Luận văn Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm tai công ty cơ khí Hà Nội

Như vậy chi phí sản xuất trong kỳ đã giảm đi một khoản chi phí mà thực ra không phải của kỳ và làm cho giá thành sản phẩm cuối kỳ được tính đúng và tính đủ. Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần được ghi trên một sổ riêng để tiện phân loại, tính toán và theo dõi. Về việc kiểm soát công cụ dụng cụ báo hỏng. Công cụ dụng cụ báo hỏng cấp lại trong quá trình sản xuất sẽ làm tăng tổng chi phí và tăng giá thành sản phẩm sản xuất. Để được cấp lại công cụ, dụng cụ, công ty cần có những quy định cụ thể theo chế độ như: phiếu báo hỏng công cụ dụng cụ và phiếu xuất kho công cụ dụng cụ lần hai để làm cơ sở cho việc tính giá phế liệu thu hồi (nếu có) và việc quản lý khoản chi phí phát sinh này. Công việc này chỉ mang tính thủ tục tuy nhiên sẽ là cần thiết bởi bên cạnh các biện pháp hạn chế tối đa sự phát sinh này công ty cũng lần theo dõi chặt chẽ để làm cơ sở cho công tác phân tích giá thành sản phẩm. * Với tồn tại về công tác dự trữ trong quá trình sản xuất: đảm bảo các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất là rất quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy vậy theo em nó có vai trò tích cực trong chiến lược hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh thị trường.

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm tai công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCKT Số lượng vượt đ.mức Đơn giá 4500 Lý do Thành tiền 18.000 Người xác nhận Kê Sau khi lĩnh vật tư, phiếu được trả cho thủ kho Kế toán vật tư xuống kho nhận phiếu và ký nhận vào thẻ kho sau khi xác nhận số vật tư trên thẻ và phiếu xuất vật tư hợp lệ theo chứng từ kế toán, tra giá nguyên vật liệu viết vào phiếu rồi chuyển cho kế toán tập họp chi phí và tính giá thành sản phẩm của từng phân xưởng. Công ty Cơ khí Hà Nội đang áp dụng giá xuất vật liệu là giá thanh phương pháp bình quân gia quyền trong đó bao gồm cả chi phí thu mua phân bổ cho từng đơn vị (không bao gồm VAT). Đơn giá vật liệu xuất kho = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong tháng Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong tháng Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Đơn giá vật liệu xuất kho * Số lượng vật liệu xuất - Kế toán chi phí và giá thành căn cứ vào nội dung kinh tế phát sinh trên chứng từ để xác định đôí tượng hạch toán. Tiến hành lấy số lượng nhân đơn giá để xác định giá trị vật tư đưa vào hạch toán các TK liên quan và đối chiếu với kế toán vật tư số tổng cộng. VD: Vật tư xuất đề trực tiếp làm ra sản phẩm thì hạch toán vào TK 621 Nhưng cũng vẫn vật tư đó được xuất để phục vụ chế tạo gá cho máy hay để sửa chữa nhỏ tại xưởng thì hạch toán vào TK 627.2. - Kế toán chi phí và giá thành từng xưởng lập bảng phân bổ vật liệu cho xưởng mình, chi tiết cho từng sản phẩm hoặc hợp đồng (Biểu số 2; Bảng phân bổ vật liệu xưởng máy công cụ) Từ bảng phân bổ vật liệu của xưởng máy công cụ, kế toán lên bảng kê số 4 của xưởng theo định hoản; Nợ TK 621: 152.208.468 Có TK 152: 130.254.455 Có TK 331: 21.954.013 Đồng thời, kế toán vào bảng tập hợp chi phí sản xuất của xưởng mình chi tiết cho từng loại sản phẩm, hợp đồng (Biểu 19) và chuyển cho kế toán vật tư lên tổng hợp vật liệu toàn công ty. (Biểu số 3: Bảng phân bổ vật liệu toàn công ty) - Trong quá trình sản xuất, xưởng nào sử dụng phôi của phân xưởng đúc để tiếp tục gia công chế tạo sản phẩm thì các phôi này là khoản mục CPNVLTT đối với phân xưởng đó. Bán thành phẩm xuất xưởng được tập hợp trên bảng kên xuất kho BTP cho từng sản phẩm, hợp đồng sau đây (Biểu số 4). Kế toán giá thành xưởng máy công cụ căn cứ vào bảng kê định khoản: Nợ TK 621-BTP: 110.070.473 Có TK 154-BTP: 110.070.473 - Căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ sau của kế toán công cụ dụng cụ để xác định chi phí công cụ dụng cụ cho từng sản phẩm, hợp đồng. Biểu số 5. Bảng phân bổ công cụ dụng cụ toàn Công ty Tháng 2-2002 Đối tượng sử dụng Ghi có TK 153.1 Ghi có TK153.2 Ghi chú 1.TK 627.3 X.Đúc 2.702.744 X.GCAL & NL 6.873.280 X.MCCụ 56.011.822 ... Cộng TK 627.3 112.982.308 2.TK 642.3 9.495.042 (CP văn phòng) ... ... Tổng cộng 133.050.491 Cuối tháng, kế toán giá thành ghi định khoản : Nợ TK 621.2 Có TK 153 Nghiệp vụ này chỉ xảy ra ở xưởng máy công cụ trong trường hợp công cụ dụng cụ trở thành NVLTT khi đưa vào sản xuất . Ví dụ : Chế tạo khoan nối dài từ mũi khoan bình thường để được một công cụ dụng cụ có tính năng cao hơn . Định khoản này không có trong chế độ kế toán nhưng do đặc thù của ngành và nội dung công việc, Công ty đã hạch toán như vậy bởi sau khi được hoàn thành sản phẩm này lại được nhập lại kho . Nợ TK 153 Có TK 154 Trong tháng 2-2002, nghiệp vụ này không xảy ra ở xưởng máy công cụ . Các số liệu trên cuối kỳ chuyển cho kế toán tổng hợp giá thành tiến hành lập bảng tập hợp chi phí sản xuất cho từng xưởng ( biểu số 19 ) , bảng kê số 4 và NKCT số 7 toàn Công ty . Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào NKCT số 7 lên sổ cái 'TK 621. Biểu số 6 Sổ cái tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi nợ TK 621 Ghi có các TK khác Tháng 1 Tháng 2 ... ... Tháng 12 NKCT số 7 2.527.896.864 Tổng PS Nợ TK 621 2.527.896.864 Tổng PS Có TK 621 2.527.896.864 Số dư cuối kỳ Nợ Có 2.2 kế toán chi phí nhân công trực tiếp . ở Công ty cơ khí Hà Nội, tiền lương thanh toán chi công nhân viên gồm những khoản sau : Lương Công ty giao cho các xưởng theo hình thức khoán sản phẩm nhập kho, giá trị tiền lương phản ánh quan định mức thời gian * đơn giá lương một giờ sản phẩm ( đơn giá của khâu gia công cơ khí bình quân là 1.800đ/giờ ) Lương gián tiếp công nhân phục vụ sản xuất của xưởng máy công cụ bằng tổng tiền lương của công nhân sản xuất chính nhân 10% . Lương của quản lý phân xưởng bằng 10% tính trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất & tổng quỹ lương phục vụ . Tiền trách nhiệm tổ trưởng sản xuất bằng 1% tổng quỹ lương công nhân sản xuất Tiền bồi dưỡng độc hại được tính thời gian thực tế tiếp xúc độc hại theo chấm công nhân tỷ lệ phần trăm độc hại theo ngành nghề quy định . Phép, lễ, hội họp được trả 100% lương cấp bậc hiện hành của từng người . Tiền lương hệ số hàng tháng căn cứ mức điểm của đơn vị được ban thi đua, hội đồng lương Công ty xét để tính Lương hệ số =tổng quỹ lương * hệ số lương được hưởng các khoản trích nộp theo qui định gồm : + BHXH : 15% lương cơ bản. + BHYT : 2% lương cơ bản. + KPCĐ : 2% lương thực tế. Trong đó : Lương cơ bản là lương hệ số tính theo cấp bậc thợ * mức lương tối thiểu. Lương thực tế là tiền lương công nhân được nhận. Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng TK hạch toán theo đúng chế độ. TK622-CPNCTT tập hợp các khoản lương của CNTTSX TK 627.1-CPSXC tập hợp các khoản lương của công nhân phục vụ và bộ phận quản lý tại phân xưởng. TK641.1-chi phí bán hàng, TK641.2-chi phí quản lý doanh nghiệp : để tập hợp các khoản lương của bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp . TK 334, TK 338 : phản ánh lương phải trả và các khoản phải trích nộp theo lương . Trình tự hạch toán : Căn cứ vào bảng kê phiếu nhập kho thành phẩm, bán thành phẩm, phiếu phối hợp công đoạn và phiếu theo dõi giờ công cho từng sản phẩm( các chứng từ thanh toán lương), trưởng các đơn vị lập các chứng từ đã được hoàn thành theo khối lượng công việc để phòng điều độ duyệt mức lương cho xưởng, xong chuyển cho phòng nhân sự kiểm tra và tổng hợp tổng tiền lương cần phải thanh toán cho xưởng . Các chứng từ này được chuyển về kế toán chi phí và giá thành từng xưởng để đối chiếu thống nhất và lâpj bảng tổng hợp đề nghị chi lương cho xưởng . Kế toán giá thành căn cứ vào Bảng thanh toán lương của xưởng tiến hành lập Bảng phân tích quỹ lương và lên tổng hợp quỹ lương . Biểu số 7 Bảng tổng hợp quỹ lương Tháng 2-2002 Xưởng máy công cụ Nội dung Tổng tiền Trong đó CNSX QL & PVụ 1.Trong bảng lương Lương trong tháng 84.361.044 67.579.128 16.781.916 Lương tổ trưởng 675.790 675.790 Lễ , phép 15.917.100 13.265.900 2.651.200 Lương hệ số 3.346.029 2.703.165 642.864 Lương khoán gọn 4.400.000 3.520.000 880.000 Lương công nghệ 400.000 400.000 Cộng trong bảng lương 109.099.963 87.743.983 21.355.980 2.Ngoài bảng lương Tiền độc hại 12-01 và 1-02 1.826.000 1.826.000 Lương KCS 4.296.096 4.296.096 Cộng 115.222.059 89.569.983 25.652.076 Các khoản chi ngoài bảng lương : Đối chiếu với tổng hợp lương để phân tích số liệu cụ thể tháng 2-2002 của Xưởng máy công cụ. Biểu số 8 Bảng thanh toán lương xưởng máy công cụ Tháng 2 - 2002 (Bảng trích) Sản phẩm Số giờ Đơn giá Thành tiền Sản phẩm nhập kho tiêu thụ 13.842,2 1.800 24.915.960 Chi tiết máy công cụ nhập kho sản xuất 15.120,72 1.800 27.217.296 Dụng cụ làm mới nhập kho kỹ thuật 4.811,05 1.800 8.659.980 Phối hợp gia công sản phẩm+ PS 1.590,36 1.800 2.862.648 Phối hợp sửa chữa 2.179,63 1.800 3.923.334 Cộng lương CNSX chính 37.543,96 1.800 67.579.128 10 % lương công nhân phục vụ 6.757.912 10% lương quản lý 7.433.704 Lương kỹ thuật 450.000 Trả lương ngừng vệ sinh 1.430.000 Cộng 83.650.744 Hệ số được hưởng tháng 2/2002 là: 0,04 3.346.029 Nghỉ phép 2/2002 và tết âm lịch 15.917.100 Bồi dưỡng độc hại 2/2002 710.300 1% lương tổ trưởng 675.790 Trả khoán gọn số 1131 Cabi 4 bộ 4.400.000 Công nhệ và chuẩn bị kỹ thuật 4 bộ 400.000 Tổng cộng thanh toán 109.099.963 Trong tháng, thanh toán tiền lương của công nhân sản xuất chính gồm 37.543,96 giờ . Trong số giờ trên có cả giờ thanh toán cho công nhân tham gia sửa chữa máy thiết bị và dụng cụ phục vụ cho xưởng, cho các xưởng trong Công ty . Vậy ta phải tiến hành chuyển tiền lương đó cho các đối tượng sử dụng qua Bảng phân bổ lao vụ sản xuất . Theo số liệu 2-2002 của Xưởng máy công cụ , giờ lao vụ cho các xưởng bằng 1.477,13 giờ ; cho phòng ban là 702,5 giờ . Tiền lương một giờ của công nhân sản xuất chính tính chuyển cho lao vụ là : 89.569.983-3.520.000(lương khoán gọn) = 86.049.983 Tiền lương một giờ của công nhân chính bằng : 86.049.983 = 2292 đồng/giờ. 37.543,96 bảng phân bổ lao vụ của xưởng chuyển cho bộ phận tổng hợp lao vụ tiền lương . Biểu số 9 Bảng tổng hợp lao vụ xưởng máy công cụ Ghi Có TK 622 Ghi Nợ TK 6272 & 642 (đơn giá : 2292đ/giờ) TK ghi Có TK ghi Nợ Đơn vị nhận lao vụ Giờ Tiền Ghi chú 627.1 -Rèn 166,63 382.000 -Bánh răng 56,4 129,273 -Cơ khí lớn 569 1.304.100 -Máy công cụ 685,1 1.570.249 Cộng 6272 1477,13 3.385.619 642 Quản lý xí nghiệp 702,5 1.610.130 Tổng cộng 2.179,63 4.995.749 Như vậy, quỹ tiền lương của công nhân sản xuất chính Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 là 89.569.983 - 4.995.749 = 84.574.234 Tiền lương trả cho KCS được phân cho TK 6271 ở Xưởng máy công cụ là 4.296.096 . Từ số liệu trên, ta lập bảng phân bổ quỹ tiền lương theo đối tượng sử dụng như sau : Biểu số 10 Bảng tổng hợp phân bổ quỹ tiền lương Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 Tài khoản ghi Nợ Đối tượng sử dụng Thành tiền 622 Công nhân sản xuất chính 84.574.234 627 Chi phí phân xưởng 25.652.076 627(lao vụ)+642 Lao cụ 4.995.749 Cộng 115.222.059 Để tính vào quỹ lương phân bổ cho hạch toán giá thành tiền BHXH, BHYT, KPCĐ được tính như sau: Tổng Người sử dụng Người lao động BHXH tính trên lương cơ bản 20% 15% 5% BHYT tính trên lương cơ bản 3% 2% 1% KPCĐ tính trên tổng quĩ lương 2% 2% Người sử dụng lao động phải trích 19% vào giá thành sản phẩm khi trích cũng phải tách của công nhân trực tiếp. Nợ TLK 622 Có TK3381 Có TK3382 Có TK3383 Của quản lý và công nhân phục vụ: Nợ TLK 627.1 Có TK3382 Có TK3383 Có TK3384 Sau khi lập xong bảng phân bổ quỹ lương, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp tiền lương để lên bảng tổng hợp lao vụ tiền lương toàn Công ty . Bảng này sẽ cho biết chi phí tiền lương lao vụ cần hạch toán xưởng máy công cụ là bao nhiêu vì chi phí tiền lương lao vụ hạch toán ở xưởng bao gồm cả chi phí lương công nhân xưởng khác phục vụ xưởng mình và loại trừ chi phí đi phục vụ xưởng khác . Biểu số 11 Bảng tổng hợp lao vụ tiền lương toàn Công ty Tháng 2-2002 TK Có Máy công cụ Cơ khí lớn Bánh răng rèn Cơ điện Tổng TK Nợ -Máy công cụ 1.570.249 4.219.040 5.789.589 -Cơ khí lớn 1.304.100 1.304.100 -Bánh răng 129.270 6.645.854 6.775.124 -Rèn 382.000 3.260.000 3.642.000 Cộng 6271 3.385.619 6.645.854 7.479.040 17.510.513 Cộng 642 1.610.130 1.610.130 Tổng cộng 4.995.749 6.645.854 7.479.040 19.120.643 Tiền lương lao vụ xưởng máy công cụ, kế toán ghi : Nợ TK 627.1 : 5.789.589 Có TK 334 : 5.789.589 Lập xong gửi cho bộ phận tổng hợp tiền lương làm cơ sở cho việc phân bổ bảo hiểm xã hội & trích vào giá thành và lên tổng hợp lao vụ . Để tính vào quỹ lương phân bổ cho hạch toán giá thành, tiền bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế được trích 19% vào giá thành sản phẩm . Biểu số 11 Bảng tổng hợp lương, bhxh toàn Công ty Tháng 2-2002 Đối tượng 334 338 Tổng TK 622 -Xưởng máy công cụ 84.574.234 11.444.950 96.019.184 -Xưởng cơ khí lớn 17.445.894 5.268.945 22.714.839 ... ... ... ... Cộng TK 622 318.679.092 53.950.109 372.629.201 TK 6271 -Xưởng máy công cụ 31.441.665 4.716.150 36.157.815 -Xưởng cơ khí lớn 14.540.986 1.469.458 16.101.444 ... ... ... ... Cộng TK 119.729.528 14.503.131 132.882.659 TK 642 ... ... ... TK 2413 ... ... ... Cộng 630.095.225 96.074.288 726.169.513 Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp trên, kế toán giá thành ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản : Nợ TK 622 : 96.019.184 Có TK 334 : 84.574.234 Có TK 338 : 11.444.950 Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH toàn Công ty, kế toán tính ra đơn giá giờ công và phân bổ chi tiết cho từng sản phẩm hoặc hợp đồng trên bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 622 để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm . Số giờ thực tế làm của CNSXC=Tổng số giờ làm-số giờ lao vụ Lương 96.019.184-3.520.000 Bình quân 1 = =2.615(đ/giờ) Giờ sản phẩm 37.543,96-2.179,63 Biểu số 12 Bảng chi tiết phân bổ nợ tk 622 Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 (bảng trích ) Đơn giá 2.615đ/giờ. Tên sản phẩm, hợp đồng Tổng giờ Thành tiền -Máy tiện T14L 2.953 7.722.095 -Máy tiện T18A 3.536,92 9.249.045 -Máy tiện T630A 5200 13.598.000 ... ... ... -Hợp đồng 191/01 ... ... -Hợp đồng ... ... ... ... Tổng 35.364,33 96.019.184 Cuối tháng, kế toán tổng hợp giá thành sẽ lên bảng kê số 4 và NKCT số 7 toàn Công ty và vào sổ cái TK 622 Biểu số 13 Sổ cái tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi nợ TK 622 Ghi có các TK khác Tháng 1 Tháng 2 ... ... Tháng 12 NKCT số 7 372.629.201 Tổng PS Nợ TK 622 372.629.201 Tổng PS Có TK 622 372.629.201 Số dư cuối kỳ Nợ Có 2.3.kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty Cơ Khí Hà Nội gồm những nội dung sau : Chi phí nhân viên phân xưởng : là những chi phí về lương chính, lương phụ, phụ cấp ( nếu có ) phải trả cho nhân viên phân xưởng gồm : lương công nhân phục vụ : tính bằng 10% trên tổng quỹ lương của làm theo sản phẩm của công nhân sản xuất trực tiếp . Lương của công nhân quản lý phân xưởng : tính trên 10% trên tổng quỹ lương làm theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất và lương của công nhân phục vụ tại xưởng . Ngoài ra còn các khoản thanh toán tiền nghỉ phép, lkễ, tết, nghỉ chế độ, lương hệ số, tiền bồi dưỡng làm ngoài giờ và các khoản trích theo lương trong chế độ quy định nh công nhân trực tiếp sản xuất . - Chi phí vật liệu : là chi phí về nguyên vật liẹu dùng trong phạm vi xưởng như sửa chữa máy móc thiết bị , nhà cửa... - Chi phí công cụ dụng cụ : là chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng - Chi phí khấu hao tài sản cố định : các chi phí khấu hao TSCĐ trong phạm vi sản xuất của xưởng như khấu hao máy móc, thiết bị, nhà cửa... - Chi phí dịch vụ mua ngoài : là chi phí mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất như điện, nước, điện thoại... - Chi phí sửa chữa chung khác : là các khoản chi phí cho sản xuất sản phẩm tại phân xưởng ngoài các khoản chi phí kể trên như chi phí tiếp khách, hội nghị... * Tài khoản sử dụng : Công ty Cơ Khí Hà Nội sử dụng TK 627-chi phí sản xuất chung để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung theo như trong chế độ . TK này mở chi tiết cho từng xưởng và cũng được chi tiết thành các TK cấp hai cho các khoản mục chi phí cụ thể nêu trên . * Phương pháp hạch toán : - Từ các bảng phân bổ và bảng kê chi tiết, kế toán giá thành từng xưởng tập hợp chi phí sản xuất chung theo các khoản mục và phân bổ chi tiết cho từng sản phẩm, hợp đồng . Cuối tháng, chuyển cho kế toán tổng hợp giá thành lên tổng hợp chi phí toàn Công ty . * Trình tự hạch toán : - Tiền lương và các khoản trích nộp theo lương của nhân viên phân xưởng : kế toán giá thành xưởng máy công cụ căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp lương, BHXH toàn Công ty (biểu số 11) ghi định khoản vào Bảng kê số 4 : Nợ TK 627-6271 : 36.157.815 Có TK 334 : 31.441.665 Có TK 338 : 4.716.150 Số liệu này sẽ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung xưởng máy công cụ Chi phí vật liệu Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu của xưởng máy công cụ (biểu 2), kế toán chi phí và giá thành xưởng máy công cụ ghi định khoản và lên bảng kê số 4 của xưởng : Nợ TK 627-627.2 : 10.807.845 Có TK 152 : 10.807.845 Từ bảng kê xuất kho bán thành phẩm (Biểu 4 ) trong tháng nếu sử dụng bán thành phẩm đúc phục vụ tại xươngr, kế toán giá thành xưởng máy công cụ và bảng kê số 4 : Nợ TK 627-627.2 : 17.684 Có TK 154-BTP : 17.684 - Chi phí công cụ dụng cụ : căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ toàn Công ty ( biểu %) , kế toán giá thành xưởng máy công cụ ghi : Nợ TK 627-627.3 : 56.011.822 Có TK 153 : 56.011.822 Chi phí khấu hao TSCĐ3 : Chi phí khấu hao TSCĐ ở Công ty được phân bổ theo quỹ tiền lương của CNSXC từng phân xưởng : Hàng tháng, căn cứ vào bảng khấu hao cơ năm toàn Công ty do kế toán TSCĐ chuyển sang, kế toán chi phí và giá thành xưởng vào số liệu cho bảng kê số 4 xưởng mình . Biểu số 14. Bảng khấu hao tscđ toàn Công ty Năm 2002 ( bảng trích ) Đối tượng sử dụng Tháng 1 Tháng 2 ... ... 1.TK 627.4 -Xưởng máy công cụ 29.872.300 21.015.745 -Xưởng cơ khí lớn 31.500.270 42.503.600 ... Cộng TK 627.4 150.472.000 152.200.000 2.TK 642.4 15.704.672 12.562.000 3.TK 241.3 ... ... ... Tổng cộng 187.709.631 196.107.375 Nợ TK 627-627.4 : 21.015.745 Có TK 214 : 21.015.745 Chi phí dịch vụ mua ngoài : Tại Công ty chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh thường là chi phí về tiền điện, nước, tiền thuê sửa chữa TSCĐ nhỏ . Chi phí điện, nước được phân bổ cho từng xưởng theo số công tơ điện và công tơ nước của từng phân xưởng . Căn cứ vào hợp đồng và số liệu bên có TK 331 trên NKCT số 5 của kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp giá thành của Công ty lập bảng phân bổ tiền điện nước sau cho từng xưởng: Biểu số 15 Phân bổ điện nước Tháng 2-2002 Ghi có TK 331/Nợ các TK khác TK ghi Nợ Nơi sử dụng Tiền điện Tiền nước Tổng cộng TK 627.7 Xưởng đúc 38.209.090 452.699 38.661.789 Xưởng CKL 13.305.000 389.804 13.694.804 Xưởng MCC 16.536.400 445.789 16.982.189 ... - - Cộng TK 627.7 210.396.440 2.781.140 213.177.580 QLXN 18.834.640 657.717 19.492.357 TK 642.7 Ban xây lắp ... ... ... YK 241.3 ... Tổng cộng 230.621.260 4.002.857 234.624.177 Kế toán giá thành xưởng máy công cụ ghi định khoản : Nợ TK 627-627.7 : 16.982.189 Có TK 331 : 16.982.189 Chi phí sản xuất chung khác : Công ty Cơ Khí Hà Nội có các khoản chi phí sản xuất chung khác sau đây : Chi phí vận tải : kế toán giá thành căn cứ vào bảng phân bổ chi phí vận tải cho từng xưởng theo giờ vận tải để tập hợp chi phí cho từng xưởng vào bảng kê số 4 của xưởng. Biểu số 16 Bảng phân bổ chi phí vân tải Tháng 2-2002 (bảng trích) Ghi Có TK 154-vận tải Ghi Nợ TK khác Tài khoản Đối tượng phân bổ Số giờ Số tiền 1.TK 627.8 Xưởng máy công cụ 178 5.720.235 Xưởng CKL 182 5.848.780 ... ... ... Cộng TK 627.8 5.256 16.890.762 2.TK 152.1 Chi phí vận chuyển vật liệu 218 ... Cộng 1.576,03 50.647.539 Chi phí nâng cấp xưởng : chi phí này là chi phí sửa chữa lớn được dự trù cho cả năm và phân đều cho 12 tháng Nợ TK 627-627.8 : 2.200.000 Có TK 154-vận tải : 2.200.000 Chi phí khác bằng tiền : Cuối tháng, căn cứ vào tờ kê chi tiết TK 627, NKCT số1, NKCT số 2, kế toán theo dõi các khoản chi phí bằng tiền khác và tập hợp cho phân xưởng mình và vào bảng kê số 4 theo định khoản : Nợ TK 627-627.8 : 2.541.200 Có TK 111 : 2.541.200 Căn cứ vào các chứng từ, bảng phân bổ, các NKCT liên quan từ ccs bộ phận khgác chuyển sang, kế toán tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung cho xưởng . Các khoản chi phí này được ghi thẳng vào bảng kê số 4 của từng xưởng . Biểu số 17.Bảng kê số 4-Xưởng máy công cụ - Cuối cùng, kế toán tổng hợp số phát sinh Nợ TK 627 của từng xưởng để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, hợp đồng . ở Công ty Cơ Khí Hà Nội, chi phí sản xuất vhung được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. *Phân bổ chi phí sản xuất chung, xưởng máy công cụ, tháng 2-2002 như sau : - Đối với những sản phẩm gia công không sử dụng hoặc ít sử dụng đến máy móc thiết bị, do đó không chịu chi phí điện, khấu hao máy móc... như sản phẩm bảo dưỡng chẳng hạn thì kế toán sử dụng phương pháp phân bỉ theo tỷ lệ chi phí, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào tính chất và thời gian tiến hành công việc, thường là 20% hay 30%. Khi đó : CPSXC phân bổ cho Tổng CPSXC CPNCTT của Tỷ lệ % Sản phẩm chịu chi phí = *sản phẩm chịu chi * phân bổ Phân bổ < 100% Tổng CPNCTT phí phân bổ<100% ở xưởng máy công cụ tháng 2/2002 không có sản phẩm nào chịu chi phí phân bổ < 100% - Đối với những sản phẩm còn lại, kế toán tính ra tỷ lệ phân bổ chi phí chung sau đây : Tổng CPSXC-CPSXC của các SP chịu CP phân bổ<100% tỷ lệ phân bổ = Tổng CPNCTT-CPNCTT các SP chịu CP phân bổ<100% Tại xưởng máy công cụ tháng 2-2002 : Tỷ lệ 151.454.535 Phân bổ = =1,58 CPSXC 96.019.184 Kế toán tính ra CPSXC chi tiết cho từng sản phẩm , hợp đồng. CPSXC phân bổ = CPNCTT của từng sp *Tỷ lệ phân bổ Cho từng SP/HĐ Từ bảng kê số 4, kế toán giá thành xưởng máy công cụ tập hợp Nợ TK 154 và lập bảng tập hợp chi phí sản xuất cho từng đơn hàng, sp sau đây . Bảng này được lập trên các cơ sở số liệu từ các bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng kê xuất kho BTP đúc, bảng chi tiết Nợ TK 622, TK 627 và để phục vụ cho việc tính giá thành sp . Biểu số 18. Bảng tập hợp chi phí sản xuất-xưởng máy công cụ(xem trang sau) Cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất căn cứ vào bảng kê số 4 và NKCT số 7 lên sổ cái TK 627 Biểu số 19 Sổ cái tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi nợ TK 627 Ghi có các TK khác Tháng 1 Tháng 2 ... ... Tháng 12 NKCT số 7 1.036.802.330 Tổng PS Nợ TK 627 1.036.802.330 Tổng PS Có TK 627 1.036.802.330 Số dư cuối kỳ Nợ Có Sau khi tập hợp chi phí theo khoản mục, kế toán tập hợp chi phí sản xuất của xưởng mình chi tiết cho từng sản phẩm , hợp đồng . Sau đó, kế toán tổng hợp giá thành lên bảng kê số 4 toàn Công ty . số liệu trên bảng kê số 4 toàn Công ty là số tổng hợp của các số liệu trên các bảng kê số 4 tưng phân xưởng theo đúng dòng, đúng cột như mẫu hay kế toán nhặt số liệu trực tiếp từ các bảng phân bổ chi phí toàn Công ty như : Bảng phân bổ vật liệu toàn Công ty, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ toàn Công ty, bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Công ty, bảng khấu hao TSCĐ toàn Công ty, bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Công ty, bảng khấu hao TSCĐ toàn Công ty...(Dòng tổng cộng). Cách vào số liệu tương tự như việc làm với Bảng kê số 4 từng phân xưởng nêu trên . Cuối cùng, kế toán tổng hợp lên phần I của Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cho toàn bộ doanh nghiệp . 3.Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 3.1.Đối tượng tính giá thành : ở Công ty Cơ Khí Hà Nội, cuối tháng kế toán tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ hoặc các đơn đặt hàng hoàn thành. Mỗi loại sản phẩm có thời gian , quy trình công nghệ khác nhau nên không thể xác định kỳ tính giá thành cho các sản phẩm mà cuối tháng sản phẩm nào hoàn thành mới tính giá thành . 3.2.Phương pháp tính giá thành Do đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm . Cuối tháng, kế toán giá thành từng xưởng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm của xưởng mình để tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành hay đơn đặt hàng đó . Giá thành CPNVLTT CPNCTT CPSXC Công xưởng tính cho + tính cho + phân bổ Thực tế của = sản phẩm sản phẩm cho Sản phẩm sản phẩm Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức : Chi phí chi phí tổng chi phí giá thành Sản phẩm = sản phẩm + phát sinh - sản phẩm Dở dang dở dang trong kỳ hoàn thành Cuối kỳ 3.3.Trình tự tính giá thành sản phẩm Đối với các sản phẩm truyền thống : Khoản mục vật tư : Căn cứ vào bản dự trù vật tư của phòng kỹ thuật đã được duyệt, phòng điều độ sản xuất viết phiếu cấp vật tư cho sản xuất sản phẩm (mẫu biểu 1) Tổng vật = Số lượng máy * Số vật tư định mức Tư cấp cần sản xuất cho một máy Trên phiếu cấp vật tư, thủ kho ghi số thực xuất tại kho Kế toán sẽ tính ra giá trị vật liệu xuất kho cho từng chủng loại vật tư trên mỗi phiếu theo số lượng và giá thực tế vật liệu xuất kho và ghi vào dòng thành tiền. Sau đó tính ra tổng chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho một máy theo giá thực tế . Cuối tháng, trên cơ sở các phiếu xuất kho bán thành phẩm, kế toán tính ra giá trị vật tư : Chi phí thực = trọng lượng(số lượng) * Đơn giá BTP Tế BTP xuất dùng BPT cấp cho một máy xuất dùng Khoản mục CPNCTT sản xuất sản phẩm : Trên cơ sở phiếu nhập kho thành phẩm, kế toán xác định số giờ công thực tế của công nhân sản xuất theo giờ công định mức tính cho một máy. Tiền lương bình quân Tổng chi phí tiền lương Một giờ công = Tổng số giờ công sản xuất ậ Công ty Cơ Khí Hà Nội có trường hợp phải thay đổi công nghệ do vật liệu cấp không đúng yêu cầu so với kế hoạch hoặc phải gia công loại thép không đúng quy cách như trong định mức nên làm phát sinh công thực tế so với định mức . Khi đó, số giờ công tăng lên phải được thể hiện rõ trên chứng từ thanh toán lương . kế toán tập hợp chi phí này riêng để phân bổ cho loạt sản phẩm sản xuất theo kế hoạch. Chi phí NCTT = Số giờ công * Tiền lương bình quân Tính cho 1 máy của 1 máy 1 giờ công Khoản mục chi phí sản xuất chung Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp cho cả loạt sản phẩm đó . Tỷ lệ phân bổ được tính như sau Tổng CPSXC cho cả loạt sản phẩm Tỷ lệ phân bổ CPSXC = Tổng CPNCTT tính cho cả loạt sản phẩm CPSXC phân bổ CPNCTT Cho sản phẩm = tính cho sản phẩm * Tỷ lệ phân bổ Hoàn thành nhập kho hoàn thành nhập kho Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho là tổng các khoản mục chi phí trên . Sau đây là các bước tính giá thành máy tiện T18A, một sản phẩm truyền thống của Công ty theo cách đã trình bày trên . Tài liệu chi phí sản xuất tập hợp trên là căn cứ để kế toán ghi vào cột Nợ TK 154 phát sinh tại xưởng máy công cụ cho từng sản phẩm, hợp đồng trên bảng tính giá thành sản phẩm máy tiện T18A (biểu số). Kế toán tập hợp chi phí phát sinh của máy T18A, hết tháng 2-2002, xưởng đã hoang thành và nhập kho 5 máy . Căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế như sau : Vật tư cấp tính cho sản phẩm hoàn thành : + Thép các loại thực cấp cho 5 máy : 55.517.300 *5 máy = 13.879.325 đ 20 + Gù 45 thực cấp cho 5 máy : 3.128.000 *5 máy = 782.000đ 20 + Tôn CT3 thực cấp : 6.809.200 *5 máy = 1.702.300 20 + Tay nắm 13 quả/máy : 13 * 5 * 5.458đ/quả = 27.290đ + Mắt đầu 3 cái/máy : 3 * 5 * 4.546đ/cái = 68.190đ + Biểu máy các loại : 4.788.000 * 5 máy = 1.197.000đ 20 + Quy chế các loại thức cấp : 9.000.000 * 5 máy = 2.250.000đ 20 + Động cơ : 4.541.002đ/máy * 5 = 22.505.010đ + Vòng bi SKF thực cấp : 25.574.000 * 5 máy = 6.393.500đ 20 + Sơn đầu máy : 17.762.400 * 5 máy = 4.440.600đ 20 + Thuê mạ các chi tiết : 389.000đ/máy * 5 máy = 1.945.000đ tổng vật tư tính cho 5 máy hoàn thành nhập kho lhf : 55.190.215đ Bán thành phẩm đúc xuất sản xuất cho 5 máy : Chi tiết máy T18A : 545,3kg/máy * 5 máy * 6.776đ/kg = 18.474.764đ tụ điện 5 cái/máy : 420.000đ * 5 máy = 2.100.000đ gang + gang cây phi các loại : 594,48 kg/máy * 5 máy * 8.345,35đ/kg = 24.805.744đ Tổng BTP cấp cho 5 máy : 45.380.508đ Chi phí nhân công trực tiếp : + Lương rèn : 172,8giơ/máy + Lương gia công cơ khí : 1185,6 giờ/máy + Lương lắp ráp : 472,6 giờ/máy + Giờ phát sinh 206 giờ tổng giờ công cho 5 máy là : (172.8 + 1185.6 + 472.6 ) * 5 + 206 = 9.361 giờ Đơn giá bình quân một giờ công cho máy tiện T18A là : 76.929.186 + 22.320.113 = 2.710,2 đ/giờ + 10.986 ( Số liệu lấy từ bảmg tính giá thành máy tiện T18A-Biểu 22) Tổng tiền lương tính cho 5 máy là : 9.361 giờ * 2.710,2 = 25.370.182đ - Chi phí sản xuất chung : chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp và phân bổ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ . + 40.992.295 Tỷ lệ phân bổ CPSXC = = 1.47 + 22.320.113 ( Số liệu lấy từ bảmg tính giá thành máy tiện T18A-Biểu 22) chi phí sản xuất chung phân bổ cho 5 máy hoàn thành nhập kho là : + 22.320.113) * 1.47 = 37.294.167đ Tổng hợp chi phí sản xuất cho 5 máy theo các khoản mục trên ta xó bảng tính giá thành máy tiện T18A (Biểu 22) Giá thành một 163.235.072 Máy T18A = = 32.647.014,4(đ/máy) 5 * Đối với các đơn đặt hàng: Trong kỳ, kế toán tập hợp chi phí cho từng đơn hàng theo từng khoản mục Cuối kỳ, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì các số liệu tập hợp được vào " bảng theo dõi đơn hàng" - Về vật tư: kế toán căn cứ vào định mức và tổng hợp vật tư thực cấp cho hợp đồng đó để tính ra tổng giá trị của đơn hàng - Về BTP đúc: căn cứ vào bảng kê xuất kho BTP kế toán tập hợp giá trị BTP của đơn hàng đó. - Về nhân công trực tiếp: căn cứ vào bảng kê chi tiết số giờ công của hợp đồng đó và giá giờ công tiền lương bình quân của từng xưởng tính ra chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho đơn hàng đó ở từng xưởng. Chi phí nhân công trực tiếp của đơn hàng phát sinh trong tháng là tổng chi phí khoản mục đó phát sinh ở các xưởng có gia công hợp đồng - Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng cho từng hợp đồng và theo dõi trên "Bảng theo dõi đơn hàng". Khi đơn hàng hoàn thành kế toán tính ra chỉ tiêu Tổng giá thành của đơn hàng và xác định giá thành đơn vị sản phẩm của đơn hàng đó Cuối kỳ sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toán ghi định khoản Nợ TK 155: 163.235.072 Có TK 154: 163.235.072 Chương III Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội 1. Ưu điểm Công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty máy và thiết bị Công nghiệp có quy mô sản xuất lớn và có thị trường tiêu thụ trên khắp cả nước và cả với các bạn hàng nước ngoài. Công ty đặc biệt có ưu thế với mặt hàng máy công cụ truyền thống và các hệ thống thiết bị đồng bộ. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta, mặc dù vẫn còn có những khó khăn nhất định xong hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty cơ khí Hà Nội đã và đang phấn đấu không ngừng để xây dựng công ty ngày một lớn mạnh. Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, bộ máy quản lý của công ty cũng đã được cơ cấu lại hợp lý hơn, được phân chia rõ ràng theo chức năng của từng phòng ban đảm bảo hoạt động có hiệu quả tránh sự chồng chéo và đảm bảo yêu cầu quản lý. Công tác quản lý tài chính được quan tâm và nâng cao chất lượng về cả trình độ của đội ngũ cán bộ cũng như thông tin tài chính kế toán phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Cùng với việc đưa hệ thống máy tính vào sử dụng trong công tác tài chính kế toán, khối lượng công việc kế toán đã giảm đi khá nhiều, thông tin kế toán khi càn là được tập hợp đầy đủ và kịp thời. Trong thời gian thực tập tại Công ty cơ khí Hà Nội, tôi nhận thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lý ở công ty cũng như dã tuân thủ đúng các chế độ tài chính kế toán, chế độ sổ sách chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. - Về bộ máy kế toán: Công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp được tập trung tại phòng kế toán thống kê tài chính nên khối lượng công việc tại phòng là rất lớn. Các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, đặc biệt là vào các kỳ lập báo cáo và khi cần cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty. Số lượng cán bộ kế toán của phòng khá lớn và được phân công trách nhiệm, nội dung công việc rõ ràng nên công việc được thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả và phát huy được trình độ cũng như kinh nghiệm của từng cá nhân. công ty cũng luôn quan tâm đến việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ và không ngừng tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ, chính sách chế độ mới để nâng cao trình độ kiến thức và cập nhận những hiểu biết mới liên quan đến lĩnh vực kế toán tài chính cho cán bộ công tác. - Về vận dụng chế độ kế toán: Công ty cơ khí Hà Nội nhình chung tổ chức hạch toán và sử dụng hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán theo đúng chế độ của Bộ tài chính ban hành. Thực tế việc áp dụng này luôn có sự sáng tạo về biểu mẫu cũng như việc chi tiết các tài khoản cho phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty - Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Quy tình sản xuất sản phẩm ở công ty gồm ngiều công đoạn ở các phân xưởng khác nhau. Cán bộ kế toán giá thành gồm 4 người được phân công chịu trách nhiệm theo dõi, tập hợp chi phí và tính giá thành ở từng xưởng riêng biệt, có tính chuyên môn rất cao do đó công việc được tiến hành nhịp nhàng + Do đặc điểm sản xuất của ngành cơ khí, ở công ty các tài khoản được chi tiết hợp lý theo như hướng dẫn của chế độ kế toán. Bên cạnh việc sử dụng đồng bộ hệ thống tài khoản theo quy định, để tiện theo dõi và báo cáo, công ty đã mở chi tiết các tài khoản theo hướng như TK 154-BTP: theo dõi lượng sản phẩm hoàn thành và xuất sử dụng của phân xưởng Đúc TK 621 - CPNVLTT: tập hợp chi phí NVLTT cho chế tạo sản phẩm và được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí. TK 621 - BTP: tập hợp chi phí BTP đúc được xuất sử dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các bộ phận. + Phương pháp hạch toán: chi phí được tập hợp theo ba khoản mục là CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và được chi tiết cho từng phân xưởng, từng hợp đồng hay sản phẩm, chi tiết sản phẩm. Việc phân chia này được thực hiện theo đúng chế độ và thuận tiện cho việc lập báo cáo cũng như kịp thời phục vụ công tác quản trị giá thành trong doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm máy công cụ truyền thống hoặc hợp đồng ngắn hạn, sản phẩm được tính giá vào cuối tháng khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Đối với những hợp đồng dở dang (ở công ty có những hợp đồng kéo dài 2 - 3 năm), kế toán lập bảng theo đơn hàng riêng và tập hợp chi phí phát sinh trong từng tháng. + Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ để ghi sổ kế toán; trên cơ sở chế độ ban hành, việc vận dụng này được thực hiện sáng tạo và đem lại hiệu quả cao. Các sổ (thẻ) chi tiết theo dõi giá thành từng sản phẩm được mở riêng cho mỗi xưởng, do kế toán giá thành xưởng đó ghi chép và lưu giữ Số liệu tổng hợp được ghi chép trên các sổ tổng hợp và bảng tập hợp chi phí sản xuất, bảng tính giá thành sản phẩm nên rất rõ ràng và dễ đối chiếu. Hình thức sổ Nhật ký chứng từ đã giúp cho công tác kế toán chi tiết được thực hiện song song với tổng hợp nên tiện đối chiếu và nhanh chóng + ở Công ty cơ khí Hà Nội, phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm xây dựng một hệ thống định mức chi phí phù hợp cho chế tạo sản phẩm ngay từ đầu quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm, hợp đồng đã góp phần kiểm soát chi phí được dễ dàng và khoa học. Đối với nguyên vật liêu khi sử dụng, chứng từ vật tư luân chuyển theo trật tự đề nghị, xét duyệt rồi mới xuất khỏi kho nên đảm bảo cho khâu quản lý và tiết kiệm vật tư. Định mức giờ công được xây dựng phù hợp không những góp phần hạch toán đúng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp mà còn là cơ sở cho việc phân bổ khỏan mục chi phí sản xuất chung hợp lý. 2. Một số tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Hà Nội. Với hơn bốn mươi năm xây dựng và phát triển, Công ty cơ khí Hà Nội đã không ngừng hoàn thiện công tác kế toán của mình cho phù hợp tất yếu với xu thế phát triển. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định sau đây Thứ nhất, về việc luân chuyển chứng từ: ở Công ty cơ khí Hà Nội đôi khi xảy ra trường hợp chứng từ bị luân chuyển chậm so với nghiệp vụ kế toán phát sinh nên làm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Có những mặt hàng đã nhập kho từ kỳ trước, thậm chí đã kết thúc hợp đồng, giao sản phẩm cho khách hàng và thanh toán tiền hàng nhưng các chứng từ hạch toán về chi phí nguyên vật liêu, chi phí nhân công vẫn chưa được tập hợp hết. Trường hợp này buộc kế toán phải tính giá thành dựa trên định mức về nguyên vật liêu, giờ công hoặc tạm tính theo số phát sinh thực tế của tháng trước hay kinh nghiệm của bản thân để xác định giá thành cho sp hoàn thành kỳ bào cáo làm cho giá thành sản phẩm không được chính xác. Thêm vaò đó, khi có chứng từ chi phí đầy đủ, kế toán phải tiến hành điều chỉnh tăng giảm chi phí làm cho khối lượng công việc kế toán vốn dĩ đã nhiều lại càng tăng thêm Thứ hai, về việc hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất. Trong qt sản xuất của công ty, thực tế có phát sinh các khoản thiệt hại bao gồm: thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất. Trong công tác kế toán, công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng các khoản thiệt hại này. Phần lớn khi thực tế có phát sinh thiệt hại sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí từng thời kỳ coi như sản phẩm chính. Cách hạch toán này tuy đơn giản, giảm khối lượng công việc ghi chép kế toán. Tuy nhiên, nó không phản ánh được thiệt hại trong sản xuất là khoản thiệt hại (chi phí) ngoài ý muốn của con người. Vì vậy sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xác định giai đoạn, bộ phận, địa điểm… hư hỏng và việc khắc phục những thiệt hại không cần thiết cũng như việc quy trách nhiệm bồi thường khi cần thiết. Thứ ba, Công ty cơ khí Hà Nội không sử dụng TK 142 cho các công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần mà tất cả công cụ dụng cụ để được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đây là khoản mục làm tăng chi phí trong kỳ, không phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm sai lệch giá thành sản phẩm hoàn thành. - Đối với trường hợp công cụ dụng cụ bị hỏng trong quá trình sản xuất, công ty tiếp tục xuất lần hai khi có lệnh muất mà không cần phiếu báo hỏng lần một và thủ kho ghi tiếp số xuất sử dụng lần hai trên cùng phiếu cấp lần một. Việc này gây tình trạng lãng phí do khâu kiểm soát không được chặt chẽ. Thứ tư, ở Công ty cơ khí Hà Nội vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất sản phẩm đôi khi không đảm bảo yêu cầu chế tạo sản phẩm theo đúgn định mức. Chẳng hạn, cần thép 0,25 ly cho chế tạo sản phẩm nhưng trong kho vật tư lại không có chủng loại thép này buộc phải xuất thép 0,4 ly ra để chế tạo sp. Điều này làm tăng những chi phí không cần thiết như: chi phí thếp chế tạo sản phẩm bị đội lên, phát sinh chi phí nhân công để mài (phay) thép cũng như là các chi phí chung khác. II. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện Như đã trình bày ở trên, trong cơ chế thị trường, cùng với sự nâng cao vai trò của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có tầm quan trọng không nhỏ trong việc cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng chi phí và giá thành sản phẩm, phân tích và dự báo chiến lược hạ giá thành sản phẩm của mỗi một doanh nghiệp. Hoàn thiện không ngừng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong điều kiện hiện nay. Với những tồn tại trên đây ở Công ty cơ khí Hà Nội, theo tôi, cần được hoàn thiện theo hướng: - Xây dựng và tổ chức quy tình luân chuyển chứng từ được khoa học, đảm bảo kịp thời cung cấp thông tin cho công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu quản lý. - Phân loại và hạch toán rõ ràng các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất trên các TK theo như chế độ đã hướng dẫn. - Sử dụng TK 142 để hạch toán công cụ dụng cụ loại phân bổ nhiều lần theo đúng chế độ để tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. 2. Phương hướng hoàn thiện Căn cứ vào phần lý luận về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được trình bày ở chương một, với quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở công ty, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với những vấn đề tồn tại nêu trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Hà Nội sau đây: * Đối với tồn tại thứ nhất, để khắc phục tình trạng này, theo tôi, công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ khâu luân chuyển chứng từ nội bộ theo hướng đảm bảo tuần tự, phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để kịp thời cung cấp chứng từ chi phí cho công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Muốn mậy, nên chăng công ty ban hành một sơ đồ trình tự luân chuyển chừng từ hợp lý làm hướng dẫn cụ thể cho nhân viên kế toán. Giữa kế toán chi phí và giá thành từng xưởng với các bộ phận liên quan có sự phối hợp chặc chẽ hơn. Cụ thể. Thủ kho đảm bảo cho việc xuất vật tư, hàng hóa phải đầy đủ chứng từ hợp lệ tập hợp theo logic khoa học. Định kỳ, 2 - 3 ngày, kế toán giá thành xuống kho lấy chừng từ vật tư để phân loại rõ ràng, lưu giữ cẩn thận. Quản đốc phụ trách phân xưởng (tổ trưởng sản xuất) cần theo dõi và chấm giờ công sản xuất cho từgn công nhân của xưởng đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định của công ty. Bảng chấm công cần được trình bày rõ ràng để tiện cho công tác kiểm tra đối chiếu. Chứng từ lương cũng cần được tập hợp và lưu giữ khoa học theo từng sản phẩm, hợp đồng để thuận tiện cho việc quản lý, tìm kiếm và tránh thất lạc và nhất là phải được luân chuyển đùng nhịp độ, đúng kỳ để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Tổ chức quản lý và luân chuyển chừng từ như trên sẽ góp phần cung cấp số liệu và thông tin kế toán kịp thời, chính xác và hạn chế khối lượng công việc kế toán phát sinh không cần thiết. * Đối với tồn tại thứ hai, về hạch toán cụ thể các khoản thiệt hại trong sản xuất. Về hạch toán sản phẩm hỏng: Theo chế độ ban hành, sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn cac tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về kích cỡ, trọng lượng, tiêu chuẩn lắp ráp… Tùy theo mức độ hư hỏng, sản phẩm hỏng được chia làm hai loại: - Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế. - sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng không có khả năng sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa nhưng không có lợi về mặt kinh tế Trong thực tế, cả hai loại sản phẩm hỏng kể trên được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức + Sản phẩm hỏng trong định mức: là sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi và được coi là chi phí sản phẩm chính. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi, kế toán kế hoạch như đối với chính sản phẩm. + sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường gây ra và thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được tùy theo nguyên nhân và biện pháp xử lý được hạch toán theo sơ đồ sau: TK 152, 153, 334, 338, 214,… TK 154, 155, 157,… TK 1381 TK 821,415 Chi phí sửa chữa GT thiệt hại thực về GTSP hỏng không sửa được GT phế liệu thu hồi hoặc khoản bồi thường TK 1381,152… Về thiệt hại ngừng sản xuất: là những khoản chi mà trong thời gian sản xuất, vì những lý do khách quan hay chủ quan, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động. Thiệt hại về ngừng sản xuất cũng gồm hai loại: theo kế hoạch đã dự kiến hoặc bất thường (ngoài kế hoạch) và được hạch toán theo sơ đồ sau: TK 334,338,152,214… TK 335 TK 627,642 Chi phí sửa ngừng sản xuất theo KH Trích trước CP ngừng sản xuất theo KH Chi phí thực tế phát sinh ngoài KH GT phế liệu thu hồi hoặc khoản bồi thường TK 142 TK 138,334 TK 138,334 GT bồi thường ở Công ty cơ khí Hà Nội, sản phẩm hỏng ngoài định mức phát sinh không nhiều do đặc điểm sản xuất cơ khí, thiệt hại ngừng sản xuất chủ yếu là về lương của công nhân trực tiếp sản xuất tuy nhiên vẫn cần phải được hạch toán cụ thể để tiện cho công tác phân tích và quản lý giá thành. * Với tồn tại thứ ba: về việc tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ. Trong chế độ hạch toán đã quy định cụ thể cho việc tính giá công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất trong kỳ như sau: Xuất phát từ đặc điểm của từng loại công cụ dụng cụ khi đưa vào sử dụng, kế toán có thể phân loại thành: + Loại công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn được phân bổ một lần toàn bộ vào chi phí trong kỳ theo định khoản Nợ TK 627 - 627.3 Nợ Tk 642, 641 Có TK 153 + Loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn sử dụng nhiều lần (nhiều kỳ) thì cần phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất các kỳ tiếp theo để đảm bảo đúng chi phí của kỳ này. Kế toán sử dụng TK 142 - Chi phí chờ phân bổ cho trường hộp này -> Khi xuất dùng, kế toán ghi Nợ TK 627 - 627.3, 641, 642: giá trị công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí lần 1. Nợ TK 142: giá trị công cụ dụng cụ chờ phân bổ Có TK 153: tổng giá trị công cụ dụng cụ xuất sử dụng -> trong kỳ sản xuất tiếp theo, kế toán ghi nợ TK 627 - 627.3, 642: giá trị công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí sản xuất lần n Có TK 142: giá trị công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí sản xuất lần n Như vậy chi phí sản xuất trong kỳ đã giảm đi một khoản chi phí mà thực ra không phải của kỳ và làm cho giá thành sản phẩm cuối kỳ được tính đúng và tính đủ. Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần được ghi trên một sổ riêng để tiện phân loại, tính toán và theo dõi. Về việc kiểm soát công cụ dụng cụ báo hỏng. Công cụ dụng cụ báo hỏng cấp lại trong quá trình sản xuất sẽ làm tăng tổng chi phí và tăng giá thành sản phẩm sản xuất. Để được cấp lại công cụ, dụng cụ, công ty cần có những quy định cụ thể theo chế độ như: phiếu báo hỏng công cụ dụng cụ và phiếu xuất kho công cụ dụng cụ lần hai để làm cơ sở cho việc tính giá phế liệu thu hồi (nếu có) và việc quản lý khoản chi phí phát sinh này. Công việc này chỉ mang tính thủ tục tuy nhiên sẽ là cần thiết bởi bên cạnh các biện pháp hạn chế tối đa sự phát sinh này công ty cũng lần theo dõi chặt chẽ để làm cơ sở cho công tác phân tích giá thành sản phẩm. * Với tồn tại về công tác dự trữ trong quá trình sản xuất: đảm bảo các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất là rất quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy vậy theo em nó có vai trò tích cực trong chiến lược hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh thị trường. ở Công ty cơ khí Hà Nội, việc xuất những loại vật tư không đúng định mức kỹ thuật kéo theo đó sẽ làm phát sinh các khoản mục chi phí liên quan như: chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc… Để hạn chế tình trạng này nên chăng việc nhận hợp đồng sản xuất từ phòng giao dịch TM có sự tham khảo phía kho dự trữ cho những nguồn nguyên liêu cần thiết hoặc công ty có mức dự trữ định mức cho các loại vật liệu thường xuyên phát sinh. Như vậy về lâu dài sẽ là biện pháp tiết kiệm chi phí đáng kể Với một số ý kiến đóng góp trên đây, em mong muốn giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cũng như công tác quản lý chi phí được thuận lợi và chặt chẽ hơn, mặc dù đó chưa phải là giải pháp ưu việt nhất do trình độ và sự hiểu biết còn hạn chế, nhưng em cũng hy vọng góp một phần nhỏ bé vào hoàn thiện công tác kế toán ở công ty. Kết luận Ngày nay sự phát triển kinh tế đang có xu hướng toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia cùng với sự bùng nổ đa dạng của thị trường tài chính quốc tế cho phép các nhà đầu tư mở rộng quy mô đầu tư vốn không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia. Do đó kế toán Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới, hòa nhập vào các thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng có điều kiện để hòa nhập với xu thế phát triển chung. Hơn nữa nền kinh tế thị trường với đặc trưng là tự do cạnh tranh, đa phương hóa đầu tư, đa dạng hóa ngànhnghề sản xuất kinh doanh đang đặt trước các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất một thử thách lớn đó là: doanh thu phải bù đắp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay tiết kiệm chi phí sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng, có vị thế vững chắc hơn trên thực hiện trường các sản phẩm cơ khí chính xác và sản phẩm máy công nghiệp. Bên cạnh đó, việc tiế giảm các yếu tố chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế các yếu tố chi phí này rất khó kiểm soát như: các khoản chi phí do tiếp khách, hội nghị, chi phí về quảng cáo, tiếp thị…. Hiện nay đã có nhiều văn bản quy định về định mức cho các khoản chi phí nói trên nên nếu thực hiện tốt những quy định này thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ luôn ở mức tối thiểu và cộng với một quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý nhất (tiết kiệm chi phí sản xuất tới mức có thể nhưng vẫn tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh với chất lượng cao) công ty có một mức tổng chi phí tốt nhất. Tóm lại, có thể nói trong hoàn cảnh kinh tế thị trường như hiện nay, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp luôn phải đặt vấn đề giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm luôn phải đặt lên là mục tiêu hàng đầu và phải thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Như vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đang là một vấn đề lớn của mọi doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng. Muốn thực hiện tốt quá trình này không phải một sớm một chiều mà cần phải có những biện pháp tổng hợp phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của doanh nghiệp mình. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, nên các ý kiến đóng góp được đưa vào trong chuyên đề không thể không có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sẹ thông cảm và góp ý của thày cô và các cô, chú, bác tại phòng kế toán thuộc Công ty cơ khí Hà Nội. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Mạnh Chiến, các thày cô giáo trong khoa kế toán và các cô, chú, bác trong phòng kế toán Công ty cơ khí Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29976.doc
Tài liệu liên quan