Luận văn Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nam Thăng Long

Để ngày càng thích nghi hơn với cơ chế thị trường, tự chủ trong SXKD các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện quy chế trả lương tại doanh nghiệp mình. Bởi vì nó chính là 1 nội dung của tự chủ kinh doanh, nó có tác dụng tích cực trong quá trình tổ chức quản lý kinh doanh và đẩy mạnh quá trình tự chủ. Đồng thời với quy chế trả lương hợp lý có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Đề tài kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động, với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nam Thăng Long sẽ đóng góp một phần vào việc giải quyết vấn đề đảm bảo công bằng trong việc trả lương của công ty cũng như ngoài công ty, ở nơi sử dụng lao động làm việc, giúp công ty tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

doc72 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nam Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kịp thời tình hình bán hàng của doanh nghiệp. Trực tiếp mở nhật ký chứng từ cho các TK 511, TK 632. Đồng thời làm thủ tục về hóa đơn bán hàng. Kế toán vốn bằng tiền Phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động các khoản thu chi tiền mặt, mức tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng, theo dõi các khoản tiền đang chuyển từ đó đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách kế toán với mức tiền thực tế và từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến mức chênh lệch và có các biện pháp kịp thời xử lý các sai sót với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng còn với các khoản tiền đang chuyển thì có cách thức thúc đẩy để thu được khoản tiền trên thực tế. Thủ quỹ Có nhiệm vụ quản lý tiền, kiểm tra kiểm kê đối chiếu kế toán tiền mặt, chịu trách nhiệm về số liệu trên sổ quỹ, về tính chính xác của các loại tiền phát ra. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi ghi sổ quỹ. 4.2 Chính sách kế toán tại công ty Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp. Niên độ kế toán: Được tính từ ngày 01/ 01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam ( VNĐ ) Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Chứng từ ghi sổ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Theo hình thức tập trung. 4.3 Hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Hình thức này thích hợp cho công ty, thuận tiện cho áp dụng máy tính. Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế, lập chứng từ ghi sổ cho các chứng từ cùng loại (có định khoản). Chứng từ ghi sổ sau khi nhập xong được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu. Số hiệu của chứng từ ghi sổ chính là số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau khi đăng kí xong, số hiệu tổng cộng trên chứng từ ghi sổ được ghi vào các sổ cái có liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng sổ cái để tính số phát sinh và số dư cuối kỳ của các tài khoản. Căn cứ vào số liệu cuối tháng để kế toán lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo kế toán. Kế toán chi tiết cũng căn cứ vào số liệu trên chứng từ để để ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp các số liệu chi tiết. Đối chiếu các số liệu trên bảng này và số liệu các tài khoản tổng hợp trên sổ cái để pháp hiện sai sót. Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ (Theo sơ đồ 3). 4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2008 và 2009 (Theo sơ đồ 4) Nhận xét: Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2008 và 2009 ta thấy doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2009 đã tăng 71.707 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là: 17,11%. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với tỷ lệ 17,12 % lớn hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán là 15,54 % nên đã làm cho lợi nhuận gộp tăng 60,19 % tương ứng với số tuyệt đối tăng 8.954 triệu đồng năm 2009. So với năm 2008, lợi nhuận sau thuế của năm 2009 đã tăng số tuyệt đối là 883,32 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,85 %. Tuy nhiên so với mức doanh thu của Công ty thì lợi nhuận còn chưa tương xứng. Trong thời gian tới, Công ty cần cố gắng trong công tác quản lý tài chính và quản lý vốn và các nguồn thu, chi để nâng cao khả năng sinh lời cho đồng vốn doanh nghiệp. Tóm lại có được thành quả như trên là do sự nỗ lực của toàn bộ CBCNV trong Công ty. II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPTM XNK NAM THĂNG LONG 1. Một số vấn đề chung về quản lý và kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long. 1.1. Phương pháp quản lý lao động và tiền lương tại Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì tiền lương là một trong những vấn đề rất quan trọng của việc tái sản xuất sức lao động, vì đó chính là khoản thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho công sức và khả năng lao động của người lao động. Đặc điểm kinh doanh chính của công ty là kinh doanh về vật liệu xây dựng, các thiết bị xây dựng và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác nhưng công ty cũng không đòi hỏi tất cả mọi người đều phải có trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với các trưởng phòng đại diện và những người làm trong phòng kế toán. Tại công ty tổng số CNV hiện giờ là 150 CNV tỷ lệ của những người có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp được thể hiện như sau: STT Chỉ tiêu Số CNV Tỷ lệ (%) 1 Tổng số CNV + Nam + Nữ 150 90 60 100 60 40 2 Trình độ + Trên Đại học + Đại học + Cao đẳng + Trung cấp 30 60 47 13 20 40 31,3 8,7 * Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long đang quản lý lao động theo hai loại, bao gồm: - Lao động trong biên chế gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng. - Lao động dài hạn gồm: tất cả các công nhân viên còn lại trong công ty. * Về công tác quản lý tiền lương, Công ty quản lý theo hai loại: - Quỹ tiền lương chính - Quỹ tiền lương phụ 1.2. Phương pháp xây dựng quỹ lương tại công ty. Quỹ lương của công ty là toàn bộ số tiền lương trả cho CBCNV của công ty. Hiện nay công ty xây dựng quỹ tiền lương trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 22%. Hàng tháng sau khi tổng hợp toàn bộ doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sẽ lấy tổng doanh thu đó nhân với 22% sẽ ra quỹ lương của công ty trong tháng đó. Ví dụ: Doanh thu của công ty tháng 03 năm 2009 là 1.858.217.691 đồng. Vậy quỹ lương của công ty trong tháng là: 1.858.217.691 x 22% = 408.807.892 đồng Hàng tháng công ty sẽ tính ra thưởng cho CNV lấy từ quỹ thưởng, khoản tiền thưởng này góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho người lao động, khuyến khích họ hăng say trong công việc với thời gian ngắn nhất. Quỹ tiền thưởng của công ty dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng của công ty, sau đó công ty sẽ phân bổ cho các bộ phận. 1.3. Hình thức trả lương tại Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long. Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty áp dụng một hình thức trả lương chính. Đó là trả lương theo thời gian mà cụ thể là hình thức trả tiền lương tháng. Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào hệ số mức lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp trách nhiệm (nếu có). Phụ cấp trách nhiệm: Giám đốc: 0,7 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng: 0,6 Trưởng phòng: 0,5 Phó trưởng phòng: 0,4 Ngoài chế độ tiền lương, Công ty còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động KD nhằm khuyến khích người lao động có nhiều đóng góp hơn cho sự phát triển của Công ty. Công thức tính: Tổng lương = (Lương CB + Phụ cấp + Tiền ăn trưa + Tiền thưởng) x Số ngày làm việc 22 Lương CB = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương Mức lương tối thiểu công ty áp dụng là: 620.000 đồng/tháng Số ngày làm việc trong tháng: 22 ngày Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng, CBCNV trong Công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản… theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước. Theo hình thức tính lương trên, hàng tháng kế toán tiền lương của Công ty sẽ tiến hành tính lương phải trả cho người lao động, đồng thời tính các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được kế toán tiền lương (người lập bảng lương) ký, ghi rõ họ tên rồi chuyển cho Kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận, sau đó Giám đốc Công ty ký duyệt. Công ty sẽ tiến hành trả lương cho nhân viên làm hai kỳ: - Kỳ I: Tạm ứng lương (Vào các ngày mồng 5 hàng tháng). - Kỳ II: Cuối tháng căn cứ vào bảng quyết toán lương và các khoản trích theo lương trừ đi số tạm ứng đầu tháng và thanh toán số còn lại cho người lao động. Khi muốn tạm ứng người có trách nhiệm của các bộ phận sẽ lập 1 giấy đề nghị tạm ứng và gửi lên cho thủ trưởng đơn vị để xin xét duyệt. Trong giấy đề nghị tạm ứng phải ghi rõ số tiền tạm ứng, lý do tạm ứng. Sau đó giấy đề nghị này sẽ được chuyển cho kế toán trưởng và kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị. Căn cứ vào quyết định của thủ trưởng và kế toán trưởng, kế toán thanh toán lập phiếu chi kèm giấy đề nghị tạm ứng, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ. Bảng Tạm ứng lương Kỳ I và Bảng thanh toán lương Kỳ II sẽ được lưu tại Phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương, nhân viên Công ty phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận”. Nếu có người nhận thay thì phải ghi “Ký thay” và ký tên (Xem phụ lục 5, 6). Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc theo dõi số ngày công làm việc thực tế, ngày nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, nghỉ họp, nghỉ phép… để làm căn cứ thanh toán cho người lao động các khoản phụ cấp, tiền thưởng, các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, BHXH trả thay lương… Công ty có sử dụng Bảng Chấm công theo quy định hiện hành của Nhà nước. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công của từng người và tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng của từng CBCNV trong Công ty. Cụ thể xem Bảng chấm công (Phụ lục 1), Bảng thanh toán tiền lương (Phụ lục 2) phòng Kinh doanh của Công ty tháng 03 năm 2009. Ví dụ 1: Bà Hồ Lan Hương là trưởng phòng kinh doanh của công ty, có hệ số lương là 5,82 phụ cấp trách nhiệm là 0,5; làm 22 ngày công trong tháng (Phụ lục 1, 2). Lương CB = 5,82 x 620.000 = 3.608.400 đồng Mức phụ cấp = 0,5 x 620.000 = 310.000 đồng Tiền thưởng: 1.000.000 đồng Phụ cấp ăn trưa: 550.000 đồng Vậy tổng lương theo thời gian của bà Hồ Lan Hương là: (3.608.400 + 310.000 + 1.000.000 + 550.000) x 22 = 5.468.400 đồng 22 Các khoản khấu trừ như sau: BHXH (5%) = (3.608.400 + 310.000) x 5% = 195.920 đồng BHYT (1%) = (3.608.400 + 310.000) x 1% = 39.184 đồng Trong đó tạm ứng kỳ I là: 1.500.000 đồng Vậy số tiền còn được lĩnh kỳ II là: 5.468.400 – (195.920 + 39.184 + 1.500.000) = 3.733.296 đồng Ví dụ 2: Ông Trần Văn Hùng phó trưởng phòng Tổ chức hành chính của công ty, có hệ số lương là 4,58 phụ cấp trách nhiệm 0,4; số ngày làm việc trong tháng là 22 ngày (Xem phụ lục 3, 4 ). Khi đó: Lương CB = 4,58 x 620.000 = 2.839.600 đồng Mức phụ cấp = 0,4 x 620.000 = 248.000 đồng Tiền thưởng: 1.000.000 đồng Phụ cấp ăn trưa: 550.000 đồng Vậy tổng lương theo thời gian của ông Trần Văn Hùng là: (2.839.600 + 248.000 + 1.000.000 + 550.000) x 22 = 4.637.600 đồng 22 Các khoản khấu trừ như sau: BHXH (5%) = (2.839.600 + 248.000) x 5% = 154.380 đồng BHYT (1%) = (2.839.600 + 248.000) x 1% = 30.876 đồng Trong đó tạm ứng kỳ I là: 800.000 đồng Vậy số tiền còn được lĩnh kỳ II là: 4.637.600 – (154.380 + 30.876 + 800.000) = 3.652.344 đồng 1.4. Cách tính BHXH trả thay lương. Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long là một DN hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, chế độ đóng BHXH và tính BHXH trả thay lương được thực hiện rất đầy đủ. Công ty tính BHXH theo chế độ hiện hành như sau: 1.4.1. Trường hợp nghỉ đẻ, nghỉ thai sản. - Về thời gian quy định nghỉ hưởng BHXH: + 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường. + 5 tháng đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực với hệ số 0,5 đến 0,7. + Trường hợp sinh con dưới 60 ngày tuổi bị chết (kể cả đẻ thai chết lưu) người mẹ được nghỉ 75 ngày. + Trường hợp sinh con được 60 ngày tuổi trở lên, con bị chết thì mẹ được nghỉ 15 ngày kể từ ngày con chết. - Về tỷ lệ BHXH được hưởng: Trong thời gian nghỉ hưởng BHXH người mẹ được hưởng 100% lương cơ bản. 1.4.2. Trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, rủi ro có xác nhận của Y tế. - Về thời gian được nghỉ hưởng BHXH. + Nếu làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm được nghỉ 30 ngày/năm. Đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm được nghỉ 40 ngày/năm. Đóng BHXH trên 30 năm được nghỉ 50 ngày/năm. + Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7 thì được nghỉ hơn 10 ngày so với các mức làm việc trong điều kiện bình thường. + Nếu trị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày (không phân biệt thời gian đóng BHXH). - Về tỷ lệ hưởng BHXH: Trong thời gian nghỉ bệnh người lao động được hưởng 75% lương cơ bản. Để tính BHXH trả thay lương cho các đối tượng hưởng lương BHXH, kế toán căn cứ vào Bảng chấm công, giấy nghỉ ốm, phiếu nghỉ hưởng BHXH đã được cơ quan Y tế xác nhận. Ví dụ: Căn cứ vào Bảng chấm công tháng 03/2009 của phòng Kế toán-Tài vụ và Phiếu nghỉ hưởng BHXH ngày 08/03/2009, chị Nguyễn Lan Anh có số lương tháng đóng BHXH là 3.813.000 đồng, lương bình quân ngày là 173.318 đồng trong tháng 03/2009 chị nghỉ ốm 5 ngày và được thanh toán BHXH cả 5 ngày. Khi đó: BHXH trả thay lương của chị Anh = 173.318 x 75% x 5 ngày = 649.942,5 đồng Căn cứ vào số liệu tính toán BHXH trả thay lương, kế toán lập bảng thanh toán BHXH cho từng bộ phận hoặc cho toàn công ty trong tháng. Bảng thanh toán BHXH được lập làm 2 liên, một liên lưu tại phòng Kế toán, một liên gửi cơ quan quản lý quỹ BHXH để thanh toán số thực chi. (Xem phụ lục12, 13) 2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long. Để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty, cứ đầu tháng Công ty cho tạm ứng lương kỳ I. Tuỳ thuộc vào mức lương cơ bản của từng người mà họ có thể ứng lương theo nhu cầu của mình nhưng không được vượt quá mức lương cơ bản. Sau đó căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng tiền lương kỳ I, kế toán lập phiếu chi tạm ứng lương kỳ I, và phiếu chi thanh toán lương kỳ II để trả lương cho người lao động.(Xem các Phụ lục 5, 6, 10, 11) Các nghiệp vụ hạch toán tiền lương ở Công ty: Nghiệp vụ 1: Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 03/2009 và bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Xem phụ lục 6, 7), kế toán ghi số tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên theo định khoản: Nợ TK 641: 33.120.400 Nợ TK 642: 217.812.200 Có TK 334: 250.932.600 Nghiệp vụ 2: Ngày 05/03/2009, Công ty đã trả tiền lương Kỳ I cho công nhân viên. Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I (Phụ lục 5) và phiếu chi số 20 minh họa ngày 05/03/2009, kế toán định khoản: Nợ TK 334: 32.141.000 Có TK 1111: 32.141.000 Nghiệp vụ 3: Ngày 25/03/2009, Công ty đã thanh toán tiền lương kỳ II cho công nhân viên. Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 03/2009, kế toán ghi vào Sổ chi tiết TK 334 định khoản: Nợ TK 334: 361.610.940 Có TK 1111: 361.610.940 Nghiệp vụ 4: Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 03/2009 của công ty. Kế toán phản ánh số tiền ăn trưa phải trả cho công nhân viên trong công ty. Định khoản như sau: Nợ TK 641, 642: 63.250.000 Có TK 334: 63.250.000 Nghiệp vụ 5: Cuối tháng công ty tính ra số tiền thưởng phải trả CNV lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 431: 101.800.000 Có TK 334: 101.800.000 Đồng thời các nghiệp vụ trên được nhân viên kế toán phản ánh ở chứng từ ghi sổ: (Xem Biểu số 01, 02, 03, 06). 3. Thực tế kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long 3.1. Phương pháp trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty: Việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước: - BHXH trích theo tỷ lệ 20%, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% tính trừ vào tiền lương của người lao động. - BHYT trích theo tỷ lệ 3%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% tính trừ vào tiền lương của người lao động. - Kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ là 2% tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Căn cứ vào (Phụ lục 6,7) Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 03/2009 của toàn Công ty, kế toán tính các khoản khấu trừ vào lương, bao gồm: BHXH 5%: (246.158.600 + 4.774.000) x 5% = 12.546.630 (đồng) BHYT 1%: (246.158.600 + 4.774.000) x 1% = 2.509.326 (đồng) Các khoản tính vào chi phí SXKD của DN bao gồm: BHXH 15%: (246.158.600 + 4.774.000) x 15% = 37.639.890 đồng BHYT 2%: (246.158.600 + 4.774.000) x 2% = 5.018.652 đồng KPCĐ 2%: (246.158.600 + 4.774.000) x 2% = 5.018.652 đồng 3.2. Các nghiệp vụ trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ: Ví dụ: Chị Nguyễn Lan Anh phòng Kế toán – Tài vụ (Xem phụ lục 3, 4). Trong tháng chị Anh xin nghỉ ốm 5 ngày và được hưởng 75% lương. Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Giấy chứng nhận nghỉ ốm) được sử dụng tại Công ty theo mẫu (Xem phụ lục 12,13) Lương và phụ cấp chức vụ của chị Anh là: 3.813.000 đồng. Lương bình quân 1 ngày của chị Anh là: 173.318 đồng. Số tiền nghỉ hưởng BHXH là: 173.318 x 75% x 5 ngày = 649.942,5 đồng. Khi tính BHXH cho chị Anh kế toán định khoản như sau: Nợ TK 3383: 649.942,5 Có TK 334: 649.942,5 Căn cứ vào bảng thanh toán BHXH cho chị Anh kế toán định khoản: Nợ TK 334: 649.942,5 Có TK 111: 649.942,5 Khi nhận được tiền do cơ quan BH cấp trên chuyển. Nhân viên kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết TK 3383 như sau: Nợ TK 112: 649.942,5 Có TK 3383: 649.942,5 3.3. Hạch toán các khoản trích theo lương 1. Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán định khoản như sau: Nợ TK 641: 662.408 Nợ TK 642: 4.356.244 Có TK 3382: 5.018.652 Nợ TK 641: 4.968.060 Nợ TK 642: 32.671.830 Có TK 3383: 37.639.890 Nợ TK 641: 662.408 Nợ TK 642: 4.356.244 Có TK 3384: 5.018.652 Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH (phụ lục7) kế toán tính toán các khoản khấu trừ vào lương của CNV 6% bao gồm: BHXH (5%), BHYT (1%) Nợ TK 334: 15.055.956 Có TK 3383: 12.546.630 Có TK 3384: 2.509.326 Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán chuyển khoản nộp các khoản trích BHXH(20%), BHYT(3%), KPCĐ(2%) (Phụ lục 7) Nợ TK 338: 62.733.150 Có TK 111(112): 62.733.150 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CPTM XNK Nam Thăng Long, em đã trình bày cụ thể kế toán tổng hợp và chi tiết tiền lương tại công ty và đánh giá khái quát về doanh nghiệp ( có các biểu mẫu, phụ lục minh họa phần phụ lục) CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPTM XNK NAM THĂNG LONG I . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY. Từ khi được thành lập, Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh của mình. Ban lãnh đạo Công ty luôn phổ biến kịp thời những văn bản pháp luật mới, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ công nhân viên để Công ty hoạt động đúng pháp luật và kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên quan tâm, củng cố đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Công ty đã cử những cán bộ có năng lực chuyên môn làm cán bộ chuyên trách công tác thanh tra của Công ty, đồng thời luôn tạo điều kiện cho cán bộ chủ chốt của Công ty tham gia các khoá học và tập huấn ngắn hạn do cấp trên mở nhằm mở mang kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho họ. Qua quá trình tiếp cận thực tế tại công ty CPTM XNK Nam Thăng Long, em xin đưa ra một vài nhận xét về tình hình công tác kế toán và công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Ưu điểm: Thực tế trong Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long vì có sự quản lý, điều hành tốt về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương nên đã ảnh hưởng rất to lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt Công ty có đội ngũ nhân viên làm kế toán là những người có năng lực, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc nên việc vận dụng các hướng dẫn của công ty và các quy định mới của nhà nước trong công tác kế toán được thực hiện rất tốt. Hình thức hạch toán chứng từ ghi sổ hiện đang áp dụng tại công ty rất phù hợp với quy mô của Công ty mà còn rất thuận tiện cho việc cơ giới hóa tính toán. Cùng với sự phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy kế toán cũng không ngừng được hoàn thiện, tham mưu và giúp cho Ban Giám đốc điều hành các phần việc mà mình phụ trách, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác những thông tin về tài chính của Công ty giúp cho lãnh đạo Công ty ra các quyết định đúng đắn về quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty. Bộ phận kế toán của Công ty đã thực hiện việc thanh toán tiền lương cho cán bộ CNV Công ty rất cụ thể, chính xác đáp ứng được nhu cầu của cán bộ CNV trong toàn Công ty. Việc chi trả tiền lương, thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về các chế độ BHXH, BHYT… đảm bảo quyền lợi trực tiếp của người lao động. Công ty cũng sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán đã quy định trong chế độ ghi chép ban đầu về tiền lương, về thanh toán các chế độ BHXH…. Về tình hình sử dụng máy tính của công ty: Công ty trang bị máy tính đầy đủ cho các phòng ban nên việc xử lý các thông tin cũng như hiệu quả làm việc trong công ty là rất cao. Ở phòng kế toán đang sử dụng phần mềm FAST. Việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ cùng với sự hỗ trợ của máy tính giúp cho việc cập nhật các nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày một cách kịp thời, giảm bớt khối lượng ghi chép. Nhờ có phần mềm viết sẵn nên các số liệu cập nhật vào máy tính khi tính toán sẽ chính xác và tránh sai sót. Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, công ty còn một số những tồn tại, hạn chế không thể trách khỏi. Loại hình kinh doanh của công ty rất đa dạng nên gây nhiều khó khăn trong việc hạch toán. Có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh trong ngày nên kế toán phải xử lý hạch toán rất vất vả. Về hệ thống sổ kế toán, chứng từ kế toán do áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ nên trong việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh còn có sự trùng lặp, khối lượng công việc ghi chép nhiều, công việc đối chiếu, kiểm tra thường dồn vào cuối kỳ làm ảnh hưởng tới thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính. Mặt khác do sự cập nhật của các chứng từ còn chậm, sự giám sát, quản lý của các văn phòng vẫn còn buông lỏng do vậy các chứng từ về tiền lương, BHXH…và việc tính các khoản bảo hiểm đôi khi cũng chưa thật chính xác, chưa thật hợp lý. Do vậy công ty cần phải đưa ra chính sách quản lý thật đúng đắn, chặt chẽ để công tác kế toán hoạt động có hiệu quả hơn, chính xác hơn. Trong công ty cũng chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên, đến kỳ trả lương thì mới trích trước như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc tập hợp chi phí, kinh doanh của công ty. Trong quy chế kế hoạch của công ty có đề cập đến vấn đề tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, nhưng trong việc chi trả vẫn mang tính chất hình thức và bình quân cho các bộ phận, chưa phản ánh được năng suất lao động và sự lỗ lực cố gắng trong công việc của từng người. Vì thế chưa tạo ra được sự công bằng giữa các cá nhân trong công ty. II. NHỮNG Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY Tuỳ theo tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà có phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp mình sao cho phù hợp. Theo em, trước hết doanh nghiệp cần áp dụng, cập nhật ngay những chính sách, quy định mới ban hành của Nhà nước về chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến đội ngũ kế toán của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để họ hoàn thành tốt công việc của mình và có khả năng thích nghi với những chế độ chính sách kế toán mới, đảm bảo sao cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ hiện hành của Nhà nước cũng như những quyền lợi của họ. Cụ thể em xin đưa ra một số ý kiến như sau: Thứ nhất: Trong chứng từ ban đầu hạch toán sử dụng thời gian là Bảng chấm công của công ty, việc ghi chép không được rõ ràng, thống nhất và cụ thể. Chỉ sử dụng bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc của người lao động là có mặt “x” hay không có mặt “0”. Tuy nhiên việc chấm công xong thì kế toán phải tổng hợp công làm việc thực tế của công nhân, số công nghỉ việc, số công nghỉ hưởng BHXH…như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian. Cần đưa ra một bảng chấm công chi tiết và thống nhất, cuối tháng người chấm công sẽ thực hiện công việc quy đổi số công thời gian, số công nghỉ hưởng BHXH, công nghỉ không lương… Cụ thể xin nêu ra một Bảng chấm công như sau: ( Xem phụ lục 8) Kế toán công ty cần ra quy định bắt buộc về bảng chấm công là: trước khi gửi lên phòng kế toán phải được tính toán ghi chép số liệu vào cột quy đổi theo đúng quy định. Nếu có sai sót trong tính toán phần này thì người chấm công và người có trách nhiệm cần kiểm tra và hoàn chỉnh lại. Thứ hai: Để sự giám sát, quản lý của các phòng ban được chặt chẽ công ty nên phân công lao động hợp lý ở chỗ phải sắp xếp sao cho đúng người, đúng việc, khuyến khích những người làm việc thực sự có năng suất, chất lượng bằng những hành động cụ thể như khen thưởng, ưu đãi,… và có những biện pháp cứng đối với những người làm việc kém hiệu quả, sai quy cách, làm thất thoát tài sản, nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì phải bồi thường quy trách nhiệm cho từng người như vậy mới đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động, tăng trách nhiệm của người lao động trong công việc. Thứ ba: Về vấn đề trích trước tiền lương nghỉ phép. Trên thực tế ở công ty CPTM XNK Nam Thăng Long số lượng công nhân viên nghỉ phép không đồng đều giữa các tháng. Để đảm bảo không có sự biến động lớn và tránh tình trạng phản ánh sai lệch, giảm bớt chi phí và làm cho hạch toán tiền lương được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn thì việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên là cần thiết với bất kỳ công ty nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo em công ty nên làm như sau: Xác định số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép hàng tháng theo kế hoạch = Tổng số tiền lương chính thực tế phải trả CNV trong tháng x Tỷ lệ trích trước lương nghỉ phép Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của CNV x 100% Tổng số tiền lương chính kế hoạch năm của CNV Hàng tháng, khi đã xác định số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên kế toán Công ty ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 641, 642 Có TK 335 – Chi phí phải trả Khi xác định số tiền lương nghỉ phép phải trả công nhân viên, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 334 – Phải trả công nhân viên Cuối năm xác định khoản chênh lệch giữa số trích trước về tiền lương nghỉ phép trong năm với số tiền nghỉ phép thực tế đã trả trong năm. + Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế đã trả thì khoản chênh lệch này được kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 641, 642 + Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế đã trả thì khoản chênh lệch này được kế toán định khoản: Nợ TK 641, 642 Có TK 335 – Chi phí phải trả Thứ tư: Việc tính các khoản bảo hiểm. Trong điều lệ BHXH, BHYT thì mức trích quỹ BHXH, BHYT phải trích theo “ tiền lương cấp bậc, chức vụ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp khu vực, chức vụ, thâm niên…” Như vậy, theo đúng quy định thì tại công ty BHXH, BHYT phải được tính dựa trên số tiền sau: Tổng tiền làm căn cứ để trích quỹ BHXH, BHYT = Mức tiền tháng cơ bản + Phụ cấp lưu động + Phụ cấp trách nhiệm (nếu có). Như vậy mức BHXH, BHYT đơn vị trích tính vào chi phí sản xuất kinh doanh vẫn còn ít hơn so với quy định. Đơn vị chưa làm tròn trách nhiệm đối với quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty. Đây là một vấn đề quan trọng mà công ty cần phải lưu tâm để điều chỉnh kịp thời, tránh gây tâm lý không tốt cho người lao động đối với công ty. Thứ năm: Theo nhược điểm đã nêu ở trên thì vấn đề tiền thưởng mà công ty phân bổ cho các bộ phận, cá nhân là không có theo tỷ lệ là bao nhiêu. Phân bổ chưa phù hợp giữa các phòng ban, các cá nhân. Theo em công ty nên đề ra kế hoạch thi đua trong bán hàng, kinh doanh đặc biệt là đối với phòng kinh doanh của công ty nếu hoàn thành vượt mức kế hoạch tùy theo mức độ cao thấp để phân ra mức hoàn thành xuất sắc hay khá, từ đó phân loại A, B, C để xét cho các bộ phận. Cụ thể: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Loại A: Thưởng 60% lương cơ bản Loại B: Thưởng 40% lương cơ bản Loại C: Thưởng 20% lương cơ bản Hoàn thành mức độ khá: Loại A: Thưởng 40% lương cơ bản Loại B: Thưởng 30% lương cơ bản Loại C: Thưởng 10% lương cơ bản Khi thanh toán tiền thưởng cho CBCNV thì phải lập bảng thanh toán tiền thưởng theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính. KẾT LUẬN Để ngày càng thích nghi hơn với cơ chế thị trường, tự chủ trong SXKD các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện quy chế trả lương tại doanh nghiệp mình. Bởi vì nó chính là 1 nội dung của tự chủ kinh doanh, nó có tác dụng tích cực trong quá trình tổ chức quản lý kinh doanh và đẩy mạnh quá trình tự chủ. Đồng thời với quy chế trả lương hợp lý có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Đề tài kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động, với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nam Thăng Long sẽ đóng góp một phần vào việc giải quyết vấn đề đảm bảo công bằng trong việc trả lương của công ty cũng như ngoài công ty, ở nơi sử dụng lao động làm việc, giúp công ty tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong thời gian thực tập tại Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long, em đã có điều kiện được tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán cũng như phương pháp hạch toán của Công ty, đặc biệt là đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. Đó là nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lương Trọng Yêm cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám đốc, các anh chị phòng Kế toán của Công ty, và với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Do thời gian thực tập tại công ty và kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót về nội dung thông tin và ngôn từ. Rất mong sự góp ý quý báu của thầy cô, ban lãnh đạo, và đặc biệt là các anh chị phòng kế toán của công ty để chuyên đề của em được phong phú về lý luận và sát với thực tế của công ty hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn là: GS-TS Lương Trọng Yêm, cùng ban lãnh đạo công ty, các anh chị phòng kế toán và các phòng ban khác trong công ty CPTM XNK Nam Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn của mình. Hà nội, ngày 01 tháng 05 năm 2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO Kế toán Thương mại và Dịch vụ - Chủ biên: TS. Nguyễn Thế Khải - ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Kế toán Doanh nghiệp – ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Theo chuẩn mực Kế toán và Luật kế toán )do tập thể tác giả biên soạn: TS. Phạm Huy Đoán – Nguyên Giám đốc Công ty kiểm toán AASC – Bộ Tài chính. Th.s Nguyễn Thanh Tùng – Bộ Tài chính Do Nhà xuất bản Tài Chính. Hà nội 2006. Hệ thống chuẩn mực Việt Nam và các thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực. Trang Web của Bộ tài chính: www.mof.gov.vn Trang Web kế toán: www.Webketoan.com Số liệu, tài liệu tại phòng kế toán Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long. CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI CPTM Cổ phần Thương mại XNK Xuất nhập khẩu SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh CTGS Chứng từ ghi sổ CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐKKD Đăng ký kinh doanh CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp NVBH Nhân viên bán hàng NVQLDN Nhân viên quản lý doanh nghiệp TK Tài khoản KTTT Kinh tế thị trường KT-CN Kỹ thuật công nghệ DN Doanh nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn PHẦN PHỤ LỤC SƠ ĐỒ 1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CPTM XNK NAM THĂNG LONG. ĐHĐCĐ HĐQT BKS GIÁM ĐỐC PGĐ- phụ trách KD và kế hoạch PGĐ- phụ trách tài chính P. Kỹ thuât- công nghệ P. Kế hoạch - KD P. Tổ chức hành chính P. Kinh tế, thị trường P. Kế toán - tài vụ P. XNK Kho số 1 Kho số 2 P. KCS số 1 P. KCS số 2 P. KCS số 3 SƠ ĐỒ 2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. Kế toán bán hàng Kế toán tổng hợp Kế toán Tiền lương Thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ Kế toán công nợ Kế toán trưởng SƠ ĐỒ 3 SƠ ĐỒ HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ đăng ký CTGS Bảng cân đối số phát sinh CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu: SƠ ĐỒ 4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 2 NĂM 2008 VÀ 2009. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ A 419.056 490.763 71.707 17,11 2.Các khoản giảm trừ doanh thu B 12 (12) (100) 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (C =A-B) C 419.044 490.763 71.719 17,12 4.Giá vốn hàng bán D 404.168 466.933 62.827 15,54 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (E =C-D) E 14.876 23.830 8.954 60,19 6.Doanh thu hoạt động tài chính F 10.502 4.269 (6.233) (59,35) 7.Chi phí tài chính G1 8.710 5.230 (3.480) (39,95) 8.Chi phí bán hàng G2 1.630 5.024 3.394 208,22 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp G3 2.037 3.813 1.776 87,19 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh H 13.001 14.032 1.031 7,93 13.Lợi nhuận khác K 184 452 268 145,65 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (L = H+K) L 13.185 14.484 1.299 9,85 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp M 4.219,2 4.634,88 415,68 9,85 16.Lợi nhuận sau thuế N 8.965,8 9.849,12 883,32 9,85 PHỤ LỤC 8 Đơn vị: MẪU BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Tháng … năm … TT Họ tên Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 … 31 Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc hưởng …% lương Số công hưởng BHXH 1 2 3 … Người duyệt Phụ trách phòng ban Người chấm công ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) PHỤ LỤC 5 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG THANH TOÁN TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I THÁNG 03 NĂM 2009 Đơn vị: đồng TT Họ và tên Phòng Tạm ứng kỳ I Ký nhận Đinh Lan Hương PGĐ 1.000.000 Cao Bá Quát PGĐ 2.000.000 Hồ Lan Hương Kinh doanh 1.500.000 Phạm Hoa Kinh doanh 500.000 Vũ Thị Hằng Kinh doanh 441.000 Vũ Thị Yến Kinh doanh 500.000 Lê Thị Vân Kinh doanh 1.000.000 Lê Thị Hải Hà Kế toán 500.000 Trần Văn Hùng Hành chính 800.000 Cao Văn Trọng KTTT 1.500.000 Lại Việt Cường KTTT 1.500.000 Bùi Hữu Bằng KT-CN 2.700.000 Vũ Lâm Tùng KT-CN 3.000.000 Vũ Kim Huệ XNK 3.000.000 Đăng Sĩ Khang XNK 3.000.000 Đào Thu Linh XNK 2.500.000 Phạm Nhật Minh XNK 1.500.000 Hoàng Ngọc Điệp KCS 2.000.000 Lê Như Ý KCS 2.000.000 Trần Quang Huy Kho 2.000.000 Cộng: 32.141.000 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Thị Hải Hà Đinh Thị Cẩm Vân Nguyễn Văn Hồng PHỤ LỤC 9 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 05 tháng 03 năm 2009 Kính gửi: Ban giám đốc Tên tôi là: Hồ Lan Hương Địa chỉ: Phòng kinh doanh Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 1.500.000 đồng (Viết bằng chữ): Một triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương kỳ I cho CNV Ngày 05 tháng 03 năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 10 Công ty CPTM XNK Quyển số: 02 Nam Thăng Long Số: 20 Nợ TK 334 Có TK 111 PHIẾU CHI Ngày 05 tháng 03 năm 2009 Họ tên người nhận: Hồ Lan Hương Địa chỉ: Phòng kinh doanh Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương kỳ I cho CNV trong tháng Số tiền: 1.500.000 đồng (Viết bằng chữ): Một triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Kèm theo 01 chứng từ gốc: Bảng tạm ứng tiền lương kỳ I tháng 03/2009. Đã nhận đủ số tiền (bằng chữ): Một triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Ngày 05 tháng 03 năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 11 Công ty CPTM XNK Quyển số: 02 Nam Thăng Long Số: 32 Nợ TK 334 Có TK 111 PHIẾU CHI Ngày 25 tháng 03 năm 2009 Họ tên người nhận tiền: Hồ Lan Hương Địa chỉ: Phòng Kinh doanh Lý do chi: Thanh toán lương kỳ II tháng 03/2009 Số tiền: 3.733.296 đồng (Viết bằng chữ): Ba triệu bảy trăm ba mươi ba ngàn hai trăm chín mươi sáu đồng Kèm theo 01 chứng từ gốc: Bảng thanh toán tiền lương kỳ II tháng 03/2009. Đã nhận đủ tiền (viết bằng chữ): Ba triệu bảy trăm ba mươi ba ngàn hai trăm chín sáu đồng Ngày 25 tháng 03 năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 12 (Mặt trước) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tên Cơ quan Y tế Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Quyển số: 127 .............. Số: 037 Số KB/BA GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM Họ và tên: Nguyễn Lan Anh Tuổi: 36 Đơn vị công tác: Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Lý do cho nghỉ: Nghỉ ốm Số ngày cho nghỉ: 5 ngày (Từ ngày 02/03 đến hết ngày 06/03/2009) Ngày 03 tháng 03 năm 2009 Xác nhận của phụ trách đơn vị Y bác sĩ KCB Số ngày nghỉ: 5 ngày (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Mặt sau) PHẦN BHXH Số sổ BHXH: 01133943564 1 - Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 5 ngày 2 - Lương tháng đóng BHXH: 3.813.000 đồng 3 - Lương bình quân ngày: 173.318 đồng 4 - Tỷ lệ hưởng BHXH: 75% 5 - Số tiền hưởng BHXH: 649.942,5 đồng Ngày 08 tháng 03 năm 2009 Cán bộ Cơ quan BHXH Phụ trách BHXH đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 13 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG THANH TOÁN BHXH Tháng 03 năm 2009 Nợ 334: 649.942,5 Có 111: 649.942,5 TT Họ và tên Nghỉ ốm Nghỉ con ốm Nghỉ đẻ Nghỉ tai nạn Tổng số tiền Ký nhận SN ST SN ST SN ST SN ST 1 Nguyễn Lan Anh 5 649.942,5 649.942,5 Cộng: 649.942,5 Tổng số tiền viết bằng chữ: (Sáu trăm bốn mươi chín nghìn chín trăm bốn mươi hai phẩy năm đồng ) Ngày 15 tháng 03 năm 2009 Kế toán BHXH (Ký, Họ tên) Nhân viên theo dõi (Ký, Họ tên) Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) BIỂU SỐ 01 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Số: 08 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 05 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Thanh toán tạm ứng lương kỳ I tháng 03/2009 cho CNV 334 111 32.141.000 Cộng: 32.141.000 Kèm theo chứng từ gốc: Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I tháng 03/2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIẾU SỐ 02 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Số: 25 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 25 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền lương tháng 03/2009 phải trả CBCNV: - NVQLDN - NVBH 642 641 334 217.812.200 33.120.400 Cộng: 250.932.600 Kèm theo chứng từ gốc: Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I và Bảng thanh toán lương (Kỳ II) tháng 03/2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 03 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Số: 24 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 25 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Thanh toán tiền lương kỳ II tháng 03/2009 cho CNV 334 111 361.610.940 Cộng: 361.610.940 Kèm theo chứng từ gốc: Bảng thanh toán lương (kỳ II) tháng 3/2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 04 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Số: 26 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 26 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Khấu trừ BHXH vào lương CNV Khấu trừ BHYT vào lương CNV 334 334 3383 3384 12.546.630 2.509.326 Cộng: 15.055.956 Kèm theo chứng từ gốc: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 05 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Số: 28 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 27 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Số tiền BHXH, BHYT phải trả CNV tháng 03/2009 338 334 15.055.956 Cộng: 15.055.956 Kèm theo chứng từ gốc: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 06 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Số: 29 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 28 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Tính ra số tiền thưởng phải trả CNV 431 334 101.800.000 Tổng cộng 101.800.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 07 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long Số: 32 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Tính ra các khoản trích theo lương - Tính vào chi phí bán hàng - Tính vào chi phí QLDN - Tính vào lương 641 642 334 338 6.292.876 41.384.318 15.055.956 Tổng cộng 62.733.150 Kèm theo chứng từ gốc: Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 08 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Số Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có 30 33 Thanh toán lương cho CNV Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ 334 338 111 111 348.873.600 62.733.150 Cộng: 348.873.600 Kèm theo chứng từ gốc: Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 09 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long SỔ CÁI Tài khoản 334 – Phải trả CNV Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: 000 08/03 08 05/03 Chi tiền tạm ứng cho CNV 111 32.141.000 26/03 25 25/03 Tiền lương phải trả công nhân viên tháng 03/09 - NVQLDN - NVBH 642 641 217.812.200 33.120.400 27/03 26 26/03 Khấu trừ BHXH, BHYT vào lương CNV 3383 15.055.956 29/03 28 27/03 Số tiền BHXH, BHYT phải trả CNV trong tháng 338 15.055.956 30/03 29 28/03 Tiền thưởng phải trả 431 101.800.000 31/03 30 30/03 Thanh toán lương cho CNV 111 384.873.600 Cộng phát sinh: 399.929.556 399.929.556 Dư cuối kỳ: 000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 10 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long SỔ CÁI Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ: 000 30/03 32 30/03 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: -Tính vào CPBH -Tính vào CPQLDN -Trừ vào lương 641 642 334 6.292.876 41.384.318 15.055.956 31/03 33 30/03 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ 111 62.733.150 Cộng phát sinh: 62.733.150 62.733.150 Dư cuối kỳ: 000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) MỤC LỤC Trang KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG CHẤM CÔNG PHÒNG KINH DOANH Tháng 03/2009 STT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng số ngày công 1 2 3 4 5 6 … 29 30 31 1 Hồ Lan Hương x x x x x x x x x 22 2 Nguyễn Hồng x x x x x x x x x 22 3 Nguyễn Ngọc Tú x x x x x x x x x 22 4 Nguyễn Thị Hà x x 0 x x x x x x 21 5 Phạm Thanh Kim x x x x x x x x x 22 6 Phạm Hoa x x x x x x x x x 22 7 Vũ Thị Hằng 0 x x x x x 0 x x 20 8 Trương Trang x x x x x x x x x 22 9 Lê Thị Lan x x x x x 0 x x x 21 10 Trần Văn Lực x x x x x x x x x 22 11 Đỗ Bích Thủy x x x x x x x x x 22 12 Vũ Thị Yến x x x x x x x x x 22 13 Vũ Thị Trang x x 0 x x x x x x 21 14 Lê Thị Vân x x x x x x x x x 22 15 Trần Thị Nga x x x x x x x x x 21 Người duyệt Phụ trách phòng ban Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ghi chú: x: Làm việc 0: Không làm việc PHỤ LỤC 2 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÒNG KINH DOANH TT Họ và tên Lương chính Hsố phụ cấp Phụ cấp chức vụ Tiền ăn trưa Tiền thưởng Tổng lương Khấu trừ 6% BHXH Tạm ứng kỳ I Kỳ II thực lĩnh Ngày công Hệ số lương Lương CB 1 Hồ Lan Hương 22 5,82 3.608.400 0,5 310.000 550.000 1.000.000 5.468.400 235.104 1.500.000 3.733.296 2 Nguyễn Hồng 22 3,58 2.219.600 550.000 1.000.000 3.769.600 133.176 3.636.424 3 Nguyễn Ngọc Tú 22 3,27 2.027.400 550.000 1.000.000 3.577.400 121.644 3.455.756 4 Nguyễn Thị Hà 21 3,58 2.219.600 550.000 1.000.000 3.598.255 133.176 3.465.050 5 Đào Thanh Kim 22 2,65 1.643.000 550.000 1.000.000 3.193.000 98.580 3.094.420 6 Phạm Hoa 22 3,27 2.027.400 550.000 1.000.000 3.577.400 121.644 500.000 2.955.756 7 Vũ Thị Hằng 20 3,05 1.891.000 550.000 1.000.000 3.128.183 113.460 441.000 2.573.722 8 Trương Trang 22 3,6 2.232.000 550.000 1.000.000 3.782.000 133.920 3.648.080 9 Lê Thị Lan 21 3,6 2.232.000 550.000 1.000.000 3.610.100 133.920 3.476.180 10 Trần Văn Lực 22 3,6 2.232.000 550.000 1.000.000 3.782.000 133.920 3.648.080 11 Đỗ Bích Thủy 22 3,58 2.219.600 550.000 1.000.000 3.769.600 133.176 3.636.424 12 Vũ Thị Yến 22 3,58 2.219.600 550.000 1.000.000 3.769.600 133.176 500.000 3.136.424 13 Vũ Thị Trang 21 2,65 1.643.000 550.000 1.000.000 3.047.865 98.580 2.949.283 14 Lê Thị Vân 22 3,82 2.368.400 550.000 1.000.000 3.918.400 142.104 1.000.000 2.776.296 15 Trần Thị Nga 22 3,27 2.027.400 550.000 1.000.000 3.577.400 121.644 3.455.756 Tổng 325 52.92 32.810.400 0.5 310.000 8.250.000 15.000.000 55.516.303 1.987.224 3.941.000 49.588.079 Tháng 03/2009 Đơn vị tính: đồng PHỤ LỤC 3 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 03/2009 STT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng số ngày công 1 2 3 4 5 6 … 29 30 31 I Phòng Kế toán - Tài vụ 1 Nguyễn Lan Anh x ô ô ô ô ô x x x 22 2 Ngô Liên Chi x x x x x x x x x 22 3 Lê Thị Hải Hà x x 0 x x x x x x 21 4 Hoàng Văn Linh x x x x x x x x x 22 5 Mai Phương Hoa x x x x x x x x x 22 II Phòng Tổ chức hành chính 6 Nguyễn Ngọc Anh x x x x x x x x x 22 7 Trần Văn Hùng x x x x x x x x x 22 8 Nguyễn Thị Thu x x x x x x x x x 22 9 Nguyễn Trà My x x x x x x x x x 22 10 Nguyễn Văn Hiếu x x x x x x x x x 22 Người duyệt Phụ trách phòng ban Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ghi chú: x: Làm việc 0: Không làm việc ô: Nghỉ ốm PHỤ LỤC 4 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 03/2009 TT Họ và tên Lương chính Hsố phụ cấp Phụ cấp chức vụ Tiền ăn trưa Tiền thưởng Tổng lương Khấu trừ 6% BHXH Tạm ứng kỳ I Kỳ II thực lĩnh Ngày công Hệ số lương Lương CB I Phßng KÕ to¸n-Tµi vô 1 Nguyễn Lan Anh 22 5,65 3.503.000 0,5 310.000 550.000 1.000.000 4.913.000 228.780 4.684.220 2 Ngô LiênChi 22 4,58 2.839.600 0,4 248.000 550.000 1.000.000 4.637.600 185.256 4.452.344 3 Lê Thị Hải Hà 21 3,58 2.219.600 550.000 700.000 3.469.600 133.176 500.000 2.836.424 4 Hoàng Văn Linh 22 3,42 2.120.400 550.000 500.000 3.170.400 127.224 3.043.176 5 Mai Phương Hoa 22 2,96 1.835.200 550.000 500.000 2.886.200 110.112 2.776.088 Tổng 109 20,19 12.517.800 0,9 558.000 2.750.000 3.700.000 19.348.293 784.548 500.000 18.063.745 II Phòng Tổ chức hành chính 6 Nguyễn Ngọc Anh 22 5,82 3.608.400 0,5 310.000 550.000 1.000.000 5.468.400 235.104 5.233.296 7 Trần Văn Hùng 22 4,58 2.839.600 0,4 248.000 550.000 1.000.000 4.637.600 185.256 800.000 3.652.344 8 Nguyễn Thị Thu 22 3,6 2.232.000 550.000 800.000 3.582.000 133.920 3.448.080 9 Nguyễn Trà My 22 3,58 2.219.600 550.000 800.000 3.569.600 133.176 3.436.424 10 Nguyễn Văn Hiếu 22 3,58 2.219.600 550.000 800.000 3569.600 133.176 3.436.424 Tổng 110 21,16 13.119.200 0,9 558.000 2.750.000 4.400.000 20.827.200 820.632 800.000 19.206.568 Đơn vị tính: đồng PHỤ LỤC 6 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 03/2009 Đơn vị tính: đồng TT Phòng ban Lương chính Hsố phụ cấp Phụ cấp chức vụ Tiền ăn trưa Tiền thưởng Tổng lương Khấu trừ 6% BHXH Tạm ứng kỳ I Kỳ II thực lĩnh Ngày công Hệ số lương Lương CB 1 Ban Giám đốc 132 36,12 22.394.400 3,1 1.922.000 3.300.000 8.100.000 35.716.400 1.458.984 3.000.000 31.257.416 2 P. Kinh doanh 325 52.92 32.810.400 0.5 310.000 8.250.000 15.000.000 55.516.303 1.987.224 3.941.000 49.588.079 3 P.Kế toán-tài vụ 109 20,19 12.517.800 0,9 558.000 2.750.000 3.700.000 19.348.293 784.548 500.000 18.063.745 4 P.Tổ chức HC 110 21,16 13.119.200 0,9 558.000 2.750.000 4.400.000 20.827.200 820.632 800.000 19.206.568 5 P.KTTT 430 68,24 42.308.800 0,9 558.000 11.000.000 18.000.000 70.233.464 2.572.008 3.000.000 64.661.456 6 P.KT-CN 325 52,85 32.767.000 0,9 558.000 8.250.000 15.000.000 55.717.803 1.999.500 5.700.000 48.018.303 7 P.XNK 440 68,58 42.519.600 0,9 558.000 11.000.000 22.000.000 76.077.600 2.584.656 10.000.000 63.492.944 8 P. KCS 320 51,88 32.165.600 0,5 310.000 8.250.000 10.000.000 49.188.460 1.948.536 4.000.000 43.239.925 9 Kho công ty 400 46,25 28.675.000 10.450.000 10.000.000 47.009.570 1.720.500 2.000.000 43.289.069 Tổng cộng 2.481 397,03 246.158.600 7,7 4.774.000 63.250.000 101.800.000 408.807.892 15.055.956 32.141.000 361.610.940 PHỤ LỤC 7 Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Đơn vị tính: đồng STT TK ghi TK Có ghi Nợ TK 334 TK 338 Tổng Lương chính Phụ cấp Khác Tổng 334 3382 3383 3384 Tổng 338 1 TK 641 32.810.400 310.000 33.120.400 662.408 4.968.060 662.408 6.292.876 39.413.276 2 TK 642 213.348.200 4.464.000 217.812.200 4.356.244 32.671.830 4.356.244 41.384.318 259.196.518 3 TK 338 63.250.000 63.250.000 4 TK 431 101.800.000 101.800.000 5 TK 334 12.546.630 2.509.326 15.055.956 15.055.956 Tổng 246.158.600 4.774.000 116.855.956 250.932.600 5.018.652 50.186.520 7.527.978 62.733.150 478.715.750

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31550.doc
Tài liệu liên quan