Luận văn Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4 2.1.1 Hộ sản xuất và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất 4 2.1.2 Một số lý luận cơ bản về tín dụng 4 2.1.2.1 Các khái niệm 4 2.1.2.2 Vai trò của tín dụng: 5 2.1.2.3 Chức năng của tín dụng: 5 2.1.2.4 Thời hạn tín dụng: 6 2.1.2.5 Lãi suất tín dụng: 6 2.1.2.6 Rủi ro tín dụng: 7 2.1.3 Vai trò của tín dụng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn 8 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. 10 2.1.4.1 Nợ quá hạn 10 2.1.4.2 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động 10 2.1.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn 11 2.1.4.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 11 2.1.4.5 Hệ số thu nợ 11 2.1.4.6 Chỉ tiêu lợi nhuận 12 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 12 2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng 12 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 14 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG 14 3.1.1 Vài nét về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo & PTNT) chi nhánh Huyện Giồng Riềng 14 3.1.1.1 Khái quát về NHNo & PTNT 14 3.1.1.2 NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng 14 3.1.2 Cơ cấu tổ chức 15 3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15 3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 15 3.1.3 Các hoạt động chính của Ngân hàng 17 3.1.3.1 Huy động vốn 17 3.1.3.2 Các hoạt động cho vay và bảo lãnh 17 3.1.3.3 Dịch vụ kế toán và ngân quỹ 17 3.1.4 Một số quy định về chính sách tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng 17 3.1.4.1 Đối tượng cho vay 17 3.1.4.2 Nguyên tắc cho vay 18 3. 1.4.3 Điều kiện cho vay 18 3. 1.4.4 Giới hạn cho vay 18 3. 1.4.5 Thời hạn cho vay 19 3. 1.4.6 Phương thức cho vay 19 3. 1.4.7 Lãi suất cho vay 19 3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay 20 3.2 Thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 21 3.2.1 Thực trạng và hiệu quả hoạt động 21 3.2.1.1 Thực trạng 21 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn 32 3.2.2.1 Thuận lợi 32 3.2.2.2 Khó khăn 32 3.2.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2008 34 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 35 4.1 NHU CẦU VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CỦA NHNN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 35 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 36 4.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp 37 4.2.2 Doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp 40 4.3 TÌNH HÌNH THU NỢ 41 4.3.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp 42 4.3.2 Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp 44 4.4 TÌNH HÌNH DƯ NỢ 45 4.4.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (xem bảng ) 45 4.4.2 Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp 48 4.5 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN 48 4.5.1 Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất 49 4.5.2 Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất 52 4.7 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN 53 4.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay 53 4.7.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2006 53 4.7.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2007 so với năm 2006 54 4.7.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ 56 4.7.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2006 so với năm 2005 56 4.7.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2007 so với năm 2006 57 4.7.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ 59 4.7.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2006 so với năm 2005 59 4.7.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2007 so với năm 2006 60 4.7.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn 61 4.7.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn năm 2006 so với năm 2005 62 4.7.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá năm 2007 so với năm 2006 63 4.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY CỦA NHNN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG QUA 3 NĂM 2005 – 2007 64 Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 67 5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 67 5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY 69 5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 71 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 6.1 KẾT LUẬN 74 6.2 KIẾN NGHỊ 75 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 75 6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 75 6.2.3 Đối với các bộ ngành có liên quan 76 6.2.4 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường bước đầu phát triển hoà nhập hoà nhập với sự phát triển trong khu vực, hoạt động Ngân hàng thương mại cũng đang được đổi mới từng bước bắt kịp sự phát triển của công nghệ Ngân hàng thế giới. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng thương mại đóng góp vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. Hệ thống Ngân hàng gắn liền với các chính sách tiền tệ quốc gia, là mạch máu của nền kinh tế đang hoạt động ngày càng tích cực bơm dưỡng đồng vốn ngày đêm nuôi dưỡng cơ thể kinh tế trước bối cảnh hoà nhập với các nước. Như vậy, kinh doanh tiền tệ ngày càng phải chuẩn mực. Trong khi hệ thống Ngân hàng nước ta vẫn còn tình trạng vừa làm vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm . Sinh sau đẻ muộn nên hệ thống Ngân hàng nước ta trong buổi đầu hoà nhập đã gặp phải không ít khó khăn, thử thách trong quy luật cạnh tranh khắt khe của nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa nền kinh tế nước ta còn đang non yếu, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang còn nằm trong tình trạng mất cân đối, lạm phát, thất nghiệp cao, thu nhập của dân cư còn thấp, dẫn đến tiết kiệm không cao trong khi nhu cầu vốn cho sự phát triển rất lớn. Trong bối cảnh này có một chiến lược huy động và cho vay hiệu quả là hết sức quan trọng. Trong cơ cấu kinh tế của nước ta, nông nghiệp luôn là thế mạnh, cùng với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp và nông thôn đang có những bước tiến vượt bậc. Với khát vọng làm giàu chính đáng của mình, người nông dân đã và đang khai thác những tiềm năng kinh tế của địa phương kết hợp với kinh nghiệm và sức lao động của bản thân, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, đầu tư phát triển nhiều ngành nghề, làm giàu cho chính mình và tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, nguồn vốn này đối với đa số hộ sản xuất nông nghiệp không thể tự đáp ứng được mà phải có sự cho vay hỗ trợ từ nhiều nguồn. Vì vậy vấn đề đáp ứng vốn cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu được Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là vốn để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Với mong muốn tìm hiểu vấn đề trong thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Giồng Riềng là cơ hội để em nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn. Vì vậy em đã chọn đề tài "Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng" làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất qua 3 năm 2005 - 2007. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. - Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn đối với hộ sản xuất. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với tình hình cho vay hộ sản xuất. - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian: luận văn được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Giồng Riềng. Về thời gian: thu thập và xử lý số liệu trong 3 năm từ 2005 đến 2007, thời gian thực hiện đề tài từ 11/02/2007đến 25/04/2007. 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Là những số liệu cho vay tại Ngân hàng, những báo cáo có liên quan đến hoạt động cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp trong 3 năm 2005 – 2007 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Đề tài có tham khảo một số tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích như sau: -“Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại” trong Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (2005) của ThS. Thái Văn Đại. Nội dung đề cập: Vấn đề nghiệp vụ tín dụng và rủi ro tín dụng. - “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng” của TS. Phí Trọng Hiển và Nguyễn Tiến Dũng trong Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 12. Nội dung đề cập là: giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. - Tiểu luận tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng” của sinh viên Nguyễn Thành Dương (Năm 2001-Kiên Giang). Đề tài có nói về tín dụng hộ sản xuất nhưng không đi sâu mà chỉ giới thiệu sơ qua về tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng.

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng so với năm 2006. Nguyên nhân, doanh số thu nợ ngành trồng trọt và chăn nuôi năm 2007 tăng rất cao là do những hộ vay trung hạn để sản xuất nông nghiệp đầu tư sản xuất có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao nên Ngân hàng thu được nợ từ những hộ vay này. 4.4 TÌNH HÌNH DƯ NỢ Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu, đồng thời cũng chính là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Tổng dư nợ tại Ngân hàng là khoản nợ còn trong thời hạn cho vay hoặc được gia hạn nợ. Số dư nợ của loại này càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào và vai trò cung cấp vốn của Ngân hàng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh càng cao.Tuy nhiên tổng dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạng dư nợ mà Ngân hàng cần phải hạn chế ở mức thấp nhất Hình 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) 4.4.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (xem bảng 9 trang 47 ) + Dư nợ trồng trọt: dư nợ trồng trọt tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất mỗi năm, năm 2005 dư nợ đạt 45.774 triệu đồng chiếm 70,72% trong tổng dư nợ, năm 2006 dư nợ tăng 3.765 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ đã tăng đến 51.791 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, nông dân đầu tư mạnh vào sản xuất. Mặc khác giá cả nông sản tăng nên giá cây giống cũng tăng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng liên tục... nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều. + Dư nợ chăn nuôi: có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn ủng hộ người dân làm cho nông dân phấn khởi làm ăn, mở rộng quy mô. Từ đó làm cho dư nợ ngành chăn nuôi tăng lên hàng năm, năm 2005 dư nợ đạt 5.000 triệu đồng, năm 2006 tăng 500 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, dư nợ đạt 6000 triệu đồng. Dư nợ tăng nhưng chỉ với tốc độ khoảng 9% - 10% mỗi năm đó là do nông dân làm ăn có hiệu quả mặc dù mở rộng quy mô chăn nuôi cần thêm nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng nhưng bản thân họ cũng đã có một số vốn nhất định từ lợi nhuận của kết quả chăn nuôi lần trước nên chỉ vay vốn từ Ngân hàng một phần. Dư nợ tăng còn do chủ trương của Huyện khuyến khích những hộ chăn nuôi có hiệu quả mở rộng quy mô cộng thêm vào đó là thị trường tiêu thụ của ngành chăn nuôi rất khả quan nên Ngân hàng mạnh dạn mở rộng đầu tư cho ngành chăn nuôi. + Dư nợ kinh doanh: tăng với tốc độ đáng kể, năm 2005 mới chỉ đạt 13.957 triệu đồng, năm 2006 tăng 10.356 triệu đồng tức 74,20% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ kinh doanh đã đạt đến 36.474 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ tăng nhanh như vậy là do hộ kinh doanh đã có nhiều phương án mở rộng sản xuất và được Ngân hàng đầu tư cho vay. Bảng 9: DƯ NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT QUA BA NĂM(2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 45.774 70,72 49.539 64,43 51.791 54,94 3.765 8,23 2.252 4,55 Chăn nuôi 5.000 7,72 5.500 6,93 6.000 6,37 500 10,00 500 9,09 Kinh doanh 13.957 21,56 24.313 3.064 36.474 38,69 10.356 74,20 12.161 50,02 Tổng cộng 64.731 100,00 79.352 100,00 94.265 100,00 14.621 22,59 14.913 18,79 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) 4.4.2 Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Bảng 10: DƯ NỢ TRUNG HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) Trồng trọt 3.471 67,35 3.985 70,16 5.249 62,28 514 14,81 1.264 31,72 Chăn nuôi 1.683 32,65 1.695 29,84 3.179 37,72 12 0,71 1.484 87,55 Tổng cộng 5.154 100 5.680 100 8.428 100 526 10,21 2.748 48,38 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2005 dư nợ đạt 5.154 triệu đồng, trong đó dư nợ trồng trọt chiếm 67,35%, còn lại là dư nợ chăn nuôi. Năm 2006, cả dư nợ trồng trọt và chăn nuôi đều tăng đưa tổng dư nợ năm 2006 đạt 5.680 triệu đồng tăng 10,21% so với năm 2005. Đến năm 2007 tình hình dư nợ tiếp tục tăng, tổng dư nợ đạt 8.428 triệu đồng, tăng 48,38% so với năm 2006. Mặc dù dư nợ tăng qua các năm nhưng ta thấy rằng nó vẫn còn thấp. Nguyên nhân tình hình dư nợ còn ở mức thấp là do doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay hộ sản xuất. Mặc khác giá cả sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao nên tạo điều kiện cho người dân trả nợ Ngân hàng dễ dàng cộng thêm vào đó là lãi xuất vay trung hạn cao hơn ngắn hạn nên người dân còn e dè khi vay. 4.5 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN Nợ quá hạn là hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên ta khó có thể triệt tiêu hết được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng vay vốn đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng, ta tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong ba năm qua: Hình 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) Qua số liệu thể hiện trên biểu đồ cho thấy, nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đều giảm dần qua các năm. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng một cách rõ rệt. Ta thấy dư nợ qua các năm đều tăng nhưng nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp và giảm dần qua các năm. Cụ thể số liệu phản ánh qua các năm: - Năm 2005 nợ quá hạn 3.480 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,98% trong tổng dư nợ hộ sản xuất. - Năm 2006 nợ quá hạn 3.363 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,95% trong tổng dư nợ hộ sản xuất, giảm tuyệt đối so với năm 2005 là 117 triệu đồng. - Năm 2007 nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 3.144 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,06% trong tổng dư nợ hộ sản xuất, giảm tuyệt đối so với năm 2006 là 219 triệu đồng. 4.5.1 Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn các năm giảm đi đáng kể. Năm 2005, nợ quá hạn là 2.466 triệu đồng. Năm 2006, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất là 2.323 triệu đồng giảm đi 143 triệu đồng tương đương giảm 5,8% so với năm 2005. Năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất tiếp tục giảm xuống còn 2.233 triệu đồng giảm đi 3,87% và giảm số tuyệt đối là 90 triệu đồng so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm đều ở tấc cả các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Ở năm 2006 nợ quá hạn có tăng lên chút ít ở ngành kinh doanh nhưng không đáng kể. Kết quả này có được là do những năm qua giá cả nông sản cũng tương đối cao nên hoạt động sản xuất có hiệu quả, hộ kinh doanh thì làm ăn có lời cao, hộ vay trả nợ rất đúng hạn. Mặc khác, kết quả này có được là do sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc thẩm định hộ cho vay, điều tra khách hàng vận động khách hàng trả nợ đúng hạn. Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 1.160 47,05 1.055 45,42 1.010 45,23 -105 -9,05 -45 -4,27 Chăn nuôi 893 36,21 818 35,21 780 34,93 -75 -8,4 -38 -4,65 Kinh doanh 413 16,75 450 19,37 443 19,84 37 8,96 -7 -1,56 Tổng cộng 2.466 100 2.323 100 2.233 100 -143 -5,80 -90 -3,87 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) 4.5.2 Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất Bảng 12: NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2005-2007) ĐVT:Triệu đồng Đối tượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) Trồng trọt 719 70,91 710 68,27 676 74,70 -9 -1,25 -34 -4,79 Chăn nuôi 295 29,09 330 31,73 253 25,30 35 11,8 -95 -28,79 Tổng cộng 1.014 100 1.040 100 911 100 26 2,65 -129 -12,40 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Cũng như nợ quá hạn ngắn hạn, nhìn chnung nợ quá hạn trung hạn đối với hộ sản xuất cũng giảm trong những năm trở lại đây mặc dù có tăng ở năm 2006 nhưng tăng rất thấp. Cụ thể, năm 2005 nợ quá hạn trung hạn là 1.014 triệu đồng thì sang năm 2006 nợ quá hạn tăng 26 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007, nợ quá hạn giảm xuống đến mức chỉ còn 911 triệu đồng. Điều này chứng tỏ nếu thời gian vay nợ 3 năm người dân có thể xoay chuyển vốn vay và thu nhập từ nhiều nguồn để đảm bảo trả nợ đúng hạn, nếu như năm đầu nông dân bị mất mùa qua năm sau có thể cải thiện kịp thời cho nên nợ quá hạn trung hạn giảm liên tục qua các năm. Chúng ta thấy rằng, nợ quá hạn luôn giảm đáng kể qua 3 năm, ngoài những nguyên nhân trên còn một nguyên nhân rất quan trọng không thể không kể đến đó là Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thâm niên cao, kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, công tác thẩm định phương án, dự án, tư cách khách hàng trước khi cho vay được quan tâm đúng mức vì đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay. Mỗi cán bộ tín dụng đã đến từng hộ dân để xem xét tình hình thực tế sau đó mới quyết định cho vay. Công tác kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện thường xuyên, liên tục, nên việc xử lý nợ đến hạn nhanh chóng. 4.7 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN 4.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay Bảng 13: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Chỉ tiêu Số lần cho vay/kỳ hạn (lần) Số tiền cho vay/lần vay (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 +Ngắn hạn +Trung hạn 2,5 1,7 2,7 1,5 2,8 1,8 29.275,5 3.584,5 38.183,5 3.684 49.577 5.300,5 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Gọi Q05, Q06, Q07 là doanh số cho vay theo kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007 a05, a06, a07 lần lượt là số lần cho vay/kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007 b05, b06, b07 lần lượt là số tiền cho vay/lần vay năm 2005, năm 2006, năm 2007 4.7.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2006 rQ = Q06 - Q05 = Sa06b06 – Sa05b05 = [(2,7 x38.183,5 ) + (1,5 x 3.684)] – [(2,5 x 29.275,5) + (1,7 x 3.584,5)] =29.340 triệu đồng Như vậy doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm 2005 là 29.340 triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ kỳ hạn: + Ngắn hạn ra = a06b05 - a05b05 = 2,7 x 29.275,5 – 2,5 x 29.275,5 = 5.855 triệu đồng + Trung hạn ra = a06b05 - a05b05 = 1,5 x 3.584,5 – 1,7 x 3.584,5 = - 716 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay: + Ngắn hạn rb = a06b06 - a06b05 = 2,7 x 38.183,5 – 2,7 x 29.275,5 = 24.051 triệu đồng + Trung hạn rb = a06b06 - a06b05 = 1,5 x 3.684 – 1,5 x 3.584,5 = 150 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bảng 14: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DOANH SỐ CHO VAY 2006/2005 Nhân tố Chỉ tiêu Số lần cho vay/kỳ hạn Số tiền cho vay/lần vay Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 5.855 - 716 24.051 150 29.906 - 566 Tổng cộng 5.139 24.201 29.340 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 13) * Nhận xét: + Đối với cho vay ngắn hạn: doanh số cho vay tăng 29.906 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn tăng 0,2 lần làm cho doanh số cho vay tăng 5.855 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 8.908 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 24.051 triệu đồng. + Đối với cho vay trung hạn: doanh số cho vay giảm 566 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn giảm 0,2 lần làm cho doanh số cho vay giảm 716 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 99,5 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 150 triệu đồng. 4.7.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2007 so với năm 2006 rQ = Q07 - Q06 = Sa07b07 – Sa06b06 = [(2,8 x 49.577) + (1,8 x 5300,5)] – [(2,7 x 38.183,5) + (1,5 x 3.684)] = 39.735 triệu đồng Như vậy doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 39.735 triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ kỳ hạn: + Ngắn hạn ra = a07b06 - a06b06 = 2,8 x 38.183,5 – 2,7 x 38.183,5 = 3.818 triệu đồng + Trung hạn ra = a07b06 - a06b06 = 1,8 x 3.684 – 1,5 x 3.684 = 1.105 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/ đợt vay: + Ngắn hạn rb = a07b07 - a07b06 = 2,8 x 49.577 – 2,8 x 38.183,5 = 31.902 triệu đồng + Trung hạn rb = a07b07 - a07b06 = 1,8 x 5.300,5 – 1,8 x 3.684 = 2.910 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bảng 15: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DOANH SỐ CHO VAY 2007/2006 Nhân tố Chỉ tiêu Số lần cho vay/kỳ hạn Số tiền cho vay/lần vay Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 3.818 1.105 31.902 2.910 35.720 4.015 Tổng cộng 4.913 34.812 39.735 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 13) * Nhận xét: + Đối với cho vay ngắn hạn: doanh số cho vay tăng 35.720 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn tăng 0,1 lần làm cho doanh số cho vay tăng 3.818 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 11.393,5 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 31.902 triệu đồng. + Đối với cho vay trung hạn: doanh số cho vay tăng 4.015 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn tăng 0,3 lần làm cho doanh số cho vay tăng 1.105 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 1.616,5 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 2.910 triệu đồng. 4.7.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ Bảng 16: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ HSX Chỉ tiêu Số lần thu nợ/kỳ hạn (lần) Số tiền thu nợ/lần thu (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 +Ngắn hạn +Trung hạn 2,4 1,6 2,5 15 2,6 2,0 24.040,5 2.493 30.042,5 2.624,5 50.921,5 3.262 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Gọi Q05, Q06, Q07 là doanh số thu nợ theo kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007 a05, a06, a07 lần lượt là số lần thu nợ/kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007 b05, b06, b07 lần lượt là số tiền thu nợ/lần thu năm 2005, năm 2006, năm 2007 4.7.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2006 so với năm 2005 rQ = Q06 - Q05 = Sa06b06 – Sa05b05 = [(2,5 x 30.042,5) + (1,5 x 2.624,5) – [(2,4 x 24.040,5) + (1,6 x 2493)] = 17.357 triệu đồng Như vậy doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 17.357 triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số lần thu nợ/kỳ hạn: + Ngắn hạn ra = a06b05 - a05b05 = 2,5 x 24.040,5 – 2,4 x 24.040,5 = 2.404 triệu đồng + Trung hạn ra = a06b05 - a05b05 = 1,5 x 2.493 – 1,6 x 2.493 = - 249 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi số tiền thu nợ/lần thu: + Ngắn hạn rb = a06b06 - a06b05 = 2,5 x 30.042,5 – 2,5 x 24.040,5 = 15.005 triệu đồng + Trung hạn rb = a06b06 - a06b05 = 1,5 x 2.624,5– 1,5 x 2.493= 197 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bảng 17: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DOANH SỐ THU NỢ 2006/2005 Nhân tố Chỉ tiêu Số lần thu nợ/kỳ hạn Số tiền thu nợ/lần thu Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 2.404 - 249 15.005 197 17.409 -52 Tổng cộng 2.155 15.202 17.357 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng16) * Nhận xét: + Đối với thu nợ ngắn hạn: doanh số thu nợ tăng 17.049 triệu đồng so với năm trước là do số lần thu nợ/kỳ hạn tăng 0,1 lần làm cho doanh số thu nợ tăng triệu 2.404 đồng, số tiền thu nợ/lần thu tăng 6.002 triệu đồng làm cho doanh số thu nợ tăng 15.005 triệu đồng. + Đối với thu nợ trung hạn: doanh thu nợ giảm 52 triệu đồng so với năm trước là do số lần thu nợ/kỳ hạn giảm 0,1 lần làm cho doanh số thu nợ giảm 249 triệu đồng, số tiền thu nợ/lần thu tăng 131,5 triệu đồng làm cho doanh số thu nợ tăng 197 triệu đồng. 4.7.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2007 so với năm 2006 rQ = Q07 - Q06 = Sa07b07 – Sa06b06 = [(2,6 x 50.921,5) + (2,0 x 3.262)] – [(2,5 x 30.042,5) + (1,5 x 2.624,5)] = 59.877 triệu đồng Như vậy doanh số thu nợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 59.877 triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số lần thu nợ/kỳ hạn: + Ngắn hạn ra = a07b06 - a06b06 = 2,6 x 30.042,5 – 2,5 x 30.042,5 = 3.004 triệu đồng + Trung hạn ra = a07b06 - a06b06 = 2,0 x 2.624,5 – 1,5 x 2.624,5 = 1.312 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi số tiền thu nợ/lần thu: + Ngắn hạn rb = a07b07 - a07b06 = 2,6 x 50.921,5 – 2,6 x 30.042,5 = 54.286 triệu đồng + Trung hạn rb = a07b07 - a07b06 = 2,0 x 3.262 – 2,0 x 2.624,5 = 1.275 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bảng 18: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DOANH SỐ THU NỢ 2007/2006 Nhân tố Chỉ tiêu Số lần thu nợ/kỳ hạn Số tiền thu nợ/lần thu Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 3.004 1.312 54.286 1.275 57.290 2.587 Tổng cộng 4.316 55.561 59.877 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 16) * Nhận xét: + Đối với thu nợ ngắn hạn: doanh số thu nợ tăng 57.290 triệu đồng so với năm trước là do số lần thu nợ/kỳ hạn tăng 0,1 lần làm cho doanh số thu nợ tăng triệu 3.004 đồng, số tiền thu nợ/lần thu tăng 20.879 triệu đồng làm cho doanh số thu nợ tăng 54.286 triệu đồng. + Đối với thu nợ trung hạn: doanh số thu nợ tăng triệu 2.587 đồng so với năm trước là do số lần thu nợ/kỳ hạn tăng 0,5 lần làm cho doanh số thu nợ tăng 1.312 triệu đồng, số tiền thu nợ/lần thu tăng 637,5 triệu đồng làm cho doanh số thu nợ tăng 1.275 triệu đồng. 4.7.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ Bảng 19: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT Chỉ tiêu Số khách hàng dư nợ (khách hàng) Dư nợ bình quân/khách hàng (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 +Ngắn hạn +Trung hạn 3.150 122 3.450 142 3.926 185 20,5495 42,2459 23,0005 40 24,0104 45,5567 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Gọi Q05, Q06, Q07 là dư nợ hộ sản xuất năm 2005, năm 2006, năm 2007 a05, a06, a07 lần lượt là số khách hàng dư nợ năm 2005, năm 2006, năm 2007 b05, b06, b07 lần lượt là dư nợ bình quân/khách hàng năm 2005, năm 2006, năm 2007 4.7.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2006 so với năm 2005 rQ = Q06 - Q05 = Sa06b06 – Sa05b05 = [(3.450 x 23,0005) + (142 x 40)] – [(3.150 x 20,5459) + (122 x 42,2459)] = 15.147 triệu đồng Như vậy dư nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 15.147 triệu đồng. Dư nợ tăng do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số khách hàng dư nợ: + Ngắn hạn ra = a06b05 - a05b05 = 3.450 x 20,5495 – 3.150 x 20,5495 = 6.165 triệu đồng + Trung hạn ra = a06b05 - a05b05 = 142 x 42,2459 – 122 x 42,2459 = 845 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi dư nợ bình quân/khách hàng: + Ngắn hạn rb = a06b06 - a06b05 = 3.450 x 23,0005 – 3.450 x 20,5495 = 8.456 triệu đồng + Trung hạn rb = a06b06 - a06b05 = 142 x 40 – 142 x 42,2459 = -319 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bảng 20: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DƯ NỢ 2006/2005 Nhân tố Chỉ tiêu Số khách hàng nợ quá hạn Nợ quá hạn bình quân/khách hàng Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 6.165 845 8.456 -319 14.621 526 Tổng cộng 7.010 8.137 15.147 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 19) * Nhận xét: + Đối với dư nợ ngắn hạn: dư nợ tăng 14.621 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng dư nợ tăng 300 khách hàng làm dư nợ tăng 6.165 triệu đồng, số tiền dư nợ bình quân/khách hàng tăng 2,451 triệu đồng làm cho dư nợ tăng 8.456 triệu đồng. + Đối với dư nợ trung hạn: dư nợ tăng 526 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng dư nợ tăng 20 khách hàng làm cho dư nợ trung hạn tăng 845 triệu đồng, số tiền nợ bình quân/khách hàng giảm 2,2459 triệu đồng triệu đồng làm cho dư nợ giảm -319 triệu đồng. 4.7.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2007 so với năm 2006 rQ = Q07 - Q06 = Sa07b07 – Sa06b06 = [(3.926 x 24,0104) + (185 x 45,5567)] – [(3.450 x 23,0005) + (142 x 40)] = 17.661 triệu đồng Như vậy dư nợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 17.661triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số khách hàng dư nợ : + Ngắn hạn ra = a07b06 - a06b06 = 3.926 x 23,0005 – 3.450 x 23,0005 = 10.948 triệu đồng + Trung hạn ra = a07b06 - a06b06 = 185 x 40 – 142 x 40 = 1.720 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi dư nợ bình quân/khách hàng: + Ngắn hạn rb = a07b07 - a07b06 = 3.296 x 24,0104 – 3.296 x 23,0005= 3.965 triệu đồng + Trung hạn rb = a07b07 - a07b06 = 185 x 45,5567 – 185 x 40 = 1.028 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Bảng 21: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DƯ NỢ 2007/2006 Nhân tố Chỉ tiêu Số khách hàng dư nợ Dư nợ bình quân/khách hàng Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 10.948 1.720 3.965 1.028 14.913 2.748 Tổng cộng 12.668 4.993 17.661 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 19) * Nhận xét: + Đối với dư nợ ngắn hạn: dư nợ tăng 14.913 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng dư nợ tăng 476 khách hàng làm dư nợ tăng 10.948 triệu đồng, số tiền dư nợ bình quân/khách hàng tăng 1,0099 triệu đồng/khách hàng làm dư nợ tăng 3.965 triệu đồng. + Đối với dư nợ trung hạn: dư nợ tăng 2.748 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng dư nợ tăng 20 khách hàng làm dư nợ tăng 1.720 triệu đồng, số tiền dư nợ bình quân/khách hàng tăng 5,5567 triệu đồng/khách hàng làm dư nợ tăng 1.028 triệu đồng. 4.7.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn Bảng 22: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT Chỉ tiêu Số khách hàng dư nợ (khách hàng) Dư nợ bình quân/khách hàng (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 + Ngắn hạn + Trung hạn 120 24 101 26 93 20 20,5495 42,2459 23,0005 40 24,0104 45,5567 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Gọi Q05, Q06, Q07 là nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2005, năm 2006, năm 2007 a05, a06, a07 lần lượt là số khách hàng nợ quá hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007 b05, b06, b07 lần lượt là nợ quá hạn bình quân/khách hàng năm 2005, năm 2006, năm 2007 4.7.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn năm 2006 so với năm 2005 rQ = Q06 - Q05 = Sa06b06 – Sa05b05 = [(101 x 23,0005) + (26 x 40)] – [(120 x 20,5495) + (24 x 42,2459)] = -117 triệu đồng Như vậy nợ quá hạn năm 2006 giảm so với năm 2005 là 117 triệu đồng. Nợ quá hạn giảm do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số khách hàng nợ quá hạn: + Ngắn hạn ra = a06b05 - a05b05 = 101 x 20,5495 – 120 x 20,5495 = -391 triệu đồng + Trung hạn ra = a06b05 - a05b05 = 26 x 42,2459 – 24 x 42,2459 = 84 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi nợ quá hạn bình quân/khách hàng: + Ngắn hạn rb = a06b06 - a06b05 = 101 x 23,0005 – 101 x 20,5495 = 248 triệu đồng + Trung hạn rb = a06b06 - a06b05 = 26 x 40 – 26 x 42,24 = -58 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bảng 23: TỔNG HỢP NHÂN TỐ NỢ QUÁ HẠN 2005/2006 Nhân tố Chỉ tiêu Số khách hàng nợ quá hạn Nợ quá hạn bình quân/khách hàng Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn -391 84 248 -58 -143 26 Tổng cộng -307 190 -117 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 22) * Nhận xét: + Đối với nợ quá hạn ngắn hạn: nợ quá hạn giảm 143 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng nợ quá hạn giảm 19 khách hàng làm cho nợ quá hạn giảm 391 triệu đồng, số tiền nợ quá hạn bình quân /khách hàng tăng 2,451 triệu đồng làm cho nợ quá hạn tăng 248 triệu đồng. + Đối với nợ quá hạn trung hạn: nợ quá hạn tăng 26 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng nợ quá hạn tăng 2 khách hàng làm cho nợ quá hạn trung hạn tăng 84 triệu đồng, số tiền nợ bình quân/khách hàng giảm 2,2459 triệu đồng triệu đồng làm cho nợ quá hạn giảm 58 triệu đồng. 4.7.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá năm 2007 so với năm 2006 rQ = Q07 - Q06 = Sa07b07 – Sa06b06 = [(93 x 24,0104) + (20 x 45,5567)] – [(101 x 23,0005) + (26 x 40)] = -219 triệu đồng Như vậy nợ quá hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là 219 triệu đồng. Nợ quá ạhn giảm tăng do các yếu tố sau: * Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi số khách hàng nợ quá hạn : + Ngắn hạn ra = a07b06 - a06b06 = 93 x 23,0005 – 101 x 23,0005 = -184 triệu đồng + Trung hạn ra = a07b06 - a06b06 = 20 x 40 – 26 x 40 = -240 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi nợ quá hạn bình quân/khách hàng: + Ngắn hạn rb = a07b07 - a07b06 = 93 x 24,0104 – 93 x 23,0005 = 94 triệu đồng + Trung hạn rb = a07b07 - a07b06 = 20 x 45,5567 – 20 x 40 = 111 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Bảng 24: TỔNG HỢP NHÂN TỐ NỢ QUÁ HẠN 2007/2006 Nhân tố Chỉ tiêu Số khách hàng dư nợ Dư nợ bình quân/khách hàng Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn -184 -240 94 111 -90 -129 Tổng cộng -424 205 -219 ( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 24) * Nhận xét: + Đối với nợ quá hạn ngắn hạn: nợ quá hạn giảm 90 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng nợ quá hạn giảm 8 khách hàng làm cho nợ quá hạn giảm 184 triệu đồng, số tiền nợ quá hạn bình quân /khách hàng tăng 2,451 triệu đồng làm cho nợ quá hạn tăng 94 triệu đồng. + Đối với nợ quá hạn trung hạn: nợ quá hạn giảm 129 triệu đồng so với năm trước là do số khách hàng nợ quá hạn giảm 6 khách hàng làm cho nợ quá hạn trung hạn giảm 240 triệu đồng, số tiền nợ bình quân/khách hàng tăng 5,5567 triệu đồng triệu đồng làm cho nợ quá hạn tăng 111 triệu đồng. 4.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG QUA 3 NĂM 2005 – 2007 Bảng 25: CÁC TỶ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT QUA BA NĂM (2005-2007) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số cho vay Triệu đồng 79.281 108.621 146.356 Doanh số thu nợ Triệu đồng 61.686 79.043 138.920 Dư nợ Triệu đồng 69.885 85.032 102.693 Dư nợ bình quân Triệu đồng 61.650 77.459 93.863 Nợ quá hạn Triệu đồng 3.480 3.363 3.144 Tỷ lệ nợ quá hạn % 4,98 3,95 3,06 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,00 1,02 1,48 Hệ số thu nợ % 77,81 72,77 94,92 Vốn huy động Triệu đồng 31.821 53269 81.450 Dư nợ/vốn huy động % 219,62 159.165 126,08 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT) - Vòng quay vốn tín dụng: phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định. Trong năm 2005 vòng quay vốn tín dụng là 1,0 vòng và tăng lên ở năm 2006 là 1,02 vòng sang năm 2007 đạt 1,48 vòng. Tuy chỉ số này đạt chưa cao nhưng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Như vậy đồng vốn của Ngân hàng được thu hồi và luân chuyển tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh càng được mở rộng. Mặc khác, chúng ta thấy được công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng. - Hệ số thu nợ: đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn Ngân hàng cho vay ra. Hệ số thu nợ của đơn vị đạt 77,81% trong năm 2005 nhưng sang năm 2006 chỉ còn 72,77%, giảm hơn năm trước 6,25% và đến năm 2007 hệ số này tăng lên đạt 94,92%, tăng hơn năm 2006 đến 22,15%. Nhìn chung hệ số thu nợ của chi nhánh đạt khá cao chỉ có năm 2006 thấp hơn hai năm còn lại. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ hộ sản xuất của Ngân hàng đạt hiệu quả, rủi ro trong hoạt động tín dụng thấp. - Tỷ lệ nợ quá hạn: phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Trong năm 2005 có tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất là 4,98%, đến năm 2006 là 3,95% giảm 1,03% so với năm trước và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 là 3,06% giảm hơn năm 2007 đến 0,89%. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thể hiện Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại tỷ lệ này cao thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng cao. Trong ba năm tỷ lệ nợ quá hạn giảm liên tục cho thấy công tác thu nợ của đơn vị đạt hiệu quả rất khả quan, hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng hiệu quả, công tác thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất đạt hiệu quả cao, có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. Điều kiện tự nhiên - xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, cho thấy đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề khác phục vụ cho nông hộ là một giải pháp đúng của NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng. Trong những năm vừa qua, giá lúa và các mặt hàng nông sản khác tăng cao và ổn định giúp cho hộ nông dân trả nợ tốt cho Ngân hàng. - Dư nợ/vốn huy động: cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng và khả năng huy động vốn tại địa phương. Trong năm 2005 bình quân 219 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia, sang năm 2006 bình quân 159 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia, năm 2007 trong 126 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Từ chỉ số trên cho thấy nguồn vốn huy động được từ dân cư trong địa bàn còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dư nợ cho vay tăng cao qua các năm trong khi đó nguồn vốn huy động có tăng nhưng thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ. Do phải trả lãi suất cho vốn điều hòa cao làm tăng lãi suất đầu vào, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặt khác có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn nghèo, đời sống gặp khó khăn nên không có tiền gửi vào Ngân hàng, do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó cho thấy Ngân hàng cần có những biện pháp nhằm thu hút vốn huy động trên địa bàn mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động tín dụng. Chương 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG Là một Ngân hàng thương mại mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Huyện Giồng Riềng là kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là kết quả tốt nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng nông nghiệp Huyện Giồng Riềng còn thực hiện nhiệm vụ của một Ngân hàng chủ lực trong quá trình cung cấp vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn, nên hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng gắn liền với quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn. Giữa đầu tư tín dụng của Ngân hàng và sự phát triển sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ tương hỗ thể hiện qua sự phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn cần có vốn tín dụng đầu tư, tài trợ của Ngân hàng và thành quả của quá trình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn sẽ cho thấy đồng vốn tín dụng của Ngân hàng đầu tư có hiệu quả, đúng hướng, hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Do đó để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng không chỉ đòi hỏi những nỗ lực của bản thân trong việc cung nguồn vốn hiệu quả, kịp thời, quản lý nguồn vốn chặt chẽ tạo mọi điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng, mà còn phải có sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Sau đây là một số biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng. 5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Trong giai đoạn hiện nay và những thập niên đầu của thế kỷ 21, hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung, NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng nói riêng đang đứng trước một nhiệm vụ hết sức nặng nề vừa phải kinh doanh, vừa phải phục vụ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng sôi động; vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong huy động chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng phải đề ra chiến lược và xác định vị trí bản thân trong hệ thống tài chính tín dụng để có thể khai thác tối ưu các cơ hội và có thể vượt qua những trở ngại trên cơ sở đó tập trung nguồn vốn để đầu tư có hiệu quả; muốn vậy phải tăng trưởng nguồn vốn để bổ sung cho đầu tư tín dụng. Việc huy động vốn có vai trò trực tiếp đến hiệu quả hoạt động linh doanh của Ngân hàng, hiện nay nguồn vốn huy động tại địa phương còn rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động và đi vay, do đó chi phí cho việc sử dụng vốn vay rất cao. Vì vậy việc tăng trưởng nguồn vốn huy động là nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Ngân hàng. Trong thực tế nguồn vốn trong dân cư còn rất nhiều nhưng trong những năm gần đây do giá vàng và đô la tăng rất mạnh nên mọi người không còn tha thiết gửi tiền vào Ngân hàng mà đầu tư mua vàng hoặc đô la. Từ đó Ngân hàng cần phải có các biện pháp thích hợp để quảng cáo, tuyên truyền lợi ích của các hình thức huy động tới mọi người dân để thu hút tiền gửi của họ đồng thời tăng cường các dịch vụ, nâng cao tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là tăng tiện ích trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt cho các thành phần kinh tế và dân cư để tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: tăng cường công tác tiếp thi, thực hiện cải tiến lề lối tác phong làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng coi “khách hàng là thượng đế”, Ngân hàng có hoạt động được hay không một mặt là nhờ lòng tin của dân chúng. Tạo được lòng tin cho dân chúng, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp đến giao dịch với Ngân hàng, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt để khai thác tối đa những nguồn vốn có lãi suất thấp, nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư, bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn ổn định, có lợi cho kinh doanh. Đa dạng hóa các hình thức huy động: cần mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm phù hợp với nhu cầu và tâm lý người dân. Ngoài các hình thức huy động đã có, phát hành các loại huy động tiết kiệm có thưởng, trả lãi trước. Chính sách khuyến khích đối với khách hàng: cần có những dịch vụ ưu đãi như tiết kiệm có thưởng hoặc quà tặng vào các dịp tết...đặc biệt cho những tài khoản, sổ tiết kiệm có số dư tiền gửi lớn, thời hạn gửi dài. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng: trong điều kiên cạnh tranh, đổi mới công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Do đó hàng năm Ngân hàng cần trang bị công nghệ, phương tiện làm việc hiện đại nhằm phục vụ nhanh chóng, chính xác đặc biệt trong lĩnh vực chuyển tiền, thanh toán, giảm thiểu thời gian làm thủ tục lúc khách hàng đến gửi tiền, cũng như rút tiền, làm tốt sản phẩm dịch vụ tăng uy tín cho ngành từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền. 5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY Xác định thị trường là đề ra phương hướng cho vay của Ngân hàng trong việc lựa chọn các thành phần, các ngành kinh tế có triển vọng đầu tư. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng thì thị trường ưu tiên hàng đầu là nông nghiệp nông thôn và nông dân, vì thế cho vay HSX luôn được ưu tiên trước nhất và Ngân hàng luôn tìm cách nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX. Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng HSX phát triển trong thời gian sắp tới, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được xem là cơ sở quan trọng. Xây dựng chiến lược kinh doanh trước mắt: cụ thể là thu thập thông tin về phía khách hàng và căn cứ chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác Ngân hàng, đặc biệt là chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn… Đánh giá khả năng chiến lược của đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh. Trong những năm qua doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng ngày càng tăng, số lượng khách hàng ngày càng lớn. Từ lúc tiếp cận thị trường, thu thập thông tin đến điều tra giải ngân, thu hồi vốn, lãi luôn thực hiện đúng quy định thể lệ, chế độ về tín dụng. Vấn đề cốt lõi của Ngân hàng vẫn là chất lượng tín dụng, nghĩa là người vay dùng vốn của Ngân hàng có hiệu quả, về phía Ngân hàng phải thu hồi đủ vốn, đủ lãi đúng hạn. Vì vậy yêu cầu tấc cả vốn vay phải nằm trong tằm quản lý và kiểm soát của Ngân hàng, cán bộ tín dụng, phó trưởng phòng Kinh doanh, Ban Giám đốc đều phải nắm được khối lượng tín dụng mà mình quản lý đang vận động như thế nào và dự đoán nắm bắt được tình trạng tốt hay xấu. Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân thuộc địa bàn quản lý ở các thôn ấp, xã, vì vậy trước khi đi vào tác nghiệp cụ thể phải xác định được số lượng khách hàng, quy mô tín dụng trên mỗi địa bàn theo đối tượng đầu tư, theo phương hướng kế hoạch của địa phương đó bằng một dự án tổng thể. Hiện nay cán bộ tín dụng được bố trí theo địa bàn xã, do đó dự án tổng thể đầu tiên được xây dựng theo quy mô xã trong phạm vi một cán bộ tín dụng phụ trách. Trên cơ sở thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, thể lệ, chế độ quy định của chính phủ và Ngân hàng về tín dụng Ngân hàng qua phương tiện thông tin, cuộc họp ấp, xã, các tổ chức đoàn thể, chính quyền, có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đó nhằm giúp người nông dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ khi vay vốn Ngân hàng. Mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý vốn vay: hiện nay nhu cầu vay vốn của bà con nông dân còn rất lớn nhưng khả năng của Ngân hàng lại có hạn, một mặt là do nguồn vốn huy động còn quá thấp chủ yếu là sử dụng vốn đi vay, mặt khác số hộ vay vốn chủ yếu là vay lẻ dẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng. Do đó, để mở rộng đầu tư tín dụng Ngân hàng cần phát huy nhiều hơn nữa việc cho vay thông qua các tổ, nhóm. Vì thông qua tổ, nhóm ngoài trách nhiệm kiểm tra, giám sát, giúp đỡ, chấn chỉnh các thành viên làm không đúng còn mang tính công khai, thích ứng với người lao động ở nông thôn sống bằng tình cảm cần có sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau. Việc điều tra, xây dựng tổ nhóm ban đầu có những khó khăn nhưng về sau thủ tục sẽ đơn giản, giảm bớt chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho vay qua tổ, nhóm còn là biện pháp giảm tải đối với cán bộ tín dụng bởi tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng là vấn đề cần quan tâm đối với NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng hiện nay. Trong mở rộng đầu tư cần quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực đầu tư trung hạn hộ sản xuất như đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình VAC, xây dựng hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế nhu cầu vốn vay trung hạn của bà con nông dân trong Huyện còn rất lớn nhưng doanh số cho vay trung hạn còn rất thấp. Bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương: chuyển hướng tích cực cho vay theo dự án kết hợp mở rộng đối tượng đầu tư ngắn hạn và đầu tư trung hạn, loại bỏ những dự án kém hiệu quả thường có nợ quá hạn cao, mở rộng đầu tư các dự án nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế của Huyên phù hợp với quy chế cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam; khai thác được tiềm năng thế mạnh của Huyện, kết hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện mở rộng đối tượng đầu tư trung hạn như: mua sắm máy móc và xây dựng lò xấy phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nuôi trồng thủy sản… từng bước góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Huyện. 5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Bất kỳ trong lĩnh vực kinh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng rủi ro là một yếu tố luôn được Ngân hàng quân tâm. Rủi ro thường rất đa dạng, nhất là đối với lĩnh vực đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn.sau đây là những biện pháp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất tại chi nhánh. Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng: đây là một công việc quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải nắm được các thông tin về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả nảng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, mức độ uy tín của khách hàng…bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó đồng thời kết hợp nắm bắt thông tin địa phương người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề trên của người xin vay. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng có uy tín. Thực hiện tốt các biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng như: Hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích, vì vậy Ngân hàng cần xác định thời gian vay vốn sao cho phù hợp với cây trồng, vật nuôi, tính toán chính xác thời gian thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm để xác định thời hạn nợ cho phù hợp. Định mức cho vay cần phải xác định một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng, phù hợp với quy mô sản xuất. Hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh: để hạn chế tối đa nợ quá hạn Cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình cho vay, phải phân tích thông tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc, không chậm trể để tránh gây thất thoát vốn. Phân tích, phân loại nợ thường xuyên để đề ra các biện pháp thu hồi nợ một cách hữu hiệu, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng-chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tập trung xử lý thu hồi nợ đến hạn và quá hạn. Cần tuyên truyền phổ biến nghiệp vụ cho khách hàng để họ thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ sòng phẳng. Tăng cường sự phối hợp với chính quyền tạo điều kiện môi trường, cơ sở pháp lý, thực hiện sự liên kết với các tổ chức tín dụng trên cunhgf địa bàn để lhuyến khích đầu tư vốn có hiệu quả, tránh trường hợp cho vay trùng lắp giữa các tổ chức tín dụng. Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, sắp xếp bố trí cán bộ tín dụng phù hợp với địa bàn: công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp và khác biệt với các công việc khác trong hệ thống, cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng và phải dành nhiều thời gian trao đổi, tiếp xúc, kiểm tra khách hàng của mình. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng rất mật thiết, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một phẩm chất đạo đức, tính liêm khiết và trung thực. Ngân hàng cần mở những lớp bồi dưỡng, đào tạo và huấn luyện cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và đi sâu vào một số ngành nghề quan trọng để nâng cao hiểu biết về phương thức kinh doanh, thời vụ… Từ đó có cơ sở xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên xem xét, xuống từng địa bàn hoạt động của nông dân để nắm bắt những thông tin chính xác, từ đó đầu tư vốn vay hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng Ngân hàng có hiệu quả đồng thời phát triển nền kinh tế địa phương. Cần bố trí và tăng cường thêm cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho phù hợp. Hiện nay tại Ngân hàng còn có một số trường hợp phụ trách hai địa bàn xã vì thế việc quán xuyến món vay khó chặt chẽ đó cũng là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt hơn nữa việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn theo định kỳ để kịp thời phát hiện những tiêu cực trong cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế nước ta thì nông nghiệp luôn chiếm vị trí chiến lược quan trọng, nền nông nghiệp ngày càng phát triển sẽ tạo đà cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Cho nên việc mở rộng thị trường vốn ở nông thôn đặc biệt là cho vay hộ nông dân có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thông qua phân tích ở trên ta thấy doanh số cho vay đối với hộ sản xuất có bước tiến triển tốt, nhất là cho vay ngắn hạn chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó phần lớn là đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Về kết quả hoạt đông kinh doanh trong ba năm qua đã có những chuyển biến tích cực, điều này được thấy rõ qua lợi nhuận được tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: lợi nhuận năm 2005 đạt 3.270 triệu đồng sang năm 2006 đạt 5.208 triệu đồng và đến năm 2007 lợi nhuận tăng đến 8.784 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với sự nhiệt tình, cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ở Ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất đã tạo được sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền ở đại phương. Do đó cần phải mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất bởi vì nó góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện Giồng Riềng nói riêng và của đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, chi nhánh không thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua cũng như để chuẩn bị với những thách thức mới trong quá trình kinh doanh mới và góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới. 6.2 KIẾN NGHỊ Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong các năm qua đạt kết quả khả quan, tình trạng cho vay và thu hồi nợ hộ sản xuất có những bước tiến triển đáng kể. Tuy nhiên, đơn vị vẫn còn một số khó khăn, vướn mắt ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Đề tài xin có một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay đối với hộ sản xuất như sau: 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo kiểm tra về việc thực hiện lãi suất đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Đề nghị các cấp cần thành lập công ty bán đấu giá tài sản tại tỉnh, huyện do hiện nay Ngân hàng còn tồn động một số món nợ quá hạn khó thu hồi vì người vay mất khả năng thanh toán hoặc có biểu hiện kì kèo, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Việc xử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra cơ quan pháp luật hiện nay tốn nhiều thởi gian gây ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đề nghị có chế độ ưu tiên cho việc xử lý vốn vay Ngân hàng trước để chủ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo được nhanh chóng, thu hồi vốn kịp thừi nhằm đáp ứng vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho vay hộ nông dân, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sư vay vốn đồng thời giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng. - Thủ tục vay vốn đối với hộ sản xuất vay trên 10 triệu đồng còn phức tạp vì nhìn chung trình độ dân trí trong Huyện còn thấp, có thể xem xét để đơn giản hóa các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ nhằm tạo sự thõa mãn nhu cầu của người vay. - Có thể xem xét rút ngắn thời gian thẩm định những món vay lớn vượt mức phán quyết của chi nhánh bởi vì thời gian là rất quan trọng nhất là khi có nhu cầu cần thiết. Thêm vào đó nên cung cấp miễn phí hồ sơ vay vốn cho khách hàng, nguồn chi phí này chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí của đơn vị, nhưng nó có thể tạo nên sự thông thoáng cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. 6.2.3 Đối với các bộ ngành có liên quan Hộ sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là một NHNo & PTNT việc đầu tư vốn cho hộ là rất cần thiết, vì thế các ngành, các cấp cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nhằm tạo điều kiện tốt cho người vay, cụ thể: - Hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngành địa chính sớm hoàn chỉnh các thu tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, đất ở cho nhân dân để Ngân hàng làm căn cứ cho vay tạo diều kiện cho người dân có vốn mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và khả năng tích lũy. - Hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp trong sản xuất. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có kế hoạh tuyên truyền tiến bộ khoa học kỹ thuât, trình độ quản lý, cung cấp con giống, cây giống tốt phù hợp với đặc điểm ở dịa phương để hộ sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất, sản lượng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nâng cao trình độ dân trí của người dân trong Huyện để người dân nắm rõ những thông tin mà Ngân hàng đưa ra, giúp họ hiểu biết hơn và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. 6.2.4 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng Trên địa bàn Huyện có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động. Do đó, NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng cần đề xuất với NHNo & PTNT cấp trên đưa ra mức lãi suất huy động, cho vay phù hợp, hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. - Hạn chế rủi ro và khống chế tỷ lệ nợ quá hạn bằng cách tăng cường hơn nữa việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng như thường xuyên kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Nếu không Ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để thu hồi nợ trước thời hạn. - Đa số người dân ở đây đều là nông dân nên trình độ dân trí còn thấp kém, việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn còn ít nhiều băn khoăn chưa biết, đề nghị nơi phát hồ sơ hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc điền thông tin vào hồ sơ cũng như mục đích vay vốn, phương án hoạt động…từ đó giúp cho cán bộ tín dụng giảm bớt được khối lượng công việc thúc đẩy quy trình phát vay được rút ngắn. - Hiện nay tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng cần phải được xem xét. Một số cán bộ phải phụ trách hai xã với rất nhiều hộ nên gây khó khăn cho việc kiểm tra và tìm hiểu khách hàng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị phát triển chưa cao. Do đó cần tăng thêm cán bộ tín dụng để việc quản lý món vay có chất lượng hơn. - Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, phong cách làm việc…để khách hàng thấy rõ hình ảnh tốt đẹp của Ngân hàng nhằm tạo sức cạnh tranh với các đơn vị khác. - Việc đầu tư vốn đối với nông nghiệp nông thôn rủi ro rất lớn vì vậy cần phải thẩm định, tái thẩm định, kiểm tra, kiểm soát đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, an toàn vốn, rủi ro ít. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ts Thái văn Đại (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương(2005),Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà 3. xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 3. Ts Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Ts Nguyễn thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004), Quản trị ngân hàng, tủ sách Đại học Cần Thơ. 5. Các báo cáo của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng qua 3 năm (2005-2007). 6. Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4043403_0242.doc
Tài liệu liên quan