Luận văn Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Không ai có thể phủ nhận: Giao tiếp là một điều kiện không thể thiếu trong hoạt động của con người. Nhờ có giao tiếp mà con người tồn tại và thông qua giao tiếp, nhân cách con người được hình thành và phát triển. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa người với người và mức độ hình thành nhân cách con người phụ thuộc rất lớn vào quá trình và kết quả giao tiếp. 1.2. Ngày nay, xã hội phát triển, kinh tế tri thức được chú trọng, các ngành dịch vụ được lên ngôi, sự giao thoa về văn hóa càng nhiều thì giao tiếp càng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Nếu chúng ta thiết lập được mối quan hệ tốt ngay từ ban đầu với mọi người và duy trì mối quan hệ đó thì hiệu quả công việc đạt được sẽ cao hơn. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Trong quá trình giao tiếp, con người ít nhiều sẽ gặp những trở ngại về mặt tâm lý, vì vậy để giao tiếp đạt hiệu quả, chúng ta phải phát hiện và vượt qua những trở ngại đó. 1.3. Sinh viên là nguồn nhân lực quý giá của quốc gia, nhân cách của họ chính là kết quả của ngành giáo dục. Kết quả này là cả một quá trình lao động không ngừng của thầy và trò, chính hoạt động giao tiếp của sinh viên là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách của họ, trong đó, quá trình và kết quả giao tiếp của sinh viên với giảng viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của sinh viên. Quá trình rèn luyện để đạt được kỹ năng giao tiếp với giảng viên của sinh viên là một trong những hành trang chuẩn bị vững chắc cho sinh viên gia nhập vào xã hội và thực hiện chức năng của mình. Vì vậy, nếu bước chuẩn bị này không tốt thì khi ra trường sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay, trong quy trình đào tạo của hầu hết các trường đại học, chúng ta chỉ chú trọng đến việc trang bị tri thức chuyên môn cho sinh viên, còn các tri thức nghiệp vụ, các kỹ năng xã hội thì ít được quan tâm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng giao tiếp với giảng viên. Do vậy, sinh viên thường không tự tin khi giao tiếp, trao đổi những vấn đề chưa hiểu với giảng viên, ngại ngùng, luống cuống khi đứng lên phát biểu, lúng túng khi đi phỏng vấn xin việc, khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ trong môi trường mới, thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình giao tiếp Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó của sinh viên là do họ gặp những trở ngại tâm lý trong giao tiếp mà họ không phát hiện ra hoặc không thể vượt qua. Nếu chúng ta không giúp họ vượt qua những trở ngại tâm lý đó thì dần dần sẽ hình thành nên tính ỳ trong giao tiếp mà sau này khi ra trường họ sẽ rất khó để phá bỏ tính ỳ ấy. Để khắc phục những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên và giúp sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập thì bước phát hiện và phá bỏ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên cho sinh viên là quan trọng và thiết thực. Nhưng những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên là gì? Làm sao để khắc phục được những trở ngại đó? 1.4. Mặc dù giao tiếp có vai trò rất quan trọng như vậy nhưng hiện nay trong tâm lý học vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và việc phát hiện ra những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên để giúp họ vượt qua những trở ngại đó rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên”. 2. Mục đích nghiên cứu Phát hiện những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại TPHCM, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những trở ngại đó. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba của 3 trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM; đại học Sư Phạm TPHCM, đại học Kinh Tế TPHCM 4. Giả thuyết khoa học 4.1. Sinh viên có thể gặp rất nhiều trở ngại về mặt tâm lý khi giao tiếp với giảng viên, những trở ngại đó có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV. 4.2. Nếu có các giải pháp phù hợp thì có thể hạn chế được những TNTL của SV khi giao tiếp với GV. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 5.2. Thực trạng những TNTL trong GT của sinh viên với giảng viên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những TNTL trong GT của sinh viên với giảng viên. 6. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu 6.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tài liệu. 6.1.2. Phương pháp điều tra Người nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra để khảo sát thực trạng những TNTL có thể gặp trong GT của sinh viên với giảng viên và nguyên nhân gây ra các trở ngại đó. 6.1.3. Phương pháp đàm thoại Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với SV và GV để thu nhận thông tin về những khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với giảng viên. 6.1.4. Phương pháp quan sát Người nghiên cứu quan sát giờ học trên lớp của sinh viên để phát hiện biểu hiện của những TNTL của sinh viên khi GT với giảng viên. 6.1.5. Phương pháp thực nghiệm đơn giản trong quá trình điều tra - Người nghiên cứu xây dựng một số tình huống mà SV có thể gặp trong quá trình GT với GV, sau đó yêu cầu SV giải quyết để phát hiện ra những TNTL mà SV gặp phải khi giao tiếp với GV. Khi giải quyết tình huống, nếu SV thẳng thắn trao đổi và thể hiện tự nhiên với GV thì chứng tỏ SV không gặp trở ngại. Nếu SV né tránh, không dám trao đổi và ngại ngùng, lúng túng khi GT với GV thì chứng tỏ SV gặp trở ngại. Tùy vào cách giải quyết của SV, đồng thời dựa vào cơ sở lý luận của đề tài mà người nghiên cứu rút ra những TNTL của SV khi GT với GV. - Khảo sát tính phù hợp và khả thi của một số giải pháp. 6.1.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5. 6.2. Tổ chức nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu theo các giai đoạn: - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận Để đáp ứng nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu lý luận, người nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp thu nhận thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu để hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến sơ bộ nhằm lấy ý kiến khách quan từ phía sinh viên về vấn đề nghiên cứu. Bước 2: Tiến hành phương pháp đàm thoại, quan sát và thực nghiệm. * Người nghiên cứu tiến hành quan sát 36 tiết học trên lớp của sinh viên (12 tiết ở trường ĐHSP, 12 tiết ở trường ĐHKT và 12 tiết ở trường ĐHSPTDTT), trong đó có 24 tiết đơn (chỉ có 1 lớp học) và 12 tiết ghép ( lớp ghép - học ở giảng đường). * Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với 29 SV (8 SV trường ĐHSP, 8 SV trường ĐHKT và 13 SV trường ĐHSPTDTT). * Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với 17 GV (4 GV trường ĐHSP, 5 GV trường ĐHKT và 8 GV trường ĐHSPTDTT), trong đó có 6 GV nam và 11 GV nữ. Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức để điều tra thực trạng vấn đề nghiên cứu. Người nghiên cứu phát ra 600 phiếu, thu vào 562 phiếu, sử dụng 497 phiếu hợp lệ. - Giai đoạn 3: Khảo sát tính phù hợp và khả thi của một số giải pháp. Căn cứ trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những TNTL trong GT với GV cho SV, sau đó khảo sát tính phù hợp và khả thi của các giải pháp qua ý kiến của GV và SV. 7. Giới hạn của đề tài 7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số trở ngại tâm lý điển hình trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên. 7.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên khách thể chọn ngẫu nhiên ở sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba của 3 trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM; đại học Sư Phạm TPHCM, đại học Kinh Tế TPHCM. 7.3. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở trên lớp và trong trường học. 8. Đóng góp mới của đề tài Phát hiện ra những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở 3 trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM; đại học Sư Phạm TPHCM, đại học Kinh Tế TPHCM và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những trở ngại đó

pdf108 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TL của SV khi GT với GV ngoài giờ học theo giới Bảng 2.28: Nguyên nhân dẫn đến những TNTL của SV nam và nữ khi GT với GV ngoài giờ học S T T Giới tính Nguyên nhân Nữ Nam Sig f W(%) TB f W(%) TB 1 GV xem thường SV 19 8.09 11 24 9.16 10 0.395 2 Tính cách nhút nhát 51 21.70 4 50 19.08 7 0.149 3 Sợ mắc sai lầm khi nói chuyện với GV 18 7.66 12 13 4.96 13 0.013(*) 4 Sợ bạn bè nghĩ mình nịnh GV 39 16.6 6 57 21.76 3 0.003(*) 5 Sợ GV nghĩ mình nịnh GV 13 5.53 13 22 8.4 11 0.012(*) 6 Sợ làm phiền GV 81 34.47 2 80 30.53 2 0.065 7 Thiếu hiển biết về GV 9 3.83 14 7 2.67 14 0.145 8 Thiếu kinh nghiệm GT 22 9.36 9 29 11.07 9 0.211 9 Chênh lệch về địa vị xã hội 58 24.68 3 54 20.61 6 0.031(*) 10 Chênh lệch về tuổi 6 2.55 15 5 1.91 15 0.33 11 Ngôn ngữ vùng miền khác nhau 23 9.79 8 22 8.4 11 0.282 12 Khả năng diễn đạt ý kiến kém 29 12.34 7 56 21.37 4 0.000(*) 13 Mặc cảm về bản thân 47 20 5 55 20.99 5 0.585 14 Không có sự thông hiểu giữa GV và SV 21 8.94 10 31 11.83 8 0.035(*) 15 Khoảng cách tình cảm giữa GV và SV quá xa 90 38.3 1 105 40.08 1 0.418 Chú thích (*) : Có ý nghĩa ở mức  = 0.05 Biểu đồ 2.30: Biểu đồ tần suất các nguyên nhân dẫn đến những TNTL của SV nam và nữ khi GT với GV ngoài giờ học Theo bảng 2.28 và biểu đồ 2.30, ta thấy: Có sự chênh lệch tỉ lệ ghi nhận về nguyên nhân của các TNTL giữa SV nam và nữ. Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt ở một số nguyên nhân là có ý nghĩa, còn lại hầu hết là sự khác biệt không có ý nghĩa. Cụ thể, chỉ có sự khác biệt ý nghĩa về tỉ lệ ghi nhận các nguyên nhân sau: “Sợ mắc sai lầm khi nói chuyện với GV”, “Sợ GV nghĩ mình nịnh GV”, “Sợ bạn bè nghĩ mình nịnh GV”, “Chênh lệch về địa vị xã hội”, “Không có sự thông hiểu giữa GV và SV” và đặc biệt là nguyên nhân “Khả năng diễn 8.09 21.7 7.66 16.6 5.53 34.47 3.83 9.36 24.68 2.55 9.79 12.34 20 8.94 38.3 9.16 19.08 4.96 21.76 8.4 30.53 2.67 11.07 20.61 1.91 8.4 21.37 20.99 11.83 40.08 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Nữ Nam W (%) đạt ý kiến kém” (12.34% SV nữ, 21.37% SV nam). Và cả SV nam lẫn SV nữ đều cho rằng nguyên nhân đứng vị trí thứ 1 là “Khoảng cách tình cảm giữa GV và SV quá xa” với tỉ lệ 38.3% SV nữ và 40.08% SV nam, đứng vị trí thứ 2 là nguyên nhân “Sợ làm phiền GV” với tỉ lệ 34.47% SV nữ và 30.53% SV nam. KẾT LUẬN PHẦN THỰC TRẠNG Qua quá trình nghiên cứu thực trạng những TNTL trong GT giữa SV với GV, người nghiên cứu đưa ra kết quả chung nhất như sau: Có vô số nguyên nhân dẫn đến các TNTL của SV khi GT với GV vì vậy SV gặp rất nhiều TNTL khi GT với GV và biểu hiện của các trở ngại này rất đa dạng gây ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của SV. Cụ thể: Những TNTL mà SV hay gặp khi GT với GV trong giờ học là: Lo lắng giảng viên đặt câu hỏi cho mình, sợ bị trừ điểm, khó trao đổi ý kiến với giảng viên, sợ làm không hài lòng GV, sợ bị la, không có hứng thú GT, sợ bị GV trù dập. Đa số biểu hiện của các trở ngại này là: “Không dám phát biểu ý kiến”, “Phát biểu lí nhí khi có yêu cầu”, “Nói chuyện trong lớp”, “Không hoàn thành nhiệm vụ GV giao”. Những biểu hiện này làm cản trở quá trình GT giữa GV và SV, ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, thậm chí làm mất đi sự năng động và khả năng diễn đạt ý kiến của SV. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các TNTL trên, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là: “Không ai phát biểu mà mình phát biểu sẽ trở thành hiện tượng lạ”, “Khả năng diễn đạt ý kiến kém”, “Thiếu tự tin vì hiểu biết môn học còn hạn chế”, “Tính cách nhút nhát”, “Sợ phát biểu trước đông người”. Những TNTL mà SV thường gặp khi GT với GV ngoài giờ học là: “Sợ làm phiền GV”, “Ngại ngùng khi GT với GV”, “Không có hứng thú GT”. Ngoài ra, SV còn gặp các TNTL khác như: “Không xác định được nội dung GT”, “Không xác định được thời điểm GT”, “Sợ GV hỏi về bài học”, “Khó trao đổi ý kiến với GV”, “Không biết cách tổ chức một cuộc tiếp xúc phù hợp”, “Không dám trao đổi bài học”, “Sợ làm không hài lòng GV”, “Không làm chủ được trạng thái tâm lý bản thân”. Đa số SV có biểu hiện TNTL ngoài giờ học là “Lảng tránh GV”, “Lúng túng khi GT với GV”, “Thụ động khi GT với GV”. Chính những biểu hiện này làm cho khoảng cách giữa GV và SV ngày càng xa thêm. Và khi SV lảng tránh GV, lúng túng, thụ động khi GT với GV thì không thể nào trao đổi bài học với GV được, gây ảnh hưởng đến quá trình và kết quả học tập của SV. Nguyên nhân dẫn đến các TNTL trên rất phong phú và đa dạng, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là: “Khoảng cách tình cảm giữa GV và SV quá xa”, “Sợ làm phiền GV”, “Chênh lệch về địa vị xã hội”, “Mặc cảm về bản thân”, “Tính cách nhút nhát”, “Sợ bạn bè nghĩ mình nịnh GV”, “Khả năng diễn đạt ý kiến kém”. Như vậy, ta thấy nguyên nhân dẫn đến TNTL trên của SV đều xuất phát chủ yếu từ 2 phía: GV và SV. Và điều quan trọng là phải làm sao để SV cảm thấy gần gũi với GV và không còn mặc cảm về bản thân mình nữa, làm sao để SV cảm thấy tự tin khi GT với GV. Chương 3.GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ KHẮC PHỤC TNTL TRONG GIAO TIẾP VỚI GV CHO SV 3.1. Cơ sở để đề xuất các giải pháp Xuất phát từ quan điểm của Đảng về phương pháp giáo dục cao đẳng và đại học là “phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” (điều 40 - Luật giáo dục 2005), bên cạnh đó, Unesco đã đưa ra một trong bốn trụ cột của việc học là “học để chung sống với người khác”, thực hiện theo mục tiêu này thì mỗi cá nhân phải cố gắng nỗ lực để hoàn thiện mình cả về phẩm chất lẫn năng lực. Và chúng ta không thể phát triển toàn diện và sống tốt với mọi người nếu chúng ta gặp TNTL khi giao tiếp. Để khắc phục những TNTL đó đòi hỏi chủ thể phải có sự đáp ứng đồng cảm của đối tượng giao tiếp, đồng thời chủ thể phải luyện tập để có thể phản ứng theo đối tượng giao tiếp. Vì lẽ đó nên để khắc phục TNTL cho SV khi giao tiếp với GV thì cần phải có sự điều chỉnh từ 2 phía GV và SV. Ngoài ra, do ảnh hưởng của tư tưởng “tôn sư trọng đạo” theo kiểu thầy nói thì trò phải nghe không được cãi vì cãi lời thầy là không tôn trọng thầy. Chính lối suy nghĩ sai lệnh này về ý nghĩa của phẩm chất “tôn sư trọng đạo” vô hình chung đã làm mất đi tính tích cực, sáng tạo của người học, gây sự thụ động ở người học. Vì vậy để khắc phục TNTL trong giao tiếp với GV của SV thì trước tiên chúng ta phải khơi dậy sự tích cực vốn có của mỗi cá nhân. Đồng thời, dựa vào những TNTL của SV khi GT với GV và căn cứ trên những nguyên nhân gây ra các trở ngại đó mà người nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục. 3.2. Các giải pháp đề xuất 3.2.1. Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. - Khi SV mới nhập học (SV năm 1), nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị cho SV phương pháp học tập chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. - Tổ chức nêu gương những SV có phương pháp học tập tích cực đạt được kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi phương pháp học tập với toàn thể SV. 3.2.2. Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp - Nhà trường cần đưa chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp” vào nội dung giảng dạy (xem phụ lục 8) - Tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp như phỏng vấn xin việc, từ chối lời đề nghị hoặc đề nghị được hỗ trợ, xử lý các tình huống bất ngờ … 3.2.3. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội - Hỗ trợ SV thực hiện các diễn đàn để trao đổi về phương pháp học tập và các kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo chính mình… - Tăng cường công tác thực tế cho SV 3.2.4. Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV - Mỗi GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV. - GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV. - GV thực hiện vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo – tổ chức, dẫn dắt, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của SV, bỏ thói quen “cầm tay chỉ việc” cho SV. 3.2.5. Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV - Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa SV và GV - Mỗi GV nên có 1 buổi trước khi bắt đầu học phần để trao đổi với SV về nội dung, phương pháp học tập và giao lưu cảm xúc với sinh viên…để SV nhận ra rằng: GV vừa là một người thầy vừa là một người bạn của mình trong học tập. - GV cần có những lời nói, cử chỉ hoặc cách thức khuyến khích sự phát biểu và đặt vấn đề của SV cho dù sự phát biểu chưa đúng hoặc vấn đề SV hỏi quá dễ. - Trước khi bắt đầu bài học hoặc sau khi kết thúc buổi học, GV nên dành khoảng 3 phút để giao lưu với SV. Nội dung giao lưu tùy GV và SV chọn sao cho phù hợp với đặc điểm và hứng thú của đối tượng. (Vd: GV qui ước với SV bắt đầu mỗi buổi học, một bạn sẽ nói cho cả lớp nghe về 1 câu ngạn ngữ, châm ngôn, tục ngữ…mà mình thích hay khi kết thúc buổi học sẽ có một bạn kể về 1 chuyện vui của mình hoặc 1 câu chuyện hài ngắn…) 3.3. Kết quả khảo sát tính phù hợp và khả thi của các giải pháp 3.3.2. Kết quả khảo sát tính phù hợp và khả thi của giải pháp từ phía GV Sau khi lấy ý kiến của 32 GV trường ĐHSP, ĐHKT, ĐHSPTDTT, người nghiên cứu thu được kết quả sau: Bảng 2.29: Kết quả khảo sát tính phù hợp và khả thi của các giải pháp từ GV Ý kiến Các giải pháp Đồng ý Không đồng ý N % N % 1. Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập (PPHT) chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. a Khi SV mới nhập, nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị PPHT cho SV 31 96.9 1 3.1 b Nêu gương SV có PPHT tích cực đạt kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi PPHT với toàn thể SV. 32 100 0 0 2. Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp a Nhà trường cần đưa chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp” vào nội dung giảng dạy 31 96.9 1 3.1 b Tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp 30 93.8 2 6.3 3. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội a Hỗ trợ SV thực hiện các diễn đàn để trao đổi về PPHT và các kỹ năng mềm 32 100 0 0 b Tăng cường công tác thực tế cho SV 31 96.9 1 3.1 4. Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV a GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV. 32 100 0 0 b GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV 32 100 0 0 c GV thực hiện đúng vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo 32 100 0 0 5. Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV a Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa SV và GV 32 100 0 0 b GV cần có 1 buổi trước khi bắt đầu học phần để trao đổi về nội dung, PPHT và giao lưu cảm xúc với SV 27 84.4 5 15.6 c GV cần có những lời nói, cử chỉ hoặc cách thức khuyến khích sự phát biểu và đặt vấn đề của SV… 27 84.4 5 15.6 d Trước khi bắt đầu bài học hoặc sau khi kết thúc buổi học, GV nên dành khoảng 3 phút để giao lưu với SV 24 75.0 8 25.0 Theo bảng 2.29, ta thấy: Ở giải pháp “Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập (PPHT) chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo” có 96.9% GV đồng ý với cách thức “Khi SV mới nhập, nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị PPHT cho SV” và chỉ có 3.1% GV không đồng ý và 100% GV đồng ý với cách thức “Nêu gương SV có PPHT tích cực đạt kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi PPHT với toàn thể SV”. Ở giải pháp “Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp” cũng có 96.9% GV đồng ý với cách thức “Nhà trường cần đưa chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp” vào nội dung giảng dạy” và 93.8% GV đồng ý với cách thức “Tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp”, còn lại 6.3% GV không đồng ý. Ở giải pháp “Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội” có 100% GV đồng ý với cách thức “Hỗ trợ SV thực hiện các diễn đàn để trao đổi về PPHT và các kỹ năng mềm” và có 96.9% GV đồng ý với cách thức “Tăng cường công tác thực tế cho SV”, còn lại 3.1% GV không đồng ý. Ở giải pháp “Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV” có 100% GV đồng ý với cách thức “GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV”, “GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV” và “GV thực hiện đúng vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo” . Ở giải pháp “Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV” có 100% GV đồng ý với cách thức “Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa SV và GV”; 84.4 % GV đồng ý với cách thức “GV cần có 1 buổi trước khi bắt đầu học phần để trao đổi về nội dung, PPHT và giao lưu cảm xúc với SV” và “GV cần có những lời nói, cử chỉ hoặc cách thức khuyến khích sự phát biểu và đặt vấn đề của SV” còn lại 15.6% GV không đồng ý. Và có 75% GV đồng ý với cách thức “Trước khi bắt đầu bài học hoặc sau khi kết thúc buổi học, GV nên dành khoảng 3 phút để giao lưu với SV”, còn lại 25% GV không đồng ý. Như vậy, ta thấy: Tất cả các giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất đều được hầu hết GV đánh giá là phù hợp và khả thi, điều đó chứng tỏ các giải pháp này có thể áp dụng để khắc phục những TNTL của SV khi giao tiếp với GV. 3.3.3. Kết quả khảo sát tính phù hợp và khả thi của giải pháp từ phía SV Sau khi lấy ý kiến của 119 SV trường ĐHSP, ĐHKT, ĐHSPTDTT, người nghiên cứu thu được kết quả sau: Bảng 2.30: Kết quả khảo sát tính phù hợp và khả thi của các giải pháp từ SV Ý kiến Các giải pháp Đồng ý Không đồng ý N % N % 1. Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập (PPHT) chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. a Khi SV mới nhập, nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị PPHT cho SV 118 99.2 1 .8 b Nêu gương SV có PPHT tích cực đạt kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi PPHT với toàn thể SV. 102 85.7 17 14.3 2. Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp a Nhà trường cần đưa chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp” vào nội dung giảng dạy 119 100 0 0 b Tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng GT 119 100 0 0 3. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội a Hỗ trợ SV thực hiện các diễn đàn để trao đổi về PPHT và các kỹ năng mềm 119 100 0 0 b Tăng cường công tác thực tế cho SV 119 100 0 0 4. Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV a GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV. 119 100 0 0 b GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV 94 79.0 25 21 c GV thực hiện đúng vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo 94 79.0 25 21 5. Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV a Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa SV và GV 119 100 0 0 b GV cần có 1 buổi trước khi bắt đầu học phần để trao đổi về nội dung, PPHT và giao lưu cảm xúc với SV 119 100 0 0 c GV cần có những lời nói, cử chỉ hoặc cách thức khuyến khích sự phát biểu và đặt vấn đề của SV 119 100 0 0 d Trước khi bắt đầu bài học hoặc sau khi kết thúc buổi học, GV nên dành khoảng 3 phút để giao lưu với SV 119 100 0 0 Theo bảng 2.30, ta thấy: 100% SV đồng ý với các giải pháp “Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp”, “Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội” và “Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV”. Ở giải pháp “Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập (PPHT) chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo”, có 99.2% SV đồng ý với cách thức “Khi SV mới nhập, nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị PPHT cho SV” và chỉ có 0.8% SV không đồng ý; 85.7% SV đồng ý với cách thức “Nêu gương SV có PPHT tích cực đạt kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi PPHT với toàn thể SV” và chỉ có 14.3% SV không đồng ý. Ở giải pháp “Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV” có 100% SV đồng ý với cách thức “GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV”, nhưng chỉ có 79% SV đồng ý với cách thức “GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV” và “GV thực hiện đúng vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo”, còn lại 21% SV không đồng ý. Như vậy, ta thấy hầu hết SV cũng cho rằng các giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất là phù hợp và khả thi. KEÁT LUAÄN VAØ KIEÁN NGHÒ 1. Kết luận 1.1. Trong quá trình giao tiếp, con người gặp rất nhiều những trở ngại về mặt tâm lý. TNTL trong GT là tất cả những yếu tố tâm lý nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, được bộc lộ ra ở kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh GT. Bản chất của TNTL trong GT là sự không phù hợp giữa những yếu tố tâm lý của chủ thể với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh GT. Những dấu hiệu cơ bản của TNTL của chủ thể được thể hiện ở 3 mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi ứng xử. 1.2. Khi GT với GV, SV gặp rất nhiều trở ngại về mặt tâm lý, biểu hiện của các trở ngại này rất đa dạng gây ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của SV, làm giảm hiệu quả của chất lượng đào tạo. 1.3. Những TNTL mà SV thường gặp khi GT với GV trong giờ học là: Lo lắng giảng viên đặt câu hỏi cho mình, sợ bị trừ điểm, khó trao đổi ý kiến với GV, sợ làm không hài lòng GV, sợ bị la, không có hứng thú GT với GV, sợ bị GV trù dập. Đa số biểu hiện của các trở ngại này là: “Không dám phát biểu ý kiến”, “Phát biểu lí nhí khi có yêu cầu”, “Nói chuyện trong lớp”. Những biểu hiện này làm cản trở quá trình GT giữa GV và SV, ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, thậm chí làm mất đi sự năng động và khả năng diễn đạt ý kiến của SV. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các TNTL trên, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là: “Không ai phát biểu mà mình phát biểu sẽ trở thành hiện tượng lạ”, “Khả năng diễn đạt ý kiến kém”, “Thiếu tự tin vì hiểu biết môn học còn hạn chế”, “Tính cách nhút nhát”, “Sợ phát biểu trước đông người”. 1.4. Những TNTL mà SV thường gặp khi GT với GV ngoài giờ học là: “Sợ làm phiền GV”, “Ngại ngùng khi GT với GV”, “Không có hứng thú GT”, “Không xác định được nội dung GT”. Đa số SV có biểu hiện TNTL ngoài giờ học là “Lảng tránh GV”, “Lúng túng khi GT với GV”, “Thụ động khi GT với GV”. Chính những biểu hiện này làm cho khoảng cách giữa GV và SV ngày càng xa thêm. Nguyên nhân dẫn đến các TNTL trên rất phong phú và đa dạng, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là: “Khoảng cách tình cảm giữa GV và SV quá xa”, “Sợ làm phiền GV”, “Chênh lệch về địa vị xã hội”, “Mặc cảm về bản thân”, “Tính cách nhút nhát”, “Sợ bạn bè nghĩ mình nịnh GV”, “Khả năng diễn đạt ý kiến kém”. 1.5. Hầu hết GV và SV cho rằng tất cả các giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất là phù hợp và khả thi. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với nhà nước Nhà nước cần phát động phong trào “Mỗi học sinh là một cá nhân tích cực, sáng tạo trong học tập” cho toàn thể học sinh các bậc tiểu học đến trung học phổ thông để hình thành cho học sinh thói quen tích cực, sáng tạo trong học tập nhằm góp phần tạo nên những thế hệ trẻ tự tin, năng động. 2.2. Đối với các trường đại học 2.2.1. Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. - Khi SV mới nhập học (SV năm 1), nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị cho SV phương pháp học tập chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. - Tổ chức nêu gương những SV có phương pháp học tập tích cực đạt được kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi phương pháp học tập với toàn thể SV. 2.2.2. Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp - Nhà trường cần đưa chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp” vào nội dung giảng dạy - Tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp như phỏng vấn xin việc, từ chối lời đề nghị hoặc đề nghị được hỗ trợ, xử lý các tình huống bất ngờ … 2.2.3. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội - Hỗ trợ SV thực hiện các diễn đàn để trao đổi về phương pháp học tập và các kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo chính mình… - Tăng cường công tác thực tế cho SV 2.2.4. Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa SV và GV 2.3. Đối với giảng viên 2.3.1. Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV - Mỗi GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV. - GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV - GV nên thực hiện vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo – tổ chức, dẫn dắt, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của SV, bỏ thói quen “cầm tay chỉ việc” cho SV. 2.3.2. Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV - GV nên có 1 buổi trước khi bắt đầu học phần để trao đổi với SV về nội dung, phương pháp học tập cũng như giao lưu cảm xúc với sinh viên…để SV nhận ra rằng: GV vừa là một người thầy vừa là một người bạn của mình trong học tập. - GV cần có những lời nói, cử chỉ hoặc cách thức khuyến khích sự phát biểu và đặt vấn đề của SV cho dù sự phát biểu chưa đúng hoặc vấn đề SV hỏi quá dễ. - Trước khi bắt đầu bài học hoặc sau khi kết thúc buổi học, GV nên dành khoảng 3 phút để giao lưu với SV. Nội dung giao lưu tùy GV và SV chọn sao cho phù hợp với đặc điểm và hứng thú của đối tượng. 2.4. Đối với sinh viên - Có ý thức rèn luyện cho mình thói quen học tập tích cực để nâng cao chất lượng học tập nhằm tạo sự tự tin về tri thức của mình. - Nhận thức được vai trò quan trọng của giao tiếp để tích cực tham gia các chuyên đề về “Kỹ năng giao tiếp”, tập xử lý các tình huống bất ngờ trong giao tiếp (xem phụ lục 8). - Tích cực trong giao tiếp và tích cực tham gia các hoạt động tập thể để hình thành sự nhạy bén và tự tin trong giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh (1991), Vấn đề GT sư phạm trong cấu trúc năng lực sư phạm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 4/1992. 2. Hoàng Thị Anh (1992), Kỹ năng GT sư phạm của sinh viên, luận án phó tiến sĩ. 3. Hoàng Anh (2005), 300 tình huống GT sư phạm, NXB Giáo Dục. 4. Hoàng Anh – Vũ Kim Thanh (1995), GT sư phạm, NXB Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Nhân Ái (2001), Tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 THPT, luận văn thạc sĩ. 6. Nguyễn Thị Thanh Bình (1996), Nghiên cứu một số TNTL trong GT của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, luận án phó tiến sĩ khoa học. 7. Hoàng Chúng (1980), Toán thống kê trong tâm lý học – giáo dục, NXB Giáo Dục. 8. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, HN. 9. Từ Điển (1996), Điều tra thăm dò dư luận xã hội, NXB Thống kê, HN. 10. Vũ Ngọc Hà (2003), Một số TNTL của trẻ khi vào học lớp 1, tạp chí Tâm lý học số 4/2003. 11. Phạm Minh Hạc (1992), Tâm lý học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 12. Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lý học – Tập 1, NXB Giáo Dục 13. Trần Hiệp – Đỗ Long (1990), Sổ tay tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, HN. 14. Ngô Công Hoàn (1992), Một số vấn đề tâm lý học về GT sư phạm, Vụ giáo viên. 15. Ngô Công Hoàn (1998), GT sư phạm, NXB Giáo Dục. 16. Lê Văn Hồng (1994), Tâm lý học sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 17. Bùi Văn Huệ (2000), Tâm lý học, NXB ĐH Quốc gia HN. 18. Nguyễn Thị Thu Huyền (2002), Thực trạng khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viên trường CĐ Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh, luận văn thạc sĩ. 19. Trần Duy Hưng (1987), Tìm hiểu kỹ năng GT sư phạm của sinh viên, luận văn cao học. 20. Kôlôminxki A.L (1981), Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm - tập 2, NXB Giáo Dục HN. 21. Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề GT, NXB Giáo Dục 22. Lêonchiev A.A, Hoạt động và GT, Viện khoa học giáo dục. 23. Lêvitốp N.D (1971), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo Dục, HN. 24. Lomov, Phạm trù GT và phạm trù hoạt động trong tâm lý học, Viện khoa học giáo dục. 25. Trần Tuấn Lộ (1995), Khoa học và nghệ thuật GT, NXB Tổng hợp Đồng Tháp. 26. Cao Xuân Liễu (2006), Một số khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 người dân tộc K’ho ở Lâm Đồng, khóa luận tốt nghiệp. 27. Naka Tokoshi (2003), 33 nguyên tắc thép trong GT, NXB Hải Phòng. 28. Hà Thế Ngữ (1986), Quá trình sư phạm, Viện Khoa học giáo dục HN. 29. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý sư phạm, NXB ĐHQG TPHCM. 30. Bùi Ngọc Oánh - Nguyễn Hữu Nghĩa - Triệu Xuân Quýnh (1985), Đề cương bài giảng Tâm lý học - tập 2, NXB Đại học Sư phạm TPHCM. 31. Bùi Ngọc Oánh - Nguyễn Hữu Nghĩa - Triệu Xuân Quýnh (1992), Tâm lý học, NXB Đại học Sư phạm TPHCM 32. Bùi Ngọc Oánh - Triệu Xuân Quýnh - Nguyễn Hữu Nghĩa (1993), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TPHCM 33. Bùi Ngọc Oánh (1995), Tâm lý học trong xã hội và quản lý, NXB Thống kê. 34. Pêtrôpxki (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo Dục, HN. 35. Huyền Phan (1995), Những TNTL khi GT, tạp chí Dân trí số 22/1995. 36. Nguyễn Thạc – Hoàng Anh (1991), Luyện GT sư phạm, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội. 37. Đỗ Văn Thông (1999), Đặc điểm GT của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An Giang, luận văn thạc sĩ. 38. Trần Trọng Thủy (1983), GT – Tâm lý – Nhân cách, Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ VI. 39. Trần Trọng Thủy (1988), Đặc điểm GT của sinh viên, Tạp chí nghiên cứu giáo dục 40. Trần Trọng Thủy – Nguyễn Sinh Huy (1996), Nhập môn khoa học GT, Hà Nội 41. Nguyễn Xuân Thức (2003), Khó khăn tâm lý của trẻ em đi học lớp 1, tạp chí Tâm lý học số 10/2003. 42. Nguyễn Xuân Thức (2004), Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của học sinh đi học lớp 1, tạp chí Tâm lý học số 2/2004. 43. Đỗ Trọng Toàn (1998), Một số vấn đề GT sư phạm: GT sư phạm trong giảng dạy hóa học, khóa luận tốt nghiệp. 44. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, trường đại học tổng hợp TP.HCM 45. Nguyễn Quang Uẩn (1993), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo Dục HN 46. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), GT trong kinh doanh và cuộc sống, NXB Thống Kê 47. Phạm Ngọc Viễn (1991), Tâm lý học thể dục thể thao, NXB Hà Nội. 48. R.Johnson, M.Schalelamp, L.Garrison (1956), Communication handling ideas effectively, Megravi – Hillbook company, INC PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Các bạn sinh viên thân mến! Với mong muốn biết được những trở ngại tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với giảng viên, từ đó giúp sinh viên khắc phục những trở ngại ấy để quá trình giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên đạt hiệu quả, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn về những vấn đề sau: 1. Khi tiếp xúc với giảng viên trong giờ học, bạn gặp những trở ngại gì? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Những nguyên nhân nào khiến bạn gặp những trở ngại đó? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………… 2. Ngoài giờ học, khi tiếp xúc với giảng viên, bạn gặp những trở ngại gì? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………Những nguyên nhân nào khiến bạn gặp những trở ngại đó? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………… 3. Khi tiếp xúc với giảng viên, bạn cảm thấy: (Đánh dấu (x) vào ô bạn chọn) o Thoải mái o Khó chịu o Bình thường Vì sao bạn lại có cảm giác như vậy? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… 4. Khi gặp giảng viên, bạn có những e ngại gì? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… 5. Bạn có kiến nghị gì để khắc phục những trở ngại tâm lý khi giao tiếp với giảng viên cho sinh viên? Kiến nghị đối với nhà trường: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………… Kiến nghị đối với giảng viên: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………… Kiến nghị đối với sinh viên: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………… Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân: Giới tính: Sinh viên năm thứ: Trường: XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA BẠN! PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN QUAN SÁT Lớp: Môn: Thời gian: phút Số lần GV đặt câu hỏi Số lần SV phát biểu Số lần SV đặt câu hỏi Biểu hiện của SV khi phát biểu Thái độ, biểu hiện của GV khi SV đặt câu hỏi Thái độ, biểu hiện của GV khi SV phát biểu đúng Thái độ, biểu hiện của GV khi SV phát biểu sai Ghi chú (chủ động/bị động…) PHỤ LỤC 3 PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN Chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu về mối quan hệ giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên nhằm giúp mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn. Vì vậy xin phép được trao đổi với bạn một chút về vấn đề này. Rất mong bạn nhiệt tình hợp tác. Các câu hỏi chính: Câu 1: Trong giờ học, bạn thấy SV có thường chủ động phát biểu hay đặt câu hỏi cho giảng viên? Và bản thân bạn thì sao? Câu 2: Sau giờ học, bạn có bao giờ chủ động gặp giảng viên để trao đổi bài học? Câu 3: Khi tiếp xúc với giảng viên thì điều mà bạn ngại nhất là gì? PHỤ LỤC 4 PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN Em đang tiến hành nghiên cứu vấn đề: “Những trở ngại của SV khi giao tiếp với GV”. Cô/thầy đã đi dạy nhiều và cũng tiếp xúc nhiều với SV nên ý kiến quý báu của cô/thầy sẽ giúp em rất nhiều trong tiến trình nghiên cứu. Vì vậy, em xin phép được trao đổi với cô/thầy một số vấn đề xoay quanh việc tiếp xúc giữa GV và SV. Các câu hỏi chính: Câu 1: Thưa cô/thầy, trong giờ học, em thấy sinh viên ít phát biểu. Theo cô/thầy, do đâu mà SV ngại phát biểu ạ? Câu 2: Thưa cô/thầy, sau giờ học trên lớp, sinh viên có thường gặp cô/thầy để trao đổi về bài học hay những vấn đề khác? Câu 3: Cô/thầy thấy SV có tự nhiên khi nói chuyện với mình không ạ? Câu 4: Theo cô/thầy, khi tiếp xúc với GV thì điều mà SV ngại nhất là gì ạ? PHỤ LỤC 5 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Các bạn sinh viên thân mến! Với mong muốn phát hiện những trở ngại tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với giảng viên, từ đó giúp sinh viên khắc phục những trở ngại ấy để quá trình giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên đạt hiệu quả, chúng tôi rất mong các bạn sẽ giải quyết các tình huống bên dưới theo đúng nhận thức của bản thân. Chúng tôi rất chân thành cám ơn sự đóng góp của các bạn vào sự nghiệp giáo dục! Xin bạn vui lòng cho biết một ít thông tin về bản thân: Bạn là sinh viên trường …………………Bạn đang học năm thứ  Giới tính: Nam  Nữ  Xin mời bạn giải quyết các tình huống sau : Tình huống 1: Trong giờ học, giảng viên đặt ra một vấn đề cho cả lớp. Cả lớp không ai xung phong giải quyết vấn đề nên giảng viên đó yêu cầu bạn giải quyết. Bạn sẽ hành động như thế nào? Vì sao? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Tình huống 2: Bạn vô tình gặp giảng viên đang dạy mình trong căn tin trường, giảng viên đó mời bạn ngồi ăn chung. Bạn sẽ cư xử như thế nào? Vì sao bạn lại cư xử như vậy? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tình huống 3: Giảng viên giao cho bạn một đề tài để thuyết trình trước lớp. Gần đến ngày thuyết trình, bạn có công việc quan trọng đột xuất nên đến ngày thuyết trình, bạn chưa chuẩn bị xong bài thuyết trình. Bạn sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào? Vì sao bạn lại giải quyết như vậy? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………….... Tình huống 4: Trong giờ học, có một vấn đề bạn không hiểu, bạn quay qua bạn ngồi kế bên hỏi và hai bạn trao đổi vấn đề đó với nhau. Giảng viên hiểu lầm là hai bạn đang ngồi nói chuyện nên nhắc nhở hai bạn không được trao đổi việc riêng trong giờ học, còn có vấn đề gì chưa rõ thì đứng lên trao đổi trực tiếp với cô. Lúc đó, bạn sẽ hành động như thế nào? Vì sao? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Chân thành cảm ơn bạn! PHỤ LỤC 6 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN Các bạn sinh viên thân mến! Với mong muốn biết được những trở ngại tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với giảng viên, từ đó giúp sinh viên khắc phục những trở ngại ấy để quá trình giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên đạt hiệu quả, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các bạn về một số vấn đề bên dưới. Chúng tôi rất chân thành cám ơn sự đóng góp của các bạn vào sự nghiệp giáo dục! Câu 1: Khi giao tiếp với giảng viên trong giờ học, bạn gặp những trở ngại tâm lý nào trong số các trở ngại dưới đây. (Vui lòng đánh dấu “x” vào các trở ngại đó. Nếu không gặp trở ngại nào, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào “Không gặp trở ngại nào cả”) a. Lo lắng giảng viên đặt câu hỏi cho mình. b. Khó trao đổi ý kiến với giảng viên c. Sợ bị la d. Sợ bị trừ điểm e. Sợ bị giảng viên ghét, “trù dập”. f. Sợ giảng viên giao nhiệm vụ về nhà g. Sợ làm không hài lòng giảng viên h. Không làm chủ được trạng thái tâm lý của bản thân. i. Không có hứng thú giao tiếp j. Trở ngại khác: k. Không gặp trở ngại nào cả Biểu hiện của những trở ngại tâm lý trên là: (Vui lòng đánh dấu “x” vào trước các biểu hiện mà bạn chọn) a. Không dám phát biểu ý kiến về bài học. b. Phát biểu lí nhí khi có yêu cầu. c. Không hoàn thành các nhiệm vụ mà giảng viên giao d. Thường xuyên nghỉ học e. Nói chuyện trong lớp. f. Nói xấu giảng viên g. Thô lỗ với giảng viên. h. Lảng tránh giảng viên. i. Mua chuộc giảng viên. j. Biểu hiện khác: Nguyên nhân dẫn đến những trở ngại trên là: (Vui lòng đánh dấu “x” vào trước các nguyên nhân mà bạn chọn ) a. Do giảng viên quá khắt khe b. Do môn học quá khó c. Do thiếu tự tin vì hiểu biết về môn học còn hạn chế d. Do khoảng cách tình cảm giữa giảng viên và sinh viên quá xa. e. Do lười phát biểu f. Do sợ phát biểu trước đông người. g. Do thiếu kinh nghiệm giao tiếp h. Do giảng viên giảng bài nhưng thiếu tiếp xúc với lớp. i. Do giảng viên không tôn trọng ý kiến của sinh viên, thường cho ý kiến của mình là đúng và áp đặt ý kiến đó lên sinh viên. j. Do giảng viên tự cao k. Do thiếu hiểu biết về giảng viên. l. Do phát biểu sai các bạn trong lớp sẽ cười. m. Do phát biểu sai bị giảng viên la n. Do không ai phát biểu hay có ý kiến gì mà mình phát biểu hoặc thắc mắc hoài sẽ trở thành hiện tượng lạ hoặc bị chế giễu (mọt sách…) o. Do chênh lệch về địa vị xã hội. p. Do chênh lệch về tuổi. q. Do ngôn ngữ vùng miền khác nhau. r. Do khả năng diễn đạt ý kiến kém s. Do mặc cảm về bản thân t. Do không có sự thông hiểu giữa giảng viên và sinh viên u. Do tính cách nhút nhát. v. Nguyên nhân khác: Câu 2: Ngoài giờ học, khi giao tiếp với giảng viên, bạn gặp những trở ngại tâm lý nào trong số các trở ngại dưới đây. (Vui lòng đánh dấu “x” vào các trở ngại đó. Nếu không gặp trở ngại nào, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào “Không gặp trở ngại nào cả”) a. Ngại ngùng khi giao tiếp với giảng viên. b. Khó trao đổi ý kiến với giảng viên c. Không làm chủ được trạng thái tâm lý của bản thân. d. Lo lắng khi nói chuyện với giảng viên, sợ làm không hài lòng giảng viên e. Không dám trao đổi bài học với giảng viên. f. Sợ giảng viên hỏi về bài học g. Sợ làm phiền giảng viên h. Không biết cách tổ chức một cuộc tiếp xúc phù hợp i. Không xác định được nội dung giao tiếp j. Không xác định được thời điểm giao tiếp. k. Không có hứng thú giao tiếp l. Trở ngại khác: m. Không gặp trở ngại nào cả Biểu hiện của những trở ngại trên là: (Vui lòng đánh dấu “x” vào trước các biểu hiện mà bạn chọn) a. Lúng túng khi giao tiếp với giảng viên. b. Nói xấu giảng viên c. Lảng tránh giảng viên. d. Mua chuộc giảng viên. e. Thụ động khi giao tiếp với giảng viên. f. Biểu hiện khác: Nguyên nhân dẫn đến những trở ngại trên là: (Vui lòng đánh dấu “x” vào trước các nguyên nhân mà bạn chọn) a. Do giảng viên xem thường sinh viên. b. Do tính cách nhút nhát c. Do sợ mắc sai lầm khi nói chuyện với giảng viên. d. Do sợ bạn bè nghĩ mình nịnh giảng viên e. Do sợ giảng viên nghĩ mình nịnh giảng viên. f. Do sợ làm phiền giảng viên g. Do thiếu hiểu biết về giảng viên. h. Do thiếu kinh nghiệm giao tiếp i. Do chênh lệch về địa vị xã hội. j. Do chênh lệch về tuổi. k. Do ngôn ngữ vùng miền khác nhau l. Do khả năng diễn đạt ý kiến kém m. Do mặc cảm về bản thân n. Do không có sự thông hiểu giữa giảng viên và sinh viên o. Do khoảng cách tình cảm giữa giảng viên và sinh viên quá xa. p. Nguyên nhân khác Câu 3: Mức độ ảnh hưởng của những trở ngại tâm lý trên đến kết quả học tập của bạn là: (Vui lòng đánh dấu “x” vào trước ý kiến bạn chọn). a. Rất nhiều b. Nhiều c. Trung bình d. Ít e. Rất ít f. Không ảnh hưởng Xin bạn vui lòng cho biết một ít thông tin về bản thân: Bạn là sinh viên trường …………… Bạn đang học năm thứ  Giới tính: Nam  Nữ  Chân thành cảm ơn bạn! PHỤ LỤC 8 CHƯƠNG TRÌNH TÁC ĐỘNG PHẦN 1 : LÝ THUYẾT 1. Giao tiếp 1.1. Định nghĩa 1.2. Vai trò của giao tiếp 1.3. Kỹ năng giao tiếp 1.4. Các nguyên tắc giao tiếp 1.5. Các giai đoạn của quá trình giao tiếp 2. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp 2.1. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp 2.2. Biểu hiện của trở ngại tâm lý trong giao tiếp 2.3. Ảnh hưởng của trở ngại tâm lý đến quá trình giao tiếp 2.4. Các trở ngại tâm lý thường gặp của SV khi giao tiếp với GV 2.5. Ảnh hưởng của các trở ngại tâm lý của SV khi giao tiếp với GV đến kết quả học tập a. Ảnh hưởng của các trở ngại tâm lý của SV khi giao tiếp với GV đến kết quả học tập b. Cách khắc phục PHẦN 2 : THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP Tình huống 1 Trong chương trình giao lưu văn nghệ của trường tổ chức, một bạn sinh viên quay sang bạn ngồi cạnh và nói : - Hát gì nghe thấy ghê ! Bạn có biết cô ấy học khóa nào không ? - Biết chứ. Cô ấy là bạn gái của tôi mà. Nếu bạn là bạn sinh viên đó bạn sẽ làm gì ? Tình huống 2 Hôm nay là ngày 20/11, bạn mua một bó hoa để tặng cho một giảng viên nữ mà bạn quý. Đúng lúc bạn tặng bó hoa đó thì cô giáo chủ nhiệm của bạn xuất hiện. Bạn sẽ cư xử như thế nào để vẹn cả đôi đường ? Tình huống 3 Trong thư viện trường, Hùng bắt gặp một bạn nam ngồi bên cạnh đang xem tác phẩm ‘Truyện Kiều’, Hùng liền cười nói : - Ối trời ! Tớ tưởng chỉ có mấy cô nàng mới đọc những tác phẩm này chứ ? Chắc cậu học khoa văn hả ? - Ờ không. - Không học khoa văn mà cũng rảnh rỗi đọc ‘Truyện Kiều’ nhỉ ! Chắc cậu đang muốn ‘cưa’ em nào bên khoa văn chứ gì ? - Ờ không. Tôi chỉ muốn tìm một vài câu thơ để minh họa thêm cho bài giảng của mình thôi. - Hóa ra cậu chuẩn bị đi thực tập tốt nghiệp à ! - Không. Tôi tốt nghiệp cao học được 2 năm rồi và vừa xin về đây công tác. - Hóa…hóa ra cậu…thầy là giảng viên à ? Nếu bạn là Hùng thì bạn sẽ làm gì để cứu vãn tình thế ? Tình huống 4 Tâm trạng của bạn hôm nay không tốt, bạn đang có chuyện rất buồn bực nhưng thầy giáo dạy Anh văn của bạn yêu cầu lớp bạn thực hành tiếng Anh bằng cách mỗi bạn hãy kể lại một câu chuyện cười bằng tiếng Anh. Thầy cho lớp 15 phút để chuẩn bị. Sau 15 phút, thầy gọi đúng tên bạn lên trình bày trước lớp. Bạn sẽ làm gì ? Tình huống 5 Hùng là sinh viên năm nhất. Sáng nay, Hùng đi uống cà phê nhưng Hùng lại xin thầy dạy tin học được nghỉ học vì lý do đau bụng. Xui cho Hùng, hôm nay trường cúp điện đột xuất nên thầy cũng đi uống cà phê và gặp Hùng. Nếu bạn là Hùng thì bạn sẽ xử trí ra sao ? PHỤ LỤC 9 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Kính thưa quý thầy cô! Sau khi tìm hiểu về “những trở ngại tâm lý (TNTL) trong giao tiếp của sinh viên (SV) với giảng viên (GV)”, người nghiên cứu ghi nhận được rất nhiều nguyên nhân gây ra TNTL cho SV khi giao tiếp với GV, trong đó, có những nguyên nhân chủ yếu như “Không ai phát biểu mà mình phát biểu sẽ trở thành hiện tượng lạ”, “Khả năng diễn đạt ý kiến kém”, “Thiếu tự tin vì hiểu biết môn học còn hạn chế”, “Tính cách nhút nhát”, “Khoảng cách tình cảm giữa GV và SV quá xa”, “Sợ làm phiền GV”, “Chênh lệch về địa vị xã hội”, “Mặc cảm về bản thân”, “Sợ phát biểu trước đông người”. Vì vậy, người nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những TNTL trong giao tiếp với GV cho SV. Với mong muốn kiểm tra tính phù hợp của các giải pháp nên người nghiên cứu rất mong quý vị vui lòng cho ý kiến về các giải pháp sau. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý vị! Quý vị vui lòng đánh dấu “x” vào cột “đồng ý” hay “không đồng ý” sau mỗi ý kiến mà người nghiên cứu đề xuất. Các giải pháp Đồng ý Không đồng ý 1. Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. a Khi SV mới nhập, nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị PPHT cho SV b Tổ chức nêu gương những SV có phương pháp học tập tích cực đạt được kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi phương pháp học tập với toàn thể SV 2. Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp a Nhà trường cần đưa chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp” vào nội dung giảng dạy b Tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp như phỏng vấn xin việc, từ chối lời đề nghị hoặc đề nghị được hỗ trợ, xử lý các tình huống bất ngờ … 3. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội a Hỗ trợ SV thực hiện các diễn đàn để trao đổi về phương pháp học tập và các kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo chính mình… b Tăng cường công tác thực tế cho SV 4. Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV a Mỗi GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV. b GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV, c GV thực hiện vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo – tổ chức, dẫn dắt, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của SV, bỏ thói quen “cầm tay chỉ việc” cho SV. 5. Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV a Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa SV và GV b Mỗi GV nên có 1 buổi trước khi bắt đầu học phần để trao đổi với SV về nội dung, phương pháp học tập cũng như giao lưu cảm xúc với sinh viên…để SV nhận ra rằng: GV vừa là một người thầy vừa là một người bạn của mình trong học tập. c GV cần có những lời nói, cử chỉ hoặc cách thức khuyến khích sự phát biểu và đặt vấn đề của SV cho dù sự phát biểu chưa đúng hoặc vấn đề SV hỏi quá dễ. d Trước khi bắt đầu bài học hoặc sau khi kết thúc buổi học, GV nên dành khoảng 3 phút để giao lưu với SV. Nội dung giao lưu tùy GV và SV chọn sao cho phù hợp với đặc điểm và hứng thú của đối tượng. (Vd: GV qui ước với SV bắt đầu mỗi buổi học, một bạn sẽ nói cho cả lớp nghe về 1 câu ngạn ngữ, châm ngôn, tục ngữ…mà mình thích và khi kết thúc buổi học sẽ có một bạn kể về 1 chuyện vui của mình hoặc 1 câu chuyện hài ngắn…) CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN! PHỤ LỤC 10 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Các bạn sinh viên thân mến! Sau khi tìm hiểu về “những trở ngại tâm lý (TNTL) trong giao tiếp của sinh viên (SV) với giảng viên (GV)”, người nghiên cứu ghi nhận được rất nhiều nguyên nhân gây ra TNTL cho SV khi giao tiếp với GV, trong đó, có những nguyên nhân chủ yếu như “Không ai phát biểu mà mình phát biểu sẽ trở thành hiện tượng lạ”, “Khả năng diễn đạt ý kiến kém”, “Thiếu tự tin vì hiểu biết môn học còn hạn chế”, “Tính cách nhút nhát”, “Khoảng cách tình cảm giữa GV và SV quá xa”, “Sợ làm phiền GV”, “Chênh lệch về địa vị xã hội”, “Mặc cảm về bản thân”, “Sợ phát biểu trước đông người”. Vì vậy, người nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những TNTL trong giao tiếp với GV cho SV. Với mong muốn kiểm tra tính phù hợp của các giải pháp nên người nghiên cứu rất mong các bạn vui lòng cho ý kiến về các giải pháp sau. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn! Các bạn vui lòng đánh dấu “x” vào cột “đồng ý” hay “không đồng ý” sau mỗi ý kiến mà người nghiên cứu đề xuất. Các giải pháp Đồng ý Không đồng ý 6. Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. a Khi SV mới nhập, nhà trường cần có 1 buổi tập trung SV để trang bị PPHT cho SV b Tổ chức nêu gương những SV có phương pháp học tập tích cực đạt được kết quả cao trong học tập và nhờ SV đó trao đổi phương pháp học tập với toàn thể SV 7. Trang bị cho SV kỹ năng giao tiếp a Nhà trường cần đưa chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp” vào nội dung giảng dạy b Tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp như phỏng vấn xin việc, từ chối lời đề nghị hoặc đề nghị được hỗ trợ, xử lý các tình huống bất ngờ … 8. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho SV và tạo cơ hội cho SV tiếp xúc với đời sống xã hội a Hỗ trợ SV thực hiện các diễn đàn để trao đổi về phương pháp học tập và các kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo chính mình… b Tăng cường công tác thực tế cho SV 9. Tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho SV a Mỗi GV đứng lớp cần cố gắng phát huy khía cạnh tích cực của các phương pháp dạy học để đưa SV tham gia vào hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của SV. b GV cần đưa ra yêu cầu cao cho SV c GV thực hiện vai trò của người thầy theo quan điểm: GV đóng vai trò chủ đạo – tổ chức, dẫn dắt, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của SV, bỏ thói quen “cầm tay chỉ việc” cho SV. 10. Tạo ra môi trường thân thiện giữa GV và SV a Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa SV và GV b Mỗi GV khi phụ trách một học phần bất kì nên có 1 buổi trước khi bắt đầu vào nội dung học để trao đổi với SV về nội dung, phương pháp học tập cũng như giao lưu cảm xúc với sinh viên…để SV nhận ra rằng: GV vừa là một người thầy vừa là một người bạn của mình trong học tập. c GV cần có những lời nói, cử chỉ hoặc cách thức khuyến khích sự phát biểu và đặt vấn đề của SV cho dù sự phát biểu chưa đúng hoặc vấn đề SV hỏi quá dễ. d Trước khi bắt đầu bài học hoặc sau khi kết thúc buổi học, GV nên dành khoảng 3 phút để giao lưu với SV. Nội dung giao lưu tùy GV và SV chọn sao cho phù hợp với đặc điểm và hứng thú của đối tượng. (Vd: GV qui ước với SV bắt đầu mỗi buổi học, một bạn sẽ nói cho cả lớp nghe về 1 câu ngạn ngữ, châm ngôn, tục ngữ…mà mình thích và khi kết thúc buổi học sẽ có một bạn kể về 1 chuyện vui của mình hoặc 1 câu chuyện hài ngắn…) CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN! PHỤ LỤC 7  Kết quả quan sát giờ học của SV Bảng: Kết quả quan sát giờ học của SV Trường Nội dung ĐHSP ĐHKT ĐHSP TDTT Trung bình số lần GV đặt câu hỏi 7.2 8.5 6.3 Trung bình số lần SV phát biểu tích cực 4.2 3.8 1.2 Trung bình số lần SV phát biểu tiêu cực 8.8 9.1 3.5 Trung bình số lần SV đặt câu hỏi 2 3.2 0.3  Kết quả thực nghiệm một số tình huống đơn giản trong quá trình điều tra Trường ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT N 58 63 65 Bảng: Kết quả thực nghiệm đơn giản để phát hiện TNTL của SV khi giao tiếp với GV Trường Tình huống ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT N % N % N % TH1 Có trở ngại 42 72.41 38 60.32 56 86.15 Không trở ngại 16 27.59 25 39.68 9 13.85 TH2 Có trở ngại 51 87.93 27 42.86 61 93.85 Không trở ngại 7 12.07 36 57.14 4 6.15 TH3 Có trở ngại 9 15.52 12 19.05 15 23.08 Không trở ngại 49 84.48 51 80.95 50 76.92 TH4 Có trở ngại 45 77.59 58 92.06 63 96.92 Không trở ngại 13 22.41 5 7.94 2 3.08

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH023.pdf
Tài liệu liên quan