Luận văn Trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn, không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước cũng phải bước vào những vấn đề pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Thế nhưng, một dịch vụ pháp lý quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế là trọng tài thương mại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập nói trên. Hiện nay, vấn đề trọng tài thương mại nhất là trong lĩnh vực tư pháp quốc tế đang thiếu trầm trọng cả lượng và chất. Vấn đề cần đặt ra hiện nay là hoàn thiện hệ thống pháp lý của Việt Nam về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước 1 . Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế thương mại bằng trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến. Với chủ trương phát triển kinh tế và hội nhập, yêu cầu đổi mới toàn diện và sâu sắc các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, trong đó có hình thức trọng tài, là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, nhìn chung, cho đến nay, các văn bản pháp luật hiện hành chưa thật sự tạo nên một khung pháp lý đầy đủ, thông thoáng và phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật trọng tài thương mại quốc tế. Đồng thời, các văn bản bản này còn chứa nhiều bất cập so với thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11, và một số văn bản khác có liên quan như: Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Có thể nói, Pháp lệnh về trọng tài thương mại đã được ban hành hơn bốn năm, đã trở nên lỗi thời không còn phù hợp với tình hình mới của đất nước. Một mặt, các quy định về trong tài thương mại trong tư pháp quốc tế chưa được quy định thành một luật riêng, các quy định còn tản mạn ở các văn bản pháp luật khác nhau nên không thống nhất; mặt khác, các quy định giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế về trọng tài thương mại còn nhiều vấn đề chưa tương thích, đã gây khó khăn cho hoạt động của trọng tài khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Nhìn chung, pháp luật về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế hiện nay còn nhiều bất cập và trở thành rào cản đối với hoạt động của trọng tài. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích những vướng mắc về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế là một vấn đề cấp bách nhằm góp phần tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Đó chính là lí do người viết chọn nội dung này làm trọng tâm nghiên cứu của đề tài khóa luận: “Trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm hiểu một cách tổng quát các quy định hiện hành của Việt Nam về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế, đồng thời phân tích những điểm còn vướng mắc trong các quy định đó. Qua đề tài này, người viết hy vọng góp phần nhỏ trong việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này từ việc phân tích các vấn đề tồn tại trong các quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản bao gồm những nội dung cụ thể sau: Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế. Chương 2: Một số vấn đề về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế. Kết luận. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp phân tích luật viết, so sánh, tổng hợp khi xem xét những mặt còn hạn chế của pháp luật Việt Nam so với các quy định của quốc tế về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế. 5. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về kiến thức pháp luật, nguồn tài liệu thực tiễn về các lĩnh vực liên quan cũng như trong khuôn khổ của đề tài khóa luận nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản mang tính chất gợi mở cũng như những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế. Do đó, sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đượ sự phê bình góp ý của quý thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài, để tôi rút kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về vấn đề này.

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này; • Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, Pháp lệnh quy định các bên có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của tòa án (Điều 55). Đồng thời, Pháp lệnh cũng quy định cụ thể trình tự thủ tục xét kháng cáo, kháng nghị tại Điều 56. Việc quy định một cách cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các bên bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong vòng 10 đến 15 năm qua, rất nhiều nước đã sửa đổi luật trọng tài của mình nhằm hài hoà hoá, và hạn chế các căn cứ có thể viện dẫn để khước từ phán quyết trọng tài. Về điểm này, nhiều nước đã chọn cách đưa Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế vào luật quốc gia của mình. Các căn cứ để đề nghị hủy phán quyết trọng tài, như quy định trong Điều 34 của Luật mẫu, đa số giống như các căn cứ được nêu trong Điều V của Công ước New York. Khi một bên không thỏa mãn với phán quyết trọng tài có thể quyết định khước từ phán quyết bằng cách đưa đơn đề nghị hủy phán quyết. Đơn đề nghị hủy phán quyết phải được đưa ra tại nước nơi phán quyết được ban hành và căn cứ vào sự vi phạm pháp luật của nước đó. Tóm lại, một phán quyết trọng tài có thể bị hủy nếu bên muốn hủy có thể cung cấp bằng chứng được liệt kê tại Điều V của Công ước New York. Việc công nhận và thi hành phán quyết có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu bằng chứng rằng: • Các bên của thỏa thuận, theo luật áp dụng, không có tư cách, hoặc thỏa thuận nói trên không có giá trị theo luật dẫn chiếu hoặc, nếu không có chỉ dẫn nào về điều này, theo luật của quốc gia nơi ra phán quyết; hoặc • Nếu bên phải thi hành không được thông báo thích đáng về việc chỉ định trọng tài viên hay công việc xét xử trọng tài hoặc do một nguyên nhân gì khác không thể trình bày sự việc; hoặc • Phán quyết được ra cho một tranh chấp không được dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu xét xử trọng tài hay nằm ngoài các điều khoản đó, hoặc phán quyết gồm các quyết định về các vấn đề ngoài phạm vi của yêu cầu xét xử trọng tài, tuy nhiên, nếu các quyết định về các vấn đề được yêu cầu xét xử trọng tài có thể tách rời khỏi các quyết định về vấn đề không được yêu cầu, thì phần của phán quyết gồm, các quyết định về các vấn đề được yêu cầu có thể được công nhận và thi hành; hoặc • Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc, nếu không có thỏa thuận đó, không phù hợp với luật của Quốc gia nơi tiến hành việc xét xử trọng tài; hoặc • Phán quyết chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên, hoặc bị gác lại hay đình hoãn bởi cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia hoặc theo luật Quốc gia nơi ra phán quyết (được ra). Việc công nhận và thi hành phán quyết còn có thể bị từ chối nếu như cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia, nơi việc công nhận và thi hành đó được yêu cầu, cho rằng: • Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo luật pháp của Quốc gia đó; hoặc • Việc công nhận và thi hành phán quyết sẽ trái với trật tự pháp luật của Quốc gia đó. Nếu phán quyết trọng tài bị hủy ở nước nơi phán quyết được ban hành, phán quyết sẽ vô hiệu và không thể thi hành tại nước đó. Theo Công ước New York năm 1958, phán quyết đó cũng sẽ không thể thi hành tại bất kỳ nước nào đã phê chuẩn Công ước New York. Công ước về trọng tài thương mại châu Âu năm 1961, ký tại Giơnevơ, còn hạn chế hơn Công ước New York đối với các căn cứ để huỷ phán quyết. Một phán quyết trọng tài đã bị huỷ tại nước nơi xét xử trọng tài vì một lý do ngoài bốn lý do nêu trong Điều IX, đoạn 1 của Công ước châu Âu, vẫn có thể được công nhận và thi hành tại các Quốc gia tham gia Công ước châu Âu. Trong mọi trường hợp, thực tiễn đã chứng minh rằng rất ít đơn đề nghị huỷ phán quyết được nộp, và rất ít những đơn đề nghị đó được thực hiện. Theo thống kê trong cuộc họp của Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế tại Paris tháng 5 năm 1998, khi diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm ra đời của Công ước New York, khoảng 98% phán quyết trọng tài nước ngoài được thi hành. Vì vậy, chỉ có khoảng 2% số vụ một bên không nhận được sự bồi thường mà phán quyết trọng tài đã quyết định. Có nhận thấy, căn cứ hủy phán quyết của trọng tài trong pháp luật Việt Nam so với luật quốc tế còn nhiều điểm chưa tương đồng. Vì vậy, trong thời gian tới, theo người viết, trong quá trình soạn thảo Luật trọng tài thương mại, các nhà lập pháp nên có sự tham khảo đưa các quy định trong Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế vào pháp luật Việt Nam về trọng tài. Sự thống nhất về luật tố tụng trọng tài cũng như sự phát triển pháp luật quốc gia về trọng tài thương mại quốc tế theo một đường lối thống nhất sẽ tạo điều kiện cho các phán quyết của trọng tài thương mại được thi hành không chỉ trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà còn được công nhận và thi hành tại các quốc gia khác, nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ giải quyết được mối bận tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi chọn trọng tài thương mại là phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng với phía đối tác. 2.5. Thi hành phán quyết trọng tài Theo quy định tại Điều 57, sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của tòa án không hủy quyết định trọng tài có hiệu lực. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Nếu một bên không tự nguyên tuân thủ các điều khoản của phán quyết trọng tài, bên thắng kiện có thể phải yêu cầu thực hiện phán quyết trọng tài để nhận sự bồi thường mà bên thắng kiện đã được hưởng. Trong khi đa số phán quyết được thi hành tự nguyện, vẫn có một số ít các vụ trong đó bên thắng kiện phải thực hiện hành động thi hành. Hành động đó bao gồm yêu cầu quyền thi hành từ một tòa án quốc gia, do đó, phán quyết có thể được thi hành theo cách của quyết định của tòa án của nước đó. Ở những nước đã phê chuẩn Công ước New York, tòa án phải thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài, những phán quyết được ban hành ở một nước khác, theo những tiêu chuẩn tối thiểu, cơ bản quy định trong Điều IV và V của Công ước. Theo Điều IV công ước quy định, một bên muốn thi hành phán quyết trọng tài phải cung cấp: • Bản gốc phán quyết hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ; và • Bản gốc thỏa thuận trọng tài, hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ. Cả hai văn bản trên đều phải bằng ngôn ngữ của nước nơi có tòa án thi hành phán quyết. Bản sao phán quyết trọng tài có chứng thực thường do tổ chức trọng tài thường trực nộp, hoặc nếu không có tổ chức nào liên quan thì do ủy ban trọng tài nộp trực tiếp. Điều quan trọng là theo Công ước New York, các tòa án quốc gia không được phép xem xét nội dung của một phán quyết. Ngay khi các văn bản cần thiết đã được cung cấp, tòa án phải công nhận và thi hành phán quyết, trừ khi nêu ra một hoặc nhiều các căn cứ để từ chối theo Điều V của công ước. Ở Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 343 của Bộ luật tố tụng dân sự. Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Theo đó, Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài theo các nguyên tắc sau: • Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này (khoản 2, Điều 343); • Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó (khoản 3, Điều 343). Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng sau đây có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài: Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu 15. Để đảm bảo hiệu lực của quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, khoản 2 - Điều 346 quy định: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự”16. Đối tượng có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại Điều 344 phải gửi đơn yêu cầu đến Bộ tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính sau: • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn 15 Khoản 1, Điều 344, Bộ luật tố tụng dân sự 2004. 16 Khoản 2, Điều 346, Bộ luật tố tụng dân sự 2004. yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; • Yêu cầu của người được thi hành. Trong trường hợp, nếu đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp (Điều 364, Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Ngoài đơn yêu cầu, người có yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải gửi theo các giấy tờ, tài liệu kèm theo gồm: • Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp quyết định của trọng tài nước ngoài; bản sao hợp pháp thỏa thuận trọng tài của các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài mà pháp luật của nước hữu quan quy định có thể giải quyết được theo thể thức đó. • Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về trọng tài đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng về trọng tài được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Nếu giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp (Điều 365, Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, tòa án có thẩm quyền ra quyết định không công nhận trong các trường hợp sau (khoản 1 - Điều 370)17: • Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên; • Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó; • Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà 17 Khoản 1 - Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự 2004. không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình; • Quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài. Trong trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trọng tài nước ngoài thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; • Thành phần của trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó; • Quyết định của trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; • Quyết định của trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. Quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy: • Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài; • Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đã có quyết định thi hành tại Việt Nam thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và gửi quyết định đó cho toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp bảo đảm cần thiết cho việc tiếp tục thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, nếu có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được thi hành18. Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định 18 Khoản 1 - Điều 374, Bộ luật tố tụng dân sự 2004. của trọng tài nước ngoài, Tòa án Việt Nam đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ra quyết định hủy bỏ quyết định đó và gửi quyết định này cho cơ quan thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ngay sau khi nhận được quyết định của tòa án (khoản 2 - Điều 374)19. Tóm lại, có thể nhận thấy những quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài của Bộ luật tố tụng dân sự là đầy đủ và rất cụ thể. Điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hiệu lực thi hành của các quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự đã thể hiện sự cố gắng hợp tác của nhà lập pháp Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh, điều đó không chỉ giúp củng cố lòng tin của các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình đầu tư mà còn giúp Việt Nam vươn xa hơn trong quá trình hội nhập. 19 Khoản 2 - Điều 374, Bộ luật tố tụng dân sự 2004. CHƯƠNG III: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đa số các hợp đồng là hợp đồng mua bán, hợp đồng phân phối, và hợp đồng liên doanh, nên một doanh nhân có thể cảm thấy bất tiện nếu giải quyết tranh chấp ở tòa án hoặc cơ quan hành chính quốc gia. Hơn nữa, tranh chấp có thể bị xét xử ở các tòa án tại nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của bên kia, trước những người có cùng quốc tịch với bên kia, bằng ngôn ngữ của bên kia và theo các quy tắc thủ tục của quốc gia của bên đối lập. Vì vậy, đạt được tính trung lập và tính linh hoạt là hai lý do cơ bản tại sao trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn nhưs trung gian, lại được phát triển với sự ủng hộ và hợp tác của các tòa án quốc gia. Ngoài ra, những nhân tố khác như giới hạn về thời gian, kiến thức chuyên ngành cần thiết, tính bí mật và - đặc biệt liên quan đến trọng tài - khả năng thực hiện trên phạm vi quốc tế, cũng là các lý do tốt để sử dụng trọng tài. Vì vậy, trọng tài trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng hiện nay trong hoạt động thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề trọng tài thương mại là Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, được ban hành năm 2003. Qua hơn bốn năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ một số bất cập cần sớm được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với pháp luật trọng tài quốc tế. 3.1. Thỏa thuận trọng tài Về hình thức, theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh Trọng tài thương mại: “Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản”. Theo người viết, quy định này rất dễ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế áp dụng. Bởi cụm từ “hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên” là những văn bản gì hiện chưa được Pháp lệnh làm rõ. Hơn nữa, nếu so sánh hình thức thỏa thuận trọng tài (Điều 9) của Pháp lệnh với khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại Quốc tế 1985 thì: mặc dù hai điều khoản trên đều quy định hình thức thỏa thuận trọng tài là bằng văn bản, nhưng nội hàm khái niệm văn bản của Việt Nam hẹp hơn so với quy định trong Luật mẫu. Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu quy định: “Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thỏa thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thỏa thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này”20. Như đã nêu ở trên, theo pháp luật Việt Nam, hình thức văn bản bao gồm: thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài. Trong khi Luật mẫu, ngoài những hình thức văn bản kể trên, văn bản được mở rộng hơn ra như hình thức trao đổi đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận thẩm quyền của trọng tài. Quan niệm hình thức văn bản như trong Luật mẫu có nội hàm rộng, ghi nhận ý chí của các bên tranh chấp trong thỏa thuận chọn trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình. Và như vậy, khi tranh chấp xảy ra, quyền và lợi ích của các bên sẽ được bảo vệ. Vì vậy, khi tiến hành sửa đổi về hình thức thỏa thuận trọng tài, để phù hợp với các quy định của pháp luật trọng tài thế giới, nên xây dựng Luật trọng tài thương mại theo hướng tiếp nhận quy định trong Luật mẫu UNCITRAL. Về mặt nội dung, định nghĩa về thỏa thuận trọng tài nên tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh quy định: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” cho phép hiểu rằng những tranh chấp đã phát sinh từ quan hệ thương mại có hợp đồng hay không có hợp đồng đếu có thể được giải quyết bằng trọng tài, nếu các bên có thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam, sự hiểu biết pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh còn hạn chế, việc giải thích và áp dụng luật còn mhiều bất cập thì một định nghĩa rõ ràng, cụ thể như trong Luật mẫu của UNCITRAL là phù hợp. Khoản 1 Điều 7 của Luật Mẫu: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể 20 Khoản 2 - Điều 7, Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL) năm 1976. dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”21. Vì vậy, trong điều kiện đặc thù của đất nước cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập, Việt Nam nên chăng tiếp nhận quy định của Luật mẫu vào Luật trọng tài thương mại sắp được ban hành trong thời gian tới? Bên cạnh những vấn đề về hình thức, nội dung của thỏa thuận trọng tài, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ những thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mới thuộc thẩm quyền của trọng tài. Điều này đã làm các trung tâm trọng tài mất đi một lượng khách đáng kể trong các lĩnh vực ngoài hoạt động thương mại. Hơn nữa, như đã phân tích ở chương 2, khái niệm hoạt động thương mại trong pháp luật Việt Nam được hiểu theo hai cách khác nhau, vì vậy, đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật. Vấn đề đặt ra là phải tiến hành sửa đổi các quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại và Luật thương mại sao cho tương thích với nhau để giữa hai đạo luật có sự hài hòa không để tình trạng khi luật đi vào cuộc sống không biết vận dụng luật nào. Có thể, khi đó ý chí của người thực thi quyết định chứ không phải là luật quyết định. 3.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Như đã phân tích ở phần trên, theo pháp luật Việt Nam hiện nay về trọng tài thương mại, các bên chỉ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi hội đồng trọng tài đã được thành lập, vì khi đó mới có thể xác định được tòa án nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật trọng tài quốc tế, trước khi ủy ban trọng tài được thành lập, các bên có thể nhận mệnh lệnh tạm thời thông qua tòa án. Khi ủy ban trọng tài được thành lập, ở hầu hết các hệ thống pháp luật, các bên có thể vẫn nhận lệnh của tòa án do có cách cư xử không đúng. Bên cạnh đó, theo luật của nhiều nước, ủy ban trọng tài cũng được trao quyền để làm việc này. Có thể thấy rằng, việc pháp luật Việt Nam chưa có quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đương sự có yêu cầu trong khoảng thời gian từ lúc thụ lý vụ án cho đến lúc thành lập hội đồng trọng tài là một hạn chế rất lớn gây khó khăn cho các giai đoạn về sau của tố tụng trọng tài như thu thập chứng cứ, bảo đảm các phán quyết của trọng tài được thi hành, vì bên bị kiện thường dựa vào “kẽ hở” này để tranh thủ tẩu tán tài sản, chứng cứ vi phạm. Do quy định của pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận cho Tòa án cấp tỉnh nơi 21 Khoản 1 - Điều 7, Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL) năm 1976. Hội đồng trọng tài đã thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên trong thực tiễn áp dụng đã vấp phải nhiều khó khăn. Vấn đề phức tạp trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là hiện nay các trung tâm trọng tài còn ít, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó các đương sự có thể ở nhiều địa phương khác nhau nhưng lại chọn các trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp. Do đó, việc yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm là rất khó khăn cho đương sự, dẫn đến chậm trễ trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vì vậy, theo người viết các Trung tâm trọng tài nên đặt thêm văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố khác để tạo điều kiện cho các đương sự dễ dàng khởi kiện và đưa đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong những bộ luật trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài thương mại quốc tế mới nhất có quy định thẩm quyền của trọng tài viên được áp dụng một số biện pháp tạm thời. Tuy nhiên, những biện pháp này, nếu chúng được áp dụng, có tác dụng rất hạn chế, bởi ủy ban trọng tài không có thẩm quyền buộc một bên phải tuân thủ. Vì vậy, bên kia có quyền nhờ tòa án quốc gia có thẩm quyền để ra lệnh thi hành những biện pháp này. Trong khi đó, các quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài hiện nay quy định chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã thụ lý vụ tranh chấp mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Có thể thấy những quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay còn chưa phù hợp với các quy định của luật trọng tài thương mại quốc tế. Điều này có thể gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình hội nhập của kinh tế Việt Nam. Vì vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại nên chăng có thêm các quy định thêm về tăng thẩm quyền cho trọng tài viên trong vấn đề này. Có thể thấy, những quy định đó sẽ hữu ích trong một số tranh chấp nhất định, khi cần phải có những biện pháp nhằm lưu giữ đối tượng của vụ tranh chấp, ví dụ như trong các hợp đồng bán hàng, hợp đồng xây dựng. Để đảm bảo các quy định này phát huy tác dụng, trong trường hợp trọng tài viên ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng bên buộc phải thi hành không tự nguyện chấp hành, thì bên kia có quyền nhờ tòa án quốc gia có thẩm quyền để ra lệnh thi hành những biện pháp này. 3.3. Các quy định về hủy quyết định trọng tài Xung quanh các quy định Toà án hủy các quyết định của Trọng tài (Điều 56) hiện nay còn một số điểm vướng mắc, có thể khái quát thành các vấn đề lớn như sau: Trước hết, vấn đề không kém phần bức xúc hiện nay là về căn cứ hủy quyết định trọng tài theo pháp luật Việt Nam có phạm vi quá rộng so với thông lệ quốc tế. Đây là nguy cơ tiềm ẩn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp. Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài, nếu bên yêu cầu chứng minh được Hội đồng trọng tài đã ra quyết định thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 54, Pháp lệnh trọng tài thương mại thì Toà án sẽ ra quyết định hủy quyết định trọng tài. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, trên thực tế các nước đã dần hạn chế các căn cứ có thể viện dẫn để khước từ phán quyết trọng tài. Nhiều nước đã chọn cách đưa Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế vào luật quốc gia của mình nhằm hạn chế các căn cứ có thể viện dẫn để khước từ phán quyết trọng tài. Theo quy định hiện hành về căn cứ hủy quyết định trọng tài, theo người viết, có thể nêu ra một số điểm còn hạn chế như sau: sự không thống nhất về cơ sở lý luận về việc xem xét tính hợp pháp của quyết định trọng tài; trường hợp quyết định trọng tài bị hủy do Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh hoặc do trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì hệ quả tiếp theo sẽ là gì?; trách nhiệm của Trung tâm cũng như của trọng tài viên trong trường hợp tòa án hủy quyết định trọng tài do trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên;... Thứ nhất, về việc xem xét tính hợp pháp của quyết định trọng tài. Hiện nay, trong các quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại có hai quy định, suy cho cùng đều có liên quan đến việc xem xét tính hợp pháp của quyết định trọng tài đó là quy định tại Điều 30 về việc xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Trọng tài và quy định tại chương IV về hủy quyết định trọng tài. Việc tồn tại đồng thời hai quy định về một vấn đề cho thấy không có sự thống nhất về cơ sở lý luận. Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Điều 30 thì quyết định của toà án là chung thẩm. Trường hợp thứ hai, quyết định của toà án lại có thể bị kháng cáo kháng nghị. Cơ sở lý luận nào để giải thích về sự khác biệt trong hai trường hợp trên? Có thể thấy trong cùng một văn bản nhưng quy định lại có sự mâu thuẫn nhau như hiện nay đã tạo nên khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời cũng làm giảm đi tính hiệu quả của các văn bản pháp luật. Quy định này có thể cho phép một khả năng, nếu cơ quan tiến hành tố tụng cố ý vận dụng chương IV thay cho Điều 30, lúc đó quá trình giải quyết tranh chấp sẽ kéo dài do phải đối mặt với thủ tục kháng cáo, kháng nghị kéo dài. Điều này hoàn toàn trái với mong muốn giải quyết nhanh chóng tranh chấp của các doanh nghiệp khi lựa chọn trọng tài. Vì vậy, theo người viết, trong quá trình soạn thảo Luật trọng tài thương mại, nên xem xét việc đưa ra một quy định thống nhất về vấn đề này. Việc đưa ra một quy định thống nhất sẽ giúp cho quá trình áp dụng pháp luật được khách quan, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của các bên có liên quan trong vụ tranh chấp. Thứ hai là vấn đề quyết định trọng tài bị hủy do Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh (khoản 3, Điều 54) hoặc do trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên (khoản 5, Điều 54). Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp Hội đồng xét xử hủy quyết định trọng tài, nếu không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa án (khoản 6, Điều 53). Tuy nhiên, trong trường hợp quyết định trọng tài bị hủy theo khoản 3 và khoản 5, Điều 54 thì hệ quả tiếp theo sẽ là gì? Nếu áp dụng khoản 6, Điều 53 các bên có quyền đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án, theo người viết, là không hợp lý. Vì suy cho cùng, bản chất của hai căn cứ để hủy quyết định trọng tài tại khoản 3 và khoản 5 hoàn toàn không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài của các bên. Chúng ta chỉ có thể suy diễn là trong trường hợp đó thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực và hoạt động giải quyết của trọng tài lại được tiến hành lại từ đầu? Nhưng vấn đề đặt ra lúc này là chi phí trọng tài sẽ giải quyết thế nào? Thủ tục trọng tài lần thứ hai này có gì khác biệt hay không? Ví dụ: trọng tài viên đã ra quyết định trọng tài bị huỷ bỏ có thể được chọn hay chỉ định lại để tham gia giải quyết tranh chấp hay không? Tất cả những vấn đề trên cần được quan tâm giải quyết thỏa đáng trong quá trình xây dựng đạo luật mới về trọng tài thương mại - Luật trọng tài thương mại. Cuối cùng, trong trường hợp tòa án hủy quyết định trọng tài do trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên, thì trách nhiệm của Trung tâm, của trọng tài viên đối với các bên thì sao? Trong trường hợp này, vấn đề bồi thường có được đặt ra hay không? Nếu có thì sẽ dựa trên cơ sở pháp lý nào để giải quyết? Hơn nữa, vấn đề đặt ra không chỉ ở việc bồi thường thiệt hại, mà còn về trách nhiệm cá nhân của các trọng tài viên. Theo người viết nên chăng có những chế tài cụ thể đối với các trọng tài viên, ví dụ như trong trường hợp quyết định của trọng tài viên đó bị tòa án ra quyết định hủy liên tục thì sẽ không được bổ nhiệm nữa, tương tự như trong tòa án. Như vậy, một mặt có thể nâng cao trách nhiệm của các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp; mặt khác đòi hỏi các trọng tài viên luôn tích cực, chủ động trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn góp phần ngày càng nâng cao chất lượng xét xử. Tiếp theo, chúng ta cần làm rõ khái niệm “quyết định của tòa án không hủy quyết định của trọng tài” (khoản 2, Điều 57) bao gồm các trường hợp nào? Đối với quyết định của toà án sơ thẩm thì câu trả lời có thể là rõ ràng vì gồm có các quyết định đình chỉ và quyết định không huỷ quyết định trọng tài (bác đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài). Nhưng với quyết định của toà án cấp phúc thẩm thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. Khoản 2, Điều 56 xác định toà án cấp phúc thẩm có thể ra các loại quyết định sau : • Quyết định giữ nguyên quyết định của toà án sơ thẩm (bác kháng cáo, kháng nghị); • Quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của toà án sơ thẩm; • Quyết định đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị. Vậy trong các loại quyết định trên thì quyết định nào là “quyết định của tòa án không hủy quyết định trọng tài”? Đối với trường hợp đầu có thể trả lời “có” hoặc “không”, nó phụ thuộc vào quyết định của tòa án cấp sơ thẩm là quyết định gì. Nếu quyết định của tòa án cấp sơ thẩm là quyết định không hủy quyết định trọng tài thì câu trả lời là “có”. Nếu quyết định của tòa án cấp sơ thẩm là hủy quyết định của trọng tài thì câu trả lời là “không”. Trường hợp thứ hai, thì trước hết cần xác định khái niệm “sửa toàn bộ quyết định của tòa án sơ thẩm” có đồng nghĩa với khái niệm “hủy quyết định của tòa án sơ thẩm” hay không? Nếu cho rằng là đồng nghĩa thì câu trả lời cũng có thể là “có” hoặc “không” và cũng phụ thuộc vào quyết định của toà án sơ thẩm là quyết định gì. Việc phân tích trên cho thấy có nhiều quy định của pháp luật còn chưa có tính khái quát, cần có sự giải thích chính thức để tránh sự suy diễn tuỳ tiện trong quá trình áp dụng. 3.4. Vấn đề thi hành phán quyết trọng tài Trên thực tế việc thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, thông thường nó phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong vụ tranh chấp. Có thể khái quát thành hai trường hợp sau: Trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam là nguyên đơn, trong khi bên đối tác nước ngoài vi phạm hợp đồng, tức là phải đền bù cho bên Việt Nam thì doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài một cách tích cực. Ở vị trí nguyên đơn, doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầy đủ các bước tố tụng trọng tài ngay cả khi trọng tài đó tiến hành ở nước ngoài vì việc theo đuổi tố tụng trọng tài phù hợp với lợi ích của họ, có lợi cho họ. Phán quyết trọng tài được tuyên bởi các trọng tài của VIAC hay của trọng tài nước ngoài, của ICC nhìn chung đều được thực hiện thuận lợi hoặc bằng sự tự nguyện thi hành phán quyết của bị đơn nước ngoài hoặc bằng cưỡng chế của tòa án nước ngoài khi tòa án này công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài buộc bị đơn nước ngoài phải trả tiền đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam thắng kiện. Rất nhiều phán quyết trọng tài của VIAC đã được tòa án các nước nơi có trụ sở của bị đơn công nhận và thi hành. Điều đó cho thấy sự hợp tác hữu hiệu giữa các quốc gia thành viên của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (sau đây gọi tắt là Công ước New York năm 1958). Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam là bị đơn, cách ứng xử của họ được chia thành hai trường hợp. Nếu trọng tài tiến hành ở Việt Nam thì doanh nghiệp bị đơn Việt Nam còn tham gia tố tụng trọng tài chủ yếu vì chi phí theo kiện không cao như khi trọng tài được tiến hành ở nước ngoài. Còn ngược lại, nếu trọng tài tiến hành ở nước ngoài thì doanh nghiệp bị đơn Việt Nam hầu như không có động thái tích cực đáng kể nào: họ không chỉ định trọng tài viên, không đóng tạm ứng phí trọng tài, đôi khi chỉ gửi một vài văn thư trả lời trọng tài còn nhìn chung không tham gia tố tụng, không gửi luận cứ bảo chữa cho mình, không đi dự phiên xét xử trọng tài, và khi phán quyết trọng tài được tuyên vắng mặt họ thì họ cũng không tự nguyện thi hành phán quyết. Việc bị đơn không tham gia tố tụng trọng tài, không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài cũng là điều dễ hiểu, điều này đôi khi cũng thường xảy ra đối với bị đơn nước ngoài. Nhưng vấn đề đáng nói là tòa án nước ngoài nơi có trụ sở của bị đơn nước ngoài bao giờ cũng tôn trọng Công ước New York năm 1958 và họ xem xét một cách thuận lợi việc công nhận phán quyết trọng tài của VIAC và buộc bị đơn nước ngoài phải thi hành phán quyết. Điều đó cho thấy sự hỗ trợ của tòa án nước ngoài trong việc đảm bảo thực hiện phán quyết trọng tài, đem lại công lý cho nguyên đơn Việt Nam thắng kiện. Trong khi đó, các cấp Tòa án Việt Nam trong một vài trường hợp vẫn còn dựa vào những lý do không xác đáng để từ chối việc công nhận các phán quyết của trọng tài nước ngoài, mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Công ước New York. Với cách ứng xử như trên, đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh tôn trọng cam kết của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tính nghiêm minh của pháp luật nhất là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mai thế giới WTO. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập phải chuẩn bị cho mình một kiến thức vững vàng cũng như sự bản lĩnh để có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với các đối tác trên cơ sở tôn trọng các cam kết quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Khi đã ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp Việt Nam cần tôn trọng cam kết qua việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ tham gia tố tụng trọng tài khi mình là nguyên đơn mà nên tham gia ngay cả khi mình là bị đơn. Khi có phán quyết trọng tài buộc phải trả tiền đền bù thiệt hại cho nguyên đơn nước ngoài thắng kiện thì nên tự nguyện thi hành phán quyết, không nên nêu ra những lý do này hay lý do khác để từ chối thi hành phán quyết cho dù lý do đó nhất thời được các cấp Tòa án Việt Nam chấp thuận để từ chối công nhận các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tạo ra cho mình một thương hiệu, một hình ảnh tích cực trên trường thế giới, thu hút sự hợp tác, đầu tư ngày càng nhiều của các đối tác vào Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề bức xúc nhất hiện nay vẫn là vướng mắc trong việc thi hành phán quyết trọng tài. Mặc dù theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại và Bộ luật Tố tụng dân sự, quyết định trọng tài có giá trị thi hành như một bản án nhưng Pháp lệnh Thi hành án lại không quy định điều này. Thế nên cơ quan thi hành án hoàn toàn có thể dựa vào Pháp lệnh Thi hành án để không thi hành các quyết định trọng tài. Và như vậy, khách hàng lại tin tưởng vào tòa án nhiều hơn. Điều này hoàn toàn không phù hợp với thiết chế trọng tài trên thế giới. Chính điều này đã khiến cho các doanh nghiệp do dự khi lựa chọn trọng tài giải quyết khi có tranh chấp phát sinh vì e sợ phán quyết của trọng tài có thể sẽ không được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài hay không? Còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi ký kết hợp với đối tác Việt Nam, nếu có thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp, sẽ rất khó để có thể thỏa thuận lựa chọn tổ chức trọng tài và luật Việt Nam để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Thông thường, phía đối tác nước ngoài sẽ chọn những tổ chức trọng tài quốc tế và pháp luật quốc tế, hoặc tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp, để hạn chế những rủi ro do sự không tương thích giữa các quy định trong pháp luật Việt Nam mang lại. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như sự rủi ro do không được bảo hộ trên chính quốc gia của mình, phải tốn kém nhiều chi phí, thời gian để theo đuổi vụ tranh chấp, và khó khăn lớn nhất chính là chưa có sự am hiểu đầy đủ pháp luật quốc tế, yêu cầu của trọng tài nước ngoài trong quá trình xét xử. Chính vì vậy, trên thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải trả “học phí” không nhỏ khi xảy ra tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề cần có sự quan tâm thỏa đáng không phải là những thiệt hại về vật chất, mà là những thiệt hại không thể đo đếm được, đó là làm ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường cũng như thương hiệu, uy tín và khả năng cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp. Ví dụ: Cách đây không lâu, Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam đã bị trọng tài Geneva (Thụy Sỹ) buộc phải thanh toán gần nửa triệu USD cho Công ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc) trong một vụ tranh chấp kéo dài 3 năm, kèm theo đó, Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam phải thanh toán gần 40.000 USD tiền phí trọng tài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến con số thiệt hại nói trên là do sơ suất khi lựa chọn trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, do không hiểu biết pháp luật cũng như những gì mà trọng tài Geneva yêu cầu cung cấp trong quá trình xét xử, Viseri đã không có cơ hội để trình bày cũng như cung cấp chứng cứ22. Bên cạnh những bất cập nêu trên, hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bên liên quan đến tranh chấp cảm thấy không thỏa đáng thì sẽ được kiện lên tòa án. Quy định này đã phủ quyết lại quyết định của trọng tài. Trong khi đó, một trong những đặc trưng của tố tụng trọng tài là phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm. Nếu trong thời hạn luật định các bên tranh chấp có kháng cáo, kháng nghị đến tòa án, thì trong quá trình giải quyết, tòa án không xem xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ xem xét việc tuân thủ các điều kiện và thủ tục tố tụng để ra quyết định. Tóm lại: Sự không thống nhất giữa các quy định pháp luật về trọng tài thương mại đã và đang gây ra khó khăn cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Hơn nữa, nó còn là rào cản đối với sự phát triển của trọng tài thương mại. Các quy định của pháp luật hiện nay vô hình chung đã khiến cho các doanh nghiệp mất lòng tin vào phương thức giải quyết tranh chấp này. Điều này hoàn toàn trái với xu hướng của thế giới. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại và các văn bản có liên quan là vấn đề vô cùng cấp thiết. 22 Xảy ra tranh chấp: Trọng tài hay tòa án? – Tạp chí thời báo kinh tế Sài gòn. KẾT LUẬN Trong điều kiện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, hoạt động thương mại sôi động thì tranh chấp thương mại giữa các nhà đầu tư và thương gia ngày càng nhiều hơn. Đây là điều bình thường trong đời sống thương mại, điều quan trọng là nhà nước phải tạo ra hành lang pháp lý giải quyết các tranh chấp này. Trên thế giới, giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài là phương thức được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất ít doanh nghiệp biết đến trọng tài kinh tế. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng khoảng 20 hiệp định khi thực hiện quan hệ thương mại như: Hiệp định thuế quan, Hiệp định chống trợ cấp, Hiệp định Bảo vệ môi trường... Nhìn chung, các quan hệ về buôn bán, giao thương trong thời WTO rất phức tạp. Song các doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nên khi xảy ra tranh chấp thương mại thường chịu phần thiệt. Hơn nữa, do các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn giữa pháp luật quốc gia với pháp luật trọng tài thương mại quốc tế vẫn là vấn đề quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập nói chung, và các doanh nghiệp nói riêng. Mặc dù đã tạo ra được một hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế, nhưng do điều kiện về lịch sử cũng như tình hình đất nước nên Pháp lệnh trọng tài thương mại đã trở nên chiếc áo quá chật so với thực tiễn của của đất nước. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là xây dựng một Luật mới hoàn chỉnh nhằm khắc phục những hạn chế trên góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào thị trường thương mại quốc tế. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết đã phân tích và chỉ ra một số hạn chế khiến tính khả thi của những quy định này chưa cao khi áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, người viết cũng nêu lên một số ý kiến, mà theo quan diểm cá nhân cho là phù hợp, có thể khắc phục những hạn chế đó. Người viết hy vọng những đề xuất của mình có thể là ý kiến tham khảo giúp cho các nhà nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý về vấn đề này. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức pháp luật và nhiều yếu tố khách quan khác nên đề tài chỉ tập chung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế. Đồng thời chỉ đưa ra một số ý kiến có tính chất tham khảo và gợi mở. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giúp cho đề tài hoàn chỉnh hơn. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ..............................................................................4 1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế .......................4 1.1.1. Khái niệm....................................................................................................4 1.1.1.1. Trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế ........................................4 1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài.............................................................................4 1.1.2. Đặc điểm.....................................................................................................5 1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận..................................................................5 1.1.2.2. Thủ tục giải quyết đơn giản .................................................................5 1.1.2.3. Trọng tài không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị .......................6 1.1.2.4. Xét xử không công khai.......................................................................7 1.1.2.5. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm ...................................7 1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài hương mại trong tư pháp quốc tế .................8 1.2.1. Lược khảo về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế các nước trên thế giới ........................................................................................................8 1.2.1.1. Luật trọng tài Mỹ .................................................................................8 1.2.1.2. Luật trọng tài Pháp.............................................................................10 1.2.2. Sự cần thiết của trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế....................11 1.2.2.1. Đảm bảo quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam .....................................................................................11 1.2.2.2. Đa dạng hóa các cơ quan giải quyết tranh chấp – Góp phần giải quyết hiệu quả các tranh chấp về kinh doanh thương mại ................15 1.2.2.3. Cung cấp cho các nhà kinh doanh một mô hình giải quyết tranh chấp mới, có khả năng đáp ứng những yêu cầu có tính nghề nghiệp của họ .................................................................................................17 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................19 2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài .............................................20 2.2. Thỏa thuận trọng tài.........................................................................................21 2.3. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời...................................26 2.4. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài......................................................................28 2.5. Thi hành phán quyết trọng tài ..........................................................................32 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ ..................................................................................................38 3.1. Thỏa thuận trọng tài.........................................................................................38 3.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời...................................40 3.3. Các quy định về hủy quyết định trọng tài........................................................41 3.4. Vấn đề thi hành phán quyết trọng tài...............................................................44 KẾT LUẬN............................................................................................................48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTR7884NG Tamp192I TH431416NG M7840I TRONG T431 PHamp193P QU7888C T7870.PDF
Tài liệu liên quan