Luận văn Tô Hoài với hai thể văn: Chân dung và tự truyện

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI MỞ ĐẦU 1.1. Mười bảy tuổi Tô Hoài đã có một số sáng tác thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy (Tiếng reo, Đan áo .). Những bài thơ non nớt về nghệ thuật đã giúp ông hiểu mình và ông sớm chuyển hướng. Từ giã vườn thơ ông đến với cánh đồng văn xuôi, từ chân trời lãng mạn ông đến với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo tuy vẫn mang chất trữ tình. Cảnh đời thường đã có sức thu hút, hấp dẫn mãnh liệt đối với ngòi bút của nhà văn Tô Hoài. Với hơn sáu mươi năm viết, ông đã để lại cho nền văn học hiện đại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, hiếm ai trong các nhà văn hiện đại so sánh được. Hầu như, ở độ tuổi nào ông cũng có tác phẩm. Vương Trí Nhàn đã từng đánh giá về sức sáng tác của nhà văn Tô Hoài: “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề, một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt - đời văn Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy mang trong mình cả cuộc sống bất tận” [32,tr .180] . 1.2. Nói đến thành công trong sáng tác của Tô Hoài là nói đến những sáng tác cho thiếu nhi đặc biệt là Dế mèn phiêu lưu ký, và những sáng tác về đề tài miền núi Nhưng thật là thiếu sót, nếu không nhắc đến hai thể chân dung và tự truyện. Có thể đánh giá đây là mảng viết đặc sắc của Tô Hoài. Cho đến bây giờ, người ta đều nhận ra rằng, cái làm nên giá trị trong văn chương Tô Hoài là hai thể văn này. Với hai thể chân dung và tự truyện đã cho ta thấy một Tô Hoài không lẫn với ai, hóm hỉnh, thông minh, và sống hết mình với nghề văn, nghiệp văn. Và cũng chính với những thể văn này, lần đầu tiên Tô Hoài đã đem lại cho độc giả hình ảnh một số “nhân vật lớn” của văn chương nước nhà ở một cự ly gần, và thấy một sự thật về chân dung của các nhà văn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra những đặc sắc nổi bật, và khẳng định những đóng góp, những sáng tạo độc đáo của Tô Hoài trong hai thể văn này, là những vấn đề cần thiết và rất nên làm. Bởi nó là một phần tạo nên sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Tô Hoài. 1.3. Cỏ dại (1944), qua Tự truyện (1977), Những gương mặt (1988), đến Cát bụi chân ai (1992), và Chiều chiều (1999) là những mảng viết đặc sắc của Tô Hoài về chân dung và tự truyện. Những tác phẩm này đã để lại cho độc giả ấn tượng về sức viết của Tô Hoài thật mênh mông, đồ sộ, với một sức trẻ kéo dài. Nghiên cứu hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài là nghiên cứu những phần đặc sắc, những phần tạo nên cái riêng trong phong cách sáng tạo của nhà văn. Tìm hiểu về nhà văn Tô Hoài ta thấy, lâu nay, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị của Tô Hoài. Nhưng những công trình coi hai thể chân dung và tự truyện là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt lại chưa được chú trọng. Cho đến nay, đây vẫn là một khoảng trống. Nhận thấy điều đó, cho nên chúng tôi đã chọn hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn. Dẫu không phải là điểm nóng, nhưng luận văn vẫn muốn đóng góp thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài nói chung, và hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài nói riêng - những thể loại ghi dấu ấn thành công trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, đồng thời dây còn là những thể văn tạo nên cái riêng trong phong cách sáng tạo của ông. 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, chúng tôi cần phải đọc, tham khảo các tài liệu có liên quan đến hai thể văn: chân dung và tự truyện của Tô Hoài. - Toàn bộ sáng tác về mảng đề tài chân dung và tự truyện của nhà văn Tô Hoài. - Đọc tham khảo những tác phẩm chân dung và tự truyện của một số nhà văn cùng thời. - Đọc những bài nghiên cứu, phê bình về những sáng tác của nhà văn Tô Hoài, đặc biệt là những bài viết về mảng đề tài chân dung và tự truyện. - Đọc và nghiên cứu một số tác phẩm lý luận làm cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Đương thời, khi xuất hiện, các tác phẩm của Tô Hoài đã được giới nghiên cứu văn học chú ý. Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã tập trung và hai hướng tiếp cận chủ yếu: tiếp cận trên góc độ tổng quan và tiếp cận từ các tác phẩm cụ thể. Có nhiều công trình nghiên cứu về Tô Hoài, nhưng nghiên cứu về hai thể văn chân dung và tự truyện của ông thì lại có rất ít, chỉ có một vài ý kiến nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu, mà chưa thực sự đi sâu nghiên cứu chuyên biệt. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ điểm duyệt những ý kiến có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu hai thể chân dung và tự truyện của Tô Hoài. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, quyển IV (1944), khi giới thiệu về Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá về phong cách viết tiểu thuyết của Tô Hoài. Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm. Số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng tăng không ngừng. Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như : Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Vân Thanh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng Huy, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét khái quát về thể văn tự truyện của Tô Hoài : "Hồi ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài Ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy" [43]. Trong lời nhận định của mình, giáo sư đã chỉ ra cho độc giả thấy một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài, đó chính là " nhân vật trung tâm" - "cái tôi" của tác giả - cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực " một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc" [43]. Giáo sư Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện : " Hồi ký và tự truyện của ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực với ý thức phân tích tỉnh táo các hiện tượng và phần tâm sự của tác giả" [10]. Cùng với hướng phát hiện đó, giáo sư Phong Lê đã khẳng định sức lôi cuốn, hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài đối với độc giả : "Đọc tự truyện tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình mà hiểu người, hiểu đời, hơn thế hiểu cả một bầu khí quyển chung cho bao thế hệ" [32]. Vân Thanh với bài Tô Hoài qua Tự truyện đã nói đến sự đổi mới về tư tưởng, và phương pháp nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài : "Tự truyện được viết trên cả quá trình 30 năm, có bộ phận nói lên được sự đổi mới của tư tưởng, phương pháp nghệ thuật của Tô Hoài. Nếu Cỏ dại là hồi tưởng về thời thơ ấu được viết vào tuổi hai mươi, trước Cách mạng, thì đến , Những người thợ cửi, Đi làm, được viết vào tuổi đời năm mươi của nhà văn trong những năm 70. Điều kỳ lạ là các mảng sống và chi tiết trước đây cũng như bây giờ, vẫn cứ gần như tươi rói trong ký ức nhà văn" [32]. Phạm Việt Chương trong Những gương mặt - chân dung văn học Tô Hoài đã từng nhận xét : "Chúng ta gặp lại Tô Hoài, tác giả của những tác phẩm phiêu lưu kì thú, khi anh viết một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọc hằng yêu mến. Một điều dễ nhận, Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua "[32,tr .404]. Đây là những ý kiến đánh giá mang tính chất khái quát nhất và tiêu biểu nhất về hai thể văn của Tô Hoài : chân dung và tự truyện. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết nghiên cứu, bàn luận xoay quanh những sáng tác chân dung và tự truyện Tô Hoài của các nhà nghiên cứu như : Vương Trí Nhàn, Trần Hữu Tá, Võ Xuân Quế, Trần Đình Nam Ở Cỏ dại, mặc dù không gây được tiếng vang như tập Tự truyện sau này, song cũng được đánh dấu bằng ý kiến của nhà báo, nhà nghiên cứu Võ Xuân Quế : "Mặc dù còn có một vài hạn chế nhất định về tư tưởng, song nó đã vẽ lên được bức tranh chân thực về một vùng quê ở ngoại thành Hà Nội. Đó là cảnh sống nghèo khó, khốn khổ cùng cực, những phong tục tập quán cổ hủ với những tâm tình u uẩn của người thợ thủ công Nghĩa Đô Tô Hoài đã miêu tả thành công các mối quan hệ gia đình, bạn bè, trai gái, làng xóm ở thôn quê" [45]. Khi nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã đặc biệt chú ý tới mảng hồi kí trong đó có Cỏ dại. Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định : "Nghiên cứu Tô Hoài, không thể không đọc Cỏ dại như một tài liệu cơ bản, vì tác phẩm cho ta biết một cách cụ thể những gì đã tạo nên tâm hồn ấy, cây bút ấy ." [42,tr .53]. Nhận định trên đã chỉ ra cho độc giả thấy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tác phẩm Cỏ dại đối với sự hình thành tư tưởng và phong cách của cây bút tài năng Tô Hoài. Đến Tự truyện (1973), nhà nghiên cứu Vân Thanh đã đánh giá cao và cho rằng: “Sau Cỏ dại, Trăng thề, Nhà nghèo những năm 70, Tô Hoài tiếp tục bổ sung để có Tự truyện như hôm nay. Theo tôi, nói Tô Hoài trong phần đặc sắc của anh là nói về mảng đề tài miền núi như ta đã thấy, nhưng đến hôm nay không thể không nói đến phần ký ức tuổi thơ và tuổi thanh niên của anh Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ - hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ đề nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ" [32, tr 399, 403]. Cát bụi chân ai (1990) là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại chân dung văn học của Tô Hoài. Cát bụi chân ai ra đời, gây xôn xao trong dư luận công chúng, được bàn cãi nhiều, có khen, chê song điều cốt lõi là không ai không thừa nhận giá trị nội dung và tài năng nghệ thuật của tác giả cuốn sách. Nó vừa là tác phẩm có giá trị văn học vừa là cuốn tư liệu có giá trị lịch sử bởi đã dựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi trường mà nhà văn phản ánh trong đó. Nhà văn Xuân Sách từng nhận xét: "Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài - từ văn phong đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị. Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc, nghe rồi hiểu đừng cật vấn Và vì thế sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực"[32,tr.414]. Còn nhà văn Trần Đức Tiến thì cho rằng : "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chũng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn chương nước nhà từ một cự li gần . Bây giờ qua Tô Hoài - chúng tôi được nhìn gần : một khoảng cách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc"[32, tr .413]. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét : Hồi ký Cát bụi chân ai "kể chuyện những nhà văn, những người bạn mà tài năng văn học không ai chối bỏ được nhưng đồng thời cũng là những con người bình thường với những tính tốt và tật xấu như mọi người"[4]. Cát bụi chân ai là tác phẩm được bàn cãi nhiều, có người khen kẻ chê, song cốt lõi không ai không thể không thừa nhận giá tri nội dung và tài năng nghệ thuật của Tô Hoài. Nhìn chung khi viết tác phẩm này nhà văn đã phát huy được mặt mạnh sở trường của mình, trước hết đó là nghệ thuật dẫn truyện. Hà Minh Đức đã nhận xét về mặt ngôn ngữ : "ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm của Tô Hoài linh hoạt và nhiều màu vẻ. Ông chủ động trong câu chuyện kể kết hợp kể chuyện và miêu tả tạo nên sự diễn biến uyển chuyển và linh hoạt của mạch truyện"[10] Những bài viết trên đã trở thành những ý kiến tham khảo rất hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Với đề tài Tô Hoài với hai thể văn : chân dung và tự truyện, người viết mong muốn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về chân dung và tự truyện - hai thể văn đặc sắc của Tô Hoài, đồng thời có dịp hiểu rõ hơn cuộc đời cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tô Hoài. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Chỉ ra những đặc sắc của thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài. - Khẳng định những đóng góp của Tô Hoài về mảng chân dung và tự truyện trong quá trình phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. 5. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp hệ thống, và một số phương pháp khác. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Nghiên cứu một cách có hệ thống về những đóng góp của hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài, qua đó, góp phần tìm hiểu phong cách văn xuôi Tô Hoài và những đóng góp đặc sắc của ông cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Toàn bộ luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo được trình bày trong 3 chương: CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI CHưƠNG 2: TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC CHưƠNG 3: TÔ HOÀI VỚI TỰ TRUYỆN MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2 3. Lịch sử vấn đề . 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp mới của luận văn 8 7. Cấu trúc của luận văn . 8 NỘI DUNG 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI 9 1.1. Nhà văn Tô Hoài . 9 1.1.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác . 9 1.1.2. Quan niệm về nghề văn và người viết văn . 13 1.2. Về hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài 15 1.2.1. Chân dung văn học của Tô Hoài 15 1.2.2. Tự truyện của Tô Hoài . 20 Chương 2: TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC . 23 2.1. Chung quanh khái niệm về chân dung văn học và chân dung văn học của Tô Hoài . 23 2.1.1. Khái niệm . 23 2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của thể chân dung văn học 24 2.1.3. Chân dung văn học của Tô Hoài 28 2.2. Đặc sắc trong chân dung văn học của Tô Hoài . 35 22.1. Khắc hoạ chân dung trong không khí văn học thời đại 35 2.2.2. Dựng chân dung theo dòng hồi tưởng 49 2.2.4. Dựng chân dung nhà văn trên cái nền phong tục lạ . 54 2.3. Chân dung một số nhà văn và bức chân dung tự hoạ . 58 Chương 3: TÔ HOÀI VỚI TỰ TRUYỆN . 68 3.1. Chung quanh khái niệm về tự truyện 68 3.1.1. Khái niệm . 68 3.1.2. Các đặc trưng cơ bản của tự truyện . 72 3.1.3. Tự truyện trong hành trình văn xuôi Tô Hoài 76 3.2. Đặc sắc trong nội dung của tự truyện của Tô Hoài . 76 3.2.1. Nhãn quan sinh hoạt, thế sự . 85 3.2.2. Tự truyện pha dấu ấn tiểu thuyết . 93 3.3. Đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện của Tô Hoài 3.3.1. Ngôn ngữ 93 3.3.2. Nghệ thuật trần thuật luôn mang một sắc thái riêng 106 KẾT LUẬN 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 122

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tô Hoài với hai thể văn: Chân dung và tự truyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả” những gì quen thuộc, gần gũi quanh ta, là “hương đồng cỏ nội hoà vào nhau, bốc lên một miền quê”. Đọc những lời miêu tả trên của Tô Hoài, người đọc như lạc vào quê hương, như đang được đi giữa quê hương thưởng thức một mùi quen thuộc của “hương đồng gió nội” một mùi quê hương không bao giờ phai trong trí nhớ mọi người. Với biệt tài miêu tả, nhà văn Tô Hoài đã mang đến cho độc giả những trang hồi ức sinh động, cụ thể với những bức tranh muôn màu của cuộc sống. Tác giả đã phát huy tối đa hiệu quả những hình ảnh trực quan, tạo nên “trang phục” mới, độc đáo, thú vị cho những trang miêu tả. Cho nên “có thể nói văn xuôi của Tô Hoài có chất thơ, chất nhạc và chất hoạ”. Có được những tinh tế ấy cũng là nhờ bởi sự trau dồi vốn ngôn ngữ. Đọc những trang viết của Tô Hoài ta có cảm giác ẩn chứa trong những trang viết ấy là sức lôi cuốn, thu hút người đọc. Chính vì vậy mà giáo sư Phong Lê từng nhận xét về Tô Hoài: “Lực lưỡng và liên tục cho đến tuổi già. Gắn bó và lôi cuốn người đọc cho đến tuổi già”[32]. Với Tô Hoài, thiên nhiên là nơi bộc lộ tài năng sở trường của mình, có lẽ vậy mà những bức tranh thiên nhiên thường trọn vẹn, sinh động, muôn màu muôn vẻ. Thiên nhiên trong những tác phẩm của ông luôn có hồn, tươi tắn đầy sức sống như sự tồn tại vốn có của nó. Để có được biệt tài miêu tả sống động và tinh tế như thế, nhà văn Tô Hoài phải có sự trau dồi kho từ vựng phong phú, đa dạng. Đối với ông, để có được kho từ vựng ấy, người viết văn phải luôn có ý thức học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Ngôn ngữ đặc tả những chi tiết: Những trang văn miêu tả của Tô Hoài bao giờ cũng hiện lên cụ thể, chân thực và sống động, cho dù có khi nhà văn diễn tả những cảm xúc mơ hồ của con người. Khi miêu tả đối tượng, nhà văn luôn thể hiện sở trường trong việc đặc tả chi tiết khiến cho sự vật, sự việc được miêu tả ở cự ly gần nhất gây được nhiều bất ngờ thú vị tới người đọc: “Tô Hoài nắm bắt rất nhanh những chi tiết chân thực điển hình của đối tượng miêu tả”[32] . Nhờ khả năng đặc tả chi tiết mà Tô Hoài rất giỏi khi miêu tả ngoại hình, chân dung của nhân vật, làm nổi bật lên đối tượng được miêu tả: “Những nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường nhanh chóng gây được ấn tượng ở người đọc một phần quan trọng cũng là nhờ khả năng miêu tả sắc sảo và tinh vi đó”[10]. Ký ức tuổi thơ của Cu Bưởi luôn in đậm hình bóng, gương mặt của người ông: “Đầu ông tôi cạo nhẵn, lơ thơ tóc bạc, ngó được cả làn da đầu bóng đỏ… Phía má bên trái ông tôi có một cái nốt ruồi. Ở vết nốt ruồi mọc ra mấy sợi râu dài mờ như cước, quyện lẫn cả vào chòm râu thưa bên mép. Mắt ông tôi lúc nào cũng lờ đờ. Phía dưới mí gồ lên hai cái bọng. Những nếp răn chảy trên má rạt quanh xuống hai bên cằm…”[19,tr.13]. Tô Hoài miêu tả gương mặt của người ông tới từng tiểu tiết trên gương mặt, khiến cho người đọc có cảm giác như mình đang được trực tiếp quan sát gương mặt ấy qua một tấm kính hiển vi, nhìn thấy được cả nốt ruồi nhỏ ở bên má trái và mấy sợi râu bạc mờ trên đó. Biệt tài miêu tả của nhà văn thể hiện ở khả năng đặc tả chi tiết khiến cho người đọc phải ngạc nhiên và thán phục. Nhờ sự quan sát tinh tế cho nên Tô Hoài đã miêu tả hết sức chi tiết. Những hình ảnh ấy hiện ra trước mắt độc giả là một gương mặt của người già với những nếp nhăn khắc khổ, hằn sâu như vết chân của thời gian đã đi qua, in dấu lại, đôi mắt dường như đã mệt mỏi, kém vẻ tinh anh “lờ đờ”, “có màng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 gợn trăng trắng”. Với sự miêu tả chân xác như vậy nên gương mặt người ông đã gây ấn tượng độc đáo và rõ nét với người đọc. Trên khuôn mặt ấy vừa có cái chung của tất cả mọi gương mặt người già nhưng lại có những điểm riêng biệt mà chỉ nhân vật ấy mới có. Đoạn văn miêu tả gương mặt của bà: “Bà nội tôi mắt kém. Về mùa rét, rận bò cả ra áo. Trên khuôn mặt nhăn nheo xộc xệch, lèm nhèm hai con mắt lờ đờ cùi nhãn. Xung quanh vành mắt lầy nhầy, lông mi đã rụng hết. Lông mày thì bạc phơ”[19] Trên gương mặt của bà, đôi mắt được tập trung miêu tả chi tiết nhất. Cặp mắt “lèm nhèm”, “lờ đờ cùi nhãn”. Thậm chí nhà văn còn miêu tả tỉ mỉ hơn ở các chi tiết: “vành mắt lầy nhầy, lông mi đã rụng hết”. Những từ láy tính từ: lèm nhèm, lờ đờ, lầy nhầy cho thấy đôi mắt của bà rất yếu và kém rồi, khó mà nhìn rõ được nữa. Miêu tả gương mặt của ông, đôi mắt của bà, độc giả còn thấy nhà văn miêu tả đôi bàn chân của bà nữa: “bàn chân bà tôi kỳ quái, khác hẳn chân mọi người. Gót thì bè ra, nẻ khía từng múi như múi cà bát. Bà tôi đi chân đất từ thuở bé đến già, chân lúc nào cũng có vết nứt cổ gà... Hai chiếc ngón chân cái bà tôi dễ chừng to bằng mười ngón chân cái tôi chặp lại, lại nghẹo ngang, chìa đầu ngón sang nhau. Ông tôi nói bà tôi là giống đời cổ, “người đời Giao Chỉ”, nên mới ngón chân giao nhau thế” [19,tr.30-31]. Đôi bàn chân đã được đặc tả cụ thể, chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết, từ cái gót chân “nứt nẻ”, “nẻ từng khía từng múi” của người nông dân lao động quen đi chân đất. Đặc biệt, người đọc chú ý đến chi tiết “hai chiếc ngón chân cái” nó “nghẹo ngang chìa đầu ngón sang nhau”. Hai ngón chân “kỳ quái” ấy là chứng tích còn lại của người đời trước “người đời giao chỉ”. Những chi tiết miêu tả đôi bàn chân đã đem lại cho người đọc những khám phá thú vị. Có đoạn văn Tô Hoài miêu tả thầy giáo của mình: “Thầy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 giáo tôi đã dậy, ngồi tựa lưng vào cái hòm phản, tôi ngắm nghía thấy thầy giáo tôi già quá… Thầy tôi bỏ cái khăn lượt xuống, tóc thầy đã ngả màu muối tiêu hết. Hàng ria vểnh cứ chênh vênh vàng ám khói như ai dính vào đấy. Thầy nhom nhem gầy rộc, thầy chỉ còn hơi giống thầy mọi khi”[19,tr.131]. Miêu tả hình ảnh thầy giáo chỉ vài nét đặc tả chi tiết mà hình ảnh người thầy đã hiện ra trước mắt chúng ta, một người thầy đã già, mái tóc đã ngả màu muối tiêu. Hàng ria vàng ám khói, hình dáng nhom nhem khổ sở. Những chi tiết ấy đã đem lại cho độc giả những khám phá thú vị về cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài. Khả năng đặc tả chi tiết trong khi miêu tả khiến cho những trang Tự truyện của Tô Hoài hiện lên thật cụ thể và sinh động. Mỗi chi tiết, mỗi đường nét như những nét vẽ vừa chân thực lại vừa rất có hồn tạo nên phong cách riêng trong bút pháp miêu tả của nhà văn. Ngôn ngữ giàu biểu cảm tạo liên tưởng về thân phận con người: Khi miêu tả, ngòi bút của Tô Hoài luôn hướng về đối tượng là những con vật, đồ vật, cảnh thiên nhiên, những con người bình dị, những gương mặt quen thuộc gần gũi với cuộc sống của tác giả. Mỗi đối tượng lại được miêu tả với nét vẽ riêng, đặc trưng tạo nên bức tranh sinh hoạt với những cảnh đời thường chân thực và sinh động. Đặc biệt, từ những bức tranh miêu tả ấy đã tạo ra cho người đọc những liên tưởng về thân phận con người - về cảnh đời của những con người lao động chất phác, lam lũ vùng Nghĩa Đô, quê hương tác giả. Giáo sư Hà Minh Đức đã nhận xét: “Các nhân vật của ông không nói nhiều, không lý thuyết dài dòng. Nhân vật được miêu tả sinh động qua ngôn ngữ đối thoại để lại những ấn tượng khó quên”[10]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Đây là đoạn văn miêu tả dáng ngồi in đậm hình bóng của người ông trong ký ức của Cu Bưởi: “Mỗi sớm, khi tôi bừng mắt, nhìn sang ghế tràng kỷ bên đã trông thấy đốm thuốc phập phèo sáng. Ông tôi ngồi bó gối, bao giờ cũng một kiểu ấy, hút thuốc, nhìn ra sân.”[19,tr.14]. Những nét vẽ đã tạo nên hình dáng của người ông. Trong dáng ngồi im lìm và lặng lẽ ấy như có cái gì đó vừa bất mãn vừa cam chịu, nhẫn nhục, suy tư trước thời thế cuộc đời, trước cái nghèo đói tù túng như con mọt đang ăn mòn mỗi thân phận, mỗi cuộc đời của người dân vùng Nghĩa Đô khi đó. Một con người cũng đã từng có một thời tung hoành, lang bạt đây đó, thậm chí: “Ông tôi đã từng đi ăn trộm. Ông tôi đã từng đi ăn cướp. Ông tôi lại đã đâm cả kẻ cướp, đánh nhau với cướp”[19,tr.15-16]. Bây giờ khi đã về già, con người ấy ngoài việc ngồi đăm chiêu như vậy và quét lá rụng trước sân thì “không cất nhắc một việc gì nữa”. Trong khi cả gia đình vẫn phải bươn bả, lo toan, kiếm miếng ăn hàng ngày nhưng cứ “nghèo dần mãi đi”. Đó là một sự buông xuôi trước số phận, phó thác cuộc đời cho số phận; một sự cam chịu và bất lực trước hiện thực cuộc sống. Dáng ngồi lặng lẽ, khắc khoải của người ông như một dấu than, một dấu chấm buồn góp vào bức tranh cuộc sống chung của những người dân trong làng. Cuộc sống bị bao phủ bởi màu xám tẻ ngắt của cái nghèo đói, cũ kỹ và lạc hậu. Nhà văn Tô Hoài gọi đó là: “Cuộc sống trong ao mà những con chẫu chàng thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước, đờ đẫn nhìn theo mấy cái bọt mình vừa thở”. Bức tranh miêu tả chỉ vài nét phác họa về hình dáng - dáng ngồi của người ông, một dáng ngồi duy nhất vào buổi sáng với đốm thuốc lập loè đã lạc vào thời gian, in đậm trong ký ức của Cu Bưởi. Đằng sau những nét vẽ của tác giả, độc giả đã được biết thêm rất nhiều về cuộc đời, về thân phận của nhân vật, những điều có được nhờ sự liên tưởng, nhờ cảm nhận của người đọc qua sự miêu tả rất chân thực và sinh động ấy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Khác với Nam Cao thường bộc lộ tính cách nhân vật qua nội tâm - cái nội tâm đầy phức tạp, đầy mâu thuẫn, giằng xé - nhân vật của Tô Hoài thì không nói nhiều, không đối thoại nhưng chỉ qua những hình dáng, cử chỉ ta cũng có thể liên tưởng đến số phận con người, có thể thấy được những suy nghĩ, đăm chiêu trong tâm hồn của nhân vật. Đây là hình ảnh người mẹ: “Bóng u tôi hoà lẫn với bóng tối, vẽ lên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ lòng đen nhuốm màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ trong lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi, thấc thỏm đợi chờ dài dặc”[19,tr.22]. Bóng dáng người mẹ đã được khắc hoạ qua “Cái bóng hoà lẫn với bóng tối”, “Cái bóng mơ hồ trong lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi, thấp thỏm đợi chờ dài dặc”. Đó là bóng dáng của người phụ nữ đã phải chịu nhiều vất vả, lam lũ cho cuộc sống nghèo khó, cơ cực, luôn phải sống trong những chuỗi ngày “thắc thỏm đợi chờ dài dặc” tin tức của người chồng đi làm ăn biền biệt ở đất Sài Gòn xa xôi không thấy trở về. Đó là bóng dáng chung cho những người phụ nữ nông thôn trước Cách mạng. Cuộc sống của họ từ khi sinh ra đã quen với sự chịu đựng, quen với những nỗi bất hạnh cay đắng của cuộc đời. Và đây là hình ảnh và thân phận của một người đàn bà: “Người đàn bà ấy tóc xoã sau lưng, mặt xanh rớt; lúc nào cũng buồn buồn. Đôi mắt đăm đắm, thường nhìn lơ đãng sang góc sân bên kia. Nhiều khi, mang cả gương lược ra đứng trước cửa sổ chải đầu. Có những buổi tối, tôi xuống sân bếp, nghe văng vẳng tiếng hát trên cửa sổ. Tiếng trầm tiếng thanh nhẹ thoảng- giọng hát buồn não núng” [19,tr.72]. Người phụ nữ được miêu tả trong đoạn văn trên là vợ lẽ của ông Phán, một cô nhà trò. Những đường nét miêu tả khác hẳn với bóng dáng của người mẹ tác giả. Trong bóng dáng của người đàn bà ấy có cái vẻ phong lưu, nhàn hạ của một người quen sống trong nhung lụa, giàu sang, được yêu chiều, cung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 phụng. Tuy nhiên, trong tiếng hát và đôi mắt nhìn lơ đãng của cô chất chứa nỗi buồn. Đó là tâm sự của một người chịu phận làm lẽ, luôn phải chịu đựng sự ghen tuông ích kỷ, sự hành hạ của bà vợ cả và hai đứa con chồng với những trận đòn ghen dữ dội. Mỗi con người, mỗi gương mặt, mỗi hình bóng được miêu tả lại có những cảnh ngộ riêng, những cảnh đời và thận phận khác nhau tạo nên bức tranh cuộc đời chung mà trông vào đó người đọc thấy thấm thía một nỗi buồn, buồn cho cuộc sống tù túng, quanh quẩn. Đoạn văn sau Tô Hoài miêu tả hình dáng một cô gái: “Trong nhà bên đi ra một người con gái, đầu tùm hụp chiếc khăn vuông lấp xuống gần kín mắt…Cái dáng len lét vội vã đi như phải đội xếp đuổi và cái nước da xanh nhợt sắp đem nhuộm nghệ được kia đã phơi bày tất cả sự thể thế nào rồi” [19,tr.142]. Người phụ nữ ấy đang mang trong mình một nỗi bất hạnh. Với dáng đi lấm lét, “nước da xanh nhợt” của người đang mang bệnh, vừa lo lắng, vừa sợ sệt. Bước chân đi như lo sợ ai đó trông thấy, rõ ràng đã gợi lên trong lòng người đọc một nỗi buồn, cô gái ấy có lẽ đang rất lo lắng chuyện gì chăng? Cô gái ấy chửa hoang, Tô Hoài tâm sự “Tôi lo cho đời con gái, nếu cô ấy có chửa thật”. Mỗi người được miêu tả với những hình dáng riêng tạo nên những cuộc đời, số phận riêng không ai giống ai. Nhưng chỉ với vài đường phác họa hình dáng con người ta đã thấy và có thể liên tưởng thấy số phận và thân phận của họ. Đôi chỗ, trong tác phẩm miêu tả bức tranh thiên nhiên, cây cối, loài vật nhưng độc giả vẫn thấy trong đó có bóng dáng và cuộc sống của con người. Khi miêu tả cây đào trong cái nhìn trẻ thơ của Cu Bưởi: “Thân cây đào xù xì, quanh năm thòi ra từng cục nhựa trong óng. Nó lão quá không đứng được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 thẳng, phải khom khom ngả dài nghển ra tận thành bể”[19,tr.6]. Với những từ “lão”, “đứng”, “khom khom”, “ngả”, “nghển”, nhà văn đã miêu tả thật chính xác, chân thật hình ảnh, dáng vẻ của cây đào lâu năm, đã già cỗi với bút pháp nhân hoá trong miêu tả khiến cho người đọc liên tưởng tới bóng dáng của một con người, một ông già đã trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời. Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong bút pháp miêu tả loài vật. Những bức tranh miêu tả loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài hiện lên rất sinh động và có hồn bởi nó như được lồng vào hình bóng cuộc sống sinh hoạt của con người. Nhà văn miêu tả vợ chồng chim chào mào: “Năm nào cũng có đôi chào mào đến làm tổ trong cành đào. Tháng năm, tháng sáu, những con chào mào non đương trổ lông cánh, chen nhau đứng trên thành tổ ngóng ra. Tôi hóng xem từ hôm chú chào mào đực quắp ở đâu về cành cây từng cuộng rạ nhỏ. Rồi những ngày tha mồi vất vả. Hai vợ chồng nhà chim cùng gầy phờ người…”[19,tr.7]. Bức tranh sinh hoạt của gia đình nhà chim chào mào khiến người đọc liên tưởng tới một mái ấm gia đình hạnh phúc, vợ chồng con cái sum vầy, quấn quýt bên nhau. Có thể thấy, dù là khi miêu tả thiên nhiên những đường nét miêu tả của nhà văn đều hướng người đọc liên tưởng tới con người với những cảnh sinh hoạt, những cung cách ăn ở của con người. Bởi vậy, bức tranh miêu tả của Tô Hoài bao giờ cũng rất sinh động và có hồn. Biệt tài miêu tả đã tạo nên thế mạnh trong các tác phẩm của Tô Hoài. Với việc phát huy hiệu quả của những hình ảnh trực quan, đặc tả chi tiết và tạo ra những liên tưởng về thân phận con người, những bức tranh miêu tả của nhà văn đã tạo nên ấn tượng độc đáo, mới lạ đối với độc giả. Đặc biệt thông qua Tự truyện, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện xuất sắc sở trường miêu tả của mình. Có thể nói, nhờ cách sử dụng ngôn ngữ điêu luyện mà tác phẩm của Tô Hoài thể hiện được biệt tài miêu tả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Trong Tự truyện Tô Hoài đã bộc lộ sở trường về việc sử dụng ngôn ngữ; nhà văn có một kho từ vựng rất giàu có và phong phú nhờ ý thức học hỏi, cóp nhặt từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đồng thời vốn ngôn từ ấy còn ngày được bổ sung, được làm giàu thêm nhờ khả năng sáng tạo từ ngữ mới của nhà văn cho nên mọi sự vật hiện tượng và nội dung trong tác phẩm hiện lên thật cụ thể, sống động, giàu hình ảnh, cảm xúc và đậm chất thơ. 3.3.2. Nghệ thuật trần thuật luôn mang một sắc thái riêng Quan điểm trần thuật: Trong Tự truyện, Tô Hoài sử dụng quan điểm trần thuật tham dự. Ở đây, người kể tham dự vào truyện như là một nhân vật ở ngôi thứ nhất. Quan điểm này xuất hiện ở nước ta được gần một thế kỷ, nó không phải là quan điểm trần thuật truyền thống. Nhưng với đặc điểm của thể loại tự truyện hay hồi ký, xưa nay quan điểm trần thuật tham dự vẫn là quan điểm chính thống của thể loại này. Những sáng tác theo quan điểm này thường hướng vào xây dựng nhân vật “Tôi không hẳn là nhân vật hướng nội chưa có nhiều trăn trở suy tư mà có thể chỉ là những gì mà bản thân nhân vật trải qua hoặc đã chứng kiến”. Với quan điểm trần thuật tham dự, nhân vật “tôi” có điều kiện dẫn dắt người đọc qua những chặng đường phiêu lưu, bộc lộ những trải nghiệm trong cuộc sống, thể hiện thái độ tình cảm của mình trước từng diễn biến sự việc. Trong Cỏ dại, Tự truyện nhân vật tôi kể về thời thơ ấu của mình, về những người thân ruột thịt, về cuộc sống ở quê nhà - vùng ngoại ô Hà Nội: Nghĩa Đô. Dòng hồi tưởng miên man, tưởng như bất tận. Người đọc lại được dõi theo quá trình khôn lớn và trưởng thành của nhân vật tôi. Ký ức xa xưa tưởng chừng như chưa hề phai nhạt, những chi tiết, sự việc xảy ra trong quá khứ mà vẫn tươi mới, gây nhiều hứng thú như mới ngày hôm qua. Những kỷ niệm trong quá khứ của Tô Hoài không phải là những biến cố, sự kiện lớn lao trọng đại mà là ở những chuyện đời thường, những chuyện “vụn vặt, nhem nhọ”. Ta hãy thử đọc một đoạn hồi tưởng được nhìn qua con mắt trẻ thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 “Mỗi năm, vào tết Nguyên Đán, ông tôi sắm một chậu nước vôi và cái thép lá thông. Ông nhúng thép vào vôi, phết thành những đường vòng to bằng chiếc mẹt trên mặt tường. Lạ lắm, nhưng tôi không dám hỏi. Có lần, ông tôi cắt nghĩa: cái vòng vôi này để trừ tà. Năm mới, ma quỷ dưới âm thường lên trần gian cướp nhà của người ta. Cái vòng vôi này làm cho ma quỷ sợ không dám vào. Nghe thế, tôi đủ hãi. Mỗi năm, tôi ngẩn ngơ nhìn ông tôi bê chậu nước vôi đi xung quanh nhà quét lại những hình tròn tròn. Lốt vôi tô lại mãi, trắng rợn”[19,tr.6]. Nhà văn đi vào khai thác mạch sống thực của cuộc đời - các “mạch sống của cuộc đời tạp nham” Tô Hoài từng tâm sự: “Đời không ở cái suông nhạt của một mảng cổ tích nhăng cuội, ở những chuyện trai gái thói thường đem bôi nhèm trên giấy. Tôi có thể viết vô vàn chuyện mộng mơ, hoa lá. Mà tôi không viết được. Xưa nay tôi chỉ quen với những gì vụn vặt, nhem nhọ…”[24]. Quan điểm trần thuật tham dự khiến cho cái tôi của nhà văn có dịp được bày tỏ, được bộc bạch, phơi bày tâm trạng của mình. Mỗi con người chúng ta ai cũng có một tuổi thơ để nhớ về. Trong trí óc còn non dại, tinh khôi như một tờ giấy trắng, cuộc sống quả là thú vị và có bao điều mới lạ cần khám phá. Cho nên tất cả những gì diễn ra quanh cuộc sống của một đứa trẻ, dù chỉ là rất nhỏ, người lớn không để ý tới cũng sẽ để lại một ấn tượng sâu đậm trong ký ức trẻ thơ, như nhà văn Nguyễn Công Hoan viết trong Đời viết văn của tôi: “Nếu tờ giấy trắng được nhuộm màu nào đầu tiên thì cái mầu ấy là nền, nó rõ mãi và bền mãi. Thì trong đời người ta những điều mắt thấy tai nghe được nhớ lâu nhất, ảnh hưởng sâu nhất, tạo cho con người ta một nền tảng về tư tưởng đối với sự việc, một khả năng làm cái gì sau này, cũng là ở trong thời kỳ thanh thiếu niên, óc còn thơ ngây, trong trắng” [28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 Nhân vật tôi như dẫn dắt người đọc qua những chặng đường phiêu lưu, chứng kiến những vui buồn của nhân vật và thái độ tình cảm của nhà văn trước từng diễn biến của sự việc. Tự truyện là tác phẩm viết thuần tuý theo quan điểm trần thuật tham dự. Nhân vật “tôi” chính là tác giả kể lại những bước thăng trầm của đời mình. Đó là cái tôi “hướng ngoại”, cái “tôi” từng trải để sống và hoạt động xã hội, nó không dằn vặt, giằng xé nội tâm như nhân vật Thứ trong Sống mòn của Nam Cao. Với giọng điệu trầm buồn, tác giả đã kể lại chuyện cá nhân, chuyện gia đình, làng quê và xa hơn chút ít là Kẻ chợ, rồi lần theo trường đời đi kiếm sống, tìm việc làm và miếng ăn… Cái buồn dường như bao trùm lên cảnh vật, con người trong tác phẩm: buồn vì sự quẩn quanh, tù túng, buồn vì cái trôi nổi bồng bềnh của một kiếp người lúc bấy giờ. Nhân vật tôi được hiện diện thật sống động qua dòng hồi ức của tác giả. Nhân vật tôi được hiện diện bằng xương, bằng thịt, ngoài hình dáng, hành động, nhân vật tôi còn được khắc hoạ những cá tính, những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày - điều mà nhiều cây bút khi xây dựng nhân vật ít để tâm tới. Trong Tự truyện “nhà văn thực sự đã đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ - hoặc được nhìn qua cái nhìn trẻ thơ để nói lên một cái gì bản chất của cuộc đời cũ”[32]. Mảng sống ấy rất sinh động có những dáng nét, góc cạnh của cuộc sống đời thường, có lẽ có được điều ấy, trước hết là vì khả năng nhớ dai và rất sinh động ở ký ức của Tô Hoài. Cũng có lẽ vì lứa tuổi thiếu niên, mười tám đôi mươi ấy của đời người lại khớp đúng vào lúc đời sống dân tộc đang chuyển mình từ một thời kỳ tối tăm nhất để chuẩn bị cho một ngày mới - đêm sâu Tiền Cách mạng. Ở Tự truyện nhân vật tôi được hiện diện thật sống động. Ở đó có những ngày thơ ấu (Cỏ dại), những ngày cắp sách đến trường (Mùa hạ đến, mùa xuân đi), những ngày hoạt động trong nhóm ái hữu (Những ngày thơ dệt), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 những ngày lang thang tìm việc làm (Đi làm), những ngày thất nghiệp (Hải Phòng)… Một quãng đời của một đời người, tuy không phải là dài nhưng lại chất chứa bao kỷ niệm vui buồn. Ở đó có nhân vật tôi hiện diện với những cá tính, thói tật, thói quen sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày. Cảnh buồn cứ hiện ra trước mắt người đọc dường như bao trùm lên toàn cảnh vật và con người trong cuộc sống. Bắt đầu là hình ảnh của một Cu Bưởi, được thoát ly “nhà quê ra Kẻ Chợ học chữ. Hai năm trời trôi đi, Cu Bưởi chẳng học được một chữ nào vào đầu, thay vào đó là bao nhiêu “kiến thức” bếp núc, nội trợ. Buổi sáng nào “tôi” cũng hì huỵch vần từng chiếc lốp ôtô dựng ngoài mặt tường trước cửa hàng. Tối đến, lại hì huỵch theo mé tường vần vào. “Xong việc vần lốp ôtô là tới việc đánh giầy, xong đánh giầy, vào rửa một chậu bát đũa rếch. Đoạn việc rửa bát rếch, tiếp đến cọ chai (…) cọ được vài chục chai, đã đến buổi trò tan chiều. Tôi sửa soạn và phụ thổi cơm. Nếu không, đem giẻ lau xe đạp cho chú Luyến”. Những ngày đi “du học” của Cu Bưởi sao mà buồn tẻ và thảm thương đến thế. Bao nhiêu ngày tháng trôi đi nơi Kẻ chợ, Cu Bưởi đâu học được chữ nào mà chỉ biết “đánh giầy, cọ chai…, biết nhặt rau muống, ngọn dài, ngắt làm đôi. Gốc cằn và lá sâu thì bỏ”[19]. Thảm thương hơn, hai năm trở về quê là hình ảnh một Cu Bưởi bụng rỗng chữ, cái đầu trắng mốc “hành trang” về là mấy hòn bi sắt và một cái búa đanh, cùng việc thạo nhặt rau muống, cọ nồi và thổi cơm. Nhân vật “tôi” trong Cỏ dại đi vào ký ức bạn đọc không phải là hình ảnh một đứa trẻ khao khát tình mẹ như hình ảnh bé Hồng (Những ngày thơ ấu) hay hình ảnh bé Dần (Sống nhờ - Mạnh Phú Tư), cũng không phải là hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên trong sáng trong độ tuổi vô tư của mình… mà là hình ảnh Cu Bưởi sớm phải bươn trải trong trường đời, sớm phải ý thức về bản thân trong một môi trường buồn tẻ nghiệt ngã. Vì thế mà nhân vật tôi của Tô Hoài buồn nhiều hơn vui, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 nỗi buồn đi từ trường đời vào nhân vật và niềm vui cũng được chắt lọc từ cuộc sống hết sức bình dị mà ra. Đến tuổi đi làm tự kiếm sống, nhân vật tôi vật vã trong nhiều nghề khác nhau, nhiều niềm vui, nỗi buồn khác nhau. Từ việc bán hàng ở hiệu giày Bata số nhà 89 phố hàng Đào, công việc buồn tẻ và lạ lùng: “từ giờ anh phải đứng góc ngoài này (…), phải để ý kỹ những người ra vào (…), phải trông từng người một, trong nách trong bụng có thu thu cái gì không”, “… Thành ra bây giờ “tôi” là người tập bán hàng, lại kiêm cả những việc của thằng bồi xăm và thằng hề đồng” nữa. Hết ở hiệu giày Bata, lại về cửa hàng giày ở phố hàng Khay chuyên bán cho khách hàng là tây đầm. Chẳng bao lâu bị đuổi việc, vì ở đây “Tôi” bị quở trách “đã tây thì ra tây, đừng ăn mặc kiểu thế mà bẩn mắt khách hàng”[19], đến việc làm ở hãng Hàng Bông thợ nhuộm, rồi đi làm kho với công việc khuân vác nhặt nhạnh, cuối cùng bỏ việc lang thang…Thảm thương nhất là những ngày thất nghiệp ở Hải Phòng. Trong những ngày tìm việc nương nhờ vợ chồng người bạn nhưng họ cũng nghèo quá, nhà của Cần được tác giả miêu tả: “có lẽ đây là cái buồng tắm cũ. Kê vừa vặn được chiếc giường nhỏ. Thò chân ra ngoài thành giường đã đụng vào tấm cánh sào che hiên” [19], để rồi phải thất thểu quay về Hà Nội… Khắc hoạ nhân vật từ những chi tiết sinh động trong cuộc sống đời thường như thế, nhà văn không có ý định làm méo mó hoặc bôi nhọ nhân vật, mà ở đây là một trong những thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn. Có lẽ trong làng văn hiện đại Việt Nam ít ai viết về kỷ niệm tuổi thơ và những ngày bước vào tuổi trưởng thành với nhiều chi tiết “vụn vặt” như Tô Hoài. Như vậy, quan điểm trần thuật tham dự mặc dù là qui định trong thể loại tự truyện song đến ngòi bút Tô Hoài người đọc vẫn cảm nhận được tính khách quan của sự vật hiện tượng được miêu tả, cộng với cách kể chuyện hấp dẫn có duyên, nhiều khi lan man mà vẫn kết dính, nhiều khi “vụn vặt” mà vẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 có ý nghĩa…tất cả những điều đó đã lôi cuốn người đọc làm nên sức hấp dẫn trong Tự truyện của Tô Hoài. Giọng điệu trần thuật: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm. Cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[15]. Ở mỗi tác giả trong sáng tác của mình, có chất giọng riêng khác nhau, Sêkhốp từng nói: “Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”. Giọng điệu trần thuật phụ thuộc vào quan điểm trần thuật. Quan điểm trần thuật khác nhau sẽ dẫn đến giọng điệu trần thuật khác nhau. “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong nhà văn và tác dụng truyền cảm tới người đọc, thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu sắp xếp xong hệ thống nhân vật”[15].Giọng điệu trần thuật rất đa dạng phong phú như cuộc sống vốn có của nó. Ở Tô Hoài giọng điệu trần thuật luôn giữ được bản sắc riêng: giọng hài hước dí dỏm pha chút mỉa mai, tinh quái. Có thể nói đó là chất giọng khá ổn định mặc dù trước và sau Cách mạng, cũng có lúc nó xuất hiện đậm nhạt khác nhau song nhìn chung là phổ biến. Bên cạnh giọng điệu khác, nó làm nên tính phức điệu trong giọng điệu trần thuật của tác giả. Đọc Cỏ dại, ngay trong hồi ức về mình ta đã nhận ra chất giọng hài hước, dí dỏm, một cái nhìn giễu cợt về mình: “Một buổi kia, đương ngồi, tôi chợt buồn đi đái. Thôi chết. Tôi đã thấy có những đứa thường khoanh tay, thò đầu lên bàn thầy, “xin thầy cho đi giải ạ” Tôi cũng sẽ lên thưa thầy một câu, tôi cũng được đi. Nhưng tôi không dám lên. Tôi cứ ngồi im, chốc chốc nhăn nhó nhìn trộm thầy…”[19,tr.45]. Hay có hôm ngủ mê Cu Bưởi đái dầm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 “Một đêm kia, tôi ngủ mê thấy được về chơi nhà. Lâu lắm mới được về. Lạ quá, trước nhà có cây cam quả chín đỏ ối. Tôi hái ăn chán chê. Rồi tôi chạy ra ngõ. Tôi đứng trên đầu cây gỗ. Tôi vén quần cẩn thận. Tôi đái một bãi chơi. Tôi sực tỉnh. Quần tôi ướt hết đũng. Mặc phản ẩm nhơm nhớp. Quần ướt quá. Tôi ngồi, hai mắt ráo hoảnh. Cơn ngủ đã tan mất. Tôi khấn thầm, cầu cho cái quần chóng ráo…”[19,tr.78]. Trong dòng hồi tưởng về người ông, bên cạnh những tình cảm thương yêu, kính trọng người đọc vẫn nhận ra giọng điệu tinh quái dí dỏm vốn có của nhà văn và trong cái tinh quái dí dỏm ấy có một cái gì đó không hẳn là mỉa mai mà là chua chát, tủi buồn, buồn vì cuộc đời kiếp người cũng quẫn, quanh quẩn, tù túng, những kiếp người như đang sắp tắt, sắp chìm xuống, không hy vọng vào tương lai. Vì thế mà dòng hồi tưởng thấm đẫm nỗi buồn. Dí dỏm, hài hước, tinh quái, nghịch ngợm mà người đọc vẫn thấy thấm buồn: “Chỉ có lúc ngồi bên mâm rượu với ông, tôi mới biết yêu ông, sợ ông và cũng ghét ông nhất. Bởi vì, suốt ngày lầm lì, đến quãng vài ba chén cay vào, ông tôi mới nói ra, lúc ấy ông tôi hay sinh sự đánh bà tôi. Ông chửi bà tôi - rằng chỉ vì “con mẹ trời đánh kia” mà ông không có con trai - lần nào cũng một câu rủa ráy ấy. Ông tôi ngồi rụt cả hai ống chân lên phản. Hai bàn tay nắm lại, đặt xuống trước hai bàn chân, như lối ngồi của ông Ba Mươi trong tranh thờ. Ông ngồi đợi bà nói thêm một câu. Chỉ một câu thôi. Câu gì cũng được, miễn là có câu nói cho ngứa hai lỗ tai mà bà tôi thì không bao giờ im được…”[19,tr.14-15]. Hình ảnh người ông trong kí ức Tô Hoài gợi ta nhớ đến người ông của Macxim Goócki trong thời thơ ấu. Họ giống nhau bởi cùng chung số phận: đều là những con người “dưới đáy” của sự cùng khổ, “đói cơm rách áo” thì quay ra hành hạ người thân của mình, tìm đến rượu để vơi đi nỗi đau và trút Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 vào nhau tất cả sự căm tức, cứ như đó là nguyên nhân cho nỗi khổ của đời mình. Họ đâu biết rằng họ chỉ là nạn nhân của cái xã hội bất công ấy. Như vậy trong Tự truyện ta nhận thấy có sự đan cài, pha trộn nhiều giọng điệu khác nhau trong cùng một tác phẩm song nổi bật lên vẫn là nụ cười hài hước dí dỏm, có khi trong dòng hồi tưởng về mẹ, bên cạnh những tình cảm thương yêu, kính trọng độc giả vẫn nhận ra giọng điệu tinh quái dí dỏm vốn có của nhà văn và cũng trong cái tinh quái dí dỏm ấy là một nỗi buồn chua chát về cuộc đời, kiếp người nghèo khổ, tù túng không có hy vọng vào tương lai: “Bóng u tôi hoà lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ lòng đen nhuốm màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ trong lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi, thấp thỏm đợi chờ dài dặc. Người ta hình như không mấy khi tỉ mỉ nhìn ngắm những người thân. Có khi như sực nhớ tôi bỗng giật mình ngờ ngợ như người trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi đã bạc tóc đường ngôi lốm đốm, lưa thưa… Tôi còn nhớ có buổi chiều, không biết u tôi đi đâu về. Ngoài ngõ tiếng chó sủa inh ỏi. Tôi chạy ra, thấy u tôi đương rối rít cuống queo xua con chó vện của nhà cứ lăn xả vào cắn. Tôi phải quát thật to, nó mới gầm gừ chịu lùi. Thì ra con chó hoa mắt. Hôm ấy u tôi mặc áo cánh trắng. Xưa nay con chó nhà đã quen mắt với cái áo nâu của u tôi. Chưa bao giờ u tôi có cái áo trắng”[19,tr.22-23]. Hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả trong con mắt nhà văn vẫn đôi chút pha thêm sự dí dỏm, hài hước, tinh quái, nghịch ngợm mà khi đọc nên người đọc vẫn thấy xót xa thấm buồn trước một kiếp người trong cuộc sống. Chuyện thầy giáo Tỏi trong Mùa hạ đến, Mùa xuân đi vì sao có cái tên Tỏi, Chuyện thầy mất chiếc roi và để bù cho cơn giận, thầy bắt học trò tát lẫn nhau. Cảnh cả một lớp học, học trò tát lẫn nhau bôm bốp, rồi sau cơn tát, thầy bắt học trò mỗi đứa góp một xu mua roi mới, chuyện thầy cho học trò bắn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 chim sẻ trong trường để thầy nhắm rượu…tất cả vẫn là bút pháp quen thuộc của Tô Hoài… Nhưng khi Tô Hoài để cho thầy ốm bệnh nằm trong chăn, trò rán chim mời thầy ăn, rồi trò khóc và dào lên một lòng thương cảm: “Tôi bỗng thương xót thầy với một tình cảm lạ lùng, tôi muốn khóc”[19,tr.131]. Rồi sau đó thầy mất việc… điều ấy làm người đọc cảm thấy câu chuyện thật ra không có gì đáng cười nữa. Vì một nỗi bất hạnh chung đã gắn bó số phận họ với nhau: số phận thầy và trò. Vừa bi, vừa hài, cái đáng cười lại rất thương tâm, đó chính là giọng điệu mang bản sắc riêng của Tô Hoài. Ở đây chất giọng tinh quái và mỉa mai chỉ thể hiện rõ nét khi viết về những tập tục trì trệ lạc hậu của làng quê, còn khi hướng tới cuộc sống lao khổ của người dân nghèo, thì giọng trần thuật lại trở nên xót xa thương cảm. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm của Tô Hoài luôn giữ được bản sắc riêng: mỉa mai, bóng gió pha chút gai góc, tinh quái. Đó là chất giọng khá ổn định ở cả trước và sau Cách mạng, mặc dù mức độ đậm nhạt có khác nhau. Nhưng bên cạnh giọng điệu ấy, nhà văn còn sử dụng nhiều giọng điệu, nó làm nên tính phức điệu trong giọng điệu trần thuật của tác giả. Hướng ngòi bút tới người dân lao khổ thì trái tim nghệ sĩ trở nên buồn với giọng trần thuật trở nên xót xa, thương cảm: “Mỗi lần nhớ lại những ngày ở Cầu Am, tôi chỉ nhớ phảng phất thế, nhưng những nét xoáy cắt vào kỷ niệm cứ long lanh như những nhát khía. Một tiếng trẻ nghiến răng. Cái gốc đa xù xì, con trâu đến cọ lưng. Những câu hát ngẩn ngơ…Thằng Tây bắn súng…cò què …Người con gái tùm hụp chiếc khăn vuông, bàn tay trắng xanh mà tôi chỉ trông thấy vào lúc sẩm tối. Lão đồng cô bán bánh cuốn, bán hàng nước. Mọi người đều tốt bụng và đều khổ mà có người khổ đến phải đi trẫm mình vào cái ao có ma đằng sau nhà thương. Nhà bác hàng nước vẫn cãi nhau với vợ bác cu-li san, nhưng đôi lúc lại rơm rớm nước mắt…”[19,tr.160]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Đọc Tự truyện mà ta cảm thấy nhói lên nỗi buồn về cảnh vật và con người trong tác phẩm. Ta thấy bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là giọng điệu trữ tình mang sắc thái bùi ngùi cảm động. Sắc thái giọng điệu này thường bộc lộ khi nhà văn viết về những gian truân trong cuộc sống sinh hoạt và hiện thực mà bản thân mỗi con người phải đối mặt, bởi đó là quy luật của cuộc sống. Đọc Tự truyện, nhân vật tôi triền miên trong những kỷ niệm buồn buồn thời thơ ấu đến lúc trưởng thành. Giọng điệu bùi ngùi trở nên hữu hiệu đưa người đọc trở về với những kỷ niệm xưa. Ở đó có cảnh “ông tôi hay đánh bà tôi, các dì tôi hay cãi nhau, có cảnh bản thân nhân vật tôi những ngày Kẻ Chợ lủi thủi cọ chai và vần lốp ôtô, có cảnh nhặt lá đa, lá muỗm ở sân đình, ở cửa quan về cho bà đun bếp…”[19]. Giọng điệu cứ bùi ngùi xúc động không phải được tạo ra bởi từ sự gia công của câu chữ, mà xuất phát từ tình cảm chân thành của tác giả. Những ngày thất nghiệp lang thang kiếm việc ở Hải Phòng, khiến nhà văn không khỏi thấm thía cảnh khổ đau của cái nghèo. Giọng điệu ấy lại thật da diết: “Cần bâng khuâng hỏi tôi trong bóng tối: - Không biết đời chúng mình cứ thế này đến bao giờ” Tôi không hiểu Cần băn khoăn về cuộc đời theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, còn tôi thì tôi đang nghĩ đến một cái gì mơ hồ buồn lắm [19,tr.208-209]. Âm hưởng bùi ngùi da diết trải dài trong nhiều tác phẩm của Tô Hoài bắt nguồn từ hiện thực của cuộc sống. Những năm trước Cách mạng, là cuộc sống quẩn quanh tù túng khiến con người bế tắc trong mưu kế sinh nhai. Họ lâm vào cảnh cùng đường tuyệt vọng. Sau Cách mạng, âm hưởng da diết bùi ngùi chỉ xuất hiện khi nhà văn nhớ về những kỷ niệm buồn xưa hoặc bản thân phải đối diện với qui luật tất yếu của một đời người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 Rõ ràng, bên cạnh giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu suồng sã tự nhiên, giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài còn là giọng trữ tình với nhiều sắc thái tình cảm. Tô Hoài là nhà văn của con người và cuộc sống đời thường, ở đó ông bộc lộ thái độ trước muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống. Cái sắc thái làm nên giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài trong Tự truyện đã chứng tỏ nhà văn sống trọn vẹn với con người và cuộc đời cả lúc vui cũng như lúc buồn, cả lúc khổ đau cũng như lúc sung sướng hạnh phúc. Nhờ giọng điệu này mà chúng ta có thể nhận ra rằng, từ những sự việc vốn bình thường trong cuộc sống cũng có thể trở thành chất liệu muôn đời cho văn chương. Nhịp điệu trần thuật: Đọc Tự truyện của Tô Hoài ta thấy nhịp điệu trần thuật nhìn chung thường chậm rãi, nhà văn luôn hướng ngòi bút của mình đến những câu chuyện thường ngày, ông không đi vào những vấn đề có tính chất lịch sử, xã hội lớn lao, vì vậy mà nhịp điệu trần thuật trong các sáng tác của ông cứ lặng lẽ dần trôi như dòng đời vốn có. Nếu như ở Nam Cao, tài năng nổi bật là phân tích tâm lý nhân vật, bộc lộ sự đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn họ, các tác phẩm của ông bộc lộ những vấn đề có tính chất xã hội lớn lao thì Tô Hoài lại thường đi vào cuộc sống với mạch ngầm bình thường của cuộc sống như sự vốn có của nó. Những tác phẩm của ông cứ lặng lẽ dần trôi theo mạch trần thuật của nhà văn. Trong Tự truyện là những mảng tự truyện về quãng đời thơ ấu, thời thanh niên của nhà văn thì nhịp điệu trần thuật nhìn chung ổn định cứ dần trôi lặng lẽ theo một kết cấu thời gian nhất định. Những cảm nhận về cuộc đời, về số phận con người cứ dần hiện ra theo sự trưởng thành của nhân vật tôi. Nhịp điệu trần thuật tự nhiên, giọng điệu gần gũi, cùng với cách kể chuyện hấp dẫn, có duyên đã lôi cuốn người đọc vào một quãng đời của tác giả. Từng bước đi thăng trầm của cuộc đời nhà văn cứ lần lượt hiện lên trang sách. Từ chuyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 của thằng Cu Bưởi kể về ngôi nhà, mảnh vườn xưa quen thuộc và những người thân cứ lần lượt được giới thiệu. Rồi đến những ngày ở Kẻ Chợ đi học nhưng hai năm trời không có được chữ nào vào đầu mà chỉ biết đến nghề đánh giày, cọ ve chai, rửa bát rồi nấu cơm…Và đến khi đi học, rồi đi làm, đi bán giày bata “số 89 phố hàng Đào” rồi về cửa hàng giày ở “phố hàng Khay”, nào là được gọi về làm bàn giấy của hãng ở phố Giăngsole, Hàng Bông, Thợ nhuộm…Cứ thế qua bước đi của thời gian, nhà văn trưởng thành trên trường đời là xã hội, mỗi suy nghĩ, dự định đều chín chắn hơn. Nhìn chung nhịp điệu trần thuật không có gì đặc sắc so với trước đây của ông: thường chậm chạp thong thả như cuộc sống hàng ngày. Có lúc vừa kết hợp kể và tả. Đó là những đoạn rẽ ngang trong mạch trần thuật: đoạn miêu tả thiên nhiên, đoạn phong tục, đoạn hồi tưởng quá khứ, hoặc có đoạn là những lời bình luận ngoài đề. Đang hồi tưởng về ông, tác giả lại đưa người đọc trở về quá khứ của ông ngoại với những ngày tháng trai trẻ vất vả lam lũ của chàng thanh niên từng phải ra Bắc vào Nam, từng làm phu, làm đường, đến cả việc đóng vai trò làm thầy lang “bất đắc dĩ” để kiếm hai bữa ăn đường, rồi cả việc từng hành nghề đi ăn trộm, ăn cướp để kiếm sống… Mạch truyện bị xen ngang và tạm thời dừng lại song người đọc lại có điều kiện để dõi theo đường đời của từng nhân vật hoặc lại được thưởng thức những bức tranh thiên nhiên kỳ thú. Trong các tác phẩm của Tô Hoài ta thấy xen kẽ ngôn ngữ người trần thuật với ngôn ngữ nhân vật góp phần tạo nên nhịp điệu cho tác phẩm, làm cho tiến trình mạch kể, tả chậm lại. Nhịp điệu chậm góp phần giúp nhà văn thể hiện chủ đề tác phẩm. Đang kể về chuyện thầy giáo bắt học sinh tự tát vào mặt nhau, mỗi đứa đóng một xu để mua roi mới, rồi nhà văn lại tả cảnh mùa hè lồng vào những câu chuyện “Đành chịu, ngày trước học trò đi học, gặp thầy dữ đòn hay thầy giáo hiền cũng chỉ như người đi đường gặp mưa gặp nắng, không biết thế nào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 mà tránh… Rồi mùa xuân đi, mùa hạ đến. Ngày tháng nhạt nhẽo, oi ả, khó nhọc”[19,tr.121]. Mạch truyện bị xen ngang tạm dừng lại song người đọc lại có điều kiện để theo dõi đường đời của từng nhân vật hoặc được thưởng thức những bức tranh thiên nhiên kỳ thú. Nhãn quan sinh hoạt thế sự khiến cho mạch trần thuật có lúc tưởng như lan man, sa đà song không hề bị mất đi cái logic chung của tác phẩm. Mạch trần thuật hết sức chi tiết, tỉ mỉ, hiện thực được miêu tả nhiều khi “trần trụi” từ những chuyện “vụn vặt, tủn mủn”, bằng cái nhìn tinh quái của người trong cuộc tạo nên sức hấp dẫn, tính chân thực của thể loại tự truyện. Nhịp điệu trần thuật này phù hợp và giúp đỡ Tô Hoài thể hiện bức tranh cuộc sống hiện thực bình dị, tự nhiên vốn có. Tô Hoài quan tâm đến cuộc sống đời thường, những vui buồn, lo toan của người dân lao động nên tác phẩm của ông giản dị, tự nhiên, gần gũi đối với mỗi người đọc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 KẾT LUẬN Tô Hoài là một tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một nhà văn chuyên viết về văn xuôi. Cùng với nhiều nhà văn tài năng đương thời, ông đã có những đóng góp cho sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại. Với một sức lao động dẻo dai, bền bỉ, Tô Hoài đã có số lượng lớn tác phẩm ở nhiều thể loại và điều đáng qúi hơn là có được những nét đặc sắc riêng trong phong cách nghệ thuật của mình. Qua mảng đề tài chân dung và tự truyện, Tô Hoài đã góp phần làm nên những áng văn hay cho dòng văn học Việt Nam nói chung và cho thể loại chân dung văn học và tự truyện nói riêng. Đọc những tác phẩm thuộc thể loại chân dung văn học của Tô Hoài, người đọc có cảm tưởng như được gặp gỡ và trò chuyện với bao gương mặt vốn thân quen và đáng kính trọng. Họ hiện ra trước mắt chúng ta bình dị, chân chất, và cũng nhiều cảm động. Tô Hoài đã khuấy động vào con tim khối óc chúng ta trước những con người với những số phận lênh đênh, tài hoa nhưng cũng lắm gian truân. Nhờ Tô Hoài chúng ta đã hiểu được những người nghệ sĩ tài ba, và hơn hết hiểu được sâu sắc “nghề văn”- một nghề cao quí nhưng cũng đầy gian nan. Chọn viết về thể loại chân dung văn học, Tô Hoài đã tự nhận về mình những khó khăn của lớp người khai phá một thể loại mới trong lịch sử văn học dân tộc. Sự khó khăn ấy chỉ kích thích thêm ý thức sáng tạo của nhà văn trước nhu cầu cung cấp tư liệu văn học cho độc giả. Nhờ một trí nhớ tuyệt vời, Tô Hoài đã lưu giữ được một kho kí ức đầy giá trị. Các tác phẩm thuộc thể loại chân dung văn học của Tô Hoài về số lượng tuy chưa nhiều nhưng lại có ý nghĩa to lớn. Chân dung văn học không chỉ dừng lại ở việc giúp ta hiểu biết về thế giới nghệ thuật nhà văn, mà còn giúp ích đối với sự phát triển của thể loại chân dung văn học Việt Nam. Với ngòi bút điêu luyện đã trải qua bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 khổ luyện công phu, Tô Hoài đã ghi được những thành công đáng kể trong thể loại chân dung văn học của mình. Bên cạnh đó, thể tự truyện của Tô Hoài cũng in dấu những thành công đáng kể. Tự truyện của Tô Hoài cũng để lại những dấu ấn riêng với phong cách mang đậm dấu ấn cá nhân. Đọc tự truyện của Tô Hoài, người đọc thấy được cái “tôi” của nhà văn, thấy được những tâm sự chất chứa trong tác phẩm, với tấm lòng yêu thương con người của nhà văn. Từ góc nhìn đời thường, nhà văn đã viết về tuổi thơ và tuổi trưởng thành của mình với những câu chuyện đời thường, tưởng như “vụn vặt nhem nhọ” nhưng đầy cảm xúc. Nhà văn đã không hề né tránh hay “tô hồng” quá khứ đời tư của mình. Ông đã tái hiện một hiện thực trong quá khứ như nó vốn tồn tại với tất cả những gì thô ráp xù xì, tạp nham vốn có. Tự truyện vì thế đã gây cho người đọc những bất ngờ thú vị về những câu chuyện vụn vặt đời thường. Tự truyện đã cung cấp cho người đọc những bức tranh đời sống sinh hoạt và phong tục vô cùng phong phú, hấp dẫn ở một vùng quê ngoại thành Hà Nội - làng Kẻ Bưởi- Nghĩa Đô, quê ngoại tác giả, và hơn nữa hiểu được bức tranh đời sống xã hội thời bấy giờ. Bằng cách nhìn đời sống mang dấu ấn riêng, bằng năng lực quan sát đặc biệt tinh tế và khả năng nắm bắt đối tượng nhanh nhạy, Tô Hoài đã lựa chọn các quan điểm trần thuật phù hợp và rất linh hoạt trong tự truyện của mình để từ đó dựng lại bộ mặt tinh thần của nhân cách tác giả, với mục đích nghệ thuật khác nhau. Với thể tự truyện Tô Hoài đã tạo ra được nét riêng biệt, có sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc và làm nên một Tô Hoài với phong cách riêng. Với tâm huyết nghề nghiệp, thái độ lao động nghiêm túc, tích cực, phát huy cá tính sáng tạo, nhà văn Tô Hoài đã gặt được những thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác của mình. Với hai thể chân dung và tự truyện Tô Hoài đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam những giá trị to lớn về thể loại và những độc đáo ở phong cách nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 Với niềm đam mê, hứng thú khám phá, với sức sáng tạo bền bỉ, dẻo dai của nhà văn Tô Hoài giữa dòng văn và cuộc đời, luận văn đã tìm đến với mảng đề tài chân dung và tự truyện của Tô Hoài. Tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong chân dung văn học và tự truyện của Tô Hoài, chúng tôi muốn thể hiện một thái độ trân trọng của mình đối với những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, đồng thời cũng hy vọng góp thêm tiếng nói - một tiếng nói khẳng định vị trí và những đóng góp quí báu của nhà văn Tô Hoài đối với thể chân dung văn học và tự truyện của các nhà văn nói riêng và nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Nhân cách nhà văn trong Tô Hoài là một nhân cách đứng đắn, luôn ở chiều hướng vươn tới cái chân, cái thiện, cái mĩ. Ở tuổi cao nhưng Tô Hoài vẫn luôn tỏ ra sung sức với ngòi bút càng già dặn và uyển chuyển tinh tế hơn. Chúng ta hy vọng rằng Tô Hoài sẽ tiếp tục sáng tác thêm, nhất là ở hai thể loại chân dung văn học và tự truyện để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn ở những thể loại này. Chúng ta hãy chờ đón những thành tựu tiếp theo của nhà văn lão thành này với một niềm đam mê, trân trọng và yêu mến nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài An (1997), “Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú”, Báo Văn hoá văn nghệ Công an, số 10. 2. Hoài An (2001), Chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bổng (1995), Thời đã qua, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Trương Đăng Dung (chủ biên), (1990), Các vấn đề khoa học văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Phan Cự Đệ (2004), Tác phẩm và chân dung, Nxb Văn học., Hà Nội 8. Phan Cự Đệ ( 1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. 9. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức( 1979), Nhà văn Việt Nam, Nxb Đại học - Trung học chuyên nghiệp. 10. Hà Minh Đức (1987), Tuyển tập Tô Hoài, Tập 1, Nxb Văn học Hà Nội. 11. Hà Minh Đức (2006), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học. 12. Thu Hà (1999), “Viết nhiều và được nhiều - Đọc “Chiều chiều” của Tô Hoài”, Báo Tuổi trẻ TP HCM. 13. Đặng Thị Hạnh (1998), “Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (Cấu trúc thời gian và ngôn từ trong “Cát bụi chân ai”)”, Tạp chí văn học, số 12 14. Nhiều tác giả (1996), Các vấn đề khoa học của văn học, Nxb Khoa học xã hội. 15. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Tô Hoài (2004), Cái áo tế, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 17. Tô Hoài (1995), Những gương mặt, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 18. Tô Hoài (1999), Chiều chiều, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 19. Tô Hoài (1985), Tự truyện, Nxb Văn học, Hà Nội. 20.Tô Hoài (2004), Chuyện cũ Hà Nội - tập 1,2, Nxb Trẻ, Hà Nội. 21. Tô Hoài (2006), Ba người khác, Nxb Đà Nẵng. 22. Tô Hoài (2004), Hồi kí, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 23. Tô Hoài (1977) , Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 24. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 25. Tô Hoài (1994), Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 26. Tô Hoài (1986), Chuyện cũ Hà Nội, Nxb Văn học, Hà Nội. 27. Nguyễn Thái Hoà, Đinh Trọng Lạc (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Công Hoan (1997), “Trau dồi tiếng Việt”, Hỏi chuyện các nhà văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 29. Đoàn Trọng Huy (2002), Tô Hoài - Quá trình lịch sử văn học Việt Nam, tập III, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 30. Nguyên Hồng (2004), Những ngày thơ ấu, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 31. Phong Lê (1999), Vẫn chuyện văn chuyện người, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 32. Phong Lê - Vân Thanh (2003), (Giới thiệu và tuyển chọn), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Phong Lê (1990), Các vấn đề của khoa họcvăn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Phong Lê (2006), Người trong văn - chân dung và Tiểu luận, Nxb Văn hoá, Sài Gòn. 35. Nguyễn Văn Long (2003), “Quan niệm nghệ thuật về con người và những đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945-1975” Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 36. Nguyễn Quốc Luân (1992), “Về chân dung văn học trong sách giáo khoa”, Tạp chí NCGD, số 5. 37. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hoá. 38. Nguyễn Đăng Mạnh (1981, 1982), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1-2, Nxb Văn học, Hà Nội. 39. Nguyễn Đăng Mạnh(2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), “Tản văn về Nguyễn Tuân”, Báo Văn nghệ, Số 32. 42. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1975), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb Khoa học xã hội. 43. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), “Tô Hoài với quan niệm về con người”, Báo Văn nghệ, số 25. 44. Trần Đình Nam (1995), “Nhà văn Tô Hoài”, Tạp chí văn học, số 9. 45. Võ Xuân Quế (1963), “Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tô Hoài”, Tạp chí văn học, số 5. 46. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tự sự học (Một số vấn đề và lịch sử), Nxb Đại học Sư phạm. 47. Trần Đình Sử (chủ biên) (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo viên Hà Nội. 48. Trần Đình Sử (chủ biên) (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 49. Mạnh Phú Tư (2000), Sống nhờ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 50. Trần Hữu Tá (2001), Tô Hoài một đời văn phong phú, Nxb Trẻ Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM. 51. Nguyễn Tuân (1982), Tuyển tập Nguyễn Tuân,tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội. 52. Mạnh Phú Tư (2002), Sống nhờ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_07_SP_VH_DTTH.pdf
Tài liệu liên quan