Luận văn Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. “Cờ bạc là bác thằng bần ; cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” đây là câu nói dân gian mà mọi người trong xã hội luôn truyền tụng cho nhau. Đó cũng là bài học vừa mang tính dạy dỗ, vừa để răn đe mà thế hệ đi trước muốn để lại cho thế hệ sau này. Nó cũng nói lên hệ qủa tất yếu của tệ nạn đánh bạc gây tan vỡ gia đình, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, cờ bạc là nguồn phát sinh của nhiều loại tội phạm như: Tội phạm trộm cắp, lừa đảo, gây rối trật tự .Chính vì lẽ đó, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức và quản lý lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng vấn đề xây dựng và quản lí trật tự công cộng, an toàn công cộng là bộ phận của quá trình xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới. Qúa trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, về đội ngủ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất chính trị tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay việc xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới cần phải được tiến hành từng bước, có sự tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác, cũng như kết hợp hài hòa yếu tố phòng ngừa và yếu tố xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lí hành chính. Bên cạnh việc dùng biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục giáo dục, biện pháp hình sự được coi là biện pháp cần thiết góp phàn bảo vệ an toàn, trật tự công cộng.Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 1985 trong đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng một cách chặt chẽ, toàn diện và phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay ( chương XIX với 55 điều luật quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ). Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng về cơ bản vẩn kế thừa những tư tưởng pháp luật đã được thể hiện tại chương VIII Bộ luật hình sự 1985. Tuy nhiên, bên cạnh tính nghiêm khắc trong xử lí, Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với nhiều tội ( 29 điều trong tổng số 55 điều trong chương XIX). So với quy định tại chương VIII Bộ luật hình sự 1985, chương XIX Bộ luật hình sự 1999 đã quy định nhiều tội phạm mới đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, an toàn công cộng trong giai đoan hiện nay. Có thể nói Bộ luật hình sự năm 1999 nói chung và chương XIX các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng đã kế thừa, phát triển Bộ luật hình sự 1985 đồng thời sửa đổi, hoàn thiện một cách có hệ thống, toàn diện các tội phạm cụ thể xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu qủa. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tội đánh bạc được quy định tại Điều 248 chương XIX . Đây là tội xâm phạm nghiêm trọng đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Hậu qủa của nó đối với xã hội là vô cùng to lớn và diễn biến của nó càng ngày càng phức tạp. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu những đặc điểm, bản chất cơ bản của tội đánh bạc để hoàn thiện điều luật là rất cần thiết. Công việc này hết sức khó khăn và phức tạp, nó không đơn giản chỉ là công việc của các nhà lập pháp, mà nó cần sự đóng góp ý kiến rất lớn từ phía cử tri trong cả nước, để họ có nhiều tình huống dự liệu thực tế và từ đó họ chọn ra những phương pháp tối ưu nhất. Đây cũng là lý do người viết chọn đề tài “tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn này nghiên cứu những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc, qua đó thấy được những khó khăn, và rút ra những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc. Đồng thời, cho ta thấy được tình hình gia tăng của loại tội phạm này và có biện pháp đúng đắn để ngăn chặn và đi đến đẩy lùi tội phạm. Và qua đó thấy được việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa toàn Đảng, toàn dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi tội phạm này góp phần làm ổn định trật tự xã hội. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong giới hạn đề tài, sẽ nghiên cứu một số vấn đề về lý luận chung xung quanh tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, những nội dung cơ bản của các tội này như: khái niệm, đặc điểm, bản chất và những trường hợp áp dụng cụ thể Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm một số đặc điểm của tội đánh bạc trên thế giới. Từ đó có thể rút ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện chế định này trong chính sách hình sự nước ta để phù hợp với một số nước trên thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp từ sách bình luận khoa học, giáo trình, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan và vận dụng những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập để hoàn thành đề tài này. 5. Cơ cấu đề tài - Phần mở đầu. - Phần nội dung: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đánh bạc và tội đánh bạc. Phần này sẽ làm rõ các khái niệm về tệ nạn đánh bạc, các hình thức đánh bạc, và tác hại do tệ nạn đánh bạc gây ra; các vấn đề về khái niệm, đặc điểm của tội đánh bạc, thủ đoạn của bọn tội phạm đánh bạc hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta nghiên cứu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của tội đánh bạc trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) Trong phần này dựa trên cơ sở phân tích những khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu ở phần lý luận chung. Đề tài sẽ tập trung vào phân tích các quy định theo pháp luật hiện hành về tội đánh bạc, hình phạt của tội đánh bạc. Và so sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), với tội tổ chức đánh bạc và gá bạc (Điều 249) để làm rõ hơn nội dung của đề tài. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Dựa vào nội dung đã phân tích sẽ đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về tội đánh bạc trên thực tế. Qua đó đề ra những giải pháp và kiến nghị về vấn đề này. - Kết luận chung. - Tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH BẠC VÀ TỘI ĐÁNH BẠC 1.1 Những vấn đề chung về tệ nạn đánh bạc 1.1.1 Khái niệm về tệ nạn đánh bạc 1.1.2 . Các hình thức đánh bạc hiện nay 1.1.3. Tác hại do tệ nạn đánh bạc gây ra 1.2. Khái niệm về tội đánh bạc 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Đặc điểm của tội đánh bạc 1.2.3 Thủ đoạn của bọn tội phạm đánh bạc hiện nay 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của tội đánh bạc 1.3.1 Trên thế giới 1.3.2 Tại Việt Nam 1.3.2.1 Giai đoạn trước năm 1945 1.3.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến nay CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC 2.1 Tội đánh bạc được quy định Điều 248, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 2.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc 2.1.2.1 Mặt chủ thể của tội đánh bạc 2.1.2.2 Mặt khách thể của tội phạm 2.1.2.3 mặt khách quan của tội phạm 2.1.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm 2.2 Hình phạt của tội đánh bạc 2.3 So sánh tội đánh bạc với một số tội khác 2.3.1 So sánh tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 2.3.1.1 Dấu hiệu pháp lý 2.3.1.2 khung hình phạt 2.3.2 So sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý 2.3.2.2 Khung hình phạt CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1 Thực trạng, tình hình tội phạm đánh bạc trên phạm vi cả nước 3.2 Những bất cập khi giải quyết vụ án đánh bạc 3.2.1 Bất cập về việc xác định khoản tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc. 3.2.2 Bất cập về giá trị chứng minh của biên bản phạm pháp quả tang trong các vụ án về “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” 3.2.3 Cần phân biệt hành vi vui chơi giải trí khác không có mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật với tội “đánh bạc”. 3.2.4 Về xác định tội danh đối với một số hành vi liên quan đến cá độ, bán độ, trong lĩnh vực thể thao. 3.2.5 Một số vướng mắt trong việc áp dụng Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 để xử lý tội đánh bạc 3.3 Nguyên nhân của những bất cập nêu trên 3.4 Hướng hoàn thiện trong công tác đấu tranh tội phạm về cờ bạc. 3.5 Giải pháp trong công tác giáo dục và đấu tranh phòng chống tội phạm về cờ bạc. KẾT LUẬN

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6191 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra tổ chức, tạo điều kiện cho người khác và cũng có thể cả người đó cùng đánh bạc ví dụ như mở chiếu bạc, lập xới chọi gà ăn tiền, ghi số đề.... Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể là người ghi số lô đề và người cầm bảng (chủ) lô, đề thì chúng ta cần làm rõ hành vi đó phải bị áp dụng điều khoản nào cho đúng. Đối với hành vi của người ghi số đề, khi họ không tham gia chơi số mà họ chỉ ghi thuê cho chủ lô, đề thì sẽ phải truy tố về tội gì? Truy tố về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hay truy tố về tội đánh bạc với vai trò là người đồng phạm. Thông thường cơ quan tiến hành tố tụng truy tố họ về tội tổ chức đánh bạc và gá bạc (Điều 249). Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng vì về mặt chủ quan họ không có ý định đánh bạc để tìm vận may, thực ra họ là người kết nối những con bạc với nhau, hành vi của họ là hành vi gá bạc. Họ nhận được một khoản tiền theo thoả thuận với người chủ đề, không phụ thuộc vào kết quả thắng thua của bên tham gia đánh bạc nào. Nhưng đối với hành vi của người chủ lô, đề hay còn gọi là người cầm bảng đề, thì việc các cơ quan tiến hành tố tụng truy tố họ về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đã thực sự chính xác? Xét về mặt chủ quan của tội phạm thì người chủ lô, đề là người trực tiếp tham gia đánh bạc, là trường hợp một người đánh bạc với nhiều người. Trong một số trường hợp người chủ lô, đề thu lợi bất chính rất lớn nhưng cũng không thiếu những chủ lô, đề khuynh gia bại sản sau một thời gian “ôm bảng”. Người chủ lô đề cũng chính là người tổ chức lên các bảng lô đề để chơi bạc với các con bạc khác. Họ tạo dựng lên mạng lưới người ghi thuê nhằm thu hút nhiều con bạc hơn từ đó giá trị tiền và hiện vật dùng vào việc đánh bạc tăng lên. Bản chất hành vi của người chủ đề là phạm vào cả hai tội ở Điều 248 và Điều 249. Nên chăng, phải xử lý họ về cả 2 hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Để thống nhất cách xử lý cần có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng. 3.2.1 Bất cập về việc xác định khoản tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc. Thực tiễn điều tra, truy tố xét xử cho thấy đối với khoản tiền hoặc hiện vật thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc, thì việc xác định đây là tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc không có gì khó khăn, vướng mắc. Nhưng đố với khỏan tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc hoặc ở những nơi khác, thì việc xác định đây có phải là tiền hoặc hiện vật đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc hay không là vấn đề không đơn giản, vì thông thường các con bạc sẽ không khai nhận về điều đó. Nếu không có căn cứ xác định tiền hoặc hiện vật này đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc, thì theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo, cơ quan tiến hành tố tụng không được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với con bạc về khoản này và cũng không có căn cứ để tịch thu đối với khoản tiền hoặc hiện vật này theo quy định của pháp luật. Trường hợp này chỉ có thể áp dụng hình phạt bổ sung (phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản) theo quy định tại khoản 3 của Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. 3.2.2 Bất cập về giá trị chứng minh của biên bản phạm pháp quả tang trong các vụ án về “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” Trong hồ sơ của các vụ án này, cơ quan điều tra thường lập biên bản về việc phạm pháp quả tang đối với hành vi đánh bạc , tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Biên bản này thường được coi là một trong những nguồn chứng cứ rất quan trọng để kết tội đối với bị can; bị cáo. Tuy nhiên, trên thực tế thì đại đa số các trường hợp biên bản này không được lập ngay tại chỗ nơi hành vi phạm tội vừa được thực hiện nên biên bản này không phản ánh đúng tính chất “quả tang” của hành vi vi phạm như bản thân tên gọi của nó. Chính vì vậy, trong thực tiễn còn có các ý kiến khác nhau về giá trị chứng minh của các biên bản “phạm pháp quả tang” này. Ý kiến thứ nhất cho rằng, mặc dù tính quả tang của hành vi phạm pháp được phản ánh trong biên bản là không kịp thời, nhưng sự việc xảy ra được ghi trong biên bản là đúng sự thực và được người có thẩm quyền cùng người vi phạm xác nhận. Thực tiễn cho thấy các biên bản “phạm pháp quả tang” loại này vẫn được các cơ quan tiến hành tố tụng coi là chứng cứ hợp pháp và có giá trị chứng minh tội phạm. Ý kiến thứ hai lại cho rằng hành vi phạm pháp được phản ánh trong biên bản này đã mất đi tính quả tang. Vì vậy, biên bản này không hợp pháp và không có giá trị chứng minh tội phạm. Chúng tôi quan điểm rằng quan điểm thứ nhất về các biên bản “phạm pháp quả tang” nêu trên, xét về góc độ thực tiễn là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta và đặc thù của nhóm tội phạm này. Tuy nhiên, từ góc độ lý luận và trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp, chúng tôi cho rằng quan điểm thứ hai là có căn cứ. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng cần có giải pháp nhằm hạn chế và loại trừ các chứng cứ “bất hợp pháp” này trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm liên quan đến đánh bạc. 3.2.3 Cần phân biệt hành vi vui chơi giải trí khác không có mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật với tội “đánh bạc”. Động cơ tư lợi, sát phạt nhau nhằm mục đích tước đoạt tiền hoặc tài sản của người khác là dấu hiệu đặc trưng về mặt chủ quan của tội “đánh bạc”. Đây cũng là căn cứ phân biệt tội “đánh bạc” với các hành vi đánh bài (tả lả, tổ tôm, chẵn lẻ…) mang tính chất vui chơi, giải trí không có mục đích sát phạt nhau (được thua bằng tiền hoặc hiện vật) trong dịp giỗ, tết, hội hè…về mặt khách quan các hành vi này tuy có dấu hiệu của tội “đánh bạc” nhưng về mặt khách quan, thì những người thực hiện các hành vi này không có động cơ tư lợi, sát phạt nhau nhằm tước đoạt tài sản của nhau nên không cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. 3.2.4 Về xác định tội danh đối với một số hành vi liên quan đến cá độ, bán độ,…trong lĩnh vực thể thao. Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số cầu thủ bóng đá và các quan chức thể thao về các hành vi phạm tội có liên quan đến cá cược, mua bán độ, dàn xếp tỉ số. Tuy nhiên, việc xác định tội danh đối với các hành vi này trong một số vụ án cụ thể vẫn còn có quan điểm khác nhau. Xin nêu hai trường hợp cụ thể sau đây: Ví dụ 1: Vụ bán độ của các cầu thủ U23 tại Việt Nam tại SEAGAMES 23: Theo kết luận điều tra, cơ quan điều tra Bộ Công An đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Lê Quốc Vượng và Trương Tấn Hải về tội tổ chức đánh bạc, theo quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999; 8 bị can là Trương Tấn Hải, Lê Quốc Vượng, Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Châu Lê Phước Vĩnh, Lê Bật Hiếu, Huỳnh Quốc Anh, Trần Hải Lâm về “tội đánh bạc” theo Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (đối với Lê Quốc Kỳ vì đã bỏ trốn nên tách ra để xử lý). Ví dụ 2: Vụ mua chức vô địch của Sông Lam Nghệ An mùa giải 2001: Nguyễn Hồng Thanh (nguyên giám đốc điều hành) của Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An đã cử Nguyễn Hữu Thắng đi gặp Trương Tấn Hải để thương lượng về việc “mua” một số cầu thủ đội Cảng Sài Gòn với số tiền 300 triệu đồng để các cầu thủ Cảng Sài Gòn đá thắng đội Nam Định với tỷ số cao để giúp Sông Lam Nghệ An giành chức vô địch và đội Cảng Sài Gòn đã thắng đội Nam Định với tỷ số 4-1. Theo kết luận điều tra, cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Nguyễn Hữu Thắng và Nguyễn Hồng Thanh về tội “đưa hối lộ” theo Điều 289 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999; Trương Tấn Hải và 5 cầu thủ của Cảng Sài Gòn về tội “nhận hối lộ” theo Điều 279 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Về hai vụ án trên, có quan điểm cho rằng xét về tính chất hành vi trong hai vụ việc trên, thì các cầu thủ U23 Việt Nam và Cảng Sài Gòn đều có cùng hành vi nhận tiền (sẽ nhận tiền) để đá thắng với tỷ số theo yêu cầu của người đưa tiền. Nhưng các hành vi này của họ lại bị cơ quan điều tra khởi tố và đề nghị truy tố về hai tội danh khác nhau: Tội “đánh bạc” và tội “nhận hối lộ”. Như vậy, việc áp dụng pháp luật của cơ quan điều tra đối với các hành vi có cùng tính chất trong hai vụ án này là không thống nhất. Trong vụ bán độ tại SEAGAMES 23, hai bên thỏa thuận nếu trong trận đấu U23 Việt Nam – U23 Myanmar các cầu thủ U23 Việt Nam kiểm soát được tỷ số 1 – 0 nghiêng về Việt Nam theo yêu cầu của Hải và Kỳ thì sẽ được Hải, Kỳ trả tiền. Nếu không kiểm soát được tỷ số này trong trận đấu, các cầu thủ Việt Nam không phải mất bất cứ tài sản nào cho Kỳ và Hải (cần phân biệt hành vi nhận tiền này với hành vi của một số cầu thủ đã dùng chính số tiền nhận của Hải và Kỳ để đặt cược cho trận đấu). Rõ ràng hành vi nhận tiền của một số cầu thủ U23 Việt Nam không phù hợp với dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội “đánh bạc” quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 là “được thua bằng tiền hoặc hiện vật”. Tội “đánh bạc” được thực hiện với lỗi cố ý và động cơ, mục đích là sát phạt nhau để tước đoạt tài sản của nhau. Đây là quan hệ được thua hai chiều: Bên thắng sẽ được tài sản của bên kia và ngược lại, bên mua phải mất tài sản cho bên thắng… Báo pháp luật Việt Nam số 228 ngày 22/09/2006, trang 7. Theo tác giả thì đồng tình với quan điểm trên và cho rằng việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố các bị can trong hai vụ án trên về tội “đánh bạc” và tội “nhận hối lộ” là chưa phù hợp. Tội “đánh bạc” và các tội phạm khác liên quan đến hành vi đánh bạc; một số vấn đề lý luận và thực tiễn/ Tiến sỹ Nguyễn Đức Mai (Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương/ Tạp chí Kiểm sát - Số 20 (tháng 10/2006). 3.2.5 Một số vướng mắt trong việc áp dụng Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 để xử lý tội đánh bạc Tại tiểu mục 6.3 Mục 6 phần I của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, trong đó có hướng dẫn về định lượng giá trị của số tiền trong tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 , cụ thể: Tiền hoặc hiện vật “có giá trị lớn”, “có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau a.Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng là có giá trị lớn; b.Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn. c. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn. Hướng dẫn này đã giúp cho việc xác định khung hình phạt đối với tội đánh bạc dễ dàng hơn, nhưng kể từ khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 thì việc áp dụng xử lý đối với tội đánh bạc còn một số vướng mắc, đặc biệt là với hành vi mua bán số đề, cụ thể như sau: Tại điểm b tiểu Mục 9.2 của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP đã hướng dẫn: “số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc”. Theo quy định của Bộ luật hình sự và hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP nêu trên thì mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc là 1.000.000 đồng (trừ trường hợp đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án). Đối với số đề (ở đây chỉ đề cặp số đầu và số đuôi) thì tỷ lệ chơi thường là 1 ăn 70, tức là khi mua 1.000 đồng nếu trúng số sẽ trúng 70.000 đồng; như vậy, nếu tính mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ cần tiền chơi đối với một số đầu hoặc mọt số đuôi trên một đài xổ số đến 14.500 đồng thì đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự (14.500đ x 70 lần) = 1.029.500đồng). Thực tế, đối với người thầu đề, người bán số đề, người chuyển bản số đề thì khi khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, số tiền thể hiện trên phơi đề thông thường từ 1triệu đồng đến 6 triệu đồng. Khi tiền thể hiện trên phơi đề từ 1.500.000đồng trở lên thì tính theo tỷ lệ chơi 1/70 số tiền đánh bạc trên 100.000đồng. Trường hợp này rất phổ biến, thuộc trường hợp tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị đặc biệt lớn. Trong khi đó, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP nói trên lại hướng dẫn số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị đặc biệt lớn là từ 100triệu đồng trở lên, đây là một quy định mở chỉ quy định mức thấp nhất mà không quy định mức cao nhất. Vào thời điểm ban hành thì nó vẫn thích hợp vì số tiền đánh bạc thường không đến mức đặc biệt lớn, nhưng Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP nêu trên có hiệu lực thì đa số vụ án đánh bạc (hoặc chơi số đề) đều trên 100triệu đồng nên việc tính mức án hợp lí trong khung hình phạt áp dụng đối với bị cáo gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP có quy định: số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa,…với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc. Giữa hành vi đánh bạc là số đề với các hành vi đánh bạc khác (đánh bài, cá độ,…) thì có sự khác biệt lớn. Trong đánh bài, cá độ,…thì mỗi lần (canh bạc) đều có người thắng và nó nằm gọn trong số tiền đặt ra, còn trong số đề thì số tiền bán số đề của chủ đề là có thể là tiền thực tế trên phơi đề (nếu người mua ngày hôm đó không trúng số đề), ngược lại tiền thua của chủ đề có thể thấp hơn tiền phơi đề, cũng có thể cao hơn tiền thể hiện trên phơi đề, phụ thuộc vào số tiền người mua nhiều hay ít, nhân với tỷ lệ ăn thua và kết quả xổ số kiến thiết. Khi tính số tiền trong vụ đánh bạc bằng tổng số tiền của người chơi với những người chơi khác dùng để đánh bạc có 2 trường hợp sau: Đối với người mua số đề: trong cùng một đài xổ số nếu mua nhiều số đầu và số đuôi thì khả năng lớn nhất chỉ trúng một số, số đầu và một số đuôi. Trường hợp mua nhiều số đầu, số đuôi trên một đài xổ số mà trúng tất cả là không xãy ra. Đối với chủ đề cũng vậy, nhiều người mua đề, mua rất nhiều số có những số trùng với nhau. Trong ngày đối với một đài xổ số khả năng lớn nhất mà chủ đề phải chung tiền cho người mua trúng cũng là một số đầu và một số đuôi. Như vậy, theo hai trường hợp này thì số tiền đánh bạc tính bằng số tiền người chơi và những người choi khác dùng để đánh bạc chựa hợp lí. Đối với người mua, nếu người mua số đầu, số đuôi cao nhất cho mỗi đài xổ số cộng lại nhân theo tỷ lệ ăn thua thực tế; đối với chủ đề ngoài tiền thực tế trên phơi thì mỗi đài xổ số chỉ lấy tiền số đầu, số đuôi lớn nhất cộng lại nhân với tỷ lệ ăn thua cộng lại thì sẽ hợp lí hơn. Như cách tính hiện nay, cộng tất cả tiền số đầu, số đuôi nhân với tỷ lệ ăn thua thì số tiền quá lớn chưa phù hợp với thực tế. Đối với số tiền tối thiểu đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đánh bạc, trước đây theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP là 1triệu đồng chỉ tính tiền thể hiện trên phơi đề, nếu lấy tiền trên phơi đề nhân tỷ lệ ăn thua theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP thì số tiền rất thấp (14.500đồng). Việc xử lí hình sự, hành vi đánh đề dựa theo tỷ lệ ăn thua là rất nặng, dễ dẫn đến xử lí tràn lan, thực tế ở một số nơi khi xử lí các trường hợp số tiền trên phơi dưới 1triệu đồng thì đã không xử lí hình sự mà chỉ xử lí hành chính. Từ những dẫn chứng và phân tích trên, để góp phần đưa những quy định của pháp luật áp dụng thống nhất, dễ dàng và phù hợp tình hình thực tế; theo tác giả, phải điều chỉnh lại mức tiền, hiện vật có giá trị đặc biệt lớn đối với tội đánh bạc và hướng dẫn cách tính hợp lí theo tỷ lệ ăn thua đồi với hành vi chơi số đề cũng như quy định thống nhất, phù hợp mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chơi số đề theo tiền thể hiện trên phơi đề hay tiền nhân theo tỷ lệ ăn thua. Một số vướng mắc trong việc áp dùng Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 để xử lí tội đánh bạc/ Nguyễn Hồng Phấn-VKSND huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long/ Tạp Chí Kiểm Sát - Số 22 (11/2007)/ Trang 35-36 Sau đây phân tích một ví dụ: Nguyễn Văn A là thầu đề, trong tháng 05/2007, A đã ghi đề cho hai người là Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn C, hình thức chơi là số đầu, số đuôi theo kết quả xổ số kiến thiết, tỷ lệ là 1/70 (01 ăn 70). Số tiền mà A ghi đề cho B và C thể hiện trên phơi đề như sau: Phơi đề của B: Ghi số đầu, số đuôi cho các số: 00;01, mỗi số 5.000 đồng. Tổng cộng 20.000 đồng. Phơi đề của C: Ghi số đầu, số đuôi cho các số: 01;02, mỗi số 5.000 đồng. Tổng cộng 20.000 đồng. Phơi đề của D: Ghi số đầu, số đuôi cho các số: 03;04, mỗi số 5.000 đồng. Tổng cộng 20.000 đồng. Căn cứ vào các phơi đề như trên và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ_HĐTP ngày 12/05/2006 thì có hai quan điểm trái ngược nhau về cách tính số tiền dùng để đánh bạc trong trường hợp này, cụ thể: Quan điểm thứ nhất cho rằng, số tiền đánh bạc của B,C, D chơi với A mỗi người là 1.422.000 đồng [20.000 + (20.000 x 70 lần)]; số tiền dùng để đánh bạc của A với B, C và D là 4.260.000 đồng (1.420.000 đồng x 3). Như vậy, cả A, B, C và D đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Quan điểm thứ hai cho rằng, phải xác định rõ thực tế số tiền của cả ba người đánh bạc dựa vào “xác xuất thắng tuyệt đối” đối với người chơi đề mới phù hợp với thực tiễn và làm cho người thầu đề, người chơi đề tâm phục, khẩu phục theo đúng tinh thần của Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 và Nghị quyết số 02/2003/NQ_HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về số tiền “đã được” và “sẽ được” dùng để đánh bạc. Quan điểm này đã lập luận rằng số tiền dùng để đánh bạc được tính là tổng cộng số tiền “đã được” và “sẽ được” dùng để đánh bạc làm định hướng để truy cứu trách nhiệm hình sự (khái niệm sẽ được chỉ mang tính tương đối). Xác định số tiền “đã được” đánh bạc, trong trường hợp nêu trên thì xác định số tiền này như sau: Đối với B là 20.000 đồng, với C là 20.000 đồng, với D là 20.000 đồng và đối vơi A là 60.000 đồng ( cộng của B, C và D). Đối với số tiền “sẽ được” đánh bạc thì phải áp dụng “xác suất tuyệt đối” đối với người chơi số đề tức là khả năng người chơi số đề đều thắng số đầu và thắng số đuôi, và đây chính là khả năng cao nhất có thể xảy ra. Gỉa sử kết quả số đầu, số đuôi cùng là số “01” thì số tiền mà A phải trả cho B là 700.000 đồng [(5.000 đồng số đầu x 70 lần) + (5.000 đồng số đuôi x 70 lần)]. Vậy thì, khi ghi số đề cho B, A phải chuẩn bị sẵn số tiền là 700.000 đồng (chính xác là 680.000 đồng vì 20.000 đồng đã nhận của B) để trả cho B nếu trường hợp B thắng. Số tiền 700.000 đồng này chính là số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc giữa A và B và không thể lớn hơn được nữa. Cũng tương tự như vậy, số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc giữa A và C là 700.000 đồng, giữa A và D cũng là 700.000 đồng. Nếu tính từng người chơi đề thì cộng số tiền “đã được” dùng để đánh bạc là 20.000 đồng và số tiền “sẽ được” đánh bạc là 700.000 đồng thì mới bằng 720.000 đồng nên cả ba người B, C, D không phạm tội “đánh bạc” như quan điểm thứ nhất. Đối với A xác định số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc giữa A với B, C và D không phải là 4.260.000 đồng, vì cả ba người chơi số đề mua các con số từ số “00” đến số “04” bao gồm 12 con số khác nhau, trong đó con số “01” xuất hiện 4 lần. Nếu khả năng con số “01” xuất hiện cho cả số đầu, số đuôi thì số tiền A phải trả là 1.400.000 đồng (5.000 x 4 x 70). Đây là số tiền cao nhất mà A chuẩn bị dùng để đánh bạc với cả 3 người. Nếu cộng số tiền “đã được” dùng để đánh bạc là 60.000 đồng và số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc là 1.400.000 đồng thì mới bằng 1.460.000 đồng. Trường hợp này, A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “đánh bạc” nhưng số tiền đánh bạc là 1.460.000 đồng chứ không phải là 4.260.000 đồng theo cách tính ở quan điểm thứ nhất. Rõ ràng, cách tính số tiền dùng để đánh bạc ở hai quan điểm hoàn toàn mâu thuẩn nhau. Số tiền chênh lệch giữa hai cách tính là rất lớn (4.260.000 – 1.460.000 = 2.800.000 đồng). Số tiền chênh lệch này thực chất là giá trị “ảo”, vì thế Nghị quyết số 01/2006/NQ_HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ chính xác khi người mua số đề chỉ mua một con số mà thôi. Cách tính số tiền dùng để đánh bạc ở quan điểm thứ hai xem ra phù hợp hơn khi xem xét toàn diện tính chất, mức độ hành vi chơi số đề ở mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cách tính này đã tính được đích thực số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc và thể hiện tính có thật là một thộc tính quan trọng nhất của chhứng cứ. Không thể cứ lấy tổng số tiền đánh bạc rồi nhân với 70 lần để ra số tiền đánh bạc, tính như vậy là không thực tế. Một số vướng mắc trong việc áp dùng Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 để xử lí tội đánh bạc/ Lê Hồng Thu – VKSND huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ/ Tạp Chí Kiểm Sát - Số 22 (11/2007)/ Trang 36 - 37 Theo quan điểm cá nhân người làm đề tài đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi vì với những người đánh bạc lớn hoặc nhiều lần thì khởi tố là đúng, nhưng chẳng lẽ với một người chỉ một lần bỏ vài ngàn đồng để chơi đề cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không thỏa đáng.Và một vị lãnh đạo trong nghành Công an đã từng phát biểu tại một hội nghị là : “…,chẳng lẽ với cậu sinh viên, bà nội trợ, anh xe ôm một lần bỏ vài ngàn đồng chơi đề cũng bị “tóm” thì Công an làm sao đủ sức!”. 3.3 Nguyên nhân của những bất cập nêu trên Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng tồn tại và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia đánh bạc rất đa dạng và phức tạp, chúng hoạt động thường xuyên, thay đổi biến động theo địa bàn và thời gian không theo một quy luật nhất định. Động cơ, mục đích nhằm vụ lợi bất chính. Lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thành phần xuất thân của những đối tượng rất khác nhau. Đã phát hiện nhiều cán bộ kể cả cán bộ trung cao cấp trong nhà nước cũng tham gia đánh bạc nhất là cá độ bóng đá và đánh đề. Về hậu quả và mức độ nghiêm trọng mọi người đều nhận biết. Song sỡ dĩ tệ nạn cờ bạc không những chưa được chặn đứng mà ngày càng phát triển là do những nguyên nhân cơ bản sau đây: 3.3.1 Về phương diện kinh tế - xã hội Trong điều kiện bước sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn , số người không có việc làm ngày càng tăng, người giàu, người nghèo thể hiện rõ nét. Chính sách xã hội chưa chuyển đổi kịp với tình hình như: giải quyết tiền lương, giải quyết việc làm nhất là số thanh niên đến tuổi lao động còn nhiều vướng mắc chưa tháo gỡ được. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các khu công nghiệp mọc lên ở khắp nơi đòi hỏi một số lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa trong xã hội. Và lao động nông thôn chính là một nguồn bổ sung lớn cho số lao động đang thiếu trong các khu công nghiệp. Song họ vốn quen với lối sống và cách làm việc ở nông thôn lại không có tay nghề nên ra thành thị rất khó kiếm việc làm hoặc nếu có chủ yếu là lao động tay chân, thu nhập thấp, công việc không ổn định. Vì vậy, họ sẵn sàng tham gia vòa các trò đỏ đen, cầu kiếm một cơ may để có tiền sinh sống. Về phương diện xã hội, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường do còn mới mẻ, nên chưa kịp chuẩn bị kịp thời và đầy đủ những chính sách cũng như những biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn những tiêu cực trong xã hội có thể xảy ra. Mặc khác, theo ý chí chủ quan của người phạm tội, một bộ phận dân cư (trong đó có cả một bộ phận những người thầy đang đứng trên giảng đường, những người đang hoạt động trong các cơ quan Nhà nước, những nhà doanh nhân như đã phân tích ở phần thực trạng) vì chạy theo lối sống thực dụng, chạy theo giá trị của đồng tiền, xem thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, sự tha hóa về đạo đức ảnh hưởng tới một bộ phận dân cư khiến họ chạy theo lối sống trụy lạc, ăn chơi, đua đòi. Họ muốn không làm mà có nhiều tiền để phục vụ cho nhu cầu của họ, bỏ ra 10 ngàn đồng nếu trúng đề sẽ được 700 ngàn. Người ta sẽ nhẩm tính vậy nếu bỏ ra 10 triệu sẽ được 700 triệu. Không buôn bán gì lãi bằng. Mà thời gian thì rất nhanh chỉ đến 6 giờ chiều quay xổ số xong là biết không phải đợi lâu như nuôi một lứa lợn hay trồng một vụ rau hoặc đóng một cái tủ gỗ. Cá cược bóng đá, vào sòng bạc, xóc đĩa còn thắng to hơn nên nhiều người ham mê. Nên họ tham gia vào các trò đánh bạc, dù biết là pháp luật không chó phép. Một số người cho rằng là đấng nam nhi cũng phải biết cờ bạc. Vậy là thử chơi. Lúc đầu cũng chỉ gọi là chơi cho vui. Nhưng đã vui rồi khó gỡ ra như anh nghiện thuốc phiện vậy. Được thì ham ăn, thua thì ham gỡ. Đã ngồi vào chiếu bạc, cả anh được, anh thua mà thua là phần nhiều chẳng ai gỡ ra được. Dần dần máu ăn thua nổi lên, thế là sát phạt nhau. Ngày nay, phương tiện truyền thông hiện đại, phổ cập. Hầu như nhà nào cũng có tivi, máy tính, điện thoại và ngồi nhà vẫn có thể xem trận đá bóng giữa các đội bóng hàng đầu quốc tế ở tận bên nước Anh. Có thể gọi điện thoại tham gia cá cược. Ngay trên tivi cũng luôn có lời mời chào dự đoán lĩnh thưởng. Một nguyên nhân nữa là hiện nay do cuộc sống mưu sinh quá bận bịu nên các thành viên trong gia đình cũng mỗi người mỗi việc ít quan tâm đến nhau.Cha mẹ không có thời gian quan tâm đến con cái, để chúng tự do tham gia vào các sòng bạc. Đó là những tác nhân làm gia tăng thêm tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng. 3.3.2 Về phương diện quản lý nhà nước Sự phối hợp giữa các nghành, các cấp, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền lên án chưa tạo được dư luận toàn xã hội lên án mạnh mẽ đối với tệ nạn cờ bạc, nhất là tệ nạn mua số đề. Việc xử lý các hành vi cờ bạc theo pháp luật chưa nghiêm khắc, chưa đấu tranh kiên quyết và triệt để các đối tượng chủ mưu. việc quản lý xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường còn bộc lộ nhiều lúng túng, công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu còn nhiều sơ hở yếu kém. Kỷ cương xã hội bị buông lỏng kéo dài. Việc tổ chức đấu tranh đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tệ nạn cờ bạc chưa được coi trọng, chưa kết hợp đồng bộ nhịp nhàng và sự ủng hộ tích cực của các ngành, các cấp. Trong đó có phần trách nhiệm tham mưu chưa tốt, chưa đều, chưa mạnh của cơ quan công an cho cấp ủy Đảng, chính quyền nhất là lực lượng công an ở cấp cơ sở quận, huyện, phường,xã. Từ đó, dẫn đến tỷ lệ điều tra, khám phá các ổ tệ nạn cờ bạc còn thấp. Trong công tác xử lý bằng pháp luật đối với các chủ chứa, con bạc chuyên nghiệp chưa được nghiêm minh, tỷ lệ xử lý chỉ đạt 27% trong tổng số các vụ bắt giữ. Về mặt pháp luật, các quy định về đấu tranh và phòng chống tệ nạn này về cơ bản thì đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khuyết điểm như: Khi quy định về mức xử phạt không quy định rõ mức độ và phạm vi điều chỉnh (trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính) đối với tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn cờ bạc, bởi vậy khi đưa vào thực tiễn khó áp dụng, tạo nên sự không đồng bộ giữa các cấp. Hệ thống chính sách xã hội chậm được hoàn thiện, đặc biệt là hướng xã hội vào việc phòng chống các tệ nạn xã hội, cụ thể như cờ bạc và chưa có một chiến lược quốc gia nào về phòng chống tệ nạn xã hội. Sự buông lỏng và sơ hở trong quản lý xã hội cũng là tiền đề cho tệ nạn phát sinh, phát triển. Nguyên nhân sâu xa :Là do các nhà lập pháp chưa lường trước được sự phát triển nhanh chóng của xã hội kéo theo hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong quan hệ xã hội nói chung và pháp luật hình sự nói riêng; sự rời rạc của các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng chưa thống nhất, chưa hoàn chỉnh; trình độ điều tra của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa cao, cơ sở hạ tầng, công cụ phục vụ cho công tác điều tra chưa hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu.. Nguyên nhân cụ thể: Do tập quán dân tộc luôn được đề cao trong tư tưởng các nhà làm luật dẫn đến lạc hậu trước tình hình phát triển nhanh chóng của xã hội và thực tiễn áp dụng; đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đựơc nâng cao, dẫn đến thể chất của người dân ngày càng được hoàn thiện, kéo theo luật định lỗi thời, không phù hợp với yêu cầu hiện tại; các quan hệ xã hội nảy sinh ngày càng phức tạp, khó lường và trở nên nguy hiểm cho xã hội do ảnh hưởng từ các nguồn văn hoá phẩm đồi trụy. Do trình độ nhận thức về các quy định của Pháp luật hình sự , pháp luật Tố tụng hình sự của các cán bộ tư pháp nói chung, các cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng còn hạn chế. Việc vận dụng pháp luật trong một vụ án hình sự cụ thể còn lúng túng, đánh giá tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội không đúng. Tất nhiên ở đây đại đa số cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đều có “tâm” trong công việc và vì công việc, có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đủ “tầm” nhận thức để áp dụng và quyết định chính xác. Ngoài ra, ở một số địa phương, biên chế dành cho các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu (nhất là cơ quan Viện Kiểm sát), cho nên hoạt động kiểm sát điều tra chưa thường xuyên, liên tục, các vi phạm chậm bị phát hiện và kịp thời xử lý. có một số trường hợp do nguyên nhân chủ quan nữa là sự cố ý làm trái, nhận thức vận dụng không chính xác các quy định của pháp luật xuất phát từ động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, và cũng gây ảnh hưởng lớn đến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản trên, thì những tồn tại trong công tác giáo dục cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm đánh bạc ở nước ta.Do nhận thức giáo dục của chúng ta còn hạn chế, công tác giáo dục đạo đức và pháp luật trong thời gian qua còn chưa hiệu quả. Sự yếu kém trong công tác giáo dục đã dẫn đến tình trạng đạo đức bị xói mòn, xuống cấp. Tình trạng đó dẫn đến những tiêu cực trong cuộc sống, làm cho tệ nạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh, trong đó có tệ nạn đánh bạc. Vì thế cần phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực về giá trị xã hội, làm môi trường xã hội trở nên lành mạnh hơn. 3.4 Hướng hoàn thiện trong công tác đấu tranh tội phạm về cờ bạc.    Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để đạt được điều đó, nhất thiết phải tạo ra một hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện để điều chỉnh mọi hoạt động của xã hội, đảm bảo hoạt động của xã hội luôn diễn ra thuận lợi, trong phạm vi pháp luật cho phép. Trong những năm qua, lợi dụng tình trạng còn thiếu luật, quy phạm pháp luật còn chưa chặt chẽ, sơ hở, thiếu sót còn nhiều, một số người đã có hành vi lách luật, thiếu tôn trọng pháp luật, đã có hành vi đi ngược lại với lợi ích của nhà nước, tập thể và của nhân dân, gây ra hậu quả xấu cho xã hội. Đó chính là một trong những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, làm cho tình hình tội phạm trong những năm qua diễn biến khá phức tạp. Do đó, nhu cầu bức thiết đặt ra là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra đủ các loại văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các quy phạm pháp luật không để tội phạm có thể lợi dụng hoạt động và tạo ra cho các cơ quan chuyên môn và các lực lượng xã hội có điều kiện tiến hành các biện pháp phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, dưới góc độ nhận thức khoa học và lập pháp hình sự, tác giả có một số ý kiến nhằm hoàn thiện chế định này như sau: Giải pháp trước mắt: Đẩy mạnh tuyên truyền. Một thực tế không thể phủ nhận là dù hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng hoạt động cờ bạc, thực hiện ở nước ngoài, song, hậu quả mà nó để lại gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự ở Việt Nam. Từ đó mà công tác phòng ch ống, đẩy lùi tệ nạn cờ bạc, đặc biệt là đối tượng tệ nạn hoạt động ở nước ngoài luôn được ngành Công an chú trọng. Mới đây, trong một buổi họp báo công bố một số vụ án trọng điểm vừa được khám phá ở các tỉnh phía Nam, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho rằng, để đẩy lùi tội phạm, tệ nạn, ngành Công an rất cần sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể khác và của quần chúng nhân dân. Bởi lẽ, ngoài công tác tập trung đấu tranh với các đối tượng cầm đầu trong đường dây cờ bạc thì công tác tuyên truyền giáo dục, giải quyết công ăn việc làm cho người thất nghiệp, cho những người lầm lỡ trở về địa phương để họ hòa nhập với cộng đồng… mới thật sự là cái gốc của vấn đề. Riêng đối với đối tượng sang Campuchia đánh bạc hiện tại vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Vấn nạn người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc hiện C14 đang hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp tình hình nhằm kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh để đề xuất những giải pháp khả thi. Trước mắt, để hạn chế thực trạng này thì công tác tuyên truyền những tác hại, hậu quả đến những đối tượng tham gia đánh bạc và gia đình của họ được đặt lên hàng đầu. Mà muốn vậy thì các ban ngành ở địa phương như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng để hỗ trợ cho ngành Công an trong công cuộc chung - xây dựng một xã hội lành mạnh. Hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động của các cơ quan, tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật. Trước hết  tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động lập pháp của quốc hội, đại biểu quốc hội; hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tăng cường quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội khác trong đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật, phòng chống tội phạm; pháp luật về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nước và của toàn xã hội; pháp luật về chống tham nhũng; luật về công vụ của đội ngũ cán bộ công chức liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, trình độ năng lực của cán bộ công chức; Luật về hoàn thiện hệ thống bộ máy nhà nước liên quan đến toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, các cơ quan bổ trợ tư pháp; pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; pháp luật đảm bảo các quyền cơ bản của công dân. Thí dụ, Luật giám sát; Luật thi hành án; Luật Phòng ngừa tội phạm v.v... . Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến các chế định về tội phạm, hình phạt và đấu tranh phòng chống tội phạm. Trước hết cần tập trung bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự nhằm điều chỉnh được mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội và quy định rõ ràng hơn đối với các tội phạm về kinh tế, không để xẩy ra tình trạng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự. Cần phân định rõ hành vi phạm hành chính và tội phạm để tránh hành chính hoá, dân sự hoá các quan hệ hình sự, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, làm cho kỷ cương phép nước không nghiêm. Bổ sung, sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, đảm bảo sự tham gia, giám sát của nhân dân đối với các hoạt động tư pháp. Xây dựng mới một số luật như Luật về các hoạt động điều tra trinh sát, Luật bảo vệ nhân chứng, Luật lưu trữ chứng cứ điện tử... nhằm đảm bảo cho các cơ quan tư pháp và nhân dân có điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng phòng chống tội phạm.             Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để pháp luật đến với mọi người dân, đi vào cuộc sống hàng ngày nhân dân, thực hiện nguyên tắc “sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, không vi phạm pháp luật, đấu tranh triệt để với mọi hành vi vi phạm pháp luật, có tác dụng phòng chống tội phạm. Có thể xây dựng Chương trình quốc gia về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đưa kiến thức hiểu biết pháp luật đến với mọi người dân, tạo ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong nhân dân. Trong quá trình đổi mới, thì luật hình sự Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì vẩn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình lập pháp. Khi sửa đổi bổ sung chỉ quan tâm đến nôi dung mà ít quan tâm đến vấn đề kĩ thuật xây dựng các quy định đặc biệt là xây dựng các cấu thành tội phạm, để đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng của các cấu thành tội phạm nói riêng cũng như các quyết định nói chung. Chỉ chú ý đến vấn đề bức xúc trên thực tế mà ít chú ý đến về lí luận, đến cái tổng thể. Để thúc đẩy sự phát triển của luật hình sự chúng ta cần chú ý đến những nội dung sau: Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự cần dựa trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm cũng như trên những tri thức về khoa học luật hình sự, chúng ta không giải quyết yêu cầu thực tiễn rời lí luận mà phải vận dụng lí luận để giải quyết. Hoàn thiện về nội dung và hình thức, trong quá trình hoàn thiện vừa bổ sung vừa loại bỏ nhưng quy định không phù hợp với thực tiễn áp dụng. Trong qua trình thực hiện việc sửa đổi bổ sung cần chú ý đến các quy định của các quốc gia khác trên thế giới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nhưng sung đột pháp luật có thể sảy ra. Không nên có quan niệm nguồn của luật hình sự chỉ có thể là bộ luật hình sự và coi Bộ luật hình sự là Đạo luật duy nhất để thể chế hóa chính sách hình sự. Vì vậy nguồn của bộ luật hình sự phải bao gồm Bộ luật hình sự, các Đạo luật khác quy định các tội phạm và các văn bản hướng dẫn áp dụng. Tuy nhiên các nguồn khác của luật phải tạo thành sự thống nhất và bổ sung cho nhau đảm bảo việc thực hiện chính sách hình sự một cách thống nhất trên thực tế. Trước tiên trong phần chung của Bộ luật hình sự nên bổ sung các quy định tạo cơ sở pháp lý để xác định cho các trường hợp mà trên thực tế được xác định là tội phạm mà trong Bộ luật hình sự thiếu các Điều quy định trực tiếp về các trường hợp này đó là trường hợp phạm tội của những của những người không trực tiếp thực hiện tội phạm. Các nhà làm luật cần có hướng dẫn cụ thể hơn về tội phạm đánh bạc. Cũng như cần giải thích rõ hơn đối với quy định trong Nghị quyết số 01/ 2006 ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đánh bạc quy định tại Điều 248. Phải tăng mức hình phạt lên, kể cả xử lý hành chính cũng như xử lý hình sự . Để hoạt động xổ số đi vào nề nếp, góp phần tích cực đấu tranh bài trừ tệ nạn đánh bạc, số đề trong xã hội. Để đạt được mục đích này, các công ty xổ số kiến thiết phải tiến hành rà soát và chấn chỉnh các vấn đề sau: Về kế hoạch phát hành: kế hoạch phát hành xổ số phải được tính toán kỹ trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị trường và làm chủ được liều lượng. Không để tình trạng phải thanh hủy vé lớn do không tiêu thụ được, gây lãng phí. Về giá trị vé số và cơ cấu giải thưởng: Gía vé phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và đảm bảo mức giá khống chế quy định cho mỗi loại hình xổ số. Trường hợp có nhu cầu phát hành loại vé số cao hơn mức thông thường trong các dịp lễ tết, ngày kỷ niệm…phải được Bộ tài chính cho phép. Việc thiết kế cơ cấu giải thưởng phải chấp hành đúng quy định tại công văn số 1032 của Bộ tài chính về các biện pháp kiểm soát hoạt động xổ số kiến thiết ngày 18/01/2007. Riêng xổ số loto phải tính toán lại cơ cấu giải thưởng sao cho vừa phân biệt được với kiểu đánh đề phạm pháp, vừa chủ động được tỷ lệ giải thưởng. Mọi trường hợp vi phạm quy định về cơ cấu giải thưởng đều phải được xử lí nghiêm khắc. Về quay số mở thưởng và thông tin kết quả mở thưởng xổ số. Việc quay số mở thưởng phải được thực hiện đúng quy chế và quy trình hướng dẫn. Các công ty xổ số kiến thiết có tổ chức quay số mở thưởng cần tạo điều kiện để Hội đồng giám sát quay số mở thưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát của mình. Quay số mở thưởng phải đúng giờ quy định và trước khi tiến hành quay số phải hoàn thành việc thu hồi vé số không bán hết, thu hồi vé loto. Kết quả quay số mở thưởng phải được thông tin kịp thời. Các khối liên kết, các công ty xổ số kiến thiết có quay số mở thưởng cần lựa chọn đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí thích hợp để thực hiện thông tin kết quả mở thưởng. Về hoạt động đại lí xổ số: công ty xổ số kiến thiết sử dụng đại lý thông qua kí kết hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đại lý theo đúng quy chế đại lý của Bộ tài chính ban hành theo Nghị định số 30/2007/NĐ-CP về kinh doanh xổ số. Đại lý phải thực hiện về thế chấp, thu nộp vé số không tiêu thụ hết, thu nộp cuốn vé xổ số loto. Việc thế chấp của đại lý phải đúng theo quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý các đại lý của các công ty xổ số kiến thiết. Công ty xổ số kiến thiết tổ chức cho đại lý tiến hành đăng ký không tổ chức đánh đề, tiếp tay cho chủ đề hoạt động và không tham gia ghi đề. Đồng thời chủ động phát hiện các ổ nhóm cờ bạc số đề và hỗ trợ truy quét cờ bạc số đề. Tùy theo tình hình cụ thể, công ty xổ số kiến thiết có thể bố trí cán bộ chuyên môn làm nhiệm vụ nghiên cứu tiếp thị, chống cờ bạc và số đề lợi dụng để nâng cao hiệu quả phối hợp. Tóm lại, bằng mọi biện pháp lực lượng công an các cấp, nhất là lực lượng công an phường xã, tăng cường biện pháp quản lý hành chính, thường xuyên gặp gỡ giáo dục những đối tượng chuyên hoạt động tại địa bàn quản lý. Và nắm chắc tình hình hoạt động của các con bạc để có kế hoạch trinh sát bố trí bắt quả tang. Cần xử lý kiên quyết các con bạc chuyên nghiệp bằng những biện pháp cứng rắn. 3.5 Giải pháp trong công tác giáo dục và đấu tranh phòng chống tội phạm về cờ bạc. Đưa đi đào tạo chuyên môn cho các cán bộ tư pháp ở các nước có nền lập pháp tiên tiến trên thế giới, tạo nên một đội ngũ các nhà làm luật với năng lực và trình độ đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả cho ngành tư pháp Việt Nam trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân thông qua các buổi toạ đàm về pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật… tiến hành các phiên toà lưu động nhằm nâng cao hiệu quả tính giáo dục, răng đe và phòng ngừa tội phạm của pháp luật hình sự, tạo tính cảnh giác của người dân trước tình hình tội phạm ngày càng trở nên phức tạp và nguy hiểm. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Ta không chỉ giáo dục với người chưa phạm tội mà ngay cả với những người đã phạm tội. Nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Công an các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa ngăn chặn, điều tra khám phá có hiệu quả đối với tội phạm đánh bạc. Chỉ đạo Công an Quận, huyện yêu cầu Công an Phường, Xã thông báo thủ đoạn của tội đánh bạc này đến cụm dân cư để nhân dân biết, phòng ngừa và tham gia tố giác tội phạm. Đồng thời cũng cần có những chế độ chính sách thoả đáng đối với những người có công trong công tác đấu tranh chống tội phạm, nhất là đối với những người tham gia đấu tranh chống tội phạm bị thương, hy sinh tính mạng... nhằm động viên khuyến khích họ và toàn dân tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phấn đấu đưa mọi hoạt động xã hội đi vào nề nếp trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật, góp phần phòng, chống tội phạm, hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hoá thể thao, chính sách xã hội... cần công khai loại hình cá cược, cần chấn chỉnh lại loại hình xổ số kiến thiết, nâng cao phát hiện và đấu tranh từ trong mỗi người dân, cảnh sát khu vực. Và có biện pháp xử lý mạnh, đồng bộ hơn. Bên cạnh đó, cũng phải cần điều chỉnh, sửa đổi luật pháp phù hợp với tình hình thực tế hơn.   Để ngăn chặn các vụ đánh bạc, cùng với các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an, rất cần có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp nhất là ở cơ sở. Thường xuyên tuyên truyền tác hại, hậu quả và ảnh hưởng tiêu cực từ các vụ việc đánh bạc đối với tình hình an ninh trật tự địa phương; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, như: tổ liên gia tự quản, cụm an ninh liên hoàn, an ninh giáp ranh… Tiếp tục phát động sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; mọi người dân khi phát hiện các vụ việc đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào cần chủ động cung cấp nguồn tin cho lực lượng công an đấu tranh làm rõ. Do tính chất phức tạp của tội phạm cờ bạc nên lực lượng công an xã cần thường xuyên rà soát, làm tốt công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện những đối tượng lạ mặt hay nghi vấn từ nơi khác đến lén lút tổ chức hoạt động đánh bạc, bảo đảm giữ vững ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. . KẾT LUẬN g & h Cùng với các tệ nạn khác, cờ bạc đang là hiện tượng nhức nhối của xã hội nước ta. Tệ nạn này đã phát triển lan tràn, từ nông thôn tới thành thị, len lỏi vào từng ngõ phố, thôn xóm. Chúng đã cuốn vào một phần không nhỏ dân cư, không chỉ giới hạn trong một hay hai tầng lớp xã hội, từ nguời dân lao động, học sinh, sinh viên, cho tới cả các công viên chức nhà nước,… cùng với một lượng lớn của cải xã hội, kéo theo đó là sự xuống cấp về đạo đức, tha hóa về nhân cách của bộ phận những người tham gia. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều tệ nạn và tội phạm khác như tham nhũng, trộm cắp,lừa đảo,… (trong vụ án PMU 18, Bùi Tiến Dũng được báo chí mệnh danh là “con bạc triệu đô”, đã tham ô của nhà nước hàng trăm tỷ đồng đặt vào sới bạc). Nền kinh tế nước ta “vốn lạc hậu, kém phát triển,lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh, không đủ khả năng giải quyết các vấn đề xã hội gay cấn trong một thời gian ngắn, nhất là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và mở cửa”,nên các tệ nạn, trong đó có tệ nạn cờ bạc phát triển nhanh chóng. Một bộ phận người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, trở thành các con bạc, mong muốn đổi đời qua vận đỏ đen. Cơ chế đổi mới mang lại những thành tựu kinh tế, nhưng cũng mang theo mặt trái của mình. Đó là bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo, sức mạnh đồng tiền lấn át các giá trị tốt đẹp của xã hội, sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa, lối sống thực dụng, trụy lạc, gia đình buông lỏng giáo dục, ít quan tâm tới sinh hoạt, học hành của con cái, một số bậc phụ huynh bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế thị trường,… Chúng là những nguyên nhân xã hội quan trọng góp phần làm gia tăng và trầm trọng hơn các tệ nạn nói chung và cờ bạc nói riêng, gây mất trật tự xã hội. Xã hội ổn định, người lao động có thể yên tâm làm việc, nguồn cung ứng nguyên vật liệu không bị biến động, sản phẩm làm ra có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường, được lưu thông một cách tương đối tự do,… nhờ đó sản xuất, kinh doanh trong nước được thúc đẩy. Yếu tố này còn tạo nên môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư từ các nước phát triển. Cùng với lượng ngoại tệ đổ vào, nền kinh tế còn hấp thụ được những công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý cao,… Tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân tính theo đầu người vì thế mà tăng lên. Nền kinh tế phát triển không chỉ nâng cao đời sống nhân dân, nó tác động trở lại tạo ổn định, văn minh xã hội, trật tự được đảm bảo. Xã hội là môi trường chứa đựng các điều kiện và yếu tố tác động tác động đến hành vi con người, nhưng cũng là nơi hoạt động thường xuyên của con người, nhằm tạo ra và thay đổi các yếu tố đó. Tệ nạn xã hội vì vậy cũng có thể bị loại trừ trong những điều kiện xã hội nhất định, khi con người có những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh thích hợp với chúng. Đây chính là cơ sở phương pháp luận cho công tác đấu tranh chống tệ nạn xã hội nói chung và nạn cờ bạc nói riêng. Từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đấu tranh với nạn cờ bạc, cụ thể là sự lên án của dư luận, sự giáo dục quan tâm tới từng thành viên của cộng đồng và gia đình, thái độ dũng cảm tố cáo, ngăn chặn các hành vi sai lệch của từng cá nhân. Tuy vậy, Nhà nước với tư cách là thiết chế quyền lực công, quản lý các hoạt động chung của xã hội phải đóng vai trò chính, trung tâm và chủ yếu trong công tác này, mà biểu hiện quan trọng ở việc thể chế hóa đường lối xử lý trong pháp luật quốc gia. Trong quá trình nghiên cứu tội đánh bạc, chúng ta đã khái niệm được đặc điểm, tính chất, xác định được mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này, các yếu tố cấu thành nên tội đánh bạc bao gồm: Khách thể, chủ thể, khách quan và hành vi chủ quan của tội phạm. Chúng ta còn nhận ra được những hạn chế nhất định trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, trong quá trình lập pháp, những bất cập về áp dụng pháp luật… thông qua đó, tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện điều luật. Tuy nhiên, do trình độ còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài không nhiều. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm từ giáo viên hướng dẫn và đọc giả để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO ˜ & ™ 1.Bộ luật hình sự 1999 Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; NXB Chính trị quốc gia; 2. Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009; 3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự / phần các tội phạm / tập 9 các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Đinh Văn Quế (Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao); 4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999/ tập II phần các tội phạm cụ thể/ quyển II (từ Điều 202 đến hết/ NXB chính trị quốc gia 2004); 5. Mại dâm, ma túy, cờ bạc tội phạm thời hiện đại/ GSTS Nguyễn Xuân Yêm – TS Phan Đình Khánh - Nguyễn Thị Kim Liên/ NXB Công an nhân dân Hà Nội - 2003. 6. 1001 thủ đoạn của bọn tội phạm/ thủ đoạn của bọn tội phạm đánh bạc / NXB Chính trị quốc gia; 7. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP (17/04/2003) của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999; 8. Nghị quyết của Quốc Hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999; 9. Thông báo số 102/C14 (P50) / Tổng cục cảnh sát cục điều tra tội phạm về trật tự xã hội / Hà Nội ngày 16 – 01 – 2008; 10. Công văn số 1032 của Bộ tài chính về các biện pháp kiểm soát hoạt động xổ số kiến thiết ngày 18/01/2007; 11. Nghị định số 30/2007/NĐ-CP về kinh doanh xổ số; 12. Tạp Chí Kiểm Sát - Số 22 (11/2007); 13. Tạp chí Kiểm sát - Số 20 (tháng 10/2006); 14. Báo pháp luật Việt Nam số 228 ngày 22/09/2006; 15. Tạp chí Kiểm sát - Số 20 (tháng 10/2006); 16. Tạp chí Pháp lý - số tháng 3(3/2007); 17. www.bachkhoatoanthu.gov.vn 18. www.cand.com.vn 19. www.google.com.vn 20. www.ddk.vn 21. www.dantri.com.vn 22. www.vovnews.vn 23. www.vietbao.vn 24. www.vietnamnet.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoi_danh_bactrong_luat_hinh_su_viet_nam_3626.doc