Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Công ty phải thực hiện tiết kiệm các khoản mục chi phí. Hiện nay về cơ cấu chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy để tiết kiệm chi phí trước hết công ty cần phải quản lý tốt khoản mục chi phí này, công ty cần theo dõi giữa việc xuất nguyên vật liệu với quá trình sản xuất tại các phân xưởng để từ đó phát hiện được những phân xưởng sử dụng vượt quá hạn mức quy định. Mặt khác công ty cần có các chính sách khuyến khích các cá nhân phân xưởng có sáng kiến, phương pháp sử dụng có tiết kiệm và có hiệu quả chi phí nguyên cật liệu. Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu công ty cũng phải quan tâm tới chi phí thu mua nguyên vật liệu,công ty cần phải tiến hành thăm dò thị trường để tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu vừa đảm bảo được chất lượng, giá cả ổn định hợp lý, vừa thuận lợi trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó công ty cần phải tính toán lượng dự trữ nguyên vật liệu tránh tình trạng dự trữ quá nhiều làm ứ đọng vốn tăng chi phí, nhưng cũng phải đảm bảo lượng dự trữ không thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục.Ngoài ra công ty còn phải chú trọng công tác thu hồi phế liệu, hiện nay phế liệu tại công ty bao gồm vải vụn tại phân xưởng chặt, các loại bao bì đụng nguyên vật liệu. số phế liệu này hiện nay tương đối lớn nhưng vẫn chưa được tận dụng hết, gây lãng phí nguyên vật liệu.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho xưởng gò
TK 6214_Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho xưởng cao su
Các loại nguyên vật liệu chính được tập hợp trực tiếp cho đơn hàng. Bên cạnh đó một số nguyên liệu phụ hoá chất không được trực tiếp tập hợp cho các đơn hàng thì tiến hành phân bổ theo tiêu thức tiêu hao định mức nguyên vật liệu.
Ví dụ: Cùng một mẻ cao su cán luyện kín có thể dùng cho nhiều đơn hàng do vậy không thể tách riêng cho từng đơn hàng được.
Để tính được trị giá của cao su và hoá chất xuất dùng cho việc sản xuất để giầy trong từng đơn hàng ta tính như sau:
Tổng trị giá của tất cả các vật tư tiêu dùng
trong tháng của các xí nghiệp cao su
Trị giá của
1kg cao su =
cán luyện Tổng lương tiêu hao NVL
trong tháng của xí nghiệp cao su
Trị giá của một kg cao su cán luyện nhân với lượng tiêu hao nguyên vật liệu của đế giầy từng đơn hàng( định mức) sẽ tính được trị giá của cao su hoá chất tiêu dùng để sản xuất đế giầy.
Cuối tháng để xem thình hình sử dụng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trong tháng, kiểm tra xem, in ra bảng phân bổ nguyên vật liệu , cung cụ dụng cụ các thao tác thực hiện theo trình tự:
-Trên giao diện nền của màn hình kích chuột vào mục báo cáo, một danh sách các báo cáo xuất hiện tiếp đó ta kích chuột vào mục” Báo cáo chi phí, giá thành” thì 1 bảng danh sách báo cáo liên quan đến chi phí giá thành sẽ xuất hiện.
- Trong các danh sách báo cáo chi phí và giá thành kích chuột vào mục “Bảng phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” sau đó ấn phím F10 khi đó màn hình hiện lên cửa sổ để người kế toán khai báo các thông tin liên quan đến bảng phân bổ cần tìm
- Cụ thể
Danh mục tài khoản:1
Từ ngày 1/12/2005
Đến ngày 31/12/2005
- Sau khi khai báo đủ dữ liệu nhấn phím Enter trên màn hình sẽ xuất hiện bảng phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ ngày 1/12/2005 đến ngày 31/12/2004
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong một thời gian nào đó, kế toán có thể xem, in ra sổ cái tài khoản 621 và các sổ chi tiết của tài khoản 621.
Sổ cái tk 621
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các Tk, đối ứng Nợ TK 621
tháng 1
tháng ….
tháng 12
NKCT số 7(152)
1093580200
Cộng số phát sinh Nợ
1093580200
Công số phát sinh Có
1093580200
số dư cuối tháng
Nợ
Có
2.2.2.2:Chi phí nhân công trực tiếp:
Tại công ty Da Giầy Hà Nội, có 2 hình thức trả lương theo sản phảm và lương theo thời gian, việc tính và trả lương tập hợp lương được thực hiện dưới sự phối hợp của 3 bộ phận: Phòng tổ chức, phòng tài chính - kế toán, phòng tổ chức.
- Phòng tổ chức có nhiệm vụ xác định phân phối tính toán phân phối lương: Xây dựng đơn giá lương và đơn giá lương quản lý chọn các mã giầy.
- Tại các xí nghiệp đều có các bộ phận làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép ngày làm việc của từng công nhân trực tiếp sản xuất cũng như từng nhân viên quản lý trong từng xưởng. Cuối kì bộ phận thống kê tại các phân xưởng sẽ ghi chép tổng hợp được chính xác số thành phẩm đã hoàn thành và số bán thành phẩm của từng phân xưởng. Trên cơ sở số thành phẩm và bán thành phẩm thống kê được căn cứ vào đơn giá lương mà phòng tổ chức xây dựng cho từng mã giầy mà bộ phận này sẽ tính được tổng lương công nhân trực tiếp cho từng phân xưởng và tổng lương trong cả tháng của từng xí nghiệp. Căn cứ vào số ngày làm việc của công nhân hệ số phức tạp công việc của từng công nhân viên
Nhân viên phân xưởng sẽ tính được hưởng cho từng công nhân phân xưởng.
Từ tổng lương nhân viên quản lý của cải xí nghiệp, căn cứ vào số ngày công và hệ số chức danh của từng nhân viên bộ phận tính lương sẽ tính được mức lương cho từng nhân viên trong tháng.
- Các phân xưởng sau khi hoàn thành được bảng thanh toán hưởng chi tiết gửi tiền lên phòng tổ chức để duyệt, khi gửi lên phải kèm theo bảng kê sản phẩm làm được trong tháng chi tiết theo từng đơn đặt hàng kèm theo phiếu nhập kho thành phẩm có đầy đủ chữ ký duyệt, các bảng thanh toán lương chi tiết này sẽ được chuyển xuống phòng Tài chính - Kế toán, tại đây nhân viên kế toán có nhiệm vụ kiểm tra lại việc tính toán của các bảng thanh toán lương, lập bảng thanh toán lương tổng hợp cho từng xí nghiệp và lập báo cáo thực hiện lương tại các phân xưởng,phục vụ cho việc tính giá thành từng đơn hàng.
Chi phí nhân công trực tiếp tính cho mỗi đơn hàng gồm có các bộ phận sau:
+Tiền lương theo sản phẩm, tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng
+Phần tiền thưởng tính theo sản phẩm được tính trực tiếp cho từng đơn hàng
+Khoản trích lương BHXH, BHYT,KPCĐ được phân bổ trực tiếp cho từng đơn hàng
- Các khoản trích theo lương bao gồm BHXH,BHYT,KPCĐ
- Công ty Da Giầy Hà Nội đã tiến hành trích khoản chi phí này theo chế độ tiến hành cụ thể:
- Trích BHXH là 15% lương cơ bản , BHYT 2% lương cơ bản, KPCĐ 2% lương cơ bản
Phí nhân công trực tiếp được kế toán tập hợp vào tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiếp
- Tài khoản 622 được mở 4 tài khoản chi tiết để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từngphân xưởng:
*Tài khoản 6221 : Chi phí nhân công trực tiếp xưởng chặt
*Tài khoản 6222: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng may
*Tài khoản 6223: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng gò
*Tài khoản 6224: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng cao su
Hai loại giầy suede court và canvart cout mà công ty tiến hành sản xuất trong tháng 12/ 2004 có đơn giá tiền lương được xây dựng như sau:
Đơn giá tiền lương
Kiểu Giầy: canvart- cout
Mã Giầy : 0290.02
Stt
Công nghệ
Đơngiá
(đồng/đôi)
Chi phí quản lý
(đồng/đôi)
Tổng đơn giá
(đồng/đôi)
1
Mài dán đế
392
132
524
2
Cán luyện , ép đế
520
162
682
3
Chặt hoàn chỉnh
365
162
476
4
May hoàn chỉnh
1.72
480
2.152
5
Gò hàn chỉnh đến bao gói
2.53
820
3.073
Tổng
5.182
1.696
6.878
Đơn giá tiền lương
Kiểu Giầy: suede- court
Mã Giầy: 0204.01
Stt
Công nghệ
Đơngiá
(đồng/đôi)
Chi phí quản lý
(đồng/đôi)
Tổng đơn giá
(đồng/đôi)
1
Mài dán đế
280
93
373
2
Cán luyện , ép đế
360
87
447
3
Chặt hoàn chỉnh
182
42
224
4
May hoàn chỉnh
1.246
238
1.456
5
Gò hàn chỉnh đến bao gói
1950
436
2386
Tổng
4.000
896
4.896
Dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành của mỗi đơn hàng trong tháng của từng phân xưởng và đơn giá tiền lương của từng đơn hàng. Từ đó thống kê được tiền lương sản phẩm của từng đơn hàng sau đó tính ra mức tiền thưởng được hưởng trong tháng.
Ví dụ: trong tháng 12/2004 các bộ phận trong công ty được xếp loại A và được thưởng 20% lương sản phẩm
Dựa vào số sản phẩm hoàn thành của mỗi đơn hàng trong tháng của từng phân xưởng và đơn giá tiền lương cùng với bảng tiền lương chi tiết cho từng phân xưởng lập kế toán tiền lương lập các báo cáo” báo cáo thực hiện lương” phục vụ việc tính giá thành cho từng đơn đặt hàng.
Báo cáo thực hiện lương xưởng cao su
Tháng 12 năm 2004
Stt
Mã
đơn
hàng
Sản lượng
Đơn giá
Thànhtiền
(đồng)
Chi phí quản lý
Thành tiền
(đồng)
Tổng
1
2
60483
20104
…..
Tổng
5847
8222
…..
640
912
….
3.742.080
7.499.376
……..
18.936.240
180
294
….
1.052.460
2.417.562
…….
8.452.320
4.794.540
9.916.938
……
27.388560
Báo cáo thực hiện lương phân xưởng chặt
Tháng 12 năm 2004
Stt
Mã
đơn
hàng
Sản
lượng
Đơn giá
Thànhtiền
(đồng)
Chi phí quản lý
Thành tiền
(đồng)
Tổng
1
2
60483
20104
…...
Tổng
5847
8222
……
182
365
…..
1.064.154
3.601.395
………
9.754.630
42
102
…..
245.574
838.746
…..
2.250.500
1.309.728
3.840.141
……
12.005130
Báo cáo thực hiện lương Phân xưởng may
Tháng 12 năm 2004
Stt
Mã
đơn hàng
Sản lượng
Đơn giá
Thànhtiền
(đồng)
Chi phí quản lý
Thành tiền
(đồng)
Tổng
1
2
60483
20104
……
Tổng
5847
8222
……
1218
1672
……
7.121.646
13.748.856
……….
14.564.243
438
480
…
2.650.986
3.947.040
………
7.856.742
9,772.632
17.695.896
……..
22.420.985
Báo cáo thực hiện lương Phân xưởng Gò
Tháng 12 năm 2004
Stt
Mã
đơn
hàng
Sản lượng
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
Chi phí quản lý
Thành tiền
(đồng)
Tổng
1
2
60483
20104
……
Tổng
5847
8222
……
1950
2253
…..
11.401.650
18.526.419
……..
32.246.782
436
820
…..
2.549.292
6.742.860
…….
12.564.870
13.950.942
25269279
……
44.811.652
Cuối tháng phòng tài chính kế toán sẽ tiến hành nhập liệu về chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Từ giao diện nền của CADS 2005 kích đúp chuột vào biểu tượng “ chứng từ kế toán khác” màn hình nhập liệu của “ chứng từ kế toán khác” sẽ hiện ra để cán bộ kế toán nhập các thông tin cần thiết.
Cán bộ kế toán sẽ lần lượt nhập các thông tin về chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo từng xí nghiệp, trong đó chi tiết từng đơn hàng cụ thể các thông tin cần nhập như sau:
Mã chứng từ:1 PKKV phiếu kế toán khac VND
Số chứng từ : 3340A ngày CT: 31/12/2004
ông(bà) : Xí nghiệp cao su
Diễn giải : Phân phối lương công nhân và xí nghiệp cao đơn hàng suede-court
TK Nợ
TK Có
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
6224
334
60483
0290.02
4.794.540
Sau khi nhập hết các thông tin trên kích chuột vào nút lưu trên màn hình, sau đó lại tiếp tục nhập thông tin liên quan đến phân phối lương công nhân sản xuất xí nghiệp.
- Giữ nguyên các thông tin về “mã chứng từ” “ số chứng từ” “ ngày chứng từ” ,“ ông bà”.
- Diễn giải: phân phối lương công nhân sản xuất xí nghiệp cao su ĐH canvart- cout
TK Nợ
TK Có
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
6224
334
20104
0290.02
9.916.938
Kích chuột vào nút lưu
Với các bước nhập liệu tương tự như trên, cán bộ kế toán tiếp tục nhập tiếp các thông tin liên quan đến phân phối lương công nhân sản xuất của các phân xưởng chi tiết cho từng đơn hàng còn lại.
Sau khi nhập hết các thông tin liên quan dến phân phối lương công nhân sản xuất cả 4 phân xưởng, nhấn phím F10 sau đó vào mục “ tổng hợp” để chạy tổng hợp tháng đưa số liệu lên các báo cáo.
Kết thúc quá trình nhập liệu về phân phối lương công nhân sản xuất, người cán bộ kế toán tiếp tục nhập liệu về các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất.
Trên giao diện CADS vào mục “ chứng từ kế toán khác” sau đó chọn mã chứng từ “ phiếu kế toán khác VNĐ” nhập “ số a”,” ngày chứng từ”, diễn giải chứng từ, nhập “ TK Nợ”, “TK Có”, công trình sản phẩm, “mã Đối Tượng”, “số tiền”, người kế toán gia nhập từng khoản một, trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo lương công nhân sản xuất từng xí nghiệp có chi tiết cho từng đơn hàng. Sau khi nhập xong thông tin liên quan đến 1 khoản trích ấn phím”lưu” để chuyển sang nhập liệu khoản trích tiếp theo.
Ví dụ: để nhập thông tin liên quan đến khoản trich BHXH theo lương của công nhân sản xuất xí nghiệp cao su chi tiết cho đơn hàng Suede_Cour
-Mã CT: 1.pkkv-phiếu kế toán khác VND
-Số CT: 6224 ngày CT: 31/12/2004
-Ông(Bà): XN cao su
Diễn giãi: trích BH XH theo lương CNSX Xí nghiệp Cao su- Đơn hàng Suede-Court
TK Nợ
TK Có
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
6224
3384
60483
0204.01
54.312
Kích chuột vào nút “Lưu” trên màn hình.
Sau khi nhập hết thông tin liên quan đến khoản trích theo lương
Công nhân công nhânởan xuất của 4 phân xưởng ấn phím F10 sau đó vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa các số liệu các báo cáo.
Tại công ty Da Giầy Hà Nội chi phí lương phải trả và các khoản trích cho công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân quản lý phân xưởng được theo doĩ cho từng phân xưởng.
Ví dụ: trong tháng 12/2004 có tình hình chi phí công nhân tại phân xưởng cao su như sau:
Công ty Da Giầy Hà Nội Số phiếu: PBTLT12
Phiếu kế toán khác VNĐ
Ngày 31/12/2004
Số tiền: 24.966.919 VNĐ
Viết bằng chữ : Hai mươi tư triệu chín trăm sáu sáu nghìn chín trăm mười
chín đồng chẵn
Kèm theo: ………………..Chứng từ gốc
TK Nợ
TK Có
Số tiền
Diễn giải
6274
334
3.945.817
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
6274
3383
403.680
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
6274
3384
53.824
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
6274
3382
53.824
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
6224
334
18.025.866
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
6224
3383
1.960.980
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
6224
3384
261.464
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
6224
3382
261.464
Tính lương và các khoản trích theo lương XNCS T12/04
Ngày…Tháng…Năm
Người lập phiếu Kế toán trưởng
Cuối tháng để xem sổ cái tài khoản 622, kế toán vào mục “báo cáo” chọn “ báo cáo nhật kí chứng từ” sau đó chọn mục “ sổ cái” một cưả sổ để người sử dụng khai báo thông tin sẽ xuất hiện trên màn hình.
Sổ cái tk 622
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các Tk, đối ứng Nợ TK 622
tháng 1
tháng ….
tháng 12
NKCT số 7(334)
82.356.241
NKCT số 7(338)
15.647.686
Cộng số phát sinh Nợ
98.003.927
Công số phát sinh Có
98.033.927
số dư cuối tháng
Nợ
Có
2.2.2.3Kế toán chi phí sản xuất chung
Tại công ty Da Giầy Hà Nội chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục sau:
* Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng.
* Chi phí vật liệu dùng chung cho sản xuất
* Chi phí công cụ dụng cụ : dùng cho sản xuất chung
* Chi phí khấu hao TSCĐ:
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất tại các xí nghiệp như tiền điện , tiền nước …
* Chi phí bằng tiền khác :
Để tập hợp chi phí sản xuất chung công ty sử dụng Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
Trong đó chi tiết thành các tài khoản cấp II để tiện theo dõi
TK 6271 : Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
TK 6272 : Chi phí vật liệu
TK 6273 : Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6275 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác
Để thuận tiện cho việc tập hợp và kết chuyển chi phí , công ty đã tiến hành mã hoá chi tiết tài khoản 627 tại các phân xưởng , trong đó quy định:
TK 6271 : Chi phí sản xuất xí nghiệp Chặt
TK 6272 : Chi phí sản xuất xí nghiệp May
TK 6273: Chi phí sản xuất xí nghiệp Gò
TK 6274 : Chi phí sản xuất xí nghiệp Cao su
Tại các xí nghiệp tài khoản 627 được chi tiết:
TK 62711: Chi phí nhân viện quản lý phân xưởngChặt
TK 62721: Chi phí vật liệuphân xưởng Chặt
TK 62731: Chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng Chặt
TK 62741: Chi phí KH TSCD phân xưởng Chặt
TK 62751: Chi phí dịch vụ mua ngoài phân xưởng Chặt
Chi phí nhân viên phân xưởng :
Căn cứ vào các báo cáo lương đã được lập , kế toán sẽ tính được chi phí nhân viên quản lý phân xưởng trong đó chi tiết cho từng đơn hàng cụ thể.
-Xưởng chặt:
ĐH canvart-cout: 998.108
ĐH suede-court : 292.233
-Xưởng May
.ĐH canvart-cout: 4.696.977
ĐH suede-court: 3.154.673
-Xưởng Gò
.ĐH canvart-cout: 8.024.003
ĐH suede-court: 3.033.657
-Xưởng Cao su
.ĐH canvart-cout: 2.876.898
ĐH suede-court: 1.252.427
Sau khi tính được chi phí nhân viên quản lý cho từng phân xưởng, chi tiết cho từng đơn hàng, kế toán sẽ tiến hành nhập các thông tin liên quan đến việc phân phối các khoản chi phí này cho từng đơn hàng
Từ giao diện của CADS 2005 kính đúp chuột vào biểu tượng “ Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu, sau khi mở được màn hình nhập liệu ta tiến hành nhập các thông tin sau:
-Mã CT: 1PKKV_ Phiếu kế toán khác VNĐ
-Số CT : Ngày CT: 31/12/2004
-Ông(bà): Phân xưởng Chặt.
-Diễn dải : phân phôí lương nhân viên quản lý .
-Xưởng Chặt_ Đơn hàng suede-court
TK Nợ
TK Có
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
62711
334
60483
020401
292.233
Nhập các thông tin tương tự đối với chi phí nhân viên quản lí cho các xưởng, cho từng đơn hàng còn lại. Sau khi khai báo song nhấn F10 vào mục “tổng hợp” để chạy tổng hợp tháng. Đưa số liệu ra các báo cáo .
Sau khi nhập các thông tin liên quan đến việc phân phối lương nhân viên quản lý, kế toán tiếp tục sử dụng phiếu kế toán khác “ VNĐ” để nhập các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng và đơn hàng như BHXH, KPCD, BHYT
Chi phí công cụ dụng cụ
Tại công ty Da Giầy Hà Nội công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất hầu hết đều có giá trị không lớn nên được tính thẳng vào chi phí mà không cần phân bố nhiều lần. Công cụ dụng cụ chủ yếu tại công ty là phom giầy, dao chặt, và khuôn.
Hàng tháng căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kế toán tổng hợp được chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất trong tháng tính cho từng phân xuởng và phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong tháng 12 năm 2004, kế toán đã tập hợp được chi phí công cụ dụng cụ cho từng phân xưởng sau đó phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu thức CP nguyên vật liệu trực tiếp.
Phân xưởng Chặt: 3.758.200
-Đơn hàng suede-court
(3.758.200/1.093.580.200)*491.106.266=1.687.736
-Đơn hàng canvart-cout
(3.758.200/1.093.580.200)*337.398.738=1.159.505
Phân xưởng May: 1.202.450
-Đơn hàng suede-court:
(1.202.450/1.093.580.200)*491.106.266 = 539.998
-Đơn hàng canvart-cout
(1.202.450/1. 093.580.200)*337.398.738 = 370.988
Phân xưởng Cao Su : 820.560
-Đơn hàng suede-court:
(820.560/1. 093.580.200)*491.106.266 = 368.498
-Đơn hàng canvart-cout:
(820.560/1. 093.580.200)*337.398.378 = 253.165
Xưởng Gò : 1.158.600
-Đơn hàng suede-court:
(1.158.600/1. 093.580.200)* 491.106.266 = 520.305
-Đơn hàng canvart-cout:
(1.158.600/1. 093.580.200)* 337.398.378 = 357.459
Sau khi tính được chi phí công cụ dụng cụ của từng xí nghiệp dùng để sản xuất các đơn hàng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản phí này.
Để nhập liệu chi phí công cụ dụng cụ cho cá đơn hàng kế toán viên vào mục “ Chứng từ kế toán khác” trên nên giao diện nhập liệu CADS 2005 sau đó khai báo :
-Mã CT: 1.PKKV_Phiếu kế toán khác VNĐ
-Số CT :62733 Ngày CT: 31/12/2004
-Diễn giải: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ phân xưởn Gò
Đơn hàng suede-court
TK Nợ
TK Có
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
62733
153
60483
020401
520.305
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho các đơn hàng, tại các phân xưởng còn lại sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo.
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Khoản chi phí khấu hao TSCĐ này bao gồm toàn bộ số khấu hao về máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng.
Để tập hợp chi phí này kế toán sử dụng TK 627.4 đối ứng với TK 214 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
Việc trính khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện theo quy định của bộ tài chính
Bộ phận TSCĐ do các phần xưởng quản lý áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
Căn cứ vào thời gian sử dụng của TSCĐ hàng tháng kế toán tính mức khấu hao theo công thức:
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ
bình quân tháng =
Thời gian sử dụng
của TSCĐ x 12
Cuối tháng kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao này cho các phân xưởng để thực hiện việc tính giá thành.
Đối với máy móc thiết bị sản xuất: Tiêu thức dùng để phân bổ chi phí khấu hao phải trích mỗi tháng cho mỗi phân xưởng và các đơn hàng là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng và các đơn hàng.
Tổng chi phí khấu hao cần phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí khấu hao Tổng chi phí nguyên
TSCĐ = vật liệu trực tiếp trong x Hệ số phân bổ.
cho từng phân xưởng từng phân xưởng
Chi phí khấu hao Tổng chi phí nguyên
TSCĐ = vật liệu trực tiếp trong x Hệ số phân bổ.
cho từng đơn hàng từng đơn hàng
Ví dụ theo tính toán trong tháng 12/2004 có tình hình trích khấu hao như sau:
Tổng chi phí khấu hao TSCD cho các phân xưởng trong tháng 12/2004 là 61423796 trong đó:
Xưởng Chặt: 18.584.400
-Đơn hàng suede-court:
(18.584.400/1.093.580.200)*491.106.266 = 8.345.903
-Đơn hàng canvart-cout:
(18.584.400/1.093.580.200)*337.398.738 = 5.733.784
Xưởng May: 16.460.200
-Đơn hàng suede-court:
(16.460.200/1.093.580.200)*491.106.266 = 7.391.965
-Đơn hàng canvart-cout:
(16.460.200/1.093.580.200)*337.398.738 = 5.078.421
Xưởng Gò: 12.580.334
-Đơn hàng suede-court:
(12.580.334/1.093.580.200)*491.106.266 = 5.649.591
-Đơn hàng canvart-cout:
(12.580.334/1.093.580.200)*337.398.738 = 3.881.369
Xưởng Cao Su: 13.798.862
-Đơn hàng suede-court:
(13.798.862/1.093.580.200)*491.106.266 = 5.288.308
-Đơn hàng canvart-cout:
(13.798.862/1.093.580.200)*337.398.738 = 4.257.317
Sau khi tính chi phí khấu hao TSCĐ cho từng phân xưởng, có chi tiết cho từng đơn hàng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này, kích chuột vào biểu tượng “ Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu
Nhập:
-Mã CT: 1.PKKV_Phiếu kế toán khác VNĐ
-Số CT : 62744 Ngày CT: 31/12/2004
-Diễn giải: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ xí nghiệp Gò
Đơn hàng suede-court
TK Nợ
TK Có
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
62744
214
60483
020401
5.649.591
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho các đơn hàng, tại các phân xưởng còn lại sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo
Chi phí dich vụ mua ngoài
Là các khoản chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động chung ở phân xưởng.
Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn thanh toán tiền điện nước, điện thoại … kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất ở từng phân xưởng cho từng đơn hàng theo tiêu thưc phân bổ là CP nguyên vật liệu trực tiếp
Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài
cần được phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí dịch vụ Tổng chi phí nguyên
mua ngoài = Hệ số phân bổ x vật liệu trực tiếp
của từng phân xưởng ở từng phân xưởng
Chi phí dịch vụ Tổng chi phí nguyên
mua ngoài = Hệ số phân bổ x vật liệu trực tiếp
của từng đơn hàng ở từng đơn hàng
Tại xưởng Chặt: 7.032.548
-Đơn hàng suede-court:
(7.032.584/1.093.580.200)*491.106.266 = 3.158.200
-Đơn hàng canvart-cout:
(7.032.584/1.093.580.200)*337.398.738 = 2.169740
Taị xưởng May: 1.528.760
-Đơn hàng suede-court:
(1.528.760/1.093.580.200)* 491.106.266 = 686.537
-Đơn hàng canvart-cout:
(1.528.760/1.093.580.200)* 337.398.738 = 471.663
Tại xưởng Gò: 3.583.620
-Đơn hàng suede-court:
(3.583.620/1.093.580.200)* 491.106.266 = 1.609.336
-Đơn hàng canvart-cout:
(3.583.620/1.093.580.200)* 337.398.738 = 1.105.642
Tại xưởng Cao Su: 2.580.630
-Đơn hàng suede-court:
(2.580.630/1.093.580.200)* 491.106.266 = 1.158.912
-Đơn hàng canvart-cout:
(2.580.630/1.093.580.200)* 337.398.738 = 796.193
Sau khi tính được chi phí dịch vụ mua ngoài, của từng phân xưởng dùng để sản xuất đơn hàng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này, kế toán viên khai báo theo trình tự sau:
Từ màn hình nhập liệu của phần mềm CADS 2005 chọn mục “ Chứng từ kế toán khác” sau đó khai báo.
-Mã CT: 1.PKKV_Phiếu kế toán khác VNĐ
-Số CT : 62754 Ngày CT: 31/12/2004
Diễn giải: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ xí nghiệp Gò Đơn hàng suede-court
TK N
TK C
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
62754
111
60483
0204.01
1609336
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho các đơn hàng, tại các phân xưởng còn lại sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo.
Chi phí bằng tiền khác :
Chi phí bằng tiền khác tại công ty là các khoản chi tại xưởng như chi tiếp khách liên hoan …Trong tháng 12 năm2005 khoản chi này tại các xưởng là
Trong đó:
Xưởng Chặt: 1.852.420
-Đơn hàng suede-court:
(1.852.420/1.093.580.200)* 491.106.266 = 831.886
-Đơn hàng canvart-cout:
(1.852.420/1.093.580.200)* 337.398.738 = 571.521
Xưởng May: 2.582.430:
-Đơn hàng suede-court:
(2.582.430/1.093.580.200)* 491.106.266 = 1.159.720
-Đơn hàng canvart-cout:
(2.582.430/1.093.580.200)* 337.398.738 = 796.748
Xưởng Gò: 1.970.564:
-Đơn hàng suede-court:
(1.970.564/1.093.580.200)* 491.106.266 = 884.943
-Đơn hàng canvart-cout:
(1.970.564/1.093.580.200)* 337.398.738 = 607.970
Xưởng Cao Su: 2.054.780
-Đơn hàng suede-court:
(2.054.780/1.093.580.200)* 491.106.266 = 922.762
-Đơn hàng canvart-cout:
(2.054.780/1.093.580.200)* 337.398.738 = 633.954
Sau khi tính toán được chi phí bằng tiền khác tính cho từng phân xưởng , chi tiết cho từng đơn hàng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bố cho các khoản chi phí này trình tự như sau
Từ màn hình nhập liệu CADS 2005 kích đúp chuột vào biểu tượng “ chứng từ kế toán khác để mở màn hình nhập liệu”
- Mã CT: 1.PKKV_Phiếu kế toán khác VNĐ
- Số CT : 62784 Ngày CT: 31/12/2005
-Diễn giải: Phân bổ chi phí bằng tiền khác xưởng Gò - Đơn hàng suede-court
TK Nợ
TK Có
Công trình sản phẩm
Mã ĐT
Số tiền
62784
111
60483
020401
884943
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí bằng tiền khác cho các đơn hàng, tại các phân xưởng còn lại sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo.
Để xem tình hình chi phí sản xuất cuối tháng xem sổ cái Tk 627 kế toán viên vào mục báo cáo chọn “ Báo cáo nhật kí chứng từ “ sau đó mục “ sổ cái” cửa sổ khai báo thông tin về sổ cái cần xem về Sổ cái TK 627 . sau đó kích chuột vào nút “ chấp nhận” màn hình hiện ra sổ cái TK 672.
Sổ cái tk 627
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các Tk, đối ứng Nợ TK 627
tháng 1
tháng ….
tháng 12
NKCT số 1
8.546.231
NKCT số 2
24.156.225
NKCT số 7(153)
8.254.653
NKCT số(214)
54.156.231
NKCT số(334)
22.456.232
NKCT số(338)
4.266.684
NKCT số 10
6.532.212
Cộng số phát sinh Nợ
128.368.468
Công số phát sinh Có
128.368.468
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
2.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất kminh doanh cuối kỳ.
Để tập hựop chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng tài khảon 154, trong đó chi tiết cho từng phân xưởng.
-Tk 1541- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xưởng Cao su.
-Tk 1542- chi phí sản xúat kinh doanh dở dang xưởng Chặt.
-Tk 1543- chi phí sản xúat kinh doanh dở dang xưởng May.
-Tk 1544- chi phí sản xúat kinh doanh dở dang xưởng Gò.
Để thực hiện công tác kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ, phần mềm kế toán dã xây dựng menu kết chuyển “ Tổng hợp”\ “ Các bút toán, phân bổ kết chuyển”\ “ Các bút toán kết chuyển”.
Trên giao diện hình nền phần hành kế toán CADS 2005, kế toán viên chọn danh mục” Tổng hợp” sau đó chọn tiếp “ Các bút toán phân bổ, kết chuyển” tiếp tục chọn “ Các bút toán kết chuyển”, khi đó màn hình nhập liệu sẽ hiện lên. Kế toán viên đánh dấu các bút toán kết chuyển bằng cách ấn tổ hợp phím “ ctrl+ pgup”. Các bút toán sau khi được đánh dấu sẽ có màu sẫm. Sau đó kế toán ấn tổ hợp phím “ ctrl+ F6” để thực hiện kết chuyển tự động. Lúc này chương trình sẽ tự động kết chuyển các tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Đồng thời lúc này chương trình cũng sẽ tự động thực hiện kết chuyển các tài khảon với các đơn hàng tương ứng.
Cuối tháng để xem bảng kê số 4, kế toán vào mục “ Báo cáo” sau đó chọn mục “ Báo cáo nhật ký chứng từ” sau đó chọn “ Bảng kê số 4”.
2.2.3 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội:
2.2.3.1 công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Với đặc điểm là sản xuất theo từng đơn đặt hàng . Công tác xác định giá thành là các sản phẩm hoàn thành của các đơng hàng đã hoàn thành, còn các đơn hàng chưâ hoàn thành trong kỳ được xem như đang làm dở. Công ty đánh giá chi phí làm giở bằng cách cộng tất cả các khoản chi phí phát sinh cho đến thời điểm cuối kỳ có liên quan đến đơn hàng đó.
Ví dụ trong tháng 12/2004 có đơn hàng chưa hoàn thành, phải tiếp tục sản xuất trong thàng tiếp theo: Đơn hàng Giầy Da BHLĐ với số lương là 6.274 đôi trong tháng 12 mới chỉ hoàn thành 4230 đôi. Các khoản chi phí tập hợp được cho đơn hàng tron thán 12 như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 462.913080 (đồng)
- Chi phí nhân công trực tiếp : 72.954.600(đồng)
- Chi phí sản xuất chung : 81.254.630(đồng)
Tổng chi phí cho đơn hàng Giầy Da BHLĐ trong tháng 12 là:
462.913.080 + 72.954.600 + 81.254.630 = 617.122.310(đồng)
2.2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Công ty Da Giầy Hà Nội sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm đã hoàn chỉnh, đối tượng tính gía thành là từng đơn hàng và từng sản phẩm đã hoàn chỉnh. Như vậy đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí phù hợp nhau, kế toán đã sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành cho từng đơn đặt hàng đã hoàn thành và giá thành đơn vị cho từng sản phẩm đã hoàn thành bằng cách tổng hợp tất cả các khoản mục chi phí phát sinh theo từng khoản mục.
Mỗi đơn hàng sau khi có lệnh sản xuất, phòng kế toán mở ngay một “bảng tính giá thành sản phẩm”, để theo giõi các khoản chi phí phát sinh theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp kết chuyển thẳng sang “ bảng tính giá thành sản phẩm”.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho tất cả các đơn hàng được sản xuất trong kỳ, sau đó phân bổ cho các đơn hàng theo tiêu thức ”chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tiếp mới chuyển sang “ bảng tính giá thành sản phẩm”.
Cuối tháng để xem tình hình về tổng giá thành và giá thành đơn vị cho mỗi đơn hàng, kế toán vào mục “ Báo Cáo chi phí, giá thành” để xem các bảng tính giá thành.
Từ giao diện nền của phần mềm kế toán CADS kế toán vào mục “Báo Cáo” sau đó chon mục “Báo cáo chi phí, giá thành” sau đó chọn tiếp “Bảng tính giá thành sản phẩm”. Khi đó màn hình khai báo thông tin sẽ xuất hiện để kế toán khai bao thông tin của “bảng tính giá thành sản phẩm” cần tìm kiếm.
Ví dụ: Để mở “Bảng tính giá thành sản phẩm” của đơn hàng Suede- Court, kết toán khai báo các thông tin:
+ Từ ngày : 1/12/2004
+ Đến ngày: 31/12/2004
+ Mã công rtình sản phẩm: 60483
Sau đó ấn nút chấp nhận, trên màn hình sẽ xuất hiện “ Bảng tính gía thành sản phẩm” cần tìm:
Bảng tính giá thành công trình sản phẩm
Doanh nghiệp: Công ty Da giầy Hà Nội Ngày bắt đầu SX: 04/12/2004
Khách hàng : FSC Kangaroos – norway Ngày hoàn thành: 28/12/2004
Sản phẩm : Giầy suede- court
Số lượng : 5847 đôi
Mã công trình, sản phẩm: 60483
Tháng
Nguyên vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiêp
Chi phí sản xuất chung
Cộng
Tháng 12
491.106.266
27.762.140
47.937.691
566.806.097
Tổng giá thành
491.106.266
27.762.140
47.937.691
566.806.097
Giá thành đơn vị
83.992
4.748
9.198
96.938
Vậy tổng gía thành của dơn hàng Suede- court là : 566.806.097( đồng)
Giá thành đơn vị của mỗi đôi giầy suede- court là : 96.938( đồng)
Cũng tương tự như thế ta có thể mở được “Bảng tính giá thành công trình, sản phẩm” của đơn hàng Canvart- Cout bằng cách khai báo các thông tin như sau:
Từ ngày: 1/11/2004 đến ngày: 31/ 12/2004.
Mã công trình, sản phẩm: 20104
Sau đó ấn vào nút “ chấp nhận”, bảng tính giá thành sản phẩm của đơn hàng Canvart- Cout sẽ hiện ra.
Bảng tính giá thành công trình sản phẩm
Doanh nghiệp : Công ty Da giầy Hà Nội Ngày bắt đầu SX: 18/11/2004
Khách hàng : Footech Ngày hoàn thành: 20/12/2004
Sản phẩm : Giầy canvart - cout
Số lượng : 13560 đôi
Mã công trình, sản phẩm: 20104
Tháng
Ngyuên vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng
Tháng 11
173.584.400
27.654.302
17.832.400
219.071.102
tháng 12
337.398.378
51.617.494
44.841.426
433.857.298
Tổng giá thành
510.982.778
79.271.796
62.673.826
652.928.400
Giá thành đơn vị
37.638
5.846
4.622
48.107
Vậy tổng giá thành của đơn hàng Canvart – Cout là : 652.928.400(đồng)
Giá thành đơn vị của sản phẩm giầy canvart- cout là : 48.107(đồng)
Như vậy phương pháp tính giá thành tại công ty Da Giầy Hà Nội là phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Khi bắt đầu có lệnh sản xuất cho một đơn đặt hàng đưâ xuống cho phòng Tài Chính – Kế Toán, thì phòng này mở ngay một “ bảng tính giá thành sản phẩm” để theo giõi các khoản chi phí thực tế phát sinh cho đơn hàng cho tới khi đơn hàng được hoàn thành và giao cho khách hàng. Giá thành được tính khi đơn hàng đó hoàn thành. Khi đó biết được tổng giá thành của đơn hàng cũng như giá thành đơn vị của sản phẩm giầy trong đơn hàng. Việc tính giá thành theo phuơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng phù hợp với điều kiện hiện nay tại công ty Da Giầy Hà Nội
Chương III
những phương hướng biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty da GIầy hà nội
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán ở công ty Da Giầy Hà Nội.
Là công ty ra đời sớm và trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển đến nay công ty Da Giầy Hà Nội đã thực sự lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng. Từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu còn nghèo nàn lạc hậu sản phẩm chất lượng không cao. Đến nay công ty luôn tìm tòi phấn đấu để tìm mọi cách để đi lên từng bước khẳng định chỗ đứng cuả mình trên thị trường nội điạ cũng như thế giới. Hiện nay sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, cùng với chính sách thúc tiến tiêu thụ hợp lý, tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước cũng như thế giới.
Sự thành công của công ty trong thời gian vừa qua cho thấy sự năng động sáng tạo, nhạy bén trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả. Cụ thể tại phòng tài chính kế toán, các thành viên là những cán bộ trẻ, có năng lực, trách nhiệm nhiệt tình luôn hoàn thành công việc. Trong quá trình công tác họ luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán giúp gọn nhẹ hoá quá trình xử lý chứng từ, vào sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị… mà trước đậy đó là khối lượng công việc lớn, là gánh nặng cho nhân viên kế toán.
Hệ thống sổ sách báo cáo được thiết kế một cách thuận tiện, giúp cho việc kế toán hàng ngày cũng như công tác kiểm tra diễn ra thuận lợi.
Như vậy bộ máy kế toán tại công ty Da Giầy Hà Nội nhìn chung khá hoàn chỉnh, có sự phân công côn việc hợp lý, tổ chức kế toán khoa học, hiệu quả tương đối cao.
3.2 Nhận xét về công tác kế toán chi phí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội.
Qua thời gian thực tập ở công ty với kiến thức của bản thân, những kiến thức thu nhận được ở trường và quá trình thực tế tìm hiểu tại công ty em có một vài nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuát và tính gía thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội như sau:
* ưu điểm
Xác định đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty. Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp trải qua nhiều giai đoạn, khách hàng chủ yếu là khách hàng nước ngoài đặt hàng với khối lượng lớn. Do đó việc xác định đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thnàh đã giúp cho việc tính giá thành diễn ra nhanh chóng, chính xác, kịp thời hiệu quả.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng, còn khoản mục chi phí sản xuất chung thì được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó phân bổ cho các đơn hàng. Việc sử dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuát như vậy đã giúp cho việc tập hợp chi phí của công ty được nhanh chóng chính xác và linh hoạt.
Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: kế toán đã thực hiện đầy đủ quy trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu. Việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hạn mức nên rất chặt chẽ, tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chi phí. Khi có lệnh sản xúât, căn cứ vào hạn mức vật tư do phòng xuất nhập khẩu lập ra, thủ kho mới đề nghị xuất kho theo yêu cầu thực tế. Vì vậy sẽ không có trường hợp xuất thừa nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh được tình trạng lãng phí. Trong trường hợp thiếu nguyên vật liệu thì bộ phận sản xuất bị thiếu đó sẽ tiến hành lập phiếu cấp bổ sung. Như vậy quá trình xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất diễn ra chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với khoản chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo lương sản phẩm. Như vậy tiền lương của công nhân sản xuất phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà họ làm ra, sản phẩm đó phải đảm bảo đúng quy định về chất lượng và quy cách phẩm chất, hay nói cách khác tiền lương công nhân sản xuất nhận được phụ thuộc vào năng lực sản xuất lao động cuả mỗi công nhân. Điều này đã làm cho năng suất lao động của công ty được nâng cao, khuyến khích tinh thần, tạo cho họ động lực nâng cao năng suất lao động.
Mặt khác việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của công ty được tập hợp theo từng đơn hàng, từng phân xưởng. Việc tập hợp như vậy giúp cho việc quản lý chi phí nhân công trực tiếp nói riêng và công trác quản lý chỉ tiêu giá thành nói chung đạt hiệu quả cao.
Về khoản mục chi phí sản xuất chung. Hiện nay ở công ty chi phí sản xuất chung ngoài khoản chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng có thể tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng, còn lại đều tập hợp cho toàn doanh nghiệp sau đó mới phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong công nghiệp sản xuất giầy có đặc thù là chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70- 75% trong giá thành sản phẩm. Do đó việc chọn tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phân bổ chi phí sản xuất chung là tương đối hợp lý. Nó giúp cho việc phân bổ được dơn giản và thuận tiện.
*Nhược điểm.
Trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, hiện nay công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trong kỳ khi mà các khoản chi phí này phát sinh sẽ làm cho giá thành phải gánh chịu thêm một khoản chi phí lớn, có thể làm cho giá thành tăng lên một cách đột biến. Việc giá thành không ổn định có sự biến động giữa các kỳ sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của công tác tính giá thành.
Trong hạch toán chi phí sản xuất chung: hiện nay công ty không trích trước chi phí sửa chưã lớn TSCĐ. Cũng như việc không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, điều này ảnh hưởng không tốt đến hạch toán giá thành sản phẩm.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội.
Việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty hiện nay nhìn chung là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm nói riêng vẫn còn những điểm chưa phù hợp. Vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
ý kiến một: Kiến nghị về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Chi phí trích trước là những khoản chi phí mà thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Việc trích trước như thế đảm bảo cho chi phí chi phí thực tế phát sinh không gây biến động lớn, ảnh hưởng tới chỉ tiêu giá thành sản phẩm.Đây là khoản chi phí đã có trong kế hoạch.
Tại công ty Da GiầyHà Nội, khoản chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất không được trích trước. Với một số lượng công nhân sản xuất như hiện nay thì việc nghỉ phép là không thể trách khỏi và có thể với số lượng lớn, hơn nữa công nhân nghỉ phép giữA các kỳ không đều. Nếu như công ty thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì khi khoản chi phí này thực tế phát sinh thì không có sự biến động lớn nào lớn của chỉ tiêu giá thành. Ngược lại nếu không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì khi chi phí này thực tế phát sinh chắc chắn sẽ làm cho giá thành đội lên.
Như vậy hàng kỳ công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Để phản ánh khoản chi phí trích trước- hay chi phí phải trả. Công ty sử dụng tài khoản 335- chi phí phải trả.
Ví dụ trong tháng12/2004 công ty có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, tỷ lệ trích trước là 4% tính trên tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp.
+Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng cao su là 18936240.
-trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng Cao su là .
4%x 18936240 = 757450.
Trong đó:
-Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court.
4%x 3742080 = 149683
-Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout
4% x 7499376 = 299975
+Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng Chặt là 9754630
trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng chặt là
4% x 9754630 = 390185
Trong đó:
-Ttrích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court.
4% x 1064154 = 42566
-Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout
4% x 3601395 = 144055
+Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng may 14564243
trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng maylà
4% x 14564243 = 582569
Trong đó:
-Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court.
4% x 7121646 = 284865
-Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout
4% x 13748856 = 549954
+Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng gò là 32246780
-trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng gò là
4% x 32246780 = 1289871
-Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court.
4% x 11401650 = 456066
-Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout
4% x 18526419 = 741056
Kế toán hạch toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau:
Nợ TK 622 : 3020075
Có TK 335: 3020075
ý kiến 2: kiến nghị về việc xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các yêu cầu về chất lượng, màu sắc, kích cỡ, các thông số kỹ thuật…Trong quá trình sản xuất việc xuất hiện các sản phẩm hỏng là do nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Có thể do ý thức trách nhiệm của công nhân sản xuất không cao, hay do trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị sản xuất. Việc tạo ra các sản phẩm hỏng là yếu tố tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên sản phẩm hỏng là thiệt hại không đáng có cần phải có biện pháp để hạn chế tới mức tối thiểu thiệt hại đó, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất.
Hiện nay tại công ty Da Giầy Hà Nội tỷ lệ thiệt hại về sản phẩm hỏng là 1%. Sản phẩm tại công ty chủ yếu xuất hiện ở công đoạn chặt và may. Mọi chi phí phát sinh do sản phẩm kế toán không theo dõi riêng mà để toàn bộ chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng tính vào giá thành sản phẩm. Điều này thực sự là chưa phù hợp vì chưa gắn được trách nhiệm cho người gây ra thiệt hại đó. Tỷ lệ thiệt hại là 1% đều tính hết cho giá thành sản phẩm hoàn thành là khá cao do đó đẩy giá thành lên gây bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm.
Để quản lý tốt chi phí sản phẩm hỏng, công ty cần phải tổ chức hạch toán, theo dõi khỏan chi phí này, từ đó có thể gắn được trách nhiệm bồi thường. Việc này sẽ tăng được tinh thần trách nhiệm, ý thức của công nhân sản xuất. Công ty hiện nay trả lương cho công nhân sản xuất là biện pháp tốt để tăng chất lượng sản xuất. Khi đã hạch toán được khoản chi phí sản phẩm hỏng sẽ làm cho chỉ tiêu giá thành sản phẩm được phản ánh một cách có hiệu quả hơn. Nếu trách nhiệm thuộc về công nhân sản xuất thì sau khi trừ đi phần phế liệu thu hồi có thể khấu trừ vào lương của công nhân sản xuất, hay tính vào chi phí bất thường….Nếu làm được điều đó thì sẽ làm giảm bớt được gánh nặng mà giá thành đang phải gánh chịu, vừa làm tăng trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
Chi phí sản phẩm hỏng trước đây được hạch toán vào chi phí khác ( Tk 811). Nhưng hiện nay theo chuẩn mực kế toán (số 02- hàng tồn kho) thì chi phí sản phẩm hỏng được hạch toán vào gái vốn hàng bán( tk 632).
ý kiến 3: Kiến nghị về khoản mục chi phí sản xuất chung.
Hiện nay tại công ty Da Giầy Hà Nội trong các mục chi phí của chi phí sản xuất chung thì chỉ có chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là được tập hợp trực tiếp cho các đơn hàng còn các mục chi phí khác như: chi phí công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền thì được tập hợp cho toàn doanh nghiệp sau đó phân bổ cho các đơn hàng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc không trực tiếp tập hợp cho các đối tượng chịu chi phí của các khoản mục chi phí này làm giảm mức độ chính xác cuả chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Do vậy một vấn đề đặt ra là cần phải hạn chế tới mức thấp nhất việc gián tiếp phân bổ chi phí sản xuất mà cần phát huy việc tập hợp trực tiếp các khoản chi phí cho các đơn hàng. Hơn nữa lựa chọn tiêu thức để phân bổ chi phía sản xuất chung là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực chất là không chính xác trong trường hợp nguyên vật liệu là do khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Vậy có thể sử dụng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đơn hàng.
Ví dụ: Trong tháng 12/ 2004, công ty thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung(khoản mục chi phí công cụ dụng cụ) cho các đơn hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp:
-Tại phân xưởng Chặt: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 3.758.200
-Đơn hàng suede-court
(3.758.200/79.379.634)*27.762.140 =1.314.388
-Đơn hàng canvart- cout
(3.758.200/79.379.634)*51.617.494 = 2.443.812
-Tại phân xưởng May: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 1.202.450
-Đơn hàng suede-court
( 1.202.450/79.379.634)* 27.762.140 =420.543
-Đơn hàng canvart- cout
(1.202.450/79.379.634)* 51.617.494 = 781.907
-Tại phân xưởng Cao su: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 820.560
-Đơn hàng suede-court:
(820.560/79.379.634)* 27.762.140 = 286.982
-Đơn hàng canvart- cout
(820.560/79.379.634) * 51.617.494 = 533.578
-Tại phân xưởng Gò: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 1.158.600
-Đơn hàng suede-court:
(1.158.600/79.379.634)* 27.762.140 =405.207
-Đơn hàng canvart- cout
( 1.158.600/79.379.634)* 51.617.494 = 753.393
ý kiến 4: kiến nghị về phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Công ty phải thực hiện tiết kiệm các khoản mục chi phí. Hiện nay về cơ cấu chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy để tiết kiệm chi phí trước hết công ty cần phải quản lý tốt khoản mục chi phí này, công ty cần theo dõi giữa việc xuất nguyên vật liệu với quá trình sản xuất tại các phân xưởng để từ đó phát hiện được những phân xưởng sử dụng vượt quá hạn mức quy định. Mặt khác công ty cần có các chính sách khuyến khích các cá nhân phân xưởng có sáng kiến, phương pháp sử dụng có tiết kiệm và có hiệu quả chi phí nguyên cật liệu. Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu công ty cũng phải quan tâm tới chi phí thu mua nguyên vật liệu,công ty cần phải tiến hành thăm dò thị trường để tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu vừa đảm bảo được chất lượng, giá cả ổn định hợp lý, vừa thuận lợi trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó công ty cần phải tính toán lượng dự trữ nguyên vật liệu tránh tình trạng dự trữ quá nhiều làm ứ đọng vốn tăng chi phí, nhưng cũng phải đảm bảo lượng dự trữ không thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục.Ngoài ra công ty còn phải chú trọng công tác thu hồi phế liệu, hiện nay phế liệu tại công ty bao gồm vải vụn tại phân xưởng chặt, các loại bao bì đụng nguyên vật liệu.. số phế liệu này hiện nay tương đối lớn nhưng vẫn chưa được tận dụng hết, gây lãng phí nguyên vật liệu.
Để tăng năng suất lao dộng góp phần hạ giá thành sản phẩm công ty cần có các biện pháp nhằm khuyến khích tinh thần lao động của công nhân sản xuất, bằng cách tăng đơn giá tiền lương hiện nay của công nhân sản xuất lên, đồng thời chú trọng các khoản phụ cấp, khen thưởng thích hợp.... Điều này không những làm cho khối lượng sản phẩm làm ra tăng mà còn góp phần làm giảm sản phẩm hỏng tăng tỷ lệ thành phẩm, vì thế sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng cần phải chú trọng đổi mới trang thiết bị sản xuất đẩy năng suất lao động lên, từ đó giảm được chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.
ý kiến5: kiến nghị về hình thức kế toán.
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán CADS 2005 và sử dụng hình thức sổ kế tóan là Nhật ký chứng từ (NKCT). Việc sử dụng hình thức sổ kế toán NKCT trong điều kiện áp dụng kế toán máy là không khoa học vì với phần mềm kế toán thì sau khi tiến hành nhập dữ liệu các số liệu sẽ tự động chuyển vào các sổ và các báo cáo kế toán, do vậy các NKCT không phát huy hết được hiệu quả. Mặt khác phần mềm kế toán không in ra các sổ theo mẫu của hình thức NKCT mà theo mẫu của hình thức Nhật ký chung, vì thế cuối kỳ kế toán viên phải căn cứ vào các NKCT lập các sổ cái theo hình thức NKCT. Đây là những hạn chế nếu áp dụng hình thức NKCT trong điều kiện sử dụng kế toán máy.
Ví dụ: Sổ cái Tk 621 mà phần hành kế toán CADS 2005 in ra có mẫu như sau:
sổ cái tk
Tk 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
( từ ngày 1/12/2004 đến ngày 31/12/2004)
Trích yếu
TK đối ứng
Số tiền
N
C
Dư đầu
Tổng số phát sinh
Dư cuối
-Nguyên vật liệu chính-vải da
-Nguyên vật liệu chính- hoá chất
-Nguyên vật liệu phụ- kho cao
-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xưởng Chặt
-Chi phí sản xuất kinh doanh xưởng May
-Chi phí sản xuât kinh doanh dở dang xưởng Gò
-Chi phí sản xuất kinh doanh xưởng Cao su
1.093.580.200
559.704.188
223.567.246
310.308.766
567.412.241
81.452.235
72.456.235
372.259.489
Sau đó kế toán lập lại sổ cái Tk 621 theo mẫu sau:
Sổ cái tk 621
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các Tk, đối ứng Nợ TK 621
tháng 1
tháng ….
tháng 12
NKCT số 7(152)
1.093.580.200
Cộng số phát sinh Nợ
1.093.580.200
Công số phát sinh Có
1.093.580.200
số dư cuối tháng
Nợ
Có
Vì vậy để giảm bớt khối lượng công việc và sử dụng dễ dàng hơn thì công ty nên đề nghị với công ty thiết kế phần mềm kế toán để chuyển hình thức kế toán từ NKCT sang hình thức Nhật ký chung hoặc hình thức Chứng từ ghi sổ.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34049.doc