Ngày nay ngành thiết kế quảng cáo ở khắp mọi nơi, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta luôn luôn phải tiếp xúc với các sản phẩm, đó là yêu cầu thiết yếu. Vì vậy hệ thống các sản phẩm muốn có được chỗ đứng trên thị trường thì ngoài yếu tố phải liên tục gia tăng chất lượng thì còn rất cần thiết phải sử dụng rộng rãi các hình thức quảng cáo, tận dụng mọi yếu tố tiếp cận dẫn dắt người tiêu dùng - trước hết chính là các thông tin thị giác, thính giác.
Sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường có phần đóng góp rất lớn của ngừơi hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ trong đó quá trình nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, thu thập những kiến thức tổng hợp của các nhà thiết kế quảng cáo là đặc biệt cần thiết, nó phải được liên tục cập nhật đổi mới và phát triển không ngừng, nó phải có trách nhiệm của người lính trên tuyến đầu phục vụ, giáo dục, hướng dẫn thị hiếu tiêu dùng ở cấp độ ngày càng cao
42 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng và làm nhiệm vụ hướng dẫn thị hiếu khách hàng. ( Đó chính là một trong những biểu hiện của tính đồng bộ.)
2.2.3 Quy mô nhóm người tiêu thụ sản phẩm
Nhóm người tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào từng mục đích của đối tượng trong những cấp độ khác nhau. Song theo quy luật của tự nhiên: con người sinh ra đã phụ thuộc vào vật chất, dựa vào vật chất và ngày càng vươn tới cái đẹp . Con người biết vận dụng khoa học, nghệ thuật để phục vụ cuộc sống cá nhân và xã hội được tốt hơn. Quy mô nhóm người tiêu thụ sản phẩm càng nhiều đồng bộ với thương hiệu sản phẩm được quảng bá rộng rãi hơn.
Nhóm đối tượng tiêu thụ :
- xuất khẩu sang thị trường Mỹ và đông âu
-thi trường trong nước tập trung ở các thành thị
2.3 Phương án giải quyết
2.3.1 Thay đổi hoặc cải tạo đây truyền (công nghiệp hoá triệt để dây truyền sản xuất)
Hiện tại công nghệ dây truyền sản xuất sản phẩm của công ty là dây truyền bán tự động. Sản phẩm được thu về trải qua công đoạn thủ công như vệ sinh sản phẩm, tiếp đó mới đến quá trình tự động hoá dây truyền. Khi ra thành phẩm đóng hộp và dán thông số chỉ tiêu kỹ thuật lại là quá trình thủ công. Do vậy phương án đề xuất phải công nghiệp hoá dây truyền sản xuất để tiết kiệm thời gian, giải phóng nhân nhân lực, giảm chi phí kinh tế, tăng hiệu xuất công việc.
2.3.2 Makét tinh đổi mới và phát triển hình ảnh sản phẩm
Trên thị trường có nhiều mặt hàng rất phong phú về kiểu dáng bao bì do vậy người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với sở thích của mình. Thông thường khách hàng đòi hỏi ngoài chất lượng sản phẩm còn phải dễ sử dụng và tiện dụng trong việc vận chuyển sản phẩm và lưu thông hàng hoá. Việc thay đổi thiết kế bao bì là yêu cầu cần thiết đối với nhà sản xuất. Thay đổi thiết kế bao bì đầu tiên đặt ra phải đơn giản, dễ sử dụng tránh cầu kỳ tránh sự nhàm chán đối với khách hàng. Bao bì thay đổi phải phù hợp với yêu cầu thực tế, dễ tái sử dụng và bảo vệ môi trường. Đồng bộ hoá chủng loại bao bì sao cho kiểu dáng đó được áp dụng cho rất nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng không làm mất tính hấp dẫn của mỗi loại sản phẩm.
Tổ chức quảng bá sản phẩm và thương hiệu nhằm mục đích tạo ảnh hưởng sâu sắc đến khách hàng và người tiêu dùng. Do tính chất của sản phẩm Dứa hướng tới nhiều đối tượng nên chiến lược của công ty khi quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức: có thể tổ chức từng đợt khuyến mại khi tung ra thị trường một loạt sản phẩm mới. Hoặc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo...); quảng cáo trực tiếp (phát tờ rơi); quảng cáo công cộng (hệ thống pa nô, áp phích); quảng cáo tại điểm bán hàng(đồng phục của nhân viên, các phương tiện bán hàng); quảng cáo điện tử internet...
2.3.3 Đa dạng hoá sản phẩm.
Làm phong phú chủng loại,nhằm sử dụng triệt để hoạt động của dây truyền sản xuất và vùng nguyên liệu, nhân lực. Do đặc điểm tính chất của sản phẩm hướng tới nhiều đối tượng cho nên yêu cầu đặt ra đối với mỗi chủng loại sản phẩm phải nhiều hơn. Việc đa dạng hoá sản phẩm không chỉ đề cao tiềm năng về mẫu mã bao bì mà còn thể hiện sự phong phú về mặt chủng loại của sản phẩm.
2.3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu thời gian nhập nguyên liệu , chế biến và giải phóng hàng thương phẩm. Mục đích thu hút khách hàng dẫn tới tổng sản lượng sẽ tiêu thụ nhiều hơn. Do vậy đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà máy.
2.3.5 Vốn (tận dụng triệt để các nguồn vốn sẵn có,quay vòng vốn nhanh, tạo nguồn vốn mới trên cơ sở phát triển theo kế koạch).
Luôn cải tạo và đổi mới hệ thống dây truyền sao cho sản xuất nhiều các mặt hàng phù hợp với yêu cầu thực tế, hiệu quả. Bên cạnh đó không ngừng phát triển vùng nguyên liệu nhằm mở rộng và tăng thêm chủng loại sản phẩm. Để phù hợp, công ty phải xây dựng thêm nhà máy với quy mô sản xuất lớn hơn, kéo theo nhân lực sản xuất tăng đòi hỏi khả năng lưu thông hàng hoá càng ngày phải đáp ứng được theo tiến trình, công ty nên mở rộng tuyến xuất khẩu ra nhiều thị trường trong và ngoài nước, sao cho các tuyến cung ứng hàng hoá kết hợp hài hoà thông suốt.
2.4 Mục đích Xây dựng thương hiệu cho nhóm sản phẩm
2.4.1 Làm khách hàng hấp dẫn và tiêu thụ
Trên thị trường hiện tại, sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy một sản phẩm muốn chiếm được cảm tình của khách hàng thì sản phẩm đó phải hấp dẫn và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tạo tiềm thức hay vết hằn trong trí não mỗi người khi tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp đó được thực hiện dưới rất nhiều hình thức quảng bá khác nhau: có thể bằng các phương tiện truyền thông hoặc có thể đưa sản phẩm tham gia một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội của con người. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm khác nhau của khách hàng nên yêu cầu phải phong phú đa dạng về sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm đang hướng tới là học sinh, sinh viên thì yêu cầu đặt ra cho sản phẩm đó phải đơn giản, hấp dẫn, màu sắc tươi vui, giá thành phải phù hợp. Nhưng với đối tượng sản phẩm hướng tới là các bà nội trợ ngoài việc sản phẩm gây ấn tượng mạnh ,chất lượng, giá thành hạ và khối lượng sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu sử dụng thường xuyên. Do vậy yêu cầu đặt ra cho nhà thiết kế là phải tinh tế, linh hoạt và uyển chuyển trong thiết kế các chủng loại bao bì và quảng bá hàng hoá.
2.4.2 Làm người tiêu thụ có ấn tượng về nhóm sản phẩm.
Nhóm sản phẩm muốn gây được ấn tượng mạnh trước hết phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tiếp theo sẽ là hệ thống cung ứng hàng hóa. Hệ thống này hoạt động tốt sẽ duy trì đựợc thói quen sử dụng sản phẩm của khách hàng. Thông thường người tiêu dùng đón nhận sản phẩm thông qua phương tiện thị giác. Hệ thống quảng cáo phát triển thì người tiêu dùng sẽ đón nhận được nhiều hơn.
Trong quá trình xây dựng và khẳng định thương hiệu của sản phẩm người thiết kế đồ hoạ đóng góp tỷ lệ đặc biệt quan trọng- Họ phải tạo ra hệ thống mẫu nhãn, bao bì, áp phích và các hình thức thuộc đồ hoạ để bắt kịp xu hướng thị hiếu ngày càng cao của xã hội. Quảng bá thương hiệu, chính là tạo niềm tin và khẳng định vị trí cho các sản phẩm trong quan niệm của người tiêu dùng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Trong giới hạn của đề tài, dựa vào tình hình thực tế của nhà máy. Tôi đưa ra một số nhiệm vụ để thực hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Đồ án được nghiên cứu trên cơ sở hiểu biết về thiết kế mỹ thuật và xu thế phát triển của thị trường trong nước và thế giới.
Trên thực tế nguồn nguyên liệu dứa chiếm khá nhiều thị phần so với các nguyên liệu khác. Nếu như thị phần toàn bộ nhà máy là 100% sản lượng, dứa 60%, Nhãn, vải 30% các nguyên liệu khác 10% nên dứa là nguồn nguyên liệu chủ lực cung ứng và duy trì sự phát triển của công ty.
Các sản phẩm chế biến đòi hỏi phải có dây truyền công nghệ sao cho phù hợp và mang tính đồng bộ. Đồng bộ về dây truyền công nghệ là góp phần làm tăng giá trị kinh tế. Khi sản xuất đồng loạt lon nước uống 250 ml áp dụng cho tất cả các sản phẩm khác nhau thì nhà máy sẽ không phải đầu tư dây truyền cho từng loại sản phẩm. Chính vì vậy khi kinh phí đầu tư giảm thì lãi xuất sẽ tăng lên, rút ngắn được thời gian sản xuất, tiết kiệm được nhân lực lao động. Tính đồng bộ trong dây truyền sản xuất vừa tác động trực tiếp, vừa hỗ trợ gián tiếp không thể thiếu của các công ty nói chung và của công ty Đồng Giao nói riêng. Nhưng như thế vẫn chưa đủ điều kiện để sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều nhất
Thị trường hàng hoá hiện nay rất đa dạng và phong phú. Mỗi sản phẩm đều có tiếng nói và ngôn ngữ riêng.Việc có nhiều công ty cùng sản xuất một mặt hàng đã tạo nên thị trường sôi động, mang tính cạnh tranh cao. Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn. Điều đó buộc các nhà sản xuất phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, để thu hút sự chú ý khách hàng. Hầu như không một hãng sản phẩm nào muốn bán được hàng mà lại không phải thực hiện quảng cáo. Một nhà xã hội học nổi tiếng nói:
“Nếu không có quảng cáo thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ sụp đổ trong 15 giây”.
Quảng cáo là yếu tố không thể thiếu trong quá trình quảng bá thương hiệu của công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Nhưng quảng cáo như thế nào để đạt hiệu quả? Trong quá trình thiết kế quảng cáo sản phẩm, người hoạ sỹ thiết kế hay nhà doanh nghiệp không được đặt ý muốn bảo thủ của cá nhân mình áp đặt vào sản phẩm mà sản phẩm làm ra phải mang tính bao quát. Người thiết kế quảng cáo cần phải tìm hểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mong muốn gì, và từ đó đưa ra những ý tưởng thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng. Với tư cách là người thiết kế tôi khẳng định “ Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu sản phẩm” là quan trọng. Một trong những biểu hiện của tính đồng bộ đó là hệ thống mẫu nhãn mác , thiết kế bao bì, màu sắc , bố cục các thông tin, công nghệ, khả năng sử dụng bao bì và tái sử dụng bao bì.
Nội dung
Chương I
Khái quát một số vấn đề về quảng cáo sản phẩm
Thiết kế quảng cáo là gì ?
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quảng cáo, song ở đây ta có thể hiểu chung quảng cáo là một hình thức tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, nội dung của sản phẩm cho mọi người. Một quảng cáo phải thể hiện cô đọng, ý tưởng phải rõ ràng, minh bạch, thật sự cầu thị, không được giả dối, không được che đậy lừa gạt người tiêu dùng bằng bất kỳ hình thức nào. Cần phải quảng cáo sản phẩm với bản chất vốn có của sản phẩm. Những sản phẩm thử nghiệm đem ra thị trường tiêu thụ cần phải ghi rõ ràng không được cho người tiêu dùng hiểu sai là sản phẩm chính. Ngôn ngữ sử dụng trong quảng cáo cần phải được nghiên cứu kỹ khi đưa vào trong quảng cáo bởi nó phải phù hợp với nội dung đang quảng cáo. Nó chính là lời chào mời, lời giới thiệu rất quan trọng với người tiêu dùng. Chính vì vậy, mà từng câu, chữ đều phải chân thực, khúc triết, không đựợc mơ hồ.
Quảng cáo là một hình thức thông tin giao lưu thương mại với chức năng quan trọng là kích thích việc mua bán các sản phẩm, trao đổi về hệ thống sản phẩm với thị trường nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại . “ Sức mạnh của quảng cáo là nó có mặt ở khắp mọi nơi và làm cho người ta ưa thích”. Nó len lỏi vào mọi nơi vì nó chỉ mỗi việc làm tăng thêm giá trị của hàng hoá mà nó quảng cáo( Davidsion).
Trong cơ chế thị trường hiện nay khi các mặt hàng sản xuất ngày càng phát triển ồ ạt, cung lớn hơn cầu, kéo theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt. Vậy hơn bao giờ hết nhân tố chiến lược của các công ty phải đạt được trong hình thức mẫu mã, song song với nó là các hình thức quảng cáo thành công. Với trình độ phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay, các hình thức quảng cáo cũng trở nên đa dạng với nội dung và chất lượng hoàn hảo, đúng với mục tiêu của nhà sản xuất.
Trong chiến lược quảng cáo thì việc đưa ra thị trường các sản phẩm không chỉ đạt tốt về chất lượng sản phẩm mà hình thức mẫu mã, bao bì phải đẹp mang màu sắc riêng, ấn tượng riêng. Như vậy vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là nhà sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng các phương pháp điều tra khoa học kết hợp với việc phân tích thị trường, tổ chức trao đổi thăm dò ý kiến trắc nghiệm tâm lý và quan sát của người tiêu dùng.Vấn đề tiếp thị có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp.
Quảng cáo tác động đến thị trường như thế nào?
Quảng cáo không phải là mục đích sau cùng mà chỉ là phương tiện , công cụ giúp các doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình . Tuỳ vào mục tiêu cụ thể mà hoạt động quảng cáo có những chức năng sau :
- Làm cho sản phẩm của mình khác biệt với các sản phẩm khác .
- Để thông tin , hướng dẫn cách thức sử dụng sản phẩm.
- Mở rộng mạng lưới phân phối .
- Gia tăng sự yêu chuộng và gắn bó với các sản phẩm .
Hiện nay, cùng với sự phát triển của quảng cáo trên thế giới,Việt Nam cũng đang từng bước hoà nhập vào mặt bằng phát triển ấy.Việc quảng cáo có một ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.Cũng như marketing quảng cáo hướng người ta nhận thức ,quan tâm thích thú và hành động ,truyền đạt thông tin cụ thể nhằm thuyết phục người xem đi đến hoạt động .Tác động của quảng cáo đối với thị trường thông qua 6 giai đoạn :
- Giai đoạn nhận thức
- Giai đoạn lĩnh hội
- Giai đoạn chấp nhận
- Giai đoạn ưa chuộng
- Giai đoạn sở hữu
- Giai đoạn củng cố
Trong nền kinh tế thị trường thì quảng cáo như một công cụ thực hiện ý đồ kinh doanh của các nhà kinh doanh cũng giúp cho người tiêu dùng hiểu được lợi ích của sản phẩm. Nhờ có các hình thức của quảng cáo chuyển động như : quảng cáo truyền hình ,đài phát thanh ,hay những hình thức tiếp thị, khuyến mại như pano, áp phích, tờ rơi ,tờ gấp ... mà các doanh nghiệp tiếp cận được người tiêu dùng, tiêu thụ được sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, với lợi nhuận cao.
Song một quảng cáo đòi hỏi phải có tính văn hoá cao, thông qua một quảng cáo phải nêu bật được giá trị quảng cáo, nội dung , đối tượng cần quảng cáo phải rõ ràng ,ngôn ngữ hình ảnh phù hợp với văn hoá thưởng thức của từng khu vực, địa phương, dân tộc mà hàng hoá thâm nhập.
Giờ đây, quảng cáo có mặt trên thị trường với nhiều hình thức khác nhau như : ti vi, đài, viễn thông, internet, ... và một số phương tiện truyền thông phong phú khác . Chính vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được không thể không thực hiện hoạt động quảng cáo và chiến lược quảng cáo . Bởi những lý do trên mà vai trò của nhà thiết kế quảng cáo sản phẩm muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường lâu dài thì cần phải phân tích được điều kiện tiêu thụ của thị trường , xác định được vai trò của sản phẩm được quảng cáo, nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng , sản phẩm phải đạt được 3 yếu tố : đẹp -chất lượng -giá thành phù hợp.
Chương II
Vấn đề đặt ra cho nhà thiết kế.
2.1 Thiết kế đồ hoạ sản phẩm
Mỗi loại sản phẩm đều có những tính chất đặc thù riêng. Mỗi chủng loại sản phẩm lại có những hệ thống dây truyền sản xuất riêng. Ví dụ ta không thể dùng cách thiết kế của ôtô áp dụng cho mẫu nhãn bao bì sản phẩm khác ôtô. Hoặc không thể lấy cách thiết kế mẫu nhãn đồ hộp thực phẩm áp dụng cho thiết kế bao bì linh kiện máy tính được. Cho nên bắt buộc thiết kế đồ hoạ sản phẩm phải thích hợp với đặc thù của từng loại sản phẩm. Từ đó sản phẩm mang những tín hiệu đặc trưng mà người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết, thông qua hệ thống mẫu nhãn bao bì.
Trên thực tế có rất nhiều hãng nổi tiếng tạo được tính chất đặc thù của sản phẩm: Ví dụ: Hãng bia TIGER dựa vào hai màu xanh tím đậm ở áo và viền vàng ở cổ trên trang phục của công nhân viên là người tiêu dùng có thể liên tưởng đến hãng bia này. Hay chỉ dựa vào những đường uốn lượn như dải lụa hai màu đỏ và đen đặc trưng của hãng nước giả khát cocacola khách hàng có thể nhận biết ra thương hiệu của hãng rồi... Do vậy các yếu tố màu sắc, bố cục... là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc thiết kế đồ hoạ quảng cáo sản phẩm.
2.2 Đồ hoạ quảng cáo sản phẩm và thương hiệu
Đồ hoạ quảng cáo sản phẩm và thương hiệu chính là một sản phẩm bất kỳ muốn có vị trí trên thị trường, muốn người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm nhanh nhất, ấn tượng nhất thì ngoài việc vừa tiếp tục xây dựng thương hiệu vừa quảng bá sản phẩm còn phải sử dụng đồ hoạ vào trong quảng cáo sản phẩm.
Quảng bá thương hiệu và quảng cáo sản phẩm phải được đặt trong vùng quảng cáo - vùng này có mang cá tính hàng hoá đó. Ví dụ khi quảng cáo sản phẩm gia vị Knor chỉ có thể quảng cáo trong môi trường như chế biến và nấu nướng thức ăn chứ không thể quảng cáo trong môi trường khác lạ với nhóm sản phẩm đó được.
Sản phẩm được quảng cáo dưới rất nhiều hình thức có thể in hình thương hiệu lên các vật dụng hàng ngày như cốc, bát, đĩa... để người tiêu dùng nhận biết được hàng ngày hàng giờ, tại từng thời điểm.
2.3. Đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm,thương hiệu sản phẩm.
2.3.1 Sản phẩn đơn
Sản phẩm đơn là sản phẩm chỉ đứng một mình, không đứng cạnh sản phẩm khác hay nằm trong hệ thống sản phẩm đó. Sản phẩm đơn mang những đặc thù chung của tính chất hệ thống sản phẩm. Nhưng nó thể hiện được cá tính thoả mái hơn, biên độ sáng tác dễ dàng hơn, yêu cầu đặt ra trong quá trình quảng bá thương hiệu và quảng cáo sản phẩm đơn giản hơn.
Ví dụ: một cá nhân trong tập thể gia đình. Khi cá nhân chỉ đứng một mình không thuộc một gia đình nào cả. Cá nhân đó có quyền tự do đi lại, ăn mặc sặc sỡ tạo phong cách - không ai có thể ngăn cấm việc đó. Do đó có người khen, chê khác nhau. Nhưng khi đứng trong một tập thể gia đình người đó chắc chắn mang những đặc điểm của gia đình đó ( tai, mũi, mắt, nét mặt, dáng đi...) cho dù có thể cách một đời hay nhiều đời. Nếu cá nhân đó đi ra ngoài, người ngoài ra đình sẽ nhận thấy ngay những đặc điểm điển hình. “ anh ấy có miệng cười giống chị N quá...” Khi cá nhân này đưa phong cách của mình ở trong gia đình sẽ nổi bật, bị lạc lõng - người ta đánh giá rằng anh ấy không phải thuộc gia đình đó.
Thông thường với một sản phẩm cũng vậy khi đứng một mình người tiêu dùng thường khó nhận biết được sản phẩm đó hay thương hiệu sản phẩm đó bị mờ nhạt. Nên trong quá trình quảng bá thương hiệu, thiết kế đồ hoạ phải theo cái chung.
Trên thực tế cũng có một số hãng chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhưng vẫn quảng bá được thương hiệu sản phẩm. Ví dụ: Thương hiệu sản xuất máy bay (Boing), thương hiệu sản xuất tăm tre Việt nam. Sở dĩ như vậy vì những hãng này mang tính chất độc quyền nên việc sử dụng đồ hoạ quảng cáo sản phẩm ở mặt nào đó yêu cầu đặt ra trong phạm vi hẹp hơn.
2.3.2 Đồng bộ của các sản phẩm
Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng bá sản phẩm tức là đồng bộ từ lôgô, nhãn mác, bao bì, bố cục, màu sắc, đường nét về đồ hoạ... Sản phẩm thiết kế đồng bộ sẽ tôn vinh lẫn nhau không loại trừ nhau không gây cho người tiêu dùng sự nhàm chán đơn điệu. Ngoài ra sự đồng bộ còn được thể hiện ở kiểu dáng kiểu chữ như thế nào? Người thiết kế phải coi chữ không phải đơn giản là chữ nữa mà chữ còn là hình là mảng. Nó sẽ được nhà thiết kế xây dựng xuyên suốt trên các sản phẩm của đồ hoạ trên mọi chiến dịch quảng cáo.
2.3.2.1. Chữ -màu sắc sự liên kết mật thiết (một tiếng nói quan trọng) trong đồng bộ thiết kế quảng cáo sản phẩm.
Một sản phẩm muốn đứng vững được trên thị trường hiển nhiên phải xây dựng được thương hiệu vững vàng . Các sản phẩm đó mẫu mã phải đa dạng và màu sắc phải phong phú. Một trong những biểu hiện của tính đồng bộ là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố chữ và màu sắc để tạo nên phong cách, vẻ đẹp riêng cho hệ thống nhóm sản phẩm thương mại của mình trên thị trường.
Điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng: muốn có một tiếng nói riêng cho sản phẩm của mình thì cần phải xây dựng thương hiệu mà chữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng . Một thương hiệu được thiết kế đơn giản, rõ ràng thì sẽ có hiệu quả cho sự tiếp nhận và sức hấp dẫn đối với mắt nhìn, chiếm lĩnh được tâm trí khách hàng trong giây lát .Thương hiệu với đặc tính bắt buộc của mình là những tín hiệu có thể đọc được đã đem lại cho chữ một vị thế đặc biệt quan trọng và là yếu tố thiết yếu tạo nên thương hiệu.Thuật trình bày chữ cũng góp phần to lớn trong việc thiết kế tạo nên thương hiệu.
Chữ viết ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi và lưu giữ thông tin nhưng chữ viết không dừng lại ở đó mà dưới bàn tay tai tình của nhà thiết kế, chữ còn mang một thông điệp nghệ thuật. Khi chữ được thiết kế làm thương hiệu cho một công ty hay một tập đoàn, nó được đánh giá là hình thức thể hiện cao nhất: nhu cầu hoàn thiện và vươn tới cái đẹp ngày càng mãnh liệt. Ngày nay chúng ta đã quen thuộc với những tên thương hiệu như : NOKIA, SONY, SAMSUNG, trong lĩnh vực dầu khí : PETROLIMEX, SHELGAS, trong thực phẩm ăn uống LAVIE, VITAL, COCACOLA, TIGER BEER , NESCAFE, LIPTON, NESTEA ... mỹ phẩm :NIVEA ,POND,....
LAVI
Hầu hết trong số này đều dùng tên hiệu của mình để làm tên cho thương hiệu của hãng . Một minh chứng cho sự ảnh hưởng to lớn của kiểu chữ tới sự thành công trong thương hiệu. Người ta dường như có thể cảm nhận được hương thơm của NIVEA chỉ bằng cách ngắm nhìn kiểu chữ của nó .
NIVEA
Chữ NIVEA với kiểu dáng chắc khoẻ kết hợp với tên loại sản phẩm kem cũng màu trắng , với những nét thanh mảnh đưa đến một sự tương phản mạnh về hình khối giữa cứng và mềm nhưng lại tạo nên một thể thống nhất, một hương thơm quyến rũ dựa trên sự tin tưởng vững chắc mà chữ NIVEA đem lại. Với thương hiệu kỳ diệu này đã giúp cho hãng NIVEA chiếm được 35% thị trường mỹ phẩm thế giới – một con số mơ ước của các đối thủ cạnh tranh .
Thương hiệu của hãng Cocacola –một thương hiệu hàng đầu về đồ uống đóng chai , là thương hiệu trong năm 2000 được tuần báo Business Week phối hợp với công ty tư vấn nhãn hiệu Interband bình chọn là thương hiệu số 1 trong 100 thương hiệu dẫn đầu trên thế giới hiện nay với giá trị thương hiệu lên đến 69,64 tỷ USD hay như @ - một ký tự rất quen thuộc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin , đặc biệt là Internet với tốc độ “chóng mặt’’ và không ai tiếp cận với công nghệ thông tin này mà lại không biết tới ký hiệu @. Hãng Honda đã kết hợp chữ HONDA để tạo nên một thương hiệu mới cho loại xe mới của hãng – xe ‘@’. Và khi loại xe này tung ra thị trường với nhãn hiệu và kiểu dáng hoàn toàn mới đã chiếm lĩnh được tâm trí khách hàng . Họ đã bỏ ra số tiền lương gấp nhiều lần để mua xe mới thương hiệu thời thượng như một thứ “mốt của những người sành điệu”. Đó là điều kỳ diệu mà một ký tự quen thuộc đã tạo nên xác lập cho thương hiệu một vị trí xứng đáng và vững chắc trong vòng xoáy thị trường .
Tuy nhiên , thị trường luôn có quá nhiều thông tin mà không ai có thể lưu ý được hết tất cả ,do đó để thiết kế một thương hiệu ta phải xác định rõ được thương hiệu đó nhằm vào đối tượng nào để có thể đưa ra một kiểu chữ đặc trưng phù hợp . Theo tạp chí thương mại hàng đầu tại Hoa Kỳ Advertising Age, thì 36% các sản phẩm mới bị thất bại là do không ý thức được rõ về khán thính giả mục tiêu để đưa ra một thương hiệu chuẩn mực . Các công ty thành công thì họ biết rất rõ về khách hàng mà họ nhằm tới , điều này giúp cho họ có sức mạnh cao hơn bởi thông điệp của họ rất rõ ràng, có sức thu hút tối đa .
Bên cạnh đó , chữ được chọn để thiết kế cho thương hiệu phải được thiết lập “cảm giác rõ ràng” cần truyền đạt. Khả năng điều chỉnh , kiểm soát cảm xúc là một trong những đặc điểm mạnh nhất của thiết kế . Muốn gây được ấn tượng vào tâm trí khách hàng , thương hiệu cũng phải mang một ý nghĩa xác định , thương hiệu cũng phải có tính chất mô tả gợi cho người đọc nghĩ tới một đặc tính nổi bật nào đó của sản phẩm , tính thuyết phục, lợi ích mà sản phẩm đem lại , vừa phải có ý nghĩa trong từng câu chữ ,vừa phải hiện tượng cao gây cảm xúc thẩm mỹ , thể hiện rõ được cảm xúc “riêng biệt” phù hợp cho một thông tin duy nhất trong thiết kế thương hiệu là quan trọng.
VESPA
Điều nhận thấy ngay ở thương hiệu này, chữ không những truyền đạt thông tin mà sự tài tình của nhà thiết kế khi thiết kế thương hiệu ở chỗ mặc dù không có hình ảnh nhưng với đặc tính riêng biệt của kiểu chữ cùng với sự tinh tế trong việc lựa chọn để thiết kế tạo ra ngay một cảm giác đúng đắn của người tiêu dùng về hình ảnh sản phẩm. Chúng ta có thể khẳng định tầm quan trọng chủa chữ trong việc thiết kế nên một thương hiệu , nói lên được cốt lõi sản phẩm, là một ý tưởng được chắt lọc, tinh luyện , .... để có thể thể hiện trong một ý nghĩa rõ ràng, trong sáng. Nhưng dù đối với bất cứ đối tượng sáng tác thuộc loại nào, chúng ta vẫn phải nghiên cứu vẻ đẹp của chữ nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ và chức năng sử dụng khi gửi tới khách hàng một thông điệp về sản phẩm thông qua thương hiệu , mang đến cho xã hội những giá trị về thẩm mỹ và tinh thần thông qua từng thiết kế .
Ngoài ra , việc sử dụng chữ để thiết kế sản phẩm thương mại phải đọc được, có khi chữ sử dụng kết hợp với một hình ảnh tạo nên sức hấp dẫn riêng.
Cuộc sống của chúng ta thật hấp dẫn và đẹp biết bao bởi sự có mặt của màu sắc, màu cũng là nguyên liệu quan trọng trong quá trình thiết kế quảng cáo sản phẩm thương mại.Cùng với cuộc sống hiện đại , nhu cầu thẩm mỹ của công chúng ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ đó, việc thay đổi bao bì nhãn mác sao cho đẹp là điều cần thiết, là qui luật tất yếu của sản xuất hàng hoá .Việc xây dựng những biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm không nằm trong quy luật chung đó. Màu sắc của sản phẩm có vai trò quan trọng , nó góp phân quyết định không nhỏ trong việc thu hút thị giác của khách hàng đối với sản phẩm quảng cáo . Tính công năng , chất lượng của sản phẩm không đủ tính năng quyết định sự hình thành trong một quảng cáo .Do vậy cần phải xây dựng biểu tượng màu sắc – màu sắc là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho mỗi sản phẩm .Đó là hình thức không mấy dễ dàng cho nhà sản xuất bởi rất nhiều yếu tố tác động . Cùng với thời gian , sản phẩm phải được người tiêu dùng chấp nhận ,nên khi chọn màu làm biểu tượng đòi hỏi người hoạ sĩ phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ ,hiện đại trong co mắt của người tiêu dùng , thu hút , lôi cuốn thị giác của người tiêu dùng là vô cùng to lớn . Đó là điều tất yếu mà mỗi người thiết kế phải hiểu được trước khi đưa ra quảng cáo bất cứ một loại mặt hàng nào ,sản phẩm nào đó.
Hiện nay , trên thị trường ,có rầt nhiều các sản phẩm mới ra đời cùng với sự đa dạng, phong phú về chủng loại ,mẫu mã , mầu sắc . Tuỳ từng sản phẩm khác nhau mà thể hiện ý tưởng ,màu sắc khác nhau , phải mang đặc trưng riêng của từng loại . Ví dụ như : Màu nâu đen trong sản phẩm cacao đã đưa đến cho người tiêu dùng một cảm giác ngọt ngào mà quyến rũ .Màu sắc này đã trở thành một biểu tượng về màu sắc cho những sản phẩm Chôcôlate . Thể hiện đề tài về bộ phim viễn tưởng thì phải đưa ra những màu sắc ấn tượng, huyền ảo thể hiện sự huyễn hoặc, huyền bí gây sự chú ý của khán giả .Đề tài về thời trang thể hiện sự trang trọng, đề tài quảng cáo về gốm phải mang màu sắc của gốm thông qua màu vàng nhạt ,nhẹ, ghi,.... thể hiện sự vinh quang của gốm thời xưa, vẻ đẹp của một thời hiện đại, sự tôn vinh của dân tộc. Quảng cáo về đồ hoạ văn phòng thì phải đưa ra được không gian màu sắc lôi cuốn, mạnh trong áp phích nhưng trong sản phẩm về bao bì thì phải đưa ra không gian máu thật nhẹ nhàng, thật ấn tượng bởi các điểm nhấn về màu sắc của chữ, lôgo ....sử dụng màu sắc cho các sản phẩm công nghiệp như : tivi, tủ lạnh, máy tính ..... việc sử dụng màu ghi, xanh , đen, đỏ,.... sẽ mang lại cho những sản phẩm này một sự rõ ràng , mạch lạc. Đặc điểm của sản phẩm này thường lớn , vỏ hộp phải cấu tạo vững chắc ,việc sử dụng những tông màu ghi, kết hợp với màu của bao bì sẽ thuận lợi trong quá trình in ấn và gia công sản phẩm đồng thời cũng tạo cho sản phẩm không bị nặng nề về màu sắc choáng ngợp , sặc sỡ .
Tuỳ từng vùng thương hiệu khác nhau mà hoạ sĩ thiết kế có phương án khuyếch trương sản phẩm của mình . Có 3 vùng thương hiệu :
_ Quảng cáo tiếp thị : màu sắc phải mạnh mẽ ,ấn tượng.
_Quảng cáo thương mại : màu sắc trang trọng .
_Quảng cáo ngoại giao (đối với đồ văn phòng phải sử dụng thương hiệu logo của công ty).
Màu sắc còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra được tín hiệu. Ví dụ trong logo của một công ty Việt Nam màu đỏ mang tín hiệu Việt Nam.
Sự biểu cảm của màu sắc là rất lớn .Qua người hoạ sĩ thiết kế, ngôn ngữ màu sắc càng trở lên phong phú, sinh động gây ấn tượng hơn bao giờ hết , sự biến điệu của ngôn ngữ màu sắc càng trở nên linh hoạt, kỳ ảo hơn .
Trong quá trình giao lưu hợp tác buôn bán , có những sản phẩm bao bì nhờ tín hiệu màu sắc của bản sắc văn hoá dân tộc trong những sản phẩm đồ hoạ quảng cáo thương mại. Vì vậy khi sản phẩm tung ra thị trường nó đã chiếm được một ấn tượng mạnh giúp khách hàng nhìn vào mầu sắc đã có thể nhận biết được sản phẩm đó sản xuất ở đâu. Việc thiết kế ra những sản phẩm bao bì nhãn mác mang đậm bản sắc dân tộc luôn là điều mong đợi của người sử dụng. Bởi vì bao bì, nhãn mác không chỉ còn là cái vỏ chứa đựng bảo vệ hàng hoá, mà nó là một sản phẩm văn hoá, mang đặc trưng ngôn ngữ của những vùng, miền sản xuất ra nó trong đó màu sắc, cùng với hình thể, bố cục lại là yếu tố quan trọng để làm nên được điều này.
Màu sắc còn tạo nên một phong cách riêng, ấn tượng riêng cho mỗi sản phẩm khi mang ra thị trường. Hội chợ triển lãm, siêu thị lớn…là nơi các doanh nghiệp tự khẳng định mình trực tiếp trước quần chúng. Các nhà sản xuất thường mang đến đây những sản phẩm mới độc đáo nhất. Sự đồng bộ từ trang phục đến cách bầy trí sẽ gây được ấn tượng, tạo uy tín, thanh thế cho sản phẩm. Màu sắc sống động, mới mẻ toát lên sự hài hoà bắt mắt gây tập trung thị giác- ta có thể bắt gặp muôn màu sắc của cuộc sống trong môi trường thương mại. Nhà thiết kế thường dùng các tông màu sang trọng quý phái như: nâu đỏ, trắng, ghi, xanh, xanh đen… trong những sản phẩm thời trang. Một tông màu vàng rực rỡ đầy đầy hương vị của thực phẩm: vàng, cam, tím, hồng … những sắc xanh lạnh, ghi tạo sự tin cậy của đồ điện tử gia dụng… Tất cả các sản phẩm nhờ có yếu tố màu sắc đã tạo nên một bản đồng ca lớn về sắc màu trong quảng cáo. Đây chính là nơi mà hệ thống sản phẩm thương mại của các công ty tiếp cận được nhanh nhất với người tiêu dùng và người tiêu dùng tự do lựa chọn những sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
Nhu cầu của con người luôn đi tìm đến cái đẹp và cái đẹp lại được thể hiện thông qua màu sắc, các nhà sản xuất đáp ứng được thị hiếu đẹp thông qua màu sắc. Màu sắc chính là cầu nối giữa cái đẹp với con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì vậy người thiết kế quảng cáo nhận thức rõ vai trò quan trọng của màu sắc để sử dụng hợp lý độc đáo và ấn tượng trong hệ thống nhóm sản phẩm của mình nhằm phát huy hết sức mạnh đồng bộ của sản phẩm ngày càng đẹp hơn thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Một tác phẩm dù hình thức hoạ tiết có đẹp đến đâu, bố cụ có chắc chắn đến mấy mà màu sắc sử dụng không tốt thì sản phẩm đó chắc khó đứng vững được trên thị trường.
2.3.2.3 Chất liệu
Trong thiên nhiên có rất nhiều vật chất được con người sử dụng vào mục đích của mình. Nhưng để đạt được hiệu quả thì còn tuỳ thuộc vào người vận dụng thế nào cho đúng. Trên thực tế chất liệu là đối tượng được nguời thiết kế lựa chọn đưa vào bao bì ngày càng nhiều. Sản phẩm có thể được dùng bằng ni lông (bánh, kẹo, đường, muối...) có khi bằng gốm sứ ( bát, đĩa, lọ hoa ...), chất liệu bằng lá: ( Bánh cốm, nem chua...). Chất liệu sẽ làm tăng đặc thù tính chất sản phẩm nhưng cũng có khi nếu vận dụng không tốt sẽ làm hạ thấp giá trị của sản phẩm đó. Mục đích sử dụng chất liệu để nâng cao giá trị hàng hoá nhưng nó luôn đòi hỏi phải thích ứng với hàng hoá mà nó đảm nhận gánh vác.
Một trong rất nhiều mặt hàng sử dụng chất liệu và vận dụng một cách hiệu quả theo tôi là hãng bút lông penten. Mỗi cái bút được sử dụng ba chất liệu: Đầu bút làm bằng lông ( lông lợn)- viết, vẽ. Thân bút làm bằng sắt - gắn giữa phần đầu và phần cán được chặt hơn. Cán bút làm bằng gỗ là chỗ tay cẫm không bị dây mực. Điều đáng chú ý ở đây tất cả các loại bút từ nhỏ đến to đều được cấu trúc như vậy, từ loại bút chỉ vẽ nét rất nhỏ đến những loại bút to để quét sơn. Tất cả đều được sử dụng đồng nhất chất liệu mà không làm ảnh hưởng xấu đến người sử dụng. Do vậy hãng bút này rất có uy tín trên thị trường hiện nay là đối tượng lựa chọn chính của ngành nghệ thuật nói chung và sinh viên mỹ thuật nói riêng.
2.3.2.4 Cảm giác thị giác.
Với hiện tượng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về bố cục, màu sắc, về đường nét hình khối của một thương ( hiệu dĩ nhiên không gây cảm giác nhàm chán với người tiêu dùng) nó thể hiện sự phong phú của một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm có cùng thương hiệu.
Một nhóm hàng hoá được nhắc đi nhắc lại nhiều lần tạo được ấn tượng nhất định với khách hàng tại thời điểm nhất định. Cảm giác thị giác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi ngôn ngữ thị giác bắt nguồn từ những yếu tố cơ bản về hình thể biểu đạt, về màu sắc biểu hiện. Yếu tố này được ví giống như những nốt nhạc du dương có nhịp điệu có biên độ được sắp đặt một cách hợp lí.( Đôi khi cảm giác thị giác có ảnh hưởng tốt cũng có khi ảnh hưởng xấu về mặt nhận thức của người tiếp cận )
Hoà sắc đẹp thể hiện tính chất của phẩm gây cảm giác thị giác tốt với người thưởng thức. Mặt khác chất lượng sản phẩm tốt tạo nên sự quen thuộc về cả thị giác đối với khách hàng.
Bên cạnh đó còn có hiện tượng cảm giác thị giác đột biến chính là gây sự bất ngờ đối với người tiếp cận để đem lại hiệu quả nhất định. Ví dụ: Một số hoạ sĩ sử dụng điều cấm kỵ trong bố cục tạo cảm giác thị giác như vẽ đường chân trời chia đôi bức tranh nhưng với cách sử dụng tài tình về hoà sắc bố cục làm đường dẫn của hoạ sĩ để hoá giải yếu tố trái thuận, kết quả hiến cho người thưởng thức những thay đổi thú vị. Do vậy trong rất nhiều tác phẩm, bức tranh của hoạ sỹ này gây được sự chú ý - đây chính là sự thành công của tác giả. Hoặc khi vẽ một bức chân dung tất cả các bộ phận khác được vẽ trau truốt, cẩn thận nhưng có một vài điểm nhỏ tưởng như hoạ sĩ đã lỡ làm hỏng (…)mà gây hiệu quả là sự chú ý đặc biệt của người xem..
2.3.2.5 Giá trị
Sự đồng bộ về nhiều mặt trong đó nhiệm vụ thiết kế đồ hoạ cho sản phẩm và thiết kế đồ hoạ cho quảng cáo sản phẩm là hết sức quan trọng, ngoài việc nó phải luôn sóng đôi với chất lượng sản phẩm ngày càng gia tăng mà ở phương diện nào đó nó chính là người dẫn đường để ngừơi tiêu dùng nhanh chóng tìm gặp sản phẩm. tiếng nới của nó là sự lắp lại liên tục, nhiều lần, thống nhất bằng màu sắc, bố cục, đường nét, cách tiếp cận. trị về mặt. Sản phẩm đồng bộ- nhờ đó người tiêu dùng nhận biết trực tiếp về chất lượng sản phẩm.
2.3.3 Không đồng bộ sản phẩm.
Các sản phẩm cùng nhóm khi không có chứa các tính chất đồng bộ với nhau người tiêu dùng sẽ khó khăn khi phân biệt thương hiệu sản phẩm. Do vậy sự tồn tại của sản phẩm cũng khó có thể có đất sống, vì sức mua kém, dẫn đến hiệu quả kinh tế dây chuyền giảm, kéo theo đồng loạt các bộ phận khác bị ảnh hưởng. Thương hiệu hiển nhiên không thể đứng vững.
Tóm lại, một quảng cáo đạt được sự thành công không chỉ dừng lại ở tính thẩm mỹ, sáng tạo... mà phải cùng dựa vào sự phát triển tương hỗ, đồng bộ của cả hệ thống sản xuất và thương mại sản phẩm.
2.4 Những nhận định của tác giả thiết kế trong bộ bài tốt nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo và quan sát tình hình quảng cáo, hệ thống bao bì nhãn mác, thị trường sản xuất và tiêu thụ Dứa trong nước sản phẩm Dứa của công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) là một sản phẩm nổi tiếng trên thị trường, chất lượng sản phẩm tốt song vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Chính là do hình thức quảng bá thương hiệu và quảng cáo sản phẩm còn kém, không ấn tượng, chưa bắt mắt, sản phẩm Dứa của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, các sản phẩm bao bì đưa ra thị trường chưa gây được ấn tượng cho người tiêu dùng. Bởi vậy để sản phẩm Dứa đứng vững trên thị trường Việt Nam và tiếp tục xuất khẩu mạnh ra thị trường thế giới thì nhiệm vụ quan trọng của một nhà thiết kế đồ hoạ phải cùng với các hệ thống maketing khác thiết kế được một hình ảnh sản phẩm Dứa thật ấn tượng, thật ngon mắt, bao bì đẹp, mang tính đồng bộ, mang bản sắc của dân tộc Việt Nam - một vùng đất nhiệt đới chan hoà ánh nắng và đầy hoa thơm, quả ngọt.
Tóm lại, qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá, người thực hiện thấy rằng các mục tiêu cơ bản để đảm bảo một thiết kế quảng cáo phù hợp với đề tài này:
* Phải mang nét chung của một quảng cáo thương mại
- Phân tích thị trường tiêu thụ
- Xác định các dặc trưng cơ bản của sản phẩm
- Xác định đặc trưng của thị giác, giữa thị giác với sản phẩm quảng cáo.
- Nghiên cứu các phản ánh và hành vi của người tiêu dùng.
* Vừa có tiếng nói riêng cho đề tài, cụ thể là:
- Nêu được diện mạo chung của mặt hàng này (tính chất thương mại)
- Thể hiện được tính đồng bộ là quan trọng trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu sản phẩm.
- Tạo vị thế của công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao thông qua các hệ thống mẫu nhãn, bao bì, màu sắc, bố cục ...xây dựng quảng bá sản phẩm, thương hiệu sản phẩm.
2.5. Nội dung bài thể hiện ( một số phương án phác thảo tốt nghiệp).
2.5.1 Tiến hành thiết kế logo cho công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao .
* Hướng đi: Qua những nhận định trên cho thấy rằng:
- Logo thể hiện tín hiệu là sản phẩm Dứa của Công ty
- Lôgô dùng chữ, hình tượng để làm biểu trưng
- Màu sắc của Logo phải tạo sự cân bằng về thị giác
Cách sử dụng này rất có hiệu quả vì tính quảng đại cao, đa phần người tiêu dùng có thể hiểu và hình thành trong trí nhớ một cách dễ dàng.
2.5.2 Nội dung bài thể hiện ( một số phác thảo về bài tốt nghiệp)
- Thể hiện lôgô
Lôgô là chữ Kaien – tên của sản phẩm Dứa. Lí do lựa chọn thương hiệu này bởi đây là giống Dứa mới được lai tạo cho năng suất cao, sản phẩm Dứa này chiếm nhiều tỷ trọng sản lượng của công ty. Xét ở góc độ thực tế loại Dứa này thể hiện tiềm năng của chiều hướng kinh tế tăng. Mặt khác chữ Kaien là một chữ nhưng mang hai âm tiết ( từ một sinh hai) thể hiện sự sinh sôi nảy nở, Âm điệu nhẹ nhàng. Do vậy sự lựa chọn của tôi lấy chữ Kaien để khẳng định công ty mang thương hiệu này sẽ phát triển rất mạnh về kinh tế cũng như sự sáng tạo tinh tế, đưa ra những ý tưởng mới mẻ của những con người trong công ty. Lôgô màu vàng thể hiện vùng đất trồng loại cây này. Cây Dứa mọc trên đất tiếp lấy âm khí từ trong lòng đất kết hợp với dương khí trên bầu trời hai yếu tố này hoà hợp với nhau tạo nguồn sống cho cây để cây Dứa tồn tại và phát triển, sản sinh ra các cây con để phát triển trên đất trời. Xét về mặt phong thuỷ âm dương kết hợp hài hoà thể hiện qua lôgô cho thấy- sự hài hoà giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên mang thông điệp của một công ty ổn định. Ngoài ra màu vàng trên logo thể hiện tính chất của sản phẩm Dứa, thơm, ngon, bổ dưỡng.
- Thể hiện áp phích :
Mục đích của áp phích quảng cáo cho công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đưa ra ở đây là giới thiệu sản phẩm Dứa, mang thông điệp gửi tới người tiêu dùng chất lượng sản phẩm tươi, ngon, hương vị mát làm nên sự thành công. Miếng Dứa tươi được đặt trên nền là chữ Dứa Miếng được cách điệu thể hiện sự cống hiến của sản phẩm muốn đưa tới con người chất lượng sản phẩm ngon nhất, giàu vitamin nhất. áp phích còn mang ý nghĩa từ bản chất là một loại trái cây nhưng qua quá trình chế biến sản phẩm của công ty làm ra vô cùng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng càng cao của con người. Miếng Dứa thơm ngon, đặt trên nền rất nhiều chữ Dứa Miếng được cách điệu bằng phương pháp đồ hoạ thể hiện Đây là một vùng trồng giống Dứa Kaien mà chỉ mỗi nơi này mới có – thể hiện vùng đất màu mỡ tiềm năng của vùng nguyên liệu phong phú thể hiện sức sống mãnh liệt của cây trồng, thể hiện sức sống của con người trên vùng đất..
Thể hiện bao bì:( Một số mẫu nhãn bao bì) Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu ở trên, đã cho tôi thấy những yếu tố cần và đủ trên mỗi hệ thống nhãn mác bao bì.
Do đặc điểm tính chất của từng loại sản phẩm, cho nên tôi lựa chọn từ chất liệu bao bì cũng như, thiết kế hệ thống mẫu nhãn sản phẩm phù hợp.
Thạch Dứa dưới hình thức chế biến của công ty thạch Dứa tôi lựa chọn bao bì là chất liệu nhựa thực phẩm trong suốt. Đặc điểm chất liệu nhựa thực phẩm (Platic) thường bền, chắc, nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng rất tiện dụng trong quá trình đóng hộp và vận chuyển sản phẩm. Loại nhựa trong suốt mục đích thể hiện màu sắc tự nhiên của sản phẩm, khách hàng nhìn vào sản phẩm thấy ngon mắt, muốn sử dụng sản phẩm ngay. Bên cạnh đó tôi thiết kế nhãn mác dán trên nắp, sử dụng màu sắc hài hoà đồng bộ sao cho phù hợp với màu của logo, áp phích. Trên nhãn của sản phẩm chữ Kaien ( tên thương hiệu ) tôi lựa chọn bố cục ở chính giữa được nổi bật nhất gây sự chú ý nhất, ấn tượng nhất – nhìn vào sản phẩm có thể thấy ngay được.
Kẹo Dứa bao bì hộp kẹo cũng được lựa chọn chất liệu mang ý nghĩa giống như Thạch Dứa. Nắp hộp kẹo được thiết kế mang tín hiệu của áp phích thể hiện sự phong phú của vùng nguyên liệu và sản phẩm. Những hộp kẹo khác nhau có nhiều loại nhãn khác nhau để lựa chọn với nhiều sở thích của mỗi người sử dụng.
Hệ thống lon nước Dứa.
Do đặc điểm tính chất của sản phẩm là đồ uống, kín tôi lựa chọn lon nước Dứa chất liệu làm bằng kim loại(hợp kim nhôm). Chất liệu này kín, phù hợp với việc đóng hộp và vận chuyển, loại chất liệu này có thể tái sử dụng không làm ô nhiễm môi trường. Cách bố cục bài trí nhìn vào sản phẩm người tiêu dùng có thể thấy ngay được hai phần chính tên thương hiệu Kaien, những quả Dứa với bên cạnh là cốc nước Dứa- thể hiện sản phẩm Dứa phong phú giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin. Hệ thống lon nước này là sự kết hợp tên thương hiệu và hình ảnh sản phẩm. Trong hệ thức màu chung toàn bộ bài là màu vàng, xanh, đen, đỏ được nhắc đi nhắc lại qua từng hệ thống sản phẩm. Hệ thống kênh màu này chính là sự phong phú và đa dạng hoá các sản phẩm của công ty.
Hệ thống Dứa đồ hộp đông lạnh, khoanh ,miếng.
Hệ thống sản phẩm này, có đặc điểm tính chất gần giống với loại sản phẩm nước Dứa. Phương án đề xuất bao bì sử dụng bằng chất liệu bằng kim loại ( hợp kim nhôm). Hệ thống mẫu nhãn sản phẩm được thiết kế dưới sự nghiên cứu về màu sắc và hình ảnh của sản phẩm. Các loại màu sử dụng vẫn là màu vàng thể hiện bản chất của sản phẩm, màu xanh của sức sống… Điều đặc biệt là sắp xếp về hình ảnh – các miếng Dứa được xếp với nhau tạo thành một bông hoa Dứa. Bông hoa này có nhuỵ lại là một quả Dứa – Sản phẩm ngoài đặc trưng cho tính chất Dứa khoanh, miếng còn thể hiện sự sinh sôi của sản phẩm. Khách hàng tiếp xúc với sản phẩm có sự hưởng ứng nhiệt tình vui mắt nhưng không làm mất tính nghiêm túc vốn có của nó.
Hệ thống bao bì sản phẩm Dứa khoanh, miếng bên cạnh đề cao chất lượng sản phẩm mục đích chính mà người thiết kế mong muốn chính là quảng bá thương hiệu và quảng cáo được sản phẩm thông thông qua hệ thống mẫu nhãn và bao bì sản phẩm.
- Thiết kế catalogue, tờ gấp và một số phụ kiện khác:
Một trung tâm thương mại, một cơ sở sản xuất hay bất cứ một công ty nào đều có lịch sử phát triển, mục tiêu kinh doanh, nhiệm vụ sản xuất, sản lượng sản xuất ... tất cả đều được truyền tải trên hệ thống catalogue, tờ gấp.
Trong trường hợp cụ thể tờ catalogue phương án tôi đưa ra được chia thành nhiều phần. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy bởi công ty Đồng Giao rất phong phú về sản phẩm. Mỗi phần trên tờ catalogue tương ứng với từng loại sản phẩm khác nhau. Màu sắc được sử dụng thông suốt theo tông màu chung toàn bộ bài
2.6 Dẫn chứng tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm
2.6.1 ở Việt Nam.
Do tính chất đồng bộ sản phẩm rất quan trọng ,nó liên quan đến sự tồn tại của thương hiệu sản phẩm cũng như ảnh hưởng rất lớn về kinh tế của các công ty, doanh nghiệp…Nên hầu hết các công ty hiện nay đang chú trọng và phát triển mạnh tính đồng bộ sản phẩm. Ví dụ: Công ty nước khoáng Vitan, công ty Vina cà fê …
2.6.2 ở Nước ngoài.
Ví dụ một số hãng điển hình mang tính đồng bộ sản phẩm: NIVIA,FEDEX, Ann TAYLER- LOFT, Cultivations …
Chương III
Kết quả nghiên cứu sáng tạo
Qua quá trình nghiên cứu sáng tạo - tìm tòi, công việc thiết kế lôgô, áp phích, bao bì nhãn mác dự định tôi đã hoàn thành và thu được kết quả nhất định.
3.1 Kết quả thu được về mặt lý thuyết.
Là một bộ phận khoa học nghệ thuật, Mỹ thuật công nghiệp nói chung và Ngành đồ hoạ nói riêng cũng như các ngành khoa học khác trong quá trình hoạt động đưa sản phẩm ứng dụng vào đời sống sản xuất thì công tác lý luận và tổng kết bao giờ cũng quan trọng. Lý luận và thực tiễn luôn gắn chặt song hành với nhau, bù đắp cho nhau cùng phát triển. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, đồ hoạ quảng cáo đang là nhu cầu xã hội văn minh phát triển. Cách đặt vấn đề cùng quá trình lao động tư duy trong suốt thời gian vừa qua đã đảm bảo chặt chẽ yêu cầu sáng tác mỹ thuật - yêu cầu sáng tác mỹ thuật cho quảng cáo.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, sự giao lưu kinh tế phát triển thì đời sống của con người cùng dần được cải thiện và nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Người sử dụng không chỉ thoả mãn chất lượng sản phẩm khi sử dụng mà còn đòi hỏi đáp ứng cả về nhu cầu thẩm mỹ, hình thức thông tin thị giác, hệ thống hình thức quảng cáo hấp dẫn nhanh chóng về sản phẩm hay hệ thống sản phẩm. Đồ án này nắm được nhu cầu thiết yếu trên từng loại hình sản phẩm như lôgô , áp phích, bao bì... và vận dụng kiến thức đồ hoạ trong thiết kế. Với nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra từ đầu bộ bài luôn theo sát nên có thể nói những kết quả thu được có giá trị nghệ thuật và thực tiễn.
3.2 Kết quả sáng tạo cái mới.
Bộ bài thiết kế là sự thống nhất xuyên suốt giữa các phần với nhau tạo sự đồng nhất. Cách giải quyết bắt nguồn từ chính đề tài chọn lựa với nội dung thể hiện được sự đa dạng phong phú về hình thức.
Mỗi sản phẩm khi thiết kế đều được chứa đựng ý tưởng, cảm xúc, những hiểu biết về chuyên môn nhất định của tôi. Khi bắt tay vào công việc thiết kế điều làm tôi trăn trở nhất làm thế nào khi thiết kế lôgô, áp phích, bao bì nhãn mác phải thoả mãn những yêu cầu đặc trưng của công ty cũng như hệ thống sản phẩm của công ty.
Từ lôgô, áp phích,bao bì cho tới các hệ thống phụ kiện đều thể hiện được sự nhất quán, đó chính là sự đồng bộ về phong cách, màu sắc , bố cục và cách thể hiện. Cách giải quyết theo lối đồ hoạ kết hợp với các yếu tố hiện đại tạo nên tính hấp dẫn độc đáo. Thành quả công việc chưa khiến tôi hài lòng… nó đòi hỏi tôi sẽ phải luôn cố gắng khi bước chân vào đời sau những tháng ngày được các thầy cô và nhà trường dìu dắt.
3.3 Quá trình nghiên cứu sáng tạo đồ án.
Nước ta những năm gần đây do quá trình hội nhập kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, tiếp xúc với nền văn minh trên thế giới. Người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận và cảm nhận từng nhóm sản phẩm và sản phẩm. Sản phẩm Dứa là một loại thực phẩm hấp dẫn không chỉ đối với Việt nam mà cả các nước phát triển trên thế giới. Vì vậy đây là sản phẩm góp phần quan trọng vào nền kinh tế đát nước. Đó chính là tiền đề, là mục đích quan trọng mà các nhà thiết kế nói chung và tôi là một nhà thiết kế trong tương lai cần phải đóng góp phần nhỏ bé của mình để thiết kế ra các hệ thống sản phẩm Dứa thật đẹp, ấn tượng độc đáo ... lôi cuốn sự thu hút của người tiêu dùng trong nước và thế giới. Để làm ra được những thiết thiết kế mới về hệ thống sản phẩm Dứa không hề đơn giản bởi sự đa dạng về hình thức bao bì của các sản phẩm trên thị trường hiện nay. Chỉ mong đóng góp ý tưởng sáng tạo nhỏ bé của mình góp phần làm cho hệ thống sản phẩm Dứa là người bạn lâu dài và phát triển trên thị trường.
Kết Luận
Ngày nay ngành thiết kế quảng cáo ở khắp mọi nơi, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta luôn luôn phải tiếp xúc với các sản phẩm, đó là yêu cầu thiết yếu. Vì vậy hệ thống các sản phẩm muốn có được chỗ đứng trên thị trường thì ngoài yếu tố phải liên tục gia tăng chất lượng thì còn rất cần thiết phải sử dụng rộng rãi các hình thức quảng cáo, tận dụng mọi yếu tố tiếp cận dẫn dắt người tiêu dùng - trước hết chính là các thông tin thị giác, thính giác.
Sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường có phần đóng góp rất lớn của ngừơi hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ trong đó quá trình nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, thu thập những kiến thức tổng hợp của các nhà thiết kế quảng cáo là đặc biệt cần thiết, nó phải được liên tục cập nhật đổi mới và phát triển không ngừng, nó phải có trách nhiệm của người lính trên tuyến đầu phục vụ, giáo dục, hướng dẫn thị hiếu tiêu dùng ở cấp độ ngày càng cao .
ý thức được điều đó tôi đã cố gắng hết sức mình để học tập, tìm tòi vốn kiến thức đã học và đào tạo để trở thành nhà thiết kế trong tương lai. Tôi mong mỏi qua đề tài này sẽ nhận được nhiều ý kiến đánh giá quý báu của thầy cô và bạn bè. Qua đây, tôi muốn đưa ra một cách nhìn tổng hợp, đồng thời chi tiết hơn về hệ thống sản phẩm nói chung và các loại sản phẩm Dứa nói riêng. Đặc biệt khẳng định hàng nông sản Việt Nam có được tiếng nói riêng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người.
Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp luận nghiên cứu sáng tạo
Nguyễn Huy Tú
2. Cơ sở phương pháp luận Design
Lê Huy Văn
3. Biểu trưng
Nguyễn Duy Lẫm
NXB Mỹ thuật 1997
4. Nghệ thuật chữ trang trí và quảng cáo
NXB Khoa học và Mỹ thuật
5. Tạp trí ý tưởng sản phẩm
Tạp chí thông tin sản phẩm AE
6. Công nghệ quảng cáo
NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
1994
7. The Big Book Design IDear
8. What do it …
Mục lục
trang
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Hiện trạng vấn đề 3
2.1. Hiện trạng nhà máy 3
2.2. Nhu cầu tiêu thụ 4
2.2.1. Số lượng người tiêu thụ 4
2.2.2. Tổng sản lượng sản phẩm người tiêu thụ 5
2.2.3. Quy mô nhóm người tiêu thụ sản phẩm 5
2.3. Phương án giải quyết 6
2.3.1. Thay đổi hoặc cải tạo dây truyền 6
2.3.2. Marketing đổi mới và phát triển hình ảnh sản phẩm 6
2.3.3. Đa dạng hoá sản phẩm 7
2.3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 7
2.3.5. Vốn 7
2.4. Mục đích 7
2.4.1. Làm khách hàng hấp dẫn và tiêu thụ 7
2.4.2. Làm người tiêu thụ có ấn tượng về nhóm sản phẩm 8
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 9
Nội dung 11
Chương I: Khái quát một số vấn đề về quảng cáo sản phẩm 11
1.1. Thiết kế quảng cáo là gì 11
1.2. Quảng cáo tác động đến thị trường như thế nào 12
Chương II: Vấn đề đặt ra cho nhà thiết kế 14
2.1. Thiết kế đồ hoạ sản phẩm 14
2.2. Đồ hoạ quảng cáo sản phẩm và thương hiệu 14
2.3. Đồng bộ trong thiết kế độ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu sản phẩm 15
2.3.1. Sản phẩm đơn 15
2.3.2. Đồng bộ của các sản phẩm 16
2.3.2.1. Chữ - Màu sắc 17
2.3.2.2. Chất liệu 27
2.3.2.3. Cảm giác thị giác 29
2.3.2.4. Giá trị 29
2.3.3. Không đồng bộ sản phẩm 30
2.4. Những nhận định của tác giả thiết kế trong bộ bài tốt nghiệp 30
2.5. Nội dung bài thể hiện 31
2.5.1. Tiến hành thiết kế logo cho công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 31
2.5.2. Nội dung bài thể hiện 32
2.6. Dẫn chứng tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm 42
2.6.1. ở việt Nam 42
2.6.2. ở nước ngoài 44
Chương III: Kết quả nghiên cứu sáng tạo 46
3.1. Kết quả thu được về mặt lý thuyết 46
3.2. Kết quả sáng tạo cái mới 46
3.3. Quá trình nghiên cứu sáng tạo đồ án 47
Kết luận 48
Tài liệu tham khảo
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Mỹ thuật công nghiệp hà nội
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài:
tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thơng hiệu sản phẩm
Hà nội - 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34157.doc