MS: LVVH-PPDH010
SỐ TRANG: 219
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2008
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
1.2. Từ sự đổi mới cấu trúc và nội dung, mục tiêu, phương pháp của môn Ngữ văn bậc THPT
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình lí luận văn học và ứng dụng lí luận văn học vào việc phân tích, bình giảng tác phẩm văn học
2.2. Những công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn theo loại thể
2.3. Những công trình nghiên cứu về việc dạy học văn theo hướng đọc- hiểu
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC NGỮ VĂN
1.1. Về phương pháp dạy học Văn
1.1.1. Phương pháp dạy học
1.1.2. Phương pháp dạy học Văn
1.1.3. Yêu cầu của một giờ dạy - học Văn hiệu quả
1.2. Tổ chức giờ học văn theo phương pháp chủ động, tích cực
1. 2.1. Đặc điểm và yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực
1.2.2. Tổ chức hoạt động dạy-học theo PPDH chủ động, tích cực
1.3. Tổ chức hoạt động dạy-học một văn bản văn học
1.3.1. Hoạt động chuẩn bị
1.3.2. Hoạt động dạy-học trên lớp
1.3.3. Hoạt động ngoài giờ học (ngoại khoá)
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỌC-HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ VIỆT NAM (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LỚP 11) THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
2.1. Dạy đọc - hiểu tác phẩm tự sự trong trường phổ thông
2.1.1. Tác phẩm tự sự được dạy trong chương trình lớp 11
2.1.2. Thể loại tự sự
2.1.3. Tổ chức hoạt động dạy đọc-hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam
2.2. Vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản tự sự vào việc rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận (Làm văn)
2.2.1. Hoạt động tạo lập văn bản
2.2.2. Đề văn nghị luận trong nhà trường phổ thông
2.2.3. Khai thác tri thức đọc - hiểu văn bản tự sự để dạy kĩ năng làm văn nghị luận
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mô tả thực nghiệm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm
3.2. Kế hoạch thực nghiệm
3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Thiết kế phiếu chuẩn bị bài (Work Sheets)
3.3.2. Thiết kế giáo án
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Thống kê kết quả bài kiểm tra
3.4.2. Đánh giá kết quả
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Một số vấn đề chung
3.5.2. Về việc tổ chức dạy học đọc - hiểu tác phẩm tự sự
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN (Về việc dạy tác phẩm tự sự Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 11)
PHỤ LỤC 2 : PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ GIÁO ÁN
219 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng loại thể trong chương trình ngữ văn lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản, diễn đạt theo ý riêng có sáng tạo
13) Mức độ em hiểu văn bản tự sự trung đại là :
100% 75% 50% 25% 0%
14) Mức độ em hiểu văn bản tự sự giai đoạn 1930-1945 là :
100% 75% 50% 25% 0%
Cảm ơn các em đã cho biết ý kiến
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ GIÁO ÁN
Tuần 5- Đọc văn - 2 tiết
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng
thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
2. Hiểu được đặc trưng cơ bản của thể loạiTRUYỆN THƠ NÔM và bút
pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng đượm,
sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
3. Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK, SGV, Giáo án.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- GV gợi mở cho HS ôn lại kiến thức đã học ở THCS về tác phẩm Lục
Vân Tiên.
- Cho HS đọc chú thích và tìm ra những điểm chung giữa từng cụm điển
tích để có thể hiểu được tư tưởng của tác giả - Chuẩn bị phần trả lời
câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1/ Kiểm tra bài cũ: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT- Cao Bá Quát.
2/ Giới thiệu bài mới : LẼ GHÉT THƯƠNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. TÌM HIỂU
NHỮNG YẾU TỐ
NGOÀI VĂN BẢN
- HS đọc tiểu dẫn, tóm
tắt những nét chính về
Truyện“Lục Vân Tiên”
và đoạn trích “Lẽ ghét
thương”
GV gọi 1 HS trả lời
câu hỏi, các HS khác
nhận xét, bổ sung.
GV: Nêu những hiểu
biết của em về truyện
Lục Vân Tiên? (sáng
tác khi nào, thể loại,
nội dung)
HS: dựa vào SGK trả
lời và bổ sung.
(Gv có thể cho Hs ôn
lại phần tóm tắt truyện
đã học, kể tên các nhân
vật)
GV:Đoạn trích “Lẽ
ghét thương” nằm ở
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Truyện “Lục Vân Tiên”:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, khi
Nguyễn Đình Chiểu bị mù, về dạy học, chữa bệnh cho
dân ở Gia Định.
b. Thể loại:
Truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất
dân gian.
c. Nội dung:
- Cuộc xung đột giữa thiện –ác, đề cao tinh thần
nhân nghĩa.
- Khát vọng lý tưởng về một xã hội tốt đẹp, thấm
đượm tình cảm yêu thương, nhân ái.
2. Đoạn trích “Lẽ ghét thương”:
a. Vị trí:
phần nào trong tác
phẩm?
GV: Theo em, có thể
chia đoạn trích làm
mấy phần?
II. TÌM HIỂU VĂN
BẢN
- Gv yêu cầu Hs dựa
vảo phần chú thích giải
thích từ “kinh sử”
GV: Em có nhận xét gì
về lai lịch của ông
Quán ?
GV: Em thử giải thích
tại sao “Vì chưng hay
ghét cũng là hay
thương?
- Từ câu 473 đến câu 504, truyện Lục Vân Tiên .
- Kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và 4 chàng
nho sinh Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi
Kiệm, trước lúc vào trường thi.
b. Bố cục:
- 6 câu đầu: Lời đối đáp giữa ông Quán và Vân Tiên.
- 24 câu sau: lẽ ghét thương.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Lời đối đáp giữa ông Quán và Vân Tiên:
- Lai lịch của ông Quán: “kinh sử đã từng” : ông Quán
là nhân vật mang dáng dấp một nho sĩ ẩn cư do “sinh
bất phùng thời”
- Lời đáp: “Vì chưng hay ghét / cũng là hay thương”:
+ Hình thức tiểu đối
+ Thương là cội nguồn của cảm xúc Nguyễn Đình
Chiểu, ghét cũng từ thương mà ra: thương nhân dân lầm
than
+ Con người tài đức bị dập vùi.
+ Càng yêu thương thì càng căm ghét những kẻ làm
hại dân, hại đời.
hai tình cảm thương – ghét có mối quan hệ
khăng khít không thể tách rời trong lòng ông Quán
cũng như trong tâm tư Đồ Chiểu.
GV: “… ghét việc tầm
phào/ ghét cay, ghét
đắng, ghét vào tận
tâm”
Biện pháp nghệ thuật
nào được sử dụng
trong câu thơ trên. Giá
trị của biện pháp đó?
- GV yêu cầu HS phát
hiện những điều ông
Quán ghét, điểm chung
giữa các đối tượng
ghét, cơ sở của lẽ ghét.
- GV đặt câu hỏi tương
tự để HS tìm hiểu về lẽ
thương.
2. Lẽ ghét thương:
Lẽ ghét Lẽ thương
- “… ghét việc tầm phào/
ghét cay, ghét đắng, ghét
vào tận tâm”:
+ Điệp từ “ghét”: 4 lần
(trong cả đoạn từ này được
lặp lại 12 lần)
+ sức nặng của tình cảm:
ghét sâu sắc, mãnh liệt
đến độ tận cùng của cảm
xúc.
- Những điều ghét:
sử dụng biện pháp liệt kê:
+ đời Kiệt Trụ hoang dâm
vô độ.
+ đời U Lệ đa đoan, lắm
chuyện rắc rối.
+ đời Ngũ Bá, Thúc Quý
chiến tranh tang thương.
những triều đại này đều
có một điểm chung là
chính sự suy tàn, vua
chúa say đắm tửu sắc,
gây chiến tranh bóc lột,
tàn hại nhân dân, không
chăm lo đời sống của
dân.
Điệp từ “thương” lặp lại
12 lần
yêu thương sâu nặng,
hết mực.
- Những điều thương:
sửdụng biện pháp liệt
kê:
+ Đức Khổng Tử lận đận
hành đạo.
+Thầy Nhan Uyên hiếu
học, dở dang, chết sớm.
+ Gia Cát “đã đành phui
pha”
+ Đổng Tử chí lớn mà
“không ngôi”
+Nguyên Lương“lui về
cày”
+ Hàn Dũ bị đày đi xa
+ Thầy Liêm, Lạc bị xua
đuổi.
Gv có thể gợi mở cho
HS:
- Nguyễn Đình Chiểu
phê phán các triều đại
phong kiến suy tàn
xuất phát từ lập
trường nào? Nhà thơ
đứng về phía ai? Vì
quyền lợi của ai?
- Ca ngợi những con
người tài đức, nhà thơ
cũng đứng về phía ai?
Vì quyền lợi của ai?
(Lưu ý cách xưng hô)
GV: Qua những điều
ghét, thương vừa tìm
hiểu, em có nhận xét gì
về nhân vật ông Quán?
Từ đó em hiểu gì về
tấm lòng của Nguyễn
Đình Chiểu đối với
- Cơ sở của lẽ ghét:
+ Điệp từ “dân” (ở mỗi
cặp lục bát) : dân sa hầm
sẩy hang, dân luông chịu
lầm than, dân nhọc nhằn,
rối dân
Đồ Chiểu đã đứng về
phía nhân dân, xuất phát
từ quyền lợi của dân mà
phẩm bình lịch sử.
những nhân vật này
đều là người có tài, có
đức, có chí hành đạo
giúp đời, giúp dân
nhưng đều không đạt sở
nguyện niềm đồng
cảm sâu sắc của nhà
thơ.
- Cơ sở của niềm
thương:
+ Những nhân vật được
nhắc đến ít nhiều có nét
đồng cảnh ngộ và chí
hứơng với tác giả
Nhà thơ đã vì cuộc
đời, vì sự an bình của
nhân dân mà thương
tiếc cho những người
hiền tài “sinh bất phùng
thời”
* Sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn
ông Quán (cũng là trong tâm hồn tác giả) :
+ thương, ghét rõ ràng, không mập mờ, lẫn lộn.
+ thương- ghét: hai tình cảm đan cài, thống nhất, tiếp
nối và sâu nặng trong trái tim đa cảm của Nguyễn Đình
Chiểu.
Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ
nhân dân?
GV: Theo em, nghệ
thuật nổi bật nhất
trong đoạn thơ này là
gì ?
GV: Dụng ý nghệ thuật
của Đồ Chiểu khi xây
dựng nhân vật ông
Quán?
GV: Những biện pháp
tu từ nào được sử dụng
nhiều nhất trong đoạn
thơ này?
Tác dụng của nó như
thế nào ?
tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho nhân dân
được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có
điều kiện thực hiện chí nguyện .
3. Nghệ thuật:
a. Bút pháp trữ tình:
- Đoạn thơ triết luận về đạo đức: sử dụng điển cố, điển
tích, lập luận chặt chẽ, cô đúc như những tuyên ngôn.
- Xuất phát từ tấm lòng trong sáng cao cả của nhà thơ
lời thơ có khi mộc mạc đến độ thô sơ nhưng vẫn dạt dào
cảm xúc.
- Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
Đoạn thơ “ Lẽ ghét thương” là loại văn chương giáo
huấn mang tính chất đạo đức trữ tình.
b. Nhân vật ông Quán:
- Là nhân vật nằm trong hệ thống các lực lượng phù
trợ nhân vật chính trên con đường thực hiện nhân
nghĩa (ông Ngư, ông Tiều…)
- Nhân vật phát ngôn cho tư tưởng, cảm xúc nung
nấu trong tâm can Đồ Chiểu, mang đậm tính cách
con người Nam Bộ: bộc trực, thẳng ngay phân minh,
giàu tình thương nên nặng nỗi ghét.
c. Biện pháp tu từ:
- Điệp từ: tần số sử dụng lớn.
- Đối từ : đối trong cả đoạn thơ + tiểu đối trong một
câu thơ
Biểu hiện cảm xúc:
- Sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn
HS đọc phần Ghi nhớ,
trang 48, SGK.
tác giả .
- Tăng cường độ cảm xúc.
III.TỔNG KẾT
- Đoạn thơ “ Lẽ ghét thương” nói lên những tình cảm
yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương
dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu .
- Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc,
bút pháp trữ tình, sử dụng nhiều điển tích, phép điệp,
phép đối…rất thành công.
3/ Kiểm tra, đánh giá – Gợi ý giải bài tập:
1. Nội dung lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu?
2. Mối quan hệ giữa hai tình cảm ghét thương trong tâm hồn tác giả.
NGỮ VĂN 11 – TUẦN 11 (2tiết)
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
NGUYỄN TUÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời
hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện
độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu giá trị tạo
hình.
B .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK, SGV, Thiết kế lên lớp.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- GV cung cấp cho HS kiến thức về nghệ thuật thư pháp, bút pháp lãng
mạn, tình huống truyện …, tạo điều kiện cho các em phân tích tác
phẩm sâu sắc hơn.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm, chú ý đoạn mở đầu và đoạn tả cảnh cho chữ.
- Tập trung vào việc phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao,
qua đó, làm rõ quan điểm nghệ thuật tiến bộ của Nguyễn Tuân.
D.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1/ Kiểm tra bài cũ: HAI ĐỨA TRẺ
2/ Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I) TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ
NGOÀI VĂN BẢN
I.TÌM HIỂU CHUNG
1)Tác giả
HS đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt
những nét chính về sự nghiệp văn
học của Nguyễn Tuân.
GV giới thiệu vài nét về tập truyện
ngắn “Vang bóng một thời” của
Nguyễn Tuân (II.2a, trang 121,
SGV)
HS đọc văn bản ở nhà tóm tắt tác
phẩm
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), sinh
ra trong một gia đình nhà Nho khi
Hán học đã tàn, quê ở Hà Nội.
Ông học đến cuối bậc Thành
chung ở Nam Định rồi về Hà Nội
viết văn, làm báo.
- Từ 19481958, là Tổng thư ký
hội Văn nghệ Việt Nam .
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một
nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Ông có một vị trí quan trọng và
đóng góp không nhỏ đối với văn
học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy
thể tùy bút, bút ký đạt tới trình độ
nghệ thuật cao.
- Năm 1996, ông được tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật.
- Tác phẩm tiêu biểu : Vang bóng
một thời,Thiếu quê hương,Chiếc
lư đồng mắt cua, Đường vui, Tình
chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta
đánh Mỹ giỏi .
2)Xuất xứ : “Chữ người tử tù” trích
trong tập truyện ngắn “Vang bóng một
thời” (1940) của Nguyễn Tuân.
3)Tóm tắt tác phẩm :
Huấn Cao là một người tử tù có khí
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
GV cung cấp cho HS kiến thức về
thú chơi chữ của người xưa
GV: Tình huống truyện của tác
phẩm “Chữ người tử tù” là gì? Tác
phách, có thiên lương. Ong vừa là một
nghệ sĩ tài hoa vừa là một người anh
hùng hiên ngang bất khuất, có tài viết
chữ rất đẹp lại nổi tiếng về tài bẻ khoá
vượt ngục, vì khởi nghĩa chống triều
đình nên bị khép tội chết. Cảm phục
Huấn Cao, viên quản ngục hết sức biệt
đãi ông. Trước ngày Huấn Cao bị xử
chém, quản ngục cho người đến gặp
Huấn Cao bày tỏ lòng yêu kính người tài
và xin chữ của ông để làm kỷ vật. Cảm
động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”
của viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý
cho chữ và khuyên viên quản ngục bằng
những lời lẽ chân tình.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
* Thú chơi chữ của người xưa : Chữ
Hán là một thứ chữ tượng hình, viết
bằng bút lông và mực tàu, nét chữ bộc lộ
cá tính của người viết.
Người có nét chữ đẹp thường được
trân trọng như một nghệ sĩ tài hoa. Chữ
được viết trên lụa trắng hoặc khắc vào
gỗ dể treo nơi trang trọng trong nhà.
Nghệ thuật viết chữ ấy được gọi là thư
pháp.
1)Tình huống độc đáo của truyện
Hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên
dụng của tình huống này đối với
việc thể hiện tính cách của nhân vật
và kịch tính của truyện ?
GV: Ấn tượng đầu tiên của em về
Huấn Cao là gì? Vẻ đẹp độc đáo
của hình tượng Huấn Cao thể hiện ở
những chi tiết nào? . Qua nhân vật
Huấn Cao, em có nhận xét gì về
quan niệm của Nguyễn Tuân về cái
đẹp?
quản ngục được đặt vào một tình huống
éo le :
- Về quan hệ xã hội, họ ở hai trận tuyến
đối nghịch, là kẻ thù của nhau một
người là tên “đại nghịch” đang chờ ngày
ra pháp trường để chịu tội, còn một
người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái
trật tự xã hội đương thời.
- Về mặt nghệ thuật, họ lại là tri âm tri
kỷ, cùng chung chí hướng.
Nguyễn Tuân đã đặt 2 nhân vật vào
chốn ngục tù tối tăm, tạo nên cuộc gặp
gỡ kỳ lạ Quan hệ giữa 2 nhân vật có
những diễn biến đầy kịch tính, từ chỗ
ngăn cách nghi kỵ đến chỗ hiểu biết yêu
kính nhau. tác giả rất thành công
trong việc sáng tạo tình huống, làm nổi
bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao,
làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài
của viên quản ngục, đồng thời thể hiện
sâu sắc chủ đề tác phẩm .
2) Nhân vật Huấn Cao
Nguyên mẫu của nhân vật này là Cao Bá
Quát, một người anh hùng văn võ song
toàn nhưng bị thế lực cường quyền áp
chế, chống lại triều đình và trở thành tử
tội.
Đây là nhân vật trung tâm của
truyện được xây dựng bằng cảm
hứng lãng mạn với nhiều chi tiết
đặc sắc. GV cần cho HS làm việc
theo nhóm để rút ra những nhận xét
về tính cách với những dẫn chứng
cụ thể.
a)Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao :
là một vẻ đẹp lãng mạn,được lý tưởng
hóa, được thể hiện trong một hoàn cảnh
khác thường, được khắc họa bằng hàng
loạt sự tương phản gay gắt:
*Là một người vừa có tài vừa có tâm.
- Tài : nổi tiếng viết chữ đẹp và có tài
bẻ khoá vượt ngục văn võ song toàn.
- Tâm : yêu cái đẹp, nêu cao 2 chữ
“thiên lương”.
* Là con người tài hoa, nghệ sĩ đồng
thời còn là một người anh hùng đầy
khí phách, hiên ngang bất khuất
xem khinh cái chết dù biết nó đã kề bên :
trong những ngày chờ đợi ra pháp trường
ông vẫn giữ nguyên tư thế ung dung
đường hoàng lẫm liệt.
* Nhân cách trong sáng cao cả :
o Coi thường tiền tài, quyền lực, có tài
viết chữ đẹp nhưng không bao giờ
dùng tài ấy để tìm danh lợi hay phục
vụ kẻ phi nghĩa-“Tính ông vốn
khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho
chữ”.
o Huấn Cao còn là người biết trân
trọng những con người có tâm hồn
trong sạch,yêu quý thưc sự cái tài cái
đẹp, cái thiện ở đời, lúc sắp lãnh án tử
GV hướng dẫn HS củng cố lại hình
tượng Huấn Cao : tài – tâm, hiên
ngang bất khuất, coi khinh tiền bạc-
yêu quý cái thiện, từ đó tìm ra quan
niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân .
GV: Nhân vật quản ngục có phẩm
chất gì khiến Huấn Cao cảm kích,
tác giả ca ngợi ?
hình mà chỉ nghĩ đến việc đáp lại
“một tấm lòng trong thiên hạ”.
Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao,
Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan niệm về cái
đẹp: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái
đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
một quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
3) Nhân vật quản ngục
* Là một nhân vật độc đáo: tuy không
phải là người làm nghệ thuật, nhưng có
một tâm hồn nghệ sĩ của một kẻ liên tài
say mê cái đẹp, cảm phục tài năng và
nhân cách của Huấn Cao nên chân
thành, cung kính biệt đãi ông, đó là một
hành vi dũng cảm :
- Hằng ngày sai người dâng rượu.
- Nói năng cung kính.
- Bất chấp luật pháp, biến kẻ tử tù
thành một thần tượng để tôn thờ .
* Vẻ đẹp của viên quản ngục thể hiện
qua thái độ sùng kính Huấn Cao – hiện
thân của cái tài, cái đẹp, cái “thiên
lương”cao cả, với hành vi vái người tù
một cái, chắp tay nghẹn ngào nói “Kẻ
mê muội này xin bái lĩnh”.
* Phẩm chất của ngục quan :
- Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm
lòng trong thiên hạ”.
GV:Đọc lại đoạn văn tả cảnh cho
chữ và nêu vấn đề:
Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn
Cao cho chữ viên quản ngục trong
nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là
“một cảnh tượng xưa nay chưa từng
có” ? Thủ pháp nghệ thuật nào
được sử dụng triệt để trong đoạn
văn này?
- Tác giả coi đó là “ cái thuần khiết
giữa một đống cặn bã”, “một thanh âm
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn
mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
4)Cảnh cho chữ
Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được
bộc lộ rõ nhất trong cái đêm ông cho chữ
viên quản ngục.
Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa
nay chưa từng có” bởi vì:
- Việc cho chữ là một sáng tạo nghệ
thuật thanh cao lại diễn ra trong một
buồng tối chật hẹp ẩm ướt, tường đầy
mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân
gián …Cái đẹp được sáng tạo giữa
chốn nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại tỏa
sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái
ác đang ngự trị.
- Huấn Cao, người nghệ sĩ say mê viết
chữ không phải là người được tự do mà
là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo
gông, chân vướng xiềng, khói toả cay
mắt và ngày mai sẽ chịu án tử hình. Hình
ảnh uy nghi của Huấn Cao đối lập với
hình ảnh thầy thơ lại “run run bưng
chậu mực” và hình ảnh viên quản ngục
“ khúm núm cất những đồng tiền kẽm
đánh dấu ô chữ”
Huấn Cao khuyên quản ngục như
thế nào?
Nguyễn Tuân gửi gắm điều gì vào
lời khuyên của Huấn cao đối với
quản ngục?
GV: Em có nhận xét gì về bút pháp
xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả
cảnh vật và nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong
truyện ngắn “Chữ người tử tù” ?
- Lời khuyên của Huấn Cao : “Tôi
bảo thực đấy….lương thiện đi” (tr 114)
cho thấy cái đẹp có thể sản sinh từ đất
chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể
sống chung với tội ác và con người chỉ
xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi
giữ được thiên lương.
Cảnh tượng đầy sự tương phản :
cái đẹp được sáng tạo trên một mảnh đất
chết, bởi một con người sắp chết. Đây là
một sự đảo lộn trật tự xã hội: kẻ tử tù
hoàn toàn làm chủ, dõng dạc răn dạy đạo
lý cho quản ngục, còn ngục quan thì
khúm núm vái lạy tù nhân.
Chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu
sắc: đó là sự chiến thắng của ánh sáng
đối với bóng tối, của cái thiện đối với cái
ác, của cái đẹp đối với những cái xấu xa
tầm thường.
5) Nghệ thuật :
- Tạo tình huống độc đáo và cách xây
dựng nhân vật kịch tính cao. Huấn
Cao và quản ngục gặp gỡ trong một cảnh
ngộ éo le, từ đó cho thấy mối quan hệ
đặc biệt giữa 2 nhân vật, giữa nhân vật
với hoàn cảnh, đồng thời còn góp phần
làm rõ tâm trạng, tính cách của mỗi nhân
vật .
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức
về vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao,
quan niệm về cái đẹp của Nguyễn
Tuân, từ đó thấy được lòng yêu
nước thầm kín và tài năng nghệ
thuật của nhà văn .
HS học phần Ghi nhớ - trang 115,
SGK.
- Bút pháp dựng người, dựng cảnh
điêu luyện: chi tiết sinh động, gợi cảm,
giàu giá trị tạo hình. Thủ pháp tương
phản được sử dụng rộng rãi và có hiệu
quả làm nổi bật hình tượng nhân vật
Huấn Cao
Ví dụ:
+ Cảnh cho chữ đầy những màu sắc
tương phản: Màu đen của nền cảnh,
màu đỏ lửa, màu trắng lụa…tạo nên
tính thiêng liêng, trọng đại .
+ hình ảnh tử tù > < viên quản ngục,
thơ lại
- Ngôn ngữ vừa sắc sảo, vừa trang
trọng cổ kính, sống động, giàu sức
truyền cảm.
Ví dụ :
+ Nổi day dứt trong nội tâm : “ngục
quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”
+ “viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que
hương khêu thêm một con bấc”
động thái gắng gượng mệt mỏi.
III.TỔNG KẾT
Trong truyện ngắn “Chữ người
tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa
thành công hình tượng Huấn Cao –
một con người tài hoa, có cái tâm
trong sáng và khí phách hiên ngang,
bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện
quan niệm về cái đẹp, khẳng định
sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm
kín lòng yêu nước.
Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ
thuật của nhà văn trong việc tạo
dựng tình huống truyện độc đáo,
trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc
họa tính cách nhân vật, tạo không
khí cổ kính, trang trọng, trong việc
sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn
ngữ giàu tính tạo hình.
3/ Kiểm tra, đánh giá – Gợi ý giải bài tập:
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ sâu sắc nhất của em
về nhân vật Huấn Cao (Không cần phải nói đầy đủ về hình tượng Huấn
Cao, chỉ cần nói điều mà em cho là có ý nghĩa nhất).
Câu 2: Em có nhận xét gì về tình huống truyện trong “ Chữ người tử
tù” của Nguyễn Tuân ?
Câu 3: Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao và nêu quan
niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về đoạn văn miêu tả “một cảnh
tượng xưa nay chưa từng có” ở cuối truyện ?
Câu 5: Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này.
Câu 6: Có thể nói trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân
đã tái hiện rất thành công không khí của thời xa xưa. Em hãy chứng minh.
NGỮVĂN 11 – TUẦN 12 (2 tiết)
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ)
VŨ TRỌNG PHỤNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS thấy được:
- Bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm
trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Thái độ phê phán mãnh liệt và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ
Trọng Phụng .
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK, SGV, Giáo án.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- HS đọc trước tác phẩm ở nhà, nắm được cốt truyện Số đỏ, trả lời câu
hỏi trong phần hướng dẫn học bài
- GV dẫn dắt để HS tự phát hiện mâu thuẫn cơ bản, chủ đề của đoạn trích
và những nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của tác giả .
D.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1/ Kiểm tra bài cũ: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
2/ Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG
CỦAGV&HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. TÌM HIỂU NHỮNG
YẾU TỐ NGOÀI VĂN
BẢN
HS đọc phần Tiểu dẫn,
I.TÌM HIỂU CHUNG
1-Tác giả.
- Vũ Trọng Phụng (1912-1939) sinh tại Hà
Nội, trong một gia đình nghèo, quê ở tỉnh
trang 122 - SGK, trình bày
hiểu biết về nhà văn .
GV nhấn mạnh những điểm
chính về sở trường và
phong cách của nhà văn
HS giới thiệu những nét
chính về hoàn cảnh sáng
tác, thể loại
GV nêu yêu cầu đọc-hiểu
tiểu thuyết Số đỏ theo đặc
trưng thể loại
Hưng Yên, còn có bút danh Thiên Hư.
- Cuộc đời ngắn ngủi, nghèo túng, bệnh tật.
Ông mất tại Hà Nội năm 27 tuổi vì bệnh lao.
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào.
- Viết rất thành công thể loại phóng sự và
tiểu thuyết, được đề cao“ông vua phóng sự
đất Bắc”
- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ:
+ Phóng sự: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy
Tây, Cơm thầy cơm cô.
+ Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.
- Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên
niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối,
thối nát đương thời, được thể hiện bằng
phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà
văn hiện thực lớn, có đóng góp đáng kể vào
sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện
đại.
2. Tác phẩm Số đỏ
a) Hoàn cảnh sáng tác:
Tiểu thuyết Số đỏ ra đời năm 1936 là năm
đầu của thời kì Mặt trận Dân chủ Đông
Dương. Bối cảnh đó tạo điều kiện cho nhà
văn đi sâu tố cáo xã hội lố lăng, bịp bợm
nửa ta nửa Tây lúc bấy giờ.
b) Thể loại: tiểu thuyết trào phúng
c) Tóm tắt tác phẩm: (phần Tiểu dẫn,
GV : Em hãy tóm tắt nội
dung đoạn trích “Hạnh
phúc của một tang gia”
->HS trình bày tóm tắt tác
phẩm theo đoạn cuối phần
Tiểu dẫn, trang123 - SGK .
GV:yêu cầu HS nêu xuất
xứ,bố cục, đại ý của đoạn
trích ?
GV và HS đọc một vài đoạn
tiêu biểu kết hợp với kể tóm
tắt, giọng đọc cần thể hiện
tiếng cười trào phúng hóm
hỉnh, độc đáo.
HS giải thích các từ khó
trong khi đọc, căn cứ vào
chú thích ở SGK.
trang 123 - SGK)
3. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang
gia”
a) Xuất xứ:
“Hạnh phúc của một tang gia” là chương
thứ XV trong số 20 chương của tiểu thuyết
Số đỏ của Vũ Trong Phụng, thể hiện phong
cách trào phúng độc đáo với nhừng màn hài
kịch thú vị.
b) Bố cục: Chương này gồm hai đoạn:
- “Ba hôm sau….cho Tuyết vậy” : niềm vui
và hạnh phúc của các thành viên gia đình và
mọi người khi cụ cố tổ qua đời.
- “Sáng hôm sau…. khổ chủ” : Cảnh đám
tang gương mẫu.
c) Đại ý: Cụ cố tổ bị ốm nặng. Cả nhà, đám
con cháu đều mong cụ chết sớm để sớm
được chia gia tài. Tình cờ nhờ bài thuốc vớ
vẩn của Xuân tóc đỏ, cụ lại qua khỏi và có
vẻ đỡ hơn. Nhưng cũng lại vì một câu nói
của Xuân (theo thỏa thuận với ông Phán
mọc sừng – con rể cụ cố Hồng, cháu rể cụ
cố tổ), ngay trước mặt mọi người và cụ cố: “
Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc
sừng !”. Cụ cố tổ uất ức quá, tắt thở, và…ba
hôm sau, ông cụ già chết thật.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Gv: Yêu cầu HS phân tích ý
nghĩa của tựa chương
GV nhấn mạnh: Toàn bộ
nhân vật của tác phẩm xuất
hiện gần đủ mặt trong
chương XV này. Vũ Trọng
Phụng như một hoạ sĩ tài
hoa, phác thảo một tập hợp
chân dung, mỗi chân dung
vài nét chấm phá rất có
thần, tất cả hiện lên nhốn
nháo ồn ào.
GV nêu vấn đề thảo luận:
phân tích những biểu hiện
và tâm trạng của từng thành
viên trong gia đình cụ cố tổ
khi cụ qua đời. Theo em,
những chi tiết ấy có chân
thực không?Có phóng đại
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1) Nhan đề tác phẩm
- Tiêu đề đầy đủ của chương XV là Hạnh
phúc của một tang gia – Văn Minh nữa
cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu.
- Tang gia mà lại hạnh phúc ! Có người
thân qua đời mà lại vui vẻ, sung sướng !
Đúng là hạnh phúc của một gia đình vô
phúc, niềm vui của một lũ con cháu đại bất
hiếu.
- Thường thì “tang gia bối rối”. Gia đình cụ
cố tổ cũng bối rối, lo lắng, bận rộn, nhưng là
để tổ chức cho thật linh đình một ngày vui,
một đám hội dưới hình thức một đám ma.
Tiêu đề “Hạnh phúc của một tang gia”
rất lạ, vừa gây chú ý cho người đọc, vừa
phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai, hài
hước và tàn nhẫn: con cháu của đại gia đình
này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố
tổ chết. Đây chính là tình huống trào
phúng chính của chương XV.
2) Niềm vui, hạnh phúc của các thành
viên trong gia đình khi cụ cố tổ qua
đời
Niềm vui chung cho cả đại gia đình
bất hiếu: cái chúc thư của cụ cố tổ đã
tới lúc được thực hiện chứ không còn
là lý thuyết viễn vông nữa.
không?Tiếng cười trào
phúng bật ra từ đâu ? Em
thích nhất chi tiết nào ? Vì
sao?
Câu nói “Biết rồi, khổ lắm,
nói mãi !” của cụ cố Hồng
nói lên điều gì ?
HS thảo luận theo các nhóm
nhỏ, cử đại diện trình bày ý
kiến chung
Mỗi người lại có một niềm vui riêng,
không ai giống ai:
a) Cụ Hồng – con trai cụ Tổ
- Có tính háo danh kỳ quặc : dù mới 50
tuổi nhưng thích được gọi là “cụ cố”, thích
tỏ ra già cả, nhắm nghiền mắt lại để nghĩ
đến lúc được chống gậy mặc tang phục, vừa
ho khạc vừa khóc mếu để người ta khen là
nhà đại phúc, con hiếu thảo.
- Không lo được gì cho gia đình, trong lúc
tang gia bối rối cụ đã gắt lên đúng1872 lần
câu nói “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !”
không biết gì, nhưng cứ làm ra vẻ hiểu biết,
lo nhiều việc.
b) Vợ chồng Văn Minh –cháu nội cụ Tổ –
lợi dụng dịp ông nội chết để lăng xê các mốt
trang phục táo bạo nhất nhằm quảng cáo
tiệm may. Bà Văn Minh sốt ruột vì chưa
được mặc đồ xô
gai tân thời. Ông Văn Minh vừa nghĩ
chuyện làm ăn, vừa nghĩ cách đối xử với
Xuân tóc đỏ – một kẻ có hai cái tội nhỏ, một
cái ơn to (quyến rũ Tuyết, tố cáo bà Phán
phản bội chồng, làm cho cụ cố Tổ chết)
nhờ phân vân, bối rối mà mặt anh ta lại hoá
ra hợp thời.
c) Cô Tuyết – cháu nội cụ Tổ – là cô gái
mới lớn, hư hỏng, vui mừng vì được dịp
Chân dung của những nhân
vật ngoài gia đình cụ tổ
được miêu tả như thế nao?
Theo e, chân dung nào là
hài hước nhất? Tại sao?
mặc bộ y phục “ngây thơ”hở hang hấp dẫn.
Tuyết tìm mãi mà chẳng thấy Xuân- bạn
giai của mình – nên có vẻ buồn lãng mạn rất
đúng mốt của một nhà có đám.
d) Cậu Tú Tân – cháu nội cụ Tổ – chưa
bao giờ đỗ Tú tài ,sung sướng vì được dịp
tận dụng mấy cái máy ảnh đã chuẩn bị công
phu. Đây là cơ hội hiếm có để cậu Tú giải
trí và chứng tỏ tài chụp ảnh của mình.
e) Ông Phán mọc sừng – cháu rể cụ Tổ -
hả hê vì không ngờ đôi sừng vô hình trên
đầu mình có giá trị to lớn đến vài nghìn
đồng.
* Niềm vui của những người ngoài tang
quyến:
- Xuân tóc đỏ: danh giá và uy tín càng
cao ví nhờ hắn mà cụ cố tổ mới chết nhanh
như thế.
- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: lấy làm
vinh dự, sung sướng khi có tiền bằng việc
giữ trật tự đám tang.
- Các vị trưởng giả – bạn cụ Hồng : được
dịp phô trương các huân chương, huy
chương trên ngực và các kiểu râu ria trên
cằm, trên mép – xúc động vì sự hở hang của
Tuyết không có nhân cách.
- Hàng phố vui vẻ vì được xem một đám
ma to tát, huyên náo chưa từng có.
GV hỏi: Cảnh đưa tang cụ
cố tổ có thể chia làm mấy
cảnh nhỏ ? Đó là những
cảnh nào ? Bút pháp miêu
tả của Vũ Trọng Phụng
được thể hiện theo trình tự
nào ?
Gv nêu yêu cầu: phân tích
cách tả đám đông rất linh
hoạt của tác giả. Biện pháp
phóng đại và hài hước được
lựa chọn như thế nào ?
HS phân tích, dẫn chứng,
phát biểu.
Sơ kết : Niềm hạnh phúc của gia đình
cụ Hồng và thân hữubiểu hiện thật đa dạng,
nhưng rất giống nhau ở bản chất vô lương
tâm, vô văn hoá. Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên
một bức tranh
xã hội chân thực mà đậm chất trào phúng,
hài hước.
3) Cảnh “đám ma gương mẫu”
Có hai cảnh:
+ Cảnh đám cứ đi, cứ đi trên đường.
+ Cảnh hạ huyệt.
Tác giả tả từ xa tới gần, rồi tả cụ thể một số
gương mặt với những cử chỉ, lời nói thật
tiêu biểu:
- Tả bao quát : không khí đám tang mà
như đám rước, đủ cả kèn Tây, kèn
Tàu, kèn Ta, lợn quay che lọng, vòng
hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm
người đi đưa…,cốt để khoe giàu sang
một cách lố bịch và hợm hĩnh.
- Những người đi đưa đám toàn là
những trai thanh gái lịch: vẻ mặt buôn
rầu, nhưng lại cười tình với nhau, hẹn
hò nhau, bình phẩm, ghen tuông
nhau.
Tính chất long trọng, danh giá của cái
đám ma ấy chỉ là sự phô trương giả dối, lố
lăng.
HS đọc lại đoạn văn, trang
127 – SGK.
GV hỏi: Câu văn “Đám cứ
đi” lặp lại và xuống dòng
có dụng ý gì ?
GV nêu vấn đề:Tại sao nói
cảnh hạ huyệt là một màn
hài kịch nhỏ ? Các nhân vật
hài hước hiện ra như thế
nào ? Tiếng khóc của ông
Phán mọc sừng có ý nghĩa
gì ?
GV yêu cầu HS phân tích
những thủ pháp nghệ thuật
được sử dụng trong đoạn
Tác giả đã hạ một câu văn gói trọn sự
trào lộng, mỉa mai đến cực độ : “Thật là
một đám ma to tát có thể làm cho người
chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm
cười sung sướng, nếu không gật gù cái
đầu…!”
- Câu văn ngắn lặp lại và xuống dòng
góp phần diễn tả tốc độ hết sức chậm
chạp của đám tang thể hiện sự quyến
luyến đau xót của những người sống,
nhưng chủ yếu là để khoe giàu sang.
- Cảnh hạ huyệt – màn hài kịch cuối
cùng của chương truyện:
+ Mở đầu bằng cảnh cậu Tú Tân biểu
diễn chụp ảnh.
+ Tiếp theo là cảnh Xuân tóc đỏ đứng
cầm mũ giả vờ nghiêm trang.
+ Cụ cố Hồng ho, khạc, mếu máo và
ngất đi.
+ Ông Phán mọc sừng vừa nhiệt tình
khóc lóc thảm thiết “hứt, hứt, hứt…”,
vừa kín đáo thanh toán 5đồng tiền thuê
Xuân tóc đỏ giết cụ Tổ bằng đòn tâm lý
nặng nề.
4) Nghệ thuật trào phúng
- Tạo dựng được một tình huống trào phúng
độc đáo: cái chết của cụ Tổ là một cái chết
đem lại niềm hạnh phúc cho nhiều người
trích.
HS đọc phần Ghi nhớ, trang
128 - SGK
tang gia mà lại hạnh phúc
- Nghệ thuật miêu tả đám tang với những
chi tiết đặc sắc, thể hiện tài năng trào phúng
bậc thầy của Vũ Trọng Phụng : đó là một
đám đông ồn ào, nhố nhăng, một đám tang
tưng bừng như ngày lễ hội, có đủ mọi thứ
nghi thức sang trọng nhưng chỉ thiếu có một
thứ là lòng thương tiếc,đau buồn trước
người chết.
_ Thành công khi khai thác các chi tiết
tương phản, tạo ý nghĩa châm biếm hài
hước : tang gia / hạnh phúc, bề ngoài buồn
rầu / trong lòng vui sướng, bề ngoài đạo
mạo / thực chất vô đạo đức.
- Các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói
mỉa… được sử dụng đan xen linh hoạt,
mang lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể.
III.TỔNG KẾT
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén,
qua đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán
mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng,
đối bại của xã hội “thương lưu” ở thành
thị những năm trước cách mạng .
3/ Kiểm tra, đánh giá – Gợi ý giải bài tập:
Câu hỏi :
1) Mâu thuẫn cơ bản trong chương XV Hạnh phúc của một tang gia
là gì ? Mâu thuẫn ấy được thể hiện trong những tình huống nào ?
2) Phân tích cảnh đưa đám để thấy rõ tài năng trào phúng bậc thầy
của Vũ Trọng Phụng .
3) Mục đích và đối tượng trào phúng của tác giả ?
4) Phân tích ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương
XV.
NGỮ VĂN 11 – TUẦN 13 - 14 (3 TIẾT)
CHÍ PHÈO
NAM CAO
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh :
- Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề
tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
- Thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao như điển hình
hóa nhân vật, miêu tả tâm lý, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ
thuật
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK, SGV, Giáo án.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đọc sáng tạo, thảo luận, đối thoại, câu hỏi gợi mở, bài tập củng
cố. Có thể sử dụng tranh ảnh về chân dung Nam Cao, quê hương, gia
đình, nhà tưởng niệm nhà văn …
- Căn cứ vào SGK, GV hướng dẫn cho HS nắm được những nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao . Sử dụng truyện Chí
Phèo để minh hoạ cho đề tài viết về người nông dân nghèo trước Cách
mạng Tháng Tám
- HS đọc kỹ và tóm tắt cốt truyện Chí Phèo ở nhà. Trên lớp chỉ cần đọc
một vài đoạn đặc sắc.
- Tập trung phân tích nhân vật Chí Phèo ở đoạn văn từ khi gặp thị
Nở cho đến hết truyện .
D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1/ Kiểm tra bài cũ: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Vũ Trọng
Phụng)
2/ Giới thiệu bài mới: CHÍ PHÈO
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Cho HS đọc phần Tiểu dẫn
(trang 137-SGK) ở nhà. GV
hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc
đời, con người Nam Cao
GV: Tiểu sử và con người nhà
văn Nam Cao có những đặc gì
giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp
văn học của ông?
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
1) Tiểu sử:
- Nam Cao (1917- 1951), tên thật là trần
Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân
làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam.
- Học hết bậc thành chung, Nam Cao vào
Sài gòn bắt đầu sáng tác. Sau đó ông trở về
quê, rồi lên Hà Nội dạy học tư, viết văn và
làm gia sư.
- 1943, Nam Cao tham gia Hội văn hoá
cứu quốc.
- 1951, trên đường công tác, Nam Cao bị
địch phục kích và sát hại.
2) Con người Nam Cao:
- Bề ngoài lạnh lùng nhưng đời sống nội
tâm rất phong phú.
- Luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính
mình để vươn tới một cuộc sống cao đẹp.
- Có một tấm lòng đôn hậu, gắn bó ân tình
với quê hương và những người nghèo khổ bị
áp bức trong xã hội cũ.
Giá trị to lớn của sáng tác Nam Cao gắn
liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực
Những nội dung chính trong
quan điểm nghệ thuật của Nam
Cao ?
Viết về người trí thức nghèo và
người nông dân cùng khổ, Nam
Cao thường trăn trở, day dứt
nhất về vấn đề gì ?
suốt cuộc đời cầm bút của ông.
3) Quan điểm nghệ thuật :
a/ Nhà văn :
- Nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách.
- Nhà văn phải luôn có ý thức đặt lợi ích của
dân tộc lên trên hết.
b/ Văn chương :
- Tác phẩm không được thoát ly hiện thực
và phải có nôị dung nhân đạo sâu sắc.
Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị
nghệ thuật và đã tìm đến con đường nghệ
thuật vị nhân sinh.
- Bản chất văn chương là sáng tạo, không
được rập khuôn theo một kiểu mẫu có sẵn.
4) Sự nghiệp sáng tác :
* Trước Cách mạng tháng Tám : Sáng tác
của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính:
a)Đời sống người trí thức nghèo
Tác phẩm tiêu biểu : Đời thừa, Sống
mòn, Trăng sáng, Nước mắt.
Nội dung : miêu tả sâu sắc tấn bi
kịch tinh thần của người trí thức nghèo
trong xã hội cũ - những con người có ý
thức về giá trị sự sống và nhân phẩm, có
tâm huyết và tài năng nhưng lại bị gánh
nặng áo cơm làm cho phải sống thừa,
sống vô ích
Phê phán xã hội phi nhân đạo tàn phá
Hãy nêu nhận xét về tấm lòng
của Nam Cao thể hiện qua sáng
tác của ông
Nêu những nét chính của phong
cách nghệ thuật Nam Cao
tâm hồn con người, thể hiện niềm khao
khát một cuộc sống có ý nghĩa.
b) Đời sống nông dân nghèo
Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão
Hạc, Một bữa no, Tư cách mõ.
Nội dung : dựng lên một bức tranh
chân thực về nông thôn Việt Nam bần
cùng, thê thảm vào những năm 1940-
1945, đi sâu vào số phận những con
người bị đày đọa vào cảnh nghèo đói,
bị tha hóa, lưu manh hóa Kết án cái
xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính
của những con người hiền lành, phát
hiện và khẳng định nhân phẩm và bản
chất lương thiện của họ.
* Sơ kết: Dù viết về người trí thức nghèo
hay người nông dân cùng khổ, tư tưởng cốt
lõi trong tác phẩm Nam Cao vẫn là nỗi day
dứt đến đau đớn trước tình trạng con người
bị xói mòn về nhân phẩm, bị huỷ diệt cả
nhân tính trong cái xã hội vô nhân đạo
đương thời.
* Sau Cách mạng tháng Tám
- Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học
kháng chiến chống Pháp.
- Tác phẩm tiêu biểu : Đôi mắt, Chuyện
biên giới, Nhật ký Ở rừng.
5) Phong cách nghệ thuật :
Cho HS tổng kết về giá trị văn
chương của Nam Cao học ý 1,
phần Ghi nhớ- trang 142, SGK.
Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo:
- Có biệt tài miêu tả và phân tích tâm lý
nhân vật .
- Tạo được những đoạn đối thoại, độc
thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.
- Lối kể chuyện đảo lộn thời gian và
không gian, tạo nên kiểu kết cấu tâm lý
vừa linh hoạt vừa chặt chẽ.
- Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt
ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội
to lớn, có tầm triết lý sâu sắc
- Tác phẩm Nam Cao có giọng điệu riêng:
buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh
lùng mà đầy thương cảm.
GHI NHỚ: Nam Cao là nhà văn hiện
thực và nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có
đóng góp quan trọng đối với quá trình
hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Ông có
quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đạt được
thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức
nghèo và người nông dân cùng khổ. Ông
đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần
của con người, luôn đau đớn trước tình
trạng con người bị rơi vào cảnh sống
mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí
bị hủy hoại cả nhân tính.
I) TÌM HIỂU NHỮNG YẾU
TỐ NGOÀI VĂN BẢN
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác
và những tựa đề khác của tác
phẩm Chí Phèo ?
Em hãy tóm tắt những chi tiết
chính trong tác phẩm “Chí
Phèo”?
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I.TÌM HIỂU CHUNG
1) Hoàn cảnh sáng tác và tựa đề truyện :
Dựa vào hiện thực cuộc sống ở làng quê
mình, Nam Cao viết thành truyện năm 1941,
lần lượt có 3 tựa đề:
- Cái lò gạch cũ nơi người ta phát hiện ra
Chí Phèo cũng là nơi thị Nở liên tưởng khi
nghe tin Chí Phèo chết.
- Đôi lứa xứng đôi mối tình Chí Phèo –
thị Nở
- Chí Phèo tên nhân vật chính.
2) Tóm tắt tác phẩm :
- Chí Phèo là một đứa con hoang, lớn lên
Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến. Chí là
anh nông dân hiền lành, nghèo nhất làng Vũ
Đại.
- Năm 20 tuổi, Chí Phèo bị Bá Kiến đưa
vào tù một cách oan uổng. Ra khỏi tù, Chí
Phèo thành kẻ lưu manh, một con quỹ dữ
của làng Vũ Đại .
- Trong một lần say, Chí Phèo gặp thị Nở,
sự chăm sóc chân thành của thị Nở đã giúp
Chí Phèo trở về với bản chất lương thiện,
với giấc mơ gia đình hạnh phúc, nhưng bị
bà cô thị Nở ngăn cản, Chí Phèo rơi vào bi
kịch nên đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Ví sao có thể nói làng Vũ Đại là
hình ảnh thu nhỏ của nông thôn
Việt Nam trước cách mạng tháng
Tám ?
GV giới thiệu ngắn gọn về cuộc
đời Chí Phèo, từ anh Chí trở
thành Chí Phèo .
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1) Hình ảnh làng Vũ Đại
Toàn bộ truyện diễn ra ở làng Vũ Đại,
không quá hai nghìn dân, xa phủ, xa tỉnh,
cuộc sống tăm tối, ngột ngạt.
- Bá Kiến: tiên chỉ của làng, bốn đời
làm tổng lý.
- Bọn cường hào: kết thành bè cánh
như đàn cá tranh mồi.
- Nông dân: bị bần cùng hóa, trở thành
kẻ lưu manh, phải ở tù hoặc bỏ làng
mà đi.
Là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám : mâu
thuẫn giai cấp gay gắt.
2) Hình tượng nhân vật Chí Phèo
Là nạn nhân tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại,
điển hình cho một bộ phận nông dân nghèo,
thể hiện quy luật có tính phổ biến trong xã
hội cũ là quy luật bần cùng hóa, lưu manh
hóa con người.
Cuộc đời có 3 giai đoạn:
a) Trước khi vào tù: là nông dân lương
thiện. Bị Bá Kiến cho vào tù vì ghen tuông.
Lai lịch, bản chất :
- Không cha mẹ, không nhà cửa, bị bỏ rơi
ở một lò gạch cũ.
- Dù nghèo khổ, Chí Phèo vẫn có tâm hồn
HS kể tóm tắt đoạn Chí Phèo đến
nhà Bá Kiến gây sự.
GV hỏi: Phân tích hình dáng,
cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và
hành động của Chí Phèo sau khi
ra tù. Qua đó, nhà văn muốn nói
lên vấn đề gì ?
HS phân tích, khái quát, suy
luận, phát biểu.
trong sáng. Ở tuổi 20, Chí Phèo đã ý thức
sâu sắc về nhân phẩm, biết giữ nhân cách
trước sự cám dỗ của bà vợ ba Bá Kiến.
Chí Phèo vốn là một con người có bản
chất lương thiện, nhân cách tốt đẹp, giàu
lòng tự trọng.
b) Từ khi ra tù tới khi gặp thị Nở
- Sau 7,8 năm ở tù về, anh Chí hiền lành trở
thành Chí Phèo, một con người hoàn toàn
khác trước, Chí Phèo thay đổi từ diện mạo,
trang phục đến hành động thường ngày :
trông đặc như thằng săng đá, cái đầu trọc
lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm
trông gớm chết, cái ngực phanh, đầy những
nét chạm trổ rồng phượng (146).
- Trong cơn say, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
gây sự, chửi bới, ăn vạ, đập phá…
Chí Phèo bị bọn thống trị lợi dụng, trở
thành tay sai của Bá Kiến - một tên lưu
manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại,
gây tai họa cho những nông dân lương thiện
khác.
Chính nhà tù thực dân và bọn cường hào
đã làm tha hoá Chí Phèo, biến người nông
dân hiền lành lương thiện thành kẻ lưu
manh, thành quỷ dữ. Chí Phèo đã bị xã hội
tàn bạo tàn phá tâm hồn, huỷ diệt cả nhân
GV kể ngắn gọn về lai lịch thị
Nở, về cuộc gặp gỡ tình cờ của
“đôi lứa xứng đôi”: thị Nở đi kín
nước rồi nghỉ, ngủ quên cạnh bụi
chuối gần “nhà” Chí Phèo, Chí
Phèo say, về nhà, tình cờ gặp thị
Nở …Nửa đêm, Chí Phèo đau
bụng, được thị Nở dìu vào lều,
nấu cháo hành cho Chí, Chí
Phèo ngủ thiếp đến sáng bừng
hôm sau mới dậy.
GV hỏi: Khi tỉnh dậy, Chí Phèo
nhìn thấy gì và nghe những gì ?
Tâm trạng của Chí như thế nào
? Tại sao lại có sự biến chuyển
như thế ?
tính. Chí Phèo là con người bị xã hội từ chối
và không được làm người.
* Mối tình Chí Phèo – thị Nở
- Thị Nở : Người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ,
nghèo nhất làng nhưng có tấm lòng chân
thành.
- Cuộc gặp gỡ thị Nở đã làm Chí Phèo lần
đầu tiên tỉnh rượu sau bao năm tháng say
triền miên:
+Chí thấy bâng khuâng và lòng mơ hồ
buồn.
+Lần đầu tiên, Chí Phèo nghe thấy những
âm thanh quen thuộc của cuộc sống :
tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của
những người đi chợ về, tiếng anh thuyền
chài gõ mái chèo đuổi cá …
+Nhớ lại quá khứ xa xôi với ước mơ giản
dị: một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê
cuốc mướn, vợ dệt vải, rồi nuôi lợn, khá
giả thì mua dăm ba sào ruộng để làm.
(149).
+Nghĩ về hiện tại: đáng buồn vì “đã tới cái
dốc bên kia của đời”.
+Thấy tương lai: đói rét, ốm đau và cô
độc. Đối với Chí Phèo, cô độc “còn đáng
sợ hơn đói rét và ốm đau”.
đoạn văn miêu tả tâm lý đặc sắc, tinh tế.
- Đúng lúc Chí Phèo đang nghĩ vẩn vơ thì
GV nêu vấn đề: phân tích ý nghĩa
hình ảnh “bát cháo hành”đối với
Chí Phèo, thị Nở .
GV hỏi: Khi bị thị Nở từ chối
sống chung, Chí Phèo đã đau
khổ, uất hận như thế nào ? Tâm
thị Nở bước vào lều với bát cháo hành. Chí
Phèo hết sức ngạc nhiên và xúc động đến
trào nước mắt:
+ Lần đầu tiên Chí Phèo được chăm sóc bởi
bàn tay một người phụ nữ, hương vị cháo
hành của thị Nở chính là hương vị của tình
yêu thương chân thành, của hạnh phúc giản
dị mà to lớn.
+ Chí Phèo bỗng thèm lương thiện và muốn
làm hoà với mọi người. Hắn tin rằng thị Nở
sẽ mở đường cho hắn. “ Thị có thể sống yên
ổn với hắn thì sao người khác lại không
thể được ?”.
Thị Nở là người duy nhất ở làng Vũ Đại
coi Chí Phèo là người chứ không phải là quỷ
dữ khiến cho Chí Phèo từ u mê vô thức đã
trở về với ý thức. Chí Phèo biết yêu thương,
nhớ nhung hờn dỗi, biết khát khao tình yêu,
biết cảm nhận hạnh phúc mà mình đang
có… Chính tình yêu của thị Nở đã giúp Chí
Phèo trở lại đúng bản chất của mình – anh
canh điền lương thiện năm xưa.
Chi tiết “bát cháo hành” thể hiện tình
cảm nhân đạo và tài năng miêu tả, phân
tích tâm lý nhân vật của Nam Cao .
c) Từ khi bị thị Nở khước từ tình yêu
đến khi Chí Phèo đâm Bá Kiến và tự
sát
trạng ấy dẫn đến kết quả gì ?
GV hỏi: Vì sao Chí Phèo dự định
đến nhà thị Nở để đâm chết cả
thị và bà cô thị nhưng cuối cùng
lại đến nhà Bá Kiến?
GV hướng dẫn HS trả lời:
- Hành động của người say
không theo dự định ban đầu
- Chí lờ mờ hiểu ra rằng kẻ làm
cho mình đau khổ không phải là
thị Nở mà là Bá Kiến .
GV: Phân tích những câu nói của
Chí Phèo với Bá Kiến trong
trong lần đối thoại cuối cùng
giữa 2 người.
- Chí Phèo sống trong sự tỉnh táo, trong
yêu thương và hy vọng chỉ có 5 ngày.
Con đường trở lại làm người lương
thiện vừa mở ra với Chí Phèo đã bị
chặn đứng lại : bà cô thị Nở dứt khoát
không cho cháu mình lấy Chí Phèo
bởi vì bà cũng coi Chí Phèo là quỷ
dữ.
- Chí Phèo lại rơi vào một bi kịch tâm
hồn đau đớn – bi kịch của con người
không được công nhận làm người.
Trong cơn bế tắc tuyệt vọng, Chí
Phèo lại uống rượu rồi đến nhà Bá
Kiến đòi lương thiện : “Tao muốn
làm người lương thiện.” Câu nói
thể hiện tâm trạng cực kỳ phẫn uất và
bế tắc, khao khát cháy bỏng, bản chất
tốt đẹp của người dân cùng khổ, tình
trạng say mà rất tỉnh và bi kịch đỉnh
điểm của Chí Phèo đòi hỏi phải được
giải quyết.
Đó là tiếng gọi thiết tha của một kẻ u mê
đã thức tỉnh. Tâm hồn Chí Phèo đã trở
về nhưng cánh cửa cuộc đời vẫn đóng
kín. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến, rồi tự
sát vì giờ đây anh hoàn toàn tuyệt vọng :
sống lương thiện thì không được chấp
nhận mà làm lưu manh như cũ thì lòng
GV: Từ cái chết của Chí Phèo,
em có nhận xét gì về giá trị tác
phẩm ?
GV: Em có nhận xét gì về nhân
vật Bá Kiến ?Hãy chọn phân tích
một số dẫn chứng để làm rõ bản
chất của nhân vật này
mình không muốn. Chí Phèo chọn cái
chết, một sự lựa chọn đầy bi kịch
niềm khao khát được sống lương thiện
cao hơn cả tính mạng.
Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo
mãnh liệt: xã hội thực dân phong kiến
không những đẩy người nông dân lương
thiện vào con đường lưu manh hóa mà
còn đẩy họ vào chỗ chết.
Giá trị hiện thực của tác phẩm : phản
ánh sự xung đột giai cấp gay gắt ở nông
thôn, cho thấy nó chỉ có thể được giải
quyết bằng những biện pháp quyết liệt.
Tư tưởng nhân đạo: phát hiện, miêu tả
phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
ngay cả khi họ đã bị xã hội tàn ác cướp
mất cả bộ mặt người lẫn linh hồn người,
biến họ thành thú dữ.
3) Hình tượng nhân vật Bá Kiến
- Điển hình cho loaị địa chủ cường hào ở
nông thôn Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám: Xảo quyệt gian hùng, già đời
đục khoét dân nghèo với cái cười Tào
Tháo, giọng nói ngọt nhạt, tiếng quát
“rất sang”, thủ đoạn mềm nắn rắn
buông,, dùng đầu bò trị đầu bò, ngấm
ngầm đẩy người ta xuống sông rối lại dắt
lên để nó đền ơn…
HS đọc đoạn văn mở đầu. Cho
HS thảo luận nhóm các câu hỏi
sau đây:
GV hỏi: Chí Phèo vừa đi vừa
chửi là vì say rượu hay còn vì
những lý do khác ?Nhận xét ngôn
ngữ kể, tả, phân tích tâm lý trong
đoạn văn trên .
Tâm trạng gì của Chí Phèo được
thể hiện qua tiếng chửi ?
Tác dụng của cách vào đề bằng
tiếng chửi ?
- Nhân cách bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông
độc ác,đẩy người dân nghèo đến bước
đường cùng để biến họ thành tay sai lợi
hại.
4) Nghệ thuật
a) Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao
* Mở đầu truyện là một hình ảnh đầy ấn
tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Lời chửi
hướng đến nhiều đối tượng: chửi trời, chửi
đời, chửi làng Vũ Đại, chửi đứa nào không
chửi nhau với hắn, chửi đứa nào đẻ ra Chí
Phèo. Nhưng lỳ lạ thay, chẳng ai lên tiếng.
Tiếng chửi của Chí Phèo bộc lộ:
- Tâm trạng bất mãn của một con người
đã bị xã hội gạt bỏ ra khỏi cộng
đồng.
- Tâm trạng cô đơn tột độ của Chí Phèo
con người bị tha hóa ấy trơ trọi
giữa cuộc đời.
* Tiếng chửi được miêu tả từ đầu truyện
một cách bất ngờ giới thiệu nhân vật một
cách ấn tượng độc đáo.
* Nghệ thuật đặc sắc: vừa là lời tác giả, vừa
là ý nghĩ của Chí Phèo, suy nghĩ của dân
làng…Đến câu cuối vừa kể vừa có tác dụng
chuyển mạch chuyện sang đoạn tiếp: chuyện
đời của Chí. “Nhưng mà biết…không ai
biết…” (trang 146)
GV: giảng về các thuật ngữ nhân
vật điển hình, tính kịch
Yêu cầu HS đưa ra những nhận
xét về giá trị tác phẩm
HS đọc phần Ghi nhớ, trang
156 - SGK
b) Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển
hình.
- Vừa có ý nghĩa tiêu biểu : người nông
dân nghèo bị bóc lột, bị đẩy vào bước đường
cùng, lưu manh hóa…
- Vừa sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn
tượng mạnh mẽ : Chí Phèo bị hủy diệt cả
nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đoạt quyền
làm người …
- Nghệ thuật phân tích tâm lý phức tạp
c) Lối kết cấu mới mẻ, không theo trình tự
thời gian mà vẫn chặt chẽ, tự nhiên.
d) Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch
tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng
quyết liệt, bất ngờ.
e) Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, chọn
lọc lại vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói trong
đời sống …
III.TỔNG KẾT
Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện
ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện
tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam
trước cách mạng : một bộ phận nông
dân lương thiện bị đẩy vào con đường
tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết
án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá
cả thể xác và tâm hồn người nông dân
lao động, đồng thời khẳng định bản
chất lương thiện của họ. Chí Phèo là
một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá
trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
Chí Phèo thể hiện tài năng truyện ngắn
bậc thầy của Nam Cao : xây dựng
thành công những nhân vật điển hình;
nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên
mà vẫn chặt chẽ; ngôn ngữ nghệ thuật
đặc sắc.
3/ Kiểm tra, đánh giá – Gợi ý giải bài tập:
Câu hỏi tự luận
- Câu hỏi Hướng dẫn học bài, trang 155, SGK
- Luyện tập, trang 156, SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH010.pdf