Luận văn Tính toán – thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Dự án xây dựng Bãi chôn lấp chất thải rắn quy mô 5 ha tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là một trong những dự án nhằm cải thiện môi trường sống rất cần thiết cho khu vực. Nhu cầu đầu tư xây dựng bãi rác xuất phát từ các tình hình thực tế và các đòi hỏi sau đây: Việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn là rất cần thiết cho thực trạng hiện nay của huyện Vĩnh Cửu về môi trường cũng như kinh tế xã hội. Dự án giải quyết triệt để vấn đề rác tồn đọng hàng ngày của huyện Vĩnh Cửu trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai. Công nghệ chôn lấp được lựa chọn cho bãi rác hoàn toàn phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình cũng như các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác của khu vực.

doc114 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính toán – thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần các chất hữu cơ phân hủy sinh học của chất thải huyện Vĩnh Cửu như sau: Bảng 23. Phân loại thành phần các chất hữu cơ phân hủy sinh học của chất thải huyện Vĩnh Cửu Thành phần % khối lượng (1) Độ ẩm (% khối lượng) (2) .lấy theo bảng 2.4 Khối lượng khô (kg) (3) (3) = (1) x (100% - (2)) Chất hữu cơ phân huỷ nhanh: Lá cây, rác hữu cơ Giấy vụn, carton Tổng cộng Chất hữu cơ phân huỷ sinh học châm: Cao su Tổng cộng 69,67 1,14 70,81 2,31 2,31 70 6 2 21 1,2 22,2 2,2638 2,2638 ( Nguồn: Tổng hợp) Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau: a= {( w – d )/ w} x 100% (*) Trong đó: a : độ ẩm, % khối lượng w : khối lượng mẫu ban đầu, g d : khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105oC, g Theo công thức (*) thì: Độ ẩm của chất hữu cơ phân huỷ sinh học nhanh: Độ ẩm của chất hữu cơ phân huỷ sinh học chậm: Ước tính tổng lượng khí phát sinh ở bãi chôn lấp: Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước-Quản lí chất thải rắn, tổng khối lượng khí sinh ra từ các chất hữu cơ phân huỷ nhanh là 14m3/ tấn khối lượng khô của chất thải rắn và tổng khối lượng khí sinh ra từ các chất hữu cơ phân huỷ chậm là 16m3/tấn khối lượng khô của chất thải rắn. Tổng khối lượng chất thải rắn cần chôn lấp trong bãi chôn lấp trong 12 năm là: M = 189173,8(tấn) Tổng khối lượng chất hữu cơ phân huỷ nhanh: m1 =(%khối lượng chất hữu cơ phân huỷ nhanh).M = 70,81%.189173,8 = 133954(tấn) Tổng khối lượng khô của chất hữu cơ phân huỷ nhanh: m1k = m1.(100% - độ ẩm) = 133954.(100% - 68,65%) = 41994,6(tấn khô) Tổng khối lượng chất hữu cơ phân huỷ chậm: m2 = (%khối lượng chất hữu cơ phân huỷ chậm).M = 2,31%.189173,8 = 4370 (tấn) Tổng khối lượng khô của chất hữu cơ phân huỷ chậm: m2k = m2.(100% - độ ẩm) = 4370.(100% - 2%) = 4282,6(tấn khô) Tổng lượng khí phát sinh: Q = 14.m1K + 16.m2K = 14. 41994.6 + 16.4282,6 = 656446(m3 khí) Thời gian phân hủy toàn bộ chất hữu cơ phân hủy nhanh là 5 năm, thời gian phân hủy toàn bộ chất hữu cơ phân hủy chậm là 15 năm. Vậy ta giả sử tổng thới gian phân huỷ chất thải hữu cơ trong bãi chôn là 15 năm. Lượng khí gas sinh ra trong trung bình trong 1 năm là 43763m3; Lượng khí gas sinh ra trong 1 ngày là 120m3; Lượng khí gas sinh ra trong 1 giờ là 5m3. 4.3.3 Lựa chọn phương án thu khí và xử lí khí: Với thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự kiến xử lý tại bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Vĩnh Cửu-tỉnh Đồng Nai, thành phần các khí sinh ra có chứa CH4, CO2, NH3, H2S..trong đó, thành phần khí CH4 chiếm từ 40-60% tổng thể tích khí sinh ra và loại khí này có khả năng gây hiệu ứng nhà kính rất cao. Do đó để giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, lượng khí sinh ra phải được thu gom và xử lý. Với kinh phí có hạn và lượng khí sinh ra 250m3/ngày ở bãi chôn lấp không phải là lớn,nên phương án lựa chọn ở đây là đốt bỏ gas thay vì thu hồi tái sử dụng. Khí sinh ra từ các ô chôn lấp sẽ được thu gom bằng hệ thống ống thu khí đứng và được nối với thiết bị đốt tự động (flare). Quá trình đốt khí được thực hiện liên tục. Hệ thống thu khí được bố trí là các giếng thu khí thẳng đứng với ống HDPE có 1/3 đoạn đường ống phía dưới cùng là ống khoan lỗ lồng trong ống thép có lỗ khoan, khoảng giữa ống HDPE và ống thép lèn chặt đá dăm. Khí gas được thu nhờ sự chênh lệch áp suất tạo ra do hút chân không. Các giếng đứng này thu gom về trạm xử lý khí gas. Đường kính ống thu khí đứng = DĐ = 200mm. Xung quanh miệng giếng thu khí gas được lèn kỹ bằng đất sét và ximăng. Chiều cao ống ngập trong lớp rác là 80% chiều cao lớp rác. Đoạn ống 1/3 chiều cao cuối ống ngập trong rác sẽ được đục lỗ có đường kính 20mm, khoảng cách giữa 2 lỗ khoan là 80mm. Ống thu khí được giữ cố định nhờ ống lồng cấu tạo bằng thép không rỉ, với đường kính ngoài 600mm, xung quanh phần đục lỗ được bọc bởi một lớp sỏi có đường kính lớn hơn đường kính lỗ, phần còn lại của ống được nâng cao nhiều lần cho đến khi đạt chiều cao chôn lấp của bãi rác. Phần ống đưa lên khỏi mặt bãi rác sau khi đổ hoàn chỉnh cả lớp che phủ cuối cùng là 1,5m để tránh những sự cố làm bít ống. Tại các giếng thu khí có gắn đồng hồ đo áp và có khoá van an toàn, các khoá van an toàn có khả năng điều chỉnh áp suất hút và cả số lượng khí gas được lấy ra. Cấu tạo của giếng thoát khí thẳng đứng được minh họa trên hình vẽ 9 Hình vẽ 9. Cấu tạo giếng thoát khí thẳng đứng. Tính toán bán kính thu hồi khí trên các hố chôn: Khoảng cách giữa các giếng được xác định dựa vào bán kính thu hồi khí. Không giống như giếng nước, bán kính thu hồi của các giếng đứng có dạng hình cầu. Vì lý do này, các ống thu hồi khí nên đặt cẩn thận để trành sự chồng lên nhau của bán kính thu hồi khí trong hệ thống. Tỷ lệ thu hồi khí quá dư có thể làm cho không khí xâm nhập vào khối CTR từ lớp đất bên cạnh. Để ngăn cản sự xâm nhập của không khí, tốc độ thu hồi khí của mỗi giếng phải được kiểm soát một cách cẩn thận, do đó các giếng thu hồi khí được gắn với các lỗ thông hơi và các van kiểm soát dòng khí. Khoảng cách giữa các giếng thu khí gas theo quy định của Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD là từ 70 – 100 m. Hơn nữa trong thực tế, nếu chiều cao khối chất thải h = 15m thì người ta thường lấy bán kính thu hồi khí là 25m – 30m. vì vậy, mỗi ô chôn lấp của bãi chôn lấp rác huyện Vĩnh Cửu sẽ được đặt 1 giếng thu khí ở chính giữa đỉnh của ô chôn lấp. 4.4 Tính toán thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác 4.4.1 Nước rò rỉ và ô nhiễm môi trường  Thực tế việc quản lí và vận hành bãi chôn lấp rác cực kì phức tạp, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh bao gồm vấn đề về khí thải từ các quá trình phân huỷ rác đã trình bày ở phần trên, vấn đề ô nhiễm sinh học ảnh hưởng đến sức khoẻ và vệ sinh cộng đồng và một trong những vấn đề khó nhất hiện nay là nước rò rỉ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm mà hầu hết các bãi rác Việt Nam gặp phải mà chưa có phương hướng giải quyết thích hợp. Nước rỉ rác tự sinh ra do độ ẩm cao (60-70%) của rác và do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo thành nước và khí cacbonnic. Lượng nước rác không chỉ bao gồm nước tự sinh trong rác, chúng còn bao gồm lượng nước mưa thấm từ trên bề mặt xuống (nhất là ở nước ta nơi có lượng mưa tương đối lớn), từ nước ngầm ở dưới đáy và thành ô chôn lấp nếu xử lí chống thấm không triệt để. Trong quá trình thấm qua các tầng rác, nước sẽ mang theo các chất bẩn hoà tan hoặc lơ lửng. Nước rò rỉ thường tích đọng lại ở đáy của bãi rác. Với nồng độ chất hữu cơ cao (COD = 2.000 – 30.000 mg/l ; BOD = 1.200 – 25.000mg/l) và chứa nhiều chất độc hại, nước rò rỉ có khả năng gây ô nhiễm cả ba môi trường nước, đất và không khí, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Như thế, nước rác với hàm lượng chất hữu cơ cao và các chất ô nhiễm khác sẽ là một nguồn ô nhiễm tiềm năng và là nguy cơ ô nhiễm môi trường. Người ta đã thống kê, bãi rác quản lí không hợp vệ sinh có mối liên hệ đến 22 loại bệnh tật của con người. Do hàm lượng chất hữu cơ cao, quá trình kị khí thường xảy ra trong các bãi rác, gây mùi hôi thối nặng nề và là nơi nhiều loài sinh vật gây bệnh cũng như các loại động vật mang bệnh phát triển như chuột, bọ, gián, ruồi, muỗi, 4.4.2 Sự biến đổi thành phần nước rỉ rác Thành phần hóa học của nước rỉ rác thay đổi rất lớn tùy thuộc vào tuổi của bãi chôn lấp và thời gian lấy mẫu. Ví dụ, nếu lấy mẫu nước rò rỉ ngay thời điểm diễn ra pha acid hoá của quá trình phân hủy thì mẫu sẽ có pH thấp. Mặt khác pH của mẫu sẽ cao (6.5 – 7.5) khi lấy mẫu trong giai đoạn methane hoá, và các giá trị khác như BOD5, TOC, COD, và nồng độ các chất dinh dưỡng trong giai đoan này thấp. Tương tự, nồng độ của các kim loại nặng sẽ thấp hơn do khả năng hòa tan thấp ở pH trung tính. Giá trị pH của nước rò rỉ không những phụ thuộc vào nồng độ của các acid mà còn phụ thuộc vào nồng độ khí CO2 khi tiếp xúc với nước rò rỉ. Khả năng phân hủy sinh học của nước rò rỉ biến đổi theo thời gian. Sự thay đổi khả năng phân hủy sinh học của nước rò rỉ có thể quan trắc bằng cách kiểm tra tỷ số BOD5/COD. Lúc đầu, tỷ số này nằm trong khoảng 0.5 hoặc lớn hơn. Thông thường, tỷ số này nằm trong khoảng 0.4 – 0.6 là dấu hiệu cho thấy các chất hữu cơ đang trong quá trình phân hủy sinh học. Khi bãi chôn lấp đã hoạt động trong thời gian lâu thì tỷ số này sẽ giảm xuống khoảng 0.05 – 0.2 bởi vì nước rỉ rác chứa những thành phần khó hay không phân hủy sinh học như acid humic, acid fulvic. Do đặc tính của nước rò rỉ biến đổi rất lớn theo thời gian phân hủy nên việc thiết kế hệ thống xử lý nước rò rỉ rất phức tạp. Ví dụ, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bãi chôn lấp mới và bãi chôn lấp đã hoạt động lâu thì hoàn toàn khác nhau. 4.4.3 Tính toán lượng nước rỉ rác sinh ra từ hố chôn lấp Trên cơ sở của phương trình cân bằng nước, các số liệu về lượng mưa, độ bốc hơi, hệ số giữ nước của rác sau khi nén trong bãi rác, lượng nước rò rỉ từ bãi rác có thể được tính toán theo mô hình vận chuyển một chiều của nước rò rỉ xuyên qua lớp nén và đất bao phủ như sau: Q = M (W1 - W2) + [P(1 - R) - E] x A Trong đó: Q: nước rỉ rác sinh ra từ bãi rác, (m3/ngày) M: Khối lượng rác trung bình ngày (cuối giai đoạn thiết kế 2019) là 70,29 tấn/ngày W1 : Độ ẩm rác sau khi nén, 25% (thường từ 20 - 35%) W2 : Độ ẩm rác trước khi nén, 60% (thường từ 60-70%) P: Lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất 10 mm/ngày (15 mm/ngày) R: Hệ số thoát nước bề mặt 0,15 (xem bảng 5.1) E: Lượng bốc hơi 5 mm/ngày (thường lấy 5 - 6 mm/ngày) A: Diện tích chôn lấp mỗi ngày với chiều cao lớp rác là 1m lấy ở cuối giai đoạn thiết kế, m2/ngày, A=70,29/(0,8.1,0)=88,625(m2/ngày). Vậy chọn công suất trạm xử lý nước rỉ rác là: 25 m3/ngđ Bảng 24. Hệ số thoát nước bề mặt đối với các loại đất được cỏ bao phủ Loại đất trên bề mặt Hệ số thoát nước bề mặt Đất pha cát, độ dốc 0 – 2% 0,05 - 0,10 Đất pha cát, độ dốc 2 – 7% 0,10 - 0,15 Đất pha cát, độ dốc >7% 0,15 - 0,20 Đất chặt, độ dốc 0 - 2% 0,13 - 0,17 Đất chặt, độ dốc 2 - 7% 0,18 - 0,22 Đất chặt, độ dốc >7% 0,25 - 0,35 ( Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ – Ứng Quốc Dũng – Nguyễn thị Kim Thái, 2001, Quản lí CTR, NXB Xây dựng) 4.4.4 Tính toán hệ thống thu nước rỉ rác Hệ thống thu gom nước thải bao gồm các đường ống đục lỗ đặt trong các tầng thu nước rác (lớp đá 4x6 nằm trong bọc vải địa). Các ống đục lỗ thu nước là ống HDPE D150, nước từ các ống D150 được dẫn về các giếng thu thông qua các ống D200 dốc hướng vào tâm bãi chôn lấp. Tại các vị trí giếng thu bố trí các máy bơm hút nước thải lên hệ thống thu trên mặt đất, từ đây nước thải sẽ được đưa về trạm xử lý trước khi đổ kênh rạch. Nhằm đảm bảo sự tối ưu trong quá trình thu nước thải khi xảy ra tình trạng lún lệch nền tại vị trí giữa bãi so với các vị trí biên do sự chênh lệch tải trọng tác dụng, hệ thống ống thu D150 được bố trí với mật độ khác nhau tại các vị trí trong bãi chôn lấp, tập trung chủ yếu vào vị trí giữa bãi. Đồng bộ với hệ thống ống thu, các ống giếng D500 được bố trí tương ứng tại giữa bãi chôn rác nhằm đảm bảo quá trình thu nước được diễn ra một cách tối ưu nhất trong suốt quá trình khai thác. 4.4.5 Tính toán hệ thống xử lý nước rỉ rác 4.4.5.1 Lựa chọn công nghệ cho trạm xử lí nước rò rỉ : Yêu cầu xử lý: Nước thải từ bãi rác có nồng độ ô nhiễm cao, ngoài chất hữu cơ ra trong nước rò rỉ còn có chứa nhiều thành phần ô nhiễm khác, vì vậy chúng ta cần phải xử lý trước khi cho thải ra ngoài môi trường. Chất lượng nước khi thải ra môi trường cần phải đạt tiêu chuẩn loại B( TCVN 6984 – 1995) nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường nước và hệ thuỷ sinh tại đây. Sự lựa chọn công nghệ của trạm xử lí nước rác phải đáp ứng được các nguyên tắc sau: Đảm bảo chất lượng nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường. Đảm bảo mức độ an toàn cao khi có sự thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô. Đảm bảo tính đơn giản dễ vận hành, ổn định, vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp. Phù hợp với điều kiện Việt Nam mang tính hiện đại và sử dụng lâu dài. Trạm xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp được xây dựng trong khuôn viên bãi chôn lấp. Nước rỉ rác có đặc điểm là có hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rác cho bãi rác của Dự án như sau: Nước rỉ rác Bể UASB Bể phản ứng Bể lắng Hồ sinh học Nguồn tiếp nhận Bể điều hoà Bãi chứa chất thải rắn Bể tạo bông bùn lắng Hình 10. Sơ đồ công nghệ xử lí nước rỉ rác được chọn để xử lí nước rỉ rác cho bãi rác Vĩnh Cửu- Đồng Nai. Mô tả công nghệ: Toàn bộ nước rò rỉ sinh ra sau khi thu gom được bơm đến bể điều hoà, ở đây nước được lưu lại trong 49h và được sục khí liên tục tạo điều kiện hiếu khí cho quá trình phân huỷ một phần chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó, nước thait tiếp tục cho vào bể xử lý sinh học kỵ khí UASB. Tại đây, các chất hữu cơ cặn bẩn sẽ được các vi sinh vật kỵ khí pân hủy và chuyển hóa sinh học. Quá trình làm sạch trong hồ kỵ khí có thể tóm tắt theo phương trình phản ứng sau: Tế bào sinh vật + chất hữu cơ (C,O,N,P) + SO42- ® Tế bào mới + CO2 + CH4 + NH3 + H2S Do nước thải sau khi thực hiện quá trình xử lý kỵ khí còn chứa nhiều hợp chất lơ lửng ở dạng keo và kim loại nặng nên nước thải sau khi xử lý qua bể UASB sẽ tiếp tục được dẫn sang bể trộn hóa chất keo tụ Al2(SO4)3 và đi vào bể phản ứng. Các chất ở dạng hệ keo bị phá vỡ, các kim loại nặng kết hợp với gốc sulphate trong phèn nhôm tạo thành các bông cặn có thể tách ra khỏi nước thải nhờ lắng. Nước thải từ bể phản ứng có chứa các bông cặn mới hình thành được đưa sang bể lắng để tách các chất lơ lửng ra khỏi nước. Sau đó nước được đưa vào hồ sinh học hiếu khí, rong tảo hấp thụ năng lượng mặt trời, khí CO2 và H2O thực hiện quá trình quang hợp tạo ra oxy trong nước. Vi sinh vật sử dụng oxy do rong tảo quang hợp sinh ra để phân hủy các chất hữu cơ làm sạch nước thải. Trong hồ sinh học, nước thải được lưu lại khá lâu, khoảng 15 ngày, hàm lượng chất bẩn và vi sinh ở đầu ra thấp, các vi sinh vật gây bệnh hầu hết đã bị tiêu diệt, do đó nước thải sau khi xử lý trong hồ sinh học có thể thải ra nguồn tiép nhận. Công nghệ trên đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn loại B (TCVN 5945-1995). Nguồn tiếp nhận là suối Láng Nguyên (suối cạn gần Dự án) từ đó chảy về suối Sâu và cuối cùng thoát ra sông Đồng Nai. 4.4.5.2 Tính toán các công trình đơn vị cho tram xử lí nước rỉ rác bãi rác Vĩnh Cửu- Đồng Nai Các thông số đầu vào: Chất lượng của nước rác của Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt ở huyện Vĩnh Cửu có thể được tham khảo từ số liệu khảo sát thực tế tại bãi rác Đông Thạnh trong thời gian bãi rác hoạt động trước đây. Bảng 25. Chất lượng nước rác – bãi rác đông thạnh Chỉ tiêu Giá trị TCVN 5945-1995 Nguồn loại B PH 8.0 5,5 – 9 COD (mg/l) 3000 100 BOD (mg/l) 930 50 SS (mg/l) 334 100 Tổng Nitơ (mg/l) 698 60 ( Nguồn : Đinh Xuân Thắng, ĐTM dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho Huyện Vĩnh Cửu-Tỉnh Đồng Nai, 2005) Tính toán thiết kể bể điều hoà: Qtbngày= 25m3/ngđ Qtbh = 25/24 m3/h Thời gian lưu nước trong bể điều hoà t = 49h Thể tích bể điều hoà V = = K.QTB.t = (m3) K hệ số không điều hoà (trong công nghiệp K=1,35) Kích thước bể: bể có dạng hình chữ nhật, dạng nữa chìm nửa nổi. Chọn chiều cao hữu ích của bể h= 2m Chọn chiều cao bảo vệ bể hbv = 0,5m Chiều  cao xây dựng bể H:                                  H = h + hbv = 2 + 0,5 = 2,5 (m) Diện tích mặt bằng của bể:   (m2) Bể hình chữ nhật: F = B.L Chọn chiều rộng: B = 5(m) Chọn  chiều dài bể: L =7(m) Tính thể tích xây dựng của bể: V = F.H = 35.2,5 =87,5(m3)  Tính lượng khí cung cấp cho bể điều hoà: Lưu lượng khí cần cung cấp trong bể :                             (m3/ h)   ( điều kiện DO>3mg/l) Trong đó        vk : tốc độ cấp khí trong bể điều hoà   (với vk = 0,01 -0,015( m3/1m3.phút) dung tích bể trong 1 phút, theo Trịnh Xuân Lai, tính toán thiết kế các công trình xửlý nước thải, 2000) Chọn vk = 0,015(m3/m3. phút)   V : thể tích nứơc trong bể điều hoà (m3) Chọn hệ thống cấp khí bằng nhựa PVC có đục lổ (đục lổ góc nghiêng 450 ở phía dưới) Hệ thống cấp gồm có 5 ống nhánh, các ống nhánh này đặt song song cách nhau (mỗi ống cách nhau 1m) và cách đáy bể 0,1m. Đường kính ống chính:        Qkk: thể tích trong bể  Qkk (m3/h)  với: v: vận tốc khí trong ống v = 10 -15 (m/s), chọn v =10 (m/s) (Theo Lâm Minh Triết, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp)   Trong thực tế ống chính có đường kính là:  Þ = 60(mm), dày = 4(mm) Lưu lượng khí trong mỗi ống nhánh:           (m3/h) (n số ống nhánh) Đường kính đường ống nhánh: Chọn v=10 (m/s) Chọn dn = 27(mm) Chọn ống nhựa PVC. trong thực tế thì: Þ 27(mm), dày 1,8(mm) Lưu lượng khí qua 1 lổ:           dlỗ:  Đường kính các lỗ trên ống nhánh 2- 5(mm). Chọn dlổ = 4(mm)       vlỗ: Vận tốc khí qua lỗ 5- 20m/s. Chọn vlổ =12 (m/s) Số lỗ trên 1 ống nhánh:             N = q/qlỗ = (lỗ) Số lỗ trên 1m chiều dài ống nhánh:                       a = N/ l = (lổ/m) l: là chiều dài 1 ống nhánh (lỗ có thể bố trí 2 bên ống theo kiểu so le hay đặt xen kẽ nhau) Tính toán máy thổi khí: Áp lực cần thiết cho hệ thống phân phối khí:       Hk = hd + hc + hf + h = 0,4 + 0,4 + 0,5 + 2 =3,3 (m) Trong đó:   hc: Tổn thất áp lực cục bộ (m). trong thực tế: hc< =  0.4(m)    hf: Tổn thất áp lực qua thiết bị phân phối (m),trong thực tế  hf <= 0,5m.  hd: tổn thất áp lực do ma sát dọc đường chiều dài ống dẫn (m) trong thực tế:  hd < = 0,4(m) h: chiều sâu hữu ích của bể(m) (hay chiều cao cột nước hay gọi là áp lực thuỷ tĩnh) Áp lực khí nén (công thức chuyển từ áp lực thuỷ tĩnh sang atm): P = (10,33+ Hk) /10.33 =   (atm) Công suất máy nén khí Trong đó: Qkk (m3/s) :Hiệu suất máy nén khí .Trong thực tế = 0,7- 0,8.Chọn =0,8 Công suất thực của bơm thường lấy bằng 1,5 công suất tính toán :Ntt = 1,5.0,61885 = 0,928 (KW) = 1,24 (HP) Trong thực tế chọn máy bơm 1,5 Hp (1 ngựa rưỡi) thuận lợi hơn (1 Hp = 0.746 KWh) Hiệu suất xử lí COD là 5%, BOD là 5% ( theo Lâm Minh Triết- XLNT Đô thị và Công nghiệp) CODr = 95%.3000 =2850(mg/l) BODr = 95%.930 = 883,5(mg/l) SSr = 95%.334= 317,3(mg/l) Bảng 26. Số liệu thiết kế bể điều hòa STT Tên thông số (ký hiệu) Đơn vị Số liệu 1 Chiều dài (L) m 7 2 Chiều rộng (B) m 5 3 Chiều cao tổng cộng (H) m 2,5 4 Đường kính ống dẫn khí vào bể () mm 60 5 Số ống nhánh (n) nhánh 5 6 Số lỗ trên 1 ống nhánh lổ 24 7 Số lổ trên mỗi mét ống  nhánh(a) lổ 4 8 Đường kính 1 lỗ trên ống nhánh mm 4 9 Đường kính đường ống nhánh(dn) mm 27 10 Công suất máy sục khí HP 1,5 11 Nồng độ COD đầu ra mg/l 2850 12 Nồng độ BOD đầu ra mg/l 883,5 13 Nồng độ SS đầu ra mg/l 317,3 Tính toán thiết kế bể UASB: Khi thiết kế bể phản ứng yếm khí UASB có thể tham khảo số liệu cho trong bảng 1 , để chonï thông số thiêt kế thích hợp. Bảng 27. Số liệu kỹ thuật từ kết quả vận hành bể UASB. Nguồn nước thải Hàm lượng COD đầu vào (mg/l) Thời gian lưu nước trong bể (giờ) Tải trọng COD (kgCOD/m3,ngày) Hiệu quả khử COD(%) Nước thải sinh hoạt 500-800 4-10 4-10 70-75 Nhà máy rượu, men rượu. 20.000 5-10 14-15 60 Chế biến bột khoai tây 4.500-7.000 5-10 8-9 75-80 Chế biến sữa 3.000-3.400 5-10 12 80 Nhà máy hoá chất hữu cơ tổng hợp 18.000 5-10 7-9 90 Chế biến rau và hoa quả 8.300 5-10 18 55 Giấy các loại 7.700 5-10 12 80 Chế biến hải sản 2.300-3.000 5-10 8-10 75-80 (Nguồn : Trịnh Xuân Lai- TT Thiết kế các công trình xử lí nước thải) Bảng 28. Các thông số thiết kế cho bể UASB Thông số Giá trị Tải trọng bề mặt phần lắng (m3/m2ngày) khi: + xử lí CHC hoà tan + xử lí nước thải có cặn lơ lửng + đối với bùn dạng bông (chưa tạo hạt) 72 24-30 12 Chiều cao bể, m + nước thải loãng + nước thải đậm đặc (COD>= 3.000mg/l) 3-5 5-7 hoặc 10m Phểu tách khí-cặn: + vách nghiêng phểu thu khí + diện tích bề mặt khe hở giữa các phểu thu khí + chiều cao phểu thu khí + đoạn nhô ra của tấm hướng dòng nằm bên dưới khe hở 45-600 >=15-20% diện tích bề mặt bể 1,5-2m 10-20cm Thời gian lưu bùn, ngày 35-100 ngày ( Nguồn: Lâm Minh Triết- XLNT Đô thị và Công nghiệp) Thông số thiết kế Q = 25(m3/ngày) BOBvào =883,5(mg/l) CODvào =2850(mg/l) SSvào = 317,3(mg/l) Yêu cầu xử lý: hiệu quả xử lí COD là E = 70(%) ( chọn E dựa vào bảng 27 căn cứ vào CODvào và tải trọng COD (phụ thuộc các nguồn tải (4-18 kg COD/m3.ng)) Chọn thời gian lưu nước là 72h Dung tích xử lý yếm khí cần thiết Chọn chiều cao phần xử lý yếm khí là: Chọn H1 (m) Diện tích bể cần thiết: Chọn tốc độ nước đi lên trong bể v(m/h) =0.6m/h ( v = 0.6 – 0,9 m/h ) ( TS.Trịnh Xuân Lai– Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, trang 193 ) Chọn bể có chiều rộng R =3(m), chiều dài D = 5 (m) Tổng chiều cao của bể : = 5 + 1.2 + 0.3 = 6,5(m) Trong đó: H1: Chiều cao phần thể tích xử lý yếm khí H2: Chiều cao vùng lắng (chiều cao phểu thu khí) H2 = (1,2-2m) H3: Chiều cao dự trữ (chiều cao dự trữ) (0,3-0,5m) Thể tích của toàn bể: = 6,5.15 = 97,5(m3) Chọn 1 phểu thu khí trong bể, chiều cao phểu 1,2m, chiều dài đáy phểu (l) thu khí bằng chiều dài bể l = 5m, chọn chiều rộng phểu r = 2,4m. Các căn cứ để lựa chọn: vách nghiêng phểu thu khí 45-600 phần diện tích mặt khe hở giữa các phểu thu khí: (điều kiện A/Akh = 15-20%) Trong đó: A = diện tích bề mặt bể (= chiều dài bể D x chiều rộng bể R) Akh = diện tích khe hở giữa các phểu thu khí AP = diện tích dáy của phểu thu khí. Tính hệ thống nước phân phối vào bể: nước thải được dẫn vào bể UASB bằng 1 ống chính và 10 ống nhánh bằng nhựa PVC đặt theo dạng xương cá, trên ống nhánh (mỗi ống cách nhau 400m) có đục lỗ ở gốc nghiêng 450 phía dưới( lỗ có đường kính 8mm). Chọn vận tốc dòng chảy trong ống là: v = 1m/s, ta tính được đường kính như: Hình 11. Oáng phân phối nước Đường kính ống dẫn nước chính: , chọn DC =20(mm) Đường kính ống nước nhánh (có 10 ống nhánh): , chọn d = 16(mm) Lưu lượng nước qua 1 lỗ: (vận tốc nước qua lỗ lấy vlỗ = 1.1m/s) qlỗ =vlỗ. số lỗ trên 1 ống nhánh: (lỗ) Số lỗ trên 1m chiều dài ống: Lượng COD cần xử lí trong 1 ngày Lượng khí sinh ra tại bể trong 1 ngày Qkhí = (m3/ngày) Trong đó thành phần khí metan (CH4) chiếm 70% tổng lượng khí sinh ra. QCH4 = 0,7.Qkhí = 0,7.13,4 = 9,38(m3/ngày) Lượng bùn sinh ra khi loại bỏ 1 kg COD là 0,05 – 0,1 (kg) Chonï = 0,05 (kg) Gbùn = 0,05.G = 0,05.53,5 = 2,675 (kg/ngày) Tính toán máng thu nước Máng thu nước chính giữa mỗi phểu thu khí, dọc theo chiều dài bể, chiều dài máng bằng chiều dài bể. Ta chọn kích thước bể 1 cách tương đối theo hình vẽ sau: Hình 12. Máng thu nước Máng răng cưa: Hình 13. Máng răng cưa Hàm lượng COD trong nước thải ra khỏi bể UASB: CODra= 30%.2850 =855(mg/) Hàm lượng BOD5 trong nước thải ra khỏi bể UASB là BODra = 30%.883,5= 265,05 (mg/l) Bảng 29. Các thông số thiết kế bể UASB TT Thông số Đơn vị Giá trị 1 Diện tích bề mặt phần lắng m2 15 2 Thể tích ngăn phản ứng m3 75 3 Kích thước mỗi đơn nguyên: Số lượng Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Cái m m m 1 5 3 6,8 4 Kích thước phểu thu khí: Số lượng Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Cái m m m 1 5 2,4 1,5 5 Oáng phân phối: Số ống chính: Chiều dài Đường kính Số ống nhánh: Chiều dài Đường kính Số lỗ trên 1 ống Oáng m mm ống m mm lỗ 1 5 20 10 3 16 13 6 Lượng khí mêtan sinh ra mỗi ngày m3/ngày 29 7 Lượng bùn sinh ra mỗi ngày m3/ngày 8,3 8 Hàm lượng COD đầu ra mg/l 855 9 Hàm lượng BOD đầu ra mg/l 265,05 10 Hàm lượng SS đầu ra mg/l 317,3 Bể phản ứng Vì lưu lượng nước xử lí quá nhỏ chỉ 25m3/ngđ nên ta không cần cho nước qua bể keo tụ để trộn đều nước với phèn mà ta sẽ sử dụng phương pháp trộn trong ống dẫn. Biện pháp sử dụng là biện pháp đơn giản nhất, đó là đưa phèn vào ống đẩy của mấy bơm (bơm nước vào bể tạo bông) và sau điểm đưa phèn này ta thay một đoạn ống dẫn nước nguồn đến bể tạo bông bằng đoạn ống có đường kính nhỏ hơn. Bể tạo bông Các thông số đầu vào: CODvào= 855(mg/l) BODvào = 265,05(mg/l) SSvào = 317,3(mg/l) Chọn thời gian lưu nước trong bể phản ứng : t = 30 phút 2) Thể tích bể V = QTB * t = ( m3) Chọn V =0,6(m3) 3) Chọn kích thước bể. Chọn chiều cao mỗi ngăn là H = 0,6(m) Diện tích mặt bằng của bể: F = V/H = 0,6(m2) Chọn chiều dài bể L =1(m) Chiều rộng bể B = 1(m) Chọn chiều cao bảo vệ hbv = 0,3(m) Chiều cao xây dựng HXD = H + hbv = 0,6+ 0,3 = 0,9(m) Tiết diện ngang của bể là Fn = B * H = 1.0,6 = 0,6(m2) Vì lưu lượng nước xử lí quá nhỏ nên ta chỉ chọn bể chỉ có 1 ngăn công tác. Vậy thể tích của bể: 0,6(m3) Cánh khuấy trong các buồng Cường độ khuấy trộn trong dự kiến là 60s-1, tốc độ quay cơ bản là13 vòng / phút Năng lượng N cho toàn bộ khối nước thải: Cường độ khuấy trộn có giá trị Gradian vận tốc là G = 60s-1(vận tốc khuấy n = 13 vòng/phút ) Ta có: Trong đó: G: Gradien vận tốc (s-1) N: Năng lượng cần thiết (W) m: Hệ số nhớt động học của nước 0,0092 kgm2/s. V: Thể tích hữu ích của bể (m3) Tính diện tích cánh khuấy: N = 51 x C x F x V3. Trong đó : C: Hệ số sức cản của nước phụ thuộc vào l/b của bản cánh. b: chiều rộng bản cánh khuấy (m) l: chiều dài bản cánh khuấy (m) nếu nếu nếu chọn Tính diện tích ngang của bản cánh khuấy F (tức diện tích hình tròn tạo thành khi cánh khuấy quay) Vận tốc tuyệt đối của bản cánh khuấy vk (m/s): Vận tốc dài của cánh khuấy v: Trong đó: n: số vòng quay của cánh khuấy (chọn 13 vòng/phút) R: bán kính cánh khuấy (hay bán kính vòng khuấy) (m) Chọn R = 60%*L / 2 = 60%.1/2 = 0,3(m) Vậy Thử lại: F/Fn = 0,113/0,6 = 0,19 < 0.2 thoả mãn điều kiện. Fn: diện tích mặt cắt ngang theo chiều thẳng đứng( bằng chiều rộng nhân chiều cao mực nước trong bể) Chọn cánh khuấy gồm 4 bản cánh khuấy Suy ra diện tích hữu ích 1 bản cánh khuấy f(m2) Mà f = b.l = 0,02825; l/b = 2 , suy ra b = 0,12(m), l = 0,24(m) Bảng 30. Các thông số thiết kế bể tạo bông STT Các chỉ tiêu 1 Thể tích bể (m3) 0,6 2 Chiều rộng (m) 1 3 Chiều dài (m) 1 4 Chiều cao (m) 0,6 5 n (vòng / phút) 13 6 N (W) 0,19872 7 G (s-1) 600 Bể lắng đợt 1(dạng li tâm) Nhiệm vụ của bể lắng đợt 1 là loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại trong nước thải sau khi đã qua các công trình xử lí trước đó. Ơû đây các chất lơ lửng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng có tỉ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước và sẽ được thiết bị gạt cặn tập trung đến hố ga đặt ở bên ngoài bể. Bảng 31.Các thông số thiết kế đặt trưng cho bể lắng li tâm Thông số Giá trị Trong khoảng Đặc trưng TCXD-51-84 Thời gian lưu nước, giờ 1,5-2,5 2,0 Tải trọng bề mặt, m3/m2.ngày + lưu lượng trung bình + lưu lượng cao điểm 32-48 80-120 Tải trọng máng tràn, m3/m.ngày 125-500 Oáng trung tâm + đường kính + chiều cao 15-20%D 55-65%H Chiều sâu H của bể lắng, m 3,0- 4,6 3,7 Đường kính D của bể lắng, m 3,0-60 12- 45 >=18 Độ dốc đáy, mm/m 62-167 83 Tốc độ thanh gạt bùn, vòng/phút 0,02-0,05 0,03 >=0,05 (Nguồn:Lâm Minh Triết- XLNT Đô thị và Công nghiệp-NXB ĐHQG.TPHCM-2006) Các số liệu đầu vào để tính toán: + lưu lượng trung bình của nước thải trong ngày đêm: 25(m3/ngđ) + hàm lượng chất lơ lửng: 317,3mg/l + hàm lượng BOD5: 265,05 mg/l + hàm lượng COD: 855mg/l + nhiệt độ nước thải 250C Diện tích mặt thoáng của bể lắng li tâm ứng với lưu lượng trung bình tính theo công thức: Diện tích mặt thoáng của bể lắng li tâm trên mặt bằng ứng với lưu lượng trung bình tính theo công thức: Trong đó: Qtbngđ: lưu lượng tính toán trung bình (m3/ngđ) L1: tải trọng thiết kế ứng vơiù lưu lượng trung bình ngày.L1 = 40(m3/m2.ngđ). (theo bảng các thông số thiết kế bể lắng đợt 1 –Lâm Minh Triết – XLNT đô thị và công nghiệp) Diện tích mặt thoáng của bể lắng li tâm ứmg với lưu lượng lớn nhất tính theo công thức: Trong đó: Qmaxngđ: lưu lượng tính toán trung bình (m3/ngđ) L2: tải trọng thiết kế ứng vơiù lưu lượng trung bình ngày.L2 = 100(m3/m2.ngđ). (theo bảng các thông số thiết kế bể lắng đợt 1 –Lâm Minh Triết – XLNT đô thị và công nghiệp) So sánh F1 và F2 ta chọn F = 0,8 (m2) Đường kính bể lắng: , để thoả mãn thông số thiết kế ta chọn D =3(m) Đường kính ống trung tâm: Nếu máng thu nước đặt ngoài bể thì đường kính máng: Chiều cao ống trung tâm: Chọn chiều cao công tác của bể (hay chiều sâu hữu ích của bể lắng) H = 3(m) Chọn chiều cao lớp bùn lắng hb =0,3(m) Chọn chiều cao lớp nước trung hoà hth = 0,3(m) Chiều cao bảo vệ hbv = 0,3(m) Vậy chiều cao tổng cộng của bể lắng đợt 1 là: Htc = H + hb + hth + hbv = 3 + 0,3 + 0,3 + 0,3 = 3,9(m) Kiểm tra các thông số của bể lắng: Tải trọng thuỷ lực của máng thu: Thể tích phần lắng: Thời gian lưu nước: Hiệu quả lắng: Số liệu đầu ra cần đạt: + hàm lượng chất lơ lửng SS = (100%-69,5%).317,3= 96,7(mg/l) + hàm lượng BOD5 = (100%-47,8%).265,05 = 138,4(mg/l) Bảng 32. các thông số thiết kế bể lắng STT Thông số Đơn vị Số lượng 1 Chiều cao xây dựng bể m 3,9 2 Chiều cao lớp nước trong bể m 3,6 3 Đường kính bể m 3 4 Đường kính ống trung tâm m 0,45 5 Đường kính máng thu m 3,6 6 Đường kính ống dẫn nước thải mm 7 Đường kính ống xã cặn mm Hồ hiếu khí Các số liệu đầu vào để tính toán; + lưu lượng trung bình của nước thải trong ngày đêm: 25(m3/ngđ) + hàm lượng chất lơ lửng: 96,7(mg/l) + hàm lượng BOD5 của nước thải dẫn vào hồ: 138,4(mg/l) + nhiệt độ nước thải 250C Số liệu đầu ra cần đạt: + hàm lượng chất lơ lửng = 60(mg/l) + hàm lượng BOD5 = 40mg/l Thời gian lưu nước lại trong hồ: Trong đó: + t: thời gian nước lưu lại ở hồ, ngày.đêm + hệ số sử dụng thể tích hồ, lấy như sau: khi tỉ lệ giữa chiều rộng B và chiều dài L (B:L) từ 1:1 đến 1:3 thì = 0,35; khi B:L giảm đến 1:30 thì = 0,35. + K: hằng số phụ thuộc nhiệt độ: + L0: hàm lượng BOD5 của nước thải dẫn vào hồ 180(mg/l) + Lt: hàm lượng BOD5 cần đạt sau xử lí 40(mg/l) Thể tích hồ: Diện tích mặt thoáng của hồ: Trong đó: + Cp: lượng oxy hoà tan tương ứng với nhiệt độ của nước trong hồ, lấy theo bảng 5.3. ứng với nhiệt độ t (lấy nhỏ hơn nhiệt độ của nước thải) có Cp(mg/l). + C0: hàm lượng oxy hoà tan trong nước ra khỏi hồ, lấy = 5-6mg/l + L0: hàm lượng BOD5 ban đầu của nước thải thải vào hồ, mg/l + Lt: hàm lượng BOD5 của nước thải sau xử lí, mg/l + Tr: độ hoà tan tự nhiên của không khí vào nước ứng với độ thiếu hut oxy bằng 1, lấy bằng 4-6 g/m3.ngđ. + a: hệ số đặc trưng tính chất bề mặt của hồ: Khi bờ hồ khúc khuỷu, a = 0,5- 0,6 Khi bờ hồ bình thường, a = 0,8-0,9 Kích thước hồ sinh vật trên mặt bằng được chọn như sau: Chiều dài hồ l = 100(m) Chiều rộng hồ B =13(m) Chiều sâu lớp nước của hồ: Lấy H = 0,3(m) 4.5 Tính tóan thiết kế các công trình phụ khác 4.5.1 Sàn tiếp nhận rác Sàn phân loại được thiết kế nhằm các mục đích sau: Chứa rác tạm thời, điều hoà khi có sự cố trên ô chôn rác (lượng rác về quá nhiều, thiết bị san ủi, đầm nén bị hư hỏng) Chứa rác vào thời gian mưa để giảm thiểu lượng nước rò rỉ và tạo điều kiện tối ưu cho quá trình nén rác tại ô chôn rác. Tái sinh và tái sử dụng một số thành phần trong rác. Sàn tiếp nhận rác có diện tích xây dựng khoảng 200m2, các hệ thống thoát nước rò rỉ được bố trí để thu hết lượng nước rò rỉ sinh ra trong thời gian lưu rác, phân loại rác, chuyển rác. Mặt sàn khu vực tiếp nhận được đổ bê tông M250 dày 300, đồng thời tạo độ dốc ở một số khu vực để thu nước rò rỉ sinh ra. 4.5.2 Cổng, tường rào và vành đai cây xanh Đào mương bao quanh bãi rác cho Huyện Vĩnh Cửu. Mương bao xung quanh bãi chôn lấp có tác dụng cách ly với khu vực lân cận bên ngoài. Vành đai cây xanh được trồng trong một dãi rộng 5 m xung quanh bãi rác. Ngoài ra cây xanh còn được trồng dọc hai bên đường dẫn từ đường giao thông chính vào ô chôn rác để tạo ra vùng đệm cho bãi chôn lấp rác nhằm đảm bảo yêu cầu mỹ quan, đóng góp vào việc cải thiện vệ sinh môi trường. 4.5.3 Nhà hành chính và quản lý Xác định quy mô Tổng diện tích toàn khu 176m2, chi tiết khu hành chính và quản lý bảo gồm những hạng mục sau: Văn phòng cho nhân viên: 375 m2. Nhà nghỉ nhà tắm và khu vệ sinh của công nhân. Kết cấu xây dựng Khu nhà hành chính có kết cấu đơn giản sử dụng tường chịu lực. Tường xây gạch mái lợp tôle. Trần bằng tấm nhựa 4.5.4 Xây dựng đường giao thông: Đường chính ra vào bãi chôn lấp: Đường ra vào bãi cần phải sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo cho xe rác có thể vào được trong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo trong suốt cho xe chạy trong quá trình chở rác vào bãi. Đường vào bãi rác cần được sửa chữa đạt các tiêu chuẩn sau: Chiều rộng nền đường đạt : 10 m Chiều rộng bề mặt đường : 6 m Kết cấu lớp áo bề mặt đường : Sỏi đỏ Đường nội bộ: Đường nội bộ dùng để vận chuyển rác vào các ô chôn rác đã được định hình sẵn, đường nội bộ thường sử dụng là đường đất tạm, với tổng chiều dài ước tính khoảng 0,5 km được xây dựng theo các tiêu chuẩn sau: Đường cấp V đồng bằng Chiều rộng nền đường : 7 m Chiều rộng bề mặt đường : 4 m Kết cấu lớp áo bề mặt đường : Sỏi đỏ 4.5.5 Trồng cây xanh xung quanh bãi chôn lấp: Nên lựa chọn cây có tán rộng, không rụng lá, xanh quanh năm. Chiều cao của cây tính toán tối thiểu bằng chiều cao bãi chôn lấp. Cây xanh cần được trồng ở các khoản đất chưa được sử dụng và đất trống ở khu vực nhà kho và các công trình phụ trợ. Cây xanh còn được trồng ở 2 bên đường giao thông chính vào bãi chôn lấp. 4.6 Dự trù kinh phí xây dựng cơ bản bãi chôn lấp BẢNG 33. KHÁI TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG LẮP CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ DỰ TOÁN SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ(VNĐ) THÀNH TIỀN(VNĐ) PHẦN XÂY DỰNG A KHAI HOANG CHUẨN BỊ MẶT BẰNG -XÂY DỰNG ĐƯỜNG NỘI BỘ 1 Công tác khai hoang và chuẩn bị mặt bằng m2  50.000  2.000 100.000.000  2 Đường nôi bộ m2 8.000 200.000 1.600.000.000 TỔNG CỘNG 1.700.000.000 B XÂY DỰNG 1 HỐ CHÔN LẤP 1 Oáng nhựa HDPE D150 m 742 120.000 89.040.000 3 Oáng nhựa HDPE D200 m 267 180.000 48.060.000 4 Màng chống thấm HDPE m2 10.836 25.000 270.900.000 5 Màng địa chất HDPE m2 8.887 26.000 231.062.000 6 Khối lượng đất đào, đắp m3 10.134 800 8.107.200  TỔNG CHI PHÍ XD 7 HỐ 4.530.183.000  C TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1 Bể điều hoà m3 70  1.500.000  105.000.000 2 Bể UASB m3 97,5  1.500.000  146.250.000 3 Bể tạo bông m3 0,9  1.500.000  1.350.000 4 Bể lắng m3 3,12  1.500.000  4.680.000 5 Hồ sinh học cái 32.000.000  TỔNG CỘNG 289.280.000 D CẤP NƯỚC SẠCH 100.000.000 E NHÀ HÀNH CHÁNH NHÀ NGHỈ CÔNG NHÂN Cái 1 122.000.000 F SÀN RỬA XE Cái 1 20.000.000 G NHÀ BẢO VỆ - CỔNG, ĐÀO MƯƠNG LÀM RANH, ĐƯỜNG VÀO VÀ NỘI BỘ 1.800.000.000 H SÀN TIẾP NHẬN RAC Cái 1 67.000.000 CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TOÀN BỘ BÃI CHÔN LẤP LÀ : P = A + B + C + D + E + F + G + H = 6.928.463.000(VNĐ). CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VẬN HÀNH, QUY HOẠCH VÀ KỸ THUẬT ĐÓNG BÃI CHÔN LẤP 5.1 Quy trình vận hành bãi chôn lấp rác Trong giai đoạn hoạt động của BCL Qui định các loại rác được phép chôn lấp ở bãi rác: Mục đích của dự án là xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh và bảo vệ môi trường. Rác thải được phép chôn lấp trong bãi rác bao gồm các loại rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, thị trấn, thị tứ trong huyện và rác thải sản xuất không độc hại của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn huyện. Thành phần chủ yếu của các loại rác thải được phép chôn lấp là các chất hữu cơ. Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân huỷ heo thời gian, bâo gồm: Rác thải gia đình. Rác thải chợ, đường phố. Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây. Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phề thải da co chứa Crôm). Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống. Phế thải sản xuất không nắm trong dang mục rác thải nguy hại từ các ngành cong nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia giải khát, giấy, giày, da) Bùn sệt thu được từ các trạm xử lí nước (đô thị và công nghiệp) có cặn khô lớn hơn 20%. Phế thải nhựa tổng hợp. Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại dược sinh ra từ quá trình đốt rác thải. Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu. Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại rác có đặc tính sau: Rác thải thuộc danh mục rác thải nguy hại (quản lí đặc biệt theo Quy chế quản lí rác thải nguy hại dược ban hành kèm theo Nghị định của chính phủ). Rác thải có đặc tính lây nhiễm. Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hay nhiều hạt nhân phóng xạ theo qui chế an toàn phóng xạ. Các loại tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và những phế thải có chứa hàm lượng PCB cao hơn 50mg/kg. Rác thải dễ cháy và nổ. Bùn sệt từ các trạm xử lí nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặn khô thấp hơn 20%. Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh Các phế thải vật liệu xây dựng, khai khoáng. Các loại đất có nhiễm các thành phần nguy hại vượt quá tiêu chuẩn TCVN 5941-1995 quy định đối với chất lượng đất. Các loại xác súc vật với khối lượng lớn. Quy trình vận hành bãi chôn lấp Tính toán khối lượng chất thải rắn Rác trước khi vào bãi đổ phải qua sàn tiếp nhận. Khối lượng rác của mỗi chuyến chuyên chở được tính cân đặt ở trước cổng. Khối lượng rác mỗi ngày chuyển đến bãi chôn lấp rác được thống kê và đưa vào máy tính hàng ngày. Đồng thời người quản lí vận hành bãi chôn lấp phải xác định đúng các loại chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào bãi chôn lấp. Sàn tiếp nhận rác (lưu rác) có diện tích khoảng 200 m2 vì một phần rác được chuyển thẳng đến ô chôn rác. Trong các ngày lễ tết, hoặc trong trường hợp có sự cố ô chôn lấp rác sẽ được trữ tạm tại sàn tiếp nhận. Ngoài ra, khi có mưa lớn liên tục, rác sẽ được lưu lại sàn tiếp nhận mà không chuyển ra ô chôn lấp để tránh ảnh hưởng đến quá trình đầm nén rác. Khu này cũng được dùng để chứa phế liệu tái sử dụng và khó phân huỷ. Oâ chôn lấp Rác được vận chuyển bằng các xe thu gom ô chôn lấp. Xe rác được hướng dẫn vào đổ đúng khu vực quy định. Việc hướng dẫn này do những công nhân của Ban quản lý bãi rác được huấn luyện thực hiện. Rác từ xe vận chuyển đổ xuống ô chôn lấp được 1 xe đầm nén chuyên dụng có gàu san ủi thành từng lớp dày 50cm. Sau đó, lớp rác này được đầm nén để đạt tỷ lệ 0,8 tấn/m3 và có chiều dày khoảng 20-40cm. Chiều cao lớp rác đổ mỗi ngày là 1m. lớp rác này sẽ được che phủ bằng lớp đất dày 10cm. Trong trường hợp có sự cố làm khối lượng rác đưa về bãi chôn lấp tăng lên nhờ có sàn phân loại nên khối lượng rác đến ô chôn lấp vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, do lượng rác tăng nên để đảm bảo hoạt động đầm nén và che phủ, thời gian làm việc của xe đầm nén chuyên dụng và xe vận chuyển vật liệu che phủ trung gian sẽ tăng gấp đôi. Chế phẩm EM (Effective Micro-organism) pha với nước từ hồ sinh vật của trạm xử lý nước rò rỉ theo tỷ lệ 1/50 được sử dụng để phun lên ô chôn lấp đang vận hành vào hai lần trong tuần (thứ 2 và thứ 5) nhằm làm giảm mùi hôi, đồng thời sự lan truyền bệnh tật qua các loại vi trùng gây bệnh, chuột bọ..cũng được hạn chế bằng cách phun thuốc diệt côn trùng mỗi tuần một lần. Khi một ô chôn lấp đã đầy, tức lượng rác tiếp nhận đã đã đạt dung tích lớn nhất theo như thiết kế kỹ thuật thì phải tiến hành che phủ lớp che phủ cuối cùng. 5.2 Giai đoạn đóng cửa BCL Trình tự đóng cửa ô chôn lấp Khi tất cả các ô chôn lấp đã nhận đủ dng tích rác lớn nhất như thiết kế kỹ thuật thì phải tiến hành đóng cửa bãi chôn lấp. Nếu các lô chôn lấp lại được sử dụng lại, thì sau khi đóng lô chôn lấp ít nhất 10 năm mới được phép đào các lô chôn lấp để làm phân bón. Đồng thời tiến hành sửa chữa lại đơn nguyên chôn lấp để đưa vào sử dụng. Oâ chôn lấp, sau khi đóng cửa vẫn không cho phép người và súc vật vào khu vực này tự do, đặc biệt là phần trên cùng, nơi tập trung khí ga. Sau khi đóng cửa ô chôn lấp và cả bãi chôn lấp rác phải có báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của khu vực chôn lấp, các diễn biến về môi trường trong quá trình hoạt động và đề xuất các biện pháp tiếp tục kiểm soát môi trường trong các năm tiếp theo cho cơ quan chức năng. Thời gian giám sát môi trường khu vực xung quanh phải kéo dài liên tục trong vòng 25 năm sau đó. Các biện pháp quản lý bãi rác sau khi đóng cửa Thường xuyên kiểm tra mặt bãi để phát hiện vết nứt hay lỗ thủng. Kiểm tra đường thoát nước mưa trên mặt bãi, bố trí dòng nước mưa trên bề mặt luôn hướng ra phía ngoài bãi rác để tránh xói mòn. Công tác giám sát môi trường nước ngầm xung quanh bãi chôn lấp vẫn được tiến hành thường xuyên với tần suất 2 lần/năm và phải tiếp tục kéo dài sau 20 năm, kể từ khi đóng cửa bãi rác. Khí gas phải được quan sát thường xuyên, công tác này rất cần thiết vì đây là dấu hiệu để nhận biết mức độ phân hủy của bãi rác. Khi không còn khí bãi rác thoát ra chứng tỏ sự phân hủy rác đã kết thúc. Lúc đó, có thể đưa bãi rác vào mục đích sử dụng khác (lưu ý: không xây dựng các công trình cao tầng lên trên mặt bãi để tránh hiện tượng lún đất hay làm biến dạng đáy bãi rác). Trên lớp phủ bề mặt, không trồng loại cây có rễ ăn quá sâu để rễ cây không thể xuyên qua lớp đất phủ, đến tầng đất chứa rác làm hư hỏng mặt bãi hoặc rễ cây sẽ hấp thụ các chất độc có trong rác. Giám sát chất lượng môi trường khu vực bãi chôn lấp Công tác giám sát bao gồm giám sát chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái, môi trường lao động và sức khỏe cộng đồng khu vực phụ cận để có thể xác định các diễn biến của chất lượng môi trường chịu ảnh hưởng của các hoạt động của bãi chôn lấp rác gây ra trong suốt thời gian vận hành và trong vòng 25 năm sau khi đóng cửa hoàn toàn. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra độ dốc, độ sụt lún ô chôn lấp cũng phải được quan tâm. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Dự án xây dựng Bãi chôn lấp chất thải rắn quy mô 5 ha tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là một trong những dự án nhằm cải thiện môi trường sống rất cần thiết cho khu vực. Nhu cầu đầu tư xây dựng bãi rác xuất phát từ các tình hình thực tế và các đòi hỏi sau đây: Việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn là rất cần thiết cho thực trạng hiện nay của huyện Vĩnh Cửu về môi trường cũng như kinh tế xã hội. Dự án giải quyết triệt để vấn đề rác tồn đọng hàng ngày của huyện Vĩnh Cửu trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai. Công nghệ chôn lấp được lựa chọn cho bãi rác hoàn toàn phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình cũng như các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác của khu vực. Xây dựng bãi rác mới là nhằm bảo vệ môi trường sống của cộng đồng xã hội, đảm bảo vấn đề sức khỏe cho cộng đồng, yếu tố quan trọng hàng đầu trong mục tiêu chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Dự án khi thực hiện có thể có tác động tiêu cực đến môi trường khu vực xây dựng trong quá trình triển khai thi công và khi đưa vào sử dụng. Do đó, đòi hỏi phải có biện pháp thiết kế và thi công hợp lý nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Song song với việc kiểm soát ô nhiễm, công tác quan trắc môi trường cũng được thực hiện từ khi bắt đầu khảo sát và kéo dài sau khi đóng cửa. Tuy nhiên, dự án thành công sẽ góp phần cải thiện môi trường chung và góp phần tích cực và sự tăng trưởng kinh tế cho Huyện. 6.2 Kiến nghị Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thi công phải đảm bảo tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật đã thiết kế để đảm bảo bãi rác hoạt đúng chức nâng và tiêu chuẩn của một bãi rác hợp vệ sinh. Trong quá trình hoạt động của dự án, Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo. Khi đi vào hoạt động sẽ đào tạo cán bộ quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng kỹ thuật, tự giám sát hiệu quả xử lý và điều chỉnh phù hợp bảo đảm các chỉ tiêu môi trường đầu ra đạt tiêu chuẩn qui định (nguồn loại B, TCVN 5945 – 1995); sẽ đào tạo cán bộ quản lý vận hành các hệ thống xử lý đúng kỹ thuật, sẽ tự giám sát hiệu quả xử lý và điều chỉnh phù hợp bảo đảm các chỉ tiêu môi trường đầu ra đạt tiêu chuẩn qui định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN HOAN CHINH.doc
  • doc2_NHIEM VU.doc
  • bakCHINH SUA SAU CUNG.bak
  • dwgCHINH SUA SAU CUNG.dwg
  • docMUC LUC.doc
  • docTO LOT.doc