Luận văn Tổ chức xã hội và tín nguỡng, tôn giáo của nguời Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

1. Lí do chọn đề tài Huyện Đồng Văn là địa bàn xung yếu, phên dậu của cửa ngõ Việt Nam ở phía Bắc và cũng là một trong những nơi tiếp nhận di dân người Mông từ bên kia biên giới sang Việt Nam sinh sống sớm nhất. Đến nay, người Mông là cư dân có số lượng đông đảo nhất ở Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình dân tộc Mông cùng các dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang. Tuy cư trú trên vùng đất ít thuận lợi, nhiều khó khăn nhưng dân tộc Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trong lịch sử lại có một tổ chức xã hội, chính trị đáng lưu ý bên cạnh một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú độc đáo và giàu bản sắc. Vì lẽ đó mà tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của đồng bào Mông đã trở thành đối tượng nghiên cứu về dân tộc học, lịch sử, khoa học xã hội nhân văn nói chung của nhiều cơ quan và nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau song cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám một cách thấu đáo và toàn diện. Cùng với thực tế hiện nay, các dân tộc ít người trong đó có dân tộc Mông ở Đồng Văn trình độ dân trí còn thấp, trình độ phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế. Trong khi đó kẻ thù và các thế lực thù địch lợi dụng phong tục, tập quán, tín ngưỡng kết hợp sửa đổi giáo lý đạo Tin Lành để mê hoặc, lôi kéo, xúi giục đồng bào người Mông chống phá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của chúng. Do đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào người Mông cũng như 1 các dân tộc anh em trên địa bàn và gây mất ổn định trong nước cũng như khu vực. Thực trạng đó đặt ra thách thức mới trong việc hoạch định chính sách dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định trật tự an ninh quốc gia. Tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám của người Mông là cần thiết để thấy rằng lịch sử phát triển của người Mông gắn liền với lịch sử dân tộc, vai trò vị trí của người Mông Hà Giang cũng là một bộ phận hữu cơ trong cơ thể Việt Nam, góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống thực hiện mục tiêu “phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” như Nghị quyết Trung ương V khoá VIII của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước, đồng thời vận dụng làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn: “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu khoa học về cư dân miền núi mà lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG . 6 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên . 6 1.2. Đồng Văn qua các thời kì lịch sử . 8 1.3. Khái quát về dân tộc Mông 9 Chương 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 17 2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ. . 17 2.1.1. Tổ chức gia đình . 17 2.1.2.Tổ chức dòng họ 21 2.2. Tổ chức làng bản . 31 2.2.1. Sự hình thành bản của người Mông 31 2.2.2. Bộ máy tự quản của bản . 33 2.2.3. Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi và các thể thức xử phạt vi phạm. 34 2.2.4. Bản (giao) với quan hệ cộng đồng về tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt: . 37 2.3. Chế độ thổ ty . 39 2.3.1. Ruộng đất và quan hệ giai cấp 39 2.3.2. Sự thay đổi trong thời kỳ Pháp thuộc 45 Chương 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945. 53 3.1. Tín ngưỡng dân gian 53 3.1.1. Luận thuyết “vạn vật hữu linh” . 53 3.1.2. Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình 56 3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng giao . 62 3.1.4. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp . 62 3.1.5. Tàn dư ma thuật 63 3.1.6. Sa man giáo 64 3.2. Tôn giáo 67 KẾT LUẬN 73

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức xã hội và tín nguỡng, tôn giáo của nguời Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tạo ra. Họ quan niệm rằng vua Trời cử ông Chày sinh ra bầu trời, còn bà Chày sinh ra mặt đất. Mặt đất lúc đầu mới tạo ra có hình vuông, bầu trời thì hình tròn nhưng nhỏ hơn mặt đất nên ông Chày mới bảo bà Chày co lại cho mặt đất bằng bầu trời vì vậy mặt đất co lại và trở nên lồi lõm, chỗ cao thành núi, chỗ thấp thành đồng bằng, chỗ hằn xuống thành ao hồ biển cả, sau đó con người mới được tạo ra [39, tr.2]. Ngoài Trời ra, người Mông không xếp thần linh theo một thứ bậc nào vì các vị thần trong thế giới thần linh đều bình đẳng và nó chỉ trở nên quan trọng, cần thiết vào chính thời điểm mà người ta cần đến vị thần đó [28, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 54 tr.76]. Chẳng hạn như lúc hạn hán, cây cối mùa màng bị thiêu đốt thì thần nước, thần sông, thần núi trở nên quan trọng nhất. Lúc đó bản Mông sẽ cử già làng và thầy cúng ra cầu cúng những nơi có nước, nơi nào là nguồn nước thì thần nước ở đó là to nhất, thiêng nhất, lễ cúng có khi kéo dài tới mấy ngày, lễ vật thường là gà, rượu, lợn có khi là bò, dê, trâu được giết đi lấy máu hòa vào rượu để cúng thần rồi vẩy ra bến bãi, vẩy lên trời để cầu mưa, cầu nước. Nếu có nước, được mùa dân bản sẽ làm lễ cúng thần lúa, thần nước để tỏ lòng biết ơn với các thần. Với quan niệm vạn vật hữu linh, mỗi vật tồn tại đều là một thực thể, từ cái cây, hòn đá, các con vật, những vật vô tri vô giác như rừng núi, sông suối…đều có linh hồn mà người Mông gọi là “cái ma” (đá chỏ) của nó, cũng vì vậy mà họ quan niệm mọi vật đều có chủ sở hữu, có thần làm chủ nên họ tôn kính và tin thờ tất cả các thần. Điều này thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của người Mông, vào ngày 30 tết, người chủ gia đình lấy giấy đỏ dán vào tất cả các vật dụng trong nhà, cũng như công cụ lao động từ cái cày, cái cuốc đến chiếc cối xay với ngụ ý cho đồ vật nghỉ ngơi ăn tết, mọi con vật khi mua về nuôi đều có một nén hương, bát nước và một miếng vải đỏ buộc vào chuồng nơi con vật ở. Người Mông cũng rất kiêng kỵ việc mắng tục, chửi rủa đồ vật, dụng cụ trong nhà và công cụ lao động vì như vậy là xúc phạm đến thần chủ của vật đó, làm cho các thần không phù hộ, làm ăn sẽ bị lụn bại. Phần “thực” và phần “hồn” có trong con người, trong các loài vật, các vật thể trong thiên nhiên, trong đó quan niệm về phần “hồn” đã được tạo ra ở mỗi người và cộng đồng người Mông một đời sống tâm linh phong phú nhưng cũng rất phức tạp. Đối với con người, quan niệm về linh hồn được thể hiện qua các phong tục ma chay, cưới xin, sự giao lưu giữa những người đang sống và những người đã chết. Người Mông quan niệm con người có phần xác và phần hồn, trong một con người có nhiều hồn và được chia thành các hồn trú ẩn ở những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 55 nơi cụ thể như hồn tiềm ẩn trong con người có loại nằm ở tim, có loại nằm ở vai, có loại nằm ở đầu, khi hồn lìa khỏi xác cũng có nghĩa là chết, hồn tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian và có thể đầu thai ở kiếp sau, vì hồn lang thang phiêu dạt nên phải gọi hồn, cúng hồn, cúng ma. Có ba tầng bên trên cõi trần cai quản hoặc ảnh hưởng đến hồn con người: tầng thứ nhất là Ngưu vương, tầng thứ hai là Ngọc Hoàng, tầng thứ ba là bãi bằng, bãi biển. Giữa những người đang sống với nhau nhất là trong cùng một gia đình rất quan tâm chăm sóc phần hồn cho nhau. Thông thường, sau một năm làm ăn vất vả, mỗi gia đình tự chọn lấy một ngày tốt để làm lễ gọi hồn (huplì) chung cho gia đình, lễ gọi hồn có thể mời thầy cúng đến nhà hoặc do một người lớn tuổi đứng ra chủ trì, ưu tiên gọi hồn trước hết cho người nào trong gia đình hay bị đau yếu. Ngày làm lễ cúng thường được chọn vào đầu tháng, lễ được đặt ngay trước cửa ra vào gồm có gà trống đẹp để sống (một đôi hoặc một con), một cái kéo để gõ vào cửa gọi hồn về, trong nhà có bao nhiêu người thì dùng bấy nhiêu quả trứng, trứng gà được đưa cho từng người đánh dấu lên đó rồi đem luộc chín, cuối cùng thầy cúng sẽ xem quả trứng của ai bóc ra nếu tròn đẹp thì tức là hồn đã về và đưa quả trứng cho người đó ăn, trong trường hợp quả trứng chưa đẹp thì phải cúng lại. Đối với người đã chết, hồn về cõi âm vì vậy ngoài đám “ma tươi” khi vừa chết người Mông còn làm đám “ma khô” ngoài ý nghĩa là con cái trả nghĩa sinh thành với cha mẹ hoặc người quá cố thì đây còn là dịp giúp cho linh hồn người chết trút bỏ hết tội lỗi mà lúc sống đã mắc phải không chỉ với người khác mà với cả muôn loài như cỏ cây, sâu bọ mà người ta đã giết khi làm nương rẫy. Trong lễ này, họ mổ bò, mổ chó để cúng và đốt vàng mã cho người chết nếu không nợ nần trần thế thì đem về cõi âm nuôi hoặc dùng, nếu có mắc nợ thì dùng nó để trả nợ. Làm “ma khô” là bắt buộc đối với các gia đình người Mông vì chỉ khi làm ma khô người chết mới được sang kiếp khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 56 Cũng chính từ quan niệm sau khi chết con người ta sẽ hóa kiếp khác nên quan niệm về cuộc sống trần thế cũng nhẹ nhàng. Họ cho rằng, con nguời ta sinh ra chỉ ba buổi sáng được nhìn thấy ánh mặt trời cũng đã là một kiếp người [28,tr.88]. Với quan niệm như vậy cộng với sự bất lực trước sự bế tắc của cuộc đời và cơ chế khắc nghiệt của tự nhiên, nếu cuộc sống không được toại nguyện họ dễ dàng tự tử và hi vọng ở một kiếp khác, nhất là những đôi trai gái yêu nhau không lấy được nhau đã ăn lá ngón tự tử với hi vọng kiếp sau sẽ được ở bên nhau. Cũng từ quan niệm vạn vật hữu linh, người Mông còn có thể nhận một gốc cây to hoặc một tảng đá nào đó làm bố nuôi đứa trẻ, bố mẹ của đứa trẻ mang gà, rượu, hương và cõng đứa trẻ đến chỗ gốc cây tảng đá rồi làm khấn thần cây thần đá phù hộ cho đứa trẻ khỏe mạnh, chóng lớn sau đó xin một đoạn dây buộc vào cổ đứa trẻ rồi lại quấn quanh gốc cây, tảng đá ấy sau đó mới bện lại và buộc vào cổ cho con mình. Sở dĩ họ làm như vậy là vì họ tin rằng gốc cây, tảng đá là những tạo vật vững chắc cũng có hồn, có thần làm chủ, có thể hiểu được tiếng người nên mới trao đổi được ước nguyện như vậy Điều đáng chú ý trong đời sống tín ngưỡng của người Mông là dù rất tin vào thần linh nhưng lại không lập đền thờ thần và thực tế điền dã cho thấy không có một đền thờ thần nào. Điều này được giải thích rằng vì hệ thần linh của người Mông quá đông đúc và phức tạp, thần linh có mặt ở tất cả các loài từ cỏ cây, sông suối đến nhà cửa nên không thể lập đền thờ thần này mà không lập đền thờ thần khác. 3.1.2. Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình 3.1.2.1.Thờ cúng tổ tiên Thờ cúng tổ tiên là một lễ nghi quan trọng của người Mông. Đó là thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã chết và trước hết là các hình thức gia đình - thị tộc của sự thờ cúng đó, tức là lòng tin rằng tổ tiên đã chết, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 57 che chở cho con cháu đang sống và những nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc hay gia đình tiến hành để nhằm thờ phụng tổ tiên [33, tr.42]. Người Tày quan niệm tổ tiên gồm bốn đời là cha, ông, cụ, kỵ. Người Pu Péo quan niệm tổ tiên của mình gồm 3 đời là cụ, ông bà, cha mẹ nhưng nếu những người trên ba đời mà con cháu không nhớ được thì coi đó là những linh hồn trong tự nhiên nên thường tổ chức lễ cúng rừng vào tháng 6 hàng năm. Còn người Mông quan niệm tổ tiên là những người đã chết trong ba đời trở lại là cha, ông, cụ. Tổ tiên ở thế giới bên kia cũng cư trú theo dòng họ như con cháu ở dưới trần gian. Điều này thể hiện trong các bài khấn tổ tiên trong các dịp lễ tết, mời những người thuộc ba thế hệ về chứng kiến, ăn tết và phù hộ độ trì cho con cháu. Trong các dịp cúng tế của dòng họ đặc biệt là trong đám ma khô, trong cách bày bát cúng thường theo thứ tự mời tổ tiên, sau đó mời cha mẹ, mời chú bác và những người trong họ cùng thế hệ cha mẹ đã chết sau đó mới là mời ma bản, ma rừng…đây là những dịp con cháu được khắc sâu thêm về nguồn gốc và công lao của tổ tiên mình. Không giống với các dân tộc khác, người Mông thờ tổ tiên rất đơn giản. Tùy từng họ, có họ có bàn thờ, có họ không có. Họ có bàn thờ thì có ba ống tre để cắm hương, ống giữa thờ tổ tiên, ống thứ hai bên phải thờ thần trông coi gia đình, ống bên trái thờ thần thuốc, thần sức khỏe. Họ không lập bàn thờ thì dùng giấy bản, giấy vàng hương hay lông gà, tiết gà dính lên tường. Người Mông không cúng thổ công trên bàn thờ mà thường đem muôi cơm, chén rượu ra ngoài sân cúng rồi tưới rượu lên đất đó. Quan niệm về vị trí của tổ tiên ở trong gia đình người Mông thường phổ biến ở ba hình thức: + Một số dòng họ coi tổ tiên trú ngụ ở cột cái trong nhà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 58 + Đa số dòng họ quan niệm tổ tiên trú ngụ bức vách hậu gian giữa đối diện với của chính. + Số ít dòng họ lập bàn thờ tổ tiên đặt 3 ống tre tượng trưng cho ba thế hệ. Người Mông không làm giỗ người chết mà chỉ làm ma tươi và ma khô, họ cúng tổ tiên vào các dịp tết nguyên đán, ngày rằm tháng giêng, ngày thanh minh, ngày rằm tháng bảy. Người Mông quan niệm tổ tiên thuộc loại ma lành phù hộ cho con cháu nên phải thờ cúng chu đáo, tổ chức các lễ cúng theo đúng tục lệ, nếu không thờ cúng cẩn thận tổ tiên sẽ bắt phạt, quấy nhiễu cho con cháu ốm đau. Qua tìm hiểu cho thấy hình thức cũng như quan niệm thờ cúng tổ tiên của người Mông có những điểm khác các dân tộc láng giềng trong huyện. Có thể thấy những điểm khác nhau đó qua bảng 3.1: Bảng 3.1: Bảng so sánh quan niệm và nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Mông với các dân tộc khác ở Huyện Đồng Văn (Hà Giang) Dân tộc Nội dung Dao Pu Péo Mông Tày Lô Lô Quan niệm về tổ tiên 9 thế hệ Ba thế hệ (bố mẹ, ông bà, cụ) Ba thế hệ (cha, ông, cụ) Bốn thế hệ (bố me, ông bà, cụ, kỵ) Ba thế hệ (bố, ông, cụ) Địa điểm thờ cúng Có bàn thờ ở gian giữa Có bàn thờ đặt ở gian lẻ, luôn đặt bên hướng mặt trời mọc, dưới bàn thờ phải có một chiếc giường. Thờ ở bức vách gian giữa hoặc cột cái hoặc không có bàn thờ. Có bàn thờ đặt ở gian giữa, đặt 3 ống hương. Có bàn thờ đặt bát hương và một số hình nhân tượng trưng cho ba Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 59 thế hệ Thời gian cúng Mùng một, ngày rằm hằng tháng Tết Nguyên Đán. Tết Đoan Ngọ cúng 2 bữa. Rằm tháng 7 cúng 1 bữa. Cúng rừng vào tháng 6 hàng năm. Cúng khi sắp thu hoạch và sau khi thu hoạch xong. Cúng vào ngày lễ, tết lớn trong năm. Cúng vào mồng 1, ngày rằm hằng tháng. Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, rằm tháng 7 hằng năm. Cúng vào dịp tết, nhà có người ốm cúng vào đầu tháng Với ba nội dung so sánh trên cho thấy quan niệm về tổ tiên của người Mông gồm ba đời, gần với qua niệm của người Pu Péo, người Lô Lô. Nhưng địa điểm thờ cúng lại thuộc vào dạng đơn giản tùy từng họ mà có hoặc không có bàn thờ chứ không cố định như bàn thờ của người Dao, người Tày hay người Pu Péo, thời gian cúng không thường xuyên mà chỉ cúng vào dịp lễ tết. 3.1.2.2. Thờ cúng các thần che chở cho gia đình Người Mông cho rằng gia đình mình khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi phát đạt là nhờ sự hỗ trợ của hệ thống ma nhà nên họ rất coi trọng những vạt thiêng trong gia đình nơi mà các hồn ma trú ngụ. - Thờ cúng “đá xử ca”: Đa xử ca là ma nhà có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt. Nơi thờ đa xử ca đặt ở chính giữa tấm ván hậu giữa nhà đối diện với cửa chính, được trang trí rất đơn giản thường là một miếng giấy bản trắng hoặc vàng bôi một ít máu gà có đính vài cái lông gà ở trên đó, có họ như họ Thào ở bản Tả Gia Khâu đính lông gà làm 3 tầng mỗi tầng 3 chiếc. Lễ cúng đá xử ca được tiến hành vào lúc giao thừa đêm 30 hàng năm. Đồ cúng là một con gà trống lông màu đỏ, đẹp, biết gáy cắt tiết cho gần chết rồi thả vào trong nhà còn tiết gà lấy bôi vào tờ giấy bản mới cùng với một ít Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 60 lông gà đính vào đó để dán vào chỗ thờ đá xử ca thay cho tờ giấy cũ. Người chủ gia đình quan sát xem đầu con gà đã chết quay về hướng nào, nếu đầu quay vào nơi thờ đá xử ca hoặc phía cửa buồng nằm thì gia đình sẽ làm ăn phát đạt nhưng nếu đầu gà quay ra phía cửa ra vào thì là điềm báo gia đình sẽ hao tốn tiền của, túng bấn. - Thờ cúng ma cửa: Người Mông quan niệm ma cửa là người gác cửa, ngăn không cho tà ma vào nhà hại người nên khi làm nhà bao giờ người Mông cũng dán một khổ vải đỏ hình chữ nhật ở phía trên cửa ra vào, miếng vải đỏ chính là dải ngăn cách giữa những người trong nhà với tà ma ở bên ngoài và đây cũng chính là nơi ma cửa trú ngụ. Ma cửa thường được cúng vào dịp tết hoặc khi nhà có người ốm đau, gặp xui xẻo. Đồ cúng là một con gà trống. Có một số dòng họ thường nuôi nhốt một con gà trống treo ở bức vách buồng ngủ của chủ nhà tượng trưng cho ma cửa, khi nào cần gì thì ma cửa sẽ nhập vào con gà này, người chủ nhà phải chú ý nghe tiếng gáy của con gà để khi có điềm xấu thì phải làm lễ cúng giải hạn ngay. - Thờ cúng ma cột cái: Cột cái trong nhà là nơi bảo vệ cho sức khỏe, vận mệnh linh hồn cũng như như sự hưng thịnh của gia đình, có dòng họ còn coi cột cái là nơi thờ tổ tiên. Vì có vai trò quan trọng như vậy nên đồng bào Mông kiêng dựa vào cột, không treo quần áo, đồ dùng, không va chạm mạnh vào cột nếu không hồn người ở đây sẽ hoảng sợ bỏ chạy, làm cho con cháu trong nhà ốm đau. Cúng ma cột cái cũng được tiến hành vào đêm 30 tết. Cúng ma cột cái theo quan niệm của người Mông còn là để tạ ơn những người xưa kia đã giúp đỡ họ qua cơn hoạn nạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 61 - Thờ cúng ma buồng: Trong quan niệm của người Mông, ma buồng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ con trong nhà. Những đôi vợ chồng trẻ sau khi đã ra ở riêng, có con đầu lòng và làm lễ đổi tên lót cho người chồng thì mới thờ ma buồng. Cúng ma buồng thường làm vào buổi tối hoặc đêm. Đồ cúng là một con lợn cái nặng từ 5kg đến 10 kg được mổ trong nhà. Khi cúng phải đóng cửa không cho người lạ tới dự. Chủ nhà pha thịt lợn thành nhiều bát để bày mâm cúng, nước luộc thịt cho vào trong quả bầu khô, sau đó đọc bài khấn ma buồng bảo vệ sức khỏe cho đứa trẻ trong nhà hoặc chăn nuôi được nhiều trâu, bò, dê, lợn…cúng xong lấy nước trong quả bầu chia cho mọi người cùng uống, các thành viên trong gia đình cùng ăn uống trong nhà, quả bầu được cất lên trên mái nhà phía giường ngủ của vợ chồng cầu mong cho cợ chồng thuận hòa hạnh phúc, mẹ tròn con vuông. - Thờ cúng ma bếp: Ma bếp coi sóc cho mùa màng, lúa, ngô, là nơi tiêu diệt ma ác nên xung quanh bếp có một số lễ nghi và kiêng kị. Người Mông rất kiêng đổ nước nhất là nước cơm vào bếp, không được dẫm chân lên bếp, không được cáu kỉnh, chửi rủa bếp. Nếu sửa bếp thì phải lấy một con gà trống, một ít gạo để cúng xin ma bếp cho sửa bếp. Vào đêm 30 tết, các gia đình cũng dùng một con gà để cúng xin ma bếp phù hộ cho năm mới được mùa. Như vậy, có thể thấy các lễ nghi thờ cúng của người Mông không có những quy định phức tạp, từ quan niệm, nghi thức thờ cúng còn đơn giản, tổ tiên gần như được xem như các loại ma nhà (xử ca, ma cửa) nhưng thờ cúng tổ tiên và các loại ma nhà là hình thức cơ bản, có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Mông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 62 3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng giao Thần của cộng đồng giao thường là một hòn đá dị dạng hoặc một cây to trong khu rừng. Đồng bào quan niệm rằng mọi thành viên trong giao của mình khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, chăn nuôi, trồng trọt được mùa là nhờ có thần phù hộ. Thần trú ngụ ở rừng già nên mọi người không được chặt cây trong khu vực rừng cấm, không được phá phách nơi thần ở, không được có những hành động vô lễ với thần. Hàng năm vào đầu năm mới, cả bản chọn một ngày tốt, mỗi gia đình cử người đại diện đến nơi thần trú ngụ để làm lễ cúng và làm lễ ăn ước (nào xồng), đồ cúng có thể là gà, lợn hoặc dê, trưởng bản thay mặt mọi người đọc bài khấn mong thần phù hộ cho các thành viên trong bản. Sau khi khấn người ta tổ chức ăn uống vui vẻ và bàn bạc xem xét để thống nhất các quy ước của bản. Lễ “Nào xồng” có tác dụng cố kết cộng đồng “giao”. Điều đáng chú ý trong cộng đồng người Mông là không có thần bản mệnh của dân tộc mà chỉ có thần bản mệnh của từng giao. 3.1.4. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp Đời sống tín ngưỡng của người Mông rất phong phú, liên quan đến gia đình, dòng họ, cộng đồng giao trong khi đó tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp lại rất đơn giản. Là cư dân nông nghiệp thạo làm lúa nương rẫy nhưng các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp liên quan đến canh tác kinh tế nương rẫy lại rất ít ỏi [28, tr. 64]. Nổi bật chỉ có một số nghi lễ như: Hàng năm vào tháng giêng, trong các ngày từ 13 đến 15, dân bản chọn ngày tốt để lên nương, vào ngày này mọi người mời nhau ăn uống và cùng lên nương. Từng gia đình chọn ngày lên nương cho nhà mình, ngày đó không trùng với ngày mà nhà có người chết, chủ gia đình sẽ mang rượu, thịt, hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 63 vàng lên nương để khấn các thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, ngô lúa được mùa. Trong quá trình canh tác, nếu trời hạn hán thì làm lễ cầu mưa, lễ cúng cũng rất đơn giản, chỉ cần chai rượu, hương và con gà sau đó gia chủ tự khấn thần mưa. Khi thu hoạch xong thì làm lễ cúng cơm mới. Lễ cơm mới đơn giản, chủ nhà luộc ba bắp ngô non đổ vào một cái bát để trên tấm ghế giữa nhà rồi thắp hương khấn vái, tay cầm từng bắp ngô tẽ ra từng hột, mỗi hột gọi tên cha mẹ, ông bà, cụ và những người đã khuất về ăn cơm mới. Có thể thấy rằng so với các dân tộc láng giềng cùng sản xuất nương rẫy như Dao, Pu Péo, Lô Lô thì các nghi lễ liên quan đến sản xuất của người Mông còn đơn giản, chỉ mang tính chất cá nhân gia đình chứ không mang tính cộng đồng. 3.1.5. Tàn dư ma thuật Các hình thức ma thuật như ma thuật tình yêu, ma thuật làm hại. Các loại hình ma thuật thể hiện trong sự kiêng kị trong các sinh hoạt đời thường [33, tr. 29]. Đơn cử như khi sinh con nhất là những gia đình sinh con không thuận, thuờng làm lễ nhận bố mẹ nuôi đỡ đầu cho đứa trẻ, nếu trong ba ngày sau khi làm lễ ai là người đến gia đình đầu tiên sẽ được nhận làm bố mẹ nuôi, sau đó xin bố mẹ nuôi mấy đoạn chỉ màu để xe một đoạn dây rồi buộc vào cổ cho đứa trẻ, sợi chỉ này có ý nghĩa là thắt lại những điều quấy nhiễu, những điều không may mắn để nó không quấy nhiễu đứa trẻ nữa. Đứa trẻ nào hay ốm đau thì nhờ thầy cúng đánh cho một chiếc vòng bạc, sau đó làm lễ trừ tà rồi đeo vào cổ cho đứa trẻ để ngăn cái ác. Trong ma thuật tình yêu, họ tin rằng muốn người nào đó yêu mình thì phải tìm cách lấy trộm được tóc của người đó hoặc dùng bùa yểm để đôi trai gái đang thương yêu nhau quay ra ghét bỏ nhau hoặc ngược lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 64 Trong ma thuật làm hại, người Mông tin là có ma, họ còn tin con người có thể làm ma, nuôi ma, thờ ba loại ma là “ma ngũ hải”, “ma theo sau”, “ma sú”. Khi gia đình có người chết đột ngột thì người ta cho rằng đó là do “ma ngũ hải”. Trong nội bộ người Mông thì họ nghi nhau có “ma theo sau” nếu hai người ghét nhau có thể khấn “ma theo sau” đến làm hại người kia. Cách phát hiện ra loại ma này là nhờ vào thầy cúng, khi thầy cúng phát hiện ra ma và xác định đó là loại ma nào thì chủ nhà căn cứ vào mối quan hệ với những người quen biết mà xác định ai là người có ma đến làm hại họ. Cách phát hiện thứ hai là bản thân ai đó có ma làm hại mình là lấy chiếc đũa dựng đầu bằng vào một bát nước, đầu nhọn chụm vào nhau rồi khấn, việc tin vào “ma ngũ hải” và “ma theo sau” dẫn đến quan hệ không tốt trong cộng đồng. Còn “ma sú” là ma có thể gây ra những tai nạn như cháy nhà, đá lăn, cây đổ vào người khi đi làm nương. Nguời Mông trừ loại ma này bằng cách mời thầy cúng đến nhà làm lễ tẩy rửa mọi sú uế trong nhà. Sau lễ tẩy rửa đó, họ tin rằng tai họa sẽ không đến với họ nữa, đây là cách giải tỏa tâm lý vì họ sống ở vùng rừng núi đá nên những tai họa mà họ lo sợ là tất nhiên. 3.1.6. Sa man giáo Sa man giáo là hình thức tôn giáo chuyên biệt, nó có người chuyên nghiệp hành nghề tôn giáo gọi là thầy sa man (thầy cúng), những người được xem là có khả năng dùng phù phép đưa mình vào trạng thái hôn mê, trực tiếp giao thiệp cùng các thần [33, tr.55]. Vùng người Mông ở Đồng Văn, các thầy sa man hay thầy cúng (chi mụa) có số lượng ít, khoảng 3 – 4 xã mới có một thầy sa man. Các thầy sa man có nhiệm vụ chủ yếu là cầu cúng chữa bệnh, gọi hồn người bị ốm, cúng trừ ma tà cho các gia đình. Thầy sa man giao tiếp được với thế giới bên kia là nhờ có sự giúp đỡ của người ở cõi âm, người này sẽ chỉ ra những nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 65 nhân của bệnh tật đồng thời chỉ cho thầy sa man cách chữa bệnh và dẫn đường cho ông ta đi nhặt thuốc chữa bệnh và cách tìm hồn về cho người ốm. Mỗi thầy sa man đều phải lập bàn thờ riêng, bàn thờ là một khối hình chữ nhật, dựng bên cạnh nơi thờ đa xử ca. Cách bài trí trên bàn thờ của mỗi thầy sa man khác nhau ví dụ như trên bàn thờ có dải giấy bản để lót, đặt bên trái 6 chén đựng nước sạch, nước hạt tiêu rừng, nước chè, ở giữa là ống hương, đằng trước ống hương là một miếng gỗ được khắc chữ. Mỗi thầy cúng có dụng cụ riêng của mình có người dùng một cặp trúc vót và một cặp làm từ cây “phua chi” làm dụng cụ xin âm dương và không có nhạc cụ, nhưng có thầy cúng lại lấy đôi sừng bò (sừng trâu) để xin âm dương, còn nhạc cụ là một đôi nhạc ngựa bằng đồng, một chiếc vòng lắc có gắn các mảnh sắt nhỏ. Không giống như thầy mo, thầy cúng của dân tộc tộc Tày, Dao có trang phục khá cầu kỳ, thầy sa man người Mông không có trang phục mà chỉ có một tấm khăn nhỏ màu đen hoặc màu đỏ để che mặt khi lên đồng, tuy nhiên chỉ khi đi cúng ở ngoài thì mới dùng khăn che mặt. Trong bài cúng của thầy sa man, thế giới bên kia gồm có trên trời và dưới mặt đất. Trên trời có thần mưa, thần gió, thấn sấm, thần sét, có tổ tiên. Dưới mặt đất chỉ là bóng tối, những người mắc nhiều tội lỗi thì bị đầy trong bóng tối. Người Mông quan niệm rằng người bị ốm là do hồn đi chơi nên bị ma ác bắt giữ mất hồn. Thầy sa man muốn chữa được bệnh phải đi sang thế giới bên kia để tìm hồn, nói chuyện và đưa lễ vật cho ma hoặc dọa ma trừng trị ma để lấy được hồn về. Khi làm lễ thầy sa man ngồi trên tấm ghế dài, đốt hương, rung các nhạc cụ để đi vào trạng thái mê man và nói chuyện được với hồn và ma. Để biết ý hồn và ma ra sao thầy sa man dùng đến cặp bằng sừng hoặc bằng trúc. Dụng cụ này có hai mặt, mặt sấp là cạnh dẹt tượng trưng cho ma, mặt ngửa tượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 66 trưng cho hồn người. Khi rơi xuống, một sấp, một ngửa là có hiện tượng ma bắt hồn. Hai mặt đều sấp là ma bắt hồn đi xa. Hai mặt đều ngửa thì hồn đã về. Nghề thầy sa man (thầy cúng) không phải cha truyền con nối, người Mông cho rằng không phải ai cũng có thể trở thành thầy cúng mà người đó phải có những tư chất được các thần ở thế giới bên kia lựa chọn nên nếu ai đang khỏe mạnh bình thường nhưng tự nhiên bị bệnh chạy chữa không khỏi mà thầy cúng phát hiện ra là bị “đa lếnh” nhập vào thì phải lập bàn thờ. Qua thực tế điền dã tại bản Tả Gia Khâu xã Lũng Cú chúng tôi đã gặp bà Ly Thị Mỷ 76 tuổi là thầy cúng, thầy thuốc đã rất nhiều năm. Bà cho biết năm lên 13 tuổi bà có những biểu hiện bất thường như không ăn được cơm, không ăn thịt, cá, chỉ ăn rau, đậu, uống nước sạch, không làm được việc nhà, sau đó khi lấy chồng sinh con được 7 năm hiện tượng đó lại tiếp tục lặp lại nên bà quyết định lập bàn thờ. Nếu theo quan niệm của người Mông, những người đảm nhận việc cúng tế bao giờ cũng phải là người đàn ông còn phụ nữ hầu như không bao giờ được đảm nhận công việc này, thì trường hợp thầy cúng Ly Thị Mỷ là trường hợp khá đặc biệt. Sa man giáo có tác động rất mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của người Mông. Thầy sa man là những người được xem như gạch nối giữa con người và thần linh. Trong xã hội người Mông, nếu trưởng bản là người được cả bản kính trọng và tuân thủ mọi điều ông phán xử thì thầy sa man cũng là người được dân bản rất kính trọng và là người hộ trì cho cả bản về phần hồn. Tất cả những việc từ khi đứa bé chào đời cần làm lễ cúng mụ, đến người ốm phải cúng ma, người chết phải làm ma tươi, ma khô, chuyển nhà, chữa bệnh lúc ốm đau…đều phải nhờ đến thầy sa man. Mặc dù không có hiện tượng thầy sa man xưng vua như một số vùng người Mông ở Lào Cai nhưng vai trò của thầy sa man được nói đến trong bộ máy quản lý của người Mông, giai cấp phong kiến dùng thầy sa man (tức là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 67 dùng thần quyền) trong các vụ phân xử ép buộc, phạt vạ nhân dân. Đặc biệt trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm, thổ ty phong kiến và thực dân Pháp đã lợi dụng vai trò của thầy sa man để chia rẽ, gây hiềm khích trong đồng bào, gây nhiều khó khăn cho cách mạng. Ngày nay, sa man giáo vẫn giữ được vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người Mông trở thành yếu tố văn hóa riêng và có giá trị trong hệ thống văn hóa tinh thần của dân tộc Mông. Nên có thể nói trong xã hội truyền thống của người Mông, vị trí của già làng, trưởng bản có thể thay thế được nhiều mặt nhưng vị trí của thầy cúng thì chưa có gì thay thế được. Có thời kỳ ở nơi này nơi khác cấm đoán thầy cúng hành nghề nhưng người dân vẫn cần đến họ như một sự động viên về tư tưởng, tinh thần. Điều này cũng phản ánh nhận thức về thần linh và thế giới quan của người Mông là rất khó thay đổi. 3.2. Tôn giáo Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, được xây dựng trên lòng tin và sùng bái thượng đế thần linh, nó bắt nguồn từ cách giải thích ngây thơ về thiên nhiên và xã hội của người nguyên thủy, phản ánh nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Việc xác định sự xuất hiện một tôn giáo cần dựa trên một số yếu tố mang tính nguyên tắc đó là: Phải có giáo chủ, giáo lý, giáo luật, phải có tín đồ, có các trung tâm để truyền giáo, đào tạo các giáo sĩ, tín đồ. Ở Đồng Văn, qua nghiên cứu điền dã lịch sử cho thấy không có những yếu tố để xác định kể trên và cũng không có một tàn tích cụ thể nào, không có nhà thờ Kitô giáo, chùa Phật giáo, đền thờ Nho giáo, đền thờ Đạo giáo, không có linh mục, các nhà tu hành trong khu vực cư trú của người Mông, cũng không thấy một cộng đồng nào của người Mông tự xưng là tín đồ của một tôn giáo nào đó. Nên có thể khẳng định người Mông chưa có tôn giáo và cũng chưa theo một tôn giáo chính thống nào [28, tr.83-84]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 68 Hiện tượng “Vàng Chứ” trong đời sống của người Mông ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang “Vàng Chứ” là yếu tố mới xuất hiện trong đời sống tinh thần của người Mông nhưng đã tỏ ra có sức lôi cuốn đông đảo người Mông tham gia, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây ra nhiều khó khăn thách thức cho công tác dân tộc và công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Sau khi đặt được ách thống trị lên toàn cõi Đông Dương, chính quyền “bảo hộ” của thực dân Pháp đã của nhiều đoàn khảo sát mà hầu hết là giáo sĩ, võ quan lên tận các vùng thượng du để tìm hiểu đặc điểm và văn hóa của các dân tộc thiểu số chuẩn bị cho kế hoạch bình định của chúng. Những cuộc khảo sát ấy không nằm ngoài mục đích chinh phục các dân tộc miền núi bằng phương pháp tôn giáo hóa các di sản văn hóa dân gian và cùng đi đến kết luận: Mỗi dân tộc ở địa bàn cư trú nào đều do Chúa sắp đặt và con người chỉ còn biết sống an bài theo ý chúa [28, tr.19]. Giáo sĩ người Pháp Savinna là một trong những người tích cực nghiên cứu đặc điểm tín ngưỡng của người Mông và ông ta nhận định :“Khá dễ dàng ghép đạo lý Gia tô vào đạo lý dân tộc Mèo, chỉ cần nhắc bỏ đi vài lầm lẫn, xóa hẳn đi vài thiên khiến quan hệ tới bản chất của thượng đế…Tóm lại muốn ghép đạo lý của ta vào đạo lý của dân tộc Mèo chỉ cần sửa lại và bổ sung thêm các tín ngưỡng của họ để đi tới chỗ dành cho cả hai nền đạo lý chung một tôn giáo làm nền tảng”[33, tr.179]. Đi đôi với khảo sát và luận điểm thực dân của chúng là truyền bá Kinh thánh Thiên chúa giáo và tổ chức xây dựng nhà thờ tập hợp đàn con chiên mới, nhà thờ bằng gỗ ở vùng dân tộc Mông được xây dựng từ năm 1905 ở Sapa, Nghĩa Lộ là nằm trong ý đồ lợi dụng tôn giáo để mê hoặc lòng người, chấp nhận sự chinh phục của chính quyền thực dân đi đôi với đó là làm mê muội con người bằng thuốc phiện và rượu cồn, vùng cực bắc của Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 69 lúc đó nổi tiếng về trồng cây thuốc phiện và hút thuốc phiện là vì nguyên nhân đó. Tuy nhiên, theo các tài liệu về dân tộc ít người ở các tỉnh phía bắc Việt Nam thì mặc dù những năm đầu thế kỉ XX, Pháp đã truyền đạo Thiên chúa ở nhiều vùng người Mông ở phía bắc nhưng phải đến năm 1930 mới có người theo đạo Thiên chúa. Như vậy có thể nói đạo Thiên chúa không phổ biến trong vùng người Mông ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Trên nền chung đó người Mông ở Đồng Văn hầu như không bị ảnh hưởng của các đạo Tin Lành [28, tr.30]. Vì dân tộc Mông là một cộng đồng mà xét về mưu sinh thì họ có thể tiếp nhận, học tập cách làm ăn của dân tộc khác, nhưng trong văn hóa tín ngưỡng thì họ không tiếp nhận yếu tố từ bên ngoài. Nên muốn đưa được đạo Tin Lành vào người Mông phải nắm bắt được tâm lý tín ngưỡng của họ, đó chính là vấn đề “xưng vua”. Trở lại lịch sử thiên di của người Mông là con đường gắn liền với hành trình đi tìm công bằng đầy máu và nước mắt. Họ mong muốn có một người cứu giúp dân tộc mình thoát khỏi cảnh bị truy đuổi, đói rách và khổ đau. Nắm bắt được điều đó kẻ thù đã gắn giáo lý Tin Lành với lịch sử đấu tranh giành quyền tự quyết của người Mông, gắn với tín ngưỡng tâm linh của người Mông, chúng sửa lại giáo lí Tin Lành, chúng gọi vua Mông là “Vàng Chứ” và giải thích “Vàng Chứ” là “ông tổ”, là cha đẻ của chúa Jêsu, hơn nữa nghi lễ thờ cúng lại đơn giản gọn nhẹ, tiết kiệm, không giống phong tục của người Mông phải thờ cúng nhiều loại ma nên tốn kém, điều này đã đánh trúng tâm lý của người Mông nên bà con dễ dàng tin theo. Hầu hết đông bào chỉ quan niệm “Vàng Chứ” đơn giản là một vị vua tài giỏi của người Mông ở trên trời xuống trần gian cứu người Mông khỏi cuộc sống khổ cực vất vả, “Vàng Chứ” là hình ảnh của một “ông vua” và là hình ảnh của đấng cứu thế trong tín ngưỡng truyền thống của người Mông. Vì vậy, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 70 có thể nói đa số người Mông tiếp nhận “Vàng Chứ” là do họ tiếp nhận một phần giáo lý phù hợp với tâm lý “xưng vua” chứ hoàn toàn không có động cơ theo địch để chống phá cách mạng. Song sự nguy hiểm là ở chỗ kẻ địch đã thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trong yếu tố tộc người, trong tôn giáo để mê hoặc nhân dân, làm cho quần chúng khó nhận ra tính chất phản động của nó. Do vậy “Vàng Chứ” là hiện tượng phức tạp, không chỉ thuần túy là hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là biểu hiện sâu xa của ý thức, tâm linh tộc người trong bối cảnh cuộc đấu tranh ý thức hệ đang diễn ra gay gắt dưới hình thức “diễn biến hòa bình” mà kẻ địch đang tiến hành.“Vàng chứ” không phải là văn hóa truyền thống. Thực chất của “Vàng chứ” là sự quyện chặt của ba yếu tố: Âm mưu của địch, giáo lý Tin Lành và ý thức tộc người Mông. Đây là một chỉnh thể tác động lẫn nhau trong đó địch là chủ thể tiến hành Mông hoá giáo lý Tin Lành, khai thác tâm lý xưng vua của người Mông. Kẻ thù đã tận dụng yếu tố tâm linh, ý thức tộc người truyền tải giáo lý Tin Lành đến với người Mông[33, tr.192]. Hiện tượng lịch sử tôn giáo này cũng diễn ra sôi nổi ở vùng người Mông (Đồng Văn) vào những thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ XX. Vào đầu những năm 1989 - 1990, nghe đài Manila phát tiếng Mông truyền đạo và nghe một số người tuyên truyền đạo ở vùng Bắc Quang, một số người Mông làm lễ tổ chức đón Vàng Chứ bằng cách giết thịt gia súc, bỏ sản xuất, rủ nhau ban đêm vào rừng tập bay lên trời. Lợi dụng sự cuồng tín của quần chúng, các phần tử xấu vừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân vừa tổ chức các hoạt động mê tín như trèo lên cây, lên mái nhà tập bay lên trời, tụ tập dân chúng vào trong rừng cầu nguyện. Từ năm 1992, lợi dụng nhận thức còn hạn chế và những khó khăn của đồng bào, một số phần tử xấu trong đồng bào đã câu kết với kẻ xấu từ bên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 71 ngoài để truyền đạo “Vàng Chứ”. Từ năm 1999 đến năm 2009 có 37 hộ với 168 khẩu tại các xã Vần Chải, Lũng Phìn, Sảng Tủng, Phố Cáo, Sủng Trài, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Hố Quáng Phìn đã theo và bị ảnh hưởng đạo trái pháp luật. Trong số đó, hộ theo đạo lâu nhất là 11 năm, ít nhất là 1 năm, người nhiều tuổi nhất theo đạo trái phép sinh năm 1937, ít tuổi nhất sinh năm 2008. Nghe theo luận điệu tuyên truyền của bọn phản động số hộ này đã bỏ tấm vải đỏ và bàn thờ theo phong tục và cầu nguyện, bỏ hẳn phong tục thờ cúng tổ tiên, đặt bàn thờ chúa Jêsu, không đi làm nương, vào rừng đọc kinh tập thể, học kinh theo đài và băng ghi âm, học theo các thói quen như cầu xin chúa trước khi ăn, trước khi ngủ, sau khi ngủ dậy, không làm ma theo phong tục. Những hành động này nếu cứ tiếp tục sẽ cho văn hoá truyền thống bị đảo lộn, vai trò của trưởng bản bị giảm sút, vai trò của người truyền đạo tăng lên. Đồng thời ở những nơi người Mông theo đạo “Vàng Chứ” nảy sinh mâu thuẫn nội bộ người Mông, giữa những người theo đạo và người không theo đạo, giữa dân tộc Mông với các dân tộc láng giềng. Trước tình hình đó, Ban thường vụ huyện uỷ đã thành lập các tổ công tác đặc biệt của huyện bao gồm Ban dân vận, công an, mặt trận tổ quốc,và trưởng ban công an các xã trọng điểm tham gia. Các tổ công tác nằm vùng tại các xóm, thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của thường vụ huyện uỷ phối hợp với chính quyền địa phương đã kịp thời khoanh gọn và giải quyết. Đến nay, những người do bị lừa gạt theo học đạo trái phép đã trở lại ổn định sản xuất và đời sống, đồng bào đã cùng nhau xây dựng và cam kết hực hiện quy ước nếp sống văn hoá theo các chỉ thị của nghị định mới của Đảng và Nhà Nước. “Vàng Chứ” thực chất là yếu tố tôn giáo ngoại lai đã xâm nhập vào văn hóa tinh thần của người Mông. Hầu hết bộ phận người Mông đã có lúc từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để nghe theo “Vàng Chứ” không phải vì động cơ chính trị để chống Nhà Nước chống chính quyền nhưng vì bản thân đồng bào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 72 không thấy được âm mưu thâm độc của kẻ thù nên bị kẻ xấu lợi dụng, kích động để chống chính quyền. Do vậy vấn đề người Mông theo đạo, theo Vàng Chứ là vấn đề rất phức tạp. Để giải quyết vẫn đề này không thể dùng biện pháp can thiệp trực tiếp, thô bạo mà trước hết cần phải chăm lo ổn định đời sống, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân đồng thời chăm lo giải quyết nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo, quản lý tôn giáo theo pháp luật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 73 KẾT LUẬN Người Mông thiên di vào Việt Nam khi lẻ tẻ, khi ồ ạt và mang theo những đặc điểm riêng của tộc người mình. Dừng chân tại Hà Giang người Mông đã coi đây như quê hương thứ hai của mình và trở thành dân tộc có số lượng đông đảo nhất và là một trong số những tộc người có bản lĩnh văn hóa cao với những thiết chế cổ truyền khá nghiêm ngặt, bền vững với những phương pháp ứng xử đặc trưng, qua đó để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa tinh thần của tộc người. Có thể thấy văn hóa tinh thần của người Mông vận động và phát triển thông qua ba thiết chế xã hội: gia đình, dòng họ, bản làng. Trong thiết chế đó, nếu bản là quan hệ thể hiện tính cộng đồng thì dòng họ lại là một nền tảng vững chắc, đóng vai trò quan trọng, chi phối tới tất cả các yếu tố sinh hoạt vật chất và tinh thần, còn gia đình là cơ sở kinh tế xã hội với ý thức phụ quyền mạnh, có sự phân công lao động rõ ràng, nghiêm túc và chịu sự ràng buộc, quản lý chặt chẽ của dòng họ. Đây được coi là mô hình lý tưởng để gìn giữ, lưu truyền và tái tạo những giá trị văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử. Nghiên cứu tổ chức xã hội người Mông trước cách mạng tháng Tám không thể không nhắc đến chế độ thổ ty. Nếu như vua chúa của các triều đại phong kiến Việt Nam dựa vào thể lực và ảnh hưởng của các thổ ty địa phương để vỗ về, quản lý lãnh thổ và cư dân các vùng biên viễn của đất nước trong đó có vùng dân tộc Mông thì khi thực dân Pháp xâm lược Hà Giang rồi đến Đồng Văn chúng nhận thấy không thể vươn tay để trực tiếp quản lý cai trị, khống chế ở vùng dân tộc Mông nên đã nắm lấy các thổ ty ở địa phương, tiếp tục duy trì và cải biến tổ chức sẵn có của người Mông để phục vụ hiệu quả cho chính sách chia để trị của chúng. Do vậy bộ máy quản lý vốn có của người Mông từ cấp cơ sở là mã phài, seo phài về cơ bản không hề bị thay đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 74 mà nó đã trở thành công cụ, trở thành kẻ đại diện trực tiếp đôn đốc nhân dân lao động và cống nạp. Sự duy trì và củng cố quan hệ bóc lột phong kiến của thực dân Pháp càng khoét sâu thêm sự đối kháng về quyền lợi giữa nông dân và tầng lớp cai trị, bóc lột, nhưng sự phân hoá giai cấp trong xã hội Mông chưa rõ ràng do đặc điểm kinh tế còn mang tính chất du canh, du cư, không ổn định. Sự chi phối của chế độ thực dân phong kiến đã làm cho đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Mông hết sức nghèo nàn, lạc hậu, tăm tối. Sự áp đặt của đế quốc thực dân đã đẩy mạnh hơn nữa quan hệ bóc lột phong kiến, làm cho của cải ngày càng tập trung trong tay những người giàu có, được giao quyền lãnh đạo trong khi người nông dân phải chịu cảnh đói nghèo, bệnh tật và muôn vàn những tai họa khác. Tuy nhiên, ách áp bức của thực dân phong kiến tạo ra sự phân hóa xã hôi sâu sắc như vậy nhưng không làm mờ đi những giá trị về văn hóa tinh thần của người Mông ở Đồng Văn. Là một cộng đồng chiếm đa số nhưng người Mông ở Đồng Văn không hề có thiết chế riêng biệt theo kiểu đền, chùa, miếu mạo như một số tộc người khác song họ lại có một hệ thống tín ngưỡng đa thần thể hiện quan niệm “vạn vật hữu linh”, các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, vật thiêng trong gia đình, thờ thần cộng đồng của giao, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, các tàn dư ma thuật và Sa man giáo đã trở thành một đặc điểm nổi bật tạo nên diện mạo văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc Mông. Thành quả của cách mạng tháng Tám đã đem đến sự thống nhất về mặt chính trị trong cả nước, theo đó chế độ thổ ty, mã phài ở vùng người Mông cũng bị xóa bỏ nhưng thiết chế dòng họ, gia đình, cộng đồng làng bản và những sinh hoạt diễn ra xoay quanh nó vẫn tiếp tục tồn tại như một dòng chảy liền mạch. Đây là cơ sở thực tế để Đảng ta thực hiện chính sách dân tộc, tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 75 cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong công cuộc đổi mới. Đến nay, vùng cao nói chung và dân tộc Mông ở Đồng Văn nói riêng đã có hơn 50 năm xây dựng và phát triển, song việc quan tâm đến một giai đoạn lịch sử trong quá khứ của dân tộc Mông nơi đây còn ít được quan tâm làm rõ nhất là về tổ chức quản lý ở vùng người Mông trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám vì những tư liệu về vấn đề này còn rất mờ nhạt, cùng với một thực tế là mặc dù Nhà Nước đã có những chính sách hỗ trợ nhưng cho đến nay về cơ bản xã hội Mông vẫn là một xã hội cổ truyền mang nặng tính chất tự cấp tự túc, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Do vậy đòi hỏi cần tiếp tục được sự quan tâm kết hợp đồng bộ những chính sách của Đảng và Nhà Nước với tinh thần tự lực tự cường của bà con người Mông, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong đồng bào dân tộc Mông nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, nêu cao cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình và luận điệu xuyên tạc của các thế lực, giữ vững ổn định chính trị đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí. Cùng với công tác triển khai xây dựng thiết chế văn hóa, dịch tài liệu tuyên truyền sang tiếng Mông, phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt nguyện vọng của đồng bào, nắm chắc diễn biến về truyền đạo trái phép trong vùng dân tộc Mông để kịp thời ngăn chặn, tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm di sản văn hóa truyền thống trên mọi phương diện đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho đồng bào Mông cùng hòa nhập với sự đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, theo đó những tư tưởng lạc hậu sẽ mất đi, những truyền thống lịch sử tốt đẹp sẽ được phát huy trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1994 -1995), tập 1, Nxb Sở văn hóa thông tin Hà Giang, Hà Giang. 2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1945 - 2000), tập 2, Nxb Sở văn hóa thông tin Hà Giang, Hà Giang. 3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang, Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). 5. Bộ công an, công an tỉnh Hà Giang (2000), Lịch sử công an nhân dân Hà Giang (1945- 2000), Nxb Giao thông, Hà Nội. 6. Bộ văn hóa Thông tin (2007), Xây dựng điểm chỉ đạo công tác văn hóa thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, Hà Nội. 7. Bộ văn hóa Thông tin, Vụ văn hóa dân tộc(2005), bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mông), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 8. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Nxb VHNT tạp chí văn hoá nghệ thuật, Hà Nội. 9. Phan Hữu Đạt (1999), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế- xã hội miền núi, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Mai Thanh Hải (1996), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 13. Lâm Thị Thu Hằng (2007), Cuộc vận động định canh, định cư đối với đồng bào Mông huyện Đồng Văn - Hà Giang trong thời kỳ đổi mới (1986- 2005), luận văn thạc sĩ lịch sử Việt Nam, trường đại học sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 77 14. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - khoa văn hóa xã hội chủ nghĩa (2004), Văn hóa và phát triển văn hóa Việt Nam mội số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội. 15. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Lí luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội. 16. Hội đồng dân tộc của Quốc hội khóa X (2000), Chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà Nước về dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 17. Vũ Thị Minh Hương, Nguyễn Văn Huyên, Phillipe Papin (1999), Địa danh và các tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kì, Nxb Văn hóa thông tin, Cục lưu trữ Nhà Nước. 18. Nguyễn Chí Huyên (2000), Các tộc người vùng biên giới phía Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 19. Huyện ủy Đồng Văn (5/8/2005): Báo cáo tình hình truyền đạo, học đạo,theo đạo trái pháp luật tại huyện Đồng Văn từ 2000 đến nay, Văn phòng huyện ủy Đồng Văn. 20. Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 21. Nguyễn Khôi (2006), Các dân tộc ở Việt Nam cách dùng họ và đặt tên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 22. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kì, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 23. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Lã Văn Lô- Hà Văn Thư (1980), Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hoá ở vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 25. Lã Văn Lô- Nguyễn Hữu Thấu-Mai Văn Trí - Ngọc Anh - Mạc Như Đường (1959), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 78 26. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các dân tộc ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 27. Hoàng Xuân Lương (2006), Văn hoá Mông ở Nghệ An, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 28. Trường Lưu - Hùng Đình Quý (1996), Văn hóa dân tộc Mông Hà giang, Nxb sở văn hóa thông tin thể thao Hà Giang, Hà Giang. 29. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 30. Hùng Đình Quý (2003), Dân ca Mông, Nxb Sở văn hóa Thông tin Hà Giang, Hà Giang. 31. Hùng Đình Quý (chủ biên), Nguyễn Khắc - Phạm Văn Quang - Lò Giàng Páo - Cao Xuân Thái - Nguyễn Khắc Đài (1999), Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang, Nxb Sở văn hóa thông tin Hà Giang, Hà Giang. 32. Sở văn hóa Thông tin tỉnh Hà Giang (2006), Thuyết minh di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương xã Sà Phìn huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang, Sở văn hóa thông tin Hà Giang . 33. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa H’Mông, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 34. Trần Hữu Sơn (2004), Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng cao, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 35. Trần Nam Sơn, Lê Hải Anh (2001), Những quy định về chính sách dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội. 36. Lê Ngọc Thăng (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 37. Doãn Thanh (1966), Dân ca Mèo, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 38. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippapin, Phan Văn Các, Lê Việt Nga, Dương Thị The (2003), Đồng Khánh dư địa chí, Nxb Thế giới, Hà Nội. 39. Nguyễn Trùng Thương (2000), Văn hóa người Mông ở Hà Giang tồn tại và phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tham luận khoa học, Sở văn hóa thông tin thể thao Hà Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 79 40. Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Hà Giang (2001), Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891- 2001), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. UBND huyện Đồng Văn (2006), Báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị số 45 CP/TW của trung ương Đảng về một số công tác vùng dân tộc Mông, Huyện ủy Đồng Văn. 42. UBND huyện Đồng Văn (2006), Báo cáo khái quát tình hình kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh và công tác xây dựng Đảng, chính quyền huyện Đồng Văn, Huyện ủy Đồng Văn. 43. UBND huyện Đồng Văn số 22/BC_UB (2/2005): Báo cáo hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001-2005 và giải pháp, mục tiêu phát triển giai đoạn 2006-2010 huyện Đồng Văn, Huyện ủy Đồng Văn. 44. UBND huyện Đồng Văn, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm số 150/BC-XĐGN và VL ngày 23/12/2005, Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005, huyện ủy Đồng Văn. 45. UBND tỉnh Hà Giang (2004), Các dân tộc Hà Giang, Nxb Thế giới, Hà Nội. 46. UBND tỉnh Hà Giang (2006), Báo cáo kết quả đề tài, khảo sát, đánh giá tổng thể di sản văn hóa cổ truyền một số tộc người ở Hà Giang, Hà Giang. 47. UBND tỉnh Hà Giang số 98 UB - BC ngày 6/8/2004, Báo cáo tổng kết Chỉ Thị 45/CT- TW về một số công tác vùng dân tộc Mông, Huyện ủy Đồng Văn. 48. UBND tỉnh Hà Giang, Sở văn hoá Thông tin, số 49/BC-VHTT (2004), Báo cáo tham luận việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống và công tác xây dựng làng, bản, gia đình văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang, Sở Văn hóa thông tin Hà Giang. 49. UBND tỉnh Hà Giang, Sở văn hoá Thông tin, UBND huyện Mèo Vạc (2004), kịch bản Lễ hội chợ tình Khâu Vai- 2004, Sở văn hóa thông tin Hà Giang. 50. UBND, HĐND, huyện Kỳ Sơn (1995), Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng và các dân tộc ở Kỳ Sơn - Nghệ An, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 80 51. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Cừ Hòa Vần, Hoàng Nam (1994), Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 53. Danh sách những nhân chứng cung cấp thông tin và tư liệu điền dã: TTT Họ và tên Địa chỉ Ghi chú 1. Sùng Tài Dùng Phường Quang Trung - tx Hà Giang Nguyên chủ tịch MTTQ tỉnh Hà Giang 2. Vù Mí Kẻ Thị trấn Đồng Văn Nguyên Đại biểu Quốc Hội tỉnh Hà Giang Nguyên Bí thư huyện uỷ Đồng Văn (1966-1970) 3. Sùng Chá Lình Xã Sà Phìn- Đồng Văn 4. Sùng Thị Mai Thị trấn Mèo Vạc 5. Ly Thị Mỷ Xã Lũng Cú – Đồng Văn 6. Củng Phủ Nêu Xã Sủng Là - Đồng Văn 7. Vương Quỳnh Quốc Thị trấn Đồng Văn Nguyên chủ tịch UBND huyện Đồng Văn 8. Nguyễn Văn Quý Phường Minh Khai- Tx Hà Giang Nguyên giám đốc Công an tỉnh Hà Giang 9. Hầu Mí Tính Xã Ma Lé - Đồng Văn 10. Hoàng Văn Thiện Thị trấn Đồng Văn 11. Đặng Bá Sáng Phường Nguyễn Trãi – Tx Hà Giang 12. Thào A Rử Xã Lũng Cú – Đồng Văn 13. Củng Phủ Vần Thị Trấn Đồng Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Thầy cúng Ly Thị Mỷ - xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang Một bản của người Mông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trang phục của người phụ nữ Mông Món “thắng cố” của người Mông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Chợ phiên ở thị trấn Đồng Văn - Hà Giang Nhà ở của người Mông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Chợ phố cổ ở Đồng Văn - Hà Giang Khu dinh thự họ Vương tại xã Sà Phìn (Đồng Văn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Mộ ông Vương Chí Sình tại xã Sà Phìn (Đồng Văn) Ông Vương Chính Đức cùng các con cháu và lính bảo vệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc3.pdf
Tài liệu liên quan