KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay việc tổ chức khoa học quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là một vấn đề đáng quan tâm. Việc tính đứng tính đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho doanh nghiệp hình dung ra bức tranh thực về hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Biến động tăng hoặc giảm chi phí phản ánh trình độ quản lí của doanh nghiệp, vấn đề phân tích tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động chi phí và giá thành sản phẩm sẽ cung cấp các thông tính cho kế toán quản trị giúp cho nhà quản trị đưa ra được quyết định đúng đắn về giá bán sản phẩm nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, góp phần đem lại sự phát triển của doanh nghiệp và cải thiện đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là vấn đề không thể thiếu được.
Công ty CP Dược &TBVTYT Traphaco là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất tương đối lớn, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng không thể thiếu được trong lý luận kinh tế và cả trong thực tiễn. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề thực tế em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty bên cạnh những ưu điểm đã đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế tồn tại cần khắc phục.
73 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại công ty CP Dược &TBVTYT Traphaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mẻ sản xuất, được theo dõi trên hồ sơ lô và đưa vào sản xuất qua các công đoạn sản xuất .
Giai đoạn 3 : Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho sản phẩm .
Sản phẩm sản xuất ra phải qua kiểm nghiệm chất lượng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được nhập kho .
Do tính đặc thù riêng của sản xuất dược phẩm, mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất riêng, công thức chế phối nguên liệu riêng, nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào cách chế phối nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất .
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau :
Sơ đồ tổ chức sản xuất chung của công ty
Lệnh sản xuất
Đã qua kiểm tra
đạt tiêu chuẩn
Xuất nguyên , phụ liệu
Kiểm soát, kiểm nghiệm , bán thành phẩm , giám sát thực hiện quy trình
kỹ thuật
Sản xuất , pha chế
Kiểm nghiệm thành phẩm
Đóng gói
Nhập kho
2.1.4. Tình hình về Tài chính của công ty
Năm 2000 , Công ty đã chuyển sang cổ phần hoá với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng trong đó 45% là vốn của nhà nước,55% vốn cổ đông. Qua hơn 2 năm hoạt động kinh doanh số vốn của công ty đã tăng, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 vốn chủ sở hữu của công ty đã lên đến 36.211.648.715.VNĐ .
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty.
Hiện nay công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán Fast Accouting vào hạch toán kế toán. Đối với phần mềm kế toán này nó phù hợp với đặc điểm của công ty.
Toàn bộ công ty có một phòng kế toán duy nhất để tập trung thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị, các bộ phận liên quan hàng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày một lần chuyển chứng từ về phòng kế toán. Kế toán kiểm tra chứng từ về tính hợp lý, hợp lệ để làm căn cứ ghi sổ. Toàn bộ phòng kế toán của công ty có 15 người trong đó :
1 kế toán trưởng : chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ công tác kế toán Tài chính của công ty.
1 kế toán tổng hợp : có trách nhiệm tập hợp số liệu của các kế toán viên khác kế toán tổng hợp hoặc báo cáo quyết toán hay báo cáo kế toán vào cuối kì hạch toán , ngoài ra phụ trách tiền lương , Tài sản cố định .
1 kế toán vật tư .
2 kế toán theo dõi công nợ .
2 kế toán bán hàng .
1 thủ quỹ .
1 kế toán tiền mặt .
1 kế toán tiền gửi ngân hàng .
Còn lại là các kế toán viên.
Tại phòng kế toán của công ty đặt Tại 75 Yên Ninh có 5 máy nối mạng nội bộ. Kế toán trưởng phụ trách 1 máy, còn các máy khác dành cho các nhân viên kế toán .
Sơ đồ tổ chức kế toán ở công ty
Kế toán trưởng
Kế toán bán hàng
Kế toán theo
dõi công nợ
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán bán hàng
Kế toán tiền gửi ngân hàng
Kế toán tiền mặt
Kế toán
Vật
Tư
Thủ quỹ
Hệ thống các Tài khoản (TK):
Doanh nghiệp áp dụng hầu hết tất cả các TK theo quy định của Bộ Tài chính ban hành sau khi sửa đổi bổ sung đến 25/10/2000. Tuy nhiên do đặc thù của doanh nghiệp, doanh nghiệp không sử dụng một số TK sau :
TK 153. TK 157, TK 121, TK 129 ,TK 461
Do doanh nghiệp sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau nên một số TK mở chi tiết riêng cho từng sản phẩm để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu, giảm bớt khối lượng, thời gian ghi chép, phù hợp việc xử lý kế toán trên máy
VD : TK 154: TK 154 01 : Sản phẩm Benzosaly
TK 15402 đến TK 15499 : Sản phẩm
Tổ chức vận dụng hình thức kế toán ở công ty:
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất ịnh . Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà áp dụng hình thức kế toán nhật kí chứng từ
Chứng từ gốc (các
bảng phân bổ)
Sổ cáI TK
Nhật kí chứng từ
Bảng kê
Báo cáo Tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ , sổ chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu , kiểm tra
Để duy trì và phát triển doanh nghiệp, để DN có thể cạnh tranh được trên thị trường,ban lãnh đạo DN đã lựa chọn phần mềm kế toán thích hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, đó là phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING. Phần mềm này bao gồm những phần hành kế toán sau:
Phân hệ kế toán tổng hợp
Phân hệ kế toán vốn bằng tiền (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)
Phân hệ kế toán bán hàng
Phân hệ kế toán hàng tồn kho
Phân hệ kế toán Tài sản cố định
Phân hệ kế toán chi phí giá thành
Sơ đồ liên kết các Phân hệ kế toán trong FAST ACCOUNTING
Tổng
hợp
Vôv
Thẻ TSCĐ ,bảng tính khấu hao TSCĐ
Sổ quỹ tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Báo cáo bán hàng,
SCT công nợ
Báo cáo chi phí giá thành
Vốn bằng tiền
Phiếu thu /chi
Giấy báo nợ /có
SCT Tài khoản
Nhật kí chung
Chứng từ ghi sổ
Nhật kí chứng từ
Bảng kê
Báo cáo mua hàng,
SCT công nợ
Phải thu
Hoá đơn bán hàng
Phiếu nhập hàng , hàng bán bị trả lại
Phải trả
Phiếu nhập mua ,phiếu xuất trả lại người bán
Báo cáo Tài chính
Bảng cân đối kế toán
Kết quả HĐSXKD
Lưu chuyển tiền tệ
Thẻ kho Báo cáo xuất-nhập-tồn
Hàng tồn kho
Phiếu nhập , phiếu xuất xuất điều chuyển
TàI sản cố định
Nghiệp vụ khác
2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại công ty CP Dược và TBVTYT Traphaco.
2.2.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tập hợp CPSX ở công ty
2.2.1.1 .Đối tượng tập hợp CPSX.
CPSX là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm, nó phát sinh hàng ngày gắn liền với quá trình triển khai các nghiệp vụ sản xuất ở từng vị trí sản xuẩt trong dây truyền công nghệ.
Công ty Cổ phần Dược và TBVTYT Traphaco là đơn vị chuyên sản xuất các loại dược phẩm như thuốc chữa bệnh, thuốc uống,với quy trình công nghệ giản đơn ,sản xuất được diễn ra một cách liên tục, đảm bảo khép kín và vô trùng. Các sản phẩm được tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng riêng biệt, mỗi một phân xưởng chuyên sản xuất một số loại sản phẩm khác nhau. Do đó, để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu quản lí công tác hạch toán kế toán CPSX, công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là từng phân xưởng sản xuất trong đó chi tiếtcho từng sản phẩm.
Để thực hiện kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, công ty tiến hành phân loại CPSX theokhoản mục. CPSX bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK621
Chi phí nhân công trực tiếp : TK622
Chi phí sản xuất chung : TK627
Để tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp, công ty sử dụng TK154 :”Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tài khoản này mở chi tiết cho từng sản phẩm.
Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo tháng
2.2.1.2.Phương pháp kế toán CPSX
Công ty đã áp dụng kết hợp hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất đó là phương pháp tập hợp trực tiếp và phân bổ gián tiếp.Với những chi phí liên quan trực tiếp đến các loại sản phẩm thì được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm đó theo từng phân xưởng.(CPNVLTT,CPNCTT).Với những chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau ở từng phân xưởng thì được tập hợp theo từng phân xưởng, đến cuối kì được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức CPNCTT
2.2.1.2.1. Kế toán CPNVLTT
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm. Sản phẩm của công ty có đặc trưng riêng biệt, đó là các loại dược phẩm. Do vậy Chi phí nguyên vật liệu cho việc sản xuất sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX của toàn công ty.
Nguyên vật liệu ở công ty vô cùng đa dạng và phong phú bởi mỗi một loại sản phẩm đòi hỏi có nhưng dược tá, dược liệu khác nhau. Nguyên vật liệu phải được bảo quản tốt, tránh ẩm mốc, các kho dược liệu phải đảm bảo chất lượng vật liệu.
Để tập hợp CPNVLTT,kế toán sử dụng TK621:’Chi phí nguyên vật liệu trực tếp”. Do đặc thù của sản phẩm, mỗi phân xưởng sản xuất nhiều sản phẩm khác biệt với các phân xưởng khác nên công ty mở chi tiết đến từng sản phẩm cũng là cho từng phân xưởng. Ví dụ sản phẩm Viên sáng mắt chỉ có phân xưởng Viên hoàn sản xuất, nên Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Viên sáng mắt(TK62158) cũng chính là Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng đó .
Tại công ty việc xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm phải tuân thủ nguyên tắc: Tất cả nhu cầu sử dụng NVL đều phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất, phải căn cứ vào lệnh sản xuất, định mức tiêu hao NVL để làm thủ tục xuất kho. Như vậy,trên từng phiếu xuất phải ghi rõ lí do xuất kho, đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng phát sinh chi phí.
Trình tự kế toán CPNVL ở công ty được tiến hành như sau : Khi có nhu cầu sử dụng vật tư vào sản xuất, các nhân viên kinh tế phân xưởng viết phiếu lĩnh vật tư, viết hai liên, một liên phân xưởng lưu lại, một liên giao cho thủ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán. Trên phiếu phải ghi rõ tên vật tư, số lượng, lý do xuất kho.. và phải có chữ ký của quản đốc phân xưởng rồi chuyển lên phòng vật tư xin lệnh. Phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kiểm tra ròi ký duyệt, phiếu được chuyển tới thủ kho, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của phiếu xuất, căn cứ tình hình thực tế trong kho ghi số lượng thực xuất vào phiếu và thẻ kho. Đinh kỳ 3-5 ngày một lần, kế toán NVL rút phiếu kho về , kiểm tra tính hợp pháp của phiếu, hợp lệ của thẻ kho rồi kí nhận vào thẻ kho. Sau khi nhận phiếu về, kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo bộ phận sử dụng và chi tiết cho từng sản phẩm. Cuối cùng tiến hành nhập số liệu các chứng từ vào máy theo trình tự .Kế toán vào menu “Hàng tồn kho\ Cập nhật số liệu \ Phiếu xuất” sau đó kế toán tiến hành nhập các dữ liệu vào phiếu xuất rồi nhấn vào nút “Lưu” trên màn hình nhập liệu, số liệu sẽ được lưu vào cho từng đối tượng sử dụng vật tư.
Công ty cp Dược Traphaco. Mẫu số 02 VTQĐ số 1141
Mẫu biểu số 01 TC/QĐ/CĐKT
Phiếu xuất kho
Ngày 10 tháng12 năm 2002
Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Nam
Địa chỉ : Quản đốc phân xưởng viên hoàn
Lí do xuất : Sản xuất 10.000 hộp Viên sáng mắt
Xuất Tại kho : Phú Thượng
STT
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực xuất
1
Than hoạt
kg
6,8
17.000
115.600
2
Nhân đường
Kg
72
16.000
1.152.000
3
Bột Tale
Kg
2
4.500
9.000
4
Parafin cục
kg
3,6
9.000
32.400
5
Cồn 950
lít
9
5.500
49.500
Cộng
1.358.500
Cộng thành tiền bằng chữ : Một triệu ba trăm năm tám nghìn năm trăm
T/L GĐ Người lập phiếu Người nhận Thủ kho
Trưởng phòng HK-KT
Do giá trị NVL xuất kho được tính theo đơn giá bình quân, nên khi có phiếu xuất kho, kế toán chỉ ghi định khoản mà chưa tính giá trị NVL xuất. Sau khi cập nhật xong toàn bộ dữ liệu các phiếu nhập, vật tư trong tháng, cuối tháng kế toán vật liệu tiến hành chọn menu : “Vật tư \ Tính giá bình quân”, máy sẽ tự tính ra giá bình quân NVL và cập nhật các phiếu xuất, tính ra giá trị thực tế NVL xuất kho trong tháng theo công thức :
Đơn giá bình quân vật liệu xuất kho trong tháng
=
Giá thực tế vật liệu
tồn đầu tháng
+
Giá thực tế vật liệu nhập trong tháng
Số lượng vật liệu
tồn đầu tháng
+
Số lượng vật liệu nhập trong tháng
Giá thực tế NVL xuất dùng trong tháng
=
Đơn giá bình quân vật liệu xuất kho trong tháng
x
Số lượng vật liệu xuất kho trong tháng
Kế toán thực hiện đồng thời bút toán phân bổ, kết chuyển tự động, máy tính sẽ tự lên “Bảng phân bổ số 2 : Bảng phân bổ NVL, CCDC”. Số liệu chi tiết vật tư xuất kho được phản ánh trên bảng phân bổ số 2 tháng 12/2002. Khi kế toán vào menu : “Tổng hợp\Báo cáo chi phí giá thành” thì số liệu cụ thể về CPNVLTT sẽ tự động vào các sổ kế toán có liên quan. Kế toán lựa chọn báo cáo, đặt đIều kiện lọc cho báo cáo đã chọn, máy tính sẽ cung cấp các báo cáo .
Bảng phân bổ Biểu số 2 : Trên bảng này CPNVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong tháng được phản ánh ở dòng TK621 đối ứng có TK152 được chi tiết cho từng sản phẩm :
Nợ TK621 4.504.064.317
Chi tiết : TK62158 : 51.370.615
TK62176 : 79.901.830
Có TK152 : 4.504.064.317
Bảng kê số 4 ( Biểu số 3 ) : Phản ánh CPNVLTT .Chi tiết cho từng sản phẩm ở từng phân xưởng đối ứng các TK111, TK152.
Nợ TK621 : 4.507.964.917
Có TK 111 : 3.900.600
Có TK 152 : 4.504.064.317
Số liệu ở bảng phân bổ số 2 được chuyển ghi vào bảng kê số 4.
Nhật kí chứng từ số 7 : Phần I : Tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp, số liệu về CPNVLTT cũng được phản ánh như ở Bảng kê số 4.-TK 621 trên dòng Nợ TK 612 đối ứng có TK. ở các cột TK 111, TK 152, đồng thời cũng được phản ánh ở cột Có TK 621 với các dòng TK tương ứng được mô tả :
Nợ TK 154 : 4.404.483.376
Nợ TK 152 : 61.521.143
Nợ TK 335 : 41.960.398
Có TK 621 : 4.507.964.917
Cuối tháng, cộng số liệu trên các NKCT liên quan và căn cứ vào NKCT số 7, kế toán ghi trực tiếp vào sổ cái TK 621 : Biểu số 4.
Cuối tháng, kế toán ghi kết chuyển CPNVLTT theo từng đối tượng sử dụng kế toán ghi :
Nợ TK 154 : 4.404.483.376( chi tiết cho từng sản phẩm)
Có TK 621 : 4.404.483.376( chi tiết cho từng sản phẩm)
2.2.1.2.2. Kế toán CPNCTT
Công ty Cp Dược và TBVTYT Traphaco có CPNCTT chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng chi phí toàn doanh nghiệp. Cụ thể trong tháng 12-2002 chi phí này là: 200.412.180
Nội dung CPNCTT bao gồm:
Các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất theo từng phân xưởng, bao gồm lương chính, phụ cấp
Các khoản trích trên lương như BHXH, BHYT, KPCĐ với tỉ lệ trích theo quy định
Tiền lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty được tính theo lương sản phẩm và lương cơ bản đối với những việc như nghỉ phép, đi học,
Với tiền lương sản phẩm ,chỉ có những sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng, đảm bảo chất lượng, quy cách, phẩm chất thì mới được trả lương.
Lương sản phẩm
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn
x
Đơn giá tiền lương
sản phẩm
Lương cơ bản của CN Hệ số lương x Lương cơ bản Số ngày
sản xuất nghỉ phép = x
nghỉ phép
Kế toán sử dụng Tài khoản 622: CPNCTT để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất. TK 622 được mở chi tiết cho từng sản phẩm.Ví dụ TK62258: CPNCTT sản phẩm Viên sáng mắt
Việc tập hợp chi phí được tiến hành như sau:
Hàng tháng, căn cứ vào số liệu thống kê ở các phân xưởng gửi lên như bảng chấm công, bảng báo cáo kết quả lao động, phiếu nhập kho thành phẩm, kế toán tiến hành tính lương. Sau khi đẫ tập hợp được các dữ liệu, kế toán tiến hành lập bảng: “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” Biểu số 6. Trích số liệu tháng 12.
Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp, khoản này nếu phát sinh ở tháng nào thì được hạch toán trực tiếp vào CPNCTT của tháng đó.
Theo chế độ Tài chính hiện hành ,ngoài tiền lương phải trả cho CNTT sản xuất ,công ty còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.ở Công ty Cổ phần Dược Traphaco việc trích BHXH, KPCĐ được trích theo đúng chế độ ban hành.
Đối với BHXH trích 15% trên tiền lương .
Đối với KPCĐ trích 2% trên tiền lương, tính vào chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, ở công ty không tiến hành trích BHYT hàng tháng, mà chỉ khi có đợt mua bảo hiểm thì mới tiến hành trích trong tháng.
Sau khi đã tập hợp và phân bổ tiền lương cho từng phân xưởng, kế toán tiến hành lập “phiếu phân bổ tiền lương và các khoản phải trả “ trên phần mềm EXCEL, từ bảng này kế toán cập nhật số liệu vào “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội “trên phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING . Cuối tháng, kế toán vào thực đơn “Tổng hợp \ Báo cáo chi phí giá thành”, số liệu được tập hợp vào các sổ liên quan, kế toán lựa chọn báo cáo cần kết xuất, đặt điều kiện lọc cho báo cáo đã chọn, máy tính sẽ hiển thị các báo cáo theo yêu cầu.
Bảng kê số 4 TK622 (Biểu số 5). Trên bảng này CPNCTT được phản ánh trên dòng nợ TK622, đối ứng Có với TK 334, TK 338.
Trình tự kế toán CPNCTT
Căn cứ vào bảng tính lương , kế toán lập định khoản ,tập hợp và phản ánh CPNC vào “bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Biểu số 6).
Nợ TK622: 194.372.900
Có TK 334: 194.372.900
Trích BHXH,KPCĐ:
Nợ TK622 6.039.280 Có TK 338 6.039.280
Chi tiết TK3383: 2.953.996
Chi tiết TK3382: 3.085.284
Ví dụ:phân xưởng Viên hoàn, tổng số tiền lương phải trả cần phân bổ là 35.612.477. BHXH cần phân bổ :3.688.290 x 15% = 553.244
KPCĐ cần phân bổ : 29010880 x2% = 580.218
Kế toán tiến hành phân bổ tiền lương và các khoản trích cho các sản phẩm
Tiền lương phân bổ cho sản phẩm Viên sáng mắt :
35.612.477
= x 3.891 = 11.698.451
1.845
553.244
BHXH = x 3.891 = 181.737
11.845
580.218
KPCĐ = x 3.891 = 190.598
11.845
Đối với các sản phẩm khác cũng tiến hành tính tương tự
Khoản chi phí NCTT sau khi tập hợp vào TK 622 sẽ được kết chuyển sang TK154 : ”Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154 227.416.293
Có TK 622 227.416.293
Số liệu này được được ghi vào bảng kê số 4: TK 622, NKCT số 7. Từ bảng kê số 4: TK 622, NKCT số 7 và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tập hợp số liệu ghi vào Sổ cái TK 622 (Biểu số 7).
2.2.1.2.3. Kế toán Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí có tính chất chung cho tất cả các phân xưởng và cho bộ phận quản lí phân xưởng. Tại công ty, chi phí sản xuất chung không tập hợp riêng cho từng phân xưởng mà tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp
CPSXC được tập hợp chung và cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng, chi tiết cho từng sản phẩm theo tiêu thức CPNCTT.
Công ty dùng TK 627 để hạch toán khoản chi phí này. TK627 được mở chi tiết như sau :
TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 : Chi phí vật liệu
TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác
a. chi phí nhân viên phân xưởng
Tại công ty, chi phí nhân viên phân xưởng, ngoài phần trả cho nhân viên phân xưởng, công ty còn hạch toán vào đó chi phí lương chuyển giao công nghệ. Do có một số sản phẩm của công ty sản xuất ra nhưng không phải do công ty nghiên cứu ra công thức sản xuất, mà công ty phải mua bản quyền từ người sáng chế. Vì vậy, trên mỗi sản phẩm đó, công ty tính một khoản chi phí nhất định và hạch toán khoản chi phí này vào TK 6271.
Cuối tháng , kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng, ghi vào bảng phân bổ tiền lương và các BHXH theo định khoản:
Nợ TK 6271 : 380.000.000
Có TK 334 : 380.000.000
Nợ TK 6271 11.881.522
Có TK 338 : 11.881.522
Có TK 3382: 5.866.008
Có TK 3383 : 6.015.514
Số liệu trên được phản ánh trên Bảng kê số 4 –TK627 ( biểu số 9) , Nhật kí chứng từ số 7, sau khi kế toán thực hiện bút toán phân bổ , kết chuyển tự động.
b. Chi phí vật liệu phân xưởng
Để hạch toán chi phí vật liệu phân xưởng , công ty sử dụng TK 6272 để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí này .
Do đặc thù của sản phẩm của công ty là các loai thuốc, nên vật liệu phân xưởng thường do mua ngoài, hoặc thuê gia công như: dây buộc, lưới in ống thuốc, tiền ga. Chi phí này có tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Trong tháng, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TK 6272, kế toán hạch toán trực tiếp vào TK 6272, đối ứng các TK111, TK33, mà không dùng TK152. Trong tháng 12 – 2002 kế toán ghi :
Nợ TK 6272: 204.706.813
Có TK 111 : 24.867.000
Có TK 331 : 179.893.813
Chi phí này được phản ánh trên Bảng kê số 4 –TK6272 ( biểu số 9) ghi
Nợ TK 6272 đối ứng Có các cột Có TK 111, Có TK 331 :
c. Chi phí dụng cụ sản xuất
Kế toán dùng TK 6273 để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí dụng cụ sản xuất .
Công cụ, dụng cụ sản xuất trong công ty bao gồm các chi phí về mua kệ sắt, vỏ chai rượu, thùng nhựa đựng can nhựa. Công ty không dùng TK 153 để hạch toán công cụ dụng cụ, mà khi phát sinh các khoản chi phí này, kế toán hạch toán trực tiếp vào TK6273 đối ứng Có các cột Có TK111,TK331
Số liệu tháng 12-2002 Được phản ánh trên Bảng kê số 4 –TK6273
Nợ TK 6273: 250.713.940
Có TK 111 : 6.199.500
Có TK 331 : 244.514.440
d. Kế toán khấu hao TSCĐ
TSCĐ ở công ty CP Dược và TBVTYT Traphaco bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lí, hàng năm đều được tríh khấu hao và trích khấu hao hàng tháng. Công ty thực hiện trích khấu hao theo tháng và tính khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 166/ 1999/QĐ- BTC ngày 30-12-1999
Chi phí khấu hao TSCĐ được trích theo tỉ lệ
Máy móc thiết bị 18%
Nhà xưởng 10%
Phương tiện vận tải 12%
Thiết bị dụng cụ quản lí 20%
Hàng tháng căn cứ vào tỉ lệ trích khấu hao quy định để tính mức khấu hao cơ bản.
Mức khấu hao
Phải trích
NG TSCĐ x Tỉ lệ trích khấu hao cơ bản
=
12 tháng
Chi phí này được phản ánh vào chi phi sản xuất chung , đến cuối tháng toàn bộ chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức đã chọn
Chi phí này được phản ánh trên Bảng phân bổ số 3 – Bảng phân bổ KHTSCĐ (Biểu số 8) Bảng kê số 4-TK6274 số liệu về chi phí này ở tháng 12 được minh hoạ qua định khoản sau:
Nợ TK 6274: 197.616.177
Có TK 111 197.616.177
e. Chi phí dịch vụ mua ngoài
Để hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toấn sử dụng TK 6277. Chi phí này bao gồm các khoản chi về điện, nước, tiền điện thoại . Hàng tháng căn cứ vào đồng hồ đo điện, nước,.các hoá đơn thanh toán của người bán gửi đến, kế toán tiến hành hạch toán các khoản chi này tại công ty, khoản chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất của toàn công ty.
Trong tháng 12-2002 chi phí này phát sinh là 822.550.517.
Ta có định khoản sau
Nợ TK 6277: 822.550.517 Có TK 111 : 368.887.337
Có TK 331 : 300.866.921
Có TK 11211: 89.404.259
Có TK 3388 : 63.392.000
Số liệu này được phản ánh trên Bảng kê số 4-TK6277 và NKCT số 7
f. Chi phí bằng tiền khác
Các khoản chi phí khác bằng tiền ở công ty được hạch toán vào TK6278 ,bao gồm các khoản như : tiền thuê bốc vác, tiền xăng xe tiền vận chuyển hàng hoá ..
Khi phát sinh các nghiệp vụ, kế toán hạch toán vào TK6278 đối ứng Có TK111.,TK331. Số liệu tháng 12 –2002.
Nợ TK 6278: 85.012.467 Có TK 111 : 4.858.610
Có TK 331 : 80.153.857
Số liệu này được phản ánh trên Bảng kê số 4-TK6277 và NKCT số 7 . Như vậy , Chi phí sản xuất chung Tại công ty chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất toàn công ty. CPSXC được theo dõi với các nội dung chi phí và được tập hợp cho từng phân xưởng nhưng không chi tiết cho từng sản phẩm, mà đến cuối tháng CPSXC được tập hợp lại và phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp của từng sản phẩm đó theo công thức
CPSXCphân bổ
Cho sản phẩm i
=
Tổng CPSXC trong tháng
Tổng CPNCTT
x
CPNCTT sản xuất
Sản phẩm i
Ví dụ: Trong tháng 12 –2002 CPSXC tập hợp được là 1.952.535.436
CPNCTT sản phẩm Viên sáng mắt là: 12.070.786
CPNCTT toàn công ty 200.421.180
CPSXC phân bổ cho 1.952.535.436
= x 12.070.786 = 117.600.823.5
Viên sáng mắt 200.412.180
Các sản phẩm khác cũng được phân bổ tương tự như vậy
Sau khi kế toán thực hiện bút toán phân bổ tự động CPSXC trong tháng được phân bổ cho các sản phẩm, số liệu sẽ vào các sổ kế toán liên quan
Số liệu về CPSXC được phản ánh trên các sổ kế toán như Bảng kê số 4, NKCT số7, Sổ cái TK 627 (Biểu số 10)
Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty
Do công ty sử dụng phần mềm PAST ACCOUTíNHG, khi có nghiệp vụ phát sinh kế toán thực hiện bút toán “Phân bổ tự động”. Sau khi các số liệu ,các công việc được kế toán tập hợp vào máy , các khoản mục chi phí được tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Kế toán chi phí và giá thành sẽ thực hiện bút toán “kết chuyển tự động”. Các khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC được kết chuyển sang TK 154 “CPSX kinh doanh dở dang ”. Công ty dùng TK 154 để tập hợp CAPS. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng sản phẩm, ví dụ TK15458 “CPSX kinh doanh dở dang sản phẩm Viên sáng mắt”.Các chi phí nguyên vật liệu được tập hợp từ phân hệ kế toán Hàng tồn kho, Các chi phí bằng tiền cập nhật ở phân hệ “Thanh toán”, các bảng phân bổ chi phí, các bút toán phân bổ kết chuyển cập nhật ở phân hệ kế toán “Tổng hợp”. Khi phát sinh nghiệp vụ, các số liệu sẽ được kết chuyển tự động vào các sổ chi phí có liên quan. Để xem hoặc in các báo cáo, kế toán tiến hành vào thực đơn “Tổng hợp \ Báo cáo chi phí giá thành\Tên báo cáo”. Kế toán lấy dữ liệu từ các bảng kê, NKCT số 7 để ghi vào sổ cái TK 154
Tháng 12-2002 kế toán kết chuyển chi phí vào TK tính giá thành, ghi vào bảng kê số 4, NKCT số7
Nợ TK 154: 4.404.483.376 Có TK 621 : 4.404.483.376
Nợ TK 154.: 200.412.180 Có TK 622: 200.412.180
Nợ TK 154.: 1.952.535
Có TK 627 : 1.952.535.436
Sau khi đã xác định đối tượng tập hợp CPSX, kế toán tíên hành tổng hợp CPSX .
SƠ Đồ kế toán công tác tổng hợp CPSX của công ty
TK 152 TK 621 TK 154
1 5 xxx
TK 334,338 TK 622 TK 155
2a 6 xxx
8
TK111,112,331.. TK 627 2b 3 7
TK 214
4
xxx
1 : Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2a : Tiền lương và các khoản trích theo lương phân bổ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm
2b : Tiền lương và các khoản trích trên lương của nhân viên phân xưởng.
3 : Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
4 : Chi phí khấu hao Tài sản cố định
5 : Kết chuyển CPNVLTT
6 : Kết chuyển CPNCTT
7 : Kết chuyển chi phí sản xuất chung
8 : Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho .
2.2.2. Công tác kết toán tính giá thành sản phẩm ở công ty CP Dược TRAPHACO
2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành
Đối với công tác kế toán tính giá thành sản phẩm thì công việc đầu tiên quan trọng nhất là phải xác định được đối tượng tính gía thành. Đối tượng tính giá thành
nói chung trong các doanh nghiệp sản xuất là các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra cần tính giá thành .
Đối với công ty CP Dược TRAPHACO, do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn, mỗi một loại sản phẩm có quy cách sản xuất khác nhau, có nguyên liệu sản xuất khác nhau, do đó để phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX, công ty quyết định đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng, hay gọi là thành phẩm. Đó có thể là vỉ thuốc, lọ thuốc.
2.2.2.2. Kì tính giá thành
Do chu kì sản xuất sản phẩm ở công ty ngắn, công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, vô trùng, do đó để thuận tiện cho công tác tổ chức, hạch toán sản phẩm sản xuất ra, công ty xác định kì tính giá thành là hàng tháng, vào cuối tháng, kì tính giá thành phù hợp với hạch toán CPSX.
2.2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang
Như ta đã biết, việc xác định hợp lí đối tượng kế toán CPSX là tiền đề để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành. Trong thực tế một đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành, hoặc có nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể có một đối tượng kế toán tập hợp CPSX hay nhiều đối tượng tập hợp CPSX
Muốn tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, ta phải xác định được giá trị sản phẩm dở dang, từ đó giá thành sản phẩm mới được tính đúng đắn.
Tại công ty CP Dược TRAPHACO có quy trình công nghệ sản xuất khép kín, nguyên vật liệu được đưa vào đầu quy trình sản xuất theo các lệnh sản xuất. Mỗi hoá đơn xuất kho nguyên vật liệu theo từng lệnh sản xuất cụ thể trong tháng, vì vậy giá trị sản phẩm làm dở dang cuối tháng được xác định căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, và hoá đơn nhập kho thành phẩm.
Do đặc trưng sản phẩm của công ty là các loại thuốc uống do vậy rất khó xác đinh mức độ hoàn thành, và sản phẩm làm dở chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vậy nên việc đánh giá sản phẩm dở dang dựa trên chi phí NVL trực tiếp mà không căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở.Cuối tháng, căn cứ vào các lệnh sản xuất, phiếu xuất kho vật liệu, phiếu nhập kho và thanh toán lô mẻ sản xuất để tập hợp chi phí theo lệnh sản xuất. Giá trị sản phẩm dở là những chi phí NVL xuất ra để sản xuất những sản phẩm thuộc lô mẻ sản xuất chưa nhập kho trong tháng.Từ số liệu này kế toán cập nhật vào máy để vào TK154 làm cơ sở tính giá thành. Ví dụ : Trong tháng 12, căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho sản phẩm viên sáng mắt: - Tổng hợp phiếu theo lệnh SKS 45 +46 + 47: số tiền : 63.171.442
Tổng hợp phiếu theo lệnh SKS 50 +51 + 52: số tiền : 45.630.458
Tổng hợp phiếu theo lệnh SKS 53 +54 : số tiền : 42.603.970
Tổng cộng : 151.370.615
Trong tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm theo lệnh SKS 45 + 46 + 47, SKS 50 +51 +52 trị giá : 108.801.900. Như vậy, chi phí dở dang cuối kì của sản phẩm là chi phí NVL xuất ra để sản xuất Viên sáng mắt theo lênh SKS 53 + 54 chưa nhập kho thành phẩm trị giá : 42.568.715.
2.2.2.4. Phương pháp tính giá thành
Công ty sản xuất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có nguyên liệu riêng, thiết bị riêng, nhưng công ty vẫn áp dụng một phương pháp tính giá thành đó là phương pháp tính giá thành giản đơn. Cuối tháng, căn cứ vào kết quả tập hợp CPS X và các số liệu, tài liệu liên quan, kế toán tính giá thành đơn vị của từng sản phẩm theo khoản mục giá thành sản phẩm của công ty bao gồm những khoản mục sau :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), Chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Sau khi tính được giá thành theo từng khoản mục, kế toán xác định giá thành đơn vị theo công thức :
Giá thành đơn vị
sản phẩm
Tổng số giá thành các khoản mục
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho
Ví dụ : Sản phẩm viên sáng mắt
Chí phí về NVLTT : 108.766.645
Dư đầu kì : 0
Phát sinh trong kì : 151.370.615
Dở dang cuối kì : 42.603.970
Chi phí nhân công trực tiếp : 12.070.786
Chi phí sản xuất chung : 117.600.823,5.
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho : 58.505
Đơn giá NVL :1859,1
Đơn giá TL : 206,3
Đơn giá KH và CP khác : 2010
Giá thành đơn vị sản phẩm viên sáng mắt
=
ĐGTL + ĐGVL + ĐGKH và CP khác
=
1859,1 + 206,3 + 2010 =4.075,4 (đ)
Các sản phẩm khác cũng được tính tương tự như vậy. Ta có Bảng tính giá thành sản phẩm < Biểu số13)
2.2.2.5. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm mặt hàng Viên sáng mắt.
Theo số liệu về sản lượng và giá thành thực hiện mặt hàng Viên sáng mắt của tháng 12 năm 2001 và tháng 12 năm 2002 ta có :
Tên SP
Sản lượng
Giá thành đơn vị
Tổng giá thành
Q0
Q1
Z0
Z1
Q0Z0
Q1 Z0
Q1Z1
Viên sáng mắt
56.500
58.505
4.150
4.075
234475000
242795750
238407875
Để cung cấp thông tin tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của sản phẩm viên sáng mắt ta thấy:
Q1Z1 - Q1 Z0 = 238407875 - 242795750 =- 4.387.875
Q1Z1 238407875
x 100 = x 100 =98,19%
Q1 Z0 242795750
Q0: Sản lượng năm trước
Q1 : : Sản lượng năm nay
Z0 : Giá thành đơn vị năm trước
Z1 : : Giá thành đơn vị năm nay
Q1Z1 , Q1 Z0 Tổng giá thành năm nay , năm trước
Như vậy ta thấy tổng giá thành sản phẩm Viên sáng mắt tháng 12-2002 so với giá thành gốc quy đổi theo sản lượng thực tế của năm ngoái giảm 4.387.875 đồng tương ứng (1,87% ) Việc giảm giá thành là do sản lượng mặt hàng Viên sáng mắt kì thực tế so với kì gốc tăng 2.005 sản phẩm trong khi giá thành đơn vị lại giảm 75 đồng (4075 - 4150=-75 ). Đây là một cố gắng lớn của công ty trong việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Đây là biểu hiện tốt, công ty cần phát huy không chỉ ở sản phẩm Viên sáng mắt mà còn ở tất cả các sản phẩm của công ty. Cũng qua đó công ty cần chú trọng hơn trong việc phân tích chi phí, nhằm tìm ra biện pháp tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
.
Chương 3
Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán cpsx và tính giá thành sản phẩm tại công ty cp dược và tbvtyt traphaco
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để thu được lợi nhuận , làm sao để không ngừng tăng lợi nhuận. Một trong những vấn đề cơ bản được các doanh nghiệp chú ý đó là tiết kiệm CPSX hạ giá thành sản phẩm ,tăng lợi nhuận để tồn tại trong cơ chế thi trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Muốn vậy, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phải được xác định là công tác trọng tâm, then chốt và được thực hiện tốt .
Qua thời gian thực tập tại công ty cp dược và tbvtyt Traphaco tìm hiểu, nghiên cứu nhiều vấn đề, đặc biệt chú trọng quan tâm, nghiên cứu về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty em đã nắm được một số vấn đề cơ bản, những ưu điểm, hạn chế đang tồn tại trong công tác này. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đề xuất để góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
3.1. Nhận xét về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Cùng vơí những thăng trầm của lịch sử, sự chi phối của cơ chế thị trường, sự khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh, hiện nay công ty đã trở nên lớn mạnh có nhiều đổi mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự tăng lên rõ rệt về hệu quả kinh tế và hiệu quả quản lí, sự thay đổi, sự lớn mạnh trong công tác kế toán đặc biệt là những ưu điểm đạt được trong kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm .
3.1.1. Những ưu điểm
Là một công ty có quy mô tương đối lớn, qua một thời gian dài công tác kế toán tại công ty đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu quản lí SXKD, phát huy vai trò giám đốc bằng tiền vối các hoạt động diễn ra ở DN. Trong quá trình tồn tại và phát triển về công tác kế toán, công ty luôn cố gắng thực hiện theo đúng quy định, đúng chế độ kế toán, chuẩn mực đã ban hành, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, làm cho công tác kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn hiệu quả, khoa học, hợp lí . Những ưu điểm nổi bật đáng chú ý :
Về đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành một cách khoa học, hợp lí . Kì tập hợp CPSX cũng như kì tính gía thành sản phẩm là hàng tháng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra CPSX một cách khoa học, đúng đắn, kịp thời phát hiện nguyên nhân gây lãng phí, từ đó đề ra biện pháp tích cực, cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp để xây dựng các định mức tiêu hao, các kế hoạch sản xuất cho kì tới .
Về hình thức trả lương
Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm hoàn thành dã đảm bảo gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả và thời gian làm việc của họ góp phần khuyến khích tinh thần lao động và ý thức tiết kiệm trong sản xuất của công nhân và từ đó nâng cao năng suất lao động trong toàn công ty.
Về việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán
Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING phục vụ cho công tác kế toán với trang thiết bị sử dụng cho công tác này phong phú và hiện đại đã thực sự mang lại hiệu quả cao, góp phần tiết kiệm chi phí về lao động sống cho phòng kế toán nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung.
Khi chưa có sự trợ giúp của hệ thống máy tính thì công việc tổng hợp số liệu vào các sổ kế toán có liên quan vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm rất vất vả. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ về tin học, sự trợ giúp của hệ thống máy tính đã làm giảm rất nhiều công việc và tăng độ chính xác, độ tin cậy của thông tin lên rất nhiều
Về tổ chức bộ máy kế toán
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhất là trong cơ chế thi trường, Công ty đã tăng cường công tác quản lí kinh tế quản lí sản xuất trước tiên là quản lí CPSX và giá thành sản phẩm. Đội ngũ kế toán công ty đã đáp ứng yêu cầu về công việc. Việc phân công trách nhiệm giữa kế toán trưởng và kế toán tổng hợp thể hiện sự chuyên môn hóa cao trong công việc. Nhân viên kế toán trong công ty có trình độ, có kiến thức nghề nghiệp cao, đã làm cho công tác kế toán trở nên có hiệu quả hơn.
3.1.2 . Nhược điểm
Không sử dụng TK 153 - Công cụ dụng cụ
Trong quá trình sản xuất, không thể thiếu tư liệu lao động là công cụ dụng cụ Công ty CP Dược và TBVTYT Traphaco là công ty chuyên sản xuất, công cụ dụng cụ không thể thiếu bao gồm các loại như bao bì vật liệu, dụng cụ bảo hộ lao động (găng tay , khẩu trang ). Kế toán công ty không sử dụng TK153 để theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho của công cụ dụng cụ, mà sử dụng ngay TK6273 – để theo công cụ dụng cụ. Đây là vấn đề tuy nhỏ nhưng công ty cũng nên lưu ý sửa chữa lại để công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn. Bởi vì việc theo dõi chung hai đối tượng kế toán trên cùng một TK gây ra nhiều khó khăn cho việc kiểm tra đối chiếu các chi phí phát sinh , việc quản lí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ không được tách bạch .
Về trích bảo hiểm y tế
Chế độ kế toán hiện hành quy định các khoản trích trên tiền lương cơ bản như sau : BHXH trích 15% trên tiền lương cơ bản , BHYT trích 2% trên tiền lương cơ bản, và KPCĐ trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả công nhân viên và phải tính vào CPSX. Song thực tế khoản trích BHYT chỉ được công ty trích vào hai đợt trong năm khi có đợt mua BHYT. Việc trích BHYT như vậy là không đúng chế độ, nó làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của tháng có mua bảo hiểm không phản ánh đúng, ảnh hưởng đến việc quản lí và phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX
Tại công ty, tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh vào tháng nào thì được tính luôn vào chi phí nhân công trực tiếp của tháng đó. Điều này chưa hợp lí vì trên thực tế việc nghỉ phép của công nhân sản xuât phát sinh và xảy ra không đều đặn giữa các tháng, có tháng công nhân nghỉ phép nhiều, có tháng công nhân nghỉ phép ít,và thường dồn vào những dịp lễ, tết,...Điều này không những gây khó khăn cho việc bố trí công nhân sản xuất mà còn làm biến động về khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm, làm cho giá thành sản phẩm không được phản ánh một cách chính xác.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cp Dược và tbvtyt Traphaco.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cp Dược và TBVTYT Traphaco. Em nhận thấy, nói chung về cơ bản công tác kế toán đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu của quản trị doanh nghiệp, đúng chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế tồn tại, nếu khắc phục sẽ giúp cho công tác kế toán nói chung và công tác này nói chung sẽ hoàn thiện hơn và góp phần thúc đẩy Công ty ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Dưới góc độ là một sinh viên thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn nêu ý kiến của mình về phương hướng nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công t
Về TK sử dụng để hạch toán công cụ dụng cụ
Theo chế độ kế toán hiện hành, để quản lí, theo dõi, phản ánh tình hình nhập xuất – tồn kho công cụ dụng cụ, kế toán phải sử dụng TK153 Công cụ dụng cụ . Mở chi tiết thành 3 TKcấp 2 là: TK1531 – Công cụ dụng cụ
TK1532 – Bao bì luân chuyển
TK1533 – Đồ dùng cho thuê
Tại Công ty, công cụ dụng cụ bao gồm rất nhiều như các loại bao bì chứa nguyên vật liệu, các công cụ bảo hộ lao động như gang tay, quần áo
Trên thực tế hiện nay, do phần mềm kế tốan áp dụng tại công ty thì mã TK tối đa là 8 kí tự trong khi đó nguyên vật liệu tại công ty đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, nên khi mã hoá nếu tách TK152 và TK153 thì không đủ kí tự, do đó kế toán công ty không sử dụng TK153 mà sử dụng TK6273 để theo dõi công cụ dụng cụ. Mặc dù Công ty đã lập mã vật tư chi tiết cho từng loại nhưng vẫn nên sử dụng TK153-Công cụ dụng cụ đẻ theo dõi, để quản lí, theo dõi, phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho công cụ dụng cụ, vì mỗi một đối tượng kế toán chỉ phản ánh trên một TK cụ thể
Việc trích BHYT
Theo chế độ kế toán hiện hành ,các doanh nghiệp phải lập quỹ BHYT để phục vụ cho việc chăm sóc , bảo vệ sức khoẻ của cán bộ công nhân viên
Các khoản trích trên lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) phải được tiến hành trích hàng tháng, nó không chỉ ý nghiã trong việc xác định CPSX chính xác mà còn đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tỉ lệ trích BHYT hiện hành là 3% trên tiền lương cơ bản trong đó 2% tính vào CPSX kinh doanh trong kì và 1% trừ vào thu nhập của người lao động .
Hiện nay, ở công ty, việc tính bảo hiểm y tế chỉ được tiến hành hai đợt trong năm khi có kì mua bảo hiểm. Việc tính như vậy làm cho chi phí ở tháng có trích bảo hiểm bị dội lên bất thường so với các tháng khác. Như vậy dẫn đến phản ánh không đúng CPSX phát sinh trong kì, không đúng CPSX tính vào giá thành và không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Nếu doanh nghiệp hàng tháng trích BHYT tính vào chi phí được tiến hành theo định khoản
Nợ TK 622, TK 627, TK 641, TK 642, phần trích vào chi phí 2%
Nợ TK 334, phần tính vào thu nhập của người lao động
Có TK 338(4) Tổng số bảo hiểm y tế phải trích
Và số liệu BHYT , chi phí nhân công trực tiếp CPSX theo phương án đề nghị có sự thay đổi( Biểu số 14)
So sánh kết quả ở hai phương án ( có trích BHYT và không trích BHYT) ta thấy có sự chênh lệch rõ ràng
TK Có
TK Nợ
TK 338
(3382,3383, 3384)
phương án của công ty
TK 338
(3382,3383, 3384)
phương án mới
Chênh lệch
TK 622
6.039.280
9.124.564
3.085.284
TK 627
11.881.522
17.747.530
5.866.008
Cộng sản xuất
17.920.802
26.872.094
8.951.292
TK641
24.912.699
37.658.731
12.746.032
TK642
26.622.633
40.223.326
13.600.693
Tổng cộng
69.456.134
104.754.151
35.298.017
Hạch toán chi phí sản xuất chung
Trong phần chi phí sản xuất chung, tại khoản chi phí nhân viên phân xưởng , kế toán công ty đã hạch toán vào đó khoản chi chuyển giao công nghệ, tức là có một số sản phẩm của công ty sản xuất nhưng không phải do công ty sáng chế ra công thức sản xuất mà công ty phải mua bản quyền sáng chế, vì vậy khi tiến hành sản xuất công ty trích một khoản chi phí nhất định vào sản phẩm đó. Việc hạch toán như vậy làm cho chi phí nhân viên phân xưởng trong tháng dội lên và cao hơn cả chi phí nhân công trực tiếp, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Công ty nên hạch toán chi phí mua bản quyền sáng chế riêng biệt, tách bạch so với chi phí nhân viên phân xưởng , đảm bảo cho khoản chi phí này được phản ánh đúng đắn .
4. Thay đổi hình thức kế toán.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chứng từ, tuy sử dụng tốt nhưng khối lượng ghi chép sổ kế toán nhiều, mặc dù công ty đã ứng dụng máy vi tính vào trong kế toán nhưng vẫn phải sử dụng kết hợp kế toán thủ công.
Theo em, công ty nên chuyển sang hình thức kế toán Nhật kí chung, hình thức này sẽ giảm bớt được khối lượng ghi chép cho kế toán và nó thích hợp với công tác kế toán máy trong công ty.
Chứng từ gốc
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung
Sổ nhật kí chung
Sổ nhật kí đặc biệt
Sổthẻ kế tốan chi tiết
Bảngtổng hợp chi tiết
Sổ cái TK
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng,
hoặc định kì
đối chiếu
Báo cáo tài chính
Về công tác lập bảng tính giá thành theo khoản mục
Để đơn giản hơn trong công tác tính giá thành sản phẩm, theo em, công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm theo mẫu sau (Biểu số15) nhằm đẩm bảo cho công tác kế toán quản trị , giúp cho nhà quản trị trong công ty nắm được tình hình thực hiện gía thành kế hoạch và từ đó quản lí chi phí một cách hợp lí hơn.
Ví dụ giá thành các sản phẩm trong công ty tháng 12 –2002 sẽ được lập như sau
Những sản phẩm có chi phí dở đầu kì hoặc cuối kì được lập chung một bảng, những sản phẩm khác được lập chung vào một bảng. Nhìn vào bảng ta thấy rõ sản phẩm nào có chi phí dở từ đó tìm ra biện pháp quản lí các sản phẩm đó
6. Hạch toán chi phí và tính giá thành theo Kế toán Tài chính
Việc hạch toán chi phí và tính giá thành theo Kế toán Tài chính khác biệt hơn so với Kế toán quản trị. Nếu kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp thì đối tượng cung cấp thông tin của Kế toán Tài chính lại rộng hơn. Trong kế toán Tài chính, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng cho nhu cầu tính giá thành phẩm, nó đưa ra thông tin khái quát cho doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình kinh doanh. Do vậy mà việc tập hợp chi phí và tính giá thành rất đơn giản. Cuối kì chỉ cần biết tồn kho thành phẩm, biết được giá vốn hàng bán là bao nhiêu thì ta sẽ biết được giá thành của toàn bộ thành phẩm .
Việc tập hợp chi phí được mô tả qua sơ đồ sau
1 : Kết chuyển CPNVLTT
2 : Kết chuyển CPNCTT
3 : Kết chuyển chi phí sản xuất chung
4 : Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho
5 : Giá vốn hàng bán
Đối với công tác tính giá thành sản phẩm, dựa vào các định mức về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh sản xuất cho từng sản phẩm, từ đó tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Cách tính này đơn giản hơn mà vẫn phản ánh được các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về giá thành sản phẩm, phục vụ thiết thực trong công tác lập các báo cáo tài chính
Ví dụ trong tháng ta có các định mức về chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm và chi phí thực tế phát sinh
Gọi chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh trong tháng là V1.
Theo kế hoạch CPNVLTT là V0
Vật liệu xuất dùng cho sản phẩm A. = Đơn giá định mức NVL x Số lượng SP =va
Vật liệu xuất dùng cho sản phẩm B = Đơn giá định mức NVL x Số lượng SP =vb
Vật liệu xuất dùng cho sản phẩm C = Đơn giá định mức NVL x Số lượng SP =vc
va
Tỉ lệ vật liệu xuất dùng cho SP A theo kế hoạch = x 100 = a%
V0
vb
Tỉ lệ vật liệu xuất dùng cho SP B theo kế hoạch = x 100 = b%
V0
vc
Tỉ lệ vật liệu xuất dùng cho SP C theo kế hoạch = x 100 = c%
V0 100%. Từ số liệu đó ta tính được chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho các sản phẩm theo công thức:
Vật liệu thực tế xuất dùng cho sản phẩm A : = V1 * a%
Vật liệu thực tế xuất dùng cho sản phẩm B : = V1 * b%
Vật liệu thực tế xuất dùng cho sản phẩm C : = V1 * c%
.Các sản phẩm khác tính tương tự
Gọi chi phí nhân công thực tế phát sinh trong tháng là N1
Theo kế hoạch chi phí nhân công là N0
CPNC của Sản phẩm A = Đơn giá định mức CPNC x Số lượng = na
CPNC của Sản phẩm B = Đơn giá định mức CPNC x Số lượng = nb
CPNC của Sản phẩm C = Đơn giá định mức CPNC x Số lượng = nc
na
Tỉ lệ CPNC của SP A theo kế hoạch = x 100 = x%
N0
nb
Tỉ lệ CPNC của SP B theo kế hoạch = x 100 = y%
N0
nc
Tỉ lệ CPNC của SP C theo kế hoạch = x 100 = z%
N0
100%
Ta có chi phi nhân công thực tế của từng sản phẩm được tính như sau:
Chi phí nhân công của sản phẩm A = N1 * x%
Chi phí nhân công của sản phẩm B = N1* x%
Chi phí nhân công của sản phẩm C = N1* z%
Các sản phẩm khác tính tương tự
Gọi chi phí sản xuất chung là S . Do chi phí này phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp cho nên trong tháng chi phí sản xuất chung của các sản phẩm được tính theo chi phí nhân công trực tiếp
S
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A= x (N1 * x%)
N1 S
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm B = x (N1 * y%)
N1
S
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A= x (N1 * z%)
N1
Cứ như vậy ta sẽ có được chi phí chung của các sản phẩm
Qua việc tính toán trên kế toán có thể lập bảng tính giá thành một cách đơn giản hơn . Ta có mẫu bảng tính giá thành theo mẫu sau:
Bảng tính gía thành đơn vị sản phẩm
Sản phẩm A Số lượng : m sản phẩm
Đơn vị
Khoản mục
Dư đầu kì
Phát sinh trong kì
Dư cuối kì
Tổng gía thành
Gía thành đơn vị
Cpnvltt
CPNCTT
CPSXC
Cộng
Trên đây là mốt số kiến nghị của em đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Kết luận
Trong nền kinh tế hiện nay việc tổ chức khoa học quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là một vấn đề đáng quan tâm. Việc tính đứng tính đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho doanh nghiệp hình dung ra bức tranh thực về hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Biến động tăng hoặc giảm chi phí phản ánh trình độ quản lí của doanh nghiệp, vấn đề phân tích tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động chi phí và giá thành sản phẩm sẽ cung cấp các thông tính cho kế toán quản trị giúp cho nhà quản trị đưa ra được quyết định đúng đắn về giá bán sản phẩm nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, góp phần đem lại sự phát triển của doanh nghiệp và cải thiện đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là vấn đề không thể thiếu được.
Công ty CP Dược &TBVTYT Traphaco là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất tương đối lớn, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng không thể thiếu được trong lý luận kinh tế và cả trong thực tiễn. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề thực tế em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty bên cạnh những ưu điểm đã đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế tồn tại cần khắc phục.
Bản luận văn tốt nghiệp này được trình bày kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ việc nhận thức những quan điểm đổi mới và những vấn đề tồn tại trong công tác kế toán của công ty, dựa trên những kiến thức đã học được cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo -Tiến sỹ Phạm Tiến Bình em đã đưa ra những đề xuất đã nêu ở trên nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng song do nhận thức có hạn và điều kiện thời gian còn hạn chế, bản luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết . Em mong nhận được sự sửa chữa, góp ý của thầy cô và các cô, các anh chị trong phòng tài vụ của công ty CP Dược &TBVTYT Traphaco để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn .
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán đặc biệt là thầy giáo Tiến sỹ - Phạm Tiến Bình và các cô, các anh chị phòng tài vụ của công ty CP Dược &TBVTYT Traphaco giúp em hoàn thành bản luận văn này trong khoa kế toán.
Hà nội ngày 25 tháng 4 năm 2003
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “ kế toán tài chính” trường đại học tài chính kế toán – nhà xuất bản Tài Chính- năm 2001.
2. Giáo trình “ lý thuyết và thực hành kế toán tài chính” chủ biên Tiến sỹ- Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản tài chính- năm 2001.
3. Giáo trình “ Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp” chủ biên Tiến sỹ- Nguyễn Thế Khải - nhà xuất bản Tài Chính- năm 2002.
4. Giáo trình “ kế toán quản trị” trường đại học tài chính kế toán – nhà xuất bản Tài Chính- năm 2002.
5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - nhà xuất bản Tài Chính- năm 1995.
6. Một số luận văn tham khảo.
7. Tài liệu thực tế tại công ty.
Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT401.doc