Để vai trò của từng giới trong các mô hình khuyến nông của huyện hợp lý hơn tôi đưa ra một số khuyến nghị sau
- Đối với nhà nước Chính phủ cần đôn đốc các chính sách về cân bằng giới. Đặc biệt là cấn phải chú ý lồng gép giới vào trong các hoạt động khuyên nông. Cấn mở các lớp nâng cao trình độ cho người nông dân, và khuyến khích nữ giới tham gia các lớp này.
- Đối với trạm khuyến nông tỉnh Cần phải quan tâm đến cơ cấu của giới trong mạng lưới khuyến nông. khuyến khích, động viên khích lệ nữ giới giữ chức vụ quan trọng bộ máy khuyến nông tỉnh. Tăng kinh phí cho hoạt động khuyến nông, nhất là tăng kinh phí cho các mô hình khuyến nông. Tăng vốn đầu tư cho nông thôn, thủ tục vay vốn đơn giản hơn và dễ dàng, để phụ nữ nông thôn dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn.
- Đối với trạm khuyến nông huyện chú ý lồng ghép giới trong các hoạt động khuyến nông. Có sự tham gia của cả hai giới trong các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn. Trong các buổi này, ngoài mục đích chính, cán bộ khuyến nông nên lồng vào tuyên truyền và động viên nữ giới tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Cần thay đổi cách giảng bài cho bà con nông dân theo hướng một phía bằng phướng pháp có sự tham gia của hai phía thảo luận nhóm, PLA,PRA, LLA để tăng khã năng trao đổi của các nông dân với nhau và với các thành viên trong gia đình.
- Đối với UBND xã Khuyến khích và tạo điều kiện tối ưu cho khuyến nông viên xã là nữ giới. Trong các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn, các buổi họp xóm cần chủ ý chỉ tiêu về tỷ lệ nam giời và nữ giới.
- Đối với người nông dân Cần phải có sự trao đổi thông tin, kinh nghiêm sản xuất giữa người dân với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. Những chủ hộ là nam giới phải có hướng nhìn tích cực hơn về phụ nữ, nên để cho phụ nữ tham gia thực hiện những quyết định trong gia đình. Kể cả những quyết đinh liên quan đến tài chính.
107 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chăm lo tốt cho gia đình. Đối với hộ trung bình quan điểm đó ảnh hưởng ít hơn, họ cho rằng các hoạt động này ai tham gia cũng được nhưng tốt nhất là người đàn ông trong gia đình nên đi vì họ có khả năng nêu ra ý kiến của mình về những vấn đề mà họ quan tâm.
Mức độ khác nhau này ở hai nhóm hộ là khá cao, cụ thể là tỷ lệ nam giới, nữ giới thường đi họp thôn bản ở nhóm hộ khá là 3.3 lần, hộ trung bình là 2.08 lần, tiếp xúc trực tiếp với cán bộ khuyên nông ở nhóm hộ khá là 1.38 lần, hộ trung bình là 1.31 lần, hội thảo đầu bờ ở hộ khá 2.6 đối với hộ trung bình là 1.6. Còn các hộ nghèo thì thường là nam tham gia các hoạt động của khuyến nông, một số gia đình neo đơn không có người đàn ông trong gia đình nên phụ nữ phải là người tham gia các buổi họp.
Trong quá trình sản xuất thì đa số người nam giới là người đọc sách báo và tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất, còn nữ giới thì ít hơn và hầu như không có thời gian để đọc.
Hộp 4.7 Không thích đọc sách
“Tôi đi làm cả ngày, về đến nhà còn lo việc gia đình có thời gian mô mà đọc sách báo. Với lại nếu có thời gian tôi cũng không muốn đọc , vì nó khác với thực tế chúng tôi đang làm quá!”
Phạm Thị Bính – nông dân xã Diễn Yên
Ở tất cả các hoạt động tiếp xúc với khuyến nông thì chỉ có hoạt động đi tập huấn kỹ thuật thì nữ giới là người chiếm đa số. Ở nhóm hộ khá nữ giới chiếm 63.68%, hộ trung bình nữ giới chiếm 55.68%, nghèo thì nữ giới chiếm 75%. Nguyên nhân là do trong các mô hình thì nữ giới là người tham gia phần lớn khối lượng công việc.
Qua điều tra ta thấy được Nam giới thường là người được tiếp cận với khuyến nông nhiều hơn nữ giới, nhưng người thực hiện các khâu công việc chủ yếu là nữ giới điều này đã tạo ra rất nhiều bất cập trong quá trình thực hiện mô hình. Khi có vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện như dịch bệnh, thì người trao đổi với khuyến nông thường là nam giới, do họ không có thời gian giám sát được diễn biến của dịch hại, nên có những nhận xét không đầy đủ, vì vậy họ đã nhận được lời khuyên không đúng từ khuyến nông, dẫn đến kết quả mô hình không đạt được hiệu quả cao.
b) Vai trò của giới trong việc ra quyết định các công việc của mô hình
Đã có sự bàn bạc giữa các thành viên trong gia đình trong viện tham gia mô hình, nhưng người chủ gia đình thường là người ra quyết định cuối cùng về thực hiện mô hình. Trong các quyết định của mô hình như Ra quyết định thời gian gieo trồng, quyết định mua cây giống, con giống, kỹ thuật canh tác, mua sắm dụng cụ, mua sắm vật tư và bán sản phẩm, đều có sự tham gia của cả hai giới. Nam giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở trong các quyết định liên quan đến tài sản của gia đình, còn những quyết định liên quan đến kỹ thuật thì nam giới lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, vì nữ giới là người làm nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, mức độ khác nhau này còn phụ thuộc vào nhóm hộ.
Nhóm hộ khá có quy mô sản xuất lớn, vốn đầu tư cao, nên mọi quyết định có liên quan đến tài chính thường nam giới ra quyết định. Các quyết định như quyết định thực hiện mô hình, nam giới chiếm 89.47%, nữ giới chỉ chiếm 10.53%, chênh lệch giữa nam giới và nữ giới trong việc ra quyết định này lên đến 8.4 lần. Đây là bước đầu của một quá trình sản xuất, nên người chủ gia đình thường là người chiếm đa số trong quyết định cuối cùng. Ngoài ra nam giới cũng chiếm phần lớn trong các quyết định như mua công cụ sản xuất 73.68%, mua giống sản xuất chiếm 62.63%, bán sản phẩm 52.63%. Vì là những quyết định ảnh hưởng rất lớn đến tài sản của gia đình nên họ không an tâm nếu để nữ giới tham gia vào quyết định này.
Hộp 4.8 Không yên tâm lắm
“Ngày xưa do điều kiện hoàn cảnh nên bà ấy được học ít, mới chỉ học đến lớp 5 thôi, nên khi tính toán các công việc thường chậm chạp lắm. Đặc biệt là những việc liên quan đến số tiền lớn, bà ấy thường hay bị nhầm lẫn nên tôi thường không an tâm khi giao cho bà ấy mọi quyền quyết định trong gia đình”.
Nguyễn văn Năm – nông dân xã Diễn Hồng
Nam giới chỉ nhường cho nữ giới những quyết định mà không ảnh hưởng lớn đến tài chính như mua vật tư nông nghiệp nữ giới chiếm 63.16% nam giới chiếm, 36.84%, quyết định kỹ thuật canh tác, nữ giới chiếm 68,42%, nam giới chiếm 31.58%.
Bảng 4.15 Bảng quyết định các công việc trong mô hình
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Nam
Nữ
Nam/nữ
Nam
Nữ
Nam/ nữ
Nam
Nữ
Nam/nữ
- QĐ thực hiện mô hình
89.47
10.53
8.4
51.89
48.11
1.08
25
75
0.3
- QĐ giống sản xuất
62.63
47.37
1.3
35.14
64.86
0.54
75
25
3
- QĐ Kỹ thuật canh tác
31.58
68.42
0.46
27.03
72.97
0.4
50
50
1
- QĐ Mua công cụ sản xuất
73.68
26.32
2.8
42.16
57.84
0.7
75
25
3
- QĐ Mua vật tư nông nghiệp
36.84
63.16
0.6
24.32
75.68
0.32
75
25
3
- QĐ Bán sản phẩm
52.63
47.37
1.1
49.49
50.51
1
25
75
0.3
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Đối với nhóm hộ trung bình thì quy mô mô hình sản xuất thường nhỏ hẹp hơn, mức đầu tư cũng không cao nên tỷ lệ nam giới và nữ giới không có sự chênh lệch nhiều như ở nhóm hộ khá. Hầu như mọi quyết định của quá trình sản xuất đều do nữ giới chiếm phần lớn. Quyết định mua giống sản xuất, nữ giới chiếm 64.86%, quyết định kỹ thuật canh tác nữ giới chiếm 72.97%, mua công cụ sản xuất nữ giới chiếm 57.84%, mua vật tư nông nghiệp chiếm 75.68%. Riêng quyết định tham gia mô hình khuyến nông thì nam giới chiếm số đông (51.89%).
Đối với hộ nghèo hầu như các quyết định liên quan đến tài chính đều thuộc về nam giới.
c) Sự phân công lao động giữa nam giới và nữ giới trong các mô hình khuyến nông
Sự khác nhau giữa các mô hình về diện tích, vốn đầu tư, khối lượng công việc mà mức độ nặng nhọc cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của nam giới và nữ giới trong các mô hình khuyến nông.
* Mô hình trồng trọt ( Mô hình dưa hấu)
Trồng trọt là nội dung được trạm khuyến nông quan tâm, đã có rất nhiều mô hình diễn ra trên địa bàn 3 xã, mô hình thành công mang lại hiệu quả nhất là mô hình trồng dưa hấu. Mô hình dưa hấu được triển khai ở xã Diễn Phong. Chúng tôi tiến hành điều ngẫu nhiên 23 hộ tham gia mô hình dưa hấu. Kết quả thu được là có 7 hộ khá, 17 hộ trung bình, 1 hộ nghèo.
Nhìn vào bảng số liệu thu thập được (Bảng 4.16) ta thấy Mô hình dưa hấu có sự tham gia của nam giới và nữ giới, có cả sự bàn bạc và sẻ chia giữa hai giới.
Nhìn chung, nam giới chiếm tỷ lệ cao trong các công việc năng nhọc, cần có sức khoẻ làm đất, phun thuốc trừ sâu. Nữ giới thường có vai trò quan trọng trong các công việc nhẹ nhàng khéo léo như ngâm ủ giống, trĩa hạt, tỉa cành, cố định quả… có sự chia sẻ ở hai giới về những công việc như bán sản phẩm.
Ở các nhóm hộ khác nhau thì mức độ phân công công việc trong mô hình cũng khác nhau.
Ở nhóm hộ khá, nam giới ít tham gia vào công việc của mô hình hơn. Vì Nam giới của những hộ này thường làm công việc phi nông nghiệp như buôn bán, làm công nhân viên chức nhà nước, hoặc đi xuất khẩu lao động… Theo bảng số liệu tổng hợp được thì nam giới tham gia vào việc làm đất chiếm tới 71.43%, phun thuốc trừ sâu chiếm 85.71%. Nữ giới chiếm tỷ lệ cao trong hầu như tất cả các công việc của mô hình như ngâm ủ giống chiếm 71.42%, gieo hạt 85.71%, lên luống 57.14%, cố định cành 71.43%.
Bảng 4.16 Sự phân công lao động của giới trong mô hình dưa hấu
Công việc
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Nam
Nữ
Cả hai
Nam
Nữ
Cả hai
Nam
Nữ
cả hai
- Cày bừa
71.43
14.29
14.29
88.24
11.76
0
100
0
0
- Ngâm, ủ giống
14.28
71.42
14.29
29.41
58.82
11.76
0
100
0
- Gieo hạt
0.00
85.71
14.29
11.76
17.65
70.59
0
100
0
- Lên luống
14.29
57.14
28.57
11.76
23.53
64.71
0
0
100
- Phủ ni lông
14.29
42.87
42.86
5.88
17.65
76.47
0
0
100
- Cố định cành
14.29
71.43
14.29
11.76
64.71
23.53
0
0
100
- Tỉa cành
14.29
42.86
28.57
5.88
76.47
17.65
0
100
0
- Bắt sâu
14.29
71.43
14.29
11.76
70.59
17.65
0
100
0
- Chọn quả
14.29
71.43
14.29
5.88
76.47
17.65
0
100
0
-Phun thuốc
85.71
14.29
0
82.35
11.76
5.88
100
0
0
-Bán sản phẩm
14.29
14.29
71.43
17.65
11.76
70.59
0
0
100
ĐVT (%)
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Ở nhóm hộ trung bình, sự phân công lao động giữa nam và nữ trong mô hình đồng đều hơn. Ở nhóm hộ này thì nam giới vẫn chiếm phần lớn trong công việc làm đất (88.24%) và phun thuốc (82.35%). Có sự chia sẽ nhiều hơn giữa hai giới ở các công việc như gieo hạt (70.59%), Phủ ni lông (76.47%), lên luống (64.71%), và bán sản phẩm (70.59%) – đây là những công việc của đầu và cuối của mô hình. Các công việc như tỉa cành, bắt sâu, cố định cành, chọn quả… ít được chia sẽ công việc giữa hai giới với nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
- Những việc trong giai đoạn này nhẹ nhàng, cần sự cần cù chịu khó, siêng năng. Nên phù hợp với nữ giới hơn.
Hộp 4.9 Công việc làm dưa nhẹ nhàng
Công việc làm dưa nhẹ nhàng nhưng cần có công lao động thường xuyên, trung bình mỗi ngày phải có một người ở trên ruộng dưa thì mới đảm bảo cho dưa phát triển tốt được. Công việc này nhường cho bà ấy, nếu bà có việc bận thì con đi thay. Tôi phải đi làm thêm kiếm tiền để về trang trải gia đình, chứ cả nhà lo làm dưa, nếu được mùa thì không nói nhưng mất mùa thì cả nhà lấy chi mà sống?
Trần Văn Cũn – Nông dân xã Diễn Phong.
- Phải kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nam giới không thể trực tiếp tham gia cả quá trình sản xuất dưa hấu được, mà chỉ khi đến mùa vụ cần nhiều nhân lực để thực hiện các công việc nên mới về giúp đỡ. Bởi thế mà họ thường có mặt ở đầu và cuối của quá trình trồng trọt, cùng vợ thảo luận, ra quyết định việc tham gia mô hình hay không, diện tích bao nhiêu và cùng nhau tìm cách bán thành phẩm làm ra. Chính vì vậy sự tham gia của nam giới và nữ giới ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối là rất cao.
Trong mô hình dưa hấu, mức độ chênh lệch về phân công lao động cao ở các nhóm hộ giàu. Ở nhóm hộ trung bình thì mức độ chênh lệch kém hơn, có sự chia sẽ nhiền hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì
Với những gia đình khá giả thường là những hộ kiêm, nam giới thường không chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, nên nữ giới phải đảm nhiệm hết các công việc trong mô hình.
Mô hình này diện tích nhỏ, vốn đầu tư it, kết quả sản xuất không ảnh hưởng lớn đến quá kinh tế của hộ nên nam giới ít quan tâm hơn.
Nhiều gia đình khá cũng là những hộ có tuổi đời cao (55-60), kinh nghiệm sản xuất tích luỹ nhiều. Những gia đình này nặng về quan niệm phong kiến, nam giới làm những công việc lớn lao, nữ giới chăm lo gia đình và việc đồng áng. Chính vì thế mà nữ giới trong gia đình khá giả ít được chia sẻ công việc đồng áng.
Trong các hộ trung bình, tuổi đời thường còn thấp (35-40), quan niệm phong kiến vẫn còn nhưng với mức độ it, thu nhập gia đình lại từ nông nghiệp là chính. Nên sự phân công lao động của hai giới là ít chênh lệch hơn.
Mô hình dưa hấu được một cán bộ nam của trạm khuyến nông, và khuyến nông viên xã giám sát và thực hiện. Do điều kiện xã nằm ở trung tâm của khu dân cư nên việc đi lại tương đối thuận. Theo đánh giá của các bộ khuyến nông thì khi có vấn đề gì về kỹ thuật hay sâu bênh, dịch hại thì số lượng nữ trực tiếp đến gặp cán bộ tham khảo ý kiến về kỹ thuật trồng dưa đông hơn nam giới (chiếm 2/3). Đây là một trong những yếu tố làm cho mô hình đạt kết quả cao, vì nữ giới là người trực tiếp thực hiện phần lớn các công việc trong mô hình. Nên họ sẽ phản ánh được chính xác tình hình khó khăn đang diễn ra, từ đó có hướng khắc phục kịp thời và chính xác.
Mô hình này tuy thành công nhưng mà sự phân công lao động giữa hai giới vẫn chưa hợp lý. Trong mô hình, nữ giới là người thực hiện hầu như phần lớn công việc, ít có sự chia sẻ giữa hai giới. Điều này chỉ phù hợp khi việc sản xuất dưa với quy mô nhỏ, điều kiện sản xuất thuận lợi, không có dịch hại xẩy ra. Sẽ không hợp lý nếu như mô hình sản xuất nhân ra diện rộng, thường xuyên xẩy ra dịch hại. Nữ giới sẽ không đảm đương được hết khối lượng công việc. Kết quả sản xuất sẽ không cao.
Mô hình chăn nuôi ( MH gà thịt)
Mô hình gà thịt là một trong những mô hình không mang lại hiệu quả. Mô hình được triển khai ở xã Diễn Lâm - một xã vùng núi của huyện Diễn Châu.
Mô hình này do cán bộ nữ của trạm chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo mô hình. Do đường xã đi lại khó khăn, lại là cán bộ nữ nên hoạt động của mô hình còn có nhiều hạn chế.
Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận được ý kiên
Hộp 4.10. Chỉ được gặp cán bộ khuyến nông một lần
“Tôi chỉ được gặp cán bộ trạm 1 lần khi tập huấn kỹ thuật. Đây là mô hình mới tôi chưa được biết bao giờ. Có rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Tôi đã lên gặp khuyến nông xã và phản ảnh với họ về khó khăn của mình, nhưng `sau một tuần mới được phản hồi. Khi đó thì tôi đã tự mình giải quyết rồi.”
Ngô sỹ Lý – Nông dân xã Diễn Lâm.
- Do người chỉ đạo mô hình không thể thường xuyên có mặt tại mô hình, cán bộ khuyến nông viên, trình độ trung cấp – chưa có khả năng để tự giải quyết được khó khăn nên có vấn đề gì khó khăn, nông dân phản ánh lên, lại phải chờ hỏi cấp trên. Thêm vào đó trợ cấp thấp đã làm cho khuyến nông viên kém nhiệt tình trong các hoạt động. Chính vì, thế mà có sự chậm trể trong việc giải quyết các khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho mô hình gà thịt bị thất bại nặng. Ngoài ra sự phân công lao động trong mô hình cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả mô hình.
Mô hình gà thịt nuôi theo hướng thả vườn là một mô hình cần vốn đầu khá lớn. Nên khi thực hiện mô hình, đa số số hộ tham gia mô hình đều phải vay vốn. Có 83% chủ hộ là nam giới, nên quyết định vay vốn đều phải phụ thuộc vào nam giới. Chính vì vậy mô hình thu hút đông đảo nam giới tham gia. Gần như tất cả các công việc nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao, trên 50%. Ít có sự chia sẻ các công việc nam giới và nữ giới.
Bảng 4.17 Sự phân công công việc trong mô hình gà thịt
ĐVT (%)
Công việc
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Nam
Nữ
Cả hai
Nam
Nữ
Cả hai
Nam
Nữ
cả hai
- Đi tập huấn kỹ thuật
75
25
0
62.5
37.5
0
66.67
33.33
0
- Đi thăm quan hội thảo đầu bờ
100
0
0
75
12.5
0
100
0
0
-Đọc tài liệu
75
0
25
85
0
15
66.67
0
33.33
- Làm chuồng
75
25
25
62.5
12.5
25
0
66.67
33.33
- Mua giống
75
25
0
62.5
25
12.5
66.67
33.33
0
- Mua thức ăn chăn nuôi
75
25
0
75
12.5
12.5
66.67
33.33
0
- Kỹ thuật nuôi
75
25
0
50
12.5
37.5
66.67
33.33
0
- Cho ăn và vệ sinh chuồng trại
0
75
25
12.5
37.5
50
0
66.67
33.33
- Bán sản phẩm
50
25
25
62.5
12.5
25
66.67
33.33
0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Ở nhóm hộ khá và nghèo thì sự chia sẻ công việc là rất ít. Sự chia sẻ xẩy ở các công việc làm chuồng và vệ sinh chuồng trại, cho ăn. Ở nhóm hộ trung bình thì có sự chia sẻ ở tất cả các công việc trong mô hình, song mức độ cũng không cao.
Nguyên nhân
- Ở các nhóm hộ này, họ cho rằng công việc cần sự khéo léo, chịu khó là thuộc về nữ giới. Nên công việc về chăm sóc và cho ăn được nữ giới đảm nhiệm chiếm tỷ lệ cao. Điều này đã tạo ra sự không hợp lý trong quá trình thực hiện.
Nam giới chiếm tỷ lệ cao trong các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ chiếm trên 50%. Trong khi đó, nam giới tham gia vào chăm sóc, và vệ sinh chuồng trại lại rất thấp ( nhỏ hơn 50%). Điều này đã tạo ra những khó khăn trong quá trình thực hiện đặc biệt là về kỹ thuật.
- Ở các nhòm hộ trung bình, nam giới và nữ giới đều phải làm tất cả các công việc, miễn công việc đó tạo ra thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên các công việc nhẹ nhàng thì nữ giới là người đảm nhiệm nhiều hơn.
Hộp 4.11 Nên giúp đỡ nhau chứ
Trong gia đình thì nên giúp đỡ nhau chứ! chẳng nhẽ tôi thì chơi mà để cho vợ làm quần quật cả ngày không hết việc thì làm sao đành lòng chứ.
Trịnh Văn Nam – Nông dân xã Diễn Lâm
Có sự chênh lệch về việc tham gia các công việc của nam giới ở các nhóm họ khá và trung bình. Ở hộ khá, nam giới chiếm 70% ở các công việc làm chuông, mua giống, mua thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật nuôi, trong khi đó cùng ở các công việc này nam giới ở hộ trung bình chiếm tỷ lệ lần lượt là 65%, 65%, 75%, 50%.
Ở công việc vệ sinh chuồng trai và cho ăn, đây là công việc quan trọng của mô hình. Vì mô hình có cho kết quả tốt hay không phụ thuộc vào việc vệ sinh, và chế độ chăm sóc có đúng không. Ở nhóm hộ trung bình thì sự chia sẽ giữa hai giới trong công việc này là rất cao chiếm 50%, ở các hộ khá 25%, ở nhóm hộ nghèo 33.33%.
Ở các nhóm hộ khá và hộ nghèo, nam giới là người chiếm tỷ lệ cao trong các công việc mua giống, mua thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật nuôi (từ 66.67% đến 75%).
Việc đi tập huấn, đi hội thảo đầu bờ, và tìm hiểu thông tin nam giới chiếm tỷ lệ rất cao ở tất cả các nhóm hộ ( từ 65.25% đến 100 %).
Nguyên nhân là do các buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật được tổ chức ở địa điểm xa nơi họ sống. Nên điều kiện đi lại khó khăn, nữ giới ít có điều kiện tham gia hơn nam giới. Ngoài ra nam thường là người nắm nguồn tài chính trong gia đình, họ có nhu cầu tham gia các mô hình này để có thể quyết định tham gia mô hình không.
Khi thực hiện mô hình, nông dân gặp rất nhiều vấn đề khó khăn nhất là về vấn đề kỹ thuật. Do mô hình mới, các hộ nông dân chưa có kinh nghiệm nên ngay các bênh thông thường cũng không tự xữ lý được, và phải tham khảo ý kiến của người có kiến thức về kỹ thuât. Nhưng do phạm vi một xã rộng lớn, địa bàn xã ở xa trung tâm, thông tin liên lạc chưa phát triển, khuyến nông viên chỉ có 1 người, cán bộ trạm thì thĩnh thoảng xuống địa bàn. Vì thế mà nhiều khó khăn không được giải quyết và khắc phục kịp thời, gây thiệt hại lớn cho mô hình.
Mô hình nuôi trồng thuỷ sản ( mô hình cá rô phi đơn tính).
Do điều kiện tự nhiên ưu đãi nên nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Diễn Châu gặp nhiều thuận lợi. Đã có nhiều mô hình đã được triển khai trên địa bàn huyện, và đã có không ít mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính là một trong những mô hình mang lại sự thành công và đang được nhân ra diện rộng. Khi xem xét vai trò của giới trong mô hình, chúng tôi thấy trong suốt quá trình thực hiện mô hình, từ việc quyết định đến thực hiện các công việc giữa các nhóm hộ là khác nhau. Có một số chỗ chưa được phù hợp.
Bảng 4.18 vai trò của giới trong việc ra quyết định và thực hiện mô hình cá rô phi đơn tính
ĐVT %
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Bình quân
Khá
Trung bình
Nam
Nữ
cả hai
Nam
Nữ
Cả hai
Nam
Nữ
Cả hai
1. Người ra quyết định
- Tham gia mô hình
62.50
25.00
12.50
25.00
8.33
66.67
48.44
19.44
60.65
- Diện tích mô hình
62.50
12.50
25.00
25.00
33.33
41.67
48.44
29.17
36.90
- Kỹ thụât chăm sóc
75.00
12.50
12.50
58.33
8.33
25.00
66.03
10.42
21.88
- Mua thức ăn
62.50
12.50
25.00
66.67
16.67
16.67
65.06
15.28
20.83
- Bán sản phẩm
75.00
0.00
25.00
66.67
16.67
16.67
70.24
0.00
15.28
2. Người thực hiện các công việc
- Đào ao
87.50
12.50
0.00
83.33
16.67
0.00
85.05
15.28
0.00
- Xử lý ao
62.50
12.50
25.00
41.67
25.00
33.33
52.08
21.88
30.56
- Mua giống
75.00
12.50
12.50
58.33
16.67
25.00
66.03
15.28
21.88
- Mua hoặc tìm kiếm nguồn thức ăn
12.50
75.00
12.50
16.67
50.00
30.77
15.28
62.50
27.12
- Mua thuốc thú y
62.50
12.50
25.00
66.67
8.33
25.00
65.06
58.33
25.00
- Cho ăn, vệ sinh ao
25.00
50.00
25.00
25.00
33.33
41.67
25.00
41.67
36.90
- Bảo vệ ao
87.50
12.50
0.00
66.67
8.33
25.00
78.13
10.42
0.00
- Bán sản phẩm
75.00
0.00
25.00
66.67
16.67
16.67
70.24
0.00
20.83
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy
Nam giới chiếm tỷ lệ cao trong mọi quyết định của mô hình (trung bình nam giới chiếm tới 48.44% đến 70.24%). Có sự chia sẻ giữa các thành viên, cao nhất ở việc tham gia quyết định mô hình (trung bình chiếm 60.65%). Ở các nhóm hộ khác nhau thì sự ra quyết của nam giới là khác nhau.
Ở nhóm hộ khá, hầu như tất cả các quyết định thuộc về nam giới, có sự bàn bạc giữa hai giới nhưng mức độ còn thấp ( cao nhất đạt 25%).
Nguyên nhân làm ở các hộ khá ít có sự bàn bạc là vì Mô hình ở những hộ này thường có vốn đầu tư lớn, quy mô rộng. Nữ giới trong gia đình thường trình độ học vấn thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Chính sự khác biệt này đã làm cho nam giới ít có sự tin tưởng ở nữ giới trong các quyết đinh.
Trong quyết định bán sản phẩm, ở những hộ này, nữ giới không được tự quyền quyết định mà chỉ có quyền tham gia đóng góp ý kiến. Nữ giới luôn cảm thấy tư ty trước nam giới về mọi mặt đặc bịêt là mặt thị trường. Họ cho răng, nam giới đi nhiều, quen biết rộng, thì sẽ tìm được nơi tiêu thụ sản phẩm của mình thích hợp hơn.
Với những hộ trung bình thì có sự chia sẻ các quyết định giữa các thành viên. Sự chia sẻ cao nhất ở các quyết định về việc tham gia mô hình (chiếm 66.67) và diện tích nằm trong mô hình (chiếm 41%).
Trong quá trình thực hiện các công việc của mô hình thì nam giới cũng chiếm tỷ lệ cao trong hầu hết các công việc của mô hình như Đào ao (trung bình nam giới chiếm 85.05%), xử lý ao (52.085%), mua giống (66.03%), mua thuốc thú y (65.06%), bảo vệ ao (87.13%), bán sản phẩm 70.24%.
Nguyên nhân đây là những công việc cần có sức khoẻ tốt, am hiểu về kỹ thuật. Nam giới là người có sức khoẻ hơn nữ giới, lại trực tiếp đi tập huấn, tham quan hội thảo đầu bờ nên nam giới là người chiếm đa số trong các công việc là hợp lý. Tuy nhiên, những việc liên quan đến kỹ thuật như mua thuốc thu y, bán sản phẩm, nữ giới vẫn làm được tốt nếu có sự chia sẻ của nam giới về những kiến thức này.
Nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ cao trong việc đi tìm kiếm nguồn thức ăn. Trong công việc này bình quân nữ giới chiếm 62.50%. Công việc này dễ làm, cần sự siêng năng chịu khó và cả khéo léo. Công việc này phù hợp với nữ giới.
Trong hai nhóm hộ thì sự chia sẻ giữa nhóm hộ trung bình có tỷ lệ cao hơn nhóm hộ khá.
Ở nhóm hộ trung bình thì có sự chia sẻ ở tất cả các công việc. Ở hộ khá hầu như nam giới không để cho nữ giới chia sẻ công việc bảo vệ ao. Họ cho răng đây là công việc của nam giới, phụ nữ không làm được.
* Nhận xét về mức độ tham gia của giới trong các mô hình khuyến nông
Sự tham gia của giới trong các mô hình khuyến nông ở các nhóm hộ khác nhau.Ở các nhóm hộ trung bình sự chênh lệch vai trò của nam giới và nữ giới ít hơn so với nhóm hộ khá và nghèo. Nguyên nhân là do trong tiềm thức của người dân vẫn còn một số quan niệm lạc hậu, điều kiện kinh tế khác nhau nên khả năng đầu tư vào mô hình của từng nhóm hộ cũng khác nhau, dẫn đến khả năng quyết định và phân công công việc của nam giới và nữ giới trong mô hình cũng khác nhau.
Trong các mô hình thì mức độ tham gia của giới trong tường loại mô hình cũng khác nhau.
Ở mô hình trồng trọt vai trò của nữ giới là quan trọng nhất trong các hoạt động ra quyết định( trên 50%). Vì trong mô hình này diện tích nhỏ, nên mọi quyết định không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế gia đình, nên người phụ nữ có thể tự quyết và tự thực hiện toàn bộ mô hình.
Ở mô hình thuỷ sản thì ngược lại, đây là mô hình có diện tích khá rộng lớn, chi phí nhiều, nên nam giới thường ra quyết định và làm hầu hết tất cả các công việc vì họ không an tâm khi để nữ giới làm những công việc đó. Sự tham gia của giới trong mô hình này là không hợp lý. Vì khối lượng công việc mô hình rất lớn, nếu không có sự san sẻ thì kết quả mô hình sẽ đạt được kết quả cao hơn.
Ở mô hình chăn nuôi, có cả nam giới và nữ giới cùng tham gia mô hình nhưng, nam giới là người đóng vai trò chỉ đạo mô hình, còn nữ giới là người thực hiện. Chính sự phân công này đã là một bất cập cho mô hình. Hiện tượng nói một đường làm một nẽo sẽ làm kết quả sản xuất không tốt.
- Sự tham gia của giới ảnh hưởng như thế nào đến mô hình?
Sự tham gia của giới là một trong những nhân tố tạo ra sự thành công của mô hình.
Từ nghiên cứu trên ta thấy, nếu như người tiếp cận với khuyến nông là người trực tiếp thực hiện mô hình thì khả năng đạt được thành công cao, tuy nhiên nếu có sự bàn bạc, chia sẻ và đi đến thống nhất giữa nam giới và nữ giới, thì gánh nặng công việc sẽ được san sẻ cho nhau như vậy hiệu quả của các công việc thực hiện sẽ tốt hơn, và kết quả mô hình chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng nếu nam giới và nữ giới đều tham gia vào công việc lại không có sự bàn bạc thống nhất thì trong quá trình thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và mô hình sẽ thất bại nếu không có cách giải quyết những khó khăn đó.
- Nhận xét Muốn mô hình đạt được hiệu quả cao, lại giảm bớt được gánh nặng công việc của cả hai giới đặc biệt là nữ giới thì nhất thiết phải có sự bàn bạc và đi đến thống nhất của cả hai trong cả quá trình sản xuất.
4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới trong MH khuyến nông
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông, từ những nghiên cứu trên chúng tôi xin nêu một số yếu tố quan trọng sau
4.4.1 Quan niệm lạc hậu còn tồn tại
Hiện nay trong tiềm thức của người dân Diễn Châu còn tồn tại nhiều quan niệm cổ hủ như “ trọng nam khinh nữ”, “ nếp gia trưởng” đã làm cho việc tham gia của giới vào hoạt động khuyến nông nói chung và vai trò của giới trong các mô hình nói riêng bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng quan niệm cũ tới sư tham gia của nữ giới nữ giới và nam nam giới trong các mô hình khuyến nông được thể hiện
- Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể là rất hạn chế. Trong hầu hết các cộng đồng, các chính sách đem lại lợi ích cho cộng đồng thường được soạn thảo và quyết định bởi lãnh đạo cộng đồng. Ở huyện Diễn Châu phụ nữ có tỷ lệ thấp đại diện trong các ban lãnh đạo cộng đồng. Vì họ cho rằng nữ giới là người không nói được, không làm được những việc to lớn, việc mà nữ giới làm được là những công việc nhẹ nhàng, cần sự khéo léo. Chính vì quan niệm này vẫn tồn tại đã làm cho nữ giới luôn có tâm lý tự ti, không dám tham gia vào các hoạt động xã hội. Đặc biệt là chức vụ cao nữ giới không dám đứng ra đảm nhận. Vì vậy trong hoạt động cộng đồng cũng như hoạt động khuyến nông thì nam giới thường được ưu tiên hơn.
Đặc biệt trong các hộ gia đình, quan niệm “gia trưởng” trong gia đình thường dẫn đến việc người đàn ông trở thành chỉ huy cả hộ gia đình. Điều này dẫn đến hậu quả là phụ nữ có vai trò mờ nhạt trong qua trình thực hiện trong các chính sách phát triển nông thôn, trong đó có hoạt động khuyến nông và đi sâu hơn là các mô hình khuyến nông.
- Vai trò của phụ nữ trong sản xuất còn rất mờ nhạt. Trong tiềm thức của người Diễn Châu vẫn còn tồn tại tình trạng “trọng nam khinh nữ”, “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “Con gái là con của người ta”… Chính vì quan niệm này, mà tình trạng con trai là người được thừa kế hầu như toàn bộ tài sản mà bố mẹ để lại trong đó có đất đai. Do đó nam giới là người chiếm đa số trong việc đứng tên sổ đỏ - đây là tài sản lớn nhất của người nông dân, cũng là điều kiện duy nhất để tiếp cận được với vốn ngân hàng. Trong quá trính sản xuất, nữ giới là người làm phần lớn các công việc, nhưng lại không được quyết định các công việc trong sản xuất, đặc biệt là những quyết định mà cần có nguồn vốn lớn mới thực hiện được.
Mục tiêu của nông nghiệp Diễn Châu là tăng hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm và tăng đàn gia súc, gia cầm thông qua việc cải tiến công nghệ các đầu vào cho nông nghiệp bao gồm giống, phân bón, thức ăn và quản lý dịch hại tổng hợp; sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiếp thị; đầu tư vào các hệ thống thuỷ lợi, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp bao gồm cả cây nông nghiệp; đáp ứng các thị trường xuất khẩu và tạo việc làm mới. Do bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn lực nên cơ hội tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm và các đầu vào của sản xuất và kinh doanh ít hơn nam giới. Do vây, phụ nữ đang bị mất đi tiềm năng để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đóng góp vào các mục tiêu phát triển.
-Thời gian lao động sản xuất, làm nội trợ hàng ngày của phụ nữ là quá nhiều. “Phu nữ đảm đang” là một trong những phẫm chất tốt đẹp mà người Diễn Châu đang có. Chính vì vậy mà ngoài công việc đồng áng ra, nữ giới phải đảm nhiệm thêm công việc gia đình, thời gian mà họ dành cho công việc này khá cao. Theo như nghiên cứu ở trên thì thời gian nữ giới dành cho việc nội trợ trung bình mất 3.75 giờ/ ngày. Khiến cho phụ nữ không còn thời gian để chăm sóc đến bản thân của mình. Điều này sẽ dẫn đến khả năng tiếp cận của phụ nữ với các nguồn thông tin ít hơn so với nam giới. Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi ít đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, tới việc tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng tới thời gian học tập nâng cao nhận thức và giải trí của một bộ phận phụ nữ nông thôn. Đó cũng một cản trở của nữ giới trong tiếp cận khuyến nông.
- Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ bị hạn chế. Phong tục “cha truyền con nôi”, quan niệm “con gái là con của người ta” đã ảnh hưởng đến vai trò thừa tài sản của nam giới và nữ giới trong một gia đình. Thông thường nam giới là người được hưởng toàn bộ tài sản của bố mẹ để lại, trong đó có đất đai. Thêm vào đó là quan niệm “thuyền theo lái gái theo chồng” đã là những nguyên nhân chính làm nam giới là người đứng tên sổ đỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 83% số hộ có chủ hộ là nam giới và họ cũng là người quản lý luật đất đai của gia đình. Điêu này là một cản trở đến sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động của mô hình.
- Phụ nữ bị hạn chế trong việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội nông thôn.
Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem TV, đọc sách báo... Còn phụ nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội trợ, nên họ là lực lượng chính tham dự các lớp tập huấn về khuyến nông để nắm bắt kỹ thuật mới. Hàng ngày phụ nữ ít thời gian nghe đài, xem tivi, đọc sách báo... do vậy, họ ít được tiếp cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết.
- Trình độ học vấn của nữ giới thấp hơn nam giới Phong tục “trọng nam khinh nữ” nên đã xẩy ra hiện tượng phụ nữ có trình độ học vấn thường kém hơn so với trình độ của nam giới, điều này ảnh huởng đến sự ra quyết định của phụ nữ trong sản xuất. Theo thực tế điều tra thì nam giới thường không muốn chia sẻ quyền ra quyết định các công việc với nữ giới là vì nam giới cảm thấy không an tâm khi giao các quyết định đó cho người có trình độ học vấn thấp hoặc kém hơn mình. Vì vậy mà nữ giới bị hạn chế trong việc tham gia vào các quyết định trong mô hình khuyến nông.
4.4.2 Hệ thống chính sách của nhà nước chưa thiết thực
Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến vai trò của giới tham gia trong công tác khuyến nông cũng như các mô hình khuyến nông. Tuy hiện nay nhà nước đã có sự quan tâm đến nữ giới trong xã hội nhưng vẫn chưa có tính thực tế cao.
- Về đất đai Đã có chính sách quy định về quyền đứng tên sổ đỏ thuộc về cả hai giới. Nhưng theo thực tế điều tra các nhóm hộ thì có tới 83% số hộ được điều tra có nam giới là chủ hộ và cũng là người đứng tên sổ đỏ. Ở các hộ nông dân đây là tài sản lớn nhất, cũng là tài sản duy nhất để tiếp cận được với nguồn vồn ngân hàng. Điều này đã ảnh hưởng đến quyết định của nữ giới trong việc tham gia vào mô hình khuyến nông.
- Về cấp tổ chức bộ máy nhà nước Trong chính sách của nhà nước có đề cập đến việc Nam giới nữ giới bình đẳng trong tham gia hoạt động xã hội tham gia quản lý nhà nước, tham gia vào vấn đề chung của cả nước. Nhưng trên thực tế điều tra thì nam giới là người chiếm số đông trong bộ máy chính quyền. Đặc biệt là những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo thì nam giới luôn là người chiếm tỷ lệ cao. Do đó mà trong quá trình hoạt động xã hội cũng như hoạt động công tác khuyến nông nam giới luôn được ưu tiên hơn nữ giới.
4.4.3 Điều kinh tế đang còn khó khăn
- Hoạt động khuyến nông Ở huyện Diễn Châu có tỷ lệ người nghèo thấp nhưng gần kề nghèo cũng khá cao. Nên các hộ phải cố gắng vực kinh tế gia đình. Vì vậy nam giới cũng như nữ giới đều phải làm rất nhiều công việc, họ gần như không có thời gian gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho nhau. Đặc biệt là phụ nữ họ có rất it thời gian để nghĩ ngơi trong ngày nên khả năng tham gia các hoạt động khuyến nông của họ thường hạn chế.
- Khuyến nông cơ sở Do khuyến nông viên chưa nằm trong các chức danh được biên chế nên hoạt động khuyến nông chỉ ở mức độ trợ cấp của xã. Do điều kiện kinh tế của các xã còn khó khăn nên trợ cấp cho khuyến nông viên còn rất thấp (150 nghìn đồng/người/tháng) làm cho người làm công tác khuyến nông kém nhiệt tình trong công việc, ít trao dồi kiến thức. Vì vây mà hoạt động khuyến nông kém hiệu quả.
- Sự chênh lệch kinh tế giữa các nhóm hộ và các xã là khác nhau.
Ở các nhóm xã, có điều kiện địa lý khác nhau. Có xã gần quốc lộ 1A ( như xã Diễn Yên), có điều kiện đi lại, giao lưu buôn bán thuận lợi, được huyện chú trọng và quan tâm phát triển, dân ở đây giàu, xã giàu. Còn ở các xã miền núi như xã Diễn Lâm, có điều kiện đi lại khó khăn, lại xa trung tâm buôn bán nên ở đây không có điều kiện kinh tế dẫn đến dân nghèo, xã nghèo. Thường các mô hình được triển khai ở những vùng có điều kiện kinh tế thuận lơi nên những xã như xã Diễn Lâm sẽ bị thiệt thòi trong những chủ trương chính sách của huyện trong việc phát triển kinh tế.
Ở các hộ trong một xã cũng có sự chênh lệch cao về điều về kinh tế. Những hộ khá, trung bình thường có điều kiện tham gia mô hình nhiều vì họ có đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt các mô hình khuyến nông nên khi chọn những hộ này thì mô hình triển khai sẽ có khả năng thành công cao. Vì vậy mà các cán bộ khuyến nông thường chọn những nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá, trung bình tham gia trực tiếp tham gia vào mô hình. Do đó các mô hình khuyến nông chưa mang tính toàn diên cho tất cả các đối tượng trong xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và của nhà nước.
Trong các nhóm hộ thì nhóm hộ trung bình thường là những nhóm hộ có sự chia sẻ cao trong công việc mô hình, nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo thì có sự chia sẻ ít hơn. Vì vậy mà điều kiện kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của các nhóm hộ, của các giới trong các mô hình khuyến nông.
4.3 Khuyên nghị các giải pháp nâng cao vai trò của giới trong các MH khuyến nông
4.3.1 Nâng cao nhận thức giới nhằm xoá bỏ quan niệm phong kiến hủ tục
Tuy đã có những chính sách về bình đẳng giới nhưng do nguồn thông tin này ít được nhân dân biết đến. vì vậy mà tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn xẩy ra trên địa bàn huyện, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Giải pháp thiết thực nhất đối với huyện Diễn Châu cũng như các cấp lãnh đạo xã ở đia phương trong huyện là
- Phải thường xuyên tuyên truyền những chủ trương chính sách về bình đẳng giới vào nhân dân trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng các buổi họp dân, phương tiện truyền thanh, truyền hình, tập tài liệu in ấn gồm nhiều hình ảnh trên những tờ pano aphich. Đưa ra chỉ tiêu tham gia của nữ giới vào các vị trí lãnh đạo. Ở các lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo đầu bờ, và tham quan các mô hình trình diễn cân phải đặt ra tỷ lệ của các giới.
- Cần mở các lớp phổ cập ở nông thôn, khuyến khích người dân tham gia đặc biệt là nữ giới. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề về trình độ học vấn của nam giới và nữ giới bớt chênh lệch hơn. Nam giơi sẽ yên tâm hơn hơn khi giao quyền quyết định cho nữ giới.
- Ở các xã, vào những ngày 20/10, 8/3 nên tổ chức những buổi thi nội trợ giữa các cơ quan đoàn thể với nhau, mà người dự thi là nam giới. Nội dung nêu cao vai trò của nữ giới trong gia đình cũng như trong sản xuất, động viên khích lệ sự chia sẽ công việc giữa hai giới với nhau, nhất là công việc gia đình. Cần có phương tiên thông tin đại chúng về những hoạt động này, để cho tất cả mọi người dân đều được chứng kiến.
4.3.2 Cơ chế chính sách
Đã có rất nhiều cơ chế chính sách nói về vai trò như nhau của nam giới và nữ giới trong hoạt động xã hội cũng như tiếp cận nguồn lực nhưng việc thực thi chính sách này còn chậm.
- Huyện Diễn Châu cần thi hành chính sách về quyền sử dụng đất đai thuộc về cả nam giới và nữ giới. Tạo điều kiện cho nữ giới dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn. Điều đó sẽ tạo ra cho phụ nữ tự chủ được trong các quyết định của mình mà không còn phải phụ thuộc tối đa vào nam giới.
- Đối với khuyến nông viên cơ sở Phải có cơ cấu hợp lý giữa nam giới và nữ giới trong các xã. Hiện nay mạng lưới khuyến nông viên có tỷ lệ nữ giới còn thấp. Huyện cần có chính sách khuyến khích nữ giới tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra huyện nên đề nghị với trung tâm khuyến nông tỉnh về việc cho khuyến nông cơ sở vào chức danh biên chế, điều đó sẽ tạo cho họ chuyên tâm vào nhiệm vụ của mình hơn, hoạt động khuyến nông sẽ hiệu quả hơn.
4.3.3 Về điều kiện kinh tế
- Để giảm tình trạng chệnh lệch giữa các nhóm hộ thì các xã nên tổ chức cho những hộ nghèo được đi tham quan các gia đình làm ăn kinh tế giỏi. Từ những dẫn chứng thực tế và sự tiếp xúc ban đầu đó sẽ khơi dậy trong họ khát khao làm giàu. Cần phải có chính sách cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất thấp.
- Cần phải có các câu lạc bộ giúp nhau làm giàu. Thành phần của câu lạc bộ các hộ có điều kiện kinh tế khá, trung bình, có cách làm ăn giỏi, và trung bình, các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn và có cả các cán bộ của các tổ chức đoàn thể. Các câu lạc bộ này họp theo định kì (mỗi tháng họp một lần). Ngoài việc giúp đở các hộ nghèo biết cách làm ăn còn giúp nhau giải quyết những vấn khó khăn nãy sinh trong quá trình sản xuất.
- Huyện nên có những chính sách ưu đãi cho vùng miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn Chú trọng phát triển kinh tế những vùng này, tăng cường mạng lười khuyến nông để thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ. Cán bộ khuyến nông nên sử dụng những phương pháp dễ hiểu để cho nông dân dễ tiếp cận với kiến thức mới.
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu về vai trò giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện, tôi đưa ra một số kết luận như sau
Mạng lưới khuyến nông huyện ngày một hoàn thiện về số lượng và chất lượng. cán bộ khuyến nông nhiệt tình với công việc. Số lượng cán bộ khuyến nông ở trạm có sự đồng đều giữa nam giới và nữ giới, tuy nhiên nam giới vẫn có nhiều quyền lợi hơn, đóng vai trò quan trọng hơn (các chức vụ cao trong trạm, đa số nam giới là người nắm quyền). Chính vì vậy mà ở các hoạt động công tác khuyến nông, nam giới vẫn được ưu tiên hơn. Trong cơ cấu của khuyến nông viên các xã thì nam giới vẫn được tín nhiệm nhiều hơn (39 xã thì có tới 27 xã nam giới giữ vai trò là khuyến nông viên). Trình độ chuyên môn của khuyến nông viên còn thấp, hầu như mới qua trình độ trung cấp, mới có 2 khuyến nông viên qua đại học tại chức
Trong các mô hình khuyến nông được diễn ra, cũng có mô hình thất bại nhưng có rất nhiều mô hình thành công đã góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của người nông dân. Theo nghiên cứu thì ở mỗi mô hình khuyến nông thành công hay thất bại đều đó sự ảnh hưởng của giới. Trong các mô hình khác nhau thì vai trò của giới cũng khác nhau Ở mô hình trồng trọt thì nữ giới là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện và ra quyết định, mô hình chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản thì nam giới lại người chiếm đa số trong vai trò ra quyết định cũng như thực hiện các công việc.
Ở các nhóm hộ khác nhau thì vai trò của giới trong các mô hình cũng khác nhau Thường ở những hộ có điều kiện kinh tế khá giả thì nam giới là người ra quyết định trong việc thực hiện mô hình khuyến nông nhiều hơn nhưng trong thực hiện công việc lại ít hơn, ít có sự chia sẽ giữa hai giới hơn. Đối với hộ trung bình thì tỷ lệ chênh lệch giữa vai trò của nam giới và nữ giới trong các mô hình khuyên nông là ít hơn, có sự chia sẽ công việc trong mô hình giữa hai giới cao hơn nhóm hộ khá.
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tỷ lệ của nam giới và nữ giới tham gia vào các mô hình khuyến nống ở huyện Diễn Châu tỉnh nghệ An nhưng yếu tổ chủ yều nhất là do quan niệm cũ vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người dân Diễn Châu, do điều kiện kinh tế khó khăn lại có sự chênh lệch lớn giữa các xã, các nhóm hộ trong một xã với nhau, thêm vào đó là chính sánh của nhà nước vẫn chưa thiết thực đã làm ảnh hưởng tới sự ra quyết định, thực hiện công việc và chia sẽ công việc trong mô hình của nam giới và nữ giới.
Từ những ảnh hưởng trên tôi đưa ra một số khuyến nghị những giải pháp để xóa bỏ những quan niệm hộ tục ở trong tiềm thức người dân Diễn Châu, tăng tính thực tế trong chính sách, giảm sự chênh lệch về kinh tế giữa các nhóm hộ,các xã với nhau. Từ đó nâng cao sự ảnh huởng của giới tới mô hình khuyến nông.
5.2 Khuyến nghị
Để vai trò của từng giới trong các mô hình khuyến nông của huyện hợp lý hơn tôi đưa ra một số khuyến nghị sau
- Đối với nhà nước Chính phủ cần đôn đốc các chính sách về cân bằng giới. Đặc biệt là cấn phải chú ý lồng gép giới vào trong các hoạt động khuyên nông. Cấn mở các lớp nâng cao trình độ cho người nông dân, và khuyến khích nữ giới tham gia các lớp này.
- Đối với trạm khuyến nông tỉnh Cần phải quan tâm đến cơ cấu của giới trong mạng lưới khuyến nông. khuyến khích, động viên khích lệ nữ giới giữ chức vụ quan trọng bộ máy khuyến nông tỉnh. Tăng kinh phí cho hoạt động khuyến nông, nhất là tăng kinh phí cho các mô hình khuyến nông. Tăng vốn đầu tư cho nông thôn, thủ tục vay vốn đơn giản hơn và dễ dàng, để phụ nữ nông thôn dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn.
- Đối với trạm khuyến nông huyện chú ý lồng ghép giới trong các hoạt động khuyến nông. Có sự tham gia của cả hai giới trong các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn. Trong các buổi này, ngoài mục đích chính, cán bộ khuyến nông nên lồng vào tuyên truyền và động viên nữ giới tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Cần thay đổi cách giảng bài cho bà con nông dân theo hướng một phía bằng phướng pháp có sự tham gia của hai phía thảo luận nhóm, PLA,PRA, LLA… để tăng khã năng trao đổi của các nông dân với nhau và với các thành viên trong gia đình.
- Đối với UBND xã Khuyến khích và tạo điều kiện tối ưu cho khuyến nông viên xã là nữ giới. Trong các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn, các buổi họp xóm… cần chủ ý chỉ tiêu về tỷ lệ nam giời và nữ giới.
- Đối với người nông dân Cần phải có sự trao đổi thông tin, kinh nghiêm sản xuất giữa người dân với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. Những chủ hộ là nam giới phải có hướng nhìn tích cực hơn về phụ nữ, nên để cho phụ nữ tham gia thực hiện những quyết định trong gia đình. Kể cả những quyết đinh liên quan đến tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- Sách và tạp chí
1. PGS – TS.Nguyễn Văn Long,(2006) “Giáo trình khuyến nông”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, khoa kinh tế & phát triển nông thôn - Quỹ FORD FOUNDTION (2005). Cẩm nang về các phương pháp tiếp cận khuyến nông. NXB nông nghiệp, Hà Nội.
3. Tạp chí khoa học kinh tế nông nghiệp số 4, (năm 2005). Giới trong mô hình khuyến nông tại huyện Lạng Sơn, tỉnh Hoà Bình.
II - Luận văn và dự án
4. Nguyễn Thị Huyền (2008). ”Giới trong công tác khuyến nông tại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây”, luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi.
5. Trung Thị Xuân (2007). “Đánh giá tình hình thực hiện công tác khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây” luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Chinh (2007). “Tìm hiểu vai trò giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội trong nhóm người dân tộc thiểu số - một nghiên cứu trong dân tộc sắn dìu tại xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
7. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền(2006). “Giới trong công tác khuyến nông tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.” đề tài dự án, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thu Phương (2008). “Đánh giá hiệu quả của mô hình trình diễn trong công tác khuyến nông tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương”. luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
III. Báo cáo tổng kết các hội nghị
9. Trạm khuyến nông huyện Diễn Châu. Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động của trạm khuyến nông 2006.
10. Trạm khuyến nông Huyện Diễn Châu. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2007.
11. Trạm khuyến nông Huyện Diễn Châu. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông, các mô hình khuyến nông tiêu biểu năm 2008.
12. Phòng thống kê huyện Diễn Châu. Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, đấy đai , dân số của huyện 2006, 2007, 2008.
13. UBND xã Diễn Phong. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2006, 2007, 2008
14. UBND xã Diễn Lâm. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2006, 2007, 2008
15. UBND xã Diễn Yên. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2006, 2007, 2008
VII. Bài giảng
16. TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, 2006, Bài giảng môn “Tổ chức công tác khuyến nông” , giảng viên chính khoa Kinh tế & PTNT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Người thực hiện Hồ Thị Toàn
Địa chỉ Đại học nông nghiệp hà nội
1. Tình hình chung của hộ
Họ và tên chủ hộ
Tuổi …………Trình độ văn hoá………..Trình độ chuyên môn……
Địa chỉ Xóm …………Xã ………….. Huyện………………………
Người trả lời phỏng vấn
Nam Nữ
Tuổi của người trả lời phỏng vấn…………………..
Trình độ của người trả lời phỏng vấn
Cấp I Cấp II Cấp III
Sơ cấp Trung cấp Đại học
- Loại hộ điều tra
1. Phân loại hộ theo mức sống
Giàu, khá Trung bình Nghèo
2. Phân theo loai sản xuất của mô hình
Hộ thuần nông Hộ kiêm
3. Tôn giáo
Theo đạo Bên lương
- Thông tin về diện tích sản xuất và tư liệu sản xuất
Chỉ tiêu
ĐVT
Gia đình có
Do đi thuê
Đất đai
m2
Đất nhà ở
m2
Đất vườn
m2
Đất sản xuất nông nghiệp
m2
Diện tích đất nằm trong mô hình khuyến nông
m2
Tư liệu sản xuất
Cày
Chiếc
Bừa
Chiếc
Bình phun thuốc
Chiếc
Máy cày
Chiếc
Máy bừa
Chiếc
2. Tập huấn khuyến nông
- Ông (bà) đã tham gia tập huấn khuyến nông nào chưa?
Có Không
Nếu không thì vì sao………………………………………………………...
Nếu có thì nội dung tập huấn là gì?
Về trồng trọt Về chăn nuôi
Về thuỷ sản
- Kiến thức tập huấn có đáp ứng nhu cầu của ông (bà) không?
Có Không
Ông (bà) thấy cách truyền đạt cán bộ khuyến nông như thế nào?
Dễ hiểu Khó hiểu Bình thường
Với điều kiện của hộ
+ Có áp dụng kiến thức tập huấn
Mang lại hiệu quả Không mang lại hiểu quả
+ Không áp dụng kiến thức tập huấn
Vì sao không?..............................................................................................
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
- Tài liệu được phát có đầy đủ không?
Có không
- Tài liệu phát thanh có dễ hiểu không?
Có không
- Trong hộ ai là người thường tham gia tập huấn?
Nam Nữ Cả hai
- Nội dung tập huấn có đầy đủ, bổ ích và cần thiết không?
Rất cần thiết cần thiết
Bình thường Không cần thiêt
Kiến thức mà người đi tham gia tập huấn về có chia sẽ với các thành viên khác trong gia đình không
Có không Thỉnh thoảng
3. Xây dựng mô hình trình diễn
- Ông (bà) có biết các mô hình khuyến nông đã được thực hiện ở xã mình không?
Có Không
- Số lượng mô hình ông (bà) biết?…………….
- Ông (bà) có biết đơn vị chỉ đạo mô hình là ai không?
Có Không
- Ông (bà) đã được tham gia thực hiện mô hình nào chưa?
Có Không
+Nếu không thì vì sao?....................................................................................
+Nếu đã được tham gia mô hình thì
- Ai trong gia đình ông bà được thông báo đầu tiên?
Nam Nữ
- Gia đình đã tham gia những mô hình nào?
Trồng trọt …………………………………………………………………
Chăn nuôi ……………….…………………………………………………..
Thuỷ sản…………………………………………………………………...
- Người được tiếp xúc với cán bộ khuyến nông là ai?
Nam Nữ
- Phân công công việc trong khi thực hiện mô hình giữa các thành viên như thế nào?
. Người thường ra quyết định tổ chức sản xuất là ai?........................................
. Người thường tổ chức sản xuất là ai?..............................................................
. Người thường bán sản phẩm là ai?..................................................................
- Những kiến thức ông bà thu được khi thực hiện xong mô hình có giúp ích gì cho sản xuất của mô hình không?
Có Không
- Sự chia sẻ thông tin của các thành viên trong gia đình ông (bà) khi thực hiện mô hình không?
Có không thỉnh thoảng
Các mô hình mà hộ tham gia có mang lại cho hộ hiệu quả không?
Hiệu quả không hiệu quả
Có mô hình hiệu quả, có mô hình không
Ông (Bà) có thoả mãn với kết quả của mình đã đạt được từ mô hình không?
Có Không
Nếu không thì vì sao
4. Người ra quyết định và thực hiện các khâu công việc
a. Công việc gia đình
- Số giờ làm nội trợ?............
- Thời gian nghỉ ngơi là bao nhiêu?
- Có sự chia sẽ công việc của người chồng trong gia đình không?
Có Không
b) Trong sản xuất nông nghiệp
- Ai là người thường xuyên ra quyết định
Nam Nữ
- Ai là người thực hiện
Nam Nữ
Cụ thể từ các mô hình khuyến nông
Mô hình trồng trọt
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Cả hai
1.Người ra quyết định các khâu công việc
- Thời gian gieo trồng
- Giống
- Kỹ thuật canh tác
- Mua công cụ sản xuất
- Mua vật tư nông nghiệp
- Bán sản phẩm
2. Người thực hiện các khâu công việc
- Làm đất
- Gieo cấy
- Bón phân, làm cỏ
- Tưới nước, tiêu nước
- Phun thuốc trừ sâu
- Thu hoạch
- Bán sản phẩm
Trong chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Cả hai
Người ra quyết định về
Con giống
Quy mô chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi
Kỹ thuật nuôi
Loại thức ăn, thuốc thú y
Bán sản phẩm
Người thực hiện các khâu công việc
Làm chuồng
Mua giông
Mua thức ăn chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi
Loại thức ăn, thuốc thú y
Cho ăn và vệ sinh chuồng trại
Chăn giắt
Bán con giống
Nuôi trồng thuỷ sản
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Cả hai
1. Người ra quyết định
- Con giống
- Quy mô nuôi
- Người quyết định thuê diện tích canh tác
- Kỹ thuật nuôi
- Thức ăn, thuốc thú y
- Bán sản phẩm
2. Người thực hiện các khâu trong công việc
- Đào ao
- Xử lý ao
- Mua giông
- Mua hoặc tìm kiếm nguồn thức ăn
- Mua thuốc thú y
- Cho ăn, vệ sinh ao
- Bán sản phẩm
5. Tiếp cận các thông tin
- Trong gia đình ai là người đi họp thôn bản?
Nam Nữ
Tại sao ………………………………
- Sau khi đi họp về người được đi họp thường chia sẽ thông tin với ai?
Người trong gia đình Người khác
Trong gia đình người thường xuyên nghe đai, xem ti vi là ai?
Nam Nữ
Thông tin mà ông( bà) xem, xem có được chia sẻ với các thành viên trong gia đình không?..........................Tại sao
Trong gia đình người đọc sách báo là ai?
Nam Nữ
Tại sao?............................................................................................................
Khi đọc sách báo thì người đọc thường chia sẻ thông tin với ai
Người trong gia đình Người khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toan_ da sua.doc