Luận văn Tổ chức hoạt động dạy học chương Dòng điện trong các môi trường, Vật lí 11 (nâng cao) Trung học phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật đòi hỏi con người trong quá trình làm việc phải không ngừng cập nhật những thông tin kiến thức, tri thức mới của nhân loại, hơn lúc nào hết, trách nhiệm của các nhà giáo dục, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy là phải làm cho người học biết học cái gì và học như thế nào. Chính vì vậy, trong xu thế hội nhập giáo dục nước ta cần phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thực tiễn giáo dục của nước ta hiện nay đã và đang có những cải cách chú trọng đổi mới về mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong đó coi đổi mới về phương pháp là vấn đề trọng tâm. Theo mục 2 Điều 28 của Luật giáo dục 2005 có nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[107]. Qua đó cho thấy HS không chỉ được cung cấp những kiến thức cơ bản ở nhà trường mà còn được trang bị phương pháp, cách thức, tự học ngay từ bậc phổ thông để HS có thể chủ động trong việc học, khám phá, tìm tòi cập nhật những kiến thức mới của nhân loại để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS. Trong phạm vi luận văn chúng tôi chọn chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí lớp 11 (nâng cao) để tiến hành nghiên cứu do ở chương này có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”, Vật lí 11 (nâng cao) Trung học phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng cơ sở lí luận dạy học Vật lí để xây dựng tiến trình dạy học cho các bài học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 3. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức hoạt động dạy học các bài học trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao) phù hợp về mặt khoa học, sư phạm và yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học thì có thể phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học về đổi mới phương pháp dạy học Vật lí để thiết kế tiến trình dạy học vật lí theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí lớp 11 (nâng cao), nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao). Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phần mềm tin học trong việc thiết kế các bài giảng dạy học và Website dạy học. Vận dụng cơ sở lí luận dạy học để thiết kế tiến trình dạy học các bài học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao). Thực nghiệm sư phạm các tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm kiểm tra giả thuyết, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc dạy và học. Nêu được các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Hoạt động học của học sinh lớp 11 THPT và hoạt động dạy của giáo viên trong quá trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao). Đối tượng nghiên cứu Nội dung chương trình và phương pháp dạy học vật lí THPT. Một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ dạy học. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và thiết kế tiến trình dạy học các bài chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học Vật lí và sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí 11 (nâng cao) THPT. Nghiên cứu chương trình, nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao). Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số phần mềm tin học hỗ trợ dạy học Vật lí. Điều tra Quan sát, điều tra ý kiến của giáo viên và học sinh ở trường THPT để đưa ra nhận xét thực tiễn của việc vận dụng dạy và học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao).  Thực nghiệm sư phạm Kiểm tra giả thuyết và hoàn thiện các tiến trình dạy học. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê để phân biệt kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới. Sau khi thiết kế tiến trình dạy học cụ thể các bài học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh có thể sử dụng để dạy học trong một trường hoặc nhiều trường và có thể mở rộng cho toàn bộ chương trình Vật lí 11 (nâng cao) THPT. 9. Dự kiến cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU Chương 1: Cơ sở lí luận của dạy học Vật lí theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học các bài học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf175 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động dạy học chương Dòng điện trong các môi trường, Vật lí 11 (nâng cao) Trung học phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễn hay thí nghiệm thực hành trên lớp không? Bảng 3.31. Số ý kiến của HS trả lời câu 14 Nhóm Có Không Nhóm 1 - (%) 149 93.7% 10 6.3% Nhóm 2 - (%) 152 61% 97 39% Nhóm 3 - (%) 37 54% 32 46% Câu 15. Các tiết Vật lí em đã học, em có thường được trực tiếp làm thực hành thí nghiệm không? Bảng 3.32. Số ý kiến của HS trả lời câu 15 Nhóm Có Không Nhóm 1 - (%) 139 87.4% 20 12.6% Nhóm 2 - (%) 45 18% 208 82% Nhóm 3 - (%) 21 30% 48 70% Câu 16. Theo quan niệm của em về tiết dạy học Vật Lí Bảng 3.33. Số ý kiến của HS trả lời câu 16 Nhóm Giáo viên là trung tâm Học sinh là trung tâm Nhóm 1 - (%) 50 30% 116 70% Nhóm 2 - (%) 120 47% 135 53% Nhóm 3 - (%) 38 61% 24 39% Câu 17. Để học tốt môn Vật Lí, theo em cần phải Nhóm Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại Tăng thêm giờ học phụ đạo Trang bị thêm trong thư viện SGK, tài liệu tham khảo PPDH của GV cần đổi mới Nhóm 1 (%) 65 32% 31 15% 52 25.7% 54 27.3% Nhóm 2 90 29% 72 23.5% 70 23% 75 24% (%) Nhóm 3 (%) 12 17% 14 20% 15 22% 28 41% Bảng 3.34. Số ý kiến của HS trả lời câu 17 Câu 18. Em học môn Vật Lí chủ yếu vì Bảng 3.35. Số ý kiến của HS trả lời câu 18 Nhóm Chương trình bắt buộc Điểm số Giáo viên dạy hay Thích tìm hiểu hiện tượng tự nhiên VL cần thiết cho cuộc sống Nhóm 1 (%) 26 11.5 % 13 5.8% 15 6.7% 79 35% 92 41 % Nhóm 2 (%) 87 28% 36 12% 11 4% 77 25% 97 31 % Nhóm 3 (%) 35 45% 8 10% 1 1.3% 12 15% 22 28.7 % Câu 19. Em đánh giá thế nào về giáo viên đang dạy môn Vật Lí hiện tại của mình Bảng 3.36. Số ý kiến của HS trả lời câu 19 Nhóm Kiến thức vững vàng, sâu rộng Kiến thức chưa vững, tuy nhiên cũng ít sai sót Sai sót thường xuyên Là thần tượng của em Rất sợ giáo viên Nhóm 1 (%) 139 80.8 % 3 1.7% 0 0% 25 14.5 % 5 17.5 % Nhóm 2 (%) 150 61% 15 6% 3 1.2 % 25 10% 54 21.8 % Nhóm 3 (%) 37 52% 2 2.8% 1 1.4 % 2 2.8% 29 41% Qua những câu trả lời của học sinh đã được thống kê trên, chúng tôi rút ra một số điểm như sau:  Đối với học sinh nhóm 1 và nhóm 2 có những ý kiến giống nhau như sau: các em thích học môn Toán – Lí vì môn Vật lí thiết thực và gần gũi trong đời sống. Học sinh cho rằng những giờ học Vật lí đã qua thì bình thường mặc dù học sinh thích giáo viên dạy với cách dạy học dễ hiểu và kiến thức vững vàng. Về tiến trình dạy học, học sinh cho rằng việc chuẩn bị bài ở nhà trước mỗi giờ học là việc làm rất cần thiết, sự đóng góp xây dựng bài của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên là yếu tố chính tác động đến giờ học. Và phương pháp dạy học của giáo viên thông thường là giáo viên đặt vấn đề – học sinh trao đổi phát biểu – giáo viên chỉnh sửa – giáo viên đọc bài cho học sinh ghi chép. Vì vậy, học sinh rất mong muốn giáo viên nên đổi mới phương pháp dạy học để học sinh là trung tâm của tiết học theo tiến trình là giáo viên đặt vấn đề - học sinh được trao đổi, thảo luận, tranh luận trong nhóm – phát biểu xây dựng bài - tự ghi bài với sự giúp đỡ của giáo viên. Bên cạnh đó giáo viên cần phối hợp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, nhất là giáo viên cần sử dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm dạy học sẵn có, làm những thí nghiệm biểu diễn, chứng minh, và cho học sinh trực tiếp được làm các bài thí nghiệm thực hành để giúp các em thích thú hơn, tiếp thu bài học nhanh hơn, dễ hơn và học sinh không còn tâm trạng chán nản, nặng nề khi đến giờ học môn Vật lí mà qua kết quả điều tra thì 82% ý kiến học sinh nhóm 3 cho rằng không được trực tiếp làm thực hành thí nghiệm.  Đối với nhóm 3: gồm các lớp 11D1 và 11D2, học chương trình cơ bản theo chủ đề bám sát Toán – Văn – Anh văn và học Lí theo chương trình cơ bản, không có những tiết học tự chọn hay phụ đạo nên 60% học sinh đưa ra ý kiến thích học môn Văn – Anh văn và chỉ có 18,1% học sinh thích học môn Toán – Lí. Chính vì lẽ đó, 62% học sinh cho rằng môn Vật lí là môn học khó nên cảm thấy nặng nề khi đến giờ học Vật lí (61%). Dẫn đến học sinh không hứng thú trong những giờ học đã qua, và học sinh học môn Vật lí vì chương trình bắt buộc (35/78 – 45%). Bên cạnh đó, yếu tố tác động gây cho học sinh ở nhóm 3 đưa ra những ý kiến trên, mà một phần không nhỏ ở chính giáo viên về mặt phương pháp dạy học, thông thường thì giáo viên giảng - học sinh phát biểu – giáo viên đọc bài cho học sinh chép (33/70 – 47%), chưa quan tâm đúng mức đến việc phát huy đến tính tích cực, tự lực của học sinh, và sẽ khó phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh cho rằng giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học để học tốt môn Lí hơn (28/69 – 41%). Học sinh thích những giờ học được đóng góp xây dựng bài học (47/72 – 65.5%) và giáo viên cần đặt vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận, tranh luận trong nhóm, lớp học sinh động, thoải mái và tự ghi bài với sự giúp đỡ giáo viên (27/69 – 39%) để học sinh có thể nhớ bài lâu hơn và cảm thấy được sự hứng thú khi học môn Vật lí. Qua kết quả điều tra cho thấy 48/69 – 70% ý kiến học sinh cho rằng không thường được trực tiếp làm những thí nghiệm thực hành, do đó học sinh tâm sự rằng rất mệt mỏi khi tiếp thu môn Lí rất khó hiểu vì chỉ được học lí thuyết suông và luôn học “chay”. Ngoài ra, 29/71 ý kiến chiếm 41% học sinh thấy rất sợ giáo viên đang dạy môn Vật lí của mình và lớp học im lặng không có một tiếng nói cười trong giờ học, do đó (38/62 – 61%) ý kiến học sinh quan niệm rằng Giáo viên là Trung Tâm của những tiết dạy, chính vì vậy tâm trạng và thái độ của giáo viên rất quan trọng đối với học sinh. Học sinh có suy nghĩ là giáo viên dạy phải có tâm trạng vui vẻ khi đến lớp, tạo không khí học thoải mái, không căng thẳng, nặng nề, thì mới có thể truyền đạt kiến thức tốt và học sinh có thể tiếp thu bài tốt để học sinh bớt đi những áp lực trước môn học mà hầu như đa số học sinh không yêu thích. Vì học sinh ở lớp 11D1 và 11D2 chỉ được học chương trình Lí cơ bản, không có tiết học tự chọn và phụ đạo như các lớp học của nhóm 1, nhóm 2 nhưng đề kiểm tra thì học sinh của nhóm này làm chung với đề kiểm tra của nhóm 2. Dẫn đến, kết quả học của nhóm này thấp hơn các nhóm khác là điều không tránh khỏi. Nhân tiện đây, chúng tôi có thắc mắc là không biết đối với những lớp học theo chương trình Lí cơ bản thì khi thi tốt nghiệp giả sử có thi môn Lí thì học sinh có thi cùng với đề thi của các lớp học chương trình Lí cơ bản theo chủ đề bám sát không? Nếu thi chung thì có ưu tiên gì cho những học sinh học ở những lớp này!?  Một số ý kiến mà cả nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 đều giống nhau là hiện nay tình trạng học sinh học kém môn Vật lí là do chương trình học quá nặng nề, trong vòng 45 phút dành cho một tiết học thì hơi ít vì bài học thường hơi dài khiến cho học sinh và giáo viên chạy đua với thời gian làm cho bài giảng của giáo viên chưa kĩ và học sinh tiếp thu bài chưa tốt. Học sinh còn có những đề nghị cần chỉnh sửa sách giáo khoa cho dễ hiểu hơn và phù hợp với khả năng của học sinh, trong khi học sinh học rất nhiều môn cùng một lúc. Bảng 3.37. Số ý kiến của các nhóm HS trả lời Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số ý kiến 128/210 168/318 37/88 Tỉ lệ 61% 53% 42% Cũng qua khảo sát, trong chương trình học môn Vật lí các nhóm đều thích được học những tiết học lí thuyết có kèm thí nghiệm dạy học và những tiết thực hành để học sinh cảm thấy yêu thích môn Vật lí hơn và giúp cho học sinh phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Bảng 3.38. Số ý kiến của các nhóm HS trả lời Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số ý kiến 95/205 145/276 29/68 Tỉ lệ 46,5% 52,9% 42% Cùng với những suy nghĩ trên của học sinh cho chúng ta thấy được mong muốn của chính bản thân người học theo xu hướng đổi mới của giáo dục, đòi hỏi đào tạo được những con người năng động, tích cực, tự lực hơn, đồng thời đòi hỏi khả năng thực hành, vận dụng tri thức hơn là nắm bắt kiến thức hàn lâm mà không vận dụng được. Chúng tôi trích một ý kiến của học sinh như sau: “Tình trạng hiện nay có lẽ học sinh là một “cỗ máy” chỉ việc học thuộc bài rồi kiểm tra hay thi cử nhưng vào ứng dụng bài tập thì rất khó khăn, nói chi đến việc liên hệ thực tế để mà ứng dụng Vật lí vào đời sống. Vậy, sau này thi đại học, hay bậc cao hơn… rồi sẽ ra sao?, chẳng lẽ chỉ học môn Vật lí vì điểm số, vì chỉ để được lên lớp thôi sao!?”  Vấn đề sau cùng chúng tôi cũng thu nhận được qua phiếu điều tra của học sinh, trong tổng số 488 học sinh cả 3 nhóm học sinh của Trường THPT ĐH thì chỉ có 92/488 (18,9%) học sinh thích học môn Sử - Địa. Trong khi đây là môn học thuộc bài, qua đó chứng tỏ là đa số học sinh không thích học môn này do lười biếng, do học lệch (học sinh thích học môn Toán – Lí là 259/488 – 53%) hay do phương pháp dạy học của giáo viên chưa thu hút được học sinh!? 3.6. Kết luận chương 3 Qua kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định tính đúng đắn, thuyết phục giả thuyết nghiên cứu của đề tài với cách tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng đổi mới của giáo dục. Bên cạnh đó, dạy học không những học sinh chủ động nắm vững được kiến thức cơ bản mà còn được rèn luyện được những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng vận dụng lí thuyết vào những ứng dụng trong thực tiễn và được GV tạo mọi điều kiện được thể hiện mình, khẳng định mình và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Chúng ta cần phải phát huy sử dụng những phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh. Dù hiện nay hầu hết các giáo viên đã được học tập, bồi dưỡng về đổi mới chương trình, phương pháp, sách giáo khoa,… nhưng khi triển khai rộng rãi ở trường phổ thông thì có nơi, có lúc còn nhiều hạn chế. Vì vậy, GV không những phải có ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chủ động khắc phục lối mòn trong tư duy của bản thân và cần có sự hỗ trợ tích cực của các nhà quản lí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thì sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học trong trường phổ thông hiện nay. KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, bản thân chúng tôi đã rút ra được những kết luận phù hợp với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và nhân rộng trong vài năm thay sách giáo khoa mới gần đây như sau: 1. Để có thể phát huy được tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh, chúng tôi có sự phối hợp giữa các phương pháp và phương tiện dạy học như sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp thực nghiệm, tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm kết hợp với sử dụng các thiết bị thí nghiệm dạy học vật lí và ứng dụng của công nghệ thông tin. 2. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thiết kế những tài liệu hỗ trợ học tập để học sinh có thể tự lực, chủ động trong việc học như thiết kế các phiếu học tập ở nhà, phiếu học tập trên lớp, phiếu bài tập hay website, … 3. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học trên lớp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để học sinh tiếp thu bài học và được bày tỏ, nêu lên những ý kiến, suy nghĩ của mình, bước đầu phát triển khả năng sáng tạo của học sinh. Tạo được mối quan hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh, tâm lí học tập thoải mái, không khí học không nặng nề hay căng thẳng. 4. Để đạt được những kết quả như trên, chúng tôi thiết nghĩ mỗi giáo viên cần có ý thức, trách nhiệm, sự nhiệt tình trong công tác giáo dục, phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo theo thông điệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân ngày khai trường của năm học 2007 – 2008. 5. Tuy nhiên, đối với cán bộ lãnh đạo quản lí cần làm tốt công tác tư tưởng, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta cần phải tích cực, chủ động hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức, chống lại thói quen học tập thụ động đã tồn tại nhiều năm qua và đồng thời phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh để có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Chúng tôi hi vọng với đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí nói riêng và giáo dục nói chung phù hợp với xu thế đổi mới của giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong quá trình hội nhập thế giới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. B.P.Riabikin, Thế Trường, Phan Tất Đắc (dịch) (2006), Những câu chuyện về điện, Nxb Giáo dục. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Vật lí 10 Nâng cao, Hà Nội. 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Vật lí 10, Nxb Giáo dục. 4. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên 11 môn Vật lí, Nxb Giáo dục. 5. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb Giáo dục. 6. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục. 7. Bùi Minh Đức (2004), “Nên quan niệm thế nào về PPDH tích cực”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 7). 8. Bùi Ngọc Oánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh (1996), Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 9. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính Phủ Phan Văn Khải. 10. Đào Văn Phúc (1978), Tư tưởng vật lí và phương pháp vật lí, Nxb Giáo dục. 11. Đỗ Linh, Lê Văn, Phương pháp học tập hiệu quả, Nxb Tổng hợp TP.HCM. 12. Đỗ Thị Thanh Thiên (2003), “Vì sao phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 7). 13. Đoàn Duy Hinh, Lê Thị Oanh, Phạm Gia Phách, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Mạnh Thảo (1995), Thí nghiệm phương pháp dạy vật lí, Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Dương Thị Trúc Bạch (2004), “Đổi mới PPDH nhằm giúp HS phát huy khả năng tự học”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 12). 15. GS. Đàm Trung Đồn (2005), “Cần có những sách tham khảo gì cho học sinh phổ thông trung học”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 12). 16. GS.VS.Nguyễn Cảnh Toàn (2003), “Sáng tạo học, một vấn đề có ý nghĩa chiến lược”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 14). 17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, Nxb Giáo dục. 18. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục. 19. Hoàng Văn Hân (2003), “Chống “đọc chép” nên bắt đầu từ đâu?”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 10). 20. Hoàng Xuân Sính (2003), “Phương trình hoa sen trắng” Về đào tạo và sử dụng nhân tài”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 4). 21. Huỳnh Thị Kim Thoa (2006), Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương trình vật lí Cao đẳng sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng Website hỗ trợ dạy học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 22. Huỳnh Trọng Dương (2002), “Sử dụng thí nghiệm vật lí nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh”, Tạp chí giáo dục, (Số 28). 23. I.Ia. LECNE, Phạm Tất Đắc (dịch) (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục. 24. Lê Đức Phúc, Đặng Trường Chinh (2002), “Đổi mới quan niệm về hoạt động Dạy và Học”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 2). 25. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục. 26. Lê Thị Thanh Thảo (1998), Những vấn đề nhận thức luận của Didactic Vật lí hiện đại, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 27. Lê Thị Thanh Thảo (2004), "Tình huống có vấn đề trong dạy học vật lí”, Tạp chí giáo dục, (Số 79). 28. Lê Thị Thanh Thảo (2004), “Một số ý kiến về việc giảng dạy các mô hình trong vật lí ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (Số 87). 29. Lê Thị Thanh Thảo (2005), Những cơ sở lí luận của dạy học hiện đại và việc vận dụng vào thực tiễn dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Bài giảng chuyên đề sau đại học, Đại học sư phạm TP.HCM. 30. Lê Thị Thanh Thảo (2005), Phương pháp giảng dạy Didactic vật lí, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 31. Lê Thị Thanh Thảo (2006), “Cơ sở lí luận của việc dạy học vật lí theo quan niệm quá trình dạy học là quá trình xây dựng kiến thức”, Tạp chí giáo dục, (Số 132). 32. Lê Thị Thanh Thảo, Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong giảng dạy vật lí ở trường THPT, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004 – 2007, Trường Đại học sư phạm, TP.HCM. 33. Lê Thị Thu Hà (2005), “Người học và việc “tự kiểm tra, tự đánh giá””, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 11). 34. Lê Trung Tính, Đoàn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngô Đình Qua, Lý Minh Tiên (2004), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Khoa Tâm lí giáo dục, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 35. Lê Tử Thành (1996), Logich học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Trẻ. 36. Lê Văn Giáo (2004), “Thí nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh”, Tạp chí giáo dục, ( Số 76). 37. Lê Văn Hảo (2005), “Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 1+2). 38. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2006), Bài tập Vật lí 11, Nxb Giáo dục. 39. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2006), Vật lí 11, Nxb Giáo dục. 40. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2006), Vật lí 11, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục. 41. Lưu Minh Tuý (2005), “Triệt tiêu sáng tạo của giáo viên, nguyên nhân chính cản trở đổi mới phương pháp dạy học”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 9). 42. Lưu Thanh Tú (2006), Thiết kế Websites hỗ trợ dạy học chương “Tính chất sóng của ánh sáng” Vật lí lớp 12 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 43. Mai Văn Trinh (2004), “Xây dựng và sử dụng các bài giảng điện tử nhằm đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường đại học sư phạm”, Tạp chí giáo dục, (Số 79). 44. Ngô Ánh Tuyết, Hoàng Xuân Nhuận (2003), “Về một phương hướng đào tạo công nghệ thông tin xuyên suốt có chọn lọc trong trường phổ thông”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 3). 45. Ngô Văn Thiện (2004), Giảng dạy chương Thuyết động học phân tử và chất khí lí tưởng theo định hướng tổ chức hoạt động nhận thức, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 46. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Thoả, Nguyễn Như Ý, Đinh Quang Sửu, Một số vấn đề về cách dạy và cách học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 47. Nguyễn Đình Noãn, Nguyễn Đình Thước (2006), Vật lí trong hoá học, sinh học và địa lí ở trường trung học, Nxb Giáo dục. 48. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 49. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm. 50. Nguyễn Đức Thâm, Phạm Thị Ngọc Thắng (2004), “Vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lí trung học cơ sở theo chương trình mới”, Tạp chí giáo dục, (Số 93). 51. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục. 52. Nguyễn Hữu Chí, Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục. 53. Nguyễn Kỳ (2002), “Thực học, Thực tài và giải pháp”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 2). 54. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 55. Nguyễn Mạnh Hùng, Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán, Trường Đại học sư phạm TP.HCM . 56. Nguyễn Mạnh Hùng, Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III 2004-2007, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 57. Nguyễn Ngọc Cảnh Trang (2007), Xây dựng hệ thống bài tập của chương “Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử” lớp 12 THPT theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 58. Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Xuân Thành (2006), “Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở lớp 10 theo chương trình và sách giáo khoa mới”, Tạp chí giáo dục, (Số 148). 59. Nguyễn Ngọc Tài (2005), “Lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học tối ưu ở bậc trung học cơ sở”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 8). 60. Nguyễn Ngọc Thắng (2007), Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho việc dạy và học chương “Động lực học chất điểm” chương trình lớp 10 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 61. Nguyễn Tấn Hùng (2005), “Từ thực tế ở Đại học quốc gia Singapore, nghĩ về đổi mới giáo dục ở nước ta”, Tạp chí dạy và học này nay, (Số 5). 62. Nguyễn Tấn Phát (2003), “Tự học, tự bồi dưỡng suốt đời trở thành một quy luật”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 3). 63. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2006), Vật lí 11 Nâng cao, Nxb Giáo dục. 64. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2006), Vật lí 11 Nâng cao, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục. 65. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2006), Bài tập Vật lí 11 Nâng cao, Nxb Giáo dục. 66. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Khoa Tâm lí giáo dục, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 67. Nguyễn Thị Bích Hồng, Võ Văn Nam (2004), Giáo dục học đại cương, Khoa Tâm lí giáo dục, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 68. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), “Người giáo viên thế kỉ XXI: Sáng tạo - Hiệu quả”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 7). 69. Nguyễn Văn Hùng (2007), Tư liệu vật lí 11 Dòng điện trong các môi trường và ứng dụng, Nxb Giáo dục. 70. Nguyễn Văn Tường (2005), “Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của nhà giáo”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 4). 71. Nguyễn Vĩnh Trung, Lê Thu Giang (dịch) (1999), Phương pháp học tập tối ưu, Nxb Tổng hợp TP.HCM. 72. Nick Arnold, Khanh Khanh (dịch) (2007), Điện học cuốn hút đến toé lửa, Nhà xuất bản Trẻ. 73. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm. 74. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia. 75. Phạm Quang Huân (2003), “Hồ Chí Minh với vấn đề phương pháp học tập”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 12). 76. Phạm Thế Dân (2007), Những cơ sở lí luận của dạy học hiện đại, Bài giảng chuyên đề sau đại học, Đại học sư phạm TP.HCM. 77. Phạm Thị Phú (2008), Phân tích chương trình vật lí phổ thông, Bài giảng chuyên đề sau đại học, Đại học Sư phạm TP.HCM. 78. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 79. Phạm Viết Vượng (2002), “Biến chủ trương đổi mới phương pháp dạy học thành hiện thực sinh động trong nhà trường”, Tạp chí giáo dục, (Số 25). 80. Phạm Xuân Quế (2002), “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vật lí phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm dạy học”, Tạp chí giáo dục, (Số 27). 81. Phạm Xuân Quế, Phạm Kim Chung (2002), “Xây dựng trang Web hỗ trợ dạy và học vật lí ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục (Số 22). 82. Phan Ngọc Liên (2003), “Về vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập của sinh viên”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 9). 83. Phan Quý Bích (2005), “Ba việc nên làm ngay để chấn hưng giáo dục”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 9). 84. Richard Tiberius và Jane Tipping (University of Toronto,1990) (2005), “Mười hai nguyên tắc dạy và học hiệu quả ở Đại học Toronto”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 11). 85. Robert Fisher (2003), “Trường học hiệu quả nơi giúp trẻ em thành đạt”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 4). 86. Robert J.Marzano, Debra J.Pickering, Jane E.Pollock, Hồng Lạc (dịch) (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục. 87. Tạ Tri Phương (2004), “Sử dụng bài tập vật lí có đặc trưng sáng tạo nhằm hình thành năng lực sáng tạo cho học sinh”, Tạp chí giáo dục, (Số 79). 88. Tài liệu Unesco (2003) “Học tập là một kho báu tiềm ẩn, Giáo dục trung học: Bước ngoặt của cuộc đời”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 10). 89. Tăng Thị Ngọc Thắm (2006), Dạy học chủ đề và việc vận dụng vào thiết kế giảng dạy phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 90. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục. 91. Thái Duy Tuyên (2004), “Về nội dung đổi mới phương pháp dạy học”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 8). 92. Thái Văn Vịnh (2003), Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, TP.HCM. 93. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm. 94. Trần Ngọc Hân (2003), “Dùng máy vi tính để cải tiến PPDH trong nhà trường phổ thông như thế nào?”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 10). 95. Trần Ngọc, Châu Ngọc Ánh, Bùi Ngọc Nhân (2007), Thiết kế bài giảng Vật lí 11 Nâng cao, Sách giáo viên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 96. Trần Thị Loan (2006), Vận dụng quan điểm dạy học tích cực Marzano vào giảng dạy về “Các lực cơ học” trong chương trình vật lí 10 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 97. Trần Thuý Hằng, Hà Duyên Tùng (2007), Thiết kế bài giảng Vật lí 11 Nâng cao, Nxb Hà Nội. 98. Trần Văn Hữu (2005), Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức “Các định luật bảo toàn” vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM. 99. Trịnh Bảo Linh, Lựa chọn phương pháp dạy học và xây dựng tiến trình giảng dạy cho một số bài học vật lí lớp 11 THPT, Luận văn tốt nghiệp, Đại học sư phạm TP.HCM. 100. Trịnh Thị Thuý (2004), “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (Số 82). 101. Trịnh Thị Thuý (2006), “Thiết kế phương án dạy học kiến thức “Dòng điện trong các môi trường”, Tạp chí giáo dục, (Số 131). 102. Võ Thành Lâm (2005), “Chu trình Kolb và ứng dụng nó trong dạy học Vật lí”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 9). 103. Vũ Oanh (2005), “Đâu là mâu thuẫn chủ yếu trong thực trạng giáo dục hiện nay”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 5). 104. Vũ Oanh (2005), “Đổi mới cơ bản tư duy và cơ chế quản lí giáo dục là khâu đột phá”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 11). 105. Vương Trí Nhàn (2003), “Tự học nên bắt đầu bằng một tâm thế như thế nào?”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 3). 106. Geoff Petty, The Learning Pyramid: The recall rate of different teaching strategies, Active Learning Works. 107. _Luat/LuatGD_2005/index.htm PHỤ LỤC SỐ 1 BÀI KIỂM TRA VẬT LÍ LỚP 11 (ĐỐI CHỨNG - THỰC NGHIỆM) - LẦN THỨ 1 ĐỀ 1 MÃ SỐ HS  1. Chọn đáp án Sai A. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi. C. Hạt tải điện trong kim loại là ion. D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt. 2. Chọn đáp án đúng Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ A. giảm đi. B. không thay đổi. C. tăng lên. D. ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần. 3. Hệ số nhiệt điện trở của kim loại có giá trị dương hay âm và phụ thuộc những yếu tố nào? A. Có giá trị dương và chỉ phụ thuộc nhiệt độ của kim loại. B. Có giá trị dương và chỉ phụ thuộc độ tinh khiết của kim loại. C. Có giá trị dương và chỉ phụ thuộc chế độ gia công của vật liệu. D. Có giá trị dương và phụ thuộc cả 3 yếu tố nêu trên. 4. Câu nào dưới đây nói về tính chất dẫn điện của kim loại là không đúng? A. Kim loại dẫn điện tốt. B. Điện trở suất của kim loại khá lớn, vào cỡ 107  108 m C. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất. D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ kim loại không đổi. 5. Nếu gọi 0ρ là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ ban đầu t0 thì điện trở suất ρ của kim loại phụ thuộc nhiệt độ t theo công thức nào dưới đây? A. r = r0 +  (t - t0 ); với  là hệ số có giá trị dương. B. r = r0 [1 +  (t - t0 )]; với  là hệ số có giá trị âm . C. r = r0 [1 +  (t - t0 )]; với  là hệ số có giá trị dương . D. r = r0 +  (t - t0 )]; ; với  là hệ số có giá trị âm. 6. Câu nào dưới đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng? A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau. B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất. C. Suất điện động nhiệt điện  tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. D. Suất điện động nhiệt điện  xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. 7. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn. B. Hệ số nở dài vì nhiệt . C. Khoảng cách giữa hai đầu mối hàn. D. Điện trở của các mối hàn. 8. Chọn câu sai Đối với vật liệu siêu dẫn ta có : A. Để có dòng điện chạy trong mạch ta phải luôn duy trì một hiệu điện thế trong mạch. B. Điện trở của nó bằng không. C. Có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện. D. Năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không. 9. Vật liệu siêu dẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong đời sống là do nguyên nhân A. Do khó chế tạo dây dẫn điện từ vật liệu siêu dẫn. B. Do giá thành quá đắt. C. Do có quá ít loại vật liệu siêu dẫn. D. Do chưa có vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ phòng. 10. Suất điện động nhiệt điện của một cặp nhiệt điện A. sẽ tăng khi nhiệt độ của 2 mối hàn tăng. B. sẽ tăng khi chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn tăng. C. sẽ tăng khi diện tích phần tiếp xúc của mối hàn tăng. D. sẽ tăng khi tiết diện thanh nhiệt điện tăng. 11. Câu nào dưới đây nói về chuyển động của các hạt tải điện trong chất điện phân là đúng? A. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về anôt, còn ion dương chạy về catôt. B. Khi dòng điện chạy trong bình điện phân thì chỉ có các êlectron đi về anôt, còn các ion đi về catôt. C. Khi dòng điện chạy qua bình điện thì các ion âm về anôt còn các ion dương đi về catôt. D. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì chỉ có các êlectron đi về từ catôt về anôt. 12. Câu nào đúng? Để xác định hằng số Fa-ra-đây ta cần phải biết A và n của chất khảo sát, đồng thời phải đo khối lượng của chất đó A. bám vào một điện cực và cường độ dòng điện. B. bám vào anôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion dương. C. bám vào catôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion âm. D. bám vào một điện cực và điện lượng chạy qua chất điện phân. 13. Hiện tượng phân li A. là nguyên nhân chuyển động của dòng điện chạy qua chất điện phân. B. cho phép dòng điện chạy qua chất điện phân. C. là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân. D. là dòng điện trong chất điện phân. 14. Để tiến hành các phép đo cần thiết cho việc xác định đương lượng điện hoá của kim loại nào đó, ta cần phải sử dụng các thiết bị A. cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây. B. cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây. C. vôn kế, ôm kế, đồng hồ bấm giây. D. Ampe kế, vôn kế, đồng hồ bấm giây. 15. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cách mạ một huy chương bạc. A. Dùng muối AgNO3. B. Đặt huy chương ở giữa anôt và catôt. C. Dùng anôt bằng bạc. D. Dùng huy chương làm catôt. ---------HẾT --------- PHỤ LỤC SỐ 2 BÀI KIỂM TRA VẬT LÍ LỚP 11 (ĐỐI CHỨNG - THỰC NGHIỆM) - LẦN THỨ 2 ĐỀ 1 MÃ SỐ HS  1. Câu nào dưới đây nói về bản chất của tia catôt là đúng? A. Là chùm ion âm phát ra từ catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao. B. Là chùm ion dương phát ra từ anôt của điôt chân không. C. Là chùm êlectron phát ra từ catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao. D. Là chùm tia sáng phát ra từ catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao và làm huỳnh quang thành ống thuỷ tinh đối diện với catôt. 2. Câu nào dưới đây nói về tia lửa điện là không đúng? A. Đó là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí khi có điện trường đủ mạnh để ion hoá chất khí ở giữa hai cực điện. B. Đó là quá trình phóng điện không tự lực trong chất khí mà hạt tải điện mới sinh ra là êlectron tự do thoát khỏi catôt khi ion dương tới đập vào catôt. C. Đó là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí có thể tự duy trì, không cần liên tục phun hạt tải điện vào. D. Đó là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí được sử dụng trong bugi (bộ phận đánh lửa) để đốt hỗn hợp nổ trong động cơ nổ và thiết bị tạo khí ôzôn. 3. Câu nào dưới đây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng? A. Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ êlectron bằng mật độ lỗ trống. B. Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tạp chất. C. Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ êlectron. D. Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ êlectron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống. 4. Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn là đúng? A. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại n chỉ là các êlectron dẫn. B. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại p chỉ là các lỗ trống. C. Các hạt tải điện trong các chất bán dẫn luôn bao gồm cả hai loại êlectron dẫn và lỗ trống. D. Êlectron dẫn và lỗ trống đều mang điện tích âm và chuyển động ngược chiều điện trường. 5. Hình nào trong hình 17.3 mô tả đúng đặc tuyến vôn-ampe của điôt bán dẫn? 6. Điôt bán dẫn có tác dụng A. Chỉnh lưu. B. khuếch đại. C. cho dòng điện đi theo hai chiều. D. cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt. 7. Tranzito bán dẫn có tác dụng A. Chỉnh lưu. B. khuếch đại. C. cho dòng điện đi theo hai chiều. D. cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt. 8. Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm A. một lớp tiếp xúc p-n. B. hai lớp tiếp xúc p-n. C. ba lớp tiếp xúc p-n. D. bốn lớp tiếp xúc p-n. 9. Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm A. một lớp tiếp xúc p-n. B. hai lớp tiếp xúc p-n. C. ba lớp tiếp xúc p-n. D. bốn lớp tiếp xúc p-n. 10. Hình nào dưới đây mô tả đúng sơ đồ mắc điôt bán dẫn khi lớp chuyển tiếp p-n phân cực thuận và chiều dòng điện I chạy qua điôt theo chiều thuận? 11. Chọn câu nào không đúng: A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do ngược chiều điện trường. B. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các êlectron ngược chiều điện trường. C. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường về cực âm và các ion âm và êlectron tự do ngược chiều điện trường về cực dương. D. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion âm và êlectron tự do ngược chiều điện trường và của các ion dương theo chiều điện trường. 12. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron và lỗ trống ngược chiều điện trường. B. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron và lỗ trống cùng chiều điện trường. C. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường. D. dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các êlectron ngược chiều điện trường. 13. Trong các đường đặc tuyến vôn-ampe sau, đường nào là của dòng điện trong chân không? A B C D 14. Chọn câu không đúng: A. Tia catôt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng. B. Tia catôt không bị lệch trong điện trường và từ trường. C. Tia catôt có mang năng lượng. D. Tia catôt phát ra vuông góc với mặt catôt. 15. Bản chất của dòng điện trong chân không là A. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và của các ion âm ngược chiều điện trường. B. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron ngược chiều điện trường. C. dòng chuyển dời có hướng ngược chiều điện trường của các êlectron bứt ra khỏi catôt khi bị nung nóng. D. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường, của các ion âm và êlectron ngược chiều điện trường. = = = = = = = = = HẾT = = = = = = = Ngày 25 tháng 01 năm 2008 PHỤ LỤC SỐ 3 BẢNG PHÂN PHỐI t – STUDENT Kiểm định hai phía  f 0.10 0.05 0.02 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 40 60 120 > 120 2.01 1.91 1.89 1.86 1.83 1.81 1.80 1.78 1.77 1.76 1.75 1.75 1.74 1.73 1.73 1.73 1.72 1.72 1.71 1.71 1.71 1.71 1.71 1.70 1.70 1.70 1.68 1.67 1.66 1.64 2.57 2.45 2.36 2.31 2.26 2.23 2.20 2.18 2.16 2.14 2.13 2.12 2.11 2.10 2.09 2.09 2.08 2.07 2.07 2.06 2.06 2.06 2.05 2.05 2.05 2.04 2.02 2.00 1.98 1.96 3.37 3.11 3.00 2.90 2.82 2.76 2.72 2.68 2.65 2.62 2.60 2.58 2.57 2.55 2.54 2.53 2.52 2.51 2.50 2.49 2.49 2.48 2.47 2.47 2.46 2.46 2.42 2.39 2.36 2.33 Kiểm định một phía  f 0.05 0.025 0.01 PHỤ LỤC SỐ 4 BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA TỔNG HỢP LẦN 2 CỦA LỚP ĐỐI CHỨNG - THỰC NGHIỆM  Để đảm bảo tính khách quan cho công việc nghiên cứu đề tài khoa học mà tôi đã học hỏi theo hình thức thực nghiệm được sử dụng ở môn Lí luận dạy học của Pháp, nên tôi chọn hình thức sử dụng các kí hiệu mà tôi qui ước như sau: Lớp. Học sinh học lớp. Tên học sinh lớp đó Trong đó: TN: Lớp thực nghiệm ĐC: Lớp đối chứng 1: Học sinh lớp TN1 (Ban Tự nhiên của trường) 2: Học sinh lớp TN2 3: Học sinh lớp A1 (học chương trình nâng cao Lí) 4: Học sinh lớp A2 (học chương trình nâng cao Lí) Tên học sinh lớp đó: được kí hiệu bằng số thứ tự từ 1 cho đến số thứ tự học sinh cuối cùng. Ví dụ: TN. 1. 5. : được chỉ là học sinh lớp được thực nghiệm. Học sinh học lớp TN1. Tên học sinh có số thứ tự là số 5 trong lớp. STT MÃ SỐ HS LỚP THỰC NHGIỆM ĐIỂM SỐ STT MÃ SỐ HS LỚP ĐỐI CHỨNG ĐIỂM SỐ 1 TN. 1. 1. 8.7 1 ĐC. 2. 1. 7.3 2 TN. 1. 2. 9.3 2 ĐC. 2. 2. 6.0 3 TN. 1. 3. 9.3 3 ĐC. 2. 3. 10 4 TN. 1. 4. 10 4 ĐC. 2. 4. 9.3 5 TN. 1. 5. 10 5 ĐC. 2. 5. 8.0 6 TN. 1.6. 10 6 ĐC. 2. 6. 10 7 TN. 1. 7. 10 7 ĐC. 2. 7. 10 8 TN. 1. 8. 10 8 ĐC. 2. 8. 8.7 9 TN. 1. 9. 10 9 ĐC. 2. 9. 6.0 10 TN. 1. 10. 10 10 ĐC. 2. 10. 7.3 11 TN. 1. 11. 10 11 ĐC. 2. 11. 8.0 12 TN. 1. 12. 10 12 ĐC. 2. 12. 8.0 13 TN. 1. 13. 9.3 13 ĐC. 2. 13. 7.3 14 TN. 1. 14. 10 14 ĐC. 2. 14. 10 15 TN. 1. 15. 9.3 15 ĐC. 2. 15. 5.3 16 TN. 1. 16. 8.7 16 ĐC. 2. 16. 8.0 17 TN. 1. 17. 9.3 17 ĐC. 2. 17. 5.3 18 TN. 1. 18. 9.3 18 ĐC. 2. 18. 4.7 19 TN. 1. 19. 10 19 ĐC. 2. 19. 8.0 20 TN. 1. 20. 10 20 ĐC. 2. 20. 6.7 21 TN. 1. 21. 10 21 ĐC. 2. 21. 8.0 22 TN. 1. 22. 10 22 ĐC. 2. 22. 7.3 23 TN. 1. 23. 9.3 23 ĐC. 2. 23. 6.0 24 TN. 1. 24. 9.3 24 ĐC. 2. 24. 4.0 25 TN. 1. 25. 10 25 ĐC. 2. 25. 6.0 26 TN. 1. 26. 8.7 26 ĐC. 2. 26. 6.7 27 TN. 1. 27. 10 27 ĐC. 2. 27. 7.3 28 TN. 1. 28. 9.3 28 ĐC. 2. 28. 6.7 29 TN. 1. 29. 10 29 ĐC. 2. 29. 6.7 30 TN. 1. 30. 10 30 ĐC. 2. 30. 7.3 31 TN. 1. 31. 9.3 31 ĐC. 2. 31. 5.3 32 TN. 1. 32. 10 32 ĐC. 2. 32. 4.7 33 TN. 1. 33. 10 33 ĐC. 2. 33. 8.0 34 TN. 1. 34. 10 34 ĐC. 2. 34. 7.3 35 TN. 1. 35. 10 35 ĐC. 2. 35. 3.3 36 TN. 1. 36. 10 36 ĐC. 2. 36. 6.0 37 TN. 1. 37. 10 37 ĐC. 2. 37. 6.0 38 TN. 1. 38. 9.3 38 ĐC. 2. 38. 6.0 39 TN. 1. 39. 6.0 39 ĐC. 2. 39. 7.3 40 TN. 1. 40. 7.3 40 ĐC. 2. 40. 6.0 41 TN. 1. 41. 10 41 ĐC. 2. 41. 8.0 42 TN. 1. 42. 9.3 42 ĐC. 3. 1. 4.7 43 TN. 1. 43. 9.3 43 ĐC. 3. 2. 6.0 44 TN. 1. 44. 9.3 44 ĐC. 3. 3. 9.3 45 TN. 1. 45. 9.3 45 ĐC. 3. 4. 6.7 46 TN. 1. 46 9.3 46 ĐC. 3. 5. 8.0 47 TN. 4. 1. 9.3 47 ĐC. 3. 6. 6.0 48 TN. 4. 2. 9.3 48 ĐC. 3. 7. 4.7 49 TN. 4. 3. 8.0 49 ĐC. 3. 8. 6.7 50 TN. 4. 4. 9.3 50 ĐC. 3. 9. 4.7 51 TN. 4. 5. 10 51 ĐC. 3. 10. 6.7 52 TN. 4. 6. 10 52 ĐC. 3. 11. 7.3 53 TN. 4. 7. 8.0 53 ĐC. 3. 12. 8.7 54 TN. 4. 8. 6.0 54 ĐC. 3. 13. 6.7 55 TN. 4. 9. 9.3 55 ĐC. 3. 14. 7.3 56 TN. 4. 10. 8.0 56 ĐC. 3. 15. 8.0 57 TN. 4. 11. 8.7 57 ĐC. 3. 16. 8.0 58 TN. 4. 12. 8.0 58 ĐC. 3. 17. 4.7 59 TN. 4. 13. 9.3 59 ĐC. 3. 18. 6.0 60 TN. 4. 14. 9.3 60 ĐC. 3. 19. 6.0 61 TN. 4. 15. 8.7 61 ĐC. 3. 20. 9.3 62 TN. 4. 16. 10 62 ĐC. 3. 21. 8.0 63 TN. 4. 17. 7.3 63 ĐC. 3. 22. 5.3 64 TN. 4. 18. 8.7 64 ĐC. 3. 23. 10 65 TN. 4. 19. 9.3 65 ĐC. 3. 24. 8.7 66 TN. 4. 20. 8.7 66 ĐC. 3. 25. 7.3 67 TN. 4. 21. 9.3 67 ĐC. 3. 26. 8.0 68 TN. 4. 22. 8.7 68 ĐC. 3. 27. 9.3 69 TN. 4. 23. 7.3 69 ĐC. 3. 28. 6.7 70 TN. 4. 24. 8.0 70 ĐC. 3. 29. 8.0 71 TN. 4. 25. 9.3 71 ĐC. 3. 30. 6.7 72 TN. 4. 26. 8.0 72 ĐC. 3. 31. 8.7 73 TN. 4. 27. 9.3 73 ĐC. 3. 32. 6.7 74 TN. 4. 28. 7.3 74 ĐC. 3. 33. 8.0 75 TN. 4. 29. 10 75 ĐC. 3. 34. 6.7 76 TN. 4. 30. 5.3 76 ĐC. 3. 35. 8.7 77 TN. 4. 31. 6.0 77 ĐC. 3. 36. 8.0 78 TN. 4. 32. 10 79 TN. 4. 33. 8.0 80 TN. 4. 34. 8.0 81 TN. 4. 35. 8.7 82 TN. 4. 36. 7.3 83 TN. 4. 37. 9.3 84 TN. 4. 38. 7.3 85 TN. 4. 39. 10 86 TN. 4. 40. 6.7 87 TN. 4. 41. 8.7 88 TN. 4. 42. 10 PHỤ LỤC SỐ 5 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (MÔN VẬT LÍ – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) Để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy và việc ngiên cứu khoa học, chúng tôi mong rằng các em có thể giúp đỡ chúng tôi trả lời những câu hỏi qua phiếu điều tra. Các em không cần ghi tên và địa chỉ. Hãy đánh dấu () vào các ô tương ứng phù hợp với suy nghĩ riêng của các em. Một câu có thể có nhiều phương án trả lời. Cám ơn sự hợp tác của các em! 1. Em thích học những môn  Toán – Lý  Sử – Địa  Hoá – Sinh  Văn – Anh Văn 2. Khi đến giờ học môn Vật Lí, bản thân em  Cảm thấy rất thích  Cảm thấy nặng nề  Cảm thấy bình thường như những môn học khác Vì:  Đây là một môn học khó  Không có khả năng học môn học này  Có sở thích học các môn Khoa học tự nhiên  Sức hấp dẫn của những ứng dụng Vật Lí  Phương pháp dạy học của giáo viên 3. Em thấy môn Vật Lí  Quan trọng  Hấp dẫn, phát huy tính sáng tạo của em  Thiết thực, gần gũi trong đời sống  Khó hiểu 4. Những giờ học Vật Lí đã qua đối với em  Hấp dẫn  Chán nản  Bình thường 5. Trong chương trình học môn Vật Lí, em thích học những tiết học  Lí thuyết  Bài tập  Thực hành  Lí thuyết có kèm thí nghiệm dạy học 6. Em có thích giáo viên đang dạy mình môn Vật Lí không?  Thích  Bình thường  Không thích 7. Em thấy cách dạy của giáo viên dạy môn Vật Lí như thế nào?  Dễ hiểu  Bình thường  Khó hiểu 8. Đối với em, việc chuẩn bị bài ở nhà trước mỗi giờ học Vật Lí là việc làm  Rất cần thiết  Không cần thiết  Cần thiết nhưng tốn nhiều thời gian  Quá nặng nề 9. Theo em, một giờ học Vật Lí thành công nhờ  Sự chuẩn bị bài tốt của học sinh  Cách truyền đạt kiến thức của giáo viên  Sự đóng góp xây dựng bài của học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên 10. Hiện nay, có tình trạng học sinh học kém môn Vật lí. Theo em, nguyên nhân chính là  Chương trình học quá nặng nề  Đề kiểm tra quá khó  Phương pháp dạy học của giáo viên  Học sinh không có khả năng tiếp thu 11. Những giờ Vật Lí em đã học, tiến trình thông thường là  Giáo viên giảng – Học sinh phát biểu – Giáo viên đọc bài học sinh ghi chép  Giáo viên giảng – Học sinh phát biểu – Học sinh tự ghi bài có sự hướng dẫn của giáo viên  Giáo viên đặt vấn đề – Học sinh trao đổi, phát biểu – Giáo viên chỉnh sửa – Học sinh tự ghi bài  Giáo viên đặt vấn đề – Học sinh trao đổi, phát biểu – Giáo viên chỉnh sửa – Giáo viên đọc bài học sinh chép. 12. Em thích giờ học môn Vật Lí  Giáo viên đặt vấn đề – Học sinh trao đổi, thảo luận, tranh luận trong nhóm – phát biểu xây dựng bài – học sinh tự ghi bài với sự giúp đỡ của giáo viên  Giáo viên giảng – Học sinh phát biểu xây dựng bài – Giáo viên đọc bài học sinh chép  Giáo viên giảng giải – Học sinh trao đổi, tranh luận trong nhóm – phát biểu xây dựng bài – học sinh tự ghi bài 13. Thông thường, các bài học ghi sau mỗi tiết học  Quá dài  Vừa phải  Hơi dài  Ngắn gọn 14. Các tiết Vật Lí em đã học, giáo viên có thường làm thí nghiệm biểu diễn hay thí nghiệm thực hành trên lớp không?  Có  Không 15. Các tiết Vật lí em đã học, em có thường được trực tiếp làm thực hành thí nghiệm không?  Có  Không 16. Theo quan niệm của em về tiết dạy học Vật Lí  Giáo viên là trung tâm  Học sinh là trung tâm 17. Để học tốt môn Vật Lí, theo em cần phải  Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại  Tăng thêm giờ học phụ đạo  Trang bị thêm trong thư viện sách tham khảo, tài liệu tham khảo  Phương pháp dạy học của giáo viên cần đổi mới Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 18. Em học môn Vật Lí chủ yếu vì  Chương trình bắt buộc  Điểm số  Giáo viên dạy hay  Thích tìm hiểu hiện tượng tự nhiên  Vật Lí cần thiết cho cuộc sống Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 19. Em đánh giá thế nào về giáo viên đang dạy môn Vật Lí hiện tại của mình  Kiến thức vững vàng, sâu rộng  Kiến thức chưa vững, tuy nhiên cũng ít sai sót  Sai sót thường xuyên  Là thần tượng của em  Rất sợ giáo viên Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 20. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu lên những suy nghĩ, ý kiến riêng của em khi em học môn Vật Lí. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Chân thành cám ơn các em học sinh. Chúc các em nhiều sức khoẻ, thành công! PHỤ LỤC SỐ 6 GIÁO ÁN LỚP ĐỐI CHỨNG Tiết 29 – 30 Bài 19: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN. ĐỊNH LUẬT FARADAY I. Mục tiêu - Hiểu được hiện tượng điện phân, bản chất dòng điện trong chất điện phân, phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan. - Hiểu và vận dụng được định luật Faraday. - Hiểu nguyên tắc mạ điện, đúc điện, tinh chế và điều chế kim loại. II. Chuẩn bị - Học sinh ôn lại sự điện li của hoá học. - Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân, định luật Ôm khi có cực dương tan. III. Nội dung 1. Thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân a. Sơ đồ thí nghiệm b. Kết quả c. Kết luận - Giáo viên giới thiệu dụng cụ. Cách mắc dụng cụ. - Thí nghiệm: Với nước, cho học sinh quan sát Ampe kế => kết luận. Cho NaCl vào nước, quan sát Ampe kế. => Rút ra kết luận. 2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân - Tại sao khi trong bình chỉ có nước thì không có dòng điện qua? - Khi cho NaCl vào nước thì có dòng điện qua? - Dòng điện trong chất điện phân là gì? 3. Phản ứng phụ trong chất điện phân 4. Hiện tượng cực dương tan - Làm thí nghiệm: cho HS quan sát thanh Cu làm cực dương trước thí nghiệm, cực âm trước và sau thí nghiệm => rút ra kết luận. - Cho HS quan sát ghi nhận đồng hồ ampe kế và vôn kế. Vẽ đồ thị => rút ra kết luận. 5. Định luật Faraday về điện phân . Am I F n  t 6. Ứng dụng của hiện tượng điện phân IV. Củng cố - dặn dò Cho học sinh làm bài tập 1,2 trang 100 SGK. Về nhà làm bài 3 trang 100 SGK và các bài tập trang 101 SGK. Tiết 33 – 34: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ I. Mục tiêu - Hiểu bản chất dòng điện trong chất khí và mô tả được sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế. - Mô tả cách tạo ra tia lửa điện và nêu được vắn tắt nguyên nhân hình thành tia lửa điện. - Mô tả được cách tạo hồ quang điện, nêu được các đặc điểm chính và các ứng dụng của hồ quang điện. - Mô tả được quá trình phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp và sự tạo thành tia catôt. II. Chuẩn bị HS ôn lại chuyển động của chất khí. III. Nội dung 1. Sự phóng điện trong chất khí - Thí nghiệm - Kết quả thí nghiệm - Làm thí nghiệm cho HS quan sát. 2. Bản chất dòng điện trong chất khí Tại sao khi đốt nóng có sự phóng điện? 3. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế Cho HS trả lời câu hỏi trang 111SGK. - Cho HS thảo luận mục C1 và mục C2 trang 107. - Đại diện nhóm phát biểu. 4. Các dạng phóng điện trong không khí ở áp suất thấp a. Tia lửa điện b. Sét c. Hồ quang điện - Cho HS thảo luận mục C3 và mục C4 trang 108. - Đại diện nhóm phát biểu. - Cho HS thảo luận mục C5. 5. Sự phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp - Cho HS thảo luận mục C6. IV. Củng cố - dặn dò Cho HS làm câu hỏi số 2,3 trang 112 SGK. Về nhà ôn tập từ chương I để thi học kì. PHỤ LỤC SỐ 7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTochuchoatdongdayhocchuo.pdf
Tài liệu liên quan