Luận văn Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trên thị trường. Điều này đã làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp,bởi vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững chắc trên thị trường cần phải xác định được mục tiêu kinh doanh của mình đó là phải sản xuất kinh doanh những gì thị trường cần, đảm bảo cho sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường và đạt được lợi ích cao nhất. Muốn đạt được mục tiêu đã đề ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ kế toán để kiểm soát được chi phí sản xuất bởi chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có một vị trí quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí là tiền đề để hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm được thị trường chấp nhận sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sản phẩm là mục đích của quá trình sản xuất còn giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là chiếc gương phản chiếu toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó. Do đó, đòi hỏi chi phí sản xuất phải được hạch toán một cách khoa học, đảm bảo chi phí phải tính đúng, tính đủ làm cơ sở để tính giá thành được chính xác qua đó qua đó có thể đánh giá chính xác được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đưa ra dự toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Năng lực quản lý, trình độ kiến thức của từng người quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh là một điều hết sức cần thiết. Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu, chỉ có một phần nhỏ là chỉ định thầu hay giao thầu. Vì vậy, đối với bất kì một doanh nghiệp nào để trúng thầu xây dựng một công trình, doanh nghiệp đó phải đưa ra một đơn giá đấu thầu hợp lý, dựa trên cơ sở giá cả thị trường, khả năng tài chính của doanh nghiệp, định mức tiêu hao và đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành. Doanh nghiệp xây lắp với đặc điểm là: “ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp, nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân” nên việc hạ giá thành sản phẩm xây lắp cũng sẽ góp phần trong việc hạ giá thành các sản phẩm khác. Qua thời gian học tập,rèn luyện trong trường đại học dân lập Phương Đông và trong thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội, em đã chọn đề tài sau: “Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội” Nội dung kết cấu của luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, chuyên đề gồm ba phần chính sau đây: Phần 1: lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Phần 2: thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Phần 3: một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội.

doc115 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tính cho từng người, bộ phận theo tiền lương cấp bậc đã quy định và được tính như sau: Tiền lương của một công nhân = Mức lương theo cấp bậc + phụ cấp x Hệ số X Số ngày làm việc 22 ngày Khi có phát sinh về khối lượng công việc mà bộ phận nhân viên phân xưởng, đội phải làm thêm giờ hoặc làm đêm thì những khoản thù lao này thanh toán dựa vào các tài liệu đã được các bộ phận cung cấp như: phiếu làm thêm giờ, làm đêm và được đội trưởng, chủ nhiệm công trình duyệt. Ngoài tiền lương của công nhân viên ở các phân xưởng còn có chế độ tiền thưởng và được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trong các trường hợp ốm đau thai sản. Các khoản này kế toán không hạch toán vào tàI khoản 6271 (chi phí nhân công) mà hạch toán vào tàI khoản 6278 (chi phí sản xuất chung khác). Cuối tháng, kế toán đội sẽ lập bảng thanh toán lương cho bộ phận này dựa trên cơ sở số ngày công tham gia, lương cấp bậc và các khoản thanh toán khác, công tác phí, ăn ca, BHXH của từng người để lập bảng thanh toán lương. Mẫu bảng thanh toán lương như sau: Bảng thanh toán lương Tháng 12 năm 2002 STT Họ và tên Chức vụ Lương thời gian Phụ cấp khác Tổng số 1 Nguyễn Công Tác đội trưởng 31 1.426.000 300.000 1.726.000 2 Nguyễn Tiến Quang đội phó 31 1.364.000 300.000 1.664.000 …… Cộng 10.560.000 3.500.000 14.150.000 Kế toán Công ty sau khi nhận được bảng thanh toán lương từ đội gửi về tiến hành lập bảng tổng hợp và phân tích lương của toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương cho cán bộ quản lý đội, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ được trích 19% tính vào chi phí sản xuất Mẫu bảng Tổng hợp và phân tích lương như sau: Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Bảng tổng hợp và phân tích lương Tháng 12 năm 2002 Công trình nhà làm việc văn phòng đội khu Ba Hàng STT Ghi nợ các tàI khoản Ghi có các tàI khoản PhảI trả công nhân viên TK 338 Phải trả khác Cộng Lương CNSXTT thuê ngoài Lương bộ phận quản lý đội Tổng KPCĐ (3382) 2% BHXH (3383) 15% BHYT (3384) 2% 1 TK622 25.120.000 25.120.000 502.400 25.622.400 2 TK627 14.150.000 14.150.000 283.000 2.122.500 283.000 16.838.500 Tổng 25.120.000 14.150.000 39.270.000 785.400 2.122.500 283.000 42.460.900 Cụ thể BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ quản lý đội tại công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng BHXH: 15% tính vào chi phí 14.150.000 x 15% = 2.122.500 KPCĐ: Của bộ phận quản lý đội : 14.150.000 x 2% = 283.000 Của công nhân lao động trực tiếp: 25.120.000 x 2% = 502.000 BHYT của bộ phận quản lý đội 14.150.000 x 2% = 283.000 Riêng đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng chủ yếu là thuê ngoàI nên Công ty chỉ trích 2% KPCĐ tính vào chi phí. Với khoản trích này Công ty hạch toán vào tài khoản 627 (6278(chi phí sản xuất chung khác)) Sổ chi tiết TàI khoản 6271 Tên tài khoản: chi phí nhân viên phân xưởng Công trình: nhà làm việc khu Ba Hàng Tháng 12 năm 2002 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giảI TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/12 31/12 Chi lương tháng 12 cho bộ phận quản lý đội 111 14.150.000 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí nhân viên quản lý đội 154 14.150.000 Cộng 14.150.000 14.150.000 Người lập biểu Kế toán trưởng * Chi phí dịch vụ mua ngoài Khoản mục chi phí này gồm các khoản chi phí như: thanh toán tiền điện, nước… Cụ thể trong tháng 12 công trình nhà làm việc khu Ba Hàng thanh toán tiền điện nước theo biên lai số 09852, Tổng số tiền là 5.601.776 VNĐ Sổ chi tiết tàI khoản 6277 Tên tài khoản: chi phí dịch vụ mua ngoài Công trình: Nhà làm việc khu Ba Hàng Tháng 12 năm 2002 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giảI TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/12 09852 31/12 Thanh toán tiền đIửn tháng 12 111 5.601.776 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoàI 154 5.501.776 Cộng 5.601.776 5.601.776 Người lập biểu Kế toán trưởng *Chi phí khác: Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí tiếp khách, chi BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất, cho bộ phận quản lý đội, chi mua văn phòng phẩm cho đội Cụ thể trong tháng 12, công trình nhà làm việc khu Ba Hàng mua văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý theo Hoá đơn số 80 số tiền là: 1.200.000 Sổ chi tiết tàI khoản 6278 Tên TK: chi phí bằng tiền khác Công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng Tháng 12 năm 2002 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giảI Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/12 80 31/12 Chi mua văn phong phẩm cho quản lý đội 111 1.200.000 31/12 31/12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý đội 338 2.688.500 31/12 31/12 Trích KPCĐ của công nhân thuê ngoàI 338 502.400 Kết chuển chi phí bằng tiền khác 154 4.390.900 Cộng 4.390.900 4.390.900 Người lập biểu Kế toán trưởng Sổ cái tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung Tháng 12 năm 2002 Ngày ghi sổ Ngày chứng từ Số chứng từ Diễn giảI TK đối ứng Số tiền phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/12 31/12 HT Chi lương tháng 12 cho bộ phận gián tiếp đội 111 14.150.000 31/12 31/12 HT Thanh toán tiền điện tháng 12 111 5.601.776 Chi mua văn phòng phẩm 111 560.000 … 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 154.4 5.598.254.138 Cộng 5.708.606.465 5.708.606.465 Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký , họ tên) (ký, họ tên) 2.2.5 Tổng hợp chi phí Căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình được tập hợp định kỳ báo về phòng Tài chính kế toán của Công ty. Kế toán tổng hợp căn cứ vào số phát sinh bên nợ các tài khoản 621, 622, 623, 627 chi tiết công trình, hạng mục công trình kết chuyển vào tài khoản 154 theo sơ đồ sau: TK 152, 153, 141 111, 112, 331 TK621 TK 154 TK 632 Mua VL, xuất VL K/c CPNVLTT vào K/c giá thành sản cho công trình từng công trình xuất bàn giao trong TK 334 TK 622 kỳ Lương phải trả K/c CPNCTT cho từng công trình TK liên quan TK621, 622, 627 (hoặc 154) VL, Lương, chi phí K/c, tính phân bổ Liên quan đến CPs/d MTC vào từng công trình TK 334, 338 TK 627 Lương nhân viên xưởng BHXH, BHYT, KPCĐ Kết chuyển, phân bổ CPSXC vào từng TK 214 công trình KHTSCĐ s/d chung Cho cả đội TK 152, 153, 141 111, 112, 331 Các chi phí khác Sổ chi tiết tàI khoản 154 Tên TK: Chi phí sản phẩm dở dang Công trình: nhà làm việc khu Ba Hàng Tháng 12 năm 2002 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giảI TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 139.444.144 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 25.120.000 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí nhân viên quản lý 6271 14.150.000 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí mua ngoàI 6277 5.601.776 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí bằng tiền khác 6278 4.390.900 Cộng phát sinh 188.706.820 sổ cái tài khoản 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 12 năm 2002 Ngày ghi sổ Ngày C.từ Số C.từ Diễn giảI TK đối ứng Số tiền phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 544.264.411 31/12 31/12 KC Chi phí NVLTT công trình nhà làm việc khu Ba Hàng 621 139.444.144 31/12 31/12 KC Chi phí NCTT công trình nhà làm việc khu Ba Hàng 622 25.120.000 31/12 31/12 KC Chi phí SXC công trình nhà làm việc khu Ba Hàng 627 24.142.676 ……… ……… ……… 31/12 31/12 KC Kết chuyển giá thành công trình hoàn thành 632 25.612.274.233 Cộng phát sinh 26.801.555.015 25.612.274.233 Số dư cuối kỳ 1.733.545.193 Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Cuối quý kế toán căn cứ vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp của các tháng để lập bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ của công trình sau đó tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất các công trình trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng công trình trong quý Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Quý IV năm 2002 Công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng Tháng CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng 6271 6277 6278 10/02 115.869.491 32.562.000 8.980.256 7.425.000 20.951.776 185.788.523 11/02 405.382.957 45.952.000 10.570.479 2.478.231 17.321.000 481.704.667 12/02 139.444.144 25.120.000 14.150.000 5.601.776 24.142.676 208.458.596 Cộng 660.696.602 103.634.000 33.700.735 15.505.097 62.415.452 875.951.886 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất các công trình Quý IV năm 2002 STT Tên công trình CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng 1 CảI tạo bách hoá số 5 Nam bộ 71.611.205 14.600.000 10.465.214 96.676.419 2 Vănphòng BHXH quận Ba Đình 19.005.000 9.143.324 5.546.132 33.694.456 3 Văn phòng làm việc khu Ba Hàng 660.696.602 103.634.000 111.621.284 875.951.886 4 Nhà làm việc Ban GPMB Hà Nội 17.272.709 5.500.000 3.589.148 26.361.857 Cộng 768.585.516 132.877.324 132.221.778 244.324.618 2.2.6 Xác định giá trị sản phẩm dở dang ở Công ty Xuất phát từ đặc điểm của công trình xây dựng là có khối lượng, giá trị lớn, thời gian thi công dài, vì vậy hiện nay các công trình hay hạng mục công trình thường được thanh quyết toán theo từng điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Từ đó đòi hỏi khi hạch toán tiêu thụ từng phần của một công trình lớn phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lượng chưa được nghiệm thu và chưa được bên A chấp nhận thanh toán Thông thường kế toán đánh giá sản phẩm làm dở theo từng quý, song với một số công trình có thời điểm bàn giao khối lượng công trình hoàn thành không trùng với kỳ đánh giá sản phẩm làm dở thì kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cùng với thời điểm bàn giao công trình. Đối với công trình có thời gian thi công ngắn hay khối lượng thanh toán là toàn bộ công trình đã hoàn thành thì công tác đánh giá sản phẩm làm dở rất đơn giản, chi phí sản xuất dở dang của công trình là toàn bộ chi phí sản xuất được cộng dồn trên tài khoản 154. Còn đối với công trình có thời gian thi công kéo dài, khối lượng xây lắp lớn, khối lượng thanh toán được xác định theo giai đoạn quy ước thì để đánh giá khối lượng xây lắp dở dang Công ty phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang của công trình theo công thức: Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của KLXLDD ĐK + Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ x Giá trị dự toán KLXL dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ + Giá trị dự toán KLXL dở dang cuối kỳ Cụ thể, với công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng là một công trình có khối lượng bàn giao theo giai đoạn quy ước nên đến kỳ làm báo cáo kế toán phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang. Kỹ thuật chủ công trình cùng với phòng kế hoạch kỹ thuật tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang cuối kỳ từ phòng kỹ thuật gửi sang, tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức trên. Bảng kiểm kê tính giá dự toán của khối lượng dở dang như sau: Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng Bảng kiểm kê tính giá trị dự toán khối lượng dở dang đến 31/12/02 STT Nội dung công việc ĐVT đơn gía Khối lượng Số tiền 1 Láng nền dày 42mm m2 2.500 1250 3.125.000 2 Láng nền khu wc m2 5.500 180 990.000 3 Xây tường 110 m2 37.800 720 27.273.600 4 Xây tường 220 m2 77.000 136,8 10.533.600 …. ….. Cộng 78.481.000 - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp trong kỳ (lấy ở bảng tổng hợp chi phí sản xuất): 875.951.886 - Chi phí thực tế của khối lượng dở dang đầu kỳ = 0 do công trình khởi công ngày 1/10/2002 - Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 78.481.000 (lấy số liệu trong bảng kiểm tra khối lượng xây lắp dở dang của công trình tính đến thời đỉêm 31/12/2002) Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành: 958.651.256 Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 0 + 875.951.886 X 78.481.000 958.651.256 + 78.481.000 = 66.284.294 Chi phí dở dang của công trình được phản ánh trên tàI khoản 154 và trên báo cáo chi phí sản xuất quý IV năm 2002 Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 66.284.294 2.3. Công tác giá thành tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng chính là đôí tượng tính giá thành, cụ thể là công trình hay hạng mục công trình hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước giữa các chủ đầu tư và đơn vị thi công. Phương pháp tính giá thành được áp dụng tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội là phương pháp giản đơn. giá thành sản phẩm được tính trực tiếp bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của công trình trong quý và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế KLXL dở dang cuối kỳ Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được thể hiện trên bảng chi tiết giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ thể là từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình, kế toán tổng hợp của Công ty lấy số liệu đưa vào các khoản mục chi phí của từng công trình tương ứng trên bảng tổng hợp chi phí thực tế và tính giá thành sản phẩm xây lắp, sau đó áp dụng công thức trên để tính giá thành cho từng công trình. Cụ thể, giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng = 0 + 875.951.886 – 66.284.294 = 809.667.592 đồng Các công trình khác cũng được xác định giá thành tương tự như các bước tính giá thành cho công trình Nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng Kế toán xác định giá vốn hàng bán của công trình trong quý IV năm 2002 Nợ TK 632: 809.667.592 Có TK 154: 809.667.592 Bảng chi tiết giá thành sản phẩm xây lắp Công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng Quý IV năm 2002 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 660.696.602 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 103.634.000 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí nhân viên quản lý 6271 33.700.735 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí mua ngoài 6277 15.505.097 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí bằng tiền khác 6278 62.415.452 Xác định giá vốn hàng bán của công trình 809.667.499 Cộng phát sinh 875.951.886 809.667.499 Số dư cuối kỳ 66.284.294 Phần thứ ba Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội 1.Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội 1.1.Những ưu điểm cơ bản Hơn 30 năm cùng với sự trưởng thành và phát triển của ngành xây dựng Việt Nam, Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tích trong công tác sản xuất và quản lý tài chính. Công ty đã chủ động nghiên cứu, từng bước thực hiện một mổ hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với địa bàn hoạt động, với quy mô, đặc điểm của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy mà Công ty có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có một vị trí vững chắc, có uy tín trên thị trường xây dựng. Để có được những thành tựu đó đòi hỏi phải có một sự lỗ lực, cổ gắng không ngừng của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán. Tại Công ty hiện nay đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung, toàn bộ công tác kế toán của Công ty được thực hiện ở phòng tài chính kế toán. ở các đội, xưởng, xí nghiệp không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố chí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập kiểm tra tập hợp chứng từ theo khoản mục chi phí và định kì gửi về phòng Tài chính kế toán của Công ty.Căn cứ vào các chứng từ do nhân viên kế toán đội gửi về và các chứng từ kế toán thu nhận của bộ phận khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phòng Tài chính kế toán tiến hành toàn bộ công tác kế toán theo chế độ ban hành. Hình thức sổ kế toán được áp dụng ở Công ty là hình thức"Nhật ký chung". Tận dụng những ưu điểm của mẫu sổ này là mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế, ghi chép, dễ cơ giới hoá công tác, phòng kế toán công ty đã đưa máy vi tính vào phục vụ cho công tác kế toán. Bởi vậy, mặc dù có quy mô tương đối lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp song phòng kế toán của công ty vẫn được bố chí gọn nhẹ hợp lý, phân công công việc cụ thể, rõ ràng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc để thực hiện tốt công tác kế toán, đáp ứng yêu cầu của quản lý, được Ban giám đốc đánh giá là phòng chủ lực của Công ty. Cũng chính vì vậy mà Ban giám đốc rất coi trọng công tác kế toán và luôn tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu thập, xử lý số liệu, kiểm tra chứng từ kế toán. Bên cạnh đó Công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phòng kế toán đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng hiểu biết, đáp ứng được yêu cầu của kế toán tài chính, kế toán quản trị hiện nay. Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng, trong kỳ cho từng công trình, HMTC là thích hợp vì trong điều kiện hiện nay, nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường luôn biến động, vật liệu cung cấp cho nhu cầu thi công của từng công trình là rất khác nhau Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán rất được Công ty coi trọng. để phục vụ cho phần hành này, kế toán Công ty mở các sổ chi tiết tài khoản 621, 623, 622, 627 ( riêng tài khoản 627 lại chi tiết thành TK 6271,6272,...6278) chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng. Số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết này có khả năng được sử dụng để phân tích hoạt động kinh tế, tính toán, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác. Với đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty như hiện nay thì đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm mà công ty xác định là hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá nhanh gọn, chính xác. Với việc phân loại chi phí sản xuất ra theo các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí máy thi công; chi phí sản xuất chung về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán chi phí sản xuất của Công ty, phù hợp với việc áp dụng chế độ kế toán mới, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi hạch toán các chi phí của các tổ sản xuất trong quá trình thi công. 1.2.Một số tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, công tác kế toán của Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không phải là không còn có những khó khăn và tồn tại nhất định, biểu hiện cụ thể là: 1.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Hiện nay Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội đang vận dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập chung, tuy hiện tại vẫn làm tốt công tác kế toán song có cũng còn một số những bất cập. Địa bàn hoạt động của Công ty rộng nên việc kiểm tra, giám sát tại phòng Tài chính kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế, việc luân chuyển các chứng từ kế toán về phòng Tài chính kế toán còn chậm nên việc cung cấp thông tin kinh tế đã xử lý cho lãnh đạo các bộ phận và cho Ban giám đốc còn chưa kịp thời, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác chỉ đạo sản xuất của các bộ phận trong công ty. 1.2.2.Đối với kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ Việc cập nhật số liệu từ các chứng từ nhập, xuất kho không được tiến hành một cách thường xuyên, làm ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối với việc phân bổ chi phí sủ dụng công cụ dụng cụ, tiêu thức phân bổ không nhất quán: lúc thì phân bổ theo sản lượng lúc thì phân bổ theo số lần sử dụng 1.2.3. Việc phân tích giá thành sản phẩm Việc phân tích giá thành sản phẩm còn chưa được tiến hành một cách thường xuyên, hợp lý làm ảnh hưởng tới công tác quản lý giá thành sản phẩm. Bởi lẽ việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo định kỳ là quý, năm. Do vậy, kế toán rất khó nắm bắt được tình hình giá thành sản phẩm dẫn đến việc kiểm soát chi phí gặp rất nhiều khó khăn. 1.2.4 Việc cơ giới hóa công tác kế toán Phòng tài chính kế toán của Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội kể từ tháng 7 năm 1997 đã áp dụng chương trình kế toán trên máy vi tính, tuy đã được trang bị rất kỹ nhưng các nhân viên kế toán vẫn chưa tận dụng được tối đa công dụng của máy, điều này đã gây ra lãng phí về chi phí quản lý: đầu tư lớn mà hiệu quả kinh tế chưa cao. Trên đây là một số những ưu, nhược điểm của công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội. Từ thực tế đã tiếp xúc với công tác kế toán tại Công ty cộng với những kiến thức đã tiếp thu được trong học tập và nghiên cứu, em xin mạnh dạn đưa ra một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội 2. phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ, cho nên chúng ta phải không ngừng hoàn thiện các phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy mà bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước vào thương trường đều phải cố gắng mọi cách để đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quá trình chi tiêu vật tư, vốn một cách có hiệu quả trên cơ sở tổ chức ngày càng hợp lý hơn quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh, từ đó cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý kịp thời để ra các quyết định quản lý tối ưu nhất, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp phải tuân theo các nguyên tắc sau: + Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán phải đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, theo chế độ, thể lệ kế toán do Nhà nước ban hành và phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kế toán tài chính của Nhà nước hiện nay. + Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của Công ty. Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm và có điều kiện riêng nên không thể có một mô hình kế toán chung cho tất cả các doanh nghiệp. để tổ chức tốt công tác kế toán, đảm bảo phát huy tốt vai trò, tác dụng của kế toán đối với công tác quản lý thì việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất của doanh nghiệp, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của nhân viên kế toán. + Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán trong công ty phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Đó là nguyên tác kinh doanh nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng. Thực hiện nguyên tắc này phải đảm bảo tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán, chất lượng công tác kế toán đạt được cao nhất với chi phí thấp nhất. + Thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp. 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội 3.1 về việc luân chuyển chứng từ Địa bàn hoạt động của Công ty rộng, số lượng các công trình nằm rải rác, phân tán nên việc tập hợp chứng từ gốc ban đầu chậm dẫn đến việc phản ánh các khoản chi phí không kịp thời, công việc kế toán thường dồn vào cuối tháng làm cho việc hạch toán chậm không đảm bảo yêu cầu quản lý của Công ty. Để khắc phục tình trạng này, phòng tài vụ cần quy định về thời gian giao nộp chứng từ thanh toán để tránh trường hợp chi phí phát sinh kỳ này được hạch toán vào kỳ sau hoặc công việc dồn ép vào những ngày cuối tháng lại không có chứng từ để ghi sổ. 3.2 Đối với kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ Tại Công ty toàn bộ các chứng từ xuất kho vật tư chỉ được tập hợp về phòng Tài chính kế toán vào thời điểm cuối tháng. Lúc đó kế toán tổ chức định khoản và nhập số liệu từ chứng từ vào máy. Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn như Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội, tình hình nhập xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ diễn ra thường xuyên, vì vậy nếu thực hiện như hiện nay thì dễ dẫn đến tình trạng công việc của kế toán dồn vào cuối tháng, dễ nhầm lẫn, không đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặt khác tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không được kế toán theo dõi một cách thường xuyên, hạn chế tính kịp thời của thông tin kế toán. Vì vậy, Công ty nên quy định định kỳ(từ 7 đến 10 ngày), kế toán vật liệu phải xuống kho thu thập các chứng từ nhập xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ mang về phòng Tài chính kế toán để kiểm tra, định khoản, nạp số liệu vào máy. Ngoài ra Công ty nên lập bảng kê vật tư giao nhận thẳng, vật tư do đội mua hay vật tư tồn kho. Từ đó sẽ giúp cho Công ty kiểm tra khối lượng vật liệu tiêu hao theo định mức, vượt định mức bao nhiêu, việc sử dụng vật liệu đã hợp lý chưa để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, đồng thời khi nắm được tình hình cung ứng vật tư một cách thường xuyên, Công ty có kế hoạch mua vật liệu,công cụ dụng cụ tránh tình trạng ứ đọng hay thiếu hụt làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Công ty nên tích cực mở rộng mạng lưới nhà cung cấp nguyên vật liệu, để có được nhiều nhà cung cấp, gần các công trình thi công chất lượng tốt, giá rẻ, thực hiện quá trình cung cấp một cách ổn định, thường xuyên. Đây là một trong những yếu tố để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra Công ty cũng cần quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Công ty có thể tìm kiếm các nhà cung cấp gần, lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, theo dõi, giám sát việc vận chuyển một cách sát sao tránh lãng phí nhiên liệu xe, máy, phương tiện vận chuyển. Đối với việc phân bổ chi phí sử dụng luân chuyển công cụ dụng cụ, Công ty nên căn cứ vào giá trị và đặc điểm sử dụng của từng loại để phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình một cách hợp lý nhằm tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ, chính xác. Tiêu thức phân bổ cần phải thống nhất, tránh hiện tượng phân bổ không thống nhất như hiện nay. Đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ sử dụng luân chuyển, Công ty có thể phân bổ theo thời gian hoặc số lần sử dụng. Theo em, Công ty nên chọn phương pháp phân bổ theo số lần sử dụng thì hợp lý hơn. Theo phương pháp này, Công ty xác định tổng số lần sử dụng của công cụ dụng cụ sử dụng luân chuyển xuất dùng, sau đó hàng tháng tính ra giá trị phân bổ theo công thức: Giá trị phân bổ trong thàng = Giá thực tế công cụ dụng cụ x Số lần sử dụng trong tháng Tổng số lần sử dụng Đối với công cụ dụng cụ, Công ty nên sử dụng phương pháp phân bổ 50%. Khi đưa vào sử dụng, kế toán phân bổ ngay cho công trình sử dụng lần đầu: Nợ TK 627: 50% Có TK 142: 50% Khi bộ phận sử dụng báo hỏng hoặc báo mất, kế toán xác định giá trị phế liệu thu hồi theo giá có thể bán trên thị trường và xác định số bắt bồi thường, xác định giá trị công cụ dụng cụ còn lại phân bôt nốt cho các đối tượng sử dụng: Số phân bổ nốt = Giá thực tế CCDC báo hỏng + Phế liệu thu hồi - Số bắt bồi thường 2 Số phân bổ nốt kế toán ghi: Nợ TK 138, 111 Nợ TK 627 Có TK 142 3.3 Về hạch toán chi phí nhân công Hiện nay khi hạch toán các khoản tiền công, tiền lương của công nhân kế toán không sử dụng tài khoản 334(phải trả công nhân viên) mà hạch toán sang tàI khoản chi phí. Kế toán chỉ sử dụng tài khoản 334 để hoạch toán tiền lương của cán bộ công nhân trong các phòng ban của Công ty Cụ thể đối với công nhân trực tiếp sản xuất, sau khi thanh toán tiền công cho tổ sản xuất, kế toán mới tiến hành ghi sổ theo định khoản Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp Có TK 111: Tiền Việt Nam đã thanh toán Với cách hạch toán như trên, việc hạch toán, theo dõi phần thanh toán cho công nhân viên sẽ gặp nhiều hạn chế, rất khó theo dõi, xác định các khoản đã thanh toán, tạm ứng, số tiền còn phải thanh toán, còn phải thu đối với từng công nhân viên. Việc ghi sổ xác định chi phí nhân công, nhân viên quản lý trong tháng cũng khá phức tạp bởi những chi phí trong tháng này, kỳ này nhưng tháng sau, kỳ sau mới Công ty mới trích Cụ thể tháng 12 năm 2002 của công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương viết phiếu chi lương khi đó kế toán ghi Nợ TK 622: 25.120.000 Có TK 111: 25.120.000 Để khắc phục, Công ty nên mở thêm tài khoản 334 (phải trả công nhân viên) để hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên và theo chế độ kế toán mới hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp của Nhà Nước thì khoản mục nhân công trực tiếp xây lắp của Công ty đựơc hạch toán vào tài khoản 3342 và cụ thể tháng 12 với công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng, chi phí nhân công thuê ngoài được định khoản như sau: Nợ TK 622: 25.120.000 Có Tk 334(3342): 25.120.000 Khi thanh toán kế toán ghi Nợ TK 334(3342): 25.120.000 Có Tk 111: 25.120.000 Khi đó trên bảng tổng hợp và phân tích lương sẽ được phản ánh như sau: Mẫu bảng tổng hợp và phân tích lương: Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Bảng tổng hợp và phân tích lương Tháng 12 năm 2002 Công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng STT Ghi Nợ tài khoản Ghi có tài khoản Tổng cộng Phải trả công nhân viên 334 Phải trả khác 338 Lương công nhân trực tiếp thuê ngoài 334.2 Lương bộ phận quản lý 3341 Tổng KPCĐ (2%) 338.2 BHXH (15%) 338.3 BHYT (2%) 338.4 1 TK622 25.120.000 25.120.000 502.400 25.622.000 2 TK627 14.150.000 14.150.000 283.000 2.122.500 283.000 16.838.500 Cộng 25.120.000 14.150.000 39.270.000 485.400 2.122.500 283.000 42.460.500 3.4 Về hạch toán chi phí sản xuất chung Công ty hạch toán khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản 627 (chi phí sản xuất chung) là đúng với quy định hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp Tuy nhiên các khoán trích theo lương của bộ phận quản lý đội công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng được kế toán hạch toán vào tài khoản 6278 (chi phí khác) làm việc theo dõi khoản trích theo lương của công nhân viên gặp nhiều khó khăn đồng thời làm cho tài khoản 6278 tăng lên, tuy rằng tổng chi phí sản xuất chung không thay đổi. Việc hạch toán như sau: cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp và phân tích lương kế toán trích các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) như sau: Cụ thể, công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng, khoản trích theo lương (KPCĐ) đối với công nhân trực tiếp sản xuất thuê ngoài Nợ Tk 6278: 502.400 Có Tk 338 (3382): 502.400 Các khoản trích theo lương của công nhân quản lý đội Nợ TK 627 (6278): 2.688.500 Có Tk 338: 2.688.500 TK 3382: 283.000 TK 3383: 2.122.500 TK 3384: 283.000 Công ty nên trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trực tiếp, gián tiếp tài khoản 6271 để đồng thời Công ty mở thêm tài khoản 334 để theo dõi tiền lương phải trả cho công nhân bộ phận quản lý đội Cụ thể, với công trình nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng khi tính lương cho bộ phận quản lý đội kế toán ghi Nợ Tk 6271: 14.150.000 Có TK: 14.150.000 được phản ánh lại như sau: Nợ TK 6271: 14.150.000 Có TK 334: 14.150.000 Khi thanh toán lương Nợ TK 334: 14.150.000 Có TK 111: 14.150.000 Đồng thời phản ánh các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của bộ phận quản lý đội mà kế toán phản ánh vào TK 6278 sẽ được tách ghi như sau: Nợ TK 6271: 2.688.500 Có TK 338: 2.688.500 TK 3382 : 283.000 TK 3383 : 2.122.000 TK 3384 : 283.000 KPCĐ của công nhân lao động trực tiếp thuê ngoài sẽ được phản ánh lại như sau: Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Sổ chi tiết TàI khoản 6271 Tên tài khoản: chi phí nhân công Tên công trình: Nhà làm việc văn phòng khu Ba Hàng Tháng 12 năm 2002 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/12 31/12 Chi lương tháng 12 cho bộ phận gián tiếp 334 14.150.000 31/12 31/12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho bộ phận quản lý đội 338 2.688.500 31/12 31/12 Trích KPCĐ của công nhân lao động trực tiếp thuê ngoài 338 502.400 Kết chuyển chi phí nhân công 154 17.340.900 Cộng 17.340.900 17.340.900 3.5. Kỳ hạn tính giá thành Kỳ tính giá thành của Công ty là quý. Do đó, kế toán rất khó nắm bắt được tình hình giá thành sản phẩm dẫn đến việc kiểm soát chi phí gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, theo em Công ty nên tổ chức tính giá thành vào cuối mỗi tháng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành khi công trình hoàn thành bàn giao. 3.6 Vể tổ chức phân công lao động tại phòng kế toán Hiện nay, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty do kế toán tổng hợp đảm nhiệm, kế toán tổng hợp phải lập toàn bộ các báo cáo tài chính. Do vậy, khối lượng công việc của kế toán tổng hợp là rất lớn nhất là vào thời điểm cuối kỳ. Do đó, Công ty nên tách riêng kế toán chi phí và giá thành với kế toán tổng hợp. Trong khi đó khối lượng công việc của kế toán vật tư, tài sản cố định lại nhẹ hơn nên Công ty có thể chuyển bớt phần hành kế toán chi phí và giá thành sang cho kế toán vật tư và tài sản cố định đảm nhiệm hoặc Công ty có thể sử dụng thêm lao động kế toán cho phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo cho bộ máy kế toán của Công ty hoạt động có hiệu quả cao hơn. 3.7.Tổ chức bộ máy kế toán Địa bàn hoạt động của Công ty rộng nên việc kiểm tra giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế, việc luân chuyển chứng từ về phòng Tài chính kế toán còn chậm nên việc cung cấp thông tin kinh tế đã xử lý cho lãnh đạo các bộ phận và lãnh đạo Công ty còn chưa kịp thời gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo sản xuất của các bộ phận thuộc Công ty. Để đáp ứng được việc cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo các bộ phận và lãnh đạo Công ty giúp cho việc chỉ đạo sản xuất của các bộ phận thuộc Công ty tiến hành được thuận tiện thì việc xử lý thông tin phải nhanh chóng, luân chuyển chứng từ phải kịp thời. Do đó, Công ty nên tổ chức bộ máy kế toán riêng ở các đội trực thuộc khi đó ở Công ty sẽ hạch toán như sau: Khi tạm ứng cho các đội bằng vật tư, tiền để các đội thực hiện khối lượng xây lắp nhận khoán, kế toán Công ty sẽ ghi: Nợ TK 136 (1362): các khoản đã tạm ứng trước cho đội Có TK 111,112, 152, 153, 331, 214 Khi nhận khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ do các đội bàn giao, căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ ( Bảng kê khối lượng côgn việc hoàn thành, phiếu tính giá thành ): Nợ TK 154(1541): giá trị giao khoán nội bộ Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào tương ứng(nếu có) Có TK 136(1362): Tổng giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả Thanh toán bổ sung số thiếu cho đội Nợ TK 136(1362) Có TK 111,112, 336 Trường hợp số tạm ứng lớn hơn số phải trả, phần chênh lệch khi thu hồi ghi: Nợ TK 111, 112, 334, 1388 Có TK 136 Tại các đội thì kế toán đội sẽ hạch toán như sau: Khi nhận tạm ứng về tiền, vật tư, khấu hao tài sản cố định và các khoản được Công ty chi hộ, kế toán đội ghi: Nợ TK 152, 153, 627, 111,112 Có TK 336(3362): Các khoản được Công ty ứng trước Tại các đội chi phí xây lắp được tập hợp trên các TK 621, 622, 623, 627 và 154(1541), khi hoàn thành bàn giao kế toán đội ghi: + Nếu đội hạch toán kết quả riêng: BT1- phản ánh giá thành công trình nhận khoán bàn giao Nợ TK 632 Có TK 154 (1541) BT2- ghi nhận giá thanh toán nội bộ Nợ TK 336(3362): số phải thu của Công ty về khối lượng giao khoán nội bộ bàn giao Có TK 512 : Doanh thu tiêu thụ nội bộ Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp(nếu có) + Nếu đơn vị cấp dưới hạch toán kết quả riêng Nợ TK 336(3362): giá trị xây lắp nhận khoán bàn giao Có TK 154(1541): giá thành nhận khoán bàn giao Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết kết hợp và xử lý đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và thực hiện tốt việc tự cân đối hạch toán kinh tế. Để làm được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định của nhà quản lý. Và như chúng ta đã biết, ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, thông tin kinh tế gắn liền với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Yêu cầu đặt ra ở đây là đổi mới, hoàn thiện không ngừng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong quá trình nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội, luận văn tốt nghiệp với đề tài“hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội ” đã giải quyết một số nội dung sau: + Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. + Khái quát thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội theo hình thức Nhật ký chung + Căn cứ vào thực tế, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Tuy nhiên, do thời gian được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế chưa được nhiều, trình độ nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến, góp ý của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Đặng Thị Loan cũng như các cô chú, anh chị trong phòng tài vụ Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trên thị trường. Điều này đã làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp,bởi vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững chắc trên thị trường cần phải xác định được mục tiêu kinh doanh của mình đó là phải sản xuất kinh doanh những gì thị trường cần, đảm bảo cho sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường và đạt được lợi ích cao nhất. Muốn đạt được mục tiêu đã đề ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ kế toán để kiểm soát được chi phí sản xuất bởi chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có một vị trí quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí là tiền đề để hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm được thị trường chấp nhận sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sản phẩm là mục đích của quá trình sản xuất còn giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là chiếc gương phản chiếu toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó. Do đó, đòi hỏi chi phí sản xuất phải được hạch toán một cách khoa học, đảm bảo chi phí phải tính đúng, tính đủ làm cơ sở để tính giá thành được chính xác qua đó qua đó có thể đánh giá chính xác được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đưa ra dự toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Năng lực quản lý, trình độ kiến thức của từng người quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh là một điều hết sức cần thiết. Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu, chỉ có một phần nhỏ là chỉ định thầu hay giao thầu. Vì vậy, đối với bất kì một doanh nghiệp nào để trúng thầu xây dựng một công trình, doanh nghiệp đó phải đưa ra một đơn giá đấu thầu hợp lý, dựa trên cơ sở giá cả thị trường, khả năng tài chính của doanh nghiệp, định mức tiêu hao và đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành. Doanh nghiệp xây lắp với đặc điểm là: “ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp, nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân” nên việc hạ giá thành sản phẩm xây lắp cũng sẽ góp phần trong việc hạ giá thành các sản phẩm khác. Qua thời gian học tập,rèn luyện trong trường đại học dân lập Phương Đông và trong thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội, em đã chọn đề tài sau: “Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội” Nội dung kết cấu của luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, chuyên đề gồm ba phần chính sau đây: Phần 1: lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Phần 2: thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội Phần 3: một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội. Mục lục Đề tài: Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đầu tư xây lắp thương mại hà nội Lời nói đầu Phần I: lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1 1.Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và ảnh hưởng của nó đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1 2.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 2 2.1. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 2 2.1.1. Bản chất của chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 2 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 3 2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp 6 2.2.1 Bản chất của giá thành sản phẩm xây lắp 6 2.2.2 Các loại giá thành 7 2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 2.4 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 2.4.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 9 2.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp và kỳ tính giá thành 10 2.5 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 11 2.5.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11 2.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 11 2.6 Nhiệm vụ, vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 14 3. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp .15 3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 3.1.1 Tài khoản sử dụng 16 3.1.2 Phương pháp hạch toán 18 3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 18 3.2.1 Tài khoản sử dụng 18 3.2.2 Phương pháp hạch toán 19 3.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 19 3.3.1 Tài khoản sử dụng 19 3.3.2 Phương pháp hạch toán 21 3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 25 3.4.1 Tài khoản sử dụng 25 3.4.2 Phương pháp hạch toán 25 3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang 27 3.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 27 3.5.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang 27 4. Tổ chức tính giá thành sản phẩm 28 5. Đặc điểm kế toán theo phương thức khoán gọn trong xây dựng cơ bản 30 5.1 Kế toán tại đơn vị giao khoán 31 5.1.1 Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng 31 5.1.2 Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng 32 5.2 Kế toán tại đơn vị nhận khoán 32 6. Hệ thống sổ sách sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 33 6.1 Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ 34 6.2 Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung 35 6.3 Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ 36 6.4 Đối với doanh nghiệp áp dụng hính thức Nhật ký sổ cáI 37 7.Phân tích chi phí và biện pháp giảm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 38 7.1 Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất 38 7.1.1 Đánh giá chung tình hình biến động của toàn bộ sản phẩm 38 7.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục chi phí 39 8. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một số nước trên thế giới 41 Phần II: thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đầu tư xây lắp thương mại hà nội 43 1. Khái quát chung về Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội 43 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 43 1.1.1Lịch sử hình thành 43 1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty 43 1.1.3 Chức năng của Công ty 45 1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh tại Công ty 46 1.3 Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại Công ty 47 1.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất 48 1.5 Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty 49 1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 49 1.5.2 Hình thức kế toán đang áp dụng 51 2.Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 53 2.1 Một số vấn đề chung về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty 53 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty 53 2.1.2. Đặc điểm về giá thành sản phẩm của Công ty 55 2.1.3. Công tác quản lý chi phí sản xuất tại Công ty 55 2.1.4 Đặc điểm về giá thành sản phẩm của Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội 56 2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 56 2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 56 2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 63 2.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 72 2.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 73 2.2.5 tập hợp chi phí 79 2.2.6 Xác định giá trị sản phẩm dở dang ở Công ty 83 2.3 Công tác tính giá thành tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương Mại Hà Nội 85 Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội 88 1.Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 88 1.1Những ưu điểm cơ bản 88 1.2 Một số tồn tại 90 1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 90 1.2.2 Đối với kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ 91 1.2.3 Việc phân tích giá thành sản phẩm 91 1.2.4 Việc cơ giới hoá công tác kế toán 91 2.Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 91 3.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 93 3.1 Về việc luân chuyển chứng từ 93 3.2. Đối với kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ 93 3.3 Về hạch toán chi phí nhân công 95 3.4 Về hạch toán chi phí sản xuất chung.............................................97 3.5 Kỳ tính giá........................................................................................ 99 3.6 Về tổ chức phân công lao động tại phòng kế toán.........................99 3.7 Tổ chức bộ máy kế toán 100 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Lý thuyết và thực hành Kế toán – Tài chính VAT. Tiến sĩ Nguyễn Văn Công Nhà xuất bản TàI chính năm 2000 Chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp – Bộ tài chính – 1998 Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. PGS. PTS Phạm Thị Gái Nhà xuất bản Giáo dục –1997 Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp . PTS Võ Văn Nhị – Thạc sỹ Phạm Văn Liêm – TS Lý Kim Huệ Nhà xuất bản Thống kê - 1999 Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp . Nguyễn Văn Nhiệm Nhà xuất bản Thống kê - 1999 Tổng Công ty xây dựng Hà Hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty ĐT- XL thương mại Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nhận xét của đơn vị thực tập Họ và tên người Nhận xét:………………………………….. Chức vụ: ……………………………………………………. Nhận xét luận văn thực tập của sinh viên: Nguyễn Thị Bằng Mã số sinh viên: 643007 Lớp 643A khoa Tài chính kế toán ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Người nhận xét Trường ĐH DL Phương Đông cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Khoa Tài chính kế toán Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bản nhận xét luận văn tốt nghiệp của giáo viên hướng dẫn Đề tài: “ Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội” Giáo viên hướng dẫn: PGS – TS Đặng Thị Loan Sinh viên : Nguyễn Thị Bằng Ngành : Kế toán kiểm toán Lớp : 643A MSSV : 643007 Cơ quan thực tập : Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội ý kiến nhận xét của giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Điểm luận văn tốt nghiệp: Trường ĐH DL Phương Đông cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Khoa Tài chính kế toán Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bản nhận xét luận văn tốt nghiệp của giáo viên phản biện Đề tài: “ Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội” Giáo viên Phản biện : Sinh viên : Nguyễn Thị Bằng Ngành : Kế toán kiểm toán Lớp : 643A MSSV : 643007 Cơ quan thực tập : Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội ý kiến nhận xét của giáo viên phản biện ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm luận văn tốt nghiệp:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36809.doc
Tài liệu liên quan