Tổng Công ty XDCTGT 1 là một DNNN được thành lập theo quyết định 4895QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/11/1995 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Từ khi thành lập cho đến nay Tổng Công ty luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Nhà nước giao cho, góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KTQD. Quá trình lớn mạnh của Tổng Công ty gắn liền với sự phát triển của ngành xây dựng và các giai đoạn phát triển kinh tế nước ta. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Tổng Công ty luôn phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, tạo uy tín với khách hàng.
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian được thực tập tại Tổng Công ty XDCTGT 1, được sự giúp đỡ của các thầy cô, thầy giáo hướng dẫn, các cô chú, anh chị trong phòng TC-KT Tổng công ty, em đã thu được những kinh nghiệm thực tiễn về thuế GTGT, trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường em nhận thấy: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, mới được áp dụng ở nước ta từ 01/01/1999. Chuyển từ thuế doanh thu đến thuế GTGT không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về kỹ thuật nghiệp vụ mà là một sự thay đổi toàn diện cả về chính sách lẫn biện pháp thực hiện. Trong thời gian đầu thực hiện thuế GTGT đã phát huy được những mặt mạnh của nó, góp phần vào quá trình CNH-HĐH của đất nước Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tìm ra được những phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán thuế GTGT thích hợp là vô cùng khó khăn nhưng cũng rất quan trọng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành liên quan, từ trên xuống dưới để đi từ lý thuyết đến thực tiễn.
43 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình thực hiện Luật thuế GTGT đối với sản phẩm xây dựng tại Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người có thu nhập cao
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế nhà đất
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế tài nguyên
- Thuế môn bài
II. thuế GTGT - nội dung cơ bản của thuế GTGT
1. Khái niệm
"Giá trị gia tăng là khoản giá trị mới tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng."
Thuế GTGT là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá trị bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Về hình thức, thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính nộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán.
Về bản chất, người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng hoặc người sản xuất hoặc cả người tiêu dùng và người sản xuất, phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu của loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường.
2. Sự ra đời và phát triển của thuế GTGT
Thuế GTGT có lịch sử xuất hiện từ năm 1917, lúc đó thuế đánh trên doanh thu ở giai đoạn cuối cùng trong lưu thông là bán lẻ với mức thuế suất là 0,2%. Năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh để đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất, tuy tỏ ra có ưu điểm hơn nhưng lại phát sinh những bất lợi là tính cộng dồn và đánh trùng lặp. Để khắc phục nhược điểm này, năm 1936 Pháp đã cải tiến thuế doanh thu qua hình thức đánh thuế vào giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (tức là chỉ đánh thuế vào sản phẩm khi được đưa vào lưu thông lần đầu). Tuy nhiên, chính sách thuế này lại phát sinh nhược điểm là thu thuế chậm và chỉ khi sản phẩm được đưa vào khâu lưu thông lần đầu Nhà nước mới thu được thuế. Đến năm 1954, Chính phủ Pháp đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là thuế GTGT. Lúc đầu thuế GTGT được ban hành để áp dụng đối với ngành sản xuất, chủ yếu nhằm hạn chế việc thu chồng chéo qua nhiều khâu trong lĩnh vực công nghiệp, với thuế suất đồng loạt 20% và chỉ khấu trừ ở khâu trước đối với nguyên vật liệu.
Khai sinh ở nước Pháp, thuế GTGT được áp dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu và lan rộng ra Châu á. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 124/210 quốc gia áp dụng luật thuế GTGT.
ở Việt Nam, thuế GTGT lần đầu tiên được áp dụng ở Miền Nam theo sắc luật số 035 - TT/SLO ngày 12/12/1972, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1973. Nhưng do nhiều nguyên nhân, thuế GTGT không được tiếp tục áp dụng. Sau nhiều năm thí điểm, tại kỳ họp Quốc hội khoá IX luật thuế GTGT đã được ban hành ngày 10/05/1997 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Đến nay, thuế GTGT đã áp dụng được hơn 4 năm, nó đã góp phần tăng nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo đà cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam
Việc ban hành và thực hiện thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước đây là một bước tiến mới trong hệ thống thuế của nước ta. Việc làm này là cần thiết vì:
Thuế GTGT có thể khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu: thu trùng lắp thuế thu trên thuế, nhiều mức thuế suất, chưa khuyến khích mạnh xuất khẩu và đầu tư.
Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức thu ổn định cho NSNN mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh là cơ sở để tăng thu cho NSNN.
Khi áp dụng luật thuế GTGT đã tạo cho các doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra, hạn chế việc kinh doanh trốn thuế. Thuế GTGT áp dụng đã thúc đẩy doanh nghiệp sắp xếp, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ, tính toán giá thành, giá bán để nộp thuế, đánh giá đúng hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật thuế của các đối tượng nộp thuế.
Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện để tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế - nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Tạo điều kiện cho ngành thuế có điều kiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế, thu thuế, cải cách hành chính thuế. Tạo điều kiện cho việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, giúp chính phủ có biện pháp hữu hiệu trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế.
4. Nội dung cơ bản của thuế GTGT
4.1 Đối tượng chịu thuế
Theo quy định tại Điều 2 luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 và Điều 2 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 thì: "Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của luật và Nghị định này".
4.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 4 luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và Điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP, các hàng hoá, dịch vụ sau đây không thuộc diện chịu thuế GTGT:
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chưa chế biến thành các sản phẩm khác.
Sản phẩm muối.
Hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần thiết thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán lại cho người đang thuê.
Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư.
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động.
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục vụ hồi phục chức năng cho người bệnh và dịch vụ thú y.
Các sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao như hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục thể thao mang tính phong trào
Dạy học, dạy nghề.
Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình, bằng nguồn tiền NSNN cấp.
In, xuất bản, nhập khẩu, phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành,
Dịch vụ phục vụ công cộng, dịch vụ tang lễ, hàng hoá và dịch vụ công ích khác.
Duy tu, sửa chữa, phục chế, xây dựng các công trình văn hoá nghệ thuật, phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo.
Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ do NSNN cấp phát kinh phí.
Tưới tiêu nước phục vụ sản suất nông nghiệp, nước sạch tự khai thác để phục vụ sinh hoạt ở nông thôn.
Vũ khí, tài nguyên chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan Nhà nước.
Hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công.
Hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ và phần mềm máy tính.
Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa qua chế tác thành sản phẩm, mỹ nghệ, đồ trang sức.
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Hàng hoá, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.
4.3 Đối tượng nộp thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT thì: "Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT."
4.4 Căn cứ tính thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 6 luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 và Điều 5 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 thì căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
a. Giá tính thuế GTGT
Được quy định chi tiết đối với các loại hàng hoá, dịch vụ tại Điều 7 luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và Điều 6 nghị định số 79/2000/NĐ - CP.
Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc người nhập khẩu.
Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu; giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng hoặc để trả thay lương, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại.
Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán cho phía nước ngoài.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế.
Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế GTGT của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư, thiết bị).
Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để bán, chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế GTGT đối với nhà, cơ sở hạ tầng bán ra hoặc chuyển nhượng là giá bán, giá chuyển nhượng chưa có thuế, trừ tiền sử dụng đất phải nộp NSNN (theo giá đất quy định khi giao đất).
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT được trừ giá đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT.
Đối với vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem)
Giá chưa có thuế GTGT =
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó
Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ.
Đối với sách, báo, tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
Đối với dịch vụ in, giá tính thuế là tiền công in không bao gồm tiền giấy in.
Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba của dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng, bao gồm cả khoản phí tổn cơ sở kinh doanh bảo hiểm thu được.
b. Thuế suất thuế GTGT
Được quy định chi tiết tại Điều 8 Luật thuế GTGT và Điều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ. Hiện nay có 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10% và 20% được áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.
- Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng hoá gia công xuất khẩu, hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB xuất khẩu; dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài; phần mềm máy tính xuất khẩu; dịch vụ xuất khẩu lao động. Mức thuế suất này có ý nghĩa kích thích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi cơ sở sản xuất kinh doanh có hàng xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT đầu ra mà còn được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thuế suất 5%: Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cần khuyến khích, hoặc sản xuất kinh doanh còn đang gặp nhiều khó khăn (40 nhóm sản phẩm, dịch vụ) như than đá; sản phẩm cơ khí; nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; thuốc phòng và chữa bệnh; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến (không phải do cơ sở trực tiếp sản xuất, khai thác bán ra); lâm sản chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống và lương thực; xây dựng, lắp đặt; vận tải, bốc xếp,
- Thuế suất 10%: Là mức thuế suất phổ biến, áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ thông thường, không quy định trong các mức thuế suất 0%, 5%, 20% (khoảng 17 nhóm sản phẩm, dịch vụ).
- Thuế suất 20%: Là mức thuế suất cao được áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, cần có sự điều tiết cao như vàng, bạc, đá quý; xổ số kiến thiết; đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới.
4.5. Phuơng pháp tính thuế
Theo quy định tại Điều 9 luật thuế GTGT và Điều 8 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế (sau đây gọi là phương pháp khấu trừ) và phương pháp trực tiếp trên GTGT (sau đây gọi là phương pháp trực tiếp).
Đối tượng áp dụng và thuế phải nộp được xác định theo từng phương pháp như sau:
4.5.1. Phương pháp khấu trừ
a. Đối tượng áp dụng
Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
b. Xác định thuế GTGT phải nộp như sau:
Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:
Giá tính thuế của Thuế suất thuế
Thuế GTGT đầu ra = hàng hoá, dịch vụ x GTGT của hàng
chịu thuế bán ra hoá, dịch vụ đó
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ . Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ (-) thuế tính trên giá bán.
Thuế GTGT đầu vào được xác định như sau:
Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT Thuế GTGT đầu vào = mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
hàng hoá nhập khẩu
Căn cứ Thông tư số 116/2002/TT-BTC ngày 25/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ (%) đối với một số hàng hoá, dịch vụ sau đây kể từ 01/01/2003:
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mua của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT của hoá đơn bán hàng (hay là hoá đơn bán hàng thông thường).
- Hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của cơ sở sản xuất không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất sử dụng hoá đơn GTGT.
- Hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hoá đơn, có bảng kê (nay là hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản).
- Tiền bồi thường kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ sở kinh doanh bồi thường bảo hiểm.
Nhưng đối với hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuất để bán ra có hóa đơn bán hàng vẫn áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ %.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh thương mại mua hàng hoá chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu, thì không áp dụng quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại điểm này.
4.5.2. Phương pháp trực tiếp
a. Đối tượng áp dụng
Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam;
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ;
Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
b. Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT = GTGT của hàng hoá, x Thuế suất thuế GTGT
phải nộp dịch vụ chịu thuế hàng hoá, dịch vụ đó
Căn cứ tính thuế ở đây là phần GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định theo công thức:
GTGT của hàng Doanh số của hàng Giá thanh toán của
hoá, dịch vụ = hoá, dịch vụ - hàng hoá, dịch vụ
bán ra bán ra mua vào tương ứng
Doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra trong kỳ.
Luật thuế GTGT cũng quy định việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế GTGT.
Chương II
tình hình thực hiện thuế GTGT tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
I. Khái quát chung về TCT XDCTGT 1
1. Quá trình hình thành và phát triển của TCT
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I (CIENCO I) là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập ngày 03 tháng 08 năm 1964, là sự hợp thành của nhiều công ty, xí nghiệp, công trường giao thông vận tải vốn đã có truyền thống từ những năm 1950-1960.
Các công trình đầu tiên là xây dựng, bảo vệ cầu, đường, bến cảng, nhà máy sân bay phục vụ cho cuộc chiến giữ nước vĩ đại của dân tộc(1964-1970). Do phát triển nhanh chóng, nên ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, Tổng công ty đã được giao thi công nhiều công trình cầu, đường bộ, đường sắt, nhà máy, đóng mới và sửa chữa tàu biển, nhà ở cao tầng-trên khắp mọi miền đất nước. Trong thời kỳ này, Tổng công ty XDCTGT I đã hợp tác xây dựng với các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên xô (cũ), CuBa, BaLan, Đan Mạch, Phần Lan, Lào, xây dựng nhiều công trình hạ tầng có qui mô lớn, kỹ thuật cao, góp phần tái thiết đất nước (1970-1990).
Từ những năm 1990, Tổng công ty bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra nước ngoài và tham gia đấu thầu các dự án quốc tế. Công trình thắng thầu quốc tế đầu tiên của tổng công ty (trong tổng công ty liên doanh XDCT 18-CEL 18) là dự án cải tạo đường thứ 4 (ADB4), đường 13 Bắc Lào từ LuôngPrabăng-Văngviêng với giá trị trên 30 triệu USD. Dự án đã hoàn thành trước thời hạn 1 tháng. Bằng những kinh nghiệm, uy tín từ dự án ADB4, Tổng công ty đã tiếp tục thắng thầu dự án ADB7, dự án mở rộng nâng cấp đường thủ đô Viêng Chăn và dự án ADB8 tại CHDCND Lào.
Với số lượng công trình tăng lên hàng năm, Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với mức tăng trưởng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, trở thành một trong những Tổng công ty mạnh và khẳng định vững chắc vị trí của mình trong ngành GTVT.
Tổng công ty XDCTGT I đã và đang liên doanh với các tập đoàn của Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Pháp, ThuỵSỹ... tham gia đấu thầu và đã thắng thầu nhiều dự án có vốn đầu tư của nước ngoài (như của WB, ADB, OECF Nhật...) ở QL1, QL5, QL8, cầu Đuống, cầu Bắc Giang, cầu Tân Thịnh, cầu Thị Cầu, cầu đường sắt Đà Rằng sông Cái, cảng Sài Gòn... với tổng giá trị các hợp đồng trên 6000 tỷ VND.
Tổng công ty XDCTGT I với kinh nghiệm gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, có tiềm năng hùng hậu về thiết bị, công nghệ tiên tiến, có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và công nhân lành nghề.
2. Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công
- Gia công dẫm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí khác
- Cung ứng XNK trực tiếp vật tư, thiết bị GTVT
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông
- Đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ, xây dựng các công trình khác
- Xuất khẩu lao động
3.Sơ đồ bộ máy TCT và phòng Tài chính Kế toán
Biểu 01
Sơ đồ tổ chức bộ máy Tổng công ty
Hội đồng quản trị
Tổng Giám Đốc
Các Phó Tổng Giám Đốc
Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
Phòng Kế hoạch thống kê
Phòng Kỹ thuật
Phòng Quản lý Vật tư thiết bị
Phòng thông tin thị trường
Phòng Tài chính Kế toán
Các đơn vị hạch toán độc lập
Các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc
Biểu 02
Sơ đồ tổ chức phòng tài chính kế toán
Kế toán tiền vay, tiền gửi ngân hàng, bảo lãnh
Kế toán công nợ
Nhóm kế toán tổng hợp
Kế toán vật liệu, tài sản cố định và tiền lương
Phó phòng
Kế toán trưởng Tổng công ty
Kế toán tiền mặt
(thủ quỹ)
Nhân viên kế toán các công ty, xí nghiệp trực thuộc
- Kế toán trưởng: Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty.
- Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, tham mưu với lãnh đạo trong công tác quản lý tài chính và kế toán của Tổng công ty.
- Nhóm kế toán tổng hợp: Làm công tác tổng hợp, công tác thuế, quản lý một số dự án.
- Kế toán thanh toán, ngân hàng và bảo lãnh: Làm công tác kế toán thanh toán và kế toán ngân hàng.
- Kế toán công nợ: Làm công tác kế toán thanh toán, theo dõi đối chiếu công nợ thanh toán với khách hàng và công nợ nội bộ, theo dõi thanh toán khối lượng các dự án.
- Kế toán tiền mặt (thủ quỹ): Làm công tác kế toán tiền mặt, quản lý tiền mặt, thực hiện việc thu chi tiền mặt.
4. Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh
Với hành trang kinh nghiệm gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, với số lượng các công trình đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế tăng nhanh hàng năm, với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, các chuyên gia, công nhân lành nghề được đào tạo cơ bản và thử thách qua hàng trăm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, cảng, đường bộ, đường sắt, khu công nghiệp, sân bay, với các hệ thống thiết bị đồng bộ, tiên tiến đã đưa CIENCO1 đứng vào hàng ngũ những đơn vị xây dựng hàng đầu của ngành giao thông vận tải Việt Nam có đủ khả năng tham gia thi công các công trình đòi hỏi có công nghệ hiện đại, kĩ thuật cao trong nước và quốc tế.
Với số vốn kinh doanh tăng lên hàng năm, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I luôn luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo việc làm ổn định, nâng cao mức sống và thu nhập của CBCNV, thu nhập bình quân của CBCNV ngày càng tăng, năm 2002 thu nhập bình quân tháng của CBCNV toàn TCT là 1.200.000 đồng, bằng 104,35% so với năm 2001 và bằng 129% so với năm 2000.
Sự năng động trong việc huy động và sử vốn đã giúp Tổng công ty mở rộng được quy mô kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường, kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, từng bước củng cố và xây dựng, Tổng công ty ngày càng ổn định và phát triển. Điều này được khẳng định rõ qua một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian gần đây ở bảng sau:
Biểu 03 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
CHỉ Tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch % năm
1
2
4
5
2002/2000
2002/2001
* Tổng doanh thu
1.114.221
1.341.170
1.567.137
14,06
16,85
* Các khoản giảm trừ
1.222
2.029
6.678
446,5
229,1
1. Doanh thu thuần
1.112.999
1.339.141
1.560.459
40,2
16,53
2. Gía vốn hàng bán
994.948
1.211.404
1.417.440
42,46
17
3. Lợi nhuận gộp
118.051
127.737
143.019
21,15
12
4. Chi phí bán hàng
1.457
1.468
810
55,6
-44,83
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
100.536
94.895
97.653
-2,8
2,9
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
16.058
31.374
44.556
177,46
42
* Thu nhập hoạt động tài chính
3.201
1.725
3.834
19,78
122,2
* Chi phí hoạt động tài chính
4.500
23.108
35.227
682,8
52,45
7. Lợi nhuận hoạt động tài chính
-1.299
-21.383
-31.393
2316,7
46,8
* Các khoản thu nhập bất thường
6.718
10.480
14.759
119,7
40,8
* Chi phí bất thường
5.524
7.022
9.892
79,07
40,88
8. Lợi nhuận bất thường
1.194
3.458
4.867
307,6
40,7
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
15.953
13.449
18.030
13,02
34,06
10. Thuế TNDN phải nộp
3.985
3.948
4.503
13
14,05
13. Tổng số thuế phải nộp
75.598
67.757
110.688
46,42
63,36
Trong đó: thuế GTGT
63.317
58.452
100.585
58,9
72,08
Đơn vị tính: Triệu đồng
Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 3 năm 2000, 2001, 2002 cho ta thấy:
Doanh thu thuần năm 2002 đạt 1.560.459 triệu đồng tăng 40,2% so với năm 2000 và tăng 16,52% so với năm 2001. Giá vốn hàng bán đạt 1.417.440 triệu đồng tăng 42,46% so với năm 2000 và tăng 17% so với năm 2001. Điều này giải thích cho việc lợi nhuận gộp năm 2002 tăng 21,15% so với năm 2000 và tăng 12% so với năm 2001. Tổng công ty không ngừng đề ra các biện pháp để tăng lợi nhuận như tăng cường đầu tư phát triển chiều sâu, liên tục tìm hiểu và đổi mới các trang thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc thi công các công trình cầu, cảng, đường, sân bay. Năm 2002, tổng giá trị còn lại của TSCĐ là 438.208.981.757 đồng, bằng 119,11% so với năm 2001. Năm 2002, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 42,01% so với năm 2001. Chỉ tiêu này cho thấy Tổng công ty đang trên đà phát triển và không ngừng lớn mạnh.
Do nguồn vốn chủ yếu của TCT là đi vay ngân hàng, - năm 2002 tổng cộng nguồn vốn là 2.060.028 triệu đồng, trong đó nguồn vốn vay là 1.675.508 triệu đồng - nên phải trả tiền lãi vay lớn: năm 2001 là 23.108 triệu đồng năm 2002 là 35.227 triệu đồng tăng 52,5% so với 2001. Trong khi đó thu nhập từ hoạt động này chỉ mang lại 3.834 triệu đồng. Chính vì vậy mà lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2002 lỗ 31.393 triệu đồng so với năm 2001 tăng 46,8% khiến lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 18.030 triệu đồng tăng 13,02% so với năm 2000 và tăng 34,06% so với năm 2001.
Về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, năm 2002 TCT nộp ngân sách 110.688 triệu đồng, so với năm 2000 tăng 46,42% và so với năm 2001 tăng 63,36% trong đó thuế GTGT phải nộp năm 2002 là 100.585 triệu đồng tăng 58,9% so với năm 2000 và tăng 72,08% so với năm 2001.
II. Tình hình thực hiện luật thuế GTGT ở TCT
1. Phương pháp tính thuế
Tổng Công ty XDCTGT 1 là doanh nghiệp Nhà nước được Cục thuế Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 9/7/1998 với mã số thuế : 0100104274, là đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ :
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
đầu ra được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra được xác định trên cơ sở doanh thu khi bàn giao các công trình, HMCT được chủ công trình thanh toán không bao gồm thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT tập hợp từ hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ và hoá đơn GTGT do các đơn vị thành viên (ĐVTV) hoặc ngoài Tổng Công ty phát hành trong hoạt động đấu thầu dự án.
Tình hình thực hiện luật thuế GTGT ở các đơn vị do Tổng công ty quản lý thể hiện qua biểu sau:
2. Tình hình thực hiện luật thuế GTGT của các đơn vị thuộc khu vực phía Bắc
Qua biểu trên ta thấy tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại khu vực phía Bắc thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 như sau:
Doanh thu hàng hoá dịch vụ chịu thuế năm 2002 đạt 626.616 triệu đồng giảm 19% so với năm 2001. Doanh thu năm 2002 giảm như vậy là do:
a. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 0%: là các công trình xây lắp có nguồn vốn thuộc dự án ODA. Năm 2002, doanh thu của các dự án này là 312.645 triệu đồng, giảm 20,5% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 50% trong tổng doanh thu chịu thuế. Như vậy, năm 2002 thi công các công trình có nguồn vốn thuộc dự án ODA bị thu hẹp lại hơn so với năm 2001.
b. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 5%: Bao gồm vật tư thuộc 17 công trình xây lắp trong nước như công trình đường trục Bắc-Nam, công trình 10 cầu phía Bắc, công trình nhà ga T1,. và một số vật tư thiết bị máy móc phục vụ thi công, xây dựng như lưới thép, mạ lưới, đá Base R1,Doanh thu năm 2002 là 263.714 triệu đồng, giảm 21% so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 42% trong tổng doanh thu chịu thuế.
c. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 10%: Gồm một số vật tư thiết bị máy móc, thiết bị được thanh lý như máy vi tính, máy in, bàn ghế,... Năm 2002, doanh thu đạt 50.288 triệu đồng, tăng 6,9% so với năm 2001. Tuy nhiên chỉ chiếm 8% trong tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ chịu thuế.
Như vậy, trong tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ chịu thuế thì doanh thu hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 0% và 5% chiếm chủ yếu, có tỷ trọng cao. Còn một phần nhỏ nữa là doanh thu hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 10%. Có sự chênh lệch về mức thuế suất như vậy bởi vì ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là xây dựng cơ sở hạ tầng (Mức thuế suất chủ yếu là 5%). Còn những công việc không mang tính truyền thống chịu mức thuế suất 10% chỉ chiếm tỷ trọng thấp.
Theo quy định của luật thuế GTGT, mọi cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh phải kê khai đúng và đầy đủ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT theo từng mức thuế suất trong tờ khai thuế GTGT hàng tháng để làm căn cứ quyết toán thuế GTGT (theo mẫu số 11/GTGT). Việc kê khai doanh thu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc kê khai thuế và số thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Nhưng trong thực tế, số doanh thu chịu thuế nói trên chưa phản ánh hết số doanh thu thực tế phát sinh tại các đơn vị thuộc khu vực phía Bắc của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 vào cuối năm tài chính, đã ảnh hưởng đến số thuế phải nộp và việc nộp thuế ở công ty. Theo số liệu trong tờ khai thuế GTGT tháng 12 năm 2002:
- Doanh thu của hàng hoá chịu thuế suất 0% tăng 3.239.397.293 đồng do nhận vốn thanh toán trước thuộc công trình Quốc lộ 1-N2.
- Doanh thu của hàng hoá chịu thuế suất 5% tăng 3.871.700.273 đồng do nhận vốn thanh toán trước thuộc công trình Quốc lộ 1-N4 và tăng 141.034.167 đồng do ghi thiếu doanh thu thuộc công trình Quốc lộ 10-R1.
Nếu kê khai đầy đủ thì doanh thu chịu thuế năm 2002 là:
626.616.442.864 + 3.239.397.293 + 3.871.700.273 + 141.034.167
= 633.868.574.597 đồng
tăng 7.252.131.733 đồng so với doanh thu đã kê khai khi quyết toán thuế.
2.1 Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Theo số liệu quyết toán thuế, số thuế GTGT đầu ra phải nộp năm 2002 là 16.775 triệu đồng, giảm 21,1% so với năm 2001. Trong đó:
a. Thuế GTGT phải nộp tính theo mức thuế suất 5%: Năm 2002 đạt 11.746 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70% trong tổng số thuế GTGT đầu ra phải nộp và giảm 29,3% so với năm 2001. Năm 2001 đạt 16.621 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,8% trong tổng số thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Tuy nhiên, năm 2002 như trên đã trình bày do kê khai thiếu doanh thu vào tháng 12 năm 2002 nên số thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo mức thuế suất 5% tăng lên là:
(3.871.700.273 + 141.585.041)*5% = 200.636.722 đồng
Như vậy, tính cả hai khoản thuế nói trên thì thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo mức thuế suất 5% là:
11.746.272.180 + 200.636.722 = 11.946.908.902 đồng
b. Thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo mức thuế suất 10%: Năm 2002 đạt 5.029 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng số thuế GTGT đầu ra phải nộp và tăng 10% so với năm 2001.
2.2 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Năm 2002, doanh thu đối với hàng hoá dịch vụ dùng cho sản suất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT được tính khấu trừ thuế là 358.000 triệu đồng, giảm 53% so với năm 2001. Tuy nhiên, do hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 5% và 10% tăng hơn so với năm 2001 khiến tổng số thuế đầu vào được khấu trừ năm 2002 chỉ giảm 33% so với năm 2001.
Thuế GTGT là một sắc thuế mới nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tháng 11 năm 2002, nhân viên mua hàng của công ty đã bỏ sót hoá đơn mua bê tông thương phẩm với số tiền là 262.443.226 đồng, thuế suất thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: 262.443.226 * 5% = 13.122.161 đồng. Do nhân viên mua hàng của công ty giữ hoá đơn mua hàng và sau ba tháng mới thanh toán số tiền trên. Vì vậy, cơ quan thuế không khấu trừ cho khoản thuế này theo quy định tại thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Chính phủ. Như vậy, công ty phải nộp oan số thuế nói trên thay cho người mua hàng mà không được khấu trừ.
2.3 Thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu ra được xác định khi có doanh thu trong tháng. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tập hợp từ các hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ. Số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng được khấu trừ toàn bộ. Nếu số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế GTGT được khấu trừ thì phần chênh lệch phải nộp cho NSNN.
Đối với các dự án mà Tổng Công ty nhận thầu xây dựng sử dụng nguồn vốn trong nước (NSNN cấp hoặc vay tín dụng) mà thời gian xây dựng kéo dài, việc thanh toán thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng hoàn thành bàn giao, Tổng Công ty sẽ kê khai xác định thuế tạm nộp phát sinh hàng tháng tính theo số tiền tạm thanh toán.
Hàng tháng, Tổng Công ty căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp; số liệu tổng hợp các Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua ra, các chứng từ nộp thuế GTGT... lập tờ khai thuế GTGT.
Tờ khai thuế GTGT gửi tới cơ quan thuế chậm nhất là trong mười ngày đầu tháng tiếp theo. Khi gửi tờ khai thuế phải gửi kèm các Bảng kê cho cơ quan thuế.
Thuế GTGT phát sinh tại các đơn vị thuộc khu vực phía Bắc và của các công trình thi công tại Hà Nội thì tờ khai và bảng kê cho Cục thuế Hà Nội. Đối với các công trình thi công tại địa phương khác ngoài Hà Nội, Tổng Công ty đã đăng ký kê khai nộp thuế tại Cục thuế địa phương đó thì hàng tháng Tổng Công ty cũng phải lập tờ khai thuế GTGT gửi kèm theo Bảng kê cho Cục thuế đại phương nơi thi công công trình.
Theo báo cáo quyết toán thuế GTGT năm 2002 thì số thuế GTGT phải nộp năm 2002 là -3.595 triệu đồng. Nhưng như đã trình bày trong phần 2.1.a thì số thuế GTGT thực tế được hoàn trong năm 2002 là:
Thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
được hoàn đầu ra được khấu trừ
= 16.976.172.632 - 20.370.979.455
= -3.394.806.823 đồng
tăng so với số đã báo cáo là 200.636.722 đồng.
Đối với xây dựng cơ bản, trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT có mức thuế suất 10% (từ ngày 01/01/1999 đến 01/09/1999), sau đó giảm xuống 5%, và hiện nay đang áp dụng mức thuế suất 5%. Điều này đã làm cho thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn (<) thuế GTGT đầu vào. Bởi vì, thuế GTGT đầu ra được tính theo mức thuế suất 5% đối với máy móc thiết bị phục vụ thi công và 0%(đối với các công trình có nguồn vốn thuộc dự án ODA), trong khi thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lại chủ yếu theo mức thuế suất 10% và 5%.
Chính vì đầu vào lớn hơn đầu ra đã dẫn đến tình trạng thuế GTGT "âm" liên tục đối với Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1.
Thuế GTGT "âm" được xét hoàn thuế theo quy định của Luật thuế GTGT, nhưng Tổng công ty không làm kịp hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế do thời gian xây dựng công trình kéo dài, việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành và chấp nhận thanh toán của Chủ đầu tư (Bên A) thường chậm trễ. Trong khi đó Cục thuế chỉ chấp nhận hồ sơ xét hoàn thuế khi có số liệu chính thức được phê duyệt và đóng dấu đỏ của bên A. Thuế GTGT không được xét hoàn thuế do chủ quan Tổng công ty gây nên đã làm cho tình hình tài chính của TCT thêm khó khăn hơn.
Chương III
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp tính thuế gtgt tại tct xdctgt 1
I. Đánh giá chung về quá trình thực hiện Luật thuế GTGT tại TCT XDCTGT 1
Sau 4 năm thực hiện Luật thuế GTGT, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng vẫn gặp phải một số bất cập nảy sinh.
1. Những kết quả đạt được
Tổng Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo được uy tín trên thị trường trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay.
Phòng TC-KT Tổng Công ty được hỗ trợ hợp lý, phân công công việc cụ thể, rõ ràng với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trung thực... đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán kế toán và quản lý kinh tế tài chính của Tổng Công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán Tổng Công ty đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán, lưu trữ chứng từ kế toán một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán, tổ chức công tác kế toán rõ ràng, khoa học... áp dụng tin học vào công tác quản lý hạch toán với công nghệ cao, giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ kế toán, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Tổng Công ty và các đối tượng liên quan khác.
2. Những khó khăn vướng mắc
Quy mô của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 lớn có nhiều cơ sở trực thuộc và có 3 chi nhánh tại 3 miền của đất nước, do vậy việc tập trung hoá đơn, chứng từ, báo cáo về phòng kế toán Tổng công ty để làm báo cáo tổng hợp của tổng công ty hàng tháng, quý, năm luôn gặp khó khăn.
Lập và nộp quyết toán thuế GTGT chưa đúng thời gian quy định. Điều này một phần là do đặc thù ngành XDCB, một phần do quy mô hoạt động của TCT. Tổng công ty cũng nên tìm biện pháp khắc phục để đảm bảo kịp thời nguồn thu cho NSNN đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế.
Theo quy định của Luật thuế GTGT về việc hoàn thuế GTGT thì: " Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế." Như vậy, theo đúng quy định về việc hoàn thuế thì Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 được xét hoàn thuế. Nhưng Tổng công ty XDCTGT 1 không làm hồ sơ hoàn thuế do việc tính thuế GTGT đầu ra mất rất nhiều thời gian, trong khi đó Cục thuế lại không chấp nhận bản tạm tính doanh thu của TCT mà chỉ chấp nhận hoàn thuế đối với số liệu phê duyệt chính thức do Bên A xác nhận và đóng dấu đỏ. Điều này khiến TCT bị NSNN chiếm dụng một khoản vốn khá lớn, gây khó khăn cho tài chính của đơn vị.
II. một số kiến nghị
Nhằm khắc phục tồn tại trên, xin kiến nghị:
Tổng công ty cần phải có quy định thời gian báo cáo cụ thể để đơn vị cấp dưới thực hiện đúng chế độ tài chính và các quy định hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT, và Tổng công ty cũng nên tăng cường kiểm tra giám sát tránh tình trạng để số thuế GTGT phải nộp lúc thừa lúc thiếu do chưa kịp kê khai hoá đơn hàng hoá mua vào và bán ra.
Tổng công ty phải đẩy nhanh công tác nghiệm thu thanh toán các công trình hoàn thành, bàn giao để có căn cứ lập và quyết toán thuế GTGT theo đúng quy định, tránh để thuế GTGT "âm" liên tục, gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.
Đề nghị cơ quan thuế có quy định tạm xét hoàn thuế trên cơ sở tạm tính doanh thu của Tổng công ty để việc xét hoàn thuế được kịp thời.
Biểu 03
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHặ TIEÂU
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch % năm
1
2
4
5
2002/2000
2002/2001
* Toồng doanh thu
1.114.221
1.341.170
1.567.137
14,06
16,85
* Caực khoaỷn giaỷm trửứ
1.222
2.029
6.678
446,5
229,1
1. Doanh thu thuaàn
1.112.999
1.339.141
1.560.459
40,2
16,53
2. Gớa voỏn haứng baựn
994.948
1.211.404
1.417.440
42,46
17
3. Lợi nhuận gộp
118.051
127.737
143.019
21,15
12
4. Chi phớ baựn haứng
1.457
1.468
810
55,6
-44,83
5. Chi phớ quaỷn lyự doanh nghieọp
100.536
94.895
97.653
-2,8
2,9
6. Lụùi nhuận thuaàn tửứ hoaùt ủoọng kinh doanh
16.058
31.374
44.556
177,46
42
* Thu nhaọp hoaùt ủoọng taứi chớnh
3.201
1.725
3.834
19,78
122,2
* Chi phớ hoaùt ủoọng taứi chớnh
4.500
23.108
35.227
682,8
52,45
7. Lụùi nhuận hoaùt ủoọng taứi chớnh
-1.299
-21.383
-31.393
2316,7
46,8
* Caực khoaỷn thu nhaọp baỏt thửụứng
6.718
10.480
14.759
119,7
40,8
* Chi phớ baỏt thửụứng
5.524
7.022
9.892
79,07
40,88
8. Lụùi nhuận baỏt thửụứng
1.194
3.458
4.867
307,6
40,7
9. Toồng lụùi nhuận trửụực thueỏ
15.953
13.449
18.030
13,02
34,06
10. Thueỏ TNDN phaỷi noọp
3.985
3.948
4.503
13
14,05
13. Tổng số thuế phải nộp
75.598
67.757
110.688
46,42
63,36
Trong đó: thuế GTGT
63.317
58.452
100.585
58,9
72,08
Biểu 06
biểu chi tiết VAT đầu ra năm 2002 của các đơn vị phía bắc
Đơn vị tính: Triệu đồng
stt
Tên công trình
Doanh thu
VAT
Cộng
A
Doanh thu Xây lắp - VAT 5%
248.175
10.969
259.144
1
Công trình đường trục Bắc-Nam
13.856
693
14.549
2
Công trình 10 cầu phía Bắc
15.138
757
15.895
3
Công trình cầu Hoà Bình
7.705
385
8.090
4
Công trình cầu Hồ
1.106
55
1.160
5
Công trình cầu Lạc Quần
5.025
251
5.276
6
Công trình cầu Tuần
15.751
788
16.539
7
Công trình đường HCM
60.771
3.039
63.810
8
Công trình XD trụ sở thuế Hoà Bình
680
34
714
9
Công trình nhà ga T1 - Nội Bài
6..205
310
6.515
10
Quốc lộ 1 Hà Nội - Thường Tín 1A2
30.060
1.503
31.563
11
Dự án Đông Hà - Quảng Ngãi HĐ1
24.503
1.225
25.728
12
Dự án 2B Hầm đèo Hải Vân
707
35
742
13
Công trình Quốc lộ 1 - N3
19.840
992
20.832
14
Công trình Quốc lộ 1 - N4
38.102
1.905
40.007
15
Công trình Quốc lộ 10 - R1
1.848
92
1.941
16
Công trình Quốc lộ 5-II(Km 62-93)
1.998
-
1.998
17
Huỷ đỏ tính VAT đầu ra SL Tân đệ 2001
(1.341)
(1.341)
18
Công trình hành lang Tây Sơn
4.880
244
5.124
B
Doanh thu Xây lắp DA-ODA - (VAT 0%)
312.645
-
312.645
1
Công trình 3 cầu Quốc lộ 1
3.343
3.343
2
Công trình 2 cầu đường sắt ĐR-SC
10.874
10.874
3
Công trình cầu Đuống
19.852
19.852
4
Công trình cầu Ngân Sơn
10. 263
10.263
5
Công trình cầu Tân dệ
54.087
54.087
6
Công trình QL 1 - N2
50.476
50.476
7
Công trình QL 1 - V2
147.086
147.086
8
Công trình QL 10 - R3
16.664
16.664
C
Doanh thu bán vật tư - TCT
56.254
5.319
61.573
1
Thuế suất 5%
6.157
308
6.465
2
Thuế suất 10%
50.097
5.011
55.108
D
Doanh thu bán vật tư - Uỷ thác qua CT VTTBGT1
5.905
300
6205
1
Thuế suất 5%
5.802
290
6092
2
Thuế suất 10%
103
10
113
E
Doanh thu bán thiết bị+thuê nhà
2.595
133
2728
1
Thuế suất 5%(MMTB)
2.546
127
2.673
2
Thuế suất 10% (thuê nhà)
50
5
55
*
Tổng cộng doanh thu
625.574
16.723
642.297
F
Thu nhập khác, thu nhập bất thường
1.042
52
1.094
1
Bán MMTB cho Ban Điều Hành (TS 5%)
282
14
295
2
Bán MMTB cho Ban Điều Hành (TS 10%)
8
0,8
8.8
3
Bán MMTB cho các Công ty (TS 5%)
752
37
789
*
Tổng cộng doanh thu+ thu nhập khác
626.616
16.775
643.391
Kết luận
Tổng Công ty XDCTGT 1 là một DNNN được thành lập theo quyết định 4895QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/11/1995 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Từ khi thành lập cho đến nay Tổng Công ty luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Nhà nước giao cho, góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KTQD. Quá trình lớn mạnh của Tổng Công ty gắn liền với sự phát triển của ngành xây dựng và các giai đoạn phát triển kinh tế nước ta. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Tổng Công ty luôn phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, tạo uy tín với khách hàng.
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian được thực tập tại Tổng Công ty XDCTGT 1, được sự giúp đỡ của các thầy cô, thầy giáo hướng dẫn, các cô chú, anh chị trong phòng TC-KT Tổng công ty, em đã thu được những kinh nghiệm thực tiễn về thuế GTGT, trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường em nhận thấy: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, mới được áp dụng ở nước ta từ 01/01/1999. Chuyển từ thuế doanh thu đến thuế GTGT không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về kỹ thuật nghiệp vụ mà là một sự thay đổi toàn diện cả về chính sách lẫn biện pháp thực hiện. Trong thời gian đầu thực hiện thuế GTGT đã phát huy được những mặt mạnh của nó, góp phần vào quá trình CNH-HĐH của đất nước Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tìm ra được những phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán thuế GTGT thích hợp là vô cùng khó khăn nhưng cũng rất quan trọng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành liên quan, từ trên xuống dưới để đi từ lý thuyết đến thực tiễn.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong luận văn vẫn chưa thể đề cập đầy đủ hết những vấn đề về tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại TCT XDCTGT 1, song luận văn là kết quả nghiên cứu về mặt lý luận trong quá trình học tập tại trường và qua thực tế tại công ty thực tập. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế mà thuế GTGT lại còn khá mới mẻ, tư liệu phong phú, luôn cập nhật đổi mới nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, các cô chú,anh chị trong Tổng công ty để em được tiến bọ hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trong khoa TC-KT, các cô chú, anh chị trong Tổng công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
tài liệu tham khảo
Giáo trình thuế áp dụng đối với doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
Giáo trình Luật kinh tế - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
Hệ thống hoá các văn bản Pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung - Bộ Tài Chính - Tổng Cục thuế.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty XDCTGT 1.
Hệ thống văn bản ISO 9001: 2000 - Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 - Tháng 7 - 2002.
Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997.
Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.
Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP.
Tạp chí Thuế và Nhà nước.
Thời báo Kinh tế - Tài chính.
tổng hợp quyết toán thuế GTGT của các đơn vị do TCT quản lý năm 2002
tt
chỉ tiêu
tổng cộng
Miền Bắc
BĐH Miền Trung
Chi nhánh Miền Nam
Trung tâm tư vấn ĐT
TT cung ứng NLQT
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra
661.126
181.88
626.616
16.775
28.255
1.412
4.098
0
731
0
1.426
0
2
Hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT
0
x
0
0
0
x
0
x
x
x
3
Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT
661.126
18.188.
626.616
16.775
28.255
1.412
4.098
0
731
0
1.426
0
a
Hàng hoá thuế suất 0%
314.803
0
312.645
0
0
0
731
0
1.426
0
b
Hàng hoá dịch vụ thuế suất 5%
296.069
13.159
263.714
11.746
28.255
1.412
4.098
0
c
Hàng hoá dịch vụ thuế suất 10%
50.288
5.029
50.288
5.029
0
4
Hàng hoá, vật tư, dịch vụ, TSCĐ mua vào hoặc NK
5
Hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT được tính khấu trừ thuế
385.913
21.791
358.000
20.371
27..237
1.370
79
5,6
596
44
0
0
6
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
x
x
0
x
19
x
-137
x
4
x
0
a
nộp thiếu
x
1.009
x
985
x
19
x
x
4
x
b
Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
x
-137
x
0
x
0
x
-137
x
x
7
Thuế GTGT phải nộp năm quyết toán
x
-3.603
x
-3.595
x
42
x
-5,6
x
-44
x
0
8
Thuế GTGT đã nộp từng năm
x
40
x
0
x
40
x
0
x
0
x
0
9
Thuế GTGT đã được hoàn trả trong năm
x
0
x
0
x
0
x
0
x
0
x
0
10
Thuế GTGT cuối kỳ kế toán
x
0
x
0
x
x
x
x
+ Nộp thiếu
x
21
x
0
x
21
x
x
0
x
0
+ Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
x
-2.793
x
-2.609
x
x
-142.,7
x
-40
x
0
Đơn vị tính: Triệu đồng
Quyết toán thuế GTGT của cáC ĐƠN Vị THUộC KHU VựC PHíA bắc năm 2001, 2002
tt
chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
Tỷ trọng doanh số (chưa có thuế)
Tỷ trọng thuế GTGT
Doanh số
(chưa có thuế)
Thuế gtgt
Tỷ trọng doanh số (chưa có thuế)
Tỷ trọng thuế GTGT
Chênh lệch số thuế gtgt
Tỷ lệ (%) số thuế GTGT
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra
773.870
21.349
626.616
16.775
2
Hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT
0
x
0
0
3
Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT
773.870
21.349
100%
100%
626.616
16.775
100%
100%
-4.574
-21,1
a
Hàng hoá thuế suất 0%
392.951
0
51%
-
312.645
0
50%
-
b
Hàng hoá dịch vụ thuế suất 5%
333.871
16.621
43%
77,8%
263.714
11.746
42%
70%
-4.875
-29,3
c
Hàng hoá dịch vụ thuế suất 10%
47.048
4.728
6%
22,2%
50.288
5.029
8%
30%
481
10
4
Hàng hoá, vật tư dịch vụ, TSCĐ mua vào hoặc NK
5
Hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT được tính khấu trừ thuế
764.700
30.277
358.000
20.370
-9.907
-32,8
6
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
x
9.695
x
a
Nộp thiếu
x
9.695
x
986
b
Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
x
0
x
0
7
Thuế GTGT phải nộp năm quyết toán
x
-8.928
x
-3.595
8
Thuế GTGT đã nộp từng năm
x
75
x
0
9
Thuế GTGT đã được hoàn trả trong năm
x
0
x
0
10
Thuế GTGT cuối kỳ kế toán
x
x
0
Nộp thiếu
x
692
x
0
Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
x
x
-2.609
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH365.doc