Luận văn Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn, thực trạng và giải pháp

Ngày nay, việc giảm bớt nghèo đói đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ở các nước đang phát triển. Mặc dù tăng trưởng có thể đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong xã hội nhưng người nghèo bao giờ cũng nhận được phần ít hơn trong thành quả tăng trưởng của nền kinh tế. Thiên tai, nạn đói và bệnh tật vẫn thường xuyên đe dọa cuộc sống của người nghèo, cho nên, việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghèo đói để cải thiện đời sống của người nghèo đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Riêng đối với tỉnh An Giang, công cuộc xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, lãnh đạo các cấp các ngành và toàn thể người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, khi tìm hiểu về những thông tin có liên quan đến những nghiên cứu về đói nghèo tại An Giang và đặc biệt là tại huyện Tri Tôn thì chỉ mang tính thống kê, định tính, hoặc nếu có những nghiên cứu thực nghiệm bằng những mô hình khoa học thì chỉ tập trung ở quy mô cấp tỉnh hay Vùng, Miền cụ thể như các công trình: Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, PPA (2008) ở An giang, Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, xác định những khả năng ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình đồng thời đề xuất các giải pháp cho những chính sách phù hợp.Tác giả xin chân thành cám ơn PGS. TS Đinh Phi Hổ đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể thực hiện đề tài này. Tác giả xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Phát triển của trường Đại học Kinh tế TP HCM, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Fulbright khóa 3, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình Fulbright - Việt Nam khóa 4, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo sau Đại học trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức để thực hiện đề tài nầy.Tác giả cũng xin chân thành cám ơn: Sở LĐTBXH tỉnh An Giang, Sở Nội vụ tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tri Tôn, Phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn, UBND thị trấn Tri Tôn, UBND xã Ô Lâm, UBND xã Tà Đảnh. Các Anh cán bộ nông nghiệp xã: Lại Thế Cảnh, Châu Sóc Anh, Đoàn Thanh Bằng đã tận tình giúp đở và hợp tác để tôi có thể hoàn thành luận văn. Bố cục của luận văn: Chương I : Giới thiệu Chương II : Cơ sở lý thuyết về nghèo Chương III: Thiết kế nghiên cứu Chương IV: Kết quả phân tích Chương V : Đề nghị giải pháp giảm nghèo tại huyện Tri Tôn

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in Nghèo Không nghèo Đối với các hộ nghèo, do không có gì để thế chấp và do trình độ hạn chế nên người nghèo có tâm lý tự ti, hơn nữa, việc tính toán các phương án làm ăn theo yêu cầu của ngân hàng đôi khi quá tầm của họ. Trong mẫu điều tra (hình 4.10.2) cho thấy có 46 29,63% hộ nghèo cho là thủ tục vay là rất khó, 40,74% cho là không khó lắm và 20,37% cho là dễ dàng. Số liệu thống kê điều tra cũng cho thấy số tiền bình quân của một người hộ không nghèo vay từ các tổ chức tín dụng chính thức cao hơn gấp 11 lần so với một người của hộ nghèo. Hình 4.10.3 Vay ngoài và tình trạng của hộ gia đình 72,66% 27,34% 77,78% 22,22% Không vay ngoài Có vay ngoài Nghèo Không nghèo: Hình 4.10.3 cho thấy 22,22% hộ nghèo có vay ngoài, khi mà các tổ chức tín dụng chính thức không thể vươn tới tất cả các hộ nghèo thì các tổ chức tín dụng không chính thức sẽ làm thay họ. Thủ tục vay ngoài đơn giản, rất phù hợp với tâm lý của người nghèo, tất cả đều có giao kèo bất thành văn: bạc đứng, bạc góp, chơi hụi… Tuy nhiên, vấn đề lãi suất cho vay phải bàn tính lại để người nghèo không phải lâm vào hoàn cảnh túng cùng do lãi suất quá cao và Chính quyền địa phương nên có giải pháp để quản lý được các tổ chức tín dụng không chính thức nầy. 4.11. Kết quả phân tích hồi quy: Đầu tiên, chúng tôi đưa tất cả các biến vào mô hình.1 Sau nhiều lần hồi quy theo nguyên tắc loại bỏ dần các biến không có ý nghĩa thống kê và các biến dự đoán có khả năng đa cộng tuyến, kết quả ước lượng như sau: Bảng 4.11.1 Mô hình Logit về nghèo ở huyện Tri Tôn 1 Xem thêm các bảng 4.11.3, 4.11.4, 4.11.5 phần phụ lục 47 Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không nghèo = 0) Hệ số hồi quy(Bk) S.E. Trị thống kê Z Giá trị P Các biến số độc lập Hằng số 0,222544 0,354440 0,658909 0,5100 Diện tích (1.000 m2 ) -0,349984 0,100246 -3,491252 0,0005 Đi làm xa (có = 1) -1,123436 0,533478 -2,105870 0,0352 Học vấn (từ lớp 0 - 12) -0,217817 0,068642 -3,173246 0,0015 Làm nông (Có = 1) 1,797312 0,472358 3,804978 0,0001 Số tiền vay (triệu đồng) -0,108538 0,049502 -2,193512 0,0283 Căn cứ kết quả hồi quy, chúng tôi tìm được mô hình chứa năm biến độc lập có ý nghĩa thống kê là: DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG, và SOTIENVAY. - Biến DIENTICH: Thể hiện diện tích đất mà hộ gia đình sở hữu, tính trên 1.000 m2. Hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Ý nghĩa của biến là nếu hộ gia đình có sở hữu đất, khả năng nghèo của hộ càng ít. - Biến DILAMXA: thể hiện gia đình có người đi làm ngoài tỉnh, hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng và biến có tác động khá lớn đến mô hình. Ý nghĩa của biến là hộ gia đình có người đi làm xa thì khả năng nghèo của hộ càng ít. - Biến HOCVAN thể hiện số năm đi học của chủ hộ mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Thể hiện nội dung, càng được giáo dục đến nơi đến chốn thì khả năng lâm vào cảnh nghèo khó của hộ gia đình càng giảm. - Biến LAMNONG, thể hiện nghề nghiệp chủ yếu của hộ là nông nghiệp, hệ số hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Biến LAMNONG có tác động mạnh mẽ nhất trong mô hình. Giải thích ý nghĩa rằng, hoạt động thuần nông cũng là một nguy cơ đẩy hộ gia đình lâm vào cảnh nghèo túng. 48 - Biến: SOTIENVAY: thể hiện số tiền mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng (triệu đồng). Hệ số hồi quy của biến mang dấu (-). Ý nghĩa của biến, khi hộ gia đình được vay thì khả năng lâm vào hoàn cảnh nghèo của hộ càng giảm. Bảng 4.11.2 Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên từng yếu tố Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không nghèo = 0) Xác suất nghèo được ước tính khi biến độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu(%) Hệ số tác động biên (eBk) 10% 20% 30% 40% Các biến số độc lập Diện tích (1.000 m2) 0,644046 6,68% 13,87% 21,63% 30,04% Đi làm xa (có = 1) 0,325160 3,49% 7,52% 12,23% 17,82% Học vấn (từ lớp 0 - 12) 0,804272 8,20% 16,74% 25,63% 34,90% Làm nông (Có = 1) 6,033407 40,13% 60,13% 72,11% 80,09% Số tiền vay (triệu đồng) 0,897104 9,06% 18,32% 27,77% 37,42% Với xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 20%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ được học thêm 1 năm thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 16,74%. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có thêm 1.000 m2 đất để canh tác thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 6,68%. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có vay thêm 1 triệu đồng để làm ăn thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 9,06%. 49 Trong tất cả các biến có ý nghĩa, biến làm nông và biến đi làm xa có ảnh hưởng hết sức rõ nét và mạnh mẽ đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình. Càng tăng xác suất ban đầu, sự tác động theo kỳ vọng của biến vào tình trạng nghèo của hộ càng lớn. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 40%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này làm nông nghiệp thì xác suất nghèo của hộ tăng lên 80,09%. Cũng với giả định như trên, nếu hộ gia đình có đi làm xa thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 17,82%. Các biến khoảng cách và đường ô tô không có ý nghĩa thống kê. Điều nầy có thể giải thích như sau: Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện nước và chỉnh trang phum sóc đặc biệt là những huyện miền núi và có vùng nhiều đồng bào dân tộc như huyện Tri Tôn. Các trục giao thông liên tỉnh, liên huyện, giao thông nông thôn đã được đầu tư nâng cấp và cho đến nay đã có 15/15 xã, thị trấn hầu hết là đường trải nhựa, đảm bảo giao thông thông suốt, xe bốn bánh lưu thông từ huyện đến tận chợ khóm, ấp. Các biến về đặc điểm nhân khẩu học như số người phụ thuộc và số năm định cư của hộ gia đình không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Mặc dù theo nhận định thông thường, càng đông con, càng có nhiều người phụ thuộc, gia đình càng phải mang gánh nặng về chi tiêu, hay càng định cư lâu thì càng ít nghèo. Tuy nhiên, do huyện Tri Tôn là một huyện nông thôn, vùng sâu, trẻ em và người rỗi việc lại có thể phụ giúp gia đình các công việc đồng áng, chăn thả súc vật, mò cua bắt ốc, hái thuốc nam … nên có thể đỡ đần phần nào chi tiêu của hộ. Ngoài ra, qua kết quả điều tra cũng cho thấy không có sự phân biệt rõ ràng giữa tình trạng nghèo của người cư ngụ lâu năm và người mới định cư tại địa phương, cơ hội làm ăn, sinh sống dường như vẫn chia đều cho hai nhóm người trên. Các biến dân tộc, giới tính không có ý nghĩa thống kê, một phần có thể do hạn chế của mẫu quan sát. Lý do quan trọng hơn, là những năm qua, các chính sách về dân tộc, các chương trình 135 đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc và chương trình 134 50 giải quyết nền nhà và đất sản xuất cho các hộ nghèo người Khmer, các chương trình đào tạo nghề, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã phát huy mặt tích cực của nó. Vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa mới trong hộ gia đình và thôn xóm, tuyên truyền vận động việc bình đẳng giới của chính quyền các cấp cơ sở đã phát huy tác dụng, góp phần làm giảm tỉ lệ nghèo đói và lấp dần hố cách thu nhập của vùng đồng bào dân tộc ít người, hay những hộ phụ nữ neo đơn so với cộng đồng người Kinh – Hoa. Theo kết quả thực hiện chủ trương giảm nghèo, UBND huyện đã xây dựng đề án số 27 về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer và thực hiện quyết định về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đặc biệt khó khăn: cấp một nền nhà để ở, diện tích 100 m2, hỗ trợ đất nông nghiệp: 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ, hoặc 0,15 ha lúa nước hai vụ, hoặc 0,5 ha đất đồi, gò … Có thể nói các chính sách về dân tộc và miền núi đã phát huy hiệu quả và mang đến vùng đất nầy một diện mạo mới. 4.12. Kết luận chương IV: Qua phân tích này, chúng ta thấy những vấn đề then chốt như: đất đai, đi làm xa, trình độ học vấn của chủ hộ, làm nông và hộ vay từ các tổ chức tín dụng chính thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện Tri Tôn. Thời gian qua, huyện Tri Tôn đã có những tiến bộ quan trọng trong công tác giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do để lo ngại về tính bền vững của những thành quả này như: tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao, môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, mức hưởng thụ văn hóa của người dân còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy mức sống của người dân ở nơi đây vẫn còn ở mức thấp so với những huyện thị khác trong vùng, vẫn còn 51 nhiều hộ sống trong nhà ở tạm, thiếu điện thắp sáng, thiếu nước sạch và không được học hành. CHƯƠNG V: ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN Qua phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo túng của bà con huyện Tri Tôn, tác giả nhận xét rằng tình trạng nghèo của huyện Tri Tôn do những yếu tố chính sau đây: diện tích đất của hộ, hộ gia đình có người đi làm xa hay 52 không, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng làm nông nghiệp của chủ hộ, và số tiền mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng chính thức. Căn cứ vào những kết luận trên, tác giả xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giảm nghèo ở huyện Tri Tôn. 5. 1 . Diện tích đất hộ gia đình: Đối với những hộ nghèo có đất: Chính quyền phải có chính sách tín dụng gắn liền với chương trình khuyến nông, lâm và ngư nghiệp để tạo sự bổ sung cần thiết cho phát triển của các chương trình . Người nghèo ít có khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cho nên, Chính quyền địa phương mà cụ thể là các cán bộ khuyến nông phải hướng dẫn và gắn sản xuất của họ theo nhu cầu của thị trường, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Những nỗ lực đó sẽ giúp họ có thể tăng giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích. Chính quyền địa phương cần kiện toàn hệ thống cán bộ khuyến nông ở cấp xã, tăng cường đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp thôn, ấp để hướng dẫn bà con trong phương pháp sản xuất thâm canh. Ngoài ra, các chính sách để ổn định giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc nông nghiệp, xăng, dầu … đầu tư và nâng cấp hệ thống thủy lợi, các hồ chứa nước để tưới tiêu vào mùa khô là thật sự cần thiết. Do vậy, cách tốt nhất để hỗ trợ người nghèo là cho họ một cơ hội làm việc để có thể cải thiện thu nhập. Ngoài ra, các chính sách để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các lĩnh vực kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và cung cấp thêm việc làm cho người nghèo cần được xem là điều cốt yếu. Đối với những hộ nghèo không có đất: Chính quyền các cấp nên có chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ cho họ bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chánh, thu hút đầu tư, chọn các loại hình và quy mô đầu tư phù hợp với hoàn cảnh của 53 địa phương, nhất là các ngành thâm dụng lao động. Ràng buộc các doanh nghiệp nầy bằng những cam kết sẽ phải sử dụng lao động tại chỗ, bù lại, doanh nghiệp nhận được những ưu đãi đầu tư về mặt thuế má, để khai thác và sử dụng được những nguồn lực tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo cho địa phương. Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ với việc hỗ trợ và thành lập những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng từ mây tre, làm đồ gốm, đường thốt nốt, hợp tác xã cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp. Chính quyền phải có những quy định và kiểm soát để tránh tình trạng phân biệt đối xử trên thị trường lao động giữa người nghèo và không nghèo. Mặt khác, khi người nghèo không có đất hay có ít đất thì phần lớn sinh kế của họ đều dựa vào làm thuê, làm mướn, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp hoặc đi làm ngoài tỉnh. Ngoài ra, họ có một nguồn thu rất có ý nghĩa là khai thác nguồn tài nguyên có sẵn của tự nhiên như: cá tôm, ếch nhái, rắn, rùa, thú rừng, gỗ quý… với những phương tiện khai thác rất tinh vi nhưng ẩn chứa mầm họa hủy diệt: sự tuyệt chủng của các loại thủy sinh, thú rừng và tàn phá môi trường. Với diện tích đất nông nghiệp manh mún như hiện nay thì ngành nông nghiệp nước ta khó có thể cạnh tranh với các quốc gia khác. Việc tích tụ ruộng đất sẽ là điều chắc chắn và có xu hướng gia tăng, ở Tri Tôn đã có người sở hữu diện tích đất là 70 ha, một con số kỷ lục ở ĐBSCL. Những chiến lược phát triển kinh tế thường đi kèm với sự đánh đổi. Trên một diện tích đủ lớn, người ta có thể triển khai quy trình sản xuất áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch để cải thiện chất lượng, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Nhưng ngược lại, cũng với những thành tựu đó, người nông dân mất đất lại trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình hoặc thậm chí họ có thể thất nghiệp cũng từ việc cơ giới hóa nông nghiệp kia. Vấn đề ở đây là chỗ: Nhà nước cần có nhiều biện pháp để làm cho sự 54 chuyển đổi được nhẹ nhàng và giúp các hộ gia đình không còn đất có thể tự trang bị cho mình những năng lực và tài sản khác để có thể có điều kiện sống ổn định hơn. Ngoài ra, Nhà nước nên tăng cường công tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng: đường giao thông, trường học, bệnh viện, nước sạch, điện. Hiện tại, muốn thu hút các nhà máy, xí nghiệp về vùng biên giới nầy thì điều kiện tiên quyết là cơ sở hạ tầng phải đáp ứng cho các doanh nghiệp hoạt động. 5. 2. Vấn đề đi làm xa: Theo Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh An Giang là 9,2% trên tổng số lực lượng lao động. Theo số liệu của mẫu điều tra tỷ lệ thất nghiệp trong huyện là 13,7%. Với dân số thuộc loại cao nhất trong các tỉnh ở ĐBSCL, người lao động đi tìm công ăn việc làm ở chốn khác là một nhu cầu tất yếu. Người lao động tìm việc làm ở các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, các khu Công nghiệp Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh hoặc làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp ở thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc nơi mà nhu cầu về lao động đang tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là ở các ngành may mặc, giày da, chế biến nông thủy sản, dịch vụ mua bán. Đây là một dấu hiệu tốt của việc chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp để góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương đồng thời nâng cao nhận thức và nâng cao tay nghề cho người lao động. Muốn vậy, Chính quyền các cấp đặc biệt là Phòng LĐTBXH, các tổ chức Công đoàn nên phối hợp với các Trung tâm dạy nghề để đào tạo theo nhu cầu lao động của thị trường. Huyện phải có mối liên kết mật thiết với các nơi có nhu cầu để tạo điều kiện cho các em học xong đều có công việc làm. Đối với các hộ nghèo, Nhà nước nên có các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí tìm việc làm. 55 Tạo thuận lợi trong công tác tạm trú, tạm vắng cho người đi làm xa, Chính quyền địa phương nên có những quan hệ gắn kết với Chính quyền nơi làm việc để người lao động, nhất là những người nghèo, có một môi trường làm việc nơi xứ lạ được ổn định và an bình, tránh những cạm bẩy tệ nạn xã hội mà những người ở nông thôn ra thành thị tìm việc làm hay gặp phải. Đối với các hộ đáp ứng được yêu cầu cho xuất khẩu lao động, các cấp Chính quyền tạo điều kiện cho các hộ vay tiền để trang trãi các chi phí trước khi xuất ngoại như học ngoại ngữ, làm hộ chiếu, giáo dục định hướng, chi phí đi lại. 5.3. Vấn đề giáo dục và học vấn: Trong xã hội hiện nay, tất cả công cuộc mưu sinh phần lớn đều phải dựa vào trình độ học vấn. Vấn đề giáo dục luôn luôn có ảnh hưởng lớn đến tương lai của một con người. Trên một khẩu hiệu ở huyện Tri tôn có ghi: “học để có khả năng thoát nghèo” thật vậy, qua trao đổi với cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Tri Tôn, vốn kiến thức ban đầu của người dân là hết sức quan trọng để phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm nghèo một cách bền vững. Muốn đào tạo ra một lớp người có ích cho xã hội sau nầy, trước tiên ngành giáo dục phải cần những người Thầy có lương tâm nghề nghiệp lẫn cả năng lực về sư phạm. Bên cạnh đó, các chính sách về lương bổng phải thỏa đáng để những “kỹ sư tâm hồn” có thể toàn tâm, toàn ý đầu tư vào nghề nghiệp của mình. Nhà nước nên có chính sách ưu đãi như quỹ “ thu hút nhân tài” đối với giáo viên dạy giỏi nếu họ chấp nhận về huyện hoặc các xã có nhiều người dân tộc. Chủ động đào tạo nguồn giáo viên giỏi là người địa phương. Nhà trường, gia đình và xã hội phải chung tay xây dựng một môi trường giáo dục trong sạch, đó là chất xúc tác cho các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, được hoàn thiện về nhận thức và đạo đức. Bởi những con người sẽ xây dựng gia đình và xã hội ngày mai trước tiên họ đã có nền tảng vững chắc trong ý thức giáo 56 dục nhân cách ngay từ trường học. Làm sao để cả Thầy lẫn Trò đều xem: một ngày tới trường là một ngày vui. (báo Tuổi trẻ ngày 23/03/2010). Miễn giảm toàn bộ học phí và các khoản đóng góp khác cho con em các hộ nghèo. Đối với người nghèo, hàng ngày đã quá mệt mỏi trong việc cơm áo gạo tiền nên việc gánh thêm phần học phí cho con cái là vượt quá sức của họ. Hơn nữa, chi phí cơ hội cho con em đến trường, đối với hộ nghèo thì sức lao động của trẻ có giá trị hơn nhiều so với việc để chúng tới trường, trẻ em trong các hộ nghèo có thể chăn thả súc vật, làm cho các lò gạch, bán vé số … Chính quyền nên quan tâm tới việc đầu tư xây dựng trường lớp, kể cả việc trang bị công cụ, dụng cụ học tập để các em có thể tiếp cận phần nào những kiến thức hiện đại, nhất là làm quen với máy vi tính, một công cụ không thể thiếu trong việc làm ăn sau nầy, nhà trường nên có phòng vi tính được trang bị internet miễn phí. Chú ý công tác nâng cao chất lượng giáo dục đi đôi với tích cực vận động cho con em những hộ nghèo phải đến trường đúng tuổi theo như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. 4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình: Theo nghiên cứu nầy, làm nông là những hộ sinh sống chủ yếu có liên quan tới nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu hoặc làm thuê trong nông nghiệp. Trong mẫu điều tra, số hộ làm nông là 48% và số hộ nghèo làm nông là 63%. Trước hết đối với công tác khuyến nông: Nông dân muốn thu được năng suất cao thì nhất định phải ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thế nhưng, Theo GS TS Võ Tòng Xuân thì nông dân ta cần cù, giỏi nhưng cũng lại rất tự do, muốn trồng gì, nuôi con gì thì cứ rần rần mà làm theo phong trào và trong sản xuất, phần lớn họ đều làm theo kiểu “cha truyền, con nối” là chính chứ ít ai chịu tuân thủ theo quy trình kỹ thuật do các nhà khoa học đưa ra. Hiện nay, mạng lưới cán bộ khuyến nông chỉ dừng lại ở cấp xã, Theo ý kiến đề xuất của tác giả, phải hình thành tổ chức khuyến nông tận thôn ấp, nơi mà cán bộ 57 khuyến nông có thể “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con nông dân. Hiện nay trường Đại học An Giang có đào tạo đội ngũ “kỹ sư phát triển nông thôn”. Các cấp Chính quyền nên tuyển chọn các cán bộ khuyến nông từ đội ngũ kỹ sư nầy, một điều quan trọng, chế độ lương bổng phải tương xứng với công sức của họ. Đối với người nông dân, việc làm ăn của họ vốn đã nhiều bất trắc. Vì vậy ở tầm vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên có những dự báo cụ thể, đừng quá sai lệch để ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Những khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc trồng cây gì, nuôi con gì phải đủ sức thuyết phục, tránh điệp khúc: “trúng mùa, rớt giá”. Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định xây dựng 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo cho ĐBSCL giai đoạn 2009 – 2011 và khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch như: gặt đập liên hợp, sấy, silo chứa lúa … là một tín hiệu mừng cho bà con nông dân. Với mô hình nầy, tác giả xin đề xuất, có thể phát triển thành sàn giao dịch lúa, nghĩa là người nông dân có thể mang lúa đến bán ngay hoặc gởi lại để chờ thời cơ sẽ bán sau, trong khi gởi, họ có thể vay ngân hàng để đầu tư cho vụ tới. Phát huy và điều hành chương trình liên kết bốn nhà một cách thiết thực, không quá nặng về hình thức mà sao lãng nội dung của công việc. Doanh nghiệp phải tích cực đi tìm thị trường và đặt hàng cho nông dân về số lượng, chất lượng và thời điểm cung ứng. Muốn vậy, Nhà nước phải thể hiện vai trò trung gian gắn kết và điều tiết, cụ thể: thông qua nhà khoa học, hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật để tạo ra được sản phẩm an toàn, chất lượng cao nhất nhưng với giá thành cạnh tranh nhất. (Báo Tuổi Trẻ, “Nông dân Việt Nam vẫn tự bơi” ngày 4/12/2008) Giá sàn để làm cơ sở thu mua lúa cho nông dân phải được tính bài bản hơn, phải tính một cách sòng phẳng. Tất cả các chi phí sản xuất phải là chi phí kinh tế, như vậy, mới thể hiện đúng giá trị của các nguồn lực mà họ đã bỏ ra. Từ đó, Nhà nước mới có cơ 58 sở đưa ra mức giá sàn để đảm bảo cho người nông dân lợi nhuận 30% trên tổng giá trị sản xuất. Chính quyền địa phương nên quan tâm đến việc phân bổ các nguồn lực để đầu tư và khai thác được lợi thế của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: Dãy Thất Sơn hùng vĩ giữa đồng bằng bao la, vào mùa nước lũ thì Thị trấn Tri Tôn như một đảo nhỏ giữa mênh mông nước bạc. “Tu phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” câu nói truyền miệng đã đi vào tâm linh của người Việt. Khai thác dịch vụ du lịch phải là thế mạnh của huyện Tri Tôn để góp phần vào công cuộc giảm nghèo. Những địa danh: Xà – Tón, Ô Tà Sóc, núi Cấm, Soài So, sân chim Trà Sư, đồi Tức Dụp (còn gọi là đồi hai triệu đô – la) với hệ thống hang động kỳ thú từng làm nên những chiến tích lẫy lừng trong kháng chiến… từng ấy địa danh đủ để quảng bá du lịch cho Tri Tôn. Vấn đề phải giải quyết là Chính quyền cần đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như: du lịch về với tự nhiên, du lịch leo núi, du lịch văn hóa, du lịch tín ngưỡng và du lịch mua sắm, ngoài ra, đầu tư hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ để tăng mức chi tiêu của du khách. Mở rộng hoạt động đào tạo nghề miễn phí cho con em của các hộ nghèo, đặc biệt là các loại hình mà người học có thể hành nghề tại nhà hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất như: Thêu may, đan lát, lái xe, tập huấn mô hình vườn ao chuồng, trồng nấm … Ngoài ra, các cấp chính quyền nên có liên kết với các cơ sở tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh để học viên có công ăn việc làm. 5.5. Số tiền vay: Theo mẫu điều tra chỉ có 20% số hộ nghèo được vay từ nguồn tín dụng chính thức, con số đó đối với hộ không nghèo là 46%. Số tiền bình quân trên mỗi đầu người của hộ không nghèo vay gấp 11 lần cao hơn so với người nghèo. Cũng theo mẫu điều tra có 29,63% hộ nghèo cho rằng các thủ tục để vay ngân hàng đối với họ là quá khó. Thực tế vừa qua, huyện Tri tôn đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, thế nhưng còn số đông những hộ nghèo vẫn chưa được vay vốn. Những cải tiến của các ngân hàng trong việc huy động tiết kiệm, phương 59 thức vay vốn, phương thức trả lãi và điều kiện vay vốn là cần thiết đối với những hộ nghèo khi tiếp cận với nguồn tín dụng. Các cấp Chính quyền nên phổ biến thông tin và quy trình vay vốn một cách công khai, minh bạch đến các hộ gia đình để họ biết cách thức, thủ tục vay vốn mà ngay cả đối với những người ở thành thị cũng thấy quá rối rắm. Các tổ chức tín dụng nên đa dạng hóa các nguồn vốn cho vay với nhiều điều kiện vay, có thể cho vay theo hạn mức và bằng tín chấp cho các hộ nghèo thông qua các tổ chức: Hội cựu chiến binh hoặc Hội phụ nữ. Do vậy, để định chế tài chánh tín dụng ở khu vực nông thôn hoạt động hiệu quả, chúng ta nên khuyến khích mở rộng nhiều hình thức tín dụng nông dân và các ngân hàng tư nhân ở nông thôn hoạt động nhưng trên cơ sở có đăng ký và hoạt động theo luật và quy chế kiểm soát tài chính tín dụng của Nhà nước. Khuyến khích các quỹ tín dụng nầy tham gia huy động vốn tại địa phương và cho vay. Chính quyền địa phương mà cụ thể là những cán bộ xóa đói giảm nghèo, cán bộ khuyến nông và cán bộ tín dụng phải có phương án hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi sao cho hộ nghèo sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần phải có chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho các đối tượng nghèo đã vay vốn nhưng gặp hoàn cảnh không may để họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo. 5.6. Một vài kiến nghị đối với công tác dân tộc Khmer: Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer trong huyện Tri tôn khoảng 48.088 người, thường có thói quen sống quần cư theo phum sóc trên các vùng đất cao, gần chân núi, xa đường giao thông. Hầu hết bà con có tín ngưỡng phật giáo Nam Tông, các vị sư sãi có ảnh hưởng rất quyết định đến đời sống, sinh hoạt về mọi mặt của đồng bào. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn tỉnh, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer đã được quan tâm đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt. 60 Tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển nhưng vùng đồng bào dân tộc Khmer là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nguồn nhân lực có trình độ hạn chế, nhiều hủ tục còn đeo bám cuộc sống của đồng bào, suất đầu tư phát triển tuy cao nhưng mặt bằng xuất phát đi lên thấp. Kiến nghị giải pháp: - Về phát triển kinh tế và cải thiện đời sống: Chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền phát huy tốt tinh thần tự lực, tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc gắn liền với hỗ trợ, giúp từng hộ gia đình có phương thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm trong tiêu dùng để tích lũy tái sản xuất. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí, chăm lo tốt hơn đời sống tinh thần của đồng bào Khmer: Tập trung giải quyết tình trạng bất đồng về ngôn ngữ, bổ sung đội ngũ cán bộ biết tiếng Khmer, có năng lực để triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, tín dụng và các chính sách của Nhà nước đến tận người dân. Đầu tư xây dựng trường lớp, đặc biệt là các trường dân tộc nội trú, thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho đồng bào dân tộc, tiến tới đưa vào bậc tiểu học chương trình dạy tiếng Khmer đối với vùng có nhiều bà con dân tộc. Thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, dân số. Thường xuyên phát động các phong trào văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ, tôn tạo các công trình kiến trúc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Nêu gương các mô hình chùa văn hóa, điểm sáng phum sóc, kết hợp với các chương trình chỉnh trang phum sóc, tạo điều kiện cho các vị sư sãi tham gia các hoạt động xã hội từ thiện trong cộng đồng. Cần có các nghiên cứu thực tế nhằm đánh giá các lợi thế so sánh trong các tri thức bản địa liên quan đến sinh kế cũng như quản lý cộng đồng của người Khmer, từ đó tạo tiền đề cho các cấp chính quyền có kế hoạch và biện pháp thực tế để biến chúng thành nền tảng cơ sở cho việc giảm nghèo trong cộng đồng đồng bào dân tộc. 61 5.7. Hệ thống nông hộ và phát triển bền vững: Một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn thì không thể nào là hệ thống nông nghiệp bền vững được. Hay nói cách khác, mô hình nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng các phương thức sản xuất tiến bộ, không làm suy thoái môi trường và mất cân bằng tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho nông dân. Hệ thống nông hộ và các nhân tố môi trường bao gồm: Văn hóa, xã hội, chính sách, thể chế, điều kiện vật lý và hệ sinh vật sẽ tác động với nhau một cách hữu cơ. Muốn phát triển kinh tế bền vững, phải tác động vào các yếu tố của môi trường để từ đó môi trường sẽ có những hiệu ứng tích cực lên hệ thống nông hộ. Hình 5.7 Các nhân tố Môi trường và hệ thống Nông hộ. (Nguồn:Trần Ngọc Lân,1999) 62 Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Quan điểm nầy chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Hiện nay, khái niệm nầy còn được đề cập hoàn chỉnh hơn, trong đó còn lưu tâm tới các yếu tố văn hóa - xã hội nghĩa là: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hài hòa giữa các mặt phát triển: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 5.8. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: 63 Do nguồn lực có hạn và do hạn chế về số lượng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, đề tài nghiên cứu có thể chưa lường hết được những yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của huyện Tri Tôn. Liên quan tới mô hình nghiên cứu, tác giả chưa thể khảo sát được những khía cạnh như: những áp lực của việc khai tác tài nguyên thiên nhiên đối với nghèo đói, có hay không sự liên quan giữa năng lực của tổ chức làm công tác xóa đói giảm nghèo đối với sự thoát nghèo của bà con, đề tài chưa nghiên cứu tới tình trạng tái nghèo hay ý chí thoát nghèo của người dân, và làm sao đo lường được sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo. Mục tiêu chủ yếu của tác giả là xây dựng đề tài nghiên cứu này trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, căn cứ vào tình hình thực tế để có thể đưa ra những quyết định liên quan tới tình trạng nghèo của địa phương. Tác giả đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài như sau: - Nghiên cứu hiện trạng, chất lượng nguồn nhân lực và tác động của nó đến khả năng giảm nghèo của huyện Tri Tôn. - Sự tác động của các nhân tố môi trường và tình hình giảm nghèo của nông hộ. - Mối liên hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và tình trạng thoát nghèo của hộ gia đình. - Nghiên cứu, đánh giá các tri thức trong cuộc sống và những định chế quản lý cộng đồng theo truyền thống của người Khmer và khả năng giảm nghèo của họ. KẾT LUẬN 64 Các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới tình trạng nghèo của hộ gia đình bao gồm: Diện tích đất của hộ, gia đình có người đi làm xa hay không, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng làm nông và gia đình có vay ở ngân hàng. Việc đề ra những chính sách đúng đắn tác động vào các yếu tố này sẽ giúp người nghèo hưởng lợi nhiều hơn từ mục tiêu tăng trưởng trong tương lai. Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo trong tỉnh và huyện đã giảm mạnh, song, trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan. Những kết quả phân tích ở trên cho thấy tình trạng nghèo ở huyện Tri tôn vẫn tồn tại ở mức cao so với các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường, do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều, do nguy cơ lạm phát, do cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sản xuất, hoặc do yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao. Tái nghèo là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏi ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả, các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo. Không thể phủ nhận những thành quả giảm nghèo đã đạt được trong những năm qua của các cấp chính quyền ở huyện Tri Tôn. Nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ. Cần có sự nỗ lực phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và có sự điều phối thống nhất từ trên xuống dưới để công cuộc giảm nghèo của huyện Tri Tôn ngày càng hiệu quả và bền vững. Tác giả hy vọng rằng đề tài nghiên cứu nầy sẽ góp phần bé nhỏ vào công cuộc giảm nghèo của địa phương. 1TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tiếng Việt Nam. 1. Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004. 2. Báo cáo phát triển Việt Nam, 2008. 3. Địa chí An Giang, UBND tỉnh An Giang, 2003. 4. Cục Thống kê tỉnh An Giang (2006), Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2006. 5. Cục Thống kê tỉnh An Giang (2008), Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2008. 6. Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003), do AusAID tài trợ. 7. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp lý thuyết và thực tiển, NXB Thống kê. 8. Đinh Phi Hổ và cộng sự (2006), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê. 9. Đinh Phi Hổ & Chiv Vann Dy, Nghèo và môi trường tự nhiên trong quá trình phát triển bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 220. 10.Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học Nông nghiệp Bền vững, NXB Phương Đông. 11. Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL (2003), AusAID tài trợ. 12. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê. 13. Kết quả đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân địa phương PPA (2008), tỉnh An Giang. 14. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 2009 của huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang. 215.Lê Văn Lòng (2008), Thực trạng và giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Khơmer của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giai đoạn 2008 – 2010, báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Lao động Xã hội. 16.Lê Thanh Sơn (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở các hộ gia đình vùng biên giới Tây Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 17. Phòng thống kê huyện tri Tôn, Niên giám thống kê huyện Tri Tôn năm 2006. 18. Phòng thống kê huyện tri Tôn, Niên giám thống kê huyện Tri Tôn năm 2007. 19. Phân tích hiện trạng nghèo đói ở ĐBSCL (2004), AusAID tài trợ. 20. Nguyễn Trọng Hoài (2007), Kinh tế Phát triển, NXB Lao động. 21. Nguyễn Sinh Công (2004), Các nhân tố tác động đến thu nhập và nghèo đói tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 22. Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khơmer đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. 23. Trung tâm tri thức nông nghiệp Quốc tế (2009), Nông dân dựa vào đâu, NXB Chính trị Quốc gia. 21.Trương Thanh Vũ (2007), Các nhân tố tác động đến đói nghèo ở vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 22. Trần Kỳ Việt (2009) Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú tỉnh An Giang, luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 23. Trần Ngọc Lân (1999), Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP). 24. Võ Tất Thắng (2004), Thực trạng và những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Ninh Thuận, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 3Tiếng nước ngoài: 25. The National Economic Council, Liongwe, Malawi, June 2001, The determinants of poverty in Malawi, 1998. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nguồn tài liệu nội bộ của Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Tri Tôn, phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn. 1PHIẾU PHỎNG VẤN DÂN CƯ Mã số phiếu: ………………… THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG Ngày phỏng vấn: ………tháng……..năm 2008 Người được phỏng vấn:………………………………………………………………..…………………………….. Dân tộc: ………………………………… Số điện thoại của hộ gia đình (nếu có): …………………………………………………… Ấp:………………………………………………………………Xã:…………………………………… …………… Số năm hộ sinh sống ở đây:…………………………………………… Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình được phỏng vấn: 1) Xin Ông / Bà cho biết tên tuổi, giới tính, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình hiện nay: Họ và tên Quan hệ với chủ hộ Giới tính Tuổi Khả năng lao động Trình độ học vấn (*) Trình độ chuyên môn (**) Nghề nghiệp (***) Chủ hộ (*) 0: không đi học; 1: lớp 1; 2: lớp 2; 3: lớp 3 … (**) CĐ: Cao đẳng; THCN: Trung học chuyên nghiệp; ĐH: đại học, … (***) Ghi cụ thể: nông nghiệp, làm thuê, công chức, buôn bán, đang đi học … 2) Nhà ở hiện tại có phải do Ông / Bà sở hữu không? Phải……. Không….… 3) Xin Ông / Bà cho biết số năm làm việc trong nghề chính của Ong / Bà là bao lâu? ………(năm) 4) Từ nhà )6ng / Bà đến trung tâm mua bán (chợ ấp, xã) gần nhất là bao xa?…………(km) 5) Nơi Ông/ Bà cư ngụ có đuờng ô tô về đến tận nhà không ? Có……. Không……. 6) Ông / Bà có tham gia vào các câu lạc bộ Nông dân, Tổ liên kết sản xuất, HTX sản xuất nông nghiệp không ? Có……. Không……. 7) Tình hình kinh tế, đời sống của gia đình Ông / Bà so với 2-3 năm trước đây như thế nào?  Cải thiện  Không thay đổi  Xấu đi 2 Nguyên nhân chính (ngắn gọn)……………………………………………………… 8) Theo Ông / Bà thì cần có những hỗ trợ nào để phát triển kinh tế gia đình hoặc giảm nghèo (vốn, kỹ thuật, đường giao thông, ổn định giá vật tư, đất đai, nguồn nước canh tác, thị trường ổn định…)? ……………………………………………………………………….. 9) Gia đình Ông / Bà có nhận được sự hỗ trợ của các dịch vụ từ trung tâm Khuyến nông tại địa phương không ? (được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, tham gia các hội thảo đầu bờ, hội thảo khuyến nông …) Có……. Không……. 10) Gia đình ) Ông / Bà có người đi làm việc ở khu Công nghiệp hay làm việc ở nơi xa không ? Có……. Không……. Nếu có thì số người đi làm xa là bao nhiêu người: …………………người. Trong huyện  Trong tỉnh  Ngoài tỉnh  Nước ngoài  Phần II: Thu nhập 11) Gia đình Ông / Bà có đất để canh tác hay không, kể cả đất đi thuê của người khác? Có……. Không……. 12) Năm qua Ông / Bà có thuê đất của người khác hay không? Có……. Không……. Nếu cóthì diện tích là bao nhiêu?…………………………………………….(m2) Chi phí thuê đất là bao nhiêu?………………………………….…..(đồng) / năm. 13) Năm qua Ong / Bà có cho thuê đất hay không? Có……. Không……. Nếu có thì diện tích là bao nhiêu?…………………………………………….(m2) Tiền thu do cho thuê đất là bao nhiêu?………………………………….…..(đồng) / năm 14) )Ông / Bà đã trồng những loại cây gì trong năm qua?  Cây lúa Năm vừa qua ) Ông / Bà đã trồng bao nhiêu vụ lúa?………………………… Tên Diện tích(m2) Tổng chi phí cho 1 vụ (đồng) ( * ) Tổng thu cho 1 vụ (đồng) Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 ( * ): không kể chi phí thuê đất Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh cây lúa: Giá cả không ổn định  Giá thấp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu đất  Thiếu vốn  Thiếu kiến thức về kỹ thuật  Thiếu lao động  Đất đai không thích hợp  Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ  Thiếu nguồn nước  Những khó khăn, trở ngại khác: ……………………………………………………………  Các loại cây khác ngoài cây lúa (đồ rẫy, cây thuốc nam, đậu, mía …) 3Năm vừa qua Ông / Bà trồng bao nhiêu vụ cây khác ?……………………….. Tên Diện tích(m2) Tổng chi phí cho 1 vụ (đồng) (*) Tổng thu cho 1 vụ (đồng) Vụ Vụ Vụ ( * ): không kể chi phí thuê đất Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các cây này: Giá cả không ổn định  Giá thấp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu đất  Thiếu vốn  Thiếu kiến thức về kỹ thuật  Thiếu lao động  Đất đai không thích hợp  Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ  Thiếu nguồn nước  Những khó khăn, trở ngại khác: ……………………………………………………………  Cây lâu năm (Thốt nốt, xoài, mãng cầu, tre, tầm vong…) Tên Diện tích(m2) Chi phí trong năm (đồng) Doanh thu trong năm (đồng) Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các cây này: Giá cả không ổn định  Giá thấp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu đất  Thiếu vốn  Thiếu kiến thức về kỹ thuật  Thiếu lao động  Đất đai không thích hợp  Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ  Thiếu nguồn nước  Những khó khăn, trở ngại khác: …………………………………………………………… 15) Năm vừa rồi Ông / Bà có chăn nuôi gì thêm hay không? Có….… Không……. Nếu có: Tên loài vật nuôi Số lượng (con) Chi phí trong năm (đồng) Doanh thu trong năm (đồng) Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại trong quá trình chăn nuôi là gì? Giá cả không ổn định  Giá thấp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu đất  Thiếu vốn  Thiếu kiến thức chăn nuôi  Thiếu lao động  Thiếu cỏ  Giá thuốc thú y cao  Thiếu nguồn nước  Những khó khăn, trở ngại khác: ………………………………………………………… 416) Gia đình Ông / Bà có thu nhập gì từ những hoạt động ngoài công việc nông nghiệp của gia đình trong năm vừa qua không ? Tên các hạng mục Số năm kinh nghiệm Chi phí hàng tháng (đồng) Doanh thu hàng tháng (đồng) Không tìm đuợc việc làm Làm thuê trong nông nghiệp Làm tiểu thủ công nghiệp Làm trong ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải Làm trong ngành dịch vụ (buôn bán, khách sạn, nhà hàng, công chức) Làm ở các ngành khác. 17) Các nguồn thu nhập khác trong năm vừa qua của gia đình Ông / Bà: Nguồn Tổng thu/tháng (đồng) Tiền hưu trí Tiền trợ cấp thương binh, người già neo đơn Tiền lãi từ các nguồn cho vay Tiền nhận từ người thân, bạn bè (trong và ngoài nước) Nguồn khác: (*) (*) Xin ghi rõ tên nguồn thu nhập khác. Phần III: Chi tiêu 18) Chi tiêu hằng ngày của gia đình Ông / Bà. Tên Giá trị(đồng) 1 Bữa ăn của gia đình (tiền ăn sáng và tiền chợ) Chỉ tính cho thịt, cá và rau quả 2 Thuốc lá 3 Bia, rượu 4 Báo hoặc tạp chí 5 Vé số 6 Trà, cà phê 7 Tiền quà bánh cho trẻ đi học 8 Chi khác (không tính tiền trả lãi vay) 19) Chi tiêu trong tháng của gia đình Ông / Bà THỰC PHẨM Giá trị(đồng) Tên: 1 Gạo 2 Dầu ăn hoặc mỡ 53 Đường, bột ngọt, muối, gia vị khác 4 Sữa các loại 5 Các loại thức ăn khác ngoài thịt, cá, rau quả và những thứ đã kể trên CÁC KHOẢN MỤC KHÁC Tên: Giá trị (đồng) 1 Xăng 2 Dầu 3 Gas 4 Than, củi 5 Điện, nước 6 Quần áo, giày dép 7 Mỹ phẩm, xà bông 8 Cắt tóc, uốn tóc 9 Các chi phí liên quan đến khám và chữa bệnh 10 Tập vở, bút viết, học phí, tiền trường 11 Chi phí điện thoại 12 Mua sắm các vật dụng khác trong nhà 13 Sửa chữa, duy tu nhà cửa 14 Giải trí, tiêu khiển 15 Tham gia các đám tiệc / ma chay / cưới hỏi 16 Các khoản cho, biếu hoặc tặng Phần IV: Các tiện nghi trong hộ gia đình. 20) Tiện nghi trong nhà của Ông / Bà Tên Số lượng Công – tơ điện Rađiô Truyền hình (Ti - vi) Tủ lạnh Xe đạp Xe gắn máy Xe ôtô Điện thoại Máy may Ghe, xuồng Máy cày 21) Nguồn nước sinh hoạt trong gia đình Ông / Bà 6Mục đích sử dụngCó Thời gian đi đến đó Nấu ăn Tắm giặt Cả hai Nước máy truyền vào tận nhà Nước máy lấy tại cây nước công cộng Giếng trong nhà Giếng công cộng Xe bồn chở đến Nước đóng chai Nước mưa Nước sông, hồ hay suối Nhà vệ sinh Có Không Nhà vệ sinh tự hoại (của riêng hộ) Nhà vệ sinh tự hoại (dùng chung với hộ khác) Không có nhà vệ sinh Nhà ở Nền nhà Vật liệu Được lát toàn bộ bằng gạch Tráng xi măng Nền đất Nền lát bằng gỗ thô hoặc tre Nền lát bằng các chất liệu khác Mái nhà Vật liệu Ngói Tôn Lá Fibro - cement Bê tông Phần V: Thông tin về tín dụng: 22) Ông / Bà có vay tiền tại các ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào không? Có……. Không……. Nếu có: Ông / Bà vay tiền nhằm mục đích gì? Sản xuất kinh doanh  Chi tiêu  Mục đích khác  Trung bình tiền trả lãi hàng năm của các khoản vay nầy là bao nhiêu: ………………… đồng. Kết quảNơi vay Số tiền đã vay Hoàn trả đủ Giá trị còn nợ Ngân hàng nông nghiệp Quỹ xóa đói giảm nghèo 7Quỹ giải quyết việc làm Quỹ tín dụng hội phụ nữ Quỹ tín dụng khác 23) Theo Ông / Bà thì việc vay tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên có khó không? Dễ……. Không khó lắm….… Rất khó.…… Không biết thông tin….… 24) Ông / Bà có hay vay ngoài (bạc góp, bạc đứng, vay nóng …) không? Có……. Không……. Nếu có: Ông / Bà vay tiền nhằm mục đích gì? Sản xuất kinh doanh  Chi tiêu  Mục đích khác  Trung bình tiền trả lãi hàng năm của các khoản vay nầy là bao nhiêu: …………………………………đồng Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Quý Ông / Bà. Họ tên người điều tra. Họ tên và chữ ký của chủ hộ. BẢNG 4.11.3: MÔ HÌNH TỔNG QUÁT2 Dependent Variable: DANGHO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 03/26/10 Time: 21:11 Sample: 1 182 Included observations: 182 Convergence achieved after 8 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C -0.901169 0.832805 -1.082089 0.2792 DIENTICH -0.412563 0.119484 -3.452873 0.0006 DILAMXA -1.258491 0.562019 -2.239233 0.0251 HOCVAN -0.179606 0.077815 -2.308106 0.0210 LAMNONG 1.550221 0.525586 2.949510 0.0032 SOTIENVAY -0.124037 0.055708 -2.226568 0.0260 DANTOC 1.194773 0.540096 2.212151 0.0270 DUONGOTO -1.015258 0.562694 -1.804283 0.0712 GIOITINHCHU 0.531918 0.542941 0.979696 0.3272 KHOANGCACH 0.273537 0.192955 1.417620 0.1563 PHUTHUOC 0.395960 0.239891 1.650584 0.0988 SONAM -0.003698 0.017502 -0.211283 0.8327 Mean dependent var 0.296703 S.D. dependent var 0.458065 S.E. of regression 0.352294 Akaike info criterion 0.847046 Sum squared resid 21.09885 Schwarz criterion 1.058299 Log likelihood -65.08116 Hannan-Quinn criter. 0.932685 Restr. log likelihood -110.6642 Avg. log likelihood -0.357589 LR statistic (11 df) 91.16608 McFadden R-squared 0.411904 Probability(LR stat) 9.88E-15 Obs with Dep=0 128 Total obs 182 Obs with Dep=1 54 2 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chương trình Eview 4.1 BẢNG 4.11.4: MÔ HÌNH CHUẨN SAU KHI ĐÃ KHỬ CÁC BIẾN KHÔNG CÓ Ý NGHĨA3 Dependent Variable: DANGHO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 03/26/10 Time: 21:08 Sample: 1 182 Included observations: 182 Convergence achieved after 8 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C 0.233544 0.354440 0.658909 0.5100 DIENTICH -0.349984 0.100246 -3.491252 0.0005 DILAMXA -1.123436 0.533478 -2.105870 0.0352 HOCVAN -0.217817 0.068642 -3.173246 0.0015 LAMNONG 1.797312 0.472358 3.804978 0.0001 SOTIENVAY -0.108583 0.049502 -2.193512 0.0283 Mean dependent var 0.296703 S.D. dependent var 0.458065 S.E. of regression 0.375429 Akaike info criterion 0.860046 Sum squared resid 24.80672 Schwarz criterion 0.965672 Log likelihood -72.26414 Hannan-Quinn criter. 0.902865 Restr. log likelihood -110.6642 Avg. log likelihood -0.397056 LR statistic (5 df) 76.80012 McFadden R-squared 0.346996 Probability(LR stat) 3.89E-15 Obs with Dep=0 128 Total obs 182 Obs with Dep=1 54 BẢNG 4.11.5: KIỂM ĐỊNH KHẢ NĂNG DỰ BÁO CỦA MÔ HÌNH LOGISTIC 4 3 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chương trình Eview 4.1 Dependent Variable: DANGHO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 03/26/10 Time: 21:28 Sample: 1 182 Included observations: 182 Andrews and Hosmer-Lemeshow Goodness-of-Fit Tests Grouping based upon predicted risk (randomize ties) Quantile of Risk Dep=0 Dep=1 Total H-L Low High Actual Expect Actual Expect Obs Value 1 0.0000 7.E-06 18 18.0000 0 1.1E-05 18 1.1E-05 2 8.E-06 0.0034 18 17.9882 0 0.01177 18 0.01177 3 0.0043 0.0374 18 17.6382 0 0.36177 18 0.36919 4 0.0374 0.1251 18 16.4474 0 1.55265 18 1.69922 5 0.1510 0.2551 14 15.2985 5 3.70146 19 0.56577 6 0.2730 0.3458 11 12.5762 7 5.42377 18 0.65563 7 0.3458 0.4496 10 11.0133 8 6.98671 18 0.24019 8 0.4496 0.5581 9 8.74704 9 9.25296 18 0.01423 9 0.5581 0.7125 8 6.92070 10 11.0793 18 0.27346 10 0.7195 0.8840 4 3.37038 15 15.6296 19 0.14298 Total 128 128.000 54 54.0000 182 3.97245 H-L Statistic: 3.9725 Prob. Chi-Sq(8) 0.8596 Andrews Statistic: 40.7042 Prob. Chi-Sq(10) 0.0000 BẢNG 4.11.6: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CẶP GIỮA CÁC BIẾN5 4 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chương trình Eview 4.1 5 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chương trình SPSS 15.0 So nam di hoc cua chu ho Gia dinh co nguoi di lam xa Dien tich dat canh tac (1000m2) Tong so tien vay tu cac quy tin dung chinh thuc (trieu dong) Nghe nghiep cua chu ho Pearson Correlation 1 .114 .219(**) .324(**) -.114 So nam di hoc cua chu ho Sig. (1-tailed) .062 .001 .000 .063 Pearson Correlation .114 1 -.010 .056 -.045 Gia dinh co nguoi di lam xa Sig. (1-tailed) .062 .448 .228 .274 Pearson Correlation .219(**) -.010 1 .429(**) .210(**) Dien tich dat canh tac (1000m2) Sig. (1-tailed) .001 .448 .000 .002 Pearson Correlation .324(**) .056 .429(**) 1 .043 Tong so tien vay tu cac quy tin dung chinh thuc (trieu dong) Sig. (1-tailed) .000 .228 .000 .283 Pearson Correlation -.114 -.045 .210(**) .043 1 Nghe nghiep cua chu ho Sig. (1-tailed) .063 .274 .002 .283 ** Correlation is significant at the 0.01 level (1-tailed). a Listwise N=182 BẢNG 4.11.7: KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH6 Omnibus Tests of Model Coefficients 6 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chương trình SPSS 15.0 Chi-square df Sig. Step 89,321 11 ,000 Block 89,321 11 ,000 Step 1 Model 89,321 11 ,000 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 32,007(a) ,388 ,551 a Estimation terminated at iteration number 8 because parameter estimates changed by less than ,001. BẢNG 4.11.8: KIỂM ĐỊNH TỶ LỆ DỰ BÁO ĐÚNG CỦA MÔ HÌNH Classification Table(a) Observed Predicted Dangho Percentage Correct 0 1 0 Step 1 Dangho 0 110 18 85,9 1 16 38 70,4 Overall Percentage 81,3 a The cut value is ,50 Nhận xét mô hình hồi quy: - Nhận xét về việc xây dựng mô hình bằng cách loại dần các biến không có ý nghĩa ra khỏi mô hình, với mức ý nghĩa P = 0,05 giá trị McFadden R-Quare thay đổi không đáng kể, đạt trung bình 0,40. - Ở mô hình cuối cùng sau khi loại dần các biến không có ý nghĩa, các biến DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG, SOTIENVAY đều có P < 0,05. Mặt khác, giá trị Probability (LR stat) = 3,89E-15< 5%. - Kiểm định khả năng dự đoán của mô hình logistic bằng phương pháp Hosmer – Lemeshow Goodness-of-Fit Test, ta thấy giá trị H-L Statistic = 3,9725 nhỏ hơn 15,51 ở mức ý nghĩa 0,05. - Kiểm tra về các hệ số tương quan giữa các cặp biến trong mô hình logistic ta thấy hệ số tương quan cặp lớn nhất chỉ đạt 0,4< 0,8. Như vậy có thể khẳng định rằng mô hình không có sự đa cộng tuyến. - Kết quả kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình tổng quát có mức ý nghĩa < 0,05. Như vậy mô hình tổng quát cho thấy có tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Thước đo -2 Log Likehood là 32,007 (a) là phù hợp. - Kiểm định mức độ dự báo của mô hình, ta thấy tỷ lê dự báo đúng đạt 81,3%, đây là tỷ lệ rất cao và đáng tin cậy. Tóm lại, qua tất cả các yếu tố trên, có thể nhận xét mô hình logistic và các biến trong mô hình được ước lượng tương đối tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_ngheo_o_huyen_tri_ton__thuc_trang_va_giai_phap.pdf
Tài liệu liên quan