Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn tìm tòi, sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là biện pháp đúng đắn nhất để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán trong đó có kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được đặc biệt quan tâm
Qua thời gian thực tập tại công ty In Thống Nhất, em thấy công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của công ty về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa công ty cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn tồn tại. Đồng thời công ty cần tiếp tục đẩy mạnh tìm tòi, sáng tạo trong việc cải tiến công tác kế toán cho phù hợp với những đặc điểm của công ty nhưng vẫn tuân theo các quy định chung
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty In Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất thì kế toán nhập Phiếu lĩnh vật tư, Phiếu xuất giấy vào máy
Cách thức nhập vào máy như sau:
Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán hàng tồn kho" ở menu thứ nhất.
Khi menu thứ hai xuất hiện chọn “ Cập nhật số liệu".
Khi menu thứ ba xuất hiện chọn “ Phiếu xuất kho".
Sau khi xuất hiện màn hình nhập liệu kế toán tiến hành nhập liệu
Ví dụ: Ngày 04/12/2004 công ty xuất vật tư cho sản xuất, phòng kế toán nhận được Phiếu lĩnh vật tư như sau( xem mẫu 1):
Sau khi nhận được Phiếu lĩnh vật tư trên, kế toán vật tư tiến hành nhập vào máy như sau: Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán hàng tồn kho" ở menu thứ nhất. Khi menu thứ hai xuất hiện chọn “ Cập nhật số liệu". Rồi chọn “ Phiếu xuất kho ” ở menu thứ ba. Màn hình xuất hiện khung “ Chọn thời gian làm việc”. ở ô “ Từ ngày ” kế toán gõ 01/12/2004. ở ô “ Đến ngày ” kế toán gõ 31/12/2004. Sau đó ấn Enter. Khi đó trên màn hình xuất hiện 5 chứng từ được nhập cuối cùng. ấn ESC để quay ra màn hình nhập chứng từ. Tại nút “ Mới ” ấn Enter để nhập chứng từ mới. Kế toán lần lượt nhập dữ liệu vào
Tại dòng “ Loại phiếu xuất" kế toán gõ số 4 (vì vật tư này dùng cho sản xuất). Tại dòng “ Mã khách” kế toán gõ: INTN máy sẽ tự hiện lên: Công ty In Thống Nhất và ở dòng “ Địa chỉ ” máy cũng tự hiện: 107 Nguyễn Tuân. Tại dòng số phiếu xuất kế toán gõ: 390. Tại dòng “ Diễn giải" kế toán gõ : "Xuất cho phân xưởng máy" (Vì ở công ty phân xưởng In còn gọi là phân xưởng máy). Sau đó kế toán lần lượt cập nhật thông tin liên quan đến các vật tư
Tại cột “ Mã hàng" kế toán ấn Enter, trên máy sẽ xuất hiện bảng mã hoá từng loại vật tư. Kế toán chọn các mã vật tư phù hợp với các loại vật tư. Máy sẽ tự điền thông tin vào các cột “ Tên hàng" ; “ Đơn vị tính". Tại cột “ Số lượng" kế toán lần lượt gõ số lượng của từng loại vật tư. Tại cột “ TK Có": chương trình tự hiện lên các tài khoản tương ứng với các vật tư. Đó lần lượt là các TK: TK 1522, TK 1523, TK 1523, TK 1523, TK 153, TK 1523, TK 153. Tại cột “ TK nợ” kế toán lần lượt gõ các TK phản ánh khoản mục chi phí: TK 621,TK 621, TK621, TK 6272, TK 6272, TK 6272, TK6272. Sau khi nhập liệu xong kế toán ấn Enter để lưu chứng từ.
ở công ty, việc tính trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền trong đó đơn giá bình quân dùng để xác định trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho là đơn giá bình quân cả kỳ (đơn giá bình quân cố định). Đơn giá này được tính một lần vào cuối tháng. Trong tháng mỗi khi cập nhật các Phiếu lĩnh vật tư, Phiếu xuất giấy vào máy thì kế toán chỉ nhập vào cột “ Số lượng" còn 2 cột “ Giá VND ” và “ Tiền VND ” kế toán không nhập vào. Cuối tháng sau khi kế toán cập nhật tất cả chứng từ : Phiếu nhập vật tư, Phiếu lĩnh vật tư, Phiếu xuất giấy thì kế toán sẽ khai báo việc tính đơn giá bình quân cả kỳ (dùng để xác định trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho) vào máy vi tính. Việc khai báo được thực hiện như sau:
Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán hàng tồn kho" ở menu thứ nhất. Khi menu thứ hai xuất hiện, chọn “ Cập nhật số liệu" Rồi chọn “ Tính giá trung bình” ở menu thứ ba. Trên màn hình sẽ xuất hiện một khung để kế toán khai báo. Sau khi khai báo xong máy sẽ tự tính đơn giá bình quân cả kỳ theo công thức:
Đơn giá bình quân cả kỳ
=
Trị giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ
Số lượng vật tư tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật tư nhập trong kỳ
Đơn giá này tính cho từng loại vật tư đồng thời máy cũng tự tính : trị giá thực tế vật tư xuất kho trong tháng theo công thức:
Trị giá thực tế Đơn giá bình quân Số lượng
vật tư = cả kỳ của x vật tư xuất
xuất kho trong tháng vật tư đó dùng trong tháng
Đơn giá bình quân cả kỳ và trị giá thực tế vật tư xuất kho trong tháng sẽ được máy tự cập nhật vào các phiếu xuất kho
Giao diện của phiếu xuất kho trên máy (dùng để nhập liệu Phiếu lĩnh vật tư trên) vào cuối tháng như sau (đây là giao diện của phiếu xuất kho vào cuối tháng tức là sau khi máy đã tính đơn giá bình quân cả kỳ của từng loại vật tư và trị giá thực tế xuất kho của từng vật tư trong tháng và cập nhật các giá trị này vào phiếu xuất kho )
Sau khi kế toán nhập thông tin ở các chứng từ vào máy thì chương trình sẽ tự xử lý, liên kết các dữ liệu vào các sổ, báo cáo liên quan đến nguyên vật liệu. Kế toán có thể xem, in trực tiếp các sổ, báo cáo có liên quan như: Sổ cái TK 621( xem Biểu 1), Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
( xem Biểu 2 ), Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn ....
Ví dụ: Để xem Sổ cái TK 621 kế toán thực hiện như sau: Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ "Kế toán tổng hợp" ở menu thứ nhất; chọn “ Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ" ở menu thứ hai; sau đó chọn “ Sổ cái của 1 tài khoản" ở menu thứ ba. Trên màn hình xuất hiện khung chọn. ở ô tài khoản kế toán gõ 621, rồi gõ ngày, tháng, năm ở ô “ Từ ngày" và ô “ Đến ngày”. Sau đó ấn Enter thì sẽ xem được Sổ cái TK 621
2.2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT )
- Nội dung: CPNCTT bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất
CPNCTT ở công ty được trả theo hai hình thức lương: tiền lương trả theo sản phẩm và tiền lương trả theo thời gian. Ngoài ra còn có một số khoản khác: tiền lương làm việc khác, bồi dưỡng làm thêm giờ …
Tiền lương thực tế phải trả cho một công nhân
=
Tiền lương sản phẩm
+
Tiền lương thời gian
+
Các khoản khác (nếu có)
Trình tự tính lương ở công ty như sau:
+ Đối với lương sản phẩm: ở công ty có 3 phân xưởng trực tiếp sản xuất: phân xưởng Chế bản, phân xưởng In, phân xưởng Sách. Cách tính lương sản phẩm cho công nhân ở từng phân xưởng khác nhau
* ở phân xưởng In: nhân viên thống kê căn cứ vào Bảng kê sản phẩm in tính tiền lương cho từng loại sản phẩm. Rồi lập Bảng tổng hợp lương bộ phận in. Trên bảng này có thể hiện lương sản phẩm của từng máy sản xuất. Sau đó lập Bảng chia lương sản phẩm bộ phận in. Trên bảng này có lương sản phẩm của từng công nhân
Tiền lương sản phẩm của một công nhân phân xưởng In
=
Tổng tiền lương các loại sản phẩm do công nhân đó sản xuất
Tiền lương 1 loại sản phẩm được tính theo công thức sau:
Tiền lương của một loại sản phẩm = Số lượng sản phẩm sản xuất x Hệ số ngắn dài (nếu có) x Hệ số kỹ thuật (nếu có) x Hệ số chồng màu (nếu có) x Hệ số giấy (nếu có) x Đơn giá lương của máy sản xuất ra sản phẩm đó
Cần lưu ý rằng: Số lượng sản phẩm sản xuất trong công thức tính tiền lương của 1 loại sản phẩm ở trên là số lượng sản phẩm đã đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng sau khi qua kiểm tra ở bộ phận KCS
* ở phân xưởng Sách: Hàng ngày nhân viên thống kê căn cứ vào sổ ghi năng suất cá nhân của mỗi công nhân tính ra mức sản lượng sản xuất ra trong một ngày. Đồng thời nhân viên sẽ căn cứ vào công suất của từng máy, đặc điểm của tài liệu … để tự tính ra mức sản lượng một giờ. Từ đó tính ra số giờ định mức một ngày; số giờ định mức một tháng
Số giờ định mức một ngày
=
Sản lượng trong một ngày
Mức sản lượng một giờ
Số giờ định mức một tháng
=
Tổng số giờ định mức một ngày của các ngày trong tháng
Từ đó tính tiền lương của 1 loại sản phẩm theo công thức sau:
Tiền lương của một loại sản phẩm
=
Số giờ định mức 1 tháng
x
Đơn giá tiền lương của máy
Từ đó tính tiền lương sản phẩm của 1 công nhân phân xưởng Sách:
Tiền lương sản phẩm của một công nhân phân xưởng Sách
=
Tổng tiền lương các loại sản phẩm do công nhân đó sản xuất
* ở phân xưởng Chế bản: tiền lương sản phẩm của công nhân phân xưởng Chế bản được tính như sau:
Tiền lương sản phẩm của một công nhân phân xưởng chế bản
=
Tổng số giờ định mức sản phẩm trong tháng
x
Đơn giá lương một giờ
Trong đó:
Tổng số giờ định mức sản phẩm trong tháng được tính căn cứ vào các Phiếu sản xuất do phòng sản xuất lập
+ Đối với lương thời gian: Công thức tính lương thời gian cho công nhân ở từng phân xưởng trực tiếp sản xuất giống nhau
Tiền lương thời gian của một công nhân
=
Hệ số lương của công nhân đó
x
Mức lương tối thiểu
x
Số ngày công thực tế
Số ngày công đủ
ở công ty: Mức lương tối thiểu: 290.000 (đồng), Số ngày công đủ: 24 ngày
Số ngày công thực tế của mỗi công nhân được tính căn cứ vào bảng chấm công
Lương thời gian cho từng công nhân ở các phân xưởng trực tiếp sản xuất gồm các loại: loại 70 % lương thời gian; loại 100 % lương thời gian.
Loại 70 % lương thời gian tính cho công nhân ở những ngày mà máy của họ bị hỏng và họ tham gia phụ sửa chữa. Loại 100 % lương thời gian tính cho công nhân ở những ngày mà máy của họ hoạt động bình thường. Trường hợp máy của người công nhân bị hỏng và họ không tham gia phụ sửa chữa thì trong những ngày đó họ không được tính lương thời gian
Đối với các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ công ty trích theo đúng chế độ hiện hành
Khoản BHXH: công ty trích 20 % theo lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động; trong đó 15 % tính vào chi phí kinh doanh của công ty, 5 % người lao động phải nộp
Khoản BHYT: công ty trích 3% theo lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động; trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh, 1% người lao động phải nộp
Khoản KPCĐ: công ty trích 2% theo tiền lương thực tế của người lao động tính vào chi phí kinh doanh của công ty
Kế toán tiền lương sau khi nhận được các tài liệu có liên quan như: Bảng chấm công, Bảng chia lương sản phẩm của từng bộ phận sẽ tính các khoản trích theo lương
ở công ty có tiến hành tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên vào 2 đợt trong tháng
Ví dụ minh hoạ:
Tính lương cho ông Nguyễn Thanh Tùng (cấp bậc thợ 1,78) ở tổ máy 1 phân xưởng In tháng 12 năm 2004 như sau:
+ Đối với tiền lương thời gian: nhân viên thống kê căn cứ vào Bảng chấm công để tính tiền lương thời gian cho ông Tùng :
Căn cứ vào Bảng chấm công nhân viên thống kê tính ra :
Loại 70 % lương thời gian của ông Tùng là: 15.000 (đồng)
Loại 100 % lương thời gian của ông Tùng là: 0 (đồng)
Như vậy tổng lương thời gian của ông Tùng tháng 12 năm 2004 là:
15.000 + 0 = 15.000 (đồng)
+ Đối với lương sản phẩm: nhân viên thống kê căn cứ vào Bảng kê sản phẩm để lập Bảng tổng hợp lương bộ phận in, Bảng chia lương sản phẩm bộ phận in.
Trong tháng ông Tùng thực hiện 2 công việc : lên bản và in. Như vậy là sản xuất 2 loại sản phẩm. Cho nên:
Lương sản phẩm của ông Tùng
=
Lương lên bản của ông Tùng
+
Lương in của ông Tùng
Trong tháng 12 : Lương lên bản của ông Tùng là: 44.900 (đồng)
Lương in của ông Tùng là : 513.300 (đồng)
Như vậy lương sản phẩm của ông Tùng tháng 12 năm 2004 là:
44.900 + 513.300 = 558200 (đồng )
+ Đối với các khoản khác: trong tháng 12 ông Tùng có:
Tiền lương làm việc khác: 62.100 (đồng )
Như vậy các khoản khác trong tháng 12 của ông Tùng là: 62.100 (đồng )
Tổng số tiền lương thực tế ông Tùng nhận được trong tháng 12 là:
15.000 + 558.200 + 62.100 = 635.300 (đồng )
* Tính các khoản trích theo lương của ông Tùng:
Hệ số lương của ông Tùng là: 1,78
Mức lương tối thiểu: 290.000 (đồng)
Trong tháng 12 các khoản phụ cấp khác của ông Tùng là : 0 ( đồng)
Như vậy lương cơ bản của ông Tùng trong tháng 12 là:
1,78 x 290.000 + 0 = 516.200 ( đồng )
Các khoản trích theo lương của ông Tùng tháng 12 năm 2004:
BHXH = 5 % x 516.200 = 25.810 (đồng)
Kế toán làm tròn khoản trích BHXH = 25.800 (đồng)
BHYT = 1 % x 516.200 = 5.162 (đồng)
Kế toán làm tròn khoản trích BHYT = 5100 (đồng)
KPCĐ = 1% x 635.300 = 6.353 ( đồng )
Kế toán làm tròn khoản trích KPCĐ = 6.300 ( đồng )
Trong tháng 12 năm 2004, công ty đã tạm ứng cho ông Tùng :
đợt 1 : 160.000 (đồng ) ; đợt 2 : 115.400 (đồng ) . Ngoài ra trong tháng ông Tùng được nhận khoản ăn ca là : 75.000 (đồng )
Như vậy đến cuối tháng ông Tùng nhận được số tiền là :
635.300 - 25.800 - 5.100 - 6.300 - 160.000 – 115.400 + 75.000 = 397.700 (đồng )
Các công nhân khác tính tương tự
Như vậy khi tập hợp CPNCTT kế toán sử dụng các chứng từ: Bảng chấm công, Bảng kê sản phẩm hoàn thành, Bảng tổng hợp lương, Bảng chia lương sản phẩm …
Về tài khoản kế toán: để kế toán CPNCTT kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Vì đến cuối kỳ, kế toán phải nhập bút toán phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ vào máy nên sau khi tính được tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương của họ kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH rồi dùng bảng này nhập vào máy. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH do kế toán lập thể hiện ở Biểu 3.1 và Biểu 3.2. (Chú ý rằng Biểu 3.1 và Biểu 3.2 là bảng do kế toán lập và dùng bảng này nhập vào máy chứ không phải là Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được in ra từ máy). Cách nhập bảng này vào máy như sau: Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán tổng hợp" ở menu thứ nhất. Khi xuất hiện menu thứ hai chọn “ Cập nhật số liệu". Rồi chọn “ Phiếu kế toán" ở menu thứ ba. Sau khi xuất hiện giao diện của Phiếu kế toán, kế toán lần lượt nhập các thông tin vào
Tại dòng “ Số chứng từ " kế toán gõ : I12. ở cột “ TK ” kế toán lần lượt gõ các tài khoản vào. ở cột “ Tên tài khoản" máy tự hiện lên tên các tài khoản tương ứng. ở cột “ Mã khách" tại mỗi dòng trong cột kế toán đều gõ: INTN. Máy sẽ tự hiện lên ở các dòng trong cột “ Tên khách hàng" là: Công ty in Thống Nhất. ở các cột “ PS nợ VND"; “ PS có VND" kế toán lần lượt nhập số tiền tương ứng. ở cột “ Diễn giải" kế toán nhập nội dung bút toán. Sau khi nhập liệu xong vệt sáng trên màn hình nhập liệu dịch chuyển đến nút “Lưu" kế toán ấn Enter để lưu chứng từ.
Giao diện nhập liệu của Phiếu kế toán như trang bên.
Sau khi hoàn thành việc nhập liệu, kế toán có thể xem, in trực tiếp các sổ, báo cáo kế toán có liên quan như: Sổ cái TK 622 (xem Biểu 4), Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (xem Biểu 5 ), Sổ chi tiết TK 622 …
Ví dụ: Để xem Sổ cái TK 622 kế toán thực hiện như sau:
Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán tổng hợp" ở menu thứ nhất; chọn “ Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ" ở menu thứ hai; sau đó chọn “ Sổ cái của 1 tài khoản" ở menu thứ ba. Trên màn hình xuất hiện khung chọn. ở ô “ Tài khoản” kế toán gõ: 622, rồi gõ ngày, tháng, năm ở ô “ Từ ngày" và ô “ Đến ngày”. Sau đó ấn Enter thì sẽ xem được Sổ cái TK 622
2.2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC )
- Nội dung: CPSXC là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng
CPSXC ở công ty bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê gia công, chi phí thuê láng bóng, phun bóng, chi phí bồi dưỡng cho công nhân làm ca 3, chi phí thiết kế maket, chế bản, sửa chữa điện tử và một số khoản chi phí khác
Để kế toán CPSXC kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
ở công ty in Thống Nhất, CPSXC có liên quan đến các phần hành kế toán khác: phần hành kế toán vốn bằng tiền, phần hành kế toán vật tư ... Do đó CPSXC đã được cập nhật trong quá trình nhập dữ liệu ở các phần hành kế toán khác như khi cập nhật các chứng từ về tiền mặt, chứng từ về xuất vật tư …
* Nội dung kế toán tập hợp các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng:
- Nội dung: Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng
Đối với bộ phận nhân viên phân xưởng, công ty cũng áp dụng hai hình thức trả lương: tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm
Tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên phân xưởng
=
Tiền lương thời gian của nhân viên phân xưởng
+
Tiền lương sản phẩm của nhân viên phân xưởng
+
Các khoản phụ cấp
(nếu có)
Trong đó:
Tiền lương thời gian của nhân viên phân xưởng
=
Hệ số lương của nhân viên đó
x
Mức lương tối thiểu
x
Số ngày công thực tế của nhân viên đó
Số ngày công đủ
Mức lương tối thiểu: 290.000 (đồng)
Số ngày công đủ: 24 (ngày)
Tiền lương sản phẩm của nhân viên phân xưởng
=
Tổng lương sản phẩm của phân xưởng đó
+ 1
x
Tiền lương thời gian của nhân viên phân xưởng
Tổng lương thời gian của phân xưởng đó
Việc tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự như việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Hàng ngày tại từng phân xưởng theo dõi số ngày công thực tế của nhân viên phân xưởng trên Bảng chấm công. Cuối tháng các phân xưởng gửi Bảng chấm công lên phòng tổ chức. Dựa vào Bảng chấm công phòng tổ chức sẽ tính tiền lương thời gian của nhân viên phân xưởng. Sau đó tính tiền lương sản phẩm của nhân viên phân xưởng. Từ đó tính tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên phân xưởng.
- Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí nhân viên phân xưởng, kế toán sử dụng TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
- Kế toán tiền lương dựa vào các chứng từ có liên quan tính các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng rồi tập hợp vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Sau khi kế toán nhập bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào máy chương trình sẽ tự động tập hợp, xử lý liên kết số liệu. Kế toán có thể xem, in các sổ sách, báo cáo có liên quan như: Bảng kê chứng từ của TK 6271 (xem Biểu 6 ) …
Ví dụ: Để xem : Bảng kê chứng từ của TK 6271 kế toán thực hiện như sau: Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán tổng hợp” ở menu thứ nhất, chọn “ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh” ở menu thứ hai. Sau đó chọn “ Bảng kê chứng từ của 1 TK” ở menu thứ ba. Trên màn hình xuất hiện khung chọn. ở ô “ Tài khoản” kế toán gõ: 6271. Rồi gõ ngày, tháng, năm ở ô “ Từ ngày” và ô “ Đến ngày”. Sau đó ấn Enter thì xem được: Bảng kê chứng từ của TK 6271
+ Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất:
- Nội dung: chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất bao gồm chi phí về vật liệu và dụng cụ sản xuất sử dụng cho phục vụ và quản lý sản xuất tại các phân xưởng như băng dính, hồ dán, lưỡi dao, vòng bi …
- Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí vật liệu kế toán sử dụng TK 6272 - Chi phí vật liệu; để kế toán chi phí dụng cụ sản xuất kế toán sử dụng TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
- Việc tính trị giá vốn vật liệu và dụng cụ sản xuất sử dụng cho phục vụ và quản lý sản xuất tại các phân xưởng cũng theo phương pháp bình quân gia quyền như đã nêu ở phần tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khi xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho phục vụ và quản lý sản xuất tại các phân xưởng, công ty cũng sử dụng chứng từ là: Phiếu lĩnh vật tư. Sau khi kế toán nhập Phiếu lĩnh vật tư vào máy, chương trình sẽ tự động tập hợp vào các sổ, báo cáo có liên quan như: Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ ( xem Biểu 2); Bảng kê chứng từ của TK 6272 (xem Biểu 7); Bảng kê chứng từ của TK 6273 (xem Biểu 8) … Để xem các sổ, báo cáo trên kế toán thực hiện các thao tác tương tự như đã trình bày
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
- Nội dung: Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm khấu hao của tất cả các TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất
- Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- TSCĐ ở công ty bao gồm nhiều loại khác nhau: máy in, máy cắt nhãn, máy đóng ghim sách, bơm nén khí …
- TSCĐ ở công ty được hình thành từ các nguồn: nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn khác. TSCĐ được theo dõi trên Sổ TSCĐ. Sổ này được mở để theo dõi: Bộ phận sử dụng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao, giá trị còn lại
- Về tỷ lệ khấu hao: tuỳ từng loại TSCĐ mà tỷ lệ khấu hao khác nhau. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ ở công ty gồm các tỷ lệ sau: 5%, 8%, 12%, 15%, 20%
- Việc tính và trích khấu hao TSCĐ ở công ty được tiến hành hàng tháng, kế toán căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ để tính ra số khấu hao của từng TSCĐ. Phương pháp tính khấu hao ở công ty là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Kế toán khấu hao TSCĐ theo công thức sau:
Số khấu hao TSCĐ phải trích trong năm
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
Số khấu hao TSCĐ phải trích một tháng
=
Số khấu hao TSCĐ phải trích trong năm
12
- Sau khi tính được số khấu hao của từng TSCĐ, kế toán tổng hợp số khấu hao của các TSCĐ sử dụng ở các phân xưởng và nhập số liệu tổng hợp đó vào máy. Cách nhập như sau:
Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán tổng hợp”, ở menu thứ nhất, chọn “ Cập nhật số liệu" ở menu thứ hai, rồi chọn “ Phiếu kế toán" ở menu thứ ba. Khi giao diện nhập liệu của “ Phiếu kế toán" xuất hiện kế toán lần lượt nhập các thông tin vào. Giao diện nhập liệu của “ Phiếu kế toán" đã trình bày trong phần kế toán CPNCTT. Cách nhập dữ liệu vào Phiếu kế toán cũng tương tự như đã trình bày
- Sau khi kế toán nhập liệu xong chương trình sẽ tự động tập hợp vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ cái TK 214, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ( xem Biểu 9), Bảng kê chứng từ của TK 6274 (xem Biểu 10) …
+ Chi phí thuê gia công, chi phí thuê láng bóng, phun bóng
- Nội dung: Chi phí thuê gia công, chi phí thuê láng bóng, phun bóng bao gồm các chi phí phát sinh khi công ty thuê cá nhân hoặc các đơn vị khác gia công, láng bóng, phun bóng
- Tài khoản sử dụng : Để kế toán chi phí thuê gia công kế toán sử dụng TK 6275 - Thuê gia công. Để kế toán chi phí thuê láng bóng, phun bóng kế toán sử dụng TK 6276 - Thuê láng bóng, phun bóng
- Căn cứ vào các chứng từ có liên quan như phiếu chi tiền mặt, … kế toán tiến hành nhập vào máy. Khi công ty thanh toán bằng tiền mặt cho các hoạt động thuê gia công, láng bóng, phun bóng thì chi phí thuê gia công, chi phí thuê láng bóng, phun bóng được tập hợp khi kế toán nhập phiếu chi tiền mặt vào máy. Cách nhập phiếu chi tiền mặt vào máy như sau:
Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay” ; chọn “Cập nhật số liệu" ở menu thứ hai ; rồi chọn “ Phiếu chi tiền mặt" ở menu thứ ba. Khi giao diện nhập liệu xuất hiện kế toán nhập các thông tin vào.
Giao diện nhập của Phiếu chi tiền mặt như trang bên
- Sau khi nhập liệu xong chương trình sẽ tự động tập hợp vào các sổ kế toán có liên quan như: Bảng kê chứng từ của TK 6275 (xem Biểu 11), Bảng kê chứng từ của TK 6276 (xem Biểu 12), …
+ Chi phí ca 3:
- Nội dung: bao gồm các chi phí về bồi dưỡng làm ca 3
- Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí về bồi dưỡng ca 3 kế toán sử dụng TK 6277- Ca 3
- Khi các chi phí này phát sinh kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ liên quan như: Phiếu chi … để nhập vào máy. Chương trình sẽ tự động tập hợp vào các sổ kế toán có liên quan như: Bảng kê chứng từ của TK 6277 (xem Biểu 13) …
+ Chi phí thiết kế maket, chế bản, sửa chữa điện tử bao gồm các chi phí phát sinh khi thiết kế maket, chế bản, sửa chữa điện tử
- Tài khoản sử dụng: Để kế toán khoản chi phí này kế toán sử dụng TK 6278 - Thiết kế maket, chế bản, SCĐT
- Khi các chi phí này phát sinh kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ có liên quan như: Phiếu chi, Uỷ nhiệm chi, … nhập vào máy. Sau khi nhập liệu xong kế toán có thể xem, in các sổ kế toán liên quan như : Bảng kê chứng từ của TK 6278 (xem Biểu 14 ) …
+ Chi phí khác: bao gồm những chi phí ngoài những khoản chi phí trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng
- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 6279 - Chi phí khác
- Sau khi các khoản chi phí này phát sinh kế toán sẽ nhập các chứng từ có liên quan vào máy, chương trình sẽ tự động tập hợp vào các sổ kế toán có liên quan như: Bảng kê chứng từ của TK 6279 (xem Biểu 15) …
Khi kế toán nhập các chứng từ liên quan đến các nội dung chi phí của CPSXC vào máy thì chương trình sẽ tự động xử lý, liên kết số liệu vào các sổ, báo cáo liên quan như: Sổ cái TK 627 (xem Biểu 16) …
2.2.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ:
Sau khi hoàn thành công tác tập hợp CPSX theo từng khoản mục, cuối kỳ kế toán tập hợp CPSX để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. ở công ty, phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên nên để tập hợp toàn bộ CPSX phục vụ cho việc tính giá thành kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Khi bắt đầu sử dụng phần mềm kế toán ở công ty, kế toán tiến hành khai báo tất cả các bút toán kết chuyển tự động của công ty. Sau đó đến cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán cần thực hiện bút toán kết chuyển nào thì tiến hành tạo bút toán đó, chương trình sẽ tự động thực hiện bút toán kết chuyển này. Để tập hợp CPSX cuối kỳ thì cuối kỳ kế toán tiến hành tạo các bút toán kết chuyển các khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tập hợp được trong TK 621, TK 622, TK 627 sang TK 154. Chương trình sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển này
Cách thức tạo các bút toán kết chuyển trên: Từ màn hình nền của Fast accounting vào phân hệ “ Kế toán tổng hợp ” ở menu thứ nhất, chọn “ Cập nhật số liệu” ở menu thứ hai. Khi menu thứ ba xuất hiện chọn “ Bút toán kết chuyển tự động”. Trên màn hình sẽ xuất hiện danh sách các bút toán kết chuyển tự động. Kế toán sử dụng các phím trên bàn phím dịch chuyển vệt sáng tới các bút toán: “ Kết chuyển chi phí trực tiếp”; “Kết chuyển chi phí nhân công” ; “ Kết chuyển chi phí sản xuất chung”. Tới bút toán nào thì kế toán ấn F4 để tạo bút toán đó. Kế toán tạo bút toán nào thì trên màn hình xuất hiện dấu “ x ” bên cạnh bút toán đó. Màn hình tạo các bút toán kết chuyển các khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tập hợp được trong TK 621, TK 622, TK 627 sang TK 154 như trang bên
Sau đó chương trình sẽ tự động kết chuyển các khoản mục chi phí trên. Kế toán có thể xem các sổ, báo cáo liên quan như: Sổ cái TK 154 (xem Biểu 17 ); Nhật ký chứng từ (xem các Biểu 18.1; 18.2); Bảng kê số 4( Biểu 19) ...
2.3 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty in Thống Nhất
2.3.1 Đối tượng tính giá thành
ở công ty việc sản xuất theo hợp đồng kinh tế đã kí kết với khách hàng. Hàng tháng công ty nhận được nhiều hợp đồng khác nhau mỗi hợp đồng thường chỉ có một loại sản phẩm. Quy trình công nghệ của công ty phức tạp, chế biến kiểu liên tục. Nửa thành phẩm có nhiều loại quy cách mẫu mã khác nhau, thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành qua giai đoạn công nghệ cuối cùng
Với những đặc điểm trên công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng trang in thành phẩm tiêu chuẩn (13 x 19) (cm) (trang in một màu )
2.3.2 Kỳ tính giá thành
Xuất phát từ những đặc điểm của công ty: tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo
2.3.3 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ
Sản phẩm dở dang ở công ty là khối lượng sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, đang nằm trong dây chuyền công nghệ mà về mặt kỹ thuật được xác định là chưa hoàn thành. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành công ty phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc điểm sản xuất của công ty là tiến hành sản xuất theo các hợp đồng đã ký kết, quy trình công nghệ lại phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau nên ở công ty hợp đồng thường không thể hoàn thành trong vòng một tháng mà phải trải qua nhiều tháng nên việc đánh giá sản phẩm dở gặp nhiều khó khăn. ở công ty cuối tháng có đánh giá sản phẩm dở dang nhưng chỉ ước lượng theo kinh nghiệm, đến cuối quý mới tiến hành đánh giá chính xác sản phẩm dở để kết chuyển sang quý sau
Mặt khác do tính chất chủ yếu của việc đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty là để xem xét khối lượng công việc hoàn thành nên giá trị sản phẩm dở dang ở công ty đến cuối quý cũng chỉ được đánh giá chung mà không đánh giá theo từng khoản mục chi phí trong giá thành
Trong tháng 12/ 2004 giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá như sau:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng là: 2.961.094.086 (đồng )
Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng là: 1.224.238.360 (đồng)
2.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty in Thống Nhất
Như đã trình bày ở trên, công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng trang in tiêu chuẩn (13 x 19) (cm) (trang in một màu)
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, từ đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành đã xác định công ty đã vận dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số để tính giá thành sản phẩm
ở trên đã trình bày, việc đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty chủ yếu là để xem xét khối lượng công việc hoàn thành được bao nhiêu phần trăm. Sản phẩm dở dang chỉ được đánh giá theo tổng giá trị sản phẩm dở dang chứ không đánh giá theo từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang. Vì vậy công ty chỉ tính giá thành cho từng trang in tiêu chuẩn chứ không theo từng khoản mục chi phí. Mặt khác công ty không tính giá thành cho từng sản phẩm của từng hợp đồng mà chỉ tính giá thành cho 1 trang in tiêu chuẩn để làm cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế tiếp theo. Chính vì vậy công ty không lập bảng tính giá thành và việc tính giá thành không chi tiết theo từng sản phẩm.
Tổng giá thành sản xuất
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong đó: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được thể hiện ở phần
ghi Nợ TK 154 trên Nhật ký chứng từ số 7 phần 1
Giá thành sản xuất của
1 trang in tiêu chuẩn
=
Tổng giá thành sản xuất
Tổng trang in tiêu chuẩn
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số. Về lý thuyết khi áp dụng phương pháp này phải tính đến hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm ra sản lượng quy đổi. Nhưng trong thực tế kế toán giá thành căn cứ vào hệ số khuôn khổ để quy đổi số lượng trang in thực tế của từng sản phẩm ra số lượng trang in tiêu chuẩn quy đổi của sản phẩm đó
Hệ số khuôn khổ
=
Khuôn khổ giấy in
Hệ số máy in
Số lượng trang in tiêu chuẩn quy đổi của sản phẩm
=
Số lượng trang in thực tế của sản phẩm
x
Hệ số
khuôn khổ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được thể hiện ở phần ghi Nợ TK 154 trên Nhật ký chứng từ số 7 phần 1. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 12 năm 2004 là : 4.936.492.720 (đồng)
Vậy trong tháng 12 năm 2004 tổng giá thành sản xuất sản phẩm là:
2.961.094.086 + 4.936.492.720 – 1.224.238.360 = 6.673.348.446 (đồng )
Trong tháng 12/2004 công ty in được: 468.905.363 (trang in tiêu chuẩn)
Giá thành sản xuất của 1 trang in tiêu chuẩn tháng 12 năm 2004 là:
6.673.348.446
=
14,23 đồng /trang
468.905.363
Giá thành sản xuất của 1 trang in tiêu chuẩn là cơ sở để công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Khi khách hàng đến ký hợp đồng với công ty, công ty sẽ căn cứ vào yêu cầu của khách hàng về kích cỡ, loại giấy … để đưa ra giá bình quân. Mức giá này đảm bảo bù đắp được các chi phí và thu được một mức lợi nhuận nhất định.
CHƯƠNG 3: MộT Số ý kiến đề xuất NHằM HOàN THIệN CÔNG TáC Kế TOáN Tập hợp CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM ở CÔNG TY IN THốNG NHấT
3.1 Những nhận xét đánh giá khái quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty in Thống Nhất
Qua việc nghiên cứu phần lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty in Thống Nhất đã cho thấy tầm quan trọng của chỉ tiêu CPSX và giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất đồng thời thấy được việc tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm là phương án tối ưu nâng cao lợi nhuận của công ty, giúp cho công ty tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường
Qua thời gian thực tập ở công ty in Thống Nhất, em xin trình bày một số ý kiến nhận xét về tổ chức kế toán nói chung và tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty in Thống Nhất như sau:
3.1.1 Những ưu điểm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty in Thống Nhất đã không ngừng đổi mới máy móc, thiết bị, mở rộng quy mô, trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm luôn được nâng cao. Công ty luôn quan tâm đến nâng cao trình độ quản lý sản xuất, trình độ kỹ thuật của công nhân. Những điều đó đã giúp cho sản phẩm của công ty đứng vững trên thị trường. Công ty đã không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Có được những thành tích trên trước hết phải kể đến sự làm việc nhiệt tình, sáng tạo của Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán
Công ty đã có được sự khoa học, hợp lý, hiệu quả trong việc tổ chức công tác quản lý nói chung và tổ chức bộ máy kế toán nói riêng. Cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao nắm vững chế độ, làm việc với tác phong
khoa học, tinh thần tập thể, giúp đỡ nhau trong công việc
Giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong công ty luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Vì vậy việc luân chuyển chứng từ, cung cấp số liệu, kiểm tra giám sát luôn được nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ
Trong vài năm qua công ty đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán. Việc áp dụng phần mềm kế toán đã đem lại hiệu quả cao vì phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của công ty đồng thời công ty đã có sự trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất cũng như về trình độ của cán bộ kế toán và cán bộ quản lý. Với việc áp dụng phần mềm kế toán, quá trình xử lý chứng từ vào sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính ở công ty được gọn nhẹ. Việc thu thập, xử lý cung cấp thông tin được nhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao, đồng thời công tác bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán cũng được thuận lợi và an toàn
Công tác hạch toán kế toán ở công ty thực hiện đúng chế độ. Công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được coi trọng đúng mức
Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập trung. Điều này phù hợp với đặc điểm của công ty.
Công tác áp dụng cả 2 hình thức tính lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dựa trên kết quả làm việc của họ đã khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, hiệu quả hơn
- Về công tác kế toán tập hợp CSPX và tính giá thành sản phẩm
+ Về phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: các chi phí phát sinh được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí, phương pháp tập hợp các khoản mục CPSX khoa học, hợp lý
+ Kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Ban lãnh đạo công ty có được một cách nhanh chóng các thông tin về CPSX và giá thành sản phẩm. Từ đó giúp cho việc đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời
+ Công ty đã áp dụng đúng luật thuế GTGT trong việc hạch toán
+ Hệ thống sổ sách của công ty đầy đủ, đúng chế độ.
+ Công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tuân thủ chế độ kế toán hiện hành
Bên cạnh những mặt đáng khích lệ nêu trên, công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty in Thống Nhất vẫn còn những mặt hạn chế cần có sự quan tâm thích đáng để tiếp tục hoàn thiện
3.1.2 Những mặt hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện
- Về cách đánh giá sản phẩm dở dang: vào cuối tháng công ty có đánh giá sản phẩm dở dang nhưng chỉ đánh giá theo kinh nghiệm xem sản phẩm dở hoàn thành bao nhiêu phần trăm. Chỉ đến cuối quý công ty mới tiến hành đánh giá chính xác sản phẩm dở. Sản phẩm dở cũng chỉ được đánh giá theo tổng giá trị mà không được đánh giá theo từng khoản mục chi phí. Cách đánh giá sản phẩm dở như vậy là chưa khoa học, chính xác, điều đó đã làm cho việc tính giá thành gặp khó khăn
- Về phương pháp tính giá thành: ở công ty tất cả chi phí phát sinh được tập hợp trong tháng. Đến cuối tháng công ty mới tiến hành tính giá thành một trang in tiêu chuẩn còn giá thành của từng loại sản phẩm thì khi nào thấy cần thiết công ty mới tính trên cơ sở giá thành một trang in tiêu chuẩn đã tính được. ở công ty việc sản xuất tiến hành theo đơn đặt hàng như vậy nếu trong kỳ có sản phẩm nào hoàn thành thì kế toán sẽ không thực hiện việc tính giá thành kịp thời cho sản phẩm đó
- Công ty không tiến hành lập kế hoạch giá thành trước khi sản xuất. Điều này đã gây khó khăn cho việc phân tích giá thành, cũng như đánh giá các biện pháp kỹ thuật áp dụng tại doanh nghiệp
Trên đây là một vài nhận xét của em về công tác kế toán nói chung và
công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty in Thống Nhất. Để tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh công ty cần tiếp tục đẩy mạnh, phát huy ưu điểm và hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức công tác kế toán nói chung trong đó có kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty in Thống Nhất
Qua thời gian thực tập ở công ty in Thống Nhất, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, bằng những kiến thức đã học em xin có một số ý kiến đề xuất với mong muốn ở một chừng mực nào đó góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty
- ý kiến thứ nhất: Về việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
Hiện nay ở công ty in Thống Nhất, đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng trang in tiêu chuẩn. ở góc độ nào đó việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành như vậy là phù hợp nhưng xét trên bình diện toàn công ty với đặc điểm sản xuất là theo đơn đặt hàng với nội dung và khối lượng luôn thay đổi, sản phẩm có đặc thù riêng là được đặt mua trước khi sản xuất; quy trình công nghệ phức tạp, chế biến kiểu liên tục. Khi sản phẩm hoàn thành được giao cho khách hàng cũng là lúc kết thúc hợp đồng với khách hàng. Nên theo em nếu xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng (trong đó chi tiết theo từng sản phẩm) sẽ có nhiều ưu điểm hơn, việc tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm được đầy đủ, rõ ràng, chính xác, kịp thời
- ý kiến thứ hai: Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Như đã trình bày ở trên, việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng sẽ phù hợp hơn với đặc điểm của công ty. Do vậy công ty nên tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng và tính giá thành theo từng đơn đặt hàng
+ Về tập hợp CPSX: Để tập hợp CPSX theo từng đơn đặt hàng thì CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC được tính cộng dồn và tích luỹ theo từng đơn đặt hàng
* Đối với CPNVLTT: kế toán căn cứ vào chứng từ xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ khác để tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng
* Đối với CPNCTT: kế toán căn cứ vào các chứng từ theo dõi lao động để tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng
* Đối với CPSXC: ở công ty các phân xưởng đều tiến hành sản xuất nhiều đơn đặt hàng nên CPSXC được tập hợp theo từng phân xưởng sau đó được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo những tiêu chuẩn phù hợp
Kỳ tính giá thành được xác định là phù hợp với chu kỳ sản xuất (nghĩa là khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành cho từng đơn đặt hàng nếu đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì các CPSX tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí dở dang). Phương pháp tính giá thành được sử dụng là phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Theo phương pháp này mỗi đơn đặt hàng được mở một “ Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng". Phiếu này được lập cho từng đơn đặt hàng. Khi đang tiến hành sản xuất các phiếu này được cập nhật và lưu trữ. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu thì xác định được giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Mẫu " Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng" như sau: ( xem Mẫu 2)
Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng ( Mẫu 2)
Doanh nghiệp …
Ngày bắt đầu sản xuất …
Khách hàng …
Ngày đặt hàng …
Sản phẩm …
Ngày hoàn thành …
Số lượng …
Ngày giao hàng …
Mã công việc …
Ngày tháng
Phân xưởng sản xuất
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Tổng cộng
Chứng từ
Số tiền
Chứng từ
Số tiền
Cơ sở phân bổ
Số tiền
Tổng cộng
x
x
x
Ví dụ : Trích hợp đồng in số 457/TN ngày 2/12/2004:
Tên ấn phẩm: Làng nghề Bắc Ninh
Số lượng: 800 cuốn. Khuôn khổ: 20,5 x 28,5
Ruột: 136 trang. Số màu in: 4. Đơn giá: 320 đ/trang. Thành tiền: 34.816.000 (đồng)
Bìa: 1 bìa( 4 trang). Số màu in: 4. Đơn giá: 7.700 đ/bìa. Thành tiền: 6.160.000 (đồng). Tổng giá trị của hợp đồng: 40.976.000 (đồng)
Công ty tiến hành tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng
+ Xác định CPNVLTT:
Hiện nay đối với mỗi hợp đồng công ty tính riêng được chi phí về giấy cho từng hợp đồng còn các nguyên vật liệu khác sử dụng trực tiếp cho sản xuất thì công ty không tính riêng được cho từng hợp đồng mà tập hợp chung cho tất cả hợp đồng trong tháng
Đối với hợp đồng trên kế toán xác định chi phí về giấy dùng để sản xuất riêng cho hợp đồng này như sau:
Để sản xuất hợp đồng trên công ty sử dụng 7820 tờ giấy C105gms trị giá: 6.299.300 (đồng); 470 tờ giấy C 150 gms trị giá 570.500 (đồng). Như vậy tổng chi phí về giấy cho toàn bộ hợp đồng trên là:
6.299.300 + 570.500 = 6.869.800 (đồng)
Để xác định chi phí về các nguyên vật liệu khác( không phải là giấy) cho hợp đồng này kế toán có thể dựa vào chỉ tiêu: tổng số trang in tiêu chuẩn (trang in (13 x 19) trang in 1 màu) (vì số trang in của mỗi hợp đồng đều qui đổi ra số trang in tiêu chuẩn)
Kế toán sử dụng công thức sau:
Chi phí về nguyên vật liệu khác sử dụng cho hợp đồng
=
Tổng chi phí về nguyên vật
liệu khác sử dụng cho tất cả
hợp đồng trong tháng
x
Tổng số trang in tiêu chuẩn của hợp đồng
Tổng số trang in tiêu
chuẩn trong tháng
Kế toán xác định được tổng chi phí về nguyên vật liệu khác sử dụng trực tiếp để sản xuất tất cả hợp đồng trong tháng 12 là: 267.770.753 (đồng)
Trong tháng công ty sản xuất được: 468.905.363 (trang in tiêu chuẩn)
Số trang in tiêu chuẩn của hợp đồng này
=
Số trang in thực tế của hợp đồng này
x
Hệ số
khuôn khổ
Đối với sản phẩm này nhân viên thống kê xác định hệ số khuôn khổ = 1. Vậy số trang in tiêu chuẩn của hợp đồng này = Số trang in thực tế của hợp đồng này. Từ hợp đồng in ta thấy số trang in thực tế của hợp đồng này là:
(136 + 4) x 800 = 112.000 (trang)
Vậy chi phí về nguyên vật liệu khác sử dụng cho hợp đồng này là:
267.770.753
x 112.000 = 63958,16 (đồng )
468.905.363
CPNVLTT tính riêng cho hợp đồng này là:
6.869.800 + 63958,16 = 6.933.758,16 (đồng)
+ Xác định CPNCTT tính riêng cho hợp đồng này:
Với CPNCTT kế toán có thể sử dụng tiêu thức phân bổ là tiền công 1 trang in tiêu chuẩn để xác định CPNCTT phát sinh cho từng đơn đặt hàng
CPNCTT tính riêng cho từng hợp đồng
=
CPNCTT một trang in tiêu chuẩn
x
Tổng số trang in tiêu chuẩn của hợp đồng
CPNCTT
một trang in
tiêu chuẩn
=
Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng
Tổng trang in tiêu chuẩn trong tháng
Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng 12 là: 777.612.108 (đồng)
CPNCTT một trang in tiêu chuẩn tháng 12 là:
777.612.108
= 1,66 (đồng)
468.905.363
CPNCTT tính riêng cho hợp đồng trên là: 1,66 x 112.000 = 185.920 (đồng)
+ Xác định CPSXC tính riêng cho hợp đồng này:
Trên cơ sở CPNCTT tính riêng được cho từng đơn đặt hàng kế toán có thể lấyđó làm tiêu thức phân bổ CPSXC cho từng đơn đặt hàng
CPSXC tính riêng cho từng hợp đồng
=
Tổng CPSXC phát sinh trong tháng
x
CPNCTT tính riêng cho hợp đồng đó
Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng
Tổng CPSXC phát sinh trong tháng 12/ 2004 là: 1.202.768.885 (đồng)
Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng 12/2004 là: 777.612.108 (đồng)
Vậy CPSXC tính riêng cho hợp đồng trên là:
1.202.768.885
x 185.920 = 287571,13 (đồng)
777.612.108
Như vậy tổng CPSX tập hợp được cho hợp đồng trên là:
6933758,16 + 185.920 + 287571,13 = 7407249,29 (đồng)
Công ty tiến hành lập phiếu tính giá thành cho hợp đồng này:
Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng
Doanh nghiệp …
Ngày bắt đầu sản xuất …
Khách hàng …
Ngày đặt hàng …
Sản phẩm …
Ngày hoàn thành …
Số lượng …
Ngày giao hàng …
Mã công việc …
Ngày tháng
Phân xưởng
sản xuất
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Tổng cộng
Chứng từ
Số tiền
Chứng từ
Số tiền
Cơ sở
phân bổ
Số tiền
Tổng
cộng
x
6933758,16
x
185.920
x
287571,13
7407249,29
- ý kiến thứ ba: Về phế liệu thu hồi ở công ty
Trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng thu được một số khoản được coi là phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất như: giấy lề, bản nhôm, bản kẽm … Các khoản phế liệu thu hồi này được bán ra ngoài, kế toán hạch toán số tiền thu được từ các khoản này vào doanh thu mà không ghi giảm CPSX đã tập hợp được. Theo em, hạch toán như vậy sẽ làm CPSX tập hợp được không chính xác dẫn đến việc tính toán giá thành cũng không chính xác. Vì vậy để tập hợp CPSX được chính xác, đáp ứng yêu cầu tính đúng, tính đủ giá thành thì kế toán cần loại trừ các khoản phế liệu thu hồi ra khỏi CPSX đã tập hợp được trong tháng cụ thể là loại trừ ra khỏi CPNVLTT
Nếu phế liệu thu hồi được nhập kho kế toán định khoản:
Nợ TK 152
Có TK 621
Nếu phế liệu thu hồi công ty bán ngay thu tiền thì kế toán định khoản:
Nợ TK 111, 112
Có TK 621
Trong tháng 12 năm 2004 giá trị phế liệu thu hồi nhà máy tận thu được là:
40.000.000 (đồng). CPNVLTT tháng 12/2004 tập hợp được là: 2.968.271.727
(đồng). Nếu giá trị phế liệu thu hồi được trừ ra khỏi CPNVLTT thì CPNVLTT trong tháng 12 tập hợp được sẽ còn là:
2.968.271.727 – 40.000.000 = 2.928.271.727 (đồng).
CPSX toàn công ty khi đó sẽ giảm một lượng là: 40.000.000 (đồng). Từ đó sẽ kéo giá thành giảm xuống
- ý kiến thứ tư: Về khoản bồi dưỡng ca 3
ở công ty hiện nay, các khoản bồi dưỡng ca 3 (gồm cả bồi dưỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất và bồi dưỡng ca 3 của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất ở phân xưởng) được hạch toán riêng vào một tài khoản đó là TK 6277. Theo em hạch toán như vậy chưa chính xác. Công ty nên hạch toán các khoản bồi dưỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp còn các khoản bồi dưỡng ca 3 của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất ở phân xưởng thì hạch toán vào chi phí nhân viên phân xưởng. Cụ thể: Khi phát sinh các khoản bồi dưỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán định khoản: Nợ TK 622
Có TK 111
Khi phát sinh các khoản bồi dưỡng ca 3 của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất ở phân xưởng kế toán định khoản: Nợ TK 6271
Có TK 111
Trong tháng 12 năm 2004:
Khoản bồi dưỡng ca 3 của nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng là: 390.000 (đồng)
Khoản bồi dưỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất là: 4.310.000 (đồng)
Khi phát sinh các khoản bồi dưỡng ca 3 trên kế toán định khoản:
Nợ TK 622 4.310.000
Có TK 111 4.310.000
Nợ TK 6271 390.000
Có TK 111 390.000
Như vậy CPNCTT trong tháng sẽ tăng lên 1 lượng: 4.310.000 (đồng).
CPNCTT trong tháng 12 năm 2004 tập hợp được là :
777.612.108 + 4.310.000 = 781.922.108 (đồng )
CPSXC trong tháng sẽ giảm 1 lượng: 4.310.000 (đồng).
CPSXC trong tháng 12 năm 2004 tập hợp được là :
1.202.768.885 – 4.310.000 = 1.198.458.885 (đồng)
-ý kiến thứ năm: Về việc xây dựng giá thành kế hoạch
Phương pháp tính giá thành ở công ty hiện nay là tương đối chính xác. Tuy nhiên ở công ty hiện nay không xây dựng giá thành kế hoạch vì vậy sau khi tính được giá thành thực tế không có căn cứ để so sánh, phân tích để từ đó rút ra những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý giá thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng, phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp vì vậy việc xây dựng giá thành kế hoạch để phân tích quá trình quản lý giá thành, phục vụ công tác quản lý là điều rất cần thiết. Theo em công ty cần tiến hành xác định giá thành kế hoạch
Nhiệm vụ chính của việc xác định giá thành kế hoạch là phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất. Sau khi giá thành kế hoạch được lập sẽ trở thành mục tiêu phấn đấu của công ty. Cuối kỳ công ty thực hiện đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
- ý kiến thứ sáu: Hoàn thiện bảng tính giá thành ở công ty In Thống Nhất
Như đã trình bày ở trên, cuối kỳ kế toán không lập bảng tính giá thành sản phẩm cho toàn công ty. Theo em để phục vụ cho công tác quản lý cũng như việc cung cấp thông tin cuối kỳ kế toán nên lập bảng tính giá thành sản phẩm cho toàn công ty.
Khi các kiến nghị trên được áp dụng thì trong tháng 12 năm 2004 :
CPNVLTT tập hợp được là: 2.928.271.727 (đồng).
CPNCTT tập hợp được là: 781.922.108 (đồng).
CPSXC tập hợp được là: 1.198.458.885 (đồng).
Tổng CPSX phát sinh trong tháng 12 năm 2004 tập hợp được là:
2.928.271.727 + 781.922.108 + 1.198.458.885 = 4.908.652.720 (đồng)
Với số liệu về giá trị sản phẩm dở dang trong tháng 12 năm 2004 như sau:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng là: 2.961.094.086 (đồng )
Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng là: 1.224.238.360 (đồng)
Tổng giá thành sản xuất trong tháng 12 năm 2004 là:
2.961.094.086 + 4.908.652.720 - 1.224.238.360 = 6.6445.508.446 (đồng )
Trong tháng 12 năm 2004 công ty in được: 468.905.363 (trang in tiêu chuẩn)
Giá thành sản xuất của từng trang in tiêu chuẩn tháng 12 năm 2004 là:
6.6445.508.446
=
14,17 đồng /trang
468.905.363
Kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm toàn công ty tháng 12 năm 2004
(xem Biểu 20)
KếT LUậN
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn tìm tòi, sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là biện pháp đúng đắn nhất để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán trong đó có kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được đặc biệt quan tâm
Qua thời gian thực tập tại công ty In Thống Nhất, em thấy công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của công ty về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa công ty cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn tồn tại. Đồng thời công ty cần tiếp tục đẩy mạnh tìm tòi, sáng tạo trong việc cải tiến công tác kế toán cho phù hợp với những đặc điểm của công ty nhưng vẫn tuân theo các quy định chung
Do nhận thức, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế có hạn nên bài luận văn này của em sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót
Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các anh, chị trong phòng kế toán của công ty in Thống Nhất để em có điều kiện nâng cao kiến thức và có thêm những kinh nghiệm thực tế
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ TrầnVăn Hợi, các thầy, cô giáo trong Khoa Kế Toán; ban lãnh đạo, các bác, các anh, chị trong phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2005
Sinh viên
Đỗ Công Hùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34076.doc