Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội

Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các bác, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác đã giúp em nắm bắt củng cố và hoàn thiện hơn những kiến thức lý luận đã được học ở nhà trường, đồng thời còn giúp em nắm bắt, thâm nhập và đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tại Xí nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Em tin rằng những gì được học tập và nghiên cứu trong thời gian vừa qua sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sắp tới.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, thể hiện ở việc chủ động lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trình Công ty, ngoài ra tìm những mặt hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị trong ngành than. Từ khi thành lập đến nay, Xí nghiệp thường xuyên tổ chức đào tạo tại chỗ, gửi đào tạo để cán bộ có đủ năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đạt tiêu chuẩn quốc gia của công ty, Tổng công ty đặt ra. Bên cạnh hoạt động giáo dục, đào tạo bồi dưỡng tay nghề của cán bộ công nhân viên chức, Xí nghiệp cũng rất quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người lao động và ngày càng được cải thiện không ngừng, quy chế trả lương của Xí nghiệp đối với cán bộ công nhân viên chức công bằng, thoả đáng tạo sự phấn khởi cho người lao động. Các chỉ tiêu kinh tế từng bước đã được nâng lên, tạo nên những thành tựu đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính qua các năm : TT Chỉ tiêu năm 2000 2001 2002 1 Doanh thu 20.143.234.840 21.923.837.250 30.310.813.300 2 Thuế 272.536.054 331.142.770 547.807.258 3 Tổng quỹ lương 1.369.000.000 1.620.148.883 2.759.041.315 4 Tiền lương bình quân 1.200.000 1.450.000 2.071.000 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc, Giám đốc là người điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp theo đúng chế độ, luật định nhà nước ban hành và theo sự định hướng của Công ty Hoá chất mỏ. Giúp việc cho Giám đốc là một phó giám đốc và một kế toán trưởng. Trong đó phó giám đốc phụ trách kỹ thuật kiêm hành chính, còn kế toán trưởng tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, vốn và tổ chức hạch toán của Xí nghiệp. Xí nghiệp có 4 phòng chức năng chủ yếu : + Phòng kỹ thuật - kế hoạch và chỉ huy sản xuất. Biên chế 3 người 1 trưởng 2 phó. Không có nhân viên. Nhiệm vụ của phòng là : - Chịu trách nhiệm tham mưu trình giám đốc sản lượng, doanh thu, chi phí sản xuất hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị. - Xây dựng phương án SX, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp. - Thường trực tổ chức cùng phòng kế toán - tài chính thống kê kiểm tra, điều chỉnh xác nhận tỷ lệ hoàn thành sản lượng kế hoạch, doanh thu, lỗ lãi hàng tháng, quý, năm làm cơ sở quyết toán quỹ lương. + Phòng tổ chức hành chính Biên chế 5 người, 1trưởng 2 phó và 3 cán bộ nhiệm vụ của phòng : - Phối hợp với phòng kỹ thuật kế hoạch xây dựng và ban hành định mức, đơn giá tiền lương cho các đơn vị trong Xí nghiệp. - Tổ chức hướng dẫn và giám sát việc thi hành quy chế trả lương, trả thưởng và thu nhập theo các chế độ hiện hành, giao khoán quỹ lương cho các đơn vị. - Giám đốc điều hoà, sắp xếp lao động, yêu cầu sản xuất. Ngoài ra phòng còn có một bộ máy riêng : - 1 cán bộ y tế kiêm tạp vụ : có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. - 2 lái phụ xe : có nhiệm vụ đưa đón cán bộ đi công tác. + Phòng kinh doanh - dịch vụ. Biên chế 5 người : 1 trưởng, 1 phó và 3 cán bộ tiếp thị. Phòng được giao nhiệm vụ thực hiện bán sản phẩm cho các đơn vị theo các hợp đồng ký kết dài hạn hàng năm và các hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá phát sinh. + Phòng kế toán - tài chính - thống kê Biên chế phòng 5 người : 1 trưởng, 1 phó, 3 cán bộ. - Cùng phòng tổ chức hành chính, kỹ thuật kế hoạch và chỉ huy sản xuất mở sổ sách theo dõi hạch toán chính sách kịp thời, đầy đủ các chỉ tiêu sản lượng, kết quả sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị làm cơ sở quyết toán quỹ lương. - Ghi sổ lương theo mẫu thống nhất của Công ty. - Chi lương cho công nhân viên theo luật định. Ngoài ra Xí nghiệp còn có một tổ KCS gấp đóng gói 36 người và 1 thủ quỹ kho với nhiệm vụ giữ kho, kiểm nhận bảo quản hàng xuất, tồn vật tư thành phẩm hàng hoá. Xí nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất chính sau: + Phân xưởng dây điện + Phân xưởng may + Phân xưởng bao bì thuốc nổ công nghiệp Sơ đồ bộ máy quản lý Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch kỹ thuật và CHSX Phòng kế toán TC - TK Giám đốc Phó giám đốc PX bao bì PX SX dây điện PX may 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp. Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là một Xí nghiệp thành viên và chịu sự giám sát quản lý của Công ty hóa chất Mỏ. Cho nên tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu ngành nghề kinh doanh ban đầu đều do Công ty chi phối. Từ đó tác động trực tiếp đến bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất dây mìn điện, quần áo bảo hiểm lao động, ống gió lò và bao bì thuốc nổ... Các sản phẩm trên sản xuất ra chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội bộ. Để thực hiện được nhiệm vụ sản xuất đó Xí nghiệp tổ chức tính giá thành theo từng phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng may: Đây là phân xưởng có số công nhân đông nhất, 28 người, một phó phụ trách, các bậc thợ trong phân xưởng có gần như các loại bậc, nhưng thợ bậc cao chiếm tỷ trọng lớn, còn lại bậc 2 trở lên, phổ biến là bậc 3. - Phân xưởng dây điện: Có số công nhân là 14 người, có 1 Quản đốc và 1 Phó quản đốc. Trình độ tay nghề của công nhân tương đối đồng đều cho nên phân xưởng luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Đây là một trong những phân xưởng đòi hỏi về kỹ thuật cao, độ chính xác của sản phẩm hơn. - Phân xưởng bao bì thuốc nổ: Có số công nhân là 12 người, trong đó một Quản đốc, một Phó quản đốc và đồng thời là phân xưởng có tuổi đời non trẻ nhất. Với sự chỉ đạo quản lý sáng tạo của ban Giám đốc, mà đặc biệt là Quản đốc phân xưởng, sản xuất sản phẩm luôn đạt yêu cầu chất lượng với đầy đủ chủng loại, mẫu mã đẹp đã tạo uy tín của mọi đối tượng sử dụng. Nhiệm vụ cụ thể của từng phân xưởng. - Phân xưởng sản xuất dây mìn điện. Có nhiệm vụ sản xuất ra dây mìn điện, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã qui định. Thể hiện đồng được kéo ặ 3 ly - ặ 0,45 ly, đồng phải được bọc đúng tâm và cho đến khi kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm. Yêu cầu sản xuất: Phân xưởng này lập ra các bộ phận: bộ phận kéo, bộ phận bọc,( nhựa hạt PVC) bộ phận cuốn dây thành phẩm... Do tính chất đặc điểm của sản phẩm ở phân xưởng này là độ chính xác về các thông số kỹ thuật rất lớn, cho nên từ đầu đến cuôí đều được kiểm tra giám sát của Quản đốc, bộ phận KCS cán bộ Xí nghiệp và thêm vào đó nữa là khi cuộn dây thành phẩm thì phòng kỹ thuật - kế hoạch và cán bộ sản xuất kiểm tra xong mới cho nhập kho thành phẩm. Do đó sản phẩm dây mìn điện luôn luôn đạt yêu cầu. Sơ đồ mô tả quy trình công nghệ sản xuất dây mìn điện. KCS Kho Xí nghiệp Máy bọc PVC Máy kéo từ F 3 ly đến 0,45 ly NLC (đồng M1), nhựa hạt PVC xuất Nhập kho thành phẩm Máy cuộn thành phẩm (500m/c) PKT - KH & CHSX - KT + Về trang bị kỹ thuật: máy móc đơn giản, gọn nhỏ, tiếng ồn ít, sản phẩm dây mìn điện được sản xuất liên tục từ đầu đến cuối và có phân thành các công đoạn (bộ phận) đã nêu trên. Sản phẩm hoàn thành từ kho đến kho. + Nguyên vật liệu đưa vào sản xuất: Do phân xưởng sản xuất ra một loại sản phẩm là dây mìn điện cho nên chỉ có những nguyên vật liệu có liên quan đến sản xuất ra sản phẩm. Vật liệu chính là đồng M1, nhựa hạt PVC. Vật liệu phụ là : bạc, xà phòng bôi trơn... sau khi đồng được kéo từ ặ 3-0,45 ly thì chuyển sang công đoạn bọc nhựa, cuốn dây thành phẩm và nhập kho. - Phân xưởng may: Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất các loại quần áo bảo hộ lao động đồng phục và ống gió có nhiều kích cỡ khác nhau. Do đặc điểm của 2 loại sản phẩm trên khác nhau nên phân xưởng may được phân thành 2 bộ phận: * Bộ phận may bảo hộ lao động (còn gọi là phân xưởng may BHLĐ) * Bộ phận máy ống gió lò (còn gọi là phân xưởng may ống gió lò) Tương ứng với từng bộ phận thì có từng công nhân và nguyên vật liệu khác nhau. So với sản phẩm là dây mìn điện thì có sản phẩm ở phân xưởng này đòi hỏi trình độ thấp hơn. Vì vậy sản phẩm sản xuất ra qua các công đoạn thì 1 công nhân tự kiểm tra trên cơ sở kết hợp với phó phụ trách và tổ KCS của Xí nghiệp tiến hành kiểm tra đạt tiêu chuẩn cho nhập kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở phân xưởng may. Kho Xí nghiệp KCS Kho Ghép mẫu Cắt Giáp mẫu NVL vải PX may xuất may may may + Về trang bị kỹ thuật: Chủ yếu là các máy may công nghiệp và các dụng cụ cắt cần thiết. Máy móc đơn giản gọn nhẹ phù hợp với thực tiễn. + Về nguyên liệu chính sản xuất: * Với sản phẩm quần áo BHLĐ thì những nguyên vật liệu chính là : Vải ka ki 21 x 24. Vật phụ liệu là : vải, cúc, chỉ, các bao bì đóng gói, mác nhãn, khuôn in, mực in... * Với ống gió lò thì nguyên vật liệu chính là: vải mộc ni lon tráng 2 lớp của Nam triều tiên k 1,5 và vật liệu phụ là thép ặ 8, que hàn, chỉ ni lon, mực in phụ gia dung môi. - Phân xưởng bao bì: Với chức năng làm ra các loại bao bì thuốc nổ công nghiệp với nhiều kích thước khác nhau (40kg, 25 kg, 14kg, 3 kg). Phân xưởng này xuất 2 sản phẩm là bao PP và túi PE. Với bao PP: thì nguyên liệu chính là các cuộn PP và tương tự là cuộn PE. Bao PP là lớp vỏ ngoài còn túi PE là ở trong có nhiệm vụ chống ẩm ướt. Với tay nghề thành thạo và máy móc giản đơn, nên sản phẩm này được sản xuất sau ít công đoạn ( đặc điểm các sản phẩm ) Quy trình công nghệ sản xuất bao bì thuốc nổ ở phân xưởng bao bì. In đỏ In xanh May Dán đáy KCS Kho Cắt Kho Xí nghiệp NVL chính PP và PE PP P PE 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp. Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là Xí nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung tại một điểm. Tổ chức công tác kế toán tập trung. Phòng kế toán có tổ chức năng thu nhập và xử lý cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, Giám đốc bằng đồng tiền sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Xí nghiệp, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Từ tình hình thực tế của Xí nghiệp, từ yêu cầu thực tế quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ biên chế nhiệm vụ của phòng tổ chức kế toán gồm 5 người và được tổ chức như sau: - Một kế toán trưởng ( trưởng phòng ) chịu trách nhiệm phụ trách chung toàn bộ hoạt động của phòng kiêm nhiệm một số việc cụ thể. + Kế toán vốn và nguồn. + Kế toán tài sản cố định và khấu hao TSCĐ. + Theo dõi các giá nhập xuất vật tư, thành phẩm. hàng hóa. - Một kế toán tổng hợp: đồng thời là Phó phòng có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành, theo dõi công nợ các khoản phải thu - phải trả xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tài chính đảm nhận quỹ khen thưởng và phúc lợi ( TK 431 ). - Một kế toán vật tư, có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn vật tư, thành phẩm hàng hóa trong kỳ. - Một kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. - Một kế toán công nợ: theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng, các khoản phải thu, phải trả nội bộ. Mỗi bộ phận, mỗi phần kế toán tuy có chức năng nhiệm vụ riêng. Song giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình. Sơ đồ bộ máy kế toán Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. Kế Toán Vật tư Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế Toán Công nợ Kế toán trưởng Hình thức sổ kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Hệ thống số kế toán gồm : Các nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, các bảng kê, bảng phân bổ số 1,2,3 và các sổ chi tiết liên quan. Trình tự ghi sổ và hạch toán biểu hiện ở sơ đồ sau : Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ chi tiết Sổ quỹ Bảng kê (5) Nhật ký chứng từ (5) Sổ cái Bảng chi tiết phát sinh Báo cáo tài chính (1) (1) (1) (1) (1) (1) (3) (2) (8) (4) (8) (8) (8) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu (1) Hàng tháng căn cứ chứng từ gốc hợp lệ ghi vào các nhật ký chứng từ liên quan. Những chứng từ nào không ghi thẳng vào nhật ký chứng từ thì ghi qua bảng kê. Những chứng từ nào liên quan đến tiền mặt thì thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, sau chuyển cho kế toán ghi vào nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan. Riêng những chứng từ phản ánh các khoản chi phí cần phải phân bổ qua bảng phân bổ. (2) Những chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết liên quan. (3) Cuối tháng lấy các số liệu từ bảng phân bổ ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan, lấy số liệu từ các bảng kê ghi vào nhật ký chứng từ liên quan và ngược lại. (4) Cuối tháng dựa vào các số chi tiết lập các bảng chi tiết số phát sinh. (5) Đối chiếu số liệu trên các bảng kê : nhật ký chứng từ và giữa các bảng kê và nhật ký chứng từ với nhau. (6) Lấy số liệu trên các nhật ký chứng từ ghi số cái cho các tài khoản. (7) Đối chiếu giữa sổ cái và các bảng chi tiết số phát sinh. (8) Sau khi đối chiếu kiểm tra thì thấy số liệu trên các bảng kê, nhật ký chứng từ, số cái và các bảng chi tiết số phát sinh để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán là 1 năm, kỳ kế toán là 1 tháng. Bắt đầu từ 01/ 01/ 1999 có luật thuế mới ra đời, với nhiều phương pháp tính thuế với giá trị gia tăng (VAT ) theo nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng với tư cách là một Xí nghiệp hạch toán đầy đủ và áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hệ thống tài khoản kế toán, ... được áp dụng theo chế độ hiện hành. 2.2. Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. 2.2.1. Đặc điểm chi phí. Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Công ty hoá chất mỏ. Việc sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở các hợp đồng kinh tế ký kết dài hạn hàng năm và các hợp đồng kinh tế phát sinh mà Công ty hoá chất mỏ giao cho. Vì vậy, chi phí phát sinh có khác với các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế là khi có lệnh sản xuất của phòng kỹ thuật - kế hoạch và chỉ huy sản xuất đưa xuống cho các phân xưởng, mà mỗi một phân xưởng lại sản xuất các sản phẩm có tính chất thông dụng khác nhau thì tương ứng được tính vật tư từ kho của Xí nghiệp cũng khác nhau. Kể từ lúc này trở đi mọi chi phí bắt đầu phát sinh và được bộ phận kế toán tập hợp chi phí tính toán đầy đủ kịp thời theo các định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm và định mức lao động mà Xí nghiệp đã xây dựng được một cách hoàn thiện, đã đi vào ổn định từ lâu. Chẳng hạn : - Với phân xưởng dây điện. Thì định mức tiêu hao cho 100m dây là 1,4261 kg đồng M1 và 1,6003kg nhựa hạt PVC. Với định mức lao động là 2.460m/công, đơn giá chung áp dụng là 5,4đ/m. - Với phân xưởng may Bộ quần áo bảo hộ lao động thông thường : Cỡ số quần áo Số đo áo (cách mạng) đại bộ Số đo quần áo có tính giảm cạp cụm Định mức NVL chính (m vải) Đai Tay Vai Vòng ngực Vòng đai Đai Vòng bụng Gầm đũng Nửa ống Khổ 0,75 Khổ 0,80 Khổ 0,90 Khổ 1,2 Khổ 1,4 3 68 56 44 1,8 94 97 75 34 21 4,50 4,20 3,80 3,10 2,34 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 Định mức lao động 3,3 bộ/công với đơn giá 3.734đ/bộ - Phân xưởng bao bì Định mức tiêu hao vật tư : TT ĐV tính Bao PP loại Túi PE loại 25kg 40kg 14kg 3kg 25kg 14kg 3kg 1 NVL chính kg 0,095 0,1045 0,0695 0,035 0,0415 0,0225 0,0225 2 NVL phụ - Chỉ - Mực in m kg 3,5 0,002 3,5 13 0,001 8 Định mức lao động Loại PP : 100 cái/ ngày/ công Loại PE : 100 cái/ ngày/ công Có thể nói rằng chi phí phát sinh ở mọi phân xưởng kể từ khi có lệnh sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, cứ thế liên tục trong kỳ... tổng chi phí trong giá thành chủ yếu là do chi phí nguyên liệu chính còn chi phí nguyên vật liệu phụ thấp, khấu hao ổn định. 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu, trình độ quản lý của Xí nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp được xác định là từng phân xưởng và được chi tiết cho từng loại sản phẩm. Với phân xưởng may, do được phân thành 2 bộ phận: bộ phận may BHLĐ và bộ phận may ống gió lò nên đối tượng tập hợp chi phí là theo từng bộ phận. Tại Xí nghiệp, 2 bộ phận này được xem như 2 phân xương độc lập: Phân xương may BHLĐ và phân xưởng may ống gió lò. 2.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xí nghiệp thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống tài khoản được sử dụng gồm: + TK 621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ. Do Xí nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm nên TK 621 lại được mở chi tiết theo chi phí của từng loại như sau : - TK 621.1 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng dây điện. Dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp như : Đồng M1 và hạt nhựa PVC. - TK 621.2 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" cho phân xưởng may. Nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng này là vải 21 x 24. - TK 621.3 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" cho phân xưởng may. Phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như : chi phí ván nhựa 2 lớp PVC. - TK 621.4 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" cho phân xưởng may bao bì, nguyên vật liệu chính của phân xưởng này là bao túi PP và cuộn nilon PE. + TK 622 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" dùng để tập hợp chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp... và các khoản trích tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tương tự như trên thì tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởng. TK 622.1 : nhân công trực tiếp của phân xưởng dây điện TK 622.2 : nhân công trực tiếp của phân xưởng may bảo hộ lao động. TK 622.3 : nhân công trực tiếp của phân xưởng gió lò. TK 622.4 : nhân công trực tiếp của phân xưởng bao bì + TK 627 chi phí sản xuất chung. TK này được dùng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm : chi phí nguyên vật liệu phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Tài khoản này cũng được Xí nghiệp mở chi tiết cho các đối tượng sử dụng cụ thể. TK 627(1) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng may ống gió lò TK 627(2) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng may BHLĐ TK 627 (3) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng TK 627 (4) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng bao bì thuốc nổ Và mỗi phân xưởng cũng được mở theo yếu tố chi phí cho nên lại được mở chi tiết : bao gồm yếu tố chi phí : - Phân xưởng dây mìn điện. TK 627(1)1 : Nguyên liệu chính TK 627(1)2 : Nguyên vật liệu phụ TK 627(1)3 : Động lực TK 627(1)4 : Tiền lương TK 627(1)5 : BHXH - BHYT - KPCĐ TK 627(1)6 : Khấu hao TSCĐ TK 627(1)7 : Chi phí mua ngoài TK 627(1)8 : Chi phí khác bằng tiền - Phân xưởng may quần áo bảo hộ, Phân xưởng may ông gió lò, Phân xưởng bao bì, cũng được mở chi tiết như vậy. Để tập hợp toàn bộ chi phí trong kỳ kế toán sử dụng TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và được mở cho từng đối tượng như sau : - TK 154.1 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng dây điện - TK 154.2 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX may BHLĐ. - TK 154.3 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX may ống gió lò. - TK 154.4 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX bao bì thuốc nổ. 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư cần dùng với số lượng chủng loại là bao nhiêu sau đó trình phiếu xuất lên Giám đốc duyệt thủ kho căn cứ vào điều đó xuất vật tư ra. Khi xuất nguyên liệu dùng vào sản xuất sản phẩm, Xí nghiệp tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ = Giá thực tế đơn vị của nguyên vật liệu nhập kho theo từng lần x Số lượng nguyên vật liệu xuất dụng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho Dựa vào lệnh sản xuất do phòng kế hoạch, kỹ thuật và chỉ huy sản xuất giao xuống từng phân xưởng. Thống kê xưởng căn cứ vào lệnh sản xuất , định mức vật tư tính toán xác định nhu cầu về nguyên liệu. Kế toán vật tư kiểm tra laị, đối chiếu giữa lệnh sản xuất với bản nhu cầu vật tư, giữa định mức vật tư của Xí nghiệp với việc tính toán của thống kê xưởng. Nếu đúng kế toán viết phiếu xuất kho. Cuối kỳ bộ phận kế toán vật tư tính toán số liệu thực sử dụng cho sản xuất sau khi trừ đi phần sử dụng không hết chuyển lại cho bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trình tự kế toán tập hợp CPNVLTT như sau: Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp CPNVLTT cho từng phân xưởng và được phản ánh vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Biểu số 1). Cuối tháng kế toán sử dụng các số liệu trên bảng phân bổ này để ghi vào bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (Biểu số 06 ), đồng thời tiến hành chuyển số liệu từ bảng kê số4 sang NKCT số 7 (Biểu số 07 ) và căn cứ vào NKCT số 7 để ghi sổ cái TK 621 (Biểu số 08 ). 2.2.3.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp khác, trích BHXH, BHYT, KPCĐ. ở Xí nghiệp, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sử dụng TK : TK 622 chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Mở chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí khác như sau: + TK 622.1 chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng dây điện. + TK 622.2 chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng may BHLĐ. + TK 622.3 chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng may ống gió lò. + TK 622.4 phải trả công nhân viên. + TK 388 phải trả, phải nộp khác. Do đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, đặc điểm của sản phẩm quy trình công nghệ nên Xí nghiệp áp dụng 2 hình thức trả lương sau: + Hình thức tiền lương theo thời gian + Hình thức tiền lương theo sản phẩm. - Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho các cán bộ công nhân viên làm việc trong các phòng chức năng quản lý của Xí nghiệp, hình thức này căn cứ vào hệ số lương, cấp bậc, lương tối thiểu và số công làm việc trong tháng được tính theo công thức sau: Lương thời gian = Hệ số lương cấp bậc công việc x 22 Lương tối thiểu thực hiện bộ phận x Số công làm việc trong tháng - Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho 4 phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp và chỉ áp dụng cho các công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn quy định. Căn cứ vào số sản phẩm giao nộp của từng cá nhân với đơn giá giao hàng. áp dụng công thức: Lương sản phẩm của cá nhân = Sản phẩm giao nộp của từng cá nhân x Đơn giá giao Trong đó : Đơn giá lương sản phẩm dây điện = 250.000 x 1,92 22 công x định mức SP đ/m Đơn giá lương sản phẩm may BHLĐ = 250.000 x 1,78 22 công x định mức SP đ/bộ Đơn giá lương sản phẩm ống gió lò = 250.000 x 1,78 22 công x định mức sản phẩm đ/m Đơn giá lương sản phẩm bao bì = 250.000 x 1,78 22 công x định mức SP đ/bao VD: Trong tháng 01/2003 một công nhân sản xuất ở phân xưởng dây điện làm việc đủ 22 ngày làm theo đúng định mức qui định là 2460m/công với đơn giá là 5,4đ/m. Thì số tiền lương cơ bản của một công sẽ nhận được trong tháng = 2460 x 22 x 5,4 = 292.248đ. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu báo số lượng sản phẩm nhập kho, định mức lao động, đơn giá giao của các PX, bộ phận lao động tiền lương của Xí nghiệp tiến hành tính toán tiền lương thực chi của mỗi PX. - Cách tính các khoản trích theo lương BHXH, BHYT,KPCĐ tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội, theo đúng quy định của Nhà nước tính 25% tỷ lệ trong đó: + 2% BHYT trích tiền lương cơ bản + 2% KPCĐ trích tiền lương thực tế. + 15% BHXH trích tiền lương cơ bản. Cộng tổng là 19% tính giá thành sản phẩm trong kỳ còn lại 6% thì 5% trích BHXH và 1% trích BHYT khấu trừ lương công nhân trong tháng. Trình tự kế toán CPNCTT như sau: Khi tính toán được tiền lương của từng công nhân, bộ phận lao động tiền lương của Xí nghiệp sẽ thống kê, lập báo cáo tiền lương và gửi lên phòng kế toán- tài chính- thống kê. Sau đó bộ phận kế toán tiền lương sẽ tính thêm các khoản mà công nhân được hưởng và trừ đi các khoản bị khấu trừ vào lương rồi lập bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng và toàn Xí nghiệp. Trích bảng thanh toán tiền lương của phân xưởng Bao bì (Biểu số 03). Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán sẽ tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 04) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tiến hành tập hợp CPNCTT vào bảng kê số 4 ( Biểu số 06 ), sau đó chuyển số liệu từ bảng kê số 4 sang NKCT số 7 ( Biểu số 07 ) và lập sổ cái TK 622 (Biểu số 09 ) 2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất, trong phạm vi các phân xưởng bộ phận, tổ đội sản xuất khi phát sinh chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội như: chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở các phân xưởng. Chi phí sản xuất chung đều được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng một, chỉ có khấu hao nhà xưởng, nhà kho vật tư, ô tô là phân bổ cho từng phân xưởng chịu, các chi phí này được phản ánh ở TK 627, mở chi tiết từng PX. TK 627(1) chi phí sản xuất chung ở phân xưởng dây điện. TK 627(2) chi phí sản xuất chung ở phân xưởng may BHLĐ TK 627(3) chi phí sản xuất chung ở phân xưởng gió lò. TK 627(4) chi phí sản xuất chung ở phân xưởng bao bì. * Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí vật liệu phụ: là những vật liệu phục vụ cho SXC tại các PX. + Chi phí công cụ - dụng cụ: có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn nên được phân bổ 100% vào giá thành của sản phẩm chịu chi phí trong kỳ. + Chi phí tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng nhỏ nên kế toán tập hợp chung vào CPNCTT. + Chi phí khấu hao TSCĐ: phương pháp tính khấu hao Xí nghiệp đang áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng. Xí nghiệp phải đăng ký 3 năm một về khấu hao từng loại TSCĐ với Cục quản lý và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp, trong hoạt động nếu có tăng giảm TSCĐ thì Xí nghiệp phải lập bản đăng ký bổ sung mức trích và không khấu hao TSCĐ đó. Chỉ trích khấu hao TSCĐ Xí nghiệp căn cứ vào nguyên giá của TSCĐ ( sau khi đã trừ đi phần khấu hao nếu có ). và thời gian sử dụng của TSCĐ đó, những TSCĐ hết thì không trích khấu hao cho thời gian sau nếu còn sử dụng được. Những TSCĐ dùng chung cho các phân xưởng thì bộ phận kế toán TSCĐ đã tiến hành phân bổ đều cho 4 phân xưởng. Mức trích khấu hao TSCĐ 01/2003 - Nhà xưởng sản xuất 3.380.478 - Nhà kho vật tư 822.854 Tổng 4.203.332 Phân bổ đều khấu hao cho mỗi xưởng trong tháng 01/2003 4.203.332 = 1.050.833 4 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Biểu số 05 Tháng 1/2003 ( Ghi có TK 214, ghi nợ các TK sau ) TT Tên TSCĐ TK 627.1 TK 627.2 TK 627.3 TK 627.4 TK 641 Cộng 1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.050.833 1.050.833 1.050.833 1.050.833 5.456.613 9.659.945 2 Phương tiện vận tải 12.919.779 12.919.779 3 Máy móc thiế bị 4.973.780 902.257 3.594.726 580.982 10.051.745 4 Dụng cụ quản lý 211.485 211.485 Cộng: 6.024.613 1.953.090 4.645.559 1.631.815 18.587.877 32.842.954 + Chi phí mua ngoài : đây là khoản mà Công ty chi ra để mua điện, nước, trả tiền thuê vận chuyển phục vụ cho sản xuất chung. + Chi phí khác bằng tiền: là những khoản chi phí khác như chi thanh toán văn phòng phẩm. Trình tự kế toán CPSXC như sau: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các nhật kí chứng từ liên quan kế toán tiến hành tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng trên bảng kê số 4 (Biểu số 06). Sau đó, chuyển số liệu từ bảng kê số 4 sang NKCT số 7 ( Biểu số 07 ) và ghi vào sổ cái TK627 (biểu số 10). 2.2.3.4. Kế toán tổng hợp các chi phí sản xuất. Xí nghiệp tự hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm trong kỳ được tập hợp vào TK 154 mở chi tiết cho : TK 154.1 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho PX dây điện TK 154.2 : chi phí sản xuất dở dang cho phân xưởng may BHLĐ TK 154.3 : chi phí sản xuất dở dang cho phân xưởng gió lò TK 154.4 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho phân xưởng bao bì Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất như sau: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các nhật kí chứng từ liên quan kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng bằng bảng kê số 4. Căn cứ vào bảng kê này kế toán tập hợp, kết chuyển chi phí sang NKCT số 7 (Biểu số 07 ) và lập sổ cái TK 154 (Biểu số 11 ) 2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản xuất một cách chính xác, cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang một cách cụ thể, đúng với thực trạng của nó. áp dụng vào Xí nghiệp cung ứng vật tư Hà nội có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, dẫn đến tính chất của sản phẩm qua ít giai đoạn chế biến. Đặc biệt là giá trị nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trong giá thành của sản phẩm lớn (từ 80 á 85%). Căn cứ vào đặc điểm, tính chất đó mà Xí nghiệp áp dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mỗi phân xưởng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thì có số lượng sản phẩm làm dở dang ở các công đoạn khác nhau. Với cách xác định giá trị sản phẩm dở dang trên đây ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà nội, có trị giá sản phẩm dở dang của mặt hàng dây điện bao gồm đồng và nhựa phân xưởng thực lĩnh để SX còn nằm ở dạng: + Lượng đồng đang trong quá trình gán kéo thành dây lõi đồng. + Lượng đồng, nhựa còn đang nằm trong công đoạn bao gói, dán mác. - Mặt hàng quần áo BHLĐ có giá trị sản phẩm dở dang : + Lượng vải đang áp mẫu nhưng chưa cắt + Lượng quần áo đã may xong đang thừa khuy cúc + Lượng quần áo đã may xong đang được kiểm nghiệm, bao gói Để xác định được lượng sản phẩm dở dang, vào cuối tháng, sau khi đã chọn lọc, kiểm nghiệm đưa vào nhập kho những sản phẩm có đủ tiêu chuẩn của một thành phẩm, còn lại tiến hành kiểm kê sản phẩm còn nằm trên dây chuyền sản xuất (sản phẩm dở dang). Do Xí nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nên khi đó căn cứ vào giá của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng, nhân với lượng nguyên vật liệu có trong mỗi loại sản phẩm dở dang, ta được giá trị sản phẩm dở dang của từng loại. Công thức tính như sau : Trị giá sản phẩm dở cuối kỳ theo nguyên vật liệu chính = Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + + Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp trong kỳ Số lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ x Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ Các phân xưởng được đánh giá như sau : - Phân xưởng sản xuất dây điện Trong tháng 1/2003 xưởng này sản xuất ra được 4.250 cuộn dây điện, mỗi cuộn 500m và còn 46.630m dây còn dở dang ở khâu kéo. Với chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng 1/2003 đang được tập hợp trên bảng phân bổ số 1 là 217.274.630. Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên vật liệu chính là = 217.274.630 2.125.000+46.630 x 46.630 = 4.663.000 đồng - Phân xưởng may BHLĐ Trong tháng 1/2003 tổng giá trị MC xuất dùng để sản xuất ra quần áo bảo hộ lao động là 86.625.052 trên bảng phân bổ số1, số xuất sản phẩm trong tháng đã hoàn thành được 2.010 bộ và còn lại 152 bộ làm dở. Kế toán tính giá trị sản phẩm làm dở là : Trị giá sản phẩm làm dở cuối tháng của sản phẩm may BHLĐ = 86.625.052 2.010 + 152 x 152 = 86.625.052 2.162 x 152 = 6.090.184 đồng - Phân xưởng gió lò : Trong tháng 1/2003 thì trị giá vải PPC một lớp xuất sử dụng là 159.088.290 và đã hoàn thành được 5.782m, còn lại 285m làm dở. Kế toán xác định tính giá sản phẩm dở như sau: Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên vật liệu chính là = 159.088.290 5.782 + 285 x 285 = 7.473.270 đồng - Phân xưởng bao bì : Trong tháng 1/2003 theo bảng phân bố số1 thì xưởng đã nhận giá trị nguyên vật liệu chính vào sản xuất là 65.264.900 đồng và đã hoàn thành được 64.350 cái, còn lại 1.700 cái làm dở. Kế toán xác định tính giá trị sản phẩm dở như sau: Trị giá sản phẩm làm cuối kỳ = 65.264.900 64.350 + 1.700 = 1.679.600 đồng Sau khi tính toán được giá trị sản phẩm dở dang ở tất cả các phân xưởng, kế toán tổng hợp và lập biên bản kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang. Biểu số 13 Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tháng 1/2003 TT Tên sản phẩm dở dang của từng phân xưởng Đơn vị tính Số lượng Thành tiền (đồng) I Phân xưởng dây điện m 46.630 4.663.000 II Phân xưởng may BHLĐ bộ 152 6.090.184 III Phân xưởng gió lò m 285 7.473.270 IV Phân xưởng bao bì cái 1.700 1.679.600 2.3. Công tác tính giá thành tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà nội. 2.3.1. Đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội nói riêng. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý thì việc tính giá thành phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố chi phí và kịp thời có như vậy Xí nghiệp mới đưa ra được những quyết định đúng đắn và những biện pháp xử lý sao cho tránh được những rủi ro thất bại có thể xảy ra. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà Xí nghiệp nhất thiết quan tâm đề ra cho hoạt động sản xuất sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm hoàn chỉnh độc lập. Kế toán của Xí nghiệp đã xác định đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm một như sản phẩm dây điện, quần áo BHLĐ, ống gió lò và bao PP + PE. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành tại Xí nghiệp. Xí nghiệp là áp dụng phương pháp giản đơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp cho một số loại sản phẩm mà hiện nay Xí nghiệp đang sản xuất như : sản phẩm dây điện, may BHLĐ, còn đối với sản phẩm ống gió lò và bao bì Xí nghiệp nên sử dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Để xác định được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, bộ phận kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực hiện những công việc sau : - Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất ra sản phẩm ở từng xưởng. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang ở các phân xưởng. - Dựa vào giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng 1/2003 và cuối tháng 1/2003 để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức sau : Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng 1/2003 + Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 1/2003 - Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng 1/2003 Theo tài liệu tháng 12/2002 giá trị sản phẩm dở dang ở các phân xưởng như sau: - Phân xưởng dây điện: 3.457.060 đồng - Phân xưởng may BHLĐ: 3.656.172 đồng - Phân xưởng gió lò: 6.231.980 đồng - Phân xưởng bao bì: 1.032.500 đồng Sau khi xác định được các chi phí cần thiết, kế toán lập bảng tính giá thành như sau: CHƯƠNG 3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội 3.1 Đánh giá chung Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội, tôi xin đưa ra một số dánh giá về những ưu điểm và những tồn tại như sau: 3.1.1 Ưu điểm: - Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, bố trí phân công công việc cụ thể rõ ràng, đảm bảo yêu cầu về thông tin kế toán trong Xí nghiệp. Đội ngũ nhân viên kế toán nhiều kinh nghiệm, có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trung thực. Trong quá trình áp dụng chế độ kế toán mới, tuy còn gặp nhiêu khó khăn do phải tiếp xúc với những khái niệm quan điểm mới, nhưng bộ máy kế toán của Xí nghiệp đã cố gắng học hỏi, tham khảo tài liệu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả chế độ kế toán mới vào điều kiện cụ thể Xí nghiệp. - Các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở Xí nghiệp đã được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, công tác quản lý kinh tế, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. - Phòng kế toán của Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ, đã phản ánh được một cách toàn diện các mặt của CPSX, sử dụng phương pháp hạch toán tương đối hợp lý, khoa học đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Xí nghiệp vác bên hữu quan. - Kế toán của Xí nghiệp đã tập hợp CPSX theo từng phân xưởng một cách rõ ràng đơn giản, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý CPSX; quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. - Xí nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm và sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLTT - một phương pháp đơn giản dễ tính toán. Điều này là phù hợp vvới đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm của Xí nghiệp(tỉ trọng NVL chính chiếm tới gần 90% tổng giá thành của sản phẩm, khấu hao ổn định, CPNC thấp). 3.1.2 Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác hạch toán CPSX và tính GTSP tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. - Về hạch toán tiền lương: Qua tìm hiểu thực tế bộ phận kế toán tiền lương, tôi thấy Xí nghiệp vãn còn một số tồn tại sau: + Cột “Lương” trên “ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” không phản ánh lương cơ bản mà phản ánh lương thực tế. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất, mặt khác nó không làm cơ sở cho việc trích BHXH, BHYT mà chỉ làm cơ sở để trích KPCĐ. + Xí nghiệp không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định về CPSXvà GTSP. - Về hạch toán các yếu tố chi phí: Trên thực tế Xí nghiệp đã xác đinh, hạch toán các yếu tố chi phí nhiều hơn mức cần thiết, cụ thể là 8 yếu tố( như đã trình bày) do đó, có yếu tố chi phí trở lên thừa như: chi phí động lực. - Về phương pháp tính giá thành sản phẩm: Đối với hai loại sản phẩm: Dây mìn điện và quần áo bảo hộ lao động, Xí nghiệp sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với hai sản phẩm còn lại, đặc điểm của sản phẩm không phù hợp với phương pháp tính giá thành giản đơn, vì đối với quy trình sản xuất ống gió lò cũng như quy trình sản xuất bao bì, kết quả thu được là hai loại sản phẩm khác nhau( hai loại ống gió lò, hai loại bao bì). 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiên công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. Để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Xí nghiệp, kết hợp những kiến thức đã được học ở nhà trường và những hiểu biết trong quá trình thực tập, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau: 3.2.1 áp dụng những thành tựu tin học vào trong công tác kế toán. Việc khai thác khả năng xử lý dữ liệu cũng như tính toán với tốc độ nhanh của máy tính vào công việc hàng ngày của con người đã thực sự trở nên phổ biến. Hiện nay chúng ta không còn xa lạ với sự xuất hiện ngày càng nhiều phần mềm ứng dụng trong công tác kế toán. Các phần mềm kế toán này giúp cho việc hạch toán được thuận lợi và đem lại hiệu quả công việc rất cao. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào, công ty nào cũng có thể áp dụng được phần mềm kế toán, bởi vì muốn vậy doanh nghiệp cần phải trang bị một hệ thống máy vi tính tốt, bên cạnh đó phải có đội ngũ kế toán viên thành thạo về chuyên môn cũng như máy vi tính. Hiện nay trong phòng kế toán của xí ngiệp có hai máy vi tính. Máy tính chủ yếu dùng để soạn thảo văn bản và in ấn. Như vậy là rất lãng phí trong khi toàn bộ công việc ghi chép tính toán của kế toán đều làm thủ công. Từ thực tế trên, em nghĩ rằng Xí nghiệp nên mạnh dạn đầu tư thêm máy vi tính cho phòng kế toán, đồng thời lựa chọn một phần mềm kế toán thật phù hợp với đặc điểm của Xí nghệp cũng như phù hợp với khả năng trình độ của các nhân viên kế toán. Bên cạnh đó Xí nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng thêm trình độ sử dụng máy vi tính cho nhân viên kế toán, phấn đấu sao cho mỗi nhân viên kế toán sẽ có một máy vi tính riêng phục vụ cho công việc, phần hành của họ. Sử dụng thành thạo,nhuần nhuyễn phần mềm kế toán cũng như trong các ứng dụng tin học khác để góp phần cung cấp thông tin cho quản trị, quản lý Xí nghiệp được kịp thời. Có làm được điều đó thì công việc hạch toán tại Xí nghiệp sẽ đơn giản đi rất nhiều, các thông tin kế toán sẽ được cung cấp kịp thời, chính xác cho lãnh đạo công ty đồng thời giảm bớt sổ sách ghi chép và tiết kiệm được lao động kế toán. 3.2.2 Xác định chi phí nhân công trực tiếp. Như đã trình bày ở mục 3.1.2, 2 khoản mục CP NCTT của Xí nghiệp được xác định chưa chính xác định do việc lẫn lộn do việc lẫn lộn giữa tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế và làm ảnh hưởng tới lương chính tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm, lương phụ, BHXH, BHYT phân bổ cho từng loại sản phẩm, vì vậy kế toán nên đổi lại cột lương chính theo đúng lương cơ bản như chế độ quy định. Mặt khác, Xí nghiệp không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương chi trả cho công nhân trong những ngày nhgỉ phép vẫn tiến hành tính hết vào CPSX như các khoản tiền lương khác. Theo chế độ, việc tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép là điều cần thiết nhằm đảm bảo ổn định CPSX trong kỳ và làm giá thành không dao động, đảm bảo chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Vì vậy Xí nghiệp nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nghỉ phép trong kỳ. Việc trích trước được áp dụng theo sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX: Tiền lương thực tế nghỉ phép phải trả Trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX Số tiền đã trích > Số tiền thực tế phải trả TK 334 TK335 TK 622 3.2.3 Về hạch toán chi phí sản xuất chung: Hiện nay, nhà nước đã ban hành một số chuẩn mực kế toán mới và thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực đó. Vì vậy, Xí nghiệp cũng nên thực hiện đúng như chế độ quy định. Về kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP cũng có một vấn đề liên quan đến chuẩn mực kế toán mới mà Xí nghiệp nên thực hiện, đó là: Kế toán chi phí sản xuất chung cố định. Nội dung cụ thể được trình bày như sau: Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Chi tiết sản xuất chung cố định) Có các TK: 152, 153, 214,331,334… Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển CPSXC cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung( Chi tiết CPSXC cố định) - Trường mức sản phẩm thực tế sản xuất ra công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mưc công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ ( không tính vào GTSP số chênh lệch giữa CPSXC cố định thực tế phát sinh lớn hơn CPSXC cố định được tình vào GTSP) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết CPSXCCĐ không phân bổ) Có TK 627 – Chí phí sản xuất chung. 3.2.4 Về kế toán CPSX và tính GTSP tại Xí nghiệp. CPSX và GTSP là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, xem xét, nghiên cứu vì chúng gắn liền với kết hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Xí nghiệp, CPSX được chia thành 8 yếu tố ( như đã nêu trong luận văn). Việc phân chia này rất vun vặt, mất nhiều thời gian cho việc ghi chép của kế toán và ảnh hưởng tới phương pháp tính giá thành của Xí nghiệp. Vì hạch toán CPSX như vậy nên Xí nghiệp đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho cả 4 loại sản phẩm. Điều này là không hợp lý so với đặc điểm của từng loại sản phẩm. Theo chế độ kế toán hiện hành, mọi yếu tố chi phí đều được hạch toán vào 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC. Hạch toán như vậy là nhằm mục đích quản lý, sử dụng chi phí một cách đơn giản dễ hiểu, dễ đối chiếu kiểm tra. Theo tôi, Xí nghiệp nên thực hiện đúng như chế độ quy định: Đối với các yếu tố chi phí: Vật liệu chính, vật liệu phụ, động lực được hạch toán vào TK 621- “CPNVLTT”. Đối với các yếu tố chi phí: Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được hạch toán vào TK 622 - “CPNCTT”. Đối với các yếu tố chi phí: KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền được hạch toán vào TK 627 – “CPSXC”. Tương ứng với việc hạch toán như vậy, thay vì việc áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn chung cho cả bốn loại sản phẩm, Xí nghiệp nên áp dụng phương pháp tính giá thành khác nhau cho phù hợp với từng đặc điểm, quy cách của từng loại sản phẩm. Đối với hai loại sản phẩm: Dây mìn điện và quần áo bảo hộ lao động đều có đặc điểm chung là: Quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm có sự đồng nhất với nhau, đối tượng kế toán tập hợp CPSX tương ứng phù hợp với đối tượng tính giá thành. Vì vậy Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn là phù hợp. Đối với hai sản phẩm còn lại: ống gió lò và bao bì thuốc nổ công nghiệp lại có đặc điểm khác. mỗi sản phẩm lại có hai loại khác nhau: + Hai loại ống gió lò: Loại f500L20m/ống và loại f500L10m/ống. + Hai loại bao bì: Loại 25kg và loại 14kg. Vì vậy Xí nghiệp nên áp dụng phương npháp tính giá thành theo hệ số cho hai loại sản phẩm này. Với kiến nghị này thì kế toán tính giá thành sản phẩm cho hai loại sản phẩm này được trình bày như sau: * Đối với sản phẩm ông gió lò, ta có: CPSXDD đầu tháng( tính theo NVL chính): 6.231.980 CPSX phát sinh trong tháng: + CPNVLTT: 161.824.575 + CPNCTT: 4.592.754 + CPSXC: 5.606.159 CPSXDD cuối tháng( tíhh theo NVL chính): 7.473.270 Căn cứ vào phiếu nhập kho, trong tháng sản xuất được 3472m loại f500L20m/ống và 2310m loại f500L10m/ống. Từ số liệu trên ta tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo trình tự sau: + Chọn ống gió lò loại f500L20m/ống có hệ số bằng 1và loại ống gió lò f500L10m/ống có hệ số bằng 0,8. + Quy đổi sản lượng sản phẩm thực tế ra sản phẩm tiêu chuẩn: SP loại f500L20m/ống = 3472 x 1 = 3472m SP loại f500L10m/ống = 2310 x 0,8 =1848m Tổng sản lượng quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn là: 5320m Vậy: hệ số phân bổ giá thành của sản phẩm loại f500L20m/ống là: 665 = 5320 3472 434 hệ số phân bổ giá thành của sản phẩm loại f500L10m/ống là: 5320 = 665 1848 231 + Lập bảng tính giá thành liên sản phẩm: Bảng tính giá thành liên sản phẩm Khoản mục CPSXDD đầu tháng CPSX phát sinh trong tháng CPSXDD cuối tháng Tổng giá thành CPNVLTT 6.231.980 161.824.575 7.473.270 160.583.285 CPNCTT - 4.592.754 - 4.592.754 CPSXC - 5.606.159 - 5.606.159 Cộng 6.231.980 172.023.488 7.473.270 170.782.198 + Tính giá thành của từng loại sản phẩm theo bảng sau: Bảng tính giá thành sản xuất (Sản phẩm ống gió lò loại f500L20m/ống) Khoản mục Tổng giá thành liên sản phẩm Hệ số tính Tổng giá thành Giá thành đơn vị 665 CPNVLTT 160.583.285 434 104.801.723 30.184,8 CPNCTT 4.592.754 2.997.377 863,3 CPSXC 5.606.159 3.658.756 1.053,8 Cộng 170.782.198 111.457.856 32.101,9 Bảng tính giá thành sản xuất (Sản phẩm ống gió lò loại f500L10m/ống) Khoản mục Tổng giá thành liên sản phẩm Hệ số tính Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT 160.583.285 231 55.781.562 24.147,9 665 CPNCTT 4.592.754 1.595.377 960,6 CPSXC 5.606.159 1.947.403 843 Cộng 170.782.198 59.324.342 25.591,5 * Đối với sản phẩm bao bì: tính tương tự. Kết luận Có thể nói chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu giá trị luôn được các nhà quản lý quan tâm, xem xét, nghiên cứu vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới cải tiến nâng cao năng suất lao động và công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là phải tăng cường quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều đó chỉ có thế thực hiện được thông qua bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành và vì vậy nó ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các bác, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác đã giúp em nắm bắt củng cố và hoàn thiện hơn những kiến thức lý luận đã được học ở nhà trường, đồng thời còn giúp em nắm bắt, thâm nhập và đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tại Xí nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Em tin rằng những gì được học tập và nghiên cứu trong thời gian vừa qua sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sắp tới. Trong luận văn này, em đã đưa ra những ý kiến đề xuất, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp nhằm hoàn thiện hơn. Đây không phải là những phát hiện mới mà chỉ là những ý kiến dựa trên cơ sở phân tích lý luận và tình hình thực tế. Những ý kiến này đều mang tính khả thi và phù hợp với khả năng thực hiện của Xí nghiệp. Em hy vọng Xí nghiệp sẽ áp dụng và đạt hiệu quả cao. Như chúng ta đã biết, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một đề tài rộng và phức tạp. Với trình độ, khả năng nhận thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong luận văn này không thể trách khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiền đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo,các cô chú, anh chị và các bạn để luận văn này thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội nói chung, phòng kế toán nói riêng, các thầy cô giáo trong khoa kế toán- Học viện Tài chính kế toán Hà Nội, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Đoan Trang đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Hà Nội tháng 4 năm 2003 Sinh viên Lê Minh Phương Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33912.doc
Tài liệu liên quan