- Phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao KHKT cho phụ nữ về sản xuất thâm canh và chăn nuôi, kiến thức về sử dụng vốn vay đảm bảo hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả các nguồn vốn vay, duy trì hoạt động tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm, tương trợ giúp nhau vốn, giống để hội viên đầu tư phát triển kinh tế.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của CLB nữ chủ cơ sở SX- KD của huyện, phát triển thành viên CLB, đồng thời tham mưu với các cấp các ngành hỗ trợ chị em nữ chủ doanh nghiệp về vốn, mặt bằng sản xuất, kiến thức quản lý, thị trường tiêu thụ, nguồn lực
- Xây dựng mô hình hoạt động lồng ghép giữa phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo với các chương trình hoạt động khác của Hội để tăng tính hiệu quả và bền vững cho phong trào, đồng thời tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập các mô hình sản xuất, kinh doah giỏi ở trong và ngoài huyện.
109 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tình hình hoạt động của hội phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chất không hoàn lại đã có 412 gia đình được giúp đỡ với số tiền 109,930 triệu đồng và 2357 ngày công. Thông qua các hoạt động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế các cấp hội đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo, tạo sự gắn bó của hội viên với tổ chức Hội.
4.2.2 Tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ trong phát triển xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư
4.2.2.1 Các cấp hội trong huyện tham gia tích cực trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ.
Phát huy vai trò đại diện cho các tầng lớp phụ nữ trong nhiệm kỳ qua các cấp hội, ban nữ công trong huyện đã tổ chức cho hội viên, nữ cán bộ viên chức đóng góp vào việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các dự thảo luật, văn bản pháp luật liên quan đến quyền lợi phụ nữ trẻ em như: Dự thảo luật bình đẳng giới, pháp luật dân số, Nghị định 19 của Chính Phủ quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho cấp hội tham gia quản lý nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ…Bên cạnh đó cấp hội tham gia vào các ban chỉ đạo, hội đồng tư vấn, hội đồng thi đua khen thưởng từ huyện đến cơ sở, tham gia hòa giải và giải quyết đơn thư, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nghèo…
Trong công tác cán bộ nữ, cấp Hội đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng cùng cấp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ, tham mưu với thường trực huyện ủy tổng kết 9 năm thực hiện chỉ thị 37 của Ban Bí thư về công tác cán bộ nữ. Phối hợp với ban VSTBCPN huyện tổ chức hội nghị hội thảo về công tác cán bộ nữ, tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động VSTBCPN huyện từ 2001 – 2005 và triển khai kế hoạch hành động VSTBCPN giai đoạn 2006 – 2010, tập huấn cho 79 đồng chí nữ ứng cử viên Hội Đồng Nhân Dân hai cấp lần đầu nhân dịp bầu cử Hội Đồng Nhân Dân nhiệm kỳ 2004 – 2009, lựa chọn và tham mưu với cấp ủy cử 73 chị đi học các lớp lý luận chuyên môn nghiệp vụ, giới thiệu kết nạp 526 nữ đảng viên trong đó cán bộ hội 132 chị.
Trong nhiệm kỳ 2001 – 2006, huyện Hội đã chỉ đạo các cơ sở tích cực vận động tuyên truyền giáo dục nâng cao năng lực về luật pháp và kiến thức giới, gia đình cho hội viên. Hoạt động đã thu hút được nhiều chị em tham gia, năm sau cao hơn năm trước, vượt chỉ tiêu so với đại hội phụ nữ huyện đề ra.
Bảng 4.5 Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao năng lực về pháp luật và kiến thức giới, gia đình nhiệm kỳ 2001 – 2006
Năm
GD truyền thống của Đảng, Dân tộc, của hội và PNVN
( Số lượt HV)
TT- GD Chỉ thị, NQ của Đảng, CS, PL của Nhà nước ( Số lượt HV)
Hộc tập về Nghị quyết của hội phụ nữ các cấp
(Số lượt HV)
Kiến thức giới, gia đình ( Số lượt HV)
2001
37.890
31.837
15.619
12.429
2002
31.362
30.764
31.423
14.467
2003
52.700
44.639
27.980
9.642
2004
55.615
70.365
33.910
24.930
2005
68.865
40.120
21.950
33.014
So sánh chỉ tiêu ĐHPN huyện
Đạt chỉ tiêu ĐHPN huyện
Đạt chỉ tiêu ĐHPN huyện
Đạt chỉ tiêu ĐHPN huyện
Đạt chỉ tiêu ĐHPN huyện
( Nguồn: Hội phụ nữ huyện )
4.2.2.2 Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ
Trong gia đình, người mẹ thường gần gũi với con cái hơn. Họ thường trò chuyện với con cái của mình, trao đổi với chúng về những suy nghĩ, những ý tưởng và những tình cảm của chúng. Người mẹ cũng thường thỏa hiệp với con cái nhiều hơn và họ cũng là người hiểu biết những quan tâm, hướng thú, những công việc hàng ngày của chúng. Vì vậy việc nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ giúp họ có khả năng nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình. Huyện hội đã chỉ đạo các cấp hội tổ chức các buổi tuyên truyền tới các hội viên trong hội và đã thu hút được nhiều chị em tham gia.
Bảng 4.6 Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ năm 2006 – 2008
Năm
Kiến thức CSSK, DS-KHHGĐ (Số lượt HV )
Kiến thức Nước sạch- vệ sinh môi trường (Số lượt HV )
Kiến thức PC
TNXH,PC tội phạm, PC HIV/AIDS
(Số lượt HV )
Kiến thức PC buôn bán phụ nữ trẻ em (Số lượt HV )
Kiến thức an toàn giao thông (Số lượt HV )
Kiến thức VSATTP
(Số lượt HV )
2006
24.254
20.050
31.330
12.410
10.380
9.478
2007
23.930
18.364
32.156
13.155
15.650
11.056
2008
25.850
33.214
33.250
15.250
22.150
13.208
( Nguồn: Huyện hội phụ nữ )
Nhìn chung công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức cho chị em phụ nữ đã thu hút được nhiều chị em tham gia với nhiều nội dung thiết thực với đời sống của chị em. Tuy nhiên giữa các nội dung có sự chênh lệch về số lượng chị em tham gia. Qua bảng 4.6 cho thấy, kiến thức PC TNXH, PC tội phạm, PC HIV/ AIDS thu hút được nhiều chị em quan tâm nhất với số lượng bình quân là 32.245 chị em tham gia/ năm và năm sau cao hơn năm trước. Tiếp đến là kiến thức về CSSK, DS-KHHGĐ với số lượng bình quân tham gia là 24.678 chị em tham gia/ năm. Tiếp đến là kiến thức về nước sạch – vệ sinh môi trường có số chị em tham gia bình quân trong 1 năm là 23.876 chị em tham gia. Bên cạnh đó các kiến thức về buôn bán phụ nữ, trẻ em, an toàn giao thông, VSATTP chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của chị em. Đặc biệt là kiến thức về VSATTP có số lượng bình quân chị em tham gia ít nhất 11.247 chị em tham gia/năm. Hiện nay VSATTP đang là vấn đề quan tâm của xã hội vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân. Vì vậy việc giúp chị em phụ nữ trong mỗi gia đình hiểu biết về VSATTP sẽ là biện pháp hữu hiệu đẩy lùi các bệnh dịch lây lan và những căn bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại. Và đây cũng là nhiệm vụ của huyện Hội cần chú ý trong thời gian tới.
Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức cho chị em phụ nữ đã được huyện Hội coi là nền tảng cho các hoạt động xã hội của các cấp cơ sở của hội. Thực hiện tốt công tác này huyện Hội đã giúp cho mỗi cá nhân hội viên hiểu được các vấn đề cơ bản của xã hội và từ đó nâng cao nhậnn thức của mỗi gia đình trước các vấn đề xã hội. Đặc biệt Hội LHPN huyện góp phần tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe – sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội. Một tế bào mạnh khỏe, là nền tảng cho một xã hội tốt trong đó phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình. Họ là nhà giáo dục đạo đức đầu tiên và suốt đời của các con mình, là người nội trợ đảm đang, người quản lý kinh tế, người phụ nữ bộc lộ đầy đủ phẩm chất của người lao động như: đảm đang, kiên trì, cẩn thận, chu đáo, ngăn nắp…Việc hỗ trợ chị em xây dựng gia đình hạnh phúc là việc làm gián tiếp góp phần ổn định xã hội, xây dựng đất nước.
Để giúp phụ nữ xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình, huyện Hội đã chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các ngành, đoàn thể đặc biệt là Ủy Ban Dân Số Gia Đình Trẻ Em, Trung tâm y tế thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, chương trình dân số- kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em…tổ chức các lớp chuyên đề, truyền thông tư vấn, khám sức khỏe cho phụ nữ dịp 8/3, 20/10, tổ chức lớp tập huấn kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đi khám, chữa bệnh phụ khoa, thực hiện các biện pháp KHHGĐ, khám thai.
Do vậy tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đi khám và điều trị phụ khoa, phụ nữ có thai đi tiêm phòng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, tỷ lệ vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai đạt 78,3%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 21,87% năm 2006. Trong nhiệm kỳ 2001 – 2006, huyện hội đã vận động được hàng nghìn chị em trong độ tuổi sinh đẻ đi khám phụ khoa và đã chữa trị được 25.157 lượt( tăng so với năm 2001: 16.150 ), giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổ chức Hội xuống 12,1% năm 2006 và giảm tỷ lệ sinh trong toàn huyện xuống còn 1,12%.
Bảng 4.7 Hội phụ nữ góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số- KHHGĐ nhiệm kỳ 2001 – 2006
Các hoạt động
Năm 2001
Năm 2006
So sánh chỉ tiêu ĐHPN huyện
1. Gia đình hội viên phụ nữ đạt gia đình văn hóa ( Tỷ lệ % )
62
77
Đạt 97% chỉ tiêu ĐHPN
2. Các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ( Tỷ lệ % )
76
78,3
Đạt 98% chỉ tiêu ĐHPN
3. Số chi, tổ phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên
194
68
Đạt 89% chỉ tiêu ĐHPN
4. Số lần khám thai trung bình/ 1 phụ nữ có thai
3
5
Đạt chỉ tiêu ĐHPN
5. Tỷ lệ sinh ( % )
1,19
1,12
Đạt 67% chỉ tiêu ĐHPN
6. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ( % )
12,6
12,1
Đạt 98% chỉ tiêu ĐHPN
7. Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ( Tỷ lệ % )
26,61
21,87
Đạt 68% chỉ tiêu ĐHPN
8. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám phụ khoa ( Số lượt )
61.827
64.009
Đạt chỉ tiêu ĐHPN
8. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám phụ khoa ( Số lượt )
16.150
25.517
Đạt 97% chỉ tiêu ĐHPN
( Nguồn: Hội phụ nữ huyện )
Năm 2008 đã có 5.000 chị em về dự các lớp chuyên đề về sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, vận động 47.128 lượt chị khám và điều trị bệnh phụ khoa. Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền vận động cho các bà mẹ đưa con đi tiêm phòng 6 bệnh và tiêm phòng sởi mũi 2 cho trẻ em 6 tuổi và uống vitamin A đạt tỷ lệ 100%.
4.2.2.3 Tham gia tích cực các công tác xã hội, môi trường để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ huyện
Bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN, huyện Hội còn chú ý đến các công tác xã hội để nâng cao vai trò của Hội tới các hội viên và toàn thể nhân dân.
Nhân ngày gia đình Việt Nam (28/6 ) và tháng hành động phòng chống ma túy Hội phụ nữ huyện đã chỉ đạo các cơ sở phối hợp tham gia các hoạt động tuyên truyền, truyền thông kiến thức, tư vấn hội thảo, thăm hỏi tặng quà, tham gia mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống ma túy tại huyện. Kết quả: có 35 tin bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, tổ chức 32 buổi sinh hoạt chuyên đề cho 2.560 lượt phụ nữ về dự đồng thời nhân tháng hành động phòng chống ma túy và Ngày thế giới phòng chống ma túy 26/6, Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với Công an huyện tổ chức hội thảo: “ Phụ nữ với công tác phòng chống ma túy”.
- Phối hợp với Hội LHPN Tỉnh thăm, tặng quà 3 cháu con của người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn tại xã Song An.
-Các cấp hội trong huyện phối hợp với ngành công an triển khai thực hiện nghị quyết 01 về quản lý giáo dục con em trong gia đình không mắc tệ nạn xã hội và phạm tội.
- Tổ chức hội nghị gặp mặt thân nhân là mẹ, vợ của đối tượng tệ nạn xã hội, nhiễm HIV/AIDS, phối hợp thăm hỏi tặng quà đối tượng nhiễm HIV, nữ mãn hạn tù, gái mại dâm để động viên giúp đỡ chị em hoàn lương…
Nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt Sỹ ( 27/7/2008 ) và khai giảng năm học mới Huyện hội và các xã, Thị trấn phối hợp với các ngành đoàn thể thăm và tặng quà gia đình chính sách, các nhà trường, các cháu có hoàn cảnh khó khăn, vận động các cháu bỏ học trở lại trường, huyện Hội và cơ sở đã trích quỹ tặng quà các gia đình chính sách neo đơn, các cháu trị giá 7.670.000 đồng điển hình : Hội phụ nữ các xã: Tân Hòa, Phúc Thành, Xuân Hòa, Bách Thuận..
- Chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quản lý nguồn công dân nhập ngũ năm 2008, phối hợp tổ chức liên hoan văn nghệ và tặng quà tân binh lên đường nhập ngũ góp phần hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân.
Công tác Bảo hiểm thân thể và bảo hiểm y tế tự nguyện được cấp Hội tích cực chỉ đạo. Ban thường vụ huyện Hội đã xây dựng kế hoạch triển khai và giao chỉ tiêu cụ thể cho 30 xã, thị trấn thực hiện. Số chị em tham gia bảo hiểm thân thể tăng qua các năm. Năm 2006 có 12.245 chị em tham gia thì đến năm 2007 có 14.542 chị em tham gia, năm 2008 là 15.295 chị em. Đồng thời với việc tuyên truyền vận động cán bộ hội viên tham gia, các cơ sở hội đã phối hợp với Công ty Bảo Việt tháo gỡ khó khăn và giải quyết kịp thời chế độ bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia mua bảo hiểm thân thể.
Cùng với hoạt động tương trợ giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội phụ nữ các cơ sở còn vận động cán bộ hội viên quyên góp, mua thẻ bảo hiểm y tế giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 35 triệu đồng và ủng hộ 985 ngày công cấy, gặt giúp gia đình có hoàn cảnh khó khăn ốm đau, hoạn nạn. Điển hình: Chi hội phụ nữ thôn Quý Cường xã Hồng Phong vận động chị em trong thôn giúp chị Liên ốm nặng với số tiền 1.500.000 đồng, 50kg gạo và 35 ngày công, Hội phụ nữ xã Vũ Vinh tặng 2 thẻ bảo hiểm y tế cho 2 chị là phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn…
- Cùng với các hoạt động tuyên truyền phổ biến các hoạt động về văn hóa xã hội là công tác tuyên truyền về vệ sinh, bảo vệ môi trường. Các hoạt động này được huyện Hội chỉ đạo các cơ sở lồng ghép với các buổi tuyên truyền về các vấn đề xã hội như vận động chị em tích tham gia vệ sinh ngõ xóm nơi mình đang sinh sống góp phần tạo cảnh quang địa phương. Trong các buổi chuyển giao KHKT về thuốc BVTV là những công tác tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh đồng ruộng bằng việc không vứt các rác thải của thuốc BVTV ra đồng ruộng một cách bừa bãi…
Thông qua các hoạt động xã hội, huyện Hội đã giúp các hội viên đoàn kết, gắn bó nhau hơn. Qua đó xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, nâng cao vị trí của Hội trong nhân dân đồng thời góp phần vào việc xây dựng gia đình hạnh phúc và thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
4.3 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội PN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư
4.3.1 Đánh giá tình hình hoạt động của cán bộ Hội PN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư
4.3.1.1 Mức độ hoạt động được giao
Qua bảng điều tra 4.8 ta thấy nhiệm vụ ngân hàng chính sách cho hội viên , gia đình chính sách vay vốn với lãi suất thấp được các cán bộ Hội đánh giá có 25 cán bộ được hỏi đánh giá tốt chiếm 67,58% , 12 cán bộ cho là bình thường chiếm 32,42%, yếu và chưa hoàn thành là 0%. Đây là hoạt động trọng tâm tâm của Hội, hoạt động được Ban thường vụ chỉ đạo cho các cán bộ huyện Hội hướng dẫn cho các cán bộ cơ sở thực hiện theo đúng nội dung được tập huấn về công tác cho hội viên vay vốn và hoạt động được giám sát và kiểm tra thường xuyên nên mức độ hoạt động tương đối tốt. Bên cạnh đó còn có các cán bộ Hôi cơ sở do trình độ có hạn nên mức độ hoạt động chưa đạt được tốt là 100%. Đây cũng chính là vấn đề mà Hội phải khắc phục trong thời gian tới.
Bảng 4.8 Mức độ hoạt động được giao
ĐVT: %
TT
Tên nhiệm vụ
Mức độ
Tốt
Bình thường
Yếu
Chưa hoàn thành
1
Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Vũ Thư cho hội viên hội phụ nữ, gia đình chính sách vay vốn với lãi suất thấp
67,58
32,42
0
0
2
Phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT phục vụ sản xuất
27,03
54,05
10,81
8,41
3
Mở các lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập
81,08
13,51
5,41
0
4
Hội phụ nữ huyện chỉ đạo phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”.
21,62
67,58
9,80
0
5
Các cấp hội trong huyện tham gia tích cực trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ.
13,51
40,54
37,84
8,11
6
Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ
29,73
62,16
8,11
0
7
Tham gia tích cực các công tác xã hội, bảo vệ môi trường để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ huyện
24,32
67,57
2,70
5,41
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra )
Với nhiệm vụ 2 có 10 cán bộ đánh giá tốt chiếm 27,03%, bình thường có 20 cán bộ chiếm 54,05%, yếu là 4 cán bộ chiếm 10,81%, chưa hoàn thành là 3 cán bộ chiếm 8,41%. Ở nhiệm vụ 2 do hoạt động còn phụ thuộc vào trình độ của người dân và ý thức thực hiện hoạt động nên nhiệm vụ ở các cơ sở có sự chênh lệch, không đồng đều. Những cơ sở hoạt động tốt là những cơ sở có trình độ chị em tương đối đồng đều, có nhu cầu học hỏi để mở rộng sản xuất, ở mức độ đa số chiếm số lượng lớn do người dân chưa thấy được tầm quan trọng của KHKT và đa số chị em chỉ áp dụng những KHKT được chuyển giao, còn nghiêng về phương pháp sản xuất truyền thống. Các cơ sở yếu và chưa hoàn thành do người dân có trình độ thấp, thiếu điều kiện canh tác, ngại thu nhập những cái mới..
Nhiệm vụ 3 có 30 cán bộ đánh giá tốt chiếm 81,08%, 5 cán bộ đánh giá bình thường chiếm 13,51%, yếu chiếm 5,41% có 2 cán bộ, chưa hoàn thành 0%. Nhiệm vụ 3 là một trong các hoạt động giúp chị em nâng cao thu nhập nên các hoạt động thu hút khá nhiều chị em tham gia với các ngành nghề truyền thống của địa phương như: thêu, mây tre đan… ngoài ra còn có các nghề mới du nhập như: móc túi, làm lông mi giả..Hoạt động đã thực sự tạo niềm tin với chị em.
Nhiệm vụ 4 có 8 cán bộ đánh giá tốt chiếm 21,62%, có 25 cán bộ đánh giá bình thường chiếm 67,58%, và 4 cán bộ đánh giá yếu chiếm 9,80% không có cán bộ nào đánh giá chưa hoàn thành. Nhiệm vụ 4 được triển khai rộng khắp phụ nữ trên địa bàn toàn huyện và được chị em đón nhận. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động tốt còn khá khiêm tốn chỉ chiếm 21,62% hầu hết là ở các cơ sở Hội có phong trào hoạt động tốt như Thị Trấn, Minh Lãng, Song Lãng… nơi có các làng nghề truyền thống và các địa phương mạnh về phát triển kinh tế. Đại bộ phận chị em tham gia hoạt động phong trào theo thời điểm hoạt động của phong trào và hoạt động chủ yếu giúp nhau về các vật tư nông nghiệp theo hình thức trả chậm hoặc không lấy lãi trong hoạt động sản xuất chăn nuôi nhỏ. Và đây cũng chính là điểm mà các cán bộ Hội cần có biện pháp để đẩy mạnh phong trào trong thời gian tới.
Nhiệm vụ 5 có 5 cán bộ đánh giá tốt chiếm 13,51%, 15 cán bộ đánh giá bình thường chiếm 40,54%, 10 cán bộ đánh giá yếu chiếm 37,84% và 3 cán bộ đánh giá chưa hoàn thành chiếm 8,11%. Đây là nhiệm vụ được Hội luôn quan tâm trong công tác hoạt động Hội, hoạt động chưa được đánh giá tốt do trong công tác hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với hội viên do số lượng tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng còn hạn chế và thời gian phát với thời gian của các hội viên còn khá chênh lệch, đặc biệt các tài liệu liên quan tới nhiệm vụ còn rất hạn chế. Đây cũng chính là một hạn chế trong công tác hoạt động Hội.
Nhiệm vụ 6 có 11 cán bộ đánh giá tốt chiếm 29,73%, 23 cán bộ đánh giá bình thường chiếm 62,16%, 3 cán bộ đánh giá yếu chiếm 8,11, không có cán bộ chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ 6 là một trong các hoạt động trọng tâm của Hội về công tác Hội. Hoạt động đã được các cơ sở đón nhận và hoạt động theo chỉ đạo của huyện Hội, hoạt động đã đáp ứng được chỉ tiêu của ĐHPN toàn huyện đề ra.
Nhiệm vụ 7 có 9 cán bộ đánh giá tốt chiếm 24,32%, 25 cán bộ đánh giá bình thường chiếm 67,57%, 2 cán bộ đánh giá yếu chiếm 5,41% và 1 cán bộ chưa hoàn thành chiếm 2,70%. Đây là hoạt động được các cấp Hội vận động tích cực các hội viên tham gia. Hoạt động là công tác thể hiện vai trò của Hội tới hoạt động cộng đồng, sự tham gia của các cơ sở Hội sẽ nâng cao vị thế Hội PN các xã tại nơi địa phương hội viên đang sinh sống.
4.3.1.2 Bố trí công việc được giao
Bảng 4.9 Bố trí công việc được giao
TT
Tiêu chí đánh giá
SL ( người)
CC (%)
1
Phù hợp với năng lực của cán bộ
25
67,58
2
Thời gian đủ để hoàn thành nhiệm vụ
20
54,05
3
Phù hợp với giới tính
30
81,08
4
Kinh phí hoạt động
33
89,19
5
Định kiến giới trong xã hội
22
59,46
6
Trình độ cán bộ còn hạn chế
19
51,35
7
Hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật sản xuât còn ít
20
54,05
( Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra )
Qua bảng 4.9 cho thấy:
Có 25 cán bộ cho rằng công việc phù hợp với năng lực của cán bộ chiếm 67,58%. Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Các hoạt động mà Hội triển khai thiết thực với đời sống của chị em phụ nữ, bên cạnh đó các cán bộ chịu khó học hỏi kiến thức để nâng cao nghiệp vụ công tác PN của cá nhân. Thời gian đủ để hoàn thành nhiệm vụ có 20 cán bộ chiếm 54,05%. Công tác hoạt động Hội nhiều trên nhiều lĩnh vực và các hoạt động thường đan xen nhau nên đòi hỏi các cán bộ Hội phải biết tổ chức thời gian hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ. Phù hợp với giới tính có 30 cán bộ chiếm 81,08%. Các cán bộ Hội đều thấy các hoạt động Hội đều phù hợp với giới tính của mình và cho rằng có thể phát triển công việc của mình.
Kinh phí hoạt động ít có 33 cán bộ có ý kiến chiếm 89,19%. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phong trào hoạt động Hội. Các hoạt động về kiến thức tuyên truyền các vấn đề xã hội là các hoạt động chịu ảnh hưởng lớn nhất như kiến thức về tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà Nước, kiến thức về dân số, ATTP...cần tuyên truyền rộng rãi và có các tài liệu hướng dẫn, hình ảnh minh họa do thiếu kinh phí hoạt động nhiều chị em chưa có tài liệu về các hoạt động phong trào Hội. Bên cạnh đó là chế độ lương đối với các cán bộ cơ sở của Hội đặc biệt là các cán bộ cấp xã, thôn lại được hưởng phụ cấp là 100000 đồng/ tháng trong công tác của mình. Điều này đã tác động không nhỏ trong việc giao trách nhiệm cũng như sự nhiệt tình trong công tác của các cán bộ cơ sở viên của Hội.
Trình độ cán bộ còn hạn chế có 19 cán bộ chiếm 51,35%. Hoạt động của Hội phụ nữ huyện diễn ra trên nhiều lĩnh vực nên công việc của các cán bộ cơ sở cũng dàn trải trên nhiều lĩnh vực điều này đòi hỏi các cán bộ Hội phải có trình độ để có thể đảm nhiệm được công việc cũng như có thể giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ. Một số cán bộ Hội chưa đáp ứng được phong trào hoạt động Hội có tính sâu rộng nên còn một số cơ sở Hội gặp khó khăn trong công tác Hội.
Định kiến giới trong xã hội vẫn còn tồn tại có 22 cán bộ có ý kiến chiếm 59,46%. Đây là vấn đề vẫn còn tồn tại ở các xã hội nông thôn và nhất là các xã ở vùng xa, vẫn còn nhiều chị em có tư tưởng lạc hậu là mọi việc trong gia đình đều phải do nam giới quyết định. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động Hội trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
Hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật sản xuất còn ít có 20 cán bộ chiếm 54,05%. Các hoạt động phối hợp với các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong và ngoài tỉnh hỗ trợ chị em phụ nữ phát triển kinh tế, xã hội về kiến thức và kỹ thuật còn hạn chế, chỉ hoạt động theo mùa vụ của nhà nông. Nhiều chị em phụ nữ có khả năng kinh doanh, hay mở rộng sản xuất, nâng cao kỹ thuật về sản xuất chăn nuôi chưa được hỗ trợ, chưa phát huy hết khả năng của chị em phụ nữ.
4.3.2 Đánh giá của người dân về tình hình hoạt động của Hội PN huyện trong phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư
4.3.2.1 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong phát triển kinh tế nông thôn
Phụ nữ là đối tượng trực tiếp của hoạt động Hội phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn vì thế hơn ai hết họ là người hiểu rõ về chất lượng các hoạt động của Hội.
Kết quả điều tra, tổng hợp ý kiến từ 60 hộ nông dân ở 2 xã Tân Lập và Hòa Bình ( mỗi xã 30 hộ ) được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.10 Ý kiến đánh giá của người dân về các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn của Hội phụ nữ huyện
ĐVT: Người
Tiêu chí
Tham gia
hoạt động
Lý do tham gia
Hiệu quả hoạt động
Có
Không
Do cần
Lý do khác
Tốt
Khá
Bình thường
Kém
1.Vay vốn với lãi suất thấp
13
47
9
4
0
5
8
0
2. Vay NHNN
50
10
40
10
7
31
7
5
3.Chuyển giao KHKT
40
20
30
10
5
17
14
4
4. Mở lớp dạy nghề
45
15
40
5
0
35
10
0
5. Hoạt động các phong trào kinh tế
55
5
10
45
10
35
6
4
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra )
Bảng điều tra cho thấy có 21,66% số người dân tham gia phỏng vấn tham gia hoạt động vay vốn với lãi suất thấp của NHCSXH, trong đó có 69,23% tham gia do họ có nhu cầu và 30,77% còn lại vì lý do khác như: vay hộ bạn bè hoặc người thân, tham gia thử một lần… Ý kiến đánh giá về hiệu quả hoạt động với 38,46% mang lại hiệu quả khá, 69,23% cho rằng bình thường và tốt và kém là không có. Theo kết quả điều tra cho thấy đa số những người tham gia hoạt động này là các đối tượng được vay với lãi suất thấp và với số vốn đó họ chủ yếu dùng vào sản xuất và chăn nuôi gia đình.
Với vốn vay từ NHNN do điều kiện vay linh hoạt hơn nên có 83,33% chị em tham gia và 16,67% không tham gia. Đối tượng tham gia loại hình này đều là các hộ khá và cận nghèo có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh…chiếm 80%, 20% tham gia vì lý do khác như: vay hộ, nhà có việc gấp..hiệu quả hoạt động: 14% cho rằng tốt, 62% khá, 14% bình thường, 10% kém.
Hoạt động chuyển giao KHKT thu hút 80% chị em tham gia với 75% lý do tham gia do cần còn 25% vì lý do khác như tò mò, được tiền..Hiệu quả hoạt động: 12,5% hoạt động này tốt, 42,5% khá, 35% bình thường, 10% kém. Các buổi chuyển giao KHKT thường có nội dung lập lại, nặng về lý thuyết, ít thực hành, trình diễn mô hình, hội viên ngồi nghe một cách thụ động. Đôi khi cách truyền đạt của cán bộ Hội còn khó hiểu, còn tình trạng “giảng chay”.
Hoạt động dạy nghề là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Hoạt động thu hút 75% chị em tham gia với 88,89% lý do cần và 11,11% lý do khác. Có 87,5% ý kiến đánh giá hoạt động khá, 25% là bình thường, tốt và kém không có. Ngoài việc mở các lớp dạy nghề truyền thống của địa phương như: thêu, ươm tơ, mây tre đan,…Hội còn phối hợp tổ chức dạy nghề, du nhập nghề mới thông qua dự án vốn khuyến công, vốn địa phương, vốn của chủ cơ sở như: may, móc túi hộp, khâu nói, dệt khăn mặt, làm mi mắt giả…tạo thu nhập thêm bình quân tháng 300 - 500 ngàn đồng.
Với các hoạt động làm kinh tế, có 91,67% tham gia với 18,18% lý do cần với những chị em có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo, 81,82% tham gia do lý do khác đa số là hộ cận nghèo, hộ khá các chị em tham gia phong trào để tăng tính tương trợ giữa các hội viên…Hiệu quả hoạt động: 18,18% ý kiến cho là tốt, 63,64% cho là khá, 10,91% bình thường, 7,27% cho là kém.
Hội PN huyện
UBND
NHCSXH và NHNN
Đoàn Thanh niên
Hội
Nông dân
Hội
Cựu chiến binh
Kinh tế
nông thôn
Hội
Người cao tuổi
Sơ đồ 5 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển kinh tếnông thôn huyện Vũ Thư
Như vậy các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn của Hội đã thu được kết quả nhất định trong việc xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia xuống còn 13%, đưa giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 42 triệu đồng trở lên, giá trị sản xuất bình quân đầu người: 9 triệu đồng/năm trở lên. Không những thế hoạt động của Hội còn góp phần trong thành tích cơ cấu kinh tế của huyện đạt được : Nông lâm thuỷ sản: 31,6%, CN- XDCB: 42,3%, TM-DV là 26,1%. Với những thành tích đó huyện Hội đã trở thành tổ chức không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển nông thôn của huyện và là một tổ chức góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn.
4.3.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội LHPN huyện trong công tác xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư
Phụ nữ chiếm số lượng lớn dân số của huyện. Không những thế, phụ nữ còn là lao động chính ở nông thôn, là người có vai trò quan trọng trong mỗi gia đình. Chính vì vậy công tác xã hội ở nông thôn cho chị em sẽ có một vai trò quan trọng trong hoạt động của Hội cũng như trong nhiệm vụ mà Đại hội phụ nữ toàn huyện đã đề ra. Và bản thân mỗi chị em phụ nữ sẽ là nhân tố đánh giá chất lượng hoạt động của Hội.
Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động xã hội, môi trường nông thôn của Hội PN huyện
ĐVT: Người
Tiêu chí
Tham gia
hoạt động
Lý do
tham gia
PP
truyền đạt
Ý kiến đánh giá
Có
Không
Do cần
LD khác
Dê nhớ
Khó nhớ
Tốt
Khá
Bình thường
Kém
1.CS-PL
10
50
4
6
5
5
0
0
7
3
2.Kiến thức mọi mặt cho phụ nữ
- ATGT
20
40
8
12
12
8
0
4
14
2
-TNXH
35
25
15
20
22
13
5
15
10
5
KHHGĐ
50
10
35
15
35
15
20
9
8
13
-ATTP
15
45
9
6
7
8
0
7
8
0
Nước sạch- VSMT
17
43
7
10
9
8
2
6
9
0
Chăm sóc trẻ em
40
20
35
5
30
10
10
7
23
0
3.Hoạt động
xã hội,mt
30
30
10
20
15
15
5
10
15
0
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra )
Theo kết quả điều tra cho thấy: Về công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước chỉ có 16,67% số người phỏng vấn có tham gia hoạt động 83,33% không tham gia, đa số chị em không tham gia vì không có thời gian. Có 40% ý kiến tham gia do họ cần và 60% ý kiến tham gia vì lý do khác như: đi được tiền, tham gia cùng mọi người, bắt buộc phải đi…, phương pháp truyền đạt dễ là 50%. 70% ý kiến cho rằng hoạt động có hiệu quả bình thường, 30% là kém và tốt và khá là 0%.
Về công tác nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Nhìn chung các kiến thức có sự chênh lệch về số lượng tham gia. Kiến thức thu hút được nhiều chị em tham gia là KHHGĐ, TNXH, Chăm sóc trẻ em trong đó kiến thức về KHHGĐ có 83,33% chị em tham gia với 70% tham gia hoạt động do cần với chị em, 70% cho rằng phương pháp dễ nhớ và 40% ý kiến đánh giá là tốt, 18% là khá, 16% là bình thường và 26% là kém. Kiến thức chăm sóc trẻ em có 66,67% chị em tham gia, 85% tham gia do cần, 75% cho là dễ nhớ và 25% đánh giá tốt, 17,5% đánh giá khá, 57,5% đánh giá bình thường. Kiến thức TNXH có 58,33% chị em tham gia, 42,85% tham gia do cần và 57,15% tham gia vì lý do khác như tham gia có phong trào, tham gia một lần cho biết…và 62,86% cho rằng phương pháp truyền đạt dễ nhớ và 37,32% khó nhớ do các buổi tuyên truyền còn sử dụng hình thức truyền khẩu, các tài liệu và các hình minh hoạ còn ít…do đó 14,29% cho rằng hoạt động tốt, 28,57% cho bình thường, 42,86% cho khá, và 14,28% cho yếu. Những kiến thức về ATGT, ATTP, Nước sạch- VSMT thu hút ít chị em tham gia. Cụ thể là về kiến thức ATGT có 33,33% chị em tham gia với 40% lý do tham gia do cần và 60% lý do khác như muốn xem hoạt động như thế nào, tham gia có phong trào…và 60% ý kiến cho rằng phương pháp dễ nhớ, ý kiến đánh giá về hoạt động có 20% cho là khá, 70% cho bình thường, 10% cho là kém. Về kiến thức ATTP chỉ có 25% chị em tham gia với 60% lý do cần và 46,67% cho ý kiến là dễ nhớ và 53,33% cho là khó nhớ. Với 46,67% đánh giá là khá, 53,33% đánh giá bình thường và tốt và kém là không có. Đây là một nội dung những năm gần đây được Hội chú ý quan tâm, tuy nhiên nhiều chị em chưa hiểu hết tính quan trọng của kiến thức ATTP nên chưa tích cực tham gia. Về kiến thức nước sạch- VSMT có 28,33% chị em tham gia với 41,18% tham gia do cần, và 52,94% cho rằng phương pháp truyền đạt là dễ nhớ và 11,76% cho rằng hoạt động tốt, 35,29% là khá, 52,94% là bình thường và không có hoạt động kém.
Về các hoạt động xã hội, môi trường khác thu hút được 50% chị em tham gia, với 33,33% lý do tham gia cần và phương pháp truyền đạt dễ nhớ là 50% và 16,67% cho rằng hoạt động tốt, 33,33% khá, 50% cho rằng bình thường và khong có ý kiến hoạt động kém.
NHCSXH và NHNN
UBND
Đoàn Thanh niên
Hội
Người cao tuổi
Xã hội, môi trường nông thôn
Hội
Nông dân
Hội
Cựu chiến binh
Hội PN huyện
Sơ đồ 6 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư
Nhìn chung các công tác hoạt động xã hội nông thôn của Hội đã triển khai trên nhiều lĩnh vực và thu hút được nhiều chị em tham gia. Các hoạt động của Hội có tính sâu, rộng giúp chị em nắm bắt các vấn đề xã hội đang diễn ra. Hoạt động xã hội nông thôn của Hội phụ nữ huyện đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn của huyện như: giảm tỷ lệ sinh tự nhiên của huyện xuống còn 1,12%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 21,87% và các chỉ tiêu cơ bản khác như: 100% cán bộ viên chức, 80% hội viên được tuyên truyền học tập các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Hội và học tập chuyên đề, 70% các bà mẹ được hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo khoa học, 60% nữ thanh niên được giáo dục kiến thức tiền hôn nhân, 90% gia đình cán bộ, 80% gia đình hội viên đạt chuẩn văn hoá, thu hút 78% hội viên tham gia vào Hội, xây dựng 80% hội viên nòng cốt. Hội đã góp phần tích cực vào việc tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn và được Đảng Uỷ huyện đánh giá cao trong công tác hoạt động và được khen tặng của tỉnh Hội phụ nữ đánh giá cao trong công tác Hội.
4.4 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư
4.4.1 Định hướng
Năm 2009 là năm các cấp Hội phụ nữ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X. Phát huy những kết quả đạt được của năm 2008, Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở cần năng động, sáng tạo, nâng cao y thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết khắc phục mọi khó khăn, bằng nhiều hình thức và biện pháp để tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên phụ nữ, động viên chị em thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng, phong trào thi đua và công tác trọng tâm của Hội. Các hoạt động cần cụ thể, thiết thực chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, hướng các hoạt động về cơ sở, tập trung về cơ sở còn khó khăn, đa dạng hóa các hình thức thu hút và tập hợp hội viên vào sinh hoạt Hội. Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động đồng đều của tổ chức cơ sở Hội. Phát huy tiềm năng của phụ nữ, chủ động tham gia phát triển kinh tế xã hội cải thiện đời sống vật chất tinh thần và xây dựng người phụ nữ Vũ Thư: “Yêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ.
1.Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, vận động phụ nữ, xây dựng người phụ nữ Vũ Thư: “Yêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang”.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục các chỉ thị, Nghị Quyết của Đảng, chính sách, phấp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội phụ nữ các cấp, chú trọng tuyên truyền luật pháp, chính sách có liên quan nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ, tuyên truyền các Nghị quyết, chương trình và đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2006 – 2010.
- Giáo dục truyền thống của Đảng, của dân tộc, của Hội, truyền thống đạo đức phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, kiến thức và kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về giới và bình đẳng giới cho phụ nữ.
- Động viên phụ nữ tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, tuyên truyền biểu dương điển hình phụ nữ tiên tiến trên các lĩnh vực hoạt động của
Hội. Tiếp tục vận động cán bộ hội viên thực hiện phong trào thi đua: “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và các phong trào thi đua yêu nước hàng năm của địa phương.
- Thường xuyên tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Hội, nắm diễn biến tư tưởng và nhu cầu nguyện vọng của các đối tượng phụ nữ để có nội dung hình thức sinh hoạt cho phù hợp.
2. Vận động hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.
a, Vận động phụ nữ xóa đói giảm nghèo.
- Phát động phong trào phụ nữ giúp nhau vượt nghèo, vận động cán bộ, hội viên tiếp tục thực hiện các nghị quyết của BCH huyện ủy khóa XII về chuyển đổi cơ cấu giống lúa xuân và phát triển chăn nuôi, xây dựng và mở rộng Thị Trấn Vũ Thư và phát triển chợ nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nghề và làng nghề giai đoạn 2006 – 2010 nhằm tao điều kiện để chị em sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng.
- Phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao KHKT cho phụ nữ về sản xuất thâm canh và chăn nuôi, kiến thức về sử dụng vốn vay đảm bảo hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả các nguồn vốn vay, duy trì hoạt động tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm, tương trợ giúp nhau vốn, giống để hội viên đầu tư phát triển kinh tế.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của CLB nữ chủ cơ sở SX- KD của huyện, phát triển thành viên CLB, đồng thời tham mưu với các cấp các ngành hỗ trợ chị em nữ chủ doanh nghiệp về vốn, mặt bằng sản xuất, kiến thức quản lý, thị trường tiêu thụ, nguồn lực…
- Xây dựng mô hình hoạt động lồng ghép giữa phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo với các chương trình hoạt động khác của Hội để tăng tính hiệu quả và bền vững cho phong trào, đồng thời tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập các mô hình sản xuất, kinh doah giỏi ở trong và ngoài huyện.
b, Vận động phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ về kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, giúp chị em thực hiện tốt vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực: “ No ấm – bình đẳng – tiến bộ - hạnh phúc”.
- Tổ chức các hoạt động nhằm phối hợp thực hiện tốt chiến lược gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do MTTQ Việt Nam phát động.
- Thực hiện tốt công tác CSSKSS – DS/ KHHGĐ, vận động phụ nữ có thai, bà mẹ có con trong độ tuổi đi tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch và cho con đi học đúng độ tuổi không để con em bỏ học.
- Tăng cường các hoạt động lồng ghép tuyên truyền kiến thức giới, bình đẳng giới, phòng chống bạo hành trong gia đình, phòng chống BBPNTE, TNXH, lây nhiễm HIV/ AIDS…
- Vận động phụ nữ tương thân tương ái, giúp đỡ các gia đình chính sách và gia đình phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vương lên ổn định cuộc sống.
3, Phát triển tổ chức Hội, tham mưu có hiệu quả về công tác cán bộ nữ, cán bộ Hội thực hiện tốt vai trò đại diện của Hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ:
a, Phát triển và nâng cao chất lượng của tổ chức hội, đặc biệt là cấp cơ sở.
- Thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức hội, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đáp ứng với các yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu nguyện vọng của phụ nữ, xây dựng và nhân rộng mô hình tập hợp hội viên trong các doanh nghiệp, nữ thanh niên, phụ nữ tôn giáo…Nâng cao chất lượng của các chi tổ phụ nữ.
- Tăng cường tuyên truyền về phong trào và hoạt động của tổ chức Hội, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ hội viên về quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ, đẩy mạnh việc phát triển hội viên và xây dựng hội viên nòng cốt.
- Vận động hội viên tham gia xây dựng quỹ Hội và đóng hội phí theo điều lệ Hội.
b, Tham mưu về công tác cán bộ nữ và phát triển Đảng viên nữ.
- Làm tốt vai trò tham mưu với Đảng về công tác cán bộ nữ, tích cực phát hiện, giới thiệu những phụ nữ ưu tú để tổ chức Đảng bồi dưỡng, kết nạp, tạo nguồn cán bộ nữ và cán bộ Hội.
- Phối hợp vố ban VSTBCPN xây dựng và thực hiện chương trình công tác hàng năm, tham mưu tổng kết kế hoạch hành động VSTBCPN giai đoạn 2006 – 2010.
c, Thực hiện tốt vai trò đại diện của Hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ.
- Cấp Hội chủ động, tích cực tham gia đóng góp xây dựng luật pháp chính sách và các chương trình phát triển kinh tế xã hội để chăm lo và bảo vệ quyền và lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động để hội viên thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và trong hệ thống Hội vận động hội viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. Phát hiện và đấu tranh với những hành vi lãng phí, tham nhũng và tiêu cực ở địa phương.
- Tích cực tham gia công tác hòa giải, lựa chọn chị em có uy tín tham gia tổ hòa giải góp phần hạn chế tình trạng đơn thư khiếu tố vượt cấp có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
4, Tăng cường hoạt động đối ngoại nhân dân, đẩy mạnh các hoạt động tham gia bảo vệ Tổ Quốc.
- Các cấp Hội tăng cường các hoạt động xây dựng tình đoàn kết hữu nghị thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình hợp tác và phát triển, đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện công ước Quốc tế có liên quan đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em.
- Tăng cường giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, nắm diễn biến tư tưởng của phụ nữ, vận động tuyên truyền để phụ nữ nâng cao cảnh giác chủ động tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
4.4.2 Giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyệnVũ Thư
Một thực tế là đội ngũ cán bộ Hội tuy có trình độ văn hóa và chuyên môn không thấp nhưng chưa có ai được đào tạo một cách bài bản về công tác hoạt động của mình nên hoạt động của các cơ sở Hội chưa đồng đều dẫn tới vai trò của Hội phụ nữ còn yếu trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Để nâng cao hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn, chúng tôi sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác hoạt động của Hội từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp và hiệu quả.
Bảng 4.12 SWOT về hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn
Điểm mạnh ( S )
Cơ hội ( O)
-Tổ chức Hội có tính hệ thống từ TƯ đến cơ sở
- Đội ngũ cán bộ Hội còn trẻ, khả năng tiếp thu kiến thức tốt
- Hội phụ nữ tạo được uy tín trong nhân dân
- Hoạt động của Hội trên nhiều lĩnh vực
- Sự đầu tư quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền
- Sự phát triển của KHKT
- Trình độ dân trí ngày càng cao
- Tiếp tục nâng cao xây dựng tổ chức Hội vững mạnh
- Khuyến khích động viên những hội viên có uy tín
- Nhân rộng các phong trào, hoạt động có kết quả cao làm cơ sở để nâng cao vai trò hoạt động Hội trong dân
-Xây dựng các phong trào thiết thực dựa trên đặc điểm của từng địa phương
-Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Hội
Điểm yếu ( W )
Thách thức ( T )
-Lực lượng cán bộ Hội tại các địa phương còn mỏng, trình độ cán bộ cơ sở không đồng đều
- Chưa được đào tạo theo hệ thống về công tác hoạt động Hội
- Chương trình, nội dung hoạt động theo chỉ thị từ trên xuống
- Kinh phí hoạt động còn thấp
- Nhận thức của xã hội về giới vẫn còn hạn chế, định kiến giới vẫn còn tồn tại
- Ban VSTBCPN ở một số cơ sở hoạt động còn hình thức chưa hỗ trợ cho Hội phụ nữ hoạt động hiệu quả
- Chính sách đãi ngộ với cán bộ Hội còn chưa hợp lý đặc biệt là các cán bộ cơ sở Hội
- Yêu cầu của chị em ngày càng cao
-Xã hội ngày một đi lên cùng với các tệ nạn ngày một tinh vi
- Xây dựng tổ chức Hội ngày một vững mạnh, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc
- Phát động các phong trào phù hợp với mỗi giai đoạn yêu cầu của nhiệm vụ
Qua phân tích SWOT ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ với nội dung đa dạng phong phú phù hợp với từng đối tượng, chú trọng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: Sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, hội thảo nhóm…phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội hoá hoạt động công tác tuyên truyền của hội, lồng ghép các nội dung tuyên truyền để đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường tài liệu cho công tác tuyên truyền sinh hoạt hội viên ở chi hội, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của hội, phát hiện gương điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức hội
- BCH Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở xây dựng quy chế hoạt động và thực hiện nghiêm túc quy chế đã đề ra, đổi mới lề lối, tác phong làm việc của BCH, phát huy vai trò của Uỷ viên BCH cơ cấu trong việc lồng ghép thực hiện nhiệm vụ của Hội.
- Thường xuyên kiện toàn bộ máy cán bộ Hội nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Hội để đảm bảo tính kế thừa và chuẩn hoá công tác cán bộ Hội.
- Chăm lo xây dựng củng cố cơ sở Hội trọng tâm và nâng cao chất lượng hoạt động của BCH và sinh hoạt hhội viên, xây dựng hội viên nòng cốt, quan tâm đến cơ sở Hội khó khăn, cơ sở phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.
- Đa dạng hoá các hình thức xây dựng quỹ Hội để tạo nguồn kinh phí hoạt động cho phong trào, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện công tác thu, chi hội phí theo Điều lệ hội quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chỉ đạo kịp thời rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.
3. Tăng cường hoạt động phối hợp và khai thác nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chủ trương công tác Hội.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH- ANQP ở địa phương và nhiệm vụ công tác của Hội.
- Chủ động phối hợp với các ngành, các cơ quan có liên quan để tranh thủ nguồn lực cho các hoạt động của Hội và nâng cao kiến thức cho cán bộ hội viên, vận động chị em tham gia đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày một vững mạnh.
4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động, các chương trình và phong trào thi đua của Hội
- Hàng năm tổ chức cho cán bộ Hội, hội viên học tập, đăng ký và bình xét 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sang tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” biểu dương những cán bộ, hội viên có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua và các chương trình hoạt động của Hội.
- Phối hợp thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực: “No ấm- Bình đẳng- Tiến bộ- Hạnh phúc”.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Tóm lại, tình hình hoạt động của Hội LHPN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được Đảng Ủy nhân dân huyện Vũ Thư đánh giá cao và được Tỉnh Hội PN Thái Bình khen tặng trong công tác hoạt động.
Qua nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau:
+ Hội PN là mắc xích quan trọng trong hệ thống thực hiện công tác dân vạn và công tác hoạt động Hội phụ nữ và vậy cần tăng cường năng lực và chất lượng hoạt động Hội là rất cần thiết.
+ Hội phụ nữ huyện là tổ chức quan trọng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn như: xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ sinh đẻ,…
+ Hoạt động Hội mang tính sâu rộng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực vì vậy cần được hỗ trợ về kinh phí hoạt động cũng như công tác bồi dưỡng cán bộ.
+ Đối tượng trực tiếp của hoạt động Hội là phụ nữ trên toàn huyện nhưng thực tế các hoạt động về nâng cao chất lượng mọi mặt cho chị em phụ nữ là chưa thật đồng đều nên chú tâm các hoạt động chưa mạnh và phát triển các phong trào hoạt động thiết thực nhằm thu hút đông đảo hội viên tham gia, tăng cường tính tương trợ giữa các hội viên để nâng cao hơn nữa vai trò của Hội phụ nữ không chỉ đối với phụ nữ trong toàn huyện mà còn nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong việc phát triển nông thôn.
Vấn đề cơ bản nhất của phụ nữ huyện Vũ Thư là thiếu kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường nông thôn và tổ chức, chăm sóc gia đình. Vì vậy nhu cầu được nâng cao kiến thức, hiểu biết của họ là rất lớn.
Để đẩy mạnh công tác hoạt dộng Hội trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn của huyện cần tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có chế độ đãi ngộ với cán bộ phong trào và cán bộ Hội. Xây dựng các lớp đào tạo về công tác nghiệp vụ Hội phụ nữ. Gắn các buổi tập huấn với các buổi trình diễn. Dành một phần kinh phí cho hoạt động cho tài liệu tuyên truyền của hoạt động Hội và kinh phí cho hoạt động tăng cường công tác trao đổi nghiệp vụ giữa cac cán bộ, hội viên giỏi trong và ngoài tỉnh. Nâng cao chất lượng các hoạt động của Hội và xây dựng các nhiệm vụ, phong trào phù hợp với từng địa phương và xã hội.
5.2 Khuyến nghị
Để nâng cao hơn nữa tình hình hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn, tôi có một số kiến nghị sau:
* Đối với Nhà nước
- Cần có chính sách hợp lý cho cán bộ hoạt động phong trào và cán bộ Hội cơ sở.
- Cần xây dựng một hệ thống đào tạo cán bộ chuyên về hoạt động Hội phụ nữ.
* Đối với tổ chức Hội
- Cần củng cố , xây dựng Hội vững mạnh, xây dựng hội viên nòng cốt.
- Những cơ sở Hội gặp khó khăn cần tập trung khắc phục.
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời những cơ sở, các hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội.
- Đẩy mạnh các hoạt động Hội bằng nhiều hình thức: tuyên truyền, vận động, viết bài…
- Mở rộng quan hệ, phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong và ngoài huyện tham gia xây dựng các phong trào.
- Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động phong trào một cách linh hoạt và hợp lý.
- Nhân rộng các phong trào hoạt động tốt để nâng cao tính đoàn kết trong Hội.
* Đối với cán bộ Hội
- Nâng cao năng lực bản thân và trách nhiệm với công việc.
- Nhân rộng tính tương trợ giữa các hội viên.
- Quan tâm tới các hội viên có hoàn cảnh khó khăn để từ đó đề xuất với tổ chức Hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Hội đồng nhân dân huyện Vũ Thư tháng 6/ 2008
2. Báo cáo của Hội LHPN huyện năm 2008 và nhiệm kỳ 2001 – 2006
3. Cẩm nang nghiệp vụ công tác phụ nữ thời kỳ gia nhập WTO – Nhà xuất bản thông tin năm 2007
4. GS.BS Đặng Phương Kiệt (2006). Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động
5. Giới thiệu Hội LHPN VN, Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X, ngày truy cập 20/2/2009
6. Vượt khó tạo việc làm cho nhiều lao động - Theo báo Thái Bình, ngày truy cập 20/2/2009
7. Tài liệu tập huấn nghị quyết ĐHĐB PN toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2007 – 2012, Hội LHPN VN, BTV Hội LHPN tỉnh Thái Bình, tháng 3/2008
8. TS. Mai Thanh Cúc, ThS. Nguyễn Trọng Đắc (2005), “Bộ công cụ PLA” trong sách “Giáo trình Phát triển nông thôn” TS. Mai Thanh Cúc, TS. Quyền Đình Hà đồng chủ biên – Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 123-149.
9. ThS Lê Thị Linh Trang “Vị trí vai trò vủa phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước” , ngày truy cập 15/03/2009
Bảng hỏi về tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong về phát triển kinh tế xã hội nông thôn đối với người dân
1/ Bác /cô có tham gia vào hội phụ nữ không?
a. Có
b. Không
Nếu không xin bác cho ý kiến:…………
2/ Bác có được tuyên truyền về các hoạt động của Hội phụ nữ không?
Có
Không
3/ Bác có tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ không?
Có
Không
Nếu có bác cho biết tên các phong trào
STT
Tên hoạt động
4/ Bác có nắm rõ nội dung của hoạt động không?
Rõ
Bình thường
Không rõ
5/ Thông tin mà bác nhận được từ Hội phụ nữ có cần thiết đối với bác không?
Có
Không
Bình thường
6/ Trong những thông tin nhận được bác có những vấn đề nào chưa hiểu ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
7/ Hoạt động của hội có ảnh hưởng tới hoạt động của bác không?
Có
Không
Bình thường
8/ Khi được vay vốn bác sử dụng vào việc gì?
Làm kinh tế
Đầu tư cho con đi học
Mua sắm cho gia đình
9/ Khi vay vốn bác có thấy phức tạp không?
Phức tạp
Không phức tạp
Bình thường
10/ Theo bác có cần thiết có tổ chức Hội phụ nữ không?
Có
Không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2decủa huyềnkn.doc