Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó nó có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển chung của toàn công ty. Việc hach toán chính xác, đầy đủ các chi phí sản xuất: tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là điều kiện cần thiết để cung cấp thông tin nội bộ trong doanh nghiệp; và các thông tin về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được những quyết định đúng đắn, kịp thời với hoat động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, trên góc độ người sử dụng thông tin về chi phí và giá thành sẽ giúp cho nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. từ đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và ra các quyết định quản trị phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty cổ phần VIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bỏ:
Tổng sản phẩm đạt 20.000
Sản phẩm thừa ( thiếu): 0
IV. Chất lượng sản phẩm: loại A
Phụ trách kỹ thuật
(ký, họ tên)
Biểu số: 10
công ty cổ phần VIX
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai - HN
Bảng tổng hợp phiếu nghiệm thu
Ngày 30 tháng 09 năm 2004
Bộ phận sản xuất : Tổ máy in OPSET.
Ngày
Công việc
Đơn vị tính
Đơn giá
Khối lượng công việc
Thành tiền
17/9
28/09
Lắp bản in
thẻ In
Thẻ in
Chiếc
Chiếc
Chiếc
110
200
200
20.000
10.000
10.200
2.200.000
2.000.000
2.040.000
Cộng
6.240.000
Căn cứ vào Bảng tổng hợp phiếu nghiệm thu sản phẩm, Tổng lương theo sản phẩm của tổ máy in OPSET là 6.240.000VNĐ để vận hành máy in OPSET cần 5 công nhân. Theo phiếu nghiệm thu sản phẩm này thì tổ máy in OPSET có tiền lương theo sản phẩm là: 20.000x110 + 20.200x200 = 6.240.000VNĐ. Để phân bổ tiền lương sản phẩm cho mỗi người phòng tài chính tiến hành chia bình quân theo số lượng công nhân trong tổ. Như vậy mỗi công nhân trong tổ được hưởng mức lương theo sản phẩm là 1.248.000VNĐ.
Tại doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên không sử dụng TK335 để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và không có bút toán trích trước.
2.2.4.3. kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có tính chất tổng hợp, nó bao gồm toàn bộ chi phí có tính chất phụ vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều hành cho quá trình sản xuất ở phạm vi phân xưởng, tổ sản xuất…..
Tại công ty, khoản mục này bao gồm:
- chi phí nhân viên quản lý.
- chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng.
- chi phí dịch vụ mua ngoài.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng kế toán sử dụng TK154C-chi phí sản xuất chung.Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ sang TK1542 để tính giá thành sản phẩm. TK154C có số dư cuối kỳ bằng 0
* Kế toán tập hợp chi phí nhân viên quản lý.
Chi phí nhân viên quản lý là chi phí cho nhân viên quản lý các phân xưởng sản xuất bao gồm: quản đốc phân xưởng, bộ phận quản lý kỹ thuật sản phẩm. Cũng như các nhân viên quản lý công ty, Ngoài lương theo thời gian và các khoản tiền khác như tiền lễ tết, thưởng, họ còn được hưởng tiền ăn ca, tiền phụ cấp trách nhiệm.
Tiền lương theo thời gian của nhân viên quảm lý được tính theo công thức sau:
Tiền lương theo thời gian(TLt) = (Lcb/26xNtt+TLbx)x Hcv
Trong đó: TLt là tiền lương thực tế.
Lcb là tiền lương cơ bản
Ntt là số ngày làm việc thực tế
TLbx là tiền lương bổ xung
Hcv là hệ số công việc ( do công ty quy định)
Việc hạch toán tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng cũng giống như việc hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Do vậy các khoản BHHX, BHYT, cũng được trích tương tự, cụ thể:
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của khối quản lý ta có: Tổng lương cơ bản tham gia bảo hiểm của khối quản lý sản xuất: 1.835.700VNĐ
Bảo hiểm xã hội: 15% x 1.835.700 = 275.355
Bảo hiểm y tế: 2% x 1.835.700 = 36.714
Tổng cộng = 312.069
Tiền lương của nhân viên quản lý, các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp trực tiếp vào giá thành của sản phẩm.
Cuối tháng, căn cứ vào chấm công, bảng thanh của bộ phận quản lý sản xuất (Biểu số 11), giấy báo ốm, giấy xin phép, phiếu báo làm thêm ca… kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
(Biểu số 12)
Cuối tháng, kế toán tổng hợp chi phí nhân viên quản lý sản xuất trên bảng phân bổ lương và BHXH và lập chứng từ ghi sổ theo định khoản( biểu số 13)
Nợ TK 154C 3.120.690
Có TK 338 3.120.690
( Chi tiết: 3383: 2.753.550
3384: 367.140)
Nợ TK 154C 25.191.065
Có TK 3341 25.191.065
Biểu số 13
Công ty cổ phần VIX
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai - HN
Chứng từ ghi sổ
Số: 343
Ngày 30/09/2004
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
S22-SKT/DNN
30/09
Thanh toán tiền lương nhân viên QLSX
Trích BHXH
Trích BHYT
154C
154C
154C
3341
3383
3384
25.191.065
275.355
36.714
Cộng phát trong tháng
25.503.134
Kèm theo… chứng từ gốc
* Kế toán tập hợp chi khấu hao TSCĐ phân xưởng.
Tại doanh, việc trích khấu hao TSCĐ doanh nghịêp phải đăng ký với cơ quan chủ quản.
Vào đầu Niên độ kế toán hàng năm, doanh nghiệp đăng ký tổng số khấu hao phải trích hàng năm cả khấu hao cho bộ phận sản xuất chung, bộ phận xây lắp, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Để tính số khấu hao sử dụng trong tháng kế toán sử dụng phương phấp khấu hao tuyến tính theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12 năm 2003. Mức trích khấu hao được xác định như sau:
Mức trích khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
Mức trích khấu hao năm
Mức trích khấu hao tháng = 12
Tài sản cố định của công ty được chia làm 4 nhóm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất
- Máy móc thiết bị: máy ép nhựa, máy hàn cáp quang, dây truyền máy in OPSET trên thẻ…
- Thiết bị dụng cụ quản lý: máy vi tính, máy phôtô Ricch, máy điều hoà..
Phương tiện vận tải: xe ôtô, xe máy
Tại công ty việc trích khấu hao được tiến hành từng tháng, kế toán căn cứ vào nguồn gốc TSCĐ và tỷ lệ trích khấu hao của từng loại TSCĐ để tính ra số khấu hao cơ bản phải trích ra trong từng tháng cho từng đối tượng sử dụng.
Trong tháng 09/2004 việc trích khấu hao được tính thông qua bảng.
Biểu số 14
Công ty cổ phần VIX Mẫu số: S24-SKT/DNN
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai – HN Ban hành theo QĐ số 1177/TC/QĐ/CĐKT Ngày 23/12/1996 của bộ tài chính
Bảng tính và phân bổ khâu hao TSCĐ
Tháng 09
TT
chỉ tiêu
Tỷ lệ KH
Nơi sử dụng
Toàn DN
Chia ra các đối tượng chi phí
Nguyên giá TSCĐ
KH
TK154C-CPSXC
TK154-XL
TK642-CPQLDN
1
2
3
4
5
6
7
8
1
I- Số khấu hao trích tháng trước
.......
…..
26.935.690
9..203.794
6.173.591
11.558.305
2
II Số KH TSCĐ tăng trong tháng
…
........
3
III Số KH TSCĐ giảm trong tháng
- Máydập thẻ 2
2
59.584.400
2.482.675
2.482.675
4
IV.Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này
24.998.650
6.721.119
6.173.593
11.558.305
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao 09/ 2004 phần tính vào chi phí sản xuất chung.Chi phí khấu hao trích trong tháng 9/2004 tập hợp được là 6.721.119. Kế toán lập chứng từ ghi sổ:
Biểu số 15
Công ty cổ phần VIX
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai - HN
Chứng từ ghi sổ
Số: 347
Ngày 30/09/2004
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
S24-SKT/DNN
30/9
Trích khấu hao TSCĐ
tháng 09 cho sản xuất
154C
2141
6.721.119
Cộng phát sinh
6.721.119
Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán lập sổ chi tiết TK154C
* Kế toán tập hợp chi phí mua ngoài .
Chi phí dịch vụ mua ngoài cảu công ty bao gồm: chi phí tiền điện dùng cho sản xuất, tiền nước dùng cho sản xuất tại phân xưởng.
Đối với chi phí tiền điện dùng trực tiếp cho sản xuất ở phân xưởng, khoản chi phí này công ty phải thanh toán với nhà cung cấp qua ngân hàng. Hàng tháng căn cứ vào số tiền ghi trên hoá đơn thu tiền điện, kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán thanh toán lập uỷ nhiệm chi. Cuối tháng căn cứ vào số tiền trên uỷ nhiệm chi, kế toán tập hợp chi phí và lập chứng từ ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK154C 2.098.503
Có TK1121 2.098.503
Uỷ nhiệm chi có mẫu như sau: (Biểu số 16)
Biểu số 16
Công ty cổ phần VIX
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai - HN
Uỷ nhiệm chi Số sp78 Mẫu số: 01
Chuyển khoản, chuyển tiền thư, điện Liên : 01
Tên đơn vị trả tiền Công Ty Cổ Phần VIX
Số TK….
Tại Ngân Hàng công Thương II- hai bà Trưng – HN Phần dành cho NH
Số TK…. ghi TK Nợ
Tên đơn vị nhận tiền: Công ty Điện Lực TP HN TK Có
Số tiền bằng số
Tại Ngân hàng: ….. 2.098.503.
Số tiền bằng chữ: Hai triệu, không trăm linh tám nghìn, năm trăm linh ba đồng chẵn.
Nội dung thanh toán: Thanh toán tiền điện tháng 09/2004
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Ghi sổ ngày…. Ghi sổ ngày…
Kế Toán Chủ TK Kế toán Trưởng phòng KT Kể toán Trưởng phòng KT
Đối với khoản chi phí tiền nước phục vụ sản xuất phân xưởng, hàng tháng căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán thanh toán sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ. Kế toán viết phiếu chi tiền mặt. Cuối tháng căn cứ vào số tiền trên phiếu chi kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và lập chứng từ theo định khoản:
Nợ TK154C 208.000
Có TK1111 208.000
Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu trên hoá đơn chứng từ (uỷ nhiệm chi và phiếu chi tiền mặt) liên quan đến chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân xưởng. Kế toán lập chứng từ ghi sổ theo định khoản:
Biểu số 17
Công ty cổ phần VIX
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai - HN
Chứng từ ghi sổ
Số: 348
Ngày 30/09/2004
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
494
SP78
30/09
17/09
Thanh toán tiền nước phục vụ sản xuất
thanh toán tiền điện
154C
154C
1111
1121
208.000
2.098.503
Cộng phát trong tháng
2.306.503
Kèm theo… chứng từ gốc
Cuối tháng căn cứ vào chứng từ liên quan đến TK154C, kế toán tổng hợp được chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong tháng là 2.306.503VND.
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ ghi sổ liên quan đến TK154C kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ là 34.530.756VNĐ kế toán lập sổ chi tiết TK154C . (Biểu số 18)
Biểu số 18
Công ty cổ phần VIX Mẫu sổ: S21-SKT/DNN
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai – HN Ban hành theo QĐ số 1177 TC/QĐ/CĐKT
Ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính
Sổ chi tiết
Năm 2004
Số hiệu TK:154C
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh trong kỳ
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
__
Phát sinh trong kỳ
30/9/04
343
347
348
30/9/04
30/9/04
30/9/04
Chi phí nhân viên quản lý
Trích BHXH
Trích BHYT
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
3341
3383
3384
2141
1111
1121
22.382.444
2.753.550
367.140
6.721.119
208.000
2.098.503
Cộng PS trong kỳ
Kết chuyển
Dư cuối kỳ
1542
34.530.756
_
34.530.756
Tên TK: “Chi phí sản xuất chung ”
2.2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí toàn công ty.
Cuối kỳ căn cứ vào các chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết liên quan đến TK1542, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp trên sổ chi tiết TK1542 để tính giá thành sản phẩm công nghiệp.
Cuối tháng sau khi thực hiện bút toán khoá sổ cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển Chi phí sản xuất chung sang TK1542 để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK1542 34.530.756
Có TK 154C 34.530.756
Sau đó kế toán lập phiếu kế toán khác, phiếu có mẫu như sau:
Biểu số: 19 Số: 18/PKKV
Phiếu kế toán khác
Ngày 30/09/2004
Số tiền: 34.530.756 VND.
Viết bằng chữ: Ba tư triệu, lăm trăm ba mươi nghìn, bảy trăm năm mươi sáu đồng chẵn
Kềm theo…. chứng từ gốc.
TK Nợ
TK Có
Số tiền
Diễn giải
1542
154C
34.530.756
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Cộng
34.530.756
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ ghi sổ và phiếu kế toán khác liên quan đến TK1542 kế toán ghi vào sổ chi tiết TK1542. Sổ chi tiết TK1542- chi phí sản xuất KDDD- sản xuất có mẫư như sau:
(Biểu số 20 )
Biểu số 20
Công ty Cổ Phần VIX Mẫu sổ: S21-SKT/DNN
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai – HN Ban hành theo QĐ số 1177 TC/QĐ/CĐKT
Ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính
Sổ chi tiết
Năm 2004
Số hiệu TK:1542
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh trong kỳ
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
2122335
Phát sinh trong kỳ
30/9/04
159
160
163
232
235
18/PKKV
30/9/04
30/9/04
30/9/04
30/9/04
30/9/04
30/09/04
Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp
CCDC và vật liệu khác
Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất
Trích BHXH
Trích BHYT
Chi phí thuê ngoài gia công
Tập hợp CPSXC
1521
1522
1523
153
3342
3383
3384
.1111
154C
217.073.739
7.981.625
443.000
36.852.777
32.625.800
3.189.000
425.200
12.960.000
34.530.756
Cộng PS trong kỳ
Kết chuyển chi phí
Dư cuối kỳ
1552
346.081.897
3.804.232
344.400.000
Tên TK: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- SX”
2.2.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Xác định trị giá sản phẩm dở dang là khâu rất quan trọng đảm bảo chính xác khi tính giá thành. Cũng như các doanh nghiệp khác sản phẩm làm dở của công ty Cổ Phần VIX là những sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang nằm trên dây truyền công nghệ của quá trình sản xuất.
Do đặc điểm của loại hình sản xuất công nghiệp của công ty là sản xuất theo quy trình công nghệ liên tục phức tạp, sản phẩm qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến kế tiếp nhau. Một số sản phẩm vẫn có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Khi đó, để tính chính xác giá thành sản phẩm, kế toán phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ.
ở công ty Cổ Phần VIX công việc đánh giá sản phẩm làm dở được tiến hành vào thời điểm cuối tháng. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đối với loại hình sản xuất công nghiệp ở công ty là phương pháp đánh giá theo giá trị nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ, căn cứ vào số sản phẩm nhập kho và định mức chi phí cho 1 sản phẩm, kế toán sẽ xác định được lượng nguyên vật liệu còn lại. Sau đó căn cứ vào lượng vật liệu còn lại đó nhân với đơn giá xuất sẽ tính ra phần giá trị dở dang cuối kỳ.
Cuối tháng căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở, giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 9/2004 là: 3.804.232VNĐ
2.2.6.Kế toán tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX.
Đây là bước cuối cùng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ tạo điều kiện để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi đột biến của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đối tượng tính giá thành như vậy Công ty Cổ Phần VIX sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành của sản phẩm công nghiệp trong tháng.
Theo phương pháp này tổng giá thành được xác định theo công thức:
Tổng giá thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Giá thành đơn vị
Sản phẩm
=
Tổng giá thành sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 9/2004 là: 2.122.335
Z = 2.122.335 + 346.081.897 – 3.804.232 = 344.400.000
Cuối tháng kết chuyển giá thành phẩm nhập kho vào bên Nợ TK1552.
Nợ TK1542 344.400.000
Có TK1552 344.400.000
Bảng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Biểu số 21)
Biểu số: 21
Công ty Cổ Phần VIX Mẫu sổ: S25-SKT/DNN
Địa chỉ: 257-Giáp Bát- Hoàng Mai – HN Ban hành theo QĐ số 1177 TC/QĐ/CĐKT
Ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính
Bảng tính giá thành sản phẩm
Tháng 09 Năm 2004
Tên sản phẩm: Thẻ nhựa in.
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: 410.000 ( chiếc)
Khoản mục chi phí sản suất kinh doanh
Chi phí sản xuất KDDD
đầu kỳ
Chi phí sản xuất kinh doanh PS trong tháng
Chi phí sản xuất KDDD cuối kỳ
Giá thành sản phẩm trong kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
Dư đầu kỳ
Chi phí PS trong kỳ
2.122.335
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
262.351.141
Chi phí nhân công trực tiếp
49.200.000
Chi phí sản xuất chung
34.530.756
Cộng PS
346.081.897
344.400.000
840
Dư cuối kỳ
3.804.232
Ngày …Tháng.... Năm…
Người lập biểu Kế toán Trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) (ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)
Chương iii
Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần VIX.
3.1. Nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bổ ra để sản xuất kinh doanh đều mong thu lại được kết quả nhiều hơn những gì mà mình bỏ ra nhưng chất lượng sản phẩm sản xuất ra vẫn tiên thụ được nhiều, điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được thị trường chấp nhận. Điều này chỉ có được nếu doanh nghiệp biết cách quản lý tốt những khoản chi phí đó nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
ở công ty Cổ Phần VIX, do đã nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty về cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định về chế độ kế toán hiện hành và sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung có phân công lao động kế toán, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán, do đó đảm bảo sự chính xác cao về thông tin kế toán. Dựa vào những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, lãnh đạo công ty có thể nắm được chi phí sản xuất và tính giá thành của từng loại hình sản xuất, từng loại sản phẩm. Từ đó có các quyết định phù hợp về việc sử dụng có hiệu quả các khoản mục chi phí.
Như vậy, hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp nói riêng luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của công ty.
Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần VIX được thể hiện:
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty Cổ phần VIX.
Trong những năm vừa qua mặc dù công ty mới thành lập còn gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng với sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng phấn đấu tìm các biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, công ty đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần VIX ngày càng hoàn thiện hơn. Cụ thể là:
Công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã trải qua giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ. Việc lựa chọn như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, nó đảm bảo tính chính xác cao trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. Đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời cho lãnh đạo công ty, trên cơ sở đó lãnh đạo công ty sẽ đưa ra các quyết định phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng nên đã khuyến khích được công nhân nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng rất khoa học hiệu quả và phát huy năng lực chuyên môn của từng người đồng thời tránh lãng phí nguồn nhân lực. Với vai trò của mình, kế toán công ty đã không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh, thúc đẩy tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của toàn công ty nói chung và của loại hình sản xuất công nghiệp nói riêng. Cùng với sự lựa chọn hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” với phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hệ thống tài khoản, các báo cáo tài chính theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phù hợp với công tác quản lý, hạch toán, các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.
Công ty đã bước đầu xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu và thực hiện quản lý việc xuất dùng nguyên vật liệu theo định mức. Từ đó giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, thể hiện sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Xây dựng được đơn giá tiền lương.
Việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành có hệ thống, sổ sách chứng từ rõ ràng đầy đủ thể hiện trong việc lập hệ thống báo cáo, các bảng biểu, bảng kê chi tiết. Điều này tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất được chính xác.
Kỳ tính giá thành hàng tháng có thể cung cấp thông tin nhanh cho ban lãnh đạo công ty ứng sử linh hoạt với những thay đổi trên thị trường. Hơn nữa, phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn là rất phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và loại hình sản xuất công nghiệp của đơn vị.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty nói chung và loại hình sản xuất công nghiệp nói riêng cơ bản tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, đi dần vào ổn định phù hợp với yêu cầu hạch toán của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đáng khích lệ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ phần VIX vẫn còn những bất cập cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc hơn để tiếp tục được cải tiến và hoàn thiện hơn nữa.
3.1.2. Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì trong công tác tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp của công ty Cổ phần VIX vẫn còn nhược điểm sau:
- Đối với việc sử dụng sổ sách kế toán.
Đơn vị áp dụng hình thức kế toán “ chứng từ ghi sổ” nhưng hàng tháng kế toán chỉ lập chứng từ ghi sổ một lần vào cuối tháng nên công việc của kế toán bị dồn vào cuối tháng, hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị không được theo dõi một cách chi tiết, quản lý không chặt chẽ, do đó không đáp ứng được yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
Khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán không vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để theo dõi mà đã vào thẳng sổ Cái cho từng tài khoản. Do vậy, không theo dõi tổng hợp hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, không kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
- Tại đơn vị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ngoài các khoản theo quy định: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nguyên vật liệu khác còn có thêm khoản chi phí công cụ dụng cụ. Việc hạch toán như vậy đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dẫn đến giá thành sản phẩm trong kỳ đội lên tương ứng. Ta biết rằng chi phí công cụ dụng cụ là khoản chi phí vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ cho việc quản lý chung toàn phân xưởng, là khoản chi phí gián tiếp. Do đó, để khoản chi phí này vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là không hợp lý.
- Chi phí nhân công trực tiếp là loại chi phí trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công, khoản trích BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó kế toán tính 15% BHXH, 2% bảo hiểm y tế trên tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất , 2% kinh phí công đoàn trên tiền lương thực trả vào giá thành sản phẩm hàng tháng. Thực tế tại đơn vị khoản mục này còn thiếu khoản trích kinh phí công đoàn tính vào gía thành sản phẩm. Điều đó đã làm gía thành giảm đi một lượng tương ứng.
- Chi phí sản xuất chung: tại công ty chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên quản lý chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài. Đối với chi phí quản lý cũng hạch toán giống như chi phí nhân công trực tiếp không có khoản trích chi phí công đoàn nên việc hạch toán như vậy chưa phản ánh đầy đủ chi phí nhân viên quản lý trong khoản mục chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán như vậy dẫn đến làm giảm chi phí nhân viên phân xưởng tất yếu giá thành cũng bị giảm tương ứng.
Công ty hiện nay không tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng vì cho rằng sản phẩm hỏng của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ và không đáng kể, luôn nằm trong định mức nên không thể đánh giá được chính xác chất lượng sản phẩm của công ty.
- Công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho nên khi có biến động có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp về vốn kinh doanh của công ty.
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh và tạo thế vững của mình trên thị trường. Để tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh, tạo được uy tín cũng như niềm tin cho khách hàng, quảng bá sản phẩm ngày càng rộng rãi hơn nữa, đặc biệt là tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của toàn công ty nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của loại hình sản xuất công nghiệp nói riêng.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ phần VIX.
Để cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng đạt hiệu quả cao thì kế toán cần phải biết phát huy hơn nữa những ưu điểm đã đạt được và tìm ra biện pháp khắc phục những tồn tại. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần VIX nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với mong muốn công tác này ngày càng hoàn thiện hơn em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:
* ý kiến 1: Đối với việc sử dụng sổ sách kế toán.
Đơn vị áp dụng hình thức “ chứng từ ghi sổ” nhưng hàng tháng kế toán chỉ lập chứng từ ghi sổ một lần vào cuối tháng. Để giảm bớt khối lượng công việc kế toán vào cuối tháng theo em kế toán nên lập chứng từ ghi sổ theo định kỳ là mười đến mười lăm ngày. Một mặt giảm bớt được công việc kế toán vào cuối tháng,một mặt giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tại đơn vị được theo dõi một cách chi tiết hơn, quản lý chặt chẽ hơn đáp ứng yêu cầu quản trị của đơn vị.
Khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán không vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để theo dõi mà vào thẳng sổ cái cho từng tài khoản. Theo em đơn vị nên lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ đó có thể theo dõi tổng hợp hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Hơn nữa, sổ có thể dùng vừa để kiểm tra vừa để đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Tháng năm
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Số hiệu
Ngày tháng
159
30/09/2004
217.073.739
…..
……
……
160
30/09/2004
7.981.625
……
…..
….
…..
……
……
……
…..
……
* ý kiến 2: Hạch toán chi nguyên vật liệu trực tiếp
Tại đơn vị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ngoài những khoản: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nguyên vật liệu khác, như quy định, kế toán công ty còn hạch toán vào khoản mục này chi phí công cụ dụng cụ, khoản chi phí này là chi phí gián tiếp, vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ quản lý. Do đó để đảm bảo tính hợp lý và chính xác kế toán đơn vị nên tập hợp khoản chi phí này vào TK242- chi phí trả trước dài hạn hoặc TK154C- chi phí sản xuất chung để sau này phân bổ.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ kế toán tính toán và phân bổ hợp lý giá trị công cụ, dụng cụ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của những bộ phận sử dụng công cụ, dụng cụ kế toán chi phí và tính giá thành lựa chọn phương pháp phân bổ phù hợp.
+ Phương pháp phân bổ một lần (phân bổ 100%).
Nếu xuất dùng công cụ, dụng cụ với giá trị nhỏ, số lượng không nhiều, thời gian sử dụng ngắn với mục đích thay thế bổ sung một phần công cụ, dụng cụ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo phương pháp này khi xuất dùng CCDC căn cứ vào các phiếu xuất kho CCDC kế toán tính trị giá vốn thực tế của CCDC xuất kho và tính ngay một lần giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận CCDC. Khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ một lần căn cứ vào chứng từ kế toán ghi :
Nợ TK154C
Có TK153
Ví Dụ: trong tháng 09/2004 chi phí CCDC thực tế phát sinh 36.852.777VND.
Kế toán ghi sổ theo định khoản :
Nợ TK154C 36.852.777
Có TK153 36.852.777
+ Phương pháp phân bổ hai lần (phân bổ 50%).
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán tính toán phân bổ ngay 50% trị giá vốn thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng (phân bổ lần 1) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng công cụ dụng cụ. Khi báo hỏng (mất) công cụ dụng cụ đang dùng thì kế toán tiến hành tính toán và phân bổ nốt giá trị còn lại của công cụ dụng cụ (phân bổ lần 2) vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng;giá trị còn lại phân bổ lần 2 được tính theo công thức:
Gía trị còn lại phân bổ lần2
=
50% trị giá vốn thực tế CCDC báo hỏng
-
Giá trị phế liệu thu hồi; số tiền bồi thường nếu có
Khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ 2 lần, căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC; kế toán tính giá trị giá vốn thực tế CCDC xuất kho, để ghi:
Nợ TK242
Có TK153.
Đồng thời tiến hành phân bổ lần 1:50% trị giá CCDC và chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK154C(50% trị giá vốn thực tế CCDC xuất dùng)
Có TK242(50% trị giá vốn thực tế)
Khi báo hỏng công cụ dụng cụ, căn cứ vào chứng từ báo hỏng ,các chứng từ khác phản ánh phế liệu thu hồi... kế toán tính toán và phân bổ lần 2 giá trị CCDC, kế toán ghi:
Nợ TK154C ( giá trị CCDC phân bổ lần 2)
Nợ TK152,138,111( giá trị phế liệu thu hồi, số tiền bồi thường vật chất)
Có TK242(50% trị giá vốn thực tế CCDC báo hỏng)
+ Phương pháp phân bổ nhiều lần(phân bổ dần).
Phương pháp này được áp dụng khi xuất dùng CCDC có giá trị tương đối lớn, số lượng nhiều với mục đích thay thế trang bị hàng loạt, thời gian sử dụng tương đối dài.
Khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần, căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC, kế toán tính ra trị giá vốn thực tế CCDC xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK242( toàn bộ trị giá vốn thực tế CCDC xuất dùng )
Có TK153( toàn bộ trị giá vốn thực tế CCDC xuất dùng )
Căn cứ vào số phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK154C (giá trị CCDC phân bổ hàng kỳ)
Có TK142 (giá trị CCDC phân bổ hàng kỳ)
* ý kiến 3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Thực tế tại công ty chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công, khoảm trích BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất, khoản mục này còn thiếu khoản trích kinh phí công đoàn tính vào giá thành sản phẩm. Theo em công ty nên xem xét khoản trích này để đảm bảo thực hiện đúng quy định của nhà nước.
Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Vào các dịp lễ, tết, hè...số công nhân nghỉ phép tăng lên nhiều làm ảnh hưởng tới chi phí và giá thành sản phẩm trong thời gian này. Do vậy việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý và đều đặn là cần thiết và sẽ hạn chế những biến động của sản phẩm trong kỳ kế hoạch. Theo em kế toán công ty nên căn cứ vào số ngày nghỉ phép thực tế của công nhân sản xuất thống kê được qua các năm để lên kế hoạch xác định và tính trước tiền lương công nhân nghỉ phép vào chi phí sản xuất trong kỳ. Có như vậy mới kế hoạch hoá được chi phí tiền lương nghỉ phép trong kỳ. Như vậy kỳ phát sinh mới không phải chịu tất cả chi phí sản xuất vì thực tế chi phí đó đã tính dần vào chi phí sản xuất ở các kỳ trước.
Trình tự hạch toán như sau:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất hàng kỳ theo kế hoạch
=
Bằng tiền lương chính thực tế phải trả cho số công nhân trong kỳ
X
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Tổng tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của công nhân sản xuấ sản phẩm
=
x
100%
Tổng số tiền lương chính kế hoạch năm của công nhân sản xuất sản phẩm
+ Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán định khoản:
Nợ TK 1542
Có TK335.
Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK355
Có TK3342.
Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK334
Có TK111.
Cuối kỳ nếu chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế không phát sinh, kế toán tiến hành hoàn nhập ghi giảm chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
Nợ TK335
CóTK1542
* ý kiến 4 : Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung
Tại công ty cổ phần VIX chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cũng hạch toán giống công nhân sản xuất trực tiếp sản xuất, không có khoản trích chi phí công đoàn, việc hạch toán như vậy chưa phản ánh đầy đủ chi phí nhân viên quản lý phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung. Công ty nên xem xét khoản trích này để đảm bảo tính chính xác hơn khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm.
Theo chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho, thì chi phí sản xuất chung được chia thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Theo em công ty nên chia chia chi phí sản xuất chung theo cách đó. Sở dĩ phải như vậy là vì chi phí sản xuất chung cố định phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm được trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Nhưng nếu trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công xuất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ ( không tính vào giá thành sản phẩm phần chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn của hàng bán trong kỳ. Khi đó kế toán ghi:
Nợ TK632- Giá vốn hàng bán(Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ)
Có TK154C
Như vậy, ở công ty Cổ Phần VIX chi phí sản xuất chung phải được chia thành:
Chi phí sản xuất chung cố định có: Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí sản xuất chung biến đổi bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu, dụng cụ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Ví dụ: Chẳng hạn trong tháng ở phân xưởng gia công –in OPSET nếu như máy móc sản xuất ở mức công suất bình thường thì sản xuất được 410.000 sản phẩm. Nhưng thực tế trong tháng đó phân xưởng chỉ hoàn thành 380.000 sản phẩm thì chi phí sản xuất chung cố định ( chi phí khấu hao TSCĐ )được phân bổ như sau:
Tổng chi phí khấu hao trong tháng cần phân bổ cho phân xưởng này là:6.721.111VNĐ.
ở mức công suất hoạt động bình thường của máy móc sản xuất thì chi phí khấu hao TSCĐ tính cho 1 đơn vị sản phẩm là:
6.721.119 = 16,39 VNĐ
410.000
Như vậy chi phí khấu hao tính vào giá thành của 380.000 sản phẩm la:
380.000 x 16,39 = 6.228.200 VNĐ
Phần chi phí khấu hao tính vào giá vốn hàng bán là :
(410.000 – 380.000) x 16,39 = 491.700 VNĐ
* ý kiến 5: Kế toán chi phí sản phẩm hỏng.
Như chúng ta đã biết, dù cho quá trình sản xuất có đơn giản hay phức tạp, dù cho trình độ của công nhân cao và tính kỷ luật trong công việc có tốt đến đâu thì việc sản xuất sản phẩm hỏng hay những sản phẩm khuyết tật là điều không tránh khỏi. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu sản xuất do đó không thể tiêu thụ trên thị trường được. Như vậy việc hạch toán chi tiết sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất là rất quan trọng, vì qua đó sẽ biết được chính xác tình hình chất lượng sản phẩm của công ty và giúp công ty rút ra được những biện pháp nhằm giảm chi phí sản phẩm hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất bao gồm: sản phẩm nằm trong đinh mức và sản phẩm nằm ngoài định mức.
+ sản phảm hỏng trong định mức mà công ty có thể dự toán được bao gồm: Gía trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí tái chế, sữa chữa sản phẩm hỏng có thể được trừ đi giá trị phế liệu thu hồi. Toàn bộ thiệt hại này
được tính vào chi phí sản xuấ và giá thành sản phẩm.
- Khi phát sinh sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được kế toán hạch toán
Nợ TK642- Chi phí quản lý kinh doanh( trị giá sản phẩm hỏng trong định mức)
Nợ TK138,111,334 ( Phần nằm ngoài định mức bắt phải bồi thường)
Nợ TK632- Giá vốn hàng bán( phần còn lại sau khi bắt bồi thường)
Có TK1542- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-sản xuất
- Nếu sản phẩm hỏng có thể sữa chữa được thì kế toán định khoản:
Nợ TK1542- thiệt hại sản phẩm hỏng.
Có TK111, TK112,TK3342,TK152.
* ý kiến 6: Về việc áp dụng kế toán máy tai công ty.
Trong thời đại công nghệ thông tin đang có những bước nhảy mạnh mẽ thì thông tin kế toán cần phải được đảm bảo bí mật, chính xác và cung cấp nhanh gọn.
Tại công ty công việc phần lớn vẫn làm thủ công, đã áp dụng máy vi tính nhưng chưa phải là phần mền chuyên dụng. Mỗi khi cần sử dụng số liệu kỳ trước, năm trước thì việc mở sổ rất mất thời gian, chưa khoa học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán của công ty là rất cần thiết, nhằm góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, nâng cao khả năng cạnh tranh để có thẻ áp dụng được kế toán máy trong đơn vị doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị thông qua các bước như sau:
- Trang bị hệ thống máy vi tính cũng như phần mềm kế toán. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán. Để có thể áp dụng có hiệu quả kế toán máy thì doanh nghiệp phải lựa chọn và mua phần mềm kế toán phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của chính mình. Lựa chọn phần mềm kế toán không thích hợp không những gây tốn kém về kinh phi mà còn khiến công việc kế toán trở lên phức tạp hơn.
- Đào tạo kiến thức tin học cho nhân viên kế toán. Đối với mỗi phần mềm kế toán đều có những phương pháp thực hiện khác nhau, vì vậy sau khi đã lựa chọn được phần mềm phù hợp thì doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo kiến thức cho nhân viên để có thể sử dụng được nhằm phục vụ cho công tác hạch toán. Ngoài ra từng phần mềm còn được hoàn thiện dần nên việc đào tạo kiến thức tin học cần phải đào tạo kiến thức cơ bản và hoàn thiện theo sự phát triển của phần mềm.
- Mã hoá các đối tượng quản lý. Kế toán máy quản lý các đối tượng theo tên, mã. Để thuận tiện cho công tác quản lý, donh nghiệp cần phải tiến hành mã hoá các đối tượng cần quản lý để việc quản lý được gọn nhẹ, rõ ràng, từ đó có thể lấy được thông tin chính xác khi cần sử dụng.
- Thiết kế lại mẫu sổ kế toán. Tại doanh nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ”. Các phần mền kế toán có nhiều hình thức khác nhau nhưng để thuận tiện nhất cho việc quả lý thì doanh nghiệp nên áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”.
- Tiến hành triển khai kế toán trên máy. Sau khi các yếu tố như trang thiết bị, phần mềm, kiến thức tin học, các sổ kế toán, các đối tượng quản lý đã được mã hoá thì dong nghiệp có thể triển khai công tác kế toán trên máy.
Trên đây là một số ý kiến nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm qua thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần VIX. Em rất mong được sự quan tâm của công ty về các vấn đề em nêu trong luận văn này.
Kết Luận
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó nó có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển chung của toàn công ty. Việc hach toán chính xác, đầy đủ các chi phí sản xuất: tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là điều kiện cần thiết để cung cấp thông tin nội bộ trong doanh nghiệp; và các thông tin về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được những quyết định đúng đắn, kịp thời với hoat động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, trên góc độ người sử dụng thông tin về chi phí và giá thành sẽ giúp cho nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.... từ đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và ra các quyết định quản trị phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.
Do vậy việc hoàn thiện các nội dung của công tác kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng, gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu các kiến thức đã được trang bị ở nhà trường và thực tế tìm hiểu công tác hạch toán tại Công ty Cổ Phần VIX, em đã hiểu thêm được nhiều điều mới mẻ sâu sắc về vai trò của công tác hạch toán kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong doanh nghiệp. Những ý kiến đóng góp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành em đã đề cập tuy chưa thật đầy đủ và chưa thật cụ thể, nhưng em rất mong bài luận văn cuối khoá này sẽ là một tài liệu hữu ích giúp công ty nghiên cứu và xem xét.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo:ThS. Phạm Toàn Thắng, cùng toàn thể các thầy cô trong tổ bộ môn kế toán và các cán bộ phòng kế toán Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này.
Hà Nội, Ngày 28 Tháng 04 Năm 2005
Sinh Viên
La Văn Chung
Danh mục tài liệu tham khảo
***************
1. “ Kế toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới”, Tập thể tác giả Học viện Tài Chính, Chủ biên: PGS-TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thuỷ; Nhà xuất bản Thống Kê.
2. “ Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” Nhà xuất bản Tài Chính 2002.
3. Giáo Trình “ Kế toán quản trị”, Chủ biên TS. Đoàn Xuân Tiên, ThS. Nguyễn Thị Hoà; Nhà xuất bản Tài chính.
4. Hệ thống Chuản Mực kế toán Việt Nam.
5. Công báo, tạp chí kế toán.
6. Tài liệu thực tế của Công ty Cổ Phần VIX.
7. “Tài liệu hướng dẫn kế hoạch thực tập”, Tập thể tác giả trong Bộ môn kế toán doanh nghiệp Học Viện Tài chính.
8. Một số luận văn, chuyên đề khoá trên.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong DNSX
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 4
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5
1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 6
1.2.1.1. Phân loại CPSXKD theo hoạt động và công dụng kinh tế 6
1.2.1.2. Phân loại CPSX theo yếu tố đầu vào của quá trình SXKD của doanh nghiệp 7
1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính( theo mối giữa quan hệ chi phí với từng thời kỳ tính kết quả kinh doanh)....................................................................................................7
1.2.1.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động…….....8
1.2.1.5. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh……………..8
1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm ...9
1.2.2.1. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí 9
1.2.2.2. Phân loại chi phí theo thời điểm và cơ sở số liệu tính gía thành...9
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thànhsản phẩm 10
1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10
1.3.2. Đối tượng tính giá thành 11
1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 11
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12
1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 14
1.4.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 15
1.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 16
1.5. Đánh giá sản phẩm làm dở 18
1.5.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19
1.5.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thànhtương đương 20
1.5.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức 21
1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 21
1.6.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 22
1.6.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 22
1.6.2.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính gía thành nửa thành phẩm………………………………………………………………….23
1.6.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính gía thành nửa thành phẩm…………………………………………………………...24
1.6.3. Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX sản phẩm phụ 25
1.7. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm 26
chương 2: Tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX.
2.1. Đặc điểm chung của công ty Cổ Phần VIX 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 29
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp 32
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 32
2.1.3.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp của
công ty 33
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 35
2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX 38
2.2.1. Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 38
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh………………………….38
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất của công ty………………………….38
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty Cổ Phần VIX 39
2.2.2.1.Đặc Điểm tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty…37
2.2.2.2.Đặc điểm tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX……..………………………………………38
2.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của loại hình sản xuất công nghiệp của công ty………………40
2.2.3.1. Đối tượng tạp hợp chi phí sản xuất……………………………..40
2.2.3.2. Đối tượng tính giá thành của loại hình sản xuất công nghiệp…..40
2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất của công ty Cổ Phần VIX………………….40
2.2.4.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp …………………………40
2.2.4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 47
2.2.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 54
2.2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí toàn công ty 61
2.2.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 63
2.2.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX 64
Chương 3: Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX.
3.1. Nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩmcông nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX 67
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX 67
3.1.2. Nhược điểm 69
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp ở công ty Cổ Phần VIX 70
Kết luận 79
Tài liệi tham khảo 80
Sơ đồ 12 : Sơ đồ hạch toán theo hệ thống chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Số thẻ kế toán chi tiết
Ghi chú: ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
đối chiếu,kiểm tra
Sơ đồ 08: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần VIX.
Đại hội đồng
cổ đông
Phòng kinh tế
PGD phụ trách kinh tế
Hội đồng
quản trị
đội xây lắp, đội XLVT 1,2,3.4
Phòng hành chính
Phòng KH-KT
Ban kiểm soát
Giám đốc
PGD phụ trách kĩ thuật
Xưởng sx
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo.
Kiểm tra kiểm soát.
.
Sơ đồ số 09:
Mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp của công ty Cổ Phần VIX
Quản đốc
Trưởng ngành in thẻ
Tổ KT đóng gói hoàn thiện
Tổ
in thẻ OPSET
Trưởng ngành gia công thẻ
Tổ cạo chọn thẻ
Tổ cắt dập thẻ
Tổ ép sấy thẻ
Sơ đồ 10: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp
Hạt Nhựa, TiTan trắng, Titan sữa, bột xun
các chất phụ gia
Máy ép Tấm
Máy ép Phẳng
Máy Cắt
Máy Dập
Chọn lọc, làm bóng phẳng
Máy in
Nhập kho
Kiểm tra, đóng gói
Tấm nhựa nửa thành phẩm mua ngoài
Công ty cổ phần VIX
Địa chỉ:………….
Bảng tổng hợp vật tư hàng hoá tk1521
STT
Mã số
Tên vật tư
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Giá tri
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá tri
Số lượng
Giá tri
1
2
3
…
HAT
TITANT
MUC
…
Hạt nhựaGPPS
TiTan trắng
Mực in
…..
Kg
Kg
Kg
…
4.050.000
3.500.000
4.040.000
…
107.680.898
78.750.000
72.235.200
…
…
2.750.000
2.500.000
2.800.000
…
73.116.670
56.250.000
50.064.000
…
1.300.000
1.000.000
1.240.000
…
34.564.228
22.500.000
22.171.200
…
Cộng
217.073.739
Tháng 09 / 2004
Công ty cổ phần VIX
BHXH
Mẫu sổ: S22- SKT/DNN
Địa chỉ: Số 257- Giáp Bát- Hoàng Mai- HN
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 09 năm 2004
TT
Nội dung
TK334 phải trả công nhân viên
TK338- phải trả phải nội khác
Tổng Cộng
(6) + (10)
Lương
Các khoản phụ cấp
Các khoản khác
Cộng Có TK334
KPCĐ
(3382)
BHXH(3383)
BHYT (3384)
Cộng Có
TK338
Trích 15% vào chi phí
Phân bổ 2% vào chi phí
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
TK1542-CPSXKDDDSX
32.625.800
32.625.800
3.189.000
425.200
3.614.200
36.240.000
2
TK154C-CPQLSX
21.811.065
3.380.000
25.191.065
36.714
275.355
312.069
25.503.134
3
TK154XL
46.379.700
6.500.000
52.879.700
1.133.610
151.148
1.284.758
54.164.458
…
………….
………….
………….
…………
………….
……
………….
………….
…………
………….
Cộng
Biểu số 12
Đơn vị: Công ty cổ phần VIX
Bộ phận: Quản lý sản xuất
Bảng thanh toán lương
Tháng 09/2004
Mẫu số: 02-LĐTL
Ban hành kèm theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995
Biểu số 11
STT
Họ và tên
Chức vụ
Bậc lương
Hệ số lương
Hệ số công việc
Tiền ăn ca
Tổng lương
5=(1x2x3)
Khấu trừ BHXH, BHYT
Thanh toán
Số tiền
Ký nhận
A
B
C
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
Nguyễn ngọc Tiến
Tổ trưởng tổ sx
290.000
1,46
4,0
260.000
1.693.600
25.404
1.928.196
2
Nguyễn văn sơn
CBKH
290.000
1,47
3,0
260.000
1.278.900
1.538.900
3
Nguyễn văn ấn
CBKT
290.000
1,47
3,5
260.000
1.492.050
25.578
1.726.472
4
Nguyễn văn Hào
CBKT
290.000
1,47
3,0
260.000
1.409.400
28.188
1.641.212
5
Nguyễn thị Tâm
CBKT
290.000
1,78
3,5
260.000
1.806.700
30.972
2.035.728
……
………….
………….
………….
………….
………….
………….
………….
………….
………….
Tổng Cộng
……….
................
…………..
3.380.000
21.811.065
100.142
…………..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12812.doc