MS: LVVH-VHVN055
SỐ TRANG: 163
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
B.PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỤC NGỮ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỤC NGỮ Ở VIỆT NAM.
1.1Khái quát về tục ngữ:
1.1.1 Khái niệm tục ngữ:
1.1.2 Đặc điểm tục ngữ:
1.2.Tục ngữ- một thể loại văn học dân gian giàu tiềm năng nghiên cứu:
1.3.Vài nét về tình hình nghiên cứu tục ngữ ở Việt Nam.
1.3.1 Tình hình nghiên cứu tục ngữ trước 1975:
1.3.2 Tình hình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay:
Chương 2: NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NỘI DUNG TỤC NGỮ VIỆT NAM
2.1 Tìm hiểu các công trình:
2.1.1 Sự phong phú, đa dạng của nội dung tục ngữ:
2.1.2 Những quan niệm về nghĩa của tục ngữ:
2.1.3 Giải thích ý nghĩa của từng câu tục ngữ:
2.2 Nhận xét:
Chương3: NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THI PHÁP TỤC NGỮ VIỆT NAM
3.1 Tìm hiểu các công trình:
3.1.1 Vấn đề cú pháp tục ngữ:
3.1.2 Vấn đề vần, nhịp và sự hòa đối trong tục ngữ:
3.1.3 Vấn đề biện pháp tu từ trong tục ngữ:
3.2 Nhận xét:
Chương 4: NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁCVẤN ĐỀ KHÁC CỦA TỤC NGỮ VIỆT NAM
4.1.Vấn đề nhận diện tục ngữ:
4.2.Vấn đề so sánh tục ngữ:
4.3.Vấn đề vận dụng tục ngữ:
4.4.Vấn đề mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác:.
4.5.Vấn đề khai thác tục ngữ phục vụ cho hôm nay:
4.6.Vấn đề cội nguồn tục ngữ:
C. PHẦN KẾT LUẬN:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Bảng thống kê các công trình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay
Giới thiệu một số hình ảnh sách, luận án, luận văn nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay
Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay
Lược trích một số bài nghiên cứu in trên các báo, tạp chí theo từng vấn đề đã tìm hiểu trong luận văn
163 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại, trên cơ sở 12 đầu sách có chép nó.
Sách này chép nghĩa từ hai nguồn:
- Theo sách Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân; Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1989), tr
11: "Khuyên những người vợ kế nên thương yêu con vợ trước";
- Theo Nguyễn Hùng Vĩ: "Đây là sự than phiền về nỗi vất vả của người mẹ khi phải giúp đỡ con gái
mình bồng bế, chăm sóc cháu ngoại. Có thể tái lập cả câu là: Thà ẵm con chồng hơn bồng cháu
ngoại".
Sách Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào,
Phan Xuân Thành; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội,1999) (TĐ), tr 45, cũng có ghi câu tục ngữ, kèm
lời giải nghĩa: "Có tư tưởng coi trọng đàn ông, coi thường phụ nữ, ví như thà ẵm con của chồng, tuy
không yêu quý thích thú gì, nhưng dẫu sao vẫn thuộc dòng họ nội, còn hơn bế con của con gái
mình".
Nguyễn Đức Dương trong bài viết "Sao không đưa tục ngữ vào giảng dạy ở bậc tiểu học?"
(Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10 - 2004; tr 4 - 9) (NĐD), sau khi dẫn lời giải nghĩa trên của
Đại từ điển tiếng Việt, đã viết: "GS Nguyễn Như Ý cho rằng đây là câu phê phán "tư tưởng coi
trọng đàn ông, coi thường phụ nữ". Cách giảng đó rõ ràng chưa nêu hết được chủ ý của tác giả câu
tục ngữ đang xét. Giá coi trọng hơn nữa những đặc trưng về văn hoá hôn nhân lồng trong câu trên,
chắc hẳn ông sẽ thấy ngay rằng mục đích chính của câu ấy không phải là bàn chuyện "trọng nam
khinh nữ", mà là tập trung vào việc nhắc nhở các cô gái "cao số" (cho nên hay gặp chuyện trắc trở
trong đường tình duyên) một kinh nghiệm quý được đúc kết từ thực tiễn nghiệt ngã của cuộc sống
thời trước: [Thà lấy người goá vợ làm chồng] và bế ẵm [=chăm sóc] lũ con mà anh ta đã có với
người vợ trước [để lúc về già có nơi nương tựa] còn hơn là [ở vậy để đến khi về già] chỉ còn biết
bồng bế đám cháu phía bên ngoại của chính mình [cho đỡ cô quạnh]".
2. Những trình bày trên cho thấy, đây là câu tục ngữ khá phổ biến, nhưng cách hiểu không giống
nhau giữa các nhà nghiên cứu. Vấn đề đặt ra ở đây là hoàn cảnh nào và vì sao ẵm con của chồng lại
hơn bồng cháu ngoại?
"Ẵm" và "bồng" là hai từ đồng nghĩa(1) (miền Bắc hay dùng "ẵm", miền Trung và Nam thường nói
"bồng"), ở đây, chúng còn hàm nghĩa chăm sóc, nuôi nấng.
Hai lối nghĩa ở KT và cách giải thích của TĐ chưa thoả đáng, bởi không xác định được hoàn cảnh,
bối cảnh tạo ra (hay ứng dụng) của câu tục ngữ, cũng như chưa giải thích lí do vì sao chăm sóc con
chồng lại hơn nuôi nấng cháu ngoại. Hướng tiếp cận của NĐD tuy có nêu hoàn cảnh và lí do (rất
vắn tắt) của vấn đề, nhưng lại có chỗ cần bàn. Chúng ta thường dùng "ngoại" khi đặt trong quan hệ
đối sánh với "nội". Người chưa có chồng / vợ thì chỉ phân biệt "nội", "ngoại" ở phía bà con thuộc
cha hay mẹ mình. Nên khi nói người phụ nữ "ở vậy để đến khi về già chỉ còn biết bồng bế đám cháu
phía bên ngoại của chính mình", thì nghe rất lạ tai. Vì người phụ nữ trong trường hợp này chỉ có hai
loại cháu để có thể chăm sóc, đó là con của anh chị em chú bác cô cậu dì ruột(2) (ít gặp), và con của
anh chị em ruột (gặp nhiều hơn), cả hai đối tượng là cháu này, người phụ nữ đều được gọi bằng cô
(một số tỉnh miền Trung gọi là O), bằng dì, trong nói năng bình thường, không ai coi đó là cháu
ngoại(3). Nên đây không phải là lời khuyên dành cho các cô gái "cao số".
Như vậy, hoàn cảnh viện ra cho câu tục ngữ này chỉ có thể là: người phụ nữ đã lớn tuổi
nhưng chỉ sinh toàn con gái, nay người chồng cần có con trai để nối dõi tông đường (thường bằng
hai cách, hoặc lén lút quan hệ với một người đàn bà nào đó, hoặc cưới vợ lẽ)(4), đặt người phụ nữ
này vào một sự lựa chọn, hoặc tìm mọi cách ngáng trở chồng, chấp nhận lấy cháu ngoại làm vui khi
tuổi già, hòng bảo vệ hạnh phúc, hoặc để chồng kiếm con trai, chịu hi sinh phần nào hạnh phúc, và
phải khó nhọc chăm sóc con trai của chồng để nhờ cậy về lâu dài; và bà ta đã chọn (hoặc được cộng
đồng khuyên nên chọn) cách sau: "Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại".
Vì sao "Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại"? "Con chồng" chẳng những không có quan hệ
máu mủ mà thường nằm ở vết thương lòng của người phụ nữ (bằng chứng về sự thiếu chung thủy
của chồng). Có điều, vết thương này đã có hai phương thuốc chữa: một là tâm lí đã được cộng đồng
chuẩn bị "trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng"; hai là sự báo đáp theo luật tục của
con trai chồng: anh ta và con cháu của anh ta có trách nhiệm phải phụng dưỡng khi già yếu, lo tang
chế khi mất, và sau đó, lo xây lăng đắp mộ, cúng giỗ phụng thờ mãi mãi... "Cháu ngoại" (nói riêng
đối với bà ngoại) thì chắc chắn là máu mủ của mình, chăm sóc, cưng chiều chúng là hiển nhiên.
Nhưng cháu ngoại thì khuyết điểm rất lớn, mà tục ngữ đã nhìn nhận: khi bà còn sống thì "Bà nuôi
cho uổng công bà; đến khi nó lớn, tìm cha nó về"; khi bà đã chết thì "Cháu ngoại không đoái đến
mồ". Như vậy, lấy cái được mất của bản thân mà xét, thì nuôi nấng "cháu ngoại" chỉ thoả mãn tình
cảm trước mắt, còn nuôi nấng "con chồng" lại nhằm làm chỗ dựa lâu dài. Còn nếu đem vai trò
"phụng sự gia nương chồng" ra mà xét, thì nuôi con chồng là giúp chồng được việc lớn, tục ngữ nói
"Gái có công, chồng không phụ", tất sẽ được chồng, gia đình chồng yêu quý. Theo đó mà suy, thì
quả là "Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại" (5).
3. Trở lại với cách giảng giải câu tục ngữ của NĐD, nếu chúng ta xem "cháu ngoại" là cháu không
trực hệ, tức không do con mình sinh ra, mà là con (hay cháu) của anh chị em mình, thì có thể xem
đó là hướng nghĩa thứ hai của câu tục ngữ. Nhưng như trên đã phân tích, sức thuyết phục của cách
hiểu như vậy không cao.
Sách KT ngoài ghi lại câu tục ngữ đang bàn từ 12 đầu sách có chép nó đã nói, còn ghi thêm
một "bản khác", từ sách Nam âm sự loại (sách Hán nôm, sưu tập cả tục ngữ và ca dao, do Vũ Công
Thành biên soạn năm 1925), quyển 2, tr 6a, đó là: "Ẵm con chồng hơn bồng cháu ruột". "Cháu ruột"
ở đây là con của anh chị em ruột. Cách hiểu của NĐD phù hợp với câu này hơn (với một bổ sung, là
không chỉ người con gái "cao số" - hiểu như luống tuổi, hết khả năng sinh nở - mà còn cả những
người phụ nữ lấy chồng đúng dịp xuân thì, nhưng vì một lí do gì đó mà không sinh đẻ được) (6).
Nắm hiểu nghĩa của tục ngữ là chuyện không mấy dễ dàng. Như câu tục ngữ đang bàn, vấn
đề không nằm ở bản thân câu nói, mà thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh để câu nói ấy phát huy tác
dụng. Thường thì đó là một vấn đề thuộc phong tục, tập quán, lĩnh vực văn hoá nói chung, mà để
hiểu được câu tục ngữ không thể không biết đến(7). Hoàn cảnh càng hẹp, xác định càng khó, có khi
người đọc có cảm giác khiên cưỡng. Nhưng có lẽ trong trường hợp đang xem xét, không còn cách
nào khác hơn
(Nguồn: Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 8, 2005)
(Chú thích: bài viết nghiên cứu vấn đề giải thích ý nghĩa từng câu tục ngữ.)
Sao không dạy tục ngữ cho học sinh tiểu học.
Nguyễn Đức Dương.
(…) Theo chúng tôi, sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học sở dĩ đã e ngại với tục ngữ có lẽ vì vấp
phải mấy thứ trở ngại chính sau đây:
1. Những trở ngại về từ ngữ
Tục ngữ là sản phẩm của quá khứ. Vì vậy, khi dạy tục ngữ, chúng ta tất phải đối mặt với
những từ ngữ cổ hết sức xa lạ với học sinh, nhất là học sinh còn ở tuổi thiếu niên (…)
Dẫn chứng 1. Chắc vì chưa rõ RÀN là gì trong câu Ðại hàn trâu nằm RÀN, người ngồi bếp,
các soạn giả Ðại từ điển tiếng Việt (1999) đành chép chữ ấy thành GIÀN, rồi diễn giải: “Trời quá
lạnh phải ngừng mọi công việc để tránh rét” (tr. 577). Giá chịu khó tra cứu, chắc họ sẽ thấy RÀN là
từ hiện còn thông dụng tại một số địa phương, như Từ điển tiếng Việt (của Viện Ngôn ngữ học)
từng chỉ ra, với cái nghĩa tương tự như “chuồng [nhốt trâu bò]”, và chắc hẳn họ cũng sẽ tự thấy phải
chia tay ngay với cách diễn giải “nông nổi” vừa nhắc để bằng lòng với lời diễn giải sau (vì nó gần
sự thật hơn): “Vào ngày đại hàn giá lạnh thì hãy để trâu nằm lại trong chuồng [chứ đừng lùa nó ra
đồng (vì trâu yếu chịu rét)], còn người thì hãy đưa nhau xuống bếp mà ngồi [cho ấm].”
Dẫn chứng 2. Cũng do lầm tưởng THẢ CÁ trong câu Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc là “thả cá
xuống ao đầm để nuôi”, một nhà giáo tên tuổi đã diễn giải câu này là: "Việc thả cá có lợi là đúng và
cần khuyến khích, còn gá bạc thì ngày nay là một tội phạm, vì đó là một việc làm ăn bất chính" (x.
Nguyễn Lân. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Thực ra, THẢ CÁ còn có một nghĩa nữa là “thách cá”, như nhiều từ điển đã ghi nhận. Và
theo quy tắc “phù ứng ngữ nghĩa”, cái nghĩa này mới ăn khớp với câu tục ngữ đang bàn. Bởi vậy, cả
THẢ CÁ lẫn GÁ BẠC đều là những nghề “bất chính” như nhau, và câu tục ngữ ấy có lẽ nên được
diễn giải là: “Thả cá và gá bạc là hai trò đỏ đen chóng sinh lợi bậc nhất [trong xã hội ngày trước].”
Dẫn chứng 3. Xin nêu một dẫn chứng nữa để bạn đọc có thể hình dung dễ dàng hơn về thứ trở ngại
đang xét. Cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam vừa dẫn đã chép lộn TRÀNG trong câu Áo
cứ TRÀNG; làng cứ xã thành CHÀNG, rồi diễn giải: “Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như
tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình" (tr. 10).
Thực ra, TRÀNG là một từ cổ chỉ cái vạt trước của chiếc áo dài (thời xưa), như Từ điển tiếng
Việt (của Viện Ngôn ngữ học) đã thu thập và cắt nghĩa rất phân minh. Bởi thế, đây không phải là lời
chê trách thói ỷ lại, mà là lời nhắc nhở người đời sau nên dựa vào cái gì khi định cắt may/bình phẩm
về áo quần, cũng như nên dựa vào ai khi cần xét đoán/bình phẩm về dân tình sinh sống trong làng
xã.
Tuy nhiên, chỉ cần đọc lướt qua mấy diễn giải vừa nhắc, chắc ai cũng có thể dễ dàng nhận
thấy ngay: trở ngại về từ ngữ quả tình chỉ là thứ trở ngại rất dễ vượt qua: chỉ cần chú giải cẩn thận,
như chúng ta từng làm lâu nay khi dạy văn thơ cổ cho học sinh, là mọi “hóc hiểm” sẽ lập tức bị đẩy
lùi. Vì vậy, có lẽ chúng ta không nên bàn tiếp chuyện ấy nữa mà nên dành thì giờ và công sức cho
những công việc khác ý vị hơn rõ rệt.
2. Những trở ngại về ngữ pháp
Ngữ pháp của một ngôn ngữ, như chúng ta đều biết, là thứ công cụ nhằm giúp người nói
truyền đạt dễ dàng và chính xác tới người nghe mọi nội dung ngữ nghĩa mà anh ta cần/muốn chuyển
giao. Và sở dĩ không ít bạn đọc hiện chưa hài lòng lắm với công trình diễn giải các đơn vị tục ngữ
hiện hành chắc hẳn chỉ vì các soạn giả đã hình dung chưa đúng lắm về cấu trúc cú pháp của các đơn
vị tục ngữ. Xin minh hoạ bằng một vài dẫn chứng.
Dẫn chứng 4. Do lầm tưởng RẮN MAI cũng như RẮN HỔ trong câu Rắn mai tại lỗ; rắn hổ về nhà
là “chủ ngữ” [CN], còn TẠI LỖ cũng như VỀ NHÀ là “vị ngữ” [VN] của câu và mối quan hệ về
nghĩa giữa CN với VN là mối quan hệ giữa “Người hành động” với “Hành động”, cuốn Từ điển
thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989) vừa nhắc đã diễn giải câu trên thành: “(Mai là mai gầm, hổ
là hổ mang). Nhận xét cho rằng rắn mai gầm thường ở trong hang; còn rắn hổ mang thì thường ra
ngoài".
Tiếc thay, lời diễn giải ấy lại chẳng hề ăn nhập chút nào với vốn kinh nghiệm sống còn mà
dân bắt rắn chuyên nghiệp đã tích luỹ được: “Hễ bị rắn mai [gầm cắn thì nạn nhân có thể chết ngay]
tại lỗ [= hang của nó]; hễ bị rắn hổ [mang cắn thì nạn nhân có thể lê] về tới nhà [mới tắt thở].”
Tại sao lại có sự chênh lệch ấy?
Theo Cao Xuân Hạo, có lẽ vì người Việt không hề coi RẮN MAI cũng như RẮN HỔ là CN,
mà coi là “đề ngữ” [tức topic], còn TẠI LỖ cũng như VỀ NHÀ chẳng phải là VN mà là “thuyết
ngữ” [tức comment], và mối quan hệ về nghĩa giữa hai bộ phận ấy là mối quan hệ giữa “điều kiện”
với “hậu quả (do điều kiện ấy mang lại)”
Nói cách khác, tục ngữ Việt (và chẳng riêng gì tục ngữ!) là những câu không hề được tổ chức
theo khuôn “chủ–vị” [C–V] (như ngữ pháp nhà trường (vốn bị quan điểm “dĩ Âu vi trung” chi phối)
đang cố dạy cho con em chúng ta!) mà là theo khuôn “Ðề – Thuyết”, như ông cùng nhiều nhà Việt
ngữ học tên tuổi ở nước ngoài (L. Thompson, H. Dyvik, v.v.) đã nhận thấy từ rất sớm và đã chứng
minh hết sức thuyết phục trong nhiều công tình đã công bố trong hơn mấy chục năm qua. Bằng
chứng là nếu diễn giải câu Chó treo; mèo đậy theo khuôn C–V, ta buộc lòng phải cho rằng “Chó
đem treo [thức ăn cần cất giữ lên cao]; còn mèo thì cố đậy [kín thức ăn cần cất giữ lại]”, tuy cái
nghĩa đích thực của câu ấy lại là: “[Ðể] chó [khỏi ăn vụng] thì [thức ăn cần cất giữ] nên được treo
cao lên; [để] mèo [khỏi ăn vụng] thì [thức ăn cần cất giữ] nên đậy kín lại”, vì mối quan hệ về nghĩa
giữa CHÓ cũng như MÈO với TREO cũng như ÐẬY là mối quan hệ giữa hai sự thể: sự thể thứ nhất
nêu “cái đích cần được nhằm tới“ và sự thể sau nêu cái “hành động (mà chúng ta nên làm để đạt tới
đích)”.
Ðến đây, chúng ta có thể đưa ra một nhận xét nhỏ nhưng hết sức hệ trọng: còn quyến luyến
với cái khuôn C–V chúng ta còn cản trở con em chúng ta thừa hưởng cái gia tài đồ sộ mà ông cha đã
dày công vun đắp nhằm truyền lại cho chính các em.
Tiện thể cũng nên dẫn thêm ra ở đây vài dẫn chứng nữa để bạn đọc có thể dễ hình dung việc
vận dụng mô hình C–V cho tục ngữ thường gặt hái được những “thành quả tai hại” như thế nào.
Dẫn chứng 5
Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại được diễn giải như là “Có tư tưởng coi trọng đàn ông, coi
thường phụ nữ, ví như thà ẵm con của chồng tuy không yêu quý, thích thú gì nhưng dẫu sao vẫn
thuộc dòng họ nội [sic!], còn hơn bế con của con gái mình”
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi thường được diễn giải như là “Sự ham muốn nhục dục của đôi kẻ
trong giới tu hành cũng là chuyện thường tình, ví như ăn cơm thì phải có canh, ở nhà chùa thì ắt có
vãi”
Ăn lúc đói, nói lúc say được diễn giải như là “Lúc đói ăn cảm thấy ngon, lúc say thường nói rất
hay”
v.v. và v.v.
3. Những trở ngại về văn hoá
Tục ngữ trực tiếp phản ánh cách thức ông cha ta cảm nhận về thế giới; mà cách cảm nhận thế
giới lại là nhân tố không thể không liên quan đến văn hoá, nên tục ngữ có lẽ là một trong những tấm
gương phản chiếu trung thành nhất những đặc trưng văn hoá Việt mà chúng ta mong giải mã sớm để
gìn giữ được các bản sắc Việt của chúng ta. Ấy thế nhưng không ít tác giả đã chẳng bận tâm mấy tới
điều này, và rốt cục, họ đã phải trả giá cho sự khinh suất ấy rất đích đáng. Xin nêu một vài dẫn chứn
minh hoạ.
Dẫn chứng 6
Ếch tháng ba, gà tháng bảy là câu chê bai cửa miệng của đông đảo người Việt sành ẩm thực.
Vậy mà một giáo trình về văn hoá học Việt Nam phổ biến rộng khắp trong cả nước lại ngang nhiên
coi đây là hai món ăn khoái khẩu nhất của đồng bào mình. Chắc tác giả giáo trình ấy đã quên mất
một sự thực hết sức đau lòng từng hằn trong tâm trí dân ta, ngay cả giữa thời buổi hiện nay:
THÁNG BA và THÁNG BẢY/TÁM là thời kì giáp hạt hằng năm. Vào dịp này, ngay cả con người
cũng còn lay lắt vì thiếu đói [5], huống hồ là GÀ và ẾCH. Nói cách khác, vào thời gian ấy, hai
giống vật vốn cho thịt rất ngon kia chỉ còn da với xương thì làm sao lại có thể là những món ăn
khoái khẩu được? [6]
Dẫn chứng 7
Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại là một câu đậm chất nhân bản và hay dùng để phàn nàn
về thói ăn ở bạc bẽo của đám cháu ngoại đối với ông bà mình. Vậy mà Ðại từ điển tiếng Việt (1999)
lại coi đây là lời chê trách “tư tưởng coi trọng đàn ông, coi thường phụ nữ”. Giá chú ý hơn chút đỉnh
tới các đặc trưng văn hoá lồng trong ấy, chắc hẳn các nhà biên soạn đã nhận thấy ngay đây không
phải là câu đề cập tới thói “trọng nam khinh nữ”, mà là một gợi ý cho các cô gái trẻ sớm bị goá
chồng nên ứng xử ra sao khi còn chưa sinh được con trai để nối dõi giống dòng. Nói cách khác, nội
dung của câu Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại có lẽ nên được diễn giải như là: “Thà [lấy một kẻ
goá vợ làm chồng và] chăm bẵm cho lũ con thơ côi cút của anh ta [để có nơi nương tựa khi về già]
còn hơn là [cứ ở vậy cùng con gái và] chăm bẵm cho lũ con của nó [những kẻ vốn chẳng hề ngó
ngàng gì tới mồ mả của bà ngoại, như tục ngữ từng ghi nhận [7]]”.
Dẫn chứng 8
Chết đuối đọi đèn chỉ là một “trích đoạn” chưa từng thấy một người Việt bình thường nào sử
dụng trong giao tiếp. Vậy mà Ðại từ điển tiếng Việt (1999, tr. 345) vẫn thu thập và diễn giải: “Thất
bại hoặc chết vì những hoàn cảnh, lý do, duyên cớ tầm thường, không đáng phải chịu chết thiệt”.
Trong khi câu đầy đủ của nó là Chết sông, chết suối, chẳng ai chết đuối đọi đèn lại được các
soạn giả diễn giải như là: "Thà phải đương đầu với khó khăn lớn lao, chứ không chịu thất bại trước
một đối tượng tầm thường" (tr. 347).
Ðọc những lời cắt nghĩa kiểu "vọng văn sinh nghĩa" vừa nhắc, chắc ai cũng phải lấy làm tiếc:
chẳng hiểu sao các soạn giả lại không chú ý đến"tập quán thề nguyền" của người Việt ngày trước?
Giá chú ý chút đỉnh, chắc họ sẽ lập tức nhận thấy ngay hồi xưa, mỗi khi thề nguyền, ông bà chúng
ta thường thốt ra một câu thề độc (chẳng hạn, “sẽ chết ngay tức khắc nếu đơn sai”...), rồi lấy các vật
thể trường tồn trong vũ trụ (như sông biển, núi non, v.v.), các nguồn sáng (như mặt trời, mặt trăng,
các vì sao, đèn nến, v.v.) hoặc các lực lượng siêu nhiên (như thần linh, ma quỉ, v.v.) ra làm các
"đấng" chứng giám cho lời thề. Ngoài ra, thế nào họ cũng còn nhận thấy thêm: thời chưa có đèn dầu
hoả hoặc đèn điện, ông bà ta thường phải lấy một cái đĩa hoặc bát [tiếng địa phương gọi là ”đọi”],
cho dầu lạc [= đậu phụng] và một ngọn bấc [= tim] vào để làm vật thắp sáng đêm đêm.
Dựa vào các tri thức văn hoá ấy, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra cho câu tục ngữ đang xét
một lời diễn giải gần với sự thật hơn như sau: “[Người ta chỉ có thể] chết đuối ngoài sông ngoài
suối, chứ chưa thấy lại có thể chết đuối trong bát dầu lạc vốn được dùng làm đèn [và thường được
đưa ra để chứng giám cho những lời thề]. Hay dùng để khuyên người đời chớ có vội tin vào những
lời thề thốt, ngay cả những lời thề độc, vì nó chưa từng được ai coi là thứ chứng cứ xác đáng cả”.
Những tri thức văn hoá kiểu ấy chẳng lẽ lại không đáng để truyền giảng lại cho học sinh tiểu học?
4. Vài lời kết luận
Từ những gì vừa trình bày, chúng ta có thể đi đến kết luận: hãy sớm giã từ khung ngữ pháp
C–V (vì câu của tiếng Việt không hề có CN ngữ pháp, như nhà thơ Ðoàn Phú Tứ từng nhận thấy từ
rất sớm khi đi tìm CN trong Truyện Kiều), để đến với cái khuôn “Ðề – Thuyết” từng được nhà ngữ
học Cao Xuân Hạo tâm đắc vì đó là phương sách hiệu quả nhất nhằm giúp cho học sinh tiểu học
chúng ta thừa kế được cả một gia tài đồ sộ với bao tri thức, bao kinh nghiệm sống và kinh nghiệm
đạo đức vô giá mà ông cha ta đã chắt lọc được trong suốt hàng ngàn năm qua.
( Nguồn: Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2008.)
(Chú thích: bài viết nghiên cứu vấn đề khai thác tục ngữ phục vụ cho hôm nay)
******************************************************************
Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học.
Hoàng Minh Đạo
(…)
1. Đặt vấn đề
1.1. Điểm qua các xu hướng nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ trước tới nay
Trong hơn 100 năm qua, kể từ những năm đầu thế kỉ XX đến những năm đầu thế kỉ XXI, ở
nước ta đã có tới 315 công trình lớn nhỏ nghiên cứu tục ngữ (theo thống kê của nhóm biên soạn
cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt, phần “Thư mục về tục ngữ”, Nxb. Văn hóa thông tin, 2002,
tr.3203). Con số đó chứng tỏ: Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong việc tìm hiểu giá trị của thể loại này, các nhà folklore học
Việt Nam đã xem xét nó từ nhiều góc độ. Chung quy có các xu hướng tiếp cận tục ngữ chủ yếu sau
đây:
Tục ngữ được tiếp cận từ góc độ xã hội học, xem nó là một hiện tượng ý thức xã hội có tính
đặc thù (đại diện cho xu hướng này là các công trình của Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan). Tục
ngữ được nhìn nhận từ góc độ ngôn ngữ học để nhằm phân biệt nó với thành ngữ (đại diện là
Nguyễn Văn Mệnh, Cù Đình Tú, Hoàng Văn Hành). Tục ngữ được tiếp cận từ góc độ văn học, xem
nó là đối tượng nghiên cứu của bộ môn văn học dân gian (Đỗ Bình Trị, Hoàng Tiến Tựu). Tiếp cận
từ góc độ kí hiệu học, thi pháp học (Hoàng Trinh, Nguyễn Thái Hoà, Phan Thị Đào, Nguyễn Xuân
Đức). Từ góc độ nhận thức luận (Chu Xuân Diên). Từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện (Nguyễn
Xuân Kính). Tất cả các xu hướng đó đều có những ưu điểm và nhược điểm khi tiếp cận tục ngữ.
Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, để khắc phục phần nào những hạn chế của các xu
hướng nghiên cứu tục ngữ ở Việt Nam đã được điểm qua, trong bài viết này chúng tôi trình bày
hướng tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học.
1.2. Vì sao cần tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học?
1.2.1. Văn hóa học là lĩnh vực nghiên cứu có tính liên ngành. Nó vận dụng tri thức của nhiều ngành
khoa học khác nhau để nghiên cứu một hiện tượng văn hóa. Đối tượng nghiên cứu của văn hóa học
rất rộng, bao gồm tất cả các hiện tượng và sự kiện văn hóa đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội,
trong đó có tục ngữ. Với tư cách là một thể loại của văn học dân gian, tục ngữ cần được xem xét
bằng tri thức liên ngành đúng như Phan Ngọc đã nhận xét: “Mỗi nền văn học đều có cái mặt văn
hóa học của nó. Khi nghiên cứu bất kì bộ môn nào mà ta bỏ qua mặt văn hóa học của nó thì thực tế
ta đang lâm vào một tình trạng khoanh vùng khá võ đoán”[12, tr.17].
1.2.2. Tục ngữ thực chất là một loại sáng tác của nhân dân lao động, là “một hình thái tổng hợp đặc
biệt của tri thức dân gian có tính chất phi nghệ thuật
văn học là ở chỗ nó làm ra vì mục đích khoa học và triết lí” [3, tr.243]. Do đó, tri thức kinh nghiệm
được đúc kết trong tục ngữ của bất cứ dân tộc nào cũng là sự tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau. Tục ngữ là di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc trên thế giới, bộc lộ bản sắc văn
hóa của từng dân tộc: Do tục ngữ có tính chất như vậy, cho nên cách tiếp cận hữu hiệu đối với nó là
từ góc độ văn hóa học.
1.2.3. Văn hóa học rất chú trọng tính hệ thống và tính giá trị trong văn hóa. Hai thuộc tính cơ bản
này của văn hóa được các nhà văn hóa học ở nước ta và trên thế giới đưa lên vị trí hàng đầu khi khái
quát đặc trưng của nó. Do đó, vận dụng tri thức văn hóa học để tiếp cận tục ngữ còn đưa đến cái
nhìn hệ thống cùng với việc phát hiện những giá trị tương đối ổn định của một thể loại mà hiện tại ở
nước ta còn có những cách hiểu chưa thống nhất về nghĩa của nó. Tục ngữ nhiều nghĩa (đa nghĩa)
hay chỉ có một nghĩa? Tiếp cận nó từ góc độ văn hóa học, hi vọng sẽ có thêm lời giải đáp cho câu
hỏi đó.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Tiếp cận tục ngữ trong cái nhìn hệ thống
Trong cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt, ở mục “Giáo dục, học tập, văn hóa, văn học nghệ
thuật, vật võ, chọi gà, đấu cờ”, các soạn giả đã tổng hợp được 471 câu thuộc chủ đề này. Trong tổng
số đó, chỉ tính riêng những câu nói về giáo dục, học tập, theo sự thống kê của chúng tôi đã có tới
195 câu, chiếm tỉ lệ 45%. Con số đó cũng đã nói lên một thực tế: Trong việc đúc kết kinh nghiệm,
với những phán đoán có tính chất “khuyên răn, dạy bảo” (chữ dùng của Dương Quảng Hàm), tục
ngữ rất chú trọng lĩnh vực giáo dục, học tập đối với con người. Về chủ đề này, trong 195 câu, tục
ngữ người Việt đề cập 5 phương diện:
- Vai trò của việc học đối với sự hiểu biết, thành đạt của con người. Phương diện này có 36
câu. Tiêu biểu như: ăn vóc, học hay, Chẳng học sao hay, Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học,
Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn...
- Quan niệm về mục đích của việc học, thái độ học và cách học có 72 câu. Về mục đích của
việc học, tục ngữ đã đúc kết một thực tế. Đó là người Việt Nam học mong đỗ đạt để rồi được làm
quan: Học hành thì ích vào thân, quyền cao chức trọng dần dần theo sau, Nhà không con cháu học
hay, chức tước sang trọng có ai đem vào. Còn về cách học, tục ngữ đúc kết được những kinh
nghiệm quý: Học bất như hành, Chữ một nghĩ mười, Học không bao giờ muộn, Bảy mươi còn học
bảy mươi mốt...
Nêu gương các làng, các dòng họ có lắm người đỗ đạt và phong tục gắn với việc học.
Phương diện này có tất cả 35 câu, trong đó có những câu: Nam Chân tiến sĩ, Đồng Lũy tiến triều,
Lê: Chằm Vạc, Mạc, Đại An, Họ Ngô một bồ tiến sĩ, Hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà (để
đón ông nghè vinh quy), Tất niên khai bút, Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy...
- Kinh nghiệm dạy dỗ con cái có 19 câu. Ví như những câu: Non chẳng uốn, già nổ đốt, Dạy
con từ thủa còn thơ, Mài mực ru con, mài son đánh giặc, Con học, thóc vay...
- Phê phán những kẻ lười học, không biết cách học, có 33 câu. Chẳng hạn như những câu:
Bút kình thiên, nghiên bỏ mốc. (Chẳng đoái hoài đến bút mực), Chữ không học, thóc không vay,
Dốt hay nói chữ, Học như cuốc kêu mùa hè (học vẹt)...
Đặc biệt, do coi trọng công tác giáo dục, đề cao việc học: Chữ thánh gánh vàng, Một kho
vàng không bằng một nang chữ, cho nên bằng tục ngữ, người dân lao động nước ta còn bộc lộ thái
độ tôn sư trọng đạo. Có một số câu có thể kết thành một chuỗi đều thể hiện truyền thống tốt đẹp
này, Không thầy đố mày làm nên, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, Nhất nhật vi sư, Trọng thầy lại được
làm thầy, Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy, Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con
hay chữ thì yêu lấy thầy...
Tất cả các phương diện đó hợp thành một “hệ thống hữu cơ” (chữ dùng của Trần Ngọc Thêm
khi định nghĩa về văn hóa) nói lên truyền thống hiếu học của con người Việt Nam. Có được bức tranh
tổng hợp đó về một nét nổi bật của bản sắc văn hóa Việt Nam là do chúng tôi đã tiếp cận tục ngữ trong
cái nhìn hệ thống.
2.2. Tiếp cận liên ngành để hiểu nghĩa của một số câu tục ngữ
2.2.1. Tiếp cận liên ngành đối với hai câu tục ngữ đúc kết tri thức tự nhiên
Câu thứ nhất: Lập thu mới cấy lúa mùa, khác nào hương khói lên chùa cầu con. Muốn hiểu
được nghĩa của câu này, cần xem xét nó trên các bình diện. Trước hết, trên bình diện văn học, đây là
câu được thể hiện trong hình thức thơ lục bát, dùng biện pháp so sánh để tạo ra mối liên hệ giữa hai
sự việc: Cấy lúa mùa và Lên chùa cầu con. Trên bình diện ngôn ngữ học, trong câu tục ngữ có sự
kết hợp giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt. Các từ lập thu, cầu là từ Hán Việt. Các từ còn lại đều là
từ thuần Việt. Sự kết hợp hai nhóm từ đó phải chăng để nói tới việc cấy lúa mùa tuy là công việc
quen thuộc của nhà nông (từ thuần Việt) nhưng cũng phải coi trọng yếu tố thời gian của công việc
có tính chất khởi đầu này (từ Hán Việt). Trên bình diện xã hội học, câu tục ngữ đó còn gắn với tục
đi cầu tự ở đền, chùa để mong sinh con. Đây là việc làm của những kẻ tin vào sự may rủi (bình diện
tâm lí học). Bằng sự kết hợp giữa tri thức văn học, ngôn ngữ học với tri thức xã hội học, tâm lí học,
chúng tôi đã làm sáng tỏ nghĩa của câu Lập thu mới cấy lúa mùa. Theo kinh nghiệm của nhà nông,
nếu đầu mùa thu mà mới cấy lúa mùa thì thời vụ đã muộn, nếu có thu hoạch chẳng qua chỉ là
chuyện may rủi. Câu này chỉ có một nghĩa duy nhất là khuyên người nông dân phải chú ý thời vụ
gieo trồng đối với cây lúa mùa.
Câu thứ hai: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Về tri thức văn học,
cũng như ở câu trên, câu này được thể hiện trong hình thức thơ lục bát, dùng các hình ảnh để diễn tả
trạng thái của cây lúa chiêm. Lấp ló đầu bờ, phất cờ mà lên. Lối nói vần vè và bằng hình ảnh làm
cho tục ngữ nói chung và câu này nói riêng là lời nói có cánh, không phải là lời nói thông thường
mà là lời nói có tính nghệ thuật. Về tri thức ngôn ngữ học, câu tục ngữ Lúa chiêm lấp ló... dùng hầu
hết các từ thuần Việt, là: “lời ăn tiếng nói của nhân dân” (chữ dùng của Đinh Gia Khánh). Trong
câu đó còn có cả từ láy lấp ló và sử dụng phương thức tu từ nhân hóa nghe tiếng sấm. Về tri thức
nông học, hình ảnh Lúa chiêm lấp ló đầu bờ nhằm diễn tả cây lúa đã tròn mình, đứng cái, đang cần
có thêm phân để bón thúc. Về tri thức hóa học, mặc dù người sáng tạo ra câu đó chưa biết khái niệm
này nhưng qua thực tế, bằng kinh nghiệm, họ thấy khi có tiếng sấm thì sẽ có mưa, kèm theo đó là
tạo ra một lượng đạm tự nhiên cần cho sự phát triển của cây lúa chiêm. Về thiên văn học thì tiếng
sấm được nói tới ở đây là sấm vào tháng ba âm lịch bởi vì Sấm tháng ba thì ra mọi chuyện chứ
không phải là vào tháng tư vì rằng Sấm tháng tư thì hư mọi chuyện. Vận dụng tổng hợp các lĩnh vực
tri thức như vậy, chúng ta mới hiểu được nghĩa của câu Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Câu này cũng chỉ
có một nghĩa là khuyên nhà nông khi sản xuất lúa chiêm cũng phải chú ý đến thời vụ, sao cho khi
nó tròn mình, đứng cái gặp được cơn mưa đầu mùa là tốt nhất.
Như vậy, đứng từ góc độ văn hóa học, bằng cách tiếp cận liên ngành, chúng ta đã thấy rõ:
Tục ngữ đúc rút tri thức tự nhiên chỉ có một nghĩa. Sở dĩ như vậy là do: tri thức này đòi hỏi phải
chính xác, có như vậy mới vận dụng được vào thực tiễn.
2.2.2. Tiếp cận liên ngành đối với hai câu tục ngữ đúc kết tri thức xã hội
- Câu thứ nhất: ăn vóc, học hay.
Trong bài “Về hai câu tục ngữ ăn vóc, học hay và ăn hóc học hay (Tạp chí “Nguồn sáng dân
gian” số 3, 2005, tr.70), các tác giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thuý Loan, Phan Lan Hương,
Nguyễn Luân đã đưa ra năm cách hiểu về nghĩa của hai câu đó. Đối với câu ăn vóc, học hay, các tác
giả của bài viết này nhất trí với cách lí giải của Hoàng Văn Hành và của Việt Chương. Theo họ,
nghĩa của câu này là: “Câu tục ngữ được hiểu là ăn khỏe học hành giỏi giang. Đây là quan niệm và
lòng mong muốn của cha mẹ đối với con cái” [10 - tr.70].
Nếu tiếp cận câu ăn vóc học hay từ góc độ văn hóa học (vận dụng tri thức liên ngành) thì
nghĩa của câu đó có thể hiểu theo cách khác. Do tính chất cô đúc, tiết kiệm lời và thường có lối nói
vần vè (đặc điểm chung của tục ngữ) nên câu này giàu chất thơ. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, những
tác phẩm giàu chất thơ thường có tính đa nghĩa, do đó cho phép có nhiều cách tiếp cận dẫn tới
những cách hiểu khác nhau. Giàu chất thơ là xét câu ăn vóc học hay trên bình diện văn học. Trên
bình diện ngôn ngữ học, câu tục ngữ này thuộc loại câu hai vế, câu ghép và có cấu trúc đối xứng
kép. Trong câu đó có hai từ là “vóc” và “học”, nhất là từ “vóc” đã gây nhiều tranh cãi về từ loại và
nghĩa của chúng (xin xem bài viết của nhóm tác giả đã dẫn ra ở trên). Chúng tôi cũng nhất trí với ý
kiến của nhiều người cho rằng: Từ “vóc” trong ăn vóc là danh từ được tính từ hoá. Có như vậy mới
tương ứng với từ “hay” trong học hay cũng là tính từ. Tuy nhiên, nghĩa của từ “vóc” nếu dùng như
tính từ thì thiên về đẹp hơn là về khoẻ bởi vì: Trong Từ điển tiếng Việt, từ này được cắt nghĩa là
danh từ chỉ người và chỉ một loại “hàng dệt bằng tơ, bóng mịn, có hoa” [13, tr.1119]. Vóc là tên gọi
của một loại lụa đẹp, sang và quý, khác với lụa thông thường. Ngay cả từ vóc nói về con người thì
trong các từ ghép như sức vóc, tầm vóc, dáng vóc... nghĩa của nó vẫn là sự kết hợp giữa khoẻ và
đẹp, một vẻ đẹp hài hoà (trên thực tế có người khoẻ nhưng không đẹp và ngược lại). Còn từ hay”
trong học hay nằm trong sự kết hợp có tính phổ biến như nói hay, hát hay, diễn hay... Tất cả các
hành động như học, nói, hát, diễn... khi kết hợp với hay thì không còn dừng lại ở mức bình thường
mà “được đánh giá là có tác dụng gây được sự hứng thú hoặc cảm xúc đẹp... đạt yêu cầu cao, mang
lại hiệu quả mong muốn” [13, tr.426]. Với cách lí giải hai từ “vóc” và “hay” như vậy, nghĩa của câu
“ăn vóc học hay” là: ăn sao cho đẹp, học sao cho giỏi. Câu tục ngữ này nhằm khuyên mọi người
(không chỉ riêng “đối với con cái”) trong việc ăn cũng như việc học không nên dừng lại ở mức bình
thường mà phải đạt tới tầm cao văn hoá, gây được sự hứng thú.
- Câu thứ hai: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Câu này cũng đã có những cách giải thích
khác nhau về nghĩa của nó. Trong cuốn Tục ngữ Việt Nam, ông Chu Xuân Diên nhất trí với cách lí
giải của một số người trước đó và cho rằng: Đây là câu vừa có nghĩa gốc, nghĩa cụ thể ban đầu lại
vừa có nghĩa bóng. Về nghĩa bóng, cuốn sách này dẫn lại lời giải thích trong báo “Tri Tân số 25, ra
ngày 28 tháng 11 năm 1941”: “... phản ánh tập tục có những đám kị hoặc tế tự dồn dập, liên miên ở
xã, thôn Việt Nam trước đây” [1, tr.66]. Điều đáng lưu ý ở đây là: cả Chu Xuân Diên và tác giả bài
báo Tri Tân trước đó (không ghi họ tên) đều cho câu tục ngữ trên là câu hai nghĩa, trong đó nghĩa
gốc gắn với sự thật lịch sử và nghĩa bóng gắn với tập tục. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trên thực tế,
câu Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi còn có một tầng nghĩa khác, có thể gọi là nghĩa phái sinh hay
nghĩa hiện dùng. Đó là từ việc phản ánh một hiện tượng lịch sử – xã hội, nghĩa của câu này có xu
hướng chuyển thành kinh nghiệm dự báo thời tiết (hiện tượng tự nhiên). Theo kinh nghiệm của dân
ta, hàng năm cứ đến ngày 21 và 22 tháng 8 âm lịch thường có lũ lụt, cần phải đề phòng. Như vậy,
trong bản thân câu tục ngữ đó đã có tới ba tầng nghĩa: nghĩa ban đầu (nghĩa gốc), nghĩa bóng và
nghĩa phái sinh (hiện dùng). Cả ba tầng nghĩa ấy đều có liên quan tới đời sống văn hóa của con
người Việt Nam. Qua việc tiếp cận hai câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm xã hội, từ góc độ văn hóa
học, chúng ta thấy được những câu thuộc loại này thường có nhiều nghĩa (ít nhất là từ hai nghĩa trở
lên). Chúng tôi cũng không phủ nhận quan niệm cho rằng: Tục ngữ chỉ nhiều nghĩa trong mỗi lần
phát ngôn (xin xem hai bài viết của Nguyễn Xuân Đức trong cuốn Những vấn đề thi pháp văn học
dân gian).
3. Kết thúc vấn đề
3.1. Nếu như trước đây, tục ngữ đã được nghiên cứu theo các xu hướng khác nhau thì trong bài viết
này, chúng tôi đưa ra cách tiếp cận nó từ góc độ văn hoá học. Cách tiếp cận đó đòi hỏi phải xem xét
tục ngữ trong cái nhìn hệ thống, phải vận dụng tri thức liên ngành để rồi chỉ ra bản sắc văn hóa
trong một thể loại văn học dân gian có quan hệ mật thiết nhất với đời sống từng dân tộc.
3.2. Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học cũng giúp chúng tôi góp thêm tiếng nói vào việc giải
quyết vấn đề nghĩa của tục ngữ. Muốn biết tục ngữ là câu chỉ có một nghĩa hay nhiều nghĩa thì phải
căn cứ vào từng loại. Đối với loại câu đúc kết tri thức tự nhiên thì chỉ có một nghĩa. Đối với loại câu
đúc kết tri thức xã hội thì thường có nhiều nghĩa (…)
(Nguồn:Tạp chí văn hóa dân gian, số 1(103), 2006).
( Chú thích: bài viết nghiên cứu vấn đề giải thích ý nghĩa từng câu tục ngữ).
******************************************************************
Tính nhiều nghĩa hay đa nghĩa của tục ngữ.
Phan Trọng Hòa
(…)
Bài viết của chúng tôi xem xét nghĩa của tục ngữ từ góc độ văn bản. Mục đích của bài viết là
góp phần giải đáp hai vấn đề mà không ít người băn khoăn sau khi đọc bài "Về nghĩa của tục ngữ"
của TS.Nguyễn Xuân Đức đăng trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4-2000:
Một là, vì sao không nên nói tục ngữ đa (hay nhiều) nghĩa?
Hai là, đích thực tục ngữ có mấy nghĩa?
1. Vì sao không nên nói tục ngữ đa (hay nhiều) nghĩa?
Trong bài viết của mình, sau khi phân tích nội dung các tài liệu, giáo trình của các tác giả
Đinh Gia Khánh (chủ biên), Lê Chí Quế (chủ biên), Hoàng Tiến Tựu và Bùi Mạnh Nhị viết cho các
hệ học sinh từ phổ thông đến cao đẳng, đại học, Nguyễn Xuân Đức nhận xét: "Theo quan niệm của
hầu hết các nhà nghiên cứu thì có hai bộ phận tục ngữ: bộ phận chỉ có một nghĩa và bộ phận có
nhiều nghĩa (...). Tuy nói tục ngữ thường mang nhiều nghĩa nhưng trong trong toàn bộ bài viết của
mình, Bùi Mạnh Nhị cũng chỉ nói tới nghĩa đen và nghĩa bóng của thể loại này mà thôi”. Tương tự,
"mặc dù có hẳn một đề mục là" Tính nhiều nghĩa của tục ngữ" hoặc dùng hẳn từ "đa nghĩa" khi nói
về nội dung của tục ngữ nhưng đọc kĩ toàn bộ chương viết về tục ngữ trong giáo trình dành cho học
sinh cao đẳng sư phạm thì thấy Hoàng Tiến Tựu cũng chỉ nói được hai nghĩa mà thôi".
Những ý kiến trên là thoả đáng. Có điều, khi bác bỏ quan niệm cho rằng "Hai là nhiều, nhiều
là đa, vì thế có quyền nói tục ngữ là nhiều nghĩa, là đa nghĩa", ông Đức lập luận: "Đúng hai là
nhiều, mà nhiều là đa nhưng đa (hay nhiều) bao hàm cả hai chứ không chỉ có hai", và ông khuyên
"Không nên nói tục ngữ là đa nghĩa hay nói quá đi rằng tục ngữ có nhiều nghĩa như các tác giả
khác".
Ở đây, cái ý "nhưng đa (hay nhiều) bao hàm cả hai chứ không chỉ có hai" là thừa, là luẩn
quẩn, vì điều tác giả đang bàn là "Hai là đa (hay nhiều)" chứ không phải "Đa (hay nhiều) là hai".
Sắp xếp lại thứ tự của các phán đoán, đưa lập luận đang xét về dạng luận tam đoạn, ta sẽ sáng
rõ hơn điều này:
Nhiều là đa
Hai là nhiều
Vậy nên, hai là đa
"Hai là đa" là một kết đề tất yếu đúng, và theo đây, cứ câu tục ngữ nào có hai nghĩa thì câu
đó là nhiều nghĩa, đa nghĩa, không có gì phải băn khoăn cả. (Trong suy luận, khi đã biết rằng "Hổ là
thú ăn thịt" và biết "Con vật này là hổ",ta sẽ suy ra "Con vật này là thú ăn thịt". Ở đây không cần
phải ngoắc lại rằng "nhưng trong loài thú ăn thịt có hổ chứ không phải chỉ có hổ".)
Đây chỉ là cách tư duy thông thường. Thế nhưng trong các cuộc tranh luận khoa học, lắm khi
vì thiếu một chút kiến thức thông thường ấy mà một vấn đề đúng lại tưởng là sai, một vấn đề đơn
giản lại hoá thành phức tạp. Trường hợp ta vừa phân tích là một ví dụ.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự luẩn quẩn trong cách lập luận trên chủ yếu là do tác giả
chưa xác định rõ được mối quan hệ giữa các khái niệm "hai", "đa" và "nhiều". Thật ra, "đa" cũng có
nghĩa là "nhiều". Và "nhiều" hay "đa" đều là "từ hai trở lên". Trong thực tế, "đa" có thể là "từ ba trở
lên" (như "đa" trong "đa giác", "đa phức", "đa tiết", "đa trị") nhưng điều này không làm cho kết luận
vừa nêu (Đa hay nhiều đều là từ hai trở lên) sai, vì trong "từ hai trở lên" có "từ ba trở lên". Từ điển
giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý (1) cũng xác định: "đa nghĩa" là "có hai nghĩa
trở lên; còn gọi là nhiều nghĩa".
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: Việc Hoàng Tiến Tựu và Bùi Mạnh Nhị
hay ai đó sử dụng khái niệm "nhiều nghĩa" hay "đa nghĩa" khi nói về những câu tục ngữ có hai
nghĩa là hoàn toàn đúng, không còn gì để bàn cãi nữa.
2. Đích thực tục ngữ có mấy nghĩa?
Câu hỏi này được ông Đức nêu ra trong bài viết của mình. Song trước khi giải đáp điều này,
có lẽ ta nên phân biệt hai cụm từ "số lượng nghĩa" và "loại nghĩa" của tục ngữ. Trong ngôn ngữ, số
lượng nghĩa của một từ có thể rất lớn, tính đến hàng chục (Ví dụ, trong Từ điển tiếng Việt 2002, từ
"ăn" có 13 nghĩa) nhưng loại nghĩa thì chỉ có hai: nghĩa đen (2) và nghĩa bóng(3). Tục ngữ cũng có
những nét tương tự. Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian, trong tiếng Việt, bên cạnh những
câu tục ngữ chỉ có một nghĩa là nghĩa đen (Ví dụ: Trời nắng, cỏ gà trắng thì mưa; May hơn khôn)
hoặc nghĩa bóng (Ví dụ: Gieo gió, gặt bão; Gió Sơn Tây trúc cây Hà Nội)(4) là những câu có hai
nghĩa, tức cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (Ví dụ: Thuốc đắng dã tật; Tre non dễ uốn). Ở đây, số lượng
nghĩa và loại nghĩa của mỗi câu tục ngữ là đồng nhất. Dường như từ trước tới nay, khi phân tích
nghĩa của tục ngữ hầu hết các nhà tục ngữ học Việt Nam đều chỉ mới dừng lại ở mức độ này. Và
đúng như nhận xét của Nguyễn Xuân Đức, "dù nói tục ngữ nhiều nghĩa hay đa nghĩa thì xét đến
cùng, các tác giả cũng chỉ mới nhằm đề cập từ một đến hai nghĩa của tục ngữ mà thôi, chứ chưa nói
đến nghĩa thứ ba nào cả."
Thế nhưng mới đây, khi đọc Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung chủ biên)(5),
chúng tôi đã gặp một số câu tục ngữ có ba nghĩa, trong đó ở câu nào số lượng nghĩa bóng cũng
nhiều hơn nghĩa đen. Ví dụ:
Cá mè đè cá chép. (Tr. 106)
Nghĩa đen: Một kinh nghiệm chăn nuôi: Cá mè ăn nổi, sống ở tầng trên, cá chép sống ở tầng giữa.
Nghĩa bóng: - Cùng họ hàng, đồng loại mà đè nén, chèn ép nhau.
- Cảnh đời trớ trêu(6).
Đất nặn nên bụt (Để là hòn đất, cất là ông bụt; Hòn đất cất nên ông bụt).(Tr. 286)
Nghĩa đen: Hòn đất tự nhiên không có giá trị, không ra hình thù gì, khéo nặn thành tượng Phật thì
trở nên vật quí, được lễ bái cung kính.
Nghĩa bóng: - Bị bỏ xó một chỗ, không được cất nhắc thì chẳng là cái gì, gặp thời gặp vận lại được
trọng vọng cung kính.
-Vật tầm thường nếu khéo dùng, qua cải tạo sẽ trở nên quí hiếm.
-Một lần thì kín, chín lần thì hở.(Tr.461)
Nghĩa đen: Người khéo gói một lần là kín, người vụng gói nhiều lần vẫn hở.
Nghĩa bóng: - Việc làm mà khéo léo, cẩn thận thì chỉ một lần cũng xong xuôi chu đáo, nếu vụng về
cẩu thả thì làm đi làm lại cũng không ra gì.
-Việc làm vụng trộm nhiều lần sẽ bị phát hiện, không thể giấu giếm được.
Thực tế trên chứng tỏ, về số lượng, tục ngữ tiếng Việt có từ một đến ba nghĩa, nhưng về loại
thì chỉ có hai: nghĩa đen và nghĩa bóng…
(Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, 2003).
(Chú thích: bài viết nghiên cứu vấn đề những quan niệm về nghĩa của tục ngữ).
Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian)
trong tục ngữ Việt Nam
Vũ Hùng
(…)Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi với triết
học. Tục ngữ được làm ra với mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy
luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Do đó nhiều người gọi tục
ngữ là "'triết lý dân gian", "triết học của nhân dân lao động". Điều đó được thể hiện ở chỗ trong nội
dung tục ngữ có chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học, nghĩa là những tư tưởng triết học
không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy luật, nguyên lý và mệnh đề triết
học mà nó chỉ được thể hiện một phần nào đó và bằng cách nào đó trong nội dung của tục ngữ.
Về mặt thế giới quan, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh những nhận thức có tính duy vật tự
phát, thừa nhận sự tồn tại và vận động khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con người:
"Chạy trời không khỏi nắng", "Chạy mưa không khỏi trời", "trời", "nắng", "mưa" ở đây chính là
hiện thực khách quan. Sự vật và hiện tượng khách quan tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật
vốn có của nó: “Trăng đến rằm thì tràng tròn, sao đến tối thì sao mọc", "Còn da lông bọc, còn chồi
nẩy cây". Tư tưởng duy vật của nhân dân lao động còn được thể hiện ở thái độ phản đối những
chuyện mê tín dị đoan và những người làm các nghề đó: "Thầy bói nói dựa", Bói ra ma, quét nhà ra
rác”.
Nhân dân lao động còn thể hiện tư tưởng duy vật của mình trong việc nhìn nhận và giải quyết
các vấn đề về đời sống xã hội. Đó à một thứ chủ nghĩa duy vật trực quan, chất phác, ngây thơ, xuất
phát từ kinh nghiệm. Quan điểm duy vật đó được thế hiện một cáchh đơn giản và sinh động: "Có
thực mới vực được đạo”. "Thực" ở đây có thể là ăn, là lương thực, là kinh tế như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng vận dụng trong những trường hợp cụ thể khác nhau. Nhưng dù sao, "thực" cũng là
một cơ sở kinh tế, là đời sống vật chất là tồn tại xã hội, còn "đạo" nghĩa là sự nghiệp, là lý tưởng
hoạt động thuộc lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần, là ý thức xã hội. "Thực" vực
"đạo", nghĩa là vật chất quyết định tinh thần, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Con người là chủ thể xã hội, nhưng cũng là một sinh vật. Đối với mọi sinh vật, ăn phải là nu
cầu hàng đầu: "Mẻ không ăn cũng chết". Những con người thì không chỉ có ăn, mà sau ăn phải là
mặc: "Được bụng no còn lo ấm cật". Và khi có ăn có mặc rồi thì con người không lo chết đói chết
rét nữa: "Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết”.
Nhưng muốn có ăn, có mặc thì phải lao động vì như Engen nói: "lao động là điều kiện cơ bản
đầu tiên của toàn bộ đời sống con người". Vốn là những người lao động nên nhân dân ta rất coi
trọng lao động và thấy rõ giá trị của lao động: “Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn”, “Có khó mới
có miếng ăn”, “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”…
Nói đến xã hội, nói đến lao động thì phải nói đến chính bản thân con người, vì không có con
người thì không có xã hội, không có lao động. Bởi vậy xưa nay triết học Đông Tây đều bàn về con
người rất nhiều. Tục ngữ ta có câu; " Người ta là hoa đất” - một câu nói chỉ có năm từ thuần Việt
mà thể hiện sâu sắc quan niệm cả về vũ trụ và nhân sinh, với một tư tưởng nhân văn cao đẹp.
Nói về con người và giá trị con người, tục ngữ ta thường so sánh người và của bao giờ cũng
đặt người trên cao hơn rất nhiều: “Người làm ra của, của không làm ra người", "Một mặt người hơn
mười mặt của”, “Người sống hơn đống vàng"… Đương nhiên, trên thực tế tuy cùng là "người"
nhưng không phải ai cũng như ai, cũng như tuy cùng là "của" nhưng không phải cái gì cũng có hai
trị như nhau, vì thế tục ngữ ta cũng có phân loại: “Người ba bẩy đảng, của ba bẩy loài”.
Đi đôi với tư tưởng duy vật tự phát, trong tục ngữ Việt Nam cũng chứa đựng rất nhiều những
yếu tố của tư tưởng biện chứng. Đó là cách nhìn nhận các sự vật và hiện tượng không phải ở trạng
thai đứng im, bất biến mà ở trong sự vận động, biến đổi và phát triển và luôn luôn liên hệ điều đó
với đời sống con người: “Trời còn có khả năng khi mưa, ngày còn khi sớm khi trưa nữa người”,
“Người có lúc vinh, lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong”, “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, “Hết cơn
bĩ cực đến kỳ thái lai”, “Tre già măng mọc”, “Con chị nó đi, con dì nó lớn”…Các sự vật và hiện
tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau: mà giữa chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại
lẫn nhau với mức độ và phạm vi khác nhau tùy theo từng đối tượng cụ thể: "Mạ nhờ nước, nước nhờ
mạ”, “Hồ cậy rừng, rừng cậy hồ”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Gần lửa rát mặt”, “Cháy
thành vạ lây”, “Con sâu bỏ rầu nồi canh”, “Thớt trên mòn, thớt dưới cũng mòn’, “Trâu bò đánh
nhau ruồi muỗi chết”, “Cả nhà làm quan cả họ được cậy, một người làm bậy cả họ mất nhờ”, “Lê
tồn Trịnh, tại Lê bại Trịnh vong”…
Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng được tục ngữ thể hiện khá phong phú và sinh động,
tuy không phải dùng đến khái niệm “Chất, lượng, độ, thuộc tính” như triết học. Phân biệt chất khác
nhau được tạo nên bởi những thuộc tính khác nhau: “Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt
cũng thể cam sành chín cây”. Chất khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau: “Trăng mờ còn tỏ hơn
sao, dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi”. Không thể lấy lượng thay chất được dù rằng lượng đó gấp
bao nhiêu lần: “Trăm đom đóm không bằng bó đuốc, trăm hòm chỉ chẳng đúc lên chuông”. Chất
bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng. “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “Văn hay chẳng lọ dài
dòng”… và rất nhiều câu diễn tả sự thay đổi về lượng khi “vượt độ” sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất:
“Quá mù ra mưa”, “Tốt quá hoá lốp”, “Mèo già hoá cáo”, “Góp gió thành bão, góp cây nên
rừng”… Đặc biệt có câu thể hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa khái niệm lượng và khái niệm chất:
”Gò với núi cũng kể loài cao, bể với ao cũng kể loài thấp”.
Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng được tục ngữ nói đến ở nhiều góc độ và mức độ
khác nhau, rất thực tế và linh hoạt. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng: "Người khôn dồn
ra mặt", "Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay". Có thể căn cứ vào hiện tượng đề
kết luận về thực chất sự vật: "Nứa trôi sông chẳng giập thì gẫy, gái trồng rẫy chẳng chứng nọ cũng
tật kia". Hiện lượng khác nhau nhưng bản chất chi là một: “Khác lọ cùng một nước". Cái bề ngoài
thì dễ thấy nhưng cái bên trong thì khó mà thấy: "Họa hổ hoạ bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri
tâm". Phải cảnh giác với những hiện tượng xuyên tạc bản chất: "Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma", "Tẩm
ngẩm tầm ngầm mà dẫm chết voi"...
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (gọi tắt là quan hệ nhân quả) cũng được thể hiện
trong nhiều câu tục ngữ: "Không có lửa sao có khói", “Gieo gió gặt bão”, “Trèo cao ngã đau”,
“Nguồn đục dòng cũng đục”, “Thế gian chẳng ít thì nhiều, không dừng ai dễ đặt điều cho ai”…
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong tục ngữ được thể hiện như là sự gắn bó và
phân biệt giữa cá thể và và loài trong thế giới sinh vật: “Thân chim cũng như thân cò”, “Lòng vả
cũng như lòng sung, một trăm con lợn cũng chung một lòng”, “Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi
người mỗi tật”…
Quan hệ mâu thuẫn trong tự nhiên và xã hội được trình bày như là “sự trái ngược” đơn thuần:
“Được mùa cau, đau màu lúa”, “Được người mua, thua người bán’, “Được lòng ta xót xa lòng
người”, “Kẻ ăn không hết, người lần không ra”…
Bên cạnh những tư tưởng duy vật và tư tưởng biện chứng có tính chất trực quan đó, nhân dân lao
động ngày xưa, do thế giới quan không thuần nhất, do trình độ nhận thức còn thấp kém và do bị áp
bức nặng nề trong xã hội có giai cấp đối kháng nên không tránh khỏi những tư tưởng duy tâm và mê
tín dị đoan. Tuy có nghi ngờ, không tin vào các loại "thầy" cụ thể làm nghề mê tín, nhưng họ lại tin
vào thần thánh, vào vận hạn, vào tướng mạo và những dấu vết trên cơ thể con người, vào ngày giờ
lành dữ, và nhất lả tin vào số mệnh (những câu tục ngữ nói về "số" cũng nhiều hơn về các thứ mê
tín khác): "Đất có thổ công, sông có hà bá," "Trời cho hơn lo làm", "Một khoáy sống lâu, hai khoáy
trọc đầu, ba khoáy chóng chết", "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba", "Từ sinh hữu mệnh, phú quí tại
thiên", "Trăm đường tránh chẳng khỏi số", "Tốt số hơn bố giầu', "Số giàu tay trắng cũng giàu, số
nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo"...
Những tư tưởng duy tâm, mê tín nói trên không những chi phối nặng nề đời sống của nhân
dân lao động nước ta trong các xã hội trước đây, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận
nhân dân trong xã hội ta ngày nay, đặc biệt là đối với lớp người làm nghề buôn bán và tầng lớp
thanh niên gặp nhiều khó khăn, trắc trở về tình duyên, về công việc làm ăn... Đó cũng là điều khó
tránh khỏi. Chi có sự phát triển của đời sống xã hội và kinh nghiệm thực tế của mỗi người mới có
thể dần dần khắc phục và loại trừ những quan niệm sai lầm trong thế giới quan và nhân sinh quan.
Ý nghĩa triết học của kho tàng tục ngữ Việt Nam rất rộng lớn, phong phú, muôn hình, muôn
vẻ. Đó là những di sản quý báu “những viên ngọc quý” của đời sống tinh thần được coi như một
trong những điểm tựa về tư tưởng truyền thống của dân tộc mà chúng ta cần và có thể chọn lọc, kế
thừa và sử dụng trong cuộc sống mới hiện nay.
(Nguồn:Tạp chí Triết học,2008)
(Chú thích: bài viết nghiên cứu vấn đề nội dung tục ngữ).
*************************************************************************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN055.pdf