Luận văn Tìm hiểu về sự ra hoa của các nhánh trên cành ghép ở cây sứ thái adenium obesum (forssk.) roem. & schult

TÌM HIỂU VỀ SỰ RA HOA CỦA CÁC NHÁNH TRÊN CÀNH GHÉP Ở CÂY SỨ THÁI ADENIUM OBESUM (FORSSK.) ROEM. & SCHULT NGUYỄN THÁI TỪ NGHIÊM Trang nhan đề Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục ảnh Danh mục bảng Danh mục hình Lời mở đầu Chương_1: Tổng quan tài liệu Chương_2: Vật liệu và phương pháp Chương_3: Kết quả và thảo luận Chương_4: Kết luận và đề nghị Tài liệu tham khảo MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC ẢNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.) 1.1.1. Đặc điểm chung của họ Trúc đào (Apocynaceae) 1.1.2. Đặc điểm của cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.) * Phân loại * Đặc tính sinh học của cây Sứ Thái * Môi trường và dinh dưỡng thích hợp với cây Sứ Thái 1.2. Sinh lý về hiện tượng ghép ♣ Hình thái và giải phẫu học trong sự ghép ♣ Các sự kiện hình thành vùng ghép ♣ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ghép thành công * Sự ghép không tương hợp * Điều kiện môi trường trong quá trình ghép * Những nhân tố điều hòa sinh trưởng thực vật * Giới hạn di truyền trong quá trình ghép 1.3. Kiểm soát sự ra hoa 1.3.1. Sự biến đổi của mô phân sinh ngọn 1.3.2. Các giai đoạn của sự ra hoa ♣ Sự chuyển tiếp ra hoa ♣ Sự tượng hoa HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang i Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt ♣ Sự tăng trưởng và nở hoa 1.3.3. Các yếu tố tác động đến sự ra hoa * Tuổi ra hoa. * Dinh dưỡng * Nhiệt độ * Quang kỳ * Stress nước * Quan hệ thay thế giữa 2 con đường tăng trưởng và phát triển (ra hoa) * Khuynh độ ra hoa ở cây bất định * Sự tương quan * Các chất nội sinh 1.3.4. Chất điều hòa tăng trưởng thực vật và quan điểm “đa yếu tố” kiểm soát sự ra hoa Giberelin Cytokinin Acid abscisic Ethylen Quan điểm “đa yếu tố” kiểm soát sự ra hoa 1.3.5. Quan điểm về florigen trong sự ra hoa Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. VẬT LIỆU 2.1.1. Cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.) 2.1.2. Vật liệu dùng trong sinh trắc nghiệm 2.2. PHƯƠNG PHÁP 2.2.1. Phương pháp ghép ngồi * Chọn giống để ghép * Kĩ thuật ghép ngồi 2.2.2. Quan sát hình thái giải phẫu 2.2.3. Đo cường độ quang hợp và cường độ hô hấp HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang ii Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt 2.2.4. Xác định hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật 2.2.5. Quan sát sự ra hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ngọc Tú Cầu và Ánh Dương) ngoài tự nhiên 2.2.6. Xử lí các chất điều hòa tăng trưởng thực vật * Xử lí GA 20 mg/l lên các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu)3 * Xử lí GA 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh của cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 * Xử lí GA 20 mg/l và BA 20 mg/l lên nụ hoa dài nhất trên một phát hoa, ở các nhánh của các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 2.2.7. Xử lí số liệu Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ 3.1.1. Sự biến đổi hình thái và giải phẫu ♣ Các biến đổi hình thái giải phẫu trong quá trình làm lành vết thương tại vùng ghép giữa cành ghép Ngọc Tú Cầu và gốc ghép Ánh Dương ♣ Các biến đổi hình thái và giải phẫu của vùng ghép sau khi xử lí IAA 20 mg/l và 30 mg/l, kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l ♣ Các biến đổi hình thái và giải phẫu trong quá trình chuyển tiếp từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục ở các nhánh trên cành ghép * Sự biến đổi hình thái bên ngoài từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục * Sự biến đổi hình thái giải phẫu từ mô phân sinh dinh dưỡng sang mô phân sinh hoa tự 3.1.2. Quan sát sự ra hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ngọc Tú Cầu và Ánh Dương) trong tự nhiên 3.1.3. Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp * Sự thay đổi cường độ quang hợp của lá ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang iii Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt * Sự thay đổi cường độ hô hấp của chồi ngọn ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh 3.1.4. Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ở chồi ngọn của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, vào giai đoạn lá bắt xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới 3.1.5. Xử lí các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ♣ Xử lí GA3 20 mg/l lên các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu) ♣ Xử lí GA 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh của các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 ♣ Xử lí GA 20 mg/l và BA 20 mg/l lên nụ hoa dài nhất trên một phát hoa, ở các nhánh trên các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 ♣ Ứng dụng xử lí GA 20 mg/l và BA 20 mg/l trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng và Đại Mỹ Nhân3 * Xử lí GA3 20 mg/l lên lá của các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng * Xử lí BA 20 mg/l lên cụm hoa của các nhánh trên cành ghép Đại Mỹ Nhân 3.2. THẢO LUẬN ♣ Hình thái và sinh lý về hiện tượng ghép ở cây Sứ Thái * Sự biến đổi hình thái và giải phẫu tại vùng ghép trong quá trình làm lành vết thương 75 * Ảnh hưởng auxin và cytokinin trong quá trình làm lành vết thương tại vùng ghép ♣ Hình thái và sinh lý về hiện tượng ra hoa của các nhánh trên cành ghép ở cây Sứ Thái * Sự biến đổi hình thái bên ngoài của chồi ngọn trong quá trình ra hoa ở các nhánh trên cành ghép * Sự biến đổi hình thái giải phẫu của mô phân sinh ngọn ở các nhánh trên cành ghép HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang iv Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt * Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp qua các giai đoạn phát triển của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép * Sự tương quan trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép khi quan sát ngoài tự nhiên * Ảnh hưởng của giberelin và cytokinin trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 4.2. Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT TÀI LIỆU TIẾNG ANH HV: Nguyễn

pdf45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu về sự ra hoa của các nhánh trên cành ghép ở cây sứ thái adenium obesum (forssk.) roem. & schult, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất điều hòa tăng trưởng thực vật (đối chứng), vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 2,5 cm Ảnh 3.10: Hệ thống ghép (cành ghép Ngọc Tú Cầu và gốc ghép Ánh Dương), có xử lí IAA 20 mg/l tại vùng ghép, vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 2,5 cm Ảnh 3.11: Hệ thống ghép (cành ghép Ngọc Tú Cầu và gốc ghép Ánh Dương), có xử lí IAA 30 mg/l tại vùng ghép, vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 2,5 cm Ảnh 3.12: Hệ thống ghép (cành ghép Ngọc Tú Cầu và gốc ghép Ánh Dương), có xử lí kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l tại vùng ghép, vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 2,5 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 45 Ảnh 3.13: Lớp tế bào chết bị các tế bào mô sẹo lấp đầy và hòa tan dần tại vùng ghép, không xử lí chất điều hòa tăng trưởng thực vật (đối chứng),vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 100 µm Ảnh 3.14: Lớp tế bào chết bị các tế bào mô sẹo lấp đầy và hòa tan nhanh hơn đối chứng tại vùng ghép, có xử lí IAA 20 mg/l, vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 100 µm Ảnh 3.15: Lớp tế bào chết mất dần và sự lan rộng của lớp tế bào mô sẹo; cùng với xự hình thành mạch gỗ mới (màu xanh) và mạch libe mới (màu hồng) tại vùng ghép , có xử lí IAA 30 mg/l, vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 75 µm Ảnh 3.16: Lớp tế bào chết đã mất; cùng với xự hình thành mạch gỗ (màu xanh) và mạch libe (màu hồng) thứ cấp, tại vùng ghép có xử lí kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l, vào ngày thứ 10 sau khi ghép. 50 µm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 46 ♣ Các biến đổi hình thái và giải phẫu trong quá trình chuyển tiếp từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục ở các nhánh trên cành ghép Giai đoạn chuyển từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục của các nhánh trên cành ghép Sứ Thái bắt đầu khi sinh trưởng của lá giảm, các lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới lá, sự thay đổi hình dạng và kích thước của chồi ngọn (mô phân sinh ngọn). * Sự biến đổi hình thái bên ngoài từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục Khi còn trong giai đoạn dinh dưỡng, chồi ngọn vẫn tiếp tục tăng trưởng bất định, kéo dài nhánh và ra nhiều lá. Nhưng khi các lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới cũng là lúc chồi dinh dưỡng đã chuyển tiếp thành chồi sinh dục tăng trưởng hạn định. Sau đó, chồi sinh dục hoạt động kéo dài trục phát hoa dạng hình xim, hình thành dần các nụ hoa cấp 1, 2, 3 và 4 theo thời gian (ảnh 3.17, 3.18, 3.19, 3.20, 3.21, 3.22, và 3.23). Trong khi chồi sinh dục hoạt động kéo dài trục phát hoa, một chồi nách phát triển bên cạnh thành chồi dinh dưỡng và đẩy trục phát hoa sang một bên (ảnh 3.22). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 47 Ảnh 3.17: Chồi dinh dưỡng tăng trưởng bất định ở ngọn. 0.5 cm Ảnh 3.18: Lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới, khi đó chồi dinh dưỡng đã chuyển tiếp thành chồi sinh dục. 0.5 cm Ảnh 3.19: Chồi sinh dục hoạt động kéo dài tạo trục phát hoa. 0.5 cm Ảnh 3.20: Nụ hoa cấp 1 hình thành các cơ quan hoa trong một phát hoa ở nách lá bắc. 0.5 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 48 Ảnh 3.21: Sự kéo dài nụ hoa cấp 1 cùng với sự hình thành các cơ quan hoa của nụ hoa cấp 2 và nụ hoa cấp 3 trong một phát hoa ở nách lá bắc, và lá bắc đã mất dần gân đỏ trở lại màu xanh lá. 0.5 cm Ảnh 3.22: Sự kéo dài nụ hoa cấp 1, nụ hoa cấp 2 và nụ hoa cấp 3, cùng với sự xuất hiện chồi dinh dưỡng bên cạnh đẩy trục phát hoa qua một bên. 0.5 cm Ảnh 3.23: Sự nở hoa của nụ hoa cấp 1 cùng với sự kéo dài của nụ hoa cấp 2, nụ hoa cấp 3; và nụ hoa cấp 4 (mũi tên) đang phân hóa thành các cơ quan hoa trong một phát hoa. 0.5 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 49 * Sự biến đổi hình thái giải phẫu từ mô phân sinh dinh dưỡng sang mô phân sinh hoa tự Quan sát cấu tạo giải phẫu dưới kính hiển vi, ta thấy mô phân sinh dinh dưỡng có đỉnh hơi cong và nhọn (ảnh 3.24). Khi mô phân sinh dinh dưỡng ngừng hoạt động thì mô phân sinh sinh dục xuất hiện. Mô phân sinh sinh dục lúc này là mô phân sinh hoa tự có đỉnh nhô rộng, xung quanh có các phát thể lá bắc (ảnh 3.25). Sau đó, cùng với hiện tượng các lá đài mất dần gân đỏ chuyển sang màu xanh lá là hoạt động của mô phân sinh hoa tự này kéo dài trục phát hoa (ảnh 3.26 và 3.27). Sự kéo dài trục phát hoa sẽ lần lượt hình thành các mô phân sinh hoa cấp 1, 2, 3 và 4 theo thứ tự thời gian, xuất hiện từ trên đỉnh xuống. Các mô phân sinh hoa lần lượt phân hóa thành các cơ quan hoa (lá đài, cánh hoa, nhị và nhụy). Trên trục phát hoa , mô phân sinh hoa cấp 1 biến đổi trực tiếp từ mô phân sinh hoa tự, các mô phân sinh hoa khác (cấp 2, 3, và 4) phát sinh từ nách các lá bắc bên dưới mô phân sinh hoa cấp 1 (ảnh 3.28, 3.29 và 3.30). Thông thường trên một phát hoa xuất hiện từ 7 – 9 nụ hoa ở các giống sứ Ánh Dương, Thần Tài, và Ngọc Tú Cầu mà ta đã tiến hành quan sát. Nếu trên một trục phát hoa có 7 nụ hoa thì ở các mô phân sinh hoa hình thành số nụ hoa như sau: - Mô phân sinh hoa cấp 1 sẽ cho ra 1 nụ hoa ở đỉnh trục phát hoa. - Mô phân sinh hoa cấp 2 sẽ cho ra 2 nụ hoa ở nách lá bắc bên dưới mô phân sinh hoa cấp 1. - Mô phân sinh hoa cấp 3 sẽ cho ra 2 nụ hoa ở nách lá bắc bên dưới mô phân sinh hoa cấp 2. - Mô phân sinh hoa cấp 4 sẽ cho ra 2 nụ hoa ở nách lá bắc bên dưới mô phân sinh hoa cấp 3. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 50 B D B D Ảnh 3.24: Mô phân dinh dưỡng có đỉnh hơi nhọn, A: Lá bắc, B: Mô phân sinh dinh dưỡng, C: phát thể lá bắc. B A C 100 µm Ảnh 3.25: Mô phân sinh hoa tự hình thành có đỉnh nới rộng, B: Mô phân sinh hoa tự, C: phát thể lá bắc. B C 100 µm Ảnh 3.26 và Ảnh 3.27: Mô phân sinh hoa tự hoạt động kéo dài với các sơ khởi phiến hoa đang hình thành, B: Mô phân sinh hoa tự, D: sơ khởi phiến hoa. 100 µm 100 µm B B D D Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 51 f2 f3 F E A A 350 µm Ảnh 3.28: Sự kéo dài nụ hoa cấp 1 trực tiếp từ mô phân sinh hoa tự cùng với sự hình thành lá đài của mô phân sinh hoa cấp 2 và cấp 3 ở nách lá bắc trong một phát hoa, A: lá bắc, E: lá đài, F: nụ hoa cấp 1, f2: Mô phân sinh hoa cấp 2, f3: Mô phân sinh hoa cấp 3. f3 f2 E A f4 Ảnh 3.29: Sự xuất hiện lá đài của mô phân sinh hoa cấp 2 và cấp 3, cùng với sự hình thành mô phân sinh hoa cấp 4 ở nách lá bắc trong một phát hoa, A: lá bắc, E: lá đài, f2: Mô phân sinh hoa cấp 2, f3: Mô phân sinh hoa cấp 3, f4: Mô phân sinh hoa cấp 4. 350 µm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 52 Ảnh 3.30: Sự xuất hiện lá đài của mô phân sinh hoa cấp 2 và mô phân sinh hoa cấp 3 ở nách lá bắc trong một phát hoa, A: lá bắc, E: lá đài, f2: Mô phân sinh hoa cấp 2, f3: Mô phân sinh hoa cấp 3. f2 f3 f3 A E 350 µm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 53 3.1.2. Quan sát sự ra hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ngọc Tú Cầu và Ánh Dương) ngoài tự nhiên (thời gian tính từ lúc bắt đầu ghép) Kể từ lúc ghép, sau 4 đợt quan sát (75 ngày, 90 ngày, 100 ngày và 130 ngày), các nhánh trên cành Ghép sinh trưởng kéo dài chậm hơn và ra hoa (100 ngày) cũng trễ hơn so với các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép (75 ngày) (bảng 3.2, hình 3.1 và 3.2, ảnh 3.31, 3.33 và 3.35). Sau khi ra hoa xong đợt 1 và chuyển sang ra hoa đợt 2 (130 ngày), các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép sinh trưởng kéo dài mạnh mẽ. Trong khi đó, các nhánh trên cành Ghép vẫn còn đang trong giai đoạn ra hoa nhiều ở đợt 1, nên sinh trưởng kéo dài chậm (bảng 3.2, hình 3.1 và 3.2, ảnh 3.36). Vào thời điểm ra hoa nhiều đợt 1, các nhánh ra hoa trên các cành Không Ghép và Tự Ghép có trung bình khoảng 7 – 8 nụ hoa trên một phát hoa. Tuy nhiên, các nhánh trên các cành Ghép có số nụ hoa trên một phát hoa ít hơn, trung bình khoảng 4 – 5 nụ hoa trên một phát hoa. Chiều dài nụ hoa dài nhất của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép, trước khi nở hoa, trung bình khoảng 6,8 – 7,5 cm (bảng 3.2, ảnh 3.32, 3.34 và 3.36). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 54 Bảng 3.2: Sự sinh trưởng kéo dài các nhánh sứ, số nhánh sứ ra hoa, số hoa trên một phát hoa và chiều dài nụ hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu) trong tự nhiên (thí nghiệm được thực hiện tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. Hồ Chí Minh từ 18/8/2008 đến 28/12/2008 ) Các giá trị trong các cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05, theo từng chỉ tiêu quan sát. (*) số liệu đo đạc ở đợt ra hoa thứ 2 trên các nhánh sứ Thời gian (ngày) Chỉ tiêu quan sát 75 90 100 130 Không Ghép 5,82±0,71c 6,74±0,17c 6,82±0,13b 14,06±0,79c Tự Ghép 5,04±0,45b 6,12±0,20b 6,78±0,50b 8,04±0,34b Chiều dài nhánh sứ (cm) Ghép 3,62±0,17a 5,44±0,25a 5,46±0,34a 5,96±0,32a Không Ghép 0,40±0,40b 1,00±0,45b 4,40±0,81b 1,40±0,40a* Tự Ghép 0,36±0,24b 0,60±0,24ab 1,80±0,49a 1,00±0,63a* Số nhánh sứ ra hoa Ghép 0,00±0,00a 0,00±0,00a 1,20±0,97a 3,60±0,51b Không Ghép 2,00±0,58b 6,33±0,67b 8,33±0,88b 1,33±0,33a* Tự Ghép 1,67±0,33b 5,67±0,88b 8,00±1,00b 1,00±0,58a* Số hoa trên một phát hoa Ghép 0,00±0,00a 0,00±0,00a 2,33±0,33a 4,67±0,33b Không Ghép 0,80±0,15b 7,00±0,12c 7,13±0,09b 1,00±0,06a* Tự Ghép 0,73±0,09b 5,60±0,32b 7,10±0,06b 1,00±0,12a* Chiều dài nụ hoa (cm) Ghép 0,00±0,00a 0,00±0,00a 0,77±0,09a 6,90±0,12b Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 55 Hình 3.1: Sự tăng trưởng kéo dài các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc tú Cầu), sau khi ghép ra hoa 2 đợt. Ngày cm T? Ghép Ghép T? NhiênKhông Ghép Tự ghép Ghép C hi ều d ài n há nh sứ (c m ) N g à y c m T ? G h é p G h é p T ? N h iê nKhông Ghép Tự ghép Ghép S ố nh án h sứ r a ho a Hình 3.2: Số nhánh sứ ra hoa trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc tú Cầu), sau khi ghép ra hoa 2 đợt. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 56 Ảnh 3.33: Nhánh sứ Ánh Dương trên cành Tự Ghép (75 ngày), xuất hiện các nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1. 2,5 cm Ảnh 3.34: Nhánh sứ Ánh Dương trên cành Tự Ghép (90 ngày), ra hoa nhiều trong lần ra hoa đợt 1. 2,5 cm Ảnh 3.31: Nhánh sứ Ánh Dương trên cành Không Ghép, xuất hiện các nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1 (75 ngày). 2,5 cm Ảnh 3.32: Nhánh sứ Ánh Dương trên cành Không Ghép, ra hoa nhiều trong lần ra hoa hoa đợt 1 (90 ngày). 2,5 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 57 Ảnh 3.36: Nhánh sứ Ngọc Tú Cầu trên cành Ghép (130 ngày), ra hoa nhiều trong lần ra hoa đợt 1. 2,5 cm Ảnh 3.35: Nhánh sứ Ngọc Tú Cầu trên cành Ghép (100 ngày), xuất hiện nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1. 2,5 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 58 3.1.3. Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp * Sự thay đổi cường độ quang hợp của lá ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh Khi chuyển từ giai đoạn dinh dưỡng sang giai đoạn sinh dục thì cường độ quang hợp của chồi ngọn tại các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép bắt đầu giảm dần cho đến giai đoạn mô phân sinh hoạt động kéo dài trục phát hoa thì giảm mạnh. Nhưng sau đó khi chuyển qua giai đoạn nở hoa, thì cường độ quang hợp có sự gia tăng trở lại. Tuy nhiên, so với cường độ quang hợp tại các nhánh trên cành Tự Ghép thì các nhánh trên cành Ghép có cường độ quang hợp giảm mạnh hơn qua các giai đoạn phát triển của nhánh. (bảng 3.3, hình 3.3) * Sự thay đổi cường độ hô hấp của chồi ngọn ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh Trên cả các nhánh của cành Tự Ghép và Ghép, cường độ hô hấp mạnh ở chồi ngọn dinh dưỡng. Nhưng khi chuyển qua giai đoạn sinh dục ở chồi ngọn thì cường độ hô hấp bắt đầu giảm dần cho đến giai đoạn mô phân sinh hoa tự kéo dài trục phát hoa. Tuy nhiên, cường độ hô hấp lại có sự gia tăng mạnh khi nụ hoa dài nhất đầu tiên trên trục phát hoa bắt đầu nở hoa, tại các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép. Cũng như sự thay đổi cường độ quang hợp, so với cường độ hô hấp ở các nhánh trên cành Tự Ghép thì các nhánh trên cành Ghép có sự giảm cường độ hô hấp mạnh hơn qua các giai đoạn phát triển của nhánh (bảng 3.3, hình 3.4). Bảng 3.3: Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh (thí nghiệm được thực hiện tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. Hồ Chí Minh tháng vào tháng 6 năm 2009). Cường độ quang hợp (µmol O2/cm2/giờ) Cường độ hô hấp (µmol O2/g/giờ) Giai đoạn Tự ghép Ghép Tự ghép Ghép Dinh dưỡng 0,17 ± 0,006d,1 0,15 ± 0,010d,1 12,29 ± 0,084b,1 12,91 ± 1,158b,1 Lá đài có các gân đỏ ở mặt dưới 0,14 ± 0,003 c,2 0,05 ± 0,001b,1 10,00 ± 0,200a,2 8,11 ± 0,981a,1 Kéo dài trục phát hoa 0,02 ± 0,004a,2 0,01 ± 0,002a,1 9,93 ± 0,797a,2 6,90 ± 0,450a,1 Nở hoa 0,06 ± 0,001b,1 0,10 ± 0,004c,2 14,29 ± 0,205c,1 17,73 ± 0,219c,2 Các giá trị trong các cột (a, b, c, d) và các hàng (1, 2) với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 59 T? Ghép Ghép Giai Ðo?n T? Ghép Ghép Giai đoạn Tự Ghép Ghép Hình 3.3: Sự thay đổi cường độ quang hợp của lá ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh. Giai đoạn Tự Ghép Ghép Hình 3.4: Sự thay đổi cường độ hô hấp của chồi ngọn ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh. 4 giai đoạn: 1. Dinh dưỡng 2. Lá đài có các gân đỏ ở mặt dưới 3. Kéo dài trục phát hoa 4. Nở hoa 4 giai đoạn: 1. Dinh dưỡng 2. Lá đài có các gân đỏ ở mặt dưới 3. Kéo dài trục phát hoa 4. Nở hoa C ườ ng đ ộ qu an g hợ p (µ m ol O 2/c m 2 /g iờ ) C ườ ng đ ộ hô h ấp (µ m ol O 2/g /g iờ ) Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 60 3.1.4. Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ở chồi ngọn của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, vào giai đoạn lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới Khi các lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới cũng là lúc chồi dinh dưỡng đã chuyển tiếp thành chồi sinh dục, trên các nhánh của cành Tự Ghép và Ghép. Lúc này, hoạt tính IAA và AAB có sự khác biệt nhau nhưng không có ý nghĩa. Trong khi đó, hoạt tính zeatin và GA3 tại chồi ngọn của các nhánh trên cành Ghép đều thể hiện thấp hơn trên các nhánh của cành Tự Ghép. Bên cạnh đó, tại chồi ngọn của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, hoạt tính GA3 đều thể hiện cao hơn và hoạt tính zeatin lại thể hiện thấp hơn so với hoạt tính IAA và AAB vào giai đoạn này (bảng 3.4, hình 3.5). Bảng 3.4: Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng ở chồi ngọn của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, vào giai đoạn các lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới Hoạt tính (mg/l) Chất điều hòa tăng trưởng thực vật Tự Ghép Ghép Zeatin 0,35±0,021a,2 0,06±0,002a,1 AAB 1,57±0,202b,1 1,11±0,018b,1 IAA 1,36±0,026b,1 1,12±0,018b,1 GA3 2,17±0,029c,2 1,48±0,024c,1 Các giá trị trong các cột (a, b, c) và các hàng (1, 2) với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 61 T? Ghép Ghép Hình 3.5: Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ở chồi ngọn của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, vào giai đoạn các lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới. Tự Ghép Ghép H oạ t t ín h ch ất đ iề u hò a tă ng tr ưở ng th ực v ật (m g/ l) Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 62 3.1.5. Xử lí các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ♣ Xử lí GA3 20 mg/l lên các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu) (thời gian tính từ lúc bắt đầu ghép) Vào tuần thứ 3 sau khi ghép, các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép xuất hiện các lá đầu tiên, ta phun GA3 20 mg/l lên lá. Sau đó 33 ngày kể từ lúc ghép, các nhánh trên cành Không Ghép sinh trưởng kéo dài mạnh nhất và xuất hiện nụ hoa đầu tiên rất sớm (trong lần ra hoa đợt 1) so với các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép (44 ngày kể từ lúc ghép) (bảng 3.5, ảnh 3.37, 3.38 và 3.39). Sau khi ra hoa xong đợt 1, các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép xuất hiện các nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 2 (75 ngày kể từ lúc ghép). Trong khi đó, các nhánh trên cành Ghép vẫn còn đang trong giai đoạn ra hoa đợt 1, nên sự tăng trưởng kéo dài các nhánh trên cành Ghép cũng yếu đi (bảng 3.5). Vào thời điểm ra hoa nhiều đợt 1, số nụ hoa trên một phát hoa của các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép (44 ngày), Ghép (130 ngày) trung bình khoảng 5 – 6 nụ hoa trên một phát hoa (bảng 3.5). Chiều dài nụ hoa dài nhất của các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép (44 ngày) khoảng 4,33 – 5,33 cm, và trên cành Ghép (130 ngày) khoảng 6,0 – 7,0 cm (bảng 3.5). Như vậy, sau khi xử lí GA3 20 mg/l sự sinh trưởng kéo dài của các nhánh trên các cành Không Ghép diễn ra mạnh và nhanh hơn, đồng thời sự ra hoa cũng sớm hơn so với các nhánh trên các cành Tự Ghép và Ghép. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 63 Bảng 3.5: Sự sinh trưởng kéo dài các nhánh sứ, số nhánh sứ ra hoa, số hoa trên một phát hoa và chiều dài nụ hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu), có xử lí GA3 20 mg/l (thí nghiệm được thực hiện tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. Hồ Chí Minh từ 17/10/2008 đến 27/2/2009 ) Các giá trị trong các cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05, theo từng chỉ tiêu quan sát. (*) số liệu đo đạt ở đợt ra hoa thứ 2 trên các nhánh sứ Thời gian (ngày) Chỉ tiêu quan sát 33 44 75 130 Không Ghép 6,77±0,15c 7,03±0,09c 7,80±0,12c 8,47±0,20b Tự Ghép 5,77±0,15b 6,27±0,15b 7,10±0,10b 7,63±0,09b Chiều dài nhánh sứ (cm) Ghép 3,63±0,32a 3,83±0,18a 4,37±0,09a 5,97±0,41a Không Ghép 1,67±0,33b 2,67±0,33b 0,67±0,33a* 1,33±0,33ab* Tự Ghép 0,00±0,00a 2,00±0,58b 0,33±0,33a* 0,67±0,33a* Số nhánh sứ ra hoa Ghép 0,00±0,00a 0,33±0,33a 0,67±0,33a 2,33±0,33b Không Ghép 3,67±0,67b 5,00±0,57b 1,67±0,33a* 3,33±0,33b* Tự Ghép 0,00±0,00a 2,00±0,57a 0,33±0,33a* 1,00±0,58a* Số hoa trên một phát hoa Ghép 0,00±0,00a 0,33±0,33a 3,67±0,88b 5,33±0,33c Không Ghép 2,13±0,35 5,33±0,88b 0,97±0,12b* 4,80±0,17b* Tự Ghép 0,00±0,00 4,33±0,24b 0,17±0,17a* 0,73±0,37a* Chiều dài nụ hoa (cm) Ghép 0,00±0,00 0,10±0,10a 5,17±0,23c 7,00±0,06c Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 64 Ngày cm T? Ghép Ghép T? Nhiên Không Ghép Tự ghép Ghép C hi ều d ài n há nh sứ (c m ) Hình 3.6: Sự tăng trưởng kéo dài các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc tú Cầu) có xử lí GA3 20 mg/l, sau khi ghép ra hoa 2 đợt. Ngày cm T? Ghép Ghép T? NhiênKhông Ghép Tự ghép Ghép Hình 3.7: Số nhánh ra hoa trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc tú Cầu) có xử lí GA3 20 mg/l, sau khi ghép ra hoa 2 đợt. Số n há nh sứ r a ho a Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 65 Ảnh 3.37: Nhánh sứ Ánh Dương trên cành Không Ghép (33 ngày), có xử lí GA3 20 mg/l, xuất hiện các nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1. 2,5 cm Ảnh 3.38: Nhánh sứ Ánh Dương trên cành Tự Ghép (44 ngày), có xử lí GA3 20 mg/l, xuất hiện các nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1. 2,5 cm Ảnh 3.39: Nhánh sứ Ngọc Tú Cầu trên cành Ghép (44 ngày), có xử lí GA3 20 mg/l, xuất hiện các nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1. 2,5 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 66 ♣ Xử lí GA3 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh của các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương Xử lí các chất GA3 20 mg/l và 30mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh trên các cành Thần Tài đã được 26 ngày tuổi kể từ lúc ghép. Một ngày sau đó, sự sinh trưởng kéo dài của các nhánh trên cành ghép Thần Tài có xử lí chất điều hòa tăng trưởng thực vật và đối chứng (không xử lí) là tương đương nhau và không có hiện tượng ra hoa (bảng 3.6). Vào ngày thứ 16 sau khi xử lí GA3 20 mg/l, các nhánh trên cành ghép Thần Tài kéo dài chậm lại, đồng thời xuất hiện sự ra hoa sớm và nhiều (5 nhánh ra hoa trên tổng số 6 nhánh xử lí). Trong khi đó, các nhánh trên cành ghép Thần Tài có xử lí GA3 30 mg/l kéo dài mạnh mẽ hơn so với các nhánh trên cành ghép Thần Tài khác; và cũng có ra hoa nhưng ít hơn rất nhiều (1 nhánh ra hoa trên tổng số 6 nhánh xử lí). Cũng vào ngày thứ 16 sau khi xử lí BA 20 mg/l và đối chứng, các nhánh trên cành ghép Thần Tài vẫn chưa thấy hiện tượng ra hoa (bảng 3.6, ảnh 3.39 và 3.40). Bảng 3.6: Sự kéo dài các nhánh và số nhánh ra hoa trên các cành ghép Thần Tài trên gốc sứ Ánh Dương (đã được 26 ngày tuổi kể từ lúc ghép), sau khi xử lí GA3 20 mg/l và 30mg/l, và BA 20 mg/l (thí nghiệm được thực hiện tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. Hồ Chí Minh từ 27/3/2009 đến 7/4/2009 ). Các giá trị trong các hàng với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05. Thời gian (ngày) Đặc điểm Đối chứng GA3 20 mg/l GA3 30mg/l BA 20 mg/l Chiều dài nhánh (cm) 4,43±0,26a 4,47±0,20a 4,60±0,23a 4,30±0,15a 1 Số nhánh ra hoa 0,00±0,00a 0,00±0,00a 0,00±0,00a 0,00±0,00a Chiều dài nhánh (cm) 6,03±0,09b 5,03±0,09a 8,13±0,19c 5,97±0,09b 16 Số nhánh ra hoa 0,00±0,00a 5,67±0,33c 1,00±0,00b 0,00±0,00a Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 67 Ảnh 3.40: Bắt đầu xử lí GA3 20 mg/l và 30mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh trên các cành ghép Thần Tài (đã được 26 ngày sau khi ghép) trên gốc ghép Ánh Dương (tháng 3/2009). GA 30 mg/l GA 20 mg/l BA 20 mg/l Đối chứng 2,5 cm Ảnh 3.41: Các nhánh trên các cành ghép Thần Tài vào ngày thứ 16 sau khi xử lí GA3 20 mg/l và 30mg/l, và BA 20 mg/l (tháng 3/2009). GA 30 mg/l GA 20 mg/l BA 20 mg/l Đối chứ|ng 2,5 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 68 ♣ Xử lí GA3 20 mg/l và BA 20 mg/l lên nụ hoa dài nhất trên một phát hoa, ở các nhánh trên các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương - Nhận xét về sự tăng chiều dài nụ hoa dài nhất trên một phát hoa Sư kéo dài các nụ hoa dài nhất trên một phát hoa vào 3 ngày sau khi xử lí BA 20 mg/l và đối chứng thì khác biệt không có ý nghĩa. Vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi xử lí GA3 20 mg/l đã làm chậm sự kéo dài các nụ hoa dài nhất trên một phát hoa chưa nở (bảng 3.7). - Nhận xét về sự gia tăng đường kính hoa mới nở của các nụ hoa dài nhất trên một phát hoa Vào ngày thứ nhất (t=1): Các nụ hoa dài nhất trên một phát hoa sau khi xử lí BA 20mg/l nở hoa to hơn so với các nụ hoa dài nhất trên một phát hoa có xử lí GA3 20 mg/l và đối chứng (ảnh 3.43, 3.45 và 3.47.). Vào các ngày thứ hai và thứ 3 (t=2 và t=3): xử lí BA 20 mg/l có tác dụng làm tăng đường kính hoa nở to hơn so với khi xử lí GA3 20 mg/l và đối chứng. Và đường kính hoa nở sau khi xử lí GA3 20 mg/l không khác biệt nhiều so với các hoa nở đối chứng. Như vậy, các nụ hoa khi đạt chiều dài tăng trưởng nhất định (thường trên 7,0 cm) trên một phát hoa thì nở hoa. Lúc đó, ta xử lí BA 20 mg/l lên các nụ hoa này, có tác dụng kích thích hoa nở to và sớm hơn vào 1 ngày sau đó (bảng 3.7). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 69 Bảng 3.7: Sự tăng chiều dài và tăng đường kính hoa nở của các nụ hoa dài nhất trên một phát hoa, ở các nhánh trên cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương sau khi xử lí BA 20mg/l và GA3 20mg/l (thí nghiệm được thực hiện tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. Hồ Chí Minh tháng vào tháng 3 năm 2009) Thời gian (ngày) Đặc điểm Đối chứng BA 20 mg/l GA3 20mg/l Chiều dài nụ hoa (cm) 5,37±0,12a 5,50±0,25a 5,20±0,06a 1 Đường kính hoa nở (cm) 5,83±0,09a 7,03±0,12b 5,93±0,09a Chiều dài nụ hoa (cm) 6,10±0,12ab 6,20±0,25b 5,60±0,06a 2 Đường kính hoa nở (cm) 6,63±0,09a 7,83±0,12b 6,70±0,12a Chiều dài nụ hoa (cm) 6,90±0,21b 7,40±0,25b 6,00±0,06a 3 Đường kính hoa nở (cm) 7,80±0,06a 8,93±0,12b 7,77±0,09a Các giá trị trong các hàng với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05. Ảnh 3.42: Nụ hoa dài nhất trên một phát hoa của nhánh trên cành ghép Thần Tài, đối chứng (t=0) (tháng 3/2009). 1,25 cm Ảnh 3.43: Nụ hoa sứ dài nhất trên một phát hoa của nhánh trên cành ghép Thần Tài, đã nở hoa vào ngày thứ nhất, đối chứng (t=1) (tháng 3/2009). 1,25 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 70 Ảnh 3.44: Nụ hoa dài nhất trên một phát hoa của nhánh trên cành ghép Thần Tài, khi bắt đầu xử lí BA 20 mg/l (t=0) (tháng 3/2009). 2,25 cm Ảnh 3.46: Nụ hoa dài nhất trên một phát hoa của nhánh trên cành ghép Thần Tài, khi bắt đầu xử lí GA3 20 mg/l (t=0) (tháng 3/2009). 1,25 cm Ảnh 3.47: Nụ hoa dài nhất trên một phát hoa của nhánh trên cành ghép Thần Tài, đã nở hoa vào ngày thứ nhất sau khi xử lí GA3 20 mg/l (t=1) (tháng 3/2009). 1,25 cm Ảnh 3.45: Nụ hoa dài nhất trên một phát hoa của nhánh trên cành ghép Thần Tài, đã nở hoa to vào ngày thứ nhất sau khi xử lí BA 20 mg/l (t=1) (tháng 3/2009). 2,25 cm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 71 ♣ Ứng dụng xử lí GA3 20 mg/l và BA 20 mg/l trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng và Đại Mỹ Nhân * Xử lí GA3 20 mg/l lên lá của các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng (“Miss India”) Khoảng 3 tuần sau khi ghép, xử lí GA3 20 mg/l lên lá của tất cả các nhánh trên các cành ghép Vươn Hồng trên gốc Sứ Thái thường (mỗi tuần 1 lần xử lí), cho đến khi xuất hiện các nụ hoa đầu tiên thì dừng. Vào lần ra hoa đợt 1, tất cả các nhánh có xử lí GA3 20 mg/l đều ra hoa (ảnh 3.48). Sau khi ra hoa xong đợt 1, các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng tiếp tục được xử lí GA3 20 mg/l (mỗi tuần 1 lần xử lí) để tăng trưởng nhánh và phát triển lá cho đến khi xuất hiện các nụ hoa đầu tiên vào lần ra hoa đợt 2 thì dừng. Khoảng 2 tháng sau khi xử lí GA3 20 mg/l thì tất cả các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng đều ra hoa (ảnh 3.49). * Xử lí BA 20 mg/l lên cụm hoa của các nhánh trên cành ghép Đại Mỹ Nhân (“Poseidon”) Khi nụ hoa cấp 1 đạt đến chiều dài nhất định (thường lớn hơn 7,0 cm) thì nở hoa, ta xử lí BA 20 mg/l (1 lần) lên cụm hoa của nhánh trên cành ghép Đại Mỹ Nhân. Khoảng 2 tuần sau khi xử lí, tất cả 16 nụ hoa trên cụm hoa Đại Mỹ Nhân đều nở hoa to, đều và đẹp (ảnh 3.51 và 3.52). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 72 Ảnh 3.48: Tất cả các nhánh trên các cành ghép Vươn Hồng đều ra hoa (đợt 1), khoảng 1 tháng sau khi xử lí GA3 20 mg/l. Ảnh 3.49: Tất cả các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng đều ra hoa (đợt 2), khoảng 2 tháng sau khi tiếp tục xử lí GA3 20 mg/l. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 73 Ảnh 3.51: Cụm hoa (16 nụ hoa) của nhánh trên cành ghép Đại Mỹ Nhân trước khi xử lí BA 20 mg/l. Ảnh 3.52: Tất cả 16 nụ hoa đều nở hoa trên cụm hoa Đại Mỹ Nhân khoảng 2 tuần sau khi xử lí BA 20 mg/l. Ảnh 3.50: Cụm hoa (10 nụ hoa) Đại Mỹ Nhân, trong đó 5 nụ hoa đã nở và rụng khi không có xử lí BA 20 mg/l . Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 74 3.2. THẢO LUẬN ♣ Hình thái và sinh lý về hiện tượng ghép ở cây Sứ Thái * Sự biến đổi cấu trúc giải phẫu tại vùng ghép trong quá trình làm lành vết thương Điều kiện để hình thành vùng ghép cần có sự dính chặt giữa gốc ghép và cành ghép, sự gia tăng của các tế bào mô sẹo tạo cầu nối mô sẹo tại vùng ghép và sự tái sinh mô mạch để nối liền hệ thống dẫn truyền giữa cành ghép và gốc ghép (Harmann và Kester, 1983). Vết thương đã được tạo tại nơi cắt trên cành ghép và gốc ghép. Vì vậy, hiện tượng đầu tiên có thể thấy được sau khi ghép được hai ngày, là sự xuất hiện lớp tế bào chết trên cả gốc ghép và cành ghép (ảnh 3.2). Hiện tượng này cũng đã được Dace Megre (2004) quan sát trong quá trình hình thành vùng ghép trên cây Đỗ Quyên (Rhododendron caucasicum), có hoa màu trắng. Sau đó, để làm lành vết thương thì lớp tế bào chết này phải bị hòa tan và mất dần đi bởi sự tăng nhanh và lấp đầy của đám tế bào mô sẹo bên dưới (ảnh 3.3). Stoddard và McCully (1980) cũng đã mô tả giống như hiện tượng trên. Theo Dormling (1963), các tế bào mô sẹo bên dưới lớp tế bào chết, có nguồn gốc từ những tế bào sống không bị thương (những tế bào nhu mô) của vùng vỏ và tượng tầng trên cả cành ghép và gốc ghép. Những tế bào mô sẹo hình thành khác biệt với mạch gỗ và mạch libe. Hầu hết các tế bào mô sẹo bắt đầu hình thành từ cành ghép. Nên trong quá trình làm lành vết thương (khoảng ba tuần sau khi ghép) lớp tế bào chết bị các tế bào mô sẹo đẩy và hòa tan dần về phía gốc ghép (ảnh 3.2, ảnh 3.4). Ngược lại, khi gốc ghép đã ổn định, sau đó có thể phát triển mô sẹo nhiều hơn so với cành ghép. Cùng với sự hòa tan dần của lớp tế bào chết có sự hình thành các mạch mới xuyên qua cầu nối mô sẹo (Copes, 1969). Mạch gỗ mới hình thành đầu tiên sau đó đến mạch libe mới hình thành. Và tiếp đó tượng tầng mới đã hình thành nối liền giữa mạch gỗ và mạch libe mới xuyên qua cầu nối mô sẹo để sửa chữa vết thương. Qúa trình này đã diễn ra từ hai đến ba tuần sau khi ghép (ảnh 3.4). Sau khi tượng Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 75 tầng mới hình thành thì mạch gỗ và mạch libe thứ cấp hình thành, để gốc ghép có đủ khả năng nâng đỡ sức nặng của cành ghép. Điều quan trọng của giai đoạn này có thể hoàn tất trước khi có nhiều lá non phát triển trên chồi ghép hoặc nói khác đi trước khi các lá sẽ tàn héo và chồi ghép có thể chết (ảnh 3.5). Đám nhu mô mới tạo ra đã trở nên xốp, thấm nước và có thể dẫn dinh dưỡng và hợp chất cần thiết từ gốc ghép cung cấp cho cành ghép bên trên. Giai đoạn cuối của quá trình này, sự phát triển của các chồi trên cành ghép tổng hợp auxin và di chuyển hữu cực tác động vào vùng ghép giúp vết thương mau chóng hồi phục. Bao bọc bên ngoài vùng ghép, các mô sẹo tạo thành một lớp tế bào chu bì giúp cho vết thương trở nên hóa bần để ngăn cản các bệnh tật xâm nhập (Esau, 1967). Sự làm lành vết thương tại vùng ghép sau cùng khi lớp tế bào chết biến mất, các tế bào mô sẹo lấp đầy và sự nối liền hệ thống các mạch hoàn tất (sau 1 tháng kể từ lúc ghép). Lúc đó, trên cành ghép, xuất hiện các chồi dinh dưỡng và phát triển tốt (ảnh 3.6). Vết thương tại vùng ghép không được làm lành khi các tế bào không nhận biết được với nhau, đường kính lớn quá khổ cả trên hoặc dưới vùng ghép, sự suy yếu của gốc ghép (Stoddard và McCully,1980). Khi đó tại vùng ghép, các tế báo bị chết dần, hệ thống mạch không liên tục và không rõ ràng. Cuối cùng dẫn đến sự chết non và rụng của cành ghép (ảnh 3.7, ảnh 3.8). * Ảnh hưởng auxin và cytokinin trong quá trình làm lành vết thương tại vùng ghép Các nhân tố hormone đặc biệt là auxin và cytokinin liên quan tới sự cảm ứng quá trình phân chia và phân hóa các yếu tố mạch dẫn trong hệ thống ghép (Esau, 1967; Falm, 1989). Vai trò của auxin trong việc phân hóa mạch là kích thích sự tạo thành mạch gỗ và mạch libe mới trong thân và lan rộng theo hướng từ chồi đến rễ. Ví dụ ở Coleus, auxin là yếu tố điều khiển sự tái sinh mạch xung quanh vết thương (Davies, 1995). Do đó, khi áp dụng auxin ngoại sinh với nồng độ thích hợp (IAA 20 mg/l và 30 mg/l) thì sự làm lành vết thương tại vùng ghép diễn ra nhanh hơn (ảnh 3.13, 3.14 Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 76 và 3.15). Vào ngày thứ mười sau khi ghép, xử lí IAA 30 mg/l kích thích các tế bào mô sẹo tăng nhanh, lấp đầy và hòa tan dần lớp tế bào chết; cùng với lúc đó là sự hình thành mạch gỗ, mạch libe và tượng tầng mới xuyên qua cầu nối mô sẹo (ảnh 3.15). Điều này cho thấy, auxin ở một lượng nhất định có khả năng cảm ứng trực tiếp sự phân chia các tế bào mô sẹo, đồng thời giúp sự phân hóa hệ thống mạch dẫn tại vùng ghép (Taiz và Zeiger, 1991). Cytokinin cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phân chia tế bào. Giống như auxin, cytokinin có khả năng điều khiển sự tái sinh mạch xung quanh vết thương. Davies (1995) đã chứng minh khi cytokinin cùng với auxin kích thích giai đoạn sớm của sự tái sinh mạch nhanh hơn, trong thời gian có nhiều tế bào đang phân chia. Vì vậy, xử lí kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l lên vùng ghép, việc làm lành vết thương càng diễn ra nhanh hơn so với xử lí riêng IAA 20 mg/l hoặc IAA 30 mg/l. Vào ngày thứ mười sau khi ghép, tại vùng ghép có xử lí IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l, lớp tế bào chết biến mất và có sự hình thành các mạch gỗ và mạch libe thứ cấp mới (ảnh 3.16). Như vậy, vết thương tại vùng ghép có xử lí IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l đã lành, và các chồi trên cành ghép bắt đầu sinh trưởng và phát triển tốt chỉ sau mười ngày kể từ lúc ghép (ảnh 3.12). ♣ Hình thái và sinh lý về hiện tượng ra hoa của các nhánh trên cành ghép ở cây Sứ Thái * Sự biến đổi hình thái bên ngoài của chồi ngọn trong quá trình ra hoa ở các nhánh trên cành ghép Sự ra hoa là một bước chuyển quan trọng trong đời sống thực vật. Để một chồi dinh dưỡng trở thành chồi sinh dục, thực vật cần phải đạt tới trạng thái phát triển tối thiểu hay trưởng thành ra hoa (Bùi Trang Việt, 2000; Trương Thị Đẹp, 1999). Như vậy, thời gian kể từ lúc bắt đầu ghép cho đến khi xuất hiện nụ hoa đầu tiên ở các nhánh trên cành ghép là khoảng hai đến ba tháng, tùy theo các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển của các nhánh sứ. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 77 Trong giai đoạn sinh trưởng, các nhánh trên cành ghép liên tục kéo dài lóng và ra nhiều lá (ảnh 3.17). Đến khi các nhánh trên cành ghép đạt trạng thái trưởng thành ra hoa, các lá đài xuất hiện với các gân đỏ ở mặt dưới, cũng là lúc chồi dinh dưỡng đã biến đổi thành chồi sinh dục (ảnh 3.18). Nhiều thực vật không tạo một hoa đơn độc mà là một cụm hoa (phát hoa) mang nhiều hoa (Bùi Trang Việt, 2000). Khi đạt trạng thái trưởng thành, tại các nhánh trên cành ghép Ngọc Tú Cầu, hình thành phát hoa hình xim hai ngả với kiểu tăng trưởng hạn định và thường có từ bảy đến chín nụ hoa. Sự kéo dài trục phát hoa, sự hình thành các cơ quan hoa, sự kéo dài nụ hoa và nở hoa sau khi mô phân sinh hoa tự hình thành, diễn ra tuần tự từ đỉnh xuống và theo thời gian. Trong khi nụ hoa cấp 1 ở đỉnh phát hoa kéo dài thì nụ hoa cấp 2 và nụ hoa cấp 3 hình thành các cơ quan hoa (ảnh 3.21). Khi nụ hoa cấp 1 đạt đến chiều dài nhất định (thường lớn hơn 7,0 cm) thì hoa nở, cũng là lúc nụ hoa cấp 4 hình thành, trong khi đó các nụ hoa cấp 2 và cấp 3 kéo dài (ảnh 3.23). Như vậy, thời gian từ khi nụ hoa cấp 1 hình thành đến khi nở hoa và héo tàn khoảng 8 – 10 ngày. Bên cạnh đó, thời gian tính từ khi xuất hiện nụ hoa cấp 1 (nụ hoa đầu tiên) trên trục phát hoa cho đến khi nụ hoa cấp 4 héo tàn khoảng 18 – 20 ngày, ở các nhánh trên cành ghép Ngọc Tú Cầu (ra hoa đợt 1). Trong khi trục phát hoa đang kéo dài thì bên dưới xuất hiện một chồi nách phát triển thành chồi dinh dưỡng và đẩy trục phát hoa sang một bên (ảnh 3.22). Các biến đổi này cũng đã được quan sát trên cây dâu tây Fragaria x ananassa (Darrow, 1996). Nhìn chung, giai đoạn chuyển từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục tại các nhánh trên cành ghép bắt đầu khi có sự kéo dài lóng, sinh trưởng của lá giảm, các lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới lá, và sự thay đổi hình dạng và kích thước của chồi ngọn. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 78 Trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép trải qua 3 giai đoạn biến đổi hình thái bên ngoài của chồi ngọn: - Giai đoạn 1: Chồi dinh dưỡng tăng trưởng bất định, giúp phát triển thân, nhánh và lá (ảnh 3.17). - Giai đoạn 2: Chồi sinh dục xuất hiện ở nách các lá đài có các gân đỏ ở mặt dưới (ảnh 3.18). - Giai đoạn 3: Chồi sinh dục kéo dài trục phát hoa hạn định và phân hóa thành các nụ hoa cấp 1, 2, 3 và 4; cùng với sự mất dần các gân đỏ trên các lá đài trở lại màu xanh lá (ảnh 3.23). * Sự biến đổi hình thái giải phẫu của mô phân sinh ngọn ở các nhánh trên cành ghép Một trong những quá trình có ý nghĩa nhất trong đời sống thực vật là sự tái tổ chức mô phân sinh ngọn chồi dinh dưỡng bất định thành mô phân sinh hoa hạn định (Bùi Trang Việt, 2000). Trong giai đoạn sinh trưởng, mô phân sinh ngọn có đỉnh hơi nhọn đặc trưng của mô phân sinh dinh dưỡng (ảnh 3.24). Khi các nhánh ngừng tăng trưởng, mô phân sinh sinh dục xuất hiện. Mô phân sinh sinh dục này là mô phân sinh hoa tự có đỉnh nới rộng, dấu hiệu bắt đầu ra hoa (ảnh 3.25). Hoạt động kéo dài của mô phân sinh hoa tự này làm kéo dài trục phát hoa, sẽ cho ra các mô phân sinh hoa ở vị trí nách lá bắc. Từ đỉnh, mô phân sinh hoa tự kéo dài và biến đổi trực tiếp thành mô phân sinh hoa cấp 1. Còn các mô phân sinh hoa cấp 2, 3 và 4 hình thành trong nách các lá bắc bên dưới mô phân sinh hoa cấp 1 (ảnh 3.28, ảnh 3.29, ảnh 3.30). Mô phân sinh hoa khác với mô phân sinh dinh dưỡng: thay vì tạo lá thì mô phân sinh hoa tạo các cơ quan hoa như lá đài, lá cánh, nhị và nhụy (Bùi Trang Việt, 2000). Những biến đổi này cũng đã được quan sát ở các mô phân sinh hoa trên trục phát hoa của các nhánh trên cành ghép Ngọc Tú Cầu (ảnh 3.29, ảnh 3.30) Sự hình thành các mô phân sinh hoa diễn ra tuần tự theo thời gian. Mô phân sinh hoa cấp 1 hình thành cho nụ hoa cấp 1 đầu tiên, các mô phân sinh hoa khác (cấp 2, 3 và 4) hình thành sau đó. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 79 Nhìn chung, trong quá trình ra hoa ở các nhánh trên cành ghép trải qua 3 giai đoạn biến đổi hình thái giải phẫu của mô phân sinh ngọn: - Giai đoạn 1: Mô phân sinh dinh dưỡng có đỉnh hơi nhọn (ảnh 3.24). - Giai đoạn 2: Mô phân sinh hoa tự hình thành có đỉnh hơi rộng (ảnh 3.25). - Giai đoạn 3: Mô phân sinh hoa tự hoạt động kéo dài trục phát hoa và phân hóa thành các mô phân sinh hoa cấp 1, 2, 3 và 4 ở nách các phát thể lá bắc (ảnh 3.29). * Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp qua các giai đoạn phát triển của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép Trong quá trình phát triển của cây, tùy theo giai đoạn mà cây cần năng lượng nhiều hay ít. Quang hợp tại các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, mạnh nhất trong giai đoạn dinh dưỡng giúp cây có đủ chất tăng trưởng nhánh và phát triển lá. Nhưng khi chuyển qua giai đoạn ra hoa (lá đài có các gân đỏ ở mặt dưới lá và kéo dài trục phát hoa) thì sự tăng trưởng của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép cũng sẽ giảm theo cường độ quang hợp (bảng 3.3, hình 3.3). Trong quá trình ra hoa, cây cần nhiều năng lượng trong các giai đoạn đầu để phân hóa thành các cơ quan hoa (Taiz và Zeiger, 2002). Vì vậy, cường độ hô hấp giảm mạnh khi lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới lá và kéo dài trục phát hoa tại các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép (hình 3.4). Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn nở hoa, cũng chính là giai đoạn cuối cùng của sự ra hoa, và hoa lão suy dần thì các nhánh và lá bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại. Do đó, ở giai đoạn nở hoa này tại các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, cường độ quang hợp và cường độ hô hấp đều gia tăng trở lại (bảng 3.3). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 80 * Sự tương quan trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép khi quan sát ngoài tự nhiên Bên cạnh nhiệt độ và quang kỳ, sự tương quan giữa các cơ quan có vai trò quan trọng trong sinh lý của sự ra hoa. Sự tương quan là ảnh hưởng qua lại về mặt chức năng giữa các cơ quan hay các nguồn khác nhau trong cơ thể thực vật (Bùi Trang Việt, 2000). Chính vì vậy, sự sinh trưởng và phát triển của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép có sự khác biệt nhau khá rõ. Có thể nói, ở cây nhạy cảm với quang kỳ, lá có vai trò quan trọng trong sự ra hoa; ở các cây bất định, lá không quan trọng, nhưng cây có một khuynh độ sinh lý của sự ra hoa dọc theo thân, từ trên xuống (khuynh độ này không rõ ở các cây nhạy cảm với quang kỳ). Khuynh độ ấy liên quan tới sự phân phối dọc theo thân những chất chưa được xác định rõ nhưng có thể là các hormone được thành lập trong giai đoạn ấu niên (auxin, giberelin, acid abcisic) hay các chất biến dưỡng (đường, acid amin). Vì các yếu tố khởi phát sự ra hoa khác nhau phát sinh từ những phần khác nhau của cơ thể thực vật, nên chắc chắn phải có sự tương tác giữa các phần khác nhau của thực vật trong sự ra hoa. Như thế, số phận của một mô phân sinh ngọn (vẫn ở trạng thái dinh dưỡng hay chuyển sang trạng thái ra hoa) được kiểm soát bởi một loạt dấu hiệu dọc theo cơ thể thực vật (Bùi Trang Việt, 2000). Vì vậy, các quá trình sinh trưởng và ra hoa ở các nhánh trên cành Ghép sẽ diễn ra khó khăn và chậm hơn so với các nhánh trên cành Tự Ghép (bảng 3.2). Sự tương quan về đường kính giữa gốc ghép và cành ghép: - Đường kính gốc ghép bằng với cành ghép thì các nhánh trên cành ghép sẽ phát triển không mạnh. - Đường kính gốc ghép lớn hơn cành ghép thì các nhánh trên cành ghép phát triển mạnh (Hoàng Đức Khương, 2006). Trong thí nghiệm ghép, sự tương quan về đường kính giữa cành Tự Ghép và cành Ghép với gốc ghép Ánh Dương không khác biệt nhau nhiều. Vì vậy, sự tương quan về đường kính, ít liên quan đến quá trình sinh trưởng và ra hoa khác nhau của các nhánh trên cành Tự Ghép và cành Ghép. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 81 Phần lớn thực vật dùng tín hiệu môi trường để điều hoà sự chuyển tiếp ra hoa. Các thí nghiệm ghép chứng minh quang kỳ làm xuất hiện các dấu hiệu ra hoa được truyền từ lá tới mô phân sinh ngọn trong libe (cùng với các chất đồng hoá) (Bùi Trang Việt, 2000). Giữa các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, cường độ quang hợp và cường độ hô hấp có sự chênh lệch nhau khá rõ qua các giai đoạn phát triển. Khi còn ở giai đoạn dinh dưỡng, cường độ quang hợp của các nhánh trên cành Tự Ghép tăng mạnh hơn các nhánh trên cành Ghép (bảng 3.3, hình 3.3). Từ đó cho thấy, sau khi ghép, sự tăng trưởng nhánh và phát triển lá của các nhánh trên cành Tự Ghép diễn ra mạnh hơn các nhánh trên cành Ghép (bảng 3.2). Sau đó, từ giai đoạn dinh dưỡng chuyển sang giai đoạn ra hoa (lá đài có các gân đỏ ở mặt dưới và kéo dài trục phát hoa), cường độ quang hợp và cường độ hô hấp tại các nhánh trên cành Ghép giảm mạnh hơn các nhánh trên cành Tự Ghép (bảng 3.3, hình 3.3, hình 3.4). Điều này chứng tỏ, sau khi ghép, các nhánh trên cành Ghép trong quá trình ra hoa cần nhiều năng lượng hơn, và cũng sẽ ra hoa yếu hơn so với các nhánh trên cành Tự Ghép (bảng 3.2). Khi chồi dinh dưỡng đã chuyển sang chồi sinh dục thì lá đài xuất hiện với các gân đỏ ở mặt dưới. Lúc đó, hoạt tính của AAB và IAA của các chồi ngọn tại các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép khác biệt không có ý nghĩa (bảng 3.4). Tuy nhiên, hoạt tính zeatin và GA3 trong các chồi ngọn của nhánh trên cành Tự Ghép đều thể hiện cao hơn nhánh trên cành Ghép. Từ đó cho thấy, ở cùng một thời điểm ghép trên một gốc sứ ghép, thì các nhánh trên cành Ghép (100 ngày) sẽ ra hoa chậm hơn các nhánh trên cành Tự Ghép (75 ngày) (bảng 3.2). * Ảnh hưởng của giberelin và cytokinin trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép Lá là nơi nhận cảm ứng và chồi là nơi phản ứng ra hoa, do đó có sự vận chuyển kích thích từ lá tới chồi. Kích thích (dấu hiệu) ấy có bản chất là hormone và được Chailakhyan (1936) gọi là florigen. Florigen là hormone ra hoa chuyên biệt cho sự ra hoa, có tính phổ biến ở thực vật. Sự di chuyển của florigen không có tính hữu cực (có thể đi lên hay đi xuống và qua chỗ ghép). Florigen có bản chất là một Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 82 phức hợp gồm 2 thành phần: giberelin được tạo ra trong ngày dài và anthesin (chưa biết bản chất) được tạo ra trong ngày ngắn. Ở cây Sứ Thái, là cây bất định, có tốc độ tổng hợp anthesin và giberelin đều cao, nên ra hoa khi trưởng thành bất chấp điều kiện quang kỳ (trong điều kiện ngày dài hay ngày ngắn đều có thể ra hoa) (Bùi Trang Việt, 2000). Đo hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật vào giai đoạn các lá đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới, ta thấy so với hoạt tính AAB, IAA và zeatin thì hoạt tính GA3 thể hiện cao nhất (bảng 3.3). Điều này cho thấy, nếu ta xử lí GA3 ngoại sinh trước đó, có khả năng kích thích sự ra hoa trên các nhánh của cành Tự Ghép và Ghép. Trong thí nghiệm xử lí GA3 20 mg/l lên lá của các nhánh trên cành Ghép Ngọc Tú Cầu, sự xuất hiện các nụ hoa đầu tiên (44 ngày sau khi ghép) diễn ra sớm hơn các nhánh trên cành Ghép Ngọc Tú Cầu không xử lí (100 ngày sau khi ghép ). Vào ngày thứ 75 sau khi ghép, trong khi các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép không xử lí vẫn còn đang trong giai đoạn ra hoa đợt 1 thì các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép có xử lí GA3 20 mg/l đã xuất hiện các nụ hoa đầu tiên trong giai đoạn ra hoa đợt 2. Như vậy, các nhánh sau khi xử lí GA3 20 mg/l có sự ra hoa rất sớm so với các nhánh không xử lí. Mặt khác, do các nhánh có xử lí GA3 20 mg/l phải ra hoa liên tục 2 đợt sớm hơn, sử dụng năng lượng nhiều hơn cho sự ra hoa, nên sau khi chuyển sang giai đoạn ra hoa đợt 2 thì sự tăng trưởng nhánh bị chậm lại, số hoa trên một phát hoa cũng giảm (số nụ hoa trên một phát hoa của các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép, không xử lí có từ 7 – 8 nụ hoa, xử lí GA3 20 mg/l có từ 5 – 6 nụ hoa) (bảng 3.4, bảng 3.5). Tuy nhiên, mối liên hệ định lượng giữa giberelin “có tác dụng” (hay “đúng”) với sự ra hoa rất quan trọng (Bùi Trang Việt, 2000). Vì vậy, chỉ với thí nghiệm xử lí GA3 20 mg/l trên vẫn chưa thể khẳng định với nồng độ đó GA3 có tác dụng kích thích sự ra hoa của các nhánh trên cành ghép. Bên cạnh đó, vai trò của cytokinin điều hòa trong sự ra hoa cũng đáng được quan tâm (Bernier, 1988). Theo Chailakhyan (1985), cytokinin có nhiều tác động trực tiếp trong quá trình cảm ứng ra hoa ở chồi ngọn của cây. Cytokinin là chất kích thích chuyển đổi những tế bào Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 83 mô phân sinh đi vào giai đoạn phân chia sớm của sự ra hoa ở cây Xanthium strumarium (Kinet et al., 1994). Như vậy, GA3 hay cytokinin là chất kích thích sự ra hoa trong giai đoạn chuyển tiếp ra hoa của các nhánh trên cành ghép? Trong thí nghiệm sau đó, ta xử lí các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ở các nhánh trên cành ghép Thần Tài (đã được 26 ngày sau khi ghép). Vào ngày thứ 16, sau khi xử lí GA3 20 mg/l, các nhánh trên cành ghép Thần Tài ra hoa rất sớm (khoảng 42 ngày đã ra hoa kể từ lúc ghép). Trong khi đó, nếu tăng nồng độ GA3 xử lí lên 30 mg/l thì các nhánh trên cành ghép Thần Tài cũng ra hoa sớm nhưng ít hơn mà chủ yếu tăng trưởng kéo dài các nhánh. Mặt khác, vào ngày thứ 16 sau khi xử lí BA 20 mg/l, các nhánh trên cành ghép Thần Tài vẫn chưa thấy hiện tượng ra hoa (bảng 3.6). Qua 2 thí nghiệm trên, ta có thể chứng minh GA3 20 mg/l có vai trò kích thích sự ra hoa của các nhánh trên cành ghép. Cytokinin kích thích quá trình phân hóa tế bào và có vai trò trong sự hình thành hoa (Astot et al., 2000). Bên cạnh đó, qua 2 thí nghiệm trên, ta có thể nói cytokinin không phải là chất kích ra hoa trong giai đoạn chuyển tiếp ra hoa của các nhánh trên cành ghép. Như vậy, cytokinin có vai trò gì vào giai đoạn tăng trưởng và nở hoa tiếp đó trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép? Ở một thí nghiệm khác, khi các nụ hoa đạt chiều dài tăng trưởng nhất định (thường lớn hơn 7,0 cm thì sau đó hoa nở) trên một phát hoa của các nhánh trên cành ghép Thần Tài, ta xử lí BA 20 mg/l và GA3 20 mg/l lên các nụ hoa này. Vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi xử lí, trên các nhánh của cành ghép Thần Tài có xử lí GA3 20 mg/l đã làm chậm sự kéo dài các nụ hoa này. Còn ở các nụ hoa dài nhất có xử lí BA 20 mg/l đã có tác dụng kéo dài nụ hoa và kích thích đường kính hoa nở to hơn vào một ngày sau đó (bảng 3.7). Dựa vào ảnh hưởng của giberelin và cytokinin trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép qua các thí nghiệm trên, ta ứng dụng xử lí GA3 20 mg/l và BA 20 mg/l lên các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng và Đại Mỹ Nhân. Kết quả đạt được sau khi xử lí GA3 20 mg/l, tất cả các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng đều ra hoa sớm trong 2 đợt ra hoa (ảnh 3.48 và 3.49). Ở ngoài tự nhiên, các nụ hoa trên Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 84 cụm hoa Đại Mỹ Nhân lần lượt nở hoa rồi héo tàn theo thời gian. Trong khi nụ hoa cấp 1 đầu tiên héo tàn và rụng cũng là lúc nụ hoa cấp 4 mới bắt đầu nở hoa. Vì vậy, trên cụm hoa có 10 nụ hoa thì trong đó có 5 nụ hoa đã nở và rụng còn lại 5 nụ hoa sẽ nở hoa lần lượt sau đó, ở các nhánh trên cành ghép Đại Mỹ Nhân (ảnh 3.50). Tuy nhiên, nếu ta xử lí BA 20 mg/l lên cụm hoa thì tất cả 16 nụ hoa Đại Mỹ Nhân sẽ nở hoa to, đều và đẹp, khoảng 2 tuần sau đó (ảnh 3.51 và 3.52).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11.pdf
  • pdf10_3.pdf
  • pdf12.pdf
  • pdf13.pdf
  • pdf1_2.pdf
  • pdf2_2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5_2.pdf
  • pdf6_4.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
Tài liệu liên quan