TỈNH HOÀ BÌNH TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan hai xiềng nô lệ Nhật – Pháp và chế
độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta thực sự bước vào một
trang sử mới, từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta
từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của nước nhà. Cách mạng tháng Tám
đánh dấu bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, mở ra
một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của một nước nhược tiểu tự giải
phóng mình khỏi ách ngoại bang, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của
nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám là kết quả của sự kết hợp đúng đắn lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin về
chiến tranh cách mạng với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó
không những là bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu của chúng ta mà còn
đóng góp vào kho tàng cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
Hơn 60 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của
Cách mạng tháng Tám vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó. Cách mạng
tháng Tám đã thể hiện sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân, khả năng
cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong cả nước.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình có truyền thống yêu nước đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ những năm
đầu khi thực dân Pháp xâm lược tỉnh Hoà Bình, nhân dân Hoà Bình đã đứng
lên khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lược, bảo vệ quê hương để giành lại nền
độc lập. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền
thống đánh giặc cứu nước được phát huy cao độ, nhân dân các dân tộc Hoà
Bình đã tiến hành cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945).
Hoà Bình là mảnh đất có chiều dày lịch sử, ánh sáng cách mạng của
Đảng đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh khá sớm. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, phong trào cách mạng ở Hoà Bình được xây dựng và ngày càng phát
triển mạnh mẽ, nhanh chóng hoà nhịp với phong trào cách mạng chung trong
cả nước, với đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 ở Hoà Bình là một bộ
phận khăng khít không thế tách rời công cuộc vận động Cách mạng tháng
Tám trong cả nước. Nghiên cứu cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền ở Hoà Bình có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn, làm
phong phú thêm hình thái vận động Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
Tỉnh Hoà Bình là một trong những tỉnh có vị trí vai trò quan trọng
trong quá trình chuẩn bị lực lượng góp phần thắng lợi trong Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử cuộc vận động
cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 –
1945), góp phần làm sáng rõ truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc
trong tỉnh, về sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng và kết hợp các hình
thức bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.
Từ những lí do trên tôi quyết định chọn: “Tỉnh Hoà Bình trong công
cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930
– 1945)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Mục lục
Mở đầu . 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 5
4 Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp của luận văn . 6
6 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1 Khái quát về tỉnh Hoà Bình trước năm 1930 7
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Điều kiện tự nhiên .
1.2 Đặc điểm cư dân và văn hoá . 13
1.2.1 Đặc điểm cư dân .
13
1.2.2 Đặc điểm văn hoá, xã hội
23
1.3 Truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trước năm
1930
Chương 2
9
28
Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền (1930 – 3/1945) . 33
2.1 Cơ sở Đảng đầu tiên được thành lập 33
2.2 Vượt qua khủng bố, đẩy mạnh xây dựng lực lượng và đấu tranh cách mạng
(1931-1939)
2.3
34
Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền (1939-3/1945) 38
2.3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng 38
2.3.2 Công cuộc chuẩn bị lực lượng . 43
Chương 3
Xây dựng chiến khu chống Nhật tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 . 69
3.1 Tình hình sau ngày Nhật đảo chính Pháp 69
3.2 Xây dựng và đẩy mạnh mọi hoạt động trên chiến khu Quang Trung . 76
3.3 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 . 89
Kết luận . 101
Tài liệu tham khảo . 107
Phụ lục . 113
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỉnh Hoà Bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í tham dự là anh Nguyễn Văn Vượng và Trần Hữu
Phúc. Tổng số lớp có 26 học viên. Lớp huấn luyện mang tên “Trường Sơn du
kích kháng Nhật học hiệu” [12, tr.56-57].
Để bảo vệ cho lớp huấn luyện cán bộ quân sự của Xứ uỷ, Ban cán sự
tỉnh đã giao cho trung đội Tự vệ tập trung của khu căn cứ Mường Khói, anh
Quách Rưỡng làm trung đội trưởng, đồng thời tuyển chọn ba chục Tự vệ của
thị trấn Vụ Bản và Mường Khói tổ chức thành một trung đội Tự vệ chiến đấu
nữa. Trung đội Tự vệ này do anh Lê Vĩnh Hoà làm chỉ huy. Hai trung đội tự
vệ cùng phối hợp canh gác ngày đêm tất cả các nẻo đường ra vào xóm Lọt.
Đồng chí Vũ Đình Bản, Uỷ viên ban cán sự Đảng tỉnh huy động các tổ
chức Cứu quốc ở thị trấn Vụ Bản và 2 xã Hoài Ân, Hiếu Nghĩa (nay là xã Ân
Nghĩa - huyện Lạc Sơn) làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm cho lớp
học. Tham gia vào các tổ tiếp tế hậu cần, phần lớn là chị em Cứu quốc của địa
phương, không quản gian lao vất vả, chị em đã hăng hái làm tròn nhiệm vụ
được giao để các cán bộ ăn học, luyện tập tốt. Đảng bộ và nhân dân Hoà Bình
đã bảo vệ an toàn phục vụ đắc lực, góp phần tích cực vào sự thành công của
lớp học quân sự “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” của Xứ uỷ Bắc
Kỳ.
Trong khi tập trung chỉ đạo xây dựng các khu căn cứ, Ban cán sự vẫn
chú ý chỉ đạo phong trào thị xã, nơi sào duyệt bộ máy thống trị của giặc ở địa
phương. Thực hiện chủ trương xây dựng cơ sở đảng ở thị xã, một số quần
chúng tích cực, nòng cốt của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công chức Cứu
quốc được chú ý bồi dưỡng nâng cao giác ngộ về Đảng và chủ nghĩa Cộng
sản, học tập điều lệ Đảng. Tháng 5-1945, tại căn gác xép hiệu làm đồ mộc
Phương Liên phố Đồng Nhân (xem phụ lục 11), đồng chí Vũ Thơ thay mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
Ban cán sự Tỉnh đã tổ chức kết nạp 3 quần chúng tích cực: Nguyễn Đình
Khanh, Phùng Thị Hán và Đỗ Văn Phạn thành lập Chi bộ Đảng thị xã, chỉ
định đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư chi bộ. Một thời gian sau chi
bộ phát triển thêm đồng chí Trần Hữu Phúc.
Đây là tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên ở Hoà Bình, đánh dấu bước phát
triển vững mạnh về chất của phong trào cách mạng thị xã nói riêng và phong
trào toàn tỉnh nói chung. Chi bộ Đảng thị xã ra đời là hạt nhân trực tiếp lãnh
đạo phong trào của một địa bàn có vị trí trọng yếu, trung tâm của phong trào
toàn tỉnh đáp ứng một đòi hỏi cấp bách về công tác lãnh đạo trước tình hình
nhiệm vụ cách mạng rất khẩn trương.
Từ khi có Chi bộ Đảng, phong trào cách mạng ở thị xã càng được củng
cố và phát triển vững mạnh, có nhiều hoạt động sôi nổi. Lực lượng chính trị
phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân ở các khu phố nội thị cũng
như các xóm xung quanh như Thịnh Lang, Sủ Bến (nay là Sủ Ngòi), Hoà
Bình, Yên Mông. Số hội viên Cứu quốc ở các xóm, xã xung quanh trước ngày
9-3-1945 chỉ có 3 người nay đã phát triển thành 15 người. Đáng chú ý là Chi
bộ, Mặt trận Việt Minh thị xã rất coi trọng công tác vận động viên chức, binh
lính. Phong trào đã lôi cuốn được cả một số người ở tầng lớp trên, nên ngoài
các đoàn thể Cứu quốc đã có, Mặt trận Việt Minh thị xã thành lập thêm tổ
chức Việt Minh Cứu quốc hội để tập hợp một số tư sản, nhà buôn…
Tổng số hội viên Cứu quốc khu vực thị xã đã lên tới trên 200 người,
ngoài ra còn có nhiều quần chúng có cảm tình ủng hộ cách mạng. Lực lượng
Tự vệ Cứu quốc đã phát triển. Hầu hết tại các khu phố, các xóm làng xung
quanh đều lập đội, tổ Tự vệ Cứu quốc. Anh em Tự vệ lợi dụng những nơi kín
đáo xung quanh thị xã để luyện tập quân sự, tập bắn súng, bắn nỏ… Mặt trận
Việt Minh thị xã còn tuyển chọn một số tự vệ, thanh niên Cứu quốc lập hai tổ
vũ trang tuyên truyền, đặc biệt là tổ chức treo cờ, rải truyền đơn ở thị xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
Các mặt hoạt động đấu tranh trên địa bàn thị xã diễn ra rất sôi nổi. Các
cuộc mít tinh, hội họp phản tuyên truyền của bọn Đại Việt thân Nhật đều bị
phá, bị tẩy chay, bị quần chúng Cứu quốc chất vấn dồn chúng vào thế lúng
túng, bẽ mặt trước nhân dân. Để phổ biến chủ trương kháng Nhật cứu nước,
gây ảnh hưởng, thanh thế cách mạng sâu rộng trong nhân dân, Chi bộ thị xã tổ
chức nhiều cuộc rải truyền đơn, dán áp phích, treo cờ… ở thị xã và các xóm
lân cận nhằm vào các phiên chợ Phương Lâm… Truyền đơn, áp phích còn
được truyền vào các công sở, Dinh tỉnh Trưởng, trại Bảo an binh, Sở chỉ huy
Nhật… Đặc biệt, cuộc đấu tranh tuyên truyền đêm ngày 21 rạng ngày 22-5-
1945 (tức ngày 11-4 âm lịch) là phiên chợ chính của chợ Phương Lâm, diễn ra
trên qui mô rộng với nhiều hình thức gây được ảnh hưởng sâu sắc, vang dội
trong nhân dân. Treo cờ trên gây thép bắc ngang sông Đà ở phía đầu thị xã (từ
đồi Ông Tượng sang đồi Ba Vành), đồng thời rải truyền đơn ở nhiều nơi, kể
cả các điểm đóng quân của Nhật, các công sở, kẻ khẩu hiện chữ to:
“Đả đảo phát xít Nhật
Đả đảo chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim
Ủng hộ Mặt trận Việt Minh
Việt Nam độc lập Đồng minh muôn năm”!
Trên các bức tường ở khu vực chợ Phương Lâm và những nơi nhiều
người qua lại, truyền đơn còn được gài hàng tập trên ngọn cây cao ở chợ
Phương Lâm, gió bay rải tung khắp chợ… Bọn chỉ huy Nhật vô cùng cay cú,
bối rối trước cuộc đấu tranh tuyên truyền có ảnh hưởng vang dội của nhân dân
thị xã Hoà Bình.
Trong thời gian này nạn đói đang diễn ra trầm trọng khắp miền Bắc.
Hàng ngày, từng đoàn người đói khát từ miền xuôi theo đường 6, đường 12
lên miền núi kiếm ăn chết gục ở bên đường. Tại thị xã Hoà Bình, mỗi ngày
bốn năm chuyến xe ngựa đi nhặt xác người chết đói chôn tại nghĩa địa. Nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
dân các dân tộc ở Hoà Bình cũng lao đao vì đói, lấy rau củ rừng cầm hơi. Tuy
vậy vẫn có một số bà con chết đói như ở Thịnh Lang, xóm Vạn… và rải rác ở
các xóm trong làng. Trong khi đó giặc Nhật vẫn thúc bách nhân dân đi phu,
bắt phá ngô trồng thầu dầu. Một số nơi được cán bộ hướng dẫn, có lực lượng
quần chúng Cứu quốc làm nòng cốt, nhân dân đấu tranh chống sự vơ vét bóc
lột của giặc Nhật. Có nơi thuyết phục Lý dịch trì hoãn, dây dưa hoặc tổ chức
báo động để nhân dân trốn tránh mỗi khi có lính về bắt phu, đốc thúc nộp thầu
dầu. Một số nơi đã tổ chức nhân dân tự vũ trang, có Tự vệ làm nòng cốt sẵn
sàng chống trả nếu giặc Nhật cho lính về thúc ép. Trong tháng 6-1945, ở hai
xã Hoà Bình và Thịnh Lang đã nổ ra 3 cuộc đấu tranh, bảo vệ được hàng chục
mẫu ngô không bị phá. Từ đó bọn phát xít Nhật và tay sai không giám bén
mảng về quấy nhiễu nữa.
Phong trào ở Nật Sơn, Nhuận Trạch thuộc châu Lương Sơn theo các
mối chỉ đạo từ Hà Đông, sau ngày 9-3-1945 cũng có chuyển biến mạnh. Các
tổ chức Cứu quốc được mở rộng, thu hút nhiều nông dân trong xóm, trong xã.
Các cuộc tuyên truyền, rải truyền đơn, đấu tranh chống đi phu, chống phá hoa
màu để trồng bông, thầu dầu của phát xít diễn ra mạnh mẽ, thu được kết quả,
hạn chế sự bóc lột của phát xít, bảo vệ được quyền lợi kinh tế cho nhân dân
trong lúc đói kém.
Tổ chức Việt Minh ở Nật Sơn ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng, đội
Tự vệ Cứu quốc có nhiều hoạt động mạnh mẽ. Để trang bị vũ khí cho Tự vệ,
ngoài số đao, kiếm, súng kíp, hoả mai đã có do nhân dân ủng hộ, tổ chức Việt
Minh còn bí mật lập một lò rèn chuyên đánh đao, kiếm, sửa chữa súng kíp.
Được cán bộ từ Mỹ Đức vào huấn luyện và hướng dẫn hoạt động, đội Tự vệ
Cứu quốc trở thành lực lượng nòng cốt trong hoạt động, đấu tranh như: Vũ
trang tuyên truyền, cảnh cáo, khống chế bọn tổng lý không được bắt phu, thu
thóc cho giặc Nhật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
Cũng tại châu Lương Sơn, sau 9-3-1945, đồng chí Đào Gia Lựu, một
cán bộ của Đảng vừa thoát khỏi nhà tù đế quốc đã về Mường Cời (nay là xã
Tân Vinh), thuyết phục được một nhà lang ông Đinh Công Niết, lấy làm cơ sở
tuyên truyền chủ trương đánh Nhật cứu nước của Mặt trận Việt Minh, bước
đầu gây được ảnh hưởng trong một số lang và nhân dân.
Sau 9-3-1945, các cơ sở cách mạng ở Lạc Thuỷ đã thống nhất về một
mối, do cán bộ của Tỉnh uỷ Hà Nam trực tiếp chỉ đạo. Trong điều kiện mới
của phong trào kháng Nhật cứu nước, được thống nhất và tăng cường lãnh
đạo, phong trào ở vùng này càng thêm điều kiện phát triển. Các cơ sở ở khu
vực Chi Nê, Khoan Dụ, đồn điền Đỗ Đình Thiện đều được củng cố, thu hút
thêm quần chúng vào các đoàn thể Cứu quốc. Tháng 5-1945, Mặt trận Việt
Minh châu Lạc Thuỷ chính thức thành lập gồm có anh Đoàn Tự Do và Bần
Như Thìn. Đây là một bước phát triển mới về mặt củng cố tổ chức của phong
trào, đưa phong trào tiến nhanh, mạnh hơn nữa.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp thống nhất của Mặt trận Việt Minh, các mặt
công tác tuyên truyền phát triển lực lượng chuẩn bị điều kiện tiến tới khởi
nghĩa giành chính quyền được đẩy lên với tinh thần tích cực, khẩn trương.
Thực hiện chủ trương phá kho thóc của Nhật cứu đói cho nhân dân do Đảng
phát động, tổ chức Việt Minh ở Chi Nê vạch kế hoạch lãnh đạo nhân dân Chi
Nê, Khoan Dụ phá kho thóc của Nhật đóng tại nhà tổng Mễ. Nhưng do kế
hoạch và việc tổ chức thực hiện chưa chu đáo nên không đạt kết quả.
Việc thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng tỉnh Hoà Bình và cử đại biểu
đi dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào
Tháng 7-1945, thực hiện Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về gấp rút
chuẩn bị khởi nghĩa, Ban cán sự Đảng tỉnh tổ chức hội nghị Mặt trận mở rộng
ở Cun (Kỳ Sơn). Trên 20 đại biểu đại diện các tổ chức Cứu quốc, các cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
cách mạng, các thân hào, thân sĩ yêu nước trong toàn tỉnh đã về dự trong
không khí phấn khởi, tin tưởng.
Hội nghị đã quán triệt tinh thần gấp rút sửa soạn khởi nghĩa bầu ra một
Uỷ ban dân tộc giải phóng, đồng chí Vũ Thơ làm chủ tịch, đồng chí Trương
Đình Dần làm phó chủ tịch và một số thân sĩ, quan lang làm uỷ viên. Uỷ ban
làm nhiệm vụ công khai động viên quần chúng, tổ chức việc chuẩn bị giành
chính quyền. Hội nghị đã cử 3 đồng chí: Đặng Chí Viễn, Quách Hy, Đinh
Công Sắc đại diện cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đi dự Đại hội quốc
dân tại Tân Trào, ngày 16-8-1945.
Hội nghị thể hiện rất cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm vì sự nghiệp cứu
nước giành độc lập dân tộc, sẵn sàng vùng dậy giành chính quyền khi thời cơ
đến, có sức động viên mạnh mẽ đối với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Trong những ngày cuối tháng 7 đầu tháng 8-1945, khí thế cách mạng
trong toàn tỉnh sôi sục cao độ. Một số nơi lực lượng cách mạng đã có những
hoạt động công khai mạnh mẽ. Toàn tỉnh, từ địa bàn nông thôn tới các thị
trấn, thị xã đang dâng lên một khí thế sôi động của những ngày tiền khởi
nghĩa. Cán bộ và quần chúng trong tư thế sẵn sàng đón chờ giờ hành động.
Ban chỉ huy khởi nghĩa đã vạch phương án chỉ đạo cụ thể khi thời cơ đến.
3.3. TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Đầu tháng 8-1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào
thời điểm quyết định với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít. Ở châu
Âu, phát xít Italia, phát xít Đức đã bị tiêu diệt. Sau khi tấn công vào hang ổ ở
Béclin, tiêu diệt phát xít Đức tháng 5-1945. Ngày 14-8-1945, Nhật hoàng
tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh. Những sự kiện trên đã làm cho hệ thống
chính quyền Nhật ở Đông Dương hoang mang cao độ. Ở trong nước, cao trào
kháng Nhật của nhân dân ta diễn ra vô cùng quyết liệt, khí thế cách mạng sục
sôi khắp nơi. Các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
kiện khách quan và chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
toàn quốc nói chung và toàn tỉnh Hoà Bình đã chín muồi.
Đứng trước thời cơ khẩn cấp đó, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội
nghị đại biểu toàn quốc từ ngày 14 – 15-8-1945 tại Tân Trào (Sơn Dương –
Tuyên Quang). Hội nghị nhận định: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông
Dương đã chín muồi… Quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, hàng ngũ chỉ
huy quân Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm, bọn Việt gian thân Nhật
hoảng sợ, toàn dân tộc đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành quyền độc lập”
[19, tr. 413-414]. Chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc ngay sau khi thành lập đã phát động quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng Khởi
nghĩa trong cả nước
Hội nghị quyết định phát động toàn dân tiến lên tổng Khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước. Tình hình vô cùng khẩn cấp đòi hỏi phải: tập
trung lực lượng vào những việc chính; thống nhất mọi phương diện quân sự,
chính trị, hành động và chỉ huy; kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội. Khẩu
hiệu đấu tranh lớn là: “Phản đối xâm lược”, “Hoàn toàn độc lập”, “Chính
quyền nhân dân”. Phương châm hành động là phải đánh chiếm ngay những
nơi chắc thắng không kể thành thị hay thôn quê, quân sự và chính trị phải
phối hợp, làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh.
Phải chộp lấy nhữmg căn cứ chính trước khi quân Đồng minh vào, thành lập
ngay các Uỷ ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền.
Sau Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc, ngày 16 và 17-8-1945, Tổng bộ
Việt Minh đã triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào. Tham dự Đại hội có
hơn 60 đại biểu Bắc, Trung, Nam và đại biểu đồng bào ta ở nước ngoài. Đại
hội nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông
Dương và 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. Đại hội quyết định
thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
Minh làm Chủ tịch. Đại hội quy định Quốc kì, Quốc ca. Tiếp đó đêm 17-8-
1945, Xứ uỷ Bắc Kì họp và quyết định khởi nghĩa trong toàn xứ.
Từ sau Hội nghị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng tỉnh và cử đoàn
đại biểu đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào, không khí chuẩn bị khởi nghĩa
trong toàn tỉnh bước vào thời kỳ hết sức khẩn trương. Ở các căn cứ địa và
chiến khu trong toàn tỉnh cũng như phong trào cách mạng ở các cơ sở, các
vùng trong tỉnh đã có một không khí nô nức chờ đợi ngày khởi nghĩa.
Trong tình hình đó, vào những ngày đầu tháng Tám năm 1945, được
lệnh của Đảng chỉ thị phải “Cấp tốc chuẩn bị khởi nghĩa”, Ban cán Đảng tỉnh
đã nhóm họp Hội nghị toàn Ban tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) để bàn định kế
hoạch lãnh đạo khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Sau khi dự đoán rằng thời cơ Tổng
khởi nghĩa toàn quốc đang đến trong ngày một ngày hai, Hội nghị đã nhất trí
đề ra chủ trương phải gấp rút tổ chức mọi lực lượng sẵn có trong tỉnh để sẵn
sàng nổi dậy hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Hội nghị vạch sẵn
ra một kế hoạch chung cho cuộc khởi nghĩa, quyết định phải tập trung lực
lượng huy động rộng rãi quần chúng ở nông thôn và thị trấn, thị xã, tập trung
lãnh đạo khởi nghĩa trước tiên ở một địa điểm chắc thắng (điểm đó là châu
Lạc Sơn) rồi sau đó phát triển lực lượng đánh ra thị xã cướp chính quyền tỉnh.
Hội nghị cũng dự đoán trước những khó khăn có thể xảy ra trong cuộc khởi
nghĩa và dự bị một kế hoạch đối phó với lực lượng của phát xít Nhật đóng
trong tỉnh.
Hội nghị này cũng đã lập ra Ủy ban quân sự cách mạng của tỉnh để đôn
đốc kiểm tra việc chuẩn bị khởi nghĩa và khi phát động khởi nghĩa thì Ủy ban
này sẽ chuyển ngay thành Ban chỉ huy khởi nghĩa để tổ chức lãnh đạo thực
hiện kế hoạch khởi nghĩa toàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
Những quyết định của Hội nghị Vụ Bản có tác dụng đẩy mạnh công
việc chuẩn bị khởi nghĩa, thực sự chuẩn bị tinh thần, tư tưởng, sẵn sàng hành
động cho các cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh.
Ngày 18-8-1945, lệnh khởi nghĩa của Xứ uỷ được truyền tới Hoà Bình
giữa lúc cán bộ và quần chúng đang sôi sục chuẩn bị hành động. Ngay ngày
hôm đó đồng chí Vũ Thơ, Trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa đã kịp thời phát
lệnh khởi nghĩa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng khu căn cứ, Chi bộ thị xã và
các cơ sở khác trong tỉnh.
Lệnh khởi nghĩa truyền đi tới đâu là ở đấy cán bộ và quần chúng phấn
khởi, khẩn trương hành động. Khắp núi rừng trong tỉnh dấy lên một khí thế
cách mạng sục sôi chưa từng có.
Tại Lạc Sơn theo đúng kế hoạch đã định, ngày 20-8-1945, đơn vị vũ
trang tập trung, tự vệ chiến đấu và quần chúng từ khu căn cứ Mường Khói
(xem phục lục 14) rầm rộ tiến ra Vụ Bản. Nhân dân thị trấn Vụ Bản, nhân dân
các xóm khu vực xung quanh thị trấn với vũ khí thô sơ biểu tình phối hợp
cùng lực lượng của khu căn cứ Mường Khói tiến hành chiếm châu lỵ Lạc
Sơn.
Viên tri châu Quách Hàm, trước đó đã quan hệ thiện cảm với Việt
Minh, lại nhận được lệnh của Ban chỉ huy khởi nghĩa phải đầu hàng nên đã
chuẩn bị sẵn sổ sách, dấu ấn để giao nộp cho quân khởi nghĩa. Đồn trưởng và
toàn bộ lính Bảo an ở đồn Vụ Bản đóng gần châu đường không dám chống lại
quân khởi nghĩa, xin đầu hàng và giao nộp toàn bộ vũ khí, gồm 50 khẩu súng,
nhiều đạn dược cho quân cách mạng. Do vậy, việc giành chính quyền ở châu
Lạc Sơn đã diễn ra thuận lợi và nhanh gọn. Chiều 20-8-1945, một cuộc mít
tinh lớn được tổ chức tại sân châu đường châu Lạc Sơn. Đồng chí Trương
Đình Dần đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù
nhìn tay sai phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, hô hào nhân dân đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
kết ủng hộ Mặt trận Việt Minh, ủng hộ chính quyền nhân dân, tiếp tục tiến lên
giành chính quyền tỉnh [12, tr.66-67].
Thắng lợi tại châu Lạc Sơn, nơi phất cờ khởi nghĩa đầu tiên ở Hoà Bình
có sức cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, quần chúng phấn khởi tiếp tục tiến lên giành
thắng lợi lớn hơn, quyết định hơn nhằm mục tiêu giành chính quyền tỉnh.
Tại Kỳ Sơn, ngay sau khi cướp chính quyền châu Lạc Sơn thắng lợi,
Ban chỉ huy khởi nghĩa dựa vào lực lượng cách mạng quần chúng, tổ chức
một đội quân khởi nghĩa, nhằm phối hợp với lực lượng ở căn cứ Thạch Yên
tiến ra cướp chính quyền châu Kỳ Sơn và tỉnh lỵ.
Ngày 21-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa gồm hàng trăm người, trang bị
đầy đủ các loại vũ khí: súng trường, súng kíp, hoả mai, tên nỏ, giáo mác… từ
điểm khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên rầm rập lên đường tiến quân ra châu Kỳ
Sơn và tỉnh lỵ. Lúc này, tin Việt Minh đã giành được chính quyền châu Lạc
Sơn nhanh chóng lan truyền trong nhân dân khắp vùng. Trên đường tiến quân
qua các làng bản dọc đường 12A hướng về thị xã, nhân dân nô nức kéo nhau
ra đón chào, hoan hô cách mạng như một ngày hội. Nhiều người tự đem vũ
khí, lương ăn xin tham gia vào đoàn quân khởi nghĩa. Ngày hôm đầu đoàn
quân đến Mãn Đức tạm dừng lại trú quân. Tại đây quân khởi nghĩa đã bắt giữ
một ô tô của giặc Nhật từ Nho Quan (Ninh Bình) chạy qua.
Sáng 22-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa lại tiếp tục lên đường. Trong
khi đó, đơn vị vũ trang và lực lượng Tự vệ chiến đấu từ khu căn cứ Thạch
Yên – Cao Phong cũng rầm rộ vũ trang biểu tình tiến ra đường 12A. Hai cánh
quân gặp nhau tại phố Bằng (Cao Phong - Kỳ Sơn) hợp lại thành lực lượng
hùng hậu cùng hăng hái tiến bước. Đoàn biểu tình vũ trang khởi nghĩa đi đến
đâu, nhân dân các dân tộc ở các xóm làng dọc đường 12A nô nức vũ trang gia
nhập. Đoàn biểu tình vũ trang khởi nghĩa càng đi càng được tăng cường thêm
lực lượng lên tới hàng ngàn người, đội ngũ chỉnh tề kéo dài hàng cây số, cờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
đỏ sao vàng phất phới với một rừng gươm giáo, nỏ xen lẫn hoả mai súng kíp,
súng trường, với những nhịp chân rung chuyển núi rừng.
Theo đường 12A tiến ra thị xã, vượt qua dốc Cun là chặng đường trở
ngại nhất, vì giặc Nhật có một đại đội chốt giữ đoạn đường hiểm trở, cửa ngõ
ra vào thị xã ở hướng này. Phát xít Nhật đã bại trận, lính Nhật hoang mang,
suy sụp tinh thần, song với bản chất ngoan cố, hiếu chiến chúng không dễ
dàng từ bỏ địa vị thống trị. Đơn vị Nhật đóng tại Cun đang chuẩn bị lực lượng
và có khả năng chặn đánh đoàn quân khởi nghĩa.
Chiều 22-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa tạm dừng tại đồn điền Đốc
Thịnh thuộc xã Cao Phong. Sáng ngày 23-8, lực lượng quân khởi nghĩa từ
Cao Phong rầm rộ tiến về phía dốc Cun, vượt qua sự kiểm soát của Nhật ở
đây để tiến ra Phương Lâm. Cũng buổi sáng hôm đó, theo kế hoạch của Ban
chỉ huy khởi nghĩa tỉnh, các cơ sở Việt Minh thị trấn Phương Lâm đã huy
động quần chúng vũ trang biểu tình cướp chính quyền châu Kỳ Sơn. Trước
khí thế cách mạng sôi sục ở Phương Lâm, tin cách mạng đã cướp chính quyền
châu Lạc Sơn và đoàn quân khởi nghĩa đang từ chiến khu tiến về tỉnh lỵ đã
làm khiếp đảm tinh thần bọn cầm quyền ở châu Kỳ Sơn. Từ đêm 22-8-1945,
Đinh Công Dâm tri châu Kỳ Sơn đã tự mình thân chinh xuống phố Phương
Lâm gặp cán bộ Việt Minh để đầu hàng cách mạng
Việc cướp chính quyền châu Kỳ Sơn vào sáng 23-8-1945 tương đối
thuận lợi, viên tri châu ở đây đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng thị
xã, phố xá Phương Lâm tưng bừng cờ đỏ sao vàng, công khai vùng dậy ca
vang các bài ca cách mạng với tấm lòng hân hoan tiếp đón quân khởi nghĩa từ
các chiến khu Mường Khói, Thạch Yên từ các xã các làng bản xung quanh thị
xã, châu Kỳ Sơn đồn dập đổ về chợ Phương Lâm để tham gia ngày Tổng khởi
nghĩa chính quyền tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
Giành chính quyền Tỉnh lỵ
Theo kế hoạch hành động thống nhất của Ban chỉ huy khởi nghĩa, ngay
lúc quân khởi nghĩa từ các chiến khu, các vùng tiến đến Phương Lâm (phía bờ
trái sông Đà) thì bộ phận quân khởi nghĩa và chiến khu Tu Lý - Hiền Lương
và các vùng xung quanh (phía bờ phải sông Đà) sẽ triển khai đội hình mai
phục tại khu đồi Thông, Ba Vành. Các tổ Việt Minh bí mật trong trại lính,
trong các công sở, các khu phố… chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đã dự định
để làm nhiệm vụ nội ứng, hỗ trợ quân khởi nghĩa hành động.
Tên Nguyễn Quốc Trường, Tỉnh trưởng bù nhìn thân Nhật cho đến lúc
này vẫn chưa biết thân phận. Hắn còn dám cho tay chân dò xét tình hình gửi
thư đến Ban chỉ huy khởi nghĩa yêu cầu Việt Minh cử đại diện đến phủ Bộ
đường để điều đình thương lượng. Lập tức! hắn nhận được “Mệnh lệnh thư”
của Ban chỉ huy khởi nghĩa trả lời “Chính quyền bù nhìn chỉ được phép đầu
hàng. Nếu chống lại sẽ lập tức bị trị tội”
Đúng 14 giờ ngày 23-8-1945, quân khởi nghĩa vượt sông Đà (xem phụ
lục 12) trước sự hoan hô vang dậy của nhân dân Phương Lâm, nhân dân khu
phố Đúng, tỉnh lỵ, nhân dân các làng bản, các xã xung quanh tỉnh (xã Hoà
Bình, Thịnh Lang, Yên Mông…). Bộ phận tự vệ chiến đấu khu căn cứ Tu Lý
- Hiền Lương được lệnh tiến về tỉnh lỵ. Quần chúng cách mạng, quân vũ trang
khởi nghĩa từng đoàn, từng đoàn hô vang các khẩu hiệu:
Đả đảo Chính phủ Trần Trọng Kim!
Ủng hộ mặt trận Việt Minh!
Chính quyền về tay nhân dân muôn năm! [41, tr.95]
Dưới sự lãnh đạo của Ban chỉ huy khởi nghĩa, đoàn quân khởi nghĩa
chỉnh đốn đội ngũ, triển khai đội hình tiến thẳng vào phủ Bộ đường. Tên Tỉnh
trưởng bù nhìn lúc này hốt hoảng, đem theo một số tay chân ra tận cổng phủ
để “nghênh tiếp Việt Minh” và xin đầu hàng cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
Quân khởi nghĩa chiếm phủ Bộ đường, canh gác các công sở và kéo cờ
đỏ sao vàng lên cột cờ chính của tỉnh. Quân khởi nghĩa lần lượt chiếm lĩnh
các công sở, các vị trí trọng yếu trong thị xã. Quân khởi nghĩa đi đến đâu
cũng được cơ sở Việt Minh và quần chúng cách mạng ở đấy treo cờ từ trước
để đón tiếp và giúp đỡ công việc tiếp quản chính quyền. Ở trại Bảo an binh,
anh em binh sĩ Cứu quốc đã hướng dẫn binh lính xếp hàng chào đón quân
cách mạng, giao nộp toàn bộ vũ khí gồm 500 khẩu súng trường.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh diễn ra thuận lợi, nhanh gọn
sau hai giờ hành động và không gặp sự phản ứng nào. Quân đội Nhật hoàn
toàn án binh bất động. Ngay chiều hôm đó, một cuộc mít tinh lớn được diễn
ra tại sân phủ Bộ đường để trào mừng thắng lợi. Ủy ban quân sự cách mạng
đã ra mắt quần chúng trong niềm vui vô hạn của đông đảo nhân dân các dân
tộc. Đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa, đồng chí Vũ Thơ tuyên bố xoá bỏ chính
quyền tay sai phát xít, tịch thu toàn bộ tài sản, hồ sơ, dấu ấn, giải tán đội bảo
an binh…
Hôm sau ngày 24-8-1945, theo sự chỉ đạo của Ủy ban quân sự cách
mạng, một cuộc mít tinh lớn lại được tổ chức tại chợ Phương Lâm. Đồng chí
Vũ Thơ, Trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa, Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng
lên công nhận Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời của thị xã Hoà Bình,
châu Kỳ Sơn và các xã xung quanh được thành lập.
Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ thành công là thắng lợi có ý
nghĩa quyết định thúc đẩy mạnh mẽ và tạo điều kiện giải quyết tiếp việc giành
chính quyền ở những nơi còn lại.
Tại Mai Đà, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền do đồng chí Bình Huấn
uỷ viên Ban cán sự tỉnh chỉ đạo. Sau khi nhận được lệnh khởi nghĩa của Ban
chỉ huy khởi nghĩa tỉnh, kế hoạch hành động được triển khai: lực lượng chiến
đấu tại khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương được chia thành hai bộ phận. Một bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
phận phối hợp cùng lực lượng của khu căn cứ Diềm tiến đánh chợ Bờ, giành
chính quyền châu rồi tiên lên giành chính quyền các thị trấn suối Rút, phố
Vãng; Một bộ phận do đồng chí Bình Huấn trực tiếp chỉ huy về thị xã hỗ trợ
cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh. Sau khi thống nhất kế hoạch, cả
hai bộ phận đều khẩn trương hành động.
Ngày 25-8-1945, lực lượng chiến đấu của khu căn cứ Tu Lý – Hiền
Lương đã tới thị trấn chợ Bờ (châu lỵ Mai Đà), được quần chúng Cứu quốc,
nhân dân thị trấn giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ. Đại diện quân khởi nghĩa trực
tiếp gặp chỉ huy đơn vị lính Nhật đóng tại chợ Bờ và Tri châu Mai Đà. Chỉ
huy đơn vị lính Nhật hứa sẽ không can thiệp vào cuộc khởi nghĩa của nhân
dân và yêu cầu Mặt trận Việt Minh bảo đảm an toàn cho họ. Tri châu xin đầu
hàng cách mạng. Quân khởi nghĩa cùng nhân dân thị trấn, các xóm xã xung
quanh phấn khởi vào tiếp quản châu đường thu giấy tờ sổ sách và trên 20
khẩu súng. Sau đó tổ chức mít tinh, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng
lâm thời [11, tr.37].
Sau khi giành xong chính quyền châu Mai Đà, lực lượng vũ trang từ
khu căn cứ Diềm cũng hành quân tới. Hai lực lượng phối hợp tiến lên giành
chính quyền ở thị trấn suối Rút (ngày 26-8-1945). Ngày hôm sau, theo đường
15 lên phố Vãng. Tại đây, tổ Việt Minh phố Vãng đã chủ động vận động
nhân dân nổi dậy giành chính quyền.
Sau khi giành xong chính quyền ở chợ Bờ, suối Rút, phố Vãng, lực
lượng khởi nghĩa ở Mai Đà theo lệnh của Xứ uỷ đã tiến lên Sơn La, phối hợp
cùng nhân dân địa phương giành chính quyền ở Mộc Châu thắng lợi (do Đinh
Công Đốc làm chỉ huy).
Tại châu Lương Sơn, theo kế hoạch của Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh,
lực lượng vũ trang của tỉnh cử ông Đinh Công Niết đến liên lạc với cơ sở Việt
minh Mường Cời, cơ sở của đồng chí Đào Gia Lựu để bàn việc tổ chức mít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
tinh thành lập chính quyền cách mạng châu Lương Sơn. Song hai lực lượng
chưa hiểu và chưa tin nhau nên chưa thống nhất được kế hoạch.
Trong khi đó cơ sở Việt Minh ở Nhuận Trạch cũng đang chuẩn bị lực
lượng để tới châu lỵ giành chính quyền.
Lúc này, châu đường Lương Sơn gần như bỏ trống, đêm 25 rạng ngày
26-8-1945 lực lượng vũ trang do Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh phái xuống đã
chiếm toàn bộ châu đường một cách dễ dàng. Sáng ngày 26-8-1945 hàng trăm
quần chúng ở Nhuận Trạch, Cư Yên… có sự hỗ trợ của lực lượng Tự vệ
Chương Mỹ biểu tình vũ trang tuần hành đến châu lỵ Lương Sơn. Cùng lúc
đó lực lượng Việt Minh Mường Cời cũng tuần hành tới. Lúc này lực lượng
vũ trang của tỉnh phái xuống châu Lương Sơn với danh nghĩa “Bảo an binh”
đã quản lý toàn bộ châu đường.
Do nhiều lực lượng, theo nhiều mối chỉ đạo khác nhau, lúc đầu gặp
nhau tại châu đường, các lực lượng cách mạng còn hiểu lầm nhau. Nhưng sau
đó đại diện các lực lượng đã thảo luận và đi đến thống nhất phối hợp tổ chức
mít tinh, tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai phát xít và thành lập uỷ
ban nhân dân cách mạng lâm thời do ông Đinh Công Niết làm chủ tịch. Như
vậy chỉ trong vòng 2 ngày 25, 26-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
ở châu lỵ Lương Sơn diên ra nhanh gọn mà không có sự đổ máu nào. Điều đó
chứng tỏ khí thế cách mạng vô cùng mạnh mẽ của quần chúng, đúng như lời
dạy của Bác Hồ: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” [10, tr.37, 38].
Như vậy, chỉ từ 20 đến 26-8-1945, bằng lực lượng từ các chiến khu kết
hợp với lực lượng nhân dân vũ trang nổi dậy, nhân dân các dân tộc ở Hoà
Bình đã hoàn toàn thắng lợi việc giành chính quyền ở châu, tỉnh, thị trấn. Một
số xã có cơ sở cách mạng hoặc ở xung quanh thị xã, thị trấn cũng đã giành
được chính quyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Hoà Bình, trước
hết là thắng lợi của những năm kiên trì, bền bỉ vận động cách mạng của Đảng;
là thắng lợi của việc phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, không phân
biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái; là sự vùng dậy đồng loạt của nhân dân từ các
châu trong tỉnh. Cách mạng tháng Tám ở Hoà Bình là cuộc khởi nghĩa toàn
dân, là thắng lợi của chủ trương đại đoàn kết dân tộc, tranh thủ tuyên truyền,
giáo dục, thuyết phục, giác ngộ các tầng lớp trên để họ đi theo và phục vụ cho
cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Hoà Bình là thắng lợi của
việc kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng một
cách hợp lý để đánh thắng kẻ thù; là thắng lợi của nghệ thuật chọn thời cơ và
nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa. Ở đâu có điều kiện là chớp thời cơ vùng dậy,
vừa phát huy ưu thế tinh thần và chính trị, vừa phát huy ưu thế về lực lượng
cách mạng của quần chúng áp đảo kẻ thù. Thắng lợi của cách mạng tháng
Tám ở Hoà Bình đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền cách mạng trong cả nước.
Tiểu kết: Với đặc điểm của đại bàn miền núi như Hoà Bình, việc giành
chính quyền thành công ở châu, tỉnh, thị trấn là thắng lợi cơ bản có tính chất
quyết định đối với thắng lợi toàn tỉnh. Việc giành chính quyền ở địa bàn nông
thôn miền núi rộng lớn, nhiều dân tộc khó có thể đồng thời tiến hành cùng
một lúc mà phải có thời gian, có lực lượng đến phát động, hỗ trợ. Việc tranh
thủ, nắm được hành ngũ lang đạo, nhất là những lang cun có thế lực trong quá
trình chuẩn bị, việc đánh gục bộ máy chính quyền bù nhìn châu, tỉnh tạo lên
những thuận lợi rất cơ bản cho việc thành lập chính quyền cách mạng ở cơ sở.
Vì vậy, tập trung lực lượng, chớp thời cơ giành chính quyền ở những vị trí
trọng yếu, đánh gục bộ máy chính quyền bù nhìn ở những nơi trung tâm chính
trị xã hội ở mỗi khu vực, ở tỉnh là những thắng lợi có tính chất quyết định. Từ
đó thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc giành chính quyền thắng lợi trên phạm vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
toàn tỉnh. Hình thái khởi nghĩa lấy các khu căn cứ làm điểm xuất phát tiến lên
giành chính quyền châu, tỉnh rồi toả về nông thôn là phù hợp với đặc điểm,
điều kiện của tỉnh miền núi Hoà Bình.
Dự kiến về chỉ đạo kế hoạch khởi nghĩa sát hợp với đặc điểm tình hình
địa phương là ưu điểm cơ bản, nổi bật của cuộc khởi nghĩa ở Hoà Bình thể
hiện tính năng động sáng tạo của Ban cán sự Đảng tỉnh. Cuộc khởi nghĩa ở
Hoà Bình nổ ra kịp thời kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang chiến đấu
với các khu căn cứ làm nòng cốt với lực lượng nổi dậy của nhân dân các dân
tộc. Sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ tập trung vào những khâu quan trọng có ý
nghĩa quyết định. Đối với kẻ thù, một mặt rất kiên quyết, mặt khác lại có đối
sách linh hoạt, mềm dẻo nên tạo được thuận lợi, tránh xung đột bất lợi, chú ý
đến chính sách mặt trận trong việc thành lập chính quyền cách mạng nên
tranh thủ được hàng ngũ lang đạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
KẾT LUẬN
Quá trình vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền ở tỉnh Hoà Bình có thể phân làm hai thời kỳ, mỗi thời kỳ đều có những
đặc điểm, vị trí, vai trò riêng của nó.
1. Thời kỳ 1930 - 1939
Là chặng đường có vị trí mở đầu mang nhiều ý nghĩa trên tiến trình lịch
sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc ở Hoà Bình dưới ngọn cờ
lãnh đạo của Đảng.
Hoà Bình là một tỉnh nông – lâm nghiệp ở địa bàn miền núi, không có
giai cấp công nhân công nghiệp, tuyệt đại bộ phận nhân dân là nông dân các
dân tộc miền núi. Song Hoà Bình có những điều kiện rất cơ bản để sớm tiếp
thu được ánh sáng cách mạng của Đảng, hình thành các cơ sở cách mạng ở
địa phương. Trước hết đó là truyền thống sâu sắc, khát vọng mãnh liệt được
thoát khỏi gông xiềng nô lệ, áp bức bất công. Tinh thần yêu nước, khát vọng
được giải phóng chính là cơ sở, là nhân tố chủ quan để nhân dân các dân tộc
trong tỉnh sẵn sàng tiến bước dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc và chủ nghĩa
xã hội của Đảng. Thực tiễn ra đời của các cơ sở cách mạng, chặng đường lịch
sử 1930 – 1939 đã khẳng định: Trên đất Hoà Bình ở bất kỳ địa bàn nào, trong
điều kiện nào, khi có cán bộ đến tuyên truyền là ở đó hình thành cơ sở cách
mạng.
Về yếu tố địa bàn, Hoà Bình tuy là một tỉnh miền núi nhưng không xa
các trung tâm công nghiệp tập trung giai cấp công nhân, trung tâm của phong
trào cách mạng ở Bắc Kỳ như thành phố Nam Định, Hà Nội. Các tỉnh đồng
bằng tiếp giáp với Hoà Bình như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông là những tỉnh
sớm có phong trào cách mạng, có tổ chức Đảng, nhất là Ninh Bình, Hà Nam.
Do đó, phong trào cách mạng từ những nơi này đã tác động trực tiếp đến Hoà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
Bình, trở thành đầu mối phát triển cơ sở lên Hoà Bình. Đây là một yếu tố
khách quan thuận lợi cho phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình.
Tuy nhiên, các cơ sở cách mạng trong thời kỳ 1930 – 1939 còn rất
mỏng, chỉ mới là những đốm lửa mà chưa phát triển ở phạm vi rộng, chưa
bùng nổ lên thành một phong trào và cũng tồn tại không dài. Có hiện tượng
này, một là vì những khó khăn do kẻ thù khủng bố dẫn đến tan vỡ cơ sở, mặt
khác cũng còn do chưa có cán bộ thường xuyên, trực tiếp bám địa bàn để xây
dựng phong trào.
Mặc dù vậy, những đốm lửa cách mạng của chặng đường 1930 – 1939
vẫn là những mốc son đáng tự hào trong trang sử cách mạng đầu tiên của
Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Các cơ sở cách mạng đó không chỉ
để lại những ảnh hưởng chính trị sâu sắc mà còn để lại những tiền đề về tổ
chức, cán bộ… cho thời kỳ đấu tranh tiếp theo.
2. Trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945
Nếu như các thời kỳ trước, ánh sáng cách mạng của Đảng bước đầu soi
rọi đến Hoà Bình mới nhen lên những đốm lửa cách mạng đầu tiên thì đến
1939 – 1945 là thời kỳ phong trào đã bén rễ sâu chắc và toả rộng trong nhân
dân các dân tộc trong tỉnh, từ đồng bào Kinh, Mường đến đồng bào Dao,
Thái…, từ thị xã đến nông thôn, cả vùng cao, vùng sâu. Đặc biệt cao trào
kháng Nhật cứu nước là một bước nhảy vọt mạnh mẽ về nhiều mặt. Từ đây
phong trào cách mạng ở Hoà Bình phát triển liên tục, ngày càng sâu rộng và
đạt được những thắng lợi vẻ vang.
Từ năm 1939 – 1945, cũng là thời kỳ hình thành Đảng bộ Hoà Bình. Từ
Ban cán sự đến Chi bộ Đảng đầu tiên là những bước phát triển quan trọng trên
tiến trình xây dựng Đảng bộ. Đây là một thắng lợi, một bước phát triển về
chất của phong trào cách mạng địa phương. Từ đây, Hoà Bình đã có một bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
tham mưu, hạt nhân trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nên mọi thắng lợi của
phong trào cách mạng địa phương.
Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Đảng, nhân dân các dân tộc trong
tỉnh, bằng sức mạnh đoàn kết của mình đã vùng dậy đánh đổ ách thống trị của
kẻ thù xâm lược và phong kiến tay sai, giành quyền làm chủ quê hương, góp
phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc, xây dựng nên Nhà nước dân chủ
nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giải
phóng nhân dân các dân tộc trong tỉnh thoát khỏi gông xiềng nô lệ, trở thành
người chủ thực sự của núi rừng, của đất nước tạo điều kiện để xây dựng một
chế độ mới dân chủ công bằng và hạnh phúc.
Về nguyên nhân chủ quan, Ban cán sự tỉnh đã có những thành công đặc
biệt trong việc vận dụng đường lối chiến lược, sách lược chủa Đảng thời kỳ
cách mạng 1939 – 1945 vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Từ thắng lợi của cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở Hoà Bình có
thể rút ra hai bài học kinh nghiệm:
1. Đồng thời với việc ra sức xây dựng lực lượng trong nhân dân, phải
triệt để lợi dụng, phân hoá hàng ngũ kẻ thù, mở rộng mặt trận của cách
mạng.
Kể từ khi có cơ sở Đảng đầu tiên ra đời (1930), tổ chức Đảng hết sức
quan tâm đến công tác tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở và
phong trào cách mạng ở Hoà Bình. Đặc biệt trong thời kỳ vận động Cách
mạng tháng Tám Đảng bộ tỉnh Hoà Bình coi công tác xây dựng lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang trong nhân dân các dân tộc tiến tới khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cách mạng.
Trong quá trình vận động cách mạng, Đảng bộ Hoà Bình còn triệt để lợi
dụng và phân hoá trong hàng ngũ kẻ thù, mở rộng mặt trận cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
Ở Hoà Bình, trước Cách mạng tháng Tám. Chế độ lang đạo tồn tại lâu
dài trong lịch sử. Dưới chế độ lang đạo đồng bào Mường chiếm số đông dân
số trong tỉnh bị áp bức, bóc lột hết sức tàn bạo.
Thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đã duy trì chế độ lang đạo để làm
cơ sở áp bức, bóc lột, thống trị nhân dân. Vì thế lang đạo càng cấu kết chặt
chẽ với thực dân Pháp. Có bộ phận nhân dân các dân tộc Hoà Bình, chủ yếu là
người Mường hoặc bị lang đạo khống chế, hoặc bị chiếm đoạt ruộng đất,
không còn phương tiện canh tác, hoặc bị nợ nần phải phụ thuộc vào lang đạo,
trong đó có nhiều người phải làm tôi, tớ phục vụ nhà lang.
Phân hoá, cô lập, lôi kéo lang đạo về phía cách mạng còn là để lôi kéo
một bộ phận nhân dân chịu ảnh hưởng của lang đạo về phía cách mạng, đồng
thời làm cho thực dân Pháp và phát xít Nhật mất chỗ dựa trong lang đạo.
Đảng bộ Hoà Bình đã từng bước tuyên truyền vận động, phân hoá hàng
ngũ lang đạo, lôi kéo họ về phía cách mạng. Thông qua hàng ngũ lang đạo đã
theo cách mạng, ta mở rộng ảnh hưởng trong nhân dân, chuẩn bị lược lượng
mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang.
Đặc biệt trong cao trào chống Nhật cứu nước, Mặt trận Việt Minh đã
giác ngộ, lôi kéo phần lớn lực lượng lang đạo theo Việt Minh. Trong đó có
nhiều người là con cái lang đạo và bộ phận nhân dân chịu ảnh hưởng của lang
đạo đã hướng theo cách mạng.
Ngoài lang đạo, Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh còn coi trọng công tác
tuyên truyền, vận động công chức, binh lính ở địa bàn thị xã nhằm phân hoá,
làm rệu rã lực lượng của bộ máy thống trị địa phương, tạo cơ sở, lực lượng từ
bên trong chuẩn bị đón thời cơ vùng dậy giành chính quyền.
2. Xây dựng chiến khu làm chỗ đứng chân để xây dựng lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân; khi thời cơ đến, phát động quần
chúng nổi dậy khởi nghĩa với hình thái đúng đắn, sát hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
Hoà Bình là một trong ít tỉnh xây dựng được chiến khu cách mạng
(chiến khu Hoà – Ninh – Thanh), ở đó các căn cứ du kích (Mường Khói,
Mường Diềm,…) và nhiều cơ sở cách mạng vững chắc.
Trên cơ sở và phong trào cách mạng được xây dựng từ trước, đến đầu
năm 1945 để tiến tới xây dựng địa bàn cho khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền, các căn cứ du kích và chiến khu Hoà – Ninh – Thanh đã ra đời, theo
Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ gọi là chiến khu Quang
Trung.
Trong cao trào chống Nhật cứu nước tiến tới khởi nghĩa, tại chiến khu
lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang không ngừng phát triển, tinh thần
cách mạng trong nhân dân được khơi dậy với khí thế sôi nổi đón thời cơ khởi
nghĩa.
Có các khu căn cứ cùng lực lượng vũ trang, có phong trào cách mạng ở
các địa bàn trọng yếu là thị xã, các huyện, thị trấn, cho nên khi thời cơ đến
Ban chỉ huy khởi nghĩa quyết định khởi nghĩa từ các căn cứ trước, phối hợp
giữa khu căn cứ với các lực lượng tại chỗ các huyện lỵ, thị trấn, thị xã; phối
hợp giữa lực lượng vũ trang, bán vũ trang với lực lượng quần chúng nổi dậy
để giành chính quyền huyện, rồi tiến lên giành chính quyền tỉnh, sau đó tiếp
tục tiến lên giành chính quyền ở những nơi còn lại. Lấy sức mạnh của quần
chúng vùng dậy có lực lượng vũ trang trong nhân dân làm nòng cốt, làm
nhiệm vụ xung kích chiến đấu khi cần thiết để áp đảo, buộc kẻ thù phải đầu
hàng.
Trong khởi nghĩa có đối sách đúng đắn “trung lập hoá” lực lượng phát
xít Nhật, chỗ dựa của chính quyền bù nhìn, để tập trung lực lượng đánh đổ
chính quyền tay sai, tiêu diệt các lực lượng phản động, giành chính quyền về
tay nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
*
* *
Phát huy truyền thống yêu nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng
bảo vệ Tổ quốc Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình vẫn luôn tiếp
tục đóng góp sức người, sức của cho cách mạng góp phần vào thắng lợi chung
của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hoà
Bình tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng góp phần thực hiện thắng
lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá.
2. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1967), Tìm hiểu Cách mạng
tháng Tám, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
3. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1970), Cách mạng tháng Tám
1945, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
4. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Sơ thảo, tập 1 (1920 – 1954), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
5. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1963), Tìm hiểu tính chất và
đặc điểm của Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
6. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kim Bôi (2001), Lịch sử Đảng bộ huyện
Kim Bôi (1930 – 2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình (2001), Lịch sử
Đảng bộ huyện Kỳ Sơn (1930 – 2000), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
8. Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Mông (2008), Lịch sử Đảng bộ và nhân
dân xã Yên Mông 1945 – 2005, Nxb Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng,
Hà Nội.
9. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đà Bắc (1997), Lịch sử Đảng bộ và nhân
dân huyện Đà Bắc (1930 – 1975), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lương Sơn (1997), Lịch sử Đảng bộ huyện
Lương Sơn, tập 1 (1930 – 1975), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mai Châu (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện
Mai Châu, tập 1 (1930 – 1975), Nxb Sở Văn hoá Thông tin Hoà Bình.
12. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Sơn (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện
Lạc Sơn, tập 1 (1929-1954), Nxb Xí nghiệp in Hoà Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
13. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy - Sở Giáo dục – Đào tạo Hoà Bình (2007), Lịch sử
tỉnh Hoà Bình (1886 – 2000), Nxb Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Hà
Nội.
14. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hoà Bình (1999), Hoà Bình Lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975), Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội,
15. Chặt Xiềng - Những tài liệu lịch sử từ chính biến tháng ba đến cách mạng
tháng Tám 1945 (1946), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
16. Cờ giải phóng, Tài liệu lưu trữ tại phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo
Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
17. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 55
năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 – 9 (1945 – 2000), Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
18. Đại Nam nhất thống chí (1971), tập 4, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng (1930 - 1945), Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Lao Động Việt Nam (1963), Văn kiện Đảng 1939 – 1945, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ huyện Yên Thuỷ (1994), Lịch sử cách
mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình, tập 1
(1929 -1975), Nxb Sở Văn hoá Thông tin Tỉnh Hoà Bình.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam - Thị uỷ Hoà Bình (1988), Lịch sử Cách mạng
của Đảng bộ và nhân dân thị xã Hoà Bình 1939 – 1945, tập 1, Nxb Tiến
Bộ, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ huyện Tân Lạc (1997), Lịch sử Đảng
bộ huyện Tân Lạc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh uỷ Hoà Bình (1993), Lịch sử Đảng bộ
Tỉnh Hoà Bình, tập 1 (1929 – 1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Lao Động Việt Nam, Ban chấp hành Tỉnh Hoà Bình (1970), Sơ thảo
lịch sử cách mạng tháng Tám Hoà Bình 1941 – 1945, Ban Nghiên cứu
Lịch sử Đảng Hoà Bình xuất bản.
33. Trần Bá Đệ (chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Đình Lễ (1992), Lịch
sử Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.
34. Đảng uỷ - Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hoà Bình - Tỉnh Hoà Bình (2003),
Thị xã Hoà Bình lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
(1945- 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
35. GROSSIN, PIERRE (1994), Tỉnh Mường Hoà Bình, Nxb Lao Động, Hà
Nội.
36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn Tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn Tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1995), Toàn Tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Hồi Ký cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1969), Từ chiến khu
Mường Khói, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng và Ty văn hoá Tỉnh Hoà
Bình xuất bản.
40. Huyện ủy Lạc Thuỷ (1994), Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ, tập 1
(1930-1954), Nxb Chính trị Quốc gia.
41. Bùi Văn Kín (1972), Góp phần tìm hiểu tỉnh Hoà Bình, Nxb Ty văn hoá
Thông tin Hoà Bình.
42. Trần Huy Liệu (1961), Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Quyển
thượng, tập 2, Nxb Sử học, Hà Nội.
43. Hoàng Ngọc La (1995), Căn cứ địa Việt Bắc (1940 – 1945), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
44. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1977), Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
45. Bùi Tuyết Mai, Vũ Đức Tân (1999), Người Mường ở Việt Nam, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.
46. Nguyễn Cảnh Minh (2004), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
47. Ngọn cờ giải phóng (1955), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
48. Đỗ Đình Nghiêm (1930), Dư địa chí các tỉnh Bắc Kì, Lê Văn Tấn xuất
bản, Hà Nội.
49. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005), Cách mạng tháng Tám trong tiến
trình lịch sử dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005), Cách mạng tháng Tám một sự
kiện vĩ đại của thế kỉ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111
51. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên – 2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam qua các kì Đại hội và Hội nghị Trung ương 1930 – 2003, Nxb
Lao Động, Hà Nội.
52. P.GROTXANH (1992), Tỉnh Mường, Nxb Lao Động, Hà Nội.
53. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên – 2002), Đại
cương Lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
54. Nguyễn Ái Quốc (1960), Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Sự Thật, Hà
Nội.
55. Dương Kinh Quốc (1988), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám 1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
56. Văn Tạo (chủ biên – 1995), Cách mạng tháng Tám - Một số vấn đề lịch
sử, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
57. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998), Việt Sử thông giám cương mục, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
58. Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Công Bình (1960), Lịch sử Cách mạng
tháng Tám, Nxb Sử học, Hà Nội.
59. Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên – 2004), Lịch sử Việt Nam, tập 2 (1958 –
1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
60. Nguyễn Thành (1991), Mặt trận Việt Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
61. Tạ Thị Thuý (1996), Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì 1884 – 1914,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
62. Nguyễn Trãi (1960), Dư địa chí, Nxb Sử học, Hà Nội.
63. Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
64. Phạm Hồng Tung (2005), Góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm, tính chất
của Cách mạng tháng Tám 1945, Nghiên cứu Lịch sử, số 8, tr. 10-18.
65. Đào An Thái (1997), Hoà Bình những năm tháng không quên, Nxb Sở
văn hoá Thông tin tỉnh Hoà Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112
66. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2005),
Địa chí Hoà Bình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
67. Tỉnh uỷ Hoà Bình (2008), Đảng bộ tỉnh Hoà Bình qua các kỳ Đại hội
(1945 – 2005), Nxb Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng, Hà Nội.
68. Viện Lịch sử Quân sự (1994), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam,
tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
69. Viện Lịch sử Đảng (1985), Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
70. Viện Sử học (1960), Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Hà Nội và các địa
phương, Quyển 1, Nxb Sử học, Hà Nội.
71. Văn hoá Hoà Bình (1971), Nxb Ty văn hoá Hoà Bình.
72. Văn hoá Hoà Bình thế kỷ XX (2000), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
73. Văn hoá truyền thống một số tộc người ở Hoà Bình (2007), Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
74. Trần Quốc Vượng, Đinh Xuân Lâm (1976), Khảo cổ học nguyên thuỷ
Việt Nam, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc303.pdf