2%
Dễ bị ảnh hưởng các Trang web không lành mạnh
43
44.8%
45
46.4%
88
45.6%
Dễ nghiền các trò chơi trên mạng
43
44.8%
34
35.1%
77
39.9%
Dễ bỏ học trốn tiết
15
15.6%
12
12.4%
27
14.0%
Ý kiến khác (Tùy thuộc vào mục đích người sử dụng)
8
8.3%
5
5.2%
13
6.7%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_chinh_nguyen_thi_tuyet_in_3341.doc